Read more
Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 1)
Chương 9. Người trí huệ thời cổ
Bậc toàn thiện xưa nay tinh tế, nhiệm mầu,
Siêu huyền, thông suốt, sâu chẳng khá dò.
Bởi chẳng khá dò, tạm hình dung Đó.
Thận trọng như qua suối mùa đông.
Do dự như sợ nguy hiểm bốn bên.
Nghiêm kính như khách lạ,
Khiêm nhường như băng tan,
Chân chất như gỗ chưa đẽo gọt,
Phóng khoáng như thung lũng,
Pha lẫn như nước đục.
Ai có thể tìm sự hài hoà trong thế giới đục
ngầu?
nhờ nằm tĩnh lặng mà đục hoá trong,
Ai có thể giữ bình thản được lâu?
nhờ động mà nó quay cuộc sống
Kẻ giữ Đạo, không muốn đầy,
Chỉ vì không muốn đầy,
Mà vượt ra ngoài cũ và mới.
Người trí huệ thời cổ
Socrates sắp chết.
Một đệ tử hỏi, "Sao thầy
không sợ chết?"
Cái chết là chắc chắn, trong
vòng vài phút nữa ông ấy sẽ chết. Chất độc để giết ông ấy đang được chuẩn bị.
Nhưng Socrates nói, "Làm sao ta có thể sợ cái gì đó không biết? Ta sẽ phải
thấy. Khi ta chết, chỉ thế thì ta mới có thể thấy. Hai khả năng có đó. Một là ở
chỗ ta sẽ chết hoàn toàn, không dấu vết nào của ta còn lại. Cho nên sẽ không có
ai còn lại để biết nó, không ai chịu đựng nó. Cho nên không có vấn đề về việc
ta lo nghĩ về nó - nếu khả năng thứ nhất này sẽ xảy ra. Và khả năng thứ hai là ở
chỗ ta có thể tiếp tục, chỉ thân thể mới chết nhưng linh hồn sẽ vẫn còn. Thế nữa
ta cũng không thấy có điều gì để mà lo nghĩ. Nếu ta còn tiếp tục, thế thì cái
chết là không liên quan. Và chỉ hai khả năng này tồn tại. Ta không thể nói điều
gì ngay bây giờ về cái gì sẽ xảy ra. Ta không biết. Ta chưa biết gì."
Socrates là một người trí huệ,
không phải là người của tri thức. Con người của tri thức sẽ cho câu trả lời chắc
chắn. Con người của tri thức có câu trả lời nào đó, tuyệt đối chắc chắn - đó là
một phần của cái ngu xuẩn của họ. Trong thực tế, chỉ tâm trí ngu xuẩn mới có thể
chắc chắn. Cuộc sống là bí ẩn bao la thế, không thể dò được, không biết được; nếu
bạn trí huệ thì bạn không thể chắc chắn được.
Trí huệ là thận trọng. Trí huệ
do dự. Trí huệ chưa bao giờ chắc chắn. Đó là lí do tại sao trí huệ không bao giờ
bị giới hạn trong lí thuyết. Mọi lí thuyết đều kém hơn cuộc sống, mọi lí thuyết
đều chật hẹp, còn cuộc sống thì không thể đi vào trong nó được - cuộc sống bao
la thế, bao la và vô cùng cực kì. Người trí huệ chỉ biết mỗi một điều: rằng người
đó không biết. Con người của tri thức biết cả nghìn lẻ một thứ và biết rằng
mình biết - và tại đó là cái ngu xuẩn của người tri thức. Người đó cứ tích luỹ
các sự kiện không do mình sống qua: các lí thuyết, lời nói, triết lí - không chạm
tới sự hiện hữu riêng của mình. Người đó cứ tích luỹ chúng trong kí ức của
mình. Người đó trở thành cái kho tri thức bao la, người đó trở thành cuốn Bách
khoa toàn thư - nhưng là một thứ chết.
Kí ức người đó càng trở nên được
chất đầy với tri thức thì người đó càng ít sống trong sự hiện hữu của mình. Người
đó càng đi vào cái đầu, càng trở thành một phần, một mảnh, thì người đó càng ít
được gắn với sự hiện hữu bao la và với vũ trụ và sự tồn tại. Theo một cách nào
đó người đó trở thành vô tồn tại. Người đó không còn là một phần của sự tồn tại
này, sống động, toả sáng, rực chiếu, rung động. Người đó là hiện tượng đông cứng;
người đó không còn tuôn chảy với cuộc sống. Người đó giống như tảng băng, đông
cứng và mắc kẹt ở đâu đó - mắc kẹt trong cái đầu.
Tâm thức, khi nó trở thành tri
thức, trở nên đông cứng; khi tâm thức trở thành trí huệ, nó trở thành luồng chảy.
Người trí huệ sống, sống một cách toàn bộ, nhưng chỉ biết một điều - rằng người
đó không biết. Học từ người trí huệ là rất khó, học từ người tri thức là rất dễ.
Người đó có thể cho bạn cái người đó biết, người đó có thể truyền nó rất dễ
dàng, ngôn ngữ là phương tiện đủ. Tất cả những gì người đó đã thu thập, người
đó đã thu thập qua tâm trí, qua ngôn ngữ; nó có thể dễ dàng được trao đổi. Con
người của tri thức trở thành thầy giáo. Người đó có thể dạy bạn. Và người đó có
thể dạy hay, về những điều người đó còn không biết chút nào. Có thể đó là lí do
tại sao người đó lại không lưỡng lự như người biết. Bởi vì khi một người biết,
người đó cũng biết cực đối lập của cuộc sống. Khi một người thực sự hiểu và biết,
người đó cũng biết rằng mọi thứ đều được gắn với cái đối lập của nó, mọi thứ đều
gặp gỡ và tan chảy vào trong cái đối lập của nó. Không cái gì có thể được nói một
cách dứt khoát bởi vì khoảnh khắc bạn nói bất kì cái gì một cách dứt khoát, bạn
đã dừng luồng chảy của nó, bạn đã làm cho nó thành sự kiện đông cứng. Nó không
còn là một phần của dòng sông nữa, nó là tảng băng. Bây giờ bạn có thể tích luỹ
nó trong nhà kho của tâm trí.
Người trí huệ không phải là thầy
giáo - người đó có thể là thầy nhưng không là thầy giáo. Đâu là khác biệt giữa
hai người này? Thầy giáo sẵn sàng dạy - thầy không bao giờ sẵn sàng dạy cả. Thầy
giáo năng nổ, hoạt động - thầy thì không năng nổ, không hoạt động. Thầy giáo sẽ
đi và theo bạn và ép buộc bạn, để cho bạn có thể mang tri thức của ông ấy trên
vai mình. Thầy thì đợi. Bạn phải tranh thủ lấy thầy, bạn phải tham dự cùng thầy.
Thầy sẽ không theo bạn, thầy sẽ không ép buộc bạn. Thầy thậm chí sẽ không gõ cửa
bạn - thầy sẽ đơn giản chờ đợi. Bạn có thể chia sẻ sự hiện hữu của thầy. Bạn có
thể đi vào cái trống rỗng bên trong của thầy, lâu đài bên trong của sự hiện hữu
của thầy, vương quốc bên trong của thầy, nhưng điều đó là tuỳ ở bạn. Bạn sẽ phải
làm mọi công việc. Thầy chỉ là sự hiện diện. Nếu bạn bị hấp dẫn, thì bạn rơi
vào sự hiện diện đó.
Thầy giáo kêu gọi, thầy giáo cố
gắng, thầy giáo làm đủ mọi nỗ lực để cho bạn có thể hiểu. Thầy đơn giản có đó -
cởi mở tất nhiên, không đóng, hoàn toàn cởi mở cho bạn bước vào. Nhưng thầy
không làm cho dù một cử chỉ, bởi vì cử chỉ đó có thể là hùng hổ, cử chỉ đó có
thể buộc bạn tới mà không có ý chí riêng của bạn. Và thế thì điều đó sẽ là xấu,
thế thì bạn đã bị đặt vào con đường sai.
Thầy là sự hiện diện im lặng. Bạn
có thể học từ thầy, nhưng thầy sẽ không dạy. Với thầy giáo bạn sẽ là học sinh.
Có mối quan hệ, mối quan hệ hai chiều. Với thầy bạn chỉ có thể là đệ tử, nó là
một chiều - bạn phải học. Nếu bạn không học thì bạn không học, nếu bạn học thì
bạn học. Thầy hạnh phúc với sự hiện hữu riêng của mình đến mức thầy không bận
tâm. Nếu bạn học thì thầy sẽ ban phúc cho bạn; nếu bạn không học thì thầy cũng
ban phúc cho bạn - thầy là phúc lành, việc ban phúc lành.
Không có kiểm tra ở gần thầy bởi
vì với cuộc sống, việc kiểm tra là không thể có được. Thật là ngu xuẩn mà nghĩ
dưới dạng kiểm tra. Đó là lí do tại sao các đại học cứ tạo ra những người ngu
si. Có lí do cho nó - bởi vì thông minh không thể bị kiểm tra. Không có tiêu
chuẩn nào để đánh giá nó. Nhiều nhất bạn có thể đánh giá kí ức, nhiều nhất bạn
có thể đánh giá khả năng nhớ nhưng không đánh giá được khả năng biết. Thầy
không có kiểm tra. Bạn tới, bạn học, bạn chia sẻ. Thầy là lối mở tới điều bao
la và vô tận.
Con người của tri thức trở thành
thầy giáo và hàng triệu người bị hấp dẫn về người đó, bởi vì khi bạn học điều
gì đó thì bản ngã của bạn được làm mạnh thêm. Rất hiếm linh hồn bị hấp dẫn tới
thầy bởi vì trong thực tế với thầy bạn sẽ phải quên đi những điều đã học, với
thầy bạn sẽ phải chết. Bản ngã của bạn sẽ bị tan tành hoàn toàn - bởi vì chỉ thế
thì bạn mới có thể đi vào trong ngôi đền, vào trong điện thờ bên trong nhất của
sự hiện hữu của thầy.
