Read more
Osho – Bồ Đề Đạt Ma: Thiền sư vĩ đại nhất
Chương 14. Đối diện với vị phật là nguy hiểm
Chư phật có ba thân: một thân biến đổi (ứng thân), một thân thưởng (báo thân) và một thân thực (pháp thân). Thân biến đổi cũng được gọi là hoá thân. Thân biến đổi xuất hiện khi người hữu tử làm những hành vi tốt, thân thưởng xuất hiện khi họ trau dồi trí huệ và thân thực xuất hiện khi họ trở nên nhận biết về điều siêu phàm... Nhưng thực tế, thậm chí không có tới một thân phật nào, nói gì tới ba. Việc nói về ba thân này đơn giản là dựa trên hiểu biết con người, điều có thể nông cạn, trung bình hay sâu sắc.
Người của hiểu biết nông cạn tưởng tượng họ đang chất đống phúc lạc và nhận lầm thân biến đổi là vị phật. Người của hiểu biết trung bình tưởng tượng họ đang đặt chấm dứt cho đau khổ và nhận lầm thân thưởng là vị phật. Và người của hiểu biết sâu sắc tưởng tượng mình đang kinh nghiệm phật tính và nhận lầm thân thực là vị phật. Nhưng người của hiểu biết sâu sắc nhất nhìn vào bên trong, không bị phân tán bởi cái gì cả. Vì tâm trí sáng tỏ là vị phật, họ đạt tới hiểu biết về vị phật mà không dùng tâm trí...
Cá nhân tạo ra nghiệp. Nghiệp không tạo ra cá nhân... Chỉ ai đó hoàn hảo không tạo ra nghiệp trong kiếp sống này và không nhận phần thưởng. Kinh nói, “Người không tạo ra nghiệp đạt tới Pháp”... Khi ông tạo ra nghiệp, ông được tái sinh cùng với nghiệp của mình. Khi ông không tạo ra nghiệp, ông tan biến cùng nghiệp của ông...
Ai đó hiểu giáo huấn này của các hiền nhân là hiền nhân. Ai đó hiểu giáo huấn của người hữu tử là người hữu tử. Người hữu tử có thể vứt bỏ giáo huấn của người hữu tử và đi theo giáo huấn của hiền nhân trở thành hiền nhân. Nhưng những kẻ ngu của thế giới này ưa thích tìm hiền nhân từ xa xôi. Họ không tin rằng trí huệ của tâm trí riêng của họ là hiền nhân. Kinh này nói, “Trong những người không hiểu biết, đừng thuyết giảng kinh này.”
... Kinh này nói, “Khi ông thấy rằng mọi hình tướng đều không là hình tướng, ông thấy như lai.” Vô số cánh cửa tới chân lí tất cả đều tới từ tâm trí. Khi hình tướng của tâm trí là trong suốt như không gian, chúng biến đi...
Khi người hữu tử sống họ lo nghĩ về chết. Khi họ no họ lo về đói. Đói của họ là điều không bất định vĩ đại. Nhưng các hiền nhân không xét tới quá khứ. Và họ không lo nghĩ về tương lai. Họ không níu bám lấy hiện tại. Từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia họ theo Đạo.
Bồ đề đạt ma, lần đầu tiên trong những lời kinh này, nhìn vào những người không chứng ngộ và những người nhất định hiểu lầm ông ấy. Do đó ông ấy nói về khả năng của tâm trí bình thường, chưa chứng ngộ, và cách nó nhìn vào mọi điều. Bản thân ông ấy nói về điều đó, để cho ông ấy có thể làm rõ ràng rằng tất cả những cái gọi là hiểu biết của tâm trí - dù nông cạn hay sâu sắc, hay thậm chí rất sâu sắc - tất cả đều sai.
Điều này rất hãn hữu, bởi vì Bồ đề đạt ma chưa bao giờ nghĩ về những người sẽ là thính giả của ông ấy. Ông ấy chỉ nghĩ về chân lí. Và ông ấy nói về nó mà không xem xét gì tới những người đang nghe về nó, hay đang đọc nó. Đây là một phần của từ bi của ông ấy; đây là một phần làm tách biệt a la hán và bồ tát.
A la hán chưa bao giờ, chưa bao giờ nghĩ về bất kì ai khác. Nếu họ nói, họ chỉ nói cho chính họ. Khả năng nhiều nhất là họ vẫn còn im lặng. Họ có kính trọng sâu sắc với người khác, nhưng họ biết rằng nói với người khác về điều tối thượng là quấy rối sự bình thường của họ. Đấy là can thiệp vào tâm trí phàm tục - mặc dầu điều đó là vì ích lợi của riêng họ. Nhưng họ không đòi hỏi về điều đó, và chừng nào họ chưa mời chân lí, chân lí không định gõ cửa của họ.
Chân lí gần giống như mặt trời buổi sáng. Nó lên... nó không gõ cửa nhà bạn mà nói, “Ta đến đây và đêm đã kết thúc và ông có thể thức dậy.” Nó không tới mọi tổ chim để bảo chúng, “Bây giờ là lúc hót rồi, ta đã tới,” nó không tới mọi bông hoa để mở cánh chúng ra và toả hương thơm ra. Nó đơn giản tới. Những người đón nhận sẽ đón nhận nó. Những người không đón nhận sẽ không đón nhận nó. Những người thức sẽ biết rằng buổi sáng đã tới, nhưng những người đang ngủ say sẽ không biết, ngay cả trong giấc mơ của họ, rằng đêm đã hết. Nhưng mặt trời không can thiệp.
Hiểu biết của a la hán là ở chỗ từ bi ngụ ý không can thiệp, không xía vô, cho dù điều đó là có ích lợi cho những người mà bạn xía vô. Xía vô trong bản thân nó là chống lại chân giá trị của cá nhân và đó là sỉ nhục. Nói với ai đó, “Anh đang ngủ,” có nghĩa là bạn đang đặt bản thân mình lên một chỗ đứng cao hơn. Bạn đang nói, “Tôi thức còn anh đang ngủ,” bạn đang nói, “Tôi thiêng liêng hơn anh, cao hơn anh; tôi đã đạt tới đỉnh cao tối thượng của tâm thức mình còn anh vẫn lang thang trong thế giới của bóng tối, loạng choạng ở mọi nơi, dò dẫm, vấp ngã và không tìm thấy đường ra.”
Ngay cả khuyên bất kì ai là lấy một vị thế nào đó: “Tôi biết còn anh không biết.” Quan điểm của a la hán là ở chỗ nó là chống lại từ bi, nó là chống lại tôn kính cuộc sống; do đó họ vẫn còn im lặng. Nếu bất kì ai cảm thấy sự hiện diện của họ theo cách riêng của người đó và tới gần họ để uống dòng nước sống của kinh nghiệm của họ, họ là sẵn đấy - giống hệt dòng sông trôi qua. Bạn có thể làm dịu cơn khát của mình, nhưng điều đó tuyệt đối tuỳ ở bạn; sông sẽ không làm điều gì về phần riêng của nó cả. Đấy là một cách tiếp cận hay. Nhưng cách tiếp cận của bồ tát, mà Bồ đề đạt ma thuộc vào, có cái đẹp riêng của nó.
Bồ tát làm mọi nỗ lực để đánh thức mọi người, hoàn toàn biết rõ rằng trong hàng triệu người, có lẽ một người có thể hiểu được họ và phần còn lại sẽ hoặc là dửng dưng, hoặc có khả năng nhất sẽ hiểu lầm. Bồ tát biết hoàn toàn rõ rằng việc nói ra chân lí là lối rất tắt để tạo ra kẻ thù trên thế giới này, bởi vì cả thế giới đầy những kẻ dối trá. Mọi quyền lợi được đầu tư đều dựa trên dối trá. Cái gọi là tôn giáo, cái gọi là quốc gia - tất cả đều là bịa đặt của tâm trí ranh ma.
