Lời nói đầu

Lời nói đầu

Price:

Read more

Osho – Từ Thuốc tới Thiền
Lời nói đầu

Bài nói của Osho cho Hội y tế Ấn Độ
Con người là bệnh tật. Bệnh tật xảy ra cho con người, nhưng bản thân con người cũng là bệnh tật rồi. Đây là vấn đề của con người, và thế nữa, đây là tính duy nhất của con người. Đây là điều may mắn tốt lành của con người, và đây cũng là điều bất hạnh cho con người. Không con vật nào trên trái đất này lại là vấn đề như vậy, lo âu, căng thẳng, bệnh tật và ốm yếu, theo cách như con người là vậy. Và bản thân điều kiện này đã cho con người mọi trưởng thành, mọi tiến hoá, bởi vì ‘bệnh tật’ có nghĩa là người ta không thể nào hạnh phúc được với nơi người ta đang hiện hữu; người ta không thể nào chấp nhận được điều người ta đang là. Bản thân bệnh tật này đã trở thành tính năng động của con người, cái bất ổn của con người, nhưng đồng thời nó cũng là điều bất hạnh của con người nữa, bởi vì con người bị khuấy động, bất hạnh, và con người đau khổ.
Không con vật nào ngoại trừ con người có khả năng trở nên điên. Chừng nào con người còn chưa làm cho con vật nào đó bị mất trí, nó không tự làm cho nó điên – nó không trở nên thần kinh. Con vật không điên trong rừng rậm, chúng trở nên điên trong rạp xiếc. Trong rừng rậm, cuộc sống của con vật không bị làm méo mó; nó trở nên bị suy đồi trong vườn bách thú. Không con vật nào tự tử; chỉ con người mới có thể tự tử.
Hai phương pháp đã được thử để hiểu và chữa cái bệnh có tên là con người. Một phương pháp là thuốc, phương pháp kia là thiền. Cả hai phương pháp này đều là cách trị cùng một bệnh. Cũng là hay để hiểu ở đây rằng thuốc xét từng bệnh trong con người một cách tách biệt – cách tiếp cận phân tích bộ phận. Thiền coi lạ với con người. Nhưng dần dần khác biệt này đã giảm đi và y học nữa cũng đã bắt đầu nói, “Không trị bệnh, chữa người bệnh.”
Đây là phát biểu rất quan trọng, bởi vì điều này có nghĩa là bệnh tật không là gì ngoài cách sống mà bệnh nhân đang sống. Mọi người không bị ốm theo cùng cách. Bệnh tật cũng có tính cá thể của riêng chúng, cá tính của chúng. Không phải là nếu tôi bị bệnh lao và nếu bạn cũng bị bệnh lao, thì cả hai chúng ta sẽ là bệnh nhân thuộc cùng một loại. Ngay cả bệnh lao của chúng ta sẽ tự hiện diện dưới hai dạng, bởi vì chúng ta là hai cá thể khác nhau. Cũng có thể xảy ra việc cách trị liệu chữa khỏi bệnh lao cho tôi không đem lại giảm bớt cho bệnh lao của bạn. Cho nên sâu bên dưới bệnh nhân mới là gốc rễ, không phải bệnh tật.
Thuốc chặn bệnh tật trong con người một cách rất bề ngoài. Thiền hiểu thấu con người từ sâu bên trong. Nói cách khác có thể nói rằng thuốc cố gắng đem lại mạnh khoẻ cho con người từ bên ngoài; thiền cố gắng giữ bản thể bên trong con người được mạnh khoẻ. Khoa học về thiền không thể trở nên đầy đủ nếu thiếu thuốc, mà khoa học về thuốc cũng không thể trở nên đầy đủ nếu thiếu thiền, vì con người là cả thân thể và linh hồn. Trong thực tế, gọi con người là cả hai thành phần đó thực sự là sai lầm ngôn ngữ.
Trong hàng nghìn năm con người cứ cho rằng thân thể và linh hồn của người ta là các thực thể tách biệt. Cách tư duy này đã làm nảy sinh hai kết quả rất nguy hiểm. Một kết quả là ở chỗ một số người đã coi rằng con người chỉ là linh hồn và họ lãng quên mất thân thể. Những người như vậy đem đến sự phát triển trong thiền nhưng không trong thuốc – thuốc không thể trở thành khoa học được; thân thể đã hoàn toàn không được đếm xỉa tới. Ngược lại, một số người lại coi con người chỉ là thân thể và phủ định linh hồn. Họ đã làm rất nhiều nghiên cứu và phát triển trong y dược nhưng không bước nào hướng tới thiền cả.
Nhưng con người lại đồng thời là cả hai. Tôi cũng đang nói rằng đây là sai lầm ngôn ngữ: khi chúng ta nói đồng thời cả hai, điều đó gây ấn tượng rằng có hai thứ nhưng được gắn với nhau. Không, trong thực tế thân thể và linh hồn của con người là hai đầu của cùng một cực. Nếu được nhìn theo viễn cảnh đúng, chúng ta sẽ không có khả năng nói rằng con người là thân thể cộng với linh hồn – nó không phải là như vậy. Con người là tâm-thân hay thân-tâm. Con người là tâm trí- thân thể hay thân thể-tâm trí.
Theo tôi, phần của linh hồn ở bên trong việc hiểu thấu của giác quan chúng ta là thân thể, còn phần của thân thể ở bên ngoài việc hiểu thấu của giác quan thì là linh hồn. Thân thể vô hình là linh hồn, linh hồn hữu hình là thân thể. Chúng không phải là hai thứ khác nhau, chúng không phải là hai thực thể tách biệt, chúng là hai trạng thái rung động khác nhau của cùng một thực thể.
Thực tế, khái niệm hai mặt này đã làm hại loài người tệ lắm. Chúng ta bao giờ cũng nghĩ dưới dạng hai và rồi đi vào các vấn đề. Ban đầu chúng ta hay nghĩ dưới dạng vật chất và năng lượng; bây giờ chúng ta không nghĩ thế nữa. Bây giờ chúng ta không thể nói rằng vật chất và năng lượng là tách biệt. Bây giờ chúng ta nói rằng vật chất là năng lượng. Thực tế là ở chỗ việc dùng ngôn ngữ cũ đang tạo ra khó khăn. Thậm chí nói rằng vật chất là năng lượng cũng không đúng. Có cái gì đó – ta hãy cứ gọi nó là X – cái được thấy ở đầu này là vật chất trong khi thấy ở đầu kia là năng lượng; của cùng một thực thể.
Tương tự thân thể và linh hồn là hai đầu của cùng một thực thể. Ốm bệnh có thể bắt đầu từ một trong hai đầu này. Nó có thể bắt đầu từ thân thể và đạt tới linh hồn; trong thực tế, bất kì điều gì xảy ra trong thân thể, rung động của nó cũng được cảm thấy trong linh hồn. Đó là lí do tại sao đôi khi việc xảy ra là một người được chữa khỏi bệnh về thể chất nhưng người đó vẫn cứ cảm thấy ốm. Bệnh đã rời khỏi thân thể; bác sĩ nói không còn bệnh nữa, nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy ốm và từ chối tin rằng mình không bệnh. Tất cả các xét nghiệm và kiểm nghiệm đều chỉ ra rằng về mặt lâm sàng mọi sự đều ổn cả, nhưng bệnh nhân vẫn cứ nói rằng người đó không cảm thấy khoẻ.
Kiểu bệnh nhân này thực sự làm phiền bác sĩ nhiều lắm, bởi vì tất cả các xét nghiệm đều chỉ ra rằng không có bệnh. Nhưng không có bệnh không có nghĩa là bạn mạnh khoẻ. Mạnh khoẻ có tính tích cực riêng của nó. Không có bệnh chỉ là trạng thái phủ định. Chúng ta có thể nói rằng không có gai, nhưng điều đó không có nghĩa là có hoa; rằng không có gai chỉ nêu ra việc thiếu vắng gai. Nhưng hiện diện của hoa lại là vấn đề khác.
Y học cho tới giờ vẫn không có khả năng đạt tới điều gì theo chiều hướng về mạnh khoẻ là gì. Toàn bộ công việc của nó đã theo chiều hướng về bệnh tật là gì. Nếu bạn hỏi y học về bệnh tật, nó cố gắng đưa ra các định nghĩa, nhưng nếu bạn hỏi nó mạnh khoẻ là gì thế thì nó cố gắng đánh lừa bạn. Nó nói rằng khi không có bệnh, thế thì bất kì cái gì còn lại cũng đều là mạnh khoẻ cả. Đây là lừa dối, không phải là định nghĩa. Làm sao bạn có thể định nghĩa mạnh khoẻ trong quan hệ với bệnh tật được? Điều đó cũng giống như là định nghĩa hoa trong quan hệ với gai; điều đó cũng giống như là định nghĩa cuộc sống trong quan hệ với cái chết, hay ánh sáng trong quan hệ với bóng tối. Nó cũng giống như là định nghĩa đàn ông trong quan hệ với đàn bà, hay ngược lại.
Không, cho tới nay y học không có khả năng nói mạnh khoẻ là gì. Nó chỉ có thể nói cho chúng ta bệnh tật là gì, một cách tự nhiên. Có lí do cho điều đó. Lí do là ở chỗ y học chỉ hiểu từ bên ngoài, chỉ hiểu những biểu lộ thân thể – từ bên ngoài chỉ có thể hiểu được bệnh tật. Mạnh khoẻ chỉ có thể được hiểu thấu từ cái ở bên trong con người, bản thể bên trong nhất của người đó và linh hồn người đó. Theo khía cạnh này từ Hindu swasthya thực sự tuyệt vời. Từ tiếng Anh ‘mạnh khoẻ – health’ không đồng nghĩa với swasthya. Mạnh khoẻ health được bắt nguồn từ chữa lành – healing; ốm bệnh được liên kết với nó. Mạnh khoẻ có nghĩa là được chữa lành – người đã phục hồi từ ốm bệnh.
