Read more
Nhưng Kinh buồng tắm nói, "Bằng đóng góp cho việc tắm của các nhà sư, mọi người nhận được phúc lành vô hạn." Điều này dường như là một thí dụ về thực hành bên ngoài đạt tới công đức. Làm sao điều này có liên quan tới việc ngắm nhìn tâm trí?
Tại đây, việc tắm của các sư không nói tới việc gột tẩy bất kì cái gì nhận thấy được. Khi Ngài thuyết giảng Kinh Buồng tắm, ông ấy muốn các đệ tử nhớ đến pháp về tẩy rửa. Cho nên ông ấy dùng mối quan tâm hàng ngày để truyền đạt ý nghĩa thực của mình.
... Buồng tắm là thân thể. Khi ông thắp sáng ngọn lửa của trí huệ, ông sưởi ấm nước thuần khiết của các giới luật và tắm bản tính phật đúng đắn bên trong ông. Bằng việc duy trì bẩy thực hành này, ông thêm vào đức hạnh của mình. Các sư của thời đó đều cảm nhận. Họ đã hiểu nghĩa của Phật. Họ tuân theo giáo huấn của ông ấy, làm hoàn hảo đức hạnh của họ và nếm quả của phật tính. Nhưng những người ngày nay không thể hiểu thấu được những điều này.
... Bản tính phật đúng đắn của chúng ta không có hình dạng. Và bụi của ưu phiền không có hình dạng. Làm sao mọi người có thể dùng nước thường để gột sạch thân thể không thấy được? Nó sẽ không có tác dụng. Khi nào họ sẽ thức dậy? Lau sạch thân thể như thế, ông phải ngắm nhìn nó. Một khi những cái không thuần khiết và thô bỉ phát sinh từ ham muốn, chúng nhân lên cho tới khi chúng bao phủ ông bên trong và bên ngoài. Nhưng nếu ông cố gắng lau sạch thân thể này của ông, ông sẽ phải cọ sạch cho tới khi nó gần biến hết trước khi nó sạch sẽ. Từ điều này ông nên nhận ra rằng việc tẩy rửa cái gì đó bên ngoài không phải là điều Phật ngụ ý.
Kinh này nói rằng người nào đó cầu thành tâm tới Phật chắc chắn được sinh ra ở thiên đường Tây phuơng. Vì cánh cửa này dẫn tới phật tính, vậy sao phải tìm kiếm giải thoát trong việc ngắm nhìn tâm trí?
... Phật ngụ ý nhận biết, nhận biết về thân thể và tâm trí ngăn cản điều ác khỏi nảy sinh. Và việc cầu có nghĩa là kêu gọi tâm trí, kêu gọi thường xuyên tới tâm trí về các qui tắc của kỉ luật và tuân theo chúng với tất cả sức mạnh của ông.
... Cầu tên Phật, ông phải hiểu về pháp của việc cầu. Nếu nó không hiện diện trong tâm trí ông, mồm ông tụng cái tên trống rỗng. Chừng nào ông còn bị rắc rối với ba chất độc hay bởi các ý nghĩ về bản thân mình, tâm trí bị lừa dối của ông sẽ giữ ông không thấy được Phật... Nếu ông níu bám lấy các hình tướng trong khi tìm kiếm ý nghĩa, ông sẽ không tìm thấy điều gì. Vậy, các hiền nhân của quá khứ trau dồi nội quan chứ không lời nói.
Tâm trí này là cội nguồn của mọi đức hạnh. Và tâm trí này là chủ cho mọi quyền năng. Phúc lạc vĩnh hằng của niết bàn tới từ tâm trí lúc nghỉ. Tái sinh trong ba cõi giới cũng tới từ tâm trí. Tâm trí là cánh cửa tới mọi thế giới. Và tâm trí là chỗ cạn ở bờ bên kia. Những người biết cánh cửa này ở đâu không lo nghĩ về việc đạt tới nó. Những người biết chỗ cạn này ở đâu không lo nghĩ về việc đi qua nó.
Những người ta gặp hôm nay trở đi đều nông cạn. Họ nghĩ tới công đức như cái gì đó có hình dạng. Họ lãng phí của cải của họ và làm thịt các sinh linh trên đất và trong biển... Họ thấy cái gì đó cảm thấy được và thường trở nên gắn bó. Nếu ông nói với họ về vô hình, họ ngồi đó câm lặng và lẫn lộn. Tham lam về những công đức nhỏ của thế giới này, họ vẫn còn mù quáng với những đau khổ lớn đang tới. Những đệ tử như vậy mang bản thân mình trong vô vọng. Chuyển từ cái thật sang cái giả, họ không nói về cái gì ngoài phúc lành tương lai.
Nếu ông có thể đơn giản tập trung ánh sáng bên trong của tâm trí mình và ngắm nhìn ánh sáng bên ngoài của nó, ông sẽ xua tan ba chất độc và lái đi xa sáu tên trộm một lần cho tất cả. Và không nỗ lực nào ông thu được sở hữu vô hạn đức hạnh, hoàn hảo và cánh cửa tới chân lí. Thấy qua cái tầm thường và chứng kiến siêu phàm còn ít hơn một cái nháy mắt. Việc nhận ra là bây giờ. Tại sao lo nghĩ về tóc hoa râm? Nhưng cánh cửa thực bị giấu kín và không thể nào được lộ ra. Ta chỉ chạm vào việc ngắm nhìn tâm trí.
Cám ơn Thượng đế rằng đây là lời kinh cuối cùng của Bồ đề đạt ma. Tôi đã lo nghĩ về nơi ông ấy định đi sau buồng tắm! Nó là cuộc hành trình vô cùng để leo lên đỉnh núi và trở lại nhà bạn. Bồ đề đạt ma đã đưa bạn đi trên toàn bộ vòng quay ngựa gỗ.
Tôi đã bắt đầu với Bodhidharma - Bồ đề đạt ma - cái tên Bồ đề đạt ma có nghĩa là "tự tính của nhận biết" - nhưng không may tôi phải kết thúc cuộc hành trình với Buddhudharma. Buddhudharma có nghĩa là "bản tính của vô nhận biết, của ngu xuẩn."
Ông ấy đã làm cho bản thân mình chìm vào cái đống lộn xộn này, nhưng điều đó là sự hiểu thấu vô cùng cho chúng ta. Quan sát ông ấy bạn có thể tránh được cùng đống lộn xộn đó. Bất kì điều gì ông ấy nói trước đây đều đã biểu lộ cái nhìn thấu đáo của ông ấy vào trong tiềm năng sâu sắc nhất của con người, nhưng điều ông ấy đang nói bây giờ tuyệt đối không liên quan. Thỉnh thoảng ông ấy nhớ mình là ai nhưng dường như là ông ấy cứ quên hoài, hay có lẽ ông ấy quá bị gắn bó với học thuyết đặc biệt của ông ấy về Đại Thừa và lo nghĩ nhiều về việc quấy rối các Phật tử mới được điểm đạo.
Trong tình huống này, ông ấy phải đã khổ nhiều. Tôi có thể thấy - có lẽ không ai có thể đã để ý tới điều đó - nhưng tôi có thể thấy nỗi khổ của ông ấy. Khổ của ông ấy là ở chỗ ông ấy đang nói những điều đó một cách rất không sẵn lòng và điều này là vấn đề cho tất cả những ai chấp nhận bất kì học thuyết nào, bất kì kinh sách nào, bất kì nhà thờ nào. Họ thường xuyên bị rắc rối. Nếu họ lắng nghe tiếng nói bên trong của riêng mình, nó nói điều gì đó; nếu họ lắng nghe theo tín ngưỡng, nó nói điều gì đó khác.
Đã có rất ít người trên thế giới này sẵn sàng đối kháng với mọi người. Nếu Bồ đề đạt ma đã nói bất kì cái gì là kinh nghiệm của ông ấy, có lẽ ông ấy sẽ mất mọi danh tiếng, sự kính trọng và tên tuổi lớn lao của ông ấy trong mọi niên giám của Phật giáo. Nhưng với tôi, đấy sẽ không phải là mất mát. Với tôi, ông ấy sẽ vươn lên cao hơn bất kì ai khác, chỉ bởi vì cam kết của riêng ông ấy là một điều tập trung và nhất quán... và đó là chân lí được kinh nghiệm của riêng ông ấy. Không cái gì khác có thể thay đổi được nó.
Các bạn cười khi nghe chính cái tên của kinh này, Kinh Buồng tắm, bởi vì các bạn không biết đã có hai tôn giáo nổi dậy chống lại Hindu giáo ở Ấn Độ - Jaina giáo và Phật giáo. Sư Jaina giáo không bao giờ tắm cả; ông ta thậm chí không đánh răng. Ông ta hôi hám và điều được coi là một kỉ luật lớn là bạn không quan tâm chút nào tới thân thể mình, cái là phù du, cái đằng nào cũng sẽ chết đi. Tại sao cứ lau chùi nó và làm phí thời gian của bạn? Ngày mai nó lại sẽ trở nên bẩn thôi.
