Read more
Osho - Thế giới những Mật Điển
Ý Nghĩa Tinh Khiết Trong Mật Điển
Theo Mật Ðiển, sự tinh khiết là gì?
Chúng ta thử trả lời câu hỏi:
"Mật Ðiển muốn nói gì khi đặt điều kiện cơ bản cho mọi tiến bộ mới là sự tinh khiết của tâm thức, sự thuần hóa tâm thức?"
Sự tinh khiết trong Mật Ðiển, không phải nghĩa chung chung như ta tưởng. Chúng ta có khuynh hướng chia mọi vật theo hai vế thiện và ác. Sự chia chẻ do lý luận, luân lý hay cái gì khác hơn nữa... và hiện hữu thông thường thì tinh khiết thuộc vào cái thiện. Nhưng theo Mật Ðiển không có sự chia chẻ nhị nguyên trong cuộc sống và câu hỏi này rất quan trọng.
Theo các vị thánh thì: Giận dữ, tính dục, thói tham lam thuộc lãnh vực Ác. Theo Gurdjeff, tình cảm tiêu cực thì xấu còn những tình cảm tích cực thì tốt. Những Phật tử, tín đồ Ki na giáo, Ấn độ giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo đều định nghĩa khác nhau về Thiện Ác. Vậy thật không khó cho họ khi định nghĩa sự tinh khiết. Những gì tốt thì tinh khiết, xấu thì không thuần khiết. Nhưng đối với Mật Ðiển; đây là vấn đề lớn vì trong quan kiến Mật Điển, không có sự phân chia nhân tạo giữa thiện và ác. Vậy tinh khiết nghĩa là gì?
Tinh khiết chỉ là không chia chẻ sự vật, là hồn nhiên, sự hồn nhiên không phân biệt.
Yên lặng của bạn là gì?
Chúng ta quen nói về sự tinh khiết của trẻ thơ; tuy đứa trẻ đôi khi cũng nỗi giận, tham ăn thế thì nó tinh khiết ở đâu? Ở chỗ hồn nhiên, không có sự chia chẻ trong tâm thức đứa trẻ. Nó không phân biệt thiện, ác, đúng, sai trong suy nghĩ. Cái vô phân biệt này là sự hồn nhiên. Ngay khi nó nổi giận, chỉ là động tác thuần khiết, đơn giản là nổi giận đôi khi chẳng vì nguyên nhân nào rõ rệt.
Nổi giận là nổi giận thế thôi. Nó phát tiết nỗi giận. Khi nỗi giận ra đi, không để lại dấu vết, đứa trẻ trở lại nó như cũ.
Sự tinh khiết không tự khởi động; và đứa trẻ tinh khiết vì nó hồn nhiên.
Trẻ càng lớn, nó mất dần đi sự tinh khiết. Sự giận dữ đã làm giãm bớt hồn nhiên để suy tư hơn, lý lẽ hơn. Có nghĩa là sự nỗi giận đã được hệ thống hoá và lưu trữ. Ðứa trẻ đánh mất sự hồn nhiên khi hoàn cảnh không cho nó bùng nổ hay chuyển sang hoàn cảnh khác. Và lúc này, khi lý trí xen vào và đứa trẻ bớt tinh khiết và không còn hồn nhiên nữa.
Dưới mắt chúng ta, một đứa trẻ có thể là kẻ cắp. Nhưng chính đứa trẻ lại không cho vậy vì quan niệm tư hữu không có ở chúng. Hành động này tinh khiết, nhưng khi hình thành tinh thần tôn trọng sở hữu thì không còn thuần khiết.
Mật Ðiển cho rằng:
Người ta chỉ có thể tinh khiết khi trở thành như đứa trẻ. Ðương nhiên chúng ta không còn trẻ nhưng giống như trẻ thơ. Khác nhau thì như vậy mà giống nhau cũng vậy. Người ta chỉ tìm lại được hồn nhiên khi nào trở lại thành trẻ thơ.
Khi đứa trẻ trần truồng ; không ai để ý đến sự trần truồng của nó vì đứa trẻ chưa ý thức được thân thể nên sự trần truồng của nó không như sự trần truồng của chúng ta. Còn ta thì ý thức đến phần thân thể và cảm thấy xấu hỗ do ý thức về sự xấu hỗ và đã được giáo dục như thế.
Chân nhân là trở lại sự hồn nhiên. Sự trần truồng của Mahavir được thí dụ cũng hồn nhiên như đứa trẻ thơ vì đã quên cơ thể và không còn cơ thể. Nhưng vẫn có sự khác biệt giữa sự trần truồng của trẻ thơ và Mahavir.
Sự hồn nhiên của trẻ thơ bắt nguồn từ cái vô minh bẩm sinh; còn sự hồn nhiên của Mahavir là từ trí huệ. Ðứa trẻ ngày nào đó ý thức ra cơ thể mình và cảm nhận ngay sự khó chịu khi trần truồng, nó tự che giấu vì cảm thấy tội lỗi.
