Chương 4. Những thủ đoạn của Tâm thức

Chương 4. Những thủ đoạn của Tâm thức

Price:

Read more

Osho - Thế giới Mật điển
Chương 4. Những thủ đoạn của Tâm thức


Thế nào là nhận thức khoảng cách của hơi thở, nhận thức khoảng giữa khi hít vào và thở ra sẽ dẫn đến sự tỉnh thức?
Làm thế nào vừa lao mình vào những hoạt động sinh hoạt hằng ngày đồng thời nhận thức được hơi thở trong trạng thái tỉnh thức hoà nhịp cùng một lúc?
Có thể dùng tri thức để hiểu biết những kỹ thuật?
Mở đầu: Vượt qua, vượt qua sự trá ngụy và sự xảo quyệt của tâm thức, đến bờ bên kia của sức mạnh Phi nhị nguyên.
Ðây là những câu hỏi quan trọng mà nhiều người đặt để. Muốn trả lời cần kinh qua rất nhiều về sự trải nghiệm vì nó liên quan đến vấn đề thuộc về tri thức và sự ràng buộc của tri thức.
Ðiều đơn giản để trở về sự tỉnh thức, đặc biệt nhấn mạnh trong quá trình hơi thở, từ nơi chúng ta có thể đạt đến sự tỉnh thức. Nhưng làm sao để có thể đạt đến và đạt đến bằng cách nào?
Từ sự không sáng tỏ đi đến tự do, chỉ cần nhận chân trạng thái, nhận chân khoảng cách vi tế giữa hai hơi thở. Từ đó có thể xảy ra những gì và xảy ra như thế nào?
Ðây là câu hỏi chi tiết và nó cũng là vấn đề của rất nhiều người. Vì thế, chúng ta cần hiểu một cách tường tận, sáng tỏ và rõ ràng. Ta thường nghĩ tỉnh thức tâm linh là một điều khó khăn. Nhưng có bao giờ tự hỏi cứ nên mãi suy nghĩ về những khó khăn hay quyết định đi đến sự tỉnh thức.
Ðiều chúng ta suy nghĩ, hay nói một cách khác, để triển khai những gì thuộc về tâm linh quả là phức tạp; bởi vì nó không phải là một sự thành tựu hay có thể nói, bạn không thể thành tựu trong lãnh vực tâm linh. Vì làm sao có thể thành tựu với một sự việc đã sẵn có trong ta? Tuy vậy, sự việc cũng không phải quá phức tạp hay lắm nhiêu khê. Vì sự khai mở tâm linh đã sẵn có nơi bạn, sẵn có ngay trong chính bản thể các bạn. Thế thì bạn còn mong muốn là gì khi các bạn đã là Chân tánh ngay trong bản thể. Không có gì gọi là mới lạ. Không có gì để thêm hay bớt trong trạng thái tự nhiên. Bạn đã trọn vẹn, không bao giờ có vấn đề sắp sửa trở thành hoàn thiện hay tốt đẹp hơn nữa trong tương lai. Không có gì để vất vả chịu đựng; vì chính chúng ta đã là sự an vui, rỗng rang, nhất thể, toàn thể niềm hỷ lạc đã hiện diện khắp mọi chốn mọi nơi.
Thực ra, không cần làm một chuyến du hành từ điểm này sang điểm khác; hoặc bỏ mình vào một công việc nặng nề hay cực nhọc để trở thành chính mình. Ðây không phải là một chuyến du lịch thăm thú nơi này nơi nọ, cũng không phải một hành trình đi từ thấp đến cao hay từ bước này sang bước khác.
Thực tế bạn không cần phải đi đâu cả. Chỉ cần bạn xả bỏ việc bám chấp vào bản ngã hay nói một cách cụ thể, chỉ cần bạn vất bỏ đi tất cả những vụn vặt bám dính trong những suy nghĩ của bạn.
Bạn đang ở đây, ngay tại đây, ngay trong thật tánh của bạn. Có cái gì để giác ngộ khi các bạn đã là sự rộng mở toàn triệt, nhất thể chân như. Thế thì tại sao phải vất vã để trở thành chính mình? Bạn không cần đi đâu cả. Bạn đã hiện hữu. Cái phải thành tựu đã thành tựu. Cái bạn thấy cần thực hiện đã thực hiện. Còn đây, đây chỉ là một cuộc khám phá.
Người ta nghĩ rằng đạt đến Tâm thức nghỉ ngơi là một việc vô cùng khó khăn. Thực ra bạn không cần đến động tác thực hiện, nó đã sẵn có nơi bạn. Bạn đã hoàn thiện, nó sẵn có nơi bạn. Bạn đã hoàn thiện và bạn trở về trong một ngày rất gần. Nếu bạn nghĩ rằng đi đến sự tỉnh thức cũng giống như mình đang thực hiện những gì mong muốn, thì quả là một điều sai lầm. Ðương nhiên những mong muốn ấy sẽ chính là những trở ngại; nếu không muốn nói sự tỉnh thức không thể xảy ra trong điều kiện mong muốn hay áp đặt. Nếu bạn chưa sẵn sàng trở lại những gì gọi là thiêng liêng, bạn không thể hoặc chắc chắn sẽ không bao giờ trở về mái nhà xưa bởi vì sự bắt đầu nếu không được khởi sự từ trạng thái tỉnh thức toàn diện của Tâm thức. Nếu không thế thì làm sao có thể biết được bí mật của những gì được gọi là thiêng liêng.
Khi bạn không phân chia, hay nói một cách khác, nếu bạn không còn chia chẻ sự kiện; đó chính là lúc bạn vượt lên sự chấp ngã hay nhị nguyên, vượt lên khỏi cái gọi là hạnh phúc hay phiền muộn, nghiệp tốt hay nghiệp xấu; nghĩa là bạn nhận thức mình đang sống trong sự sáng trong của chân tánh. Vậy mà bạn còn muốn giác ngộ? Không có gì không thể xảy ra. Ðó cũng chính là lúc bạn chợt thấy rằng không có con đường nào để đi; cũng có nghĩa là chúng ta cần phải đi sâu vào tư tưởng bằng con đường tư duy, bằng sự suy gẫm để khả năng trực nhận thức dậy và từ đó phát hiện ra rằng toàn bộ hệ thống cuộc đời mà chúng ta cho là quý trọng thực sự chỉ toàn những tiêu cực và thối rữa.
Chỉ khi nào chúng ta chấm dứt kiếm tìm, toàn thế sức sống sẽ hiển lộ trong bạn một cách rõ ràng. Hay có thể nói một cách khác, hãy từ bỏ sự tìm kiếm dung tục để có thể đạt đến trạng thái phi tìm kiếm.
Ðiều tối hậu là ngay bây giờ, ngay tại lúc này. Ðó chính là khoảnh khắc chúng ta đang sống, cái khoảnh khắc có thể gọi là thực tại. Vì đó là khoảnh khắc thời gian chúng ta sống an vui trong sự rộng mở sáng trong của tình yêu không đối tượng.
Hãy nắm lấy thời gian đích thực, tiếp cận trong sự nhẹ nhàng an vui, chính xác. Tiếp cận một cách thông minh, trong sáng. Không nên  lãng phí trong những vọng tưởng tương lai, hay nuốì tiếc những gì trong quá khứ. Bạn nên tư duy kỹ về vấn đề này. Bạn có thể hiểu tại sao bằng kỹ thuật đơn giản, bằng những phương pháp rất ư là giản dị lại có thể giúp chúng ta trở về thực tại. 
Có một điều nên nhớ đây không phải là mong cầu, ước ao, van xin hay cầu nguyện để có thể trở thành một cái gì. Đó chính là khám phá lại toàn thể những gì sẵn có, hay chỉ là lau chùi những nhơ bợn để có thể thấy lại tính phản chiếu của tấm gương bản thể, để có thể thấy lại tấm gương chân tánh bị chôn vùi dấu kín, ẩn tàng sau những lớp vỏ vi tế, sâu xa của thức tâm tiêu cực hay nghiệp lực hiện hành.
Nếu khai triển tâm linh là một thành tựu chắc hẳn rằng rất là khó khăn. Không những khó khăn mà trên thực tế có thể nói là không đạt được bởi vì nếu sự phát triển tâm linh không sẵn có nơi bạn, chắc chắn không có sự đạt được, vĩnh viễn bạn không thể đạt được. Nếu bạn không sẵn có cá tính thiên sủng, cho dù cố gắng vận dụng đủ mọi cách, bạn vẫn không thể tìm được nó. Nếu không sẵn có thiên tính, dứt khoát bạn không thể tạo cho mình cái thiên tính.
Thật là không tưởng nếu cho rằng mình có thể tạo ra được thiên tính. Vấn đề trên chúng ta cũng có thể đặt theo chiều hướng ngược lại. Bạn đã là cái bạn muốn đạt đến. Cái vô dục đã hiện diện có nơi bạn, ở đây, ngay bây giờ. Ngay tại phút này, bạn đã thuộc về Ðấng tối cao, cái tột đỉnh đã hiện hữu, đang có sẵn trong bạn vậy tại sao lại cần đến kỹ thuật để trợ giúp?
Nên nhớ. Ðây không phải đi đến thành tựu, mà chỉ là khám phá. Bạn chỉ tìm kiếm lại những gì bị che dấu trong vùng sâu thẳm nhất của vô minh của cái gọi là nghiệp lực hay cá tính.
Cái gọi là cá tính hay tính cách con người giống như bộ áo quần. Chân tánh chúng ta bị che đậy, dấu kín dưới lớp vỏ bọc những giả danh mà chúng ta ngộ nhận cho là con người thật với những thứ được gọi là danh vọng hay địa vị.
Hào quang của sự thành đạt trong xã hội đã phủ bọc kho tàng tâm linh. Chúng ta mờ mịt trong mê hồn trận, tánh sáng tỏ bị che ám bằng những giả định, những ước vọng, bằng những cố gắng ngoi lên một vị trí nào đó. Chỉ để phục vụ cho sự ngợi khen hoặc ganh tị.
Những kỹ thuật có thể làm cho chúng ta trần trụi. Chúng ta có thể vất hết, lột sạch, vất bỏ những thứ giả tạo chẳng qua vì lầm lẫn, nên đã khoác lên, đã phủ che con người thực sáng trong và thánh thiện.
Nhưng chỉ khi nào, chỉ khi nào chúng ta hoàn toàn hiện thực trong trạng thái ở đây và ngay bây giờ. Ta ngộ nhận thân Vật lý này là thực, là bất diệt, sự nhầm lẫn khiến cho ta sống trong cơn mê dài hằng bao thế kỷ.
Chỉ vì thiếu sự tỉnh thức, thiếu sự nhận biết chân thật, chúng ta đã sống trong những động thái sai lầm huyễn hoặc, đầy huyền thoại. Ðọa lạc trong thế giới của mộng ảo, hoang tưởng phù phiếm từ kiếp này sang kiếp khác, có phải chăng đây là sự ngộ nhận vĩ đại nhất của kiếp người?
Tính cách hay cá tính là một lớp áo. Cơ thể bạn, hình hài bạn đang được che đậy dưới những lớp áo. Tâm linh bạn cũng được che dấu dưới những lớp vỏ bọc được xem là tính cách hay cá tính.
Bạn có thể cởi những lớp áo để được trần truồng ngay khoảnh khắc này. Bạn có thể lột trần tâm linh ngay tức thì nhưng chúng ta lại không biết lớp vỏ nào bao bọc và cũng không biết làm thế nào để lột bỏ.
Chúng ta đã mang nó từ rất lâu, từ rất nhiều kiếp bạn đã đồng hoá mình với những lớp áo quần. Bạn chấp nhận nó là mình, chấp nhận nó chính là bản thể và nó đã trở thành vật cản hiện thực và hiệu lực nhất. 
