Chương 3. Phá vỡ bốn lớp xi

Chương 3. Phá vỡ bốn lớp xi

Price:

Read more

Osho - Biến chuyển Mật Tông
Chương 3. Phá vỡ bốn lớp xi


Khi nhận biết cao hơn, họ dạy điều họ kinh nghiệm bên trong. Điều giam hãm họ, họ sẽ gọi là giải phóng. Món nữ trang thuỷ tinh mầu xanh, đối với họ là viên ngọc vô giá. Bị ảo tưởng, họ không biết phân biệt viên ngọc với cái họ cứ tưởng là ngọc.
Họ coi đồng là vàng. Bị ràng buộc với suy nghĩ lan man, họ tưởng ý nghĩ này là thực tại tối thượng. Họ mong mỏi hoan lạc được kinh nghiệm trong giấc mơ. Họ gọi thâm-tâm mau tàn là niềm phúc lạc tối cao vĩnh viễn.
Bằng biểu tượng EVAM họ nghĩ việc tự tẩy rửa được đạt tới. Theo những tình huống khác nhau đòi hỏi bốn lớp xi họ gọi điều họ đã tưởng tượng là tính tự phát. Nhưng đây là nhìn vào sự phản xạ trong gương.
Như dưới sức mạnh của ảo tưởng bầy hươu xô  về nguồn nước trong ảo tưởng không nhận ra, cho nên ảo tưởng không làm dịu đi cơn khát của chúng, chúng bị gắn vào xiềng xích và tìm thấy hoan lạc trong chúng, nói rằng tất cả đều là thực tế tối thượng.
Mật tông là siêu việt. Nó không si mê mà cũng chẳng kìm nén. Nó là việc đi trên dây, nó là một trong những sự quân bình lớn nhất. Nó không dễ dàng như nó có vẻ thế, nó cần có nhận biết rất tinh tế. Nó là sự hài hoà vĩ đại.
Rất dễ dàng để cho tâm trí si mê. Điều đối lập cũng rất dễ dàng: từ bỏ. Việc chuyển sang cực đoan này là rất dễ dàng đối với tâm trí. Duy trì được ở giữa, chính giữa, là điều khó khăn nhất cho tâm trí, bởi vì đấy chính là việc tự tử của tâm trí. Tâm trí chết đi ở giữa và vô trí nảy sinh. Đó là lí do tại sao Phật đã gọi con đường của mình là majjhim nikaya - trung đạo. Saraha là một đệ tử của Phật, theo cùng dòng truyền thừa, với cùng hiểu biết, với cùng nhận biết.
Cho nên điều rất cơ bản này cần phải được hiểu rõ, bằng không bạn sẽ hiểu lầm Mật tông. Lằn ranh là gì? Đích xác ở giữa là gì? Si mê trong thế giới này chẳng cần nhận biết. Kìm nén các ham muốn trần tục, cũng chẳng cần tới nhận biết. Cái gọi là người thế giới này của bạn và cái gọi là người thế giới khác cũng chẳng khác nhau nhiều lắm; họ có thể đứng quay lưng vào nhau nhưng họ chẳng khác nhau chút nào, họ đều y hệt cùng một kiểu tâm trí. Ai đó khát khao tiền bạc, và ai đó chống lại tiền bạc đến độ người đó thậm chí không thể nhìn được tờ giấy bạc; người đó trở thành sợ hãi và run rẩy phát sinh trong người đó. Những người ấy chẳng khác nhau; với cả hai tiền đều rất quan trọng. Một đằng thì tham lam, một đằng thì sợ hãi, nhưng tầm quan trọng của tiền bạc là như nhau: cả hai đều bị tiền ám ảnh.
Một người cứ nghĩ về đàn bà, mơ ước, tưởng tượng. Người khác lại trở nên sợ hãi đến độ người đó phải trốn thoát lên Himalayas chỉ để tránh đàn bà. Nhưng cả hai là như nhau: với cả hai, đàn bà là quan trọng, hay đàn ông - người khác là quan trọng. Người này tìm kiếm người khác, người này tránh người khác, nhưng người khác vẫn còn là tiêu điểm của họ.
Mật tông nói: Người khác phải không được là tiêu điểm, không theo cách này cũng chẳng theo cách nọ. Điều này chỉ có thể xảy ra thông qua hiểu biết sâu sắc. Thèm khát đàn bà phải được hiểu - không si mê mà cũng chẳng né tránh, nhưng phải hiểu. Mật tông là rất khoa học.
Từ khoa học có nghĩa là hiểu, từ khoa học có nghĩa là biết. Mật tông nói: Việc biết giải phóng. Nếu bạn biết đích xác tham lam là gì thì bạn được tự do khỏi tham lam; không có nhu cầu từ bỏ nó. Nhu cầu từ bỏ nảy sinh chỉ bởi vì bạn đã không hiểu tham lam là gì. Nhu cầu lấy lời nguyện chống dục là được cần tới chỉ bởi vì bạn đã không hiểu dục là gì. Và xã hội không cho phép bạn hiểu nó.
Xã hội giúp bạn không hiểu. Xã hội đã né tránh ngay chính chủ đề dục và chết trong suốt nhiều thế kỉ. Các chủ đề này không được nghĩ tới, không được suy tư tới, không được thảo luận, không được viết ra, không được nghiên cứu; chúng bị né tránh. Qua né tránh đó mà dốt nát lớn lao về chúng tồn tại và dốt nát đó là căn nguyên. Thế thì có hai kiểu người phát sinh từ dốt nát đó: một kiểu người si mê điên dại, còn một loại thì trở nên rất mệt mỏi và trốn chạy.
Mật tông nói: Loại người si mê điên dại sẽ chẳng bao giờ hiểu được vì người đó sẽ đơn giản lặp lại thói quen, và người đó sẽ chẳng bao giờ nhìn vào thói quen đó cùng căn nguyên của nó; người đó sẽ chẳng bao giờ nhìn vào quan hệ nhân quả của nó. Và người đó càng si mê, người đó càng trở nên máy móc.
Bạn chưa từng quan sát điều đó sao? Tình yêu đầu tiên của bạn có cái gì đó tuyệt vời, tình yêu thứ hai không được tuyệt vời như thế, tình yêu thứ ba thậm chí còn bình thường hơn, tình yêu thứ tư trần tục. Điều gì đã xảy ra? Tại sao tình yêu đầu tiên lại được ca ngợi đến thế? Tại sao mọi người bao giờ cũng nói rằng tình yêu chỉ xảy ra có một lần? Tại sao?... Bởi vì lần đầu tiên nó không phải là máy móc, cho nên bạn có chút tỉnh táo về nó. Lần tiếp bạn đã trông đợi về nó, nên bạn không thật tỉnh táo. Lần thứ ba bạn nghĩ bạn biết về nó cho nên chẳng còn thám hiểm trong nó. Lần thứ tư nó quá trần tục; bạn đã lắng đọng vào thói quen máy móc.
Thông qua si mê dục trở thành thói quen. Vâng, nó đem lại một chút xả hơi - tựa như hắt hơi, nhưng không nhiều hơn thế. Nó là việc xả ra năng lượng về mặt vật lí. Bạn trở nên quá nặng gánh với năng lượng, bạn phải vứt năng lượng đó. Bạn thu thập nó qua thức ăn, qua luyện tập, qua ánh sáng mặt trời - cứ thu thập nó rồi lại vứt nó đi - đó là điều người si mê tiếp tục làm. Người đó tạo ra năng lượng lớn rồi vứt đi, chẳng mục đích gì, chẳng ý nghĩa gì. Có nó, người đó chịu đựng căng thẳng về nó. Vứt nó đi, người đó chịu đựng yếu đuối về nó. Người đó đơn giản chịu đựng.
Đừng bao giờ nghĩ rằng người si mê là người hạnh phúc - đừng bao giờ! Người đó là người khổ nhất trên thế giới. Làm sao người đó có thể hạnh phúc được? Người đó hi vọng, người đó ham muốn hạnh phúc, nhưng người đó chẳng bao giờ đạt được nó.
Nhưng nhớ lấy, khi nói về những điều này Mật tông không đề nghị rằng bạn chuyển sang cực đoan khác. Mật tông không nói rằng bạn nên trốn khỏi thế giới si mê này.
Trốn sẽ lại trở thành thói quen máy móc. Ngồi trong hang núi, đàn bà không có sẵn, nhưng điều đó chẳng tạo ra nhiều khác biệt lắm. Nếu bất kì lúc nào đàn bà trở nên có sẵn, người đàn ông, người đã từ bỏ, sẽ lại còn dễ sa ngã hơn người đang si mê trong thế giới. Bất kì cái gì bạn kìm nén đều trở thành rất mạnh bên trong bạn.
Tôi đã từng nghe...
Có một lính cứu hoả bủn xỉn khủng khiếp cả đối với vợ và ông chủ nhà. Một đêm anh ta đem về một chiếc bánh thịt lợn tuyệt ngon và ăn bữa tối hết nửa cái bánh. Vợ anh ta và ông chủ thì phải ăn bánh mì khô và pho mát. Anh ta cẩn thận cất kĩ nửa cái bánh còn lại và rồi tất cả lên giường.
Giữa đêm chuông báo cháy reo vang và ông chủ gia đình phải chạy đi. Người vợ, trần như nhộng, vào phòng người chủ, lay ông ta dậy và nói, "Nó vừa đi rồi. Nhanh lên! Bây giờ là cơ hội cho anh."
"Cô có chắc mọi việc ổn thoả chứ?" người chủ hỏi lại. "Tất nhiên! Mau lên, đừng mất thời gian!"
Thế là người chủ nhà đi xuống cầu thang và ăn nốt cái bánh thịt lợn.
Bây giờ điều đó đã là kìm nén của ông ta - miếng bánh thịt lợn. Ông ta phải mơ ước về nó, nghĩ về nó, tưởng tượng về nó. Người đàn bà trần như nhộng chẳng còn hấp dẫn gì anh ta, nhưng miếng bánh thịt lợn thì...
Nhớ lấy, bất kì cái gì bạn kìm nén đều sẽ trở thành hấp dẫn, sẽ trở thành lôi kéo hấp dẫn với bạn. Cái bị kìm nén trở thành mạnh mẽ; nó thu được sức mạnh theo mọi tỉ lệ.
Nghe giai thoại này...
Sâu trong khu công viên cây cối tươi đẹp có hai bức tượng đồng đáng yêu đứng đó, một đứa con trai và một đứa con gái đang trong tư thế yêu đương và khao khát mãnh liệt. Chúng đã đứng đó ba trăm năm nay, cánh tay chúng vươn tới nhau, khao khát nhưng chưa bao giờ chạm vào nhau được. Một hôm, một nhà ảo thuật đi qua và động lòng từ bi nói, "Ta có đủ quyền năng để cho chúng sống trong một giờ, nên ta sẽ thực hiện việc này. Trong một giờ chúng sẽ có thể hôn nhau, chạm vào nhau, ôm nhau, làm tình với nhau."
Thế là nhà ảo thuật vẫy chiếc đũa thần và ngay lập tức hai bức tượng nhảy phóc ra khỏi đế tượng tay nắm tay nhau chạy tuốt vào bụi cây.
