Chương 5. Quy tắc nền tảng

Chương 5. Quy tắc nền tảng

Price:

Read more

Osho - Đạo: Đường vô lộ (Tập 2)
Chương 5. Quy tắc nền tảng


Người họ Phùng nước Tần có một người con trai hồi nhỏ rất thông minh, mà lớn lên mắc tật mê loạn: nghe tiếng hát thì bảo là tiếng khóc, nhìn màu trắng thì bảo là màu đen, ngửi mùi thơm thì bảo là mùi thối, nếm vị ngọt thì bảo là vị đắng, làm điều quấy thì bảo là điều phải. Trời đất, bốn phương, lửa nước, nóng lạnh, trong óc anh ta đều đảo lộn, sai lầm hết.
Một người họ Dương bảo cha thanh niên đó:
- Vị quân tử nước Lỗ (Khổng Tử) nhiều tài nghệ, may ra trị được bệnh đó, sao bác không qua hỏi xem.
Người cha bèn sang nước Lỗ, khi đi qua nước Trần, gặp Lão Đam (Lão tử), kể bệnh của con cho Lão Đam nghe. Lão Đam bảo:
- Làm sao chú biết được rằng con chú mê loạn. Ngày nay khắp thiên hạ đều mê hoặc về phải trái, hôn ám về lợi hại. Kẻ bị bệnh đó nhiều quá tới nỗi không ai thấy nữa. Vả lại, một người mê loạn, không đủ làm cho cả nhà khuynh đảo được; một nhà mê loạn, không đủ làm cho cả làng khuynh đảo được; một làng mê loạn, không đủ làm cho cả nước khuynh đảo được; cả nước mê loạn, không đủ làm cho cả thiên hạ khuynh đảo được; mà khi cả thiên hạ mê loạn thì còn ai làm cho nó khuynh đảo được nữa? Ví thử khắp thiên hạ đều như con chú hết thì ngược lại chính chú mới là người mê loạn; và còn ai hiểu chính được cái ý niệm về vui buồn, thanh âm, màu sắc, mùi vị, phải trái nữa? Ngay lời tôi vừa nói với chú đó, cũng vị tất là không mê loạn, huống hồ cái ông quân tử nước Lỗ kia, còn mê loạn hơn ai hết, thì còn trị bệnh mê cho ai được nữa? Thôi chú nên về nhà gấp đi, đừng phí tiền ăn đường nữa.
Đạo là cách nhìn duy nhất. Nó là cách nhìn, chú ý vào, darshana, nó không phải là triết lí. Nó là sáng tỏ, minh bạch, nhưng không phải là ý thức hệ. Nó không đề nghị hệ thống tư tưởng nào - nó không đề nghị cái gì hết cả. Nó không đề nghị cái gì, không giả định cái gì. Nó không phải là hệ thống tư tưởng, nó chỉ là cách nhìn thẳng vào thực tại, vào cái đang đó.
Nó không phóng chiếu cái gì từ tâm trí, nó không cho phép tâm trí can thiệp, so sánh, diễn dịch - nó là vô vi, không can thiệp vào thực tại. Bất kì cái gì có đấy thì có đấy; nó không thể bị thay đổi, nó không thể bị đổi đi. Bất kì cái gì có đấy thì có đấy, và bất kì cái gì không có đấy thì không có đấy. Mọi sự nên được bỏ lại không bị động chạm, như chúng vậy. Khoảng khắc con người bước vào và cố thay đổi hay cải tiến, lẫn lộn nảy sinh.
Đạo là chấp nhận lớn lao, Đạo là chấp nhận vô cùng, Đạo là tathata vô điều kiện. Bất kì cái gì có đấy thì có đấy - không cái gì có thể được làm về nó.
Và cũng không có nhu cầu làm gì. Khoảnh khắc bạn bắt đầu làm, bạn tạo ra điều hại - người làm là người gây hại. Người không làm là người thực; qua không làm, người ta có thể biết cái gì đang đấy. Khi bạn bắt đầu làm cái gì đó, bạn đem tâm trí của bạn vào, và khoảnh khắc tâm trí bước vào, có lẫn lộn - mọi sáng tỏ bị mất. Cố hiểu điều này như Đạo cơ sở, nền tảng.
Thế thì chuyện ngụ ngôn hôm nay sẽ là rất dễ hiểu. Nó cực kì hay, chuyện ngụ ngôn này. Nó có thể mở ra khung cảnh mới, nó có thể mở ra cánh cửa vào bản thể bạn, nó có thể cho bạn cái nhìn về thực tại. Nhưng qui tắc nền tảng là: không can thiệp. Đó là bất bạo hành thực.
Nếu bạn đi tới Lão Tử và bạn nói rằng ai đó là kẻ cắp, ông ấy nói, 'Vậy sao! Ai đó là kẻ cắp. Cứ để nó là vậy đi.' Lão Tử không lo nghĩ về thực tại. Nếu ai đó điên, Lão Tử sẽ nói, 'Vậy sao! Cứ để nó là vậy đi. Nếu đó là cách cái toàn thể quyết chí nó, thế thì đó là cách nó phải vậy. Ông là ai'. Ai đã cho bạn thẩm quyền thay đổi cái gì, biến đổi nó? Cứ để thực tại là bản thân nó và mọi thứ diễn ra tốt đẹp, nhịp điệu. Can thiệp vào, và mọi thứ bị rối loạn.'
Bạn đã nghe nói về bất bạo hành của Mahavir, bạn đã nghe nói về bất bạo hành của Phật, nhưng họ không là gì khi so với Lão Tử. Trong bất bạo hành của họ vẫn có bạo hành tinh vi: bạo hành của can thiệp. Cái tốt phải được đem vào, cái xấu phải bị phá huỷ; cái vô đạo phải bị thay đổi thành đạo đức, cái sai phải được đặt thành đúng. Họ vẫn không phải là trong vô vi, không can thiệp. Người bạo hành đang cố gắng thay đổi thực tại một cách bạo hành. Người bất bạo hành đang cố gắng thay đổi thực tại một cách bất bạo hành. Nhưng cả hai đều cố gắng thay đổi thực tại. Và thay đổi là có tính bạo hành. Chấp nhận mọi sự như chúng vậy, chấp nhận không có tâm trí chút nào - đó là hiểu biết của Đạo.
Nếu bạn có tâm trí, bạn không thể chấp nhận được. Bạn sẽ phán xét, bạn sẽ so sánh; bạn sẽ nói rằng điều này đáng phải không như vậy, nó phải không như vậy; bạn sẽ nói rằng điều này có thể được cải thiện, điều này có thể được thay đổi và làm tốt hơn.
Chính ý tưởng rằng thế giới có thể được làm cho tốt hơn là chính gốc rễ của mọi trò bản ngã. Thế giới là hoàn hảo; không có cách nào làm cho nó tốt hơn. Nếu bạn cố làm cho nó tốt hơn, bạn sẽ làm cho nó tồi hơn. Mọi sự là trong nhịp điệu hoàn hảo không cái gì xấu, không cái gì tốt. Cái tốt và cái xấu là các quan niệm do con người tạo ra. Không cái gì đúng, không cái gì sai - đấy là các quan niệm của chúng ta. Thực tại đơn giản là trung lập, không thiện không ác, không đẹp không xấu. Nó đơn giản hiện hữu. 'Tính hiện hữu' là Đạo.
Bây giờ, đi vào chuyện ngụ ngôn này. Chúng ta sẽ đi vào nó rất chậm rãi. Thưởng thức nó từng bước một - nó có thể trở thành việc khải lộ.
Người họ Phùng nước Tần có một người con trai hồi nhỏ rất thông minh...
Mọi đứa trẻ được sinh ra đều lanh lợi. Không đứa trẻ nào được sinh ra ngốc cả. Để trở thành kẻ ngốc, người ta cần được giáo dục. Để chuyển đổi mọi người thành ngốc, trường phổ thông và cao đẳng và đại học được cần tới. Đó là một thành tựu lớn. Ngu ngốc là không tự nhiên; nó phải được học, nó phải được kiếm. Nỗ lực lớn phải được thực hiện trước khi bạn có thể trở thành ngu ngốc. Một Phật hay một Lão Tử hay một Jesus là những người bằng cách nào đó đã thoát khỏi xã hội, những người bằng cách nào đó đã xoay xở điều đó mà xã hội đã không thay đổi họ thành người ngu ngốc. Họ có vẻ hiếm hoi bởi vì toàn thể xã hội đã trở thành ngu ngốc bằng không thì họ sẽ là bình thường. Điều tự nhiên là lanh lợi, thông minh - tự nhiên như việc thở, tự nhiên như mạnh khoẻ.
Quan sát đứa trẻ, bất kì đứa trẻ nào, đen, trắng, Ấn Độ, Trung Quốc, Đức - vâng, ngay cả Đức! Quan sát bất kì đứa trẻ nào. Mọi đứa trẻ đều thông minh và mọi đứa trẻ đều đẹp. Bạn đã bao giờ thấy đứa trẻ nào xấu chưa? Hiện tượng này không tồn tại chút nào. Bạn đã bao giờ thấy đứa trẻ nào ngu chưa? Thông minh của chúng là vô cùng.
Nhưng xã hội bắt đầu làm què quặt đứa trẻ bởi vì xã hội không thể cho phép ngần ấy thông minh. Ngần ấy thông minh là nguy hiểm. Đứa trẻ thông minh là người nguy hiểm. Xã hội lập tức nhảy lên đứa trẻ, từ chính ngày đầu. Đứa trẻ thậm chí không được phép tự do thở theo cách riêng của nó - bác sĩ tát vào mông nó và xã hội đã bắt đầu. Đứa trẻ thậm chí không được phép thở theo cách riêng của nó. Bạn phải đợi. Không cần tát đứa trẻ.
Đi và quan sát trong nhà hộ sinh. Khi đứa trẻ được sinh ra, bác sĩ sẽ cầm chân đứa trẻ, cầm nó lộn ngược và tát vào mông nó để giúp cho nó thở. Dường như tự nhiên không đủ cho nên sự giúp đỡ của bạn là cần thiết. Không ai tát con vật cả - vậy mà chúng vẫn thở, thở hay. Không cần bác sĩ nào, không cần y tá nào, không cần bà đỡ nào.
Đợi đã! Nhưng xã hội không thể đợi được. Trong vòng vài giây xã hội bước vào. Xã hội phải tát đứa trẻ. Và bây giờ nhưng người đã nghiên cứu hiện tượng tát đứa trẻ nói rằng cái tát đầu tiên tới như cú choáng, bởi vì đứa trẻ rất tinh tế. Trong chín tháng, nó đã sống trong môi trường rất được bảo vệ - cái tát đó giống như cú sốc lớn. Với cú sốc, cuộc sống nó bắt đầu.
Thế rồi thậm chí còn có những người độc ác hơn. Người Do Thái sẽ cắt bao qui đầu - đó là cú sốc lớn cắt lớp da ngoài của cơ quan sinh dục. Bạn đã bắt đầu bạo hành, bạn đã bắt đầu làm hỏng đứa trẻ. Xã hội đang trên đường.
