Chương 9. Kundalini, Shaktipat và ân huệ

Chương 9. Kundalini, Shaktipat và ân huệ

Price:

Read more

Osho - Thiền động (Đi tìm điều huyền bí - Tập 1)
Chương 9. Kundalini, Shaktipat và ân huệ

Người hỏi: Việc thở và việc hỏi câu hỏi "Tôi là ai?" cần mãnh liệt thế nào, khi có liên quan tới quá trình thức tỉnh của kundalini và sự xuyên thấu của nó vào các trung tâm khác hay các luân xa của thân thể?
Có mối quan hệ, và mối quan hệ sâu sắc tại đó, giữa hai quá trình này. Trong thực tế, chính hơi thở nối linh hồn với thân thể; hơi thở tạo nên cây cầu giữa cả hai. Đó là lí do tại sao với việc dừng lại của hơi thở thì cuộc sống dừng hiện hữu. Cuộc sống cứ tiếp diễn cho dù não bị hỏng. Người ta có thể tồn tại ngay cả khi mắt hay các chi khác của thân thể bị cắt rời. Nhưng nếu hơi thở dừng lại, cuộc sống sẽ đi tới chấm dứt ngay lập tức. Việc thở thực sự nối thân thể với linh hồn.
Và chính tại chỗ tiếp nối của linh hồn và thân thể này, tại điểm gặp gỡ của chúng, là nơi năng lượng được biết là kundalini thường trú. Kundalini, hay bất kì cái tên nào bạn đặt cho nó, đều là cùng năng lượng, và nó nằm tại chỗ tiếp nối của thân thể và linh hồn.
Do đó năng lượng này có hai dạng. Khi năng lượng này tuôn chảy tới thân thể, nó trở thành dục; và khi nó tuôn chảy tới linh hồn, nó trở thành kundalini hay bất kì cái gì bạn gọi nó. Và năng lượng này đi xuống khi di chuyển vào thân thể và nó đi lên khi đi vào linh hồn. Cho nên trong khi kundalini là năng lượng đi lên, thì dục là năng lượng đi xuống. Nhưng chỗ của kundalini, chỗ của vị trí của nó, bị gõ vào và bị chuyển động bởi việc thở, thở sâu và nhanh.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng bạn không thể giữ được hơi thở mình lặng lẽ khi làm tình. Làm tình đem tới thay đổi ngay lập tức trong chuyển động của hơi thở. Ngay khi người ta bị kích động dục, hơi thở dồn dập lên ngay. Bởi vì chừng nào việc thở còn chưa đập vào trung tâm này, thì năng lượng dục không thể chuyển động được nếu không bị đập vào và bị kích thích bởi việc thở, giao hợp dục là không thể được. Theo cùng cách này, samadhi hay cực lạc là không thể được chừng nào kundalini này còn chưa bị đập và bị kích thích bởi việc thở.
Samadhi là đỉnh, điểm cao nhất của năng lượng đi lên, và dục hành động như điểm thấp nhất, điểm thấp nhất của năng lượng đi xuống. Nhưng việc thở làm việc tương đương theo cả hai hướng.
Thử điều đó đi. Nếu tâm trí bạn đầy dục, thảnh thơi việc thở của bạn, làm chậm dần nhịp của nó. Hay nếu tâm trí đang trong nắm bắt của giận dữ hay bất kì ham muốn dục nào, làm chậm nhịp thở, thảnh thơi nó, và bạn sẽ thấy dục, giận dữ, hay bất kì cái gì, đều rời bỏ bạn. Chúng đơn giản không thể kéo dài được, bởi vì năng lượng duy trì chúng tới qua việc thở. Không được kích thích bằng việc thở, năng lượng này không thể làm việc được. Do đó không ai có thể giận dữ nếu người đó giữ việc thở của mình chậm, vững chắc và được thảnh thơi. Và điều đó sẽ là phép màu, không gì ngoài phép màu tuyệt đối, nếu người ta có thể giận dữ trong khi thở theo cách rất chậm và thảnh thơi. Điều đó là không thể được. Giận dữ biến mất ngay khi việc thở được làm chậm lại và thảnh thơi. Mà người ta cũng không thể bị kích động dục trong trạng thái thở chậm và thảnh thơi. Ham muốn dục biến mất với việc làm chậm hơi thở. Cho nên làm chậm lại và thảnh thơi việc thở của bạn khi tâm trí đầy dục hay giận dữ hay bất kì ham muốn nào khác.
Và khi tâm trí bạn bị khao khát, thèm muốn về thiền chiếm giữ, hãy tăng tốc nhịp thở của bạn và gõ vào kundalini bằng thở sâu. Bởi vì với khao khát này bên trong và việc gõ vào thở, năng lượng chắc chắn bắt đầu cuộc hành trình thiền.
Thở sâu có tác động sâu sắc lên kundalini. Pranayama, khoa học về việc thở yoga, không phải đã được phát hiện ra một cách không cần thiết. Qua những thực nghiệm lâu dài và điều tra và qua việc kéo dài những kinh nghiệm người ta biết rằng rất nhiều điều có thể được thực hiện với sự giúp đỡ của việc thở và việc gõ vào kundalini. Thực sự nhiều điều có thể được thực hiện qua thở sâu và nhanh. Và việc gõ càng mạnh và nhanh, càng làm cho chuyển động của năng lượng nhanh. Và chừng nào còn có liên quan tới người bình thường chúng ta, những người có kundalini còn ngủ trong vô số kiếp, nhu cầu về việc gõ mạnh, gõ bằng tất cả mọi sức mạnh của chúng ta còn lớn hơn nhiều.
Việc thở đập vào kundalini, trung tâm cơ bản của năng lượng. Và khi kinh nghiệm của bạn sâu sắc hơn bạn sẽ thấy rõ ràng ngay cả khi nhắm mắt đích xác chỗ mà việc thở đập vào. Cho nên điều thường xảy ra là với việc gõ mạnh qua thở sâu người ta bị khuấy động về dục. Điều đó xảy ra thường xuyên thế bởi vì thân thể bạn chỉ quen với kinh nghiệm này, kinh nghiệm về dục qua thở sâu. Cho nên theo thói quen thân thể bắt đầu đi theo hướng quen thuộc của dục bất kì khi nào bạn thở sâu và nhanh. Và đó là lí do tại sao nhiều người tìm kiếm - cả đàn ông lẫn đàn bà - đều có cảm giác rằng thở sâu kích thích ngay vào trung tâm dục của mình.
Nhiều người đã có kinh nghiệm tương tự với sự hiện diện của Gurdjieff, và điều đó cũng là tự nhiên. Nhiều đàn bà nghĩ rằng ngay khi họ tới ông ấy, thì trung tâm dục của họ bị đụng vào và bị kích thích. Điều này là tự nhiên. Nhưng bởi vì điều đó mà Gurdjieff đã bị hiểu lầm nhiều và bị phỉ báng; mặc dầu ông ấy không có lỗi chút nào. Điều đáng trách không nằm ở nhà ông ấy. Sự kiện là ở chỗ các rung động xung quanh người có kundalini được thức dậy, mạnh tới mức họ bắt đầu ảnh hưởng tới kundalini của bạn ngay khi bạn lại gần người đó. Và vì kundalini riêng của bạn ngủ gần trung tâm dục, nên những rung động của người đã thức tỉnh đập vào bạn tại trung tâm dục của bạn. Đó là cách nó đã xảy ra tại lần tiếp xúc đầu tiên.
Việc thở sâu và nhanh nhất định có tác động sâu sắc lên kundalini. Và tất cả các trung tâm, điều bạn gọi là các luân xa, thì không là gì ngoài những chỗ dừng cho kundalini trên cuộc hành trình của nó. Đây là những trung tâm mà kundalini sẽ đi qua. Thông thường có nhiều trung tâm như thế và có những ước lượng khác nhau về chúng. Nhưng nói một cách đại thể, bẩy trung tâm quan trọng nhất nơi kundalini, khi đi lên và xuống, rất có thể dừng lại và nghỉ một chốc. Và nó sẽ có tác động của nó khi nó tiếp xúc với những chỗ này. Và những tác động đầu tiên của nó sẽ được cảm nhận ở trung tâm là trung tâm hoạt động nhiều nhất của bạn. Chẳng hạn, nếu một người thường xuyên làm việc bằng bộ não, thì với việc thở sâu đầu người đó sẽ trở nên rất nặng. Nó sẽ là như vậy bởi vì trung tâm não người đó ngẫu nhiên là trung tâm hoạt động nhất của người đó. Tác động đầu tiên của việc thở sẽ được cảm thấy trên đầu người đó, trung tâm hoạt động của người đó, và nó sẽ trở thành nặng. Và nếu người đó dâm dục, thì trung tâm dục của người đó sẽ bị kích thích ngay lúc đầu tiên. Tương tự một người đàn ông đang yêu sẽ thấy tình yêu của mình được kích thích, được nâng cao và tuôn chảy. Và nếu một người xúc động, xúc động của người đó sẽ được tăng thêm.
Cho nên trung tâm hoạt động nhất sẽ bị đập vào và bị kích thích trước hết bởi việc thở sâu và nhanh. Nhưng chẳng mấy chốc nó bắt đầu ảnh hưởng tới các trung tâm khác nữa. Và tương ứng với thay đổi này, biến đổi về nhân cách cũng bắt đầu đồng thời. Bạn sẽ bắt đầu biết rằng bạn đang thay đổi; bạn không là cùng người bạn đã là cho tới bây giờ.
Chúng ta không biết rằng có rất nhiều khả năng bên trong từng người chúng ta. Chúng ta quen thuộc chỉ với trung tâm của mình, cái hoạt động và ngủ và là nơi chúng ta tồn tại. Cho nên khi trung tâm khác mở ra thì dường như là nhân cách cũ của chúng ta mất đi và con người mới đã xuất hiện vào chỗ của nó. Hay dường như là chúng ta bây giờ không là cùng người như chúng ta trước đây. Điều đó tựa thế này: tôi nhận biết chỉ một căn phòng trong ngôi nhà nơi tôi sống, và tôi mang dấu ấn của căn phòng này trong tâm trí tôi. Rồi bỗng nhiên một hôm một cánh cửa mở ra và căn phòng khác xuất hiện trước tôi. Thế rồi toàn thể bản đồ tâm trí tôi về ngôi nhà sẽ trải qua thay đổi. Bây giờ ngôi nhà mà tôi đã nghĩ là của tôi sẽ là ngôi nhà rất khác, và tôi sẽ cần thu xếp lại nó một lần nữa.
Cho nên các trung tâm khác sẽ bị đập vào và được kích hoạt, các chiều hướng mới của cuộc sống của bạn sẽ bắt đầu bộc lộ và tự biểu hiện chúng. Và khi tất cả những trung tâm này sẽ được kích hoạt cùng nhau - tức là khi năng lượng sẽ tuôn chảy đều qua tất cả chúng - lần đầu tiên chúng ta sống một cuộc sống toàn thể; chúng ta sẽ sống một cách toàn bộ.
Thông thường không ai sống một cách toàn thể, toàn bộ cả; tất cả chúng ta đều sống cuộc sống manh mún. Tất cả các trung tâm phía trên của chúng ta vẫn còn không được động tới. Cho nên thở sâu sẽ đập vào và kích hoạt tất cả chúng.
Và câu hỏi "Tôi là ai?" làm cùng điều đó; nhưng nó gõ búa vào các trung tâm này từ hướng khác. Cho nên cố gắng hiểu nó đi, như bây giờ các bạn hiểu chức năng của việc thở sâu và nhanh. Làm sao việc tụng "Tôi là ai?" có tác động lên kundalini?
Các bạn không biết tại sao khi các bạn nhắm mắt và hình dung ra bức tranh đàn bà trần truồng, thì trung tâm dục của các bạn lập tức bị kích động. Các bạn mới chỉ hình dung thôi và vậy mà trung tâm dục của các bạn đã bị khuấy động rồi. Tại sao?
Trong thực tế, mọi trung tâm đều có tưởng tượng riêng của nó, và nếu bạn tưởng tượng điều gì đó gần với nó, thì trung tâm có liên quan này sẽ bị kích động ngay. Cho nên ngay khi các bạn nghĩ và tưởng tượng về dục, trung tâm dục của các bạn bắt đầu làm việc; các bạn bị kích động về dục.