Thầy là người trí huệ nhưng hiểu
biết của thầy sâu sắc đến mức bạn không thể hiểu được nó. Bạn chỉ có thể sống
nó. Thầy biết, nhưng thầy biết sâu sắc thế - nơi các cái đối lập gặp nhau, nơi
sống và chết trở thành đồng nghĩa, nơi sự tồn tại và vô tồn tại không có nghĩa
đối lập, nơi tất cả mọi dòng sông đều đổ vào biển cả - trong chiều sâu đó thầy tồn
tại.
Khó hiểu thầy bởi vì việc hiểu
sẽ là nông cạn và tất cả mọi việc hiểu sẽ ít nhiều là hiểu lầm. Với thầy, đừng
cố hiểu thầy. Làm sao bạn có thể hiểu được thầy? Làm sao bạn có thể hiểu được
hiện tượng vô hạn? Bạn có thể sống nó, bạn có thể tan biến vào trong nó, bạn có
thể cho phép nó tan biến vào trong bạn, điều đó là có thể. Nó giống như tình
yêu: bạn không thể hiểu được tình yêu, bí ẩn là cách thức của nó. Bạn không thể
hiểu được nó, bạn không thể bắt buộc nó là gì. Hàng nghìn định nghĩa tồn tại nhưng
tình yêu vẫn chưa hề được định nghĩa và sẽ chẳng bao giờ được định nghĩa. Bất
kì khi nào bạn định nghĩa, ngay lập tức bạn cảm thấy điều gì đó bị bỏ lỡ. Và
cái gì đó bao giờ cũng sẽ bị bỏ lỡ, bởi vì cái gì đó là chiều sâu. Định nghĩa
không thể mang được chiều sâu, nó chỉ có thể ở trên bề mặt.
Người trí huệ sống trong chiều
sâu. Người của tri thức sống tại chu vi; người trí huệ sống tại trung tâm. Chỉ
có một cách để đạt tới người trí huệ - bạn sẽ phải đi tới trung tâm của riêng
mình. Trung tâm tới trung tâm, có sự giao cảm với người trí huệ. Đầu tới đầu,
tâm trí tới tâm trí, có sự giao cảm với thầy giáo, con người của tri thức.
Người trí huệ dần dần biến mất
khỏi thế giới. Tại phương Tây bạn không tìm thấy triết gia, bạn chỉ tìm thấy
các giáo sư về triết học. Đây là cái gì đó ngớ ngẩn. Giáo sư triết học lại
không phải là triết gia, giáo sư triết học chỉ là thầy giáo - con người của tri
thức nhưng không phải là người trí huệ - không giống Socrates, không giống Lão
Tử, không giống Phật. Họ không phải là giáo sư. Họ không dạy điều gì cho bất kì
ai. Họ chỉ có đó - giống như mặt trời có đó, bạn mở mắt ra và bóng tối biến mất;
giống như hoa bên lề đường, bạn chỉ cùng nó trong vài giây và hương thơm tràn
ngập bạn tới chính chiều sâu của bạn; giống như dòng sông tuôn chảy, bạn tới nó
trong khi khát và cơn khát của bạn được dịu đi. Họ không phải là giáo sư, họ là
những người sống động. Họ còn sống động hơn bất kì ai khác, và thế thì họ trở
thành ngày một bí ẩn hơn.
Thêm vài điều nữa trước khi
chúng ta đi vào những lời kinh này của Lão Tử. Tại phương Đông quá khứ bao giờ
cũng được tôn kính; với kính trọng sâu sắc chúng ta nhớ tới quá khứ. Tại phương
Tây việc kính trọng quá khứ đã hoàn toàn biến mất; thay vì thế, ngược lại, sự
kính trọng nào đó về tương lai đi vào hiện hữu. Song song với nó, người già
không được kính trọng ở phương Tây - nếu quá khứ không được kính trọng thì làm
sao bạn có thể kính trọng người già được? Bằng cách nào đó bạn chỉ khoan dung với
họ; thậm chí bố mẹ cũng chỉ được dung thứ. Khi họ già, sâu bên dưới một ham muốn
nảy sinh trong bạn: giá mà họ chết đi thì tốt hơn. Bởi vì bây giờ họ còn tác dụng
gì nữa? Phương Tây nghĩ dưới dạng công dụng; tất nhiên người trẻ thì công dụng
hơn người già.
Nếu bạn nghĩ về tiện dụng, thì
người trẻ là hữu dụng hơn người già. Người già đã mất năng lượng của mình, thân
thể người đó què quặt, người đó ốm yếu, người đó sắp chết bất kì ngày nào. Người
đó không hữu dụng - người đó chỉ là gánh nặng. Mọi kính trọng với người già đã
biến mất. Nó là hệ quả: khi bạn không kính trọng quá khứ thì bạn không thể kính
trọng được bố mình, ông mình, và bạn thậm chí không nhớ đến tên của ông tổ
mình. Cứ dường như là ông ấy chưa bao giờ tồn tại cả. Bạn bắt đầu nghĩ và cảm
nhiều hơn về con bạn - chúng là tương lai. Và chúng sẽ nghĩ về con chúng, nhớ lấy.
Chúng sẽ không nghĩ về bạn. Cho nên đừng đau khổ và đừng cảm thấy đau đớn và tổn
thương về điều đó. Tại phương Tây, tương lai đã trở thành có ý nghĩa; tại
phương Đông nó bao giờ cũng là quá khứ.
Có nhiều điều cần được hiểu. Tại
sao ở phương Tây tương lai đã trở thành có ý nghĩa nhiều hơn? Phương Tây bị chi
phối bởi con người của tri thức: giáo sư, nhà khoa học, tiểu thuyết gia, nhà
thượng đế học, kẻ lừa mị chính trị. Phương Tây bị chi phối bởi con người của
tri thức - và tất nhiên có khả năng cho người trẻ biết nhiều hơn người già, bởi
vì người đó bao giờ cũng đứng trên vai của người già - người đó có thể trông được
xa hơn chút ít.
Bố bạn đã học đại học từ ba
mươi tới bốn mươi năm trước. Trong bốn mươi năm này mọi thứ đã thay đổi. Bất kì
cái gì bố bạn biết thì gần như đã lạc hậu rồi. Bản quyền trên những cuốn sách
mà ông ấy đọc tại đại học không còn có đó nữa. Chẳng ai bận tâm tới những cuốn
sách đó nữa, bạn có thể tìm thấy chúng chỉ ở các quầy sách cũ. Chúng vô dụng. Bất
kì cái gì ông ấy đã tích luỹ trong bốn mươi năm qua cũng đều thành vô dụng, bởi
vì trong bốn mươi năm sự bùng nổ tri thức đã xảy ra. Và nó cứ còn tiếp diễn, tiếp
diễn mãi. Con bạn sẽ biết nhiều hơn bạn - trong thực tế, chúng đã biết nhiều
hơn rồi.
Tôi mới đọc một giai thoại nhỏ.
Hai đứa trẻ đi tới vườn bách thú với bà ngoại chúng. Bà ngoại đang giải thích
cái gì là cái gì cho chúng. Thế rồi họ đi tới từ "con cò" và bà già
nói, "Đây là con chim thường đem trẻ con từ trên trời xuống, con chim đem
các cháu tới, con chim bao giờ cũng đem trẻ con tới."
Hai đứa trẻ nhỏ bắt đầu cười
khúc khích, và chúng thì thào vào tai nhau, "Chúng mình có phải nói cho
cái đồ cũ kĩ này về chân lí không nhỉ?"
Nhưng một trong chúng nói,
"Sao quấy rầy bà làm gì? Cứ để cho bà còn lại với niềm tin của bà."
Mulla Nasruddin gọi cậu con
trai tới bởi vì bây giờ thời điểm đã chín muồi và mọi sự về cuộc sống phải được
kể cho nó. Cho nên anh ta bảo con, "Con đi với bố vào phòng bố, bố muốn thảo
luận vài sự kiện về cuộc sống với con. Bây giờ con đã chín chắn và đôi điều cần
được nói với con." Mulla cảm thấy chút ít bồn chồn - như mọi người bố vẫn
cảm thấy khi các sự kiện của cuộc sống cần phải được nói cho con cái. Như các
tâm trí già cỗi, lạc hậu vẫn làm, anh ta cảm thấy chút ít bồn chồn.
Khi họ đi vào trong phòng và
anh ta đóng cửa thì đứa bé nói, "Bố đừng bồn chồn. Bây giờ, bố muốn biết
gì nào? Con có thể nói cho bố, đừng bồn chồn thế."
Trẻ con bây giờ có thể nói cho
bạn nhiều điều hơn - và trẻ con bằng cách nào đó cảm thấy rằng bạn có chút ít dốt
nát, vô học vấn. Mọi đứa trẻ ở phương Tây đều cảm thấy rằng bố mẹ là vô học vấn.
Sự kính trọng đã biến mất. Nếu con người của tri thức mà chi phối xã hội thì điều
này sẽ là như vậy, bởi vì tri thức phát triển hàng ngày, thay đổi mọi ngày,
tích luỹ ngày một nhiều - tất nhiên trẻ con cập nhật nhiều hơn bố mẹ chúng. Nó
phải là như vậy. Chúng biết những cái mới nhất.
Tại phương Đông con người của
trí huệ đã là trung tâm của cuộc sống, không phải là con người của tri thức.
Tri thức tăng trưởng, thay đổi, di chuyển - trí huệ thì vĩnh hằng, nó bao giờ
cũng vẫn thế. Bất kì khi nào bạn đạt tới nó, thì nó cũng vẫn như thế. Nó giống
như bầu trời vẫn còn vĩnh hằng như vậy. Mùa tới rồi đi: bây giờ là mùa đông,
bây giờ là mùa hè, bây giờ trời mưa, bây giờ mưa đã tạnh. Cây cối tới rồi chết,
các thế hệ tới rồi qua đi và vở kịch cuộc sống cứ diễn ra mãi, nhưng bầu trời vẫn
còn lại như nó vẫn thế, vĩnh hằng như cũ, mới vĩnh hằng, tươi tắn và bao giờ
cũng như cũ. Trí huệ giống như bầu trời.
