Read more
Osho - Thiền động (Đi tìm
điều huyền bí - Tập 2)
Chương 7. Kundalini: Kỉ luật
siêu việtHôm qua Thầy đã nói cho chúng tôi về tác động của shaktipat và sự thức tỉnh kundalini trên người có ba thể đầu còn chưa được chuẩn bị cho nó. Xin Thầy giải thích thêm về loại tác động nào sẽ xảy ra nếu các thể thứ hai và thứ ba còn chưa được chuẩn bị. Cũng vậy, làm sao thiền nhân phải chuẩn bị các thể vật lí, ê te và vía cho sự kiện đó?
Chính điều đầu tiên cần phải hiểu trong mối liên hệ này là ở chỗ việc hài hoà hoàn toàn trong các thể thứ nhất, thứ hai và thứ ba là điều tuyệt đối bản chất. Nếu không có mối nối hài hoà giữa ba thể này, việc thức tỉnh kundalini có thể tỏ ra là có hại. Có vài điều rất cần thiết để đưa tới sự hài hoà này, mối quan hệ này.
Trước hết, chừng nào mà chúng ta còn chưa nhận biết và không nhạy cảm với thể vật lí, thể này không thể nào thiết lập được sự hài hoà với các thể khác. Với không nhạy cảm tôi muốn nói chúng ta không nhận biết hoàn toàn về thân thể. Khi chúng ta bước đi, chúng ta hầu như không ý thức về sự kiện ta đang bước đi. Khi chúng ta đứng, chúng ta hầu như không ý thức tới sự kiện ta đang đứng. Khi chúng ta ăn, chúng ta hầu như không ý thức tới sự kiện ta đang ăn. Bất kì hoạt động nào chúng ta làm với thân thể, chúng ta đều làm trong vô nhận biết, giống như người mộng du. Nếu chúng ta không nhận biết về thân thể này, chúng ta cũng phải không nhận biết gấp đôi về các thể bên trong khác, bởi vì chúng còn tinh tế hơn. Nếu chúng ta không nhận biết về thể thô này, cái thấy được dưới con mắt thường, vấn đề nhận biết về các thể tinh tế vô hình cũng không nảy sinh. Không thể nào biết được về chúng. Hài hoà không thể có mà thiếu nhận biết. Hài hoà chỉ có thể có trong trạng thái nhận biết. Trong trạng thái không nhận biết, tất cả mọi hài hoà đều bị phá vỡ.
Cho nên điều đầu tiên là phải nhận biết về thân thể. Với bất kì hành động nhỏ bé nào thân thể thực hiện, việc ghi nhớ cũng là tuyệt đối cần thiết. Phải để ý tới tất cả những điều chúng ta làm. Như Phật thường nói, "Khi ông bước trên đường nhận biết rằng ông đang bước. Khi ông đưa chân phải lên, tâm trí ông phải ý thức tới sự kiện là chân phải đã đưa lên. Khi ông ngủ trong đêm ông nên biết lúc nào ông trở mình."
Có một sự kiện trong cuộc đời của Phật từ lúc ông ấy mới chỉ là một người tìm kiếm. Ông ấy đi qua một thôn làng cùng một người đồng hành. Cả hai đang nói chuyện, một con ruồi đậu lên cổ Phật. Ông ấy đang thảo luận dở, đưa tay lên xua ruồi. Nó bay đi - nhưng Phật bỗng nhiên dừng lại. "Tôi đã phạm phải một sai sót nghiêm trọng,"
Phật nói với người đồng hành. Thế rồi ông ấy lại đưa tay lên trong hành động xua ruồi đi.
Anh bạn đi cùng thốt lên trong sự ngạc nhiên, "Anh đang làm cái gì thế này? Con ruồi có đâu nữa mà xua."
Phật đáp, "Bây giờ tôi đang xua con ruồi đi như tôi phải làm thế. Bây giờ tôi tràn đầy nhận biết về điều tôi đang làm. Bây giờ khi tay đưa lên, tôi tràn đầy nhận biết rằng nó đang đưa lên và rằng nó đang đi theo hướng cổ để xua con ruồi bay đi. Lần trước tôi đang nói với anh; do đó hành động của tôi là máy móc. Tôi đã phạm lỗi với thân thể."
Nếu chúng ta bắt đầu làm tất cả những hành động vật lí với nhận biết đầy đủ, thế thì việc đồng nhất với vật lí trở nên bị phá vỡ. Nếu bạn đưa một tay lên với tràn đầy chăm chú, bạn sẽ cảm thấy mình tách ra khỏi cái tay - bởi vì người đưa tay lên là khác với cái được đưa lên. Cảm giác tách ra khỏi thể vật lí là sự mở đầu cho việc nhận biết về thể ê te. Thế thì, như tôi đã nói trước đây, bạn nên nhận biết đầy đủ về thể thứ hai này nữa.
Giả sử có một dàn nhạc đang chơi. Nhiều kiểu nhạc cụ được chơi trong dàn nhạc. Nếu có một người trong số khán giả mà chưa bao giờ được nghe nhạc, người đó sẽ chỉ nghe thấy tiếng trống bởi vì đây là nhạc cụ tạo nên âm thanh to nhất; người đó sẽ không thể nào bắt được những nốt êm đềm của các nhạc cụ khác. Nhưng nếu người đó bắt đầu trở nên nhận biết về âm nhạc, người đó dần dần sẽ nắm bắt được những nốt tinh tế nhạy cảm. Thế thì khi nhận biết của người đó tăng lên thêm nữa, người đó sẽ không chỉ bắt được các nốt nhạc mà người đó sẽ trở nên nhận biết về lỗ hổng giữa hai nốt - im lặng giữa hai nốt. Thế thì người đó sẽ hiểu thấu âm nhạc hoàn toàn. Khoảng trống, lỗ hổng, là điều cuối cùng cần hiểu thấu. Thế thì có thể nói rằng việc hiểu thấu về âm nhạc của người đó là đầy đủ.
Khoảng trống, im lặng giữa hai nốt, có ý nghĩa riêng của nó. Thực tế, các nốt nhạc chỉ có nghĩa để làm nổi bật im lặng này. Điều thực trong âm nhạc chính là đưa bao nhiêu im lặng này vào vận hành.
Nếu bạn đã từng xem những bức hoạ Trung quốc và Nhật bản, bạn phải ngạc nhiên mà để ý rằng việc vẽ bao giờ cũng vào một góc; phần còn lại của tấm vải được bỏ trống. Không đâu khác trên thế giới này chúng ta tìm được phương pháp vẽ tranh này, bởi vì không ở đâu khác người nghệ sĩ vẽ tranh với trạng thái thiền như thế. Thực tế, không có đâu ngoại trừ Trung quốc và Nhật bản mới có những thiền nhân vẽ tranh. Nếu bạn hỏi người nghệ sĩ này tại sao người đó lại để lãng phí tấm vải lớn thế để vẽ phần nhỏ thế khi người đó có thể dễ dàng dùng một phần tám kích cỡ tấm vải, người đó sẽ đáp rằng để đem lại không gian trống rỗng chiếm bẩy phần tám tấm vải vẽ, người đó chỉ làm việc riêng trên phần còn lại. Thực tế, đây là tỉ số.
Thông thường khi cây đứng giữa không gian rộng mở mà được vẽ, toàn bộ tấm vải vẽ sẽ bị choán hết. Thực tại cái cây chỉ nên trong một góc nhỏ, vì trong so sánh với bầu trời bao la, cây là rất ít ý nghĩa. Đây là tỉ số thực tại. Khi cây đứng đúng tỉ lệ không gian của nó trên tấm vải, chỉ thế thì nó mới sống động. Vậy, tất cả các bức vẽ của bạn đều sai tỉ lệ. Nếu một thiền nhân làm ra nhạc, sẽ có ít âm thanh và nhiều im lặng trong đó - bởi vì các nốt là rất nhỏ nếu so với cái im lặng nối chúng lại. Âm thanh chỉ có một tác dụng - để cho hướng dẫn về cái trống rỗng, cái im lặng, và thế rồi ra đi. Bạn càng đi sâu vào trong âm nhạc, bạn càng trở nên cảm thấy im lặng sâu hơn.
Mục đích của thể vật lí của chúng ta chỉ ở chỗ nó cho chúng ta một cảm nhận về các thể tinh tế hơn của chúng ta, nhưng chúng ta chẳng bao giờ dùng nó đến cùng cả. Chúng ta vẫn còn bị dính chặt vào thể vật lí bởi vì sự đồng nhất ngủ say với nó. Chúng ta đang ngủ; và do vậy chúng ta sống trong thân thể theo một cách thức rất không có ý thức. Nếu bạn trở nên nhận biết về từng và mỗi hành động của thân thể mình, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy sự hiện diện của thể thứ hai. Thể thứ hai nữa cũng có hoạt động riêng của nó, nhưng bạn sẽ không biết đến thể ê te chừng nào bạn chưa trở nên nhận biết đầy đủ về những hoạt động của thể vật lí, vì thể ê te tinh tế hơn. Nếu bạn nhận biết hoàn toàn về những hoạt động của thể vật lí của mình, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy chuyển động của thể thứ hai. Thế thì bạn sẽ ngạc nhiên rằng có những rung động ê te bên trong bạn mà vẫn kích hoạt vào mọi lúc.
Một người trở nên giận dữ. Giận dữ được sinh ra trong thể ê te nhưng nó biểu lộ trong thể thứ nhất. Về cơ bản, giận dữ là hoạt động của thể thứ hai; thể thứ nhất được dùng như trung gian để diễn đạt. Do đó, bạn có thể dừng giận dữ để không cho nó đạt tới thể thứ nhất nếu bạn muốn. Đây là điều được thực hiện trong kìm nén. Giả sử rằng tôi đang tràn đầy giận dữ: tôi cảm thấy muốn dùng gậy đánh bạn nhưng tôi có thể dừng mình lại. Đánh là một hoạt động của bình diện thứ nhất. Về cơ bản, có giận dữ nhưng bây giờ, không có biểu lộ của giận dữ. Tôi có thể kìm mình khỏi hành động đánh; tôi có thể thậm chí còn mỉm cười với bạn nếu tôi muốn. Nhưng bên trong, giận dữ lan rộng khắp thể thứ hai của tôi. Cho nên trong kìm nén, điều xảy ra là ở chỗ chúng ta kìm lại trên bình diện biểu lộ, nhưng nó vẫn cứ hiện diện tại ngọn nguồn nguyên thuỷ.
Khi bạn bắt đầu nhận biết về các quá trình của thân thể vật lí, bạn sẽ bắt đầu hiểu chuyển vận của tình yêu, giận dữ và căm ghét bên trong bạn; bạn sẽ trở nên nhận biết về hiện diện của chúng. Chừng nào bạn còn chưa hiểu thấu những chuyển vận của những xúc động nảy sinh từ thể thứ hai này, tất cả những điều bạn có thể làm chỉ là kìm nén chúng. Bạn không thể nào được tự do khỏi chúng bởi vì bạn chỉ trở nên nhận biết chúng khi chúng đã đạt tới thể thứ nhất - và thậm chí cũng không nhận biết được điều này nhiều lần: thường bạn chỉ trở nên nhận biết về chúng khi chúng đã đạt tới thân thể người khác. Chúng ta không nhạy cảm đến mức mà chừng nào cái tát của bạn còn chưa đập vào má ai đó, bạn vẫn còn chưa hiểu được bạn đã làm gì. Sau cái tát bạn mới đi tới nhận ra rằng cái gì đó đã xảy ra.