Người tôn giáo đích thực không thuộc vào tôn giáo nào và không thuộc vào quốc gia nào, nòi giống nào, sắc mầu nào. Người đó thuộc về toàn thể nhân loại. Mọi quốc gia đều là của người đó. Người đó không tin vào các biên giới chính trị do các chính khách ranh ma và bẩn thỉu tạo ra. Và người đó không tin vào phân biệt do các tu sĩ, giáo hoàng, tổng giám mục, các trưởng môn, các giáo sĩ tạo ra. Người đó tin rằng mọi con người đều có bản tính thiêng liêng, và mọi con người đều có tiềm năng trưởng thành hoa sen đẹp - hoa sen thuộc vào vĩnh hằng, hương thơm tới nhưng không bao giờ đi.
Việc nói về ba thân này đơn giản là dựa trên hiểu biết của người hữu tử, có thể nông cạn, trung bình hay sâu sắc.
Người của hiểu biết nông cạn tưởng tượng họ đang chồng chất phúc lạc và nhận lầm thân biến đổi là vị phật. Người của hiểu biết trung bình tưởng tượng họ đang đặt chấm dứt cho đau khổ và nhận lầm thân thưởng là vị phật. Còn người có hiểu biết sâu sắc tưởng tượng mình đang kinh nghiệm phật tính và nhận lầm thân thực là vị phật.
Biết tất cả những điều này, bồ tát vẫn làm mọi nỗ lực; không thành vấn đề liệu ông ấy có bị đóng đinh hay không. Jesus là bồ tát, Socrates cũng là bồ tát, Al Hillaj Mansoor cũng vậy. Cho dù điều đó có nghĩa là việc đóng đinh, cũng không thành vấn đề gì nếu điều đó có thể giúp cho ai đó, ở đâu đó, thoát ra khỏi giấc ngủ của mình. Bồ tát sẵn sàng chấp nhận mọi kết án từ khắp thế giới, nhưng ông ấy không thể vẫn còn im lặng và không chia sẻ. Điều đó là không thể được đối với ông ấy.
Khi có liên quan tới tôi, cả hai là tuyệt đối đúng. Không có mâu thuẫn. Họ cả hai đều đại diện cho hai mặt của cùng một hiện tượng. Cách diễn đạt về từ bi của họ là khác nhau, nhưng đều là cách diễn đạt của từ bi. Cả hai đều đang diễn đạt nó theo cách duy nhất của riêng họ.
Kinh: Chư phật có ba thân: một thân biến đổi (ứng thân), một thân thưởng (báo thân) và một thân thực (pháp thân). Thân biến đổi cũng được gọi là hoá thân. Thân biến đổi xuất hiện khi người hữu tử làm những hành vi tốt, thân thưởng xuất hiện khi họ đạt tới trí huệ và thân thực xuất hiện khi họ trở nên nhận biết về siêu phàm... Nhưng thực tế, thậm chí không có tới một thân phật nào, nói gì tới ba.
Cần giải thích nào đó. Có khả năng bạn có thể đi qua một Phật Gautam mà không nhận ra ông ấy bởi vì việc nhận ra vị phật, nhận ra người đã thức tỉnh, cần sáng suốt nào đó về phần bạn. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn, hiểu biết của bạn. Nếu bạn không có hiểu biết gì về người thức tỉnh, bạn có thể đi qua ngay cạnh người đó và bạn thậm chí không thể cảm thấy cái gì cả. Bạn bị đóng. Mặt trời có đó nhưng cửa ra vào và cửa sổ của bạn tất cả bị đóng. Mặt trời có đó nhưng bạn đang đứng với đôi mắt nhắm nghiền.
Việc nhận ra đầu tiên tới từ những người đang cố gắng làm điều thiện theo hiểu biết nhỏ bé của họ. Bất kì điều gì họ cảm thấy - có ích cho nhân loại, có ích cho mọi loài vật - họ đều cố gắng làm cái gì đó để làm đẹp sự tồn tại. Họ không muốn chỉ là gánh nặng cho trái đất. Họ muốn đóng góp điều gì đó; họ muốn để lại thế giới này một chút ít tốt đẹp hơn là họ đã thấy nó khi họ đi vào sự tồn tại.
Những người này sẽ thấy thân đầu tiên của phật, thân biến đổi. Họ sẽ thấy phật được bao quanh bởi vầng hào quang ánh sáng. Các bạn đều đã thấy những bức ảnh về Jesus, về Krishna, về Phật với hào quang bao quanh. Đó là một hiện tượng thực tế và bây giờ điều đó có cơ sở khoa học hỗ trợ cho nó.
Ở Liên Xô, một nhà khoa học và một triết gia lớn, Kirlian, đã xây dựng một máy ảnh đặc biệt và phim đặc biệt nhạy, nhạy đến mức chúng có thể thấy những cái mà mắt bạn không thể thấy được. Kinh nghiệm đầu tiên của ông ấy gây ra kinh ngạc cực kì bởi vì các bức ảnh của ông ấy chỉ ra hào quang bao quanh mọi người, không chỉ bao quanh con người mà còn bao quanh con vật và bao quanh cây cối, bao quanh hoa hồng. Hoa hồng có đó trong bức ảnh và ngay bên cạnh nó, là một vầng hào quang nhỏ.
Ông ấy đã ngạc nhiên biết rằng một người càng im lặng, an bình vầng hào quang càng lớn hơn. Và người càng giận dữ, lo âu, buồn phiền, khổ sở, đầy những phiền não, vầng hào quang càng nhỏ hơn. Và trước khi một người sắp chết, sáu tháng trước đó, hào quang đã hoàn toàn biến mất; thế thì ảnh chụp của người đó không có hào quang, giống hệt như ảnh chụp thường.
Hào quang này đã được những người nhạy cảm nhìn thấy, cũng hệt như phim nhạy của Kirlian chụp được nó. Các đệ tử nhạy cảm của Jesus sẽ thấy cái gì đó mà người khác sẽ không thể thấy được. Các đệ tử nhạy cảm của Phật, người đã sống trong tình yêu sâu sắc với ông ấy, người đã được sống trong mưa rào ân huệ của ông ấy, người đã hoàn toàn chìm ngập trong bản thể ông ấy, sẽ có khả năng thấy cái gì đó mà khán giả thường sẽ không có khả năng thấy được. Họ càng trở nên cảm nhận hơn, họ càng trở nên nhạy cảm hơn, thực tại của Phật càng trở nên rõ rệt hơn cho họ.
Kinh nghiệm đầu tiên là về thân biến đổi: thân ánh sáng mỏng, chỉ lớn hơn quãng độ chục phân so với thân thể bạn... bao quanh thân thể bạn một vầng hào quang ánh sáng chục phân, ánh sáng rất mờ. Đây là thân di trú. Đó là lí do tại sao, trước khi chết - như Kirlian đã phát hiện ra - sáu tháng trước đó, thân này bắt đầu biến mất, nó bắt đầu trở thành cô đặc lại vào bên trong bản thể con người. Phải mất sáu tháng để nó quay về trung tâm và trở thành chỉ còn là một điểm sáng thay vì một vầng hào quang lớn. Và điểm sáng nhỏ này di trú trong khi toàn bộ thân thể bạn vẫn còn ở đây.
Các nhà khoa học đã cố gắng chứng minh rằng không có linh hồn dựa trên nền tảng họ cân người sống ngay vào khoảnh khắc trước khi người đó chết, và khi họ cân người đó sau khi chết, trọng lượng của người đó vẫn như vậy - tuyệt đối như vậy. Một cách tự nhiên kết luận của họ là không có gì đi ra cả và; do đó, kết luận của họ là không có linh hồn. Nếu cái gì đó đi ra và, thế thì trọng lượng phải bớt đi. Nhưng bây giờ có thể nói với các nhà khoa học rằng ánh sáng không có trọng lượng; đó là lí do tại sao nếu một điểm sáng di trú, điều đó sẽ không tạo ra khác biệt gì trên bình diện trọng lượng của bạn cả.