Phật giáo gần như là một tôn giáo song song với Jaina giáo. Họ đồng ý trên mọi điểm cơ bản, nhưng Phật dường như nhạy cảm hơn Mahavira. Ông ấy muốn các sư của mình tắm hàng ngày để cho họ vẫn còn sạch sẽ, để cho thân thể họ sẽ không bị kết án mà được kính trọng như ngôi đền của bản tính thiêng liêng của họ. Nhưng có quá nhiều sư: việc nuôi họ, việc cho họ dùng buồng tắm của mình, việc cho họ quần áo, việc cho họ thuốc men khi họ ốm, đã trở thành ngày càng nặng gánh cho xã hội.
Mới vài ngày trước đây ở Thái Lan, tình huống đã trở nên tồi tệ đến mức gần một phần tư dân số của nước này là sư. Chính phủ phải thông qua đạo luật nói chừng nào bạn còn chưa được phép của chính phủ bạn không thể trở thành sư được.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà chưa có bất kì chính phủ nào đã lấy bước đi như vậy nhưng điều đó tuyệt đối cần thiết trong một nước nghèo. Nếu trong bốn người, một người không làm việc, không sáng tạo và vậy mà vẫn cần đủ mọi thứ tuyệt đối cần thiết, người đó sẽ thành gánh nặng.
Đấy là một tình huống xấu khi mà đến nửa dân số đang chết đói, khi mà một nửa nước ngủ chỉ với một bữa ăn hàng ngày, khi mà mọi người không chỉ ăn hoa quả mà còn đào cả rễ củ của cây cối, luộc chúng rồi ăn chúng, hi vọng rằng chúng phải có chất dinh dưỡng. Bởi vì rễ cây nuôi dưỡng cho cả cây - chúng nuôi dưỡng cho hoa và quả - một cách tự nhiên gốc rễ phải có dinh dưỡng lớn.
Phật Gautam phải nói về những điều tầm thường như vậy bởi vì nếu điều đó không được nói tới, thế thì mọi người bắt đầu ra quyết định của riêng mình. Và Phật muốn các đệ tử của mình là những cá nhân toàn vẹn - sạch sẽ, thuần khiết, tỉnh táo theo mọi cách có thể được cả bên ngoài và bên trong. Mối quan tâm và từ bi của ông ấy là lớn đến mức có ba mươi ba nghìn qui tắc cho một sư Phật giáo. Điều đó làm tâm trí lưỡng lự; ba mươi ba nghìn qui tắc! Thậm chí nhớ chúng là khó rồi.
Nhưng Phật đã chăm nom tới từng chi tiết: khi nào thức dậy, khi nào đi ăn xin, không nhận tất cả thức ăn của mình từ một nhà mà từ năm nhà để cho không ai bị nặng gánh. Năm nhà có thể cho bạn những cái nhỏ bé và điều đó sẽ là đủ cho bạn. Ở một nhà, bạn có thể thành đôi chút nặng nề... và không ở trong một thành phố hơn ba ngày để bạn không tạo ra bất kì nặng gánh nào cho bất kì ai. Ăn chỉ một lần mỗi ngày bởi vì cả triệu người ăn chỉ một lần một ngày. Bạn không nên đòi hỏi hai bữa ăn.
Đừng có nhiều hơn ba mảnh vải; hai để dùng, một mảnh cho tình huống cần kíp. Chẳng hạn: bạn bỗng nhiên thấy mình quay lại nơi mọi nhà sư khác đang ở và trời đổ mưa. Cả hai mảnh của bạn, trên và dưới, đều ướt cả. ít nhất thì bạn cũng vẫn còn một mảnh vải để che mình - mảnh thứ ba này dùng cho lúc cần kíp. Hai mảnh dành cho nhu cầu cơ bản của bạn nhưng bạn không nên có nhiều hơn ba mảnh.
Những chi tiết này là bản chất mặc dầu chúng có vẻ tầm thường. Bạn nghĩ, "Điều vô nghĩa gì thế này? Một Phật Gautam đáng phải nói về tâm linh, về trưởng thành và nhận biết và tự do và ông ấy đang nói về những việc nhỏ bé." Nhưng ông ấy phải nói vì một lí do đơn giản bởi vì ông ấy đã chấp nhận ý tưởng về từ bỏ thế giới. Một khi mọi người từ bỏ thế giới họ nhất định trở thành gánh nặng... và đè lên các xã hội nghèo.
Cho nên khi Phật nói rằng người để buồng tắm của mình cho sư dùng thu được đức hạnh lớn, ông ấy đơn giản cố gắng thuyết phục mọi người rằng họ không nên nghĩ điều đó là gánh nặng, mà là phúc lành.
Khi sư chấp nhận thức ăn mà bạn cúng dường ông ấy không có nghĩa vụ với bạn, Phật nói. Bạn có nghĩa vụ với ông ấy. Chỉ bằng việc nhận của ông ấy với thức ăn của bạn, về phần bạn là đức hạnh lớn. Có lẽ bạn đã cho thức ăn riêng của mình, có lẽ bạn đã cho thức ăn của con mình, nhưng bạn đã hi sinh cái gì đó và bạn đã kính trọng một người không có tài sản, không tiền bạc.
Phật đã nói rằng người mẹ được ân huệ khi cho sinh thành cho đứa con, người sẽ từ bỏ thế giới. Người bố được ân huệ, người có con sẽ từ bỏ thế giới. Họ đang từ bỏ thế giới chỉ để phát triển tiềm năng riêng của họ tới điều tối thượng của nó. Giúp họ đi. Nếu bạn không thể nâng được tâm thức của mình lên, ít nhất bạn có thể giúp theo cách nhỏ bé nào đó cho những người đang làm nỗ lực vô cùng để nâng tâm thức của họ lên tới toả sáng tối thượng.
Do đó, dù điều đó là tầm thường hay không, sẽ là hoàn toàn tốt nếu Bồ đề đạt ma đã chấp nhận lời kinh này như nó vậy. Và điều tôi đã nói, ông ấy cũng nên nói. Nhưng bản thân ông ấy cảm thấy bối rối, cho nên ông ấy bắt đầu lại cố gắng, nói nó là biểu dụ cho điều gì đó vô hình, và điều đó làm cho toàn thể cách tiếp cận của ông ấy thành giả. Tôi sẽ đọc lời kinh và thế rồi tôi sẽ đọc những giải thích hư cấu của ông ấy. Lời kinh là hoàn toàn rõ ràng; nó không cần việc làm sáng tỏ.
Nhưng Kinh Buồng tắm nói, "Bằng việc đóng góp cho việc tắm của các sư, mọi người nhận được phúc lành vô hạn." Điều này dường như là một thí dụ cho việc thực hành bên ngoài đạt tới công đức. Làm sao điều này có liên quan tới việc ngắn nhìn tâm trí?
Đệ tử này đang hỏi Bồ đề đạt ma: Thầy nói ngắm nhìn tâm trí là đủ, nhưng Phật đang nói về những điều nhỏ bé thế. Trong việc ngắm nhìn tâm trí của thầy có chỗ nào cho những điều như thế không?
Câu trả lời đơn giản sẽ là: Ta đang nói về điều bản chất và Phật nói về cả điều bản chất và không bản chất. Ông ấy đang chăm nom không chỉ về điều sư phải làm. Sư phải ngắm nhìn tâm trí mình; đó là thực hành bản chất duy nhất của ông ấy - nhận biết, đếm hơi thở, quan sát, chứng kiến. Nhưng cũng vậy, sư nghèo cần thức ăn; ông ta cần chỗ trú ẩn nào đó trong cơn mưa, ông ta cần quần áo nào đó.
Phật có cái nhìn rất thấu đáo. Đấy không chỉ là vấn đề của một sư nhưng khi hàng triệu người trở thành sư, thế thì những qui tắc nào đó phải được làm ra; bằng không điều đó sẽ tạo ra hỗn độn trong toàn xã hội.
Sư không được giả định nói ra ông ấy muốn ăn cái gì. Bất kì cái gì được gia đình làm cho chính họ, ông ấy chỉ nên nhận cái đó. Ông ấy không nên nói với gia đình mà ông ấy định đến xin ăn vào ngày mai, bởi vì thông tin của ông ấy có thể làm cho gia đình đó cảm thấy rằng thế thì họ phải làm thức ăn ngon, thức ăn đắt nào đó bởi vì sư này sắp tới nhà họ. Điều này có thể là gánh nặng không cần thiết và sư này có thể trở thành kẻ ăn bám.