Tất cả các xúc động đều nảy sinh từ thể ê te. Do đó, tôi cũng gọi thể thứ hai, thể ê te là thể xúc động. Nó có đà riêng của mình; nó có chuyển vận riêng của nó cho giận dữ, yêu thương, căm ghét, bất ổn. Bạn sẽ đi tới nhận ra những rung động này.
Trong sợ hãi, thể ê te co lại. Quá trình co lại mà chúng ta cảm thấy trong sợ hãi không thuộc về thể thứ nhất. Thể thứ nhất vẫn còn như cũ; không có thay đổi trong nó về bất kì cái gì. Nhưng tác động của việc thu nhỏ lại này của thể ê te trở thành hiển nhiên trong bước đi của người ta, trong cách người ta ngồi. Người đó trông có vẻ khẽ khàng vào mọi lúc. Người đó sẽ không đứng thẳng. Khi nói người đó sẽ lắp bắp. Chân người đó sẽ run rẩy khi bước; tay người đó sẽ rung rung khi viết.
Bây giờ bất kì ai cũng đều có thể nhận ra khác biệt giữa chữ viết tay của đàn ông và đàn bà; chẳng khó khăn chút nào. Chữ viết tay của đàn bà không bao giờ thẳng.
Dù có đối xứng và viết đẹp đến đâu, cũng chẳng thành vấn đề, chúng bao giờ cũng có dấu hiệu của sự run rẩy trong đó. Đây là một đặc trưng rất nữ tính và nó tới từ thân thể đàn bà. Đàn bà lúc nào cũng sợ hãi; nhân cách của cô ấy đã trở thành bị tác động mạnh bởi cái sợ. Cho nên không khó khăn gì người ta có thể nhận ra chữ viết tay của đàn bà từ những chữ viết tay của đàn ông. Cũng vậy, chúng ta có thể tìm ra một người đàn ông sợ hãi thế nào từ nét chữ viết của anh ta. Không có gì khác biệt giữa ngón tay của đàn ông hay của đàn bà, cũng chẳng có gì khác biệt trong cách họ cầm bút. Khi mà có liên quan tới thể thứ nhất, chẳng có gì khác biệt giữa hai giới, nhưng trên bình diện của thể thứ hai, đàn bà luôn sợ hãi.
Ngay cả đàn bà hiện đại cũng vẫn không thể nào không sợ hãi bên trong. Cả xã hội chúng ta, văn hoá chúng ta và trạng thái suy nghĩ của chúng ta đang ở mức độ mà chúng ta không thể nào làm cho đàn bà không sợ hãi được. Cô ấy sợ hãi vào mọi lúc và những rung động của nỗi sợ của cô ấy lan toả ra khắp nhân cách cô ấy. Mức độ không sợ hãi hay không hoảng hốt trong đàn ông cũng có thể được đánh giá từ nét chữ viết tay của họ. Trạng thái sợ hãi là trên bình diện ê te.
Tôi đã nói với các bạn là phải nhận biết về từng việc xảy ra trong thể thô, nhưng bạn cũng nên nhận biết về các quá trình của thể ê te nữa. Khi bạn đang trong tình yêu, bạn cảm thấy dường như bạn đã mở rộng ra. Tự do được kinh nghiệm trong tình yêu là bởi vì sự mở rộng này. Bây giờ có ai đó đứng trước người đó, bạn chẳng cần phải sợ hãi. Không có lí do gì để sợ khi ở gần người bạn yêu. Nói thực, yêu có nghĩa là tự do khỏi cái sợ trong sự hiện diện của một người mà trước người đó, người ta có thể nở hoa tới độ đầy đủ, dù người đó là gì. Do đó, cảm giác mở rộng được kinh nghiệm vào những khoảnh khắc yêu đương. Thể vật lí, vẫn như cũ, nhưng thể ê te bên trong, nở hoa và mở rộng.
Trong thiền bao giờ cũng có kinh nghiệm về thể ê te. Thiền nhân có thể cảm thấy rằng thân thể mình đang mở rộng - nhiều đến mức nó choán đầy cả căn phòng. Tuy nhiên, thể vật lí của người đó vẫn còn như cũ. Khi người đó mở mắt ra, người đó bị sốc: thân thể vẫn còn như cũ. Nhưng cảm giác của kinh nghiệm này vẫn cứ theo sát người đó và làm cho người đó hiểu rằng điều mình đã cảm thấy là không sai. Kinh nghiệm này là rõ ràng - rằng người đó đã choán đầy cả căn phòng. Đây là một biến cố của thể ê te; các khả năng bành trướng của nó là vô giới hạn. Nó có thể mở rộng ra và cũng có thể thu nhỏ lại tuỳ theo xúc động. Nó có thể mở rộng đến mức choán đầy cả trái đất; nó có thể thu nhỏ lại đến mức đủ chỗ cho nó trong một nguyên tử.
Cho nên bạn sẽ bắt đầu chú ý vào những chuyển động của thể ê te - việc mở rộng và thu nhỏ của nó, trong tình huống nào, nó thu nhỏ lại và trong tình huống nào nó mở rộng. Nếu thiền nhân bắt đầu sống trong những quá trình mà trong đó nó mở rộng, hài hoà sẽ được tạo ra. Nếu người đó bắt đầu sống trong điều kiện làm cho nó co lại, hài hoà sẽ không được thiết lập giữa hai thể. Việc mở rộng là bản tính bẩm sinh của nó. Khi nó mở rộng tới hết mức của mình, khi nó nở hoa đầy đủ, nó được nối với thể thứ nhất qua một chiếc cầu. Khi nó trở nên sợ hãi và co lại, tất cả mọi tiếp xúc của nó với thể thứ nhất đều bị gián đoạn và nó nằm tách biệt trong một xó.
Có những quá trình khác của thể thứ hai mà có thể được biết tới qua các phương pháp khác. Chẳng hạn, bạn thấy một người hoàn toàn mạnh khoẻ, hoàn toàn bình thường. Bây giờ nếu ai đó bảo người đó là người đó bị kết án tử hình, người đó sẽ tái xanh ngay lập tức. Không có gì thay đổi xảy ra trong thể thứ nhất của người đó nhưng có thay đổi tức khắc trong thể ê te. Thể ê te của người đó sẵn sàng rời bỏ thể vật lí. Nếu người chủ nhận ra rằng mình phải rời bỏ ngôi nhà, lập tức mọi niềm vui và sự nhẹ nhõm sẽ biến mất; mọi thứ sẽ bị rối loạn. Thể thứ hai đã làm gián đoạn mọi mối nối với thể thứ nhất, theo một nghĩa nào đó. Việc hành hình sắp sửa xảy ra sau một thời gian nào đó hoặc có thể không xảy ra chút nào, nhưng mối nối của anh ta với thể thứ nhất đã bị phá vỡ.
Một người tấn công bạn bằng súng hay một con sư tử tấn công bạn trong rừng: mặc dầu chưa có gì xảy ra cho thể vật lí, nhưng thể ê te nhanh chóng thu xếp để rời bỏ nó và một khoảng cách lớn được tạo ra giữa cả hai. Cho nên bạn có thể quan sát cách vận hành của thể thứ hai theo một cách tinh tế, và điều này có thể được thực hiện không khó khăn gì. Khó khăn nằm ở chỗ này, rằng chúng ta không quan sát những quá trình của thể vật lí nữa. Nếu chúng ta làm như thế thì chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy chuyển vận của thể thứ hai. Khi bạn có tri thức rõ ràng về cách vận hành của cả hai thể, chính sự kiện này sẽ tạo ra hài hoà giữa hai thể.
Thế rồi còn có thể thứ ba - thể vía. Sự chuyển vận của nó dứt khoát là tinh tế hơn - tinh tế hơn cả sợ hãi, giận dữ, yêu thương và căm ghét. Khó mà hiểu thấu được chuyển vận của nó chừng nào mà tri thức về thể thứ hai vẫn còn chưa được đầy đủ. Thậm chí còn khó hiểu thể thứ ba từ thể thứ nhất bởi vì lỗ hổng bây giờ còn lớn hơn; chúng ta không ý thức tới bình diện thứ nhất. Thể thứ hai gần với thể thứ nhất hơn cho nên chúng ta có thể hiểu đôi điều về nó. Cũng hệt như là thể thứ hai là hàng xóm của chúng ta vậy: đôi khi ta nghe thấy tiếng xoong chậu loảng xoảng hay tiếng trẻ con la khóc ở nhà bên. Nhưng thể thứ ba là hàng xóm của hàng xóm mà chúng ta chẳng nghe thấy âm thanh nào từ nhà người đó cả.
Hiện tượng của thể thứ ba còn tinh tế hơn. Nó chỉ có thể được hiểu thấu nếu chúng ta bắt đầu hiểu thấu đầy đủ các xúc động.
Bạn có thể gọi thể vía là một tuyển tập những rung động. Bạn sẽ có thể hiểu những điều kiện khác nhau của thể này rõ hơn thông qua một thí dụ. Chúng ta có thể thấy nước và chúng ta có thể thấy hidro cùng ô xi tách biệt: không có dấu hiệu của nước trong ô xi; không có dấu hiệu của ô xi trong nước. Cả ô xi lẫn hidro đều không có bất kì tính chất nào của nước, nhưng hai chất này tổ hợp lại, tạo thành nước: từng chất đều có phẩm chất giấu kín mà chỉ biểu lộ khi chúng tổ hợp lại. Giận dữ và yêu thương, không thấy được trong thể vía; cả căm ghét hay sợ hãi cũng vậy. Nhưng chúng có những rung động mà trở nên được biểu hiện khi được tổ hợp với thể thứ hai. Cho nên khi bạn hoàn toàn nhận biết về thể thứ hai, khi bạn hoàn toàn tỉnh táo về giận dữ của mình, thế thì bạn sẽ biết rằng một số phản ứng đã xảy ra trước khi việc giận dữ tới. Nói cách khác, giận dữ không phải là cái bắt đầu. Nó là phần sau của biến cố mà đã xảy ra đâu đó rồi.
Một bong bóng nổi lên từ đáy hồ và bắt đầu du hành đi lên. Khi nó nổi lên từ cát dưới đáy hồ, chúng ta không thể nào thấy được nó. Khi nó lên tới nửa chiều sâu hồ, nó vẫn còn không thấy được. Khi nó còn một quãng ngắn với bề mặt nước, nó bắt đầu thấy được mặc dầu còn rất nhỏ. Thế rồi nó bắt đầu to dần lên khi nó đạt tới bề mặt, bởi vì trọng lượng và sức ép của nước giảm đi khi nó đi lên. Vậy nó trở nên ngày càng rõ hơn với cái nhìn của chúng ta. Tại chiều sâu thấp nhất, sức ép của nước giữ cho nó thật nhỏ, nhưng khi nó đi lên, sức ép trở nên bé dần đi cho tới khi nó đạt tới kích cỡ đầy đủ trên bề mặt. Nhưng khi nó đạt tới kích thước đầy đủ của mình, nó vỡ tung ra.
