Chương 16. Giấc ngủ

Chương 16. Giấc ngủ

Price:

Read more

Osho – Từ Thuốc tới Thiền
Chương 16. Giấc ngủ


Trong giấc ngủ chúng ta đạt tới cùng chỗ chúng ta tới trong thiền. Khác biệt duy nhất là ở chỗ trong giấc ngủ chúng ta vô ý thức, còn trong thiền chúng ta tràn đầy ý thức. Nếu ai đó đã trở nên tràn đầy nhận biết, thậm chí trong giấc ngủ của mình, người đó sẽ có cùng kinh nghiệm như trong thiền.
Chẳng hạn, nếu chúng ta đưa một người vào cơn mê, và trong trạng thái vô ý thức của người đó chúng ta đem người đó trên cáng ra vườn nơi hoa nở đầy, nơi hương thơm lan trong không trung, nơi mặt trời chiếu sáng và chim chóc hót véo von, người này sẽ hoàn toàn không nhận biết gì về tất cả những điều này. Sau khi chúng ta đem người đó lại và người đó ra khỏi cơn mê, nếu chúng ta hỏi người đó thích vườn thế nào, người đó sẽ không thể nào nói được cho chúng ta điều gì. Thế rồi, nếu bạn lại đem người này ra cũng vườn đó khi tràn đầy ý thức, người đó sẽ kinh nghiệm mọi thứ hiện diện ở đó khi được đem ra trước đây. Trong cả hai trường hợp, mặc dầu người này được đem ra cùng chỗ… người này không nhận biết về cái đẹp bao quanh ở lần đưa ra đầu tiên, trong khi ở lần thứ hai người đó sẽ tràn đầy nhận biết về hoa, về hương thơm, về tiếng chim véo von, về mặt trời lên. Cho nên, mặc dầu bạn rõ ràng sẽ đạt tới xa trong trạng thái vô ý thức, việc đạt tới chỗ nào đó trong trạng thái vô ý thức cũng tốt ngang như chẳng đạt tới đó chút nào.
Trong giấc ngủ, chúng ta đạt tới cùng thiên đường như ta đạt tới trong thiền, nhưng chúng ta không nhận biết về nó. Mỗi đêm chúng ta lại du hành tới thiên đường này, và thế rồi chúng ta quay lại – không nhận biết. Mặc dầu làn gió tươi tắn và hương thơm đáng yêu của chỗ đó chạm tới chúng ta, và tiếng véo von của chim chóc vang bên tai chúng ta, chúng ta cũng chẳng bao giờ nhận biết về nó cả. Và ấy vậy mà, mặc dầu quay về từ thiên đường này hoàn toàn không nhận biết về nó, người ta vẫn có thể nói, “Tôi cảm thấy rất tốt sáng nay. Tôi cảm thấy rất an bình – tôi ngủ ngon đêm qua.”
Bạn cảm thấy tốt thế về cái gì vậy? Đã ngủ ngon, cái gì tốt xảy ra? Điều đó không thể chỉ vì bạn ngủ được, chắc chắn là bạn phải đã ở đâu đó; cái gì đó phải đã xảy ra cho bạn. Nhưng vào sáng sớm bạn chẳng có tri thức gì về nó cả, ngoại trừ vài ý niệm mông lung về cảm giác tốt lành. Người đã có giấc ngủ say ban đêm tỉnh dậy tươi tắn vào buổi sáng. Điều này chứng tỏ người này đã đạt tới cội nguồn làm khoẻ lại trong giấc ngủ – nhưng trong trạng thái vô ý thức. Người không thể nào ngủ ngon vào ban đêm thấy mình mệt mỏi vào buổi sáng hơn là tối hôm trước. Và nếu một người không ngủ ngon trong vài ngày thì sẽ trở thành khó khăn cho người đó sống còn, bởi vì mối nối của người đó với cội nguồn của cuộc sống bị gẫy. Người đó không thể nào đạt tới chỗ về bản chất người đó phải đạt tới…
Tại New York, ít nhất ba mươi phần trăm người không thể ngủ được nếu không có thuốc an thần. Các nhà tâm lí tin rằng nếu điều kiện này lan rộng trong một trăm năm nữa, thì chẳng người nào sẽ có khả năng ngủ được mà không dùng thuốc. Mọi người đã hoàn toàn mất giấc ngủ. Nếu một người mất ngủ hỏi bạn cách đi ngủ, và câu trả lời của bạn là, “Tất cả mọi điều tôi làm là kê đầu lên gối và rơi vào giấc ngủ,” người đó sẽ không tin bạn. Người đó sẽ thấy điều này là không thể được và hoài nghi sẽ phải có thủ đoạn gì đây mà người đó không biết – bởi vì người đó kê đầu lên gối đấy, nhưng chẳng cái gì xảy ra cả.
