Chương 7. Khó và Dễ

Chương 7. Khó và Dễ

Price:

Read more

Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 3)
Chương 7. Khó và Dễ


Lão Tử nói:
Làm mà không làm,
Lo mà không lo,
Nếm mà không mùi.
Xem lớn như nhỏ, coi nhiều như ít
Lấy đức báo oán.
Làm việc khó, bắt nơi chỗ dễ.
Làm việc lớn, bắt nơi chỗ nhỏ.
Việc khó trong đời
khởi nơi chỗ dễ.
Việc lớn trong đời
Khởi nơi chỗ nhỏ.
Bởi vậy thánh nhân,
Suốt đời không làm chi lớn,
Nên mới thành được việc lớn,
Kẻ hứa dễ, ít tin được.
Kẻ xem gì cũng dễ ắt gặp nhiều cái khó.
Vậy nên
Bậc thánh nhân xem việc gì cũng khó,
Nên trọn đời không gặp gì khó cả.
Cuộc sống không phải là vấn đề. Thay vì thế, nó là bí ẩn để được sống chứ không phải là vấn đề để được giải. Nhưng nó trở thành vấn đề; và nó trở thành vấn đề bởi vì bạn cứ trì hoãn mọi thứ, trì hoãn chúng sang ngày mai. Điều có thể được làm hôm nay, điều đáng phải được làm hôm nay, không thể được làm ngày mai. Cái đáng sẽ là hiện tượng đẹp hôm nay, điều bí ẩn để được sống, ngày mai sẽ trở thành vấn đề rất rất gay gắt và lạnh lẽo để được giải quyết.
Cuộc sống trong bản thân nó, nếu được sống ở đây và bây giờ, không phải là vấn đề. Trì hoãn tạo ra vấn đề, và thế rồi bạn cứ chồng chất nó lên. Thế thì nhiều thứ tụ tập quanh bạn tới mức gần như không thể sống được - bạn bị tê liệt, què quặt, trong bó buộc, bị cầm tù. Trước hết cố hiểu điều này, thế thì sẽ dễ dàng để đi vào trong lời kinh này.
Tôi đã nói, mới vài ngày trước đây, rằng ngay cả một thiên tài, người rất tài năng - người đó có thể là người đoạt giải thưởng Nobel, một trí thức lớn, nổi tiếng thế giới - vẫn có thể cư xử theo cách trẻ con.
Nếu người đó thấy vào buổi sáng, khi người đó thức dậy rằng đôi dép lê của người đó không ở đúng chỗ, người đó giận, phát cáu bẳn.
Nếu người đó có thể chú ý tới giận dữ của mình vào chính khoảnh khắc đó người đó sẽ cười to, bởi vì điều này ngu xuẩn thế! nực cười! Nhưng người đó không chú ý tới điều đó.
Người đó đi vào nhà tắm, cáu bẳn, trong tâm trạng tồi tệ, bắt đầu cạo râu, nhưng người đó gần như vô ý thức rằng vấn đề đã không được giải quyết, rằng vấn đề có đó, chõ mũi của nó lặp đi lặp lại vào trong bản thể người đó. Và điều đó lớn lên mọi lúc, bởi vì trong cuộc sống chẳng cái gì là không phát triển cả, và khi bạn sống động, giận dữ của bạn cũng sống động, nó phát triển! Nó chưa bao giờ còn như cũ. Từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc nó thu lấy nhiều đà và lực hơn.
Người đó cứ cạo râu nhưng bực bội, người đó không tận hưởng hành động này, cái tươi tắn của nó, khoảnh khắc đẹp khi người ta cảm thấy không bị nặng gánh, không, người đó không trong tâm trạng tận hưởng. Vô ý thức, người đó để dao cạo tuột khỏi tay, rơi xuống sàn. Bây giờ người đó thậm chí còn bực hơn. Nếu người đó có thể giải quyết được nó ngay bây giờ người đó sẽ cười. Thật ngu xuẩn mà bực mình bởi vì dao cạo không phải là người; dao cạo chưa bao giờ chịu trách nhiệm về bất kì cái gì; làm sao bạn có thể giận dao cạo được? Nhưng bây giờ người đó càng bực mình hơn. Tay người đó bây giờ di chuyển một cách ngu xuẩn, vô ý thức; nó lại tuột, đập vào chiếc gương cổ mà người đó thích lắm; chiếc gương vỡ tan.
Bây giờ người đó không còn lành mạnh được thêm nữa. Người đó bước ra, đâm sầm vào đồ đạc, đóng sầm cửa, tát con bởi vì nó đã không làm bài tập về nhà, bắt đầu cãi lí, trở thành hay sinh sự với vợ - và chỉ vì điều nhỏ bé chẳng là cái gì cả! Bởi vì đôi dép lê không tìm được ở đúng chỗ.
Bây giờ cái gọi là thiên tài của chúng ta lấy xe hơi và đi tới văn phòng, nhưng không bao giờ tới được đó bởi vì có tai nạn. Nó bao giờ cũng sẽ là như vậy. Và chỉ bởi vì đôi dép lê, bởi vì chúng đã không được tìm thấy ở đúng chỗ.
Bây giờ người đó lái xe như người điên, toàn thể giận dữ của người đó dồn vào chân, người đó cứ nhấn ga; người đó là người say! Say với giận dữ. Có tai nạn. Sau mười hai tiếng hay mười lăm tiếng, khi người đó mở mắt ra, người đó trong bệnh viện. Và người đó không bao giờ có khả năng gắn nối toàn thể sự việc.
Và câu chuyện này có thể tiếp diễn mãi - người đó rơi vào tình yêu với cô y tá - và bạn có thể tiếp tục! Chỉ bởi vì đôi dép lê không được tìm thấy ở đúng chỗ! Toàn thể gia đình bị rối loạn; li dị; và toàn thế giới sẽ không còn như cũ nữa - chỉ bởi vì đôi dép lê của người đó không tìm được ở đúng chỗ.
Giải quyết mọi sự từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, đừng để chúng chồng chất bên trong bạn. Đừng tích luỹ. Cuộc sống thực sự là đẹp. Nó trở thành xấu. Nó không phải là vấn đề. Mọi vấn đề đều nhỏ tới mức thật ngu mà gọi cuộc sống là vấn đề. Nó không phải là vấn đề cho cây cối, nó không phải là vấn đề cho chim chóc, nó không phải là vấn đề cho đất, cho trời, nó chỉ là vấn đề cho người, bởi vì chỉ người mới học thủ đoạn - thủ đoạn trì hoãn. Thế thì những thứ nhỏ trở nên lớn hơn. Thế thì một khoảnh khắc tới khi bạn không thể đối phó được với chúng. Thế thì bạn trở thành nhỏ thế và vấn đề lại lớn thế, gần như không thể nào đối phó được với nó, thế thì bạn bao giờ cũng mang gánh nặng của nó trong đầu mình. Và với nhiều gánh nặng đó làm sao bạn có thể tận hưởng được? làm sao bạn có thể vui mừng được? làm sao bạn có thể mở hội được? làm sao bạn có thể nhảy múa được?
Và thế rồi ai đó nói, "Có Thượng đế." Bạn nghe các lời nhưng bạn không thể tin được. Có thể có quỉ đang cai quản toàn thế giới, nhưng không phải là Thượng đế. Toàn thể cuộc sống của bạn đã trở thành què quặt thế, tê liệt thế, nặng gánh thế, bạn sẽ muốn tự tử. Hiếm khi tìm ra một người đã không suy tư lúc này lúc khác về tự tử.