Cho nên nó đã đi qua một con đường dài. Có những chỗ mà chúng ta không thể nào thấy được nó, nhưng nó vẫn có đấy tất cả như cũ ẩn dưới cát. Thế rồi nó phát sinh từ đó, nhưng nó vẫn còn không thấy được bởi vì nước ép nó xuống. Thế rồi nó tới gần bề mặt hơn mà từ đó chúng ta có thể thấy nó mặc dầu nó vẫn còn rất nhỏ. Thế rồi nó nổi lên bề mặt nơi chúng ta có thể thấy toàn bộ về nó - nhưng thế thì nó vỡ tung.
Cho nên bong bóng của giận dữ cũng phát triển đầy đủ và vỡ tung vào lúc nó đạt tới thể thứ nhất. Khi nó tới bề mặt, nó để lộ bản thân nó ra. Bạn có thể dừng nó lại tại thể thứ hai nếu bạn muốn nhưng điều đó sẽ là kìm nén. Nếu bạn nhìn vào thể ê te của mình, bạn sẽ ngạc nhiên mà thấy rằng nó đã đi qua một khoảng cách nào đó. Nhưng ở chỗ bắt nguồn của nó, nó có dạng rung động năng lượng.
Như tôi đã nói với các bạn trước đây không có các kiểu vật chất khác nhau; thay vì thế có những tổ hợp khác nhau của cùng hạt năng lượng. Than chì và kim cương là như nhau: khác biệt chỉ là ở cách tổ hợp các hạt năng lượng. Nếu bạn đập bất kì vật chất nào thành các thành phần, chung cuộc cái còn lại là năng lượng điện. Các tổ hợp khác nhau của những rung động năng lượng này đem tới việc hình thành ra các chất khác nhau. Tất cả những chất này là khác nhau trên bề mặt; sâu bên trong chúng là một.
Nếu bạn đánh thức thể ê te và lần theo các xúc động về ngọn nguồn của chúng, bạn sẽ bất thình lình thấy bản thân mình đang ở trong thể vía. Tại đó bạn sẽ thấy rằng giận dữ không phải là giận dữ, mà tha thứ cũng chẳng phải là tha thứ; cùng năng lượng rung động trong cả hai. Năng lượng trong rung động của yêu và ghét là một. Khác biệt chỉ là trong bản chất của các rung động.
Khi yêu đổi thành ghét và ghét đổi thành yêu, chúng ta tự hỏi làm sao mà hai cảm giác đối lập trực tiếp lại đổi lẫn cho nhau được. Chẳng hạn, một người mà mới hôm qua thôi tôi vẫn gọi là bạn mình, hôm nay đã trở thành kẻ thù của tôi. Thế thì tôi tự an ủi mình rằng có lẽ tôi đã lầm - rằng người đó chưa bao giờ là bạn tôi cả, bởi vì làm sao mà một người bạn lại có thể biến thành kẻ thù được? Năng lượng đang rung động trong tình bạn và trong tình trạng kẻ thù là một; khác biệt chỉ ở bản chất của rung động. Khác biệt là trong cấu trúc của sóng. Điều chúng ta gọi là yêu, là yêu trong buổi sáng và ghét trong buổi tối. Vào buổi trưa nó là yêu, và điều này thay đổi thành ghét vào buổi tối. Đấy là tình thế khó khăn. Người mà chúng ta yêu vào buổi sáng, chúng ta ghét vào buổi tối.
Freud đã có ấn tượng là chúng ta yêu những người ta ghét và ta ghét những người ta yêu. Lí do mà ông ấy đưa ra, đúng tới một chừng mực nào đó, nhưng vì ông ấy không có tri thức gì về các thể khác của con người nên ông ấy không thể nào đi xa hơn với việc điều tra của mình. Lí do ông ấy đưa ra là rất nông cạn. Ông ấy nói rằng mối quan hệ với mẹ là mối quan hệ đầu tiên mà đứa trẻ kinh nghiệm: người mẹ là đối tượng đầu tiên mà nó yêu. Khi người mẹ cho nó tất cả chăm nom và chú ý, nó yêu mẹ, và nó ghét cũng chính người mẹ ấy khi người mẹ quở trách hay trừng phạt nó. Cho nên hai cảm giác này tràn ngập trong tâm trí nó hướng về cùng một đối tượng - người mẹ: nó ghét mẹ cũng như yêu mẹ. Đôi khi nó cảm thấy thích giết mẹ và lúc khác nó lại cảm thấy rằng nó không thể nào sống được nếu không có mẹ - rằng mẹ là mọi hơi thở của nó. Cách suy nghĩ nhị nguyên này làm cho người mẹ thành đối tượng đầu tiên của nó về yêu và ghét. Vậy, về sau trong cuộc đời, bởi vì mối liên hệ này trong tâm trí nó, bất kì ai mà nó yêu, nó cũng sẽ ghét.
Đây là một phát kiến rất nông cạn. Bong bóng đã bị bắt lấy trên bề mặt nơi nó sắp vỡ tung. Nếu đứa trẻ có thể yêu và ghét mẹ nó nữa, điều đó có nghĩa là khác biệt giữa yêu và ghét là về định lượng chứ không phải định tính. Yêu và giận cùng biểu lộ ra đồng thời. Nếu cả hai đền hiện diện, điều này chỉ có thể trong một điều kiện - rằng chúng là chuyển đổi cho nhau được: sóng của chúng có thể dao động từ bên nọ sang bên kia. Cho nên thiền nhân chỉ nhận ra tại sao tâm trí chất đầy với những xúc động xung đột trong thể thứ ba. Một người tới và chạm vào chân tôi sáng nay và hoan nghênh tôi như một người đầy ân huệ - thầy kính yêu. Cũng người đó tới vào buổi tối, lăng mạ tôi và nói, "Con người này chính là quỉ dữ." Sang hôm sau anh ta lại tới và ca tụng tôi là bậc thầy kính yêu và chạm vào chân tôi. Thế rồi người khác tới và khuyên tôi đừng chú ý tới lời anh ta vì lúc anh ta gọi tôi là Thượng đế và lúc là quỉ.
Tôi nói rằng anh ta là người duy nhất thích hợp để mà tin được. Người nói thì không đáng trách. Người đó không tạo ra những phát biểu xung đột; thay vì thế thì phát biểu của người đó thuộc vào cùng một phổ. Chúng là những chiếc bậc của cùng một cái thang, khác biệt chỉ là định lượng. Thực tế, ngay khi người đó nói "Thầy kính yêu", người đó mới nắm giữ một phần.
Tâm trí được tạo nên từ các cặp đối lập, cho nên phần thứ hai sẽ đi đâu? Nó sẽ nằm dưới phần thứ nhất chờ đợi để cho phần thứ nhất kiệt quệ hết. Sau rốt, phần thứ nhất cũng phải mệt mỏi, bởi vì làm sao người này có thể cứ nói "Thầy kính yêu" lâu mãi được? Khi người đó mệt mỏi, phần thứ hai bước tới nhắc người đó phải nói, "Con người này chính là quỉ dữ." Bây giờ chúng không phải là hai điều; chúng là một.
Chừng nào mà chưa tới thời điểm chúng ta có thể hiểu rằng tất cả những xúc động xung đột của mình đều là những hình thái của cùng một năng lượng, chúng ta sẽ không thể nào giải quyết được vấn đề của con người. Vấn đề lớn nhất mà chúng ta phải đương đầu là ở chỗ khi chúng ta yêu, chúng ta cũng ghét nữa. Chúng ta sẵn sàng giết người mà không có người đó, chúng ta không thể sống được. Người mà là bạn bè của ta, cũng là kẻ thù của ta ở sâu bên trong. Đây là vấn đề lớn nhất của chúng ta, và bất kì khi nào có mối quan hệ, điều này lại đặt ra một câu hỏi lớn. Một điều phải được hiểu rõ là ở chỗ năng lượng nền tảng trong các xúc động khác nhau là một; không có khác biệt dù chúng là gì.
Thông thường chúng ta coi ánh sáng và bóng tối như hai điều đối lập, điều này là sai. Theo thuật ngữ khoa học, bóng tối là trạng thái ánh sáng tối thiểu. Nếu chúng ta cố gắng chúng ta sẽ thấy ánh sáng trong bóng tối nữa. Không có bóng tối nơi ánh sáng không có. Vấn đề khác đi nếu công cụ nghiên cứu của chúng ta không nhận ra nó. Mắt chúng ta có thể không có khả năng nhận ra ánh sáng trong bóng tối, nhưng ánh sáng và bóng tối là trên cùng một bình diện, chúng là các hình thái và rung động khác nhau của cùng một năng lượng.
Sẽ dễ hiểu điều này hơn nếu xét theo cách khác: chúng ta tin ánh sáng và bóng tối là hoàn toàn đối lập lẫn nhau, nhưng chúng ta không tin nóng và lạnh là đối lập lẫn nhau theo mức độ đó. Cũng thú vị mà tiến hành một thực nghiệm sau. Đưa một tay hơ lên bếp lò còn tay kia, cầm nước đá. Bây giờ nhúng cả hai tay vào một chậu nước ở nhiệt độ trong phòng. Bạn sẽ thấy khó mà quyết định được liệu nước là nóng hay lạnh. Một tay sẽ nói nước nóng còn tay kia nói nước lạnh. Bạn sẽ lúng túng không quyết định được bởi vì cả hai tay đều là của bạn. Thực tế, lạnh và nóng không phải là hai điều khác nhau; chúng là những kinh nghiệm tương đối.
Nếu chúng ta gọi một vật nào đó là lạnh, điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta ấm hơn. Điều mà chúng ta gọi nó là ấm chỉ có nghĩa là chúng ta lạnh hơn: chúng ta chỉ diễn đạt về khác biệt định lượng về nhiệt độ giữa đối tượng đó và bản thân chúng ta - không gì khác. Chẳng có gì nóng mà cũng chẳng có gì lạnh - hay, bạn có thể nói rằng cái là nóng, cũng là lạnh nữa. Thực tế, nóng và lạnh là các thuật ngữ lầm lạc. Chúng ta nên nói dưới dạng nhiệt độ; đó là cách diễn đạt đúng đắn. Nhà khoa học cũng không dùng từ nóng và lạnh. Ông ấy nói rằng nhiệt của một vật có nhiều độ lắm. Nóng và lạnh là những từ ngữ thi ca. Chúng là nguy hiểm cho khoa học bởi vì chúng chẳng truyền đạt điều gì.
Nếu một người đi vào phòng và nói nó lạnh, chúng ta không thể nào biết được người đó ngụ ý gì. Có thể là người này đang sốt và cảm thấy căn phòng lạnh mặc dầu nó chẳng lạnh chút nào. Do đó, chừng nào người này còn chưa biết về điều kiện thân nhiệt mình, việc đánh giá về nhiệt độ của phòng là vô nghĩa. Cho nên chúng ta có thể nói, "Chớ có bình luận về liệu phòng là nóng hay lạnh. Nói nhiệt độ của phòng là gì đi." Độ không cho chỉ dẫn nào về nóng hay lạnh; nó chỉ thông báo cho bạn nhiệt độ là gì. Nếu nhiệt độ ít hơn thân nhiệt bạn, bạn sẽ cảm thấy lạnh; nếu nó nhiều hơn, bạn sẽ cảm thấy nóng. Cũng điều ấy đúng cho ánh sáng và bóng tối: nó phụ thuộc vào khả năng thấy của bạn.
