Chương 3. Họ không hiểu ta

Chương 3. Họ không hiểu ta

Price:

Read more

Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 4)
Chương 3. Họ không hiểu ta

Lão Tử nói:
Lời của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm.
Thế mà thiên hạ, không hay hiểu, không hay làm.
Lời của ta có gốc, việc của ta có chủ.
Vì thiên hạ không hiểu được cái chỗ đó,
Nên không hiểu ta.
Hiểu ta, ít kẻ, nên ta mới quí
Vì vậy bậc thánh nhân
Ngoài mặc bó vải, mà lòng đầy châu ngọc.
Cái dễ không phải bao giờ cũng dễ, và cái hiển nhiên không phải bao giờ cũng hiển nhiên.
Điều này xảy ra bởi vì bạn. Bạn là rất khó và thách đố, phức tạp, phức hợp. Toàn thể bản thể của bạn là lộn ngược, phân mảnh, bị chia thành nhiều ngăn.
Để hiểu một điều dễ là dễ bạn phải không bị phân chia, và hiểu một điều là hiển nhiên là đem tâm trí tới phẩm chất nào đó của nhận biết. Bằng không khoảng cách dường như gần và cái gần bị quên mất.
Giáo huấn của Lão Tử là rất dễ, bạn không thể tìm thấy giáo huấn nào dễ hơn chúng. Phật có chút ít phức tạp hơn, Jesus cũng thế, Krishna, rất nhiều, nhưng Lão Tử là tuyệt đối đơn giản, và bởi vì tính đơn giản đó ông ấy là khó nắm nhất.
Mọi người đã không có khả năng hiểu thấu ông ấy, không phải bởi vì ông ấy khó, mà bởi vì ông ấy dễ thế. Thực tế không có gì để lĩnh hội, không có gì để giải quyết. Nếu tâm trí có cái gì đó để giải quyết, tâm trí cố giải quyết nó. Trong nỗ lực để giải quyết nó, tâm trí đi tới hiểu biết nào đó. Nhưng nếu sự việc là tuyệt đối dễ dàng, tâm trí không có thách thức. Không có vấn đề giải quyết nó, nó đã được giải quyết rồi. Tâm trí đơn giản quên về nó. Nó không phải là vấn đề, cho nên nó không phải là mối quan tâm với tâm trí, không phải là tò mò cho tâm trí. Không có thách thức trong nó, tâm trí không thể vượt qua nó, chinh phục nó, không có vấn đề gì - thắng lợi là dễ dàng tới mức tâm trí nghĩ thắng lợi là vô dụng.
Đó là lí do tại sao Lão Tử đã bị bỏ lỡ, và ông ấy là người sâu lắng nhất. Nhưng giáo huấn của ông ấy rất dễ. Điều này phải được hiểu.
Ngay bây giờ tâm trí bạn có thể hiểu nhiều thứ phức tạp. Bạn có thể hiểu Hegel: không rất sâu lắng, nhưng rất phức tạp. Bạn có thể hiểu Kant: không rất sâu sắc, nhưng rất thách đố. Bạn có thể hiểu được các triết gia, triết học, hệ thống, bởi vì họ không yêu cầu bất kì nhận biết nào khác hơn nhận biết bạn có. Như bạn vậy, chút ít nỗ lực là cần và bạn sẽ có khả năng hiểu Hegel: Thêm chút ít nỗ lực về phần bạn - nhưng không biến đổi trong bản thể bạn. Họ ở ngay phía trước bạn, bạn phải bước thêm vài dặm. Phẩm chất của họ không khác. Nhưng để hiểu Lão Tử bạn phải trải qua chuyển hoá sâu sắc, cách mạng toàn bộ. Bạn phải trở thành như đứa trẻ - hồn nhiên.
Vấn đề không phải là về tâm trí rất thông minh, vấn đề là về tâm trí rất hồn nhiên. Hồn nhiên được cần để hiểu cái dễ, thông minh được cần để hiểu cái phức tạp - thông minh như bạn đang vậy, và đó là điều đang chứng minh cái ngu xuẩn toàn thể của bạn. Bạn không thể hiểu được những điều hồn nhiên, bạn đã đánh mất khả năng đó hoàn toàn, sự sáng tỏ tựa tấm gương đó của đứa trẻ. Nó có thể không có khả năng nói rằng nó hiểu bởi vì nó thiếu vốn từ, logic; nhưng nhìn vào mắt nó - mọi thứ đều được phản xạ, không bị biến chất.
Tâm thức tựa đứa trẻ được cần, thế thì Lão Tử là đơn giản thế - và không có ai như Lão Tử; ông ấy không tạo ra vấn đề nào, ông ấy không phải là triết gia, không phải là người làm ra hệ thống, ông ấy là ai đó đã rơi trở lại cội nguồn nguyên thuỷ của hồn nhiên, và từ đó ông ấy nhìn cuộc sống, và ông ấy đơn giản không thể hiểu được tại sao bạn phân vân thế. Tôi cũng không thể hiểu được vấn đề nằm ở đâu, tại sao bạn liên tục săn đuổi và chẳng đạt tới đâu cả! Tại sao bạn liên tục cố gắng giải quyết, và chẳng cái gì được giải quyết. Chính ngược lại, bạn càng cố gắng giải quyết mọi sự, chúng càng rơi vào hình thái xấu, càng rối loạn hơn, càng căng thẳng hơn, càng phiền não hơn, càng lo âu hơn.
Bạn cố giải quyết một vấn đề và cả trăm lẻ một vấn đề nảy sinh từ nỗ lực của bạn. Cái gì đó rất cơ sở đang thiếu.
Tâm trí này bạn đã có không phải là tâm trí có thể giải quyết được. Cho nên, bất kì điều gì bạn làm với tâm trí này, nó làm phức tạp thêm lên. Đó là cái vòng luẩn quẩn. Khi nó làm phức tạp một thứ bạn cố giải quyết nó hơn, thế thì nó lại làm phức tạp việc đó lên thậm chí thêm nữa, và điều này cứ tiếp diễn mãi.
Nếu tâm trí này được phép đi tới chính cực đoan logic của năng lực của nó, bạn sẽ trở nên điên. Điên khùng sẽ là kết quả logic của nó. Bạn không trở nên điên bởi vì bạn không đi tới chính cực đoan, có vậy thôi. Giữa người điên và bạn có khác biệt về mức độ, không gì khác. Thêm một bước nữa và bạn sẽ trở thành điên.
Bạn không đi tới cực đoan, có vậy thôi. Bạn níu bám lấy chỗ giữa, để cho bằng cách nào đó bạn xoay xở cái bình thường của mình. Bằng không, mọi người đều dường như bệnh hoạn.
Cuộc sống trong bản thân nó không phải là vấn đề, cho nên bất kì nỗ lực nào để giải quyết nó cũng đều ngu. Cuộc sống là điều bí ẩn để được sống, không phải là vấn đề để được giải. Để điều này là chính hiểu biết nền tảng bên trong bạn. Nó không phải là vấn đề chút nào. Tận hưởng nó! Vui mừng trong nó! Yêu nó! Sống nó! Làm bất kì cái gì bạn thích, nhưng xin đừng cố giải nó. Nó không phải là vấn đề chút nào!