Các nhà phân tâm nói rằng từng đàn ông, từng đàn bà, trong cả cuộc đời dài nghĩ tới tự tử ít nhất mười lần. Bạn không làm điều đó bởi vì bạn hèn; chẳng có gì trong nó để kể công, rằng bạn không tự tử. Bạn suy tư về nó - vậy là đủ! Điều đó nghĩa là cuộc sống đã trở thành không thể sống được tới mức thay vì bị lôi đi ngày càng nhiều vào trong nó, bạn muốn vứt bỏ nó; bạn muốn trở thành kẻ bỏ dở nửa chừng.
Làm sao bạn có thể yêu Thượng đế được? Làm sao bạn có thể cầu nguyện được? Bởi vì lời cầu nguyện tới từ lòng biết ơn lớn lao; lời cầu nguyện tới từ sự biết ơn. Cuộc sống được sống tốt trở thành cuộc sống của lời cầu nguyện. Nó chẳng có liên quan gì tới nhà thờ và đền chùa và giáo đường, nó có cái gì đó liên quan tới phẩm chất cuộc sống của bạn. Cuộc sống được sống tốt, khoảnh khắc sang khoảnh khắc, nhận biết, tỉnh táo, không trì hoãn, trở thành cuộc sống cầu nguyện; và lời cầu nguyện dần dần trở thành thiền. Thế thì bạn thậm chí không cầu nguyện, bởi vì lời quấy rối. Thế thì lời cầu nguyện của bạn trở thành im lặng. Khi lời cầu nguyện là im lặng nó là thiền.
Cho nên để hiểu rằng sự tồn tại là đẹp, thiêng liêng, rằng sự tồn tại là phúc lành, ân huệ, bạn sẽ phải sống một kiểu cuộc sống khác, cuộc sống không phải là của trì hoãn. Đây là nghĩa của sống khoảnh khắc qua khoảnh khắc.
Dỡ gánh nặng quá khứ khỏi bản thân bạn đi. Nó không còn có đó nữa rồi, nó đã chảy đi mất rồi, nó không tồn tại; bạn bị nặng gánh một cách không cần thiết bởi ma - chúng không còn nữa. Và đừng làm bản thân mình bị nặng gánh bởi tương lai - nó còn chưa có. Khi nó tới, bạn sẽ có đó để đáp ứng nó. Sao lập kế hoạch về nó ngay bây giờ? Bởi vì với cách bạn lập kế hoạch về nó, nó sẽ không bao giờ xảy ra. Việc lập kế hoạch của bạn nhất định tạo ra vấn đề lớn, bởi vì khi bạn lập kế hoạch trước bạn muốn áp đặt kế hoạch của bạn lên sự tồn tại.
Sự tồn tại không theo bạn, bạn có thể theo sự tồn tại và cảm thấy biết ơn. Nhưng sự tồn tại không thể theo bạn được, bạn không biết cái toàn thể. Bạn không biết ham muốn của cái toàn thể, định mệnh của cái toàn thể. Và bạn làm những kế hoạch riêng tư; chúng nhất định chống lại cái toàn thể, và chúng nhất định bị tan vỡ. Thế thì trái tim bạn bị tan vỡ.
Vứt quá khứ đi. Và không mang tương lai vào. Khoảng khắc này là tất cả. Nếu bạn sống khoảnh khắc này tỉnh táo, thế thì mọi thứ, những thứ nhỏ, sẽ được giải quyết, và những thứ nhỏ bé đó được giải quyết, bạn sẽ trưởng thành, và sẽ không có vấn đề lớn.
Lão Tử nói rằng với người vĩ đại không có vấn đề lớn. Bình thường bạn phải nghĩ theo cách đi vòng khác, rằng người vĩ đại tồn tại bởi vì họ xử trí các vấn đề lớn. Và Lão Tử nói không có vấn đề lớn đối với người vĩ đại bởi vì người đó chưa bao giờ cho phép vấn đề trở thành lớn; người đó bao giờ cũng giải quyết chúng khi chúng còn nhỏ, trong tay người đó; thế thì cái gì đó có thể được làm. Và khi bạn giải quyết các vấn đề từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, bạn bao giờ cũng tươi tắn, không bị nặng gánh; bụi không bao giờ tích tụ lên bản thể bạn. Khoảnh khắc tiếp bạn trượt đi, tươi tắn, trẻ trung và trong trắng, bạn trượt vào trong khoảnh khắc tiếp như con rắn tụt ra khỏi bộ da cũ của nó; cái cũ bị bỏ lại sau - bộ da tươi tắn và trẻ trung hơn tới. Thế thì cuộc sống là bí ẩn, nó không phải là vấn đề để được giải. Nó phải được sống và sống một cách toàn bộ. Thế thì bạn cảm thấy biết ơn. Thế thì nó đã là ân huệ.
Nhớ điều này, và cố hiểu lời kinh của Lão Tử.
Làm mà không làm,
Lo mà không lo,
Nếm mà không mùi.
Trong hành động, làm cái không - điều này là chính bí mật sâu nhất của Lão Tử. Ông ấy nói khi mọi sự có thể được thực hiện bằng không làm, sao bạn bận tâm để làm? Khi mọi sự có thể được làm bởi không làm, nếu bạn làm, bạn sẽ tạo ra chỉ rắc rối cho bản thân bạn.
Để tôi cho bạn vài ví dụ. Bạn phải đã nghe tới tên Archimedes; câu chuyện của ông ấy là nổi tiếng. Ông ấy đang cố giải một vấn đề khoa học. Ông ấy cố vất vả, cố tối đa, không thể ngủ được, không thể làm được cái gì khác. Nhà vua đã trao cho ông ấy một vấn đề để giải quyết và nó phải được giải quyết ngay lập tức. Và ông ấy là người đầu tiên giải quyết vấn đề đó, cho nên không có tiền lệ, không lịch sử, không cái gì trong quá khứ có thể có ích gì. Vấn đề chưa bao giờ trước đây đã được nêu ra, đó là lần đầu tiên.
Ông ấy làm việc vất vả, trở nên căng thẳng, căng thẳng như người ta có thể bị. Thế thì bạn có thể làm được gì? Nếu bạn không thể giải được thì bạn không thể giải được thôi! Người ta cảm thấy bất lực, ông ấy cảm thấy bất lực.
Một hôm, trong khi ông ấy đang tắm, nằm trong bồn tắm, thảnh thơi - ông ấy đã vứt bỏ ý tưởng giải quyết vấn đề này, nó không thể được giải quyết - bỗng nhiên, nó được giải! Và ông ấy trở nên cực lạc tới mức ông ấy quên mất rằng mình đang trần truồng trong nhà tắm, ông ấy chạy ra phố kêu to, "Eureka! Eureka!" có nghĩa là 'Tôi đã tìm ra nó! Tôi đã tìm ra nó!'
Nhà vua nghĩ ông ấy đã phát điên, cả thành phố nghĩ rằng ông ấy đã phát điên. Ông ấy đã không phát điên, ông ấy đã tìm ra giải pháp. Và khi nhà vua hỏi, "Làm thế nào?" Ông ấy nói: "Bằng không làm. Tôi đã không làm gì cả, tôi thậm chí đã không cố giải quyết nó, thực tế tôi đã bỏ nó. Tôi đã thôi hoàn toàn mọi hoạt động về nó, tôi thảnh thơi."
Thế thì điều gì đã xảy ra? Khi bạn thảnh thơi bạn trở thành một với cái toàn thể. Khi bạn thảnh thơi bạn không còn là bản ngã. Khi bạn thảnh thơi bạn không còn là cá nhân. Khi bạn thảnh thơi bạn trở thành cái toàn thể. Khi bạn căng thẳng bạn trở thành cá nhân. Bạn càng căng thẳng, bạn càng là một bản ngã tập trung.
Bản ngã là rất nhỏ, làm sao nó có thể giải quyết được cái gì? Nó có thể làm ồn ào khắp nơi, nhưng nó không thể giải quyết được cái gì cả. Khi bản ngã không có đó, bạn thảnh thơi trong bồn tắm - bỗng nhiên vấn đề được giải quyết! Điều đó đã xảy ra cho Phật.