Thử tưởng tượng bạn có một kho tàng, nhưng vì quên hay không nhận ra mình có kho tàng nên bạn đi khất thực trên đường phố. Nếu có ai đó nói rằng về nhà mà tìm, bạn không cần khất thực nữa; làm sao mà bạn có thể đi khất thực trong khi tại nhà bạn có một kho tàng vô giá, với kho tàng ấy bạn ngang hàng với một ông Hoàng từ khuya; chắc chắn bạn sẽ trả lời "nói bậy." Làm sao có thể như thế được, làm sao tôi lại không biết được mình có hay không có kho tàng. Giả sử như tôi khất thực từ đời này sang đời khác nhưng chắc chắn rằng nghèo vẫn hoàn nghèo. Ðiều ông nói thật là buồn cười.
Sự việc xem ra hỏng bét. Người khất thực không thể tin được điều này mà làm sao có thể tin được. Làm sao có thể tin vì nó như là chuyện cổ tích. Tại sao thế? Chẳng qua khất thực đã trở thành tập quán truyền từ đời này sang kiếp khác. Sự việc lại không đơn giản như kho tàng được dấu trong nhà, chỉ cần đào nó lên. Của cải sẽ xuất hiện và người hành khất trở thành giàu có. Môt kết thúc có hậu.
Về phương diện tâm linh cũng thế, vấn đề không phải là ngày một ngày hai. Bạn chưa thấy nó không phải là không có nó, không thấy nó không có nghĩa nó không hiện hữu. Kho tàng thật có nhưng bạn vẫn đi khất thực vì bạn không thể xác định được thực sự mình có kho tàng hay không.
Chỉ cần vài động tác, đào lên, tách bỏ những lớp vỏ, theo tôi nghĩ không nặng nhọc lắm đâu và bạn trở lại giàu có ngay lập tức. Chỉ cần đào một chút đất để bỏ đi mà sao hình như nghìn trùng xa cách. Khi tôi nói bỏ lớp đất đi, không phải là nói bóng gió. Khi nói tan rã để trở về với cát bụi không phải là bóng bẩy hay sáo ngữ.
Ðó chẳng qua tôi muốn nhấn mạnh thân xác chúng ta cấu tạo từ nguyên tố đất. Nói thẳng ra cơ thể bạn có từ đất, và bạn tự đồng hoá mình với thân vật lý hay vì ngộ nhận trong những phạm trù, những quy ước, những định danh những khái niệm rồi cho rằng thân xác này chính là tôi hay thân xác này của tôi.
Bạn có lần nào thử bóc một củ hành hay thấy người khác bóc củ hành? Từng lớp từng lớp rơi rụng ra và cuối cùng cái gì còn lại? Như thế giờ đây chúng ta chỉ cần dùng kỹ thuật tách bỏ đất cũng có nghĩa xác định đúng vị trí đào một lỗ và kho tàng lộ xuất.
Bằng một kỹ thuật nhỏ trong sự tỉnh giác của tâm thức. Tỉnh giác một cách hồn nhiên khe khẽ, tỉnh thức trong cái hồn nhiên, vô tư, vô tình, vô tội. Nhận biết trong cái giản đơn khi hơi thở vào ra. Bạn sẽ nhận biết sự hiện diện tuyệt vời của khoảng lặng hiện tiền; trong khoảnh khắc giữa hai sát na.
Khoảng lặng huyền diệu mà chỉ bằng cách tiếp xúc, và kết hợp với hành trình hít thở.
Chỉ bằng một kỹ thuật nhỏ mà có thể giúp chúng ta thoát khỏi gông cùm, để chợt hiểu nền tảng nào có thể nhận chân sự tỉnh thức. Kỹ thuật tuy đơn giản nhưng có thể giúp bạn như khi bạn đào sâu vào lòng đất mỗi lần một ít.
Ðừng gắng sức quá, nên có lối tiếp cận nhẹ nhàng trong từng động tác. Từng bước nhỏ, bước nhỏ nhẹ nhàng thoải mái, thế thôi. Không  gì phải vội vàng hay vất vã. Tôi không nói bạn kiên nhẫn, sự kiên nhẫn không được phép hiện diện trong kỹ thuật này.
Với kỹ thuật của hơi thở, sự kiên nhẩn là món xa xí phẩm, tôi chỉ nói từng bước nhỏ nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Ðể rồi một ngày nào đó trong bạn ngập tràn năng lượng của cuộc sống. 
Nhiều người tự hỏi bằng một kỹ thuật đơn giản, như ý thức hơi thở, ý thức không khí ra vào trong cơ thể, ý thức về khoảng lắng chia cắt giữa hai hơi thở; một kỹ thuật đơn giản như như thế liệu có đủ không? Liệu có đủ để đi đến tỉnh thức? Liệu có đủ trong những điều giống như một trò đùa lại có thể đưa trở về mái nhà xưa.
Việc đức Phật nhận định giây phút tiếp nối giữa hai hơi thở xem chừng vô lý. Có phải chăng đó là sự khác biệt giữa chúng ta và đức Phật, sự khác biệt giữa vô minh và tỉnh thức. Có nên chăng; nhận chân khoảng lặng cái khoảng mênh mông vô cùng tận, cái khoảng dường như không còn ranh giới giữa ta, bản thể và vũ trụ hài hoà trong không gian thuần khiết rực rỡ, trong vô vàn ánh sáng tuyệt đối thường trực từ vô thủy đến vô chung.
Có phải chăng khoảng lặng chính là khoảng cách thật lớn giữa đức Phật và chúng ta. Một khoảng cách gần như vô tận, cái khoảng cách nghìn trùng giữa ông hoàng và tên hành khất.
Nếu như không có khoảng cách có nghĩa là kho tàng đã được tìm thấy, người hành khất không còn khất thực trên đường phố, hẳn nhiên danh tự ông hoàng hay hành khất chẳng còn giá trị gì trong khoảng trống này.
Ðức Phật đã từng là hành khất như chúng ta lúc ngài còn là một hoàng tử. Cho đến lúc người hành khất qua đời, có nghĩa là hoàng tử trở thành một đạo sư, trở thành bậc Toàn Giác đúng vào lúc ngài tìm ra kho tàng được cất dấu, Vị Hoàng tử chứng ngộ thật Tánh qua 49 ngày chìm sâu vào tư duy. Ngài đã khám phá ra kho tàng Tâm linh ngay chính trong bản thể. Khoảng cách Gautam Siddhatha và Gautam Bhuddha thật là vô tận. Cũng như khoảng cách chúng ta và đấng Giác Ngộ.
Hãy trở lại minh triết bằng cách chuyển động từng bước nhỏ một cách có ý thức. Hãy tỉnh thức trong mọi hành động. Bởi vì kho tàng cất dấu trong chúng ta như đã từng cất dấu nơi đức Phật. Bạn hãy nhớ đây không phải là phương trình phản ứng xảy ra từ từ, cũng không phải gom góp hay tích lũy hoặc dành dụm vốn liếng.
Một tên nô lệ bản năng không thể trở thành người tỉnh thức bằng cách gom góp kinh nghiệm bởi vì bản năng khất thực đã ăn sâu vào tiềm thức. Hắn không thể trở thành ông Hoàng nhờ dành dụm, tích lũy của cải.
Không! Một hành khất mãi là một hành khất muôn đời. Có thể hắn là một hành khất giàu có nhưng  một hành khất giàu đáng thương hơn một người nghèo hèn. Nếu dành dụm để trở thành giàu có hắn lại có thêm sự đau khổ, bởi những căng thẳng, xáo trộn, khủng hoảng, bởi những tham vọng và khát khao. Ðã làm kẻ nô lệ giờ lại chất chồng thêm những trói buộc. 
Tài sản tâm linh chúng ta bị chôn lấp, nó giống như một kho châu báu bị lẫn khuất đâu đó trong tâm thức, nghĩa là không có gì để thành đạt trong tương lai. Không có một thế giới nào trong tương lai cho chúng ta hiện xuất. Nếu thế giới đó hiện thực, nó chỉ có thể tồn tại trong sự hoang tưởng. 
Chẳng qua vì chưa nhận thức rõ ràng, chưa phát hiện ra cái vốn quý sẵn có. Chỉ cần trong khoảnh khắc, cái khoảnh khắc quyết định gã hành khất bỏ lốt nô lệ bản năng để sống trong tự do toàn diện.
Xin nhớ cho, chính các bạn đã là những gì quý báu nhất của cuộc sống này. Xin xa rời những ảo ảnh mê mờ và nếu còn tin vào những giấc mộng, chắc hẳn bạn vẫn còn quằn quại trong đau khổ, các bạn vẫn tiếp tục van xin trên hè phố trong khi đang nắm giữ những gì quý giá nhất của cuộc đời. Đó là trạng thái tự do trong tỉnh thức toàn diện.
Với một kỹ thuật đơn giản, đơn giản nhất trong các kỹ thuật lại có thể giúp cho chúng ta? Nó ví như có một người từ khi sinh ra mắt bị bệnh nên không thể thấy, nay chỉ cần một phẫu thuật nhỏ là có thể thay đổi tất cả. Nghĩa là sau khi giải phẫu, chức năng được khôi phục và người ấy nhìn trở lại bằng chính đôi mắt của mình. Cái thấy đã sẵn có chẳng qua vì thiếu công cụ thu hình nên tưởng rằng mình không thấy.
Cũng như bạn ở trong ngôi nhà không cửa, sau đó khoét một lỗ trên tường và ánh sáng ùa vào. Nếu bạn cho rằng có ánh sáng là nhờ vào cái lỗ nhỏ hay nếu không có cái lổ thì không có ánh sáng thì quả là sai lầm. Thực ra, cho dù có hay không có căn nhà, ánh sáng vẫn hiện hữu.
Chúng ta đã là những gì chúng ta có thể là, tương lai ẩn náu trong hiện tại, những điều kiện đã sẵn có dưới dạng tiềm ẩn. Chỉ cần một phẫu thuật nhỏ hay chi cần bung một cửa sổ tất cả sẽ hiện diện. Nếu bạn hiểu được rằng sự giác ngộ đã hiện hữu thì chỉ một vài gắng sức nhỏ cũng đủ. 
Các bạn không cần phải ra sức nhiều; sự cố gắng càng nhỏ thì kết quả càng lớn.  Thường chúng ta cắm cúi để đạt đến Tỉnh thức, sự gắng sức tự nó đã căng thẳng, trong cái căng thẳng ấy làm sao có thể nhận ra sự thật?
Bản ngã là lớp quần áo, cơ thể được che dấu dưới những lớp áo quần trang sức. Cho nên những hoạt động mù quáng được mệnh danh, sự gắng sức, căng thẳng, kể cả cái gọi là hy vọng đều là những trở ngại.
Tâm thức lúc nào cũng lý sự nhằm lẫn tránh thực nghiệm, nó phải nói để khỏi hành động. Nhưng với vài động thái thực nhỏ, một cố gắng như không cố gắng, như thành ngữ “tác vô tác”, bạn dễ dàng trở lại sự nghỉ ngơi của tâm thức.
Càng quần quật, kết quả lại càng ít vì bạn sử dụng cây kiếm thay vì chỉ cần một cây kim. Trong việc này, chắc chắn cây kiếm không giúp gì được cho bạn, nó chỉ chiếm chỗ và làm bạn trở thành vụng về; nếu không muốn nói bạn trở thành khôi hài trong những trang bị như thế. Thực ra nếu chỉ cần một cây kim, quả nhiên cây kiếm là không phù hợp lắm. Thử nhìn người đồ tể trang bị với những khí cụ tầm cỡ. Còn nhà phẫu thuật, ông ta không cần những dụng cụ lớn lao.
Nếu bạn đi đến một bệnh viện hay phòng khám tư nhân nào mà nơi đó được trang bị những công cụ như thế, xin cáo từ là thượng sách. Nhà phẫu thuật không phải là người mổ heo, ông ta phải cần những khí cụ tinh tế. Trong phẫu thuật đòi hỏi sự khéo léo và không thể tùy tiện.