Lạy trời đừng có chuyện đó, nhưng một thời có thể tới, sau đây một nghìn hay hai nghìn năm, khi mọi người sẽ mất giấc ngủ tự nhiên, và mọi người sẽ từ chối tin rằng, một nghìn hay hai nghìn năm trước thời họ, mọi người đơn giản kê đầu lên gối của mình và rơi vào giấc ngủ. Họ sẽ coi điều này là câu chuyện hư cấu, huyền thoại từ quá khứ cổ đại. Họ sẽ không tin điều đó là đúng. Họ sẽ nói, “Điều này không thể được, bởi vì nếu điều đó không đúng cho chúng tôi, thì làm sao nó có thể đúng cho bất kì ai khác được?”
Tôi đang lôi kéo sự chú ý của bạn tới tất cả những điều này bởi vì ba hay bốn nghìn năm trước mọi người sẽ nhắm mắt lại và đi vào thiền dễ dàng như bạn đi vào giấc ngủ ngày nay. Hai nghìn năm nữa từ bây giờ sẽ khó mà ngủ ở New York được – ngày nay thậm chí đã khó rồi. Ngủ ở Bombay đang trở nên ngày càng khó khăn hơn – đấy chỉ là vấn đề thời gian thôi. Ngày nay khó mà tin đã có thời khi con người có thể nhắm mắt lại và đi vào thiền – bởi vì bây giờ, khi bạn ngồi với đôi mắt nhắm, bạn chẳng đạt tới đâu cả; bên trong, ý nghĩ cứ lởn vởn xung quanh và bạn vẫn còn ở nơi bạn đang hiện hữu.
Trong quá khứ, thiền là dễ dàng cho những người gần với tự nhiên giống như ngủ dễ dàng cho những người sống gần với tự nhiên. Đầu tiên thiền biến mất; bây giờ giấc ngủ đang trên đường ra đi. Những thứ mất đầu tiên là ý thức; sau đó, những thứ mất đi là vô ý thức. Với việc biến mất của thiền, thế giới này đã gần thành phi tôn giáo, và khi giấc ngủ biến mất thì thế giới sẽ trở thành hoàn toàn phi tôn giáo. Chẳng còn hi vọng nào về tôn giáo trong một thế giới không ngủ.
Bạn sẽ không tin làm sao chúng ta lại được nối với giấc ngủ sâu thế, chặt thế. Cách thức một người sẽ sống cuộc sống mình phụ thuộc hoàn toàn vào cách người đó ngủ. Nếu người đó không ngủ ngon, toàn bộ cuộc sống của người đó sẽ là hỗn loạn: tất cả mọi mối quan hệ của người đó sẽ trở thành rối rắm, mọi thứ sẽ trở thành chất độc, tràn đầy với điên dại. Nếu, ngược lại, một người ngủ sâu, sẽ có tươi tắn trong cuộc sống người đó – an bình và niềm vui sẽ tuôn chảy liên tục trong cuộc sống người đó. Nằm dưới các mối quan hệ của người đó, tình yêu của người đó, mọi thứ khác, sẽ có sự chân thành. Nhưng nếu người đó mất ngủ, mọi mối quan hệ của người đó sẽ thành rối rắm. Người đó sẽ làm lộn xộn cuộc sống với gia đình mình, vợ mình, con mình, mẹ mình, bố mình, thầy giáo mình, sinh viên mình – tất cả họ. Giấc ngủ đem chúng ta tới một điểm trong vô ý thức của mình tại đó chúng ta được chìm ngập vào trong Thượng đế – mặc dầu không được lâu lắm. Ngay cả người mạnh khoẻ nhất cũng chỉ đạt tới mức độ sâu sắc hơn của mình trong mười phút của giấc ngủ cả đêm tám tiếng. Với mười phút này người đó hoàn toàn mất hút, chìm vào trong giấc ngủ, thậm chí mơ cũng không tồn tại.
Giấc ngủ không kéo dài toàn bộ khi người ta mơ – người ta cứ di chuyển giữa các trạng thái ngủ và thức. Mơ là trạng thái trong đó người ta nửa ngủ và nửa thức. Đang trong mơ có nghĩa là cho dù mắt bạn nhắm đấy, nhưng bạn lại không ngủ; những ảnh hưởng bên ngoài vẫn tác động tới bạn. Những người bạn gặp trong ngày, bạn vẫn cùng họ ban đêm trong giấc mơ của mình. Giấc mơ chiếm trạng thái trung gian ở giữa ngủ và thức. Và điều bạn không nhớ vào buổi sáng rằng bạn đã mơ cả đêm là bên ngoài vấn đề. Nhiều nghiên cứu về giấc ngủ đang được tiến hành ở Mĩ. Quãng mười phòng thí nghiệm lớn vẫn đang thực nghiệm trên hàng nghìn người từ tám đến mười năm nay.