Và các bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng trong vấn đề này người đàn bà thực trần truồng có thể không gây kích động và có hiệu quả như ý nghĩ về cô ấy. Lí do là ở chỗ ý nghĩ về đàn bà trần truồng sẽ đưa bạn vào tưởng tượng của mình mà nó sẽ bắt đầu đập vào trung tâm dục ngay lập tức và mạnh mẽ. Nhưng người đàn bà thực trần truồng không thể đưa bạn vào tưởng tượng được, vì cô ấy ở ngay trước bạn, cô ấy gần gũi thế. Cho nên cô ấy sẽ ảnh hưởng tới bạn chỉ tới mức độ như một vật gần cạnh có thể tác động. Trong khi người đàn bà thực đập vào bạn từ phía trước, thì người đàn bà tưởng tượng sẽ đập vào bạn từ bên trong. Và cú đánh từ phía trước không thể mạnh và sâu như cú đánh từ bên trong. Do đó, có nhiều đàn ông tỏ ra bất lực trước đàn bà thực nhưng rất có khả năng giao hợp trong tưởng tượng; không có chỗ hết cho tiềm năng tưởng tượng của họ. Bởi vì cuộc công kích của tưởng tượng chạm tới trung tâm của bạn từ bên trong, trong khi cuộc công kích từ phía trước của người đàn bà thực không thể chạm được vào bạn từ bên trong; nó chạm trực tiếp vào bạn từ bên ngoài. Và bởi vì đàn ông sống trong tâm trí của mình, cho nên người đó có thể làm việc trên những trung tâm này hiệu quả hơn qua tâm trí.
Cho nên khi bạn hỏi, "Tôi là ai?" thì bạn đang nêu ra việc hỏi, bạn đang đưa ra câu hỏi về mặt tâm trí. Câu hỏi này sẽ chạm vào trung tâm nào? Nó nhất định chạm vào trung tâm nào đó. Khi bạn hỏi câu hỏi này, khi bạn truy vấn mình là ai, khi bạn tràn đầy với khao khát này để biết, khi mọi thớ thịt của bạn hỏi, "Tôi là ai?" bạn đang đi vào bên trong; và chắc chắn trung tâm nào đó bên trong bạn sẽ bị đập vào và được nó kích hoạt.
Nhưng bởi vì "Tôi là ai?" là câu hỏi các bạn chưa bao giờ hỏi cả, nên nó sẽ không đánh vào bất kì trung tâm nào bạn đã biết và đang kích hoạt. Đây là câu hỏi các bạn chưa bao giờ tự hỏi bản thân mình, đây là việc truy vấn các bạn chưa bao giờ tiến hành. Các bạn chưa bao giờ được rót đầy với khao khát để biết mình là ai. Các bạn vẫn thường hỏi, "Anh ấy là ai? Cô ấy là ai?" và những câu hỏi như thế này; nhưng các bạn chưa bao giờ hỏi "Tôi là ai?" "Tôi là ai?" đã là một câu hỏi chưa được hỏi lâu thế. Và do đó nó sẽ đánh vào một trung tâm hoàn toàn chưa được biết tới mà bạn chưa hề chạm tới. Và trung tâm chưa biết đó, mà câu hỏi này "Tôi là ai?" định đập vào, là rất cơ bản - bởi vì bản thân câu hỏi này là rất cơ bản.
"Tôi là ai?" là câu hỏi rất nền tảng và là câu hỏi rất mang tính tồn tại. "Tôi là ai?" là câu hỏi bao gồm tính toàn bộ của sự tồn tại của chúng ta trong tất cả mọi chiều sâu và chiều cao của nó. Câu hỏi này sẽ đem tôi tới nơi đã ở trước khi tôi được sinh ra, đằng sau mọi kiếp sống quá khứ của tôi. Câu hỏi này có thể đem tôi tới nơi tôi đã ở lúc bắt đầu sơ khai. Tính sâu sắc của câu hỏi này là vô hạn. Và chính cuộc hành trình của nó cũng sâu sắc như vậy. Do đó, câu hỏi này sẽ lập tức đánh vào trung tâm cơ sở, trung tâm sâu nhất - kundalini.
Thở sâu đánh vào trung tâm này về mặt thể chất, còn câu hỏi "Tôi là ai?" làm cùng công việc đó về mặt tinh thần, về mặt tâm lí. Câu hỏi này gõ búa vào kundalini bằng năm lượng tinh thần còn thở sâu gõ búa vào nó bằng năng lượng thân thể. Và nếu cả hai chiếc búa đều gõ đủ mạnh... Thông thường chỉ có hai cách để gõ búa vào trung tâm này - một cách qua việc thở và cách kia qua việc hỏi "Tôi là ai?" Cũng có những cách khác nữa, nhưng chúng có chút ít phức tạp.
Người khác cũng có thể có ích trong vấn đề này. Nếu bạn làm nó trong sự hiện diện của tôi thì hiệu quả sẽ nhanh hơn và lớn hơn, bởi vì thế thì sẽ có việc gõ búa từ hướng thứ ba mà bạn chẳng có ý tưởng gì cả. Đó là hướng tinh tú với việc gõ búa còn tinh tế hơn việc gõ về tinh thần và thể chất. Khi các bạn thở mãnh liệt, nó gõ búa vào trung tâm này theo mặt thể chất. Khi các bạn hỏi "Tôi là ai?" nó làm cùng việc đó về mặt tinh thần. Và khi các bạn làm nó trong sự hiện diện của người khác mà qua người đó thể tinh tú của bạn bị gõ búa vào, cuộc hành trình thứ ba bắt đầu. Cho nên nếu năm mươi người thiền ở đây cùng nhau, nó sẽ mãnh liệt hơn nhiều nếu chỉ một người thiền. Bởi vì khao khát của năm mươi người tổ hợp với những rung động của việc thở mãnh liệt của họ, bầu không khí tinh tú sẽ tràn ngập căn phòng này, và một loại sóng ánh sáng điện mới sẽ bắt đầu luân chuyển khắp xung quanh, điều sẽ đập vào bạn từ hướng khác.
Nhưng thông thường các bạn chỉ có hai cách trực tiếp - một là thể chất và cách kia là tinh thần. Cho nên "Tôi là ai?" sẽ đập mạnh hơn; nó sẽ đập mạnh hơn thở sâu. Nhưng chúng ta bắt đầu với việc thở, bởi vì đó là từ thân thể và dễ dàng thực hiện. Việc hỏi "Tôi là ai?" có chút ít khó khăn hơn, vì nó là từ tâm trí. Chúng ta bắt đầu với thân thể và khi thân thể bắt đầu rung động đầy đủ, nó chuẩn bị cho tâm trí để hỏi câu hỏi "Tôi là ai?" Tình huống đúng cần có cho việc hỏi này. Sẽ chẳng có gì tốt nếu hỏi mà không có chuẩn bị trước, "Tôi là ai?" vào bất kì lúc nào và mọi lúc.
Trong thực tế, mọi câu hỏi đều cần một tình huống đúng để nó có thể được hỏi. Chẳng hạn, khi thân thể bạn bắt đầu rung và lắc, một câu hỏi tự động nảy sinh và bạn tự hỏi mình, "Tất cả điều này là gì vậy? Làm sao tôi đang làm thế này?" Và thế rồi bạn biết rằng bạn đang không làm gì cả, bạn không giơ chân mình lên mà cũng không quay đầu và nhảy múa; ấy vậy mà điệu vũ vẫn đang xảy ra. Và nếu tất cả điều này xảy ra mà không có nỗ lực của bạn, thì sự đồng nhất của bạn với thân thể bắt đầu chùng ra. Thế thì một câu hỏi mới nảy sinh trước bạn, bạn muốn biết mình là ai. Câu hỏi mới này là ở chỗ nếu thân thể không phải là việc làm của bạn, thế thì ai khác làm nó, và bạn là ai. Bây giờ sự phân li, một lỗ hổng được tạo ra giữa bạn và thân thể bạn.
Đây là tình huống đúng, khi mà qua lỗ hổng này câu hỏi "Tôi là ai?" có thể chìm vào sâu trong bạn. Nó chính xác là cơ hội này khi việc hỏi câu hỏi này trở thành cần thiết. Thực sự mọi câu hỏi đều có thời điểm đúng, mùa vụ đúng riêng của nó. Và điều rất quan trọng là tìm ra đúng mùa vụ cho câu hỏi này "Tôi là ai?" Đấy không phải là câu hỏi để được hỏi theo cách ứng khẩu; nó không thể được hỏi vào bất kì thời điểm nào mà không có sự chuẩn bị. Nếu, khi ngồi ở đây, các bạn hỏi một cách tình cờ "Tôi là ai?" nó sẽ mất tăm mất tích trong không trung; nó sẽ không đạt tới đâu cả. Một lỗ hổng, một lối mở trong bạn là cần thiết để từ đó câu hỏi này có thể thấm sâu vào bạn. Lối mở là điều phải có.
Với việc gõ búa liên tục vào hai điều này - thở sâu và "Tôi là ai?" - kundalini sẽ thức dậy. Và với việc thức dậy của nó, những kinh nghiệm phi thường sẽ bắt đầu xảy ra; bởi vì tất cả mọi kinh nghiệm của tất cả các kiếp sống quá khứ của bạn đều được liên kết với kundalini - theo cách chúng được lắng đọng ở đó. Các kinh nghiệm của bạn về vô hạn kiếp sống, kể cả các kiếp sống là cây, là cá, là chim, những kinh nghiệm mà bạn đã trải qua trong toàn thể quá trình tiến hoá của bạn đều nằm trải trên con đường hành trình của bạn. Và quyền năng rắn này được biết như là kundalini đã hấp thu tất cả chúng. Do đó nhiều loại điều có thể xảy ra và bạn có thể đồng nhất bản thân mình với những kinh nghiệm này. Bất kì loại sự việc nào, những sự việc không thể nghĩ nổi, cũng đều có thể xảy ra. Bạn không có ý tưởng nào về nhiều kinh nghiệm tinh tế được liên kết với kundalini.
Chẳng hạn, có một cây đang đứng trong vườn, và một cơn gió mạnh và mưa to vừa mới quét qua khu vườn. Cách thức mà cây này đã kinh nghiệm và biết về gió và mưa là đặc biệt của riêng nó; chúng ta không biết mà bất kì ai khác cũng chẳng biết điều đó. Cách thức cây này đã biết về cơn mưa đó, chúng ta không bao giờ có thể biết được nó. Làm sao chúng ta có thể biết được nó? Điều đó là không thể được. Cho dù chúng ta có đứng gần cây đó, chúng ta vẫn không thể kinh nghiệm được điều đó theo cách cây này kinh nghiệm điều đó. Chúng ta có thể biết điều đó duy nhất theo cách chúng ta có khả năng biết điều đó.
Nhưng ở một giai đoạn nào đó trong quá trình cuộc hành trình cuộc đời của chúng ta, bạn phải đã từng là cây nữa. Bây giờ nếu kundalini, khi bạn đang thở và hỏi "Tôi là ai?" mà đạt tới chỗ kinh nghiệm của bạn như cây đã được lắng đọng lại, bạn bỗng nhiên đi tới biết điều đích xác như cây này đã biết khi trời mưa. Bạn sẽ thực sự biết rằng trời mưa. Và thế thì bạn sẽ hoảng sợ, rất kinh hoàng, và bạn sẽ tự hỏi tất cả điều này là gì. Và chỉ thế thì bạn mới hiểu tại sao đôi khi bạn cảm thấy thích đại dương và đôi khi bạn thích gió, và bạn sẽ trải qua cùng những kinh nghiệm này như đại dương và gió đã trải qua. Và kết quả của điều đó là khả năng thẩm mĩ của bạn và nhiều khả năng khác, mà bạn chẳng có ý tưởng gì về chúng là bất kì cái gì, sẽ bắt đầu tự chúng hiển lộ ra.
Có một bức tranh của Van Gogh trong đó cây, một cây cao lắm, vươn thẳng lên trời. Cây này mọc cao tới mức nó đã bỏ xa các ngôi sao, kể cả mặt trời và mặt trăng, bỏ xa đằng sau nó, thấp hơn nó nhiều. Các vì sao, mặt trời và mặt trăng, tất cả chúng đều có vẻ như những vật tí hon mờ nhạt dưới gốc cây này, ở gần trái đất, trong khi cây đơn độc này vươn cao hơn và cao hơn vào vô hạn. Ai đó nói với Van Gogh, "Ông điên mà đi vẽ cây như thế. Cây có bao giờ mọc được cao đến mức mà sao nằm ở dưới nó không?" Van Gogh nói, "Có lẽ ông chưa bao giờ biết cây; ông chưa bao giờ thấy bên trong của cây. Nhưng tôi biết cây này từ bên trong nó; tôi biết nó theo chiều sâu. Nó là nhỏ bé vụn vặt nếu nó không thể vượt ra ngoài mặt trăng và mặt trời và các vì sao trên trời, nhưng tất cả đều là một, chắc chắn mọi cây dài đều làm như vậy. Chẳng liên quan gì việc cây không thể vượt qua được chúng; tất cả đều như nhau điều đó là khát khao của nó, thèm muốn cái mênh mông. Điều đó đúng, tôi thậm chí không thể nghĩ được về nó. Chính giới hạn của nó là cây không thể mọc cao đến đó, nhưng tôi biết cách thức tâm linh của nó, bản thể của nó bao giờ cũng tung cánh lên ngày một cao hơn và đạt tới những miền trời cao nhất."
Van Gogh thường nói, "Cây là khao khát của đất để đạt tới trời. Cây là ham muốn thực sự của đất; qua nó đất đang trải rộng bàn tay của nó để chạm vào trời."