Phẫu thuật não lại cần những phương tiện tinh xảo hơn nữa. Họ không thể hành xử với những thiết bị thô thiển. Trên phương diện tâm linh, sự đòi hỏi lại càng cao, kỹ thuật giải phẩu tâm linh cần dùng đến những kỹ xảo tinh vi, hoàn toàn không thể khinh xuất được.
Bạn có thể tự hỏi làm sao có thể tiến hoá với một cố gắng mong manh. Bằng một kỹ thuật nhỏ bé giãn dị lại có thể đưa con người đến sự tỉnh thức? Quan niệm này có vẻ như không vững và phản khoa học.
Khi nêu lên một vấn đề, chắc hẳn bạn chưa hề thực hành hay chưa từng ứng dụng kỹ thuật. Bạn có biết gì về nguyên tử? Hiện nay khoa học xác nhận phân tử càng nhỏ sức nổ nó càng mãnh liệt. Ðiều này trước năm 1945 đâu ai chấp nhận, thậm chí còn cho đó là điều điên rồ. Nhà thơ là những kẻ mộng mơ và nhiều tưởng tượng nhất cũng không ngờ được rằng người ta có thể tiêu hủy 2 thành phố lớn, Hirosima và Nagasaki với hơn 200.000 người xoá tên khỏi cuộc đời chỉ trong vài giây. Và với sức nổ bao nhiêu? Chỉ một nguyên tử, nột phân tử nhỏ nhất. Không thể nào bằng mắt thường hay dùng một dụng cụ hỗ trợ nào để có thể thấy được nguyên tử, ta chỉ có thể xác nhận những hệ quả của nó gây ra để tin rằng nó hiện hữu.
Từ nhận định này, chúng ta đừng vội tin không ai có thể làm chủ được Hy mã lạp sơn hùng vĩ, nó đã đành phải bất lực trước những vụ nổ hạt nhân cho dù từ con người hay không phải do con người.
Nói như thế để thấy vĩ đại chưa hẳn là sức mạnh, mà có thể ngược lại, đơn vị càng nhỏ càng xuyên thấu và tràn đầy năng lực. Trong cuộc đời không phải nhờ làm những việc lớn mà chúng ta lớn, hay chỉ vì làm những việc nhỏ mà chúng ta nhỏ.
Mật điển liên quan đến những bí mật nguyên tử bên trong con người, tâm trí, sự sáng tỏ. Tantra là sự đạt thành tính chất khai phá những bí mật ẩn tàng trong Tâm thức, những bí mật về sự tập trung và khai thác năng lượng nguyên tử của Tâm thức. 
Những bí mật về cách sử dụng sức mạnh nhằm bức phá khỏi sự chi phối của lực tác động nhị nguyên để được bùng nổ, để trở lại trạng thái bềnh bồng, mênh mông, bao la vô cùng tận của vũ trụ tuyến phi nhị nguyên. 
Nó có vẻ tầm thường, đơn thuần và giản dị? Không hẳn thế, đừng nên nhận định qua lớp vỏ chủ quan hay khách quan mà chúng ta nên nỗ lực hơn qua Thiền định.
Nên chìm sâu vào khoảng lặng trong sự nghỉ ngơi toàn diện của Tâm thức, chắc chắn  chúng ta sẽ nhận thức được tại sao không nên khẳng định một cách dễ dãi như thế. Những kỹ thuật tuy nhỏ nhưng đích thực là những vụ nổ hạt nhân.
Người ta thường nghĩ rằng tầm quan trọng của con người phải dính liền vào độ lớn nhỏ của phương tiện hay khí cụ họ sử dụng. Einstein và Planck chỉ làm việc trong phòng thí nghiệm với đơn vị chất liệu là những phân lượng tử.
Ðứng trước công trình của Einstein các chính trị gia phải chấp nhận sự bất lực của mình. Họ làm việc trên tầm mức rộng lớn nhưng họ hoàn toàn không biết những bí mật của đơn vị nhỏ.
Những nhà luân lý luôn đặt trên nền tảng cao thượng. Nhưng sự cao thượng được xây dựng trên khuôn khổ trần tục. Họ dâng hiến cuộc đời cho luân lý. Đổi lại họ sẽ dành được quyền kiểm soát, để dành quyền phê phán hành động của thế nhân.
Mật tông thì chú trọng tới những bí mật nguyên tử của con người, của tâm thức và lương tâm. Mật tông khám phá những bí mật và nếu bạn hiểu được kết quả của nó có thể làm bùng nổ cả vũ trụ.
Nhưng bạn đừng nên bỏ quên điều quan trọng. Khi đã nói làm thế nào với một bài tập đơn giản mà chúng ta bùng vỡ tâm thức. Bạn không làm bài tập mà bạn chỉ suy nghĩ về chủ đề. Nhưng nếu thực hành chắc chắn bạn sẽ không nói sao mà giản dị thế. Bài tập có vẻ đơn giản, chỉ được diễn tả ngắn gọn trong vài ba câu nhưng thử hỏi bạn biết gì về công thức chế tạo bom nguyên tử? Có phải chăng nó chỉ gọn trong vài ba chữ nhưng hai, ba chữ đó lại nói rằng nếu biết sử dụng có thể tiêu hủy cả trái đất chỉ bằng hai, ba chữ gói gọn trong công thức thật ngắn.
Những bài tập là những công thức, khi thực hành kỹ thuật bạn sẽ nhận ra là quả thật không đơn giản tí nào vì đó là những điều sâu thẳm. Nhưng không sao, chắc chắn rằng bạn sẽ hiểu sau khi chúng ta cùng nhau phân tích và nhận định những quá trình sẽ ứng dụng.
Những kỹ thuật xem như tầm thường nhưng là những gì sâu sắc. Khi hít vào, bạn không cảm nhận được không khí đang vào, Bạn chưa thật sự cảm thấy hơi thở của mình, đến đây đừng vội cho rằng quá vô lý. Thực ra tuy không chú ý đến hơi thở nhưng chúng ta cảm nhận được hơi thở.
Không, bạn không cảm nhận hơi thở; bạn chỉ cảm nhận quá trình đi qua của hơi thở! Chúng ta chỉ có cảm giác mình đang thở. Thực ra, chúng ta chưa cảm nhận được hơi thở. Có thể bạn nhận ra con đường tiếp xúc, nhưng bạn chưa bao giờ phát hiện ra hơi thở!
Hãy nhìn biển đầy sóng, không khí và gió tạo nên sóng, Bạn không thấy gió, nhưng bạn biết sự hiện diện của nó bằng những cơn sóng trên mặt nước. Những cơn sóng là sự sáng tạo của gió và không khí lên mặt nước. 
Chúng ta không thấy gió, nhưng biết chắc rằng có nó với những gì xảy ra trên mặt nước. Khi bạn hít vào không khí tiếp xúc cánh mũi, tuy không cảm được không khí.
Chúng ta cảm nhận được hơi thở từ cánh mũi xâm nhập vào và nhận thức được lộ trình đi vào của nó. Thoạt tiên chúng ta ý thức được sự vào ra của hơi thở và từ từ đi đến sự tỉnh thức ngay chính trong nó.
Shiva tuyên bố: Hãy ý thức. Chỉ để muốn nói, trước tiên phải ý thức hành trình của hơi thở. Nhưng đó chỉ là sự khởi đầu, bạn cần thiết ngay từ ngay lúc này từng bước một, ý thức về khoảng lặng. Ðó cũng chính là lúc ta trực nhận được khoảng cách, cái khoảng giữa tuyệt vời. Thực ra không dễ dàng gì nhận định được bằng lý thuyết hay chỉ nghe nói.
Bạn phải có một sự quan sát nghiêm túc vì cái biết hoàn hảo chỉ xảy ra qua quan sát và Thiền định. Quả thật không dễ dàng như ta tưởng.
Ý thức dưới cái nhìn của Mật Tông đó là những lớp vỏ vây bọc, che phủ cái gọi là thực tánh. Như tôi ôm bạn vào lòng, trước tiên bạn ý thức được những xúc chạm giữa hai thân thể.
Sự tiếp xúc giữa vật chất với vật chất nó chỉ là những xúc chạm thuộc về Vật lý, những cảm nhận của thần kinh ngoại biên được báo động về vỏ não có sự va chạm. Từ đó với những dữ liệu sẵn có về lãnh vực biết trước hay bất ngờ tùy thuộc vào ký ức mà cảm xúc phát sinh.
Như vậy, những cảm xúc do va chạm giữa thân Vật lý, bạn không bao giờ nhận ngay tình thương. Vì tình thương thì không thể cảm nhận qua giác quan. Thông thường chúng ta không để ý đến tình thương, chúng ta chỉ nhớ nghĩ đến cảm giác, chỉ để ý đến những gì có liên quan đến hoạt động của giác quan. Có biết đâu những xúc cảm ấy lại bị bản năng chi phối.
Chúng ta có thể biết những hoạt động của tình thương, vô ái. Nhưng không bao giờ chúng ta biết thế nào là yêu thương. Tôi ôm bạn, bạn ý thức ngay đến sự xúc chạm, Nhưng sự xúc chạm không phải là tình thương.
Sự yêu thương là một điều tế nhị. Nếu bạn không nhận thức được tình thương của tôi mà chỉ nhận thức sự tiếp xúc Vật lý thì quả nhiên cái ôm không còn sinh động. Nó trở thành vô nghĩa và chúng ta là những cỗ máy hoạt động theo chương trình cảm xúc được cài đặt. Nhưng nếu bạn có thể cảm nhận tức thì sự rung động yêu thương, có nghĩa là bạn đã chạm vào tầng sâu thẳm của ý thức.
Khi không khí xâm nhập vào cơ thể, bạn nhận thấy nó đi vào, bạn nhận thấy sự đi vào, Có nghĩa là bạn cảm nhận một sự di chuyển chứ không phải cảm nhận một chất liệu đang vận hành trong khuynh hướng đi vào.
Nói gì đi nữa, chúng ta cũng đã không ý thức được sự tiếp xúc này. Chỉ khi có gì không ổn xảy ra ta mới bắt đầu chú ý về nó. Khi bị khó thở chẳng hạn, chúng ta mới có ý thức hình như không khí không còn tiếp tục đi vào buồng phổi!
Có nên chăng giờ đây chúng ta đặt lại vấn đề một cách nghiêm túc hơn? Bước đầu chỉ cần ý thức những nơi không khí ngang qua. Từ đó chúng ta sẽ phát triển cái mẫn cảm, cái gọi là nhận biết.
Không khí là vật thể hiện hữu chứ không phải vô hình thể và phải tốn rất nhiều năm tháng, bạn mới có thể quen được đường đi của không khí và hoạt động của nó. Như thế bạn mới có thể hiểu được thế nào là dòng sinh khí Prana của Mật Tông, cái mà Mật ngữ gọi là sức sống hay năng lượng ngay từ giây phút này, giây phút bạn cảm nhận sự dừng lại của hơi thở.
Không khí ở trạng thái tĩnh lúc nó chạm vào trung tâm, chạm vào điểm hoà hợp trung gian (khoảng lặng) khi hơi thở hít vào đang chuyển thành hơi thở ra. Công phu thật đấy, đến đây bài tập không còn đơn giản, Bạn nhận ra thế không?
Khi thực hành kỹ thuật, tức là bạn đang xâm nhập vào trung tâm, đến lúc này bạn biết thế nào là khó khăn. Khi xưa đã bao người phải vất vả mới tìm ra cái trung tâm vượt khỏi lệ thuộc của quán tính. Có người phải mất bao năm trời quanh quẩn không lối thoát, mới tìm thấy được sự việc xảy ra trong thoáng chốc.
Công thức tuy đơn giản trên lý thuyết, sự việc có thể thành tựu ngay tức khắc. Trên lý thuyết thì không trở ngại mà thực sự không có gì trở ngại. Thế sao nó lại không thể xảy ra? Sự việc không thể xảy ra trên lý thuyết vì bạn chính là vật cản, và nếu bạn không còn là vật cản thì sự việc đương nhiên phải xong.