Tất nhiên tri thức có thể được
dạy trong các đại học, cao đẳng, trường học. Trí huệ không bao giờ có thể được
dạy. Chẳng ở đâu nó có thể được dạy. Trí huệ phải được hấp thu qua cuộc sống,
không có cách khác. Cho nên chỉ người già mới có thể là người trí huệ. Trong
trí huệ người trẻ không bao giờ có thể đánh bại được người già, nhưng trong tri
thức thì người trẻ bao giờ cũng đánh bại người già.
Làm sao bạn có thể đánh bại được
người già trong trí huệ? Trí huệ tới qua kinh nghiệm; tri thức tới không qua
kinh nghiệm mà qua học hành. Bạn có thể nhồi nhét nó vào, và nếu bạn có chút ít
thông minh hơn người trung bình, thì bạn có thể biết nhiều hơn thầy giáo của
mình. Bạn có thể biết nhiều hơn bố mình, chẳng có vấn đề gì về nó cả. Chỉ một
chút ít nỗ lực về phần bạn là cần tới. Nhưng trí huệ - không có cách nào. Nó tới
dần dần qua cuộc sống. Nếu bạn sống và nếu bạn sống một cách toàn bộ, nếu bạn sống
và bạn sống với nhận biết, chỉ thế thì từng tí một, trí huệ mới đi vào hiện hữu.
Nó là hiện tượng tinh tế thế! Không có con đường trực tiếp để đạt tới nó. Chỉ
người già mới có thể trí huệ. Đó là lí do tại sao bất kì khi nào có ai đó mà là
trí huệ và trẻ, ở phương Đông chúng ta biết rằng người đó là già, thì người đó
là cổ đại.
Có một câu chuyện hay về Lão Tử
rằng ông ấy sinh ra đã già rồi; khi ông ấy sinh ra ông ấy đã tám mươi tư tuổi -
ông ấy đã ở trong bụng mẹ tám mươi tư năm. Ngớ ngẩn, không thể tin được, nhưng
lại là một câu chuyện hay - nói lên điều gì đó rất có ý nghĩa. Nó nói rằng từ
chính thời thơ ấu của mình ông ấy đã giống như một ông già, trí huệ đến mức ông
ấy không thể là đứa trẻ được. Nó nói lên điều gì đó. Nó là biểu tượng. Nó nói rằng
khi ông ấy còn là đứa trẻ thì ông ấy đã có nhiều trí huệ như thông thường một
người tám mươi tư tuổi có. Ông ấy phải đã cực kì tỉnh táo.
Nếu bạn rất rất tỉnh táo thế
thì riêng một kinh nghiệm cũng có thể cho bạn nhiều lắm. Nếu bạn không tỉnh táo
thì bạn sẽ cứ lặp lại cùng kinh nghiệm mà chẳng thu được cái gì.
Người trí huệ chỉ rơi vào tình
yêu một lần, thế rồi người đó biết mọi điều về nó. Người đó thấm nhuần vào toàn
bộ bí ẩn, người đó sống toàn bộ bí ẩn về nó, người đó đi vào thế giới của nó,
nhưng toàn bộ tới mức thậm chí không một xó xỉnh nào bị bỏ lại mà không được sống
qua. Thế rồi người đó đi ra khỏi nó. Thế thì không có vấn đề về việc rơi vào tình
yêu lần nữa - người đó đã sống và người đó đã biết. Người đó đã trở thành trí
huệ qua kinh nghiệm.
Người ngu sẽ lặp cùng điều, lặp
đi lặp lại mãi, và sẽ chẳng bao giờ có khả năng học được điều gì từ nó cả.
Nhận biết và dũng cảm để sống
phải có đó, cho nên điều sẽ xảy ra là hiếm khi một đứa trẻ hay thanh niên sẽ là
trí huệ. Thông thường người ta sẽ trở nên trí huệ khi người đó già, khi người
đó đã sống tất cả mùa vụ của cuộc sống, khi người đó đã biết tất cả mọi khí hậu,
tất cả mọi tâm trạng - khi người đó đã biết dòng sông của cuộc sống trong mùa
hè, khi nó chỉ là một cái lòng sông khô cạn và chẳng có gì còn ngoại trừ cơn
khát, cơn đói, một cái lòng sông khô kiệt, một ham muốn cháy bỏng, và không gì
khác; và người đó đã biết dòng sông của cuộc sống trong cơn lụt khi dòng sông
trở thành mênh mông, mêng mang nguy hiểm và nó giả vờ là đại dương.
Người đó đã biết mọi tâm trạng,
người đó đã đi qua mọi ngả đường mà cuộc sống cho phép. Người đó đã sống như tội
nhân, người đó đã sống như thánh nhân, người đó được làm giầu có bởi mọi kinh
nghiệm. Khi tất cả tóc trên đầu đã bạc trắng, cái đẹp tới trên khuôn mặt chỉ có
thể tới với người già, chưa bao giờ tới với người trẻ. Người trẻ có thể đẹp khi
có liên quan tới thể chất. Hình dáng, sự cân đối, sức mạnh - vâng, thanh niên
có thể rất đẹp. Nhưng khi có liên quan tới linh hồn, tiến hoá, trưởng thành chỉ
qua nhiều kinh nghiệm, thì chỉ người già mới có thể đẹp.
Hiếm khi điều này xảy ra, bởi
vì hiếm khi mọi người nhận biết; hiếm khi mọi người sống qua cuộc sống bằng thiền.
Bằng không thì chẳng thanh niên nào có thể đua tranh được cái đẹp của người
già. Cái đẹp của người già có sự duyên dáng của nó, chiều sâu; cái đẹp của người
trẻ vốn dĩ nông cạn, trên bề mặt, chỉ sâu như làn da. Cái đẹp của người già có
chiều sâu trong nó - bạn đi vào và đi vào và đi vào mãi và bạn chẳng bao giờ đi
tới đáy của nó..
Người già giống như đỉnh núi phủ
tuyết của Himalayas, im lặng. Bão tố đã qua. Tất cả những gì cần biết, người đó
đã biết, chẳng còn gì thêm nữa để mà biết. Bản ngã đã bị loại bỏ trên đường ở
đâu đó bởi vì nó đã là gánh nặng, và với bản ngã và gánh nặng đó bạn không thể
nào đạt tới đỉnh cao thế. Khi người ta đi hướng tới tột đỉnh thì người ta phải
bỏ đi mọi thứ dần dần, chút một; đỉnh cuối cùng là khi bạn phải bỏ cả bản thân
mình nữa. Bạn đạt tới đỉnh như sự vô hiện hữu bởi vì ngay cả hiện hữu cũng trở
thành gánh nặng trong giai đoạn cuối cùng của cuộc sống.
Phương Đông kính trọng người
già. Và nếu bạn kính trọng người già thì bạn kính trọng quá khứ. Và phương Đông
có nỗi nuối tiếc về quá khứ.
Bây giờ lời kinh này:
Bậc toàn thiện xưa nay tinh tế, nhiệm mầu,
Siêu huyền, thông suốt, sâu chẳng khá dò.
Người trí huệ thời cổ...
Tại phương Đông bao giờ cũng là
người già, người cổ mới trí huệ. Có khiêm tốn về bản thân người ta và về hiện tại.
Làm sao bạn có thể trí huệ hơn bố bạn được? Làm sao bạn có thể trí huệ hơn ông
bạn được, ông tổ bạn được? Không, bạn có thể biết được nhiều hơn. Bạn có thể biết
nhiều hơn Phật - nhưng bạn không thể trí huệ hơn được. Trong thực tế, trong trí
huệ nhiều hơn không tồn tại. Người ta trí huệ hoặc không - không có nhiều hơn
cho nó, không có ít hơn cho nó. Trong tri thức nhiều và ít là tồn tại. Tri thức
là tương đối, trí huệ là tuyệt đối. Bạn không thể trí huệ hơn, và trong thực tế
nếu bạn trí huệ thì bạn sẽ cảm thấy rất rất khiêm tốn.
Lão Tử cảm thấy khiêm tốn về bản
thân mình và về tuổi mình đến mức ông ấy bao giờ cũng nói về người trí huệ của
thời cổ. Và nếu bạn đi tới người già trí huệ thì bạn sẽ thấy họ nói về người
trí huệ của những thời cổ hơn.
Nếu bạn cố hiểu kinh sách
phương Đông thì chúng bao giờ cũng nói rằng bất kì điều gì họ nói đều không phải
là mới, điều đó đã được nói cho họ, họ đã nghe thấy nó. Đó là lí do tại sao người
Hindus đặt hai tên cho kinh sách của mình: shruti và smriti. shruti nghĩa là
"Chúng tôi đã nghe thấy nó, chúng tôi đã nghe những người đã biết."
smriti nghĩa là "Chúng tôi đã ghi nhớ nó từ những người đã biết."
Không có lời công bố nào về phần của bất kì ai rằng họ đã biết, bởi vì chính việc
công bố "tôi đã biết" là lời công bố của dốt nát, cái "tôi"
là sự dốt nát cô đọng. Họ đi ngược lại, ngược lại và ngược lại mãi. Trong
Upanishad, nếu bạn đi ngược lại, họ sẽ nói: Tôi đã học từ thầy giáo của tôi. Thầy
giáo tôi đã học từ thầy giáo của thầy, người đó lại học từ thầy của người đó...
Và họ cứ tiếp diễn thế mãi, và ngay lúc bắt đầu: brahma, đấng sáng tạo của thế
giới, đã học từ bản thân sự tồn tại vũ trụ, từ brahman.