Ánh sáng tuyệt đối vô trọng lượng và thân di trú không là gì ngoài ánh sáng thuần khiết. Điều này được kinh nghiệm thậm chí bởi những người với hiểu biết nông cạn. Những người không hiểu mấy, nhưng vẫn có chút ít ý thức - chỉ là ý thức nông cạn - thậm chí họ cũng có thể thấy được ánh sáng này.
Nhưng những người với hiểu biết trung bình có thể thấy thân sâu hơn, ẩn đằng sau tầng ánh sáng mỏng này, một tầng ánh sáng dầy hơn được biết tới trong kinh sách Phật giáo là thân thưởng. Nó chỉ phát sinh khi người ta đã thiền nhiều đến mức người ta được thưởng lớn lao lắm. Trong thế giới này kho báu lớn nhất và phần thưởng lớn nhất là biết tới im lặng, hoàn toàn im lặng. Đây là thân im lặng. Nhưng nó là có thể được thấy chỉ bởi những người đã tới rất gần với Phật Gautam.
Tôi bao giờ cũng chia mọi người ra làm ba loại. Loại thứ nhất là học viên, người đến với người đã chứng ngộ. Học viên có khả năng thấy thân thứ nhất, thân biến đổi.
Loại thứ hai là đệ tử, người không đến với vị phật hay bất kì người chứng ngộ nào chỉ vì tò mò - người không ở đó chỉ để tích luỹ tri thức - mà là người bản thân mình muốn tới cùng không gian đó, tới cùng phúc lạc đó, tới cùng phúc lành đó. Đệ tử đã lấy bước nhảy lượng tử từ học viên. Học viên quan tâm nhiều tới việc thu thập ngày càng nhiều thông tin; đệ tử quan tâm không vào thông tin mà vào biến đổi. Người đó muốn thay đổi thành con người khác, con người vượt ra ngoài tâm trí. Người đó có khả năng thấy được thân thứ hai, thân thưởng.
Thân thưởng thực sự tồn tại khi nhận ra việc thiền của bạn, im lặng của bạn, và mưa rào hoa lên bạn. Sự tồn tại hạnh phúc vô biên khi ai đó trở nên chứng ngộ, bởi vì việc chứng ngộ của một người thực sự làm lẩy cò cho việc chứng ngộ của nhiều người. Điều đó có thể trở thành một dây chuyền dài, có thể vắt qua nhiều thế kỉ. Chẳng hạn, điều đã được lẩy cò bởi chứng ngộ của Phật Gautam vẫn còn đang lẩy cò cho mọi người đi vào chứng ngộ. Hai mươi nhăm thế kỉ đã trôi qua, nhưng dây chuyền này vẫn tiếp tục. Nó là phản ứng dây chuyền.
Có rất ít tôn giáo trên thế giới này hiện vẫn còn sống. Thiền vẫn còn sống. Vẫn còn những người có thể được gọi là đương đại với Phật Gautam; họ được nối lại sâu sắc đến mức bạn không thể nào tách rời họ ra được, bởi thời gian hay bởi không gian.
Trong Mô ha mét giáo, chỉ một trường phái Sufi nhỏ là một phần đang sống; toàn bộ phần còn lại của tôn giáo đó đã chết. Nhưng Sufi giáo vẫn tiếp tục phản ứng dây chuyền. Vẫn có những người được thức tỉnh.
Trong Do Thái giáo, toàn thể tôn giáo này ngoại trừ một trường phái nhỏ Hassid, đều đã chết. Những người Hassid này đã mang ngọn đuốc qua nhiều thế kỉ. Họ vẫn tạo ra ngày càng nhiều người chứng ngộ.
Thật kì lạ, Hindu giáo và Ki tô giáo đều là những tôn giáo đã hoàn toàn chết. Họ thậm chí không có lấy một dòng truyền thừa nhỏ các thầy đang sống. Và họ là những tôn giáo rất lớn. Hindu giáo là tôn giáo già cỗi nhất trên thế giới và Ki tô giáo là tôn giáo lớn nhất trên thế giới, nhưng cả hai đều đã chết hoàn toàn. Chúng chỉ là gánh nặng xấu xí lên nhân loại. Không cái gì nở hoa trong vườn của họ cả; không hoa nào tới toả hương thơm. Chúng là những cái đèn không có ngọn lửa trong đó.
Người ta nói về Diogenes, một con người cùng tầm cỡ như Bồ đề đạt ma ... Nếu như họ gặp nhau, chắc đấy sẽ là sự gặp gỡ vĩ đại. Diogenes ở Hi Lạp. Ông ấy sống trần trụi; ông ấy có một thân thể đẹp đẽ đến mức che giấu nó sau quần áo sẽ thành tội lỗi. Hoàn toàn tốt để che giấu một thân thể xấu đằng sau quần áo nhưng một thân thể đẹp cần có sẵn cho bất kì ai muốn thấy cái đẹp này, sự cân xứng này. Diogenes là một trong những người đàn ông đẹp nhất. Ngay cả khi Alexander Đại Đế gặp ông ấy, ông ta chút ít cảm thấy bối rối - mặc dầu ông ta là người chinh phục thế giới, được so sánh với Diogenes ông ta là hoàn toàn nghèo nàn.
Diogenes không có gì, nhưng sự giầu có của ông ấy rạng ngời ra từ thân thể trần trụi của ông ấy. Diogenes thường mang một chiếc đèn, cho dù đó là ban ngày. Ông ấy bị coi là có chút ít gàn dở - hiển nhiên. Trong thế giới của những người không lành mạnh, bất kì ai lành mạnh đều nhất định bị coi là gàn dở chút ít. Và ông ấy làm cái gì đó bạn cũng cảm thấy có vẻ chút ít gàn dở. Với bất kì ai ông ấy gặp trên đường, ông ấy đều giơ chiếc đèn lên và nhìn tận mặt người đó. Và khi được hỏi, “Ông làm gì vậy, Diogenes? Đang giữa ban ngày ban mặt; ông không cần phải cầm đèn đang cháy,” ông ấy sẽ nói, “Không, tôi phải giữ cho nó cháy sáng. Tôi đang đi kiếm người đích thực.”
Khi ông ấy sắp chết, chiếc đèn vẫn bên cạnh ông ấy, ai đó hỏi, “Diogenes, cả đời mình ông đã đi tìm người đích thực. Điều gì xảy ra? Ông có gặp được người đích thực hay không?” Ông ấy nói, “Lạy trời, mặc dầu tôi chưa bao giờ gặp bất kì người đích thực nào tôi đã giữ được chiếc đèn của mình.”
Bởi vì thế giới này tinh ranh thế, đầy những kẻ trộm cắp, ngay cả việc giữ được chiếc đèn của người ta là điều may mắn rồi. Diogenes này là người đã thức tỉnh. Thực ra, ông ấy không nhìn vào mắt bạn đâu khi ông ấy giơ chiếc đèn lên, ông ấy đang biểu lộ mắt ông ấy đấy, để cho bạn có thể nhìn một cách rõ ràng vào mắt ông ấy, và có một người đích thực. Và nếu bạn đã nhìn vào trong mắt ông ấy, bạn sẽ biến đổi toàn bộ thành một con người mới.
Đệ tử nhìn vào mắt thầy. Người đó nhìn vào chính chiều sâu của mắt thầy. Đệ tử không quan tâm tới điều thầy đang nói, người đó quan tâm tới điều thầy đang là.
Thế thì người đó đi tới biết thân thứ hai của thầy; kho báu của thầy, thân thưởng của thầy. Toàn thể sự tồn tại đã mưa rào hàng triệu phần thưởng lên thầy. Nhưng vẫn còn bước thứ ba nữa. Con người của hiểu biết sâu sắc nhất đi tới biết đến thân thứ ba, thân sâu sắc nhất.
Học viên đi tới biết thân thứ nhất, đệ tử đi tới biết thân thứ hai còn người sùng kính đi tới biết thân thứ ba, thân thực, bản thể thực của phật. Lần nữa lại có bước nhảy lượng tử - từ đệ tử sang người sùng kính. Đệ tử tới rất gần, rất, rất gần, nhưng thậm chí sự gần gũi vẫn là khoảng cách. Người sùng kính đơn giản tan ra và hội nhập vào trong thầy. Người đó không ở gần, người đó trở thành một. Và trong cái một này người đó đi tới biết thân thực của người đã thức tỉnh.