Cũng như kho tàng nằm đó, bạn có bản đồ và dụng cụ, bạn có thể đào lên nhưng lại không đào vì cho rằng quá đơn giản. Thật là buồn cười, làm sao có thể thành Phật qua một việc như là một trò đùa. Không thể nào thực hiện được.
Câu nói của bạn là một cách khước từ, từ sâu thẫm của tri thức, bạn khước từ để không phải làm gì cả. Bạn cho rằng thật khó mà tin được.
Ðúng vậy, làm sao có thể tin một sự việc mà ai cũng có thể làm được và nếu đơn giản như thế thì tại sao sự đau khổ vẫn tồn tại trên cuộc sống này?
Tri thức là một rừng xảo trí (tà kiến). Nó hình dung sự việc phải thật là ly kỳ, xảo diệu mang tính chất thần thông biến hóa, phải là một sự kiện lịch sử, như Ðức Phật là một sự kiện phi thường, muốn trở thành như ngài phải như thế... như thế... nhưng không thể nào đơn giản như vậy được.
Nhưng bạn quên rằng con đường của bậc Toàn Giác để lại là dành cho những ai? Nếu chỉ dành cho một vài cá nhân đặc biệt, thì làm sao gọi pháp bình đẳng và từ bi. Con đường là dành cho tất cả mọi người không chỉ riêng một ai.
Tâm thức chúng ta đầy xảo trí. Nếu tôi nói với bạn sự việc là khó, nó lập tức tư lường. Chính vì quá khó nên không thể có sự thành tựu. Nếu nói rằng dễ, tâm thức liền tráo trở "Dễ đến nổi thằng ngu cũng có thể nhúng tay vào.”
Cứ như thế, nó không ngừng lý luận chỉ để không phải hành động. Tâm thức chúng ta chính là vật cản, nếu bạn cho rằng quá dễ tức bạn đang vấn nạn cái đơn giản của sự việc, và nếu cho rằng khó có nghĩa là bạn đang nạn vấn cái rắc rối.
Hãy nói cho tôi nghe những gì bạn cần làm. Nếu bạn muốn sự việc khó khăn, tôi công nhận nó khó. Nếu bạn cho là dễ, tôi sẽ xác định không có gì là rắc rối. Nói như thế, bạn sẽ cho là ba phải! Có thể là vậy.
Thực ra vấn đề đúng cả hai phương diện. Nó là cả hai, tùy theo cách suy diễn, nhưng bạn phải thật thiết tha trong thực hành kỹ thuật bởi vì nếu bạn không sẵn sàng cho hành động, thằng tâm thức sẽ có cơ hội tìm đủ mọi cách để minh giải.
Trên lý thuyết vấn đề khả thi là ở đây và ngay bây giờ, hoàn toàn không có một hàng rào nào vây bọc. Nó sẵn có nơi bạn, có thể bạn không thấy nó nhưng lúc nào nó cũng hiện diện ẩn tàng trong tâm thức. Hay đơn giản là những vọng tưởng tuy chỉ là vọng tưởng nhưng nó lại thực sự hiện hữu trong bạn.
Như trong đêm tối, bạn lầm tưởng sợi thừng là con rắn, cho dù bạn tự khẳng định không phải, đừng sợ hãi bước qua, nó chỉ là sợi thừng. Sự thực được minh chứng bằng nhận thức, sợi dây chứ không phải là con rắn. Nhưng cái sợ vẫn còn đó. Với Tâm thức hình ảnh và ký ức về con rắn vẫn tồn tại.
Những điều tôi khuyên bạn chỉ là những cố gắng vô ích. Bạn vẫn run sợ, vẫn muốn tháo chạy cho dù tôi nói rằng đó chỉ là sợi dây. Tâm thức bạn lý luận "Người này muốn hại mình đây, hắn muốn mình đến gần con rắn, hắn muốn mình bị rắn cắn chết. Tại sao hắn lại có ác tâm với mình.”
Có nghĩa rằng nếu tôi cố gắng thuyết phục, tức thì bạn nghi ngờ tôi có ác ý. Nhưng nếu tôi nói rằng trên lý thuyết có thể nó giống con rắn, có thể nó là con rắn hoặc sợi dây làm mình tưởng là con rắn, bạn lại cho rằng tôi lẩm cẩm, ăn nói không đâu hoặc tri thức bạn đặt ra những vấn đề mới và đòi hỏi những giải thích hóc búa. Thực ra không có gì rắc rối hay bế tắc. Không có vấn đề để giải quyết, không có và không bao giờ.
Tự trong vấn đề đã sẵn cách tự giải quyết. Nó sẵn có đâu đó trong tư tưởng. Chỉ vì chúng ta nhìn sự thực qua trung gian tri thức, nên sự việc trở thành phức tạp.
Chúng ta cho tất cả mọi sự việc cần phải giải quyết một cách rất ư là có tri thức. Cái rất ư đó đã trở thành mớ bòng bong làm bạn phải giải quyết để rồi nó tạo ra mớ bòng bong khác; thế nên chúng ta quên mất cái gì cần giải quyết.
Tâm thức bạn hoạt động như trong một nhà tù. Nó quanh quẩn trong đó, chia chẻ, tạo ra vấn đề để giải quyết, tiếp tục giải quyết những hệ lụy phát sinh từ những phương cách giải quyết.
Hơn thế nữa, nó tạo ra phương án, những kế hoạch gọi là tinh tế để tự thoả mãn. Mình đã giải quyết sự việc một cách thông minh. Sự thực không có gì bế tắc, không có gì để giải quyết, thế thì cái gọi là thông minh ấy là gì?
Nhưng không thể sống mà không có vấn đề, chính những tư tưởng, những ý nghĩ hình thành từ nổi sợ hãi căn để làm nhân tố cho vấn đề xuất hiện. Từ cái phải có ấy, tâm thức có lý do để hình thành những phương án, lên những kế hoạch cho cái đơn giản trở thành phức tạp. Sự thực không có vấn đề để giải quyết, thực tế không có vấn đề. Chính cái nhìn của bạn mới là vấn đề. Cái nhìn của bạn chính là vấn đề.
Cũng như khi tôi nói với bạn về cách thở, tri thức bạn sẽ tuyên bố thật quá đơn giản. Tại sao một việc to lớn như thế, một vấn đề sinh tử, cách giải quyết lại quá ư là đơn giản, như nói giỡn chơi, đây là một trò lừa bịp. "Tại sao? Tại sao? Và vì sao? Cái tại sao và vì sao ấy là vấn đề của tri thức.
Lần đầu tiên, con người sáng chế máy hơi nước không ai có thể ngờ nó quá đơn giản, đơn giản đến độ khó tin. Giống như hơi nước bốc ra từ cái ấm sôi. Cùng là hơi nước nhưng làm sao nó có thể vận hành được một cổ máy đưa hằng trăm người trên đó, di chuyển, du lịch, hay có thể kéo lê cả một khối nặng. Cái thứ hơi nước mà chúng ta đã biết quá rõ ấy.
Quả thật là khó tin. Và như thế, chuyện gì đã xảy ra tại Anh quốc lúc đó? Vào lúc người ta cho vận hành chiếc xe lửa đầu tiên, không một ai dám leo lên, tuyệt không một ai. Phải thuyết phục, đút lót, phải cho tiền để cho họ lên xe. Nhưng vào phút cuối, họ đào thoát tất cả vì tất cả đều cho rằng hơi nước không thể nào tạo được kỳ công và nếu nó vận hành được thì đó là sản phẩm của quỷ sứ. Chỉ quỷ mới có thể làm nổ máy chứ không phải do hơi nước và ai có thể cam đoan rằng cổ máy sẽ dừng lại? Chỉ là một xác xuất, chưa ai từng có một kinh nghiệm nào về vấn đề này. Không một ai có thể xác nhận một cách khoa học là nó sẽ dừng lại, trên lý thuyết là nó phải dừng lại nhưng bất kể lý thuyết, họ chỉ cần xác định xe lửa có ngừng lại hay không và nếu nó không ngừng thì chúng ta sẽ ra sao?
Cốt yếu của vấn đề là chỗ đó! Như thế là 12 người bị kết án tử hình kể cả bác tài, kẻ điên kia (nhà bác học đã phát minh ra cổ máy hơi nước). Sự kiện đơn giản như hơi nước như người ta thường nói lúc ấy, đó là một bí mật; nhưng đã được bật mí vì chúng ta ai cũng biết sự vận hành của nó như nó phải vận hành thế thôi. Nếu nó không vận hành mới là một chuyện lạ.
Tất cả đều đơn giản, sự thực cũng vậy. Nếu không biết thì nó trở nên phức tạp. Còn đã biết thì tất cả hóa thành đơn giản như chúng ta đang giỡn. Nhưng cái hiểu biết thật sự quá phức tạp, phức tạp không phải vì thực tế phức tạp mà là vì tâm thức chúng ta không đơn giản. Cũng như kỹ thuật thì đơn giản còn chúng ta thì không, vì tâm thức tạo ra quá nhiều vấn đề.
Hãy cùng nhau thử xem câu hỏi thường được đặt ra. Thực hành kỹ thuật khi chú ý vào hơi thở, tôi sẽ không thể làm việc khác. Tôi tập trung năng lực vào công việc thì không thể chú ý đến hơi thở.
Chuyện có thể xảy ra trong mô hình như sau. Lúc đầu bạn chọn một khoảng thời gian nào đó thuận cho chính bạn. Có thể là sáng hay tối hoặc trưa hay chiều gì đó rồi làm bài tập suốt một tiếng. Không làm gì cả trong suốt khoảng thời gian đó chỉ tập trung vào bài tập một cách quyết liệt, đến khi tất cả chỉ là một thì sẽ không còn vấn đề nữa. Bạn có thể vừa đi dạo vừa ý thức hơi thở.
Có khác biệt chăng giữa ý thức và sự chú ý? Khi chú ý vào vấn đề gì đó thì sự chú ý trở thành ngoại hạng, nó trở thành chủ yếu. Tất cả không những sự việc khác trở thành thứ yếu, bạn gạt tất cả sang một bên để dành khoảng trống cho sự chú ý.
Thực tế nó là một sự căng thẳng, khi bạn chú ý đến một việc hay một vật nào đó thì bạn lại bỏ rơi mọi thứ. Nếu chú ý đến hơi thở hẳn nhiên bạn không thể chú ý đến đi đứng hay, lái xe. Ðều tôi có thể khuyên bạn trong giai đoạn này đừng nên làm bài tập trong lúc lái xe hay băng ngang đường. Nếu bạn ứng dụng bài tập trong những việc đại loại thế, tôi không thể bảo đảm bạn sẽ an toàn. Vì trong giai đoạn này bạn không thể cùng lúc làm hai việc.
Chú ý cũng đồng nghĩa với chăm chú vào một điểm bất cần chung quanh. Ý thức thì khác, nó không tự cô lập mà như là sự quan tâm. Một cái gì gần như trọn vẹn. Cái trọn vẹn từ nội tại ý thức, chứ không phải chỉ nói đơn giản là có ý thức.
Hơi thở của bạn thuộc về lãnh vực này, khi có ai đến gần bạn nhận được ngay sự hiện diện của họ, phố xá ồn ào, một chiếc xe lửa chạy ngang qua, máy bay hay tất cả những sự kiện chung quanh. Tất cả đều bao trùm, vì ý thức bạn bao trùm tất cả. Nhưng khi chú ý thì bạn tự cô lập với chung quanh, vì thế để khởi đầu sự chú ý có thể là cần thiết.
Có cần thực hành bài tập vào một giờ cố định hay không? Nếu bạn chú ý vào hơi thở trong một giờ, sự chú ý của bạn sẽ chuyển dần sang trạng thái ý thức. Vậy hãy tìm những gì tầm thường như đi bộ chẳng hạn, đi một cách thận trọng, ý thức hoàn toàn rằng bạn đi cũng như đang thở đừng tạo bất cứ một khác biệt nào giữa hai hành động.