Trong sáu năm ông ấy đã làm - và thực sự quá nhiều; không ai đã từng trong tìm kiếm nghĩa bên trong nhất của cuộc sống sâu sắc như Phật Gautam. Trong sáu năm ông ấy đã làm bất kì cái gì có thể được làm, bất kì cái gì có thể về con người. Ông ấy đi tới các thầy giáo, tất cả các thầy giáo nổi tiếng thời đó, và các thầy đã trở nên bất lực bởi vì bất kì điều gì họ nói, Phật đều làm - và làm hoàn hảo tới mức họ không thể nói được: "Ông đã không làm đủ, đó là lí do tại sao ông không đạt tới." Ông ấy đã làm tốt thế, còn tốt hơn cả các thầy riêng của mình, tới mức họ nói: "Bây giờ, chúng tôi xin lỗi, ông đi chỗ nào đó khác đi. Nó không xảy ra, và chúng tôi không thể giúp cho ông được theo bất kì cách nào thêm nữa." Ông tìm thầy khác nào đó đi. Thế rồi ông ấy trở nên chán ngán tất cả các thầy giáo, chán ngán tất cả hệ thống, triết lí, chán với mọi kĩ thuật, phương pháp; ông ấy bắt đầu làm những điều của riêng ông ấy - nhưng thế nữa cũng chẳng cái gì xảy ra.
Sáu năm trôi qua, sáu năm của sự tồn tại ác mộng; ông ấy đã sống trong phiền não sâu nhất. Thế rồi một hôm đi qua sông Niranjana gần Bodh-Gaya, ông ấy đã trở thành yếu thế, bởi vì nhịn ăn lâu dài - ai đó đã gợi ý rằng ông ấy cứ nhịn ăn lâu vào, điều đó sẽ có ích - ông ấy đã trở nên yếu đến mức ông ấy không thể đi qua sông được.
Sông Niranjana không phải là sông rất lớn, nhưng ông ấy thực sự yếu. Ông ấy vẫn còn bám lấy rễ cây, bằng không dòng nước đã cuốn ông ấy đi. Ở đó, bám lấy rễ cây, ông ấy bắt đầu nghĩ, "Mình đã làm gì thế này? Mình đơn giản phá huỷ bản thân mình, mình đã chẳng đạt tới đâu cả. Thế giới bị kết thúc rồi, cái đó mình đã bỏ lại đằng sau; bây giờ moksha này, cứu rỗi, Thượng đế, chân lí, bất kì cái gì mình gọi nó, cái đó nữa cũng bị kết thúc, mình chẳng bận tâm.
Mình vứt cả cái đó nữa." Khoảnh khắc đo ông ấy trở nên nhẹ gánh.
Khi bạn tìm và kiếm có căng thẳng. Chính căng thẳng đó trở thành rào chắn. Khi không có tìm, không có kiếm, mọi thứ được thảnh thơi - cùng điều đó xảy ra cho Phật ở sông Niranjana như đã xảy ra cho Archimedes trong bồn tắm của ông ấy. Ông ấy được thảnh thơi, và khi ông ấy được thảnh thơi ông ấy cảm thấy việc bùng lên của năng lượng.
Bây giờ năng lượng này không phải là của ông ấy, năng lượng này là của cái toàn thể. Ông ấy không còn đó. Bạn tồn tại bởi vì việc tìm kiếm của bạn, tham lam, ham muốn. Khi không có tham, không có muốn, chẳng cái gì được đạt tới, khoảnh khắc này là đủ, và là mục đích lên chính nó - thế thì bạn không có. Bản ngã biến mất.
Thế rồi Phật ra khỏi sông, thảnh thơi dưới cây bồ đề. Trong nhiều năm ông ấy đã không thảnh thơi. Đêm hôm đó ông ấy ngủ ngon. Lần đầu tiên thực sự ông ấy đã ngủ mà không mơ - bởi vì mơ là một phần của ham muốn. Ban ngày bạn mơ, bên trong trong suy nghĩ của bạn; trong mơ ngày ham muốn tiếp tục - cả nghìn lẻ một ham muốn, không được hoàn thành.
Mơ tạo ra an ủi nào đó cho tâm trí: cái đã không được hoàn thành trong cuộc sống lại được hoàn thành trong mơ. Mơ là an ủi. Nhưng khi bạn không ham muốn, mơ biến mất. Và khi mơ biến mất, lần đầu tiên bạn ngủ. Lần đầu tiên bạn thảnh thơi thế bạn biến mất vào trong cái toàn thể.
Ông ấy ngủ ngon; lần đầu tiên ông ấy đã thực sự ngủ. Sáng sớm, khi ngôi sao cuối cùng biến mất ông ấy mở mắt ra; tươi tắn, tươi như đứa trẻ mới sinh, không thái độ nào, không tâm trí để nhìn qua, không ham muốn - điều Phật gọi là trishna - không trishna, không ham muốn.
Khoảnh khắc đó là vĩnh hằng, bởi vì khi bạn ham muốn bạn bao giờ cũng đi vào trong tương lai. Khoảnh khắc đó là vĩnh hằng, không chuyển động vào tương lai, khoảnh khắc đó là tất cả. Vào lúc đó Phật trở thành như đoá hoa. Hoa nở ở đây và bây giờ. Chim hót ở đây và bây giờ. Người bao giờ cũng nghĩ ở đâu đó khác, đi vào tâm trí ở đâu đó khác. Người chưa bao giờ ở chỗ người đó hiện hữu. Bạn có thể thấy người đó ở bất kì đâu, nhưng bạn không thể thấy người đó ở nơi người đó đang hiện hữu. Không bao giờ!
Lúc đó Phật thực sự trong khoảnh khắc đó - dưới cây bồ đề. Về mặt vật lí ông ấy có đó, về mặt tâm trí ông ấy có đó, về mặt tâm linh ông ấy có đó, đó là lí do tại sao cây đã trở thành cây chứng ngộ.
Không một ý nghĩ, không một gợn sóng trong hồ tâm thức của ông ấy, mọi thứ im lặng, không ham muốn quấy nhiễu, không rối loạn. Ông ấy nhìn vào ngôi sao cuối cùng đang biến mất và ông ấy trở nên chứng ngộ. Và khi về sau mọi người hay hỏi, "Thầy đạt tới thế nào?" ông ấy nói, "Khi ta thôi tìm, kiếm. Khi và vứt bỏ việc tích cực - thế thì, trong bất hoạt sâu sắc nó xảy ra." Nó bao giờ cũng xảy ra như vậy.
Đôi khi bạn cũng có thể đã quan sát - không giống Phật, không giống Archimedes - nhưng đôi khi bạn thử nhớ một cái tên, nó ở ngay trên đầu lưỡi, bạn nói, "Nó ở ngay trên đầu lưỡi tôi," và nó không tới; và bạn cảm thấy ngột ngạt và rất căng thẳng, nhưng bạn có thể làm được gì? Nếu nó không tới thì nó không tới! Bạn càng cố nhiều, điều đó dường như càng không thể được. Thế rồi bạn vứt bỏ điều đó! Thế rồi bạn lấy điếu thuốc và bạn hút, hay bạn đi ra ngoài trong vườn để đi dạo; bạn để mình tham gia vào chỗ nào đó khác; bạn bật radio lên, hay bạn nhấm nháp ngụm trà, hay làm cái gì đó khác và quên về nó - và bỗng nhiên nó trồi lên, nó có đó.
Chứng ngộ rất nhỏ, nhưng nó là cùng phẩm chất. Một tỏ ngộ rất rất nhỏ, rất tí hon, chẳng có gì để mà khoe khoang - nhưng cùng bản chất.