Tôi đã nghe một chuyện đùa. Một giáo sư logic đi tới một hiệu đồ chơi cùng đứa con nhỏ năm tuổi của mình và vợ, người cũng rất có giáo dục, rất văn hoá, và họ đi tìm đồ chơi mới cho đứa con nhân sinh nhật của nó. Họ bắt gặp một trò chơi câu đố sắp hình rất thách đố. Người bố, bản thân ông ta là nhà logic, cố giải nó. Ông ta làm mọi thứ ông ta có thể làm nhưng dường như không có khả năng nào giải được nó. Ông ta bắt đầu vã mồ hôi, bởi vì mọi người đã tụ tập trong cửa hiệu - và vị giáo sư logic không thể giải được câu đố sắp hình đơn giản, điều được ngụ ý dành cho trẻ con giải! Người vợ cũng giúp vào. Chỉ mỗi đứa trẻ tận hưởng toàn thể trò chơi bởi vì nó không quan tâm tới việc giải câu đố. Nó gợi ý: làm cái này cái nọ - và nó là người duy nhất không lo lắng. Và thế rồi nhà logic hỏi chủ hiệu: "Vấn đề là gì? Nếu tôi không thể khớp câu đố này lại với nhau làm sao ông trông đợi rằng đứa trẻ năm tuổi này sẽ có khả năng giải được nó?"
Chủ hiệu bắt đầu cười, cười như điên, ông ta nói: "Nó không được ngụ ý để được giải đâu, đồ chơi này không được ngụ ý để được giải. Điều này chỉ để giới thiệu cho đứa trẻ về thế giới hiện đại, với cuộc sống hiện đại: bất kì điều gì ông làm, ông không thể giải được nó. Nó đã được làm ra với mục đích riêng - rằng nó không thể được giải!"
Cuộc sống đã được làm bằng một mục đích đặc biệt: rằng nó là vô mục đích, rằng nó không phải là cái gì đó để được giải mà là cái gì đó để được sống, được tận hưởng. Bạn có thể mở hội nó. Bạn có thể nhảy múa nó. Bạn có thể hát nó. Cả triệu khả năng về điều làm với cuộc sống có đó, nhưng xin bạn đừng bao giờ cố giải nó, bằng không bạn đã lấy bước sai. Và thế thì trong cuộc sống của mình, bạn đừng bao giờ ở trong bước đi đó với cuộc sống.
Ai bảo bạn rằng đây là vấn đề - những cây này, bầu trời này, đám mây, cát, biển - ai bảo bạn rằng đây là vấn đề cần được giải? Nhưng, tâm trí muốn các thách thức, cái gì đó để tranh đấu với. Ngay cả không có vấn đề nó tạo ra vấn đề ma để giải. Bằng việc giải chúng, nó cảm thấy thoải mái; bản ngã được tôn cao, được hoàn thành, bạn đã chinh phục được cái gì đó.
Đây là quan điểm cơ bản của tôn giáo - rằng cuộc sống phải được sống. Nó cần, không phải là tâm trí thông thái, mà là trái tim ngạc nhiên. Ngạc nhiên nhiều như bạn có thể. Ở phương Tây họ nói rằng triết học được sinh ra từ ngạc nhiên, nhưng điều đó dường như sai, bởi vì triết học được sinh ra khi ngạc nhiên bị sát hại. Trên cái chết của ngạc nhiên triết học dựng nên cấu trúc của nó.
Nếu ngạc nhiên vẫn còn thế thì có thể không có triết học. Ngạc nhiên là trạng thái của hiện hữu: cởi mở, cho phép, buông bỏ. Bạn tận hưởng nhưng bạn không hỏi câu hỏi nào. Bạn yêu cuộc sống nhưng bạn không bận tâm tại sao nó có đó. Cái tại sao về nó không trở thành nỗi ám ảnh. Cái nó là gì không trở thành ốm yếu trong bạn, rằng trước hết bạn phải biết nó, tại sao có nó, nó là gì. Bạn đơn giản chấp nhận nó như nó vậy, và bạn ngạc nhiên!
Và ngạc nhiên không phải là điều mang tính tâm trí, nó là của trái tim. Bạn ngạc nhiên bởi mọi thứ bạn bắt gặp - cái nụ mở ra và trở thành hoa. Lần nữa toàn thể sáng tạo lại được tạo ra và bạn trong cái ngu xuẩn của mình đang hỏi: Thượng đế tạo ra thế giới thế nào? tại sao Thượng đế đã tạo ra thế giới? - và ngài đang tạo ra ngay bây giờ! Ngay trước mắt bạn!
Quan sát nó đi! Để nụ đó mở ra và trở thành hoa và không đem vào tâm trí bạn đầy những câu hỏi. Chỉ nhìn với trái tim ngạc nhiên - và bạn sẽ biết! Bạn sẽ đi tới biết qua ngạc nhiên, không qua hỏi han. Và nếu ngạc nhiên được đạt tới, thế thì Lão Tử là tuyệt đối đơn giản - hiển nhiên thế! Như bản thân cuộc sống hiển nhiên.
Chân lí là đơn giản. Chẳng cái gì phải được nói về nó. Và, bạn sẽ hiểu nó bởi vì bạn là một phần của nó. Bạn chưa bao giờ đi ra khỏi nó. Bạn vẫn còn trong đại dương, bạn được sinh ra từ nó, bạn tan biến trong nó. Đại dương sống qua bạn, khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Trong mọi nhịp tim của bạn, cái toàn thể đập. Trong bạn cái toàn thể bước, trong bạn cái toàn thể đói, trong bạn cái toàn thể cảm thấy thoả mãn, trong bạn cái toàn thể yêu! và được yêu! Trong bạn cái toàn thể được sinh ra mọi khoảnh khắc!
Đây là khác biệt giữa triết học và tôn giáo. Triết học nghĩ cuộc sống có vấn đề cần được giải, đó là giả định cơ sở của nó. Tôn giáo nghĩ cuộc sống không có gì để được giải cả. Cuộc sống có đó trong mọi tính cởi mở của nó - nhảy vào trong nó, nhảy múa cùng nó, chìm sâu trong nó, trở thành một với nó.
Và đây là cái đẹp - rằng những người bắt đầu bằng vấn đề không bao giờ kết thúc bằng giải pháp, còn những người không bao giờ bắt đầu bằng vấn đề bao giờ cũng có giải pháp. Những người cố giải quyết đều không bao giờ có khả năng giải quyết, còn những người chưa bao giờ quan tâm tới giải quyết, họ đã giải quyết xong. Thực tế, không cái gì đã bị che giấu từ chính lúc ban đầu. Mọi thứ đều để mở, nó là bí mật để mở! Nó có vẻ là bí mật bởi vì bạn đóng. Cho nên toàn thể sự việc là làm sao đem phẩm chất khác của hiện hữu cho cuộc sống; không phải việc hỏi han tâm trí này, mà là trái tim ngạc nhiên.
Thỉnh thoảng bạn có quan sát cách một việc có thể là chán không, và cùng việc đó có thể rất rất đáng quan tâm sâu? Có những khoảnh khắc khi, như lần đầu tiên, bạn nghe giao hưởng của Beethoven, và nó cuốn hút thế, hoàn thành thế, bạn trở thành gần như chứa đầy nó, bạn đập rộn ràng với nó, bạn quên mất bản thân mình hoàn toàn, bạn mất đi trong nó, nó xâm chiếm bạn, bạn đi vào thế giới khác.
Thế rồi thời điểm sau bạn nghe cùng bản giao hưởng đó nó không hay như thế. Và lần thứ ba nó đã trở thành hiện tượng chán. Và lần thứ tư... và lần thứ năm, và bạn hoàn toàn bị chán...
Bây giờ, chán có phải là phẩm chất của bản giao hưởng không? Chán có phải là một phần của bản giao hưởng không, hay đó là cái gì đó bạn mang tới cho nó? Bởi vì nếu bản thân bản giao hưởng là chán, thế thì lần đầu tiên nó cũng phải chán chứ. Phẩm chất này không thể thuộc vào bản giao hưởng được. Nó thuộc vào bạn. Lần đầu tiên bạn bị kích động. Lần đầu tiên bạn đã ngạc nhiên nơi bạn đã đi, điều đã xảy ra. Lần đầu tiên bạn có trái tim của đứa trẻ - kích động!