Đêm dường như tối với chúng ta nhưng không tối cho cú. Cú thấy ngày rất tối. Nó phải tự hỏi, "Con người kì lạ làm sao! Nó cứ tỉnh trong đêm." Nói chung con người coi cú là đần độn, nhưng con người không biết ý kiến của cú về mình là gì. Với cú ngày là đêm và trời là đêm khi nó là ngày. Cú phải tự nhủ con người mới đần làm sao! Nó nghĩ, "Có biết bao nhiêu người trí huệ trong loài người, ấy thế mà họ vẫn cứ còn tỉnh vào ban đêm và khi trời là ban ngày, họ đi ngủ. Khi đấy là lúc thực sự để dậy và hoạt động, sinh vật đáng thương này đi ngủ." Mắt cú có khả năng thấy vào ban đêm. Bởi vì nó có thể thấy vào ban đêm nên đêm không tối với nó.
Những rung động của yêu và ghét giống như những rung động của ánh sáng và bóng tối: chúng có tỉ lệ riêng của mình. Cho nên khi bạn bắt đầu nhận biết về bình diện thứ ba, bạn sẽ ở vào một điều kiện kì lạ: sẽ không còn là vấn đề chọn lựa riêng của bạn để yêu hay ghét nữa. Bây giờ bạn sẽ biết rằng đấy là hai tên của cùng một điều.
Nếu bạn chọn một thứ, bạn sẽ tự động chọn luôn thứ kia; bạn không thể nào thoát khỏi việc chọn lựa thứ hai. Cho nên nếu bạn yêu cầu yêu từ một người ở bình diện thứ ba, người đó sẽ hỏi liệu bạn có chuẩn bị cho cả ghét nữa không. Tất nhiên bạn sẽ nói, "Không, tôi chỉ muốn yêu thôi. Xin cho tôi tình yêu!" Người đó sẽ trả lời rằng điều ấy là không thể được bởi vì yêu là một hình thái rung động của ghét. Thực tế, yêu là hình thái làm hài lòng bạn, trong khi ghét là hình thái có cùng rung động nhưng làm bạn khó chịu.
Cho nên người thức tỉnh tại bình diện thứ ba, bắt đầu được giải thoát khỏi các cặp đối lập. Người đó sẽ nhận ra lần đầu tiên rằng điều người đó đã coi là hai điều đối lập, chỉ là một và như nhau. Hai nhánh đối lập trở thành một phần của cùng một thân cây. Thế thì người đó sẽ cười phá lên vì ngu đần của mình khi cố gắng phá huỷ cái này để giữ lấy cái kia. Nhưng thế thì người đó đã không biết rằng điều này là không thể được và rằng sâu phía dưới, cây là một. Nhưng chỉ sau khi thức tỉnh với bình diện thứ hai, người ta mới biết được bình diện thứ ba, bởi vì thể thứ ba có rung động rất tinh tế. Tại đó không có xúc động - chỉ có rung động.
Nếu bạn đi tới hiểu ra những rung động của thể thứ ba, bạn sẽ bắt đầu có một kinh nghiệm duy nhất. Thế thì khi thấy một người bạn sẽ có thể biết trực tiếp những rung động nào bao quanh người đó. Bởi vì bạn không biết về những rung động của riêng mình nên bạn cũng không thể nào nhận ra những rung động của người khác; ngoài ra, những rung động phát ra từ thể thứ ba thường tụ tập quanh đầu của mọi người. Vầng hào quang được vẽ trong tranh về Phật, Mahavira, Rama và Krishna chính là hào quang được thấy quanh đầu họ. Những hào quang này có mầu đặc biệt đã được phát hiện ra. Nếu bạn có kinh nghiệm đúng đắn về thể thứ ba, bạn sẽ bắt đầu thấy những hào quang này. Khi bạn bắt đầu thấy những mầu sắc này, bạn sẽ thấy không chỉ mầu của mình mà mầu của người khác nữa.
Thực tế, chúng ta càng bắt đầu thấy sâu hơn vào bản thân mình, chúng ta càng bắt đầu thấy sâu hơn vào trong người khác nữa - với cùng mức độ. Vì chúng ta chỉ biết có thể vật lí của mình nên chúng ta cũng chỉ biết có thể vật lí của người khác. Cái ngày mà chúng ta đi tới biết về thể ê te của riêng mình, chúng ta sẽ bắt đầu nhận biết về thể ê te trong người khác.
Trước khi bạn trở nên giận dữ bạn có thể biết rõ từ trước rằng bạn đang sắp giận dữ. Trước khi bạn bầy tỏ tình yêu, có thể dễ dàng dự đoán rằng bạn đang chuẩn bị cho tình yêu. Cho nên điều chúng ta gọi là sắp biết cảm giác của người khác, cũng chẳng phải là điều gì lớn lao cho lắm. Bằng việc trở nên nhận biết về thể xúc động của riêng mình, sẽ trở nên dễ dàng hiểu thấu cảm giác của người khác, bởi vì chúng ta bắt đầu thấy tất cả những biến thể của nó. Bằng việc tỉnh thức trong thể thứ ba mọi thứ trở nên rất rõ ràng, bởi vì thế thì chúng ta có thể thấy mầu sắc của nhân cách nữa.
Mầu sắc trang phục của các sadhu và các sannyasin đã được chọn lựa theo mầu sắc được thấy qua thể thứ ba. Việc chọn lựa là khác nhau trong mỗi trường hợp tương ứng với thể nào được nhấn mạnh. Chẳng hạn, Phật đã chọn mầu vàng bởi vì ông ấy nhấn mạnh vào thể thứ bẩy. Hào quang quanh người chứng ngộ ở bình diện thứ bẩy có mầu vàng; do đó, Phật đã chọn mầu vàng cho các khất sĩ bhikkhus. Chính bởi mầu này mà các sư phật giáo bhikkhus đã gặp khó khăn để còn ở lại tại Ấn Độ. Mầu vàng được đồng nhất với cái chết. Và thực tế, nó là mầu của cái chết, bởi vì bình diện thứ bẩy là bình diện của cái chết tối hậu. Cho nên mầu vàng được gắn với cái chết ở sâu trong chúng ta.
Mầu da cam cho cảm giác về cuộc sống. Do đó, áo choàng da cam của các sannyasin trông hấp dẫn hơn áo vàng; chúng có vẻ sống động. Đó là mầu của máu, và mầu của hào quang của thể thứ sáu: nó là mầu của mặt trời lên.
Người Jaina đã chọn mầu trắng, mầu của thể thứ năm - thể tâm linh. Người Jaina nhất định gạt Thượng đế ra - gạt Thượng đế ra khỏi việc thảo luận và gạt niết bàn ra khỏi thảo luận - bởi vì những thảo luận khoa học chỉ có thể có tới thể thứ năm. Mahavira là một người mang tâm trí khoa học. Do đó ông ấy nói về những vấn đề mà có thể giải quyết được về mặt toán học; vượt ra ngoài điều đó, ông ấy từ chối nói. Ông ấy không muốn nói liệu lời của mình có khả năng sai hay không cho nên ông ấy từ chối nói chi tiết về huyền học. Mahavira nói rằng chúng ta sẽ không nói về nó; chúng ta đi vào kinh nghiệm nó. Cho nên ông ấy không nói về các bình diện sau bình diện thứ năm. Đây là lí do tại sao Mahavira chọn mầu trắng; nó là mầu của bình diện thứ năm.
Từ bình diện thứ ba bạn sẽ bắt đầu thấy mầu sắc do hiệu ứng của những rung động tinh tế bên trong. Trong tương lai rất gần người ta có thể chụp ảnh được chúng. Nếu chúng có thể được thấy bằng mắt trần, tiếp theo điều đó chúng cũng không thể thoát khỏi con mắt của máy chụp ảnh trong không lâu nữa. Thế thì chúng ta sẽ phát triển khả năng kì diệu để đánh giá mọi người và tính cách của họ.
Có một nhà tư tưởng người Đức mang tên Luschev, người đã nghiên cứu tác động của mầu sắc lên hàng triệu người. Nhiều bệnh viện ở châu Âu và Mĩ đang dùng thực nghiệm của ông ấy. Mầu sắc bạn chọn cho biết khá rõ về nhân cách của bạn. Một người có bệnh đặc biệt, ưa thích một mầu đặc biệt; người mạnh khoẻ chọn mầu hoàn toàn khác; người trầm tĩnh, ưa thích mầu khác nữa; người tham vọng thích mầu hoàn toàn khác với người không tham vọng. Với chọn lựa của mình bạn đưa ra hướng dẫn về điều đang xảy ra bên trong thể thứ ba của bạn. Bây giờ sự kiện thú vị là nếu bạn hiểu thấu về mầu được toả ra từ thể thứ ba của mình, và nếu ưa thích về mầu sắc của bạn được kiểm nghiệm, hoá ra nó là cùng một mầu: bạn sẽ chọn mầu tương tự với mầu phát ra từ thể thứ ba của mình.
Mầu sắc có ý nghĩa và ích lợi kì lạ. Trước đây người ta không biết rằng mầu sắc có thể có ý nghĩa đến mức chúng thậm chí còn có thể truyền đạt ra ngoài về nhân cách của bạn. Cũng vậy người ta đã không biết rằng tác động của mầu sắc có thể động chạm tới nhân cách bên trong của bạn. Bạn không thể nào thoát được chúng. Chẳng hạn mầu đỏ: nó bao giờ cũng được gắn với cách mạng. Nó là mầu của giận dữ và khó mà thoát khỏi nó. Do đó, các cuộc cách mạng đều mang lá cờ đỏ. Có hào quang đỏ quanh tâm trí phẫn nộ. Nó là mầu của máu, mầu của chém giết, mầu của giận dữ và của huỷ diệt.
Điều rất thú vị là nếu mọi thứ trong phòng đều mang mầu đỏ, huyết áp của tất cả các bạn ngồi đây sẽ tăng lên. Nếu một người liên tục sống với mầu đỏ, huyết áp của anh ta chẳng bao giờ bình thường cả. Mầu lam gây cho huyết áp tụt xuống: nó là mầu của bầu trời và sự tĩnh lặng tối thượng. Nếu có mầu lam quanh bạn, huyết áp của bạn sẽ tụt xuống.
Gạt con người sang bên: nếu chúng ta rót đầy nước vào một cái chai mầu lam và để nó dưới ánh mặt trời, thành phần hoá học của nước sẽ thay đổi. Nước hấp thu mầu lam mà mầu này làm thay đổi thành phần của nó. Nước này có tác động tới huyết áp con người. Tương tự, nếu chúng ta rót nước vào chai mầu vàng rồi đặt nó dưới ánh mặt trời, các đặc trưng của nước sẽ khác. Nước trong chai lam sẽ vẫn còn tươi tắn trong vài ngày trong khi nước trong chai vàng, hôi thối ngay lập tức. Mầu vàng là mầu của cái chết và nó làm tan rã mọi thứ.
Bạn sẽ bắt đầu thấy các vòng tròn đủ mọi mầu sắc này quanh bạn. Điều này sẽ là ở bình diện thứ ba. Khi bạn nhận biết về ba thể này, chính nhận biết đó sẽ đem đến hài hoà giữa chúng. Thế thì shaktipat thuộc bất kì loại nào cũng sẽ không thể nào gây ra kết quả có hại. Năng lượng của shaktipat sẽ đi vào thể thứ tư của bạn qua các tầng hài hoà của ba thể đầu; đây sẽ là đường cái nó đi qua. Nếu con đường này không sẵn sàng, có thể có nhiều nguy hiểm. Bởi lí do này tôi đã nói rằng ba thể đầu nên mạnh mẽ và ăn khớp; chỉ thế thì trưởng thành mới xảy ra một cách trôi chảy.
