Chương 16. Kỹ thuật nhìn

Chương 16. Kỹ thuật nhìn

Price:

Read more

Osho - Thế giới những Mật Điển
Chương 16. Kỹ thuật nhìn


Mật Điển:
Đơn giản nhìn bầu trời vượt qua những đám mây,
Sự trong sáng.
Lắng nghe giáo lý tối hậu được truyền đạt.
Mắt bất động không nháy.
Ngay lập tức hoàn toàn tự do.
Nhìn vững vàng không chao đảo vào vực sâu thẳm,
Cho đến khi hiểu tính chất kỳ diệu.
Nhìn vật thể,
Từ từ rút khỏi cái nhìn,
Từ từ rút tư tưởng ra khỏi vật thể.
Chúng ta thường xuyên sống phiến diện bên ngoài. Nhưng đó chỉ là sự giam hãm trong những giới hạn. Cảm tính chính là biên giới và tâm thức thì lắng sâu tận trung tâm. Chúng ta sống trong cảm giác. Đó là tự nhiên. Nhưng sự tự nhiên này không phải là sự tuôn chảy tối hậu, mà chỉ là bước khởi đầu.
Khi sống trong cảm xúc, thông thường chúng ta quan tâm đến những vật thể, bởi vì lúc nào quan tâm về đối tượng. Thí dụ: Mắt không thể hữu dụng ngoại trừ có cái gì đó để nhìn. Nghe cũng vô ích trừ khi có điều gì đó để nghe, và tay không thể sử dụng ngoại trừ có một cái gì để sờ chạm.
Chúng ta sống bằng những giác quan; và từ đó tạo thành những cảm xúc. Do đó, lúc nào cũng lệ thuộc vật thể hay đối tượng. Giác quan giới hạn con người trong thân vật lý. Vật thể thì không, nó vượt ra khỏi những phạm trù. Vì thế có ba điểm phải hiểu rõ ràng trước khi tiếp cận những kỹ thuật:
Đầu tiên:
Sự rõ biết là trung tâm.
Thứ hai:
Giác quan thông qua sự rõ biết chuyển di ra phạm vi.
Thứ ba:
Sự rõ biết các vật thể khách quan;
Chuyển di xuyên qua giác quan vượt khỏi phạm vi.
Cần hiểu tường tận rõ ràng
và có ba điều cần ghi nhớ về tâm thức:
Sự rõ biết là trung tâm.
Giác quan bị giới hạn.
Vật thể vượt ra khỏi phạm vi.
Khi ứng dụng kỹ thuật sẽ rất đơn giản và dễ dàng cho các bạn.
Nhìn theo nhiều chiều hướng. Đầu tiên giác quan nằm giữa, nó là trung gian. Góc cạnh này là trung tâm và góc cạnh kia là thế giới ngoại biên. Giác quan là trung gian giữa hai thế giới. Từ giác quan bạn có thể chuyển di theo chiều hướng nào cũng được và khoảng cách như nhau. Giác quan là cánh cửa mở cả hai hướng chuyển di ra ngoại biên hay quay trở về trung tâm.
Bạn đang sống trong những giác quan. Đó là lí do tại sao một trong những thiền gia nổi tiếng, Bokuju nói rằng: "Đừng nghĩ Niết bàn ở một nơi chốn xa xăm nào đó mà Niết bàn và thế gian đều ở cùng một khoảng cách"
Câu nói này làm cho chúng ta rối rắm và lúng túng. Vì đã nhầm lẫn cho rằng Niết bàn hay Thiên đàng ở tận đâu đâu; và thế gian thì rất gần gũi và ngay tại đây. Nhưng Bokuju nói thật chính xác: "Cả hai đồng hiện hữu cùng khoảng cách"
Thế gian ngay tại đây thì Niết bàn cũng ngay tại đây. Cũng có thể Niết bàn gần gũi hơn thế gian. Niết bàn có chiều hướng hướng nội và thế giới khách quan thì hướng ngoại, sự thực khoảng cách như nhau. Từ quan kiến của tôi, trung tâm của tôi gần gũi như các bạn đang bên cạnh.
Tôi có thể nhìn thấy bạn nếu hướng ngoại và nhìn thấy bản thể nếu hướng vào bên trong. Chúng ta ở ngay cánh cửa của giác quan tự nhiên của thân vật lý giống như tâm thức hướng ngoại.Bạn cần thực phẩm để ăn, cần nước để uống, cần nơi nương trú. Tất cả những thứ đó cần thiết cho thân vật lý và chỉ tìm thấy những nhu cầu này ở thế giới bên ngoài.
Tất cả đều theo trật tự tự nhiên vận hành; và tri thức chuyển động thông qua giác quan hướng ra thế giới bên ngoài. Nhưng khi tri thức đã thỏa mãn vì quá đầy đủ sẽ chẳng bao giờ chuyển di vào trong.
Thí dụ: Nếu đứa trẻ sinh ra thực phẩm đã tự đầy đủ. Nó sẽ chẳng cần đến mẹ. Người mẹ trở thành vô dụng, vì đối với đứa trẻ người mẹ không có ý nghĩa, thực phẩm mới là ý nghĩa. Nhưng trong thực tế người mẹ cung cấp cho nó thực phẩm và những thoả mãn cần thiết. Nếu không có mẹ, nó không thể tồn tại. Vì thế, nó cần tình yêu thương của mẹ. Như thế có nghĩa là tình yêu đến sau, vì mẹ là người sẽ đáp ứng cho nó những đều cần thiết và cơ bản của cuộc sống.
Nếu mẹ nuôi con bằng sữa bình, không thể mong mõi tình yêu nhiều nơi đứa bé. Vì đối với nó, thực phẩm là thiết yếu. Người mẹ đến đứa con chỉ qua con đường cung ứng thực phẩm. Như thế có nghĩa là thực phẩm và tình thương liên quan với nhau rất sâu sắc. Cũng có nghĩa là tình thương được thỏa mãn, thực phẩm sẽ trở thành thứ yếu và ngược lại.
Những ai yêu và được yêu sẽ thặng dư thực phẩm vì học chỉ cần rất ít. Đó là một trong những điều căn bản. Nhưng những ai không có tình yêu sẽ thay thế bằng thực phẩm vì họ cần ăn rất nhiều để bù vào sự khiếm khuyết.
Đối với trẻ con, thực phẩm là nhu cầu. Nhưng nếu sinh ra đã tự đầy đủ và không cần thực phẩm, không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Bạn có nghĩ nó chuyển dị hướng ngoại không. Không cần thiết; vì chúng ta hướng ngoại không phải vì đau khổ mà do nhu cầu thỏa mãn từ vật thể hay đối tượng.
Tại sao chúng ta không có chiều hướng hướng nội. Bởi vì chúng ta chưa sẵn sàng để quay vào trong. Một khi những nhu cầu cần thiết sẵn có, rất dễ dàng chuyển di đi vào nội tại hay chuyển di ra thế giới ngoại biên.
