Chương 7. Sẵn sàng và giành lấy kế thừa của bạn

Chương 7. Sẵn sàng và giành lấy kế thừa của bạn

Price:

Read more

Osho – Bồ Đề Đạt Ma: Thiền sư vĩ đại nhất
Chương 7. Sẵn sàng và giành lấy kế thừa của bạn


Bất kì ai bỏ điều siêu việt vì điều phàm tục, trong bất kì dạng nào của nó, là người hữu tử. Vị phật là ai đó tìm thấy tự do trong cả vận may lẫn vận rủi. Điều như vậy là quyền năng của người đó, nghiệp không thể bắt giữ được người đó. Bất kì loại nghiệp nào không thành vấn đề, vị phật biến đổi nó. Cõi trời và địa ngục là cái không với người đó.
... Nếu ông không chắc chắn, đừng hành động. Một khi ông hành động, ông vẩn vơ qua sinh và tử và hối tiếc không có chỗ trú ngụ... Để hiểu tâm trí này, ông phải hành động không hành động. Chỉ thế thì ông sẽ thấy mọi sự từ cảnh quan của như lai.
Nhưng khi lần đầu tiên ông bước vào Đạo, nhận biết của ông sẽ không hội tụ. Ông rất có thể thấy mọi loại cảnh kì lạ, tựa như giấc mơ. Nhưng ông không nên hoài nghi rằng mọi cảnh như thế tới từ tâm trí riêng của ông và không ở đâu khác.
Nếu ông thấy ánh sáng rực rỡ hơn mặt trời, gắn bó còn lại của ông đột nhiên đi tới điểm cuối, và bản chất của thực tại sẽ được lộ ra. Sự xuất hiện như vậy phục vụ như cơ sở cho chứng ngộ. Nhưng đây là điều gì đó chỉ ông biết. Ông không thể giải thích nó cho người khác.
... Hay nếu, khi ông đang bước, đang đứng, đang ngồi hay đang nằm trong tĩnh lặng và bóng tối của ban đêm, mọi thứ xuất hiện cứ như trong ánh sáng ban ngày, đừng hoảng hốt. Đấy là tâm trí riêng của ông để lộ bản thân nó.
... Nếu ông thấy bản tính của mình, ông không cần đọc kinh hay cầu chư phật. Uyên bác và tri thức không chỉ vô dụng, chúng che mờ nhận biết của ông. Học thuyết chỉ để trỏ vào tâm trí. Một khi ông thấy tâm trí mình, sao chú ý tới học thuyết?
Đi từ người hữu tử tới phật, ông phải đặt chấm hết cho nghiệp, nuôi dưỡng nhận biết của ông và chấp nhận điều cuộc sống đem lại.
... Một khi người hữu tử thấy bản tính của họ, mọi gắn bó chấm dứt. Nhận biết không bị che giấu. Nhưng ông chỉ có thể tìm thấy nó ngay bây giờ. Nó chỉ là bây giờ. Nếu ông thực sự muốn tìm thấy con đường, đừng ôm giữ cái gì. Một khi ông đặt kết thúc cho nghiệp và nuôi dưỡng nhận biết của mình, bất kì gắn bó nào còn lại sẽ đi tới hết. Hiểu biết tới một cách tự nhiên. Ông không phải làm bất kì nỗ lực nào. Nhưng người cuồng tín không hiểu Phật có nghĩa là gì. Và họ càng cố gắng vất vả, họ càng đi xa hơn nghĩa của hiền nhân này. Cả ngày dài họ cầu chư phật và đọc kinh. Nhưng họ vẫn còn mù về bản tính thiêng liêng của riêng mình, và họ không thoát khỏi bánh xe.
Vị phật là người nhàn rỗi. Ông ấy không chạy theo của cải và danh vọng. Chung cuộc những điều như vậy tốt gì?
Bồ đề đạt ma không phân chia thế giới thành vật chất và tâm linh. Ông ấy chống lại mọi phân chia. Vũ trụ là một toàn thể hữu cơ. Nhưng dường như có phân chia... thế thì chúng phải tới từ đâu đó khác, bởi vì thế giới là không phân chia. Chúng tới từ tâm thức của bạn. Nếu bạn không có ý thức, bạn là người hữu tử; nếu bạn có ý thức, bạn là bất tử. Nếu bạn vô ý thức, bạn nhìn thế giới là phàm tục, và cái ở bên ngoài thế giới là thiêng liêng. Nhưng nếu bạn có ý thức, nhận biết, chứng ngộ, là vị phật, thế thì không có gì là phàm tục và không có gì thiêng liêng. Thế thì mọi thứ là một.
Cái một này phải được hiểu sâu sắc.
Phân chia tới từ ý thức chúng ta hoặc từ vô ý thức, nó là cảnh quan của chúng ta. Cũng hệt như người mù đứng dưới mặt trời vẫn là trong bóng tối... không phải là có bóng tối bên ngoài người đó. Đang có ánh sáng rạng rỡ, buổi sáng đẹp, chim chóc hót ca ngợi và đón chào mặt trời. Và hoa đang mở nụ và toả ra hương thơm theo gió. Đây là một kinh nghiệm cực kì lớn lao. Nhưng với người mù, không có mầu sắc, không hoa, không mặt trời, không ánh sáng. Nếu mắt người đó được chữa lành, bỗng nhiên người đó sẽ sửng sốt rằng thế giới của bóng tối mà người đó quen thấy trước đây cũng cùng là thế giới của ánh sáng mà người đó thấy bây giờ. Phân chia là bởi vì cái mù của người đó, không phải bởi vì có phân chia trong bản thân sự tồn tại.
Tại điểm này Bồ đề đạt ma có một đóng góp cực kì lớn. Phần lớn các triết gia của thế giới và những người sáng lập tôn giáo bao giờ cũng phân chia điều phàm tục và điều thiêng liêng, vật chất và tâm linh, mà không biết rằng khoảnh khắc bạn phân chia sự tồn tại là vật chất và tâm linh, bạn cũng phân chia luôn con người thành thân thể và linh hồn. Và một người đã phân chia bên trong bản thân mình là ngôi nhà bị phân chia mà có thể sụp đổ bất kì khoảnh khắc nào. Một người phân chia bên trong bản thân mình bao giờ cũng trong cuộc tranh đấu thường xuyên với bản thân mình; toàn thể năng lượng của người đó bị phí hoài trong đấu tranh với bản thân mình. Người đó không thể nào dùng năng lượng của mình trong việc nở hoa đẹp. Mùa xuân tới và đi, nhưng người đó không có năng lượng đem hoa tới. Người đó bị cạn kiệt.
Có lẽ những quyền lợi được đầu tư của thế giới này bao giờ cũng là muốn con người bị mệt mỏi và cạn kiệt. Nó hỗ trợ cho quyền lợi được đầu tư của họ, bởi vì một người tràn đầy với năng lượng không thể nào bị ngăn cản khỏi việc là người nổi dậy.
Người mệt mỏi và cạn kiệt không thể nào được khêu gợi trong bất kì cuộc nổi dậy nào chống lại bất kì bất công nào, chống lại bất kì bóc lột nào. Người đó không có năng lượng cho điều đó. Người đó sống ở mức tối thiểu, trong khi người đó có thể đã sống ở mức tối đa. Nhưng âm mưu cơ bản chống lại con người đã được thực hành qua nhiều thời đại: chia rẽ. Và đó là nguyên tắc nền tảng của mọi kẻ cai trị - chia và trị. Những nhà thuyết giảng tôn giáo, các tu sĩ, không làm gì khác hơn các chính khách. Toàn thể ham muốn của họ cũng là chia và trị.