Người đó đã học từ brahman;
brahman là điều thiêng liêng vô hình còn brahma là điều thiêng liêng hữu hình.
Điều thiêng liêng hữu hình đã học nó từ điều thiêng liêng vô hình, và từ brahma
sông Hằng bắt đầu. Và thế rồi thầy giáo và thầy giáo và thầy giáo, một đoàn người
dài - và "tôi đã nghe về nó."
Đây là một hiện tượng đẹp. Nó
đơn giản nói rằng không người nào là hòn đảo cả, và có tương thuộc. Toàn bộ quá
khứ được bao hàm trong bạn - đây là ý nghĩa của nó. Bạn không một mình ở đây, bạn
đã không bỗng nhiên mà bật ra. Toàn bộ quá khứ đã được bạn mang theo - tâm thức
bạn là trong một dây chuyền, có quan hệ với toàn bộ quá khứ. Từ ngay chính ban
đầu cho tới giờ mọi thứ mà đã xảy ra thì đều đã xảy ra cho bạn và bạn là người
mang toàn bộ quá khứ. Theo cách này, trong thời gian, mối quan hệ, cảm giác về
mối quan hệ, nảy sinh.
Có thể có hai kiểu tương thuộc.
Một là tương thuộc không gian - bạn có quan hệ với cái cây này, cái cây này có
quan hệ với mặt trời của hôm nay. Mặt trời có quan hệ với các ngôi sao lớn hơn,
mọi thứ đều có quan hệ trong không gian - đây là một kiểu tương thuộc. Có một
kiểu tương thuộc khác chuyển theo thời gian: toàn bộ quá khứ được bao hàm trong
bạn. Bạn đã tới như kết quả của toàn bộ quá khứ, và toàn bộ tương lai sẽ tới từ
bạn. Bạn là kết quả của toàn bộ quá khứ và bạn sẽ trở thành hạt mầm của toàn bộ
tương lai. Thế thì thời gian và không gian cả hai là tương thuộc, trong cả hai
chiều bạn đều có tương thuộc.
Bậc toàn thiện xưa nay tinh tế, nhiệm mầu,
Siêu huyền, thông suốt, sâu chẳng khá dò.
Trí huệ tinh tế nhiệm mầu là
gì? Họ biết trực tiếp, họ biết ngay tức khắc. Họ biết chân lí mặt đối mặt, đấy
không phải là tri thức vay mượn. Và khi trí huệ là trực tiếp, chỉ thế thì nó mới
là trí huệ. Bằng không thì nó chẳng là gì ngoài cái mặt nạ cho dốt nát, bạn cứ
che giấu cái dốt nát của mình bằng tri thức của mình. Và tại sao gọi là trí huệ
tinh tế? Tại sao không chỉ gọi nó là trí huệ? Phỏng có ích gì mà gọi nó là tinh
tế?
Có vấn đề đấy. Trí huệ là trực
tiếp nhưng tinh tế. Nó là trực tiếp theo nghĩa rằng người ta đối diện với cuộc
sống ngay lập tức, nhưng nó là tinh tế theo nghĩa rằng trong cuộc sống bạn chưa
bao giờ đạt tới bất kì cái gì một cách trực tiếp cả. Bạn phải đi vào nó theo
cách gián tiếp.
Cố hiểu đi. Ngay chỗ đầu tiên,
trí huệ là trực tiếp theo nghĩa rằng nó không được vay mượn. Không phải là bạn
đơn giản vay mượn cái biết làm của ai đó khác, và tích luỹ nó trong tâm trí.
Không, bản thân bạn phải đi tới đương đầu với nó. Theo nghĩa này nó là trực tiếp,
còn trực tiếp hơn tri thức. Nhưng dầu vậy nó vẫn là tinh tế, bởi vì nó có con
đường gián tiếp riêng của nó. Con đường gián tiếp đó là gì vậy?
Nếu bạn muốn hạnh phúc, bạn
không thể đi trực tiếp như mũi tên lao thẳng tới mục tiêu hạnh phúc được. Nếu bạn
làm như thế thì bạn sẽ lỡ. Chẳng hạn, ai đó nói với bạn, "Khi tôi đi bơi ở
sông, trời đẹp thế và tôi cảm thấy hạnh phúc và thảnh thơi thế, chỉ nổi trên mặt
nước dưới mặt trời. Tôi quên hết mọi lo nghĩ, tôi quên hết mọi căng thẳng và
tôi thảnh thơi tới mức thế giới không tồn tại. Và tôi cảm thấy hạnh phúc thế,
phúc lạc sâu sắc tới với tôi qua nó." Và lòng tham của bạn phát sinh, và bạn
nói, "Thế thì tôi cũng thử xem sao." Thế là bạn đi, nhưng bạn đi rất
trực tiếp. Tâm trí bạn không trong việc bơi, tâm trí bạn không ở cùng với dòng
sông, tâm trí bạn không ở cùng với mặt trời, tâm trí bạn không ở cùng với gió.
Tâm trí bạn giống như mũi tên đi thẳng tới cái đích của hạnh phúc - bạn sẽ bỏ lỡ
nó.
Bởi vì cuộc sống rất rụt rè, nó
lẩn trốn những người hùng hổ. Nó chỉ tự lộ mình cho những người thuyết phục nó
theo cách rất tinh tế và gián tiếp. Cuộc sống phải được thuyết phục và dụ dỗ.
Cuộc sống là phụ nữ. Đừng hùng hổ với nó. Bạn không thể cưỡng bách nó được. Và
nếu bạn cố cưỡng bách nó thì bạn sẽ tay không, bạn sẽ chẳng thu được gì từ nó cả.
Bạn có thể cưỡng bách nó. Đó là điều gần như mọi người đều làm - cố gắng cưỡng
bách cuộc sống. Bởi vì rơi vào tình yêu dường như là mạo hiểm, cưỡng bách dường
như ít mạo hiểm hơn - không có cam kết nào trong nó. Nhưng không cam kết gì thì
bạn không thể học được gì cả. Chừng nào bạn còn chưa tham dự thì bạn sẽ không
được biến đổi.
Bạn đi ra sông mà tâm trí bạn cứ
liên tục nghĩ và khao khát về hạnh phúc. Bạn không nhìn vào dòng sông. Bạn
không nhạy cảm, bạn chỉ tham lam. Bạn đi vào dòng sông nhưng bạn đơn giản cảm
thấy mệt mỏi và không thảnh thơi. Bạn bơi, nhưng thường xuyên hỏi, "Cái hạnh
phúc mà anh nói tới nó ở đâu vậy? Tôi thấy mặt trời, tôi thấy dòng sông, tôi thấy
gió chuyển nhưng cái hạnh phúc mà anh nói tới đó nó ở đâu?"
Đây là cuộc tấn công trực diện.
Không ai có thể đạt tới hạnh phúc theo cách đó được. Bạn phải quên đi bản thân
mình trong việc bơi và quên đi rằng bạn ở đây để đạt tới hạnh phúc. Quên bản
thân mình đi và quên cái tham lam của mình và quên mục tiêu đi - và khi mục
tiêu bị quên đi thì cái đích được đạt tới. Tôi có thể dường như nghịch lí nhưng
tôi không thể là cái gì khác được; tôi bất lực, bởi vì đây là cách cuộc sống hiện
hữu. Quên mục tiêu đi và mũi tên trúng vào nó; nhìn mục tiêu, nhìn nó nhiều nữa
- và mũi tên sẽ bị trệch. Bạn không thể đạt tới được. Bạn sẽ về nhà và bạn sẽ
nói, "Nó là vô dụng, tôi đã thử."
Ai đó thiền và cảm thấy cực lạc
và bạn cảm thấy bị tiêm nhiễm. Bất kì khi nào người đó tới quanh bạn, bạn đều cảm
thấy người đó có cái gì đó mà bạn không có. Và bạn hỏi, "Chuyện gì xảy ra
vậy?" Người đó nói người đó thiền và nó là hiện tượng phúc lạc thế - bạn tới
và thử. Bạn tới và thử nhưng bạn thất bại, bởi vì bạn bao giờ cũng trực tiếp. Bạn
không hiểu rằng cuộc sống mang nữ tính, nó thực sự là đàn bà. Bạn sẽ phải
khuyên nhủ nó, gián tiếp, tinh tế.
Đừng đi và hỏi trực tiếp người
đàn bà, "Em có muốn lên giường với anh không?" Cô ấy sẽ gọi cảnh sát.
Thi vị chút ít đi. Viết những bức thư tình hay cho cuộc sống. Đó là điều thiền
tất cả là gì - viết những bức thư tình cho cuộc sống, gửi các thông điệp có gài
bẫy nhưng rất gián tiếp. Khi cuộc sống nghiêng ngày một nhiều về bạn, lấy ngày
một nhiều dũng cảm hơn - nhưng đi rất thận trọng; bạn có thể bỏ lỡ nó. Một chút
ít hùng hổ và bạn sẽ bỏ lỡ nó. Yêu, hạnh phúc, thiền, chân lí - hay cái gì bạn
đặt tên cho nó - bất kì cái gì đẹp thì đều có thể được đạt tới chỉ theo cách
tinh tế. Đó là lí do tại sao Lão Tử nói:
Bậc toàn thiện xưa nay tinh tế, nhiệm mầu,
Siêu huyền, thông suốt, sâu chẳng khá dò.
Siêu huyền thông suốt là gì?
Siêu huyền thông suốt là khi bạn có thể đứng trong giầy của người khác, khi bạn
có thể thấy từ mắt của người khác, khi bạn có thể cảm thấy từ tay của người
khác, khi bạn có thể đứng trong sự hiện hữu của người khác, tại trung tâm của
người khác, và nhìn qua người đó - người đó cảm thấy thế nào, người đó cảm thấy
cái gì, người đó nói gì.