Nếu bạn có thể hiểu quá trình này bạn đã hiểu điều Lão Tử ngụ ý bởi bất hoạt. Có những điều bạn không thể đạt tới được bằng hàng động.
Đây là tiêu chí: Nếu có cái gì đó mà bạn có thể đạt tới bởi hành động, cái đó thuộc vào thế giới này; bất kì cái gì có thể được đạt tới qua hành động đều thuộc vào thế giới vật chất, và bất kì cái gì thuộc vào thế giới tâm linh đều không thể được đạt tới bằng hành động. Điều đó có thể được đạt tới chỉ qua vô hành động, thảnh thơi, buông bỏ toàn bộ.
Làm mà không làm - thực hiện buông bỏ toàn bộ - thực hiện thảnh thơi. Thảnh thơi trong việc tìm chân lí của bạn. Khi bạn đi tới tìm chân lí bạn đi với tâm trí thế gian. Ở đó tham vọng được cần tới, nỗ lực được cần tới, bởi vì cạnh tranh rất khắc nghiệt, bạn không một mình ở đó: cả triệu người vật lộn, tranh đấu với nhau, cuộc chiến thường xuyên diễn ra.
Thế giới là cuộc chiến thường xuyên, và mọi người đều đánh nhau với mọi người khác; con tranh đấu với bố - người đó có thể không nhận biết, bố tranh đấu với con - người đó có thể không nhận biết, mẹ tranh đấu với con, con tranh đấu với mẹ, anh em đánh lại anh em, quốc qua đánh quốc gia, gia đình này đánh gia đình khác, mọi người đều ở trong xung đột và đánh nhau sâu sắc.
Ở đó, nếu bạn thảnh thơi, bạn không thể là thủ tướng được. Ở đó, nếu bạn thảnh thơi, bạn không thể trở thành tổng thống của đất nước được. Ở đó, nếu bạn thảnh thơi, bạn không thể là một Rockefeller hay một Ford. Không, điều đó là không thể được. Nếu ở đó bạn thảnh thơi bạn sẽ là kẻ ăn xin giống như Phật hay Lão Tử. Ở đó, tranh đấu được cần, thế giới thuộc vào bạo hành, và thế giới thuộc vào các bản ngã, và thế giới thuộc vào những người hung hăng hơn những người khác.
Bạn tới từ thế giới được đào tạo hoàn toàn cho bạo hành, hành động; làm cái gì đó! Mọi người tới tôi và họ nói: "Bảo chúng tôi làm và chúng tôi có thể làm, nhưng thầy nói - cứ thảnh thơi, không làm. Điều đó là không thể được." Cho dù một khoảnh khắc không làm gì cũng dường như là không thể được. Bởi vì thói quen cũ, hình mẫu bắt rễ sâu cũ, bao giờ nó cũng là: Làm cái gì đó! Lão Tử nói, "Không làm gì cả."
Trong thế giới của hiện hữu, làm là không cần thiết. Đó là nghĩa của hiện hữu - nơi việc làm là không được cần tới. Ở đó bạn nở hoa trong chiều sâu sâu lắng nhất của mình; ở đó bạn nở hoa trong chiều cao vĩ đại nhất của mình.
Nhưng vô nỗ lực là cần. Một Thiền sư nói: Ngồi yên, không làm gì, cỏ tự nó mọc lên. Ông ấy đang nói về cốt lõi bên trong nhất của bạn nơi không làm gì cả, ngồi yên, là cách duy nhất để làm cái gì đó. Cỏ tự nó mọc lên. Không cần kéo cỏ, không cần kéo thực vật lên, chúng tự mọc lên. Bạn đơn giản chờ bên cạnh. Trong khi bạn chờ đợi cỏ mọc lên.
Một khi bạn hiểu rằng không nỗ lực nào là cần cả cho bản thể bên trong nhất, bỗng nhiên, một chiều hướng mới đã mở ra cho bạn.
Không có căng thẳng. Người tôn giáo không căng thẳng. Thực tế người tôn giáo không cố đạt tới cái gì. Nếu bạn thấy rằng người tôn giáo cố đạt tới cái gì đó, người đó không tôn giáo, người đó là phàm nhân như những người khác. Người đó đã chỉ đổi tên thượng đế của mình, có vậy thôi. Trước kia người đó thường gọi nó là tiền, bây giờ người đó gọi nó là thiền. Trước kia người đó thường gọi nó là vật chất, bây giờ người đó gọi nó là cái gì đó khác - Thượng đế. Nhưng, tâm trí đạt tới đang có đó, và tâm trí đạt tới là cản trở, rào chắn duy nhất.
Làm mà không làm,
Tận hưởng không làm gì cả. Đơn giản - nhưng điều đó có vẻ khó khăn. Điều đó có vẻ khó bởi vì bạn, bằng không nó là đơn giản. Tìm ra thời gian để không làm gì cả. Bất kì khi nào bạn có thể tìm ra lúc nào đó nhắm mắt lại và không làm gì. Chẳng mấy chốc bạn sẽ có thưởng thức về vô hương vị. Chẳng mấy chốc bạn sẽ đi vào trong một loại tồn tại khác nơi Krishna sống, Lão Tử sống.
Làm mà không làm,
Lo mà không lo,
Thường xuyên tham dự vào các chuyện tạo ra lo âu. Đôi khi, không dự vào chuyện nào; không làm gì cả.
Trong thời thơ ấy của tôi, ông tôi lo nghĩ về tôi nhiều lắm. Ông là người rất đáng yêu, và rất lanh lợi, già và khôn ngoan. Bất kì khi nào ông thấy tôi ngồi - bởi vì đó là cách cả tuổi thơ của tôi vậy: không làm gì, chỉ ngồi im lặng - ông sẽ nói: "Đứng dậy! Làm cái gì đó đi! Bằng không cháu sẽ không thực hiện được cái gì trong đời đâu; cháu sẽ thất bại."
Và ông đúng! Hoàn toàn đúng. Từ từ bi sâu sắc ông đã nói điều đó. Ông sẽ nói: "Ít nhất thì cũng chạy đi chơi! Đừng ngồi như thế, cháu tạo ra lo âu cho ông."
Thế là tôi sẽ đi từ phòng nọ sang phòng kia, rồi ngồi đó. Bởi vì một khi bạn thưởng thức cái vô hương vị thế thì không có gì sánh được với nó, nó là vô song.
Một khi bạn biết rằng không tham dự vào chuyện gì là chuyện vĩ đại nhất trên thế giới, thế thì mọi thứ dường như nhỏ bé thế, chưa trưởng thành thế, trẻ con; ngu xuẩn!
Nhưng đặc biệt ở phương Tây, chưa bao giờ có thầy giáo nào nói: "Không làm gì."
Jesus đã thử, nhưng họ đã giết ông ấy - và Jesus cũng đã thử rất từ từ, bởi vì ông ấy đã không được hiểu chút nào. Nếu như ông ấy nói như Lão Tử chẳng ai sẽ hiểu ông ấy.
Người Do Thái là những người làm lớn. Họ hoàn thành nhiều thứ. Khó mà đánh bại được người Do Thái, trong bất kì cái gì; đừng bao giờ tranh đua với người Do Thái, người đó sẽ đánh bại bạn. Họ là những người làm lớn. Toàn thế giới đã từng chống lại họ. Nhiều Hitler tới và đi. Họ cố phá huỷ người Do Thái nhưng - không sao cả; người Do Thái lại đứng dậy mạnh hơn trước đây. Người Do Thái gần như giống nòi thế giới trong thế giới này. Họ tin vào việc làm. Họ chắc sẽ không hiểu Jesus, nhưng dầu vậy ông ấy đã nói cái gì đó tựa như Lão Tử theo cách thận trọng, trong ngôn ngữ che đậy - nhưng không thầy giáo nào khác đã từng thử. Ngược lại câu ngạn ngữ cứ nói: Khi ông không làm gì ông trở thành xưởng thợ cho quỉ. Và Lão Tử nói khi bạn không làm gì chỉ thế thì bạn trở thành xưởng thợ cho Thượng đế, không cho quỉ.