Sự ngây thơ của nó xuất phát từ vô minh bẩm sinh và vô minh tri thức giết chết hồn nhiên nguyên thủy. Ðó là ý nghĩa của câu chuyện Adam và Eve bị trục xuất khỏi thiên đàng. Trần truồng như trẻ thơ. Không ý thức về sự trần truồng, họ không biết giận dữ, hà tiện, hoang phí. Vì thế hồn nhiên như trẻ thơ.
Tạo hóa cấm họ ăn trái của cây hiểu biết; nhưng cái gì cấm đoán thì lúc nào cũng thu hút. Adam và Eve sống trong vườn lớn cây cối um tùm nhưng chỉ "cây hiểu biết" mới hấp dẫn họ vì nó là cây của sự cấm đoán mà chính sự ngăn cấm lại là lời mời mọc đầy cám dỗ. Cây cấm đoán thu hút, thôi miên và không thể kháng cự vì sự tò mò (vô minh bẩm sinh) và thế là không ngăn được cám dỗ, họ ăn trái của Cây Cấm, Cây Của Sự Hiểu Biết.
Ngay khi họ ăn trái hiểu biết, họ mất ngay sự hồn nhiên. Họ xấu hổ vì trần truồng, tức thì Eve tìm cách che thân và đồng thời khi họ ý thức được cơ thể. Ý thức luôn sự giận dữ, hoang phí, hà tiện, họ trở thành người lớn và bị trục xuất khỏi Vườn Ðịa Ðàng.
Như vậy, trong kinh thánh, sự hiểu biết là tội lỗi. Thế là Adam và Eve bị đuổi khỏi thiên đàng, họ bị phạt vì đã ăn trái hiểu biết. Và duy chỉ những kẻ vô tội mới được vào Nước Trời.
Chuyện trên đã đi vào lịch sử nhân loại. Trẻ thơ bị đuổi khỏi thiên đàng, trẻ thơ sống trong hồn nhiên, trong sạch. Nhưng sự trong sạch xuất phát từ vô minh bẩm sinh, vì thế sự trong sạch không tồn tại được lâu dài.
Nếu sự trong sạch (vô minh bẩm sinh) không trở thành sự tinh khiết của trí huệ, nó sẽ biến đi và sớm hay muộn gì trẻ phải ăn trái cấm.
Cây hiểu biết bây giờ được thế bằng học đường, trường trung học và đại học. Trẻ mất sự hồn nhiên do thế giới chỉ tồn tại bằng sự hiểu biết.
Chúng ta không thể tồn tại mà không học hỏi và sự hiểu biết sinh ra sự chia chẻ để người ta bắt đầu phân biệt cái ác và cái thiện theo quy ước (vô minh tri thức).
Như vậy, sự che mờ theo Mật Điển là sự phân biệt giữa thiện và ác. Cần phân biệt người ta mới có thể trong sạch! Hiểu biết cái gì là cái xấu là cần thiết và chúng ta không thể không kinh qua hiểu biết, cần phải đi qua nó và điều này nằm trong cuộc sống.
Nhưng chúng ta hiểu biết để có thể chuyển hóa trở lại trong sạch, hồn nhiên. Khi những phân biệt mất đi tính thuyết phục, khi sự hiểu biết phân biệt về tính tích cực và tiêu cực không còn nữa. Chúng ta mới có thể nhìn thế giới với cặp mắt mới.
Chúa nói: "Hãy cho trẻ đến với tôi vì đất trời dành cho những ai giống chúng."
Lão tử nói: "Chúng ta chẻ một sợi tóc, trời và địa ngục sẽ tự xuất hiện."
Tâm thức chân nhân không tách rời những sự vật. Chân nhân không cần quan tâm cái nào thiện, cái nào ác. Họ như đứa trẻ nhưng khác người là biết phân biệt. Người đã biết sự phân biệt nhưng để vượt khỏi nó vì họ đã chuyển hóa nó. Người biết bóng tối và ánh sáng nhưng khi đã vượt ra khỏi chúng, bây giờ họ biết: chỉ khi nào có vô minh mới có giải thoát.
Ðối với người, vô minh và giải thoát là một tổng thể, những trình độ khác nhau trong cùng hiện tượng giống nhau (đồng tánh bất đồng dạng). Như vậy, người thấy tất cả. Cái chết cũng như cái sống, tình yêu và lòng thù hận, thiện và ác; tất cả đều cùng một hiện tượng, tất cả đều theo cùng dòng năng lượng.
Chỉ khác nhau duy nhất là cường độ. Tất cả đều có thể chia chẻ và người ta không thể nói: "Từ điểm này sinh ra sự phân biệt." Thế nào là Thiện? Thế nào là Ác? Từ đâu chúng ta có thể phân biệt chúng trong khi chúng chỉ là một tổng thể, chúng chỉ là những trình độ khác nhau trong một tổng thể và khi tâm thức bạn biết được và cảm nhận điều này, tự nó sẽ tìm ra sự tinh khiết.