Và ngay lập tức mọi thứ phải được áp đặt lên đứa trẻ. Bây giờ người mẹ được bảo khi nào thì cho đứa trẻ bú vú và khi nào không cho đứa trẻ bú vú - sau ba giờ.
Cứ dường như mọi đứa trẻ đều là chiếc xe Ford, giống như mọi chiếc xe Ford khác. Từng đứa trẻ đều là một cá nhân. Nhu cầu của nó là khác. Đứa trẻ này sẽ thấy rằng nó đói trong hai giờ, đứa trẻ khác sẽ thấy rằng nó không đói sau năm giờ. Trung bình ba giờ này là nguy hiểm. Đứa trẻ này sẽ không đói nhưng người mẹ sẽ buộc nó phải ăn bởi vì ba giờ đã qua và đứa trẻ khác sẽ đói và kêu và khóc nhưng người mẹ sẽ đợi và nhìn đồng hồ và bởi vì ba giờ còn chưa hết làm sao cô ấy có thể cho nó ăn được?
Đây là những thủ đoạn tinh vi để phá huỷ thông minh mong manh, cuộc sống mảnh mai của đứa trẻ. Thế rồi nó phải được huấn luyện về mọi thứ. Từ huấn luyện đi vệ sinh cho tới Thượng đế, nó phải được huấn luyện về mọi thứ. Nó không được phép bất kì tự phát nào. Và thông minh phát triển trong tự phát, thông minh chết trong kỉ luật. Đứa trẻ càng có kỉ luật nhiều, nó sẽ càng ngu xuẩn hơn; đứa trẻ càng thông minh, nó sẽ càng có tính nổi dậy hơn. Tính nổi dậy và thông minh là đồng nghĩa; ngu xuẩn và kỉ luật là đồng nghĩa. Nếu bạn đã thành công để làm cho đứa trẻ vâng lời và làm cho nó tuân thủ các ý tưởng của bạn, bạn đã thành công trong việc giết chết thông minh của nó.
Trường phổ thông, cao đẳng, đại học của bạn, tất cả đều dạy điều vô nghĩa bởi vì tất cả đều chống lại khả năng thông minh. Không ở đâu nhạy cảm được dạy, không ở đâu cả. Thực ra, nhạy cảm phải bị phá huỷ. Điều nguy hiểm là cho phép đứa trẻ nhạy cảm và thông minh bởi vì, nếu đứa trẻ vẫn còn nhạy cảm, thế thì xã hội sẽ không có khả năng buộc đứa trẻ làm những điều ngu xuẩn trong cả đời nó.
Chẳng hạn: một người cứ là thư kí cả đời, chỉ chồng chất các hồ sơ. Để làm điều như vậy, bạn cần rất không nhạy cảm. Nếu bạn có nhạy cảm nào đó, bạn sẽ muốn phá vỡ cái vô nghĩa này, bạn sẽ muốn đi vào trong cánh đồng, vào rừng. Bạn muốn trở thành người làm vườn, bạn có thể muốn trở thành nông dân, hay ngư dân, hay thợ mộc, hay thợ điêu khắc, hay nhà thơ - nhưng bạn sẽ không muốn trở thành thư kí trong văn phòng. Người ta muốn là thư kí để làm gì? Mặt trời chói sáng thế và hoa nở và chim hót và bạn chỉ làm việc thư kí! Điều đó sẽ là không thể được. Xã hội phải giết chết thông minh của bạn, nhạy cảm của bạn, để cho bạn có thể được đưa vào bất kì việc gì. Khi bạn tối dạ, dễ dàng buộc bạn theo bất kì chiều hướng nào. Thế thì một người có thể cứ làm bất kì việc làm vô nghĩa nào. Và khi bạn làm điều vô nghĩa trong cả đời bạn, một cách tự nhiên, từ từ, bạn đánh mất mọi khả năng của việc là thông minh.
Một người có thể được đưa vào quân đội. Nếu mọi người đều thông minh ai sẽ vào quân đội? Họ sẽ giết người khác và bị giết để làm gì? Cuộc sống là để sống, không để bị giết và không để đi giết. Cuộc sống là để tận hưởng; nó là món quà thiêng liêng. Nhưng hàng triệu người ở trong quân đội, chỉ sẵn sàng bị tàn sát hay để tàn sát. Và cả đời họ - từ sáng tới tối - dành cho diễu binh, đánh bóng súng, tuân theo những mệnh lệnh của người ngu: quay trái, quay phải. Làm điều này cả đời họ! Và thậm chí không một khoảnh khắc nào họ nghĩ về họ đang làm gì - họ đang làm gì với cuộc đời họ. Cuộc sống có nghĩ cho điều này không? Đây có là định mệnh của cuộc sống không?
Nếu bạn hát và múa có thể nó có nghĩa, nhưng quay trái, quay phải, làm cùng việc đi đều mọi ngày, chỉ chuẩn bị cho cái chết... Làm sao cuộc sống có thể chỉ là việc chuẩn bị cho cái chết?
Tàn bạo, bạo hành, không nhạy cảm được dạy, chỉ thế thì hàng triệu người mới có thể bị biến thành nô lệ. Bạn nghĩ bạn là người tự do sao? Sự nô lệ đã trở nên phức tạp hơn, có vậy thôi. Sự nô lệ vẫn tồn tại. Không xã hội nào mãi cho tới giờ đã từng là xã hội tự do. Mọi xã hội đều đã từng là xã hội nô lệ.
Vâng, một điều là chắc chắn: sự nô lệ đổi dạng của nó. Đầu tiên nó rất thô thiển, bây giờ nó rất tinh vi. Và nhớ, sự nô lệ tinh vi là nguy hiểm hơn nhiều so với sự nô lệ thô thiển - bởi vì bạn có thể nổi dậy chống lại sự nô lệ thô thiển, nó rõ ràng thế, nó hiển nhiên thế, nhưng khi sự nô lệ là rất tinh vi, thế thì bạn thậm chí không nhận biết về nó. Nếu bạn là người Mô ha mét giáo, nếu bạn là người Hindu, nếu bạn là người Ki tô giáo, nếu bạn là người Jaina, bạn là nô lệ. Tâm trí bạn đã bị ước định là người Hindu, là người Mô ha mét giáo, là người Ki tô giáo, và bạn đã trở thành điều đó.
Và bạn chưa bao giờ nghĩ về điều đó. Tại sao bạn phải là người Ki tô giáo? Tại sao bạn phải là người Mô ha mét giáo? Bạn đã không được sinh ra là người Ki tô giáo, là người Mô ha mét giáo, bạn đã được sinh ra như tâm thức thuần khiết. Tại sao có những giới hạn này? Ai đã áp đặt những giới hạn này lên bạn? Bạn được sinh ra là con người thuần khiết - ai đã làm cho bạn thành người Ấn Độ và ai đã làm cho bạn thành người Trung Quốc? Bạn là nô lệ. Nếu bạn là người Trung Quốc hay người Ấn Độ hay người Anh, bạn là nô lệ. Sự nô lệ là rất tinh vi.
Và nếu bạn đang làm mọi thứ mà người khác muốn bạn làm và bạn chưa bao giờ làm điều bạn bao giờ cũng muốn làm, bạn là nô lệ. Bạn cứ yêu một người bạn không yêu, bạn cứ ngủ với người bạn không yêu, bạn cứ sống trong mối quan hệ mà đơn giản mang tính phá huỷ, kinh khủng, địa ngục, nhưng bạn cứ thế. Bạn là nô lệ, bạn không là người tự do.
Người tự do là người đòi lại thông minh của mình, người đòi lại nhạy cảm của mình. Với tôi, đó là tính chất sannyas là gì: giành lại thông minh của bạn, giành lại nhạy cảm của bạn, lại trở thành có giác quan, sống động, lại trở thành thông minh, lại trở thành đứa trẻ.
Người họ Phùng nước Tần có một người con trai hồi nhỏ rất thông minh...
Mọi đứa trẻ đều lanh lợi. Không đứa trẻ nào đã bao giờ được sinh ra mà không lanh lợi. Cho dù bạn thỉnh thoảng có nghĩ rằng đứa trẻ là không lanh lợi, đó chỉ là việc nghĩ của bạn.
Tôi đã nghe nói về một cậu bé đang ngồi bên hàng rào quan sát bố cậu làm việc trên cánh đồng. Một con bò đực chạy tới.
Đứa bé kêu lên, 'Bố ơi, bò chạy tới đấy!'
Và người bố nhảy ra, tự cứu được mình.
Nhưng ông ta còn ngạc nhiên hơn là con bò vì trong bẩy năm đứa bé đã chẳng nói gì - nó bẩy tuổi rồi. Nó không nói lấy một lời.
Cho nên người bố nói, 'Quên chuyện con bò đi. Con làm bố ngạc nhiên hơn! Sao con đã không nói mãi cho tới giờ? Rồi bất thần con nói - "Bố ơi, bò chạy tới đấy!"'
Đứa bé nói, 'Chẳng có gì mà nói trước đây, cho nên chẳng ích gì mà nói.'
Ngay cả đứa trẻ cũng dường như là ngu xuẩn với bạn, thận trọng khi đưa ra phán xét. Đó có thể chỉ là vì cái ngu xuẩn của bạn. Bởi vì bất kì cái gì bạn đã trở thành, bạn so sánh từ điểm đó. Nếu đứa trẻ mà không lanh lợi trong toán học, bạn cho rằng nó ngu. Nhưng có thể có xã hội nơi toán học không có giá trị - âm nhạc có thể có giá trị và đứa trẻ sẽ có năng lực vô cùng về âm nhạc. Thế thì trong xã hội đó, người đó sẽ được đánh giá là thông minh. Trong xã hội của bạn, đứa trẻ có thể làm toán giỏi được coi là có giá trị và không ai bận tâm về phẩm chất âm nhạc của nó. Nó có thể tuyệt đối không biết âm nhạc. Điều đó là tuỳ. Điều xã hội coi là giá trị, không phải là giá trị tự nhiên, nó là giá trị được chọn.
Trong một số xã hội, im lặng là có giá trị - thế thì im lặng là thông minh. Trong một số xã hội, nói là có giá trị, cho nên nói là thông minh. Điều đó là tuỳ. Trong một số xã hội, múa là có giá trị lớn và người không múa được, dường như là ngu. Trong xã hội khác, múa không được nghĩ tới chút nào. Thế thì không ai bận tâm liệu bạn có thể múa hay không. Nếu bạn có thể giỏi về toán, với ba R: đọc (Reading), viết (wRiting), số học (aRithmetich) thế thì bạn là thông minh.