Những tiếng động lớn... tiếng đấm thùm thụp, tiếng hò hét, tiếng kêu oai oái và tiếng vỗ cánh. Không cưỡng nổi tò mò nhà ảo thuật nhón chân ngó sát qua lá cây. Đứa con trai đang ấn dí một con chim xuống, còn đứa con gái đang ngồi xổm lên con chim đó. Bỗng nhiên đứa con trai nhảy lên và kêu ầm ĩ, "Bây giờ đến lượt đằng ấy giữ nó trong khi tớ ỉa vào nó!"
Đã ba trăm năm nay chim tới ỉa lên chúng... thế thì còn ai bận tâm tới việc làm tình nữa? Đó chính là kìm nén của chúng.
Bạn có thể đi và ngồi trong hang núi và trở thành bức tượng, nhưng cái mà bạn đã kìm nén sẽ lởn vởn quanh bạn, sẽ là cái duy nhất bạn luôn luôn nghĩ tới.
Mật tông nói: Nhận biết... nhận biết về si mê và hãy nhận biết về từ bỏ. Nhận biết cả hai, cả hai đều là bẫy. Và bạn bị mắc bẫy theo cả hai cách trong tâm trí.
Thế thì đâu là con đường? Mật tông nói: Nhận biết là con đường. Si mê là máy móc, kìm nén là máy móc, cả hai đều là những điều máy móc. Cách duy nhất thoát ra khỏi điều máy móc là trở nên nhận biết, tỉnh táo. Đừng đi lên Himalayas, đem im lặng của Himalayas vào bên trong bạn. Đừng trốn, trở nên tỉnh thức nhiều hơn. Nhìn sâu vào mọi điều mà không sợ hãi... không sợ nhìn sâu vào mọi điều. Đừng nghe điều những người vẫn được gọi là tôn giáo cứ thuyết giảng. Họ làm cho bạn sợ, họ không cho phép bạn nhìn vào dục, họ không cho phép bạn nhìn vào cái chết. Họ đã khai thác nỗi sợ của bạn tối đa.
Cách duy nhất để khai thác một người là trước tiên làm cho người đó sợ. Một khi bạn sợ, bạn đã sẵn sàng bị khai thác. Sợ hãi là điều cơ bản, nó phải được tạo ra trước hết. Bạn đã bị làm cho sợ hãi: dục là tội lỗi. Cho nên có nỗi sợ... Ngay cả trong khi làm tình với người đàn bà hay người đàn ông của mình bạn cũng chẳng bao giờ nhìn thẳng vào đó, thậm chí trong khi làm tình bạn cũng đang tránh né. Bạn đang làm tình và tránh né. Bạn không muốn nhìn vào trong thực tại của nó - nó đích xác là cái gì, tại sao nó lại mê đắm vậy, tại sao nó lại có lôi kéo hấp dẫn với bạn đến thế - tại sao? Nó đích xác là gì, làm sao nó lại nảy sinh, làm sao nó lại sở hữu bạn, nó cho cái gì và nó dẫn đến đâu? Điều gì xảy ra trong nó và điều gì xảy ra từ nó? Bạn đi đến đâu khi cứ làm tình đi làm tình lại như thế? Bạn có đến được bất kì nơi nào không? Những điều này đều cần phải được đương đầu.
Mật tông là đương đầu với thực tại cuộc đời. Và dục là nền tảng, chết cũng vậy. Chúng là hai luân xa nền tảng, cơ bản nhất - muladhar và swadhishthan. Hiểu chúng thì luân xa thứ ba mở ra. Hiểu được luân xa thứ ba, luân xa thứ tư mở ra, và cứ thế tiếp diễn. Khi bạn đã hiểu được sáu luân xa, chính hiểu biết đó sẽ đụng vào luân xa thứ bảy và nó nở thành hoa sen một nghìn cánh. Ngày đó là niềm vinh quang huy hoàng. Ngày đó Thượng đế đến với bạn, ngày đó bạn đến với Thượng đế; ngày đó là ngày hội ngộ. Ngày đó là ngày của cực thích vũ trụ. Ngày đó bạn ôm choàng lấy điều thiêng liêng và điều thiêng liêng ôm choàng lấy bạn. Ngày đó dòng sông tan biến vào trong đại dương mãi mãi và mãi mãi; thế thì không có việc quay lại nữa.
Nhưng từ mỗi trạng thái của tâm trí, bạn phải thu được hiểu biết. Dù bạn ở bất kì đâu, chớ sợ hãi. Đó là thông điệp của Mật tông: dù bạn ở bất kì đâu, chớ sợ hãi. Vứt bỏ chỉ một điều - sợ hãi. Chỉ một thứ phải sợ thôi và đó là nỗi sợ. Không sợ hãi, với lòng dũng cảm lớn, nhìn thẳng vào thực tại, dù thực tại đó là gì đi chăng nữa. Nếu bạn là tên trộm, nhìn vào điều đó. Nếu bạn là người giận dữ, nhìn vào điều đó. Nếu bạn là kẻ tham lam, nhìn vào điều đó. Dù bạn ở bất kì đâu, nhìn vào đó. Đừng trốn. Nhìn vào trong đó, đi vào trong đó. Khi quan sát, đi vào vào nó. Nếu bạn có thể bước trên con đường vào tham, vào dục, vào giận dữ, vào ghen tị, với đôi mắt mở to, bạn sẽ được tự do với nó.
Đây là lời hứa của Mật tông: Chân lí đem lại giải phóng. Hiểu biết đem lại tự do. Hiểu biết là tự do. Bằng không, dù bạn có kìm nén hay bạn si mê, kết cục là như nhau.
Chuyện đã xảy ra...
Có một người đàn ông với cô vợ rất hấp dẫn. Nhưng anh ta bắt đầu nghi ngờ cô ấy... điều đó cũng tự nhiên. Bạn có người vợ càng đẹp thì bạn càng có nhiều nghi ngờ.
Mulla Nasruddin đã cưới một trong những người đàn bà xấu nhất. Tôi hỏi, "Mulla, sao vậy? Cái gì không ổn chăng? Cái gì xâm chiếm bạn vậy?"
Anh ta đáp, "Chẳng có gì cả, chỉ là hiểu biết." Tôi nói, "Đấy là kiểu hiểu biết gì vậy?"
Anh ta nói, "Bây giờ thì tôi sẽ không bao giờ ghen tuông và tôi sẽ không bao giờ nghi ngờ vợ mình, bởi vì tôi không thể tưởng tượng nổi người nào yêu được cô ấy nữa."
Người đàn ông này rất nghi ngờ về cô ấy. Cuối cùng anh ta không thể kìm lâu hơn nữa. Ban đêm anh ta xin phép quản đốc đi ra rồi trở về nhà lúc hai giờ sáng, thấy chiếc xe của anh bạn thân nhất bên ngoài, y như anh ta đã sợ hãi. Anh ta lẻn vào, bò lên cầu thang và xô vào trong phòng ngủ của vợ. Trong đó cô ta đang nằm trên giường - trần như nhộng nhưng hút thuốc và đọc sách.
Anh ta phát rồ và lục lọi dưới gầm giường, trong tủ quần áo, cả trong tủ đứng thông gió, nhưng chẳng tìm thấy người đàn ông nào. Anh ta cáu tiết và đập phá phòng ngủ. Rồi anh ta nhìn sang phòng khách - ném ti vi ra ngoài cửa sổ, đập vỡ ghế bành, lật đổ bàn và tủ bát đĩa. Rồi anh ta chuyển sự chú ý sang nhà bếp, ở đó anh ta đập bát đĩa tan thành từng mảnh rồi ném tủ lạnh qua cửa sổ. Rồi anh ta tự bắn vào mình.
Khi anh ta lên đến cổng trời, người mà anh ta muốn gặp đang đứng đợi để vào cửa và đó chính là người bạn thân đã chết của anh ta, người đó nói, "Cậu đang làm gì ở đây thế này?"
Thế là người chồng lầm lỗi giải thích tất cả về việc anh ta đã mất tự chủ trong cơn giận và mọi chuyện về nó, rồi anh ta nói thêm, "Nhưng việc xảy ra thế nào mà cậu lại cũng đến đây thế?"
"A, tớ á? Tớ nằm trong tủ lạnh đấy."
Cả hai đều kết thúc theo cùng một cách - dù bạn trong hang núi Himalayas hay trong thế giới thì cũng chẳng khác nhau nhiều lắm. Cuộc sống si mê và cuộc sống kìm nén cả hai đều kết thúc theo cùng cách bởi vì cơ chế của chúng là không khác. Dáng vẻ bên ngoài của chúng có khác nhưng phẩm chất bên trong thì như nhau.
Nhận biết đem đến phẩm chất khác cho cuộc sống của bạn. Với nhận biết mọi thứ bắt đầu thay đổi, thay đổi vô cùng lớn lao. Không phải là bạn thay đổi chúng, không, hoàn toàn không chút nào. Con người của nhận biết chẳng thay đổi điều gì còn con người của vô nhận biết thì liên tục cố gắng thay đổi mọi thứ. Nhưng người vô nhận biết chẳng bao giờ thành công trong việc thay đổi cái gì, còn người có nhận biết đơn giản tìm thấy thay đổi xảy ra, thay đổi cực kì lớn xảy ra.
Chính nhận biết đem lại thay đổi, không phải là nỗ lực của bạn. Tại sao điều ấy lại xảy ra thông qua nhận biết? - bởi vì nhận biết làm thay đổi bạn. Và khi bạn khác đi thì toàn bộ thế giới cũng khác đi. Vấn đề không phải là việc tạo ra một thế giới khác, vấn đề là tạo ra một bạn khác. Bạn là thế giới của mình, cho nên nếu bạn thay đổi thì thế giới này thay đổi. Nếu bạn không thay đổi, bạn có thể vẫn cứ tìm cách thay đổi toàn bộ thế giới - nhưng chẳng có gì thay đổi cả; bạn sẽ cứ tạo ra cũng thế giới cũ lặp đi lặp lại. Bạn tạo ra thế giới của bạn. Chính là từ bạn mà thế giới của bạn mới được phóng chiếu ra.
Mật tông nói: Nhận biết là chìa khoá, chìa khoá chủ mở mọi cánh cửa cuộc đời. Cho nên nhớ lấy, đấy thực sự là điều tinh tế... Nếu tôi nói về ngu xuẩn của kìm nén, bạn bắt đầu nghĩ về si mê; nếu tôi nói về ngu xuẩn của si mê, bạn lại bắt đầu nghĩ về kìm nén. Điều đó xảy ra hàng ngày: bạn chuyển ngay sang cái đối lập. Và toàn bộ vấn đề không phải là bị quyến rũ bởi cái đối lập. Bị quyến rũ bởi cái đối lập tức là bị quyến rũ bởi quỉ. Đó là quỉ trong hệ thống Mật tông, bị quyến rũ bởi cái đối lập. Không có quỉ nào khác; quỉ duy nhất là ở chỗ tâm trí có thể chơi xỏ bạn, nó có thể đề nghị cái đối lập.