Một cá nhân không phân chia không thể nào bị bắt làm nô lệ. Phân chia này là một loại thiến. Xem cái đẹp của con bò đực: bạn không thể nào buộc nó kéo chiếc xe cho bạn, bạn không thể nào giữ nó trên đường dưới kiểm soát của bạn. Nó có nhiều sức mạnh và tính cá nhân đến mức nó sẽ chọn con đường của nó, nó sẽ đi đường này hay đường nọ. Và nếu nó bắt gặp bạn gái, thế thì cuộc sống của bạn và chiếc xe của bạn cả hai đều lâm nguy!
Nhưng nhìn con bò thiến, kéo chiếc xe của bạn, tải trọng của bạn... bạn đã phá huỷ cái đẹp, năng lượng, tính cá nhân, bằng việc thiến con bò đực. Vẫn là cùng con vật ấy, nhưng bây giờ không có năng lượng nào. Bạn đã làm cho nó thành bất lực, và nó đã từng mạnh mẽ thế...
Khá kì lạ là cùng điều đó đã được làm cho con người. Mọi tôn giáo và mọi chính khách trên thế giới đã thiến con người; bằng không con người cũng có cái đẹp và cái vĩ đại cùng sự huy hoàng của việc là con bò đực, không phải con bò thiến. Con bò thiến là một thảm kịch. Con bò thiến là sự kết án về tất cả những người đã phá huỷ đi cái đẹp, sức mạnh, tiềm năng tự nhiên của nó. Nhưng để làm cho con bò mộng thành nô lệ, đây là một bước cần thiết.
Tại sao con người đã tha thứ cho đủ mọi loại khai thác, làm nhục, cảnh nô lệ này? Bởi một lẽ đơn giản: người đó không có năng lượng. Năng lượng của người đó đi đâu rồi? Người đó đã được dạy và được ước định để tranh đấu với bản thân mình. Âm mưu này thực sự rất ranh mãnh. Bằng việc tranh đấu với bản thân mình, bạn đang phá huỷ bản thân mình.
Giáo huấn duy nhất của Bồ đề đạt ma là biết tới tự tính của bạn, cái không phân chia, cái không tách biệt không báng bổ, cái không vật chất không tâm linh - cái siêu việt, siêu việt lên trên mọi phân chia, mọi nhị nguyên. Siêu việt này trong bạn là bản thể thực của bạn. Và nó có nhiều năng lượng, nhiều sức mạnh tràn ngập đến mức nó đem mọi loại phúc lành cho bạn mà không hề được đòi hỏi. Nó đem mọi loại hoa đẹp tới việc nở hoa bên trong bạn mà không hề được hỏi. Nó là tự nhiên đơn giản.
Con người đã bị đặt vào trong một tình thế phi tự nhiên; do đó có khổ, đau đớn, địa ngục của người đó. Phi tự nhiên là trong địa ngục, còn trong tự tính của bạn là trong cõi trời. Không có địa ngục khác, không có cõi trời khác.
Những lời kinh này cực kì có ý nghĩa cho tất cả những người muốn biết tới tự tính của họ. Bởi vì đó là trí huệ tối thượng, và từ nó, mọi hành động của bạn trở nên đẹp đẽ, duyên dáng, tốt lành - không có nỗ lực nào về phần bạn, chỉ một cách tự nhiên, tự nhiên như hoa hồng mọc ra từ bụi hồng. Lòng tốt, cái đẹp, sự duyên dáng, đức hạnh... mọi thứ đều phát triển một cách tự nhiên, không có nỗ lực nào, không có bất kì hành động nào về phần bạn, một khi bạn biết tới tự tính của mình.
Đây là việc biết vĩ đại nhất trong toàn thể sự tồn tại.
Bất kì ai bỏ điều siêu việt để lấy cái phàm tục, dù một trong vô số dạng của nó, đều là người hữu tử.
Bỏ điều siêu việt... Nhớ nghĩa của siêu việt: cái vượt lên trên mọi nhị nguyên. Bất kì ai quên mất ngôn ngữ của việc là một với sự tồn tại đều trở thành người hữu tử một cách không cần thiết. Thế thì có cái chết - chống lại cuộc sống. Thế thì có thân thể - chống lại tâm linh. Thế thì mọi thứ đều có cực đối lập của nó. Thế thì có yêu xem như cực đối lập với ghét. Nhưng nhớ một điều nền tảng: các cực đối lập là đổi lẫn cho nhau được. Yêu có thể trở thành ghét, ghét có thể trở thành yêu - và tất cả các bạn đều biết điều đó.
Tình bạn có thể biến thành thù địch, và thù địch có thể trở thành tình bạn. Tất cả các bạn đều biết - hạnh phúc có thể biến thành buồn rầu, và buồn rầu có thể đổi thành hạnh phúc. Mặc dầu chúng là những cực đối lập, chúng gần như anh em sinh đôi, rất gần. Hơi chút thay đổi trong tình huống và cái này biến mất... cái kia ở ngay sau nó.
Cho nên nhớ tới siêu việt - sự tồn tại thuộc về siêu việt. Đừng phân chia nó, bằng không bạn sẽ liên tục bị nhị nguyên hành hạ.
Vị phật là ai đó tìm thấy tự do trong cả vận may lẫn vận rủi.
Không thành vấn đề cho con người của nhận biết dù người đó thành công hay không thành công, dù cho người đó nổi tiếng hay tuyệt đối vô danh, dù cho người đó là ai đó đầy quyền lực hay chỉ là không ai cả, vô thực thể. Với con người của nhận biết, tất cả những nhị nguyên này không thành vấn đề chút nào, bởi vì nhận biết là kho báu lớn nhất. Khi bạn có nó, bạn không muốn cái gì khác. Bạn không muốn trở thành tổng thống một nước, hay thủ tướng của một nước. Những thứ đó là dành cho trẻ con, người chậm phát triển, để chơi trò chơi.
Những người cứ theo đuổi các tham vọng là không thông minh gì hơn cầu thủ bóng đá. Trò chơi của họ có thể có những cái tên khác nhau, nhưng thực tại của họ là như nhau. Và họ liên tục đau khổ. Thậm chí trong thành công của mình họ cũng đau khổ, bởi vì thế thì họ trở nên sợ liệu mình có giữ được vị trí thành công này ngày mai hay không. Ban đầu họ đã đau khổ bởi vì họ không thành công; bây giờ họ đau khổ bởi vì mọi người đang kéo chân họ, và mọi người muốn được vị trí của họ.
Ngự trên ngai quyền lực là một vị trí khôi hài nhất. Mọi người đều kéo bạn xuống còn bạn thì phải duy trì bám dính vào ngai này, dù bất kì điều gì xảy ra. Ai đó kéo tay bạn, ai đó víu đầu bạn, ai đó kéo chân bạn... bất kì cái gì xảy ra, chết hay sống, bạn nhất quyết vẫn còn lại trên ngai.
Cuộc sống của người thành công không phải là cuộc sống của an bình. Và nếu điều này là tình huống của thành công, bạn có thể hình dung ra tình huống của thất bại. Nếu đây là tình huống của thời bạn gọi là tốt đẹp, bạn có thể hiểu tình huống của thời xấu.
Nhưng với con người của nhận biết, nó tất cả đều như nhau. Thành công tới rồi đi, thất bại tới rồi đi.
Bạn vẫn còn không bị động chạm và tách rời.
Cái đơn độc này, cái không chạm tới này, là tự tính siêu việt của bạn. Không cái gì thậm chí có thể làm xước bạn được.