Tinh khiết theo Mật Điển: "Là sự hồn nhiên chứ không phải chỉ là lòng tốt, lòng tốt chưa đủ để trực nhận sự tinh khiết." Bởi vì bạn còn biết mình có lòng tốt thì đã đánh mất hồn nhiên. Hồn nhiên còn trong vô minh bẩm sinh thì không làm được gì cả. Bạn phải thanh trừ để đạt tới sự trưởng thành. Sự từ bỏ cái hiểu biết và chuyển hóa hiểu biết thuộc quá trình trưởng thành để trở thành người lớn. Phải trải qua từ đây nhưng cũng đừng dừng lại đây; mà cần tiến thêm nữa, chắc chắn sẽ đến ngày bạn vượt ra ngoài sự việc.
Thật khó mà hiểu được quan niệm tinh khiết trong Mật Tông vì nó quá tế nhị. Thật khó mà nhận ra một vị thầy Mật Tông trên thực hành. Những chân nhân, những vị thánh khác bạn có thể nhận ra vì họ có các tiêu chuẩn, những định nghĩa, những luân lý của bạn và nó thuộc về những quy ước định vị.
Trong khi vị thầy Mật Tông chuyển hoán tất cả sự chia chẻ. Thế nên, trong suốt quá trình lịch sử, chúng ta không biết gì về những vị thầy Mật Tông, không một ghi chú hay văn tự nào giới thiệu hay tiêu chuẩn hoá họ. Quả thật khó để nhận dạng.
Lão tử là sự hiền triết, là người tỉnh thức trong tinh thần Mật Tông. Ông không biết những mật điển, không bao giờ đọc nhưng ông nói chuyện như vị thầy Mật Tông. Khổng Tử về mặt khác, tượng trưng cho cách suy nghĩ của chúng ta, gần như là một mô hình cố định. Ông luôn luôn nghĩ đến định danh của Thiện và Ác, về cái phải làm và cái không phải làm. Ông quả là nhà làm luật vô tiền khoáng hậu.
Một ngày, ông đến viếng Lão tử và hỏi: "Thế nào là thiện? Và phải làm gì? Thế nào là ác? Hãy định nghĩa chúng thật rõ ràng." Lão Tử trả lời: "Các định nghĩa đều làm rắc rối vấn đề vì định nghĩa là chia chẻ."
A là A và B là B, A không thể là B và B không thể là A. Người ta tạo ra cái nhị nguyên trong khi "Hiện Hữu" là tổng thể. A liên tục không ngừng chuyển hóa thành B và B chuyển hóa thành A. Cuộc sống và cái chết không ngừng hòa lẫn nhau. Vậy, làm sao có thể định nghĩa chúng?
Trẻ trở nên thiếu niên rồi thành người lớn. Bệnh hoạn nối tiếp sự khỏe mạnh, khoẻ mạnh đến bệnh hoạn. Làm sao có thể định nghĩa ranh giới phân chia. Cuộc sống là một chuyển động không ngừng. Nhưng khi định nghĩa sự việc, người ta đã đóng khung (định danh) nên định nghĩa lúc nào cũng sai.
Lão Tử nói rằng định nghĩa dẫn đến cái không thật. Vậy đừng nên định nghĩa sự vật, đừng cho cái này là tốt, cái kia là xấu. Khi Khổng Tử nghe Lão tử trả lời, ông bật thốt: "Ngài vừa nói gì đó. Như vậy làm sao có thể cai trị nước? Làm sao làm họ sáng tỏ. Làm sao hướng dẫn họ con đường đúng?"
Lão tử cho biết: "Khi một người cố gắng chỉ đúng hướng cho người khác, theo tôi người ấy mắc phải lỗi lầm." Càng nhiều người hướng dẫn càng tạo nhiều mâu thuẫn. Anh là ai mà có khả năng làm sáng tỏ? Anh là ai? Thái độ này có vẻ nguy hiểm.
Nó đã nguy hiểm! Và người ta không thể xây dựng xã hội theo thái độ như Khổng Tử từng suy nghĩ. Lão tử cho ông biết: "Cái tự nhiên tự nó đầy đủ." Cái tự nhiên thì hồn nhiên, tự nó đầy đủ mà không cần luân lý, luật lệ, kỷ luật, hiểu biết.
Khổng Tử rất lúng túng về cuộc trao đổi này. Khi đồ đệ hỏi ông: "Cái gì xảy ra trong cuộc mạn đàm?" Khổng tử trả lời: "Ông ấy không phải là người mà là con rồng giữa loài người, là cái nguy hiễm được nhân cách hóa. Nếu có ai nghe nói về ông, hãy trốn đi vì người này sẽ phá hủy tư tưởng các ông."