Qua kundalini chúng ta sẽ biết mưa theo cách cây biết nó, ngay cả chúng ta sẽ biết nó một cách rõ ràng như cây biết. Nhưng tất nhiên, chúng ta đã từng là cây và nhiều điều khác nữa. Và vì vậy bất kì cái gì cũng có thể xảy ra trong thiền. Ngoài điều này, chúng ta sẽ bắt đầu có những thoáng nhìn về tiềm năng tương lai của mình. Chúng ta sẽ không chỉ biết rằng chúng ta đã từng hiện hữu trong quá khứ, chúng ta cũng sẽ đi tới biết rằng điều chúng ta có thể là trong tương lai.
Và sau khi chúng ta đã đi vào con đường của kundalini, sau khi chúng ta đã tham gia vào cuộc hành hương của nó, thì lịch sử của chúng ta như lịch sử của một cá nhân đi tới chỗ chấm dứt, và lịch sử của tâm thức, tâm thức toàn thể bắt đầu. Aurobindo hay nói dưới dạng này, và điều đó là khó, việc này không thể rất rõ ràng. Thế thì đấy không phải là lịch sử của một cá nhân, đấy là lịch sử của bản thân tâm thức. Thế thì bạn không một mình, bạn được gắn với tất cả cái vô hạn đã xảy ra trong quá khứ và cũng với tất cả cái vô hạn sẽ xảy ra trong tương lai. Thế thì toàn thể cái vô hạn sẽ ở trong bạn. Nó giống như hạt mầm nguyên thuỷ đã tự hiển lộ bản thân mình, cái liên tục không dùng thể hiện bản thân nó, và dường như không có kết thúc cho nó. Và khi bạn sẽ thấy cái vô giới hạn của mình mở rộng, mở rộng không có bắt đầu và không có kết thúc, mở rộng với cái vô hạn đằng sau nó và cái vô hạn đằng trước nó, thế thì trạng thái của bạn sẽ khác hẳn, thế thì mọi thứ về bạn sẽ trải qua thay đổi bể dâu.
Và toàn thể mọi điều đã trải qua đều nằm ẩn trong kundalini.
Thế thì nhiều màu sắc mới sẽ xuất hiện trước bạn mà bạn chưa bao giờ thấy trước đây. Trong thực tế, các bạn sẽ thấy không có nhiều màu sắc mấy ở bên ngoài như có ở bên trong bạn, khi bạn đi tới kinh nghiệm này. Bởi vì trong quá trình của cuộc hành trình vô hạn của cuộc sống các bạn đã biết những màu sắc này từ mọi thời gian và theo những cách thức hoàn toàn khác. Chiếc diều lang thang trên trời thấy màu sắc theo một cách, và chúng ta ở đây trên mặt đất thấy cùng màu đó theo cách hoàn toàn khác. Nếu các bạn đi vào lùm cây các bạn sẽ thấy chỉ một màu, màu lục. Nhưng nếu một hoạ sĩ đi vào cùng lùm cây đó, ông ấy sẽ thấy cả nghìn lẻ một màu. Màu lục không chỉ là một màu; có cả nghìn sắc thái cho nó. Và thậm chí không có hai sắc thái nào là như nhau; mỗi sắc thái đều duy nhất; nó có tính cá nhân riêng của mình. Với chúng ta màu lục đơn giản là màu lục; tại đó vấn đề chấm dứt. Chúng ta có khái niệm rộng và thô và tổng quát hoá về màu lục; chẳng có gì nhiều hơn cho nó. Nhưng thực tại của nó hoàn toàn khác với điều chúng ta biết. Màu lục không phải là một màu; thực tế nó là cả nghìn màu. Và mọi màu đều có cả nghìn màu bên trong nó. Cho nên khi bạn đi vào bên trong bản thân mình, bạn sẽ trải qua hàng nghìn kinh nghiệm rất đẹp, tinh tế và hiếm hoi.
Trong vấn đề cảm nhận giác quan, con người là sinh linh yếu đuối và nghèo nàn; con vật và chim chóc còn cao cấp hơn con người nhiều. Giác quan của con vật và chim chóc rất mạnh; nhạy cảm của chúng đơn giản là sâu sắc - cả về chiều cao và chiều sâu. Điều chúng thiếu là ở chỗ chúng không thể biết một cách có ý thức và nghĩ về điều đó. Nhưng nhạy cảm của chúng, tỉnh táo của chúng, kinh nghiệm của chúng dù sao cũng rất sâu sắc và sâu lắng.
Có loài chim, loài chim rất thông thường ở Nhật Bản. Chim này rời làng chỗ nó ở hai mươi tư giờ trước khi động đất làm rung chuyển làng này. Khi chim đó không còn được thấy ở đâu nữa trong làng, cư dân của làng lập tức biết rằng động đất nhất định xuất hiện trong vòng hai mươi tư giờ. Ngay cả với các thiết bị khoa học hiện đại mà chúng ta có, chúng ta cũng không thể dự đoán được trận động đất sắp xảy đến trước hơn sáu giờ, và thậm chí có thế thì cũng không tin cậy được như vậy. Nhưng dự đoán do loài chim này thực hiện đúng một trăm phần trăm; nhạy cảm của chúng cao và sắc bén và không thể sai được đến thế. Và những con chim này là bình thường và có nhiều đến mức khi chúng biến mất, cả làng đều biết rằng động đất đang sắp xảy ra rồi. Điều đó nghĩa là ngay cả những rung động cực kì tinh tế của trận động đất sắp xảy ra cũng được loài chim này cảm nhận, và chúng rời bỏ làng đó.
Nếu bao giờ trong quá khứ lâu dài của mình bạn đã từng là loài chim này, bạn sẽ cảm thấy những rung động như vậy trong quá trình thực hành kundalini của mình, điều bạn chưa bao giờ cảm thấy. Nhưng trong thực tế bạn đã kinh nghiệm chúng trước rồi, nhưng bạn không nhớ chúng. Chẳng cái gì xảy ra trong quá trình thức dậy của kundalini mà đã không từng xảy ra trước đây trong các kiếp sống quá khứ của bạn. Cho nên bạn sẽ thấy những màu mà bạn chưa bao giờ thấy. Bạn sẽ nghe thấy âm thanh bạn chưa bao giờ nghe thấy. Kabir gọi nó là naad, hay âm thanh tinh tế.
Kabir nói, "Nhảy múa đi, sư, nước cam lồ đang mưa xuống." Và sư này hỏi, "Trời mưa ở đâu?" Bây giờ cơn mưa nước cam lồ này của Kabir không xảy ra ở bên ngoài; nó là kinh nghiệm bên trong. Kabir cũng nói, "Nghe đây, sư, âm thanh naad của chiếc trống lớn." Và sư này muốn biết nó là gì. Họ không nghe thấy bất kì âm thanh nào, mặc dầu những lời kêu gọi lặp lại của Kabir với họ để nghe nó. Các bạn nữa, cũng có thể nghe thấy những âm thanh đó mà Kabir đã nghe thấy. Các bạn cũng có thể kinh nghiệm những trạng thái khẩu vị mà bạn chưa bao giờ kinh nghiệm trước đây.
Cho nên một thế giới bao la các cảm giác và kinh nghiệm tinh tế được móc nối với kundalini. Tất cả các cảm giác và kinh nghiệm của nó sẽ trở nên sống động và thức dậy và đương đầu với bạn từ mọi hướng. Đó là lí do tại sao, trong tình huống như vậy, người ta thường trông như người điên. Bởi vì khi chúng ta ngồi yên tĩnh, người đó bỗng nhiên bộc phát cười to vì người đó đi tới thấy cái gì đó mà chúng ta không thấy. Và người đó có thể bỗng nhiên bắt đầu la hét vào lúc chúng ta tất cả đều cười, bởi vì điều gì đó có thể đã xảy ra cho người đó mà không xảy ra cho chúng ta.
Cho nên thông thường chỉ có hai cách gõ búa lên kundalini. Và cách thứ ba là cách phi thường - cách của shaktipat, hay việc truyền năng lượng. Đây là cách tinh tú, và nó cần một trung gian, một phương tiện. Bạn có thể đạt tới sự mãnh liệt trong thiền chỉ nếu người khác giúp bạn. Người khác không phải làm gì cả; chỉ sự hiện diện của người đó là đủ. Người đó trở thành phương tiện, tác nhân xúc tác.
Năng lượng vô hạn thấm đẫm khắp thế giới. Vấn đề chỉ là rút nó ra. Bây giờ chúng ta gắn một cọc sắt vào nóc nhà để cho khi sét đánh vào nhà thì nó truyền qua cọc này và chìm vào lòng đất, và ngôi nhà vẫn không bị tổn hại gì. Sét có thể đánh vào nhà ngay cả khi thiếu cọc sắt, nhưng thế thì nó sẽ phá huỷ cả ngôi nhà. Nhưng cọc sắt là khám phá mới đây, còn sét đã có đó từ thời thượng cổ. Việc truyền dẫn sét đã có đó từ lâu rồi, nhưng chúng ta gần đây mới nghĩ tới cái cọc này.
Con người được bao quanh mọi phía bởi năng lượng vô hạn, điều có thể được dùng cho sự phát triển tâm linh của người đó. Năng lượng vô hạn có đó và tất cả nó có thể được dùng cho việc nâng cao tâm linh của con người. Tuy nhiên để làm điều này, một trung gian, một phương tiện là cần phải có. Bạn có thể là trung gian riêng của mình, nhưng ban đầu điều đó có thể nguy hiểm. Shaktipat, bụi phóng xạ của năng lượng, có thể mạnh tới mức bạn có thể không chịu đựng được nó. Có khả năng là những giác quan tinh tế nào đó của thân thể bạn bị tắc lại hay chúng bị phá hỏng. Mọi năng lượng đều có chừng mực, có điện thế phải ở vào đúng tỉ lệ với khả năng của bạn để chịu đựng được nó. Việc thông qua người khác làm trung gian có tác dụng như một công cụ điều chỉnh năng lượng trong mối quan hệ của nó với khả năng chịu đựng của bạn.
Để hành động như một phương tiện cho shaktipat điều bản chất là năng lượng thiêng liêng đã giáng lên người khác. Chỉ thế thì người đó mới có thể trù tính và đảm đương được shaktipat theo khả năng của bạn. Và người đó không cần phải làm gì cả đối với vấn đề này; đơn thuần sự hiện diện của người đó làm mọi điều cần thiết. Sự hiện diện là tất cả những gì cần thiết. Sự hiện diện của người đó hành động như tác nhân xúc tác; bản thân người trung gian không làm gì cả. Cho nên nếu ai đó công bố rằng mình có thể làm điều gì đó, người đó hoàn toàn sai. Không ai có thể làm được shaktipat, nhưng sự hiện diện của ai đó có thể làm xúc tác cho điều đó, làm cho nó xảy ra.
Bây giờ tôi nghĩ rằng khi người tìm kiếm đạt tới chiều sâu nào đó trong thiền, shaktipat sẽ bắt đầu xảy ra ở đây với toàn lực. Không có khó khăn gì về điều đó cả; không khó chút nào. Không ai cần phải làm gì cả; điều đó sẽ xảy ra theo cách riêng của nó. Bạn bỗng nhiên sẽ thấy rằng một loại năng lượng hoàn toàn khác đã đi vào bạn từ bên ngoài; nó không tới từ bên trong bạn. Bất kì khi nào bạn kinh nghiệm việc dâng lên của kundalini, thì dường như nó dâng lên từ bên trong bạn; còn bất kì khi nào bạn kinh nghiệm shaktipat, thì nó sẽ dường như tới từ bên ngoài, từ bên trên. Nó sẽ là như vậy. Nó sẽ được cảm thấy rõ ràng như người ta cảm thấy nước rơi xuống mình từ trên cao và nước dâng lên với người đó từ bên dưới.
Kinh nghiệm về kundalini cũng tựa như việc chìm ngập, dường như bạn đang đứng trong lòng sông và mức nước dâng lên từ bên dưới và bạn đang bị chìm ngập trong nó. Kinh nghiệm về kundalini bao giờ cũng giống thế này - bao giờ cũng giống thế này - kinh nghiệm về việc bị chìm ngập trong dòng sông. Bạn sẽ cảm thấy rằng cái gì đó từ chiều sâu nào đó đang dâng lên và bạn đang bị nhận chìm vào trong nó, chìm ngập vào trong nó. Nhưng kinh nghiệm về shaktipat hoàn toàn khác; nó giống như mưa rơi từ trên trời, rơi từ trên xuống. Đó là điều Kabir nói tới khi ông ấy nói, ''Hỡi các sư, nước cam lồ đang mưa xuống,'' và các sư của ông ấy hỏi chỗ nào. Nó rơi từ bên trên và làm bạn ướt sũng.
Bây giờ nếu cả hai quá trình này xảy ra cùng nhau, nó sẽ tăng cường ngay tiến bộ của bạn. Thế rồi, đồng thời mưa sẽ rơi từ bên trên và nước sông dâng lên từ bên dưới. Thế thì các biến cố mưa rơi và dòng sông đang làm lụt xảy ra đồng thời, và bạn bị nhấn chìm, bạn bị phá huỷ từ cả hai đầu. Cả hai quá trình này có thể xảy ra cùng nhau; không có khó khăn nào hàm chứa trong đó.