Một trong những nhà huyền môn của Ấn Độ, Kabir, ca một bài ca, Jyon ki tyon dhar dinhi chadariya. “Tôi đã trả lại cho Thượng đế” hay sự tồn tại, “bộ quần áo mà ngài đã trao cho tôi để sống trong thế giới này - không thay đổi gì. Tôi đã không làm nó bẩn; thậm chí không một hạt bụi bám trên nó. Tôi đã trả lại nó trong tay ngài đích xác tươi tắn như nó thế khi ngài trao nó cho tôi.” Đây là kinh nghiệm của người đã thức tỉnh. Người đó sống trong đêm tối nhất trong cùng im lặng, trong cùng an bình, như người đó sống trong ngày sáng chói nhất. Người đó không bao giờ tạo ra phân chia. Người đó bao giờ cũng còn siêu việt, người đó bao giờ cũng ở trên mọi phân chia. Phân chia bị bỏ lại xa đằng sau.
Điều như vậy là quyền năng của người đó, hành động không thể bắt giữ người đó. Không thành vấn đề loại hành động nào, vị phật biến đổi nó.
Phát biểu này cần phải được giữ sâu trong tim bạn...
Bạn đã nghe câu chuyện thần thoại Hi Lạp về  Vua Midas, người đã cầu nguyện cả đời mình với Thượng đế: “Xin hãy ban cho con một ước nguyện, rằng bất kì cái gì con chạm vào  đều phải  biến thành vàng!” Và dường  như là Thượng đế trở nên mệt mỏi vì sự mè nheo liên tục của ông ta... bởi vì lời cầu nguyện của bạn có khác gì lời mè nheo đâu?
Và một Thượng đế đáng thương, và biết bao nhiêu người mè nheo, và ông ấy đã bị mè nheo từ hàng triệu năm nay - cũng không có gì đáng ngạc nhiên nếu ông ấy biến mất hay tự tử hay bất kì cái gì xảy ra. Không ai có thể chịu được mè nheo đó.
Cuối cùng, Thượng đế ban cho ông ta ước nguyện ấy - “Bất kì cái gì con chạm phải sẽ biến thành vàng. Và bây giờ hãy để ta yên!”
Nhưng con người vô ý thức này không thể nào làm được gì tốt hơn. Friedrich Nietzsche là đúng khi ông ấy nói rằng nếu tất cả những lời cầu nguyện của bạn được thoả mãn, bạn sẽ trong địa ngục hoàn toàn. Lời cầu nguyện của bạn tới từ vô ý thức của bạn; bạn không biết bạn đang đòi hỏi cái gì. Cũng tốt là Thượng đế điếc và không lời cầu nguyện nào được trả lời cả; bằng không thì bạn sẽ ăn năn... “Sao mình đã cầu nguyện...?”
Và đây là tình huống với Vua Midas. Ông ta chưa bao giờ nghĩ về mọi hậu quả của toàn bộ lời cầu nguyện cả đời của mình. Sáng và tối ông ta cứ cầu nguyện chỉ một điều, “Con không muốn cái gì khác cả. Chỉ một điều đơn giản - bất kì cái gì con chạm phải cũng đều được biến thành vàng.”
Nhưng khi lời cầu nguyện được ban cho ông ta trở nên nhận biết về hậu quả của nó. Ông ta không thể ăn được bởi vì bất kì cái gì ông ta chạm vào cũng đều biến thành vàng.
Ông ta không thể nào uống được bởi vì vào lúc môi ông ta chạm nước, nước biến thành vàng. Vợ ông ta trốn đi, con ông ta bỏ ông ta, bạn bè thôi không tới gặp ông ấy. Thậm chí người hầu của ông ta cũng phải cảnh giác. Tất cả triều thần lớn lao của ông ta quên không tới buổi chầu. Ông ta ngồi một mình - đói, khát, nhưng bây giờ quá trễ rồi. Ông ta đã để cả đời cầu nguyện để được điều ước này. Bây giờ để nó được huỷ bỏ đi sẽ mất cả đời ông ta lần nữa!
Ông ta bắt đầu cầu nguyện những không cái gì xảy ra cả. Ông ta chết đói, và ông ta đã giết chết vài người bằng việc chạm vào họ. Ông ta chắc chắn đã làm ra cung điện vàng bằng việc chạm vào ngôi nhà mình; mọi đồ đạc của ông ta đều trở thành vàng - nhưng mục đích của điều đó là gì? Ông ta chịu đau khổ tồi tệ mà có lẽ không ai đã bao giờ phải chịu đựng, và ông ta là một trong những người giầu nhất trên thế giới.
Bạn đã nghe nói về “ngón tay cái xanh” - người làm vườn có chúng. Những người làm vườn lớn có chúng; bất kì cái gì họ chạm vào cũng đều biến thành mầu xanh. Vua Midas có ngón tay vàng; bất kì cái gì ông ta chạm vào đều biến thành vàng. Nhưng ông ta mất vợ, ông ta mất bạn, ông ta mất triều đình, ông ta mất mọi thứ - mặc dầu ông ta là người thành công nhất và là người giầu nhất.
Con người của nhận biết, vị phật, cũng có quyền năng biến đổi: bất kì cái gì người đó chạm vào cũng đều trở thành phúc lạc. Khổ tới người đó và người đó thấy trong nó cái gì đó phúc lạc; buồn tới người đó và người đó thấy cái gì đó đẹp mênh mông và im lặng trong nó. Cái chết tới với người đó nhưng người đó chỉ thấy cái bất tử trong nó. Bất kì cái gì người đó chạm vào đều được biến đổi, bởi vì bây giờ người đó có cảnh quan siêu việt. Và đó là quyền năng vĩ đại nhất trên thế giới này - không phải quyền năng lên người nào, mà đơn giản là quyền năng bản chất của bạn.
Đêm trở thành đẹp như ngày; chết trở thành lễ hội nhiều như sống, bởi vì con người của siêu việt biết rằng người đó là vĩnh hằng.
Sống tới và đi, chết tới và đi.
Người đó vẫn còn không bị động chạm tới, người đó bao giờ cũng vẫn còn ở bên ngoài.
Phẩm chất này của việc bao giờ cũng vẫn còn ở bên ngoài là chứng ngộ đúng. Cõi trời và địa ngục không là gì với người đó. Do đó, có lần khi Bồ đề đạt ma được hỏi, “Thầy nói gì về cõi trời và địa ngục?” ông ấy nói, “Ta không thể nói gì cả bởi vì điều đó tất cả phụ thuộc vào ông.”
Người này phân vân: làm sao cõi trời và địa ngục phụ thuộc vào con người đáng thương được? Bồ đề đạt ma nói, “Không có địa ngục và không có cõi trời. Bất kì chỗ nào con người của nhận biết cư ngụ, có cõi trời; và bất kì chỗ nào con người của vô nhận biết cư ngụ, có địa ngục.”
Bạn mang địa ngục trong vô ý thức của bạn và bạn mang cõi trời trong ý thức của bạn. Đây không phải là nơi chốn địa lí, đây là trạng thái của bản thể bạn. Ngủ, bạn trong địa ngục và chịu đựng những cơn ác mộng. Thức, bạn trong cõi trời và mọi đau khổ đã dừng.
Thiên đường và địa ngục không là gì với người đó.