Nhưng trong hàng nghìn năm, con người đã sống mà không có 3 R này - vậy mà con người đã từng thông minh, bằng không họ không thể sống sót được. Thực ra, sống sót ngày nay là rất đơn giản, các vấn đề gần như đã biến mất. Sống sót trong rừng rậm, nơi không có nhà trên đầu bạn, không có cung cấp thức ăn, không an ninh, và bạn thường xuyên trong nguy hiểm... con người phải đã rất, rất thông minh bằng không sẽ không có khả năng nào cho sống sót của người đó. Con người không phải là con vật khoẻ lắm, mọi con vật khác đều khoẻ hơn nhiều, nhưng dầu vậy con người đã tồn tại bởi vì thông minh của mình, nhạy cảm của mình. Con người có thể cảm được nhiều hơn, con người có thể trở nên nhận biết nhiều hơn và tỉnh táo hơn.
Nhớ điều này: bạn cũng được sinh ra lanh lợi, có tài - một thiên tài. Thượng đế chưa bao giờ tạo ra cái gì kém hơn điều đó, Thượng đế bao giờ cũng tạo ra thiên tài. Cái toàn thể đẹp đẽ này bao giờ cũng tạo ra con người hoàn hảo, làm sao cái bất toàn có thể được sinh ra từ hoàn hảo? Bạn có nghĩ về điều đó không?
Trong Upanishads họ nói, 'Hoàn hảo bắt nguồn từ hoàn hảo. Hoàn hảo được sinh ra từ hoàn hảo.' Thượng đế được sinh ra từ Thượng đế - không cái gì khác có thể được sinh ra từ Thượng đế. Bạn là thượng đế nam và thượng đế nữ bởi vì bạn tới từ cội nguồn đó của điều thiêng liêng.
Từng đứa trẻ đều đem cõi trời vào thế giới lần nữa nhưng chúng ta nhảy lên nó và chúng ta phá huỷ nó và chúng ta phá huỷ cõi trời của nó và thiên đường của nó, đó là lí do tại sao chúng cứ tìm và kiếm điều đó. Nếu chúng ta đã không biết điều đó, làm sao chúng ta có thể tìm và kiếm điều đó được? Chúng ta chỉ tìm kiếm cái mà chúng ta đã biết trước đây. Từng đứa trẻ đều đã biết cái gì đó mà đã trở nên bị mất, cho nên lần nữa chúng ta bắt đầu tìm kiếm nó. Chúng ta đã đánh mất năng lực bên trong của riêng mình; chúng ta đã đánh mất vương quốc bên trong riêng của chúng ta.
...mà lớn lên mắc tật mê loạn.
Mọi người đều trở nên mê loạn. Rất khó tìm ra người trưởng thành mà bình thường, bởi vì bất kì cái gì bạn gọi là quá trình trưởng thành đều là quá trình biến mọi người thành bất thường.
Chẳng hạn: một người bị ám ảnh bởi tiền; người đó là bất thường. Tại sao người ta bị ám ảnh với tiền? Bạn không thể ăn được nó, bạn không thể yêu nó, bạn không thể được nó yêu. Nó không thể cho bạn cuộc sống, nó không thể cho bạn cái đẹp, nó không thể cho bạn vui vẻ. Nhưng có cả triệu người đang điên trong tình yêu với tiền - tiền là Thượng đế của họ, Thượng đế duy nhất của họ.
Một khi cái bất thường này lắng đọng thế thì nảy sinh bất thường khác: vài người từ bỏ tiền và trở thành các mahatma vĩ đại. Đầu tiên những người điên này bị ám ảnh bởi tiền, thế rồi ám ảnh mới nảy sinh từ ám ảnh đó - họ trở nên bị ám ảnh với sợ tiền. Nếu bạn đem tiền tới Vinoba Bhave ông ấy sẽ không chạm vào nó. Bây giờ cái gì sai khi chạm vào tiền? Đồng tiền đáng thương chỉ là tờ giấy - sao bạn sợ chạm vào nó thế? Có nỗi sợ sâu sắc nào đó. Và nỗi sợ không là gì ngoài thèm khát đứng lộn đầu nó; sâu bên dưới vẫn có ham muốn nào đó. Nỗi sợ là điều, 'Nếu mình chạm vào tiền mình có thể lại trở nên quan tâm tới nó.'
Người tự do với tiền sẽ dùng tiền và người đó sẽ không bị ám ảnh bởi cách nào, ủng hộ hay chống đối. Người đó sẽ sống trong thế giới, người đó sẽ không từ bỏ thế giới, không có nhu cầu.
Bạn không thể vứt bỏ điên khùng này bằng việc tạo ra điên khùng khác - bạn đơn giản thay đổi cái điên khùng của bạn. Cái gọi là người điên vì tiền của bạn và các mahatma của bạn chỉ là các cực đoan khác nhau của cùng một điên khùng. Họ không khác nhau. Ai đó điên vì danh, quyền, thế lực, là bất thường. Ngồi trên ghế rất cao sẽ không làm cho bạn hạnh phúc. Bạn có thể trở thành tổng thống và bạn có thể trở thành thủ tướng nhưng điều đó sẽ không làm cho bạn hạnh phúc. Và cuộc sống là để hạnh phúc, cuộc sống là để mở hội.
Bạn càng có quyền, bạn sẽ càng trở nên bất hạnh - bởi vì bạn càng có nhiều quyền, bạn sẽ càng thường xuyên có lo nghĩ nhiều hơn, thường xuyên trong xung đột. Bạn không thể thoải mái bởi vì người khác sẽ xô về bạn; họ sẽ sẵn sàng lật đổ bạn bởi vì họ cũng muốn cùng ghế đó, cùng quyền lực đó. Quyền lực là hiếm và mọi người đều muốn có quyền. Cho nên bạn sẽ ở trong nhà thương điên.
Nếu bạn thực sự muốn thấy nhà thương điên, đi tới New Delhi đi. Ở Ấn Độ đó là nhà thương điên lớn nhất. Và ngay bây giờ, bởi vì các cuộc bầu cử đang tới gần, bạn có thể thấy bao nhiêu người đang điên trong nước này.
Tìm ra một người lớn mà vẫn thông minh là rất khó, rất hiếm hoi. Bạn có thể trở nên thông minh chỉ nếu bạn trở nên rất ý thức về điều đã được làm cho bạn, về thông minh của bạn đã bị phá huỷ hay phục hồi thế nào. Bạn sẽ phải khám phá lại nó.
Và khi tôi nói những điều này, nhớ rằng tôi không nói chúng chỉ về người khác, tôi đang nói về bạn đấy. Quan sát con người riêng của bạn, quan sát cách bạn cư xử, điều bạn làm với vợ bạn, và bạn sẽ thấy nhiều, nhiều ám ảnh điên khùng. Những ám ảnh đó đã được xã hội trao cho bạn. Bạn đã bị làm thành tham vọng, và tham vọng phá huỷ thông minh. Bạn đã được đưa vào đường sai, bạn đã bị làm thành cạnh tranh, bạn đã bị làm thành ghen tị với người khác, bạn đã được dạy chỉ một điều: cạnh tranh và là thứ nhất.
Nhưng cuộc sống chẳng liên quan gì tới việc là thứ nhất. Bạn có thể tận hưởng nó bất kì chỗ nào bạn đang ở. Bạn có thể tận hưởng nó ngay khoảnh khắc này, không cần phải trì hoãn nó. Trì hoãn cuộc sống là trở nên không thông minh. Bạn nói, 'Ngày mai tôi sẽ sống' cho nên ngày mai bạn sẽ thông minh. Thông minh tới chỉ khi bạn sống; thông minh là chức năng của việc sống. Khi bạn sống vô cùng bạn trở nên thông minh mãnh liệt; khi bạn trì hoãn cuộc sống, bụi tụ tập trên tấm gương của bản thể bạn.
Và bạn đã từng trì hoãn. Bạn nói, 'Ngày mai,' bao giờ cũng, 'Ngày mai.' Mọi người tới tôi và họ nói họ muốn nhận tính chất sannyas, nhưng không phải hôm nay mà là ngày mai. Họ nói họ sẽ tới nữa. Nhưng tại sao? Sao đợi? Bạn chờ đợi để làm gì? Và ai biết được? Ngày mai có thể tới hay có thể không tới. Khoảnh khắc này có thể là khoảnh khắc cuối để thở, bạn có thể không thở nữa. Cho nên tại sao không sống khoảnh khắc này toàn bộ nhất có thể được?
Một người trở thành thông minh khi người đó bắt đầu sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc một cách toàn bộ - cứ dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng. Thế thì có đam mê lớn, mãnh liệt lớn. Người ta trở thành bốc lửa với cuộc sống. Trong trạng thái bốc lửa đó của tâm thức, người ta là thông minh, bằng không người ta là tối dạ, kéo lê. Ngày mai, ngày kia, người ta sẽ sống - vậy cần gì đem thông minh vào hôm nay? Hôm nay bạn có thể đảm đương trở nên ngu: ngày mai, khi bạn cố sống, bạn có thể trở thành thông minh.
Nhưng nếu bạn ngu hôm nay, bạn đang tạo ra xu hướng ngu xuẩn, và có mọi khả năng rằng ngày mai sẽ không khác gì hôm nay vì nó sẽ là kéo dài của hôm nay, liên tục hôm nay.
Người họ Phùng nước Tần có một người con trai hồi nhỏ rất thông minh, mà lớn lên mắc tật mê loạn: nghe tiếng hát thì bảo là tiếng khóc, nhìn màu trắng thì bảo là màu đen, ngửi mùi thơm thì bảo là mùi thối, nếm vị ngọt thì bảo là vị đắng, làm điều quấy thì bảo là điều phải. Trời đất, bốn phương, lửa nước, nóng lạnh, trong óc anh ta đều đảo lộn, sai lầm hết.
Đó là điều mọi người đều làm. Nhìn vào trong cuộc sống của bạn và bạn sẽ thấy rằng bạn đã biến mọi thứ thành lộn ngược. Cái có giá trị đã trở thành vô giá trị và cái là vô giá trị đã trở thành có giá trị.
Nhìn vào trong cuộc sống của bạn và chân thực và lương thiện trong khi nhìn - bởi vì nếu bạn lừa dối, bạn lừa dối chỉ bản thân bạn chứ không ai khác. Nhìn thẳng vào con người riêng của bạn và bạn sẽ ngạc nhiên. Bạn đã từng làm gì với bản thân bạn? Mọi thứ đã trở thành lộn ngược. Bạn đang sống vì điều không bản chất và bạn đã quên điều bản chất. Bạn đang sống vì đồ vật, và đồ vật sẽ bị lấy đi khi cái chết tới. Tiền, quyền, danh - chẳng cái gì sẽ đi cùng bạn khi cái chết tới.
Chỉ người sống qua, người sống theo cách mà cái chết không thể phá huỷ được cái gì; người tạo ra bản thể bên trong của mình theo cách mà cái chết không thể lấy được cái gì từ người đó; người sống trong vĩnh hằng mà cái chết không thể chạm tới được; người sống trong tâm thức - chỉ người đó là thông minh. Bằng không mọi thứ đã bị lộn ngược xuống: trắng bạn thấy như đen và đen bạn thấy như trắng; mùi hương thơm bạn nghĩ là buồn nôn; ngọt cảm thấy là đắng. Bạn đã lắng đọng vào cái nhân tạo. Hoa nhựa - vâng, đó là chỗ bạn đã lắng đọng.