Hãy quan sát chúng, không khó lắm đâu. Thí dụ có thể chú ý vào một gương mặt cụ thể, vào hình ảnh tranh tượng cũng được. Khi ấy bạn phát hiện ra rằng nếu chú ý vào gương mặt này thì những gương mặt khác không hiện hữu. Khi tập trung vào mũi của gương mặt ấy, tất cả những chi tiết khác không còn hiện diện. Như thế có thể chúng ta thu gọn được trường chú ý vào một điểm.
Từ đây, nếu tôi chú ý khuôn mặt trên tổng thể, những gì còn lại sẽ hiện hữu tất cả sẽ hiện diện một cách rõ ràng hơn, và khi tôi phóng đại trường chú ý rộng ra hơn một chút toàn thể thân thể sẽ hiển hiện từng chi tiết nhỏ, những nếp nhăn trên gương mặt, áo quần... đều hiện xuất.
Cũng trong kỹ thuật này, không nhìn trên phương diện cá nhân mà nhìn trong một tập hợp, một quần thể. Tất nhiên cả tập hợp chỉ còn một điểm tập trung trong trường chú ý của tôi. Nếu quan niệm những tiếng động ngoài đường phố khác với bạn và tôi quyết định loại bỏ đường phố. Tuy nhiên, vẫn có thể xem bạn và đường phố là một tổng thể. Có nghĩa đồng thời tôi có thể cùng lúc ý thức được bạn và đường phố.
Có phải chăng từ cái nhìn này tôi có thể ý thức ngay toàn thể Vũ trụ? Như thế cũng có nghĩa là tất cả đều có thể nếu nó được nằm trong trường chú ý của tôi. Nhưng chúng ta phải cho trường chú ý này lan rộng dần ra từ một điểm nhỏ.
Các bạn cần nhớ một điều. Khởi đầu bằng chú ý nhưng không quên mục đích phải chuyển sự chú ý sang lãnh vực ý thức. Đây là những gì cần thiết. Hãy chọn một khoảng thời gian nào đó thích hợp trong ngày, thuộc về buổi sáng càng tốt.
Lúc ấy, tâm thức bạn hoàn toàn tỉnh táo, bạn sẵn sàng đáp ứng mọi việc. Năng lượng trong bạn đang khởi động vào buổi sáng sớm, vào khoảng thời gian mà tất cả muôn vật đều đang bừng tỉnh.
Lúc nào bạn cũng sống động hơn vào buổi sáng, bạn đang sẵn sàng để làm tất cả mọi sự trong cái sinh lực tuôn trào của buổi sớm mai. Bạn có nhận ra rằng thân thể của bạn cao hơn vào buổi sáng?
Ðiều này chẳng gì lạ, nếu bạn hiểu ra rằng trong ngày chúng ta bị mất đi khoảng 01cm chiều cao. Cột sống bị ép lại vì phải chịu bao nhiêu là áp lực lên thân thể khi ta hoạt động hay đi đứng. Cột sống bạn phải gánh chịu sức nặng thân thể bạn cộng với lực hút quả trái đất, ấy là chưa kể những thứ chất chứa trong sự nghĩ suy. Buổi sáng bạn tỉnh táo lúc nào cũng sẵn sàng, trẻ trung, ngập tràn năng lượng. Vậy bạn đừng Thiền Ðịnh vào cuối ngày, có nghĩa việc đầu tiên phải làm trong ngày, khi trong trạng thái không mệt mỏi, bạn nên ngồi trọn một giờ đắm mình vào hơi thở; trong sự tập trung trong ý thức toàn diện. Chỉ còn một điều duy nhất bạn đi vào toàn diện trong hơi thở không một chút cố gắng. Như thế bạn đã sống trong trạng thái thư giản, niềm hạnh phúc hẳn nhiên hiện diện. Không cần một chút cố gắng nào, bạn vẫn đạt đến mục tiêu.
Bạn có thể cùng lúc làm hai việc khác nhau, trong lúc đi bộ chẳng hạn. Khi giữ cùng lúc hai việc trong tâm trí đã thành thuộc, bạn có thể thêm vào danh sách những việc khác một cách từ từ. Không có gì phải vội vã gấp gáp, bạn thong thả mà làm, đừng quan trọng hoá việc thực hành vì việc thực sự quan trọng hay chính bạn lại quan trọng hóa sự việc.
Trong thời gian ngắn tôi tin chắc rằng, bạn có thể liên tục ý thức hơi thở mình, kể cả trong giấc ngủ. Nếu không thế, không bao giờ bạn hiểu được những bí ẩn hay chiều sâu của giấc ngủ.
Xin đừng vội, hãy từ từ, cứ thong thả dạo bước dưới đêm trăng tròn nguyên thủy. Bằng không, không thể nào bạn thấu hiểu chiều sâu của giấc ngủ, từ từ bạn sẽ hiểu, tôi tin chắc như vậy. Phải kiên nhẫn và bắt đầu từ cái khởi đầu.
Quả thật cái khởi đầu rất ư là quan trọng; vì tâm thức bạn luôn luôn xảo trí, lúc nào nó cũng cố đánh lạc hướng bạn. Phải bắt đầu đúng thời điểm vì cái đúng thời điểm ấy, giúp cho công việc bạn thành tựu nửa phần.
Nhưng chúng ta lại không bao giờ bắt đầu một cách chín chắn bởi vì sự chú ý lại không đơn giản. Có thể bạn sẽ hoàn toàn ngủ gục, thậm chí nếu cố chú ý vào hơi thở đồng thời làm việc khác, chắc chắn bạn sẽ không thành công cũng không phải bạn bỏ công việc để rồi chú ý đến hơi thở.
Ðiều quan trọng là đừng tạo ra những lý do. Trong ngày bạn có thể tìm được một khoảng thời gian. Chỉ cần 40 phút, nhưng thằng tri thức thường hay trì hoãn. Nó bảo mày không có thì giờ. Mày có nhiều việc phải làm hay bây giờ thì không được. Hẹn kỳ sau vậy. Ðừng vội tin những gì tâm thức nói đừng nên quá tin tưởng nó.
Chúng ta không bao giờ nghi ngờ nó, ta nghi ngờ tất cả mọi người nhưng lại hằng tin vào những gì của tâm thức. Ngay cả những ai nói nhiều về bi lụy, nghi tình, lý trí, những kẻ này luôn tin tưởng tâm thức họ.
Chính tâm thức dẫn bạn đến nơi bạn muốn. Nếu đời bạn là địa ngục, cũng do nó. Mặc dầu vậy, bạn vẫn ngang nhiên tin tưởng tên dẫn đường này. Bạn nghi ngờ tất cả các vị thầy nhưng không bao giờ nghi ngờ thằng tâm thức, với niềm tin tuyệt đối bạn theo nó như theo Đức Thầy... Nhưng chính nó sẽ dẫn bạn tới sự suy vong, khốn khổ. Nếu bạn muốn dứt tâm nghi ngờ, việc khởi đầu hãy nên nghi ngờ tâm thức. Mỗi lần xúi bạn việc gì nên suy nghĩ hai hoặc ba lần. Tuy vậy cũng đừng vội vàng xác định.
Có thật bạn không có thì giờ? Thật chăng? Bạn thật không có thì giờ để thiền định, bạn không thể dành riêng một tiếng cho công phu? Hãy suy nghĩ kỹ.
Bạn tự hỏi: Ðúng vậy chăng ? Tôi thật không có thì giờ.
Quả thật tôi không tin như thế. Tôi chưa từng thấy ai không có thì giờ để tự thay đổi.
Tôi thấy nhiều người vừa chơi đánh bài vừa nói chỉ để giết thì giờ. Họ đi xem hát và nói Tôi chẳng còn biết làm gì khác hay hơn. Họ đã giết thì giờ bằng cách nói chuyện, đọc đi đọc lại tờ báo, nói chuyện phiếm suốt đời và họ tuyên bố tôi không có thì giờ; nhưng họ vẫn có thì giờ làm những việc vô ích. Vậy thì thế nào? Chẳng qua vì những cái vô ích không đe dọa đến tâm thức.
Khi bạn nhắc tới công phu, nó run lên, vì bạn đã xâm nhập vùng cấm địa. Vì công phu chính là bước dẫn đến cái chết của thằng tâm thức. Nếu bạn tham thiền sớm muộn gì nó cũng tan biến hoàn toàn.
Chính vì vậy nó mới khẩn trương mi không có thì giờ. Nếu mi có thì giờ, thì còn rất nhiều chuyện quan trọng phải làm. Dời việc này lại đi. Mi có thể tham thiền bất cứ lúc nào. Tiền bạc quan trọng hơn.
Kiếm tiền trước rồi hãy ngây ngất công phu. Thiền mà không tiền thì sao được? Có thực mới vực được đạo. Nào, hãy lo kiếm ăn đã; hãy làm giàu rồi công phu, chẳng có gì muộn cả.
Bạn nghĩ rất dễ dàng khi dời việc tham thiền lại vì nó không liên quan đến việc mưu sinh. Phải kiếm ăn trước, tiền bạc dầu sau cũng là nhu cầu căn bản. Công phu thì hoãn lại sau vì chúng ta có thể làm bất cứ lúc nào, không ảnh hưởng đến sự tồn vong hay hoà bình của thế giới. Có hay không có chúng ta vẫn sống. Nếu cứ mãi đắm chìm vào công phu bạn không thể sinh tồn. Bạn sẽ biến mất trước bánh xe cuộc đời. Bạn bị tụt hậu trong khi thiên hạ giàu sang thụ hưởng. Thiền định thì giống như cái chết.
Có lẽ vì thế mà thằng tri thức sợ, nó bảo: Hoãn lại đi và bạn ngoan ngoãn hoãn lại. Cứ thế lần hồi hứa hẹn để rồi không bao giờ thực hiện. Tâm thức thì không ngừng lặp đi lặp lại những câu như vậy và nó cũng làm cho bạn nghĩ rằng những lời này là ông ấy nói những người khác. Không! tôi nói với chính bạn đấy.
Tôi từng gặp những người thông minh đã nói những lời ngu xuẩn về thiền định. Một trong những người đó đến từ Delhi. Ông là một công chức cao cấp của chính phủ. Ông đến để học thiền và ở lại 7 ngày.
Tôi khuyên ông đến lớp thiền buổi sáng ở Chowpatty Beach, Bombay. Nhưng ông trả lời tôi: Thật khó quá tôi không thể dậy sớm. Ông không nghĩ đến những gì thằng tri thức đã nói. Bài tập dễ nhưng tâm thức thì quả là không dễ. Chính nó bảo bạn: Làm sao có thể dậy vào 6 giờ sáng.
Lần khác, tôi ở một thành phố lớn và một viên chức Hải quan đến gặp tôi vào lúc 11 giờ tối. Anh tới khi tôi vừa định đi ngủ và hớt hải nói: Thật khẩn cấp! Tôi rất khủng hoảng. Ðây là vấn đề sinh tử hãy dành cho tôi ít nhất nửa giờ. Tôi muốn ông dạy tôi thiền định. Nếu không tôi sẽ tự tử mất. Thật bất ổn, tôi đã quá căng thẳng trong nội tâm. Tôi mất liên lạc với thế giới bên ngoài rồi.
Tôi trả lời: Hãy đến sáng mai lúc 5 giờ. Không thể được, ông ta đáp. Vấn đề sinh tử nhưng ông không thể đến tôi vào 5 giờ sáng với câu trả lời: Thật không thể được bởi vì tôi không thể dậy sớm. Tôi đáp: Tốt, vậy 10 giờ vậy. Cũng không thể được, tôi phải đến văn phòng vào 10 giờ 30.