Bạn chống lại si mê sao? Tâm trí nói, "Đơn giản thế... bây giờ kìm nén đi. Đừng si mê nữa, trốn đi. Bỏ cả thế giới này đi. Quên ráo mọi điều về nó." Nhưng làm sao bạn có thể quên được tất cả về nó? Quên tất cả về nó đi đơn giản vậy sao? Thế thì tại sao bạn lại trốn cho thật xa? Thế thì tại sao bạn lại sợ hãi? Nếu bạn có thể quên tất cả về nó đơn giản như vậy, cứ ở đây và quên mọi điều về nó đi. Nhưng bạn không thể ở đây được, bạn biết thế giới này sẽ quyến rũ bạn. Và hiểu biết tạm bợ này, hiểu biết giả tạm này mà bạn nghĩ bạn đã thu được, sẽ chẳng có ích gì nhiều. Khi quyến rũ tới từ ham muốn, bạn sẽ thành nạn nhân; bạn biết điều đó. Trước khi nó xảy ra bạn muốn trốn đi, bạn muốn thoát thật nhanh. Bạn muốn thoát khỏi cơ hội ấy. Tại sao? Tại sao bạn muốn trốn thoát khỏi cơ hội ấy?
Ở Ấn Độ cái gọi là thánh nhân ấy sẽ không ở với bà quản gia. Sao vậy? Nỗi sợ là gì? Ở Ấn Độ cái gọi là các thánh nhân ấy sẽ không chạm tới đàn bà, thậm chí còn không nhìn họ nữa. Sao vậy? Nỗi sợ là gì? Cái sợ này đến từ đâu? Chỉ để tránh né cơ hội... Nhưng việc tránh né cơ hội không phải là thành tựu lớn lao gì. Và bởi việc tránh né cơ hội, nếu bạn đạt tới vô dục nào đó, vô dục đó cũng là giả.
Tôi đã từng nghe...
Một người dân quê vào một quán rượu Luân đôn cùng với một con chó. Người này gọi nửa lít sữa, con chó gọi một cốc rượu nhẹ. "Cái chết tiệt gì đây...?" người chủ quán hỏi.
"Vâng," chủ con chó nói, "nó là con chó thông minh nhất trong khu miền tây này. Tôi đem nó đến đây để ngắm cảnh thành phố."
"Nếu tôi đưa cho nó năm xu liệu nó có mua về cho tôi một tờ báo được không?” người chủ quán nói - "bởi vì tôi quên mất chưa mua tờ báo."
"Tất nhiên tôi có thể mua được," con chó ăng ẳng nói.
Thế rồi nhận lấy tiền, "Tôi về ngay đấy..."
Con chó chẳng quay lại, cho nên sau một giờ người chủ lo lắng phải đi tìm. Cuối cùng ông ta tìm ra con chó của mình ở sau ngõ hẻm đang đùa nghịch với con chó sói cái.
"Đồ chết dẫm!" người chủ nói. "Mày chưa bao giờ làm việc đó trước đây à."
"Chưa," con chó nói, "trước đây tôi chưa bao giờ có tiền cả."
Chỉ để tránh cơ hội thì cũng chẳng ích lợi gì nhiều, đấy chỉ là bề ngoài giả; bạn có thể tin vào nó nhưng bạn không thể lừa được Thượng đế. Trong thực tế bạn thậm chí không thể lừa được chính mình. Liên tục trong giấc mơ của bạn, điều bạn bỏ lại đằng sau theo cách kìm nén sẽ thòi ra hết lần nọ tới lần kia. Nó sẽ làm cho bạn thành quá si mê. Cái gọi là thánh nhân của bạn thậm chí còn không có khả năng ngủ ngon, họ sợ giấc ngủ. Sao vậy? - bởi vì trong giấc ngủ, thế giới mà họ đã kìm nén lại tự khẳng định chính nó trong giấc mơ. Vô thức bắt đầu liên hệ, vô thức nói, "Mình làm gì ở đây? Mình là đồ ngu." Vô thức trải tấm lưới của nó ra.
Trong khi bạn đang tỉnh thức bạn có thể kìm nén, nhưng khi bạn đang ngủ thì làm sao bạn có thể kìm nén được nó? Bạn mất mọi kiểm soát. Ý thức kìm nén, nhưng ý thức lại đi ngủ. Đó là lí do tại sao trong mọi truyền thống cổ các vị thánh bao giờ cũng sợ giấc ngủ. Họ cắt giấc ngủ từ tám tiếng xuống bẩy, từ bẩy xuống sáu, từ sáu xuống năm... bốn, ba, hai. Và người ngu nghĩ đấy là thành tựu lớn. Họ nghĩ, "Ông thánh này là một thánh nhân vĩ đại, ông ta chỉ ngủ có hai tiếng." Trong thực tế ông ta đơn giản chỉ bầy tỏ mỗi một điều - rằng ông ta sợ vô thức của mình. Ông ta không cho phép vô thức có thời gian liên hệ.
Khi bạn ngủ có hai tiếng, vô thức không thể có liên hệ được, bởi vì hai tiếng đó là cần cho thân thể nghỉ ngơi. Bạn mơ giấc mơ tốt hơn, giấc mơ hay, giấc mơ đẹp trước lúc giấc ngủ của bạn đã hoàn tất - đó là lí do tại sao bạn mơ tốt hơn vào buổi sáng, vào sáng sớm. Trước hết thân thể cần phải được sang sửa, thân thể cần nghỉ ngơi. Một khi thân thể đã nghỉ thì tâm trí cần nghỉ; đó là điều thứ hai.
Một điều là ở chỗ khi tâm trí cần nghỉ thì vô thức, trong tâm trạng nghỉ ngơi, thả ra các ham muốn của nó và giấc mơ nảy sinh. Điều thứ hai là ở chỗ nếu bạn chỉ nghỉ có hai giờ trong đêm thì có thể có giấc mơ nhưng bạn sẽ không thể nào nhớ được chúng. Đó là lí do tại sao bạn chỉ nhớ những giấc mơ cuối cùng mà bạn mơ vào sáng sớm. Bạn quên mất các giấc mơ khác của cả đêm vì bạn đã chìm sâu vào trong giấc ngủ đến mức bạn không thể nhớ được. Cho nên thánh nhân nghĩ ông ta đã không mơ về dục, ông ta đã không mơ về tiền, ông ta đã không mơ về quyền lực, danh vọng, kính trọng. Nếu ông ta ngủ có hai tiếng thì giấc ngủ sẽ sâu, nó là sự cần thiết cho thân thể, điều ấy gần giống như hôn mê, cho nên ông ta không thể nhớ được. Bạn nhớ được giấc mơ chỉ khi bạn nửa thức nửa ngủ. Thế thì giấc mơ có thể được nhớ lại, bởi vì nó gần với ý thức; nửa ngủ, nửa thức, cái gì đó của giấc mơ lọt vào ý thức bạn, chuyển vào trong ý thức. Vào buổi sáng bạn có thể nhớ được một chút ít về nó. Đó là lí do tại sao bạn sẽ ngạc nhiên rằng nếu bạn đến hỏi người lao động đã làm việc vất vả cả ngày, "Anh có mơ không?" thì anh ta sẽ nói, "Không."
Người nguyên thuỷ không mơ. Nói họ không mơ cũng chưa đúng - họ không thể nhớ được, có vậy thôi. Mọi người đều mơ, nhưng họ không thể nhớ được. Làm việc vất vả cả ngày, chặt củi hay đào mương hay đập đá là những việc nặng nhọc, tám tiếng, đến mức khi bạn chìm vào giấc ngủ là bạn gần như trong cơn mê. Giấc mơ tới nhưng bạn không thể nào nhớ được, bạn không thể nào nắm được chúng.
Bây giờ cái gọi là các thánh nhân của bạn bao giờ cũng sợ ngủ... Có một lần một thanh niên được đem tới tôi. Anh ta sắp mất trí. Anh ta là tín đồ của Swami Sivananda ở Rishikesh. Tôi hỏi anh ta, "Có chuyện gì với anh vậy?" Anh ta đáp, "Chẳng có gì thành vấn đề cả. Tôi là người tâm linh. Người ta nghĩ rằng tôi sắp mất trí."
Tôi hỏi bố mẹ anh ta - họ rất lo lắng; tôi đi vào chi tiết. Chi tiết là thế này: anh ta tới gặp Swami Sivananda và Sivananda nói, "Anh ngủ nhiều quá. Như thế không tốt cho lành mạnh tâm linh, anh nên ngủ ít hơn." Thế là anh ta cắt bớt giấc ngủ xuống ba tiếng - từ tám tiếng xuống còn ba!
Bây giờ anh ta bắt đầu cảm thấy buồn ngủ cả ngày, cũng tự nhiên thôi. Cho nên Sivananda nói, "Anh là tamasic, anh có năng lượng rất thấp, xấu trong mình. Hãy thay đổi thức ăn đi. Anh phải đã ăn thức ăn làm cho anh nặng nề và buồn ngủ." Thế là anh ta bắt đầu sống chỉ bằng sữa. Bây giờ anh ta bắt đầu trở nên yếu ớt. Đầu tiên giấc ngủ bị cắt bớt, rồi đến thức ăn cũng bị cắt bớt, bây giờ thì anh ta đang trong trạng thái mà bất kì lúc nào anh ta cũng có thể ngã đổ.
Không có thức ăn sẽ khó cho bạn đi vào giấc ngủ sâu cho dù chỉ có ba tiếng; thức ăn là cái phải có cho giấc ngủ ngon. Khi dạ dầy chẳng có gì để tiên hoá toàn bộ năng lượng sẽ chuyển vào đầu. Đấy là lí do tại sao vào ngày nhịn ăn bạn không thể ngủ say. Năng lượng không còn ở trong dạ dầy, nó thoát lên đầu. Khi năng lượng được cần tới trong dạ dầy thì đầu không thể lấy được nó bởi vì đầu là thứ yếu, dạ dầy là chủ yếu.
Có một thứ bậc chắc chắn trong thân thể... những cái đứng đầu phải được thoả mãn trước. Dạ dầy là cơ sở. Dạ dầy có thể tồn tại không cần đầu, nhưng đầu không thể tồn tại không có dạ dầy. Cho nên dạ dầy là cơ sở, nền tảng hơn; khi dạ dầy cần năng lượng, nó sẽ kéo năng lượng từ mọi nơi về.
Bây giờ anh ta thậm chí còn không thể ngủ được ba tiếng nữa. Mắt anh ta trở nên đờ đẫn, chết; thân thể anh ta mất mọi óng ả, sinh động và có run rẩy tinh vi. Cầm tay anh ta, tôi có thể cảm thấy toàn bộ thân thể anh ta run rẩy; trong nhiều tháng trời thân thể đã không được nghỉ ngơi.
Và bây giờ anh ta nghĩ rằng anh ta đang trở thành tâm linh. Kiểu vô nghĩa này đã tiếp diễn đủ lâu để trở thành đáng kính trọng. Khi một điều tiếp diễn đủ lâu, nó trở nên đáng kính - chỉ bởi vì nó đã có đó khá lâu.