Những nhu cầu cần thiết là gì? Sự cần thiết là quan tâm đến tôn giáo. Bạn không thể nào quan tâm đến tôn giáo trừ khi nhận ra sự cần thiết. Nhưng làm sao để thiết lập sự cần thiết? Và qua tiến trình nào chúng ta có thể ý thức sâu sắc việc rất cần thiết là hướng nội? Vì thế có ba điều sau đây được giới thiệu:
Thứ nhất: Cái chết.
Tất cả nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống thúc đẩy bạn hướng ngoại. Nếu muốn bước vào thế giới nội tại, cái chết là nền tảng cần quan tâm tiên quyết. Bằng ngược lại, bạn chẳng bao giờ muốn khám thế giới tâm linh.
Đó là điều đã xảy ra cho đức Phật. Khi người rõ biết sâu sắc về cái chết và từ đó khởi đầu chuyển động hướng nội. Như thế cũng có nghĩa là khi nào bạn bắt đầu ý thức hoàn toàn về cái chết, bạn sẽ thấy việc quay trở lại là cần thiết.
Đời sống chiều hướng ngoại, trừ khi bạn ý thức về cái chết, nếu không tôn giáo trở thành vô nghĩa với bạn. Vì thế tôn giáo không có ý nghĩa với loài vật. Vì nó đang sống, sống một cách mãnh liệt hơn cả con người nhưng không bao giờ ý thức về cái chết.
Nó không thể nhận thức về cái chết. Nó không nhận thấy cái chết trong tương lai. Nó nhìn thấy cái chết của những động vật khác, nhưng chẳng bao giờ biết rằng cái chết cũng xảy ra với nó. Có lẽ như thế nó không rơi vào đau khổ.
Đối với các bạn, chết cũng chỉ xảy ra cho người nào đó. Như thế có nghĩa là bạn vẫn còn sống trong tập quán bản năng của loài vật. Nếu không ý thức về cái chết, bạn chẳng thể là con người. Đó là sự khác biệt rất lớn giữa con người và loài vật.
Loài vật không hề nhận thức về cái chết, chỉ con người mới có khả năng này vì có tư tưởng để ý thức. Nếu không ý thức về chết, bạn chưa hẳn là con người và chỉ có con người mới hình thành ý niệm phải quay vào bên trong.
Đối với tôi "Con người" đồng nghĩa với ý thức về cái chết. Tôi không nói sự hoảng hốt khi biết rằng chúng ta phải chết. Trường hợp này không phải tỉnh thức. Ý thức vấn đề mà chết sắp sửa xảy đến cận kề và cấp thiết. Thế nên, chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận.
Nếu đời sống có sự cần thiết riêng của nó, thì cái chết cũng có sự khẩn thiết riêng. Đó là lí do tại sao những người trẻ trong xã hội không quan tâm đến tôn giáo vì họ không hề nghĩ rằng mình sẽ chết. Cái chết không phải là điều làm cho họ phải quan tâm.
Đối với người già; thí dụ như ở Ấn Độ, một trong những xã hội cổ xưa quan tâm đến cái chết; nền tảng ý thức về cái chết đã ăn sâu tại Ấn độ; và cái chết đã trở thành tôn giáo. Vậy, điều đầu tiên là: Chúng ta cần phải ý thức về cái chết.
Suy gẫm về điều đó, ngắm nhìn và tư duy về nó. Đừng sợ hãi, đừng trốn tránh sự thật: "Mọi người đang đi đến cái chết." Cái chết lúc nào cũng hiện diện không thể nào trốn tránh. Nó đến cùng lúc với sự sống của bạn.
Sự chết xuất hiện cùng với bạn lúc vừa có mặt trong cuộc sống này. Bạn không thể né tránh cái chết. Nó ẩn kín bên trong bạn. Thế nên, chỉ cần ý thức về nó. Khoảnh khắc ý thức về nó là bạn đang tiếp cận với cái chết. Khi nhận thức được chết là điều hiển nhiên, tâm thức bạn bắt đầu nhìn với một chiều hướng khác.
Thực phẩm chỉ cần thiết cho thân vật lý không cần cho tâm thức. Nhưng cho dù có đầy đủ thực phẩm bạn cũng phải chết. Thực phẩm không thể nào bảo vệ an toàn mạng sống, cũng không thể trì hoãn ngày chết của bạn. Nếu bạn sống trong sự sung túc và giàu có; điều này cũng không thể bảo vệ bạn thoát khỏi bàn tay của thần chết. Cũng không thể giúp bạn chết trong bình an và thanh thản.
Trong cuộc sống có thể giàu sang hay nghèo hèn, nhưng cái chết thì bình đẳng. Cho dù như thế nào đi nữa, tất cả đều phải chết. Trong cuộc sống, bình đẳng là điều không thể; nhưng với cái chết hoàn toàn có thể (bình đẳng).
Hãy ý thức và tư duy về cái chết. Tri thức rất hạn hẹp và nông cạn. Bạn không thể suy nghĩ quá ba mươi năm. Sau ba mươi năm cái chết sẽ đến, cũng có thể đến sớm hơn. Nhưng ba mươi năm có vẻ quá dài; và cái chết như không thể đến với bạn.
Nếu biết tư duy về cái chết, bạn sẽ nhận biết vấn đề khác về cái chết. Nó có thể xảy ra ngay giây phút tới, cũng có thể khoảnh khắc kế tiếp bạn không nghe trọn những điều tôi nói, và tôi cũng không có khả năng hoàn tất.
Ông ngoại tôi thường nói: Khi tôi sinh ra , ông có bàn thảo với chiêm tinh gia nổi tiếng thời đó, mời ông hình thành Kundali (Vận mệnh của tôi). Ông nói nếu đứa trẻ này có thể sống; sau bảy tuổi tôi mới hình thành đồ thị; nếu không, cũng vô ích và vô dụng. Thế là ông không hình thành Kunladi.
Không biết vì may mắn hay không, tôi vẫn tồn tại. Ông tôi đến nhà chiêm tinh gia, nhưng ông đã qua đời. Tôi thường xuyên thắc mắc vấn đề này. Ông ta ý thức sự chết có thể xảy ra cho đứa bé, nhưng không ý thức ông cũng phải chết.
Ông ta không phải là người bình thường, nhưng dường như ông hoàn toàn chẳng quan tâm hay rõ biết về cái chết. Chúng ta cũng thế. Vì cái chết thường làm chúng ta sợ hãi. Và tôi thường ngờ vực các chiêm tinh gia chẳng bao giờ biết vận mệnh của chính mình hay chẳng bao giờ ý thức về cái chết sẽ đến với mình.
Chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng tri thức không bao giờ tin như thế. Tôi nói cái chết phải xảy ra; nhưng tri thức của các bạn lại nói: "Không. Làm sao có thể ngay giây phút kế tiếp nó đến. Sự thực cái chết còn xa lắm."