Để tránh tất cả những điều này, Phật phải nói về những điều nhỏ bé đến mức người thường không thích, và trong những ngày đó rất ít người có buồng tắm riêng của mình. Thậm chí ngày nay sau hai mươi nhăm thế kỉ, ngoại trừ ở vài thành phố lớn, chín mươi phần trăm dân số Ấn Độ không có buồng tắm trong nhà mình. Họ đi ra ngoài làng, hoặc ra bờ sông, hay ra bờ hồ. Đó là buồng tắm của họ, đó là nhà vệ sinh của họ.
Người ta coi có buồng tắm gắn liền với phòng ngủ của bạn là xa hoa lớn; chỉ rất ít người ở Ấn Độ có thể đảm đương được điều đó, đất nước này nghèo thế. Và không chỉ cái nghèo nàn đã ngăn cản điều đó; ngay cả những người có đủ tiền trong thời của Phật cũng không có ý tưởng gì về việc có buồng tắm gắn với phòng ngủ của họ.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng chỉ mới một trăm năm trước đây đã có một vụ kiện tại toà thượng thẩm Mĩ, bởi vì một người đã gắn buồng tắm vào buồng ngủ của mình. Điều đó bị coi là chống lại Ki tô giáo; điều đó bị coi là điều bẩn thỉu thế. Người này đã học điều đó từ châu Âu và người đó nghĩ mình đang đem một món quà cho nước Mĩ. Nó chắc chắn là một món quà!
Nhưng hội Ki tô giáo đưa vụ này kiện ra toà chống lại người đó tại Toà Thượng thẩm bằng việc nói rằng người này đang cố gắng làm hư hỏng tâm trí mọi người. Đây là một ý tưởng "được quỉ cấy vào trong tâm trí người đó," họ nói. "Đã bao giờ có ai nghe nói về buồng tắm được gắn vào buồng ngủ của bạn không?"
Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng Toà Thượng thẩm đã ra lệnh cho người đó phải chuyển buồng tắm ra sau nhà nơi nó vẫn thường được để đó. Chúng được gọi là ở ngoài nhà. Chúng không được phép gắn vào ngôi nhà chính - chỉ ở sân sau, nơi xa. Chỗ bẩn thỉu!
Nhưng trong thời Phật, có những người giầu đã gắn buồng tắm vào và điều đáng ngạc nhiên nhất, gần như không thể nào tin được là điều đó có tại Harappa và Mohanjodaro, hai thành phố cổ đại nhất đã được phát hiện ra ở Pakistan... Chúng đã bẩy nghìn tuổi. Một thảm hoạ tự nhiên nào đó, hay có lẽ một thảm hoạ nhân tạo nào đó, đã phá huỷ các thành phố đẹp này không chỉ một lần, mà bẩy lần, bởi vì bẩy lần các thành phố này đã được xây dựng. Mọi người đã khai quật gần nửa thế kỉ nay. Họ không thể nào tin được cái loại thảm hoạ nào đã liên tục xảy ra: tầng thành phố nọ được phủ đầy bùn, thế rồi tầng thành phố kia lại bị phủ đầy bùn.
Khi họ cứ đào xuống, trước hết họ nghĩ đó là tầng đầu tiên, tầng nông là thành phố, nhưng ai đó thử đào sâu hơn một chút để xem cái gì ở dưới đó. Họ ngạc nhiên thấy rằng sau vài mét tầng bùn, có thành phố khác. Thế rồi họ cứ cố gắng mãi và cuối cùng họ đã tìm ra bẩy tầng các thành phố lớn - các thành phố với phố xá rộng rãi như San Francisco hay New York. Và chắc chắn các thành phố này không có những phố rộng thế nếu họ không có xe cộ lớn để đi trên chúng.
Varanasi được xem là thành phố cổ đại nhất ở Ấn Độ. Thậm chí đến chiếc xe nhỏ nhất cũng không thể nào đi vào khu cổ của Varanasi. Còn nói gì tới xe hơi? - thậm chí ánh mặt trời cũng không bao giờ đạt tới đó bởi vì cả hai bên đường là các toà nhà khổng lồ. Chỉ khi mặt trời tới chính giữa bầu trời, trong vài phút mới có ánh mặt trời, bằng không cả ngày không có ánh mặt trời. Một nền văn minh lớn phải đã có đó.
Tôi nhớ tới chúng bởi vì mọi nhà ở Mohanjodaro và Harappa - cả hai thành phố này - đều có buồng tắm gắn với buồng ngủ của họ, có bể bơi lớn như chúng ta có bể bơi hiện nay. Và họ có một hệ thống, một hệ thống rất lạ kì mà họ đã phát minh ra, để cho nước nóng và lạnh chảy vào mọi nhà. Điều đó đơn giản thật kinh ngạc! Dường như là họ đã đạt tới cùng chiều cao của văn minh, có lẽ còn tốt hơn, bởi vì thậm chí vào thời kì đầu của thế kỉ hai mươi Toà Thượng thẩm của Mĩ đã từ chối không cho người đó có buồng tắm trong ngôi nhà riêng của mình.
Tương lai sẽ khác bởi vì có các kiến trúc sư... Tôi đã thấy vài thiết kế được gửi đến cho tôi từ một người bạn, người nghĩ về một điều rất kì lạ mà thế nào cũng bị ra toà bởi mọi tôn giáo khác trên thế giới. Ý tưởng này không phải là có buồng tắm được gắn vào mà có một buồng bên trong buồng tắm. Họ đã làm những thiết kế đẹp tới mức buồng tắm trông không trái chỗ; nó tôn cái đẹp của buồng lên.
Nhưng chắc chắn điều đó sẽ không được bàn cãi bởi mọi tôn giáo... rằng điều này đi quá xa. Bằng cách nào đó chúng ta đã chấp nhận buồng tắm được gắn với buồng ngủ. Bây giờ những nhà kiến trúc không lành mạnh này đang cố gắng thúc ép một ý tưởng... và tôi nghĩ ý tưởng đó sẽ phát triển. Thiết kế của họ là tuyệt vời. Tại sao lại có buồng tắm gắn kèm? Buồng tắm có thể được làm đẹp đến mức bạn có thể gắn buồng ngủ của bạn vào buồng tắm. Và thực ra cả hai đều có thể ở cùng một chỗ - không có nhu cầu cho bất kì phân chia nào. Nó là buồng tắm của bạn, nó là buồng ngủ của bạn. Và mọi thứ có thể được làm đẹp và sạch thế, không có vấn đề về...
Nhưng nó đã là vấn đề. Rất ít gia đình giầu có có buồng tắm và vấn đề còn lớn hơn bởi vì các sư Phật giáo không thể tắm ở sông được. Họ không có đủ quần áo, họ không có quần lót nào. Họ chỉ có ba mảnh vải, một để quấn quanh bên dưới, mảnh khác để quấn quanh bên trên - chỉ là những mảnh vải phẳng.
Để tránh may đo - bởi vì điều đó là xa hoa - họ chỉ dùng những miếng vải phẳng; một mảnh họ quấn quanh hông, mảnh kia họ quấn quanh ngực, và có vậy thôi. Điều đó là khó khăn đối với họ. Hoặc là họ phải ở trần - điều này Phật Gautam không cho phép - hoặc họ phải lội vào sông với các mảnh vải trên người và thế thì vải của họ sẽ bị ướt cả.
Cho nên bạn phải thấy toàn thể tình huống... tại sao Phật Gautam phải nói về những điều tầm thường như vậy. Điều đó đưa ra khuyến khích cho những người có buồng tắm riêng cho phép các sư được tắm và thế thì mọi người sẽ nhận được phúc lành vô hạn. Không có biểu dụ gì trong đó cả. Nó có nghĩa đích xác điều nó nói.
Đệ tử này tuyệt đối đúng khi hỏi: "Điều này dường như là một thí dụ về việc thực hành bên ngoài để đạt tới công đức, bởi vì người cho phép thầy dùng buồng tắm của mình đang đạt tới công đức. Người đó không làm gì cả - chỉ cho phép thầy dùng buồng tắm của người đó."
Và Bồ đề đạt ma nói, "Không có gì và không có nhu cầu và không có khả năng, để đạt tới bất kì công đức nào từ bất kì việc thực hành bên ngoài nào. Điều công đức duy nhất là ngắm nhìn tâm trí."
Ông ấy có thể đơn giản nói, "Đây chỉ là khuyến khích cho mọi người; bằng không sao họ phải cho phép bất kì ai?" Thực ra, không ai thích buồng tắm của mình được người khác dùng cả, và đặc biệt là người lạ. Nó không phải là chỗ công cộng. Mọi người đều muốn buồng tắm của mình là chỗ riêng tư, của riêng mình, và người giầu hơn là ... Họ chắc chắn không thích ý tưởng về các sư lạ lang thang với quần áo bẩn thỉu, chân bẩn bởi vì họ không có giầy, đầy mồ hôi trong mùa hè nóng bức, dính đầy bụi bặm trên đường không phải là đường rải nhựa, hay đúc xi măng - chúng chỉ là những con đường bụi bặm cho xe bò kéo. Người giầu không thích điều này.