Nếu những người đã vào các luân xa thứ tư, thứ năm, thứ sáu hay thứ bảy mà chết đi, trong lần sinh thành tiếp, trạng thái luân xa của họ sẽ là gì? Những người thuộc bình diện nào vẫn còn trong cõi sinh linh vô thân cao hơn sau cái chết của họ? Liệu những sinh linh vô thân cao hơn ấy có phải tái sinh dưới dạng người để đi tới chứng ngộ cuối cùng không?
Chúng ta sẽ phải hiểu đôi điều từ xa đã. Tôi đã nói với các bạn về bẩy thể. Khi ghi nhớ điều này trong tâm trí, chúng ta cũng có thể phân chia sự tồn tại ra thành bẩy tầm hướng. Trong toàn bộ sự tồn tại, tất cả bẩy thể đều hiện diện mãi mãi. Dù tỉnh hay ngủ, tích cực hay trơ ì, xấu hay đẹp, chúng bao giờ cũng có đấy. Lấy một mẩu kim loại - chẳng hạn một mẩu sắt: tất cả bẩy thể đều hiện diện trong nó nhưng tất cả bẩy thể này đều ngủ; tất cả bẩy thể đều trơ ì, không tích cực. Do đó, mẩu sắt trông có vẻ chết. Lấy cây: thể thứ nhất của nó đã trở nên tích cực, thể vật lí; do đó, chúng ta có thoáng nhìn về cuộc sống trong cây cối.
Thế rồi đến con vật: thể thứ hai của nó đã trở nên được kích hoạt. Chuyển động, vốn không tồn tại trong cây cỏ, bắt đầu có ở con vật. Cây cỏ cắm gốc rễ xuống đất và bao giờ cũng ở yên một chỗ. Nó không di động bởi vì để di động được, thể thứ hai phải được kích hoạt - thể ê te là nơi phát xuất mọi sự chuyển động. Nếu chỉ có thể thứ nhất được thức tỉnh, nó sẽ bất động, cố định. Cây cối là con vật cố định. Có một số cây cối có lay động chút ít: đó là trạng thái giữa cây cối và con vật. Trong nhiều vùng lầy lội ở châu Phi có một số loài cây trườn đi được một khoảng cách chừng sáu mươi cho tới bẩy nhăm phân một năm. Nhờ có rễ của mình, chúng có thể giữ chặt lấy đất và rồi thả đi và do vậy thực hiện việc chuyển động. Đây là móc nối cách mạng giữa cây cối và con vật.
Thể thứ hai cũng bắt đầu hoạt động trong con vật. Điều này không có nghĩa rằng thể thứ hai đã đạt tới nhận biết; nó chỉ có nghĩa là nó đã trở nên được kích hoạt. Con vật không có tri thức gì về điều đó. Bởi vì thể thứ hai mới được kích hoạt nên nó kinh nghiệm giận dữ; nó có thể bầy tỏ thương yêu, nó có thể chạy, tự bảo vệ mình, kinh nghiệm cái sợ, nó có thể tấn công hay trốn tránh và nó có thể di chuyển.
Trong con người thể thứ ba được kích hoạt. Do đó, con người không chỉ có thể di chuyển thân thể mà còn có tâm trí: người đó có thể du hành với tâm trí. Người đó du hành trong quá khứ cũng như trong tương lai. Không có tương lai cho con vật, và bởi lí do này mà nó chẳng bao giờ lo nghĩ, chẳng bao giờ căng thẳng, bởi vì mọi lo âu đều là vì tương lai. Điều gì sẽ xảy ra ngày mai là lo nghĩ lớn nhất của chúng ta. Nhưng với con vật, chẳng có tương lai; hôm nay là mọi điều với nó. Thậm chí cả đến hôm nay cũng không tồn tại cho chúng theo một nghĩa nào đó, bởi vì hôm nay có nghĩa gì với người ta nếu ngày mai không có nghĩa? Cái có đấy thì có đấy.
Trong con người chuyển động tinh tế hơn đã phát sinh - chuyển động của tâm trí. Nó đến từ thể thứ ba, thể vía. Bây giờ con người có thể nghĩ về tương lai với sự trợ giúp của tâm trí. Con người cũng có thể lo nghĩ về cái sẽ có sau cái chết - người đó sẽ đi đâu, người đó sẽ không đi đâu. Người đó cũng ngẫm nghĩ về nơi mình đã ở trước khi sinh ra.
Thể thứ tư hoạt động ở một số người, không phải cho tất cả mọi người. Nếu một người chết sau khi thể thứ tư đã được kích hoạt, người đó sẽ được sinh ra ở bình diện deva, các thần, nơi có nhiều khả năng để kích hoạt thể thứ tư. Nếu thể thứ ba vẫn còn tích cực, chỉ thế thì con người mới vẫn còn là con người. Từ thể thứ tư, việc sinh trên bình diện cao hơn mới bắt đầu.
Với thể thứ tư sẽ vẫn có khác biệt cần phải hiểu. Nếu thể thứ tư được kích hoạt, ít có khả năng thu được một thể vật lí nữa và nhiều khả năng thu được sinh linh vô thể. Nhưng như tôi đã nói, nhớ tới khác biệt giữa việc kích hoạt và tâm thức. Nếu thể thứ tư đơn thuần được kích hoạt mà người ta lại không có ý thức, chúng ta gọi nó là bình diện của preta, linh hồn ác; nếu nó được kích hoạt mà có ý thức hoàn toàn, chúng ta gọi nó là bình diện của deva, linh hồn thiện. Đây là khác biệt duy nhất giữa preta và deva. Linh hồn ác, không nhận biết rằng thể thứ tư của nó đang được kích hoạt trong khi vị thần thì nhận biết. Do đó, preta có thể gây ra rất nhiều điều có hại cả cho chính nó và cho người khác với những hành động của thể thứ tư của nó, bởi vì vô ý thức chỉ có thể đem lại tai hại. Deva sẽ là nguyên nhân cho nhiều hành vi tốt cả cho chính nó và cho người khác, bởi vì nhận biết chỉ đem lại ích lợi.
Người có thể thứ năm trở nên tích cực, vượt ra ngoài sự tồn tại của deva. Thể thứ năm là thể tâm linh. Trên bình diện thứ năm việc kích hoạt và nhận biết là một và như nhau. Không ai có thể đạt tới bình diện thứ năm mà lại không có nhận biết; do đó, kích hoạt và nhận biết xảy ra đồng thời ở đây. Bạn có thể đạt tới bình diện thứ tư mà không cần nhận biết. Nếu bạn thức tỉnh, cuộc hành trình sẽ bước sang một bước ngoặt: nó sẽ hướng tới bình diện deva, bình diện của các thần. Nếu bạn không nhận biết, cuộc hành trình của bạn sẽ đi vào trong cõi giới của các linh hồn ác.
Tại bình diện thứ năm việc kích hoạt và nhận biết có đó đồng thời, bởi vì đây là thể tâm linh và vô nhận biết là vô nghĩa chừng nào còn có liên quan tới cái ta. Atman có nghĩa là tâm thức; do đó, tên khác của atman là tâm thức. Tại đây vô ý thức không có nghĩa.
Cho nên từ thể thứ năm, kích hoạt và nhận biết là một và cùng một điều, nhưng trước lúc đó, hai điều này là tách biệt. Khác biệt giữa đàn ông và đàn bà còn có đó cho tới thể thứ tư; khác biệt giữa ngủ và tỉnh còn có đó cho tới thể thứ tư. Vấn đề là nhị nguyên và xung đột vẫn còn có đó cho tới thể thứ tư. Từ thể thứ năm, bất nhị bắt đầu - cái không phân chia. Sự thống nhất bắt đầu từ thể thứ năm. Trước điều này, còn đa dạng, còn khác biệt. Tiềm năng của thể thứ năm không tới từ bình diện của preta mà cũng chẳng tới từ bình diện của deva. Điều này nên được hiểu.
Thể thứ năm không thể có được đối với preta bởi vì thể của chúng là sự tồn tại vô ý thức. Chúng không có thân thể vốn là cần thiết để nhận biết, và chúng không có thể thứ nhất mà chính là bước đầu tiên để đi tới nhận biết. Bởi lí do này mà preta phải quay trở lại hình dạng người. Do đó, sự tồn tại con người theo một nghĩa nào đó là ngã ba đường. Bình diện của deva, ở trên nhưng không vượt ra ngoài nó, bởi vì để vượt ra ngoài, cần phải quay lại sự tồn tại con người. Preta phải quay lại để phá vỡ vô nhận biết của nó, bởi vì để đạt được điều này, hình dạng người là tuyệt đối cần thiết. Deva cũng phải quay trở lại, bởi vì trong sự tồn tại của họ không có đau khổ theo bất kì điều gì. Thực tại nó là sự tồn tại đã thức tỉnh. Tuy nhiên, trong sự tồn tại như thế thì không thể nào có đau đớn và đau khổ cái làm sinh thành cho niềm khát khao thiền. Nơi mà không có đau khổ, không có ý nghĩ về việc biến đổi hay đạt tới.
Cho nên cõi giới của deva là sự tồn tại tĩnh tại, nơi không có tiến bộ. Đây là một đặc thù của hạnh phúc: nó phong toả mọi tiến bộ thêm nữa. Trong đau đớn và đau khổ, có khao khát để trưởng thành. Đau khổ kích thích chúng ta tìm con đường và phương tiện để thoát khỏi đau đớn và buồn rầu. Trong hạnh phúc tất cả mọi việc tìm kiếm đều dừng lại. Cho nên đây quả thực là trạng thái vấn đề rất kì lạ, và mọi người thường không hiểu điều này.
Trong các kiếp sống của Mahavira và Phật đều có những truyền thuyết về các thần deva tới họ để xin giáo huấn, nhưng đây là những biến cố rất ngoại lệ. Liệu có kì lạ không mà thần phải tới con người bởi vì đấy là sự tồn tại cao hơn sự tồn tại con người. Điều ấy dường như kì lạ nhưng lại không phải thế thì bởi vì sự tồn tại trên cõi trời là sự tồn tại tĩnh tại mà từ đó, không có trưởng thành. Nếu bạn muốn tiến lên trước, cũng giống như bạn lùi lại một bước trước khi nhảy, bạn phải bước lùi lại sự tồn tại con người và thế rồi mới nhảy.
Hạnh phúc thì khác, thường theo nghĩa là không có chuyển động thêm nữa. Một điều nữa: hạnh phúc trở thành chán. Không có nhân tố nào khác có thể gây ra buồn chán đến thế như hạnh phúc. Bất hạnh, không chán; tâm trí bất hạnh chẳng bao giờ chán cả. Do đó, người bất hạnh chẳng bao giờ bất mãn, mà bất mãn cũng chẳng có trong xã hội đầy rẫy những đau khổ và khốn cùng. Chỉ có người hạnh phúc hay cộng đồng hạnh phúc mới bất mãn. Ấn Độ không bất mãn như Mĩ. Lí do chỉ là thế này, rằng họ thừa mứa và hạnh phúc trong khi chúng ta nghèo nàn và khổ. Chẳng có gì để trông đợi ở Mĩ và không có đau khổ dằn vặt họ để trưởng thành thêm nữa. Bên cạnh đó, hạnh phúc, cứ lặp lại mãi: cùng những hình thức giải trí và tận hưởng cứ lặp đi lặp lại mãi thành ra vô nghĩa.