Tôi nhớ lại về một sự kiện đẹp đã xảy ra trong cuộc sống của Edmund Burke, một triết gia Anh. Ông ấy có một tình bạn lớn với tổng giám mục nước Anh - và tổng giám mục nước Anh tương đương với giáo hoàng. Khi có liên quan tới nhà thờ Anh giáo, tổng giám mục là đại diện của Jesus Christ Edmund Burke và tổng giám mục là những người bạn lớn bởi vì họ đã cùng học với nhau trong đại học. Và tổng giám mục hay tới nghe bài giảng của Edmund Burke, bất kì khi nào ông này công bố bài giảng. Nhưng Edmund Burke chưa bao giờ tới buổi thuyết giáo của tổng giám mục cả - thậm chí không lấy một lần. Và một cách tự nhiên, tổng giám mục chờ đợi: một ngày nào đó...
Cuối cùng, đích thân ông ta mời ông này: “Thứ bẩy này ông phải tới. Không cớ gì hết.” Và ông ta đã chuẩn bị buổi thuyết giáo hay nhất của đời mình. Ông ta muốn gây ấn tượng cho Edmund Burke... và ông ta thường nhìn vào ông này, bởi vì ông này đang ngồi ngay hàng trước. Và tổng giám mục cảm thấy sợ lớn, bởi vì ông ta không thấy một dấu hiệu nào trên khuôn mặt của Edmund rằng ông này có ấn tượng hay xúc động. Mặc dầu ông ta đã hô lên rồi đập bàn và làm đủ mọi loại điệu bộ mà các nhà truyền giáo Ki tô giáo đã được huấn luyện làm, nhưng Edmund Burke vẫn còn im lặng, không nói một lời.
Buổi thuyết giáo kết thúc, và họ cả hai ra về trong cùng một xe. Edmind Burke vẫn im lặng... tổng giám mục nghĩ có lẽ ông này sẽ nói điều gì đó bây giờ. Và họ về tới nhà ông này rồi ông này bước ra khỏi xe, còn tổng giám mục không thể nào kìm được cám dỗ để hỏi - “Ông không nói gì về bài thuyết giáo của tôi cả. Nói điều gì đó đi. Cho dù nó không hay, ít nhất cứ nói điều đó ra; bằng không tôi sẽ liên tục nghĩ về nó mãi, về ấn tượng của ông là gì.”
Edmund Burke nói, “Nó không tốt cũng không xấu, nó đơn giản là ngu xuẩn. Ông đưa ra những phát biểu ngu ngốc đến mức mà tôi chưa bao giờ nghĩ một người thông minh cỡ ông lại có thể nói ra được.”
Ông ta nói, “Phát biểu ngu ngốc nào vậy?”
Edmund Burke nói, “Ông nói rằng những người tin vào Jesus Christ và làm việc thiện thì sẽ lên cõi trời. Còn những người không tin vào Jesus Christ và làm hành động ác thì sẽ xuống địa ngục. Ông không thể thấy có ngu ngốc trong đó sao, ngu xuẩn?”
Tổng giám mục nói, “Tôi chưa thể thấy điều đó.”
Edmund Burke nói, “Thế thì tôi sẽ chỉ cho ông: nếu một người không tin vào Jesus Christ nhưng lại làm việc thiện, anh ta đi đâu? Và nếu một người tin vào Jesus Christ và làm hành động ác, anh ta sẽ đi đâu? Liệu việc thiện và hành động ác có là quyết định không? Thế thì niềm tin vào Jesus Christ là không cần thiết. Hay nếu niềm tin vào Jesus Christ là tiêu chuẩn, thế thì vấn đề hành động thiện hay ác là không liên quan.”
Ông tổng giám mục chưa bao giờ nghĩ về điều đó. Có lẽ không người tôn giáo nào nghĩ về nó, rằng một người có thể tuyệt đối tôn giáo mà không tin vào bất kì tôn giáo nào, rằng cuộc sống của một người có thể tuyệt đối là cuộc sống của trí huệ và điều thiện mà không tin gì vào bất kì Thượng đế nào, không tin vào bất kì nhà tiên tri nào, không tin vào bất kì đấng cứu tinh nào. Và ngược lại: một người có thể tin vào Thượng đế, tin vào Jesus, và dầu vậy cuộc sống của người đó sẽ không là cái gì ngoài cuộc sống của con vật.
Ông tổng giám mục nói, “Vấn đề này rất khó và tôi chưa bao giờ nghĩ về nó cả. Ông sẽ phải cho tôi bẩy ngày. Chủ nhật tới trong buổi thuyết giáo của tôi, tôi sẽ trả lời điều đó. Ông sẽ phải tới lần nữa, bởi vì tôi muốn đưa ra phát biểu của mình trước toàn thể giáo đoàn.”
Edmund Burke cho ông ta bẩy ngày, và bẩy ngày đó là việc hành hạ lớn cho ông tổng giám mục. Ông ta làm việc hết cách nọ tới cách kia, nhưng ông ta không thể nào tìm ra được bất kì giải pháp nào. Hoặc là ông ta phải nhấn mạnh rằng niềm tin vào Jesus Christ là tiêu chuẩn - thế thì đức hạnh và tội lỗi, thiện và ác không thành vấn đề. Thế thì toàn bộ nền đạo đức tiêu ma. Nếu ông ta nói đạo đức là quyết định, thế thì sao phải bận tâm về Jesus Christ làm gì? Thế thì Jesus Christ tiêu ma.
Và ông ta đang cố gắng giữ cả hai cùng nhau. Ông ta không thể ngủ được trong bẩy ngày. Cả đêm cùng câu hỏi đó cứ xoay vòng xoay vòng trong tâm trí ông ta. Vào ngày thứ bẩy, ông ta tới nhà thờ sớm hơn chút ít, bởi vì ông ta vẫn chưa tìm ra câu trả lời và ông ta nghĩ, “Thế này sẽ tốt hơn: mình nên tới trước lúc mọi người bắt đầu tới - sớm sủa, trong bóng tối - để cầu nguyện chính Jesus Christ: ‘Ngài chỉ cho con con đường. Con không thể nào tìm thấy con đường ra khỏi thách đố này. Bất kì điều gì con quyết định đều dường như là sai cả, và con chưa bao giờ trong khổ sở thế. Xin giúp con.”
Nhưng ông ấy mệt mỏi quá, và ông ấy đã không ngủ suốt cả bẩy ngày, cho nên chỉ mới đặt đầu xuống chân bức tượng Jesus Christ, ông ấy chìm vào giấc ngủ và ông ấy mơ thấy một giấc mơ đẹp: Ông ấy đang ngồi trên chuyến tầu hoả đi rất nhanh, và ông ấy hỏi, “Chúng ta đang đi đâu đây?” Mọi người nói, “Ông không biết sao? Con tầu này đi tới cõi trời.”
Ông ta nói, “Lạy Chúa, có lẽ đây là câu trả lời từ Jesus Christ - ‘tận mắt chứng kiến!’” Và con tầu dừng lại tại ga nơi, trong mọi dòng chữ rất mờ nhạt, khó thấy được, có viết “Cõi trời” và khắp nơi, cảnh tượng trông như sa mạc, mảnh đất bỏ hoang.
Ông ta không thể nào nghĩ được rằng thiên đường giống thế này. Ông ta hỏi lại, nhưng mọi người đều xuống hết cả rồi. Họ nói, “Đây là cõi trời.” Ông ta đi vào phố... chúng trông cũ rích và bẩn thỉu thế. Ông ấy thấy vài vị thánh, khô héo thế và như chết rồi, ngồi dưới cây, lẩm nhẩm liên tục, “Hallelujah, hallelujah.”
Ông ta hỏi họ, “”Có đúng đây là cõi trời không?” Và họ nói, “Ông cho rằng chúng tôi đang làm gì ở đây? Chúng tôi là những thánh nhân vĩ đại và với khổ hạnh lớn chúng tôi đã đạt tới cõi trời.”
