Chương 80: Đếm khoảnh khắc nhận biết

Chương 80: Đếm khoảnh khắc nhận biết

Price:

Read more

Osho - Thiền động
Osho – Thiền – Tự do đầu tiên và cuối cùng
Câu hỏi với thầy
Chương 80: Đếm khoảnh khắc nhận biết

Thầy bảo chúng tôi nhận biết về mọi thứ - điều này nghĩa là nhân chứng cho mọi thứ, mọi hành động. Khi tôi quyết định nhận biết trong công việc, tôi lại quên mất về nhận biết, và khi tôi trở nên nhận biết rằng tôi đã không nhận biết, tôi thấy mặc cảm; tôi cảm thấy rằng tôi đã phạm sai lầm. Xin thầy giải thích?
Đấy là vấn đề cơ bản cho bất kì ai đang cố gắng nhận biết trong công việc - vì công việc đòi hỏi rằng bạn phải quên bản thân mình hoàn toàn. Bạn phải tham dự vào nó thật sâu sắc... dường như bạn vắng bóng. Chừng nào còn chưa có được sự tham dự hoàn toàn đến như vậy, công việc vẫn còn là hời hợt.
Tất cả những điều vĩ đại, do con người tạo ra - trong hội hoạ, trong thơ ca, trong kiến trúc, trong điêu khắc, trong bất kì chiều hướng nào của cuộc sống - đều cần bạn phải tham dự hoàn toàn. Và nếu bạn cố gắng để nhận biết đồng thời, công việc của bạn sẽ chẳng bao giờ là ở hàng đầu, vì bạn sẽ không ở trong đó.
Cho nên nhận biết trong khi bạn đang làm việc cần có huấn luyện và kỉ luật lớn lao, và người ta phải bắt đầu từ những hành động rất đơn giản, chẳng hạn, bước đi. Bạn có thể bước, và bạn có thể nhận biết rằng bạn đang bước - mỗi bước đi có thể đầy nhận biết. Ăn... hệt như cách họ uống trà trong các thiền viện - họ gọi nó là ‘lễ hội trà’, vì với việc nhấm nháp trà, người ta phải còn tỉnh táo và nhận biết.
Đấy là những hành động nhỏ nhưng để bắt đầu, chúng hoàn toàn tốt. Người ta không nên bắt đầu với cái gì đó như việc vẽ, nhảy múa - những điều này là những hiện tượng rất sâu sắc và phức tạp. Bắt đầu từ những hành động nhỏ của cuộc sống đời thường đi. Khi bạn trở nên ngày một quen thuộc với nhận biết, khi nhận biết trở thành hệt như hơi thở - bạn không phải nỗ lực gì về nó, nó trở thành tự phát - thế thì trong bất kì hành động nào, bất kì công việc nào, bạn cũng đều có thể nhận biết.
Nhưng nhớ điều kiện: nó phải là vô nỗ lực; nó phải xuất phát tự nhiên. Thế thì vẽ hay soạn nhạc, hay nhảy múa, hay thậm chí đánh nhau với kẻ thù bằng lưỡi kiếm, bạn cũng có thể vẫn còn hoàn toàn nhận biết. Nhưng nhận biết đó không phải là nhận biết bạn đang cố gắng có. Nó không phải là cái bắt đầu; nó là đỉnh cao của kỉ luật lâu dài. Đôi khi nó cũng có thể xảy ra mà chẳng cần kỉ luật nào cả.
Nhưng điều này hiếm khi có thể xảy ra - trong những điều kiện cực đoan. Trong cuộc sống hàng ngày bạn nên tuân theo quá trình đơn giản. Trước hết trở nên nhận biết về những hành động mà không cần sự tham dự của bạn. Bạn có thể bước đi và bạn có thể nghĩ; bạn có thể ăn và bạn có thể nghĩ. Thay thế nghĩ bằng nhận biết đi. Ăn, và vẫn còn tỉnh táo rằng bạn đang ăn. Bước đi, thay thế nghĩ bằng nhận biết. Cứ bước; có lẽ bước đi của bạn sẽ đôi chút chậm hơn và duyên dáng hơn. Nhưng nhận biết là có thể với những hành động nhỏ này. Và khi bạn trở thành ngày càng lưu loát hơn, dùng nhiều hoạt động phức tạp hơn. Một ngày sẽ tới khi chỉ có mọi hoạt động trong thế giới mà trong đó bạn luôn tỉnh táo và đồng thời thực hiện hành động đó một cách toàn bộ.