Đó là sự lường gạt và dối trá của tri thức cho bạn trì hoãn và không tư duy về cái chết. Nó rất gần và có thể cảm nhận về nó. Khi tôi nói giây phút tới cái chết có thể xảy ra; có nghĩa là tôi nhấn mạnh rằng: "Cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào."
Con người đang chết, trước đó người ta chưa bao giờ nghĩ cái chết cận kề như thế. Nhưng nó luôn luôn xảy ra trong từng sát na. Hãy cho cái chết đến gần bạn và nên tập trung về nó. Mỗi một sự lưu tâm cho dù thật nhỏ cũng hỗ trợ cho bạn tiếp cận và chuẩn bị bước vào cái chết. Thế là sự cần thiết và đầy mới lạ sẽ hình thành.
Thứ hai: Bạn vẫn tiếp diễn sự sống; bạn vẫn thiết lập ý nghĩa cho dù giả tạo.
Mình đang sống trong từng giây phút. Bạn chẳng bao giờ nghĩ cuộc sống bạn trọn vẹn và có ý nghĩa hay là không. Bạn thường sáng tạo ra ý nghĩa về cuộc sống rồi đặt mình vào ý nghĩa đó. Vì thế, người nghèo có thể hạnh phúc và có ý nghĩa hơn những người giàu có. Vì với người nghèo, những vật được cho đều rất có ý nghĩa đối với họ.
Nếu bạn giàu có, bạn có thể có đầy đủ mọi thứ. Vì thế nên cuộc đời không thể ban tặng cho bạn bất cứ điều gì. Đời sống bạn trở nên vô nghĩa. Bạn không thể hình thành bất cứ ý nghĩa nào khác trong cuộc sống cho dù một khoảnh khắc để bạn thực sự biết sống.
Người nghèo quan tâm sẽ có một căn nhà, và phải qua nhiều năm làm việc cực nhọc để có nó. Như thế đời sống rất ý nghĩa vì có mục tiêu để đạt được. Và khi làm chủ được căn nhà thì họ vui mùng và rất hạnh phúc dù chỉ vài ngày. Nhưng sau đó lại muốn căn nhà lớn hơn và cứ thế tiếp tục làm việc. Thế là tiếp tục chuyển di trong vòng lẩn quẩn. Chẳng bao giờ biết đời sống mình trọn vẹn.
Bạn thử mô phỏng mình đã có tất cả mọi thứ: Nhà cửa, xe cộ... Thế là những giấc mộng được thỏa mãn. Vậy bây giờ cái gì sẽ đến đây? Bất ngờ ý nghĩa tan biến. Bạn đang đứng trên vực thẳm cho dù đã được cả thế giới. Nhưng sau đó thì sẽ thế nào? Và cái gì sẽ tiếp tục?
Alexander đến Ấn độ, gặp Diogenes có thể nói là người có tâm thức thấu suốt. Ông sống trần trụi giống như Mahariva; và có thể nói ông là Mahariva của Hy lạp. Ông đã từ bỏ mọi thứ. Nhưng từ bỏ vật chất để được điều gì? Nếu thế không phải là sự từ bỏ chân chính. Nếu bạn từ bỏ vật chất để được điều gì khác, nếu buông bỏ lạc thú của thân để được hạnh phúc tinh thần; đó chính là sự trả giá.
Ông từ bỏ mọi thứ để được cái gì? Ông muốn nhìn thấy mình không còn gì cả, thế thì cuộc sống có ý nghĩa hay không? Ông nghĩ: "Nếu con người không có gì để sở hữu, cái chết sẽ không thể hủy diệt, vì chết là hủy hoại sự sở hữu, và thân vật lý cũng là tài sản được sở hữu."
Ông bỏ hết, chỉ giữ lấy cái bát gổ để uống nước. Ngày nọ ông thấy đứa bé uống nước bằng đôi bàn tay chính mình. Ông lập tức quăng cái bát và nói: "Nếu đứa bé uống bằng đôi tay, thế thì tôi còn thua kém đứa bé này."
Khi Alexander sắp sửa đi Ấn độ để thống trị và làm vua cả thế giới, có người cho biết, trên đường đến Ấn độ ông sẽ gặp vị thánh hoàn toàn trái ngược: "Ngài sắp sửa thống trị nước Ấn độ và làm đại đế cả thế giới, còn Diogenes ngay cái bát gỗ cũng vứt đi. Ông nói, mình cảm thấy rất hạnh phúc khi không còn sở hữu và tại sao phải vác lên người cho nặng. Còn Ngài cho rằng: Nếu ta không là vua của thế giới thì ta không hạnh phúc. Vậy hai cực hoàn toàn đối lập, và có thể rất tốt nếu ngài gặp Diogenes."
Alexander rất hứng thú. Vì sự đối lập lúc nào cũng quyến rũ; giống như sự hấp dẫn của tính dục. Như sự thu hút giữa nam và nữ. Hai đối cực phải hút nhau như âm và dương. Nhưng Alexander không thể đến với Diogenes; vì đó là điều không đúng với cương vị một đại đế.
Ngược lại, Diogenes cũng không đến với Alexander vì ông chẳng có gì để giải quyết và không hề mong muốn. Khi Diogenes được báo tin đại đế Alexander sẽ đi ngang qua đây và rất tốt nếu ông gặp người ấy. Ông nói: "Đế vương vĩ đại Alexander. Ai nói với các ông như thế, tôi nghĩ hắn chỉ là con người đầy tự ngã. Vậy hãy nói với đế vương Alexander vĩ đại của các ông: Không có gì đến với tôi cả, cũng không cần thiết gặp tôi vì tôi chỉ là con người tầm thường và nhỏ bé."
Ông nói tiếp: "Tôi chỉ là một con chó, không phải con người. Thực sự là một con chó. Vì thế, không có gì cần thiết và nó sẽ làm nhơ nhuốc và bôi bẩn giá trị cao quý của đế vương khi ông gặp con chó này."
Alexander đành phải đến gặp Diogenes. Diogenes nói: "Tôi nghe ông sắp thống trị thiên hạ. Tôi nhắm mắt lại và nghĩ: Đồng ý, sẽ làm chủ cả thế gian, nhưng rồi sao nữa? Đó là vấn đề thường xuyên tôi nghĩ: Sau đó sẽ thế nào?" Alexander nghe nói, trở nên buồn rầu và bác bỏ vấn đề: "Không bàn vấn đề này nữa, ông làm tôi cảm thấy buồn."
Diogenes: "Sẽ rất buồn sau khi ông làm vua cả thế giới; và tôi có thể làm gì được cho ông. Tôi mô phỏng vấn đề và đi đến kết luận, điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Ông đang nỗ lực đi đến tự sát. Chính ông muốn làm chủ cả thế giới, thế thì sao nữa? Nếu ông thành công, cái gì sẽ nối tiếp?"