Người hỏi: tác dụng của shaktipat chóng hết hay nó kéo dài? Và một biến cố shaktipat có đủ để đưa chúng ta tới đích của cuộc hành trình hay người ta còn cần nhiều hơn thế?
Sự kiện là ở chỗ hiệu quả kéo dài bắt nguồn từ kundalini của riêng bạn; shaktipat chỉ là sự trợ giúp. Shaktipat không bao giờ có thể tạo nên được cơ sở của bạn; nó không bao giờ trở thành cấu trúc cơ bản của bạn được. Điều xảy ra bên trong bạn còn quan trọng hơn; nó là cơ bản, là nền tảng. Đó mới là của cải thực của bạn. Một mình điều đó mới là của cải cơ bản của bạn. Shaktipat sẽ không thêm của cải cho bạn, nhưng chắc chắn nó sẽ làm tăng khả năng phát triển. Khác biệt này nên được hiểu đúng. Với shaktipat của cải của bạn sẽ không tăng lên nhiều lần, nhưng cái được gọi là tỉ lệ tăng trưởng, tỉ lệ mở rộng của nó chắc chắn sẽ được tăng lên cùng shaktipat.
Cho nên shaktipat không phải là của cải riêng của bạn. Nó giống như thế này: bạn chạy và tôi đuổi theo bạn với khẩu súng trong tay. Bây giờ khẩu súng của tôi không định làm tăng thêm sức chạy của bạn, nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho bạn chạy nhanh hơn. Chính bạn mới là người chạy trong mọi biến cố; chính năng lượng của bạn mới dồn vào việc chạy. Nhưng bởi vì khẩu súng này bạn sẽ đưa vào dùng ngay cả đến năng lượng vẫn nằm đó chưa được dùng trong bạn. Khẩu súng không cung cấp cho bạn thêm năng lượng nào; nó cũng không làm mất cho dù một giọt năng lượng riêng của bạn trong trò chơi này. Nếu bạn xem xét khẩu súng về sau, bạn sẽ thấy nó vẫn hệt như trước đây; nó không mất gì cả. Nhưng tác động của khẩu súng sẽ làm cho bạn chạy nhanh hơn, mãnh liệt hơn và tốc độ chạy cao hơn. Nơi bạn đã đi dạo giải trí trước đây, bây giờ bạn chạy và chạy và chạy nhanh.
Cho nên shaktipat không thêm của cải năng lượng của bạn, nhưng chắc chắn nó làm tăng khả năng trưởng thành và mở rộng.
Shaktipat có tác động tựa như tia chớp. Tia chớp không chiếu sáng con đường của bạn, nó không phục vụ bạn như cây đèn trong tay bạn; nó chỉ cho bạn một chớp lóe, một thoáng nhìn về con đường phía trước và những thứ bao quanh nó. Nhưng thoáng nhìn này rất quí giá; bây giờ chân bạn vững chãi, bây giờ ý chí bạn mạnh mẽ, bây giờ quyết tâm của bạn để đạt tới định mệnh của mình được tôi cứng. Bạn đã thấy con đường và bạn biết nó có đó và bạn biết rằng bạn không vẩn vơ vô mục đích. Một tia chớp lóe và bạn có được một thoáng nhìn về con đường bạn phải đi qua, và về ngôi đền là định mệnh của cuộc hành trình của bạn. Và ngay khi ánh sáng mất đi và bạn bị nhận chìm vào trong bóng tối đen ngòm; nhưng bây giờ bạn là con người khác, mặc dầu bạn đang đứng ở cùng chỗ bạn đã ở trước khi tia chớp xảy ra. Bây giờ bạn tự tin, và bạn biết bạn định tiến lên trước. Bây giờ bạn biết con đường có đó và ngôi đền, mặc dầu vô hình, đã trong tầm tay. Bây giờ bạn cảm thấy được đảm bảo. Bây giờ bạn tin tưởng và tin cậy, điều củng cố cho ý chí và quyết tâm của bạn.
Cho nên hiệu quả của shaktipat là gián tiếp, và do đó bạn cần nó nhiều lần. Một lần là không đủ; tia chớp thứ hai sẽ làm lợi cho bạn nhiều hơn, và tia chớp thứ ba còn nhiều hơn nữa. Điều bạn có thể đã bỏ lỡ lần thứ nhất sẽ được thấy ở tia chớp thứ hai và thứ ba. Ít nhất chúng sẽ làm mạnh thêm cho tin tưởng của bạn; chúng sẽ làm tăng cường ý chí của bạn.
Cho nên bạn không thể đạt tới được mục đích tối thượng của mình qua shaktipat; chính bạn là người phải bước đi trên con đường của mình tới định mệnh.
Thậm chí bạn có thể đạt tới mà không cần shaktipat, nhưng thế thì sẽ mất nhiều thời gian hơn; bạn sẽ đạt tới về sau. Vì thiếu tia chớp của shaktipat bạn sẽ kém tự tin hơn và bạn sẽ cần nhiều dũng cảm và sức mạnh hơn. Hoài nghi và sợ hãi thỉnh thoảng sẽ túm lấy bạn; bạn sẽ không chắc chắn về con đường của mình và định mệnh của nó. Tất cả mọi điều này sẽ xảy ra; dù sao thì bạn cũng sẽ đạt tới mục đích của mình.
Nhưng shaktipat quả thực là sự giúp đỡ. Tôi muốn rằng, nếu các bạn làm tiến bộ nào đó, thì shaktipat xảy ra cho một nhóm đông người, thay vì cho một hay hai cá nhân vào mỗi lúc. Sao giới hạn điều đó vào một hay hai cá nhân? Nó có thể xảy ra một cách tập thể cho mười nghìn người đứng cùng nhau; không có khó khăn gì trong vấn đề này. Bởi vì thời gian tốn như nhau dù điều đó được thực hiện cho một người hay mười nghìn người. Điều đó không tạo ra khác biệt về bất kì cái gì.