Con người của tri thức bao giờ
cũng mù quáng, biện luận; người đó bao giờ cũng đúng còn người khác bao giờ
cũng sai. Người đó bao giờ cũng thảo luận; việc thảo luận của người đó trở
thành việc làm chán ghét. Người đó bao giờ cũng kiêu ngạo và bao giờ cũng phòng
thủ. Người đó không thể hiểu được bất kì ai. Bất kì điều gì bạn nói người đó sẽ
phủ nhận - người đó sẽ nói không, bởi vì trong cái không người đó biết có quyền
lực. Nhớ điều này: người chưa học được quyền lực của việc nói có thì chưa phải
là trí huệ. Người đó cứ nói không bởi vì bất kì khi nào người đó nói không thì
người đó đều cảm thấy quyền lực. Bạn có cảm thấy điều đó không? Chỉ nói không
và bạn cảm thấy có quyền lực. Nói có và bạn cảm thấy bị khuất phục. Có trở
thành khó khăn, cho nên bạn cứ mâu thuẫn với bất kì ai nói bất kì cái gì. Bạn
bao giờ cũng đúng.
Làm sao điều này có thể được?
Toàn thể thế giới này - biết bao nhiêu là tâm thức, biết bao nhiêu là cách nhìn
vào cuộc sống - tất cả đều sai, chỉ bạn là đúng sao? Điều này dường như là cái
nhìn rất rất kiêu ngạo và bạo hành. Con người của hiểu biết thì hiểu rằng bằng
cách nào đó mọi người đều phải theo nghĩa này hay nghĩa khác.
Chuyện xảy ra:
Một nhà huyền môn Sufi được bổ
làm kazi; ông ấy được bổ nhiệm làm quan toà, chánh án. Ông ấy là một người trí
huệ, con người của hiểu biết - điều Lão Tử gọi là siêu huyền thông suốt.
Vụ án đầu tiên được đem tới trước
ông ấy. Người thứ nhất biện minh. Ông ấy nghe chăm chú, và thế rồi ông ấy nói,
"Phải, hoàn toàn phải."
Viên thư kí của toà lo nghĩ bởi
vì ông ta còn chưa nghe người kia, và làm sao một quan toà nói điều này được
khi không nghe người kia? Cho nên ông ta nghiêng người về phía quan toà và thì
thào vào tai ông này: "Tôi cho là ông chưa biết về cung cách của toà án.
Ông không nên nói điều này bởi vì nó là một phán quyết, vụ kiện kết thúc. Nhưng
ông chưa nghe người kia! Làm sao ông có thể nói với người kia rằng họ là phải
được?"
Viên quan toà nói, "Ông phải
đấy. Để tôi nghe nốt bên kia."
Ông ta nghe bên kia nói, lắng
nghe chăm chú và rồi nói, "Phải, hoàn toàn phải."
Bây giờ viên thư kí cho rằng
con người này điên rồi. Làm sao cả hai đều có thể cùng phải được? Ông ta
nghiêng người lần nữa và nói, "Ông làm cái gì thế? Ông say hay là ông điên
đấy? Làm sao cả hai đều phải được?"
Viên quan toà nói, "Tất
nhiên, ông cũng phải. Làm sao cả hai đều phải được?"
Đây là con người của hiểu biết
sâu sắc, từ mọi người đều phải cả - bởi vì người đó có thể xuyên thấu vào chính
chiều sâu của sự hiện hữu của bạn và có thể thấy quan điểm của bạn nữa. Người
đó không bị đóng kín trong quan điểm của riêng mình, trong triết lí của riêng
mình, trong học thuyết của riêng mình. Trong thực tế người đó không có gì - người
đó là hiện tượng mở. Người đó có thể tới vào trong bạn và nhìn qua bạn và có thể
thấy tại sao, tại sao bạn lại khăng khăng; người đó có thể cảm thấy tại sao bạn
lại đúng.
Nhưng thế thì kiểu người này sẽ
là bí ẩn. Hoặc bạn sẽ gọi người đó là điên hoặc bạn sẽ gọi người đó là hiền
nhân, người vượt ra ngoài thế giới này và không việc nào của người đó can thiệp
vào cuộc sống chúng ta.
Đây là điều xảy ra cho
Mahavira. Ông ấy đã tạo ra một logic; một logic như vậy chưa hề tồn tại trước
đây. Ông ấy đã tạo ra một logic được gọi là syatvad, logic của cái có thể. Bất
kì điều gì bạn nói thì ông ấy sẽ nói, "Có thể anh đúng." Nếu ai đó tới
và nói, "Tôi tin vào Thượng đế," thì ông ấy sẽ nói, "Có thể Thượng
đế hiện hữu." Bao giờ cũng có thể. Làm sao bạn có thể tuyệt đối sai được?
Với một lực sống, một Thượng đế trong bạn, làm sao bạn có thể tuyệt đối sai được?
Cái gì đó phải đúng. Có thể chúng ta không thể hiểu được điều đó, có thể chúng
ta không thể cảm thấy điều đó, nhưng cái gì đó phải đúng trong bạn. Nếu Thượng
đế tồn tại trong mọi người, thế thì mọi người có cái đúng là đúng ở đâu đó.
Mahavira thấm nhuần sâu sắc.
Con người này đang ngồi đó, người khác tới và nói, "Tôi không tin vào Thượng
đế, Thượng đế không tồn tại." Và Mahavira nói, "Có thể anh cũng phải.
Có một nghĩa mà theo đó Thượng đế tồn tại và có một nghĩa mà theo đó Thượng đế
không tồn tại." Thế rồi ông ấy đã tạo ra một logic mới, một chiều hướng mới
cho logic.
Chỉ có hai logic: một logic là
của Aristotle và logic kia là của Mahavira. Aristotle nói A chỉ có thể là A và
A không bao giờ có thể là B. Còn Mahavira nói A là A và cũng có thể là B, cũng
có thể là C, cũng có thể là D - mãi cho tới Z. Với nhiều góc thế, nhiều góc
nhìn sự vật thế - ông ấy nói rằng có bẩy quan điểm. Nhưng khó mà hiểu được
Mahavira, đó là lí do tại sao việc theo ông ấy đã không thể phát triển nhiều.
Điều đó là không thể được. Ngay cả những người theo ông ấy, họ theo ông ấy bởi
vì họ ngẫu nhiên sinh vào trong nhóm của ông ấy; bằng không thì điều đó là
không thể được. Tôi chưa bắt gặp một người Jaina nào có thể thực sự theo
Mahavira.
Tôi đã nói chuyện với một người
Jaina muni, một trong những lãnh tụ vĩ đại của Jaina munis, và tôi đã hỏi ông
ta, "Ông nghĩ gì về syatvad?"
Ông ấy nói, "Điều đó là
tuyệt đối đúng."
Tôi nói, "Thế thì ông
không phải là syatvad, ông phải nói có thể chứ." Ngay cả về Mahavira bạn
cũng phải nói, 'Có thể ông ấy là đúng.'"
Nhưng không người Jaina nào có
thể nói được điều đó. "Có thể sao? Mahavira là tuyệt đối đúng" - tại
đó họ lỡ. Họ nói rằng Jaina giáo là tuyệt đối đúng, và toàn bộ quan điểm của
Jaina giáo là ở chỗ không cái gì là tuyệt đối đúng cả.
Mới hôm nọ chuyện xảy ra: vợ
Mulla Nasruddin tới gặp Sona - bạn biết Sona, người đoán bài tây chứ? - và cô ấy
trở về rất rối loạn.
Tương lai làm rối loạn. Bất kì
cái gì về tương lai cũng gây rối loạn. Không biết về tương lai cũng là điều tốt
bởi vì một khi bạn biết cái gì đó về tương lai thì nó bắt đầu làm thay đổi hiện
tại của bạn, và rối loạn nảy sinh.
Cô ấy rất lo nghĩ. Mulla
Nasruddin hỏi cô ấy, "Có chuyện gì vậy?"
Cô ấy nói, "Em đã tới người
đoán bài tây, một phụ nữ rất tốt, và bà ấy đã nói đôi điều và em rất lo
nghĩ."
Mulla Nasruddin nói, "Đừng
lo nghĩ. Chẳng cái gì là chắc chắn trong cuộc sống cả cho nên không dự đoán nào
có thể được đưa ra. Anh bảo em rằng chỉ người ngu mới chắc chắn."
Cô vợ nói, "Anh có thực chắc
chắn về điều đó không?"
Anh ta nói, "Tuyệt đối chắc
chắn!"
Chỉ người ngu mới chắc chắn. Nếu
một người tuyệt đối chắc chắn về điều đó thì người đó trở thành kẻ ngu tuyệt đối.
Không người Jaina nào có dũng cảm để nói, "Có thể Mahavira đúng. Có thể những
người phủ nhận Mahavira cũng đúng." Không người Jaina nào có dũng cảm đó -
đó là lí do tại sao tôi nói không người Jaina nào có hiểu biết về Mahavira. Điều
đó là khó khăn.
Bậc toàn thiện xưa nay tinh tế,
nhiệm mầu,
Siêu huyền, thông suốt, sâu chẳng
khá dò.
Bạn càng đi vào bên trong mình,
bạn càng uyên thâm hơn, bạn càng trở nên thấu hiểu người khác hơn, bởi vì họ sống
trên bề mặt. Nếu bạn sống trên bề mặt, mọi sự đều tốt - họ hiểu bạn. Bề mặt thì
họ hiểu. Nhưng nếu bạn bắt đầu đi xuống sâu, sâu hơn vào trong uyên thâm của
mình, thì một khoảnh khắc tới khi bạn trở thành không thể nào hiểu nổi. Bạn đã
đi vượt ra ngoài họ; họ không thể hiểu được bạn.
