Read more
Osho - Đạo: Đường vô lộ (Tập 1)
Chương 7. Chọn cái mới
Tử Cống trở nên kiệt sức vì học
tập và nói với Khổng Tử 'Tôi muốn tìm ra thanh thản.' ''Không có thanh thản cho
người sống.' 'Thế ra tôi sẽ không bao giờ tìm thấy nó?' 'Ông sẽ có. Mong đợi tới
chỗ cao nhất và ụ đất vòm của nấm mồ của ông và biết nơi ông sẽ có chỗ nghỉ.'
'Chết là vĩ đại! Quân tử thấy chỗ thanh thản trong nó, tiểu nhân cam chịu nó!'
'Tử Cống, ông đã hiểu. Mọi người đều hiểu vui của việc sống, nhưng không hiểu
khổ của nó, hiểu mệt mỏi của việc trở nên già, nhưng không hiểu thoải mái của
nó, hiểu cái xấu của chết nhưng không hiểu giấc ngủ của nó.'
Triết lí là kẻ thù của chân lí.
Và khi tôi nói triết lí tôi ngụ ý mọi triết lí, kể cả của tôi, bởi vì triết lí
tạo ra màn ảnh các từ và bạn không thể thấy được thực tại như nó vậy. Nó bóp
méo thực tại, nó diễn giải thực tại, nó cho việc vồ lấy thực tại, nó che giấu
thực tại, nó che phủ thực tại. Chân lí là trần trụi, chân lí là tất cả, chân lí
là ở bên trong và bên ngoài; và rào chắn duy nhất là lời, lí thuyết, thượng đế
học mà bạn đã học. Họ không cho phép bạn nhìn cái đang đó, họ tới trên đường, họ
có định kiến. Mọi triết lí đều là định kiến, và mọi khái niệm không phải là bắc
cầu - không khái niệm nào bắc cầu - chúng là rào chắn.
Ngày này hay ngày khác, người
truy tìm đích thực đi tới khoảnh khắc lớn lao đó của việc nhận ra khi người đó
cảm thấy mòn mỏi, mệt mỏi - mệt mỏi của mọi điều vô nghĩa mà cứ nhân danh suy
nghĩ. Lời 'thượng đế' không phải là Thượng đế. Bạn có thể cứ chơi với lời được
bao lâu? Lời 'thức ăn' không phải là thức ăn. Bạn có thể cứ mang lời 'thức ăn'
và còn đói được bao lâu? Ngày này hay ngày khác bạn sẽ trở nên nhận biết rằng
điều bạn đang mang chỉ là lời - nó không thể nuôi dưỡng bạn, nó không thể cho bạn
cuộc sống, và nó không thể cho bạn an bình, và nó không thể cho bạn bất kì cái
gì. Tất nhiên nó hứa tất cả, đó là cách triết lí trở nên quan trọng thế - bởi
vì những hứa hẹn của nó. Nhưng tất cả những hứa hẹn đó đều trống rỗng; chúng
chưa bao giờ được hoàn thành. Triết lí chưa bao giờ giúp cho bất kì ai để nhận
ra chân lí. Khoảnh khắc lớn lao này của nhận ra đã tới trong Tử Cống. Ông ấy là
đại đệ tử của Khổng Tử.
Tử Cống trở nên kiệt sức vì học
tập…
Nhìn là một điều, học tập là đối
lập theo đường kính. Nếu tôi nói với bạn 'Đi và xem hoa hồng trong vườn', và bạn
thay vì đi ra vườn bạn đi vào thư viện và bạn khảo cứu về hoa hồng - đó là học
tập. Về và về, nó đi vòng quanh và vòng quanh; nó chưa bao giờ chạm vào điểm thực.
Tử Cống trở nên kiệt sức vì học
tập…
Lời là đủ rồi. Lí thuyết, học
thuyết là đủ rồi. Và điều này tôi gọi là khoảnh khắc lớn trong cuộc sống của
người truy hỏi. Mọi người đều phải đi qua lời bởi vì chúng ta đã được đào tạo về
lời. Mọi người đều phải đi qua lí thuyết; chúng ta đã được cho các lí thuyết từ
chính thời thơ ấu của chúng ta. Chúng ta đã được nuôi lớn theo các định kiến, học
thuyết, nhà thờ, trường học. Ai đó là người Ki tô giáo và ai đó là người Mô ha
mét giáo và ai đó là người Hindu, và chúng ta đã được nuôi lớn, được ước định.
Cho nên khoảnh khắc bạn bắt đầu hỏi 'Chân lí là gì?' tâm trí bạn bắt đầu cung cấp
lời; nó biết câu trả lời. Những câu trả lời đó tất cả đều giả, những câu trả lời
đó tất cả đều vay mượn, nhưng nó cho bạn câu trả lời hay. Chúng thoả mãn cho bạn
một chốc, và nếu việc truy hỏi của bạn là không lớn, chúng có thể thoả mãn cho
bạn mãi mãi. Chỉ người truy hỏi lớn lao mới thấy ra vấn đề rằng lời là vô
nghĩa.
Ngôn ngữ không phải là cánh cửa
tới thực tại, mà im lặng mới là. Việc nói bên trong phải dừng lại, chỉ thế thì
bạn sẽ có sáng tỏ. Chỉ thế thì thực tại mới hiển lộ bản thân nó cho bạn. Bạn cứ
huyên thuyên bên trong, và tâm trí bạn cứ vận hành, một cách thường xuyên, một
cách ám ảnh, như người dở hơi. Và tâm trí là kẻ dở hơi: nó cứ tạo ra những lời
mới, tổ hợp mới, lí thuyết mới; nó cứ bàn tán. Nó là kẻ bịa đặt lớn lao khi có
liên quan tới lí thuyết và nó không cho phép bạn thậm chí một khoảng hở, một lỗ
hổng, để nhìn vào cái gì có đó. Việc nói bên trong phải dừng lại... thế thì đột
nhiên không có rào chắn; chưa bao giờ có cả.
Thiền sư nói: Từ chính lúc bắt
đầu chân lí là không bị che giấu, chân lí là ở trước bạn. Bạn đang tìm cái gì?
Bạn đang chạy đi đâu? Nhưng mắt bạn nhắm qua các định kiến.
Tử Cống trở nên kiệt sức vì học
tập…
Ông ấy đã học nhiều và bây giờ
ông ấy nhận ra rằngviệc học đã không nuôi dưỡng ông ấy. Nó đã không làm mạnh
cho ông ấy, nó đã không chuyển giao cái gì, nó đã không làm cho ông ấy cảm thấy
thực hơn là ông ấy đã vậy trước đây. Ông ấy chưa ở bất kì đâu, ông ấy trống rỗng.
Không có tích hợp. Ông ấy không biết thực ra ông ấy là ai. Ông ấy trở nên mòn mỏi.
Ông ấy phải đã là người truy hỏi lớn lao - ngay cả Khổng Tử cũng không thể lừa
được ông ấy.
Khổng Tử là kẻ sĩ lớn: ông ấy
có thể cung cấp câu trả lời cho mọi câu hỏi có thể, và ông ấy có thể phát minh
ra những câu trả lời hay. Tất cả những câu trả lời này đều được bịa ra, làm tại
gia, nhưng chúng có thể lừa được kẻ ngu. Chúng có thể làm cho nhiều người cảm
thấy rằng họ biết. Chúng có thể trở thành an ủi. Và tri thức của ông ấy, sự
đáng kính của ông ấy, tính cách hoàn hảo của ông ấy.... Ông ấy là con người của
đức hạnh, nhớ lấy, một người rất đạo đức... con người của tính cách, của thói
kiểu cách, xã giao... một quân tử. 'Quân tử' là mục đích của triết lí của Khổng
Tử: con người phải trở thành quân tử. Ông ấy là hoàn hảo, bạn không thể tìm được
lỗ hổng nào trong tính cách của ông ấy; mọi đức hạnh đã trở thành thực trong
ông ấy. Con người đạo đức với tri thức lớn lao, được hỗ trợ bởi truyền thống, tục
lệ, kinh sách - được vua chúa và hoàng hậu kính trọng, được kính trọng trong cả
nước - nhưng cho dù thế ông ấy cũng không thể lừa được Tử Cống.
Tử Cống trở nên kiệt sức vì học
tập…
Khi bạn trở nên kiệt sức vì học
tập, khoảnh khắc lớn lao đã tới khi học trò trở thành đệ tử. Khi bạn kiệt sức
vì học tập, thế thì bạn lấy chỗ rẽ ngoặt một trăm tám mươi độ. Thế thì bạn
không còn quan tâm tới lí thuyết, bạn muốn cái thực; bạn muốn thức ăn để ăn sao
cho bạn có thể được nuôi dưỡng. Và bạn không muốn công thức làm món ăn nữa, bạn
không muốn sách dạy nấu ăn thêm nữa; bạn muốn thức ăn thực. ...và nói với Khổng
Tử 'Tôi muốn tìm ra thanh thản.' Lời tạo ra bất ổn. Học thuyết, giáo điều, làm
cho bạn căng thẳng hơn bởi vì chúng đưa bạn đi lạc lối; chúng dẫn bạn xa khỏi
thực tại. Bạn càng xa khỏi thực tại, bạn sẽ càng bất ổn hơn. Để cho điều đó là
tiêu chí. Bất kì khi nào bạn cảm thấy bất ổn, điều đó nghĩa là bạn đã đi xa khỏi
thực tại. Bất kì khi nào bạn ở gần thực tại, có yên ổn vô cùng, bình thản, yên
tĩnh, duyên dáng, im lặng, an bình. Bạn ở nhà bởi vì thực tại là nhà của bạn. Bất
ổn đơn giản nghĩa là bạn đi xa và toàn thể bản thể bạn bị bật rễ khỏi nhà bạn,
do đó có bất ổn.
Tử Cống nói 'Tôi muốn tìm ra
thanh thản. Đủ lí thuyết rồi, và đủ học tập rồi. Tôi đã học mọi điều có thể được
học. Tôi đã trở thành học trò lớn, đệ tử lớn của thầy, nhưng điều đó không thoả
mãn. Xin giúp tôi tìm ra thanh thản.' Bạn có quan sát điều đó không? Bạn càng
biết nhiều, về lời, kinh sách, Ki tô giáo, Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo,
Gita, Koran, Kinh Thánh, Vedas, bạn sẽ càng cảm thấy tâm trí bạn ngày càng điên
hơn; bạn bị kéo đi theo mọi hướng. Lí thuyết này nói cái gì đó, lí thuyết khác
nói cái gì đó khác; chúng mâu thuẫn lẫn nhau, chúng bao giờ cũng chẹn họng
nhau. Luận cứ lớn lao và không kết luận.