Người hỏi: trong trường hợp việc tiếp xúc với người trung gian không được duy trì, liệu tác động của shaktipat có bị hao mòn đi không?
Tác động này nhất định là suy giảm đi chứ. Trong thực tế, mọi tác động đều mòn mỏi đi dần dần. Bản thân tác động có nghĩa là nó đã bị một tác nhân bên ngoài gây ra, và do vậy nó sẽ giảm dần đi. Nhưng năng lượng phát sinh từ bên trong bạn thì ở lại, bởi vì nó là của riêng bạn. Năng lượng tới từ bên ngoài nhất định giảm thiểu đi và biến mất. Nhưng điều tới từ bên trong bạn không giảm thiểu đi; nó sẽ còn lại. Cũng năng lượng đó ở lại sẽ dâng lên dưới tác động của shaktipat. Vốn cơ bản của bạn không hao mòn đi, nhưng hiệu quả của nó thì có.

Người hỏi: Sẽ không có nguy hiểm rằng vốn năng lượng cơ bản của chúng ta sẽ hao mòn đi cho dù chúng ta vẫn chơi với bạn xấu? Vậy chúng ta sẽ không bị sa ngã từ chỗ cao của mình chứ?
Không có cách nào để sa ngã hay đi xuống. Điều này thực sự cần được hiểu rõ ràng. Rất thú vị mà biết rằng không có cách nào để đi xuống hay lùi lại. Bạn có thể được giúp đỡ để đi lên cao hơn từ chỗ bạn đã đạt tới, cho dù việc đi lên của bạn từ đó có thể vẫn bị cản trở; nhưng không có cách nào để kéo bạn xuống từ chỗ đó. Có lí do cho điều đó. Trong quá trình đi lên của bạn, việc dâng lên của bạn, bạn đã thay đổi, và bạn đã trưởng thành, và ngay cả một li của trưởng thành người đó cũng không thể xoá bỏ hay đảo ngược lại được. Rút lui hay thoái ngược là điều không thể được trong cuộc sống.
Điều đó giống thế này: Chúng ta có thể giúp cho đứa trẻ được lên lớp từ lớp một lên lớp hai; thầy kèm có thể tham gia vào việc giúp cho nó trong vấn đề này. Nhưng bạn không thể tìm được thầy kèm nào có thể làm cho đứa trẻ quên đi điều nó đã học ở lớp một. Tuy nhiên có khả năng là sau khi lên lớp hai thì nó rơi vào một nhóm các bạn ngu và trong biến cố đó nó bị cản trở cứ ở lại lớp mãi. Nhưng không bao giờ có khả năng là bạn ngu sẽ làm cho nó phải trở lại lớp một. Điều đó không phải là như vậy sao? Cũng có khả năng là nó bị giữ lại ở lớp hai suốt cả đời, có khả năng là nó không bao giờ được phép lên lớp ba, nhưng không thể có khả năng đưa nó xuống lớp một. Nó sẽ bị mắc kẹt; có thế thôi.
Trong cuộc sống tâm linh không có quay lại; đấy bao giờ cũng là vấn đề tiến lên hay mắc kẹt. Và việc mắc kẹt này là điều bạn gọi là sa ngã hay thoái lui. Nhưng thoái lui thực sự không xảy ra; điều tồi nhất xảy ra trong tâm linh là trì trệ.
Người hỏi: có khác biệt gì giữa shaktipat và ân huệ không?
Khác biệt là lớn lao, thực sự lớn. Trong thực tế, có khác biệt lớn lao giữa shaktipat và ân huệ.
Shaktipat là một loại kĩ thuật có thể được lập kế hoạch và quản lí. Shaktipat phải được lập kế hoạch và thao tác. Nó không thể được mang tới vào bất kì lúc nào và ở bất kì đâu. Các bạn có hiểu điều tôi ngụ ý không? Để shaktipat xảy ra, rất cần là người tìm kiếm phải ở vào trạng thái đúng để cảm nhận nó và cần người trung gian cũng phải là người trung gian đúng. Và khi cả hai điều kiện này được đáp ứng và chúng đồng bộ, thì shaktipat xảy ra. Đây là vấn đề kĩ thuật.
Ân huệ tới không có mời chào, nó tới từ bóng tối. Bạn không thể mời nó được, bạn không thể có nó theo mệnh lệnh được. Nó không thể được lập kế hoạch, mà cũng không thể bị thao túng và quản lí. Nó là biến cố xảy ra rất thỉnh thoảng, và xảy ra theo cách riêng của nó.
Khác biệt giữa shaktipat và ân huệ là kiểu như khác biệt giữa điện trong nhà bạn và chớp trên bầu trời. Bạn nhấn nút ở đây và ở kia sáng lên ngay lập tức; nhưng chớp của trời hoàn toàn khác. Chớp xảy ra theo cách riêng của nó, bạn không thể có nó theo mệnh lệnh được, mặc dầu về cơ bản đó là cùng một năng lượng vận hành trong cả điện và chớp. Trong khi điện nhà bạn được điều khiển về mặt công nghệ - nó được kiểm soát bằng công cụ và kĩ thuật - chúng ta không điều khiển được chớp. Ân huệ giống như chớp của trời. Nó xảy ra vào khoảnh khắc bất ngờ và hiếm hoi. Và nếu người tìm kiếm ở đúng trạng thái cảm nhận vào khoảnh khắc đó, thì ân huệ có thể xảy ra cho người đó. Và thế thì chắc chắn nó không phải là shaktipat. Mặc dầu về cơ bản nó là cùng một năng lượng như shaktipat, vậy mà nó vẫn là ân huệ - rất khác với shaktipat.
Có khác biệt nữa - rằng không cần người trung gian để nhận ân huệ; ân huệ sẽ giáng xuống bạn theo cách trực tiếp. Nó không cần người trung gian để đạt tới bạn; nó sẽ tới thẳng bạn. Và ân huệ bao giờ cũng là việc xảy ra bất thần. Và nó là hiếm hoi, nó không xảy ra thường xuyên. Và nó không thể được lập kế hoạch và thao tác như shaktipat. Tôi có thể nói rằng nếu các bạn tới ngày hôm sau vào thời điểm cố định sau khi làm việc chuẩn bị nào đó, thì shaktipat sẽ xảy ra. Nhưng tất cả những điều này là không liên quan trong trường hợp của ân huệ. Nó có thể xảy ra, nó có thể không xảy ra. Nó không ở trong tay chúng ta; nó không thể bị điều khiển, bị thao tác.
Ngoài khác biệt này, ân huệ là một với shaktipat.