Và bạn không có ý tưởng gì về người giầu của những ngày đó. Họ quen có đồ tắm riêng của mình, không phải là nước thường, mà là nước hoa hồng. Đấy là một câu chuyện lạ kì về một nhân loại lạ kì: một phần đang chết đói vì thức ăn và phần kia của cùng giống nòi con người đó tắm một cách tốn kém thế - hàng nghìn hoa hồng phải được dùng cho một lần tắm. Những người này sẽ không thích bọn du thủ du thực, sư, kẻ ăn xin - tất cả họ đều là kẻ ăn xin trong con mắt của họ - trừ phi họ được khuyến khích rằng họ sẽ nhận được ân huệ ở thế giới khác. Phật đơn giản nói dưới dạng kinh doanh và ông ấy hoàn toàn đúng.
Nhưng vấn đề với Bồ đề đạt ma là ở chỗ ông ấy không thể chấp nhận được mọi thứ đơn giản như chúng vậy. Ông ấy nói:
Tại đây, việc tắm cho các sư không nói tới việc gột tẩy bất kì cái gì nhận thấy được.
Làm sao bạn tẩy rửa được cái gì không nhận thấy được? Cái mà không nhận thấy được là cái không thấy được. Chỉ cái thấy được phải được tẩy sạch. Thân thể bạn có thể được cho việc tắm chứ không phải là linh hồn bạn. Quần áo bạn có thể được làm sạch chứ không phải là bản thể bạn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải dùng quần áo bẩn, không có nghĩa là bạn phải vẫn còn bẩn thỉu trên thân thể mình.
Phật rất thẩm mĩ trong so sánh với Mahavira, người đương đại ông ấy, và đó là lí do tại sao ông ấy có duyên dáng hơn Mahavira. Mahavira có cá tính rất mạnh mẽ nhưng ông ấy không duyên dáng... cá tính của lực sĩ, nhưng không phải là tính cá nhân của hoa sen.
Không phải ngẫu nhiên mà Phật Gautam đã trở thành đồng nghĩa với hoa sen. Nó mảnh mai và đẹp và duyên dáng đến mức không hoa nào khác trên trái đất thậm chí tới gần được nó. Ông ấy muốn các sư của mình phải nhạy cảm, thẩm mĩ, sạch sẽ và một cách tự nhiên cách duy nhất là nói cho mọi người rằng nếu bạn giúp các nhà sư nghèo đó thức ăn, chỗ tắm, thuốc men, quần áo bạn sẽ được nhiều công đức trong thế giới khác. Điều này đơn giản là chuyện thực dụng.
Khi Ông ấy thuyết giảng Kinh Buồng tắm, ông ấy muốn các đệ tử mình nhớ đến pháp về tẩy rửa. Cho nên ông ấy dùng mối quan tâm hàng ngày để truyền đạt ý nghĩa thực của mình...
Buồng tắm là thân thể.
Bây giờ điều này là vô nghĩa và bản thân ông ấy ngay lời kinh bắt đầu đã nói Phật chưa bao giờ thuyết giảng điều vô nghĩa. Ông ấy mâu thuẫn với hầu hết mọi thứ mà ông ấy đã nói với sự sáng tỏ cực kì ngày chỗ đầu lời kinh. Nhưng bây giờ bản thân ông ấy đã lâm vào rắc rối.
Buồng tắm là thân thể. Khi ông thắp sáng ngọn lửa của trí huệ, ông sưởi ấm nước thuần khiết của các giới luật và tắm bản tính phật đúng đắn bên trong ông.
Phật không thể đã nói điều gì đó khác hơn Kinh Buồng tắm được sao? Ông ấy có thể đã nói về Kinh bản tính Phật. Bạn có cho rằng Phật kém thông minh hơn Bồ đề đạt ma ... đến mức ông ấy đã không biết rằng tốt hơn cả là nói đích xác điều ông ấy ngụ ý? Và không có khó khăn gì trong việc nói điều đó cả. Một Bồ đề đạt ma có thể nói điều đó - tại sao Phật không thể nói được điều đó?
Bằng việc duy trì bẩy thực hành này, ông thêm vào đức hạnh của mình. Các nhà sư của thời đó đều cảm nhận.
Nếu điều này là đúng, rằng các sư của thời đó - điều đó có nghĩa là thời của Phật Gautam - đều cảm nhận, thế thì chắc chắn Kinh Buồng tắm không cần được gọi là Kinh Buồng tắm chút nào. Nó nên được gọi là Kinh bản tính Phật, hay bất kì lời hay nào. Tại sao mang buồng tắm vào trong nó? Và nếu Bồ đề đạt ma có thể làm cho nó thành rõ ràng cho những người kém cảm nhận - và các đệ tử của Phật còn cảm nhận nhiều hơn - điều kì lạ là ông ấy đã phải dùng những biểu dụ kì lạ như vậy. Bồ đề đạt ma đang làm nên toàn thể sự việc.
Họ đã hiểu nghĩa của Phật. Nếu họ đã hiểu nghĩa của Phật thế thì tại sao ông ấy che giấu nó sau nhà tắm?
Họ tuân theo giáo huấn của ông ấy, làm hoàn hảo đức hạnh của mình và nếm quả của phật tính.
Nếu những đệ tử này của Phật thậm chí đã kinh nghiệm phật tính, cần gì phải nói với họ theo biểu dụ? Phật có thể đã trực tiếp - biểu dụ được cần cho trẻ con. Cho nên điều ông ấy nói là đúng, nhưng nó chống lại ông ấy, không thiên về ông ấy.
Nhưng những người ngày nay không thể hiểu thấu được những điều này.
Nhưng Kinh Buồng tắm không được viết ra cho thời của Bồ đề đạt ma. Bồ đề đạt ma tới một nghìn một trăm năm sau khi Kinh Buồng tắm đã được Phật nói ra. Bạn có nghĩ Phật đang nói cho những người của thời Bồ đề đạt ma không? Đây là cái gì đó cần được hiểu bởi vì nó là điều thường xuyên được lặp lại: rằng mọi người của thời cổ hơn là cảm nhận nhiều hơn, nhạy cảm hơn, thông minh hơn là người của thời nay. Thậm chí ngày nay điều đó vẫn còn được nói.
Tại Babylon một viên gạch đã được khai quật lên và trên viên gạch đó có một lời khắc nói rằng, "Mọi người của thời xưa đều rất thông minh" - và viên gạch đó đã sáu nghìn tuổi. Phật Gautam và Mahavira cả hai đều lặp lại nhiều lần rằng con người của ngày xưa rất thông minh, nhưng tôi không biết những ngày xưa ấy là khi nào.
Trong Veda của Hindu, được giả thiết là kinh sách cổ nhất trên thế giới, một người từ chính thành phố này, Lokmanya Balgangadha Tilak đã chứng minh, và chứng minh với luận cứ và bằng chứng lớn lao - và bằng chứng là ở chỗ nó đã không bị bác bẻ bởi bất kì người nào trong gần nửa thế kỉ - rằng bộ Veda đầu tiên trong bốn bộ, Rig Veda, đã có tuổi chín nghìn năm. Nhưng thậm chí trong Rig Veda, điều ấy vẫn thế: rằng trong những ngày xưa, mọi người là rất nhạy cảm, rất thông minh. Tôi không biết những ngày xưa ấy là khi nào. Điều đó đơn giản lên án những người của thời hiện tại. Ý tưởng này đã liên tục được sử dụng.
Tâm thức con người có tiến hoá hay không? Theo tất cả những người này, dường như là nó đang đi xuống, không đi lên. Thực ra bạn càng đi lùi thêm vào lịch sử thì bạn sẽ càng tìm thấy con người nguyên thuỷ hơn với những thực hành nguyên thuỷ hơn. Ăn thịt người đã là thực tế phổ biến. Một vài bộ lạc ăn thịt người hiện còn lại ở vùng rừng rậm châu Phi, nhưng họ là những người cổ đại nhất.
Nếu bạn muốn thấy những người cổ đại nhất, bạn có thể tới châu Phi, nhưng phải cẩn thận! Tôi đã nghe nói rằng khi nhà truyền giáo Ki tô giáo đầu tiên tới đó để cải đạo cho người ăn thịt người và bảo họ, "Thượng đế yêu các bạn và Jesus sẽ tới cứu các bạn," họ thích buổi thuyết giáo lắm. Họ khênh ông ta trên vai và ông ta cứ nghĩ rằng đó là sự tiếp đón trọng thể. Khi họ bắt đầu đẩy ông ta vào thùng nước đang đun, ông ta nói, "Các anh làm gì thế này?" Họ nói, "Trong vài phút nữa ông sẽ thấy."