Swasthya không ngụ ý điều đó, swasthya ngụ ý người đã lắng vào bên trong bản thân mình, người đã đạt tới bản thân mình. Swasthya có nghĩa là người có khả năng đứng bên trong mình, và đó là lí do tại saoswasthya lại không chỉ là mạnh khoẻ. Thực tế không có từ nào trong bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới sánh được với từ swasthya. Tất cả các ngôn ngữ khác của thế giới đều có từ đồng nghĩa hoặc là với bệnh tật hoặc là với vô bệnh tật. Chính khái niệm về swasthya mà chúng ta đang có là khái niện về vô bệnh tật. Nhưng vô bệnh tật là cần nhưng không đủ cho swasthya. Còn cần tới một cái gì đó khác – một cái gì đó từ đầu bên kia của cực này, từ bản thể bên trong của chúng ta. Thậm chí nếu bệnh bắt đầu từ bên ngoài, rung động của nó cũng vang vọng khắp nẻo đường tới linh hồn.
Giả sử tôi ném một hòn đá vào cái hồ tĩnh lặng; nhiễu loạn xuất hiện chỉ tại nơi hòn đá chạm vào nước, nhưng gợn sóng được tạo ra đạt tới bờ hồ nơi hòn đá không chạm tới. Tương tự, bất kì cái gì xảy ra cho than thể chúng ta, những gợn sóng của nó đều đạt tới linh hồn. Và nếu trị liệu y tế lâm sàng chỉ dành cho than thể, thế thì điều gì sẽ xảy ra cho những gợn sóng đó đã đạt tới xa bên bờ kia? Nếu chúng ta ném một hòn đá vào hồ và nếu chúng ta tập trung chỉ vào nơi đá chạm nước và chìm xuống, thế thì điều gì sẽ xảy ra cho tất cả những gợn sóng bây giờ đã có sự tồn tại của chúng độc lập với hòn đá?
Một khi con người bị ốm, các rung động của bệnh sẽ đi vào linh hồn, và đó là lí do tại sao thường bệnh cứ còn dai dẳng thậm chí sau khi thân thể đã được điều trị và được chữa khỏi. Sự dai dẳng này của bệnh vẫn có đó bởi vì những rung động của nó, đã vang vọng đi khắp nẻo đường tới bản thể bên trong nhất của người đó, và với điều này y học cho tới giờ vẫn chưa có giải pháp. Cho nên y học bao giờ cũng vẫn còn không đầy đủ nếu thiếu thiền. Chúng ta sẽ có khả năng chữa khỏi bệnh nhưng chúng ta sẽ không có khả năng chữa cho bệnh nhân. Tất nhiên, mối quan tâm của bác sĩ là ở chỗ bệnh nhân không được chữa khỏi; là ở chỗ chỉ bệnh tật được chữa khỏi nhưng bệnh nhân bao giờ cũng phải quay lại!
Bệnh tật cũng có thể có nguồn gốc từ đầu kia. Thực tế, trong trạng thái con người đang hiện hữu, bệnh tật đã hiện diện ở đó rồi. Trong trạng thái con người đang hiện hữu, có rất nhiều căng thẳng hiện diện trong người đó. Tôi đã nói trước đây rằng không con vật nào lại không được thoải mái theo cách này, lại bất an theo cách này, lại trong căng thẳng như vậy – và có lí do cho điều này. Không con vật nào khác lại có ý tưởng này về việc trở thành cái gì đó khác. Con chó là con chó; nó không phải trở thành ai đó. Nhưng con người phải trở thành sinh linh người, con người chưa phải là một ai đó. Đó là lí do tại sao chúng ta không thể nói với con chó rằng nó là con chó còn kém chút ít. Mọi con chó đều là con chó một cách tương đương nhau. Nhưng trong trường hợp con người, chúng ta nói một cách hợp lí với một người rằng người đó vẫn còn thiếu chút ít mới là con người. Con người chưa bao giờ đuợc sinh ra trong sự đầy đủ của mình.
Con người được sinh ra trong trạng thái không đầy đủ; tất cả các con vật khác đều được sinh ra trong sự đầy đủ của chúng. Điều này không phải là như vậy với con người. Có một số điều mà người đó sẽ phải làm để thành đầy đủ. Trạng thái không đầy đủ này là bệnh tật của người đó. Đó là lí do tại sao người đó lại lo lắng băn khoăn suốt hai mươi bốn giờ. Không phải là chỉ người nghèo mới lo lắng bởi vì cái nghèo khó của mình – đây là cách chúng ta vẫn thường nghĩ. Nhưng chúng ta không nhận ra rằng khi trở nên giầu có, chỉ mức độ lo lắng là thay đổi, nhưng lo lắng vẫn còn đó.
Sự thực là ở chỗ người nghèo chưa bao giờ lo âu như người giầu gặp phải, bởi vì người nghèo ít nhất cũng có biện minh cho vấn đề của mình – rằng người đó nghèo. Người giầu thậm chí chẳng có biện minh này. Người đó thậm chí không thể chỉ ra được nguyên nhân cho nỗi lo âu của mình. Và khi nỗi lo âu không có nguyên nhân rõ ràng, nó trở thành khủng khiếp. Nguyên nhân cho bạn sự giảm nhẹ nào đó, an ủi nào đó, bởi vì thế thì người ta hi vọng rằng người ta có thể có khả năng vứt bỏ đi các nguyên nhân. Nhưng khi lo lắng nào đó phát sinh mà không nguyên nhân nào cả thế thì khó khăn tăng lên.
Các quốc gia nghèo có nhiều đau khổ, nhưng ngày họ trở thành giầu họ sẽ nhận ra rằng các quốc gia giầu cũng có nỗi khổ của riêng họ.
Tôi muốn nhân loại chọn cái khổ của người giầu, không phải cái khổ của người nghèo. Nếu đấy là vấn đề về việc chọn khổ, thế thì tốt hơn cả là chọn khổ của người giầu. Nhưng mãnh liệt của bất ổn sẽ được nâng cao lên.
Ngày nay, khối lượng bất ổn và lo âu nước Mĩ phải đương đầu còn lớn hơn bất kì nước nào khác trên thế giới. Mặc dầu không cộng đồng nào khác đã bao giờ có khối lượng tiện nghi có sẵn như ở Mĩ ngày nay, thực tế chính là ở Mĩ lần đầu tiên việc vỡ mộng mới xảy ra. Lần đầu tiên ảo tưởng đã bị phá vỡ. Con người quen nghĩ mình lo âu là bởi lí do nào đó. Tại Mĩ, lần đầu tiên, vấn đề trở thành rõ ràng rằng con người đang lo âu không phải bởi vì bất kì lí do nào cả; bản thân con người là nỗi lo âu. Con người phát minh ra lo âu mới cho bản thân mình. Cá tính có bên trong người đó cứ liên tục đòi hỏi cái gì đó mà lại không có đó. Cái có đó cứ trở thành vô nghĩa hàng ngày; cái đã đạt được lại trở thành vô nghĩa, vô tích sự. Có cố gắng liên tục về những thứ người ta không có.
Nietzsche đã nói đâu đó rằng con người là cây cầu bắc ngang giữa hai điều không thể được – bao giờ cũng hăm hở đạt tới điều không thể được, bao giờ cũng hăm hở trở thành đầy đủ. Chính từ hăm hở trở thành đầy đủ này mà tất cả mọi tôn giáo đã được sinh ra.
Cũng sẽ có ích mà để ý rằng đã có thời trên trái đất này các tu sĩ cũng đồng thời là thầy chữa, lãnh tụ tôn giáo cũng là thầy thuốc. Ông ta là tu sĩ và ông ta là thầy thuốc. Và cũng sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu chúng ta kết thúc với cùng tình huống đó lại vào ngày mai. Sẽ chỉ có một điểm hơi khác biệt: người là bác sĩ điều trị sẽ là tu sĩ! Điều này đã bắt đầu xảy ra ở Mĩ, bởi vì lần đầu tiên sự việc trở nên rõ ràng rằng vấn đề không phải là một mình thân thể; và sự việc đã sang dần ra rằng nếu thân thể hoàn toàn mạnh khoẻ, thế thì vấn đề lại tăng tính nhiều vẻ, bởi vì lần đầu tiên con người bắt đầu cảm thấy bệnh đang hiện diện bên trong, tại cực kia của thân thể.
Các giác quan của chúng ta nữa cũng cần nguyên nhân. Nếu gai đâm vào chân người ta, chỉ thế thì người ta mới cảm thấy chân. Chừng nào gai còn chưa đâm vào chân, người ta vẫn còn không nhận biết về chân. Khi gai có trong chân, thế thì toàn bộ linh hồn người ta trở thành giống như mũi tên hướng tới chân; nó chỉ để ý đến chân chứ không cái gì khác – một cách tự nhiên. Nhưng nếu gai được lấy ra khỏi chân, thế nữa bản thể sẽ cần chú ý đến cái gì đó khác. Cứ cho là cơn đói của bạn được thoả mãn, quần áo tốt có sẵn để mặc, nhà bạn trật tự gọn gàng, bạn lấy được người vợ mình muốn – mặc dầu không có thảm hoạ nào trên thế giới lớn hơn điều này. Vẫn không có kết thúc cho những nỗi khổ của người lấy được người vợ mình mong muốn. Nếu bạn không lấy được người vợ bạn muốn, thế thì ít nhất bạn cũng có thể tìm thấy hạnh phúc nào đó từ niềm hi vọng. Điều đó nữa bị mất đi khi bạn lấy được người vợ mình muốn.