Mới hai, ba ngày trước đây một
sannyasin tới tôi, và anh ta nói, "Tôi không thể tới bài nói của thầy được
thêm nữa, bởi vì tôi cảm thấy chán." Tôi nói, "Bạn đừng tới nữa! Đừng
tới nữa!" Anh ta nghĩ anh ta đang nói điều gì đó về bài nói của tôi khi
anh ta nói anh ta cảm thấy chán. Anh ta đang nói điều gì đó về bản thân anh ta,
rằng điều đó đi vượt ra ngoài hiểu biết của anh ta, rằng anh ta không thể đi
vào trong uyên thâm như vậy, rằng điều đó vượt ra ngoài anh ta. Thế thì anh ta
cảm thấy chán.
Con người có thể cảm thấy chán
theo hai cách. Hoặc là cái gì đó thường xuyên lặp lại, chỉ một nốt nhạc cứ lặp
lại mãi liên tục, một âm thanh đơn điệu - thế thì bạn cảm thấy chán... Và đó là
cách mà bài hát ru con được tạo ra. Người mẹ cứ lặp lại một câu nào đó, và đứa
trẻ cảm thấy chán và đi vào giấc ngủ. Đó là lí do tại sao những người chịu chứng
mất ngủ nên làm như vậy với chính mình. Đó là cách câu mật chú có ích, thiền
siêu việt TM của Maharishi Mahesh Yogi giúp cho những người bị mất khả năng ngủ.
Với họ TM là hoàn hảo, bởi vì nó tạo ra chán ngán. Bạn lặp câu mật chú bên
trong - cứ lặp mãi, lặp mãi - tâm trí cảm thấy chán bởi vì chẳng có gì mới để
biết, không có kích động, cùng từ lặp đi lặp và lặp và lặp mãi... Bạn rơi vào
giấc ngủ.
Hay bạn cảm thấy chán khi cái
gì đó vượt ra ngoài bạn. Bạn cảm thấy chán khi cái gì đó uyên thâm đến mức nó
thành không thể hiểu nổi với bạn.
Siêu huyền, thông suốt, sâu chẳng
khá dò.
Bạn có thể hiểu chỉ tới mức độ
mà bạn nhận biết. Bạn không thể hiểu được nhiều hơn nhận biết của mình; hiểu biết
của bạn nhất định bị giới hạn vào tỉnh táo của bạn. Nếu bạn muốn hiểu người trí
huệ, bạn sẽ phải trưởng thành trong nhận biết. Bạn càng nhận biết nhiều, bạn
càng thấm nhuần vào nó nhiều. Khi bạn đã hoàn toàn nhận biết, chỉ thế thì Lão Tử
mới hoàn toàn mở cho bạn. Không phải là ông ấy đóng, ông ấy bao giờ cũng mở -
nhưng bạn vẫn không thể vào được ông ấy. Bạn vẫn chưa có khả năng của điều đó.
Bởi chẳng khá dò, tạm hình dung
Đó.
Bởi vì bạn không thể hiểu được
người trí huệ thực sự nên bạn phân vân về họ. Những điều mâu thuẫn, tin đồn lan
rộng về họ, khắp xung quanh. Ai đó nói Gurdjieff là Thượng đế và ai đó nói rằng
ông ấy là quỉ Satan, và cả hai tin đồn đều đúng - bởi vì một người có sự uyên
thâm thì là cả hai.
Tạm hình dung đó...
Cho nên mọi người mô tả họ theo
những cách này: thận trọng - người trí huệ sẽ trông rất thận trọng với bạn. Người
đó không thận trọng, người đó chỉ tỉnh táo. Có khác biệt, khác biệt bao la. Khi
một người thận trọng thì người đó sợ. Chẳng hạn, trong đêm tối, bạn lạc đường
trong rừng sâu; bạn đi thận trọng. Tại mọi bước đều có nguy hiểm, cái chết.
Trong thận trọng đó, tỉnh táo nào đó tới với bạn - bạn có thể đã cảm thấy nó. Bất
kì khi nào có nguy hiểm thì tỉnh táo nào đó lại tới với bạn, bất kì khi nào có
nguy hiểm thì bạn lại trở nên chút ít tỉnh táo hơn - không đích xác là tỉnh
táo, đơn giản là thận trọng. Nhưng để thận trọng thì người ta phải có chút ít tỉnh
táo. Nó tới một cách tự động; tỉnh táo đó là cái bóng tự động của thận trọng.
Nhưng chúng ta không biết tỉnh táo là gì, cho nên khi chúng ta thấy một người
trí huệ, vị phật, bước qua, chúng ta nghĩ ông ấy rất thận trọng. Đó là cách hiểu
của chúng ta về nhận biết của ông ấy.
Thận trọng như qua suối mùa đông.
Do dự như sợ nguy hiểm bốn bên.
Nghiêm kính như khách lạ,
Khiêm nhường như băng tan,
... người đó dường như bao giờ cũng thận trọng.
Do dự như sợ nguy hiểm bốn bên.
Không, người trí huệ không do dự,
nhưng người đó không chắc chắn như kẻ ngu. Người đó không mang giải pháp làm sẵn
về cuộc sống, đó là lí do tại sao người đó có vẻ do dự. Người đó không sống với
các kết luận. Người đó sống cởi mở, cởi mở với bất kì cái gì đang sắp xảy ra.
Người đó không có kết luận trong tâm trí mình. Người đó không ép buộc kết luận
của mình lên cuộc sống, người đó vẫn còn tỉnh táo và giúp đỡ cuộc sống để đạt tới
kết luận của riêng nó. Người đó hợp tác, người đó không áp đặt - có khác biệt.
Chúng ta sống với các kết luận.
Chẳng hạn, bạn đã tới nghe tôi. Ai đó nói với bạn về tôi. Người đó là một người
bạn và người đó nói về tôi. Người đó ca ngợi tôi; người đó gây ấn tượng cho bạn.
Người đó đã tới nghe tôi với một kết luận: tôi là người tốt. Bây giờ bạn sẽ
nghe qua kết luận này và kết luận của bạn sẽ được làm mạnh thêm. Bạn sẽ trở về
nhà và nói rằng người đó là đúng, người bạn đó là đúng. Thế rồi ai đó khác đã tới
vào cùng buổi sáng này. Người đó đã gặp kẻ thù của tôi, người đã nói với người
đó nhiều điều về tôi. Người kia đã thuyết phục người đó rằng tôi là con người
sai trái, nhưng tính tò mò của người đó đã bị đánh thức - người ta muốn tới xem
cho dù là một con người sai trái thế. Người đó cũng tới vào sáng nay để nghe
tôi với một kết luận, và người đó sẽ đi với kết luận của mình được làm mạnh
thêm.
Chỉ những người đã tới tôi mà
không có kết luận nào, cởi mở, tựa tấm gương, mới thấy khuôn mặt thật của tôi.
Bằng không thì kết luận của bạn sẽ trở thành khuôn mặt tôi, bạn sẽ áp đặt nó
lên khuôn mặt tôi.
Người trí huệ thì không do dự
nhưng người đó dường như do dự bởi vì người đó sống không có kết luận, người đó
chuyển từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia. Người đó chưa bao giờ mang bất
kì kết luận nào từ quá khứ. Bất kì cái gì cuộc sống đem tới, thì người đó đều
đương đầu với nó bằng tâm thức tươi tắn, không với tâm thức bị nặng gánh bởi kết
luận. Thế thì mọi sự là chết. Bạn nhìn qua kết luận - điều đó nghĩa là bạn nhìn
qua quá khứ, điều đó nghĩa là bạn nhìn qua kinh nghiệm của mình, qua tâm trí. Bạn
chưa bao giờ tới trực tiếp vào mối tiếp xúc với cuộc sống. Có một bộ đệm giữa bạn
và cuộc sống - kết luận của bạn vận hành như bộ đệm. Bạn sợ chạm vào cuộc sống.
Thận trọng như qua suối mùa đông.
- và người đó không thận trọng,
người đó nhận biết.
Do dự như sợ nguy hiểm bốn bên.
- không, người đó không do dự,
người đó không có kết luận gì.
Nghiêm kính như khách lạ...
- không, người đó không trang
nghiêm mà người đó dường như vậy thôi bởi vì người đó không phải là cái bóng.
Người đó không cười, cái cười của người đó không phải là cái cười của người
nông cạn. Nhiều nhất thì người đó mỉm cười - ngay cả thế cũng là quá nhiều.
Trong thực tế người đó thậm chí không cần mỉm cười bởi vì toàn bộ sự hiện hữu của
người đó đã tràn ngập với biết bao nhiêu là cái đẹp, với biết bao nhiêu là vẻ đẹp,
với biết bao nhiêu là hạnh phúc, đến mức người đó không cần.
Bạn sẽ ngạc nhiên rằng người cười
nhiều nhất lại thực sự buồn rầu bên trong; bằng việc cười họ che giấu cái buồn
của mình, bằng cái cười họ cố gắng lừa bản thân mình rằng họ hạnh phúc. Những
người cười to gần như bao giờ cũng có vết thương sâu bên trong họ. Họ không muốn
đi vào bên trong những vết thương đó.
Ai đó đã hỏi Friedrich
Nietzsche sao ông ấy cười nhiều thế. Nietzsche nghe nói đã nói - và ông ấy thực
sự là một con người rất chân thực, trung thực, vì sự trung thực mà ông ấy đã
phát điên. Trong thế giới điên này, nếu bạn thực sự trung thực thì bạn sẽ khó
khăn - ông ấy nói: tôi cứ cười bởi vì tôi sợ rằng nếu tôi không cười thì tôi sẽ
bắt đầu la khóc, tôi sẽ bắt đầu khóc lóc. Và điều đó sẽ gây bối rối. Tôi che giấu
nước mắt của mình trong tiếng cười của mình.
Bạn thấy người trí huệ như
trang nghiêm - đấy là diễn giải của bạn thôi. Người đó không trang nghiêm. Người
đó không nông cạn, điều đó là đúng... quan sát dòng sông nông cạn, nó tạo nhiều
tiếng động thế. Dòng sông sâu di chuyển cứ như là nó không di chuyển - không tiếng
động - không phải bởi vì nó không di chuyển. Nó di chuyển, nhưng nó sâu đến mức
tiếng động không đạt tới bạn. Người trí huệ cười trong cốt lõi sâu xa nhất của
sự hiện hữu của người đó. Nó không đạt tới đôi môi người đó. Để biết tiếng cười
của người đó bạn sẽ phải trở thành giống như người đó.
