Giới thiệu quyển Thiền – Tự do đầu tiên và cuối cùng của Osho

Giới thiệu quyển Thiền – Tự do đầu tiên và cuối cùng của Osho

Price:

Read more

Osho – Thiền động
Thiền – Tự do đầu tiên và cuối cùng
Giới thiệu

Thầy chứng ngộ Osho đang tạo ra nổi dậy toàn thế giới vì tự do và thiền của con người. Bạn có thể coi điều này là chọn lựa kì quặc. Chúng liên quan thế nào? Quả mối nối tinh vi giữa hai việc này là điều chủ chốt cho hiểu tiềm năng tương lai của con người. Cánh cửa để mở ra khả năng của chúng ta về tình yêu, thân thiết, sáng tạo và sự mở rộng là thiền. Và theo Osho, không còn cánh cửa nào khác, không còn con đường khác.
Ngay từ khi chứng ngộ năm 1953, Osho đã liên tục nói cho đệ tử và người tìm kiếm, giải mã nhiều truyền thống tôn giáo, huyền môn và bí truyền trên thế giới. Những bài nói của người được chứa trong hơn 600 tập sách, trong đó người đã làm sống lại vô số những nhà huyền môn cổ đại và đương đại, làm cho trí huệ trong những giáo huấn của họ trở nên hiểu được và có liên quan tới cuộc sống chúng ta hôm nay.
Cuốn sách này là tuyển tập được rút ra từ công trình sâu sắc của Osho về thiền. Nó hàm chứa sự đa dạng lớn lao về các phương pháp, cái có thể giúp chúng ta khám phá ra điều người gọi là “Thiền: Tự do Đầu tiên và Cuối cùng.”
Thầy đã nói, “Thiền không phải là cái gì mới mẻ, thiền là bản tính của bạn. Nó là bản tính của bạn, nó là chính con người bạn. Làm sao nó có thể khó được?”1
Chúng ta làm cho nó khó khăn bởi vì phải vật lộn chống lại cái gì đó mà ta nghĩ nó đang ngăn cản ta được tự do, hay, bởi việc tìm kiếm cái gì đó ta cứ giả sử là nó sẽ đem lại cho ta tự do. Điều thực tế được tìm thấy chỉ đơn thuần là thảnh thơi trong con người ta, sống cuộc sống hết khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác.
Trên khắp thế giới mọi người đều đang vận lộn để được tự do khỏi cái gì đó. Cuộc vận lộn này có thể là để chống lại bà vợ càu nhàu, hay ông chồng xoi mói, bố mẹ gia trưởng, hay ông chủ tại nơi làm việc, người dập tắt tính sáng tạo. Tranh đấu của tôi hoặc là cuộc chiến chống lại hệ thống chính trị đè nén hoặc là nỗ lực để giải phóng bản thân mình ra khỏi những qui định ấu trĩ với vô hạn những liệu pháp. Tranh đấu này đã không làm cho tôi được tự do; nó chỉ đơn thuần là phản ứng chống lại cái gì đó mà tôi nghĩ nó đã không cho phép tôi được tự do.
Tự do của thiền không phải là việc truy tìm cho ra tự do với cái gì đó. Bao nhiêu người trong chúng ta đã có ước mơ được sống trong một tình huống nào đó hay xã hội không tưởng, nới đó sẽ cho phép chúng ta thảnh thơi và là chính mình, thoát khỏi cạnh tranh và căng thẳng của cuộc sống đời thường? Kinh nghiệm của tôi đã chứng tỏ cho tôi rằng tự do mà chúng ta đang truy tìm không phụ thuộc vào cái gì đó bên ngoài chúng ta.
Cho nên đâu là tự do mà chúng ta khao khát có? Tôi đã nghe Osho mô tả nó là “tự do đích thực”: sống ở đây và bây giờ, khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, sống không trong kỉ niệm và áp bức của quá khứ mà cũng chẳng trong mơ mộng về tương lai.