Ông ta nói, “Cõi trời kì lạ... không một bông hoa.” Ông ta hỏi một vị thánh, “Ông có thể cho tôi biết - Phật Gautam có ở trên cõi trời không? Socrates có ở đây không? Epicurus có ở đây không?” Bởi vì tất cả những người này đã không tin vào Thượng đế, và hiển nhiên không có vấn đề về việc tin vào Jesus Christ; họ đã được sinh ra trước Jesus Christ. Và vị thánh này nói, “Chưa bao giờ nghe thấy nói về những người đó ở đây.” Nhưng họ là những người tuyệt đối tốt, chính điều tinh tuý của lòng tốt.
Ông ta chạy xô về ga và hỏi, “Có tầu nào đi xuống địa ngục không đấy?” Và họ nói, “Tầu đi ngay bây giờ đây, đang đậu trên sân ga ấy.” Thế là ông ta lên tầu đi xuống địa ngục. Và khi tầu tới ga của địa ngục, ông ta không thể nào tin nổi - đây đáng phải là cõi trời! Xanh tươi thế, nhiều hoa thế và mọi người rạng ngời thế, vui vẻ thế, nhiều âm nhạc thế... cứ dường như đấy là một ngày lễ hội nào đó.
Ông ta hỏi, “Có lễ hội nào đang diễn ra đấy không?” Họ nói, “Không, đây là cuộc sống thường ngày của chúng tôi. Lễ hội là cuộc sống của chúng tôi.” Ông ta nói, “Tôi có thể hỏi liệu Phật Gautam có đây không? Socrates có đây không? Epicurus có đây không?”
Họ nói, “Tất cả họ đều ở đây. Nhìn ra vườn cạnh đường ấy - Phật Gautam đang làm việc như người làm vườn kia. Từ khi những người này tới đây, mọi sự đều thay đổi. Bằng không địa ngục phải giống như thiên đường, nhưng từ khi có Phật Gautam, Socrates, Heraclitus, Epicurus, Mahavira, những người không tin thần thánh này tới địa ngục thì họ làm biến đổi toàn bộ tình huống.
“Bây giờ, địa ngục thực là thiên đường. Cái tên cũ vẫn còn, nhưng mọi thứ đã thay đổi và cuộc sống là điệu vũ liên tục. Mọi thứ đã trở thành phúc lạc. Họ đã mang thơ ca và âm nhạc và nghệ thuật tới và họ đã làm biến đổi toàn thể chỗ này.”
Thấy tình huống này - nó gây sốc thế - ông ta tỉnh dậy. Mọi người đã bắt đầu tới; Edmund Burke đã ngồi ngay trên hàng đầu.
Ông tổng giám mục ít nhất phải đã là một người chân thành. Ông ta nói, “Tôi vẫn chưa thể nào tìm ra bất kì câu trả lời nào. Tôi đã cầu nguyện Jesus - tôi không biết liệu giấc mơ này do Jesus cho hay tự tôi đã mơ nó, nhưng đây là câu trả lời duy nhất tôi có thể trao cho ông.”
Ông ta đơn giản kể lại giấc mơ của mình, và ông ta nói, “Xin tha thứ cho tôi vì đã đưa ra phát biểu ngu ngốc. Tôi muốn sửa lại nó: Bất kì đâu có những người đích thực tốt, có cõi trời. Và bất kì đâu có những người về cơ bản là ác, có địa ngục. Đây là chỗ tâm lí, tâm linh.”
Vị phật biến đổi mọi thứ.
... Nếu ông không chắc chắn, đừng hành động.
Bồ đề đạt ma đang nói theo lời khác, hành động chỉ từ tính toàn bộ. Và loại hành động này là có thể chỉ nếu toàn thể bản thể bạn là có ý thức toàn bộ và hành động của bạn tới từ toàn thể bản thể bạn, không từ một phần nhỏ của bản thể bạn - thế thì nó không thể nào là toàn bộ và không thể nào chắc chắn được. Hành động toàn bộ và hành động mãnh liệt, và hành động tuyệt đối trong ý thức và trong tự phát. Thế thì bất kì điều gì bạn làm cũng đều tốt.
Nếu bạn hành động trong bất định - với một tâm trí phân chia, với “hoặc nọ/hoặc kia”, với chỉ một phần nhỏ của tâm trí bạn là có ý thức và phần lớn là vô ý thức - bất kì điều gì bạn làm cũng đều sai cả. Nó có thể có vẻ tốt, nhưng cái có vẻ đó không thể lừa dối được.
Chẳng hạn, bạn có thể cúng dường cho một người nghèo, nhưng bạn không chắc... Với bất kì người quan sát nào đấy là hành động tốt; bạn đã giúp người nghèo. Nhưng với con người của nhận thức như một Bồ đề đạt ma hay Phật Gautam, bạn đã hành động từ bất định; do đó bạn đã không thực sự từ bi với cái nghèo của người đó. Bạn đơn giản khoe khoang về lòng từ bi của mình, về lòng tốt của mình. Bạn đơn giản đáp ứng cho bản ngã của mình. Không ai sẽ thấy điều đó, mọi người sẽ thấy rằng bạn đang phục vụ cho người nghèo. Nhưng bạn có thể thấy rằng bạn đang phục vụ chỉ cho ý tưởng bản ngã của riêng mình về bản thân mình rằng bạn là người phục vụ công chúng vĩ đại. Toàn bộ hành động đẹp đã bị đầu độc.
Một khi ông hành động từ bất định, ông lang thang qua sinh và tử và hối tiếc vì không có chỗ trú ngụ... Để hiểu vô trí này, ông phải hành động mà không hành động.
Điều này sẽ có vẻ có chút ít phi logic, nhưng triết lí dựa trên thiền đưa nó thành điều logic nhất: hành động mà không có hành động. Đây là một trong những điều nền tảng nhất của Bồ đề đạt ma cần được hiểu. Điều tôi gọi là hành động tự phát cũng là cùng điều đó - theo cách đó nó không tạo ra trong tâm trí bạn sự xung đột; điều tôi có thể gọi là hành động toàn bộ là cùng điều đó.
Bất kì khi nào bạn hành động một cách tự phát, bạn không hành động. Hành động tới từ cội nguồn cuộc sống bạn theo cách của riêng nó; đấy là làm mà không có việc làm. Khi bạn quyết định hành động, khi bạn đem tâm trí mình vào, khi bạn đem kinh nghiệm quá khứ mình vào, hành động là hành động của bạn. Bạn đã quyết định làm điều  đó. Nhưng khi bạn cho phép sự tồn tại đáp ứng và tâm trí bạn không can thiệp vào, bạn ở trong trạng thái vô trí. Trong im lặng hoàn toàn, bạn cho phép tự tính của mình làm bất kì cái gì là tự phát, bạn hành động mà không có việc hành động.
Điều đó gần giống như chiếc gương. Khi bạn tới trước gương, bạn có cho rằng gương nghĩ, “Mình có nên phản xạ tay này hay không?” Bạn có cho rằng tấm gương nghĩ, “Tay này có vẻ như tên mafia với cặp kính râm - mình có nên phản xạ nó hay không?” Ai đó đẹp, ai đó xấu - với gương điều đó không thành vấn đề; đấy không phải là vấn đề quyết định. Gương đơn giản phản xạ họ như tự tính của nó - bản tính của gương là phản xạ. Không có vấn đề về bất kì quyết định hay phán xét gì. Thấy người phụ nữ đẹp, nó không ca ngợi cô ấy, hay thấy người trông giống như con lạc đà, nó không ngần ngại thậm chí một giây liệu có nên phản xạ anh chàng này hay không.