Khiêm nhường như băng tan,
Bạn nghĩ rằng người trí huệ là
khiêm tốn, khiêm nhường, như băng bắt đầu tan; bạn nghĩ trí huệ là khiêm tốn -
không. Người trí huệ đơn giản là vô ngã, có vậy thôi. Tôi sẽ không nói rằng người
trí huệ là khiêm tốn, bởi vì tính khiêm tốn cũng là một loại bản ngã. Mang tính
khiêm tốn nghĩa là một bản ngã rất được trau chuốt. Mang tính khiêm tốn nghĩa
là một bản ngã rất có văn hoá. Nếu không có bản ngã thì làm sao bạn có thể
khiêm tốn được? Nếu bạn không thể kiêu ngạo thì bạn cũng không thể khiêm tốn được.
Chúng cả hai đi cùng nhau, chúng là hai mặt của cùng một hiện tượng. Bạn đi và
nhìn người khiêm tốn ấy, kẻ đầy tớ của nhân dân, thế này thế nọ, và nhìn vào mắt
họ mà xem. Họ giả vờ họ khiêm tốn, họ thậm chí tin họ khiêm tốn nhưng bạn có thể
thấy những bản ngã tinh vi của họ loé lên trong mắt họ.
Chuyện xảy ra: một người tới gặp
Socrates. Người này là một nhà tu khổ hạnh, fakir, một người rất khiêm tốn. Ông
ấy khiêm tốn tới mức ông ấy sẽ không dùng quần áo mới. Ông ấy khiêm tốn đến mức
nếu quần áo mới được đem cho ông ấy thì trước hết ông ấy phải làm cho chúng mòn
cũ đi, bẩn thỉu đi, thế thì ông ấy mới dùng chúng. Ông ấy tới gặp Socrates và
có nhiều lỗ thủng trong quần áo ông ấy. Socrates nhìn vào ông ấy và nói,
"Ông nghĩ rằng ông khiêm tốn sao? Qua những lỗ hổng của của ông tôi có thể
thấy bản ngã của ông."
Bản ngã có thể giả vờ khiêm tốn.
Người khiêm nhường không thực là khiêm tốn, người khiêm nhường đơn giản là rất
thủ đoạn và tinh ranh. Không, với những người không thể đi vào uyên thâm của
người trí huệ thì dường như là người đó là khiêm nhường. Người đó không biết tới
cái ta, làm sao người đó có thể khiêm nhường được? Người đó đơn giản sống không
có bản ngã nào, không có bất kì kiêu ngạo nào và không có bất kì nhún nhường
nào.
Chân chất như gỗ chưa đẽo gọt,
Với bạn thì dường như là người
trí huệ là mẩu gỗ thô thiển, chưa được xử lí, bởi vì văn hoá của người đó là rất
rất sâu xa, tinh tế của người đó là rất rất uyên thâm. Chỉ trên bề mặt bạn mới
thể chạm vào người đó được; cái xù sì đó chỉ là trên bề mặt. Về Gurdjieff người
ta nói rằng ông ấy thô thiển đến mức mọi người sẽ trốn khỏi ông ấy. Khó mà đứng
cạnh ông ấy nhưng những người có thể đứng cạnh ông ấy trong vài tuần sẽ đi tới
biết từ bi sâu sắc của ông ấy.
Trong tự nhiên bạn có thể quan
sát một điều: bất kì khi nào bạn thấy cái gì đó rất mềm mại thì bao giờ bạn
cũng sẽ tìm ra nó được bao che bởi cái gì đó cứng rắn. Hạt mầm được bao che bởi
vỏ cứng, được bao che bởi lớp vỏ cứng. Hạt mầm được bao bọc bởi lớp vỏ cứng. Điều
đó là tự nhiên.
Trong con người bạn sẽ thấy
chính hiện tượng đối lập : bên ngoài thì mềm, lớp vỏ mềm và cái hạt mầm cứng,
bên trong rất cứng. Đây là sự suy đồi. Trong tự nhiên điều tự nhiên là cứng bên
ngoài bởi vì nếu bạn không cứng bên ngoài thì bạn không thể mềm bên trong được.
Cái mềm bên trong phải được che đậy bởi cái cứng. Nó bảo vệ. Nhưng trong con
người bạn sẽ thấy chính cái đối lập. Đây là điều thói đạo đức giả là gì - mềm
bên ngoài, mềm như bơ, và bên trong, bạn càng biết nhiều về một người thì người
đó càng cứng rắn. Một sự suy đồi. Điều này không nên như vậy. Đây là điều người
phong lưu của bạn là gì, người có văn hoá của bạn là gì, cái gọi là người văn
minh của bạn là gì - con người đạo đức, con người tôn giáo: mềm bên ngoài và cứng
bên trong thế. Điều này đáng ra không thể thế được - nó là có thể chỉ bởi vì chỉ
con người mới có thể giả vờ, không ai khác có thể giả vờ.
Con người của trí huệ là một phần
của tự nhiên; tất cả mọi suy đồi đã biến mất. Người đó sẽ thô thiển ở bên ngoài
và mềm mại ở bên trong. Bạn sẽ phải kiên nhẫn với con người của trí huệ - bạn sẽ
muốn thoát khỏi người đó bởi vì nhiều lần bạn sẽ cảm thấy người đó cứng rắn thế,
người đó sẽ giết bạn. Hay bạn tới để nhận an ủi nào đó còn người đó cứ gây
choáng váng cho bạn. Bạn tới để nhận tình yêu nào đó, bạn đang tìm kiếm tình
yêu nào đó, còn người đó lại chẳng bao giờ nhìn vào bạn, chẳng bao giờ chú ý
nhiều tới bạn. Bạn tới vì từ bi còn người đó thì cứng rắn thế. Bạn sẽ muốn trốn
thoát. Nhưng con người của trí huệ thì bao giờ cũng theo cách đó bởi vì người
đó là tự nhiên, và tự nhiên có cách này, đây là sự sắp xếp: bên trong mềm mại,
bên ngoài cứng rắn.
Nhìn vỏ cây xem, nó cứng rắn ở
bên ngoài thế. Đi vào bên trong và bạn sẽ thấy các tầng cứ ngày một mềm hơn.
Ngay tại trung tâm là cuộc sống, hoàn toàn mềm mại. Nó phải được bảo vệ.
Phóng khoáng như thung lũng,
Pha lẫn như nước đục.
Người trí huệ sẽ có vẻ phóng
khoáng với bạn; trong thực tế người đó không có tâm trí, không phóng khoáng. Bạn
có thể là người phóng khoáng và khép kín; người trí huệ là người vô trí. Nhưng
vô trí với bạn dường như là phóng khoáng, nhiều nhất. Nó uyên thâm đến mức bạn
không thể hiểu được. Nhiều nhất bạn có thể hiểu rằng con người này là rất mở,
tâm trí người đó không đóng, nhưng bạn không biết rằng người này không có tâm
trí để đóng. Người đó không phải là phóng khoáng, người đó đơn giản là vô trí.
Không phải là cánh cửa của ngôi nhà của người đó để mở. Trong thực tế không có
ngôi nhà. Người đó chỉ ở dưới bầu trời mở, người đó không có nhà và không có cửa.
Người đó không mở, thay vì thế người đó là tính mở.
Nhưng với chúng ta, từ bên
ngoài, nếu chúng ta cố hiểu người trí huệ, thì những điều này sẽ xảy ra. Đó là
lí do tại sao bất kì cái gì được viết ra về Phật đều thành sai, bất kì cái gì
được viết ra về Lão Tử đều thành sai, bất kì cái gì được viết ra về Mahavira
hay Jesus đều thành sai. Bởi vì những người viết, thì đã viết qua hiểu biết của
họ, còn người như Jesus hay Lão Tử uyên thâm tới mức bất kì điều gì bạn hiểu về
người đó... tỉnh táo và do dự chút ít đi, có mọi khả năng bạn sẽ hiểu lầm người
đó. Yêu người đó, nhưng đừng cố hiểu người đó. Thế thì một ngày nào đó bạn có
thể hiểu được người đó. Gần gũi, ở gần, thân mật, nhưng đừng cố hiểu. Thế thì một
ngày nào đó có khả năng rằng bí ẩn này có thể được lộ ra cho bạn.
Nhưng nếu bạn cố gắng để hiểu
thì bạn sẽ lỡ. Và những người cố hiểu và viết sách và luận án thì sẽ trở thành
các giáo sư về học thuyết của mình. Họ tạo ra tôn giáo trên thế giới - những
người đã hiểu lầm ngay từ ban đầu, họ tạo ra tôn giáo.
Phóng khoáng như thung lũng...
Không, bởi vì thung lũng được
bao bọc bởi núi non. Nó trông thì mở nhưng nó bị đóng. Người đó là mở như bầu
trời, không bị đóng bởi bất kì cái gì. Thung lũng sẽ biến mất nếu núi non xung
quanh nó biến mất; cho nên núi non là một phần của thung lũng. Một tâm trí cởi
mở... cái mở của người đó sẽ biến mất nếu tâm trí biến mất; cái mở của người đó
chỉ là một phần trong tâm trí. Người trí huệ thì mở như bầu trời. Người đó là
tính mở cực kì.
Pha lẫn như nước đục.
Và với bạn sẽ dường như là người
trí huệ cứ làm lộn xộn tuỳ ý như nước đục. Jesus ở trọ trong một ngôi nhà cùng
với gái mãi dâm bởi vì cô ấy mời ông ấy; ở với người đã từng nổi tiếng là kẻ tội
phạm bởi vì họ đã mời ông ấy. Tất nhiên ông ấy phải đã trông như nước đục,
không phải là nước thuần khiết như một Brahmin, người khắt khe về đạo đức, người
nói, "Chớ có chạm vào ta bởi vì ta thuần khiết."