Thật vậy, Mật Tông tìm cách chuyển hoán tâm thức theo đúng hướng, nó phá hủy tâm thức nhị nguyên.
Tâm thức sinh hoạt theo những định nghĩa, những nguyên tắc và những kỷ luật.
Nó là "trật tự"; nhưng đừng tin Mật Tông chủ trương vô trật tự, vấn đề thật ra rất là vi tế.
Sau khi Khổng Tử cáo lui, Lão tử bắt đầu cười, cười ngả nghiêng cho đến nỗi các môn đồ phải hỏi: "Tại sao ngài cười dữ dội thế! Cái gì đã xảy ra?"
Lão tử trả lời: "Thức là trở ngại cho sự thông suốt. Ngay cả Khổng Tử, ông cũng không thể hiểu tôi. Những gì tôi bàn luận với ông đều bị hiểu sai, ông nghĩ rằng ông tạo trật tự cho thế giới. Chúng ta không thể xây dựng trật tự xã hội. Trật tự tiềm tàng trong cuộc đời; nó luôn luôn hiện hữu. Vậy khi người ta tin rằng người ta có thể xây dựng trật tự thì chính cái vô trật tự chen vào. Khổng tử cho rằng tôi tạo sự vô trật tự nhưng thực tế chính là ông. Tôi bài bác những trật tự áp đặt vì tôi chỉ tin ở một kỷ luật hồn nhiên tự động sinh sôi nẩy nở. Không cần thiết phải áp đặt."
Mật Tông cũng vậy, hồn nhiên là tự bộc phát, Sahajata là chính mình mà không bị người khác áp đặt. Chỉ đơn giản là chính mình phát triển như cây cỏ. Không phải cây cỏ trong vườn mà là cây cỏ trong rừng. Nó phát triển tự nhiên không cần hướng dẫn, không tự vệ, không phương hướng, không mục đích. Ðó chính là Mật Tông.
Những luật lệ nội tại tự nó đầy đủ, không cần luật nào khác. Nếu cần những luật khác thì bạn thật không biết định luật nội tại vì đã mất liên lạc với chúng. Ðiều quan trọng không phải tuân theo luật bên ngoài mà phải tìm sự quân bình, tìm trung tâm của bạn. Hãy trở về với bạn để tìm lại cái nội luật thật sự.
Về luân lý, về những cái gọi là tôn giáo, trật tự được áp đặt cũng như đạo đức như trên từ phía ngoài. Dưới mắt luân lý, tôn giáo, cái ác đã tiềm ẩn trong thiên nhiên. Những thầy tu, những nhà luân lý không tin vào đạo đức con người, họ không tin vào đạo đức nội tại. Họ quyết định rằng phải hướng dẫn, phải áp đặt đạo đức vào chính con người.
Ðối với họ, con người đương nhiên là xấu. Ðạo đức được xem như kỷ luật và con người là sự hỗn độn. Phải đem lại một trật tự nào đó cho con người, như vậy đồng nghĩa họ tạo ra sự hỗn loạn mới trên thế giới. Hô hào trật tự trong nhiều thế kỷ và thế kỷ này họ tạo thế giới thành một dưỡng trí viện vĩ đại.
Mật Tông ngược lại với đạo đức hô hào. Mật tông cho rằng tất cả đều tốt, đạo đức sẵn có trong chúng ta. Ðạo đức sẵn có và chỉ cần phải phát triển một cách tự nhiên. Nó không cần chúng ta vạch một con đường.
Sự giận dữ, tính dục, hà tiện không phải là những cái xấu nó chỉ là những công cụ của năng lượng. Những công cụ không thể dùng, vì chúng ta không ở nơi trung tâm và đó là những gì chúng ta còn thiếu. Sự giận dữ tự nó không xấu. Chẳng qua chỉ vì bạn không ở trong chính bạn, trong nhà bạn nên nó trở thành tiêu cực.
Khi bạn hiện hữu trong bạn, sự giận dữ trở thành một nguồn năng lượng lành mạnh, một sức mạnh và Mật tông tin vào tính dục nội tính sẵn có trong muôn loài, tất cả đối với Mật Tông đều trang nghiêm. Đối với Mật Tông, cái ác không có mà chỉ có "Sự Hiện Hữu Tối Cao".
Những tôn giáo đều dựa trên sự hiện hữu của Thượng đế, nhưng đó cũng là hiện hữu của "Cái Ác". Không có "Cái Ác", Thượng đế không thể tồn tại. Bạn đừng lầm, trong những đền đài, bạn thấy duy chỉ Thượng đế.
Nhưng bạn không bao giờ thấy sau lưng Thượng đế, lúc nào "Cái Ác" cũng ẩn mình trong những gì gọi là thánh thiện. Không Tôn giáo nào chấp nhận thế giới trong sự toàn diện của chính nó vì thế cần phải luôn luôn lên án, tranh đấu để phá hủy một cái gì đó và có thế Tôn giáo mới tồn tại.