Người đã nói: “Ăn - chỉ ăn, là việc ăn. Bước - chỉ bước, là việc bước. Không phóng lên trước, không nhảy đây đó. Tâm trí bao giờ cũng đi lên trước hay tụt lại sau. Vẫn còn với khoảnh khắc này.”2
Nhiều người trong chúng ta chắc chắn đã kinh nghiệm điều Thầy đang nói về tâm trí. Tâm trí bao giờ cũng nhảy lên trước hay tụt lại sau, nhưng nó chẳng bao giờ trong khoảnh khắc này cả: nó là việc huyên thuyên thường xuyên. Khi việc huyên thuyên này xảy ra, nó cướp đi của ta việc sống trong khoảnh khắc này và cướp đi việc sống toàn bộ cuộc đời. Làm sao chúng ta có thể sống hoàn toàn được khi tâm trí chúng ta đang tự mình huyên thuyên ngay cả khi ta đang tham dự vào các hoạt động thường ngày?
Để minh hoạ điều này cho mình, bạn có thể thử một thực nghiệm nhỏ. Đặt cuốn sách này xuống trong thoáng chốc và nhắm mắt lại. Xem bạn có thể ngồi và tận hưởng cảm giác về thân thể bạn, về mọi âm thanh có thể bao bọc xung quanh bạn được bao lâu.
Các cơ hội cho nó sẽ không được lâu lắm đâu, có lẽ chỉ được một phút thôi, trước khi tâm trí bạn bắt đầu huyên thuyên. Nếu bạn ngồi một chốc và để ý điều huyên thuyên là gì thì bạn sẽ ngạc nhiên: bạn sẽ thấy rằng bạn đang mang theo mình biết bao những đối thoại bên trong không nhất quán mà, nếu bạn nghe trộm ai đó khác nói to về chúng thì bạn sẽ cho là điên khùng. Việc huyên thuyên thường xuyên này đúng là trói buộc cuộc đời chúng ta, ngăn cản chúng ta không cho tận hưởng cái mà từng khoảnh khắc cuộc sống giữ cho ta.
Cho nên phải làm gì với việc huyên thuyên không kiểm soát được này, cái tách chúng ta ra và trói buộc chúng ta khỏi những khoảnh khắc quí giá của cuộc sống? Tôi đã từng nghe Thầy nói đi nói lại với chúng ta về thiền. Tôi đã nghe người nói rằng chúng ta không thể dừng tâm trí huyên thuyên một cách trực tiếp mà phải thông qua thiền thì việc huyên thuyên mới có thể chậm dần lại và cuối cùng biến mất.
Với thiền tâm trí trở thành công cụ có ích, thay vì nó làm cho chúng ta thành nô lệ với việc huyên thuyên thường xuyên của nó. Tuy nhiên chúng ta thường bị lẫn lộn bởi việc có nhiều kĩ thuật thiền mà nói chung là mù mờ và chẳng liên quan gì tới cuộc sống ngày nay. Osho đã lấy những kĩ thuật này, lọc lựa ra những cái đúng, loại bỏ cái sai sót, xuyên thấu vào chính cốt lõi của chúng, đưa ra cho chúng ta chìa khoá có thể mở cánh cửa tới vũ trụ bên ngoài tưởng tượng của ta. Chìa khoá chính này là chứng kiến: trạng thái đơn giản nhưng sâu sắc của việc quan sát và chấp nhận chính mình như ta hiện tại.
Osho nói với chúng ta rằng: “Chứng kiến đơn thuần có nghĩa là quan sát vô tư, vô định kiến; đó là toàn bộ bí mật của thiền.”3