Trở về Alexander chán nản, bực bội và rất buồn. Ông nói: "Người này rất nguy hiểm, ông làm rung chuyển và tan vỡ mộng đế vương của ta." Ông không thể quên Diogenes và cũng không bao giờ tha thứ cho Diogenes. Đến ngày Alexander gần chết, ông nhớ lại và nói: "Có thể người Diogenes đúng và hoàn toàn chính xác khi ông ta nói: Rồi tiếp theo thì sao nữa?"
Điều tiếp theo là: Đang làm bất cứ việc gì, bất cứ cái gì được xem là thành tựu; sau đó, bạn nên tự hỏi: "Nếu thành công, thế thì sau đó ra sao nữa?" Nó có giá trị thực sự hay chỉ là những ý nghĩa thoáng qua đầy hư cấu bởi tính nhị nguyên hình thành ảo giác?
Nó cho chúng ta cảm giác mình đang làm những điều có giá trị và đầy ý nghĩa. Hầu như bạn chỉ hao tốn rất nhiều năng lượng và lãng phí cuộc đời trong những việc như thế. Thực sự, nó không có một giá trị nào cả.
Cuộc sống chỉ có ý nghĩa và có thể có hạnh phúc khi không có gì cả, không có gì để phụ thuộc. Nếu bạn bình an và hạnh phúc trong đơn độc, không cần sự hỗ tương hay có cái gì cần thiết để được bình an, chỉ như thế mới có thể có niềm nội hỷ. Còn không, bạn vẫn thống khổ triền miên trong đau đớn và phiền muộn.
Sự lệ thuộc chính là đau khổ và phiền não. Như những ai lệ thuộc vào tài sản, vào sự sở hữu, tích trữ tri thức hay bất cứ điều gì, chỉ làm phiền não ngày càng tăng trưởng.
Vậy việc tiếp theo là nên tự nhắc nhở và hỏi: "Bạn thực sự có ý nghĩa cho dù có nó hay là không, hay vẫn cố tình làm bộ, hay tự lừa dối cho rằng: Điều này hay điều nọ rất cần thiết trong cuộc sống của bạn?"
Có người đến gặp tôi và nói: "Thằng con trai tôi được vào đại học, đó là tất cả những gì tôi mong ước." Ông chỉ là thư ký nghèo, và đó là giấc mộng lớn nếu con ông được tốt nghiệp đại học. Con ông giờ là một sĩ quan. Nó đến và kể: "Tôi chỉ có 600 rupee mỗi tháng và hai thằng con. Nếu một trong hai đứa được đi du học là tôi quá thỏa mãn."
Người cha không còn sống. Người con trai đã trưởng thành và có công việc tốt. Nó cũng có những giấc mộng như người cha; để rồi cũng phải chết. Sự việc mãi tiếp nối như những móc xích từ đời này sang đời khác.
Ý nghĩa cuộc sống với những mục đích như thế để làm gì? Bạn đang làm gì? Chỉ lãng phí thời gian và hủy diệt cuộc đời. Có bao giờ có được ý nghĩa chân chính và xác thực khi bạn nói: "Những điều này mới làm tôi hạnh phúc và vui vẻ." Đây là những gì cần suy gẫm một cách sâu sắc để chuyển hướng bạn trở về.
Thứ ba: Con người thường quên.
Hôm qua, bạn giận và giờ đây lại hối hận. Nhưng chắc bạn đã quên, nếu sự việc xảy ra lần nữa; chắc chắn bạn cũng lặp lại đúng như thế. Rất khó để tìm thấy người biết học hỏi qua trải nghiệm cuộc sống. Rất hiếm và hoàn toàn hy hữu.
Thực sự, không ai chịu học hỏi với cuộc đời. Nếu biết học hỏi, chắc chắn bạn không thể phạm lại lầm lẫn. Nhưng các bạn vẫn tiếp tục tham gia cùng lối sống. Vậy điều thứ ba là bạn cần chuyển hướng vào trong, có nghĩa là cần học hỏi.
Bất cứ điều gì bạn làm, học hỏi xuyên qua nó. Nhận lấy cốt tủy vấn đề. Hãy nhìn lại khoảng đời bạn đã đi, cách thức phung phí năng lượng và thời gian. Bạn mãi lặp lại cùng một lỗi lầm ngu xuẩn nhiều lần trong cuộc sống.
Nếu bạn chuyển động trong một guồng máy hay đang chuyển vận bánh xe; nhưng nói đúng hơn là: "Vòng đu quay của bánh xe vận hành bạn"; tất cả được thể hiện trong tính cách máy móc, và bạn lúc nào cũng quay cuồng như thế, không thể chủ động và không thể rời khỏi trò chơi đang vận hành. Ở Ấn độ gọi là Sansara. Có nghĩa vòng đu quay của bánh xe liên tục chuyển động và bạn rơi vào quỹ đạo của nó và bị lôi cuốn theo sự chuyển động luân hồi liên tục trong vòng quay của bánh xe.
Vì thế có ba vấn đền cần suy gẫm:
Cái chết: Thường xuyên suy gẫm về cái chết.
Ý nghĩa: Tìm ý nghĩa chân chính trong cuộc sống.
Học hỏi: Học không ngừng nghỉ trong cuộc sống, vì không gì đáng để học; ngoại trừ cuộc đời. Và văn tự không giúp ích gì cho bạn.
Nếu cuộc đời không ban thưởng cho bạn điều gì mới lạ, có nghĩa là bạn chưa biết học hỏi. Cần học ngay chính cuộc đời mình, và kết luận cũng nằm ngay trong cuộc đời. Nhưng bạn đã làm gì cho chính mình trong suốt thời gian qua?
Cần nhận biết mình đang nằm trong quỹ đạo của vòng đu quay. Bạn nên tìm cách rời khỏi quỹ đạo ngay lập tức. Nhưng phải rõ biết bạn đang trong hấp lực của vòng đu quay. Nên rõ biết và học hỏi bằng chính cả cuộc đời. Ba điều trên sẽ giúp bạn chuyển hướng để quay trở về nội tại.
Bây giờ chúng ta đi vào kỹ thuật:
Nhìn vào bầu trời bao la.
Giờ đây, có lẽ bạn hiểu tại sao tôi phải đề cập lòng vòng bằng nhiều vấn đề. Thực ra, kỹ thuật lại rất dễ dàng và đơn giản. Bạn có thể thực tập và không có gì không là kết quả. Có thể bạn hỏi: "Dạng kỹ thuật gì mà có thể ứng dụng dễ dàng?"
Thử nhìn sâu vào bầu trời xanh thẳm, vượt khỏi những đám mây, nhưng không gì xảy ra.
Nên nhớ: "Shiva không nói về lý luận. Ông không nói bất cứ điều gì về những gì xuất hiện trong tâm ông. Cũng có nghĩa là kỹ thuật này chỉ cần đơn giản nhìn sâu thẳm vào bầu trời vượt khỏi những đám mây, và với sự xuyên suốt và trong sáng của bầu trời xanh thẳm, người ta quay trở về sự trong suốt."