Suốt nhiều thế kỉ triết lí đã
không đi tới một kết luận. Trong năm nghìn năm các triết gia đã từng thảo luận,
nhưng chưa bao giờ có bất kì kết luận nào - bất kì kết luận nào mà họ có thể đồng
ý tất cả được. Chưa bao giờ có bất kì đồng ý nào. Điều đó đã không xảy ra và nó
sẽ không xảy ra. Hai triết gia không thể đồng ý được bởi đồng ý là có thể chỉ
khi bạn biết thực tại, thế thì có đồng ý. Nếu bạn biết thực tại và tôi biết thực
tại, có đồng ý, bởi vì thế thì không có vấn đề gì. Bạn biết cùng thực tại, tôi
biết cùng thực tại - làm sao có thể có biện luận được? Nhưng biện luận là có thể
nếu tôi có lí thuyết của tôi và bạn có lí thuyết của bạn, thế thì không có khả
năng nào cho đồng ý. Đồng ý xảy ra chỉ qua kinh nghiệm. Kinh nghiệm là mang
tính kết luận. Luận cứ là không có tính kết luận. Luận cứ này dẫn tới điều khác
và cứ như thế mãi. Khi hai người tranh cãi, cả hai không thể cùng đúng. Cả hai
có thể sai, nhưng cả hai không thể đúng.
Chuyện xảy ra:
Một hôm Mulla Nasruddin và vợ
anh ta cãi nhau - luận cứ của chồng và vợ - và câu chuyện đi tới kết luận tự
nhiên là dần dần Mulla bắt đầu cảm thấy 'Sao mình đã bắt đầu nhỉ?' Anh ta cảm
thấy đói và vợ thậm chí không nghĩ tới việc nấu ăn. Thế là anh ta đi tới vợ và
nói 'Thôi được, anh nhận anh sai.' Vợ nói 'Điều đó chưa được. Anh sẽ phải nhận
rằng em đúng. Chỉ có chuyện anh sai chẳng tạo ra mấy khác biệt, anh sẽ phải nhận
rằng em đúng. Anh nói lời khẳng định đi! Bởi vì anh có thể sai và dầu vậy bên
trong bản thân anh có thể vẫn nghĩ rằng em cũng sai, cho nên điều đó chẳng ích
gì mấy.'
Cả hai người có thể sai. Nhớ lấy,
chân lí là một; phi chân lí có thể nhiều như bạn muốn. Tôn giáo là một - không
thể hai được vì chân lí là một; nhưng triết lí có thể nhiều như bạn muốn. Mọi
người có thể có triết lí riêng của họ: nó là mơ của họ về thực tại. Bạn có thể
chế tạo ra một lí thuyết theo cách riêng của bạn, bạn không thể chế tạo ra thực
tại. Điều đó tạo ra bất ổn. Và khi bạn không có kết luận, bạn treo trong tình
trạng lấp lửng. Và việc treo ở giữa đó, không ở đây không ở kia, là điều triết
lí tạo ra trong con người. Người đó bắt đầu cảm thấy rằng người đó biết, và người
đó cứ cảm thấy sâu bên dưới rằng người đó không biết. Bây giờ đây là trạng thái
rất căng thẳng. Bạn biết rằng bạn không biết và vậy mà bạn cảm thấy rằng bạn biết.
Bạn cảm thấy rằng bạn biết và vậy mà bạn biết rằng bạn không biết. Bây giờ bạn
lâm vào chia chẻ, bạn trở thành tinh thần phân liệt. Và trong trạng thái của
tâm trí không kết luận này người ta bao giờ cũng cảm thấy không đầy đủ, và
không đầy đủ gây đau. Người ta muốn biết chân lí đầy đủ, chân lí toàn thể.
Chuyện xảy ra trong một khách sạn
là người bán hàng tới. Người quản lí nói 'Khó cho tôi tìm phòng cho ông mặc dầu
vẫn còn phòng trống, nhưng tôi không thể cho ông được.' Người bán hàng nói
'Nhưng lí do là gì? Sao ông không thể cho tôi cái phòng trống đó?'
Người quản lí khách sạn nói 'Một
chính khách lớn đang ở ngay dưới phòng đó. Phòng trống là ở tầng một, nhưng dưới
nền phòng đó là phòng một nhà lãnh đạo chính trị lớn đang ở. Và ông ấy phát
điên với những điều nhỏ bé. Nếu ông bước đi trong phòng của ông hay nếu ông làm
tiếng ồn nào đó, thế thì ông ta sẽ tạo ra nhiều ầm ĩ và tôi không muốn có rắc rối
nào. Xin ông sang khách sạn khác. 'Nhưng' người bán hàng nói 'Tôi đã nhìn quanh
khắp rồi. Mọi khách sạn đều đã được đặt chỗ hết. Cho nên xin ông, ông làm ơn
cho tôi đi, và tôi hứa với ông là tôi thậm chí sẽ không di chuyển trong phòng.
Cả ngày tôi sẽ đi làm việc trong thị trấn và đêm tôi đơn giản về và đi ngủ.Trước
khi trời sáng tôi sẽ đi rồi, đi sang thị trấn khác, nhưng xin cho tôi cái phòng
đó đi.' Thế là phòng đó được cho.
Đến giữa đêm, người bán hàng trở
về, mệt mỏi, ngồi trên giường, tháo một chiếc giầu ra và ném phịch nó lên sàn.
Thế rồi ông ta sực nhớ rằng nhà lãnh đạo chính trị lớn có thể bị quất rầy, cho
nên anh ta tháo chiếc giầy thứ hai rất im lặng và không tạo ra âm thanh nào ông
ta để nó lên sàn và đi ngủ. Sau một giờ, chính khách lớn tới và gõ cửa phòng
ông ta. Anh ta mở cửa và thấy ông chính khách điên, đỏ bừng mặt giận dữ, và anh
ta không thể nào hiểu nổi 'Tôi có thể đã làm gì vậy? - vì tôi đã ngủ một giờ rồi!'
Và anh ta nói 'Thưa ngài, tôi có làm điều gì sai không? Có thể trong mơ của
tôi...? Hay có thể tôi đã làm tiếng động nào đó hay nói cái gì đó chăng? Nhưng
tôi rất xin lỗi, tôi không ngụ ý điều đó.'
Chính khách nói 'Cái đó không
phải là sự việc. Điều gì xảy ra với chiếc giầy kia? Trong cả một giờ ông đã làm
tôi thức. Tôi nghe thấy tiếng động - chiếc giầy thứ nhất rơi trên sàn và tôi
nói "Vậy là người này đã về!" Và thế rồi tôi đã chờ đợi chiếc thứ
hai! Và thế rồi, dần dần, tôi trở nên gần như điên. Tôi không thể ngủ được.
Chuyện gì đã xảy ra cho chiếc giầy thứ hai?'
Điều xảy ra cho tâm trí mà vẫn
còn trong trạng thái không kết luận được: cái gì đó cứ treo đấy, như lưỡi kiếm.
Bạn có thể hiểu khó khăn của chính khách này. Ông ta phải đã cố ngủ nhưng ông
ta phải đã quán tưởng chiếc giầy thứ hai đang treo trong không trung. 'Chuyện
gì đã xảy ra?' Tâm trí thanh thản chỉ khi có kết luận, bằng không thì không bao
giờ. Và triết lí chưa bao giờ dẫn tới bất kì kết luận nào. Chỉ thực tại là có
tính kết luận; chỉ kinh nghiệm sự tồn tại, mới có tính kết luận.
Tử Cống trở nên kiệt sức vì học
tập và nói với Khổng Tử 'Tôi muốn tìm ra thanh thản.' ''Không có thanh thản cho
người sống.' Khổng Tử nói. Bây giờ quan điểm này - rằng 'Không có thanh thản
cho người sống là dựa trên triết lí nào đó: rằng sống là tranh đấu, rằng sống
là hành động, rằng sống là xung đột, rằng sống là cuộc chiến để sống còn - làm
sao bạn có thể thanh thản được? Cùng triết lí này đã trở nên chiếm ưu thế ở
phương Tây: Darwin, triết lí về sự sống còn của kẻ mạnh nhất', và Nietzsche, 'ý
chí nắm quyền'. Khổng Tử được hiểu sâu sắc ở phương Tây; ông ấy là người phương
Tây.
Ông ấy được sinh ra ở phương
Đông, nhưng ông ấy không phải là người phương Đông chút nào. Thái độ của ông ấy
đối với cuộc sống là thái độ của hoạt động. Nó là thái độ dương, thái độ nam
tính - tranh đấu, xung đột, vật lộn, chinh phục, chứng tỏ ý chí của bạn. Bạn ở
đây để chứng minh ý chí của bạn, bạn phải chứng tỏ cho thế giới rằng bạn là ai
đó. Bạn phải để lại dấu vết trong lịch sử, bằng không cuộc đời của bạn là vô
nghĩa. Bạn phải cạnh tranh, bạn phải tranh đấu - chỉ thế thì bạn mới có thể để
lại dấu vết của bạn trong lịch sử. Nếu bạn vẫn còn im lặng và thanh thản, làm
sao bạn sẽ để lại dấu vết của bạn trong lịch sử được?
Lão Tử đã không để lại dấu vết
nào trong lịch sử: Tamburlaine đã để lại dấu vết của ông ấy trong lịch sử.
Trang Tử đã không để lại dấu vết của ông ấy trong lịch sử; Nadir Shah,
Alexander, Napoleon, Hitler, Stalin, Mao họ đã để lại dấu vết của họ trong lịch
sử. Mao là một người theo Khổng Tử, ông ấy tin vào Khổng Tử và ông ấy cố gắng
gian nan để phá huỷ mọi khả năng và tiềm năng của Đạo ở Trung Quốc. Ông ấy đã
phá huỷ nhiều tu viện Đạo, ông ấy muốn nhổ bật rễ họ hoàn toàn. Tại sao - bởi
vì họ không dạy tranh đấu nào. Nếu bạn không dạy tranh đấu nào, làm sao bạn có
thể dạy cách mạng được? Thái độ của Đạo là hợp tác, không xung đột. Thái độ của
Đạo không phải là chống lại tự nhiên mà là sống cùng với nó, cho phép tự nhiên,
để nó có cách thức của nó, hợp tác với nó, đi cùng với nó. Thái độ của Đạo là
việc thảnh thơi lớn lao.
Nhớ lấy, nó không có hay bất hoạt.