Người Mĩ đang biểu lộ mối quan tâm vào thiền bởi vì họ đã làm mất giấc ngủ. Họ nghĩ rằng có lẽ thiền có thể đem giấc ngủ lại cho họ, rằng nó có thể đem an bình nào đó vào trong cuộc sống của họ. Đó là lí do tại sao họ lại nhìn vào thiền chẳng gì nhiều hơn thuốc an thần. Khi Vivekananda lần đầu tiên giới thiệu thiền ở Mĩ, một bác sĩ trị liệu tới ông ấy và nói, “Tôi thích thú việc thiền của ông lắm. Nó hoàn toàn là thuốc an thần không thuốc. Nó không phải là thuốc ấy vậy mà nó lại làm cho người ta ngủ – thật là vĩ đại.” Các nhà yoga không phải là lí do cho ảnh hưởng của họ đang tăng lên nhiều thế ở Mĩ – thiếu ngủ mới là lí do thật. Việc ngủ của mọi người đang trong đống lộn xộn, và hậu quả là cuộc sống ở Mĩ tràn đầy những nặng nề, phiền muộn, căng thẳng. Và do vậy ở Mĩ chúng ta thấy nhu cầu đang tăng lên về thuốc an thần – bằng cách nào đó, để đem giấc ngủ lại cho mọi người.
Mỗi năm, hàng triệu đô la đã được tiêu cho thuốc an thần ở Mĩ. Mười phòng thí nghiệm lớn đang tiến hành nghiên cứu trên hàng nghìn người, những người được trả tiền để trải qua các đêm ngủ khá phiền phức và không thoải mái. Đủ mọi loại điện cực và hàng nghìn dây dợ được gắn vào thân thể người đó, và họ được kiểm tra từ mọi góc độ để tìm ra cái gì đang xảy ra bên trong họ. Một phát hiện không thể nào tin được mà những thực nghiệm này để lộ ra là ở chỗ con người mơ gần như cả đêm. Thức dậy, một số người nói họ không mơ, trong khi số khác nói họ có mơ. Nhưng trong thực tế, tất cả họ đều mơ. Khác biệt duy nhất là ở chỗ những người có trí nhớ tốt hơn nhớ được việc mơ, trong khi những người với trí nhớ kém hơn không thể nhớ lại được việc mơ. Nhưng người ta đã tìm ra rằng người hoàn toàn mạnh khoẻ có khả năng trượt vào giấc ngủ, giấc ngủ không mơ trong mười phút.
Người ta có thể nhòm vào giấc mơ qua máy. Thần kinh trong não vẫn còn hoạt động trong trạng thái mơ của chúng ta, nhưng khi giấc mơ dừng lại, thần kinh cũng dừng hoạt động, và máy chỉ ra một lỗ hổng đã xuất hiện. Lỗ hổng này chỉ ra rằng vào thời điểm đó, người này chẳng mơ cũng chẳng nghĩ – người đó mất hút ở đâu đó.
Điều thú vị là máy cứ ghi lại những chuyển động bên trong người này trong khi người đó đang trong trạng thái mơ, nhưng ngay khi người đó rơi vào trong giấc ngủ không mơ, máy chỉ ra lỗ hổng. Họ không biết con người này biến mất đi đâu trong lỗ hổng đó. Cho nên, giấc ngủ không mơ có nghĩa là người này đã đạt tới một chỗ bên ngoài phạm vi của máy. Chính trong lỗ hổng đó người này đi vào điều thiêng liêng. Máy không có khả năng phát hiện ra không gian này ở giữa, lỗ hổng này. Máy ghi lại hoạt động nội bộ chừng nào người này còn mơ – thế rồi tới lỗ hổng và người này biến mất đâu đó. Và thế rồi, sau mười phút, máy bắt đầu ghi trở lại. Khó nói được người này ở đâu trong khoảng hở mười phút đó. Các nhà tâm lí học Mĩ rất say mê với lỗ hổng này; do đó họ coi việc ngủ là bí ẩn lớn nhất.
Bạn ngủ hàng ngày, ấy vậy mà bạn chẳng có ý tưởng về ngủ là gì. Người ta ngủ cả đời, ấy vậy mà chẳng có gì thay đổi – người đó chẳng biết gì về giấc ngủ cả. Lí do bạn không biết gì về giấc ngủ là ở chỗ khi giấc ngủ có đó, bạn không có đó. Nhớ lấy, bạn hiện hữu chỉ khi giấc ngủ không có đó, và do vậy bạn đi tới biết nhiều lắm cũng chỉ như cái máy biết. Cũng hệt như trong việc đối diện với lỗ hổng máy dừng lại và không thể nào đạt tới được chỗ người này đã được đưa tới, bạn cũng không thể nào đạt tới đó – bởi vì bạn chẳng nhiều hơn cái máy.