Nhưng Bồ đề đạt ma nói: ba thân này và kinh nghiệm về ba thân này là của tâm trí bình thường. Thực tại, thậm chí không có đến một thân phật. Con người của chứng ngộ hoàn toàn là không ai cả - hay không người nào. Đó là nghĩa của không ai cả. Người đó là trống rỗng thuần khiết. Người đó chỉ là bầu trời thuần khiết không giới hạn gì. Cái vô hạn này chỉ được biết tới khi người ta trở thành vị phật.
Người sùng kính hội nhập với vị phật, nhưng theo một cách tinh vi người đó vẫn mang ý tưởng của mình, “Mình là người sùng kính, người yêu. Mình buông xuôi mọi thứ.” Một cái “tôi” rất tinh vi - gần như trên bờ vực của việc biến mất, nhưng nó vẫn có đó. Người đó vẫn chưa kinh nghiệm cái trống rỗng của thầy.
Có một câu chuyện về một thiền sư vĩ đại, Lin Chi. Cái ngày một trong những đệ tử của ông ấy sắp trở nên chứng ngộ... người đó đã đi trên con đường dài và thầy đã quan sát tiến bộ của người đó, và thầy biết rằng khi mặt trời lặn ngày hôm đó, trước lúc đó, đệ tử sẽ trở nên chứng ngộ. Người đó đã tới gần thế, cũng giống như con bướm bay ngày càng gần tới ngọn lửa của chiếc nến. Người ta có thể nói rằng không mấy chút thời gian nữa. Con bướm đã tới gần đến mức không mấy chốc nó sẽ rơi vào trong ngọn lửa và biến mất mãi mãi.
Lin Chi gọi đệ tử của mình tới và bảo người đó, “Nghe đây, ta đã từng đánh ông nhiều năm.” Đó là một phần của truyền thống thiền. Đó là truyền thống duy nhất nơi thầy được phép đánh đệ tử... bởi những lí do kì lạ, hay không bởi lí do nào hết cả. Chỉ thầy biết tại sao ông ấy đánh đệ tử: đôi khi đệ tử đem tới câu trả lời sai cho một câu hỏi, thế thì thầy tát trò.
Nhưng đôi khi các đệ tử đơn giản bị ngạc nhiên. Họ thậm chí không nói ra một lời và thầy bắt đầu tát họ và họ nói, “Thế này thì quá lắm bởi vì chúng tôi chưa nói gì cả.” Thầy nói, “Điều đó không thành vấn đề. Ta biết điều ông định nói, ta có thể đọc được điều đó trên khuôn mặt ông. Ta đã biết cách ông vào phòng... vậy sao phí thời gian làm gì? Trước hết ông sẽ phải nói mọi thứ và thế rồi ta sẽ phải đánh. Làm cho nó ngắn lại đi. Nhận lấy cú đánh đau và đi đi. Tìm ra câu trả lời đúng.”
Và một sự kiện nổi tiếng là khi đệ tử tìm ra câu trả lời đúng người đó không có gì để nói cả, bởi vì câu trả lời đúng không thể được nói ra. Chỉ câu trả lời sai có thể được nói.
Cho nên thỉnh thoảng Lin Chi đánh đệ tử này, và bỗng nhiên ông ấy gọi người đó lại. Người đó đang ngồi bên ngoài trời trong vườn, thiền về một công án mà người đó đã từng bị đánh nhiều lần. Đệ tử này nói, “Sao thầy gọi tôi? bởi vì tôi không có gì để nói cả.” Và trước khi đi vào cửa phòng thầy người đó nói rõ ràng, “Tôi không có gì để nói cả, cho nên đừng bắt đầu tát tôi. Và tôi không tới theo cách riêng của tôi; thầy đã gọi tôi tới.”
Lin Chi nói, “Điều đó đúng. Ông đã không tới, ta đã gọi ông, nhưng ta sẽ tát hoàn toàn giống như trước bởi một lí do hoàn toàn khác hôm nay. Lại gần đây.”
Đệ tử này nói, “Điều này đi quá xa rồi. Tôi đã được bảo rằng khi ông không có gì để nói, ông không thể bị tát. Thầy phá ngay cả qui tắc đó.” Thầy nói, “Đừng phí thời gian. Lại gần đây. Ta đang định tát ông bởi vì sau hôm nay ta sẽ không có khả năng tát ông lần nữa được. Hôm nay ông sẽ trở nên chứng ngộ, cho nên đây là cơ hội cuối cùng. Để cho ta có một cú mạnh... Ngày mai ông có thể tát ta - ông sẽ có quyền ấy - nhưng hôm nay là cơ hội cuối cùng của ta.” Và ông ấy tát đệ tử.
Đây là một truyền thống hay. Nó biểu lộ tình yêu lớn lao. Thầy đánh đệ tử không bởi lí do nào hết cả, chỉ bởi vì người đó sắp trở nên chứng ngộ hôm nay và từ ngày mai thầy sẽ không có khả năng đánh người đó nữa...! Đệ tử trở nên chứng ngộ vào ngày đó và ngày hôm sau khi đệ tử tới gặp thầy, thầy đóng cửa lại. Thầy nói, “Ông có thể nói bất kì điều gì ông muốn nói từ bên ngoài phòng, bởi vì ta là một lão già. Ông phải hiểu rằng việc tát ta là không đúng, cho nên từ giờ trở đi cửa sẽ vẫn còn đóng đối với ông. Ông có thể nói bất kì điều gì ông muốn nói to lên một chút từ bên ngoài.”
Khoảnh khắc một người sùng kính thậm chí quên mất rằng mình hiện hữu, rằng không ý tưởng gì về cái tôi đây nảy sinh trong người đó, thế thì người đó đi tới biết rằng vị phật không có thân chút cả. Vị phật đó là không ai cả; ông ấy đơn giản là im lặng thuần khiết, trống rỗng, con số không toàn bộ.
Nhưng thực tế, thậm chí không có tới một thân phật nào, nói gì tới ba. Việc nói về ba thân này đơn giản được dựa trên hiểu biết của con người, điều có thể là nông cạn, trung bình hay sâu sắc.
Người của hiểu biết nông cạn tưởng tượng họ đang chồng chất phúc lạc và nhận lầm thân biến đổi là vị phật. Người của hiểu biết trung bình tưởng tượng họ đang đặt sự chấm dứt cho đau khổ và nhận lầm báo thân là vị phật. Còn người có hiểu biết sâu sắc tưởng tượng mình đang kinh nghiệm phật tính và nhận lầm pháp thân là vị phật. Nhưng người có hiểu biết sâu sắc nhất nhìn vào bên trong, không bị phân tán bởi cái gì cả. Vì một tâm trí hay tốt hơn, vô trí, sáng tỏ là vị phật, họ đạt tới hiểu biết về vị phật mà không dùng tâm trí...
Cá nhân tạo ra nghiệp.
Trước khi chúng ta đi vào kinh này, bạn phải hiểu từ nghiệp karma này. Nó có nghĩa là hành động. Nhưng hành động có thể có hai kiểu: hoặc nó có thể là phản ứng hoặc nó có thể là đáp ứng.
Ai đó xúc phạm bạn. Bạn trở nên giận dữ - người đó đã nhấn phím của bạn. Thực ra người đó là chủ, bạn đang hành xử như một nô lệ. Người đó đã xoay xở để tạo ra giận dữ trong bạn. Người đó đang trong điều khiển. Nếu người đó muốn thay đổi tình huống người đó có thể nói, “Tôi lấy làm tiếc,” và mọi sự sẽ khác. Bạn chỉ là nạn nhân; bạn không có quyền nào điều khiển tình huống này. Khi ai đó xúc phạm bạn, bạn ngay lập tức phản ứng từ kinh nghiệm quá khứ của mình.