Quỉ chiếm quyền sở hữu bạn khi bạn muốn làm cái gì đó, thế thì bạn ở trong tay của quỉ, thế thì quỉ có thể sở hữu bạn, quỉ có thể cám dỗ bạn, quỉ có thể ép buộc bạn, quỉ có thể làm cho bạn chạy theo mọi thứ, hướng tới thành đạt. Nhưng người không muốn làm gì, người không chú ý tới chuyện nào - quỉ đơn giản không thể tới gần người đó được, điều đó là không thể được, bởi vì quỉ là người làm.
Tôi muốn nói lại với bạn, từ một quan điểm khác, câu chuyện về tại sao Adam bị đuổi khỏi Vườn Địa đàng, khỏi thiên đường.
Adam đã sống cuộc sống như con vật, cây cối và chim muông, không làm gì cả. Điều đó cực kì vui sướng, chỉ tận hưởng - như trẻ con vậy; không làm gì, chúng tận hưởng, chỉ chơi. Và Thượng đế đã nói: "Không được ăn quả của cây tri thức" - bởi vì khoảnh khắc bạn ăn quả của cây tri thức, lập tức bạn trở thành người làm, bởi vì tri thức là vô dụng chừng nào nó còn chưa vận hành nhưng phương tiện để làm cái gì đó. Tri thức nghĩa là biết cách thức. Tri thức là trợ giúp kĩ thuật để làm mọi thứ được khéo léo hơn. Tri thức làm cho bạn thành người làm hiệu quả hơn.
Nhưng rắn, quỉ, dụ dỗ họ.
Đầu tiên rắn dụ Eve. Điều đó nữa là có nghĩa, bởi vì bất kì chỗ nào bạn đi, bạn bao giờ cũng tìm thấy các Eve kéo chồng mình tới làm cái gì đó: "Đi và làm cái gì đó đi! Chúng ta phải xây ngôi nhà to hơn, mua chiếc xe to hơn! Và cần nhiều kim cương hơn. Đi và làm cái gì đó, đừng ngồi trong nhà!" Đàn bà cứ đẩy chồng họ.
Chuyện ngụ ngôn này là có nghĩa. Nến đàn ông được phép, anh ta sẽ thảnh thơi, anh ta sẽ trở thành kẻ vô công rồi nghề. Anh ta sẽ chỉ thảnh thơi. Anh ta sẽ thổi sáo dưới gốc cây, mang be rượu theo mình, và điều đó sẽ có tác dụng! Anh ta sẽ không bận tâm về thế giới.
Chuyện ngụ ngôn này nói: Rắn đầu tiên thuyết phục Eve, "Cây này, cây tri thức, đã bị cấm bởi vì Thượng đế không muốn các bạn trở thành giống như Thượng đế. Nếu bạn ăn quả của tri thức bạn sẽ trở thành giống như thượng đế!"
Tất cả các quảng cáo đều hấp dẫn tới đàn bà, không tới đàn ông. Rắn là hãng quảng cáo đầu tiên. Nó là kẻ tiên phong. Nó tiếp cận đúng nguồn. Nếu bạn muốn bắt được chồng, bắt vợ đã. Nếu một khi chiếc xe mới len vào tâm trí cô ấy thế thì sẽ khó rồi - cô ấy sẽ đẩy chiếc xe mới vào tâm trí của người chồng.
Và một khi Eve nếm quả của tri thức cô ấy dụ dỗ Adam đáng thương nữa. Họ bị đuổi ra. Họ bị ném ra ngoài thiên đường.
Nghĩa là ở chỗ sau đó họ trở thành những người làm tinh ranh, họ đánh mất hồn nhiên của bản thể mà họ đã sung sướng trong đó - đã có vô thời gian trước đó.
Chuyện ngụ ngôn này nói rằng Thượng đế, khi ông ấy đã đuổi họ đi, nói với họ, "Bây giờ sẽ trao chết cho chúng mày." Không có vô thời gian trước đây, cho nên chết không thể tồn tại được. Không phải là Adam sẽ không chết, nhưng cái chết đã không thể tồn tại. Chim chết, nhưng chúng không biết gì về chết; chúng đơn giản sống và chúng đơn giản chết. Không một khoảnh khắc nào chúng lo nghĩ về chết. Con vật sống và chết, nhưng chết không phải là vấn đề cho chúng, chúng không ngồi và ủ ê về chết là gì và liệu người ta có sống sót sau chết hay không; chết không phải là vấn đề. Khi thời gian bước vào, chết bước vào. Tri thức vào, thời gian vào, thế thì chết vào - và toàn thể đống lộn xộn các vấn đề...
Con người phải trở thành hồn nhiên lần nữa. Con người phải vứt bỏ tri thức. Nhưng bạn có thể vứt bỏ tri thức chỉ khi bạn đi tới biết rằng tất cả những cái là đẹp, đúng và tốt có thể xảy ra mà không có việc làm, bằng không bạn sẽ không có khả năng vứt bỏ tri thức.
Lão Tử đang cố làm cho bạn hiểu. Ông ấy đang cố cho bạn một tầm nhìn rằng tri thức phải bị vứt bỏ. Nhưng thế thì bạn sẽ lập tức hỏi ngay, "Nếu tri thức bị vứt bỏ, vậy làm sao chúng tôi sẽ có khả năng làm nhiều điều thế không?" Ông ấy nói: "Cái 'nhiều điều thế' là không cần đâu. Bản thể bên trong nhất có thể nở hoa trong vô làm.
Làm mà không làm,
Lo mà không lo,
Nếm mà không mùi.
Lão Tử chưa bao giờ dùng tên Thượng đế. Ông ấy nhất quán vẫn còn với những chỉ dẫn, ông ấy chưa bao giờ dùng bất kì cách diễn đạt trực tiếp nào: không mùi vị. Thượng đế không có mùi vị, bởi vì mùi vị chỉ có thể tồn tại trong nhị nguyên. Nếu cái gì đó ngọt, thế thì cái gì đó phải là đắng. Nếu cái gì đó tốt, thế thì cái gì đó khác phải là xấu. Nếu cái gì đó thiêng liêng, thế thì cái gì đó khác phải là ác. Vô mùi vị nghĩa là bất nhị, điều người Hindus gọi là adwait: không hai. Vô mùi vị là cách diễn đạt thơ ca, chỉ cho hướng dẫn, không phải là chỉ dẫn trực tiếp.
Xem lớn như nhỏ, coi nhiều như ít
Lấy đức báo oán.
Đây là quan niệm rất cách mạng. Nó phải được hiểu rất rất tinh tế.
Bạn đã nghe câu châm ngôn nổi tiếng của Jesus: "Yêu kẻ thù." Lão Tử đi sâu hơn điều đó. Ông ấy nói: "Lấy đức báo oán," không với tình yêu. Chắc sẽ dễ hơn để nói: Đáp bằng tình yêu, khi ai đó ghét bạn. Yêu kẻ thù. Nhưng sao ông ấy không nói yêu?
Có lí do rất sâu lắng. Thứ nhất: khi Jesus nói 'yêu kẻ thù' ông ấy chấp nhận nhị nguyên của yêu và ghét, ông ấy chấp nhận hiện tượng nhị nguyên. Và sâu bên dưới bạn đã yêu kẻ thù rồi bằng không làm sao bạn có thể ghét được? Chừng nào bạn còn chưa yêu kẻ thù, bạn không thể ghét người đó được. Bạn đã yêu kẻ thù trong vô thức sâu của mình, đó là lí do tại sao bạn ghét. Yêu và ghét tồn tại cùng nhau. Khi bạn yêu một người, bạn quên mất rằng bạn cũng ghét người đó. Nếu bạn trở nên nhận biết, bạn sẽ trở nên nhận biết về sự kiện rằng nếu bạn yêu một người, thì bạn cũng ghét người đó, và nếu bạn ghét một người thế thì bạn cũng yêu người đó. Thù và bạn không rất khác nhau. Bạn yêu người bạn một cách có ý thức, bạn ghét người đó một cách vô ý thức; bạn ghét kẻ thù một cách có ý thức, bạn yêu người đó một cách vô ý thức - bởi vì chúng không thể tồn tại một cách tách rời được; chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền: yêu/ghét.