Khi nước bắt đầu trở nên quá nóng, nhà truyền giáo béo với cái đầu nhô lên trong bình nước lớn, bắt đầu cố gắng bằng cách nào đó để thuyết phục những người này: "Ta tới đây để cho các ông hương vị của Ki tô giáo mà các ông đang giết ta."
Họ nói, "Đừng lo. Một khi chúng ta đã làm súp ông, chúng ta sẽ có hương vị đầu tiên của Ki tô giáo. Đó là lí do tại sao chúng ta luộc ông - để có hương vị Ki tô giáo."
Tôi nghĩ không có cách nào khác để có hương vị Ki tô giáo! Đây là những người nguyên thuỷ nhất: họ có ba nghìn người vào đầu thế kỉ này, nhưng bởi vì rất hiếm khi tìm được bất kì ai đi qua khu vực của họ - họ nhìn quanh nhưng thậm chí không ai tới gần - thế rồi cuối cùng họ phải ăn người của riêng họ. Vào đầu thế kỉ này đã có ba nghìn người; bây giờ chỉ có ba trăm. Họ đã ăn hai nghìn bẩy trăm người của mình. Mỗi ngày thức ăn đều cần cả. Nếu họ có thể bắt được ai đó từ bên ngoài, tốt - chỉ một chút ít hương vị người Trung Quốc nào đó, người Nhật Bản nào đó, người Đức nào đó, người Ấn Độ nào đó. Cũng giống như bạn thỉnh thoảng tới nhà hàng Trung Quốc, họ cũng muốn hương vị nào đó - thỉnh thoảng có sự thay đổi nào đó.
Nhưng điều đó là rất khó bởi vì người ta ở xa hàng dặm đường đối với họ. Mọi người đều biết rằng khu vực đó là nguy hiểm; người ta đi tới đó nhưng không bao giờ quay lại. Bất kì ai tới đó, đi mãi mãi. Một khi họ bắt được bạn, bạn được kết thúc... chẳng mấy chốc bạn sẽ được nấu lên - có thể được cho thêm dấm ớt. Bạn có thể hưởng thú điều đó! Tôi không nói rằng bạn sẽ không hưởng thú điều đó, bạn có thể hưởng thú điều đó! Toàn thể sự việc sẽ là cuộc phiêu lưu thế.
Nhưng khi bạn đi lùi lại thì bạn sẽ thấy ngày càng nhiều người không thông minh, ngày càng nhiều người lạc hậu, ngày càng nhiều người man rợ. Cho nên ý tưởng đang được mọi tôn giáo sử dụng này - rằng mọi người lúc ban đầu đều rất vĩ đại còn bây giờ mọi người đã sa ngã - điều này là không đúng. Điều này là tuyệt đối sai. Không có cơ sở lịch sử nào cho nó và không có hỗ trợ logic nào cả. Và tôi muốn nói với các bạn rằng bạn là đỉnh cao nhất của tâm thức cho tới nay - mặc dầu đỉnh cao nhất của bạn không mấy.
Các bạn có tiềm năng mênh mông còn chưa được phát triển. Nhưng những người nguyên thuỷ kia thậm chí còn chưa phát triển được như bạn. Các bạn ít nhất có ý thức nào đó, họ không có ý thức chút nào. Họ gần với con vật.
Bản tính phật đúng đắn của chúng ta không có hình dạng. Và bụi của nghiện ngập không có hình dạng. Làm sao mọi người có thể dùng nước thường để gột sạch thân thể không thấy được?
Ông ấy cứ lặp lại cùng những điều ngu xuẩn. Hôm qua ông ấy đã nói cách Phật có thể uống sữa thường - bây giờ, mọi người có thể dùng nước thường như thế nào? - dường như có nước phi thường sẵn đấy ở đâu đó!
Để gột sạch thân thể không thấy được... Cái mà không thấy được không cần được gột sạch. Chỉ cái thấy được mới bị bẩn. Cái không thấy được, không gian, không bao giờ bị bẩn; bầu trời không bao giờ bị bẩn. Im lặng bên ngoài tâm trí không bao giờ bị bẩn. Và thậm chí nếu nó có bị bẩn - điều không thể được nhưng cứ giả sử như thế đi, cho dù nó có bị bẩn - thế thì chúng ta sẽ tìm thấy xà phòng vô hình, nước gội đầu vô hình mà bạn không thể thấy được. Các bạn sẽ chỉ thấy cái chai trống rỗng nhưng bên trong có nước gội đầu vô hình.
Tôi đã nghe nói ở một của hàng tại New York họ có bán một thứ hàng hoá nào đó, mà về hàng này thì mọi phụ nữ ở New York đều bị kích động ghê lắm và muốn mua nó. Đấy là viên tóc vô hình. Tôi nghĩ không phụ nữ nào có thể vẫn còn dửng dưng mà không bị cám dỗ nếu viên tóc vô hình có bán sẵn. Có xếp hàng trước cửa hàng đó và phụ nữ nhận gói hàng, trả tiền rồi đi. Một phụ nữ mở gói ra và không thể thấy gì ở đó cả. Làm sao bạn có thể thấy viên tóc vô hình? Cho nên cô ấy nói với chủ tiệm, "Tôi không thấy gì cả." Ông ta hỏi, "Làm sao cô thấy được viên tóc vô hình?"
Cô ấy nói, "Phải đấy. Tôi muốn tới nữa vào ngày mai để mua thêm cho con gái tôi và bạn bè tôi để gửi làm quà, bởi vì đây là cái gì đó mới thế. Ông có đủ trong kho cho ngày mai nữa không? bởi vì tôi thấy biết bao nhiêu khách hàng và tôi phải đứng sắp hàng suốt một giờ." Ông ta nói, "Đừng lo nghĩ. Chúng tôi đã hết kho trong mười lăm ngày rồi nhưng đấy là cái vô hình. Không thành vấn đề liệu nó có đó hay không. Cô có thể tới vào bất kì lúc nào - nó bao giờ cũng có sẵn."
Bồ đề đạt ma đang nói điều gì đó tuyệt đối phi logic, bất hợp lí. Điều đó thậm chí không theo lí thông thường nữa.
Nó sẽ không có tác dụng. Khi nào họ sẽ thức dậy? Lau sạch thân thể như thế, ông phải ngắm nhìn nó. Một khi những cái không thuần khiết và thô bỉ phát sinh từ ham muốn, chúng nhân lên cho tới khi chúng bao phủ ông bên trong và bên ngoài. Nhưng nếu ông cố gắng lau sạch thân thể này của ông, ông sẽ phải lau chùi cho tới khi nó gần biến hết trước khi nó sạch sẽ.
Ông ấy đang nói bạn không thể lau sạch được thân thể này cái là vô hình. Nếu bạn cố gắng lau nó bạn sẽ phải lau chùi nó tới điểm khi toàn bộ thân thể biến mất. Thế thì bạn sẽ sạch. Điều đó nghĩa là không cần lau sạch thân thể này. Điều đó là vô dụng; điều đó sẽ có nghĩa là tự tử!
Nhưng bạn biết rằng không cần phải lau chùi thân thể tới điểm mà nó biến mất. Bạn có thể lau chùi thân thể tới điểm mà bạn không có mùi thân thể, mà mồ hôi của bạn không tạo ra và không bốc mùi quanh bạn, mà mồm bạn được đánh sạch, mà hơi thở bạn không làm phiền nhiễu cho người khác. Bạn có thể dùng xà phòng, bạn có thể dùng nước gội đầu, bạn có thể dùng chất khử mùi. Không cần phải lau chùi thân thể tới điểm mà nó hoàn toàn biến mất. Thế thì phỏng có ích gì mà lau sạch nó? Không cái gì còn lại cả.
Bồ đề đạt ma nghĩ ông ấy đang trao cho bạn một luận cứ chỉ ra Phật không ngụ ý tới việc tắm thông thường cho thân thể bạn, ông ấy ngụ ý việc lau sạch linh hồn bạn.
Nhưng Bồ đề đạt ma lại quên mất hoàn toàn rằng trong lời kinh riêng của mình ông ấy đã nói rằng linh hồn bao giờ cũng sạch - nó chưa bao giờ không sạch cả - rằng bản tính phật bao giờ cũng thuần khiết, nó chưa bao giờ không thuần khiết cả. Bạn có thể nhớ lời kinh của ông ấy không? Ông ấy nói rằng bạn đã chứng ngộ rồi, bạn chỉ ngủ thôi. Không có vấn đề lau sạch hay làm bất kì việc tôn thờ nào, bất kì nghi lễ nào. Mọi điều bạn cần làm là ngắm nhìn tâm trí mình, và dần dần việc ngắm nhìn tâm trí đó sẽ đánh thức bạn dậy. Thức tỉnh là được chứng ngộ.