Tôi đã nghe nói về một nhà thương điên. Một người tới thăm nhà thương điên và viên giám thị nhà thương điên đó đưa anh ta đi thăm một vòng. Trước một xà lim đặc biệt người này hỏi viên giám thị có gì sai sót với người đang bị giam. Viên giám thị đáp rằng người này trở nên điên bởi vì anh ta không thể lấy được người đàn bà anh ta yêu. Trong một xà lim khác, người tù đang cố gắng đập vỡ thanh chắn, đấm ngực, dứt tóc. Khi được hỏi có gì sai với người này, viên giám thị đáp rằng người này đã lấy được người phụ nữ người kia không lấy được, và anh ta trở nên điên. Nhưng bởi vì không thể lấy được người mình yêu nên người thứ nhất thường giữ ảnh cô ta gần tim mình và bao giờ cũng hạnh phúc trong điên dại, trong khi người thứ hai đập đầu vào thanh chắn! May mắn là những người yêu không lấy được người mình yêu!
Trong thực tế, bất kì cái gì chúng ta không đạt tới, chúng ta hi vọng về nó và có thể cứ sống trong hi vọng đó. Một khi chúng ta đã đạt được nó hi vọng của chúng ta tan tành và chúng ta trở thành trống rỗng. Cái ngày bác sĩ trị liệu làm cho con người thoát khỏi vấn đề thân thể mình, ngày đó con người sẽ phải nhận lấy phần khác của công việc này. Cái ngày con người trở nên thoát khỏi bệnh tật thân thể mình, cái ngày đó chúng ta đang trao cho người đó một tình huống mà người đó có thể trở nên nhận biết bệnh tật bên trong của mình. Lần đầu tiên người đó sẽ lo lắng bên trong và sẽ tự hỏi rằng mọi thứ bề ngoài đều ổn thoả, ấy vậy mà dường như chẳng cái gì ổn thoả cả.
Cũng không ngạc nhiên gì rằng ở Ấn Độ, hai mươi bốn tirthankaras đều là con vua; Phật đã là con vua, Rama và Krishna tất cả đều từ hoàng gia. Với những người này cái bất ổn đã biến mất khỏi mức độ thân thể; cái bất ổn của họ bây giờ đã bắt đầu từ bên trong.
Y học cố gắng giải phóng con người khỏi bệnh tật bên ngoài, tại mức độ của thân thể. Nhưng nhớ, thậm chí có được tự do khỏi mọi bệnh tật, con người vẫn không trở nên tự do khỏi cái bệnh căn bản của việc là con người. Cái bệnh của việc là con người đó chính là ham muốn về điều không thể được. Cái bệnh của việc là con người đó là không được thoả mãn với bất kì cái gì, cái bệnh của việc là con người đó là việc làm cho tất cả những cái người ta đạt được đều thành vô tích sự và việc gắn ý nghĩa cho bất kì cái gì mà người ta không có.
Việc chữa cho cái bệnh là con người này là thiền. Với mọi bệnh tật khác, các bác sĩ đều có cách chữa, y học có cách chữa; nhưng với cái bệnh đặc biệt này của việc là con người thì chỉ thiền mới có cách chữa. Y học sẽ hoàn chỉnh vào ngày chúng ta hiểu phía bên trong của con người và bắt đầu làm việc với điều đó nữa, bởi vì theo hiểu biết của tôi, người không thoải mái, người đang ngồi bên trong chúng ta, đang tạo ra cả nghìn lẻ một ốm yếu ở mức độ thân thể bên ngoài.
Như tôi đã nói, bất kì khi nào thân thể trở nên ốm yếu, các rung động, các gợn sóng đều được cảm thấy trong linh hồn. Tương tự, nếu linh hồn bị bệnh thế thì các gợn sóng đạt tới mức độ của thân thể.
Đây là lí do tại sao lại có biết bao nhiêu loại liệu pháp trên thế giới này. Đáng ra thì không nên như vậy nếu bệnh học là khoa học; thế thì không thể có hàng nghìn liệu pháp được. Nhưng điều đó lại trở thành có thể bởi vì bệnh tật của con người có đến hàng nghìn kiểu. Một số kiểu bệnh không thể chữa được với sự giúp đỡ của đối trị liệu pháp. Với những bệnh có nguồn gốc ở phần bên trong con người và đi ra bên ngoài, đối trị liệu pháp là vô dụng. Với những bệnh bắt đầu từ bên ngoài và hướng vào phần bên trong, đối trị liệu pháp rất thành công. Những bệnh đạt tới bên ngoài từ bên trong không phải là bệnh thân thể chút nào. Chúng chỉ biểu lộ tại mức độ thân thể. Mức độ nguồn gốc của chúng bao giờ cũng là tâm lí, hay còn sâu hơn – tâm linh
Bây giờ, nếu một người đang chịu một bệnh trong tâm lí mình, điều này có nghĩa là không thuốc lâm sàng nào có thể làm giảm nhẹ chút ít cho người đó được. Trong thực tế thuốc còn có thể có hại, bởi vì nó sẽ cố làm điều gì đó và trong quá trình này, nếu nó không làm giảm nhẹ, nhất định nó sẽ gây hại gì đó. Duy nhất những thuốc không có khả năng gây ra hại là những thuốc không có khả năng đem lại bất kì sự giảm nhẹ nào. Chẳng hạn, vi lượng liệu pháp không gây hại cho ai cả, bởi vì không có bất kì vấn đề giảm nhẹ nào từ nó cả. Nhưng vi lượng liệu pháp quả có cho sự giảm nhẹ. Nó không có khả năng tạo ra sự giảm nhẹ nhưng điều đó không có nghĩa là người ta không được giảm nhẹ.
Nhưng việc có được sự giảm nhẹ lại là một chuyện khác; tạo ra sự giảm nhẹ lại là một chuyện khác. Hai chuyện này là những hiện tượng tách bạch. Người ta quả có được sự giảm nhẹ bởi vì nếu người này tạo ra bệnh tật ở mức độ tâm lí của mình thì người đó cần thuốc trấn an nào đó cho nó. Người đó cần thuốc trấn an nào đó cho bệnh tật của mình, người đó cần an ủi nào đó, đảm bảo nào đó rằng người đó không ốm, mà chỉ đang mang cái ý tưởng rằng mình ốm. Điều đó cũng có thể đạt tới được qua tro của kẻ hành khất nào đó; điều đó có thể đạt được qua nước thánh của sông Hằng, vân vân.
Ngày nay rất nhiều thực nghiệm đang diễn ra trên cái điều bạn có thể gọi là thuốc ảo tưởng, thuốc trấn an. Nếu mười bệnh nhân đang cùng chịu một bệnh, và nếu ba người trong số họ được điều trị bằng đối trị liệu pháp, ba người bằng vi lượng liệu pháp và ba người bằng thiên nhiên liệu pháp, thế thì ta thấy một kết quả thú vị: mỗi một trong các liệu pháp này đều ảnh hưởng tới cùng số phần trăm người cho cả kết quả tốt và xấu. Không khác biệt nhiều lắm về tỉ lệ. Điều này quả có tạo ra nguyên nhân nào đó để suy nghĩ. Cái gì đang diễn ra?
Theo tôi, đối trị liệu pháp là y học duy nhất. Nhưng vì cái gì đó trong con người là không khoa học, nên một mình y học sẽ không có tác dụng. Đối trị liệu pháp một mình nó đối phó với thân thể con người theo một cách khoa học. Nhưng đối trị liệu pháp không thể chữa được một trăm phần trăm, bởi vì con người ở bản thể bên trong của mình là tưởng tượng, bịa đặt, và phóng chiếu nữa. Thực tế một người mà đối trị liệu pháp không có tác dụng thì ốm là do một nguyên nhân không khoa học nào đó. Bị ốm do một nguyên nhân không khoa học nào đó có nghĩa là gì vậy?
Những lời này có vẻ rất kì lạ. Bạn biết rằng có thể có cách điều trị y học và cũng có thể có cách điều trị không y học. Tôi đang nói với bạn rằng cũng có thể có đau yếu khoa học và đau yếu không khoa học – cách thức không khoa học để bị ốm. Mọi bệnh tật mà bắt đầu tại mức độ tâm lí của một người và biểu lộ ở mức độ thân thể, không thể chữa được theo cách khoa học.
Tôi biết một thanh nữ bị mù. Nhưng chứng mù lại mang tính tâm lí – thực tế mắt cô ta không bị ảnh hưởng. Các chuyên gia mắt nói rằng mắt ổn cả, cô gái này đang lừa mọi người. Nhưng cô gái này không lừa ai cả, bởi vì thậm chí nếu bạn dắt cô ấy đi vào lửa cô ấy cũng đi vào lửa; cô ấy sẽ loạng quạng đâm vào tường và làm vỡ đầu. Cô gái này không lừa; cô ấy thực sự không thể thấy được bằng mắt mình.
Nhưng bệnh này lại ở ngoài tầm của các bác sĩ.