Đôi khi bạn trở nên lo nghĩ rằng bạn muốn giết người; đôi khi bạn bắt đầu nghĩ về giết vợ mình, hay chồng mình; hay giết mẹ bạn hay bố bạn, và bạn cảm thấy nhiều mặc cảm, bởi vì - tại sao? Đừng cảm thấy mặc cảm. Điều đó là tự nhiên. Trong từng tình yêu, ghét đều ẩn kín. Và nghĩ về kẻ thù của bạn, đi sâu hơn vào hận thù của bạn. Bạn sẽ thấy rằng bạn yêu người đó. Có thể đó là cách phủ định của yêu; ghét là cách phủ định của yêu.
Chuyện xảy ra, Mahatma Gandhi và Mohammed Jinna, hai chính khách lớn của Ấn Độ, đã là kẻ thù lâu đời - và tất nhiên khi bạn là kẻ thù lâu thế bạn trở nên rất gắn bó với nhau. Khi Gandhi bị ám sát và Jinna nghe thấy tin này, người đem tin này tới cho Jinna cứ tưởng ông ấy sẽ hạnh phúc, nhưng ông ấy trở nên buồn - bởi vì không có Gandhi, Jinna sẽ ở đâu? Kẻ thù chết - bạn gần chết.
Bạn không chỉ bỏ lỡ bạn bè mình, bạn bỏ lỡ cả kẻ thù nữa. Họ đã trở thành một phần của con người bạn.
Khi Jesus nói: "Yêu kẻ thù," ông ấy không nói một điều rất rất cách mạng đâu, nó chỉ có vẻ cách mạng thôi - thực tế bạn đã yêu họ; tình yêu bị che giấu và ông ấy muốn đem nó lên, có vậy thôi.
Lão Tử nói:... Lấy đức báo oán.
Đức là gì? Đức là cân bằng. Đức là từ bi không là yêu. Phân biệt này là tinh tế, nhưng lớn lao. Khi bạn yêu một người xúc động là nồng nhiệt. Khi bạn ghét một người thì thế nữa xúc động cũng nóng. Một điều là như nhau, rằng bạn trong mối quan hệ nóng.
Nếu bạn dửng dưng với một người bạn là lạnh nhạt, không có nhiệt trong bạn cũng không có con đường. Bạn đơn giản không có liên quan; bạn không yêu, bạn không ghét; bạn không bận tâm, bạn không chăm nom. Bạn dửng dưng, bạn đi theo con đường riêng của bạn. Đó là lí do tại sao chẳng cái gì làm đau mọi người nhiều hơn dửng dưng.
Nếu bạn ghét một người điều đó không phải là vấn đề gì mấy cho người đó. Người đó biết bạn đang chú ý tới người đó - có thể là phủ định, nhưng đang chú ý. Nhưng nếu bạn dửng dưng điều đó làm đau sâu sắc. Nếu mọi người đơn giản không bận tâm về bạn, bạn đi qua, và họ không chú ý gì theo cách này cách khác, thế thì bạn cảm thấy rằng bạn gần như chết!
Dửng dưng giết chết, không phải là ghét. Ghét đem tới năng lượng. Yêu đem tới năng lượng. Yêu là cảm giác dễ chịu, ghét là không dễ chịu, nhưng nếu bạn phải chọn giữa ghét và dửng dưng, bạn chắc chắn sẽ chọn ghét. Bạn sẽ không bao giờ chọn dửng dưng. Dửng dưng là tuyệt đối lạnh, giết chết.
Từ bi không lạnh, từ bi mát mẻ. Lạnh nghĩa là chết, mát mẻ nghĩa là cân bằng.
Để tôi nói với bạn theo cách khác. Từ bi là mát mẻ, dửng dưng là lạnh lẽo; nếu bạn so sánh từ bi với yêu và ghét, nó là mát mẻ; nếu bạn so sánh từ bi với dửng dưng, nó là ấm. Nó là ấm trong so sánh với dửng dưng và cái lạnh lùng của nó. Nó là mát mẻ khi so sánh với yêu và ghét và nhiệt của chúng.
Đức là từ bi. Nó không phải là yêu, nó không phải là ghét, nó là cân bằng giữa cả hai điều này. Nó không là dửng dưng. Nó là việc cho cuộc sống. Nhưng nếu bạn không biết, từ bi sẽ có vẻ như dửng dưng.
Phân biệt này là rất tinh tế. Mát mẻ sẽ có vẻ giống lạnh lẽo, nhưng mát mẻ sống động, tươi tắn. Lạnh lẽo đơn giản là chết. Đức là từ bi.
Lấy đức báo oán.
Làm việc khó, bắt nơi chỗ dễ.
Mọi thứ khó đều có thời khi nó là dễ, nếu bạn tỉnh táo bạn sẽ biết nó. Rất dễ phá huỷ hạt mầm, rất khó phá huỷ cây lớn.
Và mọi thứ đều có dạng hạt mầm. Khi giận dữ nảy sinh nó cũng giống như hạt mầm. Nếu bạn muốn vứt nó ngay khoảnh khắc đó thì không có vấn đề gì, nhưng nếu bạn cho phép nó bắt rễ bên trong bạn, lan toả bên trong bản thể bạn, tràn ngập bạn, thế thì, phá huỷ giận dữ sẽ rất rất khó; nó sẽ có vẻ giống như phá huỷ bản thân bạn, nó sẽ trở thành phần sâu thế trong bạn.
Xem lớn như nhỏ, coi nhiều như ít
Lấy đức báo oán.
Làm việc khó, bắt nơi chỗ dễ.
Làm việc lớn, bắt nơi chỗ nhỏ.
Và mọi thứ là nhỏ và dễ trong hiện tại. Nếu bạn không trì hoãn mọi thứ đều dễ và nhỏ. Bạn đủ mạnh để thay đổi nó, đển biến đổi nó. Nhưng nếu bạn nói: "Mình sẽ nhìn nó ngày mai;" nếu bạn nói: "Chẳng vội gì;" nếu bạn coi nó là dễ dàng và bạn nói: "Một ngày nào đó khi mình có đủ thời gian mình sẽ xem vấn đề này;" thế thì vấn đề trong khi đó sẽ phát triển và bắt rễ.
Đừng trì hoãn nó, bởi vì thế thì bạn sẽ không có khả năng làm mấy về nó đâu. Đó là điều bạn đã từng làm cho tới giờ. Bạn đã từng trì hoãn trong nhiều kiếp rồi. Và thế rồi bạn tới tôi và bạn nói: "Chúng tôi muốn im lặng. Chúng tôi muốn an bình" - và trong nhiều kiếp bạn đã từng trì hoãn các vấn đề đang sôi bên trong bạn. Chúng phải được giải quyết. Cuộc giải phẫu lớn được cần tới.
Nhưng bạn đang trong vội vã. Vài ngày mọi người thiền, mới được bốn hay năm ngày, và thế rồi họ tới tôi và họ nói: "Chẳng cái gì xảy ra xả. Thầy không thầy kì khôi về điều đó sao? Thầy đang yêu cầu cái gì?"