Có một câu chuyện hay về một trong những nhà huyền môn rất vĩ đại, Ashtavakra. Từ ashtavakra có nghĩa là người đó là người xấu nhất mà bạn có thể hình dung ra được. Với tám điểm trong thân thể người đó, người đó giống như lạc đà; không cái gì như nó đáng phải thế cả. Mọi thứ đều sai. Mắt anh ta - một mắt nhìn sang trái và một mắt nhìn sang phải. Chân anh ta - một chân đi theo kiểu này, một chân đi theo kiểu kia... anh ta là một anh chàng rất kì lạ. Cách thức anh ta xoay xở cũng khó mà quan niệm được.
Có một cuộc thảo luận tâm linh lớn diễn ra trong triều đình nhà vua, Janak, và mọi học giả lớn của đất nước đều tụ tập ở đó. Bố của Ashtavakra cũng đã đi - ông ấy là một học giả nổi tiếng, hiểu nhiều biết rộng và có mọi cơ hội là ông ấy sẽ thắng. Và có một giải thưởng lớn cho người thắng. Nhưng lúc đó đã muộn và mẹ của Ashtavakra bảo ông ta, “Con nên đi và nói với bố con rằng cuộc thảo luận muộn thế, và thức ăn đang nguội rồi. Bố con có thể về và ăn, và rồi lại quay lại. Cuộc thảo luận đó đang tiếp diễn trong nhiều ngày - biết bao nhiêu học giả... nó sẽ không kết thúc trong một ngày đâu.”
Thế là Ashtavakra đi vào trong triều đình nhà vua, và mọi học giả đều bắt đầu cười. Họ chưa bao giờ thấy một người xấu thế - mọi thứ đều sai. Ashtavakra nhìn mọi người và nói với nhà vua, “Tôi nghĩ rằng bệ hạ đã tụ hội được những người khôn ngoan của đất này. Nhưng những người này dường như chỉ là thợ làm giầy, bởi vì họ không thể thấy được bản thể của tôi. Họ chỉ có thể thấy da của tôi, xương của tôi. Những người này là thợ làm giầy hay đồ tể? Chắc chắn họ không chứng ngộ; bằng không họ đã không cười rồi. Tiếng cười của họ là sự đánh giá; họ đang hạ nhục tôi bởi thân thể sai sót này. Nhưng dù thân thể có sai sót hay đúng đắn không thành vấn đề; điều thành vấn đề là tâm thức của tôi.”
Vua Janak bị ấn tượng tới mức ông ta giải tán hội đồng của những người có học này, và ông ta nói, “Bây giờ ta không cần các ông. Người mà ta muốn lắng nghe đã tới. Ta cần một người biết con đường của nhận biết, tâm thức, của bản thể bên trong nhất. Và người đó là đúng - các ông chỉ là có học, nhưng các ông không chứng ngộ.”
Người chứng ngộ không có phán xét. Người dó hành động không nghĩ về nó. Người đó hành động từ vô trí. Do đó hành động của người đó có cái đẹp và duyên dáng và chân lí và tốt lành và điều thiêng liêng trong nó.
... Ông phải hành động mà không hành động. Chỉ thế thì ông sẽ thấy mọi sự từ cảnh quan của như lai tathagata.
Chừng nào bạn còn chưa đi tới nhận biết, tự phát, hành động toàn bộ, hành động mà không hành động, bạn không thể nào biết cảnh quan của người chứng ngộ, tầm nhìn của người đó hướng tới mọi sự và cuộc sống.
Tôi đã giải thích cho bạn rằng tathagata (như lai) là người chấp nhận mọi thứ như nó thế, trong tính như thế của nó. Người đó không có kết án về bất kì cái gì và người đó không ca ngợi về bất kì cái gì. Lạc đà là hoàn hảo như nó thế, trong cái như thế của nó, và sư tử là hoàn hảo như nó thế, trong cái như thế của nó. Chúng đơn giản đang biểu lộ bản tính riêng của chúng.
Cảnh quan của như lai có nghĩa là chấp nhận mọi người như người đó hiện hữu, không có bất kì kết án nào, không có bất kì phán xét nào, tôn trọng mọi người như người đó hiện thế, trong cái như thế của người đó. Một như lai không bao giờ can thiệp vào cuộc sống của bất kì ai, người đó không bao giờ xâm lấn vào nhu cầu lãnh thổ của bạn. Đây là tính bất bạo hành của người đó, đây là tình yêu của người đó, đây là từ bi của người đó.
Nhưng để hiểu cảnh quan của người đó, bạn sẽ phải tới gần hơn một chút với bản thể người đó. Bạn sẽ phải học hành động mà không hành động, hành động mà không có tâm trí bạn can thiệp vào đó, hành động với tính toàn bộ. Và điều đó là có thể chỉ khi toàn thể bản thể bạn tràn đầy ánh sáng, khi bạn chứng ngộ, khi mọi bóng tối đã bị xua đuổi khỏi bạn.
Bồ đề đạt ma bây giờ trao cho bạn vài hướng dẫn của ông ấy. Ông ấy đã trao cho bạn mục đích, như lai - bây giờ ông ấy trao vài hướng dẫn cho người mới bắt đầu trên con đường.
Nhưng khi lần đầu tiên ông bước vào con đường, nhận biết của ông sẽ không hội tụ. Nó sẽ vẩn vơ. Ông có thể thấy mọi loại cảnh kì lạ, tựa như giấc mơ. Nhưng ông không nên hoài nghi rằng mọi cảnh đó đều tới từ tâm trí riêng của ông và không ở đâu khác.
Cho nên đừng trở nên bị gắn bó với bất kì cảnh nào tựa giấc mơ, dù là êm ái đến đâu. Phật Gautam tương truyền đã nói, “Nếu các ông gặp ta trên đường, lập tức giết ta.” Ông ấy đang nói về thiền của bạn. Nếu trong thiền của mình bạn thấy Phật Gautam, tâm trí bạn sẽ cố gắng bằng đủ mọi cách để thuyết phục bạn rằng bạn đã đạt tới - ngay cả  Phật Gautam đã xuất hiện trong tâm thức của bạn, bây giờ bạn còn mong muốn gì hơn nữa? Chấm dứt việc tôn thờ Phật Gautam đi!
Và biết bao nhiêu cái gọi là thánh nhân trên thế giới đã dừng lại trong những hiện tượng tựa giấc mơ đó. Có những vị thánh Ki tô giáo đã thấy Christ và đã nghĩ họ đã đạt tới, và Christ này không là gì ngoài phóng chiếu của tâm trí riêng của họ. Không người Hindu nào đã từng thấy Christ; người Hindu thấy Krishna, người Hindu thấy Rama. Không người Ki tô giáo nào đã bao giờ thấy Krishna hay Phật.
Đây là những ước định của chúng ta. Tâm trí đang mang ước định về Christ hay Krishna hay Phật và khi bạn trở nên chút ít im lặng, ước định đó tới ngay phía trước bạn. Và nó sống động đến mức có mọi khả năng là bạn có thể bị lừa dối. Do đó Bồ đề đạt ma đang làm cho bạn nhận biết rằng bất kì cái gì xảy ra trên con đường vào thiền của bạn chỉ là phóng chiếu của tâm trí bạn mà không gì khác. Loại bỏ nó đi; dù cho nó là Phật hay Christ hay Krishna không thành vấn đề. Bạn phải đi xa; bạn phải đi tới điểm không có gì xuất hiện cả, nơi mọi phóng chiếu của tâm trí đều bị bỏ lại đằng sau.
Thế thì bạn đã đạt tới siêu việt.
Thế thì bạn đã đạt tới tự tính của mình.