Vì bạn cũng không bắt gặp lỗ hổng đó, cho nên giấc ngủ vẫn còn là một bí ẩn; nó vẫn còn ở bên ngoài tầm với của bạn. Điều này là như vậy bởi vì con người rơi vào giấc ngủ không tỉnh chỉ khi người đó dừng tồn tại trong cái ‘tôi đây’ của mình. Và do đó, vì bản ngã cứ phát triển, giấc ngủ trở nên ngày một ít đi. Và người bản ngã mất khả năng ngủ của mình bởi vì bản ngã của mình, cái ‘tôi’, cứ tự khẳng định nó hai mươi bốn giờ một ngày. Chính cái ‘tôi’ đánh thức, cũng cái ‘tôi’ đó bước đi trên phố. Cái ‘tôi’ vẫn còn hiện diện cả hai mươi bốn tiếng đồng hồ đến mức lúc rơi vào giấc ngủ, khi thời điểm tiến tới việc vứt bỏ cái ‘tôi’, người ta không thể nào gạt bỏ được nó. Hiển nhiên, điều đó trở thành khó khăn để rơi vào giấc ngủ. Chừng nào cái ‘tôi’ còn tồn tại, giấc ngủ là không thể có được. Và chừng nào cái ‘tôi’ còn tồn tại, việc đi vào trong sự tồn tại là điều không thể được.
Việc đi vào trong giấc ngủ và đi vào trong sự tồn tại đích xác là một và là cùng một điều; khác biệt duy nhất là ở chỗ qua giấc ngủ người ta đi vào trong sự tồn tại trong trạng thái vô ý thức, trong khi qua thiền người ta đi vào trong sự tồn tại trong trạng thái có ý thức. Nhưng đây là khác biệt rất lớn lao. Bạn có thể đi vào sự tồn tại qua giấc ngủ trong hàng nghìn kiếp, ấy vậy mà bạn sẽ chẳng bao giờ đi tới biết sự tồn tại. Nhưng nếu, cho dù một khoảnh khắc thôi, bạn đi vào thiền bạn sẽ đạt tới cùng chỗ bạn đã đạt tới trong giấc ngủ say trong hàng nghìn hàng triệu kiếp – mặc dầu bao giờ cũng trong trạng thái vô ý thức – và điều đó sẽ làm biến đổi bạn toàn bộ.
Điều thú vị là, một khi người ta đi vào thiền, đi vào cái trống rỗng nơi giấc ngủ say đưa người đó tới, người đó sẽ chẳng bao giờ còn vô ý thức nữa – thậm chí trong khi người đó ngủ.
Ananda đã sống với Phật trong nhiều năm, trong nhiều năm ông ấy đã ngủ gần Phật. Một sáng ông ấy hỏi Phật, “Trong nhiều năm tôi đã quan sát thầy ngủ. Không lần nào thầy trở mình cả; thầy ngủ cả đêm trong cùng tư thế. Các chi vẫn nguyên chỗ chúng ở khi thầy nằm xuống ban đêm; không một chuyển động nhỏ nào. Nhiều lần tôi tỉnh dậy lúc nửa đêm để kiểm tra xem liệu thầy có cử động không. Tôi đã thức nhiều đêm quan sát thầy – bàn tay thầy, bàn chân thầy, vẫn cứ y nguyên ở cùng vị trí; thầy chẳng bao giờ đổi bên cả. Thầy có giữ một loại kỉ lục nào về giấc ngủ trong cả đêm không?”
“Ta không cần phải giữ bất kì kỉ lục nào cả”, Phật đáp, “Ta ngủ trong trạng thái có ý thức, cho nên ta thấy không cần đổi bên. Ta có thể đổi bên nếu ta muốn. Trở mình bên nọ sang bên kia không phải là yêu cầu của giấc ngủ, đấy là yêu cầu của tâm trí bất ổn của ông.” Tâm trí bất ổn thậm chí không thể nào nghỉ yên một chỗ cho một đêm, nói chi đến cả ngày dài. Thậm chí việc ngủ ban đêm, toàn bộ thời gian này thân thể cũng biểu lộ cái bất ổn của nó.