Thay vì đi vào trong tình yêu bạn đã lắng đọng với hôn nhân; thay vì tìm tôn giáo thực, bạn đã lắng đọng với Hồi giáo, Ki tô giáo, Jaina giáo. Thay vì tìm Thượng đế, bạn đã lắng đọng vào các lời về Thượng đế. Thay vì nhìn vào sự tồn tại, bạn đang mang những cuốn sách chết. Thay vì sống thực cuộc sống, bạn chỉ có các ý tưởng về cách sống cuộc sống. Chỉ là ý tưởng, không gì khác.
Bạn đã không sống chút nào, bạn chỉ mang vài ý tưởng. Đó là điều tôi ngụ ý bởi việc nói rằng bạn đã chọn menu thay vì bữa tối. Bạn có thể gọi menu là Veda, hay bạn có thể gọi nó là Koran, hay bạn có thể gọi nó là Kinh Thánh, nhưng không phải thức ăn, nó không thể nuôi dưỡng bạn được.
Cho nên nếu bạn cảm thấy không được nuôi dưỡng, nếu bạn cảm thấy yếu, nếu bạn cảm thấy như chết, điều đó là tự nhiên. Không ai khác bị trách về điều đó.
...trong óc anh ta đều đảo lộn, sai lầm hết.
Một người họ Dương bảo cha thanh niên đó:
- Vị quân tử nước Lỗ nhiều tài nghệ, may ra trị được bệnh đó, sao bác không qua hỏi xem.
Có nhớ chuyện trước không? Nó có liên quan tới quân tử nước Lỗ. Thành nước Lỗ này là thành của Khổng Tử. Nó gần giống như Varanasi. Ở Ấn Độ, nếu bạn tới từ Varanasi, nếu bạn có thể nói rằng bạn tới từ Varanasi, bạn đã là học giả lớn. Nó có danh tiếng. Nó thành thành trì Hindu. Thành nước Lỗ đích xác giống như Varanasi. Nó có các nho sĩ. Nó là một loại đại học nho giáo nơi Khổng Tử sống cùng đệ tử của ông ấy và tạo ra nhiều uyên thâm, đã tạo ra nhiều kẻ sĩ và bác học. Nó đã trở thành rất nổi tiếng.
Một người họ Dương bảo cha thanh niên đó:
- Vị quân tử nước Lỗ nhiều tài nghệ, may ra trị được bệnh đó, sao bác không qua hỏi xem.
Người cha bèn sang nước Lỗ, khi đi qua nước Trần, gặp Lão Tử, kể bệnh của con cho Lão Tử nghe.
Một điều cần được nhớ tại khoảnh khắc này về chuyện ngụ ngôn này là ở chỗ tâm trí bao giờ cũng tìm tới nho sĩ. Nó bắt gặp 'Lão Tử' chỉ một cách tình cờ. Tâm trí về căn bản là nho sĩ. Tâm trí tìm cấu trúc, ý thức hệ. Tâm trí tìm nguyên lí. Tâm trí tìm công nghệ nào đó để cho nó có thể trở nên mạnh mẽ hơn trong kiểm soát. Tâm trí tìm quyền lực. Chỉ ngẫu nhiên mà bạn bắt gặp một Lão Tử: bạn không thực đi tìm Lão Tử, bạn đi tìm Khổng Tử.
Chẳng hạn: bạn đã tới đây. Bạn không tìm tôi, bạn tìm một mahatma. Bạn đã bắt gặp tôi một cách ngẫu nhiên. Bạn có thể đã từng đi tìm một guru, một mahatma nhưng ngẫu nhiên bạn bắt gặp tôi. Bạn không tìm tôi, tâm trí không thể tìm tôi được. Vì tâm trí đi tìm tôi đơn giản là tự tử cho nó. Tâm trí tìm kiếm cái gì đó mà giúp cho nó trở nên mạnh hơn.
Người cha bèn sang nước Lỗ... Ông ấy đi tìm một nho sinh người sẽ có khả năng giúp chữa cho con ông ấy. Một điều là chắc chắn với người cha là con bị ốm. Ông ấy đã không nhận rắc rối nào để nghĩ về điều đó, để cân nhắc về điều đó - liệu con ông có thực ốm không, liệu nó có thực mê loạn bất bình thường không. Ông ấy đã đơn giản chấp nhận ý tưởng rằng con ông ấy mê loạn. Ông ấy không biết gì - bình thường là gì hay bất thường là gì.
Nhận biết thêm chút ít đi khi bạn đưa ra giả định. Bạn nghĩ rằng ai đó điên sao? Đừng vội vàng như thế. Người đó có thể không điên; ngược lại, bạn có thể điên. Đừng phán xét. Bạn lập tức giả định rằng ai đó là tội phạm - người đó có thể không phải. Ngược lại, bạn có thể là tội phạm. Tội phạm có thể không phải là tội phạm mà quan toà có thể là tội phạm. Người bị xử án có thể không phải là tội phạm, người xử án có thể là tội phạm. Mọi sự là rất phức tạp; đừng giả định. Đừng rơi vào nạn nhân của giả định dễ dàng.
Người cha đã coi một điều là đương nhiên: con ông ấy là mê loạn. Cẩn thận khi coi mọi sự là đương nhiên. Đừng bao giờ coi cái gì là đương nhiên. Khoảnh khắc bạn lấy bất kì cái gì: coi đương nhiên là bạn sa ngã khỏi thông minh. Thông minh không bao giờ xem cái gì là đương nhiên. Nó nhìn vào trong vấn đề và nó vẫn còn để mở. Nó chưa bao giờ tạo ra định kiến. Ai biết?
Bạn phải đã nghe câu chuyện về người đàn bà đã được mang tới Jesus vì cô ấy phạm tội. Những người kết án cô ấy đã sẵn sàng giết chết cô ấy bởi vì luật cũ nói rằng nếu đàn bà phạm tội thông dâm - thế thì cô ấy phải chết bằng ném đá; cô ấy phải bị ném đá cho tới chết.
Họ tới Jesus. Đó cũng là cơ hội tốt để phán xét Jesus liệu người này có tuân theo luật cổ hay chống lại luật cổ.
Họ hỏi, 'Chúng tôi phải làm gì?' Và Jesus nói, 'Làm một điều này trước hết. Những người chưa bao giờ phạm tội nào, những người thậm chí đã không nghĩ tới ngoại tình, họ sẽ tận tay ném đá. Họ được phép ném đá người đàn bà này.' Mọi người bắt đầu biến mất. Không ai còn lại - thậm chí không một người mà đã không phạm phải ngoại tình, cho dù chỉ trong tâm trí.
Trong vòng vài phút đám đông mất đi và Jesus còn lại với người đàn bà này. Người đàn bà bắt đầu khóc. Cô ấy cảm thấy cực kì kính trọng người này, người đã cứu cô ấy. Cô ấy nói, 'Tôi phạm tội. Tôi đã làm điều sai. Ông phạt tôi đi.' Và Jesus nói, 'Ta là ai mà phạt cô? Ta là ai mà gọi cô là tội nhân? Đó là cái gì đó giữa cô và Thượng đế của cô. Ta không là ai cả mà phán xét.'
Mọi phán xét là ngu xuẩn. Chỉ người ngu mới phán xét nhanh. Bạn càng thông minh, bạn càng ít mang phán xét. Nếu bạn thực sự thông minh mọi phán xét đều biến mất. Thế thì đột nhiên bạn thấy bất kì cái gì đang đó. Nhưng bạn không mang bất kì phán xét nào, bạn không nói, 'Người này là xấu và người này là tốt.' Bạn không nói, 'Người này là tội nhân và người này là thánh nhân.' Đây toàn là phán xét. Bạn là ai mà phán xét? Ai cho bạn quyền phán xét?
Và khi bạn không phán xét bất kì ai, khi bạn vứt bỏ mọi phán xét, đột nhiên cái toàn thể của cuộc sống trông đẹp thế, đẹp mênh mông thế, thiêng liêng thế. Quỉ biến mất vào khoảnh khắc phán xét của bạn biến mất.
Người này bắt gặp Lão Tử một cách tình cờ cho nên ông ấy kể bệnh của con cho Lão Tử nghe. Ông ấy không nhận biết về người ông ấy đang nói tới.
Lão Tử là siêu phàm, không vượt qua được. Không vượt qua được trước đây, không vượt qua được sau này. Chưa bao giờ có sáng tỏ như thế trong bất kì người nào, ở bất kì đâu. Hiểu biết toàn bộ như thế, trong suốt tuyệt đối như thế! Ngay cả trong Phật, ngay cả trong Mahavir, ngay cả trong Krishna, bạn sẽ thấy một chút ít phán xét - nhưng không có trong Lão Tử.
'Làm sao chú biết được rằng con chú mê loạn.' Lão Tử nói
'Làm sao chú biết được rằng con chú mê loạn?' Ông ấy nêu ra câu hỏi rất nền tảng. Ai bình thường? Bình thường là gì? Và làm sao bạn quyết định được? Đám đông - nhiều người giống điều đó cho nên đó là bình thường chăng? Nhưng toàn thể đám đông có thể điên.
Có một câu chuyện Kahlil Gibran.
Một nhà ảo thuật tới một thành và ném thuốc nào đó vào giếng của thành đó. Ông ta nói rằng bất kì ai uống nước từ giếng này sẽ phát điên.
Chỉ có hai chiếc giếng trong thành: một cho người thường và một cho vua.
Đến tối cả thành đã phát điên. Họ phải uống nước từ giếng đó, cho dù họ biết họ sẽ phát điên, bởi vì chỉ mỗi giếng đó là sẵn có cho họ. Và hôm đó là ngày mùa hè, nóng bức, và họ cố gắng không uống nhưng bạn có thể cố gắng được bao lâu? Từ từ họ phải chịu thua. Đến tối cả thành đã phát điên.
Nhà vua rất sướng. Đứng trên bậc thềm cung điện ông ấy nhìn quanh và ông ấy nói với thừa tướng của mình, 'Chúng ta biết ơn Thượng đế rằng chúng ta có giếng tách riêng, bằng không chúng ta cũng sẽ phát điên. Cả thành đã trở nên phát điên.' Mọi người múa, hát, nhảy, la hét, gào khóc. Cả thành đơn giản không thể nào tin được. Điều gì đã xảy ra? Đó là ác mộng. Mọi người đang làm những loại việc họ chưa bao giờ làm trước đây.
Nhưng trong vài giờ, sướng của nhà vua biến mất vì mọi người tới cung điện và họ bắt đầu la hét rằng nhà vua đã phát điên. Quân đội của nhà vua cũng ở trong thành và họ phát điên, và lính gác và người nấu cơm và người hầu của ông ấy cũng điên. Chỉ mỗi nhà vua và hoàng hậu và thừa tướng, ba người, là còn chưa điên.
Bây giờ bạn có thể làm điều gì chống lại cả thành khi nó phát điên? Nhà vua trở nên rất sợ và nói, 'Bây giờ làm cái gì?' Thừa tướng nói, 'Chỉ có một điều cần được làm. Tôi sẽ thử và ngăn cản họ trong vài phút. Đại vương chạy đi và uống từ giếng đó. Không có cách khác. Đại vương đi nhanh vào.'