Bạn có thấy trẻ con đi chơi không? Chúng kích động làm sao! Và bạn đơn giản chán. Chúng nhảy lên cửa sổ và muốn nhìn ra còn bạn đơn giản chán vì cùng khung cảnh đó được lặp đi lặp lại - cây, núi, và chẳng cái gì mới.
Nhưng tại sao trẻ con kích động thế? Chúng chưa biết bị chán thế nào - chúng chưa học điều đó. Phải mất thời gian để học nghệ thuật bị chán. Điều đó cần kinh nghiệm, cuộc sống dài, và nhiều nỗ lực - chỉ thế thì bạn mới có thể trở nên chán. Đứa trẻ là tươi tắn!
Khi bạn đi tới bản giao hưởng lần đầu tiên bạn tươi tắn như đứa trẻ, bạn tận hưởng nó. Lần tiếp bạn đã biết nó. Tri thức đó tạo ra chán. Không có gì giống như tri thức về cái đó - nếu bạn muốn tạo ra chán, trở nên thông thái hơn, và bạn sẽ hoàn toàn chán, chán đến chết. Càng biết nhiều, và bạn sẽ càng chán hơn. Càng biết ít, và bạn bao giờ cũng được tràn đầy bởi ngạc nhiên. Không biết tất cả - đó là hồn nhiên. Không biết gì, làm sao bạn có thể bị chán?
Bạn có quan sát trẻ con không? Bạn có kể chuyện cho chúng nó không? Bạn kể cho chúng một câu chuyện và ngày hôm sau chúng lại hỏi: "Kể lại cho chúng cháu cùng chuyện đó đi." Bạn cảm thấy chán, nhưng chúng đang yêu cầu cùng câu chuyện đó lần nữa. Nếu bạn kể chuyện đó cho chúng, và nếu chúng không cảm thấy buồn ngủ, chúng nói: "Kể nữa đi! Kể lại cho chúng cháu chuyện đó đi!" Bởi vì số lần bạn kể nó không tạo ra khác biệt gì mấy. Chúng không trở thành thông thái. Chúng không thu thập bụi bặm. Chúng vẫn còn sạch sẽ, tấm gương của chúng vẫn còn tươi tắn.
Lần nữa, một ngày nào đó điều có thể xảy ra là bạn đang ngồi cùng một người mà người này rất chán. Bạn hoàn toàn bị chán; thế rồi bạn bật nhạc lên và cùng bản giao hưởng đó bắt đầu rót đầy căn phòng. Bạn đã nghe nó nhiều lần nhưng bỗng nhiên bây giờ nó đang làm say mê. Nó có sức lôi cuốn. Điều gì đã xảy ra?
Người chán đó đã tạo ra nhiều chán thế, bạn chán ngán với người đó tới mức ngay cả bản giao hưởng mà bạn đã nghe nhiều lần vẫn có vẻ mới - tương đối.
Làm một thực nghiệm. Bạn đi qua cùng con đường mọi ngày, bạn nhìn cùng cây cối mọi ngày - chỉ nhìn mãnh liệt hơn, cứ dường như bạn đã trở thành đôi mắt; nhìn cây rất mãnh liệt, cứ dường như toàn thể cuộc sống của bạn phụ thuộc vào nó - đột nhiên bạn sẽ thấy biến hình.
Cây không còn như cũ nữa, mầu sắc của nó thay đổi. Bạn càng trở nên mãnh liệt bên trong, mầu sắc càng trở nên xanh hơn, tươi hơn, sống động hơn. Hoa vẫn như thế, nhưng hương thơm không như cũ. Cây vẫn như thế, nhưng cái đẹp không như cũ. Bạn càng trở nên mãnh liệt, cây càng trở nên đẹp hơn - và không có vấn đề nào đề cần được giải quyết. Cây đẹp thế, chỉ người ngu mới cố giải quyết nó. Chỉ người ngu mới đi tìm giải pháp. Người khôn bao giờ cũng sống và tận hưởng và vui sướng. Đó là lí do tại sao ma tuý đã trở thành quan trọng thế ở phương Tây.
Con người sống như ngựa bạn đã thấy đi trên phố bị đóng ách kéo xe, xe ngựa hai bánh; chúng có vải che mắt, chúng không được phép nhìn, bởi vì nếu chúng nhìn quá nhiều chúng sẽ đâm lẫn lộn. Và nếu chúng có thể nhìn quá nhiều chúng sẽ không đi theo hướng bạn muốn chúng đi. Cho nên chúng bị che mắt.
Toàn thể xã hội đã gắn vải che vào mắt bạn, vào các giác quan của bạn, bởi vì xã hội sợ rằng nếu bạn vẫn còn là đứa trẻ bạn sẽ vẫn còn nguy hiểm. Xã hội cố làm cho đứa trẻ chín muồi sớm nhất có thể được, và 'chín muồi' không là gì ngoài tính chết.
Chúng ta áp đặt tri thức lên đứa trẻ để cho nó đánh mất trái tim ngạc nhiên, bằng không thì có nguy hiểm. Đứa trẻ là nguy hiểm. Bạn không thể dự đoán được được đứa trẻ, nó là không thể dự đoán được. Nó sẽ làm gì? Không ai biết. Bạn không thể áp đặt luật pháp và qui chế lên nó bởi vì nó sống khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Nó phải được làm thành thông thái, do vậy - trường học, cao đẳng, đại học tồn tại. Đây là những tấm vải che.
Toàn thể nỗ lực của toàn thể giáo dục là gắn vải che vào các giác quan của bạn để cho bạn trở thành đờ đẫn. Thế thì không có nguy hiểm.
Khi bạn chán bạn trở thành công dân tốt hoàn hảo. Người chán là người tốt hoàn hảo, người đó bao giờ cũng tuân theo qui tắc, luật lệ. Người đó là chết. Người đó không thể nổi dậy được. Nhưng người sống động bao giờ cũng nổi dậy; cuộc sống là nổi dậy - nối dậy chống lại cái chết, nổi dậy chống lại vật chất, nổi dậy chống lại sự đông cứng cố định. Cuộc sống là luồng chảy.
Xã hội gắn vải che lên giác quan của bạn. Bạn nhìn, nhưng bạn không nhìn thực. Do đó ở phương Tây, và ở phương Đông trong những ngày xưa, ma tuý chiếm phần quan trọng lớn - xã hội nói ma tuý không nên được dùng nhưng chính xã hội buộc mọi người dùng ma tuý. Đầu tiên bạn làm cho mọi người không nhạy cảm, thế rồi khi họ trở thành không nhạy cảm chỉ ma tuý mới có thể cho họ chút ít nhạy cảm. Cho nên khi dưới LSD mắt bạn mở ra, tấm vải che bị loại bỏ - nó là thay đổi hoá chất, hoá chất loại bỏ tấm vải che - bạn nhìn vào cây, và chúng có cái đẹp mênh mông mà chúng chưa bao giờ có trước đây. Những đối tượng bình thường của cuộc sống - cái ghế thường, hay đôi giầy cũ, bỗng nhiên có phẩm chất của tính thiêng liêng trong chúng.
Bạn có xem bức tranh Đôi giầy của Vincent van Gogh không? Ông ấy phải đã nhìn thấy cái gì đó, bằng không ai muốn vẽ đôi giầy cũ? Và chúng thực sự đẹp. Ông ấy đã làm việc vất vả về chúng. Chỉ đôi giầy cũ thôi, nhưng bạn có thể thấy rằng chúng là cũ, bạn có thể thấy rằng chúng rất rất từng trải, bạn có thể thấy rằng chúng đã sống nhiều, vật lộn nhiều, bước đi nhiều trên nhiều con đường, đã biết và không biết, đã chịu đựng. Toàn thể cuộc sống của nó đều có đó.