Nó không là hoạt động không bất hoạt; nó là siêu việt. Lời của Đạo là Vô Vi: nó
nghĩa là hành động qua vô hành động. Đó là mục đích của Đạo: Làm, nhưng không
là người làm. Hành động, nhưng để Đạo hành động qua bạn - đơn giản có tính hợp
tác. Thế thì, qua Đạo, bạn có thể thanh thản trong cuộc sống.
Nhưng làm sao bạn có thể thanh
thản với Khổng Tử? Ông ấy là đúng: ông ấy nói điều đó khi có liên quan tới triết
lí của ông ấy, ''Không có thanh thản cho người sống.' Bạn phải tranh đấu gian
nan, bạn phải chứng minh khí khái của bạn, bạn phải chứng minh ý chí của bạn. Sống
là ở đây để cho bạn có thể lấy cơ hội này và chứng minh bản thân bạn. Nó là cuộc
cạnh tranh, cạnh tranh cắt cổ; mọi người đều chẹn họng nhau; và nếu bạn thảnh
thơi, bạn đi đời. Tranh đấu nghiệt ngã! Theo mọi cách vẫn còn tỉnh táo và không
nghĩ tới thanh thản. Từ 'thanh thản' theo tâm trí Khổng Tử là kẻ trốn chạy.
Không đòi hỏi thiền, đó là khuynh hướng thoát li thực tế. Không đi lên
Himalayas, và không ngồi im lặng - đó là khuynh hướng thoát li thực tế.
Làm cái gì đó đi! Sống dành cho
làm và chết là dành cho không làm: đó là logic của họ. Một cách tự nhiên, một
ngày nào đó bạn sẽ chết và thế rồi bạn sẽ thanh thản, cho nên sao lo nghĩ về
nó? Phân chia của họ là rõ ràng, và với tâm trí logic điều đó hấp dẫn. Ông ấy
nói ''Không có thanh thản cho người sống.' 'Thế ra tôi sẽ không bao giờ tìm thấy
nó?' đệ tử hỏi Một cách tự nhiên, nếu không có thanh thản cho người sống thì
khi nào? 'Khi nào tôi sẽ thanh thản? Tôi sẽ không tìm thấy nó bao giờ sao? Ác mộng
này có tiếp tục mãi mãi và mãi mãi không? Và không có chấm dứt cho nó sao?' Khổng
Tử nói 'Ông sẽ có. Mong đợi tới chỗ cao nhất và ụ đất vòm của nấm mồ của ông và
biết nơi ông sẽ có chỗ nghỉ.' 'Ông sẽ có.' Lưu tâm tới những từ này. Đây là lừa
dối lớn nhất đã từng được con người bịa ra: 'Ông sẽ có... không phải bây giờ,
đâu đó trong tương lai... không ở đây, đâu đó khác.' Tất cả cái gọi là 'tôn
giáo' đã dùng phương cách lừa dối này. Họ hứa hẹn. Họ nói 'Ông sẽ có mọi thứ mà
ông muốn, nhưng không phải bây giờ... ngày mai.'
Và ngày mai chẳng bao giờ tới -
nó không thể tới được bởi chính bản chất của nó. Tương lai không bao giờ tới vì
bất kì khi nào nó tới, nó đều là hiện tại. Nó bao giờ cũng bây giờ, và bây giờ,
và bây giờ. Dù bạn ở bất kì chỗ nào, nó sẽ là bây giờ và ở đây. Và lời hứa là
'Ông sẽ có.' Lời hứa này rất tinh ranh. Đó là điều mọi tôn giáo đã làm. 'Trên
cõi trời ông sẽ thấy an bình, thanh thản, hạnh phúc. Trong moksha, trong niết
bàn... ở đâu đó xa xôi tồn tại mảnh đất của an bình và hạnh phúc. Bạn sẽ đạt tới
đó một ngày nào đó, nhưng không phải hôm nay. Và nếu bạn muốn đạt tới đó, hi
sinh hạnh phúc ngày hiện tại của bạn cho nó đi. 'Cái giá phải trả' họ nói, 'Và
cái giá là thế này: Hi sinh hiện tại của bạn cho tương lai. Hi sinh cái thực
cho cái ảo. Hi sinh sống cho sau chết.'
Và họ đã thuyết phục nhân loại
và gần như tất cả mọi người đã hi sinh các kiếp của họ. Không ai quay lại từ
cõi trời để kể lại liệu nó có xảy ra không. Không ai tới sau cái chết để nói
'Vâng, Khổng Tử là đúng.' Cho nên lừa dối vẫn còn vì nó không thể bị phủ nhận.
Nó rất láu cá - không thể nào phủ nhận nó được. Bạn không thể chứng minh nó
sai, tuy thế bạn không thể chứng minh được nó; nhưng bạn không thể bác bỏ được
nó nữa.
'Ông sẽ có.' Nghe những lời
này: 'Ông sẽ có.' Đây là toàn thể ước định của bạn. Trong thời thơ ấu bố mẹ nói
'Không phải bây giờ. Khi con lớn hơn con sẽ làm.' Khi bạn lớn hơn, họ bắt đầu
nói 'Không phải bây giờ. Khi con già, về hưu, với số dư ngân hàng tốt; mọi điều
được thực hiện và thời gian để thanh thản và để thảnh thơi đã tới - thế thì.'
Và khi bạn già, họ nói 'Sau cái chết.' Họ cứ trì hoãn. Củ cà rốt của tương lai
cứ treo lủng lẳng trước bạn và bạn càng lại gần nó, nó càng lùi xa thêm. Và,
trong khi đó, bạn cứ bỏ lỡ mọi thứ đang có thể.
Triết lí hướng tương lai là độc
hại. Triết lí hướng tương lai là giống như thuốc phiện: nó làm mê hoặc bạn và
nó không cho phép bạn sống cuộc sống của bạn ngay bây giờ, ở đây-bây giờ. Và đó
là cuộc sống duy nhất. Bây giờ nhìn vào câu trả lời của Khổng Tử. Đệ tử muốn
tìm thanh thản; ông ấy bảo ''Không có thanh thản cho người sống.' 'Sống là
tranh đấu, cho nên đừng đòi hỏi thanh thản. Thanh thản xảy ra, chắc chắn, nhưng
không phải bây giờ, chưa bao giờ bây giờ cả. Ông sẽ có. Mong đợi.... Bao giờ
cũng mong đợi, không nhìn ở đây-bây giờ. Không nhìn đúng vào khoảnh khắc này; sống
cho tương lai và hi sinh hiện tại đi.'
Điều này, tôi nói, là lừa dối lớn
nhất đã từng được bất kì người nào bịa ra. Nó đã có tác dụng tốt. Tu sĩ và
chính khách cả hai đều sống trên nó - tương lai. Người cộng sản cứ nói 'Đợi đã,
hi sinh cho tương lai. Sớm hay muộn sẽ tới một xã hội, xã hội phi giai cấp, thế
thì mọi người sẽ hạnh phúc.' Bạn bất hạnh, bạn khổ, bạn muốn thanh thản bây giờ
và họ nói 'Đừng lo. Thanh thản sẽ là có thể. Cứ mong đợi đi. Để cách mạng xảy
ra và thế rồi mọi sự sẽ tốt. Nếu bạn muốn rằng tương lai sẽ là hạnh phúc... hi
sinh đi. Hi sinh đi!' Người phát xít nói 'Hi sinh đi, để cho Đất cha có thể thắng.
Và một khi Đất cha đã thắng và một khi giống nòi Bắc Âu đã chứng minh rằng nó
là giống nòi siêu đẳng, thế thì sẽ có an bình trên trái đất.'
Chính khách sống, khai thác,
nhân danh tương lai. Hiện tại là xấu, khổ, kinh khủng. Ông ta tạo ra mục đích
hư ảo, chốn không tưởng - ông ta trang trí chúng một cách rất đẹp, ông ta làm
cho chúng rất mầu sắc - và bạn trở nên bị say mê, cho nên bạn không nhìn quanh
bản thân mình. Nó là xấu, nó là kinh khủng, nó là khổ - bên trong, bên ngoài. Bạn
đơn giản đầy nước mắt và không gì khác, chỉ buồn tủi, địa ngục. Nhưng họ nói
'Ông sẽ có. Mong đợi đi. Ngày vĩ đại đó đang tới.' Chính khách sống trên nó và
tu sĩ sống trên nó. Và chính khách và tu sĩ không rất tách biệt đâu: họ là đối
tác trong cùng kinh doanh. Kinh doanh này là không cho phép con người được ở
đây-bây giờ, bởi vì một khi con người ở đây bây giờ, người đó hạnh phúc tới mức
người đó sẽ không nghe bất kì chính khách nào và người đó sẽ không nghe bất kì
tu sĩ nào.
Nếu con người được phép ở
đây-bây giờ, người đó sẽ an bình và thanh thản tới mức người đó sẽ không bận
tâm về bất kì cõi trời nào. Người đó đã đạt tới nó - ai bận tâm về thiên đường
của bạn? Thiên đường của bạn dường như có nghĩa vì con người khổ. Để cho thiên
đường vẫn còn nghĩa con người phải vẫn còn khổ. Và bởi vì thiên đường tu sĩ tồn
tại, bởi vì ông ta sẽ chỉ cho bạn con đường, ông ta giữ chìa khoá, ông ta có đường
dây trực tiếp tới Thượng đế. Bạn không có, cho nên bạn phải thuyết phục và hối
lộ tu sĩ để cho ông ấy sẽ chăm nom tới quyền lợi của bạn và thuyết phục Thượng
đế rằng bạn nên được cho hạnh phúc.
Bạn đã chịu khổ đủ rồi và bạn
đã chịu khổ rất chính đáng; bạn đã hi sinh tất cả - vì tôn giáo, vì đất nước,
vì nhân loại. 'Hi sinh vì bất kì cái gì, nhưng cứ hi sinh đi!' đó là khẩu hiệu
của họ. Bất kì cái gì cũng có tác dụng, bất kì lí tưởng vô nghĩa nào cũng có
tác dụng... nhưng cứ hi sinh đi. Lí tưởng cũ bị bỏ đi bởi vì chúng trở thành mục
rữa và con người chán ngán với chúng. Thế thì lí tưởng mới được bịa ra, thế thì
hi sinh cho chúng đi - đó là điều đã xảy ra trong nhiều thời đại. Chỉ lí tưởng
thay đổi, nhưng hi sinh tiếp tục. Thỉnh thoảng đó là vì Thượng đế mà bạn phải
hi sinh. Tu sĩ Mô ha mét giáo cứ nói rằng nếu bạn chết trên chiến trường đánh
nhau vì tôn giáo của bạn, thiên đường của bạn là tuyệt đối chắc chắn. Cho nên
chết một cách dũng cảm đi, biết rõ rằng bạn sẽ được đón chào nhiệt liệt trên
cõi trời. Người cộng sản nói rằng nếu bạn chết vì cách mạng bạn là vĩ đại. Tên
của bạn sẽ vang dội nhiều thời đại, bạn sẽ được ghi nhớ là người chết vì nghĩa;
bạn sẽ được kính trọng. Nhưng làm một điều: không sống, hi sinh.