Điều đó thực tế đơn giản đến mức tôi cứ bỏ lỡ nó trong nhiều năm. Tất cả chúng ta chắc chắn đều nghĩ ta biết chứng kiến là gì; chúng ta quan sát mọi thứ quanh mình suốt ngày. Chúng ta xem ti vi, chúng ta quan sát người khác đi qua và chú ý cách họ ăn mặc, họ giống gì, nhưng chúng ta nói chung không quan sát bản thân mình. Khi chúng ta làm điều đó, thường đó sẽ là thông qua phê phán có ý thức. Ta sẽ chú ý điều gì đó về chính mình mà ta không thích và rồi bắt đầu lo nghĩ về điều người khác sẽ nghĩ. Thông thường những huyên thuyên bên trong này của tâm trí làm cho ta cảm thấy khổ. Đây không phải là chứng kiến.
Osho nhắc chúng ta: “Chẳng có gì cần phải làm cả; chỉ là nhân chứng, người quan sát, người theo dõi, nhìn vào lưu thông của tâm trí – ý nghĩ thoáng qua, ham muốn, kỉ niệm, mơ ước, tưởng tượng. Đứng tách xa, bình thản, quan sát nó, thấy nó, không phán xét, không kết án, cũng không nói ‘Cái này tốt,’ không nói ‘Cái này xấu.’”4
Qua thiền, điều được nói trong cuốn sách này, bạn sẽ phát hiện ra chứng kiến là gì. Trong khi ngồi với sự hiện diện của Thầy, chứng kiến bắt đầu xảy ra một cách tự phát. Những khoảnh khắc xuất hiện khi bạn chỉ ngồi đấy, lắng nghe, cảm nhận, quan sát bất kì điều gì xảy ra với im lặng bên trong. Im lặng này tựa như bầu trời trống rỗng mênh mông, rung động với cuộc sống. Nhà của Osho là bầu trời và chính bản thể của Osho là im lặng. Lời người mang sự âm yếm từ chính chiều sâu của trái tim, bài ca của người là là bài ca của bầu trời trống rỗng.
“Con người bên trong của bạn không là gì khác hơn bầu trời bên trong. Mây tới rồi đi, hành tinh sinh ra rồi biến mất, sao nảy sinh rồi chết đi, mà bầu trời bên trong thì vẫn còn như thế mãi, không bị động chạm tới, không vẩn đục, không tì vết. Chúng ta gọi bầu trời bên trong đó là sakshin, nhân chứng, và đó là toàn bộ mục tiêu của thiền.
“Đi vào, tận hưởng bầu trời bên trong đi. Nhớ lấy, bất kì cái gì bạn có thể thấy được, bạn cũng không phải là cái đó. Bạn có thể thấy ý nghĩ, thế thì bạn không phải là ý nghĩ; bạn có thể thấy tình cảm của mình, thế thì bạn không phải là tình cảm; bạn có thể thấy giấc mơ, ham muốn, kí ức, tưởng tượng, phóng chiếu, thế thì bạn không phải là chúng. Cứ loại bỏ tất cả những cái bạn có thể thấy. Thế thì một ngày nào đó một khoảnh khắc mênh mông sẽ nổi lên, khoảnh khắc có ý nghĩa nhất của cuộc đời người ta, khi chẳng còn gì phải loại bỏ nữa.
“Tất cả những cái thấy được đã biến mất và chỉ còn lại người thấy ở đó.
Người thấy là bầu trời rỗng không.
“Biết điều đó thì không còn sợ hãi nữa, và biết điều đó chính là tình yêu trọn vẹn. Biết điều đó là trở thành Thượng đế, là trở thành bất tử.”5
Qua cuốn sách này bạn được mời kinh nghiệm bầu trời bên trong của mình. Lòng biết ơn và tình yêu của tôi với Thầy, tôi không thể nói được lên lời; chỉ nước mắt mới có thể chuyển vận được tình cảm tôi. Qua việc nghe lời gọi của người tới tự do tôi bắt đầu thức tỉnh tới cái đẹp và ân huệ mà mỗi khoảnh khắc cuộc sống có thể đem lại.
Xin cám ơn người, Thầy kính yêu.
Swami Deva Wadud
Poona, tháng giêng 1992.

Ads Belove Post