Cũng cần nhắc lại ba điều: Cái chết, Ý nghĩa, Học hỏi; vẫn là nền tảng cho kỹ thuật giúp bạn nhanh chóng chuyển hướng quay về nội tại. Chỉ nhìn, đừng suy nghĩ gì cả. Chỉ nhìn bầu trời bao la bát ngát vô giới hạn chẳng điểm tận cùng. Mang cái nhìn đó, nhìn sâu tận bên trong, không vật thể hay đối tượng.
Bầu trời không phải đối tượng. Bầu trời tuy hiện hữu nhưng không phải là vật thể, bởi vì vật thể thì có điểm khởi đầu và điểm kết thúc. Vì thế, bạn có thể đi chung quanh vật thể nhưng không thể đi chung quanh bầu trời. Bạn có thể nhìn sâu thẳm vào sự bao la chứ không thể sờ mó. Nhìn với cái nhìn sâu lắng và sâu lắng hơn. Tiếp tục lắng sâu hơn nữa với cái nhìn không có điểm kết thúc. Vì nó không bao giờ có chu vi hay vòng đai giới hạn.
Đừng suy nghĩ về nó, cũng đừng nói: "Sao mà đẹp như thế này!" Đừng cám ơn màu sắc. Đừng, tôi khuyên các bạn đừng có bất cứ một tư tưởng nào xen vào. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ, dừng lại ngay. Đừng sáng tạo dù chỉ một lời. Nó sẽ trở thành sự chướng ngại; ngay cả định danh: "Bầu trời xanh".
Xin đừng lên tiếng. Chỉ nên là cái nhìn thuần khiết, trong sáng, ngây thơ. Cứ mù quáng nhìn vào sự sâu thẳm của bầu trời không điểm tận cùng. Bạn tiếp tục nhìn sâu hơn, lắng sâu hơn nữa. Cứ thế... bất ngờ, bạn ý thức chính mình.
Vì sao? Vì khoảng không không hiệu hữu như một vật thể trong giác quan. Thế là giác quan trở nên vô dụng. Giác quan chỉ hữu dụng khi có vật thể. Nếu bạn nhìn hoa, rồi nhìn sang vật khác, đóa hoa vẫn có đó. Riêng bầu trời thì không.
Nhưng bầu trời là gì? Là không gian, là sự dung chứa mọi vật thể. Nó chính là khoảng trống không cho mọi vật thể có thể hiện hữu. Có thể nói bầu trời là: "Tính không thuần khiết, không chứa mà không tích lũy." Thế nên, nhìn là nhìn vào tự tánh trong sáng của chính chúng ta, "Chứa mà không tích lũy."
Vì thế, Mật điển nói :
Vượt qua những áng mây.
Mây không phải là không gian mà chỉ là vật thể vô định nổi trôi bồng bềnh trong bầu trời. Nhìn tận sâu trong bầu trời, không phải nhìn những ngôi sao, hay mặt trời, mặt trăng. Nhìn là nhìn vào: "Tính khôngtrong suốt đầy bao dung, chứa mà không bao giờ tích lũy."
Nhưng sự việc gì sẽ xảy ra? Trong cái không tự tánh, không có vật thể để nắm bắt cho dù bằng ý thức hay cảm giác. Giác quan trở thành vô nghĩa. Nếu nhìn sâu tận bên trong không còn phô diễn. Bất ngờ, bạn cảm thấy mọi vật thể đều tan biến. Tất cả không còn hiện hữu vì tự tánh của nó vốn không thực thể miên viễn.
Trong sự tan biến ấy, bạn ý thức toàn diện trong sự rõ biết về chính mình. Nhìn thẳng vào tính không, bạn chính là tính không. Vì đôi mắt là chiếc gương phản chiếu. Lúc nào nó cũng phản chiếu.
Tôi nhìn khi bạn buồn. Bất ngờ nỗi buồn đi vào trong tôi. Nếu có người nào đó mang nỗi buồn bước vào trong phòng, bạn trở nên buồn. Bạn nhìn thấy nỗi buồn, và vì bạn là tấm gương, nên nỗi buồn phản chiếu trong bạn.
Nếu có ai cười lớn, bất ngờ bạn cảm nhận cái cười xuất hiện trong bạn. Bạn như tấm gương phản chiếu mọi vật thể xuất hiện phía trước. Bạn nhìn một vật đẹp, nó phản chiếu lại bạn. Cũng vậy, bất cứ việc gì bạn nhìn thật sâu lắng và xuyên suốt, nó sẽ thành một phần rõ biết của chính bạn.
Nếu nhìn vào tính không không có gì để phản chiếu, bạn trở thành yên lặng và trong suốt. Bạn tìm thấy sự trong sáng của chính mình. Nếu bạn thực sự nhận thức về tính không, từ bầu trời, màu xanh... Tất cả mọi vật thể đều tan biến không còn gì cả. Trong tính không thì làm sao bạn có thể lo lắng, phiền muộn... Làm sao bạn có thể căng thẳng?
Trong tính không, làm sao tri thức có thể vận hành? Tri thức hoàn toàn dừng lại và tan biến. Tri thức là sự rối loạn, lo lắng đầy những tư tưởng hợp lý, vô lý. Vì thế, với sự vắng mặt của tâm thức, sự trong sáng sẽ lộ diện.
Nếu "Tính không" phản chiếu trong tự tánh, sẽ không còn khát vọng hay mơ ước vì ham muốn đồng nghĩa với căng thẳng. Khi mong muốn, bạn sẽ rơi vào sự rối loạn. Khi nhìn người phụ nữ đẹp, bất ngờ dục vọng hay ham muốn dấy lên, tâm tư hữu xuất hiện.
Khi sự muốn (dục) dấy lên, tri thức rối loạn với những vấn đề: "Làm sao để đạt được? Mình sẽ làm gì để sở hữu...?" Tâm trạng rơi vào ưu phiền trong cảm giác vô vọng hay hy vọng. Nhưng tất cả chỉ là những giấc mộng thường nhật.
Khi ham muốn có mặt, bạn rơi vào khủng hoảng. Tri thức va chạm, rạn nứt thành nhiều mảnh vụn như: kế hoạch, dự định, ước mơ... Khi sự phóng chiếu khởi đầu; bạn trở nên điên loạn. Vì dục vọng chính là mầm mống của điên loạn.
Tính không không phải là vật thể. Khi nhìn tính không, ham muốn không còn dấy lên. Không thể. Vì bạn không thể sở hữu tính không, cũng không thể chiếm hữu tính không, và không thể xây dựng lâu đài từ tính không.
Bạn không làm gì được trong vô tự tánh. Tất cả chuyển động của tri thức dừng lại. Mơ ước đã chấm dứt vì sự trong sáng bắt đầu biểu lộ. Bạn trở nên yên lặng, sáng ngời. Thế là sự an bình hiện diện trong không gian chính bạn. Có nghĩa là bạn chính là bầu trời đã từng an lạc.