Nhưng bây giờ ông ấy đã quên hoàn toàn tất cả những lời kinh đó. Ông ấy đã phạm phải một sai lầm vô cùng, ông ấy đáng phải dừng lại vào khoảng khắc câu hỏi tối thượng về dốt nát được hỏi. Ông ấy đã không dừng lại. Người ta phải biết chỗ dừng lại, bằng không người ta rơi vào bẫy. Bây giờ ông ấy đang tiếp tục và ông ấy không biết chỗ dừng lại và cách dừng lại.
Từ điều này ông nên hiểu rằng việc tẩy rửa cái gì đó bên ngoài không phải là điều Phật ngụ ý.
Chỉ nhu cầu bên ngoài cần tẩy rửa, nhu cầu bên trong không cần tẩy rửa. Và nếu Phật ngụ ý điều ông ấy đang nói, thế thì Bồ đề đạt ma đang lái Phật tới cùng điểm ngu xuẩn mà ông ấy đang ở đó. Chỉ bên ngoài mới bị bẩn và cần tẩy rửa. Bên trong không bao giờ bị bẩn và do đó không cần tẩy rửa.
Đệ tử này hỏi: Lời kinh này nói rằng người nào đó cầu thành tâm tới Phật chắc chắn được sinh ra ở Tây phuơng cực lạc. Vì cánh cửa này dẫn tới phật tính, vậy sao phải tìm kiếm giải thoát trong việc ngắm nhìn tâm trí?
Sự khăng khăng tiếp tục của đệ tử này là bởi vì nếu việc nhấn mạnh của Bồ đề đạt ma vào ngắm nhìn tâm trí là đủ, thế thì tại sao Phật nói về các điều khác? Và Bồ đề đạt ma không có đủ dũng cảm để nói ngược lại thầy của mình. Ông ấy có thể đã trả lời, "Không phải việc của ta là sắp xếp mọi sự của ông ấy. Hiểu biết của ta và nhận thức của ta là ở chỗ chỉ ngắm nhìn tâm trí là đủ. Có lẽ Phật muốn tạo ra kỉ luật bên ngoài nữa, bên cạnh kỉ luật bên trong. Đó là việc của ông ấy. Đó không phải là mối quan tâm của ta." Chỉ một phát biểu đơn giản như vậy sẽ cứu được ông ấy khỏi việc rơi xuống từ đỉnh cao ánh sáng mặt tròi nơi ông ấy đang hiện hữu, vào những điều nhỏ bé mà ông ấy không thể giải quyết được.
Câu trả lời của ông ấy lại cùng một kiểu ngu xuẩn. Phật ngụ ý nhận biết... điều ông ấy nói biết bao nhiêu lần.
... Phật ngụ ý nhận biết, nhận biết về thân thể và tâm trí ngăn cản điều ác khỏi nảy sinh. Và việc cầu có nghĩa là kêu gọi tâm trí.
Nếu cầu nghĩa là kêu gọi tâm trí, thế thì tại sao Phật không nói, "Kêu gọi tâm trí đi?"; tại sao nói, "Cầu Phật?" Tại sao làm mọi thứ phức tạp lên một cách không cần thiết khi chúng có thể được làm đơn giản? Và Phật không phải là người làm mọi sự phức tạp lên; ông ấy không phải là triết gia. Ông ấy là hiền nhân đã hiểu thấu. Ông ấy chỉ nói theo cách đơn giản nhất và rõ ràng nhất, không dùng bất kì biệt ngữ nào có thể tạo ra rối trí cho tâm trí mọi người. Toàn thể nỗ lực của ông ấy là để làm yên lòng tâm trí sao cho bạn có thể vượt ra ngoài nó một cách dễ dàng.
Và việc cầu có nghĩa là kêu gọi tâm trí, kêu gọi thường xuyên tới tâm trí về các qui tắc của kỉ luật và tuân theo chúng với tất cả sức mạnh của ông.
Và điều này Bồ đề đạt ma đã nói đi nói lại rằng không kỉ luật nào có thể đưa bạn tới phật tính được, rằng không qui tắc nào được cần. Điều duy nhất có thể có ích cho bạn là đơn giản nhận biết về quá trình suy nghĩ của mình, về tâm trí của mình.
... Cầu tên Phật, ông phải hiểu về pháp của việc cầu. Nếu nó không hiện diện trong tâm trí ông, mồm ông tụng cái tên trống rỗng. Chừng nào ông còn bị rắc rối với ba chất độc hay bởi các ý nghĩ về bản thân mình, tâm trí bị lừa dối của ông sẽ giữ ông không thấy được Phật... Nếu ông níu bám lấy các hình tướng trong khi tìm kiếm ý nghĩa, ông sẽ không tìm thấy điều gì. Vậy, các hiền nhân của quá khứ trau dồi nội quan chứ không lời nói.
Điều đó là tuyệt đối không đúng, bởi vì nội quan là gì ngoại trừ suy nghĩ bên trong? Và việc nói là gì ngoài việc đem việc suy nghĩ bên trong ra thành việc diễn đạt? Chúng là không khác biệt. Một đằng là bên trong. Trước hết bạn nội quan, bạn nghĩ, và thế rồi bạn đem nó ra: bạn có thể nghĩ từ Rama mà không nói nó ra và thế rồi bạn có thể nói, "Rama". Khác biệt là gì? Khác biệt chỉ là ở chỗ ban đầu bạn nói với chính mình. Nói với chính mình là nội quan còn nói với người khác là lời nói. Nội quan là độc thoại im lặng. Mọi người cứ làm điều đó mọi lúc - nó không liên quan gì tới hiền nhân cả. Thậm chí tội nhân cũng phải làm điều đó!
Điều bạn đang làm mọi lúc là gì ngoại trừ việc nội quan? Ngồi, bước đi, bạn liên tục suy nghĩ cả nghìn lẻ một thứ, nhưng chỉ vài điều bạn đưa tới việc diễn đạt. Nói rằng các hiền nhân của quá khứ đã trau dồi nội quan và không nói là không đúng bởi vì nếu các hiền nhân không nói ra, thế thì kinh sách của bạn tới từ đâu, Veda của bạn tới từ đâu, Upanishad của bạn tới từ đâu? Và có một trăm linh tám kinh Upanishad. Koran linh thiêng của bạn tới từ đâu, và Kinh Thánh linh thiêng của bạn tới từ đâu? Talmud linh thiêng của bạn tới từ đâu, Dhammapada của Phật tới từ đâu? Và những lời của bản thân Bồ đề đạt ma tới từ đâu? Ông ấy đang nói và bàn về các hiền nhân, những người chỉ trau dồi nội quan và không nói ra.
Điều đó có nghĩa là mọi kinh sách thiêng liêng của bạn đều được viết ra bởi các tội nhân chứ không bởi các hiền nhân. Hiền nhân là người biết tới bản thân mình và người đó nói chỉ những điều hài hoà với kinh nghiệm bên trong của mình. Nếu người đó không thể tìm ra lời để diễn đạt nó, người đó giữ im lặng. Người đó không chống lại việc nói, người đó không thiên về im lặng. Người đó đã đi tới chỗ vượt ra ngoài ngôn ngữ, cho nên rất khó nói; những cũng khó để nội quan nữa, bởi vì bất kì cái gì có thể được nội quan đều có thể được nói ra.
Quan sát: nội quan là nói bên trong bản thân bạn - bạn đang dùng lời. Nếu bạn có thể dùng lời mà không nói, tại sao bạn không thể dùng cùng những lời đó trong việc nói? Cái mà không thể được nói ra, không thể được nội quan bởi vì chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Tâm trí này là cội nguồn của mọi đức hạnh.
Bây giờ tôi bất lực nhưng nói rằng đây là thuần khiết là vô nghĩa. Và nó là vô nghĩa tương ứng theo Bồ đề đạt ma. Trong lời kinh riêng của mình ông ấy đã nói rằng tâm trí này phải được siêu việt lên, rằng tâm trí này là tù túng của bạn, rằng tâm trí này phải được làm cho im lặng hoàn toàn, được trống rỗng. Nói cách khác bạn phải đạt tới vô trí.
Vô trí có thể là cội nguồn của mọi đức hạnh, nhưng không phải là tâm trí. Nếu tâm trí là cội nguồn của mọi đức hạnh, thế thì mục đích của vô trí là gì? Mọi đức hạnh chứa mọi đức hạnh. Chỉ tội lỗi còn lại. Phải chăng vô trí là cội nguồn của mọi tội lỗi? Phải chăng thiền là cội nguồn của mọi điều là tội lỗi trong bạn, vô đạo đức trong bạn, vô đức hạnh trong bạn? Bồ đề đạt ma đang không trong lí trí đúng của mình. Một khi ông ấy run rẩy, một khi ông ấy nói dối, ông ấy không có khả năng lấy lại được sự cân bằng của mình.