Nhưng trước khi tự tính của bạn được lộ ra, một kinh nghiệm mà Bồ đề đạt ma gợi ý cho bạn nhớ:
Nếu ông thấy ánh sáng rực rỡ hơn mặt trời, gắn bó còn lại của ông đột nhiên đi tới điểm cuối, và bản chất của thực tại sẽ được lộ ra. Sự xuất hiện như vậy phục vụ như cơ sở cho chứng ngộ.
Nó không phải là chứng ngộ, nhưng nó phục vụ như cơ sở. Nếu ông thấy ánh sáng rực rỡ hơn mặt trời... bởi vì tâm trí không thể phóng chiếu được điều đó. Tâm trí có thể phóng chiếu chỉ cái mà nó biết. Tâm trí có thể phóng chiếu mặt trời, nhưng tâm trí không thể phóng chiếu mặt trời rực rỡ hơn mà nó chưa bao giờ biết tới. Nếu ông thấy ánh sáng rực rỡ hơn mặt trời... Kabir nói rằng trong thiền của ông ấy, cứ dường như là một nghìn mặt trời đã bất thần mọc lên khắp xung quanh ông ấy. Ánh sáng loá đến mức thậm chí chỉ cứ nhìn vào nó cũng gây kinh hoàng. Đây không phải là chứng ngộ, nhưng đây là bắt đầu của hai điều: chấm dứt của mọi gắn bó của bạn - dường như chúng bị thiêu cháy bởi ánh sáng này - và việc tạo ra cơ sở cho chứng ngộ.
Nhưng đây là điều gì đó chỉ ông mới biết. Ông không thể giải thích nó cho người khác.
Và thực ra bạn không nên nói về nó cho người khác bởi vì họ sẽ đơn giản cười to. Họ có thể làm cho nó thành trò cười. Họ không thể nào chấp nhận rằng bạn đã sẵn sàng cho chứng ngộ - đặc biệt là bạn, người mà họ biết hoàn toàn rõ - và họ bao giờ cũng nghĩ bản thân họ cao hơn bạn, thánh thiện hơn bạn. Bạn phải đang lừa dối; bạn đang cố gắng để lừa dối nhưng không ai bị lừa bởi bạn cả.
Tốt hơn cả là đừng nói về điều đó, bởi vì bằng việc nói về điều đó, họ có thể phá huỷ nó bằng lời bình luận của họ, bằng phê bình của họ, bằng chế diễu của họ. Họ có thể phá huỷ chính cơ sở của chứng ngộ. Tốt hơn cả là giữ nó sâu trong tim bạn như một bí mật. Nó có giá trị đến mức bạn không nên đem nó ra trước người khác.
... Hay nếu, khi ông đang bước, đang đứng, đang ngồi hay đang nằm trong tĩnh lặng và bóng tối của ban đêm, mọi thứ xuất hiện cứ như trong ánh sáng ban ngày, đừng hoảng hốt. Đấy là vô trí riêng của ông để lộ bản thân nó ra.
Với những người khác nhau chứng ngộ tới từ các cánh cửa khác nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào tính duy nhất của bạn, vào tính cá nhân của bạn. Với ai đó nó có thể bắt đầu bằng việc xảy ra của một mặt trời chói lọi hơn, hay hàng nghìn mặt trời. Với ai đó khác nó có thể bắt đầu... bạn đang nằm trên giường trong đêm, trong bóng tối, và bỗng nhiên bạn bắt đầu thấy mọi vật cứ như là ánh sáng ban ngày. Đừng hoảng hốt, đừng sợ hãi: đấy là dấu hiệu tốt. Nó sẽ tạo cơ sở cho chứng ngộ của bạn và nó sẽ phá huỷ mọi gắn bó của bạn.
... Nếu ông thấy bản tính của mình, ông không cần đọc kinh hay cầu chư phật. Uyên bác và tri thức không chỉ vô dụng, chúng che mờ nhận biết của ông.
Chúng không chỉ vô dụng, chúng còn gây hại, gây hại vô cùng.
Học thuyết chỉ để trỏ vào vô trí. Một khi ông thấy vô trí của mình, sao phải chú ý tới học thuyết?
Đã có nhiều thí dụ về các thầy lớn, khi họ trở nên chứng ngộ, điều đầu tiên họ làm là đốt kinh sách của họ - công việc của họ đã kết thúc. Toàn thể công việc của họ là bằng cách nào đó chỉ ra cho bạn về cái ta của bạn, tự tính của bạn. Và một khi bạn đã thấy tự tính của mình, mọi học thuyết đều chỉ là rác rưởi.
Đi từ người hữu tử tới phật... đi từ cái chết tới tính bất tử, đi từ phân chia tới siêu việt, ông phải đặt chấm hết cho mọi hành động của ông. Bạn phải học hành động vô hành động.
nuôi dưỡng nhận biết của mình và chấp nhận điều cuộc sống đem lại.
Đây là những điểm cần được ghi nhớ bởi mọi người đang bước đi trên con đường: nuôi dưỡng nhận biết của mình... Làm sao người ta nuôi dưỡng nhận biết của mình được? Đừng bỏ lỡ bất kì cơ hội nào để nhận biết: bước đi, bước với nhận biết... Tôi có thể đưa tay mình lên không có nhận biết hay có nhận biết - đưa tay bạn lên với đầy nhận biết, và điều đó sẽ đem tới duyên dáng lớn cho tay bạn, và an bình và im lặng lớn sẽ được cảm nhận bên trong.
Ăn, ăn với nhận biết. Phần lớn thời gian mọi người đơn giản tọng vào mồm một cách vô ý thức; đó là lí do tại sao họ ăn quá nhiều, bởi vì vị giác của họ không được thoả mãn. Nếu họ ăn với nhận biết, thế thì họ sẽ không chỉ nuốt, họ sẽ nhai.
Các nhà khoa học nói rằng chừng nào bạn còn chưa nhai cho mỗi miếng bốn mươi tám lần, bạn vẫn đang làm nặng bộ máy tiêu hoá của mình một cách không cần thiết. Và khoảng sống của bạn phụ thuộc vào hệ thống tiêu hoá: nếu nó còn trẻ trung và sống động, bạn có thể vẫn còn ở lâu hơn trong thân thể. Nhưng nếu bạn đơn giản chỉ nuốt, bạn không biết... hệ thống tiêu hoá của bạn không có răng, nó không thể nhai được. Việc nhai phải được bạn tiến hành trong mồm; bên ngoài mồm không có vấn đề nhai. Và thức ăn không được nhai là tải trọng, là gánh nặng; nó làm tổn thương hệ thống tiêu hoá của bạn, nó làm tổn thương ruột của bạn. Nó tạo ra đủ mọi loại rắc rối trong dạ dầy bạn.
Một hôm thử mà xem, đếm bốn mươi tám lần - và bạn sẽ vẫn còn nhận biết bởi vì bạn phải đếm. Bạn không thể nào cứ nghĩ về các thứ khác được. Bạn phải tập trung vào việc nhai và đếm: một, hai, ba, bốn, cho tới bốn mươi tám, và chỉ thế thì bạn mới được phép nuốt.
Nuôi dưỡng nhận biết có nghĩa là làm cho mọi thứ thành cơ hội để nhận biết. Cho nên càng ngày càng nhiều nhận biết trong hai mươi bốn giờ... tắm, đừng chỉ tắm một cách vô ý thức, máy móc. Bởi vì bạn bao giờ cũng tắm, bạn biết - bạn chỉ đứng dưới vòi hoa sen và bạn cứ nghĩ tới cả nghìn lẻ một thứ. Dưới vòi hoa sen điều duy nhất là nhận biết về cái mát mẻ đang tới với bạn, cái tươi tắn đang tới với bạn. Nhận biết đầy đủ về nó.