Bất cứ điều gì bạn suy gẫm, bạn sẽ là nó. Tri thức có thể đồng hóa với bất cứ hình tướng nào khi tư tưởng hình thành. Bất cứ điều gì bạn mơ ước, tri thức sẽ tự hình thành. Đó là lý do người giàu có đầy vàng, bạc, châu báu. Tri thức của họ sẽ đồng hóa tất cả âm thanh đều là âm thanh va chạm của tiền và vàng bạc. Có nghĩa bất cứ điều gì mơ ước, tri thức sẽ đồng hóa như thế (Thế giới duy tâm tạo).
Bầu trời là vô hình tướng, là khoảng không bao la. Nó rất gần gũi và chẳng tốn kém. Bạn chẳng cần đến Himalayas hay Tibet để tìm kiếm. Kỹ thuật sẽ hủy diệt tất cả hiện tượng, nhưng bầu trời vẫn có đó; và bạn có thể sử dụng một cách tự do.
Hãy sử dụng cái nhìn hiện tượng và nền tảng kỹ thuật tự hủy diệt. Tất cả tự hủy diệt trong cái nhìn tổng thể sâu thẳm không đối tượng. Nhìn thẩm thấu, thấm nhuần và sâu lắng vào bầu trời. Nhìn với cái nhìn không hình thành tư tưởng. Không có bất kỳ câu hỏi nào dấy lên. Hãy nhớ kỹ điều này.
Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận bầu trời hằng hữu trong bạn. Cùng chiều hướng, cùng khoảng không, cùng sự thẩm xanh và tánh không. Đó là ly do Shiva nói: "Chỉ cần đơn giản nhìn bầu trời xanh vượt khỏi những áng mây, đó là sự trong sáng."
Kỹ thuật bí mật
Đây là phương cách bí mật: Lắng nghe giáo lý bí mật tối hậu truyền đạt.
Mật điển cổ:
"Vị thầy ban cho bạn giáo lý bí mật, bản văn bí mật, thần chú bí mật."
Khi học trò đã sẵn sàng; tức thì thần chú rất bí mật sẽ được truyền trao, thông nhau với vị thầy trong tính cách riêng tư. Chỉ âm thanh thì thầm qua lổ tai. Kỹ thuật này quan tâm về tiếng nói thì thầm. Hãy lắng nghe trong cái không tư tưởng khi giáo lý bí truyền truyền trao.
Vị thầy chỉ quyết định khi học trò đã sẵn sàng. Thế là trải nghiệm bí mật có thể truyền đạt. Vào đúng thời điểm, vị thầy sẽ thì thầm bên tai học trò điều gì đó không thể nói thành lời vì nó vượt khỏi ngôn ngữ. Thế nên, cần ứng dụng ngay lập tức kỹ thuật này.
Mắt bất động không chớp.
Ngay lập tức bạn hoàn toàn tự do.
Khi vị thầy truyền đạt sự bí mật qua tiếng thì thầm bên tai.
Hãy để mắt hoàn toàn bất động không chuyển di.
Có nghĩa là tâm thức hoàn tàn yên lặng vắng bặt tư tưởng.
Không nháy mắt, ngay cả một chuyển động nhẹ. Vì cái chớp mắt là để biểu lộ nhiễu loạn ở bên trong và ngược lại. Lỗ tai trống không; không chạy theo bất cứ âm thanh nào cho dù bên ngoài hay từ bên trong. Chính ngay lúc ấy, tâm thức đang mở rộng và chờ đợi để tiếp thu trong trạng thái hoàn toàn thẩm thấu. Có nghĩa là ngay từ giờ phút này, không có gì có thể hoạt động cho dù riêng tư.
Điều này chỉ xảy ra trong giây phút bạn hoàn toàn trống không, không còn gợn một chút suy nghĩ. Và chỉ cần chờ đợi... Nhưng không phải chờ đợi người nào đó; hay chờ đợi điều gì sẽ xảy ra. Nó sẽ trở về sự phô diễn. Đơn giản chờ đợi, thế thôi. Trong giây phút bất động; động lực kỳ diệu sẽ xảy ra. Khi tất cả mọi việc dừng lại, thời gian gần như không còn tồn tại và tri thức vắng bặt. Có thể nói gần như tri thức không còn nữa. Và chỉ khi nào tri thức không còn tồn đọng. Vị thầy mới có thể truyền trao.
Vị thầy không cho bạn những giáo lý dài dòng, ông có thể chỉ phát ra một, hai hoặc ba âm ngữ. Trong sự yên lặng toàn diện, vài ba âm ngữ đó sẽ thẩm thấu tận cốt lõi của bạn. Thẩm thấu đến trung tâm và trở thành hạt giống ẩn tàng. Trong ý thức bất động, trong sự yên lặng, ngay lập tức chúng ta hoàn toàn tự do.
Con người chỉ có thể tự do khi đã giải phóng tri thức; không có bất cứ một thứ tự do nào khác hơn. Tự do giải thoát khỏi tri thức là sự tự do độc nhất. Tri thức là sự vây hãm, là nô lệ, là tù đày.
Vì thế, học viên phải biết chờ đợi vị thầy. Chỉ khi nào đúng thời điểm vị thầy mới có thể truyền đạt. Học trò không cần thiết phải mong cầu, vì chính sự mong cầu lại là sự khát vọng thành tựu.
Học viên không cần mong muốn vì chính sự mong muốn là điều kiện và môi trường cho tri thức hoạt động. Chỉ cần chờ đợi và sẵn sàng. Khi sự chờ đợi đã trọn vẹn; vị thầy mới có thể làm điều gì đó cho bạn.
Cũng có thể vị thầy làm điều đó gần như quái dị. Chẳng có gì để ngạc nhiên; hay bạn cứ ngạc nhiên nhưng đừng thắc mắc; vì ngay cả Shiva lúc nào cũng nói về 112 kỹ thuật nhưng vẫn không có gì xảy ra. Chẳng qua vì thiếu nền tảng chuẩn bị nên thực hành kỹ thuật mà không có sự truyền trao, cũng như gieo giống trên sỏi đá.
Sai lầm không phải do hạt giống mà do gieo giống trái mùa. Phải đúng mùa. Hạt giống cần gieo ngay giây phút cần thiết và chính xác trên mặt đất được dọn sạch. Phân bón đúng liều lượng và chờ đợi trong những điền kiện ắt có và đủ. Tất nhiên, hạt giống phải nẩy mầm và chuyển hóa trong cơn mưa đầu mùa.
"Linchi chợt tỉnh thức khi ngồi bên liêu của thầy. Vị thầy bước ra nhìn Linchi và mĩm cười. Trong ánh mắt ông cái cười có cái gì đó như là sự chế diễu và hài hước. Thế là Lin chi bắt đầu bật cười, quỳ xuống và bỏ đi..."
Linchi đã ngồi chờ đợi ở mái hiên suốt 6 năm. Mái hiên trở thành nơi trú ngụ của ông suốt 6 năm. Vị thầy vẫn ở đó mà chẳng để ý đến. Linchi chỉ chờ đợi. Sau hai năm, lần đầu tiên nhìn thoáng Linchi. Hơn hai năm nữa, lần đầu ông vỗ vai. Linchi vẫn chờ đợi, chờ đợi...