Phản ứng này thực sự là nghiệp.
Nó là lực kết ghép, nó tạo ra xiềng xích cho bạn.
Nhưng đáp ứng là điều khác toàn bộ với phản ứng. Đáp ứng không được tạo ra bởi người khác. Người đó xúc phạm bạn, người đó lăng mạ bạn - bạn nghe người đó, người đó đang đưa ra phát biểu nào đó về bạn. Người của hiểu biết, người của nhận biết, người của thiền sẽ đơn giản lắng nghe điều đó. Người kia đang đưa ra phát biểu nào đó... tốt hay xấu, điều đó không phải là mối bận tâm của khoảnh khắc đó. Trước hết bạn lắng nghe người đó mà không đi ngay vào phản ứng. Bạn cho phép nhận biết của mình tựa như tấm gương phản xạ bất kì cái gì người đó đang nói, hay bất kì cái gì người đó đang làm. Và từ nhận biết tựa tấm gương của bạn, ngay lập tức, trong hiện tại, không từ kinh nghiệm quá khứ, đáp ứng nào đó tới.
Người đó đang bảo bạn rằng bạn tham, người đó đang bảo bạn rằng bạn xấu, người đó đang bảo bạn rằng bạn bẩn. Và nếu bạn lắng nghe một cách im lặng, không có gì để giận cả. Hoặc là người đó đúng hoặc là người đó sai. Nếu người đó đúng, bạn phải biết ơn người đó. Bạn phải nói với người đó, “Cám ơn bạn, bạn có từ bi lớn lao. Bạn đã làm cho tôi nhận biết về những điều mà tôi còn chưa nhận biết. Xin bạn luôn nhớ, bất kì khi nào bạn thấy cái gì đó trong tôi, bảo tôi. Đừng cảm thấy rằng tôi sẽ bị xúc phạm. Tôi bao giờ cũng vẫn còn biết ơn.”
Hay nếu bạn thấy rằng người đó sai, bạn có thể đơn giản nói, “Tôi đã nghe phát biểu của bạn nhưng chúng không đúng. Và về cái gì đó không đúng, sao tôi phải phản ứng lại làm gì? Bạn sẽ phải xem lại. Xem lại phát biểu của bạn và thế thì chúng ta sẽ thấy. Nhưng như tôi có thể thấy, không có gì đúng trong chúng cả và tôi không cần phải bị xúc phạm bởi lời dối trá.” Chỉ có hai phương án này.
Bố của George Gurdjieff chết và lúc đó ông ấy mới chín tuổi. Người bố nghèo nhưng là một người rất hoà hợp, con người của nhận biết vô biên. Ông ấy gọi Gurdjieff tới và nói, “Nghe đây. Con còn quá trẻ để hiểu điều bố nói, nhưng nhớ lấy nó. Không bao lâu con sẽ có thể hiểu nó, và nếu con có thể bắt đầu hàng động tương ứng, bắt đầu hành động đi sao cho con không quên. Bố không có gì khác để cho con cả; không tiền, không nhà, không đất.” Ông ấy là dân du cư. “Bố đang trao cho con qua bạn bè bố, nhưng nhớ lấy, đây là kho báu duy nhất bố có thể trao cho con như đồ thừa kế. Và lắng nghe cho cẩn thận; đây là những lời cuối cùng của bố con - kinh nghiệm cả cuộc đời của bố con.”
Một đứa trẻ chín tuổi... ông ấy tới gần để nghe ông bố già và người bố nói, “Nó là điều rất đơn giản: Nếu ai đó xúc phạm con, lắng nghe một cách im lặng, chăm chú, từng chi tiết về điều người đó đang nói - các ẩn ý là gì. Và thế rồi bảo người đó, ‘Tôi biết ơn rằng anh đã quan tâm nhiều thế tới tôi. Sau hai mươi tư giờ nữa tôi sẽ tới và đáp lại anh. Tôi không thể đừng được điều đó, bởi vì người bố đã mất của tôi đã làm điều đó thành điều kiện với tôi rằng chỉ sau hai mươi tư tiếng xem xét tôi mới được phép trả lời.”
Và trong tuổi già riêng của mình, Gurdjieff đã nói với đệ tử của ông ấy, “Nguyên tắc đơn giản này đã giúp tôi nhiều lắm, bởi vì sau hai mươi bốn giờ ai còn giận nữa? Và sau khi xem xét hai mươi bốn giờ, hoặc người ta thấy người kia là đúng - và nếu người ấy là đúng thế thì không cần phải bận tâm, tốt hơn cả là tự thay đổi bản thân mình - hay nếu người đó sai. Thế nữa cũng không cần bị bận tâm. Đấy là vấn đề của người kia, đâu phải là vấn đề của bạn.”
Một người hoàn toàn thức tỉnh vẫn còn không bị ô uế bởi bất kì cái gì người ấy làm, bởi vì đấy là đáp ứng. Đấy là phản xạ thuần khiết từ một tấm gương, không phán xét. Nó không tới từ quá khứ, nó tới từ tâm thức hiện tại. Nhưng bất kì cái gì tới từ kinh nghiệm quá khứ của bạn sẽ tạo ra xiềng xích cho bạn.
Tại phương Đông, trong mười nghìn năm chúng ta đã từng nghĩ về điều đó, thực nghiệm với nó. Đấy là điều duy nhất mà toàn thể phương Đông và các thiên tài của nó vẫn còn tham dự vào: làm sao con người có thể đi tới giai đoạn mà hành động của người đó không tạo ra bất kì tù túng nào cho người đó, không tạo ra việc sinh nữa cho người đó – làm sao tâm thức có thể được tạo ra nơi người ta có thể hành động mà không hành động, và nơi không cái gì làm nhiễm bẩn bản thể người đó.
Cá nhân tạo ra nghiệp. Nghiệp không tạo ra cá nhân...
Cho nên điều đó là ở trong tay bạn. Bạn không phải là sản phẩm phụ của hành động của bạn. Bạn còn lớn hơn rất nhiều so với hành động của bạn, tốt hay xấu, bạn bao giờ cũng lớn hơn. Và việc thay đổi mọi thứ là ở trong tay bạn.
Phương Đông đã cực kì kính trọng đối với cá nhân và đã trao cho cá nhân quyền năng lớn nhất đối với định mệnh riêng của mình điều không được trao bất kì nơi nào khác trên thế giới. Tại phương Đông không có cứu tinh. Bạn là cứu tinh. Không ai khác có thể làm điều đó cho bạn.
Sẽ thực sự là xấu nếu ai đó khác có thể cứu bạn. Thế thì thậm chí bản thể riêng của bạn, được cứu hay chuộc, cũng là một loại nô lệ.
Và nếu ai đó khác có thể cứu bạn, ai đó khác có thể đẩy bạn trở lại bánh xe sinh tử, bởi vì bạn chỉ là con rối. Mọi tôn giáo tin vào cứu tinh đều thu con người thành con rối. Họ lấy đi tự do và nhân phẩm và lòng tự hào về việc là một con người cá nhân.
Bồ đề đạt ma đang nói: Cá nhân tạo ra nghiệp. Bạn có thể tạo ra địa ngục cho bản thân mình, bạn có thể tạo ra cõi trời, hay bạn có thể vượt ra ngoài cả hai điều này. Việc vượt ra ngoài cả hai điều này không tồn tại trong Do Thái giáo, trong Mô ha mét giáo, trong Ki tô giáo. Đó là đóng góp đặc biệt của các nhà huyền môn phương Đông. Địa ngục và cõi trời tồn tại như những giả thuyết trong Ki tô giáo, trong Mô ha mét giáo, trong Do Thái giáo. Nhưng moksha, việc vượt ra ngoài cõi trời và địa ngục... bởi vì địa ngục là khổ còn cõi trời là sướng, nhưng sướng quá trở thành chán sau một thời gian. Không lãnh tụ tôn giáo phương Tây nào đã bao giờ nghĩ tới điều đó, rằng sướng sau một thời gian trở thành chán. Bạn có thể chịu đựng hạnh phúc được bao lâu? Cũng như đau, sau một thời gian dài, trở thành bạn đồng hành... không có nó bạn cảm thấy điều gì đó bị thiếu.