Một tình huống rất ngớ ngẩn.
Các bố mẹ cứ hi sinh vì bạn; bố, mẹ hi sinh vì bạn. Họ nói 'Tôi hi sinh vì con
tôi.' Một cách tự nhiên họ báo thù, vì khi người mẹ hi sinh cho đứa con, cô ấy
đang phá huỷ cuộc sống riêng của cô ấy. Cô ấy sẽ báo thù. Cô ấy sẽ nói đi nói lại,
cô ấy sẽ làm điều đó thành rõ ràng cho bạn lặp đi lặp lại 'Mẹ đã hi sinh cho
con. Biết cho rõ vào, nhớ cho rõ vào, rằng mẹ đã hi sinh cả đời mẹ, tuổi thanh
niên của mẹ - mọi thứ đều vì con.' Và cô ấy sẽ cố gắng thuyết phục bạn 'Con
cũng làm cùng điều đó cho con của con.' Cho nên bạn sẽ hi sinh cho con bạn, và
thế rồi bạn sẽ thuyết phục chúng rằng chúng làm cùng điều đó cho con của
chúng... cho nên không ai đã bao giờ sống.
Thế hệ này hi sinh cho thế hệ
khác, và nếu bạn không hi sinh, thế thì bạn trở thành bất kính. Không ai kính
trọng bạn, thế thì bạn là tội phạm. Nếu bạn không hi sinh cho người khác họ nói
'Anh đang làm gì? Anh không phải là người tốt, anh là kẻ vô đạo đức. Hi sinh là
tốt. Sống vì bản thân người ta là ích kỉ.' Cứ nhìn vào điều những người này đã
làm: hạnh phúc là ích kỉ, hi sinh là tốt. Và bằng hi sinh bạn sẽ bất hạnh và người bất hạnh tạo ra bất
hạnh xung quanh. Và người bất hạnh sẽ trả thù - người đó không bao giờ có thể
tha thứ được; cuộc đời người đó đã bị phá huỷ.
Họ nói rằng vợ phải hi sinh cho
chồng và chồng phải hi sinh cho vợ. Để làm gì? Cả hai đều hi sinh, cho nên cả
hai bỏ lỡ cuộc sống. Tôi dạy bạn vị kỉ thuần khiết. Đừng bao giờ hi sinh vì bất
kì ai. Chỉ sống cuộc sống của bạn một cách đích thực và thế thì bạn sẽ không
bao giờ lấy báo thù bất kì ai và bạn sẽ không bao giờ miễn cưỡng chống lại bất
kì ai. Và người không có miễn cưỡng chống lại bất kì ai là người yêu thương; từ
bi, tốt bụng, chia sẻ. Và người không có miễn cưỡng chống lại bất kì ai - chống
lại con mình, chồng, vợ, là đẹp vô cùng. Người đó tạo ra chỗ của hạnh phúc
quanh bản thân mình. Bất kì ai tới trong chỗ của người đó đều chia sẻ hạnh phúc
của người đó.
Vị kỉ đi.
Nhìn những cây này. Không cây
nào đang cố hi sinh vì cây khác, do đó chúng xanh. Nếu chúng bắt đầu hi sinh,
không cây nào sẽ xanh và không cây nào sẽ nở hoa bao giờ. Nhìn sao. Chúng rất vị
kỉ - chúng chiếu sáng cho bản thân chúng; chúng không hi sinh. Bằng không, toàn
thể sự tồn tại chắc trở nên xấu và tối. Vị kỉ là tự nhiên. Và cái ta mà tôi dạy
bạn chính là Đạo là gì: bản tính của bạn. Lắng nghe nó, đi theo nó. Bản tính của
bạn đang nói với bạn 'Hạnh phúc đi.'
Nếu điều này Tử Cống mà hỏi Lão
Tử, ông ấy chắc đã nói 'Đại chúc mừng nhé. Ông đã mệt mỏi vì học tập rồi sao? Rất
tốt. Vậy vứt luôn mọi suy nghĩ đi, bây giờ thiền. Ông muốn thanh thản sao? Điều
đó là có thể ngay bây giờ.' Lão Tử sẽ không nói 'Ông sẽ có.' Tương lai là vô
nghĩa, nó là thủ đoạn - thủ đoạn để an ủi bạn, rằng mặc dầu bạn không có ngay
bây giờ, nhưng bạn sẽ có. Bạn có thể hi vọng, và qua hi vọng bạn có thể đầu độc
toàn thể bản thể bạn.
Tu sĩ và chính khách muốn bạn
trở thành người chết vì nghĩa, và người chết vì nghĩa không phải là người tốt
vì họ là người rất giận dữ. Họ đã bỏ lỡ cuộc đời của họ, họ nhất định giận dữ -
điều đó là tự nhiên. Bạn đã ép buộc họ phá huỷ cuộc sống của họ, bạn đã thuyết
phục họ, bạn đã hối lộ họ, để phá huỷ cuộc sống của họ - làm sao họ có thể hạnh
phúc được? và làm sao họ có thể có khả năng tha thứ cho bạn được? Không thể được.
Sống vì bản thân bạn và bạn sẽ
sống vì mọi người khác, nhưng nó không phải là hi sinh. Sống vì bản thân bạn
đi, vị kỉ một cách thực sự đích thực đi - đó là cách thức của tự nhiên. Bạn
chăm nom cho hạnh phúc của bạn, thanh thản của bạn, và bạn sẽ đơn giản ngạc
nhiên rằng khi bạn hạnh phúc, bạn giúp cho người khác hạnh phúc bởi vì bạn hiểu
dần dần, rằng nếu người khác hạnh phúc bạn sẽ hạnh phúc hơn. Hạnh phúc có thể tồn
tại chỉ trong đại dương của hạnh phúc. Nó không thể tồn tại một mình được. Nhớ
logic này, logic sâu sắc của vị kỉ. Hạnh phúc không thể tồn tại như hòn đảo,
không. Nếu mọi người mà bất hạnh ở đây, thế thì sẽ rất khó cho bạn hạnh phúc được
- hầu như không thể được, bởi vì đại dương của bất hạnh này ở khắp xung quanh sẽ
cứ nghiền nát bến bờ của bạn. Cái khổ bao khắp xung quanh bạn sẽ ảnh hưởng tới
bạn; nó sẽ thấm vào bản thể bạn. Cho nên người hạnh phúc dần dần đi tới hiểu biết
về luật cơ bản, nền tảng rằng: Nếu mình muốn hạnh phúc, điều tốt là làm cho mọi
người quanh mình hạnh phúc. Nhưng người đó không phục vụ người khác, nhớ lấy.
Người đó không hi sinh. Người đó đơn giản vị kỉ. Người đó muốn mỉm cười, người
đó giúp bạn mỉm cười nữa, bởi vì một nụ cười không thể tồn tại được; nó sẽ
trông rất ngớ ngẩn. Nghĩ mà xem: bạn đang ngồi ở đây, chỉ một người mỉm cười và
tất cả đều nghiêm trang. Người đó sẽ trông chút ít bối rối, người đó sẽ bắt đầu
cảm thấy mặc cảm: Sao người đó mỉm cười mà chẳng ai cười cả? Cái gì đó đã đi
sai. Người đó phải cẩn thận hơn lần sau; người đó sẽ nghĩ.
Không, khi tất cả các bạn đều
cười thế thì cười là chuyện rất đơn giản; cái toàn thể tạo ra khả năng của tiếng
cười. Chúng ta phụ thuộc vào cái toàn thể, chúng ta là một phần của cái toàn thể.
Bằng việc hạnh phúc bạn tạo ra khả năng cho người khác hạnh phúc. Và đây là phục
vụ thật - đây không phải là hi sinh chút nào; bạn không trở thành người chết vì
nghĩa. Người mẹ hạnh phúc, đó là lí do tại sao cô ấy yêu đứa trẻ. Cô ấy hạnh
phúc tới mức mà cô ấy muốn chia sẻ hạnh phúc của mình với đứa trẻ. Cô ấy sẽ
không bao giờ có bất kì miễn cưỡng nào. Thực ra, cô ấy sẽ cảm thấy biết ơn đứa
trẻ vì đứa trẻ mà cô ấy có nhiều khoảnh khắc đẹp. Cô ấy bao giờ cũng sẽ cảm thấy
biết ơn đứa trẻ. 'Bởi vì con tới với mẹ, bởi vì con chọn mẹ là mẹ của con, con
chọn bụng mẹ của mẹ, con đã làm cho mẹ hạnh phúc thế, con đã cho mẹ những khoảnh
khắc đẹp thế mà chắc đã không có thể nếu không có con. Mẹ biết ơn.' Và đứa trẻ
sẽ cảm thấy biết ơn với người mẹ như thế, người biết ơn nó, và nó sẽ không bao
giờ chống lại người mẹ - điều đó sẽ rất khó khăn. Thông thường, tôi chưa bao giờ
bắt gặp một người mà không chống lại người mẹ hay chống lại người bố. Điều đó rất
hiếm hoi.
Gurdjieff hay nói với các đệ tử
của ông ấy 'Chừng nào các ông chưa tha thứ cho bố và mẹ của các ông, các ông
không thể trưởng thành được.' Bạn sẽ nói 'Vô nghĩa làm sao! Ông ấy nói gì vậy?'
"Chừng nào các ông chưa tha thứ...."' Ông ấy đã viết điều đó lên cửa
nhà ông ấy: Chừng nào các ông chưa tha thứ cho bố và mẹ của các ông, đừng vào
đây. Nhưng không ai đã có khả năng tha thứ cho bố và mẹ họ bởi vì bố và mẹ đã
hi sinh quá nhiều Bố và mẹ đã từng khổ vì con cái họ. Và họ cứ nói họ đã khổ biết
bao nhiêu. Không người mẹ nào nói 'Mẹ đã tận hưởng việc là con của con biết bao
nhiêu.' Không người bố nào nói 'Bằng việc tới nhà chúng ta con đã đem ánh sáng
tới cho chúng ta, đem tình yêu tới chúng ta, đem Thượng đế cho chúng ta.' Thế
thì trẻ con sẽ có khả năng không chỉ tha thứ, chúng sẽ có khả năng yêu, chúng sẽ
có khả năng biết ơn.