Trong thực tế, lắng nghe thân thể mình đi, nhu cầu của thân thể mình. Lắng nghe tâm trí bạn, lắng nghe nhu cầu của tâm trí bạn. Đừng lẩn tránh. Đi vào trong những nhu cầu đó, thám hiểm những nhu cầu này với sự quan tâm trìu mến. Thân thiện với thân thể bạn, thân thiện với tâm trí bạn, nếu bạn muốn vượt ra ngoài chúng một ngày nào đó. Thân thiện là điều rất bản chất. Đó là tầm nhìn Mật tông về cuộc sống: Thân thiện với năng lượng cuộc sống. Đừng trở thành đối kháng.
Bây giờ đến lời kinh. Những lời kinh này có ý nghĩa lớn lao. Saraha nói với nhà vua:
Khi nhận biết cao hơn, họ dạy điều họ kinh nghiệm bên trong.
Điều giam hãm họ, họ sẽ gọi là giải phóng.
Món nữ trang thuỷ tinh mầu xanh, đối với họ là viên ngọc vô giá.
Bị ảo tưởng, họ không biết ngọc trong cái họ cứ tưởng là ngọc.
Ông ấy đang nói về cái gọi là mahatmas, cái gọi là những nhà yoga, theo cùng cách như tôi cứ nói đi nói lại về cái gọi là các thánh nhân. Saraha đang nói:
Khi nhận biết cao hơn, họ dạy điều họ kinh nghiệm bên trong.
Bây giờ đây là một phát biểu vĩ đại. Nó phải được giải mã. Trước hết: kinh nghiệm tối thượng về thực tại không phải là kinh nghiệm chút nào, bởi vì khi bạn kinh nghiệm cái gì đó, bao giờ cũng có nhị nguyên - người kinh nghiệm và cái được kinh nghiệm. Cho nên không thể có kinh nghiệm tối thượng theo nghĩa là bạn kinh nghiệm bản thân mình, không. Làm sao bạn có thể kinh nghiệm bản thân mình được? Thế thì bạn sẽ bị phân chia thành hai, thế thì nhị nguyên chủ thể-đối thể sẽ đi vào.
Mật tông nói: Bất kì cái gì bạn biết, biết rằng bạn không phải là cái đó. Đây là một tuyên bố vĩ đại, một sự sáng suốt rất thấu đáo. Nếu bạn thấy cái gì đó, biết rõ rằng bạn không phải là cái đó, bởi vì bạn là người thấy. Bạn chẳng bao giờ là cái được thấy. Bạn không thể bị thu lại thành một vật. Bạn là tính chủ thể, chủ thể thuần tuý, chủ thể không rút gọn lại được; không có cách nào biến bạn thành một vật, thành một thứ. Bạn không thể đặt bản thân mình ra trước chính mình, bạn làm được không? Bạn không thể đặt chính mình ra trước bản thân mình bởi vì bất kì cái gì bạn đặt ra đó đều sẽ không phải là bạn. Bạn bao giờ cũng là người mà mọi thứ được đặt ra trước bạn.
Saraha nói: Chân lí không phải là kinh nghiệm - không thể được. Chân lí là việc kinh nghiệm, không phải là kinh nghiệm. Nó là việc biết, không phải là tri thức. Khác biệt là lớn. Bạn kinh nghiệm một điều khi nó tách biệt với bạn. Bạn không thể kinh nghiệm bản thân mình theo cùng cách. Cho nên Mật tông đã đặt ra một từ khác: 'việc kinh nghiệm'. Trong tiếng Phạn chúng ta có hai từ: anubhav, anubhuti. Anubhav nghĩa là kinh nghiệm; anubhuti nghĩa là việc kinh nghiệm. Chẳng có gì để kinh nghiệm. Chẳng có gì ở phía trước bạn, chỉ có trống rỗng; nhưng bạn có đó, hoàn toàn có đó, không có gì che khuất. Không có đối thể... thuần tuý chủ thể: chỉ có bình chứa, không có nội dung. Cuốn phim đã dừng... chỉ có màn ảnh, thuần tuý màn ảnh trắng... Nhưng không ai nhìn vào màn ảnh trắng này: bạn là màn ảnh trắng đó. Do dó có một từ mới: anubhuti, việc kinh nghiệm.
Trong tiếng Anh không có từ tách biệt, cho nên tôi phải dùng 'việc kinh nghiệm'. Để chỉ ra sự khác biệt: kinh nghiệm trở thành sự vật, việc kinh nghiệm là quá trình, không phải là sự vật. Tri thức là sự vật, việc biết là quá trình. Tình yêu là sự vật; việc yêu là quá trình.
Và Mật tông nói: cốt lõi bên trong nhất của bạn bao gồm các quá trình, không phải là các vật. Việc biết có đó, không có tri thức. Việc yêu có đó, không có tình yêu. Danh từ không tồn tại, chỉ có động từ! Đây là cái nhìn sâu sắc vào thực tại. Chỉ động từ. Khi bạn nói, "Đây là cái cây," bạn đang thiết lập một sự vật rất sai: phải nói đây là việc thành cây, không phải là cái cây, bởi vì nó đang lớn lên, nó không phải là vật tĩnh tại. Khi bạn nói, "Đây là con sông," nhìn vào điều bạn đang nói - vô nghĩa. Đấy là sông đang chảy, nó đang chuyển động, nó là năng động. Không một khoảnh khắc nào nó như cũ, cho nên tại sao bạn lại gọi nó là 'con sông'? Ngay cả tảng đá cũng không phải là tảng đá, nó cũng là một quá trình.
Sự tồn tại bao gồm không chỉ các vật mà còn cả các biến cố. Đừng nói với người đàn bà, "Anh yêu em." Nói, "Anh đang trong trạng thái yêu." Tình yêu không phải là vật; bạn chỉ có thể trong trạng thái yêu, bạn không thể yêu.
Có ngôn ngữ của các phật tử trong đó mọi thứ tồn tại như quá trình. Khi lần đầu tiên Kinh thánh được dịch sang một số nước theo Phật giáo - Miến điện, Thái lan - các nhà truyền giáo Ki tô giáo lúng túng, họ không thể tìm ra được từ chỉ Thượng đế. Bởi vì nếu bạn nói con sông là dòng sông đang chảy thì vẫn được, cây là đang thành cây thì vẫn được, đàn ông là đang thành đàn ông và đàn bà là đang thành đàn bà thì vẫn được. Nhưng về Thượng đế - ngài đang đấy! Không có việc trở thành Thượng đế. Nhưng trong tiếng Miến điện mọi từ đều thực sự là động từ. Mỗi động từ đều biểu lộ sự trở thành. Nhưng để gọi Thượng đế là 'trở thành', là quá trình, thì thật khó khăn cho người Ki tô giáo, rất khó. Thượng đế hiện hữu... bao giờ cũng như thế, vĩnh viễn như thế. Chẳng có gì xảy ra cho Thượng đế cả.
Phật tử nói nếu không có gì xảy ra cho Thượng đế thì ngài chết, thế thì làm sao ngài có thể sống được? Cuộc sống là nơi mọi thứ xảy ra. Cuộc sống đang xảy ra. Và về kinh nghiệm tối thượng... Nói điều này về thực tại trần tục thì cũng được. Bạn có thể nói, "Đây là cái ghế," và chẳng cần bận tâm nhiều về nó; điều ấy đơn giản. Bây giờ để nói về mọi thứ, "Đây là việc thành cái ghế và đây là việc thành cây," điều đó sẽ tạo ra khó khăn trong cách diễn đạt. Nhưng về thực tại tối thượng người ta phải rất tỉnh táo. Ít nhất tại đó người ta nên tỉnh táo.
Saraha nói:
Khi nhận biết cao hơn, họ dạy điều họ kinh nghiệm..
Bây giờ nếu bạn đã đọc sách của học giả Gopi Krishna, ông ấy nói kundalini là kinh nghiệm tối thượng. Không thể là như vậy được. Saraha sẽ không đồng ý, ông ấy sẽ cười học giả Gopi Krishna.
Nếu bạn kinh nghiệm năng lượng nào đó dâng lên trong cột sống mình, bạn là người đang thấy nó. Cột sống là tách biệt, cho nên kundalini đang lên trong đó cũng là tách biệt. Làm sao bạn có thể là nó được? Tôi có thể thấy bàn tay này: chỉ bởi vì thấy bàn tay này mà tôi đã trở thành tách biệt với bàn tay đó. Tôi không thể là bàn tay này. Tôi đang dùng bàn tay này, nhưng tôi tách biệt với bàn tay này. Có thể tôi đang bên trong bàn tay, nhưng tôi không thể là bàn tay được.
Kundalini không phải là kinh nghiệm tâm linh. Kinh nghiệm tâm linh đơn giản có nghĩa là khoảnh khắc khi không có gì được kinh nghiệm. Mọi kinh nghiệm đều tan biến, bạn ngồi một mình trong sự thuần khiết của mình. Bạn không thể gọi nó là kinh nghiệm được.
Cho nên Saraha nói: Những người được gọi là nhà yoga và thánh nhân cứ nói rằng họ đã đạt tới tâm thức cao hơn. Và họ đã đạt tới cái gì vậy? Kundalini của ai đó đã dâng lên, ai đó đã thấy ánh sáng xanh bên trong, và mọi thứ đại loại như vậy. Ai đó đã thấy linh ảnh: ai đó đã thấy Krishna và ai đó đã thấy Mohammed, và ai đó đã thấy Mahavira và ai đó đã thấy Mẹ Kali - nhưng tất cả những cái đó đều chỉ là hình dung.
Mọi kinh nghiệm đều là hình dung.
Từ hình dung cũng hay; nó bắt nguồn từ 'hình ảnh'. Mọi kinh nghiệm đều chẳng là gì khác hơn là những hình ảnh nổi lên trong tâm thức bạn. Khi không có gì nổi lên trong tâm thức bạn - nhớ lây, thậm chí không có cả cái 'không có gì' nổi lên trong tâm thức bạn - khi tâm thức bạn đơn giản có đó mà không có nội dung, cái thuần khiết phi nội dung đó mới chính là cái mà Mật tông gọi là kinh nghiệm thật. Bạn không thể gọi nó là kinh nghiệm được - bởi chính bản chất của nó, nó không phải là kinh nghiệm. Khi bạn chứng kiến người chứng kiến thì làm sao bạn có thể gọi nó là việc chứng kiến? Khi bạn biết về người biết thì làm sao bạn có thể gọi nó là hiểu biết?
Cho nên điều đầu tiên ông ấy nói là : Khi nhận biết cao hơn, họ dạy điều họ kinh nghiệm bên trong.
Và điều thứ hai cần phải nhớ: phân biệt giữa bên trong và bên ngoài cũng lại là giả. Trên bình diện nào đó phân biệt ấy là tốt - bạn đang sống trong thế giới bên ngoài, cho nên bạn phải được nhắc nhở đi vào bên trong. Nhưng bên trong và bên ngoài là hai mặt của cùng một đồng tiền. Một ngày nào đó bạn được bảo phải vứt bỏ cả hai; vì bạn đã vứt bỏ bên ngoài, bây giờ vứt bỏ nốt bên trong nữa. Siêu việt lên - không bên ngoài cũng chẳng bên trong.