Sáu năm sau, bất ngờ một ngày vị thầy xuất hiện bắt đầu nhìn vào mắt Linchi và Linchi đã ứng dụng kỹ thuật lắng nghe khi trao truyền giáo lý tối hậu. Mắt bất động, không nháy mắt, ngay lập tức hoàn toàn tự do.
Vị thầy nhìn cười trong trạng thái trung tính. Ông là vị thầy vĩ đại. Ngôn ngữ không cần thiết và chỉ còn cái cười. Thế là điều gì đó xảy ra từ bên trong Linchi. Ông cũng cười cúi đầu lạy bỏ đi và nói với mọi người: "Bây giờ ông không còn hiện hữu. Ngay bây giờ, ông hoàn toàn tự do." Ý nghĩa của tự do là gì? Bạn chưa thể tự do. Vì thế, ngay bây giờ. Bạn phải giải phóng tự ngã của chính mình.
Linchi thường kể sự việc đã xảy ra như thế nào. Sáu năm chờ đợi. Sự chờ đợi lâu dài, kiên trì và thật sự bền bỉ trong niềm xác tín. Ông chờ dưới hiên hè, và vị thầy vẫn xuất hiện mỗi ngày nhưng không hề quan tâm đến ông.
Và khi đúng thời điểm, ông đã sẵn sàng, vị thầy sẽ xuất hiện để làm một điều gì đó. Trong khi chờ đợi, Linchi rơi vào định. Còn bạn sẽ làm gì trong trường hợp này. Có thể bạn vẫn có những tư tưởng về những ký ức. Tư tưởng lại là thực phẩm dùng để nuôi dưỡng thức phô diễn. Thế nên, phải dừng tất cả lại. Từ từ tâm thức sẽ yên lặng vì không còn cần thiết.
Cũng có thể, lúc ban đầu Lin Chi còn nghĩ về quá khứ. Nhưng không còn tác nhân nên tư tưởng dừng lại. Vì thế, Linchi không còn đọc sách, không nói năng, không chuyển di khi không cần thiết và không gặp gỡ một ai. Ông chỉ làm những việc cần thiết cho nhu cầu của thân vật lý. Và không làm gì cả ngoài việc ngồi chờ đợi bên hiên hè. Chỉ đơn giản thế thôi.
Yên lặng và chờ đợi qua nhiều năm tháng. Xuân đến rồi đi và cứ thế vận hành theo trật tự bốn mùa. Những cơn mưa xuất hiện và chấm dứt. Hành trình cứ thế đều đặn bốn mùa.
Hình như ông quên mất thời gian. Bất ngờ vị thầy xuất hiện nhìn thẳng vào mắt Linchi. Mắt ông bỗng nhiên bất động (Nếu chuyển động tức thì sáu năm chờ đợi xem như hoàn toàn lãng phí).
Không còn chuyển động đôi mắt và chỉ cần sự chuyển động cho dù nhỏ cũng đã đánh mất cơ hội. Tất cả trở thành yên lặng, và bất ngờ tiếng cười phát ra như sự điên loạn. Tiếng cười thẩm thấu tận cốt lõi của tâm thức chợt vang lên hòa vào điệu luân vũ của vũ trụ thẩm xanh.
Có người hỏi Linchi: "Việc gì đã xảy ra cho ông?" Linchi nói: "Khi vị thầy cười, bất ngờ tôi nhận biết toàn cả thế giới chỉ là trò cười lớn. Tiếng cười chính là thông điệp, và toàn thể thế giới chỉ là những màn kịch, là những trò đùa lớn của vũ trụ. Tất cả sự nghiêm trọng đều tan vỡ.
Nếu toàn thế giới là ảo, mộng, là trò đùa; vậy ai bị giam cầm? Và ai là người cần giải thoát? Không còn sự giới hạn nào cho dù một chút. Tôi nghĩ tôi còn bị quy định giới hạn, và cố gắng thoát ra... bất ngờ nụ cười của thầy làm tất cả quy ước đều tan biến."
Sự tỉnh thức thỉnh thoảng xảy ra như thế khi đủ nhân duyên. Vị thầy Zen tỉnh thức khi nghe đánh tiếng chuông. Âm thanh rung chuyển đã làm rạn nứt từ bên trong. Một ni cô tỉnh thức trong khi gánh nước. Bất ngờ đòn gánh tre gảy, thùng nước rơi xuống. Âm thanh thùng bể vang lên. bất ngờ cô tỉnh thức...
 (Sự việc gì đã xảy ra? Bạn có thể làm bể rất nhiều cái chậu hay thùng nước nhưng vẫn không gì xảy ra. Sự việc chỉ có thể xảy ra khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ và chỉ chờ đợi nhân duyên tác động).
Có thể kể rõ câu chuyện trên như sau: Vị thầy nói: "Tối nay, ta sẽ dạy cho con điều bí mật. Đi tắm và sau khi tắm xong, nhớ mang hai thùng nước về cho thầy. Thầy cũng cần tắm và sẽ truyền đạt điều bí mật con đã chờ đợi từ lâu."
Cô cảm thấy ngây ngất như đang nhập định. Có nghĩa là giây phút chờ đợi đã chín mùi. Cô đi tắm, đổ nước vào thùng và gánh về. Đó là đêm trăng tròn, khi gánh hai thùng nước về, bất ngờ đón gánh tre gảy làm nước văng tung toé. Về nhà, vị thầy nhìn cô và nói: "Bây giờ, không cần thiết nữa, nó đã xảy ra. Thầy không có gì để truyền đạt và con đã tự nhận biết."
Về sau, vị sư cô già thường nói: "Với cây tre gãy, có điều gì rạn nứt và phá vỡ trong tôi. Hai thùng nước rơi xuống, tôi nhìn thấy thân vật lý cũng tan rã. Tôi nhìn mặt trăng và mọi vật, tất cả đều yên lặng và trong sáng. Tôi trở nên hoàn toàn yên lặng và trong suốt. Ngay giây phút đó, tôi không còn là tôi của ngày xưa. Đó là ý nghĩa tự do và giải thoát mọi buộc ràng."
Nhìn sâu xuống đáy giếng. Nhìn vào vực sâu của giếng. Giếng sẽ phản chiếu lại. Dừng hoàn toàn tư tưởng lại. Tiếp tục nhìn vào chiều sâu thẳm của đáy giếng. Bây giờ, tri thức cũng có vực thẳm và chiều sâu của riêng nó như giếng.
Nhìn sâu vào cái giếng với trạng thái không tư tưởng, chiều sâu sẽ phản chiếu lại bạn. Giếng là biểu tượng của sự sâu thẳm từ bên trong. Tiếp tục nhìn cho đến khi những điều kỳ diệu xảy ra.