Trong nhiều kiếp bạn trì hoãn. Thế thì bản thể của bạn trở thành giống như đống tàn tích. Khu vườn của bạn không còn có đó. Mọi thứ bị phá huỷ, chỉ cỏ dại còn sống. Và đột nhiên một ngày bạn muốn có bãi cỏ đẹp. Điều đó sẽ cần thời gian. Cỏ dại phải bị nhổ đi. Rễ và mầm của chúng phải bị nhổ ra. Đất phải được thay đổi. Bây giờ không dễ dàng đâu.
Nhưng bạn có thể làm ít nhất là một điều này: bạn có thể bắt đầu sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, để cho ít nhất bạn không tụ tập nhiều cái vô nghĩa quanh bạn, nhiều rác rưởi quanh bạn; ít nhất bạn có thể dọn sạch một phần khu vườn và bắt đầu làm việc từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Và một khi bạn biết cách các vấn đề đã trở thành khó khăn, và một khi bạn đi tới hiểu rằng chúng là dễ dàng nếu bạn giải quyết chúng ngay từ đầu, mọi thứ sẽ lại trở thành dễ dàng. Nhưng cảm giác đó, sắc thái đó, mẹo đó, phải được học.
Việc khó trong đời
khởi nơi chỗ dễ.
Việc lớn trong đời
Khởi nơi chỗ nhỏ.
Bởi vậy thánh nhân,
Suốt đời không làm chi lớn,
Nên mới thành được việc lớn,
Những điều này có vẻ ngược đời - chúng không phải vậy. Chúng là những phát biểu đơn giản không mâu thuẫn trong chúng.
Bởi vậy thánh nhân,
Suốt đời không làm chi lớn,
Bởi vì ông ấy không có vấn đề lớn. Ông ấy chưa bao giờ giải quyết với những vấn đề lớn đó là lí do tại sao ông ấy vĩ đại.
Trong hiểu biết của bạn chỉ cái đối lập mới là hoàn cảnh. Bạn nghĩ người nào đó là vĩ đại bởi vì người đó đã giải quyết những vấn đề vĩ đại thế. Những thách thức lớn thế! Và người đó đã chinh phục chúng. Điều này là ngu xuẩn! Người vĩ đại chẳng liên quan gì tới kẻ chinh phục. Người đó càng vĩ đại, càng có ít thứ để chinh phục, nếu người đó thực sự vĩ đại thì chẳng có gì để chinh phục cả. Người vĩ đại nhất không có vấn đề để giải quyết, dù lớn hay nhỏ. Bởi vì người đó chưa bao giờ cho phép chúng tích luỹ lại. Chúng trở thành vấn đề chỉ khi bị trì hoãn. Ngay bây giờ - được sống, chúng không là vấn đề, chúng là một phần của cuộc sống, và đẹp!
Bắt đầu tỉnh táo đi. Bất kì khi nào bạn thấy vấn đề nào đó đang nảy sinh, bỏ mọi hành động. Nhìn vào nó, chú ý tới nó; nhìn vào bên trong, vào nó là gì. Đôi khi chỉ nụ cười sẽ là đủ làm thay đổi nó, chỉ tiếng cười sẽ có tác dụng, và bạn sẽ ra khỏi cái vòng luẩn quẩn. Đôi khi chẳng cần cái gì, thậm chí không nụ cười hay tiếng cười, chỉ rất chăm chú, rằng bạn nhìn vào trong nó, và nó sẽ biến mất, như giọt sương biến mất trong sáng khi mặt trời lên.
Nhìn xem. Đem mặt trời của tâm thức vào nó, nó sẽ biến mất - nó nhỏ bé thế còn bạn lớn thế và bao la thế! Chính việc đương đầu, rằng bạn nhìn vào nó - và nó đổi phẩm chất. Nó không còn là vấn đề nữa. Bạn có thể vui mừng trong nó, bạn có thể tận hưởng nó. Thế thì cuộc sống trở thành vở kịch.
Kẻ hứa dễ, ít tin được.
Nếu bạn hiểu cuộc sống bạn sẽ không bao giờ đưa ra lời hứa, bởi vì lời hứa là trì hoãn. Bạn phải hoặc làm nó ngay bây giờ hoặc bạn phải nói, tôi không biết, tôi sẽ thấy ngày mai.
Trong mahabharata có một giai thoại hay. Pandavas, năm anh em, đang trốn trong rừng. Một hôm một người ăn xin tới. Udhishthir đang ngồi bên ngoài lều và người ăn xin hỏi xin cũng chẳng gì nhiều, chỉ mẩu bánh mì, vài miếng bánh tráng.
Udhishthir đang ủ ê - và như điều đó bao giờ cũng xảy ra bất kì khi nào có người ăn xin, bạn sẽ thích trì hoãn. Bạn nói, "Mai tới nhé," chỉ để né tránh. Người đó có thể mai không tới. Bạn không muốn thô lỗ thế khi nói, "Không cho gì đâu"; vậy mà, bạn muốn bảo vệ hình ảnh của mình rằng bạn là người cho lớn lao. Cho nên bạn nói, "Mai tới nhé. Đừng quấy rầy tôi bây giờ." Udhishthir đã làm hệt thế; ông ta nói, "Mai tới nhé."
Bhima, người anh khác - người không được mấy ai biết tới về trí huệ và thông minh của anh ta, nhưng thỉnh thoảng chuyện xảy ra là những người không thật thông minh lại loé sáng lên - anh ta đột nhiên bắt đầu cười và anh ta chạy ra khỏi nhà cùng tiếng cười, chạy về thị trấn. Udhishthir hỏi: "Anh đi đâu đấy?" Anh ta nói, "Tôi đi kể cho mọi người trong thị trấn rằng anh tôi đã chinh phục được thời gian! Anh ấy đã hứa cái gì đó cho người ăn xin nếu anh ta mai tới!"
Đột nhiên Udhishthir trở nên nhận biết. Bởi vì làm sao bạn có thể nói, "Mai tới nhé?" Bạn có thể không ở đây ngày mai. Người ăn xin có thể không ở đây ngày mai. Udhishthir chạy ra, túm lấy người ăn xin, đưa cho người đó bất kì cái gì ông ta có thể cho người đó, và vứt bỏ thói quen hứa hẹn.
Bởi vì lời hứa là có thể chỉ nếu ngày mai là chắc chắn. Nhưng ai biết gì về ngày mai?
Có một câu chuyện Trung Quốc cổ. Vua rất bực với thừa tướng của mình. Ông ta đã làm cái gì đó này khác, cho nên nhà vua ra lệnh ông ta phải bị xử tội chết. Theo truyền thống thì nếu ai đó bị hành hình theo lệnh nhà vua, nhà vua phải tới thăm người đó một ngày trước đó, để hỏi liệu người đó có ước muốn nào cần được hoàn thành. Ước muốn cuối cùng của người bị kết án phải được hoàn thành. Và người này không phải là người thường - ông ta đã phục vụ nhà vua trong nhiều năm làm thừa tướng; ông ta đã là người thân thiết. Nhưng cái gì đó đã đi sao, ông ta đã làm cái gì đó và nhà vua giận dữ cho nên sáng hôm sau ông ta sẽ bị hành hình, treo cổ. Nhà vua tới gặp ông ta hai mươi bốn giờ trước.
Thừa tướng là người bạo dạn. Ông ta đã từng tham gia nhiều cuộc chiến làm tướng. Khi nhà vua tới thừa tướng bắt đầu khóc và kêu - nước mắt lăn dài. Nhà vua nói: "Ta chưa bao giờ hình dung được rằng là con người bạo dạn thế, mà lại kêu và khóc bởi vì ông sẽ bị treo cổ ngày mai. Ông có sợ chết không?
Thừa tướng nói, "Đó không phải là vấn đề. Cái chết tôi chưa bao giờ sợ cả, đó là cái gì đó khác - nhưng để nó sang bên đi, bây giờ không có thời gian làm nó."