Bên trong cũng chẳng có như bên ngoài: đó là sáng suốt của Mật tông. Bên trong là gì? Tôi đang nhìn bạn, bạn là bên ngoài. Thế rồi tôi nhắm mắt lại và tôi thấy kundalini của mình - nó bên trong chăng? Bất kì cái gì tôi có thể thấy đều là bên ngoài, là 'ngoài' tôi, nó không thể là 'trong' tôi được. Thế rồi tôi thấy ánh sáng xanh; đấy là bên ngoài. Tất nhiên tôi đang thấy nó với đôi mắt nhắm; nó ở gần tôi hơn, nhưng vẫn là bên ngoài. Tôi đang thấy bạn với đôi mắt mở, bạn là bên ngoài. Trong đêm tôi thấy giấc mơ, và bạn đến trong giấc mơ của tôi - thế thì bạn có ở bên trong không? Bạn cũng vẫn ở bên ngoài, mặc dầu mắt tôi nhắm; nhưng tôi đang thấy bạn hệt như tôi đang thấy bạn ngay bây giờ. Bất kì cái gì thấy được đều ở bên ngoài. Người thấy chẳng ở bên ngoài cũng chẳng ở bên trong.
Cho nên Saraha nói: Những người này trước hết cứ nói về kinh nghiệm bên ngoài của mình, và rồi họ bắt đầu nói về kinh nghiệm bên trong của họ.
Giống như hôm nọ chúng ta đã thảo luận điều này: bạn làm tình với người đàn bà - người đàn bà này là bên ngoài. Bây giờ năng lượng, ngọn lửa của bản năng dục của bạn, dâng lên trong bạn, đến cổ bạn, đến vishuddha, đến luân xa cổ họng. Và tại đó bạn bắt đầu thủ dâm nó bằng lưỡi quay vào trong. Bạn gọi nó là bên trong ư? Nó vẫn là bên ngoài. Nhiều nhất thì nó cũng vẫn cứ là bên ngoài như nó vẫn thế khi bạn đang làm tình với người đàn bà.
Mật tông là sáng suốt vĩ đại, sáng suốt sâu lắng đến độ nó nói: Người ta phải vứt bỏ bên ngoài, người ta phải vứt bỏ cả bên trong nữa. Người ta phải vào trạng thái mà có thể nói là tôi chẳng ở ngoài cũng chẳng ở trong, chẳng hướng ngoại cũng chẳng hướng nội, chẳng là đàn ông cũng chẳng là đàn bà, chẳng là thân thể cũng chẳng là tâm trí. Người ta phải đi đến điểm tại đó người ta có thể nói tôi chẳng trong luân hồi mà cũng chẳng trong niết bàn. Đấy mới là vấn đề, cánh cửa cho mọi sự nhị nguyên, điểm chính giữa cho mọi sự nhị nguyên.
Cái giam hãm họ, họ sẽ gọi là giải phóng.
Bây giờ điều này sẽ là giam hãm mới, có thể đẹp hơn một chút so với giam hãm bên ngoài - có thể giam hãm bên ngoài được làm bằng sắt còn giam hãm này được làm bằng vàng - nhưng giam hãm vẫn là giam hãm. Dù nó làm bằng sắt hay bằng vàng thì cũng chẳng tạo ra khác biệt gì; bạn vẫn bị giam hãm.
Bây giờ giam hãm mới này sẽ trở thành tù túng của bạn. Kundalini đang lên, linh ảnh, linh ảnh tâm linh, linh ảnh vũ trụ - bây giờ những điều này sẽ trở thành nơi giam hãm bạn. Bây giờ bạn sẽ khát khao về chúng, bây giờ bạn sẽ ham muốn về chúng. Ban đầu bạn ham muốn tiền bạc, bây giờ bạn sẽ ham muốn những kinh nghiệm tâm linh này. Ban đầu bạn đã ham muốn quyền lực, bây giờ bạn sẽ ham muốn siddhis, quyền năng tâm linh - nhưng ham muốn vẫn còn đó, và ham muốn là giam hãm. Chỉ trong vô ham muốn thì mới có giải thoát.
Món nữ trang thuỷ tinh mầu xanh, đối với họ là viên ngọc vô giá. Bị ảo tưởng, họ không biết phân biệt viên ngọc với cái họ cứ tưởng là ngọc.
Nếu bạn không biết, nếu bạn không tỉnh táo và nhận biết, bạn có thể bị lừa. Món nữ trang thuỷ tinh mầu xanh... và bạn có thể nghĩ đây là viên ngọc quí. Vâng, mầu sắc như nhau, hình dáng có thể cũng như nhau, thậm chí cả trọng lượng cũng có thể như nhau, nhưng giá trị vẫn khác nhau - và giá trị mới là vật đó.
Vâng, mọi người có quyền lực trong thế giới bên ngoài. Tổng thống, thủ tướng có quyền lực nào đó, và thế rồi một nhà yoga, một mahatma có những quyền năng nào đó khác - về thế giới bên trong, nhưng chẳng có gì so sánh được với viên ngọc thực cả. Bên ngoài là vật bằng thuỷ tinh và bên trong cũng là đồ nữ trang rẻ tiền bằng thuỷ tinh: có mầu sắc, được cắt theo cùng hình dáng, có cùng trọng lượng dường như nó là vật tâm linh. Nó không phải vậy.
Tâm linh là bầu trời thuần khiết không có mây. Cho nên con người tâm linh thực sự không thể nói gì về kinh nghiệm tâm linh, bởi vì mọi kinh nghiệm tâm linh đều là loại đồ nữ trang rẻ tiền bằng thuỷ tinh mầu xanh; chúng không phải là viên ngọc.
Đó là lí do tại sao Phật vẫn im lặng. Khi mọi người hỏi ông ấy, "Thầy đã chứng ngộ chưa?" ông ấy sẽ im lặng. Khi mọi người hỏi, "Thầy có biết Thượng đế không?" ông ấy sẽ chẳng nói gì, ông ấy sẽ mỉm cười hay cười phá lên. Sao vậy? Tại sao ông ấy lại lảng tránh điều ấy?... Và những người đần sẽ nghĩ ông ấy lảng tránh bởi vì ông ấy không biết, ông ấy lảng tránh bởi vì ông ấy chưa kinh nghiệm. Ông ấy lảng tránh bởi vì ông ấy đã kinh nghiệm. Ông ấy lảng tránh bởi vì ông ấy biết rằng nói về điều đó sẽ không tốt; điều đó sẽ là báng bổ.
Chân lí không thể luận bàn. Chúng ta có thể nói về con đường nhưng chúng ta không thể nói về chân lí. Chúng ta có thể nói về cách đạt tới nó nhưng chúng ta không thể nói nó là gì khi ta đạt tới nó.
Saraha đang nói: Tất cả những người nói về kinh nghiệm đều hư huyễn:
Bị ảo tưởng, họ không biết phân biệt viên ngọc với cái họ cứ tưởng là ngọc.
Họ coi đồng là vàng.
Bị ràng buộc với suy nghĩ lan man, họ tưởng ý nghĩ này là thực tại tối thượng.
Họ mong mỏi hoan lạc được kinh nghiệm trong giấc mơ.
Họ gọi thâm-tâm mau tàn là niềm phúc lạc tối cao vĩnh viễn.
Họ coi đồng là vàng... Cái cơ sở, cái khách quan họ nghĩ là chủ quan. Người biết vẫn chưa được biết tới. Họ đã biết cái gì đó khác và họ đã hiểu lầm; họ nghĩ họ đã biết người biết. Họ có thể đã biết về kundalini, họ có thể đã biết một vài linh ảnh tâm linh - những linh ảnh vĩ đại đầy thơ ca, những linh ảnh vĩ đại rực rỡ và mênh mông - những linh ảnh vĩ đại, phiêu diêu, nhưng họ tưởng những ý nghĩ này là thực tại tối thượng.
Họ coi đồng là vàng.
Bị ràng buộc bởi suy nghĩ lan man,
Và những người được gọi là thánh nhân và mahatmas đều bị ràng buộc bởi logic, bị ràng buộc bởi suy nghĩ lan man... Họ cứ biện minh; họ thậm chí còn cứ cố chứng minh rằng Thượng đế tồn tại.
Trong Ki tô giáo, hai nghìn năm đã bị phí hoài để chứng minh rằng Thượng đế tồn tại. Làm sao bạn có thể chứng minh rằng Thượng đế tồn tại được? Và nếu điều đó có thể chứng minh được thế thì nó cũng có thể bị bác bỏ nữa. Logic là con dao hai lưỡi, logic là con đĩ. Nếu nó có thể chứng minh rằng có Thượng đế thì nó cũng có thể chứng minh rằng không có Thượng đế. Và trong thực tế cái hay của nó là thế này: cùng một luận cứ có thể chứng minh rằng có Thượng đế và cùng một luận cứ đó có thể chứng minh rằng không có Thượng đế.
Bây giờ luận cứ lớn nhất mà những người được gọi là thánh nhân đã từng đưa ra cho thế giới là ở chỗ thế giới cần một đấng sáng tạo, bởi vì làm sao thế giới tồn tại được mà không có đấng sáng tạo? Bây giờ điều đó có vẻ hấp dẫn, ít nhất thì cũng đối với tâm trí ngây thơ; với tâm trí chưa chín chắn nó có vẻ quyến rũ. Vâng, sự tồn tại mênh mông như thế - làm sao nó có thể có đó mà không có đấng sáng tạo? Một ai đó nhất định phải có đó, người đã tạo ra nó. Và rồi chỉ một điều khó chịu nhỏ nhặt mà logic tiêu tan và quả bóng nổ tung. Một ai đó hỏi, "Thế thì ai tạo ra đấng sáng tạo?" Đấy cũng chính là cùng một logic ấy. Nếu bạn nói thế giới cần đấng sáng tạo thì lần nữa đấng sáng tạo của bạn sẽ cần một đấng sáng tạo, và cứ như thế mãi, phát buồn nôn. Bạn có thể tiếp tục và bạn có thể nói số một đã tạo ra thế giới, rồi số hai tạo ra số một, rồi số ba tạo ra số hai... bạn có thể tiếp tục mãi. Nhưng câu hỏi chung cuộc vẫn còn như cũ: Ai tạo ra cái đầu tiên, cái nguyên thuỷ?
Nếu bạn chấp nhận rằng cái nguyên thuỷ không được tạo ra thế thì tất cả mọi sự nhặng sị này là về gì? Thế thì tại sao không nói rằng thế giới này là không được tạo ra? Nếu Thượng đế còn có thể không được tạo ra thì cái gì sai khi đơn giản nói rằng thế giới vẫn có đó mà chẳng có ai tạo ra nó cả? Điều đó dường như hợp lí hơn, hơn là cứ tiếp tục cái logic ngu xuẩn này chẳng dẫn đến đâu cả.