Người ta nói với bạn: "Chúng tôi nhận tình thương của bạn nhưng chúng tôi không nhận sự thù hận của bạn. Phải thiêu hủy nó." Và đây mới xảy ra vấn đề, vì nếu bạn phá hủy hoàn toàn sự thù hận, đồng thời cũng thiêu hủy tình thương. Vì tình thương và hận thù là một; nếu bạn phá hũy cái này, tất nhiên bạn cũng phá hũy cái kia.
Người ta nói với bạn: "Chúng tôi chấp nhận sự im lặng của bạn, nhưng chúng tôi không chấp nhận sự giận dữ của bạn." Nhưng họ không thể thấy được rằng, nếu phá hủy sự giận dữ và sức sống của bạn cũng sẽ bị phá hủy theo. Sự yên lặng của bạn không biểu hiện cho sự sống mà biểu hiện cho cái chết, cho cái hủy diệt.
Tất cả tôn giáo đều chia thế giới ra làm hai phần: Thiện và Ác và cái Ác phải được phá hủy. Nếu lý luận tới cùng, khi ta phá hủy cái ác (Quỷ) đồng thời ta cũng phá hủy cái thiện (Thượng đế). Không một ai đi tới cùng, không ai muốn đi tới cùng vì ngay chính giả thuyết đã mơ hồ và có thể gọi đó chỉ là tri thức mù sương.
Vậy phải làm gì? Ta vờ đi để ra mặt đạo đức giả vì không thể làm theo những gì tôn giáo chỉ dạy. Nếu theo những giáo điều, chúng ta sẽ đi tới cái chết; nếu không theo, chúng ta mặc cảm vô tín ngưỡng. Vậy, phải làm sao?
Nếu xảo trí thì sẽ chọn cái đồng tình. Chúng ta làm bộ tuân theo giáo điều và tiếp tục làm những gì chúng ta thích. Chúng ta nỗi giận, thỏa mãn tính dục, keo kiệt trong lúc vẫn hô hào sự giận dữ, hoang phí, hà tiện là tội lỗi.
Chúng ta làm bộ đạo đức giả bởi vì chúng ta không thể ngay thẳng vì khi nào tôn giáo còn tồn tại thì chúng ta không thể nào ngay thẳng. Ðiều này có vẻ như mâu thuẫn vì tôn giáo bắt ngay thẳng nhưng trong thực tế tôn giáo lại là mấu chốt của những gian trá. Nó đòi cái bất khả thi và trong cái bất khả thi nó tạo ra con người đạo đức giả. Mật Tông chấp nhận con người toàn diện vì không có chính giữa. Vì chính giữa không phải là trung tính hay trung đạo mà là sự pha trộn.
Và con người là một tổng thể, một tổng thể có tổ chức và chúng ta không thể chia chẻ hay pha trộn được. Không thể nói chúng ta chấp nhận điều này và đào thải điều khác vì đào thải liên quan mật thiết với những gì chấp nhận hay thỏa hiệp.
Hãy tưởng tượng rằng có ai nói với bạn: "Tôi chấp nhận máu bạn lưu thông trong cơ thể; nhưng không chấp nhận trái tim bạn đập. Vì tiếng đập của nhịp thật không thể chịu đựng được." Nhưng sự lưu thông của máu là do trái tim và nhịp đập trái tim liên quan đến nền tảng của quá trình lưu thông. Bạn có thể làm gì. Trái tim và hệ thống tuần hoàn là đơn vị hữu cơ; chúng ta không thể tách lìa vì nó hợp thành một tổng thể.
Chỉ có thể chấp nhận bạn hoàn toàn hay khước từ bạn hoàn toàn. Thật không khó để nhận ra rằng trái tim và hệ thống tuần hoàn liên quan mật thiết với nhau. Tình yêu và thù hận cũng vậy. Tình yêu và thù hận thuộc về cùng một chuyển dộng.
Khi thương bạn lìa khỏi bạn, bạn đi tìm người yêu, "Bạn thở ra."
Khi ghét ai, bạn tự đóng kín lại, "Bạn hít vào."
Tình yêu là sự thu hút; thù hận là xua đuổi; và đó là hai thành phần cho cùng một chuyển động.
Bạn không thể tách rời như thế: "Bạn có thể thở ra nhưng đồng thời không thể hít vào, hay có thể hít vào nhưng không thể đồng thời thở ra. Cả hai không thể thể hiện cùng lúc. Hoặc bạn hít vào hoặc bạn thở ra, phải chọn một trong hai." Làm sao bạn có thể hít vào nếu bạn không có thể thở ra? Làm sao bạn có thể thương yêu nếu bạn không thể hận thù?