Cho nên cõi giới của các thần deva là đỉnh cao của chán. Không có chỗ nào còn đáng chán hơn nữa trong vũ trụ này, và có quá nhiều cái chán ở đấy. Nhưng cũng phải có thời gian để cho cái chán phát triển. Bên cạnh đó, điều ấy còn phụ thuộc vào nhạy cảm của từng cá nhân. Một người càng nhạy cảm, người đó sẽ càng sớm thấy chán; người càng ít nhạy cảm, sẽ mất thời gian lâu hơn. Cũng có thể là người đó không thấy chán chút nào. Con trâu ăn cùng loại cỏ hàng ngày mà nó chẳng chán bao giờ.
Nhạy cảm là rất hiếm hoi. Chán tỉ lệ với nhạy cảm của con người. Nhạy cảm bao giờ cũng tìm cái mới: nó tìm kiếm ngày càng nhiều cái mới hàng ngày. Nhạy cảm là một loại bất ổn, và điều này đến lượt nó lại là một loại sinh động. Cho nên cõi giới của các thần deva là một loại tồn tại chết, cũng như là cõi giới của quỉ preta. Nhưng cõi giới của thần, mang tính chết nhiều hơn, bởi vì trong thế giới của quỉ preta có nhiều đau khổ và cách thức để gây đau khổ cũng như sự thích thú làm cho người ta và người khác đau khổ. Có đủ những điều gây bất ổn ở đó, cho nên không có chán chút nào.
Cõi thần, rất an bình: không có rối loạn thuộc bất kì kiểu gì. Cho nên chung cuộc việc trở về từ cõi giới thần chỉ có thể là việc thoát ra khỏi cái chán. Nhớ lấy, nó ở trên kiếp người; tính nhạy cảm tăng lên ở đó. Thích thú mà không trở thành chán với chúng ta qua nhiều năm trong cuộc sống có thân thể, lại trở thành tẻ nhạt và chán ngán một khi nó được tận hưởng trong cõi giới thần.
Đó là lí do tại sao trong Purana nói rằng thần khao khát được sinh ra làm con người. Bây giờ điều này dường như rất đáng ngạc nhiên bởi vì tại đây trên trái đất này chúng ta khát khao đi tới cõi giới thần. Thậm chí còn có những câu chuyện thần nào đó xuống trái đất để yêu một người đàn bà. Những câu chuyện này là chỉ dẫn về trạng thái của tâm trí. Chúng chỉ ra rằng trong cõi giới đó có hạnh phúc, nhưng nó thành chán bởi vì chỉ có hài lòng và thích thú mà không có dấu vết nào của đau khổ hay buồn rầu. Thế thì nó trở thành chán. Nếu người ta được cho phép chọn lựa giữa hạnh phúc vô hạn không lúc nào buồn rầu và chọn buồn rầu và đau khổ vô hạn, người khôn ngoan sẽ chọn phương án sau. Chúng ta phải quay về từ cõi giới của thần; chúng ta cũng phải quay về từ cõi giới của quỉ.
Sự tồn tại con người là tại ngã ba đường: tất cả các cuộc hành trình đều có thể từ đó. Tuy nhiên, người đạt tới thể thứ năm, không phải đi đâu nữa. Người đó đi vào một trạng thái mà trong đó không còn bất kì sinh thành nào qua bụng mẹ; người đó không được tái sinh qua bụng mẹ của bất kì bà mẹ nào.
Người đã đạt tới cái ta thì chấm dứt cuộc hành trình của mình theo một nghĩa nào đó. Trạng thái trong thể thứ năm là trạng thái của giải thoát. Nhưng nếu người đó cảm thấy được thoả mãn bên trong mình, người đó có thể dừng lại tại bình diện này trong vô hạn thời đại, bởi vì tại đây không có đau đớn mà cũng chẳng thích thú, không nô lệ cũng chẳng đau khổ. Chỉ có sự hiện hữu riêng của người ta - không phải là sự hiện hữu vũ trụ, cái tất cả. Cho nên một người có thể cứ sống trong trạng thái này trong vô hạn thời đại cho tới khi một thời điểm tới mà người đó phát triển tính tò mò để biết tất cả.
Hạt mầm của việc tìm kiếm là ở bên trong chúng ta; do đó, nó phát sinh. Nếu thiền nhân nuôi dưỡng tính tò mò để biết tất cả mọi điều từ ngay ban đầu, người đó có thể thoát khỏi nguy cơ của việc bị mắc vào thể thứ năm.
Cho nên nếu bạn biết khoa học đầy đủ về bẩy thể, bạn sẽ biết rằng việc tìm kiếm nên đầy đủ và tối thượng từ ngay chính ban đầu. Nếu bạn bắt đầu với mục tiêu dừng lại giữa đường, thế thì khi bạn đạt tới thể thứ năm bạn sẽ cảm thấy bạn đã tới đích, tới địa điểm dự định của mình, và bạn sẽ lỡ vấn đề.
Cho nên người ở thể thứ năm phải không nhận sự sinh thành nhưng người đó phải cột chặt bên trong mình: người đó phải thoát khỏi mọi người nhưng vẫn còn gắn vào chính mình. Người đó vứt bỏ bản ngã nhưng không vứt bỏ cảm giác "tôi đây." Bản ngã là lời tuyên bố chống lại người khác.
Hiểu điều này cho rõ: Khi tôi nói ‘tôi’, đấy là để chi phối cái ‘bạn’ nào đó. Do đó, khi tôi thành công trong việc chi phối bạn, bản ngã cảm thấy thắng lợi. Khi nó bị cái tôi của người khác chi phối, nó khổ. Cái tôi bao giờ cũng cố gắng để làm mạnh cho bạn. Cái tôi bao giờ cũng tồn tại trong tương phản với người khác.
Tại đây ở mức độ tâm thức thứ năm người khác không còn nữa và cũng không còn bất kì cạnh tranh nào với nó. Đây là trạng thái của tính chất tôi, asmita, tự tại. Đây là khác biệt duy nhất giữa bản ngã và asmita. Bây giờ tôi chẳng có gì để làm với bạn cả; không còn tuyên bố về cái tôi, nhưng vẫn còn sự hiện hữu của tôi. Tôi không còn cần đứng ra chống lại người khác, nhưng "tôi đây" vẫn có mặc dầu không có bạn để mà so sánh.
Bởi lí do này mà tôi đã nói bản ngã sẽ nói ‘tôi’ còn sự hiện hữu, nói ‘đây’. Đây sẽ là khác biệt. Trong "tôi đây" có hai khái niệm: cái tôi là bản ngã và cái đây, sự hiện hữu.
Cảm giác về tính chất tôi không chống lại ai cả; nó là hương vị của chính nó. Cảm giác này là một với "tôi đây," cho nên để nó đấy mà không có ai khác trên thế giới này. Cứ để cho có thế chiến thứ ba và để cho tất cả chết hết nhưng tôi, nên còn lại. Cho nên mặc dầu sẽ không có bản ngã trong tôi nhưng cảm giác về tính chất tôi vẫn cứ có đấy: tôi biết rằng tôi đây, cho dù tôi sẽ không nói tôi với người khác, bởi vì với tôi không có bạn còn lại để mà tôi có thể nói về điều đó. Cho nên khi bạn hoàn toàn đơn độc và không có người khác, thế nữa bạn vẫn có - theo nghĩa sự hiện hữu tồn tại.
Bản ngã tan biến trong thể thứ năm và do vậy móc nối mạnh mẽ trong xiềng xích nô lệ sụp đổ. Những cảm giác về tính chất tôi vẫn còn lại - tự do, độc lập, vô giới hạn và không có gắn bó nào. Nhưng cái tôi có những giới hạn riêng của nó. Tất cả các biên giới khác mờ đi ngoại trừ biên giới của tính chất tôi. Tại thể thứ sáu điều này nữa bị loại bỏ và bị siêu việt lên. Thế thứ sáu là thể vũ trụ.
Câu hỏi về việc được sinh ra trong bụng mẹ chấm dứt với thể thứ năm, nhưng việc sinh thành vẫn phải được tiến hành. Khác biệt này nên được hiểu cho đúng. Một lần sinh thành là từ bên trong bụng mẹ và một lần sinh thành là từ bên trong chính mình. Đây là lí do tại sao trên đất nước này chúng ta gọi người brahmin là dwij - hai lần sinh thành. Thuật ngữ này thực tế được dùng cho Brahman gyani, người biết tới Brahman - thực tại vũ trụ. Gọi một người chưa chứng ngộ là brahmin là không cần thiết. Khi một người trải qua lần sinh thành thứ hai thuộc loại hoàn toàn khác, người đó được gọi là dwij - hai lần sinh thành; người đã chứng ngộ được gọi là brahmin.
Vậy một lần sinh là từ bụng người khác và một lần là từ chính cái ta của riêng mình. Một khi đạt tới thể thứ năm, bạn không thể nào được sinh ra từ người khác nữa. Bây giờ bạn sẽ phải được sinh ra qua thể thứ năm để vào thể thứ sáu. Cuộc hành trình này là của bạn, việc thai nghén bên trong riêng của bạn, sự sinh thành bên trong riêng của bạn. Bây giờ không có liên hệ nào với bụng mẹ bên ngoài hay với bất kì phương tiện sáng tạo bên ngoài nào. Bây giờ bạn không có bố hay mẹ; bạn là bố, bạn là mẹ, và bạn là con. Đây hoàn toàn là cuộc hành trình cá nhân. Cho nên khi một người đi vào thể thứ sáu qua thể thứ năm, người đó có thể được gọi là sinh ra hai lần và không như trước đó. Người đó được sinh ra không nhờ các phương tiện sáng tạo bên ngoài, không có sự trợ giúp của bụng mẹ bên ngoài.
Một rishi của Upanishad cầu nguyện, "Lạy trời, xin mở tấm màn vàng của bụng mẹ bên trong này mà trong đó thực tại đang ẩn náu." Tấm màn này dứt khoát là bằng vàng. Chúng bằng vàng đến mức chúng ta không muốn gạt chúng sang bên; chúng đẹp đến mức chúng ta náo nức giữ lấy chúng. Tính chất tôi là tấm màn vô giá che phủ lên chúng ta. Bản thân chúng ta sẽ không muốn chia tay với nó và không có chướng ngại bên ngoài nào dừng chúng ta lại. Bản thân tấm màn cũng đáng yêu đến mức chúng ta không thể nào rời khỏi nó. Do đó rishi nói, "Xin gạt bỏ tấm màn vàng và mở bụng mẹ tạo ra người được sinh lần thứ hai."
Cho nên Brahma gyani là từ gọi cho người được sinh ra lần thứ hai, và Brahma gyani có nghĩa là người đã đạt tới thể thứ sáu. Từ thể thứ năm sang thể thứ sáu cuộc hành trình là của người được sinh ra lần thứ hai. Bụng mẹ khác đi, cách sinh ra cũng khác. Bây giờ mọi thứ đều không có bụng mẹ: bụng mẹ là của riêng người ta, và chúng ta bây giờ tự sinh ra.
Từ thể thứ năm sang thể thứ sáu có sinh thành còn từ thể thứ sáu sang thể thứ bẩy thì có cái chết. Do đó, người đã trải qua bước chuyển sau, không còn được gọi là được sinh ra hai lần nữa; không có nghĩa trong nó. Bạn có hiểu không? Bây giờ thì dễ theo dõi.