Nhà vua đi, uống nước từ giếng đó, và khi nhà vua quay lại ông ấy nhảy múa. Đám đông tung hô vui vẻ và họ nói, 'Cám ơn Thượng đế. Chúng con biết ơn Thượng đế. Tâm trí của vua của chúng con đã trở lại!'
Nếu đám đông là điên, người lành mạnh sẽ có vẻ điên.
Làm sao bạn biết rằng mọi người không điên? Cái ngoại lệ có vẻ như điên; cái thông dụng dường như là bình thường.
Lão Tử hỏi, 'Làm sao chú biết được rằng con chú mê loạn?'
Tôi đã nghe.
Một người Anh đang uống trà trên bãi cỏ nhà mình thì một con tầu không gian xuất hiện trên trời. Anh ta bình thản quan sát khi nó bay vòng và tiếp đất gần đó. Một sinh linh trông kì dị bước ra khỏi con tàu và từ từ tiến dần tới. Vật này có hai đầu với một mắt ở giữa mỗi đầu. Nó chỉ có một cánh tay thò ra ở giữa ngực của nó. Nó không có chân nhưng bước đi trên một cặp chi ngắn.
'Người trái đất,' kẻ xuất hiện kêu lên cao giọng, 'Tôi muốn gặp lãnh đạo của ông!'
Người Anh khuấy trà và nhìn chằm chằm với sự không thích vào vị khách.
'Vô nghĩa, ông già,' anh ta nói một cách bình thản. 'Cái mà ông muốn gặp là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tốt.'
Ngoại lệ dường như là bất thường. Người đó có thể là bình thường trên hành tinh khác. Nếu bạn một ngày nào đó đi tới hành tinh khác bạn sẽ là bất thường, họ sẽ cho bạn tới bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ngay lập tức.
Lão Tử nói, 'Làm sao chú biết được rằng con chú mê loạn?' Tiêu chí gì có đó? Bạn theo chuẩn nào? Mực thước nghĩa là chuẩn. Nhưng làm sao bạn quyết định được ai là bình thường? Phật có bình thường không? Jesus có bình thường không? Jesus là không bình thường giữa những người ông ấy đã sống cùng. Họ đã sát hại ông ấy bởi vì ông ấy bất thường, bởi vì ông ấy đã nói về những điều không nên được nói tới. Socrates - ông ấy có bình thường không? Athens đã đầu độc ông ấy bởi vì ông ấy là bất thường. Nếu bạn nhìn trong nhiều thời đại, mọi người vĩ đại đều bất thường. Người thường dường như bình thường.
Lão Tử muốn phá huỷ tiêu chí này. Ông ấy muốn bảo bạn rằng không có tiêu chí nào để phán xét cả. Từng cá nhân là duy nhất - đó là cách nhìn của Đạo. Từng cá nhân là duy nhất thế, duy nhất vô song, tới mức không có cách nào để phán xét ai là bình thường và ai là bất thường. Nhìn vào tự do mà Đạo cho - bạn chỉ có thể nói rằng mọi người là khác nhau: không ai bình thường, không ai bất thường. Mọi người đơn giản là khác nhau.
Một khi bạn hiểu rằng mọi người là khác nhau bạn vứt bỏ ý tưởng về thấp kém và cao siêu lần đầu tiên. Hay lần đầu tiên so sánh biến mất mà ai đó theo cách này, ai đó khác theo cách kia.
Ai đó hỏi Bokuju, 'Sao thầy tốt thế và tôi không tốt thế? Sao thầy im lặng thế và tôi không im lặng thế?'
Bokuju nói, 'Đi cùng ta ra vườn đi.' Và ông ấy đem anh ta ra vườn nơi có hai cây. Một cây rất lớn, gần như chạm mây, và cây kia rất nhỏ. Ông ấy nói, 'Trông đấy. Cây này nhỏ và cây kia lớn, nhưng ta chưa bao giờ nghe bất kì thảo luận nào giữa chúng. Cây lớn chưa bao giờ nói với cây nhỏ, "Trông đây, ta cao siêu." Và cây nhỏ chưa bao giờ nói với cây lớn, "Vì tôi nhỏ thế, tôi cảm thấy rất thấp kém đứng bên cạnh anh."'
Không, nhỏ là nhỏ và lớn là lớn, không có so sánh. Nhỏ là đẹp trong tính nhỏ của nó, lớn là đẹp trong tính lớn của nó. Lớn là gần mây, nhỏ là gần đất. Lớn tận hưởng cái lớn, nhỏ tận hưởng cái nhỏ - cái gì sai trong điều đó?
Không cái gì sai cả - đó là cách nhìn của Đạo. Mọi thứ là tốt như nó vậy.
So sánh tới từ tâm trí con người. Chim là chim; chúng không lo nghĩ tại sao chúng không phải là con vật. Hoa hồng là hoa hồng; hoa hồng không lo nghĩ tại sao nó không phải là hoa sen. Do đó chúng không loạn thần kinh. Bằng không hoa hồng sẽ trở thành loạn thần kinh vì nó không phải là hoa sen, và hoa sen sẽ thành loạn thần kinh bởi vì nó không phải là hoa hồng. Và bụi nhỏ sẽ nằm ra đâu đó hay trên tràng kỉ nhà tâm thần nào đó bởi vì nó không phải là cây tuyết tùng Li Băng. 'Tại sao? Tại sao mình không phải là cây tuyết tùng Li Băng? Tại sao Thượng đế đã làm cho mình nhỏ thế - chỉ là bụi cây? Vì nghiệp nào mà mình khổ?' Nó sẽ làm ra triết lí nào đó để tự an ủi mình, 'Mình đã làm nghiệp xấu trong kiếp quá khứ của mình, đó là lí do tại sao.'
Toàn rác rưởi! Mọi lí thuyết đều rác rưởi! Chúng được cần tới bởi vì bạn hỏi câu hỏi rác rưởi. Và thế rồi ai đó phải cung cấp câu trả lời rác rưởi. Có luật trong kinh tế: bất kì khi nào có cầu đều có cung. Nếu bạn hỏi câu hỏi ngu, anh chàng khôn nào đó sẽ cho bạn câu trả lời ngu.
Điều đó là rất đơn giản. Mọi thứ là như chúng vậy. Mọi thứ là khác, chắc chắn nhưng chúng không phải là không bình đẳng. Để tôi nhắc lại điều đó: mọi thứ là khác nhưng chúng không phải là không bình đẳng. Mọi thứ là duy nhất. Bạn không thể tìm được một chiếc lá trên toàn thế giới mà giống chiếc lá khác. Bạn không thể tìm thấy một hòn sỏi trên cả trái đất mà giống như hòn sỏi khác. Không, chẳng cái gì là tương tự, nhưng không cái gì là không bình đẳng. Từng thứ đều tồn tại theo cách riêng của chúng. Đó là nghĩa của câu ngạn ngữ rằng từng vật đều có linh hồn riêng của nó. Tính duy nhất đó là điều linh hồn nghĩa là gì; tính duy nhất đó là nghĩa của câu ngạn ngữ: 'Con người có linh hồn.' Nó đơn giản chỉ ra rằng người đó là duy nhất. Cây có linh hồn; nó đơn giản biểu lộ nó là duy nhất. Núi có linh hồn; nó đơn giản biểu lộ nó là duy nhất. Không cái gì khác giống nó.
'Làm sao chú biết được rằng con chú mê loạn?' Lão Tử nói. 'Ngày nay khắp thiên hạ đều mê hoặc về phải trái, hôn ám về lợi hại.
Thứ nhất: bởi vì những so sánh này, mọi người bắt đầu trở nên bắt chước. Bởi vì bạn không nhận ra tính duy nhất của bạn, bạn không kính trọng với bản thể của bạn. Bạn bất kính.
Người đàn bà nào đó tới tôi và cô ấy nói, 'Tôi phải làm gì? Tôi béo quá.' Và cô ấy không béo lắm. Chẳng có gì. Nếu cô ấy mà không nói thế, tôi đã không nghĩ rằng cô ấy là béo. Nhưng bản thân cô ấy cứ nói điều đó. Bạn phải biết cô ấy. Cô ấy tên là Veena và bây giờ cô ấy đã trở nên được biết tới với cái tên Veena Béo. Và cô ấy không béo. Cô ấy không là cái gì như điều đó. Cô ấy không biết đàn bà béo có thể là gì.
Tôi đã nghe nói về một người béo. Bà ấy ra khỏi khách sạn và nói với người gác cửa, 'Làm ơn gọi cho tôi chiếc taxi.'
Người gác cửa nhìn bà ấy và nói, 'Được, nếu bà nói vậy. Tôi sẽ gọi cho bà chiếc taxi - nhưng bà trông như xe tải với tôi!'
Nhưng cho dù người đàn bà là béo thế, bà ấy vẫn có linh hồn duy nhất.
Không cần lo lắng. So sánh không nên được mang vào. Người ta nên kính trọng hướng tới bản thể riêng của mình. So sánh tới qua người khác. Bạn thấy ai đó gầy và mảnh khảnh và so sánh nảy sinh. Bạn có mũi dài hơn chút ít và ai đó có mũi đích xác tỉ lệ được cần. Bây giờ vấn đề nảy sinh.
Bạn có thể không nghe được - ngay cả Cleopatra cũng lo nghĩ. Bà ta có mũi hơi dài quá chút ít. Cleopatra được coi là một trong những người đàn bà đẹp nhất của thế giới, nhưng bà ấy bao giờ cũng ý thức về mũi của mình. Nó hơi dài chút ít. Cho nên bà ấy rất lo nghĩ. Thân thể bà ấy là cân đối, chỉ mỗi mũi tạo ra rắc rối nào đó.
Nếu bạn so sánh, bạn sẽ thần kinh. Ai đó có tóc đẹp, ai đó có mũi đẹp, ai đó có mắt đẹp, ai đó có chân đẹp và ai đó có tỉ lệ cân đối và ai đó có nước da đẹp và ai đó thông minh hơn vân vân và vân vân. Tất cả những người này sẽ tạo ra kém cỏi trong bạn. Hay, nếu bạn bắt đầu suy nghĩ theo lối khác, bạn có thể bắt đầu cảm thấy cao siêu. Cả hai đều ốm yếu. Cảm thấy kém cỏi là ốm yếu và cảm thấy cao siêu là ốm yếu - chỉ cảm thấy người ta là bản thân mình là lành mạnh. Không so sánh là lành mạnh.
Việc so sánh thường xuyên này tạo ra bắt chước; mọi người bắt đầu trở nên giống người khác. Bạn ăn mặc theo cách người khác ăn mặc, bạn mua xe mà người khác có, bạn trang hoàng phòng khách của bạn như người khác đã trang hoàng phòng khách của họ - bạn cứ bắt chước. Và kẻ bắt chước chưa bao giờ hạnh phúc bởi vì kẻ bắt chước trở thành không thực.