Bạn đang nói, “Khi tôi quyết định nhận biết trong công việc, tôi lại quên mất về nhận biết.” Nó phải không là quyết định của bạn, nó phải là kỉ luật lâu dài của bạn. Và nhận biết phải trở thành tự phát; bạn không phải nhớ tới nó, bạn phải không ép buộc nó.
“Và khi tôi trở nên nhận biết rằng tôi đã không nhận biết, tôi thấy mặc cảm.” Điều đó hoàn toàn là đần độn. Khi bạn trở nên nhận biết rằng bạn đã không nhận biết, cảm thấy hạnh phúc rằng ít nhất bây giờ bạn đang nhận biết. Với khái niệm mặc cảm, không có chỗ trong giáo huấn của tôi.
Mặc cảm là một trong những chứng ung thư của linh hồn. Và tất cả mọi tôn giáo đều đã dùng mặc cảm để phá huỷ nhân phẩm bạn, lòng tự hào của bạn, và làm cho bạn chỉ là nô lệ. Không cần phải cảm thấy mặc cảm, điều đó là tự nhiên. Nhận biết là điều lớn lao đến mức cho dù bạn có thể nhận biết trong vài giây thôi, hân hoan đi. Đừng để ý tới những khoảnh khắc bạn quên lãng. Chú ý đến trạng thái khi bạn bỗng nhiên nhớ được, “Mình không nhận biết rồi.” Cảm thấy may mắn rằng ít nhất, sau vài giờ, nhận biết đã trở lại.
Đừng làm nó thành ăn năn, mặc cảm, buồn - vì bằng cách thấy mặc cảm và buồn, bạn sẽ không được cứu giúp. Bạn sẽ cảm thấy, sâu bên trong, thất bại. Và một khi cảm giác về thất bại lắng đọng trong bạn, nhận biết sẽ trở thành còn khó khăn hơn.
Thay đổi toàn bộ tiêu điểm của bạn đi. Điều lớn lao là bạn trở nên nhận biết rằng bạn đã quên mất phải nhận biết. Bây giờ đừng quên thật lâu nữa. Lần nữa, bạn sẽ quên; lần nữa, bạn sẽ nhớ - nhưng mỗi lần, lỗ hổng của quên lãng sẽ trở nên nhỏ dần lại. Nếu bạn có thể tránh được mặc cảm, điều về căn bản mang tính Ki tô giáo, lỗ hổng vô nhận biết của bạn sẽ trở nên ngắn hơn, rồi một hôm nó đơn thuần biến mất. Nhận biết sẽ trở thành tựa như việc thở hay nhịp tim, hay như máu tuần hoàn trong bạn - ngày tới ngày qua. Cho nên quan sát rằng bạn không cảm thấy mặc cảm. Chẳng có gì để cảm thấy mặc cảm cả.
Một điều rất có ý nghĩa là cây chẳng nghe lời các linh mục Ki tô giáo. Nếu không, chúng sẽ làm cho hoa hồng cảm thấy mặc cảm: “Sao mày lại có gai?” Và hoa hồng, nhảy múa rung rinh trong gió, trong mưa, dưới ánh mặt trời, bỗng nhiên trở nên buồn. Điệu nhảy sẽ biến mất; hớn hở sẽ biến mất; hương thơm sẽ biến mất. Bây giờ gai sẽ trở thành thực tại duy nhất của nó, một vết thương - “Sao mày lại có gai?” Nhưng bởi vì chẳng có cây hoa hồng nào ngu xuẩn đến mức nghe lời bất kì tu sĩ nào của bất kì tôn giáo nào, cho nên hoa hồng cứ nhảy múa, và với hoa hồng, gai cũng cứ nhảy múa.