Con người là một tổng thể hữu cơ và là sự vật tự hình thành. Toàn thể vũ trụ là tổng thể hữu cơ, cục đá trên vĩa hè là một tổng thể, cái cây là tổng thể, bông hoa, con chim là một tổng thể. Và con người là tổng thể hữu cơ phức tạp nhất của vũ trụ.
Mật Tông cho rằng:
"Chúng tôi chấp nhận bạn như cái bạn là... Nhưng không nói không cần thay đổi hay ngưng phát triển. Ngược lại; điều này muốn nói chúng ta chấp nhận những căn bản của sự phát triển. Nhưng sự phát triển không được xem như là một lựa chọn."
Người ta thường hỏi, ví dụ khi một người đạt được tỉnh thức: "Khi tỉnh thức cơn giận sẽ đi đâu. Sự giận dữ, hoang phí, hà tiện đã an trú và bây giờ, chúng không để lại dấu vết. Chúng đi về đâu?"
Bạn có thấy bùn trong hoa sen không? Nếu bạn chưa từng thấy hoa sen trong thiên nhiên và người ta đem lại cho bạn một cành, bạn có thể tưởng tượng đóa hoa tuyệt vời này đã nở trong bùn thô thiển nhất của đầm lầy không?
Tất cả cái đẹp kia đến từ nơi xấu xí nhất. Cái xấu xí, bùn nhơ vẫn ở đó nhưng nó đã hoán chuyển. Cái hương vị tỏa ra từ hoa, cái mong manh tế nhị của những cánh hoa được rút từ đám bùn này. Và nếu bạn cắm hoa trở lại bùn trong khoảng vài ngày nó sẽ biến đi, nó trở thành lại bùn.
Cũng như vậy, bạn tự hỏi bông hoa biến đi đâu. Hương thoảng đi đâu, những cánh hoa mảnh mai đã về đâu. Bạn không thể nhận ra đức Phật, ngài cũng là người như bạn nhưng đã chuyển hóa.
Thật vậy, tất cả sự giận dữ, lòng hận thù, sự hoang phí ngài đều có. Tất cả những thuộc tính của con người ngài đều có. Nhưng ngài là con người đạt đến sự phát triển cùng tột. Như trong hoa sen, chúng ta không thấy bùn nhưng điều này không thể hiểu không có bùn. Nó có đó, nhưng đã chuyển hóa; đã đạt đến cái hình tướng tối thượng.
Vì thế trong Phật, không có tình thương và hận thù. Đây cũng là điểm thật khó hiểu. Ðức Phật hình như là thể hiện tình thương toàn diện, thù hận, giận dữ hầu như không còn. Nhưng sự yên lặng này hoàn toàn khác hẳn các bạn.
Einstein từng nói: "Hòa bình là sự chuẩn bị của chiến tranh."
Hòa bình, theo ta hiểu, là khoảng lắng giữa hai cuộc chiến, là chiến tranh "lạnh", chiến tranh "nóng" đem lại sự xáo trộn, sự tàn phá và cần phải có thời gian để xây dựng lại. Chúng ta có thói quen gọi nó là hòa bình nhưng nếu không còn chiến tranh trên thế giới, sự "hòa bình" này sẽ không tồn tại.Yên lặng của bạn là gì?
Chỉ đơn giản là khoảng lắng giữa hai cơn giận dữ.
Thế nào là những giây phút thư giãn của bạn khi đó chỉ là sự chuẩn bị cho một diễn trình khác, một sự bùng nổ khác. Cơn giận dữ như bạn đang sống là sự hao phí năng lượng.
Bạn cần phải lấy lại sức vì bạn không thể nổi giận liền ngay lập tức sau đó; và cũng như bạn không thể yêu lại ngay tức khắc mà bạn cần có khoảng thời gian nào kế tiếp, khoảng lặng của thanh khiết (brahmacharya) và điều này tùy thuộc vào tuổi tác bạn.
Nhưng sự thanh khiết này không thể gọi là thanh khiết. Đó chỉ là thời gian cần thiết để tái lập tình yêu; giống như khoảng lặng chia cách hai buổi ăn, bạn gọi là nhịn ăn nhưng thật ra đó là thời gian để tiêu hóa; và cũng để ăn thêm lần nữa.
Vậy khoảng lắng của bạn chỉ là khoảng cách giữa hai cơn giận dữ, niềm thư giãn, khoảng cách giữa hai đối cực căng thẳng. Cái thanh khiết của bạn, khoảng cách giữa hai tham muốn, tình yêu của bạn là khoảng cách giữa hai hận thù.
Sự yên lặng của đức Phật không giống của bạn. Khi cơn giận dữ biến đi, yên lặng cũng biến đi bởi vì lúc nào cũng đi đôi và không thể tách rời ra. Đức Phật là một Brahmachari, sự tinh khiết của ngài không giống chúng ta.
Khi sự thúc đẩy tính dục của bạn biến mất, Brahmacharya (sự mong muốn giữ mình cho thanh khiết) cũng biến đi, vì hai thành phần của vấn đề nên sự biến đi của cái này kéo theo sự biến mất của cái kia.