Bây giờ điều gì xảy ra cho người này? Người đó nghĩ rằng con trai người đó mê loạn - có thể con của người đó không giống như con trai của nhà hàng xóm, có vậy thôi. So sánh đem tới rắc rối cho tâm trí ông ta. Có thể con trai ông ta không giống ông ta - nhưng tại sao con phải giống bố?
Tôi đã nghe.
Ba cô gái bị bắt vì gạ gẫm bán dâm. Và kẻ bán ma tuý, kẻ mới tới trong nước này, bị bắt vì bán rong không có giấy phép. Họ bị đem ra trước toà án.
'Cô làm gì để sống?' quan toà hỏi, trỏ vào cô gái thứ nhất.
'Thưa tôn ông, tôi là người mẫu,' cô ta trả lời.
'Ba mươi ngày,' là phán quyết. Thế rồi ông ta quay sang cô thứ hai. 'Cô làm gì để sống?' ông ta hỏi một cách hiếu chiến.
'Thưa tôn ông, tôi là nữ nghệ sĩ.'
'Ba mươi ngày.' Thế rồi ông ta quay sang cô gái thứ ba. 'Cô làm gì để sống?' ông ta hỏi.
'Nói thật với ông,' cô ta trả lời, 'Tôi là kẻ bán dâm.'
'Vì nói sự thật,' ông ta nói, 'Tôi sẽ cho án treo.'
Thế rồi ông ta quay sang kẻ bán ma tuý nhập cư nhỏ bé. 'Còn anh,' ông ta nói, 'anh làm gì để sống?
'Nói thật với ông,' người bán ma tuý nói vừa xoắn chiếc mũ cổ của mình trong tay, 'Tôi cũng là kẻ bán dâm.'
Đó là cách mọi người cứ bắt chước và họ nghĩ rằng bằng việc bắt chước người ta có thể đúng.
Bằng việc bắt chước, không ai đã bao giờ có thể đúng được. Bắt chước là cơ sở của mọi giả dối.
'Làm sao chú biết được rằng con chú mê loạn?' Lão Tử nói. 'Ngày nay khắp thiên hạ đều mê hoặc về phải trái, hôn ám về lợi hại.'
Tâm trí là lẫn lộn. Khoảnh khắc bạn bắt đầu nghĩ về cái gì là đúng và cái gì là sai, bạn sẽ bị lẫn lộn. Khoảnh khắc bạn bắt đầu nghĩ về cái gì là hại và cái gì là lợi, bạn sẽ bị lẫn lộn.
Bạn chưa nghe câu chuyện về con rết sao?
Con rết có một trăm chân.
Một con thỏ thấy nó và không thể nào tin được vào điều đó! Điều đó gần như không thể nào tin được! Một trăm chân. Làm sao nó xoay xở được? Chân nào phải đưa ra trước và thứ hai và thứ ba và thứ tư?' Một trăm chân. Làm sao nó xoay xở được?
Thỏ rất phân vân và nói, 'Chú ơi, tôi rất lẫn lộn. Tôi không thể nào tưởng tượng được làm sao chú xoay xở. Nếu tôi có một trăm chân tôi sẽ không bao giờ có thể bước được. Tôi sẽ bị lẫn lộn thế.'
Rết chưa bao giờ nghĩ về điều đó, do đó nó không bị lẫn lộn. Nhưng bây giờ nó nói, 'Ta chưa bao giờ nghĩ về điều đó, ta sẽ nghĩ về nó.' Và nó nghiền ngẫm về điều đó. Lần đầu tiên nó trở nên tự ý thức. Nó nhìn vào chân và nó bị lẫn lộn luôn. Nó ngã nhào!
Và nó nói với thỏ, 'Đừng bao giờ hỏi câu hỏi như thế! Ta bao giờ cũng bước đi, và chẳng bao giờ có vấn đề gì. Nay cậu đã làm lẫn lộn ta. Nay ta sẽ không bao giờ có thể bước đi đúng đắn được. Vấn đề này sẽ ám ảnh ta. Chân nào thứ nhất? Chân nào thứ hai? Và có một trăm chân!'
Lão Tử nói rằng tâm trí là lẫn lộn. Khoảnh khắc bạn nghĩ, bạn bị lẫn lộn. Suy nghĩ là lẫn lộn, do đó không ai có thể thoát ra khỏi lẫn lộn bằng suy nghĩ. Suy nghĩ sẽ làm cho bạn thậm chí còn rối ren hơn. Người ta thoát khỏi lẫn lộn bằng việc không nghĩ, bằng việc vứt bỏ mọi ý nghĩ, bằng việc vứt bỏ mọi phân biệt giữa đúng và sai, giữa hại và lợi. Và làm sao bạn có thể biết được, làm sao bộ phận có thể biết cái gì là lợi và cái gì là hại? Vũ trụ là bao la tới mức người ta không bao giờ biết cái gì cuối cùng sẽ là kết quả của hành động của bạn.
Bạn đi và cứu một người bị chết đuối trong giếng; bạn làm mọi nỗ lực và bạn lôi anh ta ra. Và thế rồi hôm sau anh ta phạm tội giết người. Bây giờ, việc cứu người này của bạn là đúng hay sai? Nếu bạn mà không cứu người đó chắc đã không có việc giết người. Bây giờ việc giết người đã xảy ra. Bạn cũng là một phần của tội ác. Không có bạn, nó chắc đã không có thể có. Nhưng bạn chẳng bao giờ nghĩ theo cách đó. Bạn chỉ cứu người đó. Toàn thể ý tưởng của bạn là giúp cho người sắp chết này. Cho nên cái gì là hại và cái gì là lợi?
Thỉnh thoảng chất độc trở thành ích lợi và thỉnh thoảng nước cam lồ có thể chứng tỏ độc hại. Thỉnh thoảng người muốn làm điều tốt cho bạn có thể làm điều hại và thỉnh thoảng người muốn làm điều hại cho bạn có thể làm điều tốt. Mọi sự là rất phức tạp; thực ra, gần như không thể nào hiểu thấu được bởi tâm trí con người. Cuộc sống là sâu sắc thế và phức tạp thế và chúng ta nhỏ bé thế, tí hon thế. Không có cách nào để hình dung ra nó.
Cho nên Lão Tử nói gì? Lão Tử nói, 'Ngày nay khắp thiên hạ đều mê hoặc về phải trái, hôn ám về lợi hại.
Làm sao bạn quyết định được cái gì là đúng? Tiêu chí là gì? Mohammed có đúng không khi ông ấy cầm kiếm? Ông ấy không đúng theo người Jainas. Cầm kiếm là sai. Nhưng theo người Mô ha mét giáo ông ấy là đúng vì ông ấy cầm kiếm trong tay để cứu tôn giáo. Theo người Mô ha mét giáo, Mahavira là kẻ đào tẩu. Khi mọi người đang đau khổ ông ấy đứng đó và thiền. Khi mọi người bị bóc lột ông ấy chỉ ích kỉ. Ông ấy trốn vào rừng.
Khi Arjuna nói với Krishna trong Gita, 'Tôi không muốn giết nhiều người thế, điều này dường như là tội lỗi lớn nhất có thể phạm phải. Tôi muốn từ bỏ thế giới và đi vào rừng và trở thành người cư ngụ trong rừng,' anh ta đúng hay sai? Nếu bạn hỏi người Jaina, anh ta là đúng. Nhưng Krishna nói, 'Không, điều này là sai. Đừng đi. Đây là nghĩa vụ của anh. Làm điều đó đi. Thượng đế muốn nó theo cách này cho nên để cho nó là theo cách này. Trốn khỏi nghĩa vụ của anh sẽ là đi ngược lại Thượng đế. Anh đã không dàn xếp cuộc chiến này. Nó đang xảy ra. Anh chỉ là công cụ trong nó. Đi vào trong nó đi, nhưng không là người làm, đi vào trong nó chỉ như một công cụ. Không cần trốn đi đâu cả.
'Và, Arjuna, cho dù anh có trốn đi anh cũng không thể thoát được bởi vì toàn thể huấn luyện của anh, toàn thể kỉ luật cuộc sống của anh, là huấn luyện của chiến binh. Anh không thể trốn thoát dễ dàng thế được. Anh sẽ đi đâu? Anh không phải là một Brahmin, anh không phải là thiền nhân, anh là chiến binh. Anh phải đạt tới thực tại của anh chỉ qua bản thân anh. Điều tốt là chết theo bản tính riêng của người ta; điều rất nguy hiểm là theo tôn giáo của ai đó khác. Là chiến binh là tôn giáo của anh. Đó là điều anh đã được đào tạo cho cả đời anh. Từng tế bào trong con người anh là tế bào của chiến binh. Anh không thể thiền được, Arjuna. Cho dù anh đi vào trong rừng rậm và anh ngồi dưới gốc cây, nếu anh thấy sư tử đi ngang qua, anh sẽ lập tức tìm cung của anh. Và anh sẽ giết nó. Anh sẽ trở thành thợ săn, anh sẽ không trở thành thiền nhân đâu. Điều đó là không đúng.'
Bây giờ cái gì là đúng và cái gì là sai? Và ai quyết định? Nếu Arjuna hỏi Mahavira, Mahavira sẽ ban phúc lành cho anh ta. Ông ấy chắc sẽ nói, 'Đúng rồi. Lần đầu tiên thực tại đã bừng lên trong anh.' Nhưng Krishna nói, 'Anh là kẻ đào tẩu, kẻ hèn nhát. Đây là sự hèn nhát.' Bây giờ ai đúng và ai sai?
Hỏi Lão Tử. Lão Tử nói rằng ngay cả phân biệt giữa đúng và sai là không thể được. Bạn đơn giản sống, dù bất kì cái gì, một cách tự nhiên nhất có thể được cho bạn.
Tôi đã nghe.
Một người thuê chiếc taxi đi ra ga. Từ khách sạn tới ga, giá là cố định - một ru pi. Khi người này ra khỏi taxi người đó đưa một ru pi cho người lái taxi nhưng anh tài xế có vẻ không sung sướng. Thế là người này hỏi, 'Không phải sao? Không đúng sao?'
Tài xế nói, 'Thưa ông, có đúng nhưng không phải.'
Bạn thấy sự phân biệt không? Nó là đúng nhưng không phải.
'Ông đã trả tiền cho tôi. Về mặt pháp lí điều đó là đúng. Nhưng nó không phải. Ông đã không trả tiền típ cho tôi. Đó không phải là phần của luật chính thức thôi, nhưng nó là qui ước.'
Vậy cái gì là phải? Cái gì là đúng? Luật pháp bị giới hạn và cuộc sống là vượt quá. Nếu bạn sống theo luật pháp, bạn có thể đúng nhưng bạn có thể không phải. Nếu bạn sống theo cuộc sống, bạn có thể phải nhưng bạn có thể không đúng.
Quan điểm của Lão Tử là ở chỗ tạo ra phân biệt, đem phân biệt vào, là tạo ra lẫn lộn. Người ta nên sống một cách tự phát, tự nhiên, và người ta không nên cố theo bất kì cái gì đúng và bất kì cái gì sai. Người ta nên vẫn còn được buông xuôi. Người ta nên sống từ buông bỏ.