Một khi Đạo được hiểu, toàn thể
công việc của phân tâm học sẽ biến mất, bởi vì toàn thể công việc của phân tâm
học phụ thuộc vào sự kiện là bạn không thể tha thứ được cho mẹ bạn và bố bạn. Nằm
dài trên tràng kỉ của nhà phân tâm, bạn làm gì? Bạn nổi cơn giận mẹ bạn và bố bạn.
Bạn định làm gì trong trị liệu nguyên thuỷ? Janov sẽ là vô nghĩa nếu Đạo được
hiểu. Bạn làm gì khi bạn đá và la hét trong Trị liệu nguyên thuỷ? Bạn đá ai? Mẹ
bạn và bố bạn. Bạn la hét ai? Mẹ bạn và bố bạn. Nếu bạn nghe bệnh nhân trên
tràng kỉ của nhà tâm thần, mọi điều người đó nói tới thì chín mươi phần trăm
liên quan tới mẹ người đó. 'Mẹ' dường như là vấn đề. Nó là vậy, nhưng lí do là ở
chỗ chính khách và tu sĩ đã làm ô nhiễm tâm trí nhân loại. Họ bao giờ cũng nói
'Bạn sẽ có. Cứ mong đợi đi. Bạn sẽ hạnh phúc trong tương lai.' Chỉ khoảnh khắc
hiện tại là tất cả mọi thứ bạn có. Dùng nó một cách thông minh đi, đừng bị lừa
bởi bất kì ai.
Khổng Tử nói 'Ông sẽ có. Mong đợi
tới chỗ cao nhất và ụ đất vòm của nấm mồ của ông ...'
'Chỗ cao nhất và ụ đất vòm của
nấm mồ của ông...'?
Nấm mồ là nấm mồ, một thứ xấu -
dù bạn làm nó thế nào. Bạn có thể làm nó thành mộ đá cẩm thạch và bạn có thể viết
tên trong chữ vàng, nhưng điều đó không lừa được, nó là vô nghĩa. Bên trong chỉ
là cái chết và cái chết xấu vì cuộc sống không được sống. Cuộc sống chưa bao giờ
được sống là xấu. Cuộc sống bị trì hoãn là xấu, cuộc sống được sống là đẹp. Và
có rất ít người sống cuộc sống của họ, chỉ họ mới có cái chết đẹp. Thế thì chết
nữa cũng đẹp vì họ trở thành có khả năng sống tới mức họ, một ngày nào đó, bắt
đầu sống cái chết của họ nữa. Họ sống cuộc sống của họ, thế rồi họ sống cái chết
của họ.
Cuộc sống không được sống không
thể đưa bạn tới cái chết đẹp được. Vâng, bạn có thể làm mộ đá cẩm thạch và bạn
có thể viết tên bằng chữ vàng và đặt bài thơ hay lên nó; và bạn có thể thắp nến
và bạn có thể cúng hoa, nhưng đây tất cả đều là giả. Bạn đang cố lừa ai vậy? Với
mọi đá cẩm thạch này và chữ vàng này và hoa và nến này, người này không thể sống;
người này chết rồi. Và người này chưa bao giờ được phép sống - bởi vì bạn. Nhìn
vào câu nói nguy hiểm này từ Khổng Tử:
'Mong đợi tới chỗ cao nhất và ụ
đất vòm của nấm mồ của ông và biết nơi ông sẽ có chỗ nghỉ.'
Chừng nào thanh thản còn chưa
được đạt tới trong cuộc sống nó không thể được đạt tới trong cái chết. Để điều
này là qui tắc tuyệt đối: rằng bất kì cái gì bạn đạt được trong cuộc sống của bạn,
bạn sẽ có khả năng giữ trong chết của bạn, không có cái ngược lại. Nếu bạn đạt
tới thiền, chết của bạn sẽ có tính thiền. Nếu bạn đạt tới yêu, chết của bạn sẽ
đầy năng lượng yêu. Nếu bạn đạt tới Thượng đế, chết của bạn sẽ là thiêng liêng.
Nhưng nhớ lấy, chết không thể đạt
tới bất kì cái gì; thành đạt tới qua cuộc sống. Chết chỉ là thanh toán cuối
cùng, phán xử cuối cùng. Chết đơn giản đóng cuộc sống của bạn lại và phán xét
trở thành chung cuộc. Nếu một người là người yêu lớn và người đó đã yêu, và yêu
vô điều kiện, và cuộc sống của người đó là ngọn lửa của tình yêu, là ánh sáng của
tình yêu, thế thì chết sẽ đóng chương đó lại bằng ngọn lửa cháy sáng này. Nhưng
nếu chết đóng cuộc sống của bạn lại và nó chỉ là keo kiệt và không gì khác - chỉ
là hi vọng về tương lai, chưa bao giờ là kinh nghiệm đích thực - thế thì bạn chết
theo cách vô tích sự. Đó là điều Gurdjieff gọi là 'cái chết của chó'. Thế thì bạn
đơn giản chết đi nhưng bạn không đạt tới cái gì; chẳng có gì cả.
Không ai đạt tới cái gì qua chết
trừ phi người đó đạt tới nó qua sống. Chết là một khoảnh khắc. Bạn có thể đạt tới
gì trong một khoảnh khắc? Bạn bỏ lỡ cuộc sống bẩy mươi tám năm và bạn hi vọng rằng
bạn sẽ đạt tới cái gì đó trong một khoảnh khắc sao? Trong tám mươi năm bạn đã sống
một cách vô ý thức, trong rối loạn, trong điên khùng, trong ác mộng, và thế rồi
đột nhiên trong chết bạn sẽ trở nên thanh thản sao? Không, thưa ngài, bạn sẽ trở
mình lật mình trong nấm mồ của bạn; bạn sẽ không thấy thanh thản đâu.
Khổng Tử là sai, sai tuyệt đối.
Ông ấy đang cho an ủi. Đây là tội phạm. Cho an ủi như vậy là tội ác chống lại
nhân loại vì bạn có thể làm sao lãng người nào đó. Và ông ấy thành công trong
làm sao lãng đệ tử này. 'Chết là vĩ đại! Quân tử thấy chỗ thanh thản trong nó,
tiểu nhân cam chịu nó!' đệ tử này nói. Khổng Tử đã thành công trong việc làm
sao lãng. Khoảnh khắc lớn lao đã bị phá huỷ. Tử Cống đã đi tới rất gần với cánh
cửa qua đó ông ấy có thể đã thoát ra, nhưng Khổng Tử kéo ông ấy lại. Và đệ tử
này bắt đầu lại nói dưới dạng triết lí, giáo điều, học tập. Đó là điều ông ấy
đã học qua kinh sách: 'Chết là vĩ đại!' Ông ấy không biết. Ông ấy thậm chí
không biết thanh thản - làm sao ông ấy có thể biết được cái chết? Chết là thanh
thản tối thượng, thanh thản tuyệt đối... ông ấy thậm chí không biết thanh thản
tương đối. Ông ấy không biết sống là gì, ông ấy trong rối loạn, chia chẻ. Và
ông ấy bắt đầu nói 'Chết là vĩ đại!' Nghe theo Thầy ông ấy lại bị che mờ bởi lời.
Khổng Tử là thầy giáo lớn, rất
có sức lôi cuốn, tác động của ông ấy là lớn: ông ấy đã thống trị Trung Quốc
trong nhiều thế kỉ, ông ấy vẫn còn ảnh hưởng, ông ấy vẫn còn chi phối. Ở Ấn Độ
có một người, Manu, người có thể được so sánh với Khổng Tử. Manu vẫn còn chi phối
Ấn Độ, và cùng kiểu người đó - không gì khác. Xã hội Ấn Độ dựa trên luật của
Manu và xã hội Trung Quốc dựa trên luật của Khổng Tử. Và cả hai người này đã
phá huỷ cả hai nước này.
'Chết là vĩ đại!'
Nghe thầy, nghe thầy giáo của
ông ấy, đệ tử này lại bị làm mờ đi; uy tín vận hành - ông ấy bị lừa. Ông ấy
quên mất rằng ông ấy đã nói 'Tôi muốn tìm thanh thản và tôi đã trở nên mòn mỏi
về mọi học tập.' Ông ấy vừa mới ở điểm rẽ nơi học trò có thể trở thành đệ tử.
Ông ấy lại bị lỡ lần nữa. Ông ấy lại rơi trở lại trong cái bẫy cũ mà bao giờ
cũng dễ rơi vào vì người ta biết nó rất rõ, nó là quen thuộc. 'Chết là vĩ đại!'
Chẳng biết gì về sống, chẳng biết gì về thanh thản, ông ấy khẳng định một chân
lí sâu sắc thế: Chết là vĩ đại. Ông ấy phải đã đọc nó. Vâng, trong kinh sách điều
đó được viết ra: Chết là vĩ đại. Nhưng chết là vĩ đại chỉ khi sống là vĩ đại.
Nhớ lấy, chết của bạn là chết của
bạn, chết của tôi là chết của tôi. Chết của tôi sẽ phụ thuộc vào sống của tôi,
chết của bạn sẽ phụ thuộc vào sống của bạn. Nếu sống của bạn là vĩ đại, chết của
bạn sẽ là vĩ đại vì chết là cao trào của sống của bạn. Nếu bạn đã sống tốt,
toàn bộ, bạn sẽ đạt tới đỉnh cao vĩ đại, đỉnh Himalaya. Nhưng nếu bạn mới chỉ
bò trên đất, bạn đã không sống chút nào, bạn chỉ mới mơ và hi vọng và ham muốn,
và chưa bao giờ một khoảnh khắc của sống đi tới bạn, chưa bao giờ một khoảnh khắc
của đích thực; và bạn bao giờ cũng đóng vai và che giấu bản thân mình đằng sau
các mặt nạ, bạn chưa bao giờ là người thực, bạn bao giờ cũng giả - cái chết của
bạn sẽ là giả, nó không thể vĩ đại được. Chỗ cuối có thể là vĩ đại chỉ nếu toàn
thể cuộc hành trình đã là vĩ đại. Từng bước của cuộc hành trình đóng góp cho chỗ
cuối. Điều đó là đơn giản, hiển nhiên. Nếu bạn đã từng nhảy múa cuộc sống của bạn,
cái chết của bạn sẽ là điệu vũ lớn. Nếu bạn chỉ kêu khóc, cái chết của bạn sẽ
chỉ là kêu khóc - nó không thể khác được; nó chứa sống của bạn.