Đừng dừng lại bất kỳ vì nguyên nhân nào. Tiếp tục nhìn, sâu lắng và càng sâu lắng hơn thế nữa. Nhìn cái giếng và không có tư tưởng chuyển động trong tri thức. Thiền định với chiều sâu của nó, sự huyền diệu sẽ xảy ra. Bất ngờ cảm nhận, bạn cũng có cái giếng trong chính bạn. Cũng có chiều sâu. Thế là kỳ diệu xảy đến với bạn. Bạn cảm thấy sự tuyệt vời tràn đầy khắp không gian.
Chuangtzu đi qua cây cầu với vị thầy, Laotzu. Ông nói với Chuangtzu: "Ở đây, nhìn xuống từ cây cầu đến dòng sông, cho đến khi dòng sông dừng chảy và chiếc cầu trôi. Sau đó đến gặp tôi."
Chuangtzu được dạy kỹ thuật thiền định, chờ đợi trên cây cầu. Và ông làm cái chòi trên trên cầu và ở lại nơi đó. Qua nhiều tháng ngồi trên cầu, chờ đợi nhìn cho đến đúng giây phút dòng sông dừng lại và chiếc cầu trôi.
Thực sự trong tâm thức ông, nước dừng lại và chiếc cầu bắt đầu trôi. Làm sao có thể sự việc như thế xảy ra. Nếu tư tưởng hoàn toàn dừng lại, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Tri thức đã quy ước: "Nước thì chảy và chiếc cầu đứng yên", nhưng khi tâm thức đã dừng lại, tất cả đều có thể xảy ra vì vượt khỏi quy ước.
Tiếp tục thiền định, thiền định và thiền định. Changtzu đi đến phát hiện mọi vật thể đều tương quan. Dòng sông chảy bởi vì chúng ta sống trong quy ước chiếc cầu đứng yên. Nhưng cầu cũng có thể trôi. Vì tận trong sâu lắng của tâm thức không có gì đứng lại trong thế giới không còn quy ước.
Từng hạt nguyên tử chuyển động, từng hạt điện tử cũng chuyển động. Cây cầu vẫn hằng chuyển động tự bên trong. Mọi vật thể đều trôi chảy và cây cầu cũng thế. Có nghĩa là Changtzu có cái thoáng nhìn của cấu trúc nguyên tử hình thành vật chất.
Giống như ta thấy bức tường bất động. Nó trông như dừng lại nhưng thực sự nó không bất động. Sự chuyển động lúc nào cũng có. Từng hạt điện tử đang chuyển động. Nhưng sự chuyển động quá nhanh, nên chúng ta không thể thấy. Vì thế, tri thức quy ước nó bất động.
Chiếc quạt điện chuyển động thật nhanh, cực kỳ nhanh. Bạn không thể phân định cánh quạt hay không gian. Nếu tốc độ càng nhanh; bạn chợt nhận thấy cánh quạt dường như dừng lại và quay ngược trở lại. Không gì không chuyển động từ bên trong. Chẳng qua đôi mắt không nhận bắt sự chuyển động tối ưu của tiền vật chất.
Chuangtzu có cái thoáng nhìn cấu trúc nguyên tử của cây cầu. Ông đã chờ đợi; chờ đợi tri thức quy ước tan biến. Thế là ông thấy cầu trôi và dòng sông bất động. Ông chạy đến; và Laotzu nói: "Tốt. Bây giờ không còn gì để hỏi tôi. Mọi sự việc xảy ra từ chính ông."
Cái gì xảy ra? Khi không còn tri thức nó, sẽ xảy ra. Khi bạn cảm nhận sự huyền diệu. Khi sự huyền diệu ngập tràn, khi thức không còn nữa. Đơn giản, sự bí ẩn, hàng triệu sự bí ẩn như thế sẽ xuất hiện. Và bạn có khả năng nhận biết chính mình.
Rút lui toàn diện: Nhìn vật thể hay nhìn đoá hoa. Nên nhớ với cái nhìn không suy nghĩ. Nếu còn suy nghĩ; đó không phải là cái nhìn chân chính. Vì bạn đã làm sự vật ô nhiễm. Cái nhìn phải thuần khiết, trong sáng. Có nghĩa là bạn chỉ đơn giản nhìn không phê phán vì tri thức không còn xen vào xử lý.
Hãy nhìn đóa hoa.
Sau đó nhẹ nhàng rút cái thấy ra khỏi đóa hoa.
Trong cái nhìn đầu tiên, hoa hoàn toàn hiện hữu. Dừng tư tưởng, dừng cả sự suy nghĩ và tiếp tục nhìn. Khi đã cảm nhận không còn tư tưởng. Hoa sẽ hiện hữu trong tâm thức bạn.
Rất nhẹ nhàng và từ từ chuyển đôi mắt nhìn xa hơn xuyên qua vật thể. Từ từ đóa hoa mờ nhạt dần dần. Vật thể đã vượt khỏi sự chú tâm. Nhưng sự mô phỏng về vật thể vẫn trong bạn.
Vật thể không còn được chú ý; nó không còn là trọng tâm vì bạn đã chuyển hướng cái nhìn. Sự mô phỏng vật thể bên ngoài không còn nữa, nó phản chiếu lại. Phản chiếu trong tấm gương sáng trong của bạn. Nó vẫn hiện diện tại đó. Sau đó, bạn rút sự thấy khỏi đoá hoa, rồi từ từ rút tư tưởng khỏi đoá hoa.
Đầu tiên, rút ra khỏi vật thể, chỉ còn sự mô phỏng trong tư tưởng về đoá hoa. Bây giờ, rút nó thoát khỏi tư tưởng. Đây là điều rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu phần đầu bạn thực hành chính xác sẽ không còn gì phức tạp.
Đầu tiên vật thể tan biến, rồi sự mô phỏng tan biến. Shiva nói: "Sau đó..." Sau đó, bạn cảm nhận sự đơn độc. Trong sự đơn độc, sẽ phát hiện chính mình. Chúng ta quay trở lại trung tâm và bị quăng trở về nguồn.
Đây là kỹ thuật thiền định rất tốt. Bạn có thể tu tập. Có thể bạn đi đến một ngôi đền hay chùa nào đó nhìn tượng Mahariva, Buddha, Rama, Krishna... Nhìn bức tượng và chú tâm vào đó. Đầu tiên chỉ là quan tâm đến bức tượng. Sau đó, trở thành sự mô phỏng trong tâm thức.
Sau đó nhắm mắt lại. Rút thị giác khỏi bức tượng và xóa bỏ tất cả. Tiếp theo rút khỏi sự mô phỏng. Xóa tất cả không còn tồn đọng cho dù một vết tích. Thế thì bạn hoàn toàn trong cô độc. Trong sự ngây thơ thuần khiết, đó chính là tự do, sự thấu suốt chân chính. Thế là chân lý tự sáng tỏ.
Tôi nghĩ bạn hoàn toàn thấy đủ trong ngay hôm nay.

Ads Belove Post