Ông không thể lấy một ngày nghỉ mặc dù đây là vấn đề sinh tử. Tôi nói với ông: Đây là vấn đề sinh tử của ông hay của tôi. Ông không phải là người ngu xuẩn gì, nhưng chẳng qua những mánh khoé của tâm thức thì rất ư là xảo quyệt.
Ðừng vội cho rằng tâm thức bạn ngây thơ nhé! Nó rất thông minh. Nhưng vì nó là của bạn nên bạn không bao giờ hoài nghi, ngược lại là đằng khác. Bạn hoàn toàn tin tưởng nó, chẳng qua bạn cho rằng không thể nào sai vì bạn đã quá khôn ngoan và lọc lõi. Nhưng những thứ bạn cho rằng khôn ngoan và lọc lõi ấy, coi chừng đó lại chính là cú lừa của tri thức.
Nó không phải là của bạn; nó chỉ là sản phẩm của xã hội. Không phải của bạn, tất cả do người ta trang bị cho bạn, bạn bị buộc phải nhận thế là vô hình chung bạn bị thuần hoá. Từ lúc bé thơ tâm thức bạn đã bị người khác nhồi sọ, tập quán, gia đình, xã hội, thầy giáo...
Quá khứ điều khiển và ảnh hưởng tâm thức. Cái quá khứ đã chết mãi liên tục dằn vặt, dày xéo và thống trị tư tưởng. Những người được gọi là thầy, lại chính là tay sai của quá khứ; được đề cử để huấn luyện bạn chống lại cuộc sống mới. Họ dạy cho các bạn những phương thức, như những lập trình viên cài đặt phần mềm lên chương trình tư duy cho tâm thức và tạo cho nó có cảm giác gần gũi, quen thuộc cho đến nỗi bạn hoàn toàn bị đồng hóa với nó.
Bạn nói rằng tôi là người Việt. Nhưng hãy suy nghĩ và bạn có thể xem lại câu nói trên với cái nhìn bạn không là người Việt. Người ta đã cho bạn tư tưởng Việt nam trong khi bạn sinh ra hồn nhiên và đơn giản và bạn không là gì. Bạn không theo Phật giáo hay Khổng giáo hoặc Thiên chúa giáo.
Người ta cho bạn là tri thức Việt nam hay Trung hoa... ấy là người ta đã gắn ghép bạn, bắt bạn tham gia hoặc giam hãm trong một vài điều kiện và cuộc sống đã tiếp tục thêm vào nhiều yếu tố cho tâm thức bạn, để nó trở thành một mớ hành trang hổ lốn nặng nề, kệch cỡm.
Bạn đành bó tay vì những luật lệ đang đè nén khống chế. Liên tục quá khứ sai khiến tất cả những hành động hiện tại. Nếu tôi nói với bạn đôi điều, bạn không xem nó với nhãn quan mới, hay trong tâm hồn cởi mở. Tâm thức cũ của bạn, cái quá khứ can thiệp để rồi cân nhắc và phê phán.
Bạn đừng quên tri thức này, cơ thể này không phải của bạn; mà nó đến từ cha mẹ bạn. Tri thức cũng không thuộc về bạn, nó cũng do gia đình, xã hội hay những lối mòn xưa cũ trang bị cho bạn.
Bạn là ai? Nên hỏi như thế mỗi khi chúng ta tự đồng hóa cơ thể và tâm thức. Bạn nghĩ bạn còn trẻ? Không bạn sẽ già đi. Bạn là người Việt, người Nhật, người Pháp? Không bạn không là gì cả. Khi mới sanh ra tâm hồn bạn hoàn toàn trong sáng và giờ đây bạn bị giam cầm trong rào cản tri thức trang bị.
Những kỹ thuật này coi dễ mà lại không dễ vì tâm thức bạn không ngừng tạo ra những rắc rối và vô số phiền toái. Cách đây vài ngày một người đến gặp tôi và hỏi: Tôi đang thí nghiệm pháp thiền của ông. Nhưng hãy cho biết nó được giải thích trong kinh sách nào? Nếu ông cho tôi biết nó có liên quan đến tôn giáo của tôi không vì như vậy sẽ rất tiện cho tôi.
Vì sao lại dễ công phu cho anh nếu được viết ra trong kinh sách, hay trong một tôn giáo nào đó? Chẳng qua vì thằng tri thức vui lòng. Nếu không được viết trong sách vở hay kinh điển, thì hẳn nhiên kỹ thuật không được chấp nhận.
Tôi hỏi lại: Ông đã thực hành trong 3 tháng. Ông cảm thấy thế nào? Ông ta trả lời: Thật tuyệt vời. Tôi cảm thấy khoan khoái. Nhưng điều quan trọng là  kỹ  thuật này có trong sách, hay kinh điển nào không ạ. Hoặc ít ra nó cũng phải là một truyền thống tu học đặc biệt của một tôn giáo lớn nào đó trên thế giới.
Cảm nhận sự thật đã không đủ chứng minh, ông ấy tự thú rằng phương pháp tốt, ông lành mạnh hơn, yên lặng hơn, yêu đời hơn. Nhưng chính kinh nghiệm ông cũng không đủ để khẳng định, tâm thức buộc phải có bằng chứng được quá khứ xác nhận tên tuổi và địa chỉ!
Tôi trả lời: Nó không viết từ kinh sách nào cả. Ðúng ra là hoàn toàn trái ngược với những gì kinh điển đã viết. Ông có vẻ buồn rầu rồi tuyên bố: Vậy thì... Như vậy thì quả thật khó cho tôi tiếp tục để thực hành!
Tại sao chính kinh nghiệm ông lại không có giá trị? Vì tâm thức của quá khứ làm nền tảng không ngừng phá hoại tâm thức hiện tại. Nào, đừng quên. Hãy ý thức, bạn nên nghi ngờ thằng tâm thức, không tin tưởng nó. Nếu bạn thực sự trưởng thành tất nhiên bạn đã không còn tin tưởng sự siêu việt của tri thức. Tất nhiên phương pháp sẽ trở thành đơn giản; nó sẽ giúp bạn khi vận hành. Có thể nói nó sẽ mang lại phép mầu cho bạn.
Những kỹ thuật, phương pháp không thể hiểu bằng tri thức. Tôi cố gắng giúp cho bạn cũng vô ích. Tại sao, và đâu là lập thuyết của tôi? Không có cách nào khác để sáng tỏ những kỹ thuật giúp bạn thay đổi cuộc sống hoàn toàn.
Bạn không thể hiểu cái gì sẽ mang lại cho tri thức, đây là mấu chốt của vấn đề. Tri thức muốn gì? Và những kỹ thuật lại không thể hiểu bằng tri thức. Vậy thông tin sẽ được truyền đạt bằng cách nào? Hay bạn cần có khả năng hiểu không qua trung gian tri thức, hoặc phải tìm một phương cách nào khác để hiểu các kỹ thuật một cách có tri thức.
Nếu các bạn không thể hiểu qua tri thức và phân tích mọi vấn đề và đó là lý do tại sao tôi hiện hữu ở đây nói chuyện với các bạn. Khi các bạn không xuyên qua tri thức tôi mới có thể đánh thức năng lực bẩm sinh tiềm ẩn trong bạn.
Nếu bạn cho rằng mình chỉ có thể hiểu qua tri thức, bạn sẽ không hiểu một cái gì cả là vì bạn đang hiểu thông qua sự phóng chiếu của tri thức. Nên nhớ kỹ thuật không thể hiểu qua tri thức. Vậy làm sao có thể nhận thông điệp về nó và có thể bắt liên lạc với bản chất sâu thẳm trong ta?
Bạn có thể am hiểu mà không qua vận hành của lý trí, tự nó đem những tinh hoa vào trong bản thể bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng lý trí nhưng đừng dựa vào như là một thực thể nội tại hiện hữu.
Khi tôi nói thực hành thì hãy nỗ lực thiền định. Nếu những gì bắt đầu xuất hiện trong bạn, ngay lập tức phải có khả năng cắt đứt dòng tư tưởng phát sinh và hướng mục tiêu con đường về tôi, thẳng và vững bền mà không cho lý trí biện luận.
Không có người thiền định, không động cơ gắng sức và nó sẽ là điểm bắt đầu cho một điều mới lạ trong bạn. Nếu chúng ta cứ tiếp tục nói trong nhiều tháng, nhiều năm thì chỉ lấp đầy thêm những nhiễu loạn trong tâm trí.
Nó thật sự không giúp ích gì cả mà còn làm tổn thương và rước lấy những hậu quả không mấy tốt đẹp. Bởi vì bạn bắt đầu đem nhiều vấn đề rối loạn, khủng hoảng vào đời sống của mình.
Không tốt lắm nếu cứ tiếp tục tìm kiếm thêm tri thức như là một kho tàng kiến thức. Hãy bằng lòng với sự hiểu biết giới hạn trong ta, dù là chút ít để sống, thực hành và thiền định, kỹ thuật độc lập có hữu ích là sự giúp đỡ khi một điều gì đó hoàn tất.
Còn sự khó khăn trong thiền định là gì?
Bạn bắt đầu thực hành các kỹ thuật một cách tri thức, nhưng xin đừng bám chặt vào thằng tri thức. Khi tôi nói hãy thực hành. Bạn cứ thử thực hành, nếu có gì xảy ra trong bạn, bạn có thể vứt bỏ tri thức và hiểu tôi không qua trung gian. Hiểu trực tiếp, không qua công phu, hay bất kỳ một thứ trung gian nào.
Nhưng bạn vẫn phải làm một cái gì đó, là vì chúng ta có thể nói hoài từ năm này đến năm khác và tuy rằng sẽ có rất nhiều kiến thức cho tâm thức bạn. Nhưng nó không bao giờ giúp được mà ngược lại nó còn làm hại bạn bằng cách gây cho bạn hoang mang chẳng hạn. Biết nhiều không tốt lắm đâu. Chỉ cần biết ít một chút và đem nó ra thực hành.
Chỉ cần một kỹ thuật nhỏ cũng có thể hữu ích cho bạn. Cái gì thực hành cũng đều có ích cả. Tại sao khó khăn cho bạn khi thực hành, vì đâu đó trong tâm bạn ẩn nỗi niềm sợ hãi. Bạn sợ cái gì đó sẽ xảy ra, sự việc xem như có cái gì đó bất thường. Tôi cũng thấy nhiều người tin rằng họ muốn thay đổi. Họ đòi hỏi phải có một cái gọi là công phu vì họ cần công phu, cần bắt tay vào bắt tay vào để đại tu.
Nhưng trong thiền định sâu thẳm bạn đụng ngay cốt lõi của sợ hãi. Có một điều gì đó xảy ra ngừng sự diễn biến trong tâm thức bạn khi thiền định. Ðó là sự sợ hãi. Sự sợ hãi giống như nguyên lý mâu thuẩn nội tại, cội căn nguồn gốc sợ hãi.
Bạn sẽ gặp nó ở khắp mọi nơi mà bạn có mặt. Rất nhiều người, họ muốn thay đổi, muốn trở thành. Họ đòi hỏi cần sự thiền định, đòi hỏi sự chuyển biến lớn. Càng nhận thức sâu xa từ đáy lòng, họ nghĩ họ đã mất tất cả và họ sợ, chính ngay vào lúc ấy họ sinh ra mâu thuẫn, nghi ngờ.
Có hai tâm trí đang hoạt động. Họ tiếp tục hỏi về những điều họ phải làm gì mà chẳng bao thực hành. Họ tự lừa dối lòng họ rằng họ có khả năng, thích thú, say mê trong chuyển hoá tâm thức, đó chỉ là bề ngoài, kỳ thực họ đang sợ. Con người thật quả là không đơn giản. Họ cứ đòi hỏi cái phải làm để chẳng bao giờ làm.