Cho nên nhớ lấy: Mọi người sống
cuộc sống của mình và mọi người chết cái chết của mình. Chết là duy nhất và
khác nhau cũng như sống là duy nhất và khác nhau. Khi Phật chết, tất nhiên Phật
chết. Khi Liệt Tử chết, tất nhiên Liệt Tử chết. Chết của họ có vinh quang,
hương thơm - nó là việc nở hoa. Trong một khoảnh khắc toàn thể cuộc sống đi tới
ngọn lửa tối thượng. Họ đã đạt tới, họ đã tới nhà. Chết của bạn không là gì
ngoài việc bắt đầu của cuộc sống mòn mỏi khác. Ở đây bạn chết, ở kia bạn được
sinh ra. Từ cửa này bạn đi vào, từ cửa khác bạn trở lại cuộc sống lần nữa - và
tất nhiên cùng con đường mòn, cùng bánh xe chuyển vận.
'Chết là vĩ đại!' - nhưng không
ở trên môi của Tử Cống. Vâng, nếu Lão Tử mà nói điều đó, nó sẽ là được.
Ngay cả trên môi của Khổng Tử
chết vẫn không là vĩ đại, bởi vì toàn thể cách tiếp cận là sai.
'Quân tử thấy chỗ thanh thản
trong nó, ...'
Nhớ từ này 'quân tử'. Đó là giá
trị cao nhất trong đạo đức Khổng Tử: là quân tử. Và ai là quân tử? - người giả.
Ai là quân tử? - kẻ đạo đức giả. Ai là quân tử? - người được đeo mặt nạ trong tập
quán, xã giao, tính cách; người có tính tục lệ, truyền thống. Quân tử không phải
là cá nhân, người đó chỉ là thành viên của xã hội. Người đó không tồn tại theo
cách riêng của mình; người đó không có cuộc sống của riêng mình. Người đó tồn tại
chỉ như một phần của xã hội, cho nên bất kì điều gì xã hội cho phép đều là cuộc
sống của người đó, và bất kì điều gì xã hội không cho phép người đó phủ nhận bản
thân người đó; người đó chọn xã hội thay vì tự nhiên. Đó là điều quân tử là gì:
người đó chọn luật nhân tạo ngược lại luật Thượng đế tạo. Quân tử là người đã
phản bội Thượng đế, quân tử là người đã chọn xã hội. Và xã hội là thần kinh, và
xã hội ốm yếu, và xã hội không bình thường chút nào. Không xã hội bình thường
nào đã từng tồn tại trên trái đất. Chỉ hiếm khi có vài cá nhân là bình thường.
Xã hội là bất thường - đám đông lớn những người điên. Quân tử là người đi theo
đám đông này. Quân tử không có linh hồn. Tất nhiên, xã hội kính trọng người đó
vô cùng, xã hội phải kính trọng người này, xã hội gọi người này là Mahatma,
'thánh nhân', 'hiền nhân'. Xã hội kính trọng người đó bởi vì người đó đã hi
sinh cuộc sống của mình cho xã hội.
Con người thực có tính nổi dậy,
con người thực không bận tâm về kính trọng, con người thực sống cuộc sống của
mình một cách tự nhiên. Người đó không bận tâm về điều xã hội nói hay không
nói. Xã hội không phải là điều cân nhắc cho con người thực. Nếu bạn muốn là giả
thì xã hội phải được tính tới ở từng bước: nói gì, nói thế nào, nói khi nào,
không nói khi nào; sống thế nào, không sống thế nào. Xã hội đã xác định mọi thứ.
Bạn chỉ phải khớp, bạn chỉ phải là chiếc răng trong bánh xe. Con người thực
không được kính trọng. Làm sao xã hội có thể kính trọng con người thực được? Do
đó Jesus bị đóng đinh, do đó Phật bị ném đá, do đó Socrates bị đầu độc.
Xã hội chấp nhận những người
này chỉ khi họ đã chết. Thế thì không có vấn đề gì vì một Jesus chết không thể
mang tính nổi dậy, một Socrates chết không thể mang tính nổi dậy, một Phật chết
trở thành một hoá thân avatar. Một Phật sống là nguy hiểm, nhưng một Phật chết
có thể được tôn thờ trong đền chùa. Nhớ lấy, bất kì khi nào những người vĩ đại
này chết, thế thì mọi người tôn thờ họ. Khi họ sống, thế thì mọi người rất chống
lại họ. Cùng những những người đã đóng đinh Jesus đã trở thành người Ki tô giáo
- cùng những người này. Mọi người tất cả đều như nhau. Jesus là không dung thứ
được, nhưng một Jesus chết là hoàn hảo - ông ta có thể làm được gì? Một Jesus
chết là trong tay bạn: bạn diễn giải ông ấy, bạn đặt lí thuyết quanh ông ấy;
ông ấy không thể có lời riêng của mình được, bạn nói qua ông ấy. Điều đó bao giờ
cũng xảy ra.
Cho nên nếu bạn thực sự muốn là
người đích thực, đừng bao giờ bận tâm quá nhiều về điều xã hội nói về nó. Tôi
không nói đặc biệt đi ngược lại xã hội, không - điều đó không phải là nổi dậy,
điều đó là phản ứng. Bạn đi theo bản tính của bạn. Nếu nó khớp với xã hội, hoàn
toàn tốt, không cần đi ngược lại. Nếu nó không khớp với xã hội, hoàn toàn tốt,
không cần đi theo xã hội. Có khác biệt giữa người nổi dậy và người phản động.
Người phản động là người sẽ cứ đi chống lại xã hội dù bất kì hoàn cảnh nào có
thể: người đó đã quyết định đi ngược lại xã hội cho dù xã hội là đúng. Đôi khi
xã hội là đúng, bởi vì xã hội không thể tuyệt đối sai được... ngay cả người
điên đôi khi cũng đúng.
Chuyện xảy ra:
Một nhà lãnh đạo chính trị lớn
đến nói chuyện cho những người bị giữ trong nhà thương điên, và ông ta vừa nói
được năm bẩy phút thì một người điên đứng dậy và nói 'Dừng thằng ngu này lại!
Nó điên rồi! Nó không biết nó đang nói gì.' Tất nhiên chính khách này rất giận
và ông ta nói với viên giám thị 'Tống người này ra!' Và viên giám thị nói 'Lần
đầu tiên trong bẩy năm, người đó đã nói cái gì đó có ý nghĩa, cái gì đó có
nghĩa đấy. Tôi không thể tống người đó ra được. Bẩy năm người đó đã từng thốt
ra những điều vô nghĩa... bây giờ, lần đầu tiên, cái gì đó không vô nghĩa! Tôi
không thể tống người đó ra được. Nhưng ông đừng lo nghĩ vì bác sĩ nói rằng người
này có thể nói duy nhất một điều trong bẩy năm mà đúng. Cho nên đừng lo nghĩ,
người đó sẽ không quấy rối lần nữa đâu. Trong bẩy năm, chỉ một khoảnh khắc người
đó trở nên lành mạnh, bằng không người đó vẫn còn điên khùng.'
Ngay cả người điên thỉnh thoảng
cũng nói những điều đúng. Ngay cả xã hội điên này thỉnh thoảng cũng đúng, bằng
không nó chắc không tồn tại. Để tồn tại ít nhất cái gì đó phải đúng, bằng không
cuộc sống sẽ trở thành không thể được. Người phản động chính là cùng người truyền
thống nhưng đã đi sang cực đoan khác. Người truyền thống theo xã hội dù đúng
hay sai. 'Dù đúng hay sai đây là nước tôi. Dù đúng hay sai đây là tôn giáo của
tôi. Dù đúng hay sai đây là tu sĩ của tôi. Dù đúng hay sai đây là kinh sách của
tôi.' Đó là người truyền thống. Thế rồi một hôm ai đó quay sang chính cực đoan
kia. Người đó nói 'Dù đúng hay sai tôi sẽ không theo xã hội đâu.' Đây là người
phản động.
Họ cả hai đều là cùng một loại
người, không khác. Ai là người nổi dậy? Người nổi dậy là người không bận tâm tới
xã hội chút nào - người đó đơn giản sống qua cốt lõi bên trong nhất của mình -
người theo Đạo của mình. Nếu xã hội khớp với Đạo bên trong đó, tốt, người đó đi
cùng với xã hội; người đó không là người phản động. Nếu xã hội không khớp với Đạo
bên trong của người đó, người đó đi một mình. Người đó không là người truyền thống,
tục lệ, thường. Tiêu chí của người đó là linh hồn bên trong của người đó.
'Quân tử' nghĩa là người đã được
xã hội thuyết phục để bán bản thể đích thực của người đó và vay mượn mặt nạ giả
từ xã hội. 'Chết là vĩ đại! Quân tử thấy chỗ thanh thản trong nó...' Bây giờ
quân tử có liên quan gì tới thảnh thơi và chết? Quân tử không thể tìm ra thanh
thản ngay cả trong sống, quân tử là rất bị kìm nén. Quân tử đã không cho phép
toàn thể bản thể mình tự do chơi; người đó đã phủ nhận cả nghìn lẻ một điều, những
điều đang sôi lên bên trong người đó - làm sao người đó có thể tìm ra thanh thản
được? Và nếu bạn không thể tìm ra thanh thản trong cuộc sống, làm sao bạn sẽ
tìm ra nó trong cái chết? Thế thì đừng tự lừa bản thân mình, đây là thuốc phiện:
bạn hi vọng rằng cái gì đó sẽ xảy ra trong chết cái mà chưa bao giờ xảy ra
trong sống, bạn đang dưới tác dụng của ma tuý đấy.
Quân tử chưa bao giờ yêu và người
đó muốn yêu, quân tử chưa bao giờ giận, quân tử chưa bao giờ ghét bất kì ai -
không phải là người đó đã không ghét đâu, người đó đã không biểu lộ nó ra thôi.
Mọi điều mà quân tử có thể làm là thay đổi cách diễn đạt của mình; bản thể bên
trong không bao giờ bị thay đổi. Giận dữ nảy sinh trong người đó nhưng người đó
không biểu lộ nó ra, người đó kìm nén nó. Cho nên người đó cứ tiếp tục tích luỹ
cả nghìn lẻ một thứ bên trong mình, điều tạo ra hỗn độn, điều đang sôi lên bên
trong. Người đó có thể bùng phát bất kì khoảnh khắc nào - quân tử là người nguy
hiểm khi sống cùng. Đừng bao giờ sống cùng quân tử, hay với thục nữ. Đàn bà là
đẹp, thục nữ là xấu. Đàn bà là tự nhiên, thục nữ là được làm giả.