Nếu bạn quan sát một người ngủ ban đêm bạn sẽ thấy người đó liên tục bất ổn suốt đêm. Bạn sẽ thấy người đó di chuyển tay nhiều phần hệt như cách người đó làm khi người đó thức trong ngày. Trong giấc mơ ban đêm của mình, bạn sẽ thấy người đó chạy và thở hổn hển nhiều phần hệt như cách điều đó xảy ra với ai đó trong ngày – người đó cảm thấy thở gấp, mệt mỏi. Ban đêm, trong giấc mơ, người đó tranh đấu nhiều phần hệt như cách thức người đó tranh đấu ban ngày. Người đó tràn đầy đam mê ban ngày, cả ban đêm nữa. Không có khác biệt cơ bản giữa ngày và đêm của người như vậy, ngoại trừ rằng ban đêm người đó nằm xuống, kiệt sức, vô ý thức; mọi thứ khác vẫn tiếp tục vận hành như thường lệ. Cho nên Phật nói, “Ta có thể đổi bên nếu ta muốn, nhưng không có nhu cầu.”
Nhưng chúng ta không hiểu… Một người ngồi trên ghế cứ rung đùi. Hỏi người đó, “Sao chân anh lại cứ rung rung như thế? Điều đó có thể hiểu nổi nếu chúng di chuyển khi anh bước, nhưng sao chúng lại chuyển động khi anh đang ngồi trong ghế?” Khi bạn nói điều này người đó sẽ dừng ngay lập tức. Thế rồi người đó sẽ không rung đùi trong một giây, nhưng người đó sẽ không có lời giải thích nào về việc tại sao người đó lại làm điều ấy. Điều ấy chứng tỏ sự bất ổn bên trong gây ra khuấy động trong toàn bộ thân thể. Bên trong là tâm trí bất ổn; nó không thể nào tĩnh lặng, ở một tư thế, cho dù là một khoảnh khắc. Nó sẽ luôn giữ cho toàn bộ thân thể bồn chồn: chân sẽ rung rung, đầu sẽ lắc lư; thậm chí ngồi mà thân thể vẫn sẽ đổi bên.
Đó là lí do tại sao, ngay cả đến mười phút, bạn cũng thấy khó thế để ngồi im trong thiền. Và từ hàng nghìn chỗ khác nhau thân thể cứ thôi thúc bạn co duỗi và quay người. Chúng ta không chú ý đến điều này chừng nào chúng ta còn chưa ngồi với nhận biết trong thiền. Thế thì chúng ta hiểu đây là thân thể thuộc loại gì; nó không muốn vẫn còn tĩnh lặng trong một tư thế cho dù là một giây. Lẫn lộn, căng thẳng, và kích động của tâm trí khuấy động toàn bộ thân thể.
Trong khoảng mười phút mọi thứ đều biến mất trong giấc ngủ không tỉnh – mặc dầu mười phút này là có sẵn chỉ cho người hoàn toàn mạnh khoẻ và an bình, không phải cho mọi người. Những người khác có được loại giấc ngủ này ở bất kì đâu từ một đến năm phút; phần lớn mọi người chỉ được hai hay một phút ngủ say. Chút ít tinh hoa chúng ta nhận được trong một phút đạt tới cội nguồn cuộc sống đó chúng ta dùng cho hai mươi bốn giờ làm việc tiếp. Chút ít lượng dầu đó ngọn đèn nhận được trong thời kì ngắn ngủi đó, chúng ta dùng nó để thực hiện cuộc sống của chúng ta trong trọn hai mươi bốn tiếng. Ngọn đèn của cuộc sống người ta bùng cháy trên bất kì lượng dầu nào nó nhận được. Đây là lí do cho ngọn đèn cháy chậm thế – không đủ dầu được thu thập để làm cho ngọn đèn cuộc sống bùng cháy sáng, để cho nó có thể trở thành ngọn đuốc bốc cháy sáng.
Thiền đem bạn dần trở về cội nguồn của cuộc sống. Thế thì không phải là bạn cứ lấy một chút ít nuôi dưỡng từ nó ra, bạn đơn giản ở trong bản thân cội nguồn đó. Thế thì không phải là bạn đổ thêm dầu vào chiếc đèn của mình – thế thì toàn bộ đại dương dầu trở thành sẵn có cho bạn. Thế thì bạn bắt đầu sống trong chính đại dương đó. Với loại sống đó, giấc ngủ biến mất – không theo nghĩa là người ta không ngủ thêm nữa, mà theo nghĩa là, thậm chí khi người ta ngủ, một ai đó bên trong vẫn còn thức tỉnh xa cách. Thế thì giấc mơ không còn tồn tại nữa. Nhà yoga vẫn còn tỉnh thức, người đó ngủ, nhưng người đó không bao giờ mơ – mơ của người đó biến mất toàn bộ. Và khi mơ biến mất, ý nghĩ cũng biến mất. Điều chúng ta biết như ý nghĩ trong trạng thái tỉnh được gọi là mơ trong trạng thái ngủ. Chỉ có hơi khác biệt giữa ý nghĩ và mơ: ý nghĩ là mơ có hơi văn minh hơn, trong khi mơ có chút ít nguyên thuỷ hơn về bản chất. Về cả hai điều này, người ta là ý nghĩ nguyên gốc.