Người ta ngờ rằng các hoạ sĩ phải có một loại LSD sẵn có trong họ, đó là lí do tại sao họ nhìn mọi thứ đẹp thế theo cách người thường không thấy được. Van Gogh đã vẽ chiếc ghế. Không ai có thể thấy cái gì đẹp trong chiếc ghế đó, nhưng ông ấy phải đã thấy nó.
Khi Aldous Huxley lần đầu tiên thử dùng LSD 25 ông ấy đã ngồi trước chiếc ghế. Hôm đó ông ấy đã nhận ra điều van Gogh phải đã thấy trong chiếc ghế. Bỗng nhiên, vải che của ông ấy được loại bỏ, bị buộc phải bỏ ra bởi hoá chất, mắt ông ấy sạch sẽ và hồn nhiên, ông ấy thấy chiếc ghế toả ra hàng nghìn mầu - chiếc ghế trở thành cầu vòng, đẹp thế không viên kohinoor nào có thể tranh được với nó.
Sau vài giờ, khi hiệu quả của LSD đã qua, chiếc ghế lại như cũ. Điều gì đã xảy ra? Chiếc ghế có thay đổi không? Ông ấy uống LSD, ghế không uống LSD. Tấm vải che của ông ấy được bỏ ra.
Và tôi nói với bạn rằng ma tuý không thể nào tránh được trừ phi xã hội được tạo ra mà vứt bỏ đi vải che. Bằng không vải che sẽ vẫn còn dai dẳng. Cái tên khác đi - và đây là những người thực sự đẹp, người uống rượu cồn, họ chống lại LSD. Cồn là ma tuý chứ! Nó có thể cổ, cổ đại, truyền thống, nhưng nó là ma tuý. Quan toà sẽ uống rượu cồn nhưng ông ta sẽ tống một người vào tù bởi vì người đó đã dùng LSD! Không gì sai với LSD nếu cái gì đó không sai với rượu cồn. LSD chỉ là thứ mới tới - tốt hơn, phát triển hơn, khoa học hơn.
Tôi không nói: "Uống LSD đi." Tôi không nói: "Đi vào trong ma tuý." Tôi nói: "Vứt bỏ vải che." Nếu bạn vứt bỏ vải che sẽ không có nhu cầu về bất kì thuốc nào. Thế thì bạn sống từng hai mươi bốn giờ trong ngạc nhiên sâu sắc tới mức không ma tuý nào có thể thêm vào cho nó được. Ngược lại, nếu một người đang sống một cuộc sống, cuộc sống thực như Lão Tử, được cho LSD, hay rượu cồn, hay bất kì cái gì, người đó sẽ cảm thấy rằng mình đã bị kéo xuống từ trạng thái cao của mình. Người đó sẽ không sẵn sàng chấp nhận nó.
Nếu Phật và Mahavir và Krishna và Lão Tử chống lại ma tuý, họ chống ma tuý bởi vì họ sống trên đỉnh tâm thức cao tới mức nếu bạn dùng ma tuý, tâm thức đó rơi xuống thấp, nó đi xuống.
Chừng nào con người còn chưa đi tới trạng thái cao hơn của hiểu biết và hồn nhiên, mà không ma tuý nào có thể cho được, ma tuý sẽ tiếp tục. Luật pháp sẽ tiếp tục, ma tuý sẽ tiếp tục. Không cái gì thay đổi bởi vì vải che vẫn có đó. Bạn không nghe! Bạn chỉ thích - bạn thích máy bay, cái được làm để bay, nhưng vài người nguyên thuỷ bị mắc giữ vào nó. Họ không thể thậm chí hình dung được rằng cái máy này có thể bay được cho nên họ dùng nó như chiếc xe súc vật kéo, với ngựa hay trâu được đóng ách vào nó. Dần dần một số người trở nên quan tâm tới sự kiện rằng dường như có một loại máy móc nào đó bên trong. Những người tò mò này bắt đầu làm việc trên nó, khám phá - chỉ dò dẫm trong bóng tối, và một ngày nào đó một người bắt đầu dùng động cơ. Thế là họ tháo xe bò kéo ra và họ dùng máy bay như ô tô.
Thế rồi một số người nguy hiểm thử cho nó tốc độ thật cao. Bỗng nhiên một ngày nào đó nó cất cánh. Thế rồi họ đi tới biết rằng nó được ngụ ý để bay, nó không phải là xe trâu.
Đây là tình huống với bạn. Bạn được ngụ ý bay và bạn đã trở thành xe trâu, nặng gánh, và bạn không thể hạnh phúc được trừ phi bạn đạt tới vận hành toàn bộ của bản thể bạn. Đây là điều chúng ta ngụ ý bởi 'Thượng đế': người đã đạt tới vận hành toàn bộ của bản thể mình. Nếu người đó được ngụ ý là máy bay, người đó đã trở thành máy bay. Người đó là thiêng liêng.
Bạn sống thấp, đó là lí do tại sao bạn bao giờ cũng thấp. Khi bạn ở thấp bạn phải buộc bản thân mình kéo lên bằng cách nào đó. Nhưng bạn không thể lên đủ lâu được. Bạn có thể nhảy, nhưng thế rồi bạn lại rơi xuống.
Khám phá nhạy cảm của bạn đi. Tai bạn có thể nghe được âm nhạc, cái là cốt lõi bên trong nhất của sự tồn tại. Mắt bạn có thể nhìn được cái vô hình được ẩn giấu đằng sau mọi thứ hữu hình. Tay bạn có thể chạm tới cái không thể được chạm. Bạn có thể rơi vào tình yêu với cái đang là cái toàn thể. Thế thì cuộc sống là đơn giản.
Nếu bạn vận hành hoàn hảo, nếu bản thể bên trong của bạn chạy rù rù vận hành hoàn hảo, mọi thứ đều đơn giản và dễ dàng. Bằng không mọi thứ là khó, rất khó, và bạn cứ cố. Và bạn càng cố, nó càng trở nên khó hơn. Đó là hoàn cảnh khó khăn của con người hiện đại.
Trong thời cổ đại mọi người đã được tốt hơn bởi vì họ chưa bao giờ thử quá nhiều. Con người hiện đại thực sự trong rắc rối bởi vì người đó cố gắng quá vất vả để sống cái mà có thể được sống một cách dễ dàng. Bạn đang cố gắng vất vả không cần thiết và làm nó thành không thể được.
Bây giờ tới lời kinh của Lão Tử:
Lời của ta rất dễ hiểu...
Nhưng nếu bạn có hiểu biết, chỉ thế thôi. Điều bây giờ bạn gọi là hiểu biết không phải là hiểu biết. Nó có thể là thông minh nhưng nó không là hiểu biết.
Khác biệt giữa thông minh và hiểu biết là gì? Trí tuệ hiểu lời, khái niệm, logic, chứng minh, biện luận. Hiểu biết đi sâu hơn. Thông minh chỉ là trên bề mặt, rộng nhưng không sâu. Thông minh có thể rất rộng - một người có thể biết hàng nghìn và hàng nghìn thứ, một người có thể trở thành cuốn bách khoa toàn thư sống, nhưng điều đó không có nghĩa là người đó đã trở nên hiểu biết. Tri thức của người đó rộng hơn, và nó càng rộng, càng ít có khả năng của chiều sâu. Nếu bạn buộc người đó đi vào chiều sâu người đó sẽ bắt đầu ngạt thở.