Tôi có biết một người đã từng chịu đựng chứng đau đầu, đau nửa đầu, đến gần mười năm. Tôi hay vào trong núi và ông ta cũng là giáo sư trong cùng trường đại học nơi tôi đã là giáo sư. Có lần ông ta hỏi tôi, “Tôi có thể đi cùng ông được không?” Tôi không bao giờ thích bất kì ai đi cùng mình, bởi vì tôi định đi ra khỏi thành phố chỉ để tránh mọi kẻ ngốc - và kẻ ngốc này không chỉ là kẻ ngốc, ông ta còn bị đau nửa đầu nữa! Tôi nói, “Trời đất,” nhưng tôi nói, “Được thôi. Nói không với ông có vẻ rất không tử tế. Ngồi xuống đi, nhưng đừng nói về chứng đau nửa đầu bởi vì tôi bị dị ứng.”
Ông ta nói, “Loại dị ứng gì vậy?”
Tôi nói, “Nếu bất kì ai nói với tôi về bệnh tật của người đó, tôi trở nên ốm theo cùng bệnh đó.”
Ông ta nói, “Tôi chưa bao giờ nghe nói bệnh dị ứng như vậy tồn tại cả.”
Tôi nói, “Vấn đề không phải là nghe nói, tôi là một ví dụ - Đây không phải là vấn đề sách vở. Đừng nói tới chứng đau nửa đầu!”
Thế là tôi đem ông ta lên núi. Đấy là mùa xoài, và núi non đầy những vị ngọt ngào của xoài. Tôi có thói quen trèo lên cây từ thời còn thơ ấu. Tôi đã bị ngã từ trên cây xuống không biết bao nhiêu lần đến mức bố tôi phải bảo tôi, “Bây giờ là lúc con phải chấm dứt đi.” Tôi hay nói, “Con đã bị ngã không biết bao nhiêu lần đến mức con đã gần thành chuyên gia về ngã. Bố không phải lo lắng. Con không phải là người mới bắt đầu. Con ngã có phương pháp nào đó, đó là lí do tại sao con vẫn sống.”
Thế là tôi đem người này tới một cây xoài có những quả rất chín và nhiều vẹt - vẹt thích xoài - và tôi bảo ông ta, “Ông đi cùng với tôi, trèo lên cây.”
Ông ta nói, “Cái gì?”
Tôi nói, “Ông trèo lên đi.”
Ông ta nói, “Tôi chưa bao giờ trèo cây cả.”
Tôi nói, “Thì cứ thử xem sao. Đấy sẽ là cuộc phiêu lưu cho ông đấy.”
Và ông ta ngã nhào khỏi cây. Tôi phải xô lại, trèo xuống cây. Ông ta trông rất vui vẻ. Ông ta nói, “Kì lạ thật. Tôi bị chứng đau nửa đầu và bởi việc ngã khỏi cây mà nó đã biến mất.”
Tôi nói, “Đôi khi điều đó xảy ra đấy, nhưng đừng làm cho nó thành thực hành. Và đừng kể với ai cả, bởi vì điều đó có thể không xảy ra cho ai đó khác. Đấy chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.” Nhưng chứng đau nửa đầu biến mất.
Và sau bẩy ngày ông ta gặp tôi và ông ta nói, “Tôi thiếu chứng đau nửa đầu rồi.”
Tôi nói, “Trước hết, ông đã liên tục phàn nàn về chứng đau nửa đầu, mà bây giờ ông thấy thiếu nó sao?”
Ông ta nói, “Tôi chưa bao giờ biết rằng tôi sẽ thiếu nó. Bây giờ tôi không có gì để nói cả; đau nửa đầu là toàn thể triết lí của tôi. Và bởi vì đau nửa đầu mà tôi được thông cảm của mọi người khác. Bây giờ không ai thông cảm với tôi cả!”
Tôi nói, “Thế thì điều duy nhất là, chúng ta lại có thể đi lên núi, trèo lên cây và ngã. Có lẽ - tôi không thể chắc chắn được bởi vì không có khoa học trong đó - có lẽ chứng đau nửa đầu sẽ trở lại.”
Ông ta nói, “Tôi sẽ phải nghĩ về điều đó bởi vì điều đó thực sự là khó. Cái đau thật tồi tệ.”
Nhưng ngày hôm sau ông ta bảo tôi, “Tôi sẵn sàng bởi vì không có chứng đau nửa đầu tôi không thể sống được. Tôi cảm thấy trống rỗng thế bởi vì tôi đã sống mười năm với chứng đau nửa đầu này.”
Và bạn sẽ không ngạc nhiên nếu bạn quan sát hành vi của riêng mình!
Có những người hút thuốc và biết họ đang thiêu đốt phổi mình. Họ biết họ đang phá hủy sức khoẻ của mình... nhưng điều đó không tạo ra khác biệt gì. Trong vài quốc gia chính phủ thậm chí đã quyết định rằng các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng phải ghi lên trên bao thuốc rằng nó là nguy hiểm cho sức khoẻ. Ban đầu các công ti thuốc lá phản đối bất kì luật nào như vậy được thông qua, bởi vì điều này có thể phá huỷ toàn thể việc kinh doanh của họ. Ai còn định mua thuốc lá nữa khi người ta đã viết lên trên bao thuốc rằng nó chống lại sức khoẻ của bạn? “Ý kiến của y tế là ở chỗ nó nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn,” hay cái gì đó giống thế.
Nhưng chính phủ đã thông qua luật và mọi người đã hút thuốc vẫn cứ hút thuốc, và số người hút thuốc cứ tăng lên. Điều đó không tạo ra khác biệt gì. Luật này là hoàn toàn vô nghĩa. Con người trở nên quen thuộc với bất kì cái gì. Thế thì rất khó, cho dù nó là nguy hiểm, cho dù nó đang giết chết bạn, cho dù người ta đã chứng minh rằng nó sẽ gây ra ung thư cho bạn... Bạn thà bị ung thư còn hơn thay đổi thói quen của mình.
Nhưng Bồ đề đạt ma đang nói: Bạn là người chủ định mệnh của mình. Bạn có thể thay đổi được mọi hành động, bạn có thể thay đổi được mọi thói quen. Bạn có thể thay đổi điều bạn nghĩ mà đã trở thành bản tính thứ hai của bạn và bạn có thể tạo ra một cá nhân mới toàn bộ, tươi tắn và trẻ trung, với nhiều nhận biết hơn, với nhiều hiểu biết hơn, với nhiều phúc lạc hơn, với cực lạc lớn lao.
Chỉ ai đó hoàn hảo không tạo ra nghiệp trong kiếp sống này và không nhận phần thưởng nào.
Ai hoàn hảo? Người duy nhất hoàn hảo là người có tâm thức đã tống khứ mọi vô thức khỏi bản thể mình. Ngay bây giờ chỉ một phần mười tâm thức bạn là có ý thức còn chín phần mười là vô ý thức.
Người hoàn hảo là người có toàn thể bản thể, cả mười phần, là tuyệt đối có ý thức và tràn đầy ánh sáng. Không có bóng tối trong trái tim người đó. Trong chính chiều sâu và im lặng của trái tim người đó không có gì ngoài an bình, im lặng, ánh sáng, vui vẻ. Người như vậy là hoàn hảo và người như vậy có thể làm bất kì cái gì. Không cái gì bị gắn vào người đó cả. Người đó không tạo ra nghiệp, người đó không tạo ra xiềng xích, người đó không tạo ra cuộc sống mới. Người đó đã đi tới chính điểm cuối của con đường.