Người hỏi: làm sao shaktipat có thể được lập kế hoạch nếu nó xảy ra chỉ trong trạng thái vô ngã?
Việc lập kế hoạch có thể được thực hiện trong trạng thái vô ngã; bản ngã chẳng liên quan gì tới việc lập kế hoạch cả. Việc lập kế hoạch vô ngã là tuyệt đối có thể được. Bản ngã là điều khác; nó là điều hoàn toàn khác. Chẳng hạn, chúng ta lập kế hoạch rằng với sự chuẩn bị nào đó chúng ta sẽ ngồi chờ shaktipat ngày mai vào lúc năm giờ sáng. Trong việc lập kế hoạch này người tìm kiếm không bị yêu cầu phải vô ngã, nhưng người trung gian thì phải vô ngã.
Vô ngã không phải là trạng thái nhất thời mà bây giờ bạn vô ngã và bây giờ bạn không vô ngã. Nếu bạn vô ngã, bạn hiện hữu; nếu bạn không vô ngã, bạn không hiện hữu. Nếu tôi vô ngã, tôi hiện hữu; nếu tôi không vô ngã, tôi không hiện hữu. Không phải là mai vào lúc năm giờ tôi sẽ trong trạng thái vô ngã. Điều đó là kì cục.
Làm sao nó có thể thế được? Không có cách nào để như vậy được. Nếu tôi vô ngã ngay bây giờ, chỉ thế thì tôi mới vô ngã ngày mai vào lúc năm giờ. Và tôi sẽ là như vậy, bất kể liệu tôi có lập kế hoạch hay không lập kế hoạch, liệu tôi có xuất hiện hay không xuất hiện, liệu tôi có thức hay ngủ vào khoảnh khắc đó. Nếu tôi vô ngã, tôi là nó. Nếu tôi không vô ngã, tôi không là nó.
Vô ngã không phải là vấn đề về mức độ như nhiệt độ thân thể, mặc dầu chúng ta vẫn thường nghĩ về mọi thứ dưới dạng mức độ. Tất cả mọi việc suy nghĩ của chúng ta đều giống thế này. Nếu nhiệt độ thân thể ai đó là chín mươi tám độ Fahrenheit (36 độ Celcius), chúng ta nói rằng người đó là bình thường. Nhưng nếu nhiệt độ của anh ta lên tới chín mươi chín độ (37 độ Celcius) chúng ta nói là anh ta bị sốt, anh ta đang tăng nhiệt độ. Chín mươi tám độ cũng là sốt, nhưng chúng ta gọi nó là sốt thường. Tại bậc thứ chín mươi chín nó trở thành bất thường; trở lại chín mươi tám nó là bình thường. Chín mươi tám độ cũng là sốt nhưng bởi vì mọi người đều có nhiệt độ như vậy, cho nên nó được gọi là bình thường. Một sai lệch nhẹ từ những trường hợp thông thường gây ra rắc rối.
Thông thường điều đó cũng hệt như với bản ngã của chúng ta; nó là cơn sốt của chúng ta. Nếu ai đó có bản ngã theo cùng mức độ như tất cả mọi người khác có, chúng ta nói rằng người đó là con người bình thường, người tốt. Hơi lệch khỏi chín mươi tám độ thông thường - nếu người đó chạm tới chín mươi chín độ của bản ngã, chúng ta nói ngay người đó là kẻ ích kỉ, người đó cao ngạo. Và trong trường hợp ai đó tụt xuống chín mươi bảy độ, chúng ta gọi người đó là người tuyệt đối khiêm nhường, một mahatma trọn vẹn, một linh hồn rất vĩ đại.
Bản ngã và không bản ngã là những điều khác nhau hoàn toàn; chúng là những trạng thái khác nhau. Chúng không liên quan tới mức độ, với số lượng. Chúng không giống như trạng thái của sốt và không sốt; chúng không được đo bằng chín mươi tám và chín mươi chín độ. Trong thực tế, chỉ trong quan hệ với người chết chúng ta mới có thể nói rằng người đó không sốt. Chừng nào còn có nhiệt thân thể, dù là bình thường hay bất thường, đó vẫn là sốt. Đó vẫn là sốt với khác biệt là chín mươi tám độ là bình thường và chín mươi chín độ là bất thường. Và nhiệt bất thường gây rắc rối về thể chất cho chúng ta; chúng ta kinh nghiệm bệnh tật bởi điều đó.
Thế rồi có một góc độ khác cho bản ngã. Nếu bản ngã của ai đó đụng chạm tới bản ngã chúng ta, chúng ta coi người đó là kẻ bản ngã. Còn nếu bản ngã của ai đó làm thoải mái cho bản ngã chúng ta, tâng bốc và xoa dịu bản ngã chúng ta, chúng ta nói người đó là người vô ngã. Nhưng cái gì là phương tiện, là tiêu chuẩn để biết điều đó? Nếu một người tới tôi theo cách ngạo mạn muốn làm cho tôi cảm thấy tầm quan trọng của người đó, chúng ta sẽ gọi người đó là kẻ bản ngã. Nhưng nếu cùng người đó tới và chạm chân tôi, chúng ta sẽ nói người đó khiêm tốn thế, tốt thế. Tiêu chuẩn nào có đó để kiểm thử điều đó? Chúng ta chỉ có một cách kiểm thử về bản ngã: với chúng ta bản ngã là điều quấy rối bản ngã riêng của chúng ta. Nếu ai đó làm tổn thương bản ngã chúng ta, người đó là kẻ bản ngã, còn nếu người đó tâng bốc bản ngã chúng ta, người đó là thánh nhân, là người khiêm tốn. Nhưng bao giờ đấy cũng là bản ngã chúng ta được lấy làm phương tiện. Chính bằng bản ngã riêng của mình mà chúng ta phán xét người khác là kẻ bản ngã hay không.
Đó là lí do tại sao chúng ta không biết trạng thái thực của vô ngã. Làm sao chúng ta có thể biết nó được? Chúng ta biết cách đo bản ngã theo mức độ, liệu nó nhiều hay ít. Nhưng nơi không có các mức độ, chúng ta tự thấy mình đâm ra khó khăn để biết điều đó, để biết cái vô ngã.
Nhưng trong vấn đề shaktipat người trung gian phải là vô ngã. Vô ngã không phải là từ đúng, cho nên tôi sẽ nói rằng chỉ người không bản ngã mới nên là người trung gian. Và tâm niệm trong đầu rằng người như vậy là người nhận ân huệ, rằng ân huệ đang mưa rào lên người đó cả hai mươi bốn tiếng một ngày. Người đó sẽ đảm đương điều đó rằng bạn nữa cũng có nếm trải về nó, nhưng chừng nào có liên quan tới người đó, thì nước cam lồ của ân huệ mưa lên người đó hết ngày nọ tới ngày kia. Đó là cách người đó có thể thấy điều rằng khi bạn cởi mở trong một hay hai khoảnh khắc, vài giọt cam lồ đó đi vào bạn qua lối mở đó.