Trong thực tế, trẻ con, hay các bộ lạc nguyên thuỷ, chỉ có thể nghĩ theo hình ảnh, không theo lời. Ý nghĩ đầu tiên của con người bao giờ cũng là hình ảnh. Chẳng hạn, khi đứa trẻ đói thì nó không nghĩ bằng lời, “Mình đang đói.” Đứa trẻ có thể hình dung ra bầu vú mẹ; nó có thể tưởng tượng bản thân mình đang bú vú. Nó có thể được tràn đầy với ham muốn rúc vào bầu vú, nhưng nó không thể nào hình thành nên lời. Việc hình thành lời nói bắt đầu muộn mãi về sau; hình ảnh xuất hiện trước nhất…
Ngôn ngữ của lời nói thuận tiện trong ngày, nhưng nó lại không có ích vào ban đêm. Chúng ta lại trở thành nguyên thuỷ vào ban đêm. Chúng ta biến mất trong giấc ngủ như chúng ta hiện thế. Chúng ta làm mất địa vị mình, giáo dục đại học của mình, mọi thứ. Chúng ta được đưa tới một điểm nơi con người nguyên bản có thời đã ở đó. Đó là lí do tại sao hình ảnh lại nổi lên vào ban đêm trong giấc ngủ, còn lời lại xuất hiện vào ban ngày. Nếu chúng ta muốn làm tình trong ngày, chúng ta có thể nghĩ dưới dạng lời nói, nhưng ban đêm thì không có cách nào để bầy tỏ tình yêu cả ngoại trừ qua hình ảnh.
Ý nghĩ dường như không sinh động bằng mơ. Trong mơ toàn bộ hình ảnh xuất hiện trước bạn. Đó là lí do tại sao chúng ta lại tận hưởng việc xem phim dựa theo tiểu thuyết còn hơn là việc đọc chính tiểu thuyết đó. Lí do duy nhất cho điều này là ở chỗ tiểu thuyết là trong ngôn ngữ của lời nói, trong khi phim ảnh lại là trong ngôn ngữ của hình ảnh. Theo cùng cách này, bạn cảm thấy niềm vui lớn lao hơn để ở đây và lắng nghe tôi một cách sống động. Bạn sẽ không cảm thấy cùng niềm vui đó khi nghe bài nói này qua băng ghi âm, bởi vì ở đây hình ảnh hiện diện, trên băng ghi âm chỉ có lời. Ngôn ngữ của hình ảnh gần gũi với chúng ta hơn, tự nhiên hơn. Ban đêm lời chuyển thành hình ảnh; đó là khác biệt có đó.
Cái ngày mơ biến mất, ý nghĩ cũng biến mất; cái ngày ý nghĩ biến mất, mơ cũng biến mất. Nếu ngày mà trống rỗng ý nghĩ, đêm sẽ trống rỗng mơ. Và nhớ, mơ không cho phép bạn ngủ, và ý nghĩ không cho phép bạn ngủ, và ý nghĩ không cho phép bạn thức tỉnh. Chắc chắn mình hiểu cả hai điều: mơ không để bạn ngủ, còn ý nghĩ không để bạn thức tỉnh. Nếu mơ biến mất, ngủ sẽ là toàn bộ; nếu ý nghĩ biến mất thức tỉnh sẽ là toàn bộ. Nếu thức tỉnh là toàn bộ và ngủ là toàn bộ, thế thì chẳng có gì khác biệt nhiều lắm giữa hai điều này. Khác biệt duy nhất là trong việc giữ cho mắt mở hay nhắm thôi, và khác biệt trong thân thể là làm việc hay nghỉ ngơi. Người thức tỉnh toàn bộ thì ngủ toàn bộ, nhưng trong cả hai trạng thái tâm thức người đó vẫn còn đích xác là một. Tâm thức là một, không thay đổi; chỉ thân thể thay đổi. Thức tỉnh, thân thể làm việc; ngủ, thân thể nghỉ ngơi.