Kẻ bị bệnh đó nhiều quá tới nỗi không ai thấy nữa.
Bởi vì lẫn lộn này đã trở thành thông dụng thế, bây giờ không ai nghĩ nó là bệnh. Tất cả đều ốm với cùng bệnh, cùng lẫn lộn. Không chỉ những người đi theo mà những người lãnh đạo nữa - họ cũng ở trong cùng thuyền.
Đói, kiệt sức và hoảng sợ, thợ săn vứt súng của mình, loạng choạng đi tới, và choàng tay vào người vừa mới nhô lên khỏi mảnh gỗ.
'Gặp anh tôi mừng quá,' anh ta kêu lên. 'Tôi đã bị lạc hai ngày nay rồi!'
'Làm gì mà mừng rối lên thế?' thợ săn kia lẩm bẩm. 'Tôi đã bị lạc cả tuần rồi!'
Người lãnh đạo và người theo sau, thầy giáo và người được dạy, tất cả đều trong cùng một con thuyền. Hỏi ai? Tất cả đều ốm. Lẫn lộn là thông thường tới mức mọi người đã quên hoàn toàn rằng đó là ốm.
Vả lại, một người mê loạn, không đủ làm cho cả nhà khuynh đảo được...
Và thế rồi ông ấy nói, 'Sao lo nghĩ thế? Cho dù ông nghĩ một người là mê loạn, cái gì sai?'
Vả lại, một người mê loạn, không đủ làm cho cả nhà khuynh đảo được; một nhà mê loạn, không đủ làm cho cả làng khuynh đảo được; một làng mê loạn, không đủ làm cho cả nước khuynh đảo được; cả nước mê loạn, không đủ làm cho cả thiên hạ khuynh đảo được.
Vậy sao lo nghĩ? Một cá nhân riêng lẻ, cho dù bạn nghĩ người đó bất bình thường, mê loạn, cho dù mọi người đồng ý là người đó mê loạn, sao phải lo nghĩ? Người đó không thể khuynh đảo được cả thế giới. Người đó có thể được chấp nhận theo cách người đó vậy. Sao cố gắng thay đổi người đó?
mà khi cả thiên hạ mê loạn thì còn ai làm cho nó khuynh đảo được nữa?
Và thế rồi, khi có liên quan tới cách nhìn riêng của Lão Tử, ông ấy nói toàn thế giới là mê loạn. Nhưng không ai nhìn vào cái mê loạn riêng của mình. Rất dễ dàng nghĩ về người khác là mê loạn, rất khó nghĩ về bản thân bạn là mê loạn. Rất dễ có thái độ kết án về ai đó. Bạn đã bao giờ thấy người điên nghĩ rằng mình điên không? Không bao giờ. Bạn có thể đi tới nhà thương điên, bạn có thể hỏi, và họ sẽ cười. Họ sẽ nói, 'Ông điên à?' Người điên không bao giờ nghĩ rằng người đó điên. Người đó không thể nghĩ được. Nếu người điên có thể nghĩ rằng người đó điên, thế thì điều chắc chắn là người đó không điên. Người như thế, người có thể nghĩ rằng mình điên, không thể điên.
Vài giai thoại....
Trong một nhà hàng đông đúc, một người đàn bà tiến tới nhà tâm thần. 'Ông có thấy người đàn ông phía kia không?' bà ta thì thào. 'Ông ấy là chồng tôi và ông ấy cần sự giúp đỡ của ông. Ông ấy nghĩ ông ấy là đèn giao thông. Suốt đêm dài ông ấy cứ mở một mắt, rồi nhắm nó, rồi mở nó...'
Thầy thuốc tâm thần gật đầu và nói, 'Tôi sẽ qua đó và nói chuyện với anh ấy.'
'Không, đợi đã,' người đàn bà la lên. Đèn chống lại ông đấy!'
Rất khó thấy rằng bản thân người ta là điên và rất dễ nghĩ rằng người khác là điên. Đó là một phần của tâm trí điên khùng nghĩ về người khác là điên.
Người đàn bà này cầu xin giúp đỡ từ nhà tâm thần. 'Chồng tôi nghĩ anh ấy là máy giặt. Anh ấy xoay đầu vòng quanh vòng quanh và vòng ngược rồi vòng xuôi và xà phòng và nước nóng toé ra từ tai anh ta.'
Nhà tâm thần nói, 'Tôi biết điều đó làm lo lắng, nhưng tôi không thể thấy rằng ảo giác này đang gây ra điều hại gì.'
'Ông không hiểu, bác sĩ,' người đàn bà nói. 'Anh ấy không làm cho khăn trải giường sạch!'
Bất kì khi nào bạn nghĩ ai đó điên, đợi một phút đi. Có khả năng lớn hơn là bạn điên đấy. Người lành mạnh thực sự như Lão Tử nói rằng không ai điên cả.
Mọi người đơn giản khác nhau. Nhiều người đang khổ không cần thiết trong bệnh viện, trong nhà thương điên, trong nhà giam giữ người điên - khổ không cần thiết. Họ không điên, họ khác. Chắc chắn họ khác. Họ nhìn vào mọi sự theo cách khác, nhưng không có gì sai trong nó.
Van Gogh vẽ cây cao tới mức cây chạm vào sao. Ông ấy vẽ mặt trời và mặt trăng nhỏ tới mức cây thành lớn thế... chúng vươn lên ngày càng cao hơn và chạm tới sao. Ai đó hỏi, 'Ông có điên không? Ông đã thấy cây như thế ở đâu? - và mặt trời và mặt trăng nhỏ thế và cây lớn thế?' Van Gogh nói, 'Bất kì khi nào tôi nhìn cây, tôi đều thấy ham muốn của đất để chạm trời. Cây là ham muốn của đất để chạm trời. Nó là tham vọng của đất. Cho nên sao là người keo kiệt? Điều đất không thể làm được, tôi có thể làm trong tranh của tôi. Đó là cách tôi thấy nó: ham muốn của đất để chạm trời.' Đó là cách nhìn mọi thứ: không cái gì sai trong nó. Nó rất thơ ca. Con người của hiểu biết thật sẽ trung lập. Người đó sẽ giống như mặt trời. Mặt trời chiếu sáng đẹp và có tính thơ ca, đẹp và như thơ ca trên đống phân như trên kim cương. Không phân biệt nào được tạo ra. Đó là cách hiểu biết thực là vậy.
Không ai lành mạnh; không ai không lành mạnh. Nếu một ngày nào đó cách nhìn của Đạo trở thành cách nhìn phổ quát nhiều người sẽ được cứu từ chịu đựng khổ không cần thiết. Ai quyết định ai là không lành mạnh? Vậy mà không có tiêu chí nào. Nếu bạn đi tới nhà tâm thần ông ấy không thể quyết định được ai điên cả. Mọi điều nhà tâm thần quyết định là ở chỗ người này là quá khác người khác - có vậy thôi. Nhưng sao người đó phải điên?
Và nhà tâm thần không thể giúp gì mấy. Ngay cả khi người đó cố đem một người không bình thường về bình thường, người đó có thể làm được gì? Nhiều nhất ông ta ép buộc người này điều chỉnh theo cách nhìn của đám đông. Ông ta làm cho người này ít cá nhân đi. Ông ta phá huỷ tính cá nhân của người này. Không gì mấy thay đổi.
Một người gặp người bạn đang được chăm sóc tâm thần. 'Anh tiến bộ thế nào rồi?' người này hỏi.
'Tốt,' người bạn nói. 'Trong nhiều tháng tôi nghĩ tôi là chó săn cáo, nhưng việc phân tích đã giúp tôi.'
'Anh được chữa lành rồi chứ?' người này hỏi.
'Không đích xác,' bạn anh ta đáp, 'nhưng tôi đã thôi đuổi theo xe hơi.'
Nhiều nhất ngần ấy là có thể được thực hiện. Chắc chắn bạn sẽ nghĩ rằng người nghĩ mình là chó săn cáo là điên, nhưng Adolf Hitler thì sao? Josef Stalin thì sao? Chủ tịch Mao Trạch Đông thì sao? Họ không nghĩ họ là chó săn cáo nhưng họ còn nguy hiểm hơn. Người nghĩ mình là chó săn cáo, người đó có thể làm gì? Cho dù người đó săn xe hơi, điều đó rất hồn nhiên. Người đó không làm hại bất kì ai. Điều đó là ý tưởng hồn nhiên. Không cái gì sai trong nó. Nhưng người này sẽ bị cho vào nhà thương điên và Josef Stalin sẽ trở thành nhà độc tài của Nga và sẽ giết hàng triệu người. Và không ai sẽ nghĩ rằng ông ta cần giúp đỡ tâm thần.
Đây là thế giới rất kì lạ. Người hồn nhiên bị coi là điên nhưng không ai nghĩ thủ phạm thực là điên. Adolf Hitler đã giết nhiều người - nhưng không ai nghĩ rằng ông ta là điên trong khi ông ta cai trị Đức. Chính khách, những người nghiện quyền lực, những người điên vì tiền - không ai nghĩ rằng họ điên. Nhưng nếu ai đó ngồi dưới gốc cây cười không vì lí do gì, bạn nghĩ người đó điên. Người đó không làm gì hại bất kì ai. Và người đó có thể có lí do nào đó để cười, điều có thể không rõ ràng với bạn.
Và, cuối cùng, cái gì là sai nếu ai đó cười mà không có lí do gì? Tại sao lí do được cần tới để cười? Và lí do được cần tới để khổ; để hạnh phúc không cần lí do. Hạnh phúc nên là tự nhiên - không lí do. Nó nên trào ra. Người ta nên toả sáng, trong niềm vui vô cùng, không vì lí do nào cả.
…mà khi cả thiên hạ mê loạn thì còn ai làm cho nó khuynh đảo được nữa? Ví thử khắp thiên hạ đều như con chú hết thì ngược lại chính chú mới là người mê loạn.
Ông ấy đang nêu ra một vấn đề hay. Ông ấy đang nói, 'Nghĩ đi! Nếu mọi người đều giống con ông thế thì ông sẽ là mê loạn. Bây giờ mọi người đều giống ông, cho nên con ông là mê loạn. Câu hỏi này dường như là chỉ với một số người. Ai là trong đa số? Bất kì ai ở trong đa số này, đều là bình thường và bất kì ai ở thiểu số là mê loạn.
Nhưng đây là tiêu chí cho phán xét sao? Thế thì mọi chư phật đều là mê loạn - đó là điều các nhà phân tâm thực sự nói. Họ nói rằng Phật là mê loạn bởi vì ông ấy hiếm hoi thế. Ông ấy phải mê loạn. Mahavira là mê loạn. Jesus là mê loạn. Bạn không tìm thấy nhiều Jesus thế, không đám đông Jesus nào tồn tại. Thế thì ông ấy phải là mê loạn. Nếu đa số nghĩa là bình thường, thế thì Jesus và Phật và Mahavira và Krishna đều là mê loạn.