Người hỏi: Liệu tác động của ân huệ trực tiếp lên người nhận nó có kéo dài mãi không? Và nó có thể đưa người ta tới việc đạt tới điều tối thượng không?
Ân huệ trực tiếp chỉ được nhận khi đạt tới điều tối thượng và không trước đó. Chỉ khi bản ngã của bạn tan biến thì ân huệ mới giáng lên bạn. Bản ngã là rào chắn duy nhất trên con đường đạt tới. Và việc đạt tới là trạng thái tối thượng mà sau đó không cái gì còn lại để được đạt tới nữa.

Người hỏi: sadhana là kỉ luật của kundalini hay nó là tâm linh?
Nó chính là tâm linh... Các bạn biết rằng việc ăn là vật lí, nhưng nếu các bạn không ăn, linh hồn chẳng mấy chốc sẽ rời khỏi thân thể bạn. Cho nên mặc dầu thức ăn đi vào thân thể, vậy mà vẫn cần thân thể phải ở vào một trạng thái đặc biệt để cho linh hồn ở lại trong nó. Theo cùng cách này mặc dầu kundalini là tâm linh vẫn cần kundalini là một trạng thái đặc biệt để cho bạn có thể đạt tới linh hồn. Nếu kundalini không phải là một trạng thái đặc biệt, nếu nó khác với điều nó đáng phải là vậy đối với bạn, thế thì không thể nào đạt tới linh hồn được. Cho nên mặc dầu kundalini là tâm linh, nó phục vụ như bàn đạp để đi tới tâm linh. Bản thân nó không phải là tâm linh, và nếu ai đó nói vậy thì người đó sai. Nếu ai đó nói rằng việc ăn là tâm linh, người đó sai. Việc ăn là vật lí, nhưng nó phục vụ làm cơ sở cho tâm linh.
Thở là vật chất, và ý nghĩ nữa cũng là vật chất; mọi thứ đều là vật chất. Thở và ý nghĩ thực sự là vật chất. Nhưng dạng vi tế nhất của chúng được gọi là tâm linh. Linh hồn là dạng vi tế nhất của vật chất. Nhưng tất cả chúng - hơi thở và tâm trí và tâm linh - đều phục vụ làm cơ sở cho người tìm kiếm lấy bước nhảy vào tâm linh. Chúng phục vụ như bàn nhảy để nhảy vào điều thiêng liêng. Điều đó giống như một người muốn đắm chìm vào trong dòng sông, và để làm điều đó người đó trước hết phải đứng trên ván nhún dựng thẳng trên bờ sông. Ván nhún không phải là dòng sông. Bây giờ ai đó có thể biện minh rằng vì ván nhún không phải là dòng sông thì tại sao người đó, người muốn đắm chìm vào dòng sông, phải đứng trên nó? Sao người đó không thể đứng ngay trong sông? Nhưng không ai có thể đứng trong sông với dự định để chìm vào trong nó. Trước hết người ta phải lấy chỗ đứng của mình ở trên bờ, và thế rồi người đó có thể nhảy vào trong dòng sông. Và ván nhún là tuyệt đối khác với dòng sông mà người ta chìm vào. Ván nhún không phải là dòng sông.
Cho nên chính là qua thân thể, qua tâm trí mà bạn có thể lấy bước nhảy vào tâm linh, linh hồn. Và tâm linh được đạt tới chỉ khi việc nhảy này đã được thực hiện. Hiện giờ các bạn phải chuẩn bị cho nó từ nơi các bạn đang hiện hữu tại khoảnh khắc này. Cho nên thân thể và tâm trí là bàn nhảy. Tuy nhiên, khi việc nhảy được thực hiện các bạn sẽ đạt tới tâm linh.

Người hỏi: Trong giáo huấn trước đây về thiền thầy bao giờ cũng yêu cầu chúng tôi phải thảnh thơi, tĩnh lặng và nhận biết. Còn bây giờ trong quá trình thở và hỏi mãnh liệt 'Tôi là ai?" Thầy hô hào chúng tôi đem tất cả mọi nỗ lực của mình vào trong nó. Nhưng người tìm kiếm đã thực hành kĩ thuật thiền trước đây thấy rất khó để đưa vào nỗ lực thường xuyên được duy trì. Vậy kĩ thuật nào trong hai kĩ thuật này là tốt cho người đó?
Không có vấn đề tốt và xấu ở đây. Tôi hiểu vấn đề của bạn; đấy không phải là vấn đề tốt và xấu. Bạn chỉ phải tìm ra kĩ thuật nào cho bạn nhiều an bình hơn và thêm đà cho việc thiền của bạn. Điều đó không thể là như nhau với mọi người; họ sẽ kinh nghiệm điều đó một cách khác biệt. Có những người đạt tới thảnh thơi chỉ sau khi tự họ đã chạy trên đất. Và có những người khác có thể đi vào trong thảnh thơi ngay lập tức; nhưng có vài người ở ngay giữa. Hơi khó để đi thẳng vào im lặng; chỉ một nhúm người mới có thể làm được như vậy. Với đa số mọi người đều cần trải qua nhiều việc ráng sức và căng thẳng trước khi họ có thể thảnh thơi. Nhưng mục đích trong cả hai trường hợp này là như nhau - mục đích cuối cùng là như nhau. Nó là thảnh thơi.

Người hỏi: khi giải thích về việc thở sâu và nhanh thầy nói rằng nó là một kĩ thuật cho việc biến đổi qua các cực đoan - rằng chúng tôi phải trải qua điểm cực đoan của căng thẳng để cho trạng thái thảnh thơi tuyệt đối cuối cùng được đạt tới. Nếu quả là như vậy, chúng tôi có nên coi nó là sadhana hay kỉ luật của căng thẳng không?
Nó là sadhana của căng thẳng. Nó hoàn toàn là kỉ luật của căng thẳng. Trong thực tế, mọi kỉ luật năng lượng đều là kỉ luật của căng thẳng. Bản thân năng lượng có nghĩa là căng thẳng. Chính là qua căng thẳng mà năng lượng đi vào hiện hữu. Chúng ta thành công trong việc tạo ra một khối lượng năng lượng lớn vô cùng từ nguyên tử, vì chúng ta chẻ nó thành hai và đặt các thành tố vi tế của nó vào trạng thái căng thẳng. Cho nên toàn thể kỉ luật của năng lượng là kỉ luật của căng thẳng. Nếu chúng ta hiểu nó đúng, thì bản thân căng thẳng là năng lượng.
Người hỏi: thầy nói về hai hệ thống sadhana - tích cực và tiêu cực. Sadhana kundalini là gì - tích cực hay tiêu cực?
Nó là tích cực, hoàn toàn tích cực.