Hiểu biết là thông minh đi vào chiều sâu. Tri thức là thông minh đi ngày càng rộng hơn. Thông minh là định lượng, đó là lí do tại sao thông minh có thể được đo - nó là định lượng. Các nhà tâm lí có cách đo nó: IQ, intelligence quotient (thương thông minh). Bạn có thể đo được bao nhiêu thông minh. Nhưng không ai có thể đo được bạn có bao nhiêu hiểu biết. Nó không phải là định lượng chút nào cho nên làm sao bạn có thể đo được nó? Nó là phẩm chất, theo chiều sâu. Và hiểu biết không phụ thuộc vào tính thông thái theo bất kì cách nào, nó phụ thuộc vào nhận biết - đây là khác biệt.
Bạn có thể cứ đọc nhiều điều - không cần nhận biết, cứ nhồi nhét, trí nhớ cứ hấp thu mọi thứ. Nếu bạn muốn hiểu bạn phải tỉnh táo, có tính quan sát. Vấn đề không phải là kí ức, vấn đề là nhìn chân lí của nó.
Bạn có thể nghe tôi theo hai cách. Bạn có thể nghe tôi bằng thông minh, và thông minh của bạn có thể nói: "Được đấy, người này có vẻ logic" hay "Ông ấy có vẻ phi logic." Thông minh của bạn có thể nói: "Vâng, tôi đồng ý với người này," hay "tôi không đồng ý." Nhưng đây tất cả đều trên bề mặt. Nếu bạn nghe điều tôi đang nói với sự tỉnh táo, không có tâm trí liên tục phán xét, mà chỉ xuyên thấu vào nó, nhìn vào trong chân lí của nó, của điều người này đang nói, xuyên thấu vào nó sâu sắc, nhìn vào nó thấu suốt, bạn sẽ đi tới hiểu biết. Và hiểu biết không ủng hộ không chống đối, nó đơn giản là hiểu biết - thông minh là ủng hộ và chống đối.
Nếu bạn hiểu tôi bạn sẽ không ủng hộ tôi, bạn sẽ không chống đối tôi, bạn sẽ đơn giản vui mừng trong tôi và đi con đường của bạn. Hiểu biết là chiều hướng hoàn toàn khác. Thông minh đi theo chiều ngang, hiểu biết đi theo chiều đứng.
Nếu bạn muốn tích luỹ tri thức, thế thì thông minh là được cần tới. Nếu bạn muốn trở thành tri thức, thế thì hiểu biết là được cần tới.
Có thể là nếu bạn bắt gặp Lão Tử ở đâu đó trên thế gian này bạn có thể không thấy ông ấy rất thông minh. Nếu bạn hỏi ông ấy các câu hỏi, ông ấy có thể không có khả năng trả lời. Nhưng nếu bạn quan sát ông ấy bạn sẽ có khả năng thấy hiểu biết của ông ấy. Ông ấy có thể không phải là con người của tri thức, nhưng ông ấy phải là con người của việc biết.
Nếu bạn chỉ lắng nghe lời của ông ấy, ông ấy có thể có vẻ vô giáo dục, vô văn hoá, nhưng nếu bạn nhìn vào bản thể ông ấy, thế thì bạn sẽ thấy ông ấy đang che giấu cái gì bên trong: trái tim thuần khiết nhất có thể được. Và đó là điều mà đến tận cùng phải tính tới, chung cuộc phải tính tới, bởi vì không ai sống qua tri thức, bạn phải sống qua hiện hữu.
Gurdjieff hay hỏi các đệ tử của ông ấy, bất kì khi nào ai đó muốn được điểm đạo ông ấy đều hỏi: "Ông quan tâm tới cái gì, tri thức hay hiện hữu?" Điều đó là khó cho người còn chưa tìm kiếm sâu; khác biệt là gì? Tri thức hay hiện hữu? Gurdjieff hay nói: "Ông muốn biết nhiều hơn hay ông muốn hiện hữu nhiều hơn?" Hiện hữu nhiều hơn đó là cách thức của hiểu biết. Người ta thu thập hiện hữu, không phải lời và khá niệm và triết lí.
Lời của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm.
Thực tế không thực hành nào được cần tới. Đó là nghĩa của rất dễ làm. Nếu bạn hiểu, chính việc hiểu đó trở thành thực hành. Đó là nghĩa của câu châm ngôn nổi tiếng của Socrates: "Tri thức là đức hạnh." Ông ấy thường dùng từ sai - ông ấy là người Hi Lạp, chúng ta có thể tha thứ cho ông ấy - ông ấy đáng phải dùng việc biết hay hiểu biết. Ông ấy nói tri thức là đức hạnh, ông ấy ngụ ý thực sự hiểu biết là đức hạnh.
Nếu bạn hiểu một điều làm sao bạn có thể làm bất kì cái gì chống lại nó được? Nếu tôi biết rõ rằng đây là cửa, làm sao tôi có thể đi qua tường được? Nếu tôi biết nó, có cần thực hành nó không? Thực hành tới chỉ như cái thay thế cho việc biết.
Nếu bạn thực sự biết một thứ, điều đơn giản xảy ra là được thực hành, không cần làm gì cho nó. Đó là nghĩa của: hiểu chúng là rất dễ và làm chúng là rất dễ. Thực tế hiểu là làm.
Bạn có quan sát nó trong cuộc sống riêng của mình không? Nếu bạn hiểu một điều bạn có hỏi cách thực hành nó không? Nếu bạn không hiểu nó, nếu bạn chỉ tích luỹ nó như tri thức, thế thì tất nhiên câu hỏi nảy sinh: Thực hành nó thế nào? Tri thức cần thực hành. Hiểu biết bản thân nó là thực hành. Một khi bạn hiểu một điều, nó biến đổi bạn ngay lập tức. Hiểu biết không phải là dần dần, nó là bất thần. Trong một phần giây bạn là con người khác toàn bộ.
Tôi đã nghe một câu chuyện cổ. Một thợ kim hoàn lớn chết. Ông ấy để lại nhiều đá quí cho vợ, và bà vợ băn khoăn cho nên bà ấy gọi một thợ kim hoàn khác tới, người bạn của chồng cũ của bà ta, để bán những viên đá này.
Ông ta nhìn vào đá và nói: "Giữ chúng lại. Ngay bây giờ thị trường đang không ổn, và chúng sẽ không bán được mấy đâu. Giữ lấy chúng, bất kì khi nào tôi thấy đúng thời điểm đã tới chúng ta sẽ bán chúng. Nhưng, cho con chị sang cửa hiệu tôi hàng ngày để cho tôi có thể dạy nó nghệ thuật này."
Nhiều năm trôi qua. Và thế rồi người đàn bà lại nói: "Những hòn đá này nằm ở đó, và chúng ta thì nghèo và chúng ta đang khó khăn, bây giờ bán chúng đi." Người thợ kim hoàn nói: "Hôm nay tôi sẽ tới."
Người thợ kim hoàn tới. Ông ta mang theo đứa con của người đàn bà này, người đã học nghệ thuật kim hoàn cùng ông ta và ông ta bảo cậu con trai: "Bây giờ đem những viên đá này ra." Cậu con trai mở hộp ra, nhìn vào các viên đá. Chúng vô dụng. Cậu con trai cười, đi ra, ném cả hộp ra đường.
Người mẹ bắt đầu kêu lên: "Con làm gì thế?" Cậu con trai nói: "Chúng tất cả đều vô dụng. Chúng không có giá trị chút nào, thậm chí không đáng là đá quí."