Người hoàn hảo, người chứng ngộ, không được sinh ra nữa. Điều gì xảy ra cho tâm thức người đó? Nó trở thành một phần của vũ trụ, cũng giống như giọt sương trượt từ lá sen vào trong đại dương. Hoặc giọt sương trở thành đại dương, hoặc đại dương trở thành giọt sương. Bạn có thể nói điều này theo cả hai cách đó. Nhưng đây là mục đích của tất cả tính tôn giáo, việc trượt của giọt sương vào trong đại dương.
Kinh nói, ‘Người không tạo ra nghiệp nào đạt tới Pháp’
Người hoàn toàn có ý thức thì biết tới tự tính của mình.
Đó là ý nghĩa của pháp.
Khi ông tạo ra nghiệp, ông được tái sinh cùng với nghiệp của mình. Khi ông không tạo ra nghiệp, ông tan biến theo nghiệp của mình...
Ai đó hiểu giáo huấn này của hiền nhân là hiền nhân. Ai đó hiểu giáo huấn của người hữu tử là người hữu tử.
Bạn có thể là học viên của triết gia lớn, nhưng ông ta không phải là người bất tử. Ông ta sợ chết như bạn, hay có lẽ còn sợ hơn, bởi vì ông ta đang nghĩ nhiều hơn về sống, chết, sinh. Ông ta càng nghĩ nhiều, ông ta càng tạo ra hoang tưởng.
Sigmund Freud đã nghĩ nhiều về cái chết chỉ bởi vì ông ấy nghĩ về dục. Dục là một mặt của cuộc sống, cái bắt đầu. Và chết là mặt bên kia của cuộc sống, cái kết thúc. Người nghĩ về dục không thể nào tránh khỏi việc nghĩ về cái chết. Người đó phải nghĩ vậy. Dục và chết được gắn với nhau sâu sắc thế.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng ở Nam Phi có một loài nhện: con đực làm tình chỉ một lần trong đời bởi vì cơ hội tiếp không bao giờ phát sinh. Trong khi nó làm tình, con nhện cái bắt đầu ăn nó. Nó có chân dài và con nhện cái bắt đầu ăn từ chân nó. Và nó đang trong cực lạc thế, nó không trong ý thức của mình. Và lúc cực thích của nó kết thúc, nó cũng bị kết thúc. Mọi con nhện đều biết rằng điều này xảy ra hàng ngày - nhưng làm gì? Chẳng chóng thì chầy mọi con nhện đều thấy mình bị mắc bẫy vào cùng một điều. Dục và chết tới rất gần nhau trong loài đó. Nó không gần như thế đối với con người, nhưng nó không phải là rất xa xôi. Dục là bắt đầu của chết.
Sigmund Freud sợ chết đến mức ông ấy cấm bất kì ai không được tạo ra bất kì thảo luận gì về cái chết trước ông ấy. Và ông ấy có hàng trăm đệ tử. Có lẽ trong cả thế kỉ này ông ấy là một trong những thầy giáo vĩ đại nhất. Ông ấy đã tạo ra nghề phân tâm lớn lao, và những người đã học về phân tâm từ ông ấy khoe khoang về sự kiện rằng họ là đệ tử của thầy nguyên thuỷ, người sáng lập ra bản thân phân tâm học.
Nhưng họ không biết rằng Sigmund Freud sợ chết đến mức ngay cả việc nhắc tới điều đó, ba lần trong đời ông ấy, ông ấy đều ngất xỉu. Ông ấy trở nên bất tỉnh chỉ bởi vì ai đó nhắc tới từ ‘chết’. Ngay cả từ này đã nhắc nhở ông ấy về cái chết của riêng mình. Ông ấy không bao giờ đi qua bất kì nghĩa địa nào; cho dù ông ấy có phải đi xa thêm vài dặm để tránh nghĩa địa ông ấy sẽ đi, nhưng ông ấy sẽ không bao giờ đi tới nghĩa địa. Ông ấy không bao giờ đi tới nghĩa địa để nói lời chào tạm biệt cuối cùng với người bạn đã chết, không bao giờ! Ông ấy chỉ tới có một lần, nhưng thế rồi ông ấy không bao giờ quay lại nữa.
Bồ đề đạt ma đang nói: Ai đó hiểu giáo huấn của người hữu tử là người hữu tử. Người hữu tử có thể vứt bỏ giáo huấn của người hữu tử và đi theo giáo huấn của hiền nhân trở thành hiền nhân.
Vứt bỏ giáo huấn của những người không biết rằng có cuộc sống bên ngoài cái chết. Thế thì họ không biết gì chút nào. Mọi tri thức của họ đơn giản là lời nói, chán ngắt thế. Thực ra, nó chỉ là rác rưởi và phân.
Nếu bạn muốn là một đệ tử, ít nhất chọn ai đó biết tới cái gì đó bên ngoài cái chết. Và người biết tới cái gì đó bên ngoài cái chết thì nhất định là người biết cái gì đó bên ngoài tâm trí, bởi vì chúng là cùng một kinh nghiệm.
Nhưng những kẻ ngu xuẩn của thế giới này ưa thích tìm hiền nhân từ xa xôi.
Đấy là một phát biểu rất có ý nghĩa. Nhưng những kẻ ngu xuẩn của thế giới này ưa thích tìm hiền nhân từ xa xôi. Có những người tôn thờ Phật Gautam, hai mươi nhăm thế kỉ xa rồi. Không có sợ; Phật không thể làm gì được bạn cả.
Đối diện với phật sống là nguy hiểm. Ông ấy có thể tràn ngập bạn.
Nhưng tôn thờ một Phật, người đã chết hai mươi nhăm thế kỉ rồi... Bạn có thể mang tượng Phật tới bất kì chỗ nào bạn muốn và bạn có thể làm bất kì cái gì mình muốn với bức tượng đó; bức tượng không thể làm gì bạn được. Nhưng vị phật sống là nguy hiểm. Trong tiếp xúc với ông ấy là nguy hiểm thường xuyên, bởi vì ông ấy đang đưa bạn hướng tới mục đích nơi bạn sẽ biến mất. Bạn sẽ hiện hữu, nhưng chỉ tâm thức thuần khiết, không phải là bản ngã.
Upanishad nói rằng thầy đích thực là cái chết. Ông ấy giết chết đệ tử như một bản ngã. Ông ấy làm cho đệ tử trở thành cái không.
Kẻ ngu rất thích tôn thờ Jesus, nhưng người đương đại với Jesus đã đóng đinh ông ấy. Đó là một thế giới rất kì lạ. Thậm chí không có việc nhắc tới tên của Jesus trong sách vở đương đại với ông ấy. Ngoại trừ với đệ tử riêng của ông ấy, không ai thậm chí đã ghi chép về ông ấy. Thực kì lạ... một người như thế, con người mà người đương đại không thể nào dung thứ cho sống - khi ông ấy mới chỉ có ba mươi ba họ đã đóng đinh ông ấy - nhưng họ thậm chí không nhắc tới tên ông ấy. Vậy mà sau hai nghìn năm, một nửa thế giới là người Ki tô giáo... kì lạ! Và nếu như Jesus Christ có tới ngày nay, cũng cùng những người Ki tô giáo đó sẽ lại đóng đinh ông ấy lần nữa.
Tôi đã nghe nói rằng tại một nhà thờ New York, vào sáng chủ nhật, ông giám mục tới sớm hơn chút ít để xem mọi việc sắp đặt có ổn thoả hay không, bởi vì chỉ vào ngày chủ nhật người Ki tô giáo trở thành tôn giáo. Đấy là tôn giáo chủ nhật. Khi ông giám mục bước vào ông ta thấy một thanh niên trông đích xác hệt như Jesus Christ. Tim ông ấy lặng đi. Ông ấy ngã nhào suýt chết. “Lạy chúa tôi, sao ngài tới đây? Ngài vẫn chưa học được bài học nào. Khi ngài tới lần trước, mọi người đã làm gì ngài - và lần nữa ngài quay lại! Nhưng tốt hơn cả phải hỏi xem người đó là ai. Có lẽ người đó chỉ là một tên hippy trông giống Jesus thôi.” Cho nên ông ấy tới gần người đó và hỏi, “Ông là ai?”