Cô gái này được đưa tới tôi và tôi cố gắng để hiểu cô ấy. Tôi đi tới nhận ra rằng cô ấy đang yêu ai đó nhưng các thành viên gia đình cô ấy cấm cô ấy gặp người kia. Khi tôi cứ hỏi đi hỏi lại cô ấy, cô ấy đáp rằng cô ấy không còn muốn thấy bất kì ai khác trên thế giới này ngoại trừ người yêu của cô. Quyết tâm không thấy bất kì ai khác ngoại trừ người yêu mình… và nếu sự mãnh liệt này hiện diện trong quyết tâm, mắt trở thành mù về mặt tâm lí. Mắt sẽ trở thành mù, mắt sẽ dừng thấy bất kì cái gì. Điều này không thể hiểu được bởi việc thấy qua mổ mắt, bởi vì mổ mắt là thông thường, cơ chế thấy vẫn vận hành. Chỉ người thấy, người vẫn ở đằng sau mắt mới lẩn đi, mới tự loại bỏ mình tại đó. Chúng ta kinh nghiệm điều này trong cuộc sống thường ngày, chúng ta chỉ không nhận biết về nó. Cơ chế của thân thể vận hành chỉ khi sự hiện diện của chúng ta có đó đằng sau nó.
Bây giờ ta hãy xét một thanh niên đang chơi khúc côn cầu, vừa bị thương ở chân. Anh ta bị chảy máu nhưng anh ta không nhận ra điều đó. Người khác có thể thấy rằng anh ta bị chảy máu nhưng bản thân anh ta lại không có ý niệm gì về nó cả. Thế rồi, khi cuộc chơi kết thúc sau nửa giờ, anh ta túm lấy chân mình và bắt đầu kêu lên và hỏi khi nào anh ta bị thương. Nó gây đau lắm. Bây giờ nửa giờ đã trôi qua từ khi anh ta bị thương. Vết thương ở chân anh ta là thực, cơ chế cảm giác trong chân anh ta vẫn làm việc hoàn toàn ổn thoả – vậy tại sao thông tin lại không được chuyển vận đi sớm hơn? Chú ý của anh ta không có đó với cái chân, chú ý của anh ta là vào cuộc chơi, và chú ý của anh ta lớn đến mức chẳng có gì còn lại để chú ý đến chân nữa. Cái chân phải thường xuyên thông báo cho anh ta – các bắp cơ, thần kinh phải co giật – chân phải đã gõ vào mọi cánh cửa có thể, nó phải đã rung chuông báo cho tổng đài, nhưng người trực tổng đài đang ngủ. Người đó ngủ say hay người đó đang hiện diện ở đâu đó khác. Người đó vắng mặt, người đó không có mặt. Khi người đó trở về sau nửa giờ, thế thì mới có chú ý rằng có vết thương ở chân.
Tôi bảo gia đình cô ấy ấy làm một điều. Tôi bảo họ rằng vì cô ấy không được phép thấy người cô ấy muốn gặp, nên cô ấy đã tự tử một phần – tự tử đôi mắt. Không có vấn đề gì khác với cô ấy ngoại trừ rằng cô ấy đã đi vào giai đoạn tự tử một phần. Cứ để cho người yêu của cô ấy gặp cô ấy. Họ nói, “Điều đó có liên quan gì tới mắt?” Tôi bảo họ cứ thử một lần xem sao. Và ngay khi cô ấy được báo rằng cô ấy được phép gặp người yêu của mình và rằng anh ta sẽ tới lúc năm giờ, cô ấy tới và đứng ngay cửa. Mắt cô ấy ổn thoả cả!
Không, điều này không phải là lừa dối. Bây giờ, các thực nghiệm trong thôi miên đã chỉ ra cho chúng ta rằng không có chỗ cho lừa dối. Điều này tôi nói cho các bạn từ kinh nghiệm của riêng mình. Nếu một người bị thôi miên sâu mà được trao cho một hòn đá cuội thông thường trong tay và được bảo cho biết rằng đấy là một mẩu than nóng, người đó sẽ hành xử theo đúng cách người đó sẽ làm với một mẩu than hồng trong tay mình. Người đó sẽ ném nó đi, người đó sẽ bắt đầu kêu thét, rền rĩ rằng người đó đã bị bỏng. Cho tới điểm này điều đó cũng còn dễ hiểu. Nhưng người đó cũng sẽ bị phỏng rộp trên tay mình – và thế thì khó khăn nảy sinh. Nếu đơn thuần bằng tưởng tượng rằng có than hồng trong tay mình mà bạn có thể bị bỏng, thế thì cũng nguy hiểm mà bắt đầu trị liệu cho những vết bỏng này ở mức độ thân thể. Việc chữa trị cho những vết bỏng này nên bắt đầu tại mức độ của tâm trí.
Vì chúng ta chỉ xem xét một đầu của con người, cho nên chúng ta có khả năng khử bỏ dần những bệnh tật ảnh hưởng tới thân thể, nhưng đồng thời bệnh bắt nguồn từ tâm trí lại tăng lên. Ngày nay, thậm chí những người chỉ nghĩ dưới dạng khoa học cũng đã bắt đầu đồng ý rằng ít nhất năm mươi phần trăm bệnh tật là do tâm trí. Điều này không phải như vậy ở Ấn Độ, bởi vì với những bệnh của tâm trí, trước hết cần phải có một tâm trí mạnh mẽ. Tại Ấn Độ chúng ta vẫn thấy rằng quãng chín mươi nhăm phần trăm bệnh tật là của thân thể, nhưng ở Mĩ sự kiện bệnh của tâm trí đang tăng lên.
Bệnh của tâm trí thông thường bắt đầu từ bên trong và lan ra bên ngoài; chúng là bệnh tật đi ra, trong khi những bệnh của thân thể là đi vào. Nếu bạn cố chữa trị các biểu lộ thân thể của bệnh tinh thần, thế thì lập tức bạn sẽ thấy các cách thức biểu lộ khác. Chúng ta có thể có khả năng chấm dứt số lượng nhỏ các bệnh tinh thần từ một chỗ hay chỗ thứ hai, thứ ba, nhưng nó chắc chắn sẽ biểu lộ tại chỗ thứ tư hay thứ năm. Nó sẽ cố gắng biểu lộ từ điểm yếu trong cá tính của cá nhân này. Đó là lí do tại sao biết bao nhiêu lần mà bác sĩ không những không thể chữa trị một bệnh mà còn chịu trách nhiệm cho việc di căn, việc nhân lên các dạng khác nhau của bệnh đó. Điều có thể đi ra từ mỗi một nguồn nay bắt đầu đổ ra từ nhiều nguồn khác, bởi vì chúng ta đã dựng lên con đập tại các vị trí khác nhau.
Theo tôi, thiền là việc chữa tại đầu kia của con người. Một cách tự nhiên, thuốc phụ thuộc vào vật chất, các yếu tố hoá chất của chúng; thiền phụ thuộc vào ý thức. Không có viên thuốc chế sẵn nào cho thiền cả, mặc dầu người ta vẫn đang cố làm ra. LSD, mescalin, marijuana – cả nghìn thứ đang được thử. Hàng nghìn nỗ lực đang được tiếp tục để tạo ra viên thuốc cho thiền. Nhưng bạn chẳng bao giờ có thể có viên thuốc cho thiền được. Thực tế, cố gắng làm ra những viên như vậy cũng là cùng cái tính ương ngạnh của việc chỉ chữa trị từ mức độ thân thể, của việc làm cho tất cả mọi việc chữa trị chỉ là từ bên ngoài. Thậm chí nếu tâm lí chúng ta có bị ảnh hưởng bên trong, chúng ta vẫn sẽ xử trí từ bên ngoài, chưa bao giờ từ bên trong. Các chất ma tuý như mescalin và LSD chỉ có thể tạo ra ảo tưởng về mạnh khoẻ bên trong, chúng không thể tạo ra nó được. Chúng ta không thể đạt tới bản thể bên trong nhất của con người qua bất kì phương tiện hoá chất nào. Chúng ta càng đi sâu hơn vào bên trong tác động của hoá chất lại sẽ càng kém đi. Chúng ta càng đi sâu vào bên trong con người, cách tiếp cận vật chất và vật lí bắt đầu trở thành càng ít ý nghĩa hơn. Cách tiếp cận phi vật chất, hay chúng ta có thể nói cách tiếp cận tâm lí, có ý nghĩa ở đó.
Nhưng điều đó vẫn còn chưa đạt tới được cho đến giờ bởi vì một số định kiến. Điều thú vị là bác sĩ lại là một trong hai hay ba nghề chính thống nhất trên thế giới. Các giáo sư và bác sĩ ngành y được xếp vào danh sách cao nhất trong những người chính thống nhất. Họ không buông bỏ các ý tưởng cũ một cách dễ dàng. Có lí do cho điều đó – có lẽ điều ấy là lí do hoàn toàn tự nhiên. Nếu các bác sĩ và giáo sư bỏ các ý tưởng cũ, trở nên linh hoạt, thế thì họ sẽ gặp thời kì khó khăn trong việc dạy trẻ con. Nếu mọi thứ đều cố định, thế thì họ có khả năng dạy có hiệu quả. Các ý tưởng cần phải xác định, chắc chắn, không dễ lung lay và hay thay đổi; thế thì họ có thể có niềm tin trong khi dạy về những điều đó.
Thậm chí những kẻ phạm tội cũng không cần tới nhiều niềm tin như các giáo sư cần tới. Ông ta phải có niềm tự tin rằng điều mình nói là tuyệt đối đúng, và bất kì ai đòi hỏi có loại niềm tin này về việc là đúng đắn trong nghề nghiệp của mình, đều trở thành chính thống. Thầy giáo trở thành chính thống. Điều này gây tác hại lớn, bởi vì theo mọi nghĩa giáo dục nên ít chính thống nhất; nếu không sẽ có chướng ngại trên con đường tiến bộ. Đây là lí do tại sao thông thường không thầy giáo nào là nhà phát minh. Có biết bao nhiêu giáo sư trong tất cả các trường đại học nhưng phát minh, khám phá lại do những người ngoài thực hiện. Hơn bẩy mươi phần trăm người đoạt giải thưởng Nobel đều là người bên ngoài các đại học.