Tâm trí này là cội nguồn của mọi đức hạnh. Và tâm trí này là chủ cho mọi quyền năng.
Thế thì bản tính phật và quyền năng của nó thì sao?
Phúc lạc vĩnh hằng của niết bàn tới từ tâm trí lúc nghỉ.
Tại đây ông ấy đi tới chút ít gần với chân lí hơn nhưng không đích xác là chân lí. Tâm trí vào lúc nghỉ vẫn cứ là tâm trí. Niết bàn xảy ra vào cái chết của tâm trí, không vào lúc nghỉ ngơi của tâm trí, bởi vì tâm trí nghỉ bất kì lúc nào cũng có thể trở thành bất ổn. Tâm trí đơn giản phải ra đi. Chỉ thế bạn mới có thể chắc chắn về an bình tuyệt đối của bạn. Kẻ gây rối hoàn toàn đi khỏi. Kẻ gây rối nghỉ không có nghĩa là bạn thoát khỏi rắc rối. Kẻ gây rối có thể đơn giản nghỉ để thu được chút ít năng lượng để tạo ra nhiều rắc rối hơn. Nó có thể mệt mỏi - mọi người đều mệt mỏi.
Tôi đã sống trong một ngôi nhà cùng với một người bạn và đứa con anh ta liên tục gây phiền nhiễu. Bố nó mệt mỏi, mẹ nó mệt mỏi nhưng nó là đứa con duy nhất cho nên họ yêu nó lắm. Chỉ tôi là không mệt mỏi về nó. Họ hỏi tôi, "Có chuyện gì vậy? Nó không bao giờ quấy rầy thầy."
Tôi nói, "Tôi quấy rầy nó. Tôi gọi nó và nó không bao giờ tới gần tôi."
Anh ta nói, "Làm sao thầy quấy rầy nó được? Bởi vì nó là kẻ thường xuyên gây lo nghĩ, không bao giờ nghỉ, bao giờ cũng làm cái gì đó, làm rơi cái gì đó, làm vỡ cái gì đó, nhảy từ ghế tràng kỉ lên bàn. Nó không thể nào ngồi im lặng được."
Tôi nói, "Tôi sẽ chỉ cho bạn cách nó có thể ngồi im lặng."
Khi tôi đi vào nó nói, "Cháu sẽ ngồi im."
Bố nó nói, "Có chuyện gì vậy? Thầy chưa nói lời nào - chỉ mỗi việc tới của thầy là nó nói, 'Cháu sẽ ngồi im'".
Tôi sống trong một nửa ngôi nhà và họ dùng nửa kia ngôi nhà - nhưng cả hai được nối với nhau ở bên trong. Đứa trẻ thỉnh thoảng hay tới bên tôi và tôi thường bảo nó, "Nếu cháu muốn vào thì cháu phải trả giá cho điều đó."
Nó nói, "Cái gì?"
Tôi nói, "Tiền không phải là vấn đề. Ta sẽ bảo cháu điều cháu phải làm: trước hết cháu phải chạy quanh nhà bẩy lần" - đấy là một ngôi nhà lớn, bốn a đất - "bẩy lần đích xác, không ăn gian, không lừa nhau. Thế thì cháu có thể vào."
Sau bẩy vòng nó mệt thế, nó sẽ tới và chỉ đổ kềnh lên chiếc tràng kỉ. Tôi sẽ nói, "Cháu cảm thấy thế nào?"
Nó nói, "Cháu vẫn còn sống." Và thế rồi tôi sẽ tiếp tục công việc của mình còn nó thì chỉ nghỉ.
Thế là bố nó nói, "Đây là điều kì lạ... thầy chưa bao giờ bảo tôi - và nó đã hành hạ chúng tôi."
Tôi nói, "Tôi đã tìm ra cách thức với nó. Bất kì khi nào nó muốn gặp tôi hay tới với tôi, nó trước hết phải trả giá. Và bẩy vòng quanh nhà là đủ. Thế thì nó không đòi cái gì nữa, thế thì nó không ở vị trí để hỏi. Nó mệt thế, nó chỉ ngồi trên chiếc tràng kỉ và thông thường nhất là rơi vào giấc ngủ, và tôi tiếp tục công việc của mình."
Tâm trí lúc nghỉ là không đáng tin cậy. Tâm trí phải đi hoàn toàn tới điểm nó không thể quay lại được... tới điểm không có chỗ quay lại.
Tái sinh trong ba cõi giới cũng tới từ tâm trí. Tâm trí là cánh cửa tới mọi thế giới. Và tâm trí là chỗ cạn ở bờ bên kia.
Điều này không đúng bởi vì nếu tâm trí cũng là chỗ cạn cho bờ bên kia, thế thì dùng thiền làm gì? Mọi quyền năng thuộc vào tâm trí, mọi lời đều thuộc vào tâm trí, mọi phúc lạc vĩnh hằng của niết bàn đều tới từ việc nghỉ ngơi của tâm trí. Cái chỗ cạn ở bờ bên kia là của tâm trí - thế thì dùng thiền làm gì?
Thực ra, tâm trí không phải là chỗ cạn ở bờ bên kia: thiền là chỗ cạn. Và thiền bao giờ cũng có nghĩa là vô trí. Khi tâm trí cạn kiệt, cùng năng lượng đó mà đã tham gia vào tâm trí nay trở thành việc thiền của bạn.
Những người biết cánh cửa này ở đâu không lo nghĩ về việc đạt tới nó. Những người biết chỗ cạn này ở đâu không lo nghĩ về việc đi qua nó.
Những người ta gặp hôm nay trở đi đều nông cạn. Họ nghĩ tới công đức như cái gì đó có hình dạng. Họ lãng phí của cải của họ và làm thịt các sinh linh trên đất và trong biển... Họ thấy cái gì đó cảm thấy được và thường trở nên gắn bó. Nếu ông nói với họ về vô hình, họ ngồi đó câm lặng và lẫn lộn. Tham lam về những công đức nhỏ của thế giới này, họ vẫn còn mù quáng với những đau khổ lớn đang tới. Những đệ tử như vậy mang bản thân mình trong vô vọng. Chuyển từ cái thật sang cái giả, họ không nói về cái gì ngoài phúc lành tương lai.
Nếu ông có thể đơn giản tập trung ánh sáng bên trong của tâm trí mình và ngắm nhìn ánh sáng bên ngoài của nó, ông sẽ xua tan ba chất độc và hướng xa sáu tên trộm một lần cho tất cả.
Tôi đã bảo với các bạn rằng trong tiếng Anh không có từ có thể dịch cho dhyan. Có ba từ: từ thứ nhất là tập trung, là thấp nhất. Nó có nghĩa là hội tụ tâm trí bạn vào một điều hay một ý nghĩ. Nó là có ích trong khoa học; thực ra không có tập trung thì sẽ không có khoa học chút nào. Khoa học là sản phẩm phụ của tập trung.
Từ thứ hai trong tiếng Anh là suy tư, cao hơn tập trung. Suy tư có nghĩa là nghĩ về một chủ đề nào đó - không phải là một suy nghĩ, mà là một luồng suy nghĩ chứa đựng về cùng một chủ đề. Chẳng hạn, ai đó đang nghĩ về ánh sáng. Thế thì người đó cứ nghĩ mãi về ánh sáng, tốc độ của nó, sự phân chia của nó thành bẩy mầu và mọi khả năng của nó - toàn thể vật lí về ánh sáng. Triết học nảy sinh ra từ suy tư, cũng như khoa học nảy sinh từ tập trung.
Và từ thứ ba trong tiếng Anh là meditation, trầm tư, là cao nhất. Nhưng vậy mà nó vẫn không tương đương với dhyan, hay chữ Trung Quốc ch'an, hay chữ Nhật Bản zen, những cách phát âm khác nhau cho từ tiếng Phạn dhyan.
Dhyan có nghĩa là vô trí. Trong tập trung, tâm trí tập trung. Trong suy tư, tâm trí suy tư. Trong trầm tư, tâm trí trầm tư. Nhưng trong dhyan, tâm trí đơn giản biến mất. Dhyan là im lặng bên ngoài tâm trí. Người đã dịch những lời kinh này đã dùng từ thấp nhất trong tiếng Anh - tập trung - cho dhyan.
Đây là vấn đề với dân ngôn ngữ - những người biết tới ngôn ngữ. Họ dịch sách từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, nhưng đặc biệt khi phải dịch thơ ca vấn đề trở thành khó khăn hơn. Và nếu đấy là vấn đề dịch phát biểu của ai đó, người đã đạt tới chứng ngộ, thế thì việc đó thậm chí càng trở nên khó khăn hơn.