Từ thể thứ năm sang thể thứ sáu là sinh qua bản thân mình; từ thể thứ sáu sang thể thứ bẩy là chết qua bản thân mình. Chúng ta đã được sinh ra qua người khác - qua thân thể người khác - và cái chết theo sau cũng là của người khác. Điều này tôi sẽ giải thích.
Nếu sinh của bạn là từ người khác, làm sao cái chết của bạn là của riêng bạn được? Làm sao điều này lại có thể được? Hai đầu sẽ không có liên hệ. Nếu người khác cho tôi sự sinh, thế thì cái chết không thể nào là của tôi được. Khi sinh tới từ người khác, chết nữa cũng tới từ kẻ khác. Khác biệt là thế này, rằng đầu tiên tôi xuất hiện qua một bụng mẹ và lần thứ hai tôi đi vào trong một bụng mẹ khác - nhưng tôi đâu có nhận biết. Khi tôi tới trong lần sinh thành này, nó là rõ ràng, nhưng bây giờ việc ra đi của tôi lại không rõ ràng. Chết đi trước sinh: bạn đã chết ở đâu đó trước khi bạn được sinh ra ở đâu đó. Sinh là rõ ràng, nhưng về chết, bạn không nhận biết.
Bây giờ bạn được sinh ra qua một người mẹ và một người bố: bạn kiếm được một thân thể, một công cụ sẽ chạy trong bẩy mươi cho tới một trăm năm. Sau một trăm năm, khí cụ này sẽ không làm việc. Cái ngày nó sẽ dừng làm việc đã được định trước từ khoảnh khắc sinh ra. Khi nào nó sụp đổ chẳng quan trọng lắm; điều quan trọng là ở chỗ nó sẽ sụp đổ. Với sinh, đã có quyết định rằng bạn sẽ chết. Bụng mẹ đem bạn tới sinh của bạn, cũng đem tới chết của bạn nữa. Bạn đã đem cả hai chúng cùng nhau. Thực tế, chết nằm ẩn bên trong bụng mẹ cho sự ra đời; chỉ có khoảng một trăm năm thôi.
Trong một trăm năm này bạn sẽ hoàn tất cuộc hành trình của mình từ đầu này đến đầu kia và quay lại đích xác chỗ mà từ đó bạn tới. Cái chết của thân thể bạn là được nhận từ người khác vào lúc sinh của bạn; do đó, cái chết cũng là từ người khác. Cho nên bạn, không sinh mà bạn cũng chẳng chết. Trong sinh có một trung gian và trong chết nữa cũng có một trung gian. Khi bạn đi vào thể thứ sáu, thể vũ trụ, từ thể thứ năm, thể tâm linh, bạn sẽ được sinh ra lần đầu tiên. Thế thì bạn sẽ là tự sinh ra: việc sinh của bạn sẽ không qua bụng mẹ. Nhưng thế thì việc tự chết sẽ đồng thời chờ đợi bạn - cái chết không bụng mẹ cũng chờ đợi bạn. Bất kì khi nào sinh này đón lấy bạn, từ đó chết sẽ dẫn bạn tiến lên hơn nữa. Sinh đưa bạn tới Brahman còn chết đưa bạn tới niết bàn.
Sinh này có thể kéo dài rất lâu; nó có thể là vô tận. Một người như vậy, nếu người đó vẫn còn, sẽ trở thành Thượng đế. Một tâm thức như vậy nếu nó du hành lâu, sẽ được hàng triệu người tôn thờ; lời cầu nguyện sẽ được đưa lên người đó. Những người mà chúng ta gọi là avatar, Ishvara, con của Thượng đế, tirthankara, đều là những người đã đi vào thể thứ sáu từ thể thứ năm. Họ có thể vẫn còn ở bình diện đó lâu tuỳ ý và họ có thể có ích rất lớn.
Không có vấn đề về bất kì cái hại nào tới từ họ và họ có thể là người chỉ đường vĩ đại. Những người như thế cố gắng phấn đấu mãi mãi và làm việc để những người khác cũng đi qua con đường có trước. Tâm thức của những người ở bình diện thứ sáu cũng có thể chuyển tiếp những thông điệp theo nhiều cách khác nhau, và những người có thoáng cảm giác về những người như vậy, không thể nào xếp họ ở bất kì chỗ nào thấp hơn Bhagwan, người được ban phúc. Họ là Bhagwan: không có gì thiếu trong sự hiện hữu Bhagwan của họ, bởi vì họ đã đạt tới thể thứ sáu, thể vũ trụ.
Trong chính cuộc đời này người ta có thể đi vào bình diện thứ sáu qua bình diện thứ năm. Bất kì khi nào bất kì ai đi vào bình diện thứ sáu trong cuộc đời này, chúng ta đều gọi người đó là Phật hay Mahavira hay Rama hay Christ. Và những người cảm nhận họ như vậy đều coi họ như Thượng đế. Với những người không thể thấy được, vấn đề này không nảy sinh.
Một người trong làng nhận ra Phật là Ishwara; với người khác, ông ấy chẳng là gì cả - hoàn toàn bình thường. Ông ấy cũng cảm lạnh như chúng ta; ông ấy ngã bệnh hệt như chúng ta; ông ấy ăn, ngủ, bước đi và nói giống chúng ta; ông ấy thậm chí chết cũng như chúng ta. "Thế thì đâu là khác biệt giữa ông ấy và chúng ta?" người ta hay biện luận thế. Số những người không thấy được khác biệt còn lớn vô hạn so với số người thấy được, cho nên những người thấy được, dường như là điên khùng, dối trá, bởi vì họ chẳng có bằng chứng nào về bất kì cái gì để đưa ra chứng minh cả.
Thực tại, không có bằng chứng nào cả. Chẳng hạn, chiếc microphone này ở trước tôi. Nếu bạn, người đang hiện diện mà không thể thấy được nó, làm sao tôi chứng minh cho bạn rằng nó có đó? Nếu tôi nói nó có đó còn bạn không thể nào thấy được nó, tôi sẽ bị coi là điên. Việc thấy trong khi người khác không thể thấy được là một bằng chứng rằng bạn không có tâm trí lành mạnh.
Chúng ta đo chứng ngộ cũng theo đa số phiếu bầu; ở đây nữa chúng ta cũng có hệ thống bỏ phiếu! Cho nên với một số người, họ cảm thấy Phật là Thượng đế còn số khác, lại không. Những người không thể thấy ông ấy là Thượng đế sẽ nói, "Cái loại điên khùng gì thế nhỉ? Ông ta là con vua Shuddhodana và người nọ là mẹ ông ta người kia là vợ ông ta. Ông ta chính là Gautama, không là ai khác cả." Ngay cả bố của ông cũng không thể nào thấy rằng Gautama đã trở thành một người hoàn toàn khác. Ông bố vẫn coi ông ấy như đứa con mình, và nói, "Con đã rơi vào điên khùng gì vậy? Trở về cung điện đi. Con đang làm gì vậy? Vương quốc đang điêu tàn và ta đang già đi. Con trở về và coi sóc mọi sự." Người bố đáng thương này đã không nhận ra rằng Phật đã trở thành bậc thầy của vô hạn vương quốc. Nhưng người đã có đôi mắt để thấy, đều coi những người như vậy là tirthankara, Bhagwan, hay con của Thượng đế. Họ sẽ dùng lời như vậy để diễn tả cho người ở thể thứ sáu.
Thể thứ bẩy không bao giờ đạt tới được trong thân thể này. Trong thân thể này chúng ta có thể nhiều nhất là đứng ở đường biên của thể thứ sáu từ đó chúng ta có thể thấy thể thứ bẩy. Cái nhảy đó, hư không đó, vực thẳm đó, vĩnh hằng đó, là thấy được từ đó, và tại đó chúng ta có thể đứng. Do đó, trong cuộc đời của Phật đã có nhắc tới hai niết bàn. Một niết bàn ông ấy đạt tới dưới gốc cây bồ đề trên bờ dòng sông Niranjana: đó là bốn mươi năm trước cái chết của ông ấy. Điều này được gọi là niết bàn. Ngày đó ông ấy đứng trên phần ngoại vi của thể thứ sáu - và ông ấy vẫn còn ở đó trong bốn mươi năm đằng đẵng.
Ngày ông ấy chết được gọi là mahaparinirvana; ngày đó ông ấy đi vào bình diện thứ bẩy. Do đó, khi bất kì ai hỏi ông ấy, "Điều gì sẽ xảy ra cho Như Lai (Tathagata) sau cái chết?", Phật sẽ đáp lại, "Sẽ không còn Như Lai nữa."
Nhưng điều này không thoả mãn tâm trí. Người ta cứ hỏi đi hỏi lại mãi, "Cái gì sẽ xảy ra cho Phật trong Mahaparinirvana?" Với điều này Phật đáp, "Nơi mà tất cả các hoạt động dừng lại, nơi mà tất cả các biến cố dừng lại, chỗ đó được gọi là mahaparinirvana." Khi mà cái gì đó vẫn còn giữ lại để xảy ra trong thể thứ sáu, đó là sự tồn tại; vượt ra ngoài điều này là cái không tồn tại. Cho nên khi Phật không có đó, chẳng cái gì còn lại. Theo một nghĩa nào đó, bạn có thể nói ông ấy chẳng bao giờ có. Ông ấy sẽ mờ dần đi như mơ, như đường vẽ trên cát, như đường vẽ trên nước tan biến hình dạng của nó. Ông ấy sẽ mất đi và chẳng cái gì còn lại. Nhưng điều này không thoả mãn cho tâm trí chúng ta. Chúng ta nói rằng ở đâu đó, ở mức độ nào đó, trong một góc nào đó dù xa xôi đến đâu cũng chẳng thành vấn đề, ông ấy vẫn nên tồn tại. Nhưng trong bình diện thứ bẩy, ông ấy trở thành chỉ là hư không, vô hình.
Không có cách nào mang một hình hài mới bên ngoài bình diện thứ bẩy. Có những người đứng ở trên đường biên và thấy bình diện thứ bẩy, người thấy cái vực thẳm đó; do đó, tất cả những cái đã được biết về bình diện thứ bẩy là cái được báo cáo lại bởi những người đứng tại đường biên. Không có báo cáo nào từ người đã đi qua đó, bởi vì không có cách nào để đưa ra bất kì báo cáo nào. Chỉ dường như là một người đứng trên đường biên của Pakistan nhìn và báo cáo rằng có nhà, cửa hàng, đường phố, vài người dân, và người đó có thể thấy phố xá và mặt trời ló ra. Nhưng người này đang đứng trên biên giới Ấn Độ.
Đi vào bình diện thứ bẩy từ bình diện thứ sáu là cái chết tối hậu. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng ý nghĩa của acharya thời ngày xưa là người dạy về cái chết cuối cùng. Có câu cách ngôn nói, "Acharya là cái chết." Cho nên khi Nachiketa đạt tới thần chết, ông ấy cũng đạt tới acharya. Thần chết chỉ có thể dạy về cái chết chứ không cái gì khác. Acharya là đích mà từ đó chỉ có tan biến, tan rã và tắt ngấm là có thể được dạy.