Tại sao phần đông chúng ta cứ phải tiếp tục vấn nạn? Chỉ để tự dối mình? Ðể thấy rằng họ sẵn sàng muốn thay đổi? Ðể cho mình một bộ mặt bề ngoài mình thật muốn thay đổi? Và cứ thế; họ đi từ guru này đến guru khác mà họ cố tìm gặp. Cố kiếm tìm để rồi, không làm gì cả! Vì trong tận cùng tâm thức họ đang sợ hãi, nỗi sợ hãi căn để của con người từ vô thủy.
Eric Fromm viết cuốn sách Nỗi sợ giải thoát. Tựa đề này có vẻ mâu thuẫn. Mọi người cứ tưởng mình thèm muốn tự do, họ cố tìm tự do trên trần gian này và cả trong thế giới bên kia.
Họ muốn tự do vượt khỏi biên giới hoàn toàn độc lập, một thứ tự do thực sự. Nhưng ông ta lại nói con người rất sợ tự do. Chúng ta muốn tự do. Chúng ta muốn cái Moksha (sự giải thoát). Chúng ta muốn tự do thoát mọi gò bó, mọi hình thức nô lệ. Chúng ta muốn tự do một cách hoàn toàn. Nhưng Eric Fromm khẳng định rằng thực sự con người rất sợ tự do.
Chúng ta muốn tự do, chúng ta không ngừng nói là muốn, tiếp tục minh xác chắc chắn rằng chúng ta thực sự muốn giải phóng. Nhưng khám phá sâu xa trong nội tại thì chúng ta run sợ, chạy trốn, không muốn tự do nữa vì trong thâm tâm vẫn cứ nơp nớp lo sợ.
Chúng ta sợ tự do. Tại sao? Tại sao lại có cái ý tưởng nhị nguyên này để chúng ta rơi vào mâu thuẩn như thế? Vì sự tự do sáng tạo ra sợ hãi và thiền định là những niềm tự do sâu thẳm nhất, Sự Giải Thoát. Tự do không phải chỉ qua hình thức phiến diện của thế giới bên ngoài mà bạn không còn là kẻ nô lệ của thế giới bên trong tâm thức. Nó giải thoát nguồn gốc cơ bản nô lệ trong khoảng vắng lặng mà tâm thức không hiện hữu, giải thoát hoàn toàn gánh nặng của quá khứ. Khi tâm thức biến mất, bạn đã thay đổi lịch sử.
Bấy giờ không có xã hội, không tôn giáo, không còn quá khứ hay tương lai, văn hoá hay truyền thống. Không còn hình thức, bởi vì nó là sản phẩm của tâm thức mà tâm thức là một phần sản phẩm của vọng tâm. Vì nó là những gì trừu tượng, nó thuộc về ký ức, hay sự tưởng tượng.
Bạn ở đây, bây giờ, ngay giây phút nầy là hiện thực. Bây giờ thì không bao giờ tiến tới bất cứ ở tương lai... Lúc này bạn ở đây và bây giờ ngay cái hiện tại chuyển động. Không còn tương lai mà chỉ còn bây giờ, bây giờ, bây giờ... cái bây giờ hoàn toàn bất tử, cái hiện tại vĩnh cửu đang chuyển động. Và như vậy bạn hoàn toàn giải thoát, bạn làm chủ tất cả những truyền thống, lịch sử, cơ thể, tâm thức.
Bây giờ là bạn đang tự do hoàn toàn để vuợt qua, vượt qua bên kia bờ giới hạn. Bạn nhận được tài nguyên phong phú ngay trong nội tại và tự do toàn diện nên không sợ hãi bất cứ điều gì.
Trong nền tảng, tự do là khoảng không gian hoàn toàn rộng mở bao la vô tận, tự do thoát khỏi những bất mãn, thất vọng triền miên của cuộc sống thường nhật. Tự do thoát khỏi những dính mắc đã làm cho chúng ta không thực nghiệm năng lực tiềm ẩn trong con người thực của chúng ta.
Nhưng trong tự do, bạn có thể hình thành cái tiểu ngã nhỏ bé hay không? Bạn có thể nói tôi là... hay không? Bạn giải thoát được nỗi sợ hãi và giữa sự tự do đó bạn sẽ là gì?
Bạn có thể tồn tại tiểu ngã chăng, bản ngã của bạn có tồn tại chăng? Bạn có thể nói tôi là... Bạn có thể nói tôi ở trong vòng nô lệ vì bạn đã hiểu cái nô lệ và không còn nô lệ thì không còn giới hạn.
Bạn chỉ là một trạng thái, không gì khác; khoảng không tuyệt đối. Chính cái khoảng không này đã tạo ra nỗi sợ và cũng vì thế mà người ta không ngừng nói về thiền định nhưng lại không bao giờ thực hành.
Tất cả vấn đề đến từ sợ hãi. Hãy cảm nhận nỗi sợ, nếu bạn nhận ra sự hiện hữu của nó thì nó sẽ tan biến, bằng không thì nó cứ mãi đeo đẳng. Vậy bạn có sẵn sàng chết với danh nghĩa tâm linh? Có nghĩa là sẵn sàng để Không Còn Hiện Hữu.
Có người đến hỏi Phật như thế và Ngài trả lời: Thực tế nền tảng là bạn không hiện hữu, nên không sinh không tử, không còn đau khổ và hết kiếp nô lệ. Bạn có sẵn sàng chấp nhận sự thực này chăng? Nếu chưa xin đừng thiền định.
Sẵn sàng hay chưa sẵn sàng? Hãy tham thiền vào câu hỏi: Có một cái tôi? Nó là một bản thể hay chỉ là một hợp chất. Nếu bạn thật sự tìm kiếm, bạn sẽ khám phá cơ thể bạn gồm những hợp chất. Một vật thể thành lập từ nơi cha mẹ bạn, phần còn lại là biến chất từ thực phẩm.
Trong cơ thể không có bạn; không có cái tôi. Hãy nhìn kỹ tâm thức bạn, ý tưởng đến từ nơi này nơi nọ. Tâm thức bạn thực ra không gì độc đáo lắm đâu. Chẳng qua nó chỉ là sự tích lũy và tồn trữ thông tin.
Hãy thử khám phá nếu có một cái tôi trong tâm thức. Nếu tư duy sâu sắc hơn, bạn sẽ khám phá cá tính chúng ta giống như củ hành và ta có thể lột hết lớp vỏ này đến lớp vỏ khác cho đến khi không còn gì nữa. Thân thể và tâm thức là những củ hành. Khi bạn cởi bỏ hình hài, tâm thức chỉ còn lại khoảng không, một vực thẳm sâu không đáy.
Thuật ngữ Phật học gọi là Shunya. Sự tiếp xúc với cái Shunya, cái Khoảng không vô tận đã tạo ra nỗi sợ hãi trong chúng ta. Bạn hiểu rất rõ trong tận cùng tâm thức có cái khoảng trống không bí ẩn.
Nhưng bạn không thể làm gì được nó, bạn lại không đủ can đảm để khám phá hay thân thiện với nó. Bạn sợ hãi và cuối cùng chạy trốn nỗi sợ hãi vì không thể ngăn chặn cảm giác sợ khoảng không.
Nhưng cho dù bạn có làm bất cứ điều gì đi nữa, nó vẫn hiện hữu, trừ khi bạn chấp nhận đương đầu với nó và đó là cách duy nhất để làm nó tan biến. Khi mặt đối mặt với khoảng không, bạn hiểu trong ta đang hiện diện khoảng không gian trống rỗng, Cái Shunya lúc nào cũng hiện hữu trong ta, nỗi sợ hãi sẽ biến mất. Như vậy sẽ không tồn tại và cái khoảng không, Shunya, không thể biến mất hay diệt vong.
Không tính thì bất tử và cái gì sẽ chết không còn giá trị, nó chẳng qua chỉ là những lớp vỏ của củ hành. Khi sự xung đột đến tầng tâm thức sâu thẳm nhất, đó là sự gặp gỡ khoảng không gian trong sáng, bất tử, Tinh hoa của cái yên lặng.
Ðó là lý do vì sao nhiều lần trong thiền định ta sắp bước vào thế giới yên lặng hằng sa thì sự sợ hãi xuất hiện làm cho chúng ta hoảng loạn. Tâm thức tự ngã cảm nhận được rằng nó sẽ chết. Trên con đường tiểu ngã hoà nhập với đại ngã tức thì tâm thức tìm mọi phương cách chạy trốn để được trở về thế giới quen thuộc của nó.
Rất tiếc nhiều ngươì đã đầu hàng vô điều kiện, đã quy hàng với thế giới bóng đêm và họ chẳng có một chút nuối tiếc gì để trở lại cái hùng vĩ bao la đó nữa. Vì thế, thường sau một thời gian công phu, khi ta đến gần cái khoảng không, đến khi tiếp xúc được nó thì ta bắt đầu run lên vì sợ hãi. Ta có cảm tưởng mình sẽ chết và muốn đào thoát khỏi khoảng không để trở về với thế giới hiện tại. Nhưng đã có bao nhiêu người trở lại và vĩnh viễn không còn tiếp tục thực hành? Theo tôi, tất cả các bạn đã thử trong kiếp này hoặc trong kiếp khác bằng một pháp thực hành nào đó.
Bạn đến gần cái khoảng không và nỗi sợ hãi đã tràn ngập để rồi cuối cùng bạn chạy trốn. Trong thâm tâm bạn, ấn tượng vẫn còn đó, nó hiện hữu và vĩnh viễn đã trở thành vật cản. Cho nên mỗi khi nhắc tới thiền định ấn tượng ẩn mình trong tàng thư xuất hiện ám ảnh và không cho bạn quay trở lại.
Rất khó tìm được người (tuy tôi đã gặp nhiều người) chỉ một lần trong đời thử đi vào thiền định. Ấn tượng vẫn còn đó nhưng bạn không ý thức được vì sao? Bạn không biết nó ẩn núp ở đâu để ngăn chặn bạn.
Nhưng nếu bạn thật sự muốn thiền định, hãy thử tìm xem nỗi sợ từ đâu tới. Cứ trung thực với chính mình. Bạn sợ chăng? Nếu bạn sợ thì việc cần thiết là chúng ta phải giải quyết nó trước khi thiền định.
Ðức Phật dùng rất nhiều phương tiện thiện xảo. Nên khi có người lại tham vấn, họ nói rằng họ sợ và đó là điều cần thiết phải cho Thầy các bạn biết rằng các bạn đang sợ. Thật là vô ích nếu bạn không thẳng thắn, ích gì khi tự lừa dối mình. Ðức Phật thường cho những lời khuyên tốt nhiều kinh nghiệm. Có người nói họ sợ hãi khi thiền định. Điều đó là tất nhiên, vị thầy sẽ vạch ra cho bạn thấy bạn đang sợ.
Bạn không thể dối gạt bạn hoặc vị thầy vì không cần thiết mà phải hiểu rằng bạn đang lừa dối mình, chỉ thế thôi. Và Ðức phật nói: Con hãy thực hành cho trọn vẹn, vì đó là sự đòi hỏi đầu tiên trong thiền định. Khi thú thực với Ðức Phật rằng anh ta sợ, Ngài trả lời: Như vậy là bạn đã hội đủ điều kiện tiên quyết.
Nếu bạn tuyên bố rằng bạn sợ công phu cũng có nghĩa bạn đã có thể làm được một điều gì là vì bạn đã dũng cảm bật mí một vấn đề sâu kín. Nhưng là sợ hãi điều gì? Hãy tập trung đào sâu để thử khám phá nguồn gốc. Tất cả cái sợ đều đặt trên nền tảng có liên hệ đến cái chết. Tất cả nỗi sợ hãi dù dưới mọi hình thái nào, bản chất ra sao, đều mật thiết với cái chết. Và nếu đào sâu trong tâm thức, bạn khám phá rằng bạn sợ chết.
Có người hỏi Ðức Phật: Con rất sợ chết, con phải tìm hiểu nó như thế nào. Ngài nói Hãy đến bờ sông, nơi đó có những bậc thềm thiêu xác chết hay con đến nghĩa địa nhìn thẳng vào việc hoả thiêu và tham thiền. Ở đó có những cái chết trong mỗi ngày và họ đang được thiêu đốt.