Một người bạn đã hỏi tại sao Thượng đế lại không đạt được tới trong giấc ngủ. Câu trả lời của tôi là: ngài có thể được đạt tới nếu bạn có thể vẫn còn thức tỉnh ngay cả trong giấc ngủ. Và do vậy phương pháp thiền của tôi là phương pháp ngủ – ngủ trong nhận biết, đi vào trong giấc ngủ với nhận biết. Đó là lí do tại sao tôi lại yêu cầu bạn làm thảnh thơi thân thể mình, thảnh thơi hơi thở mình, làm bình lặng ý nghĩ mình. Tất cả những điều này là việc chuẩn bị cho giấc ngủ. Do đó, việc thường xảy ra là một số bạn đi vào ngủ trong khi thiền – hiển nhiên; đây là việc chuẩn bị cho ngủ. Và, trong khi chuẩn bị cho nó, họ không biết khi nào họ đi ngủ. Đó là lí do tại sao tôi cứ lặp lại lời gợi ý thứ ba: vẫn còn thức tỉnh bên trong, vẫn còn có ý thức bên trong; để thân thể được thảnh thơi toàn bộ, để cho việc thở được thảnh thơi toàn bộ, thông thường được thảnh thơi hơn là trong khi ngủ. Nhưng vẫn còn thức tỉnh bên trong. Bên trong, để cho nhận biết của bạn bùng cháy tựa như ngọn đèn cho nên bạn không rơi vào giấc ngủ.
Điều kiện ban đầu cho thiền và ngủ là như nhau, nhưng có khác biệt trong điều kiện cuối cùng. Điều kiện thứ nhất là ở chỗ thân thể nên được thảnh thơi. Nếu bạn đang bị chứng mất ngủ, điều đầu tiên bác sĩ sẽ dạy cho bạn là việc thảnh thơi. Ông ấy sẽ yêu cầu bạn làm cùng điều tôi đang yêu cầu đây: thảnh thơi thân thể bạn, đừng để bất kì căng thẳng nào vẫn còn trong thân thể bạn; để cho thân thể bạn được chùng lỏng toàn bộ, giống như nùn bông vậy. Bạn đã bao giờ để ý đến cách thức con chó hay con mèo ngủ không? Chúng ngủ cứ dường như là chúng không ngủ vậy. Bạn đã bao giờ để ý đứa trẻ mới đẻ ngủ không? Không có căng thẳng ở đâu cả – tay chân nó vẫn để chùng không thể nào tin được. Quan sát thanh niên và người già – bạn sẽ thấy mọi thứ căng thẳng trong họ. Cho nên bác sĩ sẽ yêu cầu họ thảnh thơi.
Cùng điều kiện này áp dụng cho giấc ngủ: việc thở nên được thảnh thơi, sâu sắc và chậm. Bạn phải đã để ý rằng với chạy bộ, việc thở trở nên nhanh hơn. Tương tự, khi thân thể sử dụng bản thân nó lúc làm việc, việc thở trở nên nhanh hơn và tuần hoàn máu tăng lên. Với việc ngủ, tuần hoàn máu phải chậm dần lại – tình huống này nên đối lập lại với việc chạy bộ – và thế thì việc thở sẽ thảnh thơi. Cho nên điều kiện thứ hai là: thảnh thơi việc thở của bạn…
Cho nên các điều kiện cho thiền chủ yếu là cùng những điều kiện áp dụng được cho ngủ: thảnh thơi thân thể, thảnh thơi việc thở, buông bỏ ý nghĩ. Và do vậy, với ngủ cũng như với thiền, các điều kiện ban đầu là đúng như nhau. Khác biệt là ở điều kiện cuối cùng. Trong ngủ bạn vẫn còn trong việc ngủ say; trong thiền bạn vẫn còn hoàn toàn thức tỉnh – có thế thôi.
Cho nên có mối quan hệ sâu sắc giữa ngủ và thiền. Tuy nhiên, có một khác biệt rất có ý nghĩa giữa hai điều này: khác biệt giữa trạng thái có ý thức và vô ý thức. Ngủ là vô nhận biết, thiền là thức tỉnh.
Khi bạn rơi vào giấc ngủ trong đêm, sẵn sàng rơi vào trong giấc ngủ, đi ngược lại qua trí nhớ của cả ngày – đi ngược lại. Đừng bắt đầu từ buổi sáng. Bắt đầu từ ngay nơi bạn đang hiện hữu, ngay trên giường – khoản mục cuối cùng, và thế rồi quay ngược lại. Thế rồi đi ngược dần lại, từng bước một, cho tới kinh nghiệm đầu tiên vào buổi sáng khi bạn lần đầu tiên trở nên tỉnh dậy. Đi ngược lại, và liên tục nhớ rằng bạn không tham dự vào.
Chẳng hạn, vào buổi chiều ai đó xúc phạm bạn. Nhìn lại mình, hình tướng mình, bị ai đó xúc phạm – nhưng bạn vẫn chỉ là quan sát viên. Bạn đừng tham dự vào; đừng giận dữ lần nữa. Nếu bạn giận dữ lần nữa, thế thì bạn bị đồng nhất đấy. Thế thì bạn đã bỏ lỡ điểm thiền. Đừng bị giận dữ. Người đó không đang xúc phạm bạn, người đó đang xúc phạm vào hình tướng có đó vào buổi chiều. Hình tướng đó bây giờ đã qua rồi.