Nhưng bạn muốn là gì? Bạn có muốn là vị Phật hay bạn muốn chỉ là một phần của quần chúng? Cho dù vị Phật là mê loạn, người ta vẫn muốn là vị Phật bởi vì ông ấy hạnh phúc thế, chân thành thế, bình thản thế, yên tĩnh thế.
Lão Tử nói vứt bỏ những ý tưởng này đi; chúng là vô nghĩa. Những phân biệt và phán xét đó là ngu xuẩn.
…và còn ai hiểu chính được cái ý niệm về vui buồn, thanh âm, màu sắc, mùi vị, phải trái nữa?
Ông ấy nói rằng vui và buồn là không thể xác định được, âm nhạc và cái đẹp cũng vậy. Ai có thể hình dung ra cái gì là cái gì? Không ai đã có khả năng xác định cái đẹp là gì. Và không ai đã có khả năng định nghĩa tốt là gì. Tốt vẫn còn là không được xác định - cái đẹp cũng vậy và âm nhạc cũng vậy. Và cái là âm nhạc với người này chỉ là tiếng ồn điên khùng với người khác. Nếu bạn được huấn luyện về âm nhạc Ấn Độ cổ điển thế thì âm nhạc phương Tây hiện đại sẽ giống như điên khùng. Nếu bạn được huấn luyện để nghe nhạc phương Tây hiện đại - George Harrison và những người khác - thế thì âm nhạc Ấn Độ sẽ có vẻ rất chán, đờ đẫn. Điều đó tuỳ theo huấn luyện của bạn. Âm nhạc là gì? Không ai đã từng có khả năng định nghĩa nó. Mọi điều có ý nghĩa vẫn còn là không định nghĩa được. Ai có thể làm chúng thẳng ra?
Thậm chí ta cũng không chắc....
Nhìn vào cái đẹp của nó đi. Lão Tử nói:
Ngay lời tôi vừa nói với chú đó, cũng vị tất là không mê loạn...
Ta có thể nói gì? Đây là lành mạnh tuyệt đối của Lão Tử. Chỉ người lành mạnh như vậy mới có thể nói, 'Ta không chắc là lời của ta là mê loạn hay không. Không có cách nào để nói cả.' Chỉ người thực sự lành mạnh mới có thể nói, 'Có thể tôi điên.'
Gần đây một cô gái chúng tôi biết đã tìm thấy một bức thư tình cũ mà bố cô ấy đã viết cho mẹ cô ấy khi họ còn đang tán tỉnh nhau. Cô gái chép bức thư đó, kí tên người bạn trai lên nó, và gửi nó về cho bản thân mình. Thế rồi cô ta đưa nó cho bố mình xem. Có bùng nổ như nổ núi lửa. Người bố chắc chắn không thể diễn đạt được bản thân mình. Ông ta cười hô hố, 'Thằng này là thằng đại ngu mà bố đã từng nghe thấy. Tốt hơn cả là con đừng để nó tới mò mẫm ở đây nếu không bố sẽ làm bánh nhân băm từ nó. Chúng ta không muốn đứa thộn đấy trong gia đình chúng ta. Bất kì kẻ đần độn ngốc nghếch chết tiệt nào viết ra cái đống lộn xộn ngu xuẩn thế, ngớ ngẩn cuống quít theo bất kì đứa con gái nào xứng đáng bị dúi đầu vào hố bùn - và tôi thích làm điều đó!'
Bây giờ, bản thân ông ấy đã viết ra bức thư đó. Bạn đã không làm những điều ngu xuẩn khi bạn đang yêu sao? Bạn đã không viết ra những bức thư ngu xuẩn khi bạn đang yêu sao? Bạn đã không quan sát rằng những người yêu bao giờ cũng trông như điên với người khác sao? Nhưng cùng điều đó sẽ xảy ra cho họ - khi họ đang yêu, người khác sẽ nghĩ rằng họ điên.
Người tôn giáo bao giờ cũng trông như điên đối với người không tôn giáo; tôn thờ và cầu nguyện trong đền chùa bạn trông như điên với kẻ vô thần. Bạn trông như ngu, như ngốc. Bạn đang làm gì? Bạn đang cầu nguyện ai? Không có Thượng đế. Người hạnh phúc trông như điên với người bất hạnh, khốn khổ.
Những người khổ đó thỉnh thoảng ngẫu nhiên tới đây nữa, và khi họ tới đây họ thấy đám đông lớn những người điên quanh tôi cười, nhảy, tận hưởng, ca hát. Họ không thể tin được vào điều đó! Họ khổ thế, làm sao họ có thể tin được vào điều đó? Bạn chỉ tin cái bạn đang là. Nhiều hơn thế có vẻ là không thể được, không thể nào được, đáng là không được. Bạn nghĩ rằng bạn là giới hạn của sự tồn tại, hay, bạn là định nghĩa của sự tồn tại.
Lão Tử nói:
Ngay lời tôi vừa nói với chú đó, cũng vị tất là không mê loạn, huống hồ cái ông quân tử nước Lỗ kia, còn mê loạn hơn ai hết.
Về Khổng Tử và tín đồ của ông ta thì ông ấy là tuyệt đối chắc chắn - họ là những người mê loạn nhất. Họ là vậy. Người đạo đức, người khắt khe đạo đức, họ là những người mê loạn nhất trên thế giới. Thực ra, họ đã đưa cả nhân loại tới mê loạn. Họ đã không cho phép tính tự phát, họ đã không cho phép mọi người được tự nhiên. Họ đã kết án mọi thứ, họ đã kết án nhiều tới mức mọi người đơn giản lúng túng làm sao hiện hữu, phải là cái gì. Họ đã kết án thực tại nhiều tới mức mọi người đã trở thành giả, rởm. Mọi người đều đeo mặt nạ. Và mọi người đã đánh mất khuôn mặt nguyên thuỷ của họ.
Hai người đàn bà gặp nhau trên phố lần đầu tiên sau nhiều tháng. Một người hỏi, 'Con chị thế nào?'
'Chị không nghe nói gì sao?' người kia hỏi. 'Cả thành phố biết rồi. Con tôi bị tâm thần phân liệt.'
'Thật à?' cô bạn nói. 'Phòng khám của nó ở đâu?'
Mọi người bị tâm thần phân liệt bây giờ trở thành nhà phân tâm. Câu hỏi 'Phòng khám của nó ở đâu?' là có liên quan. Mọi người điên đều đã biến thành người đạo đức, nhà đạo đức. Họ đang cố thay đổi toàn thế giới. Bất kì khi nào bạn bắt gặp một người đang cố thay đổi toàn thế giới, trốn khỏi người đó đi. Người đó là nguy hiểm.
Không ai được cần tới để thay đổi toàn thế giới. Triệu phú là những người gây hại nhất trên toàn thế giới.
Sống cuộc sống của bạn, tận hưởng cuộc sống của bạn đi. Nếu, qua tận hưởng và vui mừng của bạn, cuộc sống của ai đó khác trở thành đẹp hơn chút ít, tốt. Nếu không, điều đó nữa cũng tốt.
...huống hồ cái ông quân tử nước Lỗ kia, còn mê loạn hơn ai hết, thì còn trị bệnh mê cho ai được nữa?
Họ là ai mà chữa, mà giúp, mà thao túng? Họ là ai mà thay đổi người khác? Đừng trở thành kẻ độc tài tự phong.
Các nhà đạo đức là những kẻ độc tài tự phong. Họ sẵn sàng thay đổi mọi người. Họ sẵn sàng hi sinh cuộc sống của họ để thay đổi cuộc sống của bạn. Và họ quả hi sinh cuộc sống của họ! Trong việc hi sinh, họ là điên rồ. Và thế rồi họ bám quanh cổ bạn, họ làm bạn ngạt thở. Những người làm điều tốt chính là gây ngạt thở. Họ cố giết bạn, và bạn thậm chí không thể tự bảo vệ bản thân bạn được vì họ nói, 'Chúng tôi đang làm điều tốt cho bạn. Chúng tôi là nô bộc của mọi người. Chúng tôi phục vụ.'
Những nô bộc này là kẻ thù đấy. Họ đã đầu độc toàn thể tự nhiên. Không chỉ bầu không khí bị đầu độc, nhân loại cũng bị đầu độc. Các nhà khoa học đã đầu độc tự nhiên bên ngoài và cái gọi là người tôn giáo đã đầu độc nhân loại bên trong. Toàn thể môi trường sinh thái bị khuấy đảo cả bên ngoài và bên trong, cả hai.
Họ là ai để trị bệnh mê loạn cho mọi người? Thôi chú nên về nhà gấp đi, đừng phí tiền ăn đường nữa.
Nhìn vào lời khuyên này. Bạn có thể không có khả năng hiểu được ngay, nhưng thông điệp này là rất đơn giản. Thông điệp này là: đừng can thiệp. Thông điệp này là: đừng phán xét. Thông điệp này là: bạn không là ai cả để thay đổi ai đó khác. Đó không phải là trách nhiệm của bạn. Bạn không được ngụ ý làm điều đó. Bạn sống cuộc sống của bạn và cho phép người khác sống cuộc sống của họ. Để mọi người có tự do làm điều của họ.
Mọi phán xét đều là vô đạo đức và mọi nỗ lực để thay đổi ai đó đều là phá huỷ và bạo hành. Và đó là điều các mahatma của bạn và các thánh nhân của bạn đã từng làm từ trước tới giờ. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng Lão Tử là vô song, duy nhất, không ai hơn cả trước đây và sau này. Cách nhìn của ông ấy là cái nhìn tối thượng của tự phát, của như vậy, của tự nhiên. Nếu bạn hiểu ông ấy, cuộc sống của bạn sẽ bắt đầu đi vào nhịp điệu khác toàn bộ. Bạn sẽ trở thành người không can thiệp, vô vi. Và chỉ khi bạn không can thiệp vào cuộc sống của người khác bạn mới kính trọng cuộc sống, đó chính là tôn kính cuộc sống.
Giáo huấn của tôi là đích xác cùng như vậy. Tôi không thể nói điều đó về bất kì ai khác nhưng về Lão Tử, tôi có thể nói rằng giáo huấn của tôi là đích xác cùng như nhau. Với Phật tôi có khác biệt - mặc dầu tôi có thể không nói chúng ra. Với Mahavira tôi có nhiều, nhiều khác biệt - mặc dầu tôi có thể không nói về chúng. Nhưng với Lão Tử tôi tuyệt đối trong đồng ý. Đồng ý này là vô điều kiện và tuyệt đối bởi vì ông ấy dường như là người duy nhất đã nhìn vào cuộc sống mà không có tâm trí, người đã nhìn thẳng vào cuộc sống, người không có ý tưởng, không có ý thức hệ.
Bạn có thể cũng có đích xác cùng sự sáng tỏ và trong suốt, cái sẽ là ngày của phúc lành, cái sẽ là ngày của chứng ngộ. Đó là điều chứng ngộ là gì.                                               
Xem Chương 6Quay về Mục lục

Ads Belove Post