Jesus nhìn ông ta rồi ngài nói, “Đây là một câu hỏi kì lạ. Ông đại diện cho ta trên trái đất này và ông lại không nhận ra ta sao? Ta là Jesus Christ.”
Ông giám mục lập tức điện thoại về Vatican cho giáo hoàng nói, “Ông nghĩ tôi phải làm gì đây? Jesus Christ đang ở đây trong nhà thờ này.”
Giáo hoàng nói, “Tôi bị hành hạ quá nhiều với cả nghìn lẻ một nỗi lo nghĩ, rồi ông đem thêm nỗi lo nữa. Ông không thể hình dung ra phải làm gì sao? Điều đầu tiên là báo cảnh sát. Và điều thứ hai là ra vẻ bận rộn.”
Nếu Jesus Christ mà quay lại, ông ấy sẽ không được đối xử khác gì mấy với cách thức ông ấy đã bị đối xử trước đây. Đó là lí do tại sao ông ấy không quay lại; bằng không ông ấy đã hứa, “Ta sẽ quay lại sớm thôi.” Hai nghìn năm rồi và cái sớm thôi ấy vẫn không chấm dứt. Bất kì người thông minh nào cũng sẽ không quay lại; thế đã là đủ rồi. Một kinh nghiệm là đủ.
Người đương đại bao giờ cũng xử tệ với những người của nhận biết, với những người đã chứng ngộ. Và cùng những người đó bao giờ cũng tôn thờ các vị thánh chết, hiền nhân chết, nhà tiên tri chết, vị cứu tinh chết.
Đã có ít nhất năm toan tính được thực hiện trong cuộc đời của Phật Gautam khi ông ấy còn sống. Bây giờ có nhiều tượng Phật Gautam trên thế giới hơn bất kì người nào khác. Và cùng những người đó đã năm lần định giết ông ấy.
Nhưng những kẻ ngu xuẩn của thế giới này ưa thích tìm hiền nhân ở xa xôi.
Bởi vì ở gần là nguy hiểm, họ có thể làm thay đổi bạn.
Và không ai muốn bị thay đổi cả.
Họ không tin rằng trí huệ của tâm trí riêng của họ là hiền nhân.
Và thực tại là, bạn không phải nhìn ra xa xôi theo thời gian hay không gian. Bạn chỉ phải nhìn vào trong, và chính khoảnh khắc này bạn có thể tìm thấy người thức tỉnh. Chính khoảnh khắc này bạn có thể tìm thấy vị phật... không phải hai mươi nhăm thế kỉ trước; không cần đi xa đến thế. Và không có cách nào để đi ngược lại. Thượng đế đã quên, khi ngài làm ra thế giới, không đặt bánh răng ngược vào. Bạn đơn giản đi tới, chỉ có đi tới.
Ngay cả Henry Ford đã quên không đặt bánh răng ngược trong chiếc xe đầu tiên mà ông ấy làm như một mô hình. Nếu Thượng đế có thể quên, Henry Ford phải được phép quên chứ! Và khi ông ấy ngồi vào xe của mình, thế thì ông ấy nhận ra rằng đây là vấn đề rất khó. Nếu bạn đi quá nhà mình một mét rưỡi, thế thì bạn phải đi vòng quanh cả thành phố để về nhà, để quay lại. Chính thiên tài của Henry Ford là tạo ra bánh răng ngược. Thượng đế thậm chí đến bây giờ đã không học được điều đó. Nhưng ông ấy phải gặp Henry Ford ở đó, để đặt bánh răng ngược sao cho bạn có thể đi tới gặp Jesus Christ, hay Phật Gautam, hay Mahavira, hay Krishna.
Nhưng cảm giác của tôi là ở chỗ cho dù có sẵn bánh răng ngược, không ai sẽ dùng nó bởi một lẽ đơn giản rằng đối diện với những cá nhân khổng lồ như vậy cần phải can đảm, cần dũng cảm. Và dũng cảm lớn nhất trong thế giới này là trải qua việc biến đổi từ là người hữu tử thành là thượng đế bất tử.
Kinh nói, “Trong những người không hiểu biết, đừng thuyết giảng kinh này.”
Nhưng bạn có thể thuyết giảng nó ở đâu? Nếu mọi người có hiểu biết, họ không cần kinh này. Chỉ những người không hiểu biết cần kinh này. Cho nên tôi không thể đồng ý với kinh này mà nói, “Trong những người không hiểu biết, đừng thuyết giảng kinh này.”
Cứ từ bi, thuyết giảng cho mọi người. Nếu họ có thể hiểu được, tốt. Nếu họ không thể hiểu được, có lẽ hạt mầm nào đó có thể rơi vào trong tim họ không có việc biết của họ. Và thế rồi một ngày nào đó xuân tới; nó có thể nảy mầm. Có lẽ họ có thể không nghe bạn, nhưng ai đó lại cứ lặp lại cùng một điều... họ có thể cảm thấy rằng họ đã nghe nó trước đây, phải có cái gì đó trong nó.
Không, người ta phải liên tục lặp đi lặp lại cho những người không có hiểu biết, bởi vì nếu họ là những người không hiểu biết, có mầm mống ngủ trong họ về khả năng của hiểu biết. Bạn chỉ cứ huých vào đó. Họ cần chỉ một chút ít huých vào, chút ít lặp lại thêm nữa về thông điệp này để đạt tới trái tim họ. Họ có xương sọ dầy.
Nhưng đừng nghe bất kì lời kinh nào dạy bạn điều không tốt, dạy bạn không từ bi.
... Kinh nói, “Khi ông thấy rằng mọi hình tướng đều không là hình tướng, ông thấy như lai.”
Khoảnh khắc tâm trí biến mất với mọi ảo tưởng và mơ mộng cùng ý nghĩ và tưởng tượng của nó, bạn thấy bên trong bản thân mình sự thức tỉnh, điều bạn có thể gọi là vị phật, bạn có thể gọi là Christ. Đây đơn giản là cái tên. Nhưng một điều là chắc chắn: khoảnh khắc tâm trí bạn biến mất, cái gì đó thiêng liêng xuất hiện trong bạn và bắt đầu lớn lên thành cây khổng lồ với tán lá lớn, với hoa lớn, với quả lớn.
Vô số cánh cửa tới chân lí tất cả đều tới từ tâm trí. Khi hình tướng của tâm trí là trong suốt như không gian, chúng biến đi...
Khi người hữu tử sống họ lo về chết. Khi họ no họ lo về đói. Cơn đói của họ là Điều không chắc chắn vĩ đại. Nhưng các hiền nhân không xét tới quá khứ.
Bởi vì quá khứ không còn nữa... Và họ không lo nghĩ về tương lai. Bởi vì tương lai còn chưa có...
Họ không níu bám lấy hiện tại.
Bởi vì hiện tại được cảm thấy từ mọi khoảnh khắc... phỏng có ích gì mà níu bám? Níu bám sẽ đem bạn tới khổ. Cho nên họ không nghĩ về quá khứ... nó qua rồi. Họ không níu bám lấy hiện tại... nó đang diễn ra. Và họ không nghĩ về tương lai... nó còn chưa tới. Không ích gì mà nghĩ về nó. Nó có thể tới, nó có thể không tới.
Từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia họ đi theo Đạo.
Ngay trong phát biểu này có ẩn chứa toàn thể bí mật của tôn giáo... Từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia họ đi theo Đạo. Trong nhận biết và tự phát đầy đủ, khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia, họ cứ sống vui vẻ, an bình, im lặng. Dần dần, khi im lặng của họ sâu sắc thêm, khi hiểu biết của họ sâu sắc hơn, khi nhận biết của họ đạt tới đỉnh cao nhất, từng khoảnh khắc đều trở thành thiên đường. Thế thì họ không nghĩ về thiên đường ở đâu đó trên mây.
Thế thì thiên đường là ở đây. Thế thì thiên đường là bây giờ.
Được chứ Maneesha? Vâng, thưa Osho