Nuôi dưỡng nhận biết của bạn nghĩa là một chương trình hai mươi bốn giờ, ngày và đêm. Nó không mệt mỏi, ngược lại, nó rất tươi tắn, sảng khoái.
Và điều thứ hai: Và chấp nhận điều cuộc sống đem lại. Đó là tathata - bất kì điều gì cuộc sống đem lại. Chấp nhận điều đó với lòng biết ơn và cám ơn, bởi vì không có gì bắt buộc cuộc sống phải đem điều đó tới cho bạn cả.
Một làn gió mát thổi tới - bạn có nghĩ rằng bạn đã kiếm được nó không? Bạn có nghĩ bạn xứng đáng với điều đó không? Bạn có nghĩ sự tồn tại nợ nó từ bạn không? Một đám mây đẹp trôi qua, mặt trời lặn đẹp với đủ mọi mầu sắc trên đường chân trời, cầu vồng với bẩy sắc... chấp nhận mọi thứ mà cuộc sống đem lại cho bạn với lòng biết ơn, với niềm vui, với lời cảm ơn. Điều này sẽ dần dần tạo ra trong bạn chấp nhận sâu sắc về mọi thứ. Và trong chấp nhận sâu sắc đó có ẩn chứa điều điều việt.
... Một khi người hữu tử thấy bản tính của họ, mọi gắn bó chấm dứt. Nhận biết không bị che giấu. Nhưng ông chỉ có thể tìm thấy nó ngay bây giờ. Nó chỉ là bây giờ.
Phát biểu này cần phải được hiểu. Việc nhấn mạnh vào bây giờ là để ngăn cản bạn khỏi trì hoãn. Mọi người, hàng nghìn người đã nói với tôi trong ba thập kỉ qua mà tôi làm việc với họ, “Tôi sẽ bắt đầu thiền.” Sẽ bắt đầu sao? Nếu bạn đã hiểu nghĩa của thiền, thế thì bây giờ là khoảnh khắc, không trì hoãn.
Trì hoãn đơn giản nghĩa là bạn vẫn chưa hiểu. Thiền chưa phải đứng đầu danh sách đồ giặt của bạn, nó ở đâu đó dưới đáy. Đầu tiên bạn sẽ kiếm tiền, thế rồi bạn phải cưới chồng cho con gái, thế rồi con trai bạn vào đại học y, thế rồi bạn phải xây nhà, và cứ thế này thế nọ - danh sách đồ giặt thành vô hạn. Và dưới đáy của nó - nếu Thượng đế sẵn lòng để bạn vẫn còn sống... nhưng có lẽ nhất bạn sẽ không sống đâu, bởi vì danh sách này quá dài và cuộc sống bạn quá ngắn - bạn sẽ không có thời gian còn lại cho thiền. Cái chết sẽ tới trước khi thiền tới.
Do đó mới có việc nhấn mạnh vào bây giờ - bởi vì ít nhất một điều là chắc chắn: cái chết vẫn còn chưa tới, chưa đâu. Đây là khoảnh khắc bạn chắc chắn bạn vẫn sống. Nhưng ai biết được về khoảnh khắc tiếp? Cho nên đừng trì hoãn nó cho dù một khoảnh khắc. Nếu bạn muốn trở thành người chứng ngộ, thế thì bây giờ là khoảnh khắc, thế thì ở đây là nơi chốn.
Nếu ông thực sự muốn tìm thấy Đạo, đừng ôm giữ cái gì.
Không định kiến - nếu bạn thực sự muốn tìm ra đạo, đừng đưa ra đòi hỏi. Đừng nói rằng đạo phải hoàn thành những yêu cầu nào đó này. Bạn không biết đạo. Đi với sự khiêm tốn, không với bản ngã đòi hỏi; bằng không bạn sẽ không bao giờ tìm thấy đạo. Tâm trí định kiến của bạn sẽ không bao giờ cho phép bạn đi ra ngoài nó. Và đạo đi ra ngoài tâm trí.
... đừng ôm giữ cái gì. Một khi ông đặt kết thúc cho mọi hành động của mình - hành động được quyết định bởi tâm trí ông và không phải là tự phát - và nuôi dưỡng nhận biết của mình, bất kì gắn bó nào còn lại cũng sẽ đi tới hết... bởi việc hiểu đơn giản về chúng là vô nghĩa.
Khi nhận biết của bạn phát triển, gắn bó của bạn giảm đi. Nhận biết đầy đủ nghĩa là không gắn bó. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể có bạn bè; điều đó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ thế giới này. Điều đó đơn giản nghĩa là bạn không bị dính vào mọi người - đó là một trạng thái xấu. Bạn tận hưởng, bạn chia sẻ, nhưng bạn không bao giờ phụ thuộc vào bất kì ai hay bất kì cái gì; bạn chưa bao giờ trở thành nô lệ.
Hiểu biết tới một cách tự nhiên. Ông không phải làm bất kì nỗ lực nào. Nhưng người cuồng tín không hiểu Phật có nghĩa là gì. Và họ càng cố gắng vất vả, họ càng đi xa hơn nghĩa của hiền nhân này. Cả ngày dài họ cầu chư phật và đọc kinh. Nhưng họ vẫn còn mù về bản tính thiêng liêng của riêng họ, và họ không thoát khỏi Bánh xe.
Vị phật là người nhàn rỗi, bởi vì ông ấy không làm điều gì về phần riêng của mình cả. Ông ấy là người nhàn rỗi không phải bởi vì ông ấy lười, ông ấy là người nhàn rỗi bởi vì ông ấy tự phát. Bất kì khi nào tình huống nảy sinh cần tới đáp ứng, ông ấy đợi tâm thức của mình, tự tính của mình để đáp ứng một cách tự nhiên không nỗ lực nào. Ông ấy là con người của nỗ lực vô nỗ lực, hành động vô hành động. Ông ấy đơn giản cho phép sự tồn tại vận hành qua ông ấy.
Ông ấy không còn nữa. Ông ấy chỉ là cây tre hổng.
Ca sĩ có thể làm ra cây sáo từ người đó và có thể hát lên các bài ca. Chức năng duy nhất của cây sáo là không cản trở bài ca. Vị phật chỉ là cây tre hổng; bài ca tới từ bản thân sự tồn tại.
Vị phật là người nhàn rỗi. Ông ấy không chạy theo của cải và danh vọng. Chung cuộc những điều như vậy tốt gì?
Vứt bỏ gắn bó thực sự là vứt bỏ mọi sự nô lệ và phụ thuộc vào mọi vật và mọi người. Nó đem bạn tới một tự do lớn lao - tự do đích thực duy nhất. Tự do chính trị không có nghĩa gì mấy, tự do kinh tế không có nghĩa gì mấy. Tự do thực sự duy nhất là tự do tâm linh và điều đó tới qua việc vứt bỏ mọi gắn bó của bạn và tạo ra một cột lửa lớn của nhận biết.
Chúng đơn giản phá huỷ cuộc sống của bạn. Chúng phá huỷ mọi cơ hội để biết tới bản thân bạn. Chúng phá huỷ mọi cơ hội làm cho cuộc sống của bạn thành phúc lành lớn, ích lợi lớn.
Những lời kinh đơn giản này của Bồ đề đạt ma có thể đem bạn tới cực lạc lớn lao nhất mà sự tồn tại đang giữ sẵn cho bạn.
Vấn đề chỉ là ở chỗ bạn chưa sẵn sàng. Sẵn sàng đi và giành lấy kế thừa của bạn.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.

Ads Belove Post