Nghề khác đầy những người chính thống là các bác sĩ. Điều đó nữa cũng có các lí do nghề nghiệp của nó. Các bác sĩ phải đưa ra quyết định rất nhanh chóng. Nếu họ bắt đầu suy tư khi bệnh nhân đang trên giường chết, chỉ thế thì các ý tưởng mới còn lại, bệnh nhân sẽ chết. Nếu bác sĩ rất không chính thống, tự do và thực hành các lí thuyết mới, tiến hành các thực nghiệm mới mọi lúc, thế nữa cũng có nguy hiểm. Ông ta phải ra quyết định tức thời, và tất cả những người phải ra quyết định tức thời chủ yếu dựa vào tri thức quá khứ; họ không muốn bị bắt vào các ý tưởng mới.
Nhưng người này, người ra quyết định ngay tại chỗ hàng ngày phải dựa trên tri thức quá khứ, và đó là lí do tại sao nghề y lại đi sau nghiên cứu y quãng ba chục năm. Điều này gây ra kết quả nhiều bệnh nhân chết một cách không cần thiết, bởi vì điều không nên thực hành hôm nay thực tế lại được tuân theo. Nhưng đây lại là nguy cơ chuyên nghiệp. Và do vậy một số quan niệm về bác sĩ ở sâu phía dưới là rất nền tảng. Một trong chúng là niềm tin của họ vào thuốc còn hơn vào bản thân con người – tin vào hoá chất hơn vào tâm thức, tầm quan trọng được đặt vào ngành hoá học hơn là tâm thức. Hậu quả nguy hiểm nhất của thái độ này là ở chỗ trong khi ngành hoá học được cho ngày một quan trọng hơn, chẳng thực nghiệm nào được tiến hành về tâm thức cả.
Tại đây tôi muốn nói về một vài thí dụ như vậy để cho bạn có thể có được ý tưởng nào đó. Việc đẻ không đau trong khi sinh con đã là một vấn đề rất cổ xưa; làm sao sinh con không đau từ lâu đã từng là vấn đề. Tất nhiên các tu sĩ chống lại điều này. Thực tế các tu sĩ chống lại chính cái ý tưởng rằng thế giới nên thoát khỏi đau đớn và khổ sở, bởi vì họ sẽ hết việc nếu không có đau đớn trong thế giới này. Nghề của họ sẽ không còn ý nghĩa nữa. Nếu có đau đớn, khổ sở và phiền não, thế thì có lời cầu gọi, lời cầu nguyện. Có thể thậm chí Thượng đế cũng hoàn toàn bị quên lãng đi nếu không có đau khổ trên thế giới. Người ta khó có thể cầu nguyện được, bởi vì chúng ta nhớ tới Thượng đế chỉ trong đau khổ. Các tu sĩ bao giờ cũng chống lại sinh con không đau. Họ nói rằng đau trong sinh đẻ là quá trình tự nhiên.
Nhưng điều này không nên có đó. Gọi nó là việc thu xếp của Thượng đế là một ý tưởng giả tạo. Không Thượng đế nào lại muốn trao cái đau đớn trong khi sinh con cả. Bác sĩ tin rằng để sinh con không đau thì phải cho thuốc nào đó, cần phải thu xếp hoá chất nào đó, cần phải gây mê. Tất cả các cách chữa chạy này của bác sĩ đều bắt đầu từ mức độ thân thể, có nghĩa là chúng ta để cho thân thể vào trạng thái mà người mẹ không nhận ra rằng mình đang đau. Một cách tự nhiên bản thân phụ nữ đã từng kinh nghiệm với điều này theo cách riêng của mình trong nhiều thế kỉ…
Đó là lí do tại sao bẩy mươi nhăm phần trăm trẻ sơ sinh được sinh ra ban đêm. Việc sinh ra khó khăn vào ban ngày bởi vì người phụ nữ rất tích cực và nhận biết vào lúc đó. Trong đêm họ ngủ, họ thảnh thơi hơn, và do vậy bẩy mươi nhăm phần trăm trẻ sơ sinh không có cơ hội được sinh ra khi mặt trời đang chói sáng; chúng phải lấy việc sinh ra trong bóng tối. Khi người đàn bà ngủ cô ấy thảnh thơi hơn và dễ dàng hơn cho đứa trẻ được sinh ra. Người mẹ bắt đầu tạo ra chướng ngại cho đứa con ngay từ khoảnh khắc nó sắp được sinh ra. Tất nhiên về sau cô ấy chế ngự biết bao nhiêu chướng ngại cho đứa trẻ, nhưng cô ấy bắt đầu gây ra cản trở cho đứa trẻ thậm chí trước khi nó được sinh ra.
Một trong những cách bù đắp là làm điều gì đó qua thuốc để cho thân thể trở nên thảnh thơi như nó trong giấc ngủ. Những cách bù đắp này đang được tuân theo nhưng chúng có nhược điểm riêng. Nhược điểm lớn nhất là ở chỗ chúng ta không tin chút nào vào tâm thức của con người. Và vì tin cậy này vào tâm thức con người cứ giảm đi, cho nên tâm thức bắt đầu biến mất.
Một bác sĩ tên là Lozem đã tin cậy vào tâm thức con người và ông ấy đã trông nom cho hàng nghìn việc sinh con không đau cho phụ nữ. Phương pháp này là sự hợp tác có ý thức – rằng người mẹ cố gắng hợp tác mang tính thiền, có ý thức, trong khi sinh con, rằng cô ấy đón chào nó, không tranh đấu với nó hay cố chống lại nó. Cái đau được tạo ra không phải bởi vì việc sinh con mà bởi vì tranh đấu người mẹ tiến hành để chống lại nó. Cô ấy cố gắng siết lại toàn bộ cơ chế sinh con. Cô ấy đang sợ rằng việc sinh con sẽ đau đớn, cô ấy sợ việc sinh con. Việc cưỡng lại nhằm vào nỗi sợ này lại ngăn cản đứa trẻ được sinh ra. Trong khi đứa trẻ đang cố gắng được sinh ra, có tranh đấu giữa hai người; có va chạm giữa người mẹ và đứa bé. Xung đột này phần trách nhiệm thuộc về cái đau. Cái đau này là không tự nhiên: nó chỉ là từ va chạm, từ kháng cự.
Có hai cách có thể để giải quyết vấn đề cưỡng lại này. Chúng ta có thể dùng thuốc an thần cho người mẹ, nếu chúng ta làm việc ở mức độ thân thể. Nhưng điều phải nhớ ở đây là ở chỗ người mẹ, người cho việc sinh thành đứa con mình đang trong trạng thái vô ý thức không bao giờ có thể trở thành người mẹ theo nghĩa đầy đủ nhất. Và có lí do cho điều đó. Khi đứa con ra đời, không chỉ đứa con được sinh ra mà người mẹ nữa cũng được sinh ra. Việc sinh của đứa con thực tế là hai việc sinh: một mặt đứa con được sinh ra và mặt khác người phụ nữ thông thường trở thành người mẹ. Và nếu đứa con được sinh ra trong trạng thái vô ý thức, chúng ta đã xoay xở làm méo mó mối quan hệ cơ bản giữa mẹ và con. Người mẹ sẽ không được sinh ra, chỉ người bảo mẫu sẽ còn lại sau trong quá trình này.
Tôi không thiên về sinh con bằng cách dùng thuốc an thần cho người mẹ với trợ giúp của hoá chất hay dùng các phương tiện bên ngoài. Người mẹ nên hoàn toàn có ý thức trong khi sinh con, bởi vì trong chính ý thức đó người mẹ cũng được sinh ra nữa. Nếu bạn hiểu chân lí của vấn đề này, thế thì nó có nghĩa là tâm thức của người mẹ nên được huấn luyện cho việc sinh Người mẹ nên có khả năng lấy việc sinh con mang tính thiền.
Thiền có hai ý nghĩa đối với người mẹ. Một là ở chỗ cô ấy không nên cưỡng lại, không nên tranh đấu. Cô ấy nên hợp tác với bất kì cái gì đang diễn ra. Cũng giống như dòng sông tuôn chảy ở bất kì đâu có chỗ trũng trên mặt đất, giống như gió thổi, giống như lá rụng – không ai có ý niệm mơ hồ về nó và lá khô cứ rụng khỏi cây – tương tự cô ấy nên trong hợp tác toàn bộ với tất cả những điều đang hiển lộ ra trước cô ấy. Và nếu người mẹ đem ra toàn bộ sự hợp tác trong khi sinh, không tranh đấu chống lại nó, không trở nên sợ hãi, trở thành hoàn toàn đắm chìm một cách thiền trong sự kiện này, thế thì sẽ có việc sinh không đau, cái đau sẽ tan biến đi.
Tôi đang nói với các bạn về điều này trên cơ sở khoa học. Nhiều thực nghiệm đã được tiến hành bằng việc dùng phương pháp này. Cô ấy sẽ trở nên thoát khỏi đau đớn. Và nhớ, điều này sẽ có những kết quả đi rất xa.