Bạn giống hệt như dòng sông đang chảy: các hình tướng đang tuôn chảy. Trong thời niên thiếu bạn đã có một hình tướng, bây giờ bạn không có hình tướng đó. Hình tướng đó đã qua. Giống như dòng sông, bạn đang thay đổi liên tục. Cho nên khi trong đêm bạn thiền ngược trở lại về việc xảy ra trong ngày, nhớ rằng bạn là nhân chứng: đừng bị giận dữ. Ai đó đã ca ngợi bạn: đừng hãnh diện. Nhìn vào toàn bộ vấn đề dường như bạn đang xem phim một cách vô tư. Và việc quay ngược lại này là rất có ích – đặc biệt đối với những người có trục trặc với việc ngủ.
Nếu bạn có bất kì trục trặc nào với giấc ngủ, bị mất ngủ, không ngủ được, nếu bạn thấy khó rơi vào giấc ngủ, điều này sẽ có ích sâu sắc. Tại sao? Bởi vì điều này là việc tháo gỡ tâm trí. Khi bạn quay trở lại bạn đang tháo gỡ tâm trí ra. Buổi sáng bạn bắt đầu cuộn tâm trí lại, và tâm trí bị trở nên dính líu vào nhiều điều, nhiều chỗ. Không được hoàn tất và hoàn chỉnh, nhiều điều sẽ vẫn còn trong tâm trí, và không có thời gian để cho chúng lắng đọng vào đúng khoảnh khắc chúng xảy ra.
Cho nên trong đêm hãy đi ngược lại. Đây là quá trình tháo gỡ ra. Và khi bạn sẽ quay trở lại tới buổi sáng lúc bạn vừa mới ở trên giường, tới điều đầu tiên trong buổi sáng, bạn sẽ lại có cùng tâm trí tươi tắn bạn đã có vào buổi sáng đó. Và thế rồi bạn có thể rơi vào giấc ngủ giống như đứa trẻ rất nhỏ…
Cho nên nhiều người đang chịu đựng một bệnh đặc biệt, và chẳng cái gì sinh lí học, chẳng thuốc nào có ích cả; bệnh cứ tiếp tục. Bệnh này dường như là bệnh tâm lí. Phải làm gì về nó đây? Nói với ai đó rằng bệnh của người đó là bệnh tâm lí thì cũng chẳng ích gì. Thay vì thế, điều đó có thể tỏ ra có hại bởi vì không ai cảm thấy tốt lành gì khi bạn nói bệnh của người đó là bệnh tâm lí. Thế thì người đó có thể làm được gì? Người đó cảm thấy bất lực.
Việc đi ngược lại này là một phương pháp kì diệu. Nếu bạn đi ngược lại một cách từ từ – từ từ tháo tâm trí trở về khoảnh khắc đầu tiên lúc bệnh này xuất hiện, nếu dần dần bạn quay lại tới lần đầu tiên bạn bị bệnh này tấn công, nếu bạn có thể tháo ra đến khoảnh khắc đó, bạn sẽ đi tới biết rằng bệnh này về cơ bản là một phức hợp của những thứ khác nào đó, những thứ tâm lí nào đó. Bằng việc đi ngược lại những thứ này sẽ nổi bong bóng lên.
Nếu bạn đi qua khoảnh khắc đó khi bệnh này lần đầu tiên tấn công bạn, bỗng nhiên bạn sẽ trở nên nhận biết về điều các nhân tố tâm lí đã đóng góp vào cho nó. Và bạn không làm điều gì cả: bạn chỉ là nhận biết về những nhân tố tâm lí đóng góp vào cho nó và cứ đi ngược lại. Nhiều bệnh tật đơn giản biến mất khỏi bạn bởi vì cái phức hợp này bị tan vỡ. Khi bạn đã trở nên nhận biết về cái phức hợp đó, thế thì không còn cần đến nó nữa. Bạn đã chùi sạch nó – gột sạch.
Đây là cách thanh tâm sâu sắc. Và nếu bạn có thể làm nó hàng ngày, bạn sẽ cảm thấy mạnh khoẻ mới, tươi tắn mới xảy tới bạn. Và nếu chúng ta có thể dạy cho trẻ con thực hiện điều đó hàng ngày, chúng sẽ chẳng bao giờ bị nặng gánh bởi quá khứ của mình. Chúng sẽ không cần phải đi về quá khứ. Chúng bao giờ cũng ở đây và bây giờ. Sẽ không có cái gì treo ở đấy; không cái gì sẽ lơ lửng trên chúng từ quá khứ cả.

Ads Belove Post