Một kẻ vô công rồi nghề tới văn
phòng của nhà tâm thần, rõ dáng ăn xin, đói, bẩn và nhà tâm thần nói 'Tôi có thể
thấy rằng anh thậm chí sẽ không có đủ tiền để trả phí, nhưng tôi cảm thấy tiếc
cho anh. Anh làm gì để kiếm sống?' Và kẻ vô công rồi nghề nói 'Tôi đã làm ba
triệu nhà giả.' Và nhà tâm thần quát lên 'Điều này là dối trá!' Và kẻ vô công rồi
nghề cười và anh ta nói 'Tôi đã chẳng nói rằng chúng tất cả đều là giả đó sao?'
Giả - quân tử, thục nữ, toàn người giả, chỉ được trau dồi, sơn vẽ, không thực,
không chân thực. Khi họ cảm thấy giận họ mỉm cười, khi họ ghét bạn họ ôm choàng
lấy bạn.
Bạn không bao giờ có thể phụ
thuộc được vào họ, bạn không bao giờ có thể quyết định được khi nào họ thực sự
mỉm cười và khi nào họ giả vờ. Thực ra, sau thực hành lâu dài, ngay cả họ cũng
không thể quyết định được liệu họ có thực sự cười hay chỉ cười đấy, liệu họ có
thực sự yêu người đàn bà này hay họ chỉ giả vờ. Nhiều người tới tôi và họ nói
'Chúng tôi không thể quyết định được liệu thực sự có yêu hay không.' Người ta
đã sống trong dối trá lâu thế, có thể trong nhiều kiếp tới mức người ta đã lạc
đường. Người ta thậm chí không thể cảm thấy cái gì là đúng và cái gì là sai, và
cái gì là thực và cái gì là không thực. Mọi ngày điều đó xảy ra: ai đó tới và
người đó nói 'Tôi đang yêu người đàn bà này nhưng tôi không thể quyết định được
liệu tôi có thực yêu cô ấy hay không.' Điều đó chỉ ra cái gì? Bạn đã mất mọi tiếp
xúc với bản thể riêng của bạn, bạn đã trở thành xa lạ với bản thân bạn. Bạn đã
trở thành người xa lạ với bản thân mình. Điều này nên là điều đơn giản. Cứ dường
như ai đó nói 'Tôi không thể quyết định được liệu bông hồng này là hồng thực
hay chỉ là vẽ. Tôi không thể quyết định được.' Điều đó có nghĩa gì? 'Tôi không
thể quyết định được liệu những cây này là xanh hay ai đó đã ném sơn xanh lên
chúng.' Nhưng những cây này là ở bên ngoài bạn. Có thể thỉnh thoảng bạn có thể
bị lừa - có thể cây là giả, được làm bằng nhựa - nhưng về cảm giác bên trong
riêng của bạn, bạn không thể quyết định được. Điều đó biểu lộ cái gì? Nó đơn giản
chỉ ra bạn đã quên ngôn ngữ của chân lí. Bạn đã sống lâu thế, lâu tới mức dối
trá đã gần trở thành chân lí của bạn.
Quân tử là người không đích thực.
Đừng bao giờ là quân tử, đừng bao giờ là thục nữ. Là con người thôi. Đây là các
vai, vai diễn. Là thực đi - đó là cuộc sống của bạn. Là đích thực để cho nó có
thể trưởng thành, bởi vì mọi trưởng thành xảy ra chỉ khi bạn là thực và đích thực.
Có thể bạn sẽ phải trả giá nhiều - người ta phải trả giá; có thể sẽ có đau đớn
- mọi trưởng thành đều qua đau đớn; có thể bạn bao giờ cũng sẽ trong khó khăn,
nhưng không có gì để lo nghĩ cả - chúng là đáng giá cho nó.
Socrates chết, bị đầu độc, bạn có bao giờ cảm thấy ghen tị với ông ấy không? Bạn sống động, bạn sẽ không đổi cuộc sống của bạn vì cái chết của Socrates chứ? Cái chết của ông ấy còn thực hơn cuộc sống của bạn. Jesus bị đóng đinh. Ông ấy mới ba mươi ba, ông ấy đã không biết mấy nhưng bạn không muốn tráo đổi... bạn sẽ không ở trên cây chữ thập thay vì sống cuộc sống hư huyễn của bạn chứ? Ít nhất ông ấy là thực - trên cây chữ thập, nhưng thực. Bạn không thực. Cuộc sống không thực là tồi tệ hơn cuộc sống thực: cái chết thực là tốt hơn. Hạnh phúc không thực là tồi hơn bất hạnh thực - để điều này bao giờ cũng được nhớ tới. Nước mắt thực là tốt hơn nụ cười giả bởi vì trưởng thành tới qua cái thực. Trưởng thành chưa bao giờ tới qua cái giả, và lí tưởng của 'quân tử' là lí tưởng của người giả.
Socrates chết, bị đầu độc, bạn có bao giờ cảm thấy ghen tị với ông ấy không? Bạn sống động, bạn sẽ không đổi cuộc sống của bạn vì cái chết của Socrates chứ? Cái chết của ông ấy còn thực hơn cuộc sống của bạn. Jesus bị đóng đinh. Ông ấy mới ba mươi ba, ông ấy đã không biết mấy nhưng bạn không muốn tráo đổi... bạn sẽ không ở trên cây chữ thập thay vì sống cuộc sống hư huyễn của bạn chứ? Ít nhất ông ấy là thực - trên cây chữ thập, nhưng thực. Bạn không thực. Cuộc sống không thực là tồi tệ hơn cuộc sống thực: cái chết thực là tốt hơn. Hạnh phúc không thực là tồi hơn bất hạnh thực - để điều này bao giờ cũng được nhớ tới. Nước mắt thực là tốt hơn nụ cười giả bởi vì trưởng thành tới qua cái thực. Trưởng thành chưa bao giờ tới qua cái giả, và lí tưởng của 'quân tử' là lí tưởng của người giả.
'Chết là vĩ đại! Quân tử thấy
chỗ thanh thản trong nó, tiểu nhân cam chịu nó!'
Và nhớ điều này nữa: Khổng Tử
bao giờ cũng có tính so sánh. Ông ấy bao giờ cũng tạo ra phân biệt này giữa
quân tử và tiểu nhân, người cao siêu và người thấp kém, người phi thường và người
bình thường. Đạo nói: Không ai là cao siêu và không ai là thấp kém; không ai là
vĩ đại và không ai là tầm thường, bởi vì chúng ta thuộc về một thực tại, thuộc
về một Đạo. Làm sao chúng ta có thể là tầm thường hay cao siêu hay kém cỏi? Điều
đó là không thể được - chúng ta được làm ra từ cùng chất liệu. Chính Thượng đế
đập rộn ràng trong bạn, chính Thượng đế đập rộn ràng trong tôi, chính Thượng đế
đập rộn ràng trong cây và trong đá. Không ai là cao siêu và không ai là thấp
kém. Chính ý tưởng này là bản ngã, nhưng triết lí của Khổng Tử được tập trung
vào bản ngã.
Bây giờ Tử Cống này nói 'Chết
là vĩ đại! Quân tử thấy chỗ thanh thản trong nó, tiểu nhân cam chịu nó!'
Bây giờ ông ấy đang tận hưởng rằng
ông ấy là đại nhân, quân tử, cho nên ông ấy bị Khổng Tử thuyết phục qua bản ngã
của ông ấy: 'Ông là đại nhân, quân tử, cao nhân. Ông sẽ thấy thanh thản trong
chết. Ông không phải là tiểu nhân, cho nên đừng lo nghĩ - chỉ tiểu nhân mới
không tìm thấy thanh thản trong chết. Và đừng khao khát thanh thản trong cuộc sống
vì điều đó nữa cũng là tầm thường theo Khổng Tử. Thanh thản là không thể được,
thanh thản là thoát li thực tế.
Khổng Tử bao giờ cũng lo nghĩ về
Lão Tử và giáo huấn của ông ấy. Tương truyền là có lần ông ta tới gặp Lão Tử. Tất
nhiên, ông ta già hơn Lão Tử cho nên ông ta muốn Lão Tử cư xử theo cách thức lễ
độ, như người già vẫn mong đợi. Nhưng Lão Tử đang ngồi và ông ấy thậm chí không
đứng lên để đón chào ông ta và ông ấy thậm chí không nói 'Mời ngồi' và ông ấy
chẳng chú ý gì mấy tới ông ta. Ông ta trở nên rất giận. 'Đây là kiểu thầy gì thế
này?' Và ông ta nói 'Ông không theo phép lễ nghĩa nào sao?' Lão Tử nói 'Nếu ông
cảm thấy thích ngồi, ông ngồi; nếu ông cảm thấy thích đứng, ông đứng. Ta là ai
mà nói cái gì về điều đó? Đó là cuộc sống của ông. Ta không can thiệp.'
Khổng Tử choáng. Thế rồi ông ta
hỏi cái gì đó về siêu nhân, quân tử, và Lão Tử cười và ông ấy nói 'Ta chưa bao
giờ bắt gặp "siêu nhân" hay "tiểu nhân". Người là người như
cây là cây và mọi thứ tham gia vào trong cùng sự tồn tại này. Không ai cao siêu
và không ai kém cỏi và điều đó tất cả là vô nghĩa và rác rưởi!' Ông ta trở nên
rất sợ. Và người này có im lặng mênh mông quanh ông ấy; ông ấy là cái vũng im lặng.
Khổng Tử quay về. Đệ tử của ông
ấy hỏi 'Lão Tử thếnào?' Ông ta nói 'Đừng bao giờ lại gần người này, ông ấy là
nguy hiểm. Nếu ông gặp hổ, ông có thể cứu được mạng ông bằng cách nào đó. Nếu
ông gặp sư tử, ông có thể cứu được bản thân ông. Nhưng người này rất nguy hiểm.
Ông ấy như rồng, rồng bay! Ông ấy sẽ giết chết ông! Đừng bao giờ đi! Bất kì khi
nào ông nghe nói rằng Lão Tử ở quanh đây, trốn đi!'
Khổng Tử rất lo nghĩ về giáo huấn
của Lão Tử. Giáo huấn này khác biệt hoàn toàn thế, đúng hoàn toàn thế, bất thường
hoàn toàn thế, nổi dậy hoàn toàn thế và mang tính cá nhân hoàn toàn thế. Nó
không tin vào luật nhân tạo, chỉ tin vào tự nhiên. Tin cậy vào tự nhiên là Đạo.
Và Lão Tử nói: Ông có thể thanh thản trong cuộc sống, bởi vì ngay cả khi ông
đang bước ông có thể vẫn còn bất động. Trung tâm bên trong nhất của bạn có thể
vẫn còn bất động; bạn có thể trở thành trung tâm của cơn xoáy lốc. Bánh xe quay
nhưng trục xe vẫn còn nguyên. Bánh xe cứ chuyển, nhưng nó chuyển động trên cái
gì đó mà không chuyển động. Hành động, làm, nhưng vẫn còn là người không làm
sâu bên trong. Nói, kể, nhưng vẫn còn trong im lặng sâu bên trong.