Nhưng vấn đề là ở chỗ những người đã đạt tới chứng ngộ không còn quan tâm tới việc dịch sách của bất kì ai nữa. Họ thậm chí không quan tâm tới việc viết sách riêng của họ, họ thích tận hưởng im lặng của họ và cực lạc của họ nhiều thế. Nếu họ muốn truyền đạt bất kì cái gì, họ dùng lời được nói ra, bởi vì lời nói ra có hơi ấm và tính sống. Và lời nói ra có cái gì đó của người đang nói ra nó. Nó tới từ trái tim người đó. Nó mang hương vị nào đó của bản thể người đó. Nó cũng mang ánh sáng nào đó, uyên thâm nào đó điều bị mất đi trong lời viết ra. Do đó, không người chứng ngộ nào đã từng viết ra một lời.
Nếu ông có thể đơn giản tập trung ánh sáng bên trong của tâm trí mình và ngắm nhìn ánh sáng bên ngoài của nó, ông sẽ xua tan ba chất độc và hướng xa sáu tên trộm một lần cho tất cả.
Chỉ thay đổi từ tập trung thôi. Nếu bạn có thể thiền - và thiền phải được hiểu theo cùng nghĩa như dhyan - nếu bạn có thể mang vô trí của mình vào vận hành, thế thì tất cả đều là ánh sáng, thế thì tất cả đều là vui mừng.
Và không nỗ lực nào ông thu được sở hữu của một số vô hạn đức hạnh, hoàn hảo và cánh cửa tới chân lí. Thấy qua cái tầm thường và chứng kiến siêu phàm còn ít hơn một cái nháy mắt.
Cuối cùng vào chỗ cuối ông ấy quay lại với trạng thái nguyên thuỷ của mình. Trong câu này ông ấy lại là Bồ đề đạt ma mà chúng ta đã bắt đầu.
Thấy qua cái tầm thường và chứng kiến siêu phàm còn ít hơn một cái nháy mắt. Việc nhận ra là bây giờ. Tại sao lo nghĩ về tóc xám?
Tại sao lo nghĩ về ngày mai và tuổi già?
Nhưng cánh cửa đúng bị giấu kín và không thể nào được lộ ra.
Đây là tất cả những gì ông ấy cần nói vào lúc ông ấy được hỏi dốt nát nảy sinh từ đâu. Cứ đi lòng vòng, lòng vòng và đến cuối ông ấy xoay xở để đi tới điểm đó. Cánh cửa, cánh cửa đúng, bị giấu kín và không thể nào được lộ ra.
Ta chỉ chạm vào việc ngắm nhìn tâm trí.
Giá như ông ấy chỉ nói hai câu này vào lúc đó - và bất kì cái gì ông ấy đã nói ở giữa đều được vứt đi - lời kinh của Bồ đề đạt ma sẽ vẫn còn là tuyệt đối thuần khiết, thuần khiết không chê vào đâu được. Nhưng tôi đã làm rõ ràng cho bạn, cho nên bạn có thể chọn cái gì là đúng và cái gì là chán ngắt nhiều thế.
Cái mà sẽ giúp cho bạn trong thiền là đúng, và cái chỉ là siêu hình không cần thiết, triết lí, không có tính hợp thức gì và không có ích lợi gì cho thiền của bạn.
Theo một cách nào đó tôi cảm thấy hạnh phúc rằng bởi ngẫu nhiên mà kinh này đã đi tới được thảo luận và các bạn đã thấy cả hai phía. Nó sẽ giúp cho bạn vẫn còn nhận biết - nhận biết rằng ngay cả tại đỉnh cao nhất của chứng ngộ của mình, bạn có thể vẫn phạm phải sai lầm, bạn vẫn có thể lạc lối, bạn vẫn có thể nói những điều ngu xuẩn. Vấn đề là ở chỗ tôi không thể dung thứ cho bất kì cái gì không phải là tốt nhất. Tôi muốn các bạn biết chỉ cái tốt nhất, kinh nghiệm cái tốt nhất, chỉ là vàng ròng hai mươi tư cara, không ô nhiễm, không pha trộn, chỉ hoàn toàn thuần khiết.
Cũng tốt để nói về những lời kinh này, bởi vì tôi có thể cứ nói cho bạn cái gì không đúng và cái gì đúng. Bạn có thể đọc nhiều sách, bạn có thể nghe nhiều người. Quan sát cho rõ. Mọi ngày tôi đều nhận được thư từ các sannyasin nói, "Tôi đã gặp vị thánh nào đó, guru nào đó..." và tôi biết những kẻ đó chỉ là kẻ ngốc. Họ viết cho tôi, "Chúng tôi rất ấn tượng," còn tôi đơn giản nói, "Trời!"
Tôi đã làm việc với những người đó thật vất vả để làm cho mọi điểm nhỏ nhặt hoàn toàn rõ ràng, và bất kì kẻ ngốc nào cũng có thể gây ấn tượng lên họ! Họ dường như có nhận biết và sự sáng tỏ và năng lực cho phân biệt.
Một trong những kinh sách vĩ đại của Ấn Độ là Brahmasutra của Badarayana. Ông ấy đã mô tả khả năng sắc bén để phân biệt như điều đầu tiên đệ tử cần. Tôi có thể thấy tại sao Badarayana đã làm phân biệt như điểm đầu tiên của ông ấy - để thấy cái gì là sai và thấy cái gì là đúng, để cảm cái gì là thực và để cảm cái gì chỉ là đạo đức giả. Bạn đã bao giờ thấy giáo hoàng Cơ đốc giáo chưa? Có lẽ nhiều người trong các bạn đã thấy ông ấy hay gặp ông ấy và phần lớn trong các bạn đã thấy ảnh ông ấy. Các bạn có thấy cái gì cho bạn chỉ dẫn rằng người này là đại diện của Thượng đế không? Ông ấy có thể là người bán hàng cho bất kì công ti giầy nào... nhưng không là đại diện của Thượng đế! Ông ấy nên ít nhất cũng một lần nhìn vào gương và bản thân ông ấy sẽ nhận ra, “Trời, sao ngài đã chọn con? Ngài không thể tìm được thằng ngốc nào khác sao? Trong thế giới lớn lao này, tại sao ngài đã chọn cái thằng tôi đáng thương này?”
Tôi đã nghe nói về một người Do Thái già sắp chết. Ông ta ú ớ điều gì đó, cho nên mọi người trong gia đình ông ấy tới gần để nghe điều ông ấy ú ớ vào lúc ông ấy chết. Ông ấy đang nói với Thượng đế, “Thượng đế ơi, chỉ một yêu cầu thôi. Chúng con là những người đã được chọn lựa của ngài trong bốn nghìn năm. Thế là đủ rồi. Ngài không thể chọn được ai đó khác bây giờ sao? Nếu ngài không chọn chúng con, chúng con chắc đã không khổ nhiều thế. Bây giờ xin làm ơn đi; nghe những lời cuối cùng của một ông già sắp chết. Đây là lúc cho ngài chọn ai đó khác làm người được chọn của ngài và giải thoát cho chúng con khỏi gánh nặng đó. Chúng con liên tục bị nghiền nát.”
Nhìn giáo hoàng của bạn mà xem, nhìn các shankaracharyas của bạn, nhìn Ayatollah Khomeini của bạn, nhìn các sư Jaina, các sư Phật giáo, và bạn sẽ ngạc nhiên rằng những người này không có sự hiện diện của người đã thức tỉnh. Họ không có những lời tới từ một cội nguồn kinh nghiệm có thẩm quyền, nhưng bạn trở nên bị ấn tượng bởi bất kì loại vô nghĩa nào.
Và điều này đã xảy ra trong hàng thế kỉ. Đây là lúc nó nên chấm dứt. ít nhất mọi người nên có đủ tính thiền đến mức người đó có thể phân biệt giữa người đang là mũi tên hướng tới chân lí tối thượng và việc hiểu nó, và người đơn giản giả vờ.
Những lời kinh này là bài tập tốt cho bạn thấy cách phân biệt. Rất tỉnh táo vào. Bị ấn tượng một cách dễ dàng là khờ dại. Đừng khờ dại, bằng không bạn sẽ bị khai thác. Đừng khờ dại là điều Badarayana ngụ ý qua tính chất phân biệt, tỉnh táo, nhận biết. Không vội vàng gì mà bị ấn tượng bởi bất kì ai. Chờ đợi, quan sát, nhìn nó từ mọi khía cạnh, và nếu trái tim bạn bắt đầu rung lên tiếng chuông, thế thì đấy là vấn đề khác. Nhưng nếu đấy chỉ là tâm trí bạn đang nói, “Mình đã tìm thấy thầy đúng,” cảnh giác về tâm trí bạn.
Tâm trí của bạn là kẻ thù lớn nhất.
Được chứ, Maneesha? Vâng, thưa Osho
Kết thúc quyển ‘Bồ Đề Đạt Ma: Thiền sư vĩ đại nhất’ - Quay về Mục lục