Toàn bộ sự tồn tại đều không mặc cảm. Và khoảnh khắc một người trở thành không mặc cảm, người đó trở thành một phần của luồng chảy cuộc đời vũ trụ. Đó là chứng ngộ, tâm thức không mặc cảm, hớn hở trong mọi thứ mà cuộc sống làm ra: ánh sáng là đẹp; bóng tối, cũng thế.
Khi bạn không thể tìm ra bất kì điều gì để mặc cảm, với tôi bạn đã trở thành người tôn giáo. Với cái gọi là các tôn giáo, chừng nào bạn còn chưa mặc cảm, bạn còn chưa là tôn giáo; bạn càng mặc cảm, bạn càng tôn giáo hơn. Người ta đang hành hạ mình bằng trừng phạt, bằng hành xác. Người ta đang nhịn đói; người ta đang tự đấm ngực mình bằng nắm đấm của mình cho tới khi máu rỉ ra từ ngực. Với tôi những người này là bị bệnh tâm thần; họ không có tính tôn giáo. Cái gọi là các tôn giáo của họ đã dạy họ rằng nếu bạn phạm bất kì điều gì sai trái, tốt nhất là trừng phạt chính mình hơn là để bị Thượng đế hay ngày phán xử cuối cùng trừng phạt - vì trừng phạt đó là bị ném vĩnh viễn vào bóng tối vực thẳm của địa ngục. Không có lối thoát, không có lối ra - một khi bạn đã vào địa ngục, bạn vào luôn rồi.
Toàn thể nhân loại đã bị làm phạm tội theo cách này hay cách khác. Vẻ rạng ngời trong mắt bạn đã bị tước đi; cái đẹp trên khuôn mặt bạn đã bị tước đi; cái duyên dáng trong con người bạn đã bị tước đi. Bạn bị thu lại thành tội nhân - không cần thiết.
Nhớ lấy: con người yếu đuối và ẻo lả, và lầm lỗi là con người. Và người đã phát minh ra câu ngạn ngữ “Lầm lỗi là con người,”, cũng đã phát minh ra ngạn ngữ, “Tha thứ là thiêng liêng.” Tôi không đồng ý với phần thứ hai này.
Tôi nói, “Lầm lỗi là con người và tha thứ cũng là con người.” Và tha thứ cho chính mình là một trong những đức hạnh lớn lao nhất, vì nếu bạn không thể tha thứ cho chính mình, bạn cũng không thể nào tha thứ cho bất kì ai khác trên thế giới này - điều ấy là không thể được. Bạn đầy ắp những vết thương, mặc cảm, làm sao bạn có thể tha thứ cho ai được? Cái gọi là những thánh nhân của bạn cứ nói mãi rằng bạn sẽ bị ném vào địa ngục. Thực tại là, họ đang sống trong địa ngục đấy! Họ không thể cho phép ngay cả Thượng đế tha thứ cho bạn!
Một nhà thơ Sufi vĩ đại, Omar Khayyam, đã viết trong tác phẩm Rubaiyat, tuyển tập thơ nổi tiếng thế giới của ông ấy: “Tôi đi uống rượu, nhảy múa, yêu. Tôi phạm đủ mọi loại tội lỗi vì tôi tin cậy Thượng đế là từ bi - ngài sẽ tha thứ. Tội lỗi của tôi rất nhỏ; tha thứ của ngài là mênh mông.”
Khi các thầy tu biết tới cuốn sách của ông ấy - vì trong những ngày đó sách được viết bằng tay, còn chưa có báo in... Các thầy tu phát hiện ra rằng ông ấy đã viết những điều báng bổ, rằng ông ấy đã nói, “Đừng lo lắng, cứ làm bất kì việc bạn muốn đi vì Thượng đế chẳng là gì ngoài từ bi và tình yêu thuần khiết. Bạn có thể phạm bao nhiêu tội lỗi trong bẩy mươi năm cuộc đời? - so với tha thứ của ông ấy, nó chẳng là cái gì cả.”