Sự thật của đức Phật khác với chúng ta hoàn toàn; đến nỗi không thể phát hiện được. Bạn chỉ suy nghĩ trên hệ thống nhị nguyên, bạn không thể tưởng tượng được cái gì sẽ xảy ra cho ngài. Tất cả năng lượng của ngài đạt đến trình độ khác. Bùn trở thành hoa sen nhưng bùn vẫn hiện hữu.
Mật Tông chấp nhận tất cả năng lượng có từ nơi bạn: Không chối bỏ bất cứ cái gì mà chỉ chờ sự chuyển hóa và bước đầu tiên để chuyển hóa là chấp nhận sự thật. Nhưng quả là khó để chúng ta chấp nhận. Bạn có thể nổi giận nhiều lần trong ngày nhưng bạn không chấp nhận cái nóng giận của bạn.
Vì sao? Bạn không thấy rằng thật khó khăn lắm mới nổi giận nhưng sao bạn thấy quá khó khăn để chấp nhận chúng? Vì sự kiện nổi giận đối với bạn không đáng tội bằng chấp nhận chính sự nổi giận.
Mỗi người tự cho mình tốt và cơn giận chỉ thoáng qua. Nó là cơn sóng ngập đầu rồi rút lui và nó không hủy hoại hình ảnh bạn có về bạn, bạn vẫn tốt vì nó không phá hủy bản ngã bạn mà lại hun đúc bản ngã bạn ngày càng kiên cố.
Những người xảo trí nhất thì hối tiếc ngay sau đó, họ nổi giận để rồi hối tiếc, họ xin lỗi, xin lỗi để có quyền nổi giận. Ðây thật là một thủ thuật vì cơn giận nói lên hình ảnh cái ngã.
Người ta tự hỏi: "Thế nào? Tôi bắt đầu nổi giận. Như thế có xấu không?" Lúc này con người đạo đức xuất hiện và người ta copy ngay. Và họ tự biện hộ: "Như vậy không tốt, tôi không lặp lại nữa, xin hãy tha thứ cho tôi." Và rồi như không có chuyện gì xảy ra để sống tiếp tục lạnh lùng với những nỗi đau của tha nhân...
Thế là tiếp tục nổi giận mãi trong suốt cuộc đời chỉ để ham muốn, thủ giữ, để này... để nọ... mà không bao giờ hài lòng. Chẳng qua đó là mánh lới của tâm thức. Những gì bạn làm thì hời hợt vì bạn nghĩ dù gì mình vẫn tốt kia mà. Nhưng nếu bạn chấp nhận rằng giận dữ là một phần của bạn thì không còn nghĩ rằng bạn tốt.
Cơn giận dữ không còn thoáng qua mà nó nằm trong bản chất, không do sự chọc tức bên ngoài, ngay cả khi bạn sống một mình cơn giận dữ vẫn hiện hữu.
Khi bạn không giận dữ; nó vẫn còn đó vì nó chính là năng lượng của bạn, là thành phần của bạn.
Nó không phải bùng ra rồi tắt đi, nó không thể bùng nổ nếu nó luôn hiện hữu. Bạn có thể tắt mở ánh sáng nhưng lưu lượng nguồn sáng vẫn chảy. Nếu lưu lượng bị cúp đi bạn không thể đóng mở ánh sáng và lưu lượng giận dữ, lưu lượng tính dục lúc nào cũng là dòng chảy liên tục; bạn có thể đóng mở tùy theo hoàn cảnh.
"Chấp nhận" có nghĩa là giận dữ không phải là một hành động cụ thể. Cơn giận dữ là bạn và sự hoang phí không phải là một hành động mà nó chính là bạn. Bỏn sẻn cũng không phải là hành động mà nó cũng chính là bạn.
Chấp nhận có nghĩa là khước từ bản ngã, khước từ việc xây dựng những hình ảnh về chúng ta thật tuyệt vời, thật thần thánh và bảo vệ nó như trứng mỏng.
Như vậy bạn có thể nổi giận; để nhường bước cho những tham vọng mà không dao động. Nếu chấp nhận và nếu nói: "Tôi nổi giận, tôi hoang phí, tôi hà tiện.” Tức thì những hình ảnh đẹp đẽ này sẽ sụp đổ.
Ðối với Mật Tông, đây là bước đầu tiên và cũng là điều khó nhất là: "Bạn chấp nhận bạn như bạn đang là..." Ðôi khi chúng ta lại chấp nhận một cách có tính toán mà những bản sao của tâm thức thì vô cùng tận.
Bạn chỉ nên chấp nhận cơn giận dữ chỉ khi nào bạn nghĩ đến chuyển hoán nó. Chúng ta nói: "Nào, tôi đang nổi giận và bây giờ, hãy nói cho tôi biết làm sao thoát ra ngoài." Như thế là hình ảnh của cái ngã lại được hình thành trong tương lai.