Nhìn vào các luận cứ đã được nêu ra cho Thượng đế: tất cả chúng đều ngu ngốc và đần độn. Đó là lí do tại sao bạn không thể thuyết phục được dù chỉ một kẻ vô thần về Thượng đế của bạn. Còn những người đã bị thuyết phục, vâng, họ đã bị thuyết phục; thì đấy lại không phải là vấn đề. Bạn không thể thuyết phục được một tâm trí nghi ngại, luận cứ của bạn chẳng ích gì; trong thực tế luận cứ riêng của bạn sẽ tạo ra khó khăn cho bạn.
Saraha đang nói gì? Saraha đang nói: Người đã biết về thực tại bên trong mình thì biết rằng chẳng có chứng cớ nào khác hơn việc hiểu biết nó. Người đó không tin vào các ý nghĩ lan man. Người đó không nêu ra bất kì logic nào cho nó; nó là phi logic, nó nằm ngoài lập luận. Nó là như vậy. Bạn có thể kinh nghiệm nó hoặc bạn có thể bỏ mặc nó, nhưng không có cách nào chứng minh nó hay bác bỏ nó. Hữu thần và vô thần cả hai đều vô nghĩa. Tôn giáo chẳng liên quan gì với họ; tôn giáo là việc kinh nghiệm về điều đang hiện hữu. Gọi nó bằng bất kì cái tên nào bạn chọn để gọi nó: gọi nó là Thượng đế, gọi nó là niết bàn, gọi nó là XYZ, bất kì thứ gì, điều đó chẳng thành vấn đề - nhưng kinh nghiệm nó đi. Mật tông tin vào kinh nghiệm; Mật tông không phải là trí năng, nó mang tính chất tồn tại.
Họ coi đồng là vàng... và Thượng đế này được chứng minh bằng luận cứ thì họ nghĩ là Thượng đế của mình. Rồi họ tạo ra hình ảnh về Thượng đế, và rồi họ tôn sùng; họ tôn sùng suy luận của riêng họ. Cái gì có trong nhà thờ, đền đài, đền Mô ha mét giáo của bạn? - chẳng có gì ngoài suy luận. Thế giới cần một đấng sáng tạo, cho nên bạn tin vào một đấng sáng tạo. Đấy là niềm tin, và tất cả mọi niềm tin đều là giả tạo. Niềm tin là một thứ nhân tạo. Vâng, nó an ủi, nó cho bạn an ninh, thoải mái nào đó. Thật thuận tiện mà tin rằng ai đó đang coi sóc thế giới, bằng không người ta sẽ trở nên sợ hãi: chẳng ai chăm nom điều đó, vào bất kì lúc nào, bất kì cái gì cũng có thể chạy sai. Điều đó cho bạn niềm tin.
Cũng gần giống như khi bạn trong chiếc máy bay và bạn biết rằng phi công đang có đó, người đó đang trông nom mọi thứ. Rồi bỗng nhiên bạn tới nhìn vào buồng lái và chẳng thấy có ai cả! Bây giờ điều gì sẽ xảy ra? Ngay khoảnh khắc trước bạn còn đang nhấm nháp nước chè và nói chuyện, rồi bạn quan tâm tới người đàn bà ngồi cạnh bạn, bạn đang định chạm vào cô ấy, và mọi điều... Bây giờ mọi thứ biến mất - phi công không có đó! Cho tới khoảnh khắc này mọi thứ đều thuận tiện. Bạn sẽ trở nên rất bồn chồn, bạn sẽ bắt đầu run rẩy; bạn sẽ mất mọi sự quan tâm đến đàn ông và đàn bà, đến đồ ăn thức uống, mọi thứ đã chấm dứt! Nhịp thở của bạn sẽ rối loạn, huyết áp sẽ rối loạn, tim bạn sẽ bắt đầu đập không đều và bạn bắt đầu vã mồ hôi... trong chiếc máy bay có điều hoà!
Thật thuận tiện mà tin rằng trong buồng lái có phi công biết mọi thứ và mọi việc đều ổn thoả - Thượng đế lo tất cả.
Bạn có thể vẫn theo con đường của mình. Ngài là 'Cha', ngài biết mọi người. Thậm chí chỉ một chiếc lá rơi cũng theo ý chí của ngài, cho nên mọi thứ đều tốt lành. Thật là thuận tiện. Tâm trí quả rất tinh ranh. Thượng đế này là một phần của tâm trí tinh ranh.
Saraha nói: Niềm tin không phải là chân lí, và chân lí không bao giờ là niềm tin cả. Chân lí là việc kinh nghiệm.
Họ tưởng ý nghĩ này là thực tại tối hậu.
Họ mong mỏi hoan lạc được kinh nghiệm trong giấc mơ.
Đấy là những hoan lạc được kinh nghiệm trong giấc mơ.
Họ gọi thâm-tâm mau tàn là phúc lạc tối cao vĩnh viễn.
Đôi khi bạn bị thân thể mình lừa dối và bằng cách nào đó nếu bạn xoay xở vượt ra ngoài thân thể, bạn lại bị tâm trí lừa dối, kẻ lừa dối hơn nữa. Ba luân xa đầu tiên thuộc về thân thể. Ba luân xa tiếp sau thuộc về tâm trí. Và luân xa thứ bảy vượt ra ngoài cả hai loại này.
Thông thường những người si mê vẫn còn trong ba luân xa đầu, các luân xa thấp, họ lơ lửng ở đó. Ba luân xa đầu đó - muladhar, swadhishthan và manipura - đều gắn với đất. Chúng là các địa luân xa, chúng bị hấp dẫn bởi trọng lực, chúng bị kéo xuống. Ba luân xa tiếp: anahata, vishuddha và agya là gắn với trời; lực trọng trường không ảnh hưởng tới chúng. Chúng chịu ảnh hưởng của luật khác gọi là bay lên, chúng được kéo lên. Ba luân xa này gồm tâm trí; thân thể bị kéo xuống, tâm trí bị kéo lên. Nhưng bạn thì chẳng phải là cả hai; bạn là luân xa thứ bảy, chẳng phải thân thể lẫn chẳng phải tâm trí.
Cho nên những người si mê sống trong ba luân xa đầu, và những người kìm nén ba luân xa đầu bắt đầu sống trong ba luân xa thứ hai. Nhưng họ tạo ra thế giới mơ... Nó gần giống như thế này: một hôm bạn nhịn ăn và ban đêm bạn mơ thấy rằng bạn được nữ hoàng nước Anh chiêu đãi, một bữa tiệc linh đình được dọn cho bạn để tỏ lòng trân trọng, và bạn ăn hết mọi món - tất cả mọi thứ bạn muốn ăn mà bác sĩ thì không cho phép ăn. Việc nhịn ăn tạo ra giấc mơ này, nhưng giấc mơ này không thể nuôi dưỡng được bạn. Sáng dậy bạn vẫn đói như trước - còn đói hơn. Nhưng giấc mơ này cũng giúp ích đôi chút. Nó giúp ích thế nào? Nó giúp bạn tiếp tục ngủ. Bằng không, cơn đói sẽ đánh thức bạn liên tiếp, bạn sẽ cứ tỉnh dậy. Giấc mơ này là thủ đoạn của tâm trí. Tâm trí nói, "Không cần dậy; không cần đi trong bóng tối và tìm tủ lạnh. Mình có thể ngủ ngon. Trông này, nữ hoàng đã mời mình! Có biết bao thức ăn trên bàn, sao mình lại không ăn?" - và bạn bắt đầu ăn. Đấy là thủ đoạn của tâm trí, nó giúp bạn giữ yên giấc ngủ.
Điều đó xảy ra nhiều lần... bụng bạn đầy nước và bạn bắt đầu mơ rằng bạn đang trong nhà vệ sinh. Điều này có ích - không phải vì nó làm nhẹ bụng mà nó giữ bạn bị lừa và giấc ngủ có thể tiếp tục. Niềm tin của bạn, tưởng tượng của bạn, giấc mơ của bạn, ngôi đền của bạn, nhà thờ của bạn, gurudwaras của bạn giúp bạn vẫn còn ngủ. Chúng là thuốc an thần.
Họ gọi thâm-tâm mau tàn là phúc lạc tối cao vĩnh viễn... Đôi khi họ nghĩ phúc lạc tối cao có đó trong thân thể, và rồi họ bắt đầu nghĩ trong tưởng tượng của tâm trí rằng kundalini đang dâng lên... ánh sáng, và cả nghìn lẻ một linh ảnh và kinh nghiệm. Nhận biết về những linh ảnh này đi.
Người hướng tâm linh thực sự không quan tâm đến bất kì nội dung nào của tâm thức. Người đó quan tâm tới chính bản thân tâm thức.
Bằng biểu tượng EVAM họ nghĩ việc tự tẩy rửa được đạt tới. Theo những tình huống khác nhau đòi hỏi bốn lớp xi.
họ gọi điều họ đã tưởng tượng là tính tự phát. Nhưng đây là nhìn vào sự phản xạ trong gương.
Qua mật chú, qua âm thanh, người ta có thể đạt tới sự thanh bình tâm thần nào đó. Vâng qua TM* người ta có thể đạt tới ảo giác nào đó. Nếu bạn lẩm nhẩm một âm nào đó liên tục, nó sẽ làm dịu bạn; nó cho bạn nhịp điệu nào đó trong tâm trí, nó mang tính nhịp điệu. Nếu bạn lẩm nhẩm, "Om, Om, Om," hay "Evam, Evam, Evam," hay bất kì mật chú nào... "Coca-Cola" cũng có tác dụng; nếu bạn lẩm nhẩm, "Coca-Cola, Coca-Cola, Coca-Cola," rất đáng yêu và tôn kính, điều đó sẽ có ích. Bạn cũng có thể đặt một chai Coca-Cola phía trước mình rồi đặt thêm vài bông hoa, vài trái cây trước nó; điều đó sẽ có ích. Bạn phải tạo ra bầu không khí... bạn có thể đốt vài nén hương trước chai Coca- Cola và lẩm nhẩm câu mật chú. Nếu bạn làm việc đó đủ lâu, sẽ có mọi khả năng bạn cảm thấy dễ chịu. Bạn đã tự thôi miên mình, bạn đã gợi ý điều gì đó cho chính mình; bạn đã gợi ý rằng thanh bình sẽ đến, im lặng sẽ đến, hạnh phúc sẽ đến. Đấy chẳng là gì khác hơn tự gợi ý, tự gợi ý rất gián tiếp.
* (Transcendental Meditation - Thiền siêu việt) một kĩ thuật thiền do Maharishi Mahesh Yogi nêu ra.
Emile Coué đề nghị những gợi ý trực tiếp. Nghĩ: Mình đang khoẻ lên, mình đang mạnh khoẻ, mình đang hạnh phúc hơn - những gợi ý trực tiếp. Emile Coué là người phương Tây - lương thiện, thật thà và trực tiếp hơn. Maharishi Mahesh Yogi gợi ý rằng bạn lẩm nhẩm, Om, Om, Ram, Ram - điều này là gián tiếp, nhiều tâm trí phương Đông hơn; không trực tiếp, nhưng gián tiếp. Nhưng mọi gợi ý ấy đều được đưa ra - rằng nếu bạn lẩm nhẩm câu mật chú này hai lần mỗi ngày trong hai mươi phút vào buổi sáng và hai mươi phút vào buổi tối bạn sẽ trở nên mạnh khoẻ hơn, bạn sẽ trở nên im lặng hơn, bạn sẽ trở nên phúc lạc hơn... thế này thế nọ. Mọi thứ đều được hứa hẹn - thậm chí cả lương của bạn cũng sẽ tăng lên. Bạn sẽ được đề bạt và toàn bộ thế giới sẽ hợp tác với bạn trong tham vọng của bạn.