Trước hết, chúng ta bắt đầu nuôi dưỡng cảm giác ốm yếu hướng về vật hay người tạo ra đau đớn trong chúng ta từ ngay khoảnh khắc tiếp xúc đầu tiên. Chúng ta rơi vào trong một loại thù địch với người mà ta đương đầu trong trận chiến trong chính kinh nghiệm đầu tiên của mình. Điều này trở thành chướng ngại cho việc hình thành mối quan hệ thân thiện. Khó mà tạo ra được cây cầu hợp tác với người mà chúng ta rơi vào xung đột với người đó ở ngay lúc bắt đầu. Nó sẽ là hời hợt. Nhưng khoảnh khắc đó khi chúng ta sẽ có khả năng sinh ra đứa con với sự hợp tác và trong nhận biết tràn đầy…
Điều này rất thú vị: cho đến giờ chúng ta chỉ nghe nói về cách diễn đạt ‘đau đẻ,’ nhưng chúng ta chưa bao giờ nghe nói đến cách diễn đạt ‘phúc lạc đẻ’ – bởi vì điều đó chưa xảy ra cho tới nay. Nhưng nếu có sự hợp tác hoàn toàn, thế thì ‘phúc lạc đẻ’ cũng sẽ xuất hiện. Cho nên tôi không thiên về việc sinh không đau, tôi thiên về việc sinh phúc lạc. Với sự giúp đỡ từ y học, nhiều nhất chúng ta có thể đạt tới việc sinh không đau nhưng không bao giờ đạt tới việc sinh phúc lạc cả. Và ngay từ khoảnh khắc đầu chúng ta sẽ có khả năng xây dựng mối nối bên trong có ý thức giữa người mẹ và đứa con.
Đây chỉ là một thí dụ để làm cho bạn hiểu rằng cái gì đó có thể được làm từ bên trong nữa. Bất kì khi nào chúng ta bị ốm chúng ta đều cố gắng tranh đấu lại bệnh chỉ từ bên ngoài. Vấn đề là, liệu người bệnh có thực sự sẵn sàng từ bên trong để tranh đấu với bệnh tật không? Và chúng ta chưa bao giờ bận tâm tìm ra điều này. Hoàn toàn có thể là đấy chỉ là bệnh do ta tự mời tới. Số các bệnh tự ta mời tới thì lớn. Thực tế rất ít bệnh tới theo cách riêng của chúng, phần lớn trong chúng là được mời tới. Tất nhiên, chúng ta đã mời chúng từ lâu trước khi chúng tới; do đó chúng ta không thể nào thấy bất kì mối nối nào giữa hai sự kiện này.
Trong hàng nghìn năm biết bao nhiêu xã hội trên thế giới này đã không thể nào hình thành được mối nối giữa giao hợp vật lí và việc sinh con bởi vì thời gian chênh lệch là lớn – những chín tháng. Thật khó cho họ đặt mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả xa xôi thế. Và thế rồi không phải việc giao hợp nào cũng đều dẫn tới sinh con, cho nên hiển nhiên không có lí do nào để nghĩ dưới dạng mối nối giữa hai điều này. Mãi về sau con người mới hiểu rằng điều đã xuất hiện trong chín tháng trước đang tạo ra kết quả trong việc sinh con hôm nay. Người ta có thể hình thành nên mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả. Cũng điều đó xảy ra cho chúng ta đối với bệnh tật. Đôi khi chúng ta mời nó, nhưng nó sẽ tới muộn hơn về sau. Nhiều thời gian trôi qua giữa hai sự kiện này, và đó là lí do chúng ta không có khả năng thấy bất kì mối nối nào giữa hai điều đó.
Tôi đã nghe nói về một người đang bên bờ vực phá sản. Anh ta sợ đi ra chợ, đi tới cửa hàng của mình. Anh ta sợ thậm chí cả việc bước đi trên phố. Một hôm khi vừa bước ra khỏi buồng tắm anh ta bị ngã và bị liệt. Bây giờ đủ mọi loại chữa trị đều được tiến hành cho anh ta. Nhưng chúng ta không muốn chấp nhận rằng người này muốn trở nên bị liệt. Anh ta không nghĩ về điều này một cách có ý thức, nhưng đấy không phải là vấn đề. Cũng không thành vấn đề liệu anh ta có quyết tâm hay không để bị liệt – có thể nhất là anh ta chưa bao giờ nghĩ tới nó. Nhưng đâu đó bên trong tâm trí, trong vô thức, anh ta phải đã muốn rằng mình không phải đi ra chợ hay tới cửa hàng hay đi trên phố. Đây là điều thứ nhất.
Thứ hai là, anh ta cũng muốn mọi người ít thù địch với anh ta và muốn họ bắt đầu biểu lộ thông cảm nào đó – đây là ham muốn sâu sắc của anh ta. Hiển nhiên thân thể anh ta sẽ hỗ trợ cho anh ta. Thân thể bao giờ cũng tuân theo tâm trí như cái bóng; nó bao giờ cũng sẽ hỗ trợ cho tâm trí. Tâm trí làm mọi việc thu xếp. Thực tế, chúng ta chưa bao giờ nhận ra thu xếp nào mà tâm trí đã có trong kho của nó. Nếu bạn nhịn ăn cả ngày, thế thì bạn sẽ có bữa ăn vào ban đêm – tâm trí sẽ nhìn vào điều đó. Nó sẽ bảo bạn trong giấc mơ rằng bạn đã nhịn ăn cả ngày rồi, bạn phải không thoải mái rồi; chúng ta hãy đến bữa yến tiệc tại cung vua. Và bạn sẽ ăn ở đó trong đêm trong giấc mơ của mình.
Tâm trí thu xếp cho mọi thứ mà thân thể không thể làm được. Cho nên phần lớn các giấc mơ chúng ta thấy đều giống điều này – chỉ là vật thay thế. Điều chúng ta không thể làm được trong ngày, chúng ta làm trong đêm. Tâm trí thu xếp tất cả những điều này. Nếu bỗng nhiên trong đêm bạn cảm thấy muốn đái, thế thì điều đó có nghĩa là tâm trí đang rung chuông báo động. Nó sẽ đưa bạn tới nhà vệ sinh trong giấc mơ và bạn sẽ cảm thấy đỡ căng bóng đái. Bạn sẽ nghĩ rằng thế cũng được và rằng bạn đã ở trong nhà vệ sinh. Tâm trí thu xếp để cho giấc ngủ của bạn không bị quấy rối. Trong suốt ngày và đêm, tâm trí thường xuyên thu xếp để cho tất cả các ham muốn của bạn đều được đáp ứng.
Người này đã bị bệnh liệt nửa người tấn công và anh ta ngã xuống. Bây giờ chúng ta đang cố gắng điều trị việc đó. Nhưng thực tế là thuốc có thể làm hại anh ta, bởi vì anh ta không bị liệt nửa người; anh ta đã mang bệnh đó lên mình. Thậm chí nếu chúng ta chữa trị được bệnh liệt của anh ta, thế thì anh ta sẽ biểu lộ bệnh thứ hai, hay thứ ba, hay có thể bệnh thứ tư nữa. Thực tế, chừng nào mà anh ta còn chưa thu được can đảm để đi ra chợ anh ta sẽ còn phải chịu hết bệnh nọ tới bệnh kia. Và ngay khi anh ta bị ốm anh ta nhận ra rằng toàn bộ tình huống đã thay đổi. Bây giờ anh ta có biện minh cho việc phá sản. Tôi có thể làm được gì nào? – Tôi bị liệt rồi! Bây giờ anh ta có thể nói với các chủ nợ, “Làm sao tôi có thể trả lại tiền cho các ông được? Các ông có thể thấy tình cảnh tôi đây này.” Thực tế, khi chủ nợ tới gặp anh ta, bản thân người đó sẽ cảm thấy xấu hổ khi đòi tiền. Vợ anh ta sẽ chăm sóc anh ta tốt hơn, con anh ta sẽ phục vụ anh ta tốt hơn, bạn bè anh ta sẽ tới gặp anh ta, mọi người sẽ vây quanh giường anh ta.
Trong thực tế chúng ta chẳng hề bày tỏ tình yêu của mình cho bất kì ai trừ phi người đó bị ốm. Cho nên bất kì ai muốn được yêu đều phải bị ốm. Phụ nữ bao giờ cũng bị ốm, và lí do chính là ở chỗ với họ đây là cách để có được tình yêu. Họ biết không có cách nào khác để giữ chồng mình ở nhà. Vợ không thể giữ được chồng ở nhà nhưng bệnh tật có thể giữ được. Một khi chúng ta nhận ra điều này, và nếu điều này bắt chặt vào trong tâm trí chúng ta, thế thì mọi lúc chúng ta muốn có sự thông cảm nào đó chúng ta sẽ ốm. Thực tế cũng thật là nguy hiểm mà đi bày tỏ thông cảm với người ốm; bạn chỉ nên điều trị cho người đó. Điều này là nguy hiểm bởi vì qua thông cảm bạn có thể cho thêm hương vị vào bệnh của người đó và điều này sẽ có hại.
Không thuốc nào chữa được cho người này, người đã bị bệnh liệt; nhiều nhất người đó sẽ giữ cho bệnh thay đổi, bởi vì trong thực tế người đó không có bệnh này, đấy chỉ là tự gợi ý sâu xa. Bệnh liệt nửa người là bệnh tinh thần từ nguồn gốc.
Một câu chuyện tương tự là về một người khác, người cũng bị chứng liệt nửa người. Trong hai năm anh ta phải chịu bệnh này và không thể nào dậy được. Một hôm nhà anh ta bị cháy và mọi người đều chạy ra khỏi nhà. Bỗng nhiên họ hoảng hốt và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra cho người ốm này. Nhưng thế rồi họ thấy anh ta tới – anh ta chạy – và người này trước đây thậm chí không thể ngồi được. Và khi gia đình anh ta chỉ ra cho anh ta rằng anh ta có thể bước được, anh ta nói rằng điều đó là không thể được và anh ta sụp ngã xuống ngay đó.