Bạn hung hăng chẳng hạn và bạn tìm một cách vô vọng để ra khỏi nó. Bạn tự nói: "Tốt, tôi hung bạo. Hôm nay hung bạo nhưng nhất định ngày mai sẽ không còn." Như thế bạn phóng chiếu hình ảnh bạn vào tương lai. Bạn không nghĩ đến bạn trong hiện tại mà bạn nghĩ mọi thứ qua lý tưởng, qua sự thụ động, tình yêu, lòng từ bi.
Bạn đang ở tương lai, giây phút hiện tại đã trôi qua, cái ngã thật của bạn hiện hữu trong tương lai và tiếp tục như thế để đồng hóa với những lý tưởng. Những lý tưởng này cũng là cách để khước từ thực tại. Bạn hung hăng như nó là... chỉ cái hiện tại hiện hữu, còn tương lai ắt sẽ đến trong sự tuyệt vời. Những lý tưởng của bạn chỉ là những giấc mộng và đó là chính là những mánh khoé để ngăn bạn có chánh kiến.
Nếu hung hăng; hãy nhận nó và đừng trốn tránh, tâm thức hung hăng không thể trở thành không hung hăng. Làm sao được. Khi cố gắng để đừng hung hăng lại càng hung hăng hơn và để không hung hăng bạn lao mình vào những trạng thái hung hăng cực kỳ xuẩn ngốc.
Những ai tuyệt đối muốn không hung bạo chỉ tránh được với người khác nhưng lại hung bạo với chính mình. Họ tự hủy diệt và ngày càng hung bạo với chính họ chỉ vì vô tình đi vào con đường tự đề cao bản ngã.
Họ hoàn toàn điên rồ, liều mạng thì xã hội lại cho là đó là những bậc hiền triết. Thực ra, họ chỉ đơn giản chuyển hóa đối tượng của sự hung bạo. Thay vì hướng sự hung bạo về người khác, họ hướng nó về chính họ cho nên sự hung bạo vẫn hiện hữu.
Hơn nữa, sự hung bạo với người khác thường bị luật pháp, xã hội lên án và tiếc thay không ai nghĩ ra luật lệ nào bảo vệ bạn chống lại chính bạn đang bị bạn khủng bố.
Thế có nên chăng bạn nhận định ngay rằng mình đang hung bạo và đừng bao giờ tự gây hấn với mình nữa? Nếu bạn quyết định sử dụng hung bạo vào chính bạn để gây hấn thì không có gì có thể cưỡng lại được. Hơn nữa, không ai đếm xỉa đến vấn đề này vì đó là vấn đề cá nhân. Người ta có bao giờ để ý đến những nhà tu, các vị thánh lúc nào cũng không ngừng gây chiến với chính mình.
Một người hà tiện thì suốt đời hà tiện. Những gì đặt ra để vượt qua cái hà tiện đều trở nên vô ích. Người ta có thể đánh lạc hướng đối tượng của sự hà tiện. Như vậy, những người có thói quen được gọi là những người phục dịch cho tôn giáo.
Họ nói với người hà tiện: "Gom góp sự giàu sang để làm gì? Bạn không thể đem theo xuống tuyền đài." Người hà tiện: "Tôi sẽ đem những tài sản theo?" Nhà tu nói: "Tôi sẽ chỉ bạn những tài nguyên bạn sẽ đem theo: Đạo đức, những việc thiện, lòng tốt; đây là những gì không thể lấy đi nơi bạn."
Nhà tu đánh vào lòng tham của người hà tiện và đạt kết quả không ngờ. Người này tự hỏi: "Ông này có lý, chúng ta phải chết một ngày nào đó. Tôi phải tích lũy cái gì đó để đem theo chứ. Tôi mở trương mục trong nhà băng bên kia thế giới vì dù sao mình cũng rời khỏi thế giới này."
Hãy đọc thánh kinh, trong đó kêu gọi lòng tham của bạn. Nó nhấn mạnh: "Đừng đánh mất thời gian của bạn vào những thú vui phù phiếm;" và điều này có nghĩa: Hãy tìm những thú vui bền lâu.
Có thể tìm thấy những người không tham lam đang thỏa mãn thật sự các thú vui phù phiếm. Nhưng hãy thử tìm trong tất cả các thánh, có một người nào mà không tìm những thú vui bất tử, như thế có phải là tham không. Lòng tham của họ lớn hơn những con người bình thường. Họ kêu gào đừng tham nhưng sự thật thì chỉ những thú vui bất tử mới làm họ mãn nguyện.
Lòng tham không đáy đòi hỏi những thú vui bất tận. Những vị thánh này sẽ nói cho bạn: "Tại sao bạn yêu người đàn bà này? Họ chỉ là người bằng xương bằng thịt. Hãy xem kỹ đối tượng tình yêu