Nhà vua trở nên tò mò. Ông ta nói, "Có chuyện gì vậy? Ông nói cho ta. Ta ở đây để hoàn thành ước nguyện cuối cùng của ông. Ta hứa với ông hoàn thành nó, ông nói cho ta. Ông đã phục vụ vương quốc lâu rồi, và ta muốn hoàn thành điều đó dù nó là bất kì cái gì; ông cứ bảo ta."
Thừa tướng nói, "Nếu bệ hạ khăng khăng, thế thì tôi sẽ nói cho bệ hạ. Đây là câu chuyện dài. Khi tôi còn trẻ tôi đã ở cùng với một Thầy vĩ đại, và thầy là người đã chứng ngộ, và thầy có nhiều bí mật cùng thầy. Tôi đã học được một bí mật. Và bí mật đó là ở chỗ có kiểu ngựa hiếm có thể dạy cho bay được, và cả đời mình tôi đã từng tìm kiểu ngựa đó mà có thể được dạy bay, nhưng tôi không thể tìm được con nào - và nhìn điều chớ trêu của số phận; con ngựa mà bệ hạ đã tới lại đúng là con ngựa đó, và sáng mai thì tôi sẽ chết! Và toàn thể khoa học sẽ chết đi cùng tôi. Bí mật này sẽ bị mất khỏi nhân loại - đó là lí do tại sao tôi khóc.
Nhà vua nói, "Ngựa có thể bay được à? Ông mất bao nhiêu thời gian để dạy nó?" - bởi vì nhà vua trở nên quan tâm. Nếu con ngựa này có thể bay được trên trời thì điều này sẽ là cái gì đó tuyệt vời, vô song, mà không nhà vua nào trên thế giới có thể đòi được. Ông ta nói, "Ông quên chuyện hành hình của ông đi; ông nói cho ta ông sẽ cần bao nhiêu thời gian."
Người này nói, "Sẽ mất một năm." Nhà vua nói, "Được. Chẳng hại gì trong điều đó. Trong một năm ông thử xem sao. Nếu ngựa bay, thế thì ông không chỉ không bị treo cổ, mà ông sẽ được lấy con gái ta và ông sẽ được chia sẻ vương quốc của ta: nửa-nửa. Nhưng nếu ngựa không bay được, thế thì ông sẽ bị hành hình. Cho nên cũng chẳng hại gì trong việc đó; ông ra đi - đem con ngựa đi."
Người này lấy ngựa, đi về nhà - ở đó vợ và con ông ta đang kêu khóc bởi vì đây là ngày cuối cùng, sáng mai chồng, bố, sẽ chết. Họ không thể tin được vào mắt mình - rằng ông ấy quay về cưỡi trên lưng ngựa. Họ nghĩ họ phải đã mơ. Họ chùi mắt và họ hỏi: "Có chuyện gì thế? Làm sao ông có thể xoay xở về được?"
Ông ấy kể cho họ toàn bộ câu chuyện. Người vợ lại bắt đầu khóc và nói, "Anh ngu thế, bởi vì em biết rất rõ là anh chẳng biết gì như thế cả. Anh đã bịa ra chuyện dối trá. Nếu anh mà nói dối thì sao nói chỉ một năm? Anh phải yêu cầu năm mươi năm, hai mươi năm là ít nhất! Một năm sẽ chóng qua nhanh, và đây sẽ là ác mộng, bởi vì cả năm chúng ta sẽ run rẩy, bởi vì chẳng mấy chốc anh sẽ phải chết."
Người này nói, "Em đừng sợ, một năm là quá dài! Nhà vua có thể chết, anh có thể chết, ít nhất ngựa có thể chết - em đừng lo nghĩ! Em đừng lo nghĩ, một năm là đủ dài rồi."
Lão Tử nói:
Kẻ hứa dễ, ít tin được.
Kẻ xem gì cũng dễ ắt gặp nhiều cái khó.
Vậy nên
Bậc thánh nhân xem việc gì cũng khó,
Nên trọn đời không gặp gì khó cả.
Lão Tử đang nói: Đừng hứa hẹn, bằng không ông sẽ mất đức tin - bởi vì thời gian cứ làm thay đổi mọi sự. Đừng nói gì chắc chắn về tương lai, bởi vì bản thân tương lai là không chắc chắn. Nhiều nhất trong khoảnh khắc này bạn có thể chắc chắn, có vậy thôi. Và người sống trong khoảnh khắc này mà không hứa hẹn, suy nghĩ, lập kế hoạch về tương lai, người sống cuộc sống đơn giản, cuộc sống hồn nhiên tới mức đức tin của người đó lớn lên, tin cậy của người đó lớn lên, lòng biết ơn của người đó lớn lên - người đó trở thành phương tiện cho ân huệ tối thượng tuôn chảy từ người đó. Người đó trở thành lối đi cho điều thiêng liêng, cho Đạo.
Nhưng người dễ dàng cho lời hứa, người dễ dàng trì hoãn mọi thứ, người chưa bao giờ nghĩ rằng mọi sự là khó....
Cố hiểu điều này. Lão Tử nói: Mọi thứ đơn giản nếu ông nhận nó đúng ngay lúc ban đầu. Nhưng đừng nghĩ rằng nó là đơn giản, và đừng nghĩ rằng điều đó là dễ dàng, bởi vì nếu bạn nghĩ rằng nó là dễ dàng thì sẽ có xu hướng trì hoãn - điều dễ thế, sao bận tâm bây giờ? Nó có thể được thực hiện ngày mai. Mọi thứ là dễ dàng, nhưng bạn nghĩ chúng là rất khó; giải quyết chúng ngay bằng không chúng sẽ trở thành khó.
Vậy nên
Bậc thánh nhân xem việc gì cũng khó,
biết rõ rằng chúng là dễ.
Nhưng ông ấy coi chúng là khó để cho xu hướng bên trong để trì hoãn bị kiềm chế.
Những thứ nhỏ bé, những thứ rất bình thường - chúng có thể được thực hiện rất dễ dàng, nhưng thánh nhân coi chúng là khó, nên trọn đời không gặp gì khó cả, bởi vì thế thì người đó cứ giải quyết mọi thứ. Mọi sự chưa bao giờ tích luỹ lại, chúng chưa bao giờ quá nhiều. Ông ấy đi từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, hoàn toàn nhẹ gánh khỏi quá khứ, hoàn toàn nhẹ gánh vì tương lai. Ông ấy đi như tấm gương, trống rỗng.
'Tấm gương trống rỗng' là từ đúng cho hiền nhân. Bạn tới trước nó, nó soi gương bạn. Khi bạn đi, sự phản xạ mất. Tấm gương lại trống rỗng, lại sẵn sàng để phản xạ cái gì đó nếu nó tới.
Tấm gương chưa bao giờ nói, "Tôi sẽ phản xạ ngày mai." Nếu tấm gương có thể nói, "Tôi sẽ phản xạ ngày mai" - sẽ có đám đông thế, không cái gì được phản xạ. Đó là trạng thái của tâm trí bạn.
Bạn đã từng trì hoãn. Bây giờ, dừng trì hoãn lại. Nhìn vào vấn đề. Bởi chính việc nhìn chúng gần như đã được giải quyết. Và những điều nhỏ bé còn lại sao? - chúng có thể được giải quyết.
Mọi người đều có khả năng giải quyết vấn đề của mình. Mọi người đều phải có khả năng. Khi bạn có khả năng tạo ra vấn đề ai khác sẽ có khả năng giải quyết chúng? Bạn tạo ra, bạn có thể giải quyết được. Những lời kinh này của Lão Tử là rất có ý nghĩa. Chú ý tới chúng. Thiền về chúng. Để cho bản thể bạn được soải cánh bay lên cùng chúng.
Xem Chương 8Quay về Mục lụcQuay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post