Điều gì đã xảy ra cho con người này?… và anh ta không lừa ai cả. Bệnh này là bệnh của tâm trí, không phải bệnh của thân thể. Đó là khác biệt duy nhất. Và đó là lí do tại sao khi bác sĩ điều trị bảo bệnh nhân rằng bệnh người đó là trong tâm trí, bệnh nhân không thích điều đó bởi vì điều đó dường như truyền đạt rằng người đó đang cố gắng không cần thiết để chứng tỏ rằng mình ốm. Điều này là không đúng. Không ai muốn chứng tỏ rằng mình ốm mà chẳng có lí do nào cả. Có những lí do tinh thần cho việc bị ốm, và những lí do này là quan trọng hay có thể còn quan trọng hơn các lí do cho việc bị ốm bởi vì một vấn đề thể chất thực nào đó. Và sẽ là điều trị sai về phần bác sĩ nếu bảo ai đó, cho dù là lầm lẫn, rằng người đó bị ốm yếu về tinh thần. Bệnh nhân không cảm thấy khá hơn bởi phát biểu này; trong thực tế người đó cảm thấy cay đắng hơn với bác sĩ.
Chúng ta vẫn chưa có khả năng phát triển thái độ thân ái đối với các bệnh tâm trí. Nếu chân tôi bị thương thế thì mọi người sẽ thông cảm, nhưng nếu tâm trí tôi bị tổn thương thế thì mọi người sẽ nói rằng đây là bệnh tinh thần – cứ dường như là tôi đã làm điều gì đó sai. Nếu chân tôi bị thương thế thì tôi được thông cảm, nhưng nếu tôi bị bệnh tâm trí thế thì tôi bị trách cứ như đấy là lỗi của tôi! Không, đấy không phải là lỗi của tôi.
Bệnh kiểu tâm trí có vị trí riêng của chúng, nhưng các bác sĩ điều trị không chấp nhận nó. Ngần ngại này là bởi vì họ đã điều trị chỉ cho các bệnh thân thể; không có lí do nào khác. Điều này ở ngoài ông ta, cho nên ông ta nói rằng đây không phải là bệnh. Thực tế ông ta nên nói rằng điều này vượt ra ngoài phạm vi nghề nghiệp của mình. Ông ta nên khuyên bạn tìm đến một kiểu bác sĩ khác. Người này thực tế cần việc điều trị bắt đầu từ bên trong và thế rồi đi ra ngoài. Và có thể một điều rất nhỏ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống bên trong của người đó.
Theo tôi, thiền là việc điều trị trải rộng từ bên trong ra.
Một hôm ai đó tới Phật và hỏi, “Ông là ai? Ông có phải là triết gia, hay nhà tư tưởng hay vị thánh hay nhà yoga không?” Phật đáp, “Ta chỉ là thầy chữa, người chữa trị.”
Câu trả lời này của ông ấy thực sự tuyệt diệu: Chỉ là thầy chữa – ta biết điều gì đó về bệnh tật bên trong và đó là điều ta thảo luận với ông.
Cái ngày chúng ta hiểu ra rằng chúng ta sẽ phải làm điều gì đó về bệnh tật kiểu tâm trí – bởi vì đằng nào chúng ta cũng không bao giờ có khả năng trừ tiệt tất cả các bệnh thân thể hoàn toàn – ngày đó chúng ta sẽ thấy rằng tôn giáo và khoa học đã tới gần lẫn nhau. Ngày đó chúng ta sẽ thấy rằng thuốc và thiền đã tới gần lẫn nhau. Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ không nhánh khoa học nào khác sẽ có ích nhiều như y học trong việc bắc cầu qua lỗ hổng này.
Hoá học chưa có bất kì lí do nào để tới gần tôn giáo cả. Tương tự vật lí và toán học cũng chưa có lí do nào tới gần tôn giáo cả. Toán học có thể tồn tại không có tôn giáo và tôi nghĩ điều này sẽ vẫn còn đúng mãi, bởi vì tôi không thấy tình huống mà toán học sẽ cần sự giúp đỡ của tôn giáo. Mà tôi cũng không thể nào quan niệm nổi một khoảnh khắc khi toán học sẽ cảm thấy rằng nó không thể phát triển được nếu thiếu tôn giáo.
Cái ngày đó chẳng bao giờ tới cả. Toán học có thể giữ trò chơi của nó tiếp diễn mãi mãi, bởi vì toán học chỉ là trò chơi, nó không phải là cuộc sống.
Nhưng bác sĩ điều trị không chơi trò chơi, ông ta giải quyết với cuộc sống. Có thể nhất là các bác sĩ y khoa sẽ trở thành cây cầu đầu tiên giữa tôn giáo và khoa học. Thực tế điều đó đã bắt đầu xảy ra, đặc biệt trong các quốc gia phát triển và hiểu biết hơn. Lí do là ở chỗ các bác sĩ phải giải quyết với mạng sống con người. Đấy là điều Carl Gustav Jung nói ngay trước lúc chết. Ông ấy đã nói rằng trên cơ sở là một bác sĩ điều trị tôi có thể nói rằng tất cả các bệnh nhân tới tôi sau tuổi bốn mươi, về cơ bản bệnh của họ là do thiếu tôn giáo. Đây là điểm rất đáng ngạc nhiên. Nếu bằng cách nào đó chúng ta có thể trao cho họ một loại tôn giáo nào đó thế thì họ sẽ trở nên mạnh khoẻ.
Điều này đáng để hiểu. Khi cuộc sống của người ta suy giảm… cho tới độ tuổi ba mươi lăm nó vẫn còn đang lên, thế rồi nó bắt đầu đi xuống. Ba mươi lăm là đỉnh. Cho nên có thể là cho tới tuổi ba mươi lăm người ta không thể tìm thấy bất kì giá trị nào trong thiền, bởi vì cho tới lúc đó con người vẫn còn hướng thân thể; thân thể vẫn còn đang lên. Có lẽ tất cả các bệnh tật trong giai đoạn này đều là của thân thể. Nhưng sau độ tuổi ba mươi lăm bệnh tật lấy chiều hướng mới, bởi vì bây giờ cuộc sống đã bắt đầu hướng tới cái chết. Và khi cuộc sống phát triển nó lan toả ra bên ngoài, nhưng khi con người chết người đó co lại vào bên trong. Tuổi già là đã co lại vào bên trong.
Chân lí là ở chỗ điều có thể nhất là tất cả các bệnh tật của người già đều bắt rễ sâu trong cái chết.
Thông thường mọi người nói rằng người thế này thế nọ chết bởi vì bệnh nọ bệnh kia. Nhưng tôi nghĩ chắc sẽ thích hợp hơn để nói rằng người thế này thế nọ ốm là bởi vì cái chết. Điều xảy ra là ở chỗ khả năng chết làm cho người ta thành mong manh với mọi loại bệnh tật. Ngay khi một người cảm thấy rằng mình đang đi tới cái chết, tất cả các cánh cửa đều mở ra cho các loại bệnh tật và người đó bắt đầu mắc chúng. Thậm chí nếu một người mạnh khoẻ biết chắc rằng mình sẽ chết ngày mai, người đó sẽ ốm. Mọi thứ đều ổn, tất cả các báo cáo đều bình thường; tia X bình thường, huyết áp trong giới hạn bình thường, mạch vừa phải; ống nghe truyền đạt rằng mọi thứ đều hoàn hảo. Nhưng nếu một người bị thuyết phục hoàn toàn rằng ngày mai người đó sẽ chết, thế thì bạn sẽ thấy rằng người đó bắt đầu mắc nhiều loại bệnh. Người đó sẽ mắc nhiều bệnh trong hai mươi bốn giờ đến mức khó mà mắc được chúng trong hai mươi bốn kiếp.
Điều gì đã xảy ra cho người này? Người đó đã để mở bản thân mình cho mọi loại bệnh tật. Người đó đã dừng việc kháng cự. Vì người đó chắc chắn về cái chết của mình, cho nên người đó rời xa khỏi tâm thức của mình, cái vốn vẫn ở bên trong người đó, hành động như bức tường và tạo nên rào chắn chống lại mọi bệnh tật. Bây giờ người đó đã trở thành sẵn sàng cho cái chết của mình và bệnh tật bắt đầu tới. Và đó là lí do tại sao người về hưu chết sớm.
Cho nên mọi người muốn về hưu nên hiểu điều này trước khi họ về hưu. Họ chết sớm hơn quãng độ năm sáu năm. Người đáng sẽ chết vào tuổi bẩy mươi, sẽ chết khi người đó chỉ sáu mươi lăm; người đáng sẽ chết vào tuổi tám mươi, sẽ chết khi người đó bẩy mươi lăm.
Mười, mười lăm năm về hưu đó sẽ được dành cho việc chuẩn bị cái chết; người đó sẽ không hoàn thành bất kì cái gì khác, bởi vì bây giờ người đó biết rằng mình chẳng còn có ích gì cho cuộc sống. Không có công việc cho người đó, không ai đón chào người đó trên đường.