Tương truyền rằng Shankara, triết
gia Hindu vĩ đại nhất từ trước tới nay, đã được thức tỉnh bởi một tiện dân. Tiện
dân này đã trở thành guru của ông ấy. Mãi cho tới lúc đó ông ấy còn là một thầy
giáo vĩ đại, con người của tri thức; ông ấy đã viết chuyên luận lớn về
Upanishads, Brahma Sutras, Bhagavadgita, và ông ấy đã đề xuất một triết lí nào
đó: vedanta, advait vedant - thực tại là bất nhị, một.
Thế rồi một hôm chuyện xảy ra
là ông ấy ra sông Hằng vào một sáng sớm; ông ấy đã tắm rửa và ông ấy đang trên
bước quay lui về lều của mình thì một Sudra, một tiện dân, chạm vào ông ấy.
Ông ấy trở nên giận dữ và ông ấy
nói, "Ông đã phá huỷ việc tắm của ta. Ta sẽ phải đi tắm lần nữa và làm thuần
khiết bản thân."
Tiện dân nói, "Đợi một
phút thôi. Tôi muốn hỏi ông - nếu chỉ có một, nếu toàn thể sự tồn tại này là một,
thì làm sao tôi và ông có thể tồn tại được? Làm sao ông có thể trở thành ô uế bởi
việc chạm của tôi? Ai đã chạm vào ông? Ai đã chạm vào ai?"
Dường như từ giấc ngủ say, giấc
ngủ của con người của tri thức - và nó là một trong những giấc ngủ lớn nhất, nó
gần như là cơn mê - Shankara đã được thức tỉnh.
Và người này hỏi, "Ông
nghĩ gì? Thân thể tôi chạm vào ông hay linh hồn tôi chạm vào ông? Thân thể tôi
có chạm vào thân thể ông không? Hay thân thể tôi chạm vào linh hồn ông? Ông có
cho rằng thân thể là khác nhau - thân thể ông, thân thể của một brahmin, là thuần
khiết, và thân thể tôi, thân thể của sudra, là ô uế? Ông có cho rằng năm yếu tố
mà từ đó thân thể được cấu thành lên là khác nhau cho brahmins và sudras, tiện
dân không? Ông có cho rằng nếu thân thể tôi đã chạm vào thân thể ông, thì nó chạm
vào linh hồn ông và làm cho nó thành ô uế không? Hay nếu linh hồn tôi đã chạm vào
ông, thì ông có thể nói rằng linh hồn cũng có thể là tiện dân, một sudra
chăng?"
Một cuộc đối thoại - toàn bộ cuộc
sống của ông ấy quay lật ngược xuống... Shankara không bao giờ đi lại chỗ tắm
đó nữa.
Ông ấy tỏ ý kính trọng người
Sudra này và nói, "Thầy là guru của tôi và thầy đã thức tỉnh tôi khỏi giấc
ngủ của tôi. Tôi đã nói về cái là một nhưng tôi đã không biết nó."
Nếu một người thực sự trí huệ
mà tồn tại thì người đó sẽ nhìn bạn như nước đục bị khuấy lộn tự do, bởi vì với
người đó không có ai thuần khiết và không có ai ô uế cả. Con người của trí huệ
chưa bao giờ nghĩ rằng mình thuần khiết còn bạn ô uế.
Chuyện kể về Liệt Tử, một tín đồ
lớn của Lão Tử, rằng ông ấy có nhiều đệ tử trong trang trại của mình. Một đệ tử
nào đó bị bắt vì đã ăn cắp nhiều lần và anh ta tạo ra phiền toái, nhưng anh ta
bao giờ cũng được thầy tha thứ cho. Nhưng rồi đến một điểm khi sự việc trở
thành quá lắm và tất cả năm trăm đệ tử đều tới Liệt Tử và nói, "Bây giờ thế
là đủ rồi. Phải có giới hạn cho mọi thứ. Thầy đã tha thứ cho con người này nhiều
lần thế, nhưng anh ta dường như không thể cải tạo được. Bây giờ là lúc đủ rồi,
xin đuổi anh ta đi!"
Liệt Tử nói, "Đợi đã, các
anh em. Các anh tất cả đều là người tốt, có tính cách tốt. Dù các anh đi đâu
thì các anh cũng sẽ được những người khác chấp nhận, kính trọng, yêu mến, phục
vụ. Và cho dù không có ta thì các anh cũng vẫn đủ tinh thần tới mức các anh sẽ
đạt tới chân lí. Nhưng người anh em này sẽ đi đâu? Anh ta chẳng có ai khác hơn
Liệt Tử bởi vì không ai sẽ chấp nhận anh ta. Cho nên tất cả những ai nghĩ rằng
các anh không thể sống được với người anh em này, thì các anh đi đi. Nhưng ta
phải sống với anh ta, bởi vì anh ta sẽ đi đâu? Ai sẽ chấp nhận anh ta? Nếu Liệt
Tử mà bác bỏ anh ta thế thì anh ta bị bác bỏ, thế thì không ai có thể chấp nhận
được anh ta."
Đây là cách thức con người của
trí huệ hiện hữu. Người đó sẽ nhìn dường như người đó đang hoà lẫn tuỳ ý như nước
đục ngầu. Nhưng người đó hoà lẫn tuỳ ý bởi vì với người đó thuần khiết và ô uế,
tốt và xấu - mọi phân chia đều đã biến mất. Với người đó chỉ có một tâm thức dại
dương tồn tại, đó là lí do tại sao người đó hoà lẫn tuỳ ý. Jesus ở cùng nhà của
gái mãi dâm hay ở cùng nhà của bà xơ - điều đó là như nhau với Jesus, ông ấy cứ
ngủ. Điều đó là như nhau với ông ấy bởi vì gái mãi dâm là một dạng của cái như
nhau và bà xơ cũng là một dạng của cái như nhau. Và không ai là thuần khiết và
không ai là ô uế - tất cả mọi nhị nguyên đều mất, đều được siêu việt lên. Con
người của trí huệ sống trong cái một, đó là lí do tại sao người đó hoà lẫn tuỳ
ý. Không có rào chắn cho người đó.
Ai có thể tìm sự hài hoà trong thế giới đục
ngầu?
nhờ nằm tĩnh lặng mà đục hoá trong,
Lão Tử nói:
Ai có thể tìm sự hài hoà trong thế giới đục
ngầu?
Thế giới là đục ngầu. Làm sao bạn
sẽ tìm được cách nghỉ ngơi trong nó? Làm sao bạn sẽ tìm thấy an bình trong nó?
Bởi việc nằm tĩnh lặng. Bạn không làm gì cả, không cố gắng làm thuần khiết nó,
bằng không thì bạn sẽ làm cho nó đục ngầu thêm. Chỉ nằm xuống bên bờ, chờ đợi.
Bằng việc nằm tĩnh lặng nó trở nên trong theo cách của nó. Đừng lo nghĩ về biến
đổi thế giới; đừng lo nghĩ về thay đổi người khác. Bạn là ai? Và ai đã phái bạn
theo sứ mệnh này để thay đổi người khác? Mọi người đều được quan hệ trực tiếp với
điều thiêng liêng. Sao bạn lại có đó để mà can thiệp vào? Ngồi im lặng đi.
Ai có thể giữ bình thản được lâu?
Bình thản tới, im lặng tới, nhưng ai có thể
duy trì nó được lâu?
nhờ động mà nó quay cuộc sống
Bằng hoạt động bạn có thể duy
trì nó. Nếu bạn cố gắng duy trì nó bằng cách liên tục không hoạt động thì điều
đó sẽ là không thể được; người ta phải đi vào trong các cái đối lập để bao giờ
cũng vẫn còn siêu việt. Ban ngày bạn làm việc, ban đêm bạn ngủ. Nếu bạn liên tục
làm việc cả hai mươi bốn giờ một ngày thì đó sẽ là cái chết; nếu bạn ngủ liên tục
hai mươi bốn giờ một ngày, đó cũng sẽ là cái chết.
Ban ngày làm việc hết sức tích
cực - và trong làm việc tích cực bạn thu được khả năng ngủ. Ban đêm ngủ hoàn
toàn - trong ngủ hoàn toàn bạn phục hồi lại, làm tươi lại, làm khoẻ năng lượng
của mình để làm việc tích cực. Đi vào trong nhịp điệu. Nghiêng sang phải,
nghiêng sang trái và bao giờ cũng giữa quân bình. Việc nghỉ ngơi có thể được
duy trì, bình thản có thể được duy trì, chỉ bởi việc không còn bất hoạt mãi
mãi. Sai lầm đó đã bị phạm phải ở Ấn Độ. sannyasins duy trì bất hoạt liên tục
thì không thể vẫn còn im lặng được. Là người chủ gia đình và đồng thời là
sannyasin; trong thế giới và ở ngoài nó nữa, cùng nhau. Bao giờ cũng nhớ rằng
cuộc sống là sự cùng nhau của các cái đối lập - sự hài hoà sâu sắc.
Kẻ giữ Đạo, không muốn đầy,
Bất kì ai đi tới biết rằng đạo
là quân bình, tôn giáo là quân bình, Thượng đế là quân bình, thì đều không muốn
đầy. Đừng đi quá nhiều về một phía, bằng không thì quân bình sẽ bị mất, và mất
quân bình là tội lỗi duy nhất đối với Lão Tử. Được quân bình là đức hạnh, mất
quân bình là trong tội lỗi.
Chỉ vì không muốn đầy,
Mà vượt ra ngoài cũ và mới.
Người đó bao giờ cũng tươi tắn
và trẻ trung; người đó không bao giờ mệt lử, người đó không bao giờ mệt mỏi.
Quân bình cho người đó cuộc sống vĩnh hằng. Quân bình là sinh lực. Quân bình là
cuộc sống.