Người hỏi: sao Phật không nói về kundalini và các trung tâm hay luân xa nó đi qua?
Điều này nên là phần cuối của cuộc thảo luận tối nay của chúng ta.
Trong thực tế, tất cả những điều Phật đã nói đều không được ghi lại, đó là khó khăn lớn nhất thành vấn đề. Nhiều điều từ giáo huấn của Phật đã không được ghi lại một cách có chủ tâm. Và thế rồi các giáo huấn của ông ấy đã được ghi lại năm trăm năm sau khi cái chết của Phật. Chúng đã không được ghi lại vào thời ông ấy sống. Trong năm trăm năm, các bhikkhus khất sĩ, các đệ tử của Phật, những người gìn giữ giáo huấn của ông ấy, đã từ chối cô đọng chúng lại thành việc viết.
Thế rồi đến một thời khi những người trông coi tri thức Phật giáo bản thân họ bắt đầu biến mất khỏi trái đất. Và do vậy một sangha lớn, một cuộc hội họp các Phật tử, đã được triệu tập, cuộc họp đã quyết định ghi lại các giáo huấn của Phật lần đầu tiên, bởi vì có nguy cơ thất lạc chúng hoàn toàn sau khi người cuối cùng trong các khất sĩ đang gìn giữ chúng không còn nữa.
Chừng nào mà các giáo huấn của Phật vẫn còn có thể được gìn giữ bằng lời qua kí ức, thì các đệ tử của ông ấy vẫn cứ ngoan cố từ chối đưa chúng vào việc viết ra. Cùng điều này đã xảy ra cho giáo huấn của Jesus và Mahavira. Và điều đó cần phải làm như vậy.
Có rất nhiều lí do tại sao giáo huấn của Phật và những người như ông ấy đã không được ghi lại. Thứ nhất, những người này đã thuyết giảng qua lời từ miệng, cho nên chính những lời nói ra của họ hàm chứa giáo huấn của họ. Trong số những lời này nhiều điều khác nhau đã được nói cho các loại người tìm kiếm khác nhau. Và tất cả chúng không nhất thiết có ích cho người mới bắt đầu kỉ luật tâm linh. Chúng có thể có hại cho họ.
Điều khá thường xảy ra là khi các giáo huấn được ngụ ý dành cho những người tìm kiếm bậc cao được truyền cho những người kém hơn họ thì chúng chỉ làm cho vị thế của họ không vững chắc là người học, vì thế thì họ bị tác động bởi ý tưởng lao vào giai đoạn nâng cao và bỏ qua phần bài tập riêng của mình. Cũng có khó khăn khác đối với vấn đề này. Nhiều điều được dạy cho người mới bắt đầu trở thành không chỉ thừa mà thậm chí còn sai đối với người tìm kiếm cao cấp. Cho nên nếu người mới bắt đầu mà biết mọi điều được dạy cho người học cao cấp quá sớm, họ sẽ không làm bài tập riêng của mình một cách nghiêm chỉnh và thực sự. Và trong biến cố đó họ sẽ bị mắc kẹt; họ không thể tiến thêm được nữa. Do đó điều rất cần thiết cho các giáo huấn này là phải đúng cho họ ngay ở giai đoạn riêng của họ. Chỉ thế thì họ mới học đúng và có tiến bộ trong kỉ luật tâm linh.
Khi một đứa trẻ học bảng chữ cái, nó được dạy phải nói "G thuộc vào God (Thượng đế)." Bây giờ thực sự không có nghĩa gì mà nói như vậy; "G" có thể thuộc vào goblin (yêu tinh) nữa. Và không có mối quan hệ nào giữa Thượng đế và yêu tinh cả; chúng không thuộc vào cùng phường hội. Trong thực tế, "G" không có bất kì mối nối nào với Thượng đế hay yêu tinh cả. Nhưng nói điều đó cho trẻ con cũng là điều nguy hiểm khi chúng học bảng chữ cái. Nếu bố nó bảo nó, "Con ngu lắm, "G" chẳng có liên quan gì với Thượng đế cả; "G" có thể thuộc về cả nghìn lẻ một thứ nữa; nó không chỉ thuộc vào mỗi Thượng đế", thế thì đứa con sẽ chẳng bao giờ học được chữ cái "G". Do đó điều cần thiết là với hiện tại chỉ nên nói cho nó rằng "G" thuộc vào "God" (Thượng đế). Gạt sang bên cả nghìn lẻ một thứ khác có liên quan với nó đi. Chỉ cần thế là đủ nếu nó học "G" trong mối liên hệ với Thượng đế. Về sau nó cũng sẽ học cả nghìn lẻ một thứ khác; và thế rồi nó tự mình sẽ biết rằng "G" không chỉ dành riêng được nối với Thượng đế. Ngay khi được nối với Thượng đế, nó được nối với nhiều từ khác. Và thế thì Thượng đế sẽ bị bỏ qua và nó sẽ biết "G" một cách độc lập.
Cho nên trong kỉ luật tâm linh có hàng nghìn điều thuộc vào hàng nghìn mức. Và thế rồi có vài điều rất cá nhân và bí mật và bí truyền. Thiền mà tôi đang dạy cho các bạn bây giờ là điều có thể được nói ở chỗ công cộng; nhưng có những điều tôi không thể thảo luận được trong nhóm lớn; tôi sẽ không nói. Tôi sẽ nói về chúng chỉ với những cá nhân được chọn lựa, những người xứng đáng.
Cho nên mặc dầu Phật đã nói nhiều, tất cả những điều đó đã không được ghi lại. Theo cùng cách này, không phải mọi điều tôi sẽ nói sẽ được ghi lại. Tất cả chúng không thể được qui về việc viết. Đầu tiên tôi sẽ chỉ nói rằng nhiều điều công khai có thể được ghi lại mà không có nguy cơ nào. Ở chỗ công khai tôi sẽ chỉ nói vậy thôi. Và điều cần được xem xét và bảo tồn như những giáo huấn bí mật sẽ không bao giờ được tiết lộ ra cho công luận. Tôi sẽ truyền chúng cho những cá nhân xứng đáng người sẽ ghi nhớ chúng trong kí ức của mình.

Người hỏi: điều đó có ngụ ý rằng vấn đề kundalini và những luân xa khác nên được coi như bí mật và không được ghi lại chút nào không?
Không, có nhiều điều khác được bao hàm trong nó. Không có khó khăn gì trong việc ghi lại điều tôi đã nói ở đây trong những ngày này về vấn đề kundalini và luân xa. Không có khó khăn về bất cứ điều gì. Khó khăn của tôi là ở chỗ có lỗ hổng hai nghìn năm trăm năm giữa Phật và thời đại chúng ta, và điều đó đã tạo nên khác biệt lớn; qua thời kì này tâm thức con người đã phát triển. Tôi bây giờ nghĩ có nhiều điều mà Phật cho là nên được giấu kín thì bây giờ rất có thể đưa ra công khai. Hai mươi nhăm thế kỉ đã tạo nên khác biệt cơ bản. Cho nên tôi nói rằng rất nhiều điều Phật đã coi là bí mật bây giờ có thể được dạy công khai. Tương tự nhiều điều mà tôi coi là bí mật có thể được để lộ ra hai nghìn năm trăm năm sau tôi, với điều kiện là tâm thức con người tiến hoá theo cách nó phải thế.
Các bạn có hiểu điều tôi đang nói không? Ngay cả nếu Phật có quay lại, ông ấy cũng sẽ tiết lộ nhiều điều ông ấy đã giữ lại vào thời của mình.
Phật đã làm một điều có tính hiểu biết và quan trọng lớn lao. Ông ấy đã quyết định với mười một câu hỏi rằng không ai được phép hỏi ông ấy. Bởi vì nếu bất kì câu hỏi nào trong chúng mà được hỏi ông ấy, ông ấy sẽ phải trả lời chúng theo cách này nọ. Và trong khi đưa ra câu trả lời sai cho chúng là điều không đúng, thì thực sự là sai khi đưa ra câu trả lời đúng. Cho nên ông ấy đã quyết định với mười một câu hỏi rằng chúng bị cấm, bởi vì chúng là không thể giải thích được. Trước khi Phật vào một thị trấn, đều có công bố công khai rằng không ai được nêu ra mười một câu hỏi đó cho Phật, vì ông ấy sẽ không trả lời chúng. Cho nên công bố này nói đừng ai làm cho Phật lúng túng.
Và có lí do chính đáng cho Phật để từ chối trả lời chúng. Sẽ có hại nếu ông ấy trả lời chúng, và nếu ông ấy từ chối trả lời chúng, ông ấy sẽ cảm thấy mặc cảm rằng ông ấy đã kìm hãm chân lí. Cho nên cách tốt nhất là chúng không nên được nêu ra chút nào.
Cho nên mọi làng đều được thông báo bằng tiếng trống rằng khi Phật tới thăm họ, phải không được đặt ra mười một câu hỏi này cho ông ấy, bởi vì điều đó sẽ gây lúng túng cho ông ấy. Những câu hỏi này đã được xem như avyakhya, câu hỏi không thể giải thích được. Và chúng thực sự đã không được nêu ra; người ta chưa bao giờ đặt chúng ra cho Phật.
Và bất kì khi nào người đối lập với ông ấy cứ khăng khăng nêu nó ra, Phật sẽ nói với người đó, "Đợi chút thời gian nữa, và đồng thời làm vài sadhana. Và khi ông xứng đáng cho điều đó, ta sẽ trả lời câu hỏi của ông."
Nhưng ông ấy chẳng bao giờ thực sự trả lời cả. Và đây là điều những người chỉ trích và đối lập ông ấy thường hay dùng để chống lại ông ấy. Người Jainas và người Hindus cho là Phật đã không trả lời những câu hỏi này chỉ bởi vì ông ấy không biết câu trả lời. Họ cũng nói rằng vì kinh sách riêng của họ đã trả lời cho từng câu hỏi đó, nên dường như là Phật thiếu tri thức. Nhưng những người chỉ trích ông ấy đã quên mất rằng với Phật việc lặp lại câu trả lời của kinh sách thì quá dễ dàng nếu ông ấy muốn trả lời chúng.
Sự thực là ở chỗ câu trả lời đúng không được viết ra ngay trong kinh sách; chúng thực sự không có khả năng.
Cho nên câu hỏi này không nảy sinh tại sao Phật đã không nói về kundalini và các luân xa.

Ads Belove Post