Lão Tử nói: Để các mâu thuẫn gặp
gỡ. Để những điều ngược đời tan biến. Có tính ngược đời đi bởi vì cuộc sống là
ngược đời. Sống, và vậy mà sống cứ dường như bạn đã chết. Thế thì, khi bạn chết,
chết cứ dường như bạn đã đi vào trong cuộc sống khác - cuộc sống cao hơn, cuộc
sống lớn lao hơn. Để những điều ngược đời gặp gỡ, hoà quyện, hợp nhất thành một
đơn vị.
Ý nghĩ của Khổng Tử là về phân
chia, phân lớp, phân loại: Sống là sống, sống là tranh đấu. Chết là chết, chết
là thanh thản - phân chia rạch ròi. Lão Tử nói: Không có phân biệt, không có
phân biệt rạch ròi. Sống là chết, chết là sống. Con người có thể sống vô cùng
và vậy mà sâu bên dưới vẫn còn tuyệt đối siêu việt, xa xôi, xa xăm, cách rời,
không dính líu vào tất cả. Bạn có thể bước qua sông và chân bạn có thể vẫn còn
không bị dính nước; bạn có thể là hoa sen. Và đó là cuộc sống thực. Bạn nói và
vậy mà bạn không nói. Cái gì đó trong bạn vẫn còn xa xôi. Bạn chạm đất và vậy
mà cái gì đó trong bạn vẫn còn ở cao trên trời.
Cuộc sống của Khổng Tử sẽ là cuộc
sống rất bình thường, rất logic, toán học, được phân loại, nhưng rất bình thường.
Cuộc sống của Đạo nhân là thực sự phi thường, rất giầu có, bởi vì nó chứa cả phủ
định và khẳng định, âm và dương, xung đột và hợp tác cả hai, yêu và ghét cả
hai, sống và chết cả hai. Bao giờ cũng nhớ, để có hài hoà trong những mâu thuẫn
bên trong bạn, thế thì bạn sẽ đạt tới điểm cao nhất và đỉnh cao nhất. Đừng chọn
một cái, chọn cả hai cùng nhau.
Dũng cảm vào. Đừng keo kiệt
trong chọn lựa. Khi sống cho bạn điều ngược đời, chọn toàn thể điều ngược đời;
nuốt nó và mọi thứ và cái toàn thể, và tiêu hoá nó hoàn toàn bạn sẽ trở thành rồng
bay. 'Tử Cống,' Khổng Tử nói 'Ông đã hiểu.' Tất nhiên, Khổng Tử phải đã rất
sung sướng. Ông ấy đã chuyển đạo cho đệ tử trở về con đường cũ. 'Tử Cống, ông
đã hiểu.' Ông ấy đã bỏ lỡ cơ hội để hiểu, nhưng Khổng Tử nói '... ông đã hiểu.
Mọi người đều hiểu vui của sống, nhưng không hiểu khổ của nó, hiểu mệt mỏi của
việc trở nên già, nhưng không hiểu thoải mái của nó, hiểu cái xấu của chết
nhưng không hiểu giấc ngủ của nó.'
Lại cùng phân chia ấy: Có vài
người hiểu cái đẹp của sống, nhưng không hiểu cái xấu của nó. Thế rồi có một số
người hiểu cái xấu của sống, nhưng không hiểu cái đẹp của nó. Có một số người
hiểu cái xấu của chết, nhưng không hiểu cái nghỉ ngơi của nó. Và thế rồi có một
số người hiểu cái nghỉ ngơi của chết, nhưng không hiểu cái xấu của nó - nhưng cả
hai là như nhau. Bạn chọn phân loại này, ai đó khác chọn phân loại khác.
Khổng Tử đang nói 'Tử Cống, ông
đã hiểu. Mọi người đều hiểu vui của việc sống, nhưng không hiểu khổ của nó,...'
Lại chia chẻ. Ông ấy nói ' mọi người đều hiểu vui của việc sống, nhưng không hiểu
khổ của nó,...' 'Ông hiểu khổ của nó. Mòn mỏi của việc trở nên già mọi người đều
hiểu, nhưng không hiểu thoải mái của có; ông hiểu thoải mái của nó. Cái xấu của
chết mọi người đều hiểu, ông hiểu nghỉ ngơi của nó.' Nhưng đây lại là chọn lựa.
Cả hai nên được chọn cùng nhau. Cả hai nên được chọn cùng nhau nhiều tới mức
không có chọn lựa nào. Sống là xấu và sống là đẹp, và chết là xấu và chết là đẹp,
bởi vì sự tồn tại tồn tại qua các quá trình biện chứng.
Chân trái của bạn di chuyển bởi
vì chân phải của bạn đứng tĩnh tại: chuyển động trở thành có thể bởi vì một
chân đứng tĩnh tại. Thế rồi chân trái của bạn đứng tĩnh tại và chân phải của bạn
chuyển động: chuyển động là có thể bởi vì vô chuyển động. Tôi có thể nói với bạn
bởi vì cái gì đó sâu bên trong bao giờ cũng im lặng. Lời là có nghĩa, chỉ bởi
vì im lặng. Nếu không có im lặng, thế thì lời là vô nghĩa, thế thì nó là nói lắp
bắp. Khi lời có nghĩa, bao giờ cũng nhớ rằng nghĩa tới qua im lặng, im lặng rót
vào trong lời và lời trở thành chói sáng.
Yêu là đẹp bởi vì có khả năng của
ghét, bằng không yêu sẽ dịu ngọt tới mức nó sẽ tạo ra bệnh đái đường! Chỉ toàn
đường, đường, đường.... Không, muối cũng được cần; ghét đem muối cho cuộc sống.
Hoạt động là tốt, nhưng nếu không có bất hoạt trong nó, nó sẽ tạo ra bồn chồn -
hành động ám ảnh. Bất hoạt là tốt, nhưng nếu không có hoạt động trong nó, nó sẽ
là một loại chết, lờ phờ, đờ đẫn. Cả hai là tốt, cái toàn thể là tốt.
Đạo nói: Cái toàn thể là tốt. Đừng
chọn lựa. Để nó như nó vậy. Như nó vậy, nó là thu xếp khôn ngoan. Không thể có
thế giới nào tốt hơn thế giới này. Không có khả năng nào của bất kì cải tiến
nào. Bạn chấp nhận cả hai, và qua chấp nhận đó, bạn siêu việt. Tử Cống này vừa
mới đóng lại cánh cửa qua đó ông ấy thoát được vào bầu trời mở. Ông ấy đã lại bị
dẫn đường sai. Nhớ lấy, trong cuộc sống của bạn cũng có nhiều khoảnh khắc khi bạn
có thể thoát ra, nhưng quá khứ của bạn là nặng - nó kéo bạn lại. Khổng Tử có thể
thành công bởi vì toàn thể quá khứ của Tử Cống không là gì ngoài lí thuyết, lời,
triết lí, học thuyết; và họ hiểu ngôn ngữ của nhau. Ông này kéo ông ấy lại. Lại
khoảnh khắc lớn lao đó bị bỏ lỡ. Và những khoảnh khắc lớn lao đó tới rất hiếm
khi.
Thỉnh thoảng tôi thấy ai đó tới
tôi; người đó muốn được điểm đạo vào sannyas, nhưng rồi người đó nói 'Nhưng tôi
ngần ngại.' Và tôi quan sát. Người đó đứng ngay ở cánh cửa qua đó người đó có
thể thoát ra, nhưng người đó ngần ngại: quá khứ kéo người đó lại. Bây giờ điều
đó là tuỳ. Nếu bạn dũng cảm bạn lấy bước đi, bởi vì bạn biết quá khứ của bạn -
nó đã không thoả mãn bạn - cho nên phỏng có ích gì mà rơi lại lần nữa vào trong
nó? Tử Cống này biết rằng ông ấy đã trở nên mòn mỏi vì học tập, bây giờ ông ấy
sẽ làm gì với Khổng Tử? Toàn học và học và học... chẳng gì khác! Khổng Tử không
biết thiền, ông ấy tin vào không có cực lạc; ông ấy chỉ là thầy giáo đạo đức -
rất trần tục. Ông ấy không biết cái gì lớn hơn xã hội, to hơn xã hội; ông ấy có
cái nhìn rất hạn hẹp. Bây giờ ông ấy định làm gì? Ông ấy sẽ lại học, ông ấy sẽ
lại nghiền ngẫm trên sách vở, sách cũ, truyền thống, mục rữa mà ông ấy sẽ học...
lần nữa. Điều đó ông ấy đã từng làm!
Bao giờ cũng nhớ rằng khi một
khoảnh khắc mới, một sáng suốt mới lởn vởn quanh bạn, chọn cái mới bởi vì cái
cũ đã không làm gì cho bạn, cho nên phỏng có ích gì mà đi lại? Cho dù cái mới
chứng tỏ sai, thế nữa, vẫn chọn cái mới. Ít nhất nó sẽ là cuộc phiêu lưu mới; bạn
sẽ đi tới biết cái gì đó. Cho dù bạn không đạt tới mục đích, ít nhất bạn sẽ học
được dũng cảm nào đó để đi vào trong cái không biết, để ôm choàng cái không biết.
Đó sẽ là ích lợi của bạn. Nhưng đừng bao giờ chọn cái cũ. Bất kì khi nào có khả
năng cho cái mới, đi vào trong cái mới đi. Và đi nhanh bởi vì cái cũ rất nặng -
nó sẽ kéo bạn lại.
Lặp đi lặp lại tôi thấy vài người
ngồi trước tôi, treo giữa quá khứ của họ và hiện tại của họ. Nhớ lấy, hiện tại
là rất nhỏ và quá khứ là rất dài, cho nên tất nhiên trọng lượng của nó là lớn.
Chừng nào bạn chưa rất dũng cảm bạn sẽ không bao giờ thoát ra khỏi nó được. Còn
lại với quá khứ là rất thuận tiện và thoải mái, nhưng thuận tiện và thoải mái
không là gì cả. Trưởng thành là tất cả. Trưởng thành đi. Nếu trưởng thành tới
qua không thoải mái, không thuận tiện - tốt. Thế thì không thuận tiện là tốt,
ích lợi; thế thì không thoải mái là tốt, ích lợi. Nhưng bao giờ cũng nhớ một điều:
Cứ trưởng thành. Đừng trở thành lối mòn. Đừng bắt đầu đi trong cùng vòng tròn
luẩn quẩn lặp đi lặp lại mãi.