Ông ấy cũng còn là nhà toán học nổi tiếng nữa, nhà cải cách trong nước. Các thầy tu tới ông ấy và nói, “Ông viết cái thứ gì thế này? Ông sẽ phá huỷ tính tôn giáo của mọi người! Tạo ra nỗi sợ trong mọi người, bảo với mọi người rằng Thượng đế là rất công bằng: nếu bạn đã phạm một tội, bạn sẽ bị trừng phạt. Sẽ không có từ bi đâu.”
Sách của Omar Khayyam bị đốt trong thời của ông ấy. Bất kì khi nào tìm thấy một bản sao, nó đều bị các thầy tu đốt sạch, vì con người này đang dạy ý tưởng nguy hiểm. Nếu nó được lan truyền trong con người và mọi người bắt đầu hớn hở trong cuộc sống, điều gì sẽ xảy ra cho các thầy tu? Điều gì sẽ xảy ra cho các thánh nhân? Điều gì sẽ xảy ra cho các huyền thoại của họ về địa ngục, cõi trời và Thượng đế? Tất cả sẽ biến vào thinh không. Chí ít, đối với tôi, Omar Khayyam cũng là một trong các nhà huyền môn Sufi chứng ngộ, và điều ông ấy nói có chân lí mênh mông trong đó. Ông ấy không ngụ ý rằng bạn nên phạm tội lỗi. Điều ông ấy ngụ ý đơn thuần là ở chỗ bạn không nên cảm thấy mặc cảm. Dù bạn làm gì - nếu nó không đúng, đừng làm lại nó. Nếu bạn cảm thấy điều đó làm tổn thương ai đó, đừng làm lại điều đó nữa. Nhưng không cần cảm thấy mặc cảm, không cần phải ăn năn, không cần phải hối lỗi và hành hạ mình.
Tôi muốn thay đổi tiêu điểm của bạn hoàn toàn. Thay vì đếm xem bao nhiêu lần bạn quên nhớ tới nhận biết, đếm một vài khoảnh khắc đẹp đẽ mà bạn hoàn toàn trong suốt và nhận biết. Những khoảng khắc này là đủ để cứu bạn, là đủ để chữa chạy cho bạn, chữa lành cho bạn. Và nếu bạn chú ý tới chúng, chúng sẽ cứ phát triển và trải rộng trong tâm thức của bạn. Dần dần, dần dần toàn bộ bóng tối của vô nhận biết sẽ biến mất.
Ban đầu bạn sẽ thấy nhiều lần rằng có lẽ không thểnào vừa làm việc và vừa nhận biết cùng lúc. Nhưng tôi nói cho bạn rằng điều ấy không chỉ là có thể, nó lại còn rất dễ có thể. Chỉ cần bắt đầu theo đúng cách. Chỉ đừng bắt đầu từ XYZ; bắt đầu từ ABC.
Trong cuộc sống, chúng ta cứ bỏ lỡ nhiều điều vì bắt đầu sai. Mọi thứ nên được bắt đầu từ ngay lúc đầu. Tâm trí chúng ta hay nôn nóng; chúng ta muốn làm mọi thứ nhanh chóng. Chúng ta muốn đạt tới điểm cao nhất mà không trải qua mọi bậc của chiếc thang. Nhưng điều đó có nghĩa là thất bại hoàn toàn. Và một khi bạn thất bại trong cái gì đó như nhận biết - đấy không phải là thất bại nhỏ đâu - có lẽ bạn sẽ không bao giờ thử nó lại nữa. Thất bại gây tổn thương.
Cho nên bất kì cái gì có giá trị như nhận biết - vì nó có thể mở ra tất cả các cánh cửa của những bí ẩn của sự tồn tại, nó có thể đem bạn tới chính ngôi đền của Thượng đế - bạn nên bắt đầu rất cẩn thận và ngay từ đầu và di chuyển rất chậm. Chỉ một chút kiên nhẫn và mục tiêu không xa xôi gì.152
Xem tiếp Chương 81Quay về Mục lục

Ads Belove Post