Nhưng trong nhiều năm người đàn bà này đã từng giữ chúng như kho báu lớn, bảo vệ chúng, cho nên bà ấy hỏi ông bạn của người chồng quá cố của mình: "Sao ông không nói điều này trước?" Ông ấy nói: "Thế thì chị có thể đã không tin tôi. Chúng vô dụng, nhưng chị có thể đã không tin tôi bởi vì điều đó sẽ chỉ là tri thức với chị. Sẽ khó mà tin cậy vào tôi được. Do đó tôi đã yêu cầu con chị được huấn luyện. Bây giờ nó biết. Bây giờ tôi không chen vào giữa."
Cậu con trai có đợi một khoảnh khắc nào không? Một khi cậu ta biết rằng chúng là đá thường, cậu ta đơn giản đi ra và ném chúng ra phố. Không một khoảnh khắc nào bị mất. Nó không phải là kho báu - kết thúc!
Cùng điều đó xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn hiểu một điều, bạn hiểu. Bạn chưa bao giờ hỏi, "Làm sao làm nó?" Cái làm sao chỉ tới với người thông thái, không với người của hiểu biết. Đó là lí do tại sao J. Krishnamurti liên tục dạy cho các đệ tử của ông ấy: "Đừng hỏi làm sao! Chỉ nghe điều tôi đang nói và cố hiểu. Cẩn thận vào! Và không có làm sao cho nó." Và họ lắng nghe ông ấy - tất nhiên với vải che. Và khi ông ấy đã kết thúc và ông ấy hỏi: "Bây giờ có câu hỏi nào không?" ai đó nhất định tới và nói: "Bất kì điều gì thầy nói cũng đều đúng cả, nhưng làm sao làm nó?" Toàn thể vấn đề bị bỏ lỡ. Ngay cả một người có từ bi của Krishnamurti cũng cảm thấy bực mình bởi vì trong bốn mươi năm ông ấy đã chỉ nói một điều: rằng hiểu biết là đủ lên chính nó. Không nỗ lực nào được cần để thực hành nó. Nếu nỗ lực được cần, nó không phải là hiểu biết. Và qua nỗ lực không ai đạt tới chân lí, chỉ qua hiểu biết.

Lời của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm.
Thế mà thiên hạ, không hay hiểu, không hay làm.
Tại sao? Tại sao không ai có thể hiểu chúng và không ai thực hành chúng? Bởi vì bạn đang trong đống lộn xộn tới mức cái dễ có vẻ khó, cái đơn giản có vẻ phức tạp. Và bạn đang trong lộn xộn tới mức bất kì cái gì bạn thấy cũng đều trở nên bị bóp méo. Và thế thì bạn bắt đầu tạo ra vấn đề và giải quyết chúng.
Chừng nào bạn còn chưa nâng nhận biết của mình lên một bình diện khác, các vấn đề sẽ không thay đổi. Khi làm việc với hàng nghìn người tìm kiếm, quan sát của tôi là không vấn đề nào có thể được giải quyết nếu bình diện của bạn vẫn còn như cũ.
Một người tới tôi vài năm trước đây, anh ta đã từng bị táo bón trong thời gian dài. Một người rất giàu, anh ta đã thử mọi thuốc, thử mọi cách chữa, từ đối trị liệu pháp cho tới thiên nhiên liệu pháp - anh ta đã làm mọi thứ. Anh ta có đủ tiền để phung phí, đủ thời gian, cho nên không có vấn đề ở đó. Anh ta đã đi khắp thế giới để gạt bỏ táo bón, nhưng anh ta càng cố thì táo bón lại càng trở nên tệ hơn: bắt rễ sâu. Anh ta tới tôi và anh ta nói: "Phải làm gì?"
Tôi bảo anh ta: "Táo bón chỉ có thể là triệu chứng, nó không thể là nguyên nhân. Nguyên nhân phải ở đâu đó khác trong tâm thức bạn." Cho nên tôi bảo anh ta làm một việc rất đơn giản. Anh ta không thể nào tin nổi nó; anh ta nói: "Làm sao điều đó là có thể được? Làm điều đơn giản này thầy nghĩ sẽ giúp ích cho tôi sao? Thầy có lừa tôi không? Bởi vì tôi đã làm mọi thứ, và một điều đơn giản như thế có thể giúp ích sao? Tôi không thể tin nổi vào nó." Nhưng tôi nói: "Bạn đơn giản cứ thử."
Tôi bảo anh ta chỉ làm một điều: nhớ liên tục rằng 'Tôi không là thân thể.' Không cái gì khác. Tất nhiên anh ta không thể tin được điều đó bởi vì làm sao điều này sẽ giúp được?
Con người bị đồng nhất với thân thể mình. Quá nhiều đồng nhất với thân thể sẽ cho bạn táo bón. Bạn níu bám! Bạn co lại! Bạn không cho phép thân thể có cách của nó. Bạn không cho phép nó được tuôn chảy. Đó là nghĩa của táo bón. Táo bón là bệnh tâm linh. Gỡ đồng nhất với thân thể ra. Liên tục nhớ rằng 'Mình không là thân thể, mình là nhân chứng.'
Trong ba tuần anh ta thử và nói: "Nó có tác dụng. Cái gì đó lỏng ra bên trong tôi."
Điều đó nhất định xảy ra. Nếu bạn không là thân thể, thân thể bắt đầu vận hành, bạn không can thiệp, bạn không chen vào trên đường, thân thể cứ làm việc.
Bạn có thấy con vật nào táo bón không? Không con vật nào trong tự nhiên bị táo bón cả. Trong vườn bách thú bạn có thể thấy các con vật bị táo bón. Hay con vật nuôi trong nhà, chó và mèo, sống với con người và bị tiêm nhiễm với con người, bị biến chất bởi con người, chúng có thể bị táo bón. Bằng không trong tự nhiên không có táo bón. Thân thể có cách riêng của nó. Nó tuôn chảy. Nó không đông cứng, nó không có khối chắn. Khối chắn tới với đồng nhất.
Tôi bảo người này: "Chỉ đừng bị đồng nhất với thân thể thôi. Giữ nhận biết rằng bạn là nhân chứng. Và đừng bao giờ nói 'tôi bị táo bón', chỉ nói 'Thân thể bị táo bón, mình là nhân chứng cho nó.'
Thân thể trở nên chùng lỏng. Dạ dầy bắt đầu vận hành, bởi vì không cái gì quấy rối dạ dầy như tâm trí. Nếu bạn lo nghĩ, dạ dầy không thể vận hành tốt. Nếu bạn bị đồng nhất với thân thể, thân thể không thể tuôn chảy tốt. Đó là lí do tại sao bất kì khi nào bạn rất ốm ngủ say lại là cần, bởi vì chỉ trong ngủ say bạn quên đi thân thể, và mọi sự bắt đầu tuôn chảy.
Nó đã thay đổi. Nhưng anh ta tới và kể cho tôi rằng điều mới đang xảy ra: "Tôi bao giờ cũng là người keo kiệt, còn bây giờ tôi không cảm thấy hà tiện thế."
Nó phải như vậy thôi. Bởi vì keo kiệt được gắn sâu với táo bón. Nó làm việc theo cả hai cách: nếu bạn là người keo kiệt bạn sẽ bị táo bón, nếu bạn bị táo bón bạn sẽ là người keo kiệt. Táo bón thực sự là hà tiện sâu của thân thể - không để cái gì đi ra, không cho phép cái gì được ra khỏi thân thể. Giữ mọi thứ được đóng lại!
Đổi bình diện của tâm thức của bạn, và vấn đề bắt đầu thay đổi.
Một người đàn bà tới tôi - rất béo, và cô ấy tất nhiên đã trở nên xấu. Cô ấy cũng đã thử mọi cách: kiêng khem, thể dục, yoga, đủ mọi loại vô nghĩa cô ấy đã thử. Chẳng cái gì giúp ích, cô ấy cứ thu thập ngày càng béo hơn. Tôi nói với cô ấy: "Điều này dường như là nguyên nhân thực. Ở đâu đó sâu bên dưới cái gì đó khác đang ẩn kín. Đây chỉ là triệu chứng."