Chỉ cần đứng tại đó Thiền định về dàn hoả thiêu cho đến khi tất cả quyến thuộc người chết đã về hết, con vẫn nên ở lại để nhìn sâu vào ngọn lửa đang thiêu đốt. Tất cả đang trở thành mây khói, con nhìn cho thật sâu lắng với cái nhìn trong suốt. Ðừng suy nghĩ, chỉ nên thiền định về điều đó cho 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng. Khi cái chết đã trở thành điều khẳng định và sự chết không thể nào chối bỏ thì chính cái chết lại là một phần của cuộc sống.
Cái chết lúc nào cũng gắn liền chúng ta. Khi ra đời tức là đang tiến dần về cõi chết. Cái chết đến dần một cách tự nhiên không có một đường lối nào để chạy thoát. Cái chết là chuyện tuyệt đối không thể tránh được dù bạn ở bất cứ nơi đâu.
Dù bạn là ai, bạn cũng phải chết, chắc chắn rằng nó sẽ đến với tôi dù sớm hay muộn. Sau khi thiền định về chết bạn sáng tỏ một điều, con ngươì trở về với cát bụi có còn chăng chỉ là mây khói.
Nhưng rồi mây khói cũng tan biến theo hư không. Tất cả đều không chắc chắn hay bền vững. Nó có thể hoặc không có thể. Nhưng bạn không thể nào nói như thế đối với sự chết, bạn phải gặp và đối diện với nó.
Vậy ta nên quán sự vô thường và cái chết của mình trong mỗi khoảnh khắc. Bạn bước vào đời sống tức là bạn đang đi vào cõi chết. Cơ thể chúng ta là hiện thân của vô thường vì nó đang hoại diệt.
Chết là một điều tất nhiên phải xảy đến cho bất cứ một ai; và chúng ta không thể lẩn tránh, không thể thay đổi như ước mong. Do đó, hãy đối diện cái chết không cần phải sợ hãi. Hãy sống trong tinh thần vô úy và nhờ vào yếu tố nầy sự sợ hãi sẽ tan biến. Tôi tin chắc chính vào lúc ấy, đức Phật sẽ nói: Bây giờ, con có thể thiền định.
Sau khi nhìn thấy những xác chết thiêu ngày đêm tan thành tro bụi, chỉ còn lại những làn khói mong manh, rồi những làn khói cũng tan biến vào hư không, không còn lưu lại cho dù một nét nhỏ; cứ như thế mãi cho đến khi bạn khẳng định rằng ai cũng phải chết. Bạn chợt thấy điều chắc chắn nhất của cuộc đời chính là cái chết và mọi thứ còn lại thì bấp bênh. Hiện tượng này không muốn xảy ra nhưng vẫn xảy ra. Nó đã xảy ra vào lúc chúng ta mới bước vào đời, có nghĩa khi vừa chào đời là chúng ta bắt đầu bước chân vào hành trình cái chết.
Có bao giờ bạn nghĩ rằng chúng ta sinh ra để mà chết? Chúng ta không thể làm gì hơn là sẽ chết. Nhưng khi xâm nhập vào thế giới tử thần, nỗi sợ hãi sẽ biến đi không còn dấu vết. Bạn có thể tin tưởng mình sẽ làm được điều gì trong nỗi sợ đẳng đeo. Nếu không thể làm gì, nên quyết định mình đang chết. Tôi tin một cách tuyệt đối rằng lúc ấy nỗi sợ hãi sẽ tan biến. Cũng như chỉ khi nào nỗi sợ về cái chết không còn nữa, thì Ðức Phật cho phép chúng ta dấn thân vào thiền định.
Khi biết lợi ích và quán tưởng về cái chết. Bạn sẽ suy gẫm về việc truy tìm tâm linh và bắt đầu biết lắng nghe. Cuối cùng, kỹ thuật là nguồn khích lệ cho bạn thực hành thiền định để đối phó những trở ngại và vượt qua.
Lúc ấy, bạn nhận thức chính tri thức là hàng rào kiên cố, nó cung cấp cho bạn thật nhiều giải thích, chỉ để bạn không thiền định. Tâm thức luôn bị những cảm xúc phiền trược kiểm soát; vì thế nó luôn gây ra sự tàn hại không những kiếp nầy mà còn tiếp diễn trong đời sống kế tục.
Thoạt tiên, nó chỉ là những tư tưởng quấy nhiểu; từ từ về sau sẽ trở thành sự cưỡng bách. Qua thuyết trình nói, giảng, bạn có cảm giác đang làm cái gì đó. Hay ít nhất nó cho bạn ảo giác là đang nói, đang đọc, đang nghe.
Nhưng chắc chắn không phải là thiền định chân chính. Ðó là sự dối trá, phiến diện bên ngoài, hoàn toàn là vọng tưởng. Ðừng rơi vào ngụy tạo của những sự phô diễn vọng tưởng mê lầm của tâm thức.
Bạn cũng vậy, hãy đi sâu vào tận cùng tâm thức. Những kỹ thuật này chỉ có ích cho bạn khi bạn dẹp bỏ những lá chắn nội tâm, khi nỗi sợ hãi tan biến và bạn tin chắc chắn cái chết là hiện thực.
Ngay cả thiền định; nếu có nghĩa là chết; bạn cũng không sợ và như thế; ngay giây phút này bạn thực sự tự do. Bạn có thể cựa mình với tốc độ của hỏa tiển vì hàng rào không còn nữa. Không phải khoảng cách làm mất thì giờ mà là những hàng rào, quan trọng là những thứ đầy rẫy trong tri thức của bạn làm hàng rào. Bạn có thể "cựa mình" ngay lúc này nếu không có những rào cản.
Có thể nói, đây là cuộc chạy đua với vật cản và chính bạn lại không ngừng gia tăng những vật cản. Bạn sung sướng khi vượt qua một vật cản nhưng mỉa mai thay và quả thật điên rồ chính bạn lại là kẻ kiến tạo rào cản. Bạn, chính là kẻ tạo vật cản, cho dù vật cản không hiện hữu. Nhưng không ngừng dựng thêm rào cản, bạn nhảy qua chỉ để dựng lại vật cản khác. Cho nên chỉ chạy lòng vòng và tự than trách: "Vì sao mãi mãi không tới đích?!"
Tâm thức tạo rào cản vì nó sợ. Nó cung cấp cho bạn những minh giải để bạn xa lìa thiền định. Ðừng vội tin nó mà hãy đào sâu để khám phá cái nhân căn bản. Tại sao người ta cứ đề cập đến thức ăn để không bao giờ đụng tới.
Tại sao cứ mãi nói đến lòng nhân mà không bao giờ trải rộng. Như thế phải chăng những bài diễn văn đã trở thành một thứ ám ảnh, một thứ chỉ để tham khảo. Người ta cho rằng lời nói cần đi đôi với việc làm, nhưng khi nói, người ta có cảm tưởng như mình đang làm hay đã làm.
Họ bằng lòng với những gì mình nói và thấy rằng mình cần phải "làm" cái gì đó. Nhưng rồi chỉ nói, đọc, hay nghe. Như thế không phải là làm mà chỉ là dạng vọng tưởng, thế nên, chúng ta đừng nên lọt vào bẫy của thằng tri thức.
Tôi nói với bạn về 112 kỹ thuật không phải để bạn nuôi dưỡng tri thức, không phải để trang bị thêm kiến thức, mà để đem lại thông tin nhiều hơn cho bạn. Nghĩa là đưa ra một đường lối tu tâm thực tiễn để nuôi dưỡng năng lực tốt lành trong tâm bạn để bạn có thể đạt đến tâm hồn khoáng đạt, và hạnh phúc lâu bền.
Thay đổi con người từ một tâm thức hạn hẹp bước sang tâm thức rộng mở bao la. Tôi không ra sức nhồi sọ bạn; mà chỉ nói rằng: "Ðây có thể là một kỹ thuật hợp với bạn và có thể thay đổi đời bạn."
Không phải tôi bồi dưỡng, lấp đầy thêm tri thức trong bạn. Tôi không cố gắng đào tạo bạn trở thành một học giả hiền triết. Ðiều tôi đang nói ở đây là những chuẩn bị để bạn chuyển hoá tâm thức mình và đi đến tỉnh thức.
Hãy thực hành và sống trong tĩnh lặng với thiền định. Tâm trí sẽ phát sinh ra nhiều câu hỏi, nên thẫm xét sâu sắc trước khi hỏi, điều tra kỹ càng câu hỏi nầy là xuất phát từ sự trong sáng hay là tri thức đang lừa phỉnh bạn.
Thực hành trước rồi hỏi sau, như vậy bạn mới có thể đi đúng chỗ. Tôi biết những câu hỏi nào người ta đặt khi thực hành kỹ thuật, những câu hỏi tò mò chỉ để thỏa mãn tri thức và tôi sẽ không trả lời những câu hỏi tri thức. Hãy thực hành đi để các câu hỏi của bạn thực sự có ý nghĩa.
Nhưng dù với bất cứ kỹ thuật nào có thể thu hút bạn cũng đừng nên lý thuyết suông mà nên thực hành trong sự yên tĩnh bởi vì tâm thức sẽ không ngừng tra vấn và hãy nhớ: Suy nghĩ trước khi đặt câu hỏi cho tôi và nên tự hỏi trước rằng: "Ðây là những câu hỏi quan trọng hay là trí xảo của tâm thức?"
Khi người ta nói: "Kỹ thuật này rất đơn giản" cũng đồng nghĩa người ấy chưa thực hành. Thật không dễ đâu. Tôi lặp lại lần nữa: Bạn Ðã Là Sự Thực Hành, giờ chỉ cần ý thức về nó.
Không cần phải đi đâu xa mà hãy đi thẳng vào tâm thức bạn. Việc này thì hoàn toàn khả thi cả ngay vào lúc này. Và nếu bạn gạt tâm thức qua một bên, chắc chắn sẽ đạt được ở đây và bây giờ. Hãy thực hành để những câu hỏi của bạn có ý nghĩa.
Bạn đã có 112 kỹ thuật giúp loại bỏ tri thức. Cuối cùng chỉ có một vài điều cần nhắc nhở:
Các bạn đã là bản chất của thực tại, là trí huệ nguyên thủy.
Giờ chỉ cần xác định quan kiến về tánh không.
Chỉ có sự tỉnh thức toàn diện, quán chiếu vào các pháp hoạt động với đối tượng bên ngoài (tính chất thực của mọi vật bên ngoài bản thể), bên trong (tính chất thực của tâm, chủ thể nhận biết ở bên trong) là cần thiết.
Bạn không phải đi đến nơi nào cả.
Chỉ cần đi ngược trở lại bản thể trong suốt nguyên thủy của bạn.
Tiếp tục duy trì trạng thái ấy trong sinh hoạt hằng ngày; sự thành tựu tối hậu chắc chắn phải xảy ra trong một ngày nào đó.
Nếu bạn loại bỏ những biểu hiện của vọng tâm (sự phô diễn của thức) sang một bên, bạn sẽ bước vào thế giới "Ở đây và bây giờ", kỹ thuật để chuyển hoá từ tâm thức mê mờ sang tới trình độ sáng suốt tỉnh thức.
Kỹ thuật không thực sự cho thiền định mà đánh tan quan niệm tri thức vụn vặt của tâm thức nhị nguyên, loại những rác rưỡi ra ngoài tâm trong sáng và thuần tịnh.
Những kỹ thuật có công dụng loại trừ thằng tri thức nhưng chưa phải là thiền định. Hãy loại trừ thằng tâm thức và khi nó không còn nữa, tất nhiên... Tất Nhiên Bạn Sẽ Là... Tôi nghĩ, thế cũng đủ cho hôm nay, hay bạn cần nhiều hơn thế nữa?

Ads Belove Post