Nhưng trước cái chết này, bạn cần phải được sinh ra đã. Ngay bây giờ bạn không tồn tại. Cái mà bạn vẫn coi là bản thân mình chỉ là đồ vay mượn; nó không phải là hiện hữu thực của bạn. Cho dù bạn có mất nó, bạn cũng chẳng bao giờ là người sở hữu cả. Chỉ dường như là tôi mới đánh cắp cái gì đó và thế rồi tôi đem nó đi làm từ thiện: vì cái mà không thuộc vào tôi, làm sao nó lại là quà tặng của tôi được? Cái mà không phải là của tôi, tôi không thể cho được. Cho nên người mà chúng ta vẫn gọi là người từ bỏ thế giới này, không phải là từ bỏ chút nào bởi vì người đó từ bỏ cái không phải của mình. Và làm sao bạn có thể là người từ bỏ cái không phải của bạn được? Công bố bỏ đi cái không phải là của bạn thì thật điên khùng.
Việc từ bỏ xảy ra khi bạn đi vào thể thứ bẩy từ thể thứ sáu. Tại đó bạn gạt sang bên cái là bạn - vì bạn chẳng còn gì khác. Bạn bỏ lại chính hiện hữu của mình.
Việc từ bỏ duy nhất có nghĩa là việc đi từ bình diện thứ sáu sang bình diện thứ bẩy. Trước đó tất cả những chuyện nói về từ bỏ đều là trò trẻ con. Người nói, "Cái này của tôi" là ngu. Người nói "Tôi bỏ tất cả cái đã là của tôi" cũng ngu nốt, bởi vì người đó vẫn cứ đòi là kẻ sở hữu. Chỉ chúng ta mới là của chúng ta - nhưng chúng ta chẳng có hiểu biết gì về điều này cả.
Do đó, từ thể thứ năm sang thể thứ sáu bạn sẽ biết bạn là ai và từ thể thứ sáu sang thể thứ bẩy bạn sẽ có thể từ bỏ cái bạn đang là. Khoảnh khắc ai đó từ bỏ cái người đó đang là thì chẳng còn gì để được đạt tới, chẳng còn gì để được từ bỏ. Thế thì không có câu hỏi nào còn lại. Thế thì có cái tĩnh lặng vô hạn, cái im lặng vĩnh hằng. Sau đó người ta không thể nói rằng có phúc lạc hay yên bình; người ta không thể nói rằng có chân lí hay giả dối, ánh sáng hay bóng tối. Chẳng có gì có thể được nói nữa. Đây là trạng thái của thể thứ bẩy.
Nếu đạt tới bình diện thứ năm trong thể vật lí, người này sẽ được tái sinh dưới dạng nào sau khi chết?
Đạt tới thể thứ năm và thành thức tỉnh là một và cùng một điều. Thế thì bạn sẽ không còn cần các thể ban đầu nữa. Bây giờ bạn có thể làm việc từ bình diện thứ năm; bây giờ bạn là người thức tỉnh. Do đó, không có khó khăn nào. Các thể ban đầu chỉ cần cho tới thể thứ tư. Nếu thể thứ tư được kích hoạt và thức tỉnh, người ta trở thành thần, deva - một linh hồn trên trời. Nếu thể thứ tư nằm yên và ngủ, người đó đi vào cõi giới của quỉ, preta - linh hồn quỉ. Bạn sẽ phải trở lại dạng người từ cả hai trạng thái này, bởi vì bạn chẳng có ý tưởng nào về căn cước của mình cả. Và để biết căn cước của mình, bạn vẫn phải cần đến người khác. Chỉ với sự giúp đỡ của người khác mà bạn mới có khả năng biết tới chính mình.
Ngay bây giờ để biết mình, bạn cần tới người khác; không có người khác bạn sẽ không thể nào nhận ra bản thân mình. Người khác sẽ tạo nên biên giới từ đó bạn sẽ biết chính mình. Do đó, cho tới bình diện thứ tư bạn sẽ phải nhận lấy sinh thành vào bất kì hoàn cảnh nào. Sau bình diện thứ năm người khác sẽ không còn cần nữa; điều đó không có nghĩa. Trong bình diện thứ năm bạn sẽ có thể không cần bốn thể đầu nữa. Nhưng với thể thứ năm, một quá trình sinh thành thuộc loại hoàn toàn mới bắt đầu diễn ra, và đó là lối vào trong bình diện thứ sáu. Đây là vấn đề khác và không bao gồm bốn thể đầu.
Khi một người đi vào bình diện thứ năm từ bình diện thứ tư, người đó sẽ không cần một thể vật lí nữa sau khi chết chứ?
Không.
Nếu một tirthankara mong muốn được sinh ra, liệu ông ấy có thể lấy một thể vật lí không?
Bây giờ đây lại là một vấn đề khác hẳn. Nếu một tirthankara mong muốn được tái sinh, một biến cố rất thú vị xảy ra: tức là, trước khi chết ông ấy không được vứt bỏ thể thứ tư của mình. Có cách thức và phương pháp để làm điều này, và đó là bằng cách phải ham muốn là một tirthankara. Cho nên khi thể thứ tư đang rời bỏ đi, người ta ham muốn được giữ còn sống để cho thể thứ tư không bị vứt đi. Nếu thể thứ tư bị vứt bỏ đi, việc sinh thành dưới hình hài vật lí là không thể được.
Thế thì cây cầu, mối nối qua đó bạn tới, sẽ không còn nữa. Cho nên ham muốn là một tirthankara phải được giữ sống động qua thể thứ tư. Không phải tất cả mọi người đều xứng đáng trở thành tirthankara; họ đi thẳng theo đường của mình mà không cần điều này. Chỉ có ít người mới trở thành những bậc thầy như thế và số này cũng được cố định từ trước. Có lí do tại sao số này lại được tiền định. Nó được tiền định sao cho với một thời đại đặc biệt, chừng ấy tirthankara là đủ cho ngần ấy người.
Cho nên ham muốn trở thành một tirthankara phải rất mạnh mẽ. Nó là ham muốn cuối cùng, và nếu nó tuột qua, bậc thầy cũng qua luôn. Cho nên hạt mầm của ham muốn là "Tôi muốn truyền giảng cho người khác" phải rất mạnh. Người ta phải cảm thấy, "Tôi sẽ chỉ cho người khác con đường; tôi sẽ giải thích cho người khác, tôi phải quay lại vì người khác." Thế thì tirthankara có thể giáng xuống trong thể vật lí. Nhưng điều này có nghĩa là thể thứ tư phải chưa bị bỏ đi. Cái móc này có thể nhanh chóng bắt rễ; do đó, việc duy trì nó ở đó là nhiệm vụ rất khó khăn.
Có một quá trình tạo ra tirthankara: họ được tạo ra trong các trường phái bí ẩn, đấy không phải là biến cố cá nhân. Theo cùng cách thức này mà một trường phái vận hành, một nhóm những người tìm kiếm cùng thiền. Thế rồi trong số họ, họ tìm ra một người biểu lộ đầy hứa hẹn trở thành tirthankara; người đó có thể diễn đạt điều mình biết, người đó có thể truyền đạt điều người đó biết, và người đó có thể trao đổi điều đó với người khác. Cho nên toàn bộ trường phái bắt đầu làm việc trên thể thứ tư của người đó. Người đó được bảo phải tập trung vào thể thứ tư của mình để cho nó không tan rã vì nó sẽ có ích cho tương lai. Vậy, người này sẽ được dạy cách thức và phương tiện gìn giữ thể thứ tư của mình. Và nhiều lao động cùng công việc vất vả phải được tiến hành để gìn giữ thể này hơn là trong việc vứt bỏ nó.
Buông bỏ và cứ để cho thể thứ tư tan biến dễ dàng làm sao. Khi tất cả các neo đã nhổ lên rồi, khi tất cả các cánh buồm đã được giương lên và căng phồng gió, khi đại dương mênh mông vẫy gọi và có phúc lạc và phúc lạc tại mọi nơi, bạn có thể tưởng tượng phải khó khăn thế nào để bảo vệ cho một cái móc nhỏ bé. Chính bởi lí do này mà khi nói tới một tirthankara chúng ta nói: "Thầy thật là người từ bi nhất."
Đây là lí do duy nhất tại sao một tirthankara lại được gọi như vậy. Phần vĩ đại nhất của từ bi của ông ấy là ở chỗ khi mọi thứ đã sẵn sàng cho việc ra đi của ông ấy, ông ấy ở lại vì những người vẫn còn ở trên bờ và thuyền của họ chưa sẵn sàng giương buồm. Thuyền của ông ấy đã hoàn toàn sẵn sàng; vậy mà ông ấy mang đau khổ của bờ này, ông ấy chịu đựng những viên đá ném và lời chửi rủa. Ông ấy có thể rời đi vào bất kì lúc nào; con thuyền của ông ấy đã sẵn sàng giương buồm. Vậy mà không phải bởi lí do của riêng mình, ông ấy ưa thích ở lại giữa những người có khả năng gây phiền nhiễu và thậm chí còn giết ông ấy nữa. Cho nên từ bi của ông ấy thật là không giới hạn. Nhưng ham muốn về từ bi này được dạy trong các trường phái bí mật. Do đó, các thiền nhân làm việc riêng lẻ không thể nào trở thành tirthankara được, bởi vì khi cái móc bị mất đi, họ sẽ không biết gì về nó. Chỉ khi con thuyền đã giương buồm, họ mới nhận ra rằng bến bờ bị bỏ lại xa đằng sau.
Ngay cả những người đã đạt tới bình diện thứ sáu - những người mà chúng ta gọi là Ishvara - đôi khi cũng giúp vào việc giáng sinh ra một tirthankara. Khi họ tìm thấy một người đủ xứng đáng để không bị biến mất khỏi bờ bên này, họ cố gắng theo cả ngàn cách để giữ người này lại. Thậm chí các thần người, như tôi đã nói, cũng có ích trong việc làm tốt, cũng tham dự vào việc này. Họ tiếp tục gây ảnh hưởng lên người như vậy để giữ lấy một cái móc. Họ bảo người đó, "Chúng tôi có thể thấy cái móc; bạn thì không thấy. Nhưng bạn phải giữ lấy nó."
Cho nên thế giới này không phải là hỗn loạn, vô trật tự. Có những thu xếp sâu sắc; có trật tự bên trong trật tự. Những nỗ lực thuộc đủ mọi loại vẫn thường xuyên được tiến hành - nhưng nhiều khi những kế hoạch đó cũng bị hỏng, như trong trường hợp của Krishnamurti. Những nỗ lực lớn đã được tiến hành với ông ấy để cố định một cái móc, nhưng họ đã thất bại. Toàn bộ trường phái những người tìm kiếm đã tiến hành những nỗ lực cực kì to lớn để gìn giữ một cái móc trong thể thứ tư của ông, nhưng tất cả những nỗ lực đó đều thất bại. Những người khác đã giúp tay vào nỗ lực này. Cũng có cả bàn tay của các linh hồn cao hơn đứng đằng sau điều này - của những người ở bình diện thứ sáu và thứ năm, và những người đã thức tỉnh ở bình diện thứ tư. Hàng nghìn người đã tham gia vào đó.
Krishnamurti đã được chọn cùng với vài đứa trẻ khác, những đứa đã biểu lộ hứa hẹn trở thành tirthankara, nhưng cơ hội đã trượt qua mà không đem lại kết quả. Cái móc không thể nào được cố định, và do vậy thế giới đã mất đi ích lợi của một tirthankara mà có thể đã có qua Krishnamurti. Nhưng đó lại là câu chuyện khác...