Tôi nói với cô ấy - nhiều lần cô ấy tới, và dần dần cô ấy để lộ, một cách không chủ ý cô ấy để lộ trái tim cô ấy. Từ chính thời thơ ấu của cô ấy, cô ấy đã bị đóng kín. Cô ấy cảm thấy không ai yêu cô ấy.
Bây giờ nếu người đàn bà cảm thấy rằng không ai yêu cô ấy, cô ấy sẽ phải tìm ai đó chịu trách nhiệm, cái gì đó chịu trách nhiệm - không ai có thể nghĩ: "Mình không đáng yêu." Cho nên cô ấy đã thấy lời bào chữa trong thân thể - không ai yêu mình bởi vì thân thể mình xấu. Mình không xấu, thân thể mình xấu, đó là lí do tại sao không ai yêu mình. Cho nên toàn thể trách nhiệm dồn vào thân thể.
Cô ấy cố giảm trọng lượng thân thể nhưng chẳng cái gì có thể giúp ích, nó không thể giúp được, cô ấy cứ nuôi bản thân mình ngày càng nhiều hơn bởi vì một nguyên nhân bắt rễ sâu đang vận hành ở đó. Đó là bảo vệ duy nhất của cô ấy.
Nếu thân thể vẫn còn xấu cô ấy thoải mái. Không ai yêu cô ấy bởi vì thân thể. Một khi thân thể trở nên tốt và nếu không ai yêu cô ấy thế thì, thế thì trách nhiệm sẽ dồn lên cô ấy. Thế thì cô ấy sẽ cảm thấy rằng cô ấy là không đáng yêu - và điều đó là quá nhiều để đương đầu, để đối diện.
Một khi điều này nổi lên trong bản thể cô ấy mọi sự bắt đầu thay đổi. Cô ấy ăn vẫn thế, nhưng trọng lượng giảm xuống: không kiêng khem, chỉ nổi lên của nguyên nhân. Hiểu biết nó đã trở thành việc biến đổi. Cô ấy trở nên gầy và mảnh hơn. Và tất nhiên, đẹp! Và tất nhiên mọi người bắt đầu cảm thấy cái duyên của cô ấy.
Mọi người đều có duyên. Không người nào không có sức lôi cuốn riêng của mình. Bạn có thể không cho phép nó lan toả quanh bạn - bằng không mọi người đều có hào quanh đẹp quanh người đó.
Và một khi mọi người bắt đầu yêu cô ấy, có cảm tình với cô ấy, cô ấy bắt đầu yêu thân thể của mình. Bây giờ thân thể thoải mái. Và bất kì khi nào nó thoải mái nó đều đẹp. Mọi thân thể đều đẹp. Nhưng cái gì đó phải được mang tới hiểu biết của cô ấy.
Đó là toàn thể nỗ lực của phân tâm ở phương Tây: để giúp các sự kiện trồi lên bề mặt sao cho bạn hiểu chúng; chính hiểu biết làm thay đổi bạn.
Thế mà thiên hạ, không hay hiểu, không hay làm.
Ngay bây giờ như bạn hiện thế sẽ rất khó hiểu Lão Tử. Nếu như ông ấy nói: "Làm cái gì đó," bạn có thể đã hiểu được. Nếu ông ấy đã làm một mục tiêu rất cao - lên tới mặt trăng, bạn có thể đã thử.
Nhưng ông ấy nói không có mục đích, không chủ định, không nỗ lực nào là cần có, bạn đã có đó rồi. Mọi điều bạn cần là tham gia vào trong lễ hội đang diễn ra - và nó là chuyện đang diễn ra, liên tục, dù bạn tham gia hay không cũng không tạo ra khác biệt gì; chim cứ hót, cây cứ nở hoa, mây cứ di chuyển, biển cứ cuộn sóng và ca hát, lễ hội này là hiện tượng tiếp diễn. Bạn có thể cắt rời bản thân mình ra và đứng sang bên và khổ, bằng không bạn có thể đi vào, đánh mất bản thân mình và mở hội.
Lời của ta có gốc, việc của ta có chủ.
Vì thiên hạ không hiểu được cái chỗ đó,
Có hai điều phải được hiểu - Lời của ta có gốc. Lão Tử đang nói chỉ có một nguyên lí. Đạo là nguyên lí đó. Đạo nghĩa là là tự nhiên và tuôn chảy, ở trong buông bỏ sâu, không tranh đấu với cuộc sống mà cho phép nó, chấp nhận nó, không xô đẩy dòng sông mà nổi cùng với dòng sông bất kì chỗ nào nó đưa tới. Đây là nguyên lí duy nhất của Lão Tử. Đừng tranh đấu với cuộc sống bằng không bạn sẽ bị thất bại. Buông xuôi, và thắng lợi của bạn là chắc chắn. Trong buông xuôi là thắng lợi, trong tranh đấu là thất bại. Nếu bạn thất vọng, điều đó đơn giản chỉ ra bạn đã từng tranh đấu vất vả.
Nếu bạn tìm thấy ai đó người hạnh phúc và thắng lợi, biết rõ rằng người đó đã hiểu nguyên tắc này. Người đó không tranh đấu. Người đó nổi cùng cuộc sống, người đó cưỡi lên con sóng.
Lời của ta có gốc, việc của ta có chủ.
Nhưng trong công chuyện của con người không có nguyên lí mà chỉ có hệ thống. Lão Tử nói: "Nếu ông hỏi ta, ta chỉ có một nguyên lí, và nguyên lí đó có thể được gọi là buông bỏ sâu sắc, buông xuôi. Nhưng trong công chuyện của con người thì không có nguyên lí, có hệ thống, một thứ rất phức tạp.
Mọi người không đơn giản nhưng rất phức tạp, khó giải quyết. Họ thậm chí không biết bản thân mình, họ cứ mang bao nhiêu phức tạp bên trong mình. Và phức tạp đó sẽ không cho phép họ hiểu một hiện tượng đơn giản, một nguyên tắc đơn giản - rằng bạn là một phần của cuộc sống, con sóng trong đại dương.
Đừng tranh đấu với đại dương, điều đó là ngu xuẩn. Tận hưởng đại dương đi - trong khi nó đang kéo dài. Dâng lên với đại dương, rơi xuống cùng đại dương. Đừng tạo ra bất kì phân tách nào giữa bạn và đại dương. Điều này là một nguyên tắc đơn giản.
Các Thiền sư đã nói rằng một lời đơn giản giải quyết mọi thứ. Thực tế chỉ một lời cũng có thể giải quyết được mọi thứ. Bạn càng có triết lí phức tạp, bạn sẽ càng trong rắc rối hơn, bởi vì mọi triết lí đều là một kiểu bọc thép, phòng ngự.
Mọi người tới tôi, họ bị nặng gánh quá nhiều với ý nghĩ và họ tới tôi để thu lấy nhiều ý nghĩ hơn. Tôi là kẻ thù của họ nếu tôi làm nặng họ thêm. Họ cần dỡ gánh nặng. Họ tới và họ nói: "Chúng tôi đã tới để học cái gì đó." Còn tôi nói với họ: "Bạn đã học quá nhiều rồi. Xin bạn quên nó đi, dỡ nó đi! vứt nó đi! Cái đầu của bạn quá nặng, bạn bị nặng đầu. Bạn đang bị giết chết bởi chính gánh nặng của mình."
Quên mọi thứ bạn biết đi! Tri thức là phức tạp. Và tri thức trở thành rào chắn giữa bạn và cuộc sống.