Sự việc khác đi khi người đó đã ở trong văn phòng. Bây giờ thậm chí chẳng ai thèm nhìn người đó, bởi vì bây giờ họ phải đón chào ai đó khác. Mọi thứ đều làm việc theo kinh tế. Người mới đang có đó trong văn phòng, cho nên mọi người sẽ phải đón chào họ. Họ không thể đảm đương được việc cứ đi đón chào con người này nữa. Họ sẽ quên người đó. Bây giờ người đó bỗng nhiên nhận ra rằng mình đã trở thành vô dụng. Người đó cảm thấy bị mất gốc. Người đó không có ích cho ai nữa. Thậm chí con cái cũng bận rộn với vợ của chúng, đi xem phim. Những người mà người đó đã quen biết đang dần bắt đầu kết thúc trên dàn thiêu. Người đó đã trở thành vô dụng cho cùng những người đã cần người đó trước đây. Bỗng nhiên người đó thành mong manh, ngưòi đó mở toang cho cái chết.
Khi nào tâm thức của người đó trở thành mạnh khoẻ ở bên trong? Trước hết, khi người đó bắt đầu cảm thấy tâm thức bên trong của mình. Thông thường chúng ta không cảm thấy cái bên trong; tất cả các cảm giác của chúng ta là về thân thể – về tay, về chân, về đầu, về tim. Không có cảm giác về “tôi đây.” Toàn bộ nhận biết của chúng ta đều tập trung vào ngôi nhà và không vào người cư ngụ trong ngôi nhà.
Đây là tình huống rất nguy hiểm, bởi vì nếu ngôi nhà bắt đầu sụp đổ ngày mai thế thì tôi sẽ nghĩ rằng tôi đang sụp đổ, và bản thân điều này sẽ trở thành ốm yếu của tôi. Nhưng nếu tôi hiểu rằng tôi khác với ngôi nhà tôi chỉ thường trú trong nó – thậm chí nếu ngôi nhà có sụp đổ tôi vẫn sẽ vẫn còn – thế thì điều này sẽ tạo ra thay đổi lớn, khác biệt căn bản. Thế thì nỗi sợ chết sẽ mờ đi.
Không có thiền, nỗi sợ chết không bao giờ tan biến cả. Cho nên ý nghĩa thứ nhất của thiền là nhận biết về bản thân người ta. Chừng nào chúng ta còn trong ý thức, tâm thức chúng ta bao giờ cũng là nhận biết về cái gì đó, nó chưa bao giờ là nhận biết về bản thân nó. Đó là lí do tại sao khi chúng ta đang ngồi một mình chúng ta bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, bởi vì chẳng có gì làm cả. Nếu chúng ta đọc báo hay nghe đài, thế thì chúng ta cảm thấy rằng chúng ta thức. Nếu chúng ta để một người một mình trong buồng tối thế thì người đó sẽ cảm thấy buồn ngủ, bởi vì khi bạn không thể nào thấy điều gì bạn không cần tới tâm thức của mình. Nếu bạn không thể nào thấy cái gì, thế thì bạn có thể làm gì ngoài việc ngủ? Dường như không có bất kì giải pháp nào khác. Nếu bạn một mình thì có bóng tối, không ai để nói chuyện với, chẳng có gì để nghĩ, thế thì giấc ngủ sẽ bao quanh bạn. Không có cách nào khác.
Nhớ rằng ngủ và thiền giống nhau theo nghĩa này, và khác nhau theo nghĩa kia. Ngủ có nghĩa là bạn một mình nhưng bạn trong thiu thiu. Thiền nghĩa là bạn một mình nhưng thức. Đây là khác biệt duy nhất. Nếu bạn có thể vẫn còn thức tỉnh về bản thân mình khi bạn một mình…
Một hôm một người ngồi với Phật mà cứ cựa quậy ngón chân.
Phật hỏi người đó, “Sao ông cứ cựa quậy ngón chân thế?”
Người này đáp, “Quên nó đi, nó chỉ cựa quậy thôi. Tôi thậm chí chẳng để ý đến nó nữa.”
Phật nói, “Ngón chân ông cựa quậy mà ông thậm chí lại chẳng biết sao? Nó là ngón chân ai vậy? Nó có phải là của ông không?”
Người này nói, “Nó là của tôi – nhưng tại sao ông lại cứ làm chệch điều ông đang nói thế? Xin ông cứ tiếp tục nói đi.”
Phật nói, “Ta sẽ không tiếp tục nói nữa bởi vì người mà ta đang nói lại vô ý thức. Và ông nhận biết về ngón chân đang cựa quậy của mình trong tương lai đi. Điều đó sẽ tạo ra nhận biết kép trong ông. Trong nhận biết về ngón chân thì nhận biết về người quan sát nữa cũng sẽ được sinh ra.”
Nhận biết bao giờ cũng theo hướng kép. Nếu chúng ta thực nghiệm với nó, thế thì một mặt nó sẽ đi ra ngoài và mặt kia sẽ soi rọi vào bên trong bạn. Cho nên thiền cơ bản là ở chỗ chúng ta bắt đầu trở nên nhận biết về thân thể và về bản thân ta. Và nếu nhận biết này có thể tăng lên, thế thì nỗi sợ chết sẽ phai mờ đi.
Và y học, vốn không thể giải phóng được con người khỏi nỗi sợ chết, chẳng bao giờ có thể chữa được bệnh này, bệnh là con người. Tất nhiên y học vẫn cố gắng vất vả; nó cố gắng để tăng thời gian sống. Nhưng việc tăng thời gian sống của bạn chỉ tăng thời kì chờ đợi cái chết chứ không gì khác. Và chờ đợi thời kì ngắn còn tốt hơn là thời kì dài. Bạn thậm chí còn làm cho cái chết thành đáng thương bởi việc tăng thời gian sống.
Bạn có biết, hiện đang có một phong trào diễn ở những nước mà y học đã làm tăng thêm thời gian sống cho mọi người. Phong trào này ủng hộ việc chết tự nguyện. Những người già đang yêu cầu rằng họ phải được quyền chết theo hiến pháp. Họ nói rằng cuộc sống đã trở thành cực nhọc đối với họ và bạn chỉ đang giữ họ treo lơ lửng trong bệnh viện. Điều đó đã trở thành có thể: bạn có thể đặt một người vào bình ô xi và giữ người đó treo đó vô tận. Bạn có thể giữ cho người đó vẫn sống, nhưng cuộc sống đó sẽ còn tồi tệ hơn cả cái chết. Chỉ Thượng đế mới biết được bao nhiêu người ở châu Âu và châu Mĩ đang sống trong các bệnh viện theo tư thế lộn ngược hay các tư thế kì lạ khác, được móc vào bình ô xi. Họ không có quyền được chết, và họ đang yêu cầu được trao cho quyền chết.
Hiểu biết của tôi là ở chỗ đến cuối thế kỉ này phần lớn các nước đã phát triển trên thế giới sẽ có quyền được chết xem như một trong những quyền con người do hiến pháp đảm bảo, bởi vì bác sĩ không có quyền giữ một người sống ngược với mong muốn của người đó.
Bằng việc tăng tuổi của một người bạn không thể dẹp bỏ đi nỗi sợ chết từ người đó. Bằng việc làm cho một người mạnh khoẻ bạn có thể làm cho cuộc sống của người đó hạnh phúc mạnh mẽ hơn nhưng không làm cho người đó thành bạo dạn được. Bạo dạn tới chỉ trong một tình huống, khi người ta đi tới hiểu ra từ bên trong rằng có cái gì đó trong mình không bao giờ chết. Hiểu biết này là điều tuyệt đối bản chất.
Thiền là việc nhận ra cái bất tử này, rằng cái ở bên trong mình, không bao giờ chết cả. Chỉ những cái ở bên ngoài mới chết. Và đó là lí do tại sao bạn lại nên đối xử với thân thể theo y học để cho nó sống hạnh phúc dài lâu như nó sống, và đồng thời cố gắng nhận biết về điều ở bên trong bạn để cho thậm chí nếu cái chết ở ngay ngưỡng cửa nhà bạn, bạn cũng không sợ. Hiểu biết bên trong này là bạo dạn.
Thiền từ bên trong và thuốc ở bên ngoài; thế thì bạn có thể làm cho y học thành khoa học hoàn chỉnh.
Theo tôi, thiền và thuốc là hai cực của cùng một khoa học nơi móc nối liên kết vẫn còn thiếu. Nhưng dần dần chúng đang lại gần nhau hơn. Ngày nay, trong phần lớn các bệnh viện chính ở Mĩ, nhà thôi miên đã trở thành thiết yếu. Nhưng thôi miên không phải là thiền. Tuy vậy, đây là một bước tiến tốt. Ít nhất nó cũng chứng tỏ rằng có hiểu biết là cái gì đó cần phải được thực hiện về tâm thức con người và rằng mỗi điều trị thân thể là không đủ.
Và tôi nghĩ rằng nếu nhà thôi miên đã vào bệnh viện ngày nay, thế thì ngày mai đền chùa cũng sẽ bước vào. Điều đó sẽ tới muộn hơn, sẽ cần thêm nhiều thời gian. Sau nhà thôi miên mọi bệnh viện sẽ có khoa yoga, khoa thiền. Điều này sẽ phải xảy ra. Thế thì chúng ta sẽ có khả năng điều trị con người như một tổng thể. Thân thể sẽ được các bác sĩ chăm nom, tâm trí được các nhà tâm lí quan tâm, còn linh hồn được yoga, thiền quan tâm.
Cái ngày bệnh viện chấp nhận con người như một toàn thể, như một toàn bộ, và thế rồi đối xử với con người như vậy, sẽ là ngày của niềm vui mừng cho nhân loại. Tôi yêu cầu các bạn nghĩ theo chiều hướng đó, để cho ngày này sẽ tới sớm. OSHO

Ads Belove Post