Điều này được cho một cách gián tiếp. Và rồi bạn chẳng còn quan tâm đến mật chú nữa, bạn đang quan tâm đến những thứ này: sức khoẻ, của cải, quyền lực, danh vọng, im lặng, vui vẻ - bạn đang quan tâm tới những thứ ấy. Vì mối quan tâm này mà bạn lẩm nhẩm mật chú. Nhưng mỗi lần bạn nhẩm "Om," bạn biết rằng những thứ ấy sắp xảy ra. Và những câu mật chú này linh nghiệm trong phạm vi mà bạn tin vào chúng; nếu bạn không tin chúng sẽ không linh nghiệm. Nếu bạn không tin, chúng không có tác dụng. Nếu bạn không tin, Mahesh Yogi sẽ nói, "Làm sao chúng linh nghiệm được? Bạn phải tin vào chúng, thế thì chúng mới có tác dụng."
Chân lí vận hành chẳng cần niềm tin của bạn; chân lí không cần niềm tin về phần bạn. Chỉ phi chân lí mới vận hành qua niềm tin. Phi chân lí cần niềm tin về phần bạn, bởi vì chỉ nếu bạn tin thì bạn mới có thể tạo ra thái độ tâm trí, tự gợi ý, bầu khí hậu mà trong đó nó vận hành.
Bằng biểu tượng EVAM họ nghĩ việc tự tẩy rửa đã đạt được.
Và Saraha đang nói rằng điều này là vô nghĩa. Bằng cách lẩm nhẩm một âm nào đó, không sáng tỏ nào được đạt tới, bạn chỉ trở nên u ám hơn. Không phải là bạn trở nên thông minh và nhận biết hơn mà bạn trở nên buồn ngủ hơn. Tất nhiên bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn, đó là phần tốt của nó. Và không phải là ngẫu nhiên mà kĩ thuật thiền TM của Mahesh Yogi đã trở nên có ảnh hưởng tại Mĩ, bởi vì Mĩ là nước đang phải chịu đựng rất nhiều về chứng mất ngủ. Mọi người không thể ngủ được, họ cần thủ thuật nào đó để ngủ; TM có thể giúp giấc ngủ tốt. Và tôi không phản đối TM nếu bạn chỉ dùng nó cho ngủ ngon - tôi ủng hộ tất cả những gì giúp cho giấc ngủ ngon. Nhưng nhớ cho, nó không thể dẫn bạn tới bất kì cõi giới nào khác, nó không thể trở thành cuộc hành trình tâm linh của bạn; nó là an ủi thôi.
Bởi những tình huống khác nhau đòi hỏi bốn lớp xi...
Bốn lớp xi này phải được hiểu rõ. Mật tông nói về bốn lớp xi, bốn mudras - ấn. Để đạt tới điều tối thượng, người ta đi qua bốn cánh cửa, người đó phải mở bốn cái khoá. Bốn cái khoá này được gọi là bốn lớp xi, bốn ấn. Chúng rất quan trọng.
Ấn đầu tiên được gọi là ấn nghiệp. Nó là cánh cửa bên ngoài nhất, chính phần ngoại vi của bản thể bạn. Nó ở bên ngoài nhất thế... tựa như hành động, đó là lí do tại sao nó được gọi là ấn nghiệp. Nghiệp có nghĩa là hành động. Hành động là cốt lõi bên ngoài nhất của bản thể bạn, là phần ngoại vi của bạn; điều bạn làm là phần ngoại vi của bạn. Bạn yêu ai đó, bạn ghét ai đó, bạn giết ai đó, bạn bảo vệ ai đó - cái bạn làm là phần ngoại vi của bạn. Hành động là phần bên ngoài nhất của bản thể bạn.
Lớp xi thứ nhất được mở ra thông qua việc trở thành toàn bộ trong hành động của bạn... toàn bộ trong hành động của bạn. Bất kì điều gì bạn làm, làm một cách toàn bộ, và sẽ nảy sinh vui vẻ lớn - không phải bằng cách lẩm nhẩm mật chú nào đó mà bằng cách thực hiện nó một cách toàn bộ. Nếu bạn giận dữ, hãy giận dữ toàn bộ; bạn sẽ học rất nhiều từ giận dữ toàn bộ đó. Nếu bạn giận dữ toàn bộ và tràn đầy nhận biết về giận dữ của bạn, một ngày nào đó giận dữ sẽ biến mất. Sẽ không còn vấn đề giận dữ chút nào nữa; bạn đã hiểu nó, nó có thể bị vứt bỏ bây giờ.
Bất kì cái gì được hiểu đều có thể bị vứt bỏ dễ dàng. Chỉ những gì không được hiểu mới tiếp tục lơ lửng quanh bạn. Cho nên hãy là toàn bộ, dù nó là bất kì cái gì. Cố là toàn bộ và tỉnh táo: đây là chiếc khoá đầu tiên cần phải mở.
Bao giờ cũng nhớ, Mật tông rất khoa học. Nó không nói phải lẩm nhẩm mật chú. Nó nói: Trở nên nhận biết trong hành động của bạn.
Lớp xi thứ hai được gọi là ấn hiểu biết gyana - sâu hơn một chút so với lớp xi đầu, vào bên trong hơn một chút so với lớp xi đầu: tựa như tri thức. Hành động là thứ bên ngoài nhất, tri thức có sâu hơn một chút. Bạn có thể quan sát điều tôi đang làm nhưng bạn không thể quan sát điều tôi đang biết. Biết là bên trong hơn. Hành động có thể được quan sát, biết không thể được quan sát, chúng là bên trong hơn. Lớp xi thứ hai là lớp xi của việc biết - ấn hiểu biết.
Bây giờ bắt đầu biết điều bạn thực sự biết đi và dừng việc tin vào những thứ bạn thực sự không biết. Ai đó hỏi bạn, "Có Thượng đế không?" và bạn nói, "Có chứ, có Thượng đế." Nhớ lấy, bạn có thực biết không? Nếu bạn không biết, xin đừng nói rằng bạn biết. Hãy nói, "tôi không biết." Nếu bạn là người thật thà và bạn chỉ nói điều bạn biết, và bạn chỉ tin điều bạn biết, cái khoá thứ hai sẽ bị phá vỡ. Nếu bạn vẫn cứ biết mọi thứ, tin mọi thứ mà bạn không thực sự biết, cái khoá thứ hai sẽ không bao giờ bị phá vỡ. Tri thức giả là kẻ thù của tri thức thật. Và mọi niềm tin đều là tri thức giả; bạn đơn giản tin chúng. Và những người được gọi là thánh nhân của bạn vẫn cứ bảo bạn: Trước hết hãy tin tưởng rồi bạn sẽ biết.
Mật tông nói: Trước hết hãy biết, rồi niềm tin có đó. Nhưng đó là loại niềm tin hoàn toàn khác; đó là tin cậy. Bạn tin vào Thượng đế, bạn biết về mặt trời. Mặt trời mọc, bạn không cần phải tin vào điều đó; nó đơn giản có đó, bạn biết nó. Thượng đế thì bạn tin. Thượng đế là hư ảo; Thượng đế của bạn là hư ảo.
Còn có Thượng đế khác - Thượng đế tới qua hiểu biết. Nhưng điều đầu tiên được rút ra là, vứt bỏ tất cả những gì bạn không biết mà chỉ tin vào những gì bạn đã biết. Bạn bao giờ cũng tin và bạn bao giờ cũng mang tải trọng. Vứt bỏ tải trọng đi. Trong một trăm thứ bạn sẽ dỡ đi gần như chín mươi tám thứ - dỡ đi. Chỉ vài thứ sẽ còn lại đó mà bạn thực sự biết. Bạn sẽ cảm thấy tự do lớn lao; đầu bạn sẽ không còn nặng nề nữa. Và với tự do cùng phi trọng lượng đó bạn đi vào ấn thứ hai. Cái khoá thứ hai bị phá vỡ.
Ấn thứ ba được gọi là ấn thời gian samaya. Samaya nghĩa là thời gian. Tầng đầu tiên, tầng bên ngoài nhất là hành động, tầng thứ hai là việc biết, tầng thứ ba là thời gian. Tri thức đã biến mất, bạn chỉ còn trong bây giờ; chỉ sự thuần khiết nhất của thời gian là còn lại. Quan sát, thiền về nó. Trong khoảnh khắc bây giờ, không có tri thức. Tri thức bao giờ cũng là về quá khứ. Trong khoảnh khắc bây giờ không có tri thức, nó hoàn toàn tự do khỏi tri thức. Ngay khoảnh khắc này, nhìn vào tôi, bạn biết gì? Chẳng cái gì được biết cả. Nếu bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn biết cái này cái nọ, điều đó sẽ đến từ quá khứ. Điều đó sẽ không đến từ khoảnh khắc này, không đến từ bây giờ. Tri thức là từ quá khứ, hay phóng chiếu vào tương lai. Bây giờ là sự thuần khiết của tri thức.
Cho nên lớp xi thứ ba là ấn thời gian samaya - trong khoảnh khắc này. Tại sao Saraha lại gọi nó là samaya, thời gian? Thông thường bạn nghĩ rằng quá khứ, hiện tại và tương lai là ba phân chia của thời gian. Đó không phải là cách hiểu của Mật tông. Mật tông nói: chỉ hiện tại mới là thời gian. Quá khứ là kí ức, tương lai là tưởng tượng. Chỉ hiện tại mới là thời gian; quá khứ không hiện hữu, nó đã qua rồi. Tương lai không hiện hữu; nó còn chưa tới. Chỉ hiện tại mới hiện hữu.
Hiện hữu trong hiện tại là thực sự trong thời gian. Ngoài ra bạn hoặc là trong kí ức hoặc bạn trong mơ mộng, cả hai đều giả - đều là ảo giác. Cho nên lớp xi thứ ba bị phá vỡ bởi việc hiện hữu trong bây giờ. Thứ nhất, là toàn bộ trong hành động của bạn - lớp xi thứ nhất bị phá vỡ. Thứ hai, thật thà trong việc biết của bạn - lớp xi thứ hai bị phá vỡ. Bây giờ, chỉ ở đây và bây giờ - lớp xi thứ ba bị phá vỡ.
Và lớp xi thứ tư được gọi là ấn đại biểu tượng mahamudra, điệu bộ lớn... bên trong nhất, tựa không gian. Bây giờ chỉ còn lại không gian thuần khiết nhất. Hành động, việc biết, thời gian, không gian - đây là bốn lớp xi.