Các triết gia bỏ lỡ cuộc sống vì không ai khác bỏ lỡ cả. Họ đi qua bên cạnh cuộc sống, họ đi song song với nó nhưng họ chưa bao giờ gặp nó, bởi vì triết học lớn bao giờ cũng bao quanh họ như đám mây. Họ không thể nhìn ra ngoài nó được. Mắt họ đầy khói.
Vì thiên hạ không hiểu được cái chỗ đó,
Nên không hiểu được ta.
Và bởi vì mọi người không thể hiểu được một nguyên lí đơn giản, và họ bao giờ cũng quan tâm tới các hệ thống phức tạo, đó là lí do tại sao họ 'không hiểu được ta.'
Hiểu ta, ít kẻ, nên ta mới quí.
Lão Tử đơn giản ngược đời, nhưng ngược đời của ông ấy là đẹp và chỉ ra nhiều điều. Ông ấy nói: Hiểu ta, ít kẻ - chỉ vài người có thể biết được ông ấy; không phải là ông ấy là khó, nhưng bởi vì ông đấy đơn giản tới mức chỉ người thật thà mới có thể biết được ông ấy. Rất ít! Mọi người đều bị biến chất. Chỉ tâm trí không bị biến chất mới có thể biết ông ấy. Rất ít người biết ta, nên ta mới quí. Và ông ấy nói đó là lí do tại sao ông ấy quí.
Bình thường, khi nhiều người biết bạn, bạn nghĩ bạn đặc biệt. Khi cả thế giới biết về bạn, bạn cảm thấy bạn là phi thường, siêu phàm, cái gì đó cao siêu.
Thực tế Lão Tử là đúng. Khi nhiều người hiểu bạn điều đó đơn giản chỉ ra rằng bạn là rất bình thường, bằng không nhiều người thế không thể hiểu được - mọi người điên thế, bạn phải có điên khùng nào đó trong mình, bằng không nhiều người thế có thể không hiểu được bạn. Bạn phải ở cùng mức, cùng bình diện.
Đó là lí do tại những người lãnh đạo chính trị là đặc biệt thế. Họ bắt nguồn từ giai tầng thấp nhất của tâm trí con người. Họ thuộc vào phẩm chất kém nhất của tâm thức con người. Nhưng tất nhiên, thế thì đa số người có thể hiểu được họ, bởi vì đa số thuộc vào cùng mức. Họ nói một ngôn ngữ có thể được tất cả mọi người hiểu.
Một Lão Tử hiếm khi được hiểu. Trong cả thế kỉ, nếu bạn có thể tìm ra ba người hiểu Lão Tử, điều đó là quá mức mong đợi rồi. Nhưng ông ấy nói nên ta mới quí.
Bao giờ cũng nhớ điều này: nếu nhiều người nhận ra bạn, rằng bạn là cái gì đó cao siêu, nhớ bạn phải kém cỏi. Bằng không làm sao nhiều người thế nhận ra bạn? Bạn phải vô giá trị. Nếu nhiều người thế ca ngợi bạn, biết cho rõ bạn phải đang trên mảnh đất sai, bằng không bao nhiêu người thế không thể ca ngợi bạn được.
Tôi đã nghe về một nhà thương điên. Một bác sĩ mới kế nhiệm. Bác sĩ cũ về hưu và bác sĩ mới tới. Toàn thể nhà thương điên, năm trăm người điên, mở hội ngày hôm đó, họ nhảy múa cả đêm, và họ rất hạnh phúc. Điều đó chưa bao giờ xảy ra như vậy; bác sĩ này đã từng tới các nhà thương điên khác ở các bệnh viện khác, nhưng không ở đâu ông ấy đã được đón chào thế.
Ông ấy hỏi người điên vào buổi sáng: "Sao các ông mở hội nhiều thế? Tôi chỉ là một bác sĩ thường, sao các ông điên thế với hạnh phúc?" Họ nói: "Ông trông giống chúng tôi thế. Bác sĩ kia không phải là một trong chúng tôi." Bất kì khi nào nhiều người thế ca ngợi bạn, nhớ điều này: bạn phải trông giống họ. Phải có cái gì đó kém cỏi trong bạn, cái gì đó cơ bản. Bạn không thể rất giá trị được. Bằng không chỉ rất ít thợ kim hoàn sẽ có khả năng hiểu được bạn là ai.
Bạn có thể đi qua Lão Tử, bạn có thể không có khả năng nhận ra ông ấy. Bạn không thể đi qua Alexander mà không nhận ra ông ta. Làm sao bạn có thể nhận ra dễ dàng thế một Alexander? Adolf Hitler? Mao Trạch Đông? Sao dễ dàng thế?
Cái gì đó trong bạn đáp ứng. Bạn cũng có một chút ít Alexander trong bạn. Bạn cũng thích trở thành người chinh phục toàn thế giới. Bạn là cũng kiểu, cùng điên khùng. Điên khùng đó giúp cho bạn thoáng nhìn rằng đây là một người mang hình ảnh về điều bạn muốn là. Bạn đánh giá cao chỉ những người là hình ảnh của bạn, mục đích của bạn, lí tưởng của bạn. Lão Tử sẽ đi qua, bạn thậm chí không thể nhận biết rằng ai đó đã đi qua.
Chúng ta có một từ hay cho Phật; một trong các tên của ông ấy là Như Lai - Tathagata. Từ này nghĩa là: người tới như gió và đi qua như gió; vậy tới, vậy đi. Không ai có thể nhận ra khi nào ông ấy tới, khi nào ông ấy đi xa. Khi ông ấy đã đi rồi, thế thì đột nhiên mọi người nhận ra rằng ai đó đã có đó, sự hiện diện.
Vị Phật không được cảm thấy, ông ấy tới như làn gió thoảng, không như cơn bão. Alexander tới như cơn bão, Phật có âm nhạc dịu dàng thế, bạn sẽ không thể nghe thấy nó được; bạn đã trở nên hoà điệu với bãi chợ, với âm nhạc kêu to, với nhạc điên. Chỉ khi cái gì đó đi tới điên hoàn toàn, thế thì nó đi vào trong tâm thức bạn. Bằng không thì không được.
Đó là lí do tại sao mọi người quan tâm tới chính trị. Chính trị là điên khùng, trò chơi của tâm thức rất thấp kém trong bạn. Bạn có thể nhận ra nó. Nhưng Lão Tử nói:
Hiểu ta, ít kẻ, nên ta mới quí
Vì vậy bậc thánh nhân
Ngoài mặc bó vải, mà lòng đầy châu ngọc.
Hiền nhân không nên được hiểu bởi tướng mạo của ông ấy, bởi vì qua tướng mạo bạn hiểu kẻ ngu. Hiền nhân không nên được hiểu bằng áo quần bên ngoài của người đó bởi vì đấy là những áo quần được hoàng đế, chính khách, tướng lĩnh, kẻ chinh phục dùng. Hiền nhân mặc áo quần thô, và mang kim cương bên trong.
Nếu bạn có mắt, chỉ thế thì bạn mới có khả năng thấy nó. Nếu bạn có tai, chỉ thế thì bạn mới có khả năng nghe nó. Nếu bạn sống động thực, vận hành với toàn bộ năng lực của bạn, chỉ thế thì bạn mới có khả năng nhận ra rằng hiền nhân tồn tại. Và trong chính việc nhận ra đó, bạn cũng đã trở thành hiền nhân. Nếu bạn có thể nhận ra hiền nhân trong chính việc nhận ra đó bạn đã lấy bước tiến lớn, bởi vì chính việc nhận ra đó chỉ ra rằng cái gì đó đã đáp ứng bên trong bạn. Bản ngã đã bị tổn thương.
Xem tiếp Chương 4 - Quay về Mục lụcQuay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post