Không gian là cốt lõi bên trong nhất của bạn, cái trục của bánh xe, hay trung tâm của cơn xoáy lốc. Trong cái trống rỗng bên trong nhất của bạn là không gian, bầu trời. Đây là ba tầng: tầng thứ nhất là thời gian, rồi tầng thứ hai là việc biết, rồi đến tầng thứ ba là hành động. Đây là bốn lớp xi cần phải bị phá vỡ. Bằng cách trích dẫn mật chú, điều đó không xảy ra. Bạn đừng tự lừa mình. Công việc lớn được cần tới là đi vào trong thực tại của bạn.
Bằng biểu tượng EVAM họ nghĩ việc tự tẩy rửa đã đạt được.
Bởi những tình huống khác nhau đòi hỏi bốn lớp xi ...
Việc tẩy rửa không được đạt tới nếu không có việc phá vỡ bốn lớp xi đó. Sáng tỏ chỉ được đạt tới khi bạn đã đi vào không gian thuần khiết của mình.
...họ gọi điều họ đã tưởng tượng là tự phát.
Nhưng đấy chỉ là nhìn vào sự phản xạ trong gương.
Vâng, bạn có thể tạo ra gương bằng cách tụng niệm mật chú, và trong tấm gương đó bạn có thể thấy mọi thứ. Đấy là cái nhìn qua tinh thể, không nhiều giá trị lắm. Hệt như nhìn vào mặt hồ và nghĩ rằng mặt trăng có đó; mặt trăng không có đó, nó chỉ phản xạ ở đấy thôi. Đấy là việc nhìn vào trong gương và nghĩ rằng bạn đang trong đó; bạn không có trong đó. Đừng ngây thơ - trẻ nhỏ mới nghĩ như thế. Bạn đã quan sát đứa nhỏ lần đầu tiên được đưa tới trước gương chưa? Nó cố gắng đi vào trong gương... nó cố tóm lấy gương và cố tìm cách đi vào trong đó và gặp đứa trẻ trong đó. Khi nó thấy điều đó khó khăn, nó cố đi qua phía sau của tấm gương: có thể có một chỗ và đứa trẻ ngồi ở đó. Đây là điều chúng ta vẫn đang làm.
Tâm trí là tấm gương. Vâng, bằng cách lặp lại câu mật chú TM bạn có thể làm cho tấm gương này rất, rất rõ. Nhưng nhìn vào trong tấm gương đó bạn sẽ không đạt tới được. Trong thực tế cần phải vứt bỏ hoàn toàn tấm gương đó, ném nó đi. Bạn phải chuyển vào trong. Và điều này rất thực tế: hành động đầu tiên, rồi việc biết, rồi thời gian, rồi đến không gian.
Như dưới sức mạnh của ảo tưởng bầy hươu xô về nguồn nước trong ảo tưởng không nhận ra, cho nên ảo tưởng không làm dịu đi cơn khát của chúng, chúng bị gắn vào xiềng xích và tìm thấy hoan lạc trong chúng, nói rằng tất cả đều là thực tế tối thượng.
Đây là câu kinh cuối.
Saraha nói: Nhìn vào trong gương, bạn đang nhìn vào ảo ảnh. Bạn đang mơ. Bạn đang giúp cho ảo tưởng được tạo ra xung quanh mình, bạn đang hợp tác trong giấc mơ.
Như dưới sức mạnh của ảo tưởng bầy hươu xô về nguồn nước trong ảo tưởng không nhận ra, cho nên ảo tưởng không làm dịu đi cơn khát của chúng, chúng bị gắn vào xiềng xích.
Chúng ta bị lừa dối bởi sự phản xạ vốn xảy ra trong tâm trí ta.
Tôi đã từng nghe một câu chuyện hay...
Một người muốn đi dạo trong vùng núi xứ Wales đã đặt tổng hành dinh của mình ở một quán rượu trong một thị trấn thôn quê. Anh ta thấy các buổi tối đều chán ngắt, vì chẳng có gì xảy ra, và chuyện ở quán rượu thì gần như chỉ về cừu, gần như chỉ về xứ Wales.
Anh ta hỏi người chủ cách bắt đầu tìm phụ nữ trong thị trấn, và điều đó mới đáng gây chấn động.
"Này ông bạn, đây là xứ Wales. Chúng tôi không thể có gái mãi dâm được - nhà thờ không bao giờ cho phép điều đó."
Ông khách có vẻ buồn và người chủ tiếp tục, "Tất nhiên chúng tôi cũng có bản tính con người hệt như mọi nơi khác, nhưng điều ông định nói tới thì bị giữ cho khuất mắt." Ông ta tiếp tục giải thích rằng trên núi, sau lưng núi, có nhiều hang động, trang bị đồ đạc đầy đủ và với mọi điều kiện thuận lợi. Điều người khách lạ phải làm là lên núi lúc chạng vạng tối và hô to, "Yoo-hoo!" và nếu có giọng phụ nữ vọng lại "Yoo-hoo" thì có thể thương lượng các điều khoản. Nếu cô ấy đã ước hẹn thì không có câu trả lời.
Tối hôm đó chàng người Anh hô lên yoo-hoo trên đường từ hang nọ sang hang kia, nhưng chẳng gặp may chút nào; cuối cùng anh ta quyết định quay lại và uống rượu. Nhưng ở chân núi anh ta tìm ra một cái hang tươi mát. Anh ta hô to "Yoo-hoo!" Tiếng vọng "Yoo-hoo! Yoo- hoo!" dội lại thật rõ ràng.
Anh ta chạy xô vào trong hang - và bị tầu hoả chẹt chết.
Đó chính là điều ảo giác là gì: bạn hình dung, bạn tưởng tượng, rồi bạn bắt đầu thấy. Và rồi bất kì cớ nào cũng được. Khi người khát trong sa mạc, bị lạc, và cơn khát cháy bỏng như ngọn lửa bên trong và người đó chỉ nghĩ đến nước - chỉ nước và không gì khác - có mọi khả năng là người đó sẽ bắt đầu thấy nước ở đâu đó. Người đó sẽ phóng chiếu nó; ham muốn của người đó nhiều đến mức người đó sẽ phóng chiếu nó. Người đó sẽ bắt đầu thấy hồ ảo giác, người đó sẽ nghĩ tới gió mát đã tới. Người đó sẽ nghĩ mình đã thấy một vài con chim bay qua, người đó thậm chí còn sẽ nghĩ rằng mình có thể thấy vài cây xanh - không chỉ có cây xanh mà còn sự phản xạ của chúng trong nước. Người đó sẽ chạy xô tới.
Đấy chính là cách chúng ta cũng chạy xô tới trong hàng triệu kiếp sống... kêu lên yoo-hoo hết hang nọ đến hang kia. Và bạn vẫn không thấy rằng mỗi lần bạn đi bạn chẳng tìm thấy nước gì cả, cơn khát chẳng dịu đi. Nhưng bạn chẳng học được gì.
Vấn đề lớn nhất với con người là ở chỗ người đó không học. Bạn yêu người đàn bà hay người đàn ông, bạn nghĩ rằng cơn khát của bạn sẽ dịu đi - nó chẳng dịu đi cho. Nhưng bạn cũng chẳng học được điều gì, bạn bắt đầu hướng sang hang khác. Bạn không có tiền và bạn nghĩ rằng nếu bạn có mười nghìn ru pi mọi sự sẽ ổn thoả. Và rồi mười nghìn đồng cũng có, nhưng bạn chẳng học được gì. Trước lúc đó bạn bắt đầu nghĩ, "Chừng nào mình còn chưa có một chục vạn ru pi thì làm sao mình hạnh phúc được?" Một chục vạn rồi cũng xảy ra, nhưng bạn vẫn chưa học được điều gì; bây giờ bạn nghĩ rằng chừng nào chưa có đó trăm vạn làm sao bạn sung sướng được? Và rồi cứ như thế mãi bạn đi... hết hang này đến động kia, từ lần sinh này sang lần sinh khác, từ cái chết này đến cái chết khác. Con người dường như gần như không có khả năng học hỏi. Những người học, chỉ họ mới biết.
Bắt đầu học đi. Tỉnh táo thêm chút nữa; để cho từng kinh nghiệm đem lại cho bạn việc biết nào đó. Bạn đã hỏi bao nhiêu lần về bao nhiêu thứ mà chẳng có gì xảy ra. Bây giờ dừng việc hỏi lại. Bạn đã ham muốn bao nhiêu thứ và mỗi ham muốn đều dẫn bạn đến thất vọng. Bạn vẫn cứ ham muốn sao? Bạn đã làm cùng một việc ngày hôm qua và ngày hôm kia, và bạn sẽ làm cùng việc ấy ngày hôm nay và ngày mai nữa - mà chẳng cái gì đến từ nó. Và bạn cứ di chuyển và làm cùng một thứ lặp đi lặp lại.
Học là trở thành mang tính tôn giáo. Từ đệ tử - disciple - thật hay, nó có nghĩa là người có khả năng học. Nó xuất xứ từ một gốc có nghĩa là 'việc học'; người có khả năng học là đệ tử.
Trở thành đệ tử... đệ tử của cuộc sống riêng của bạn. Cuộc sống là thầy thực của bạn. Và nếu bạn không thể học được từ cuộc sống, bạn còn có thể học được từ đâu nữa? Nếu như người thầy cuộc sống vĩ đại bị thất bại với bạn và không thể dạy được bạn điều gì, thế thì ai sẽ có khả năng dạy bạn điều gì?
Vũ trụ này là trường đại học. Mỗi khoảnh khắc đều là một bài học, mỗi thất vọng là một bài học. Mỗi lần bạn thất bại, học điều gì đó đi! Dần dần, tia sáng hiểu biết đi vào. Từng li một người ta trở nên tỉnh táo; từng li một người ta trở nên có khả năng không lặp lại sai lầm cũ. Khoảnh khắc bạn bắt đầu học, bạn đang tới gần hơn với Thượng đế.
Và đừng tin vào chút xíu hiểu biết, đừng nghĩ rằng bạn đã tới nơi. Một sự học hỏi nho nhỏ đôi khi làm cho mọi người thoả mãn lắm lắm... rồi họ dừng lại, rồi họ dừng chuyển động. Đây là cuộc hành trình vĩ đại, đây là cuộc hành trình vô tận. Bạn càng học nhiều, bạn càng có khả năng học thêm. Bạn càng học nhiều, bạn càng có khả năng trở nên nhận biết rằng nhiều thứ nữa cần phải học. Bạn càng biết nhiều, bí ẩn lại càng trở nên mãnh liệt hơn. Bạn càng biết nhiều, bạn càng cảm thấy mình biết ít. Với việc biết, những cánh cửa mới mở ra. Với việc biết, những bí ẩn mới được lộ ra.
Cho nên đừng thoả mãn với đôi chút tri thức. Chừng nào Thượng đế còn chưa tự hiển lộ mình cho bạn, đừng bao giờ bằng lòng. Hãy để có không bằng lòng lớn về tâm linh.
Chỉ những người đủ may mắn mới có sự không bằng lòng thiêng liêng này trong họ - rằng không cái gì ngoài Thượng đế mới thoả mãn cho họ - chỉ họ mới đạt tới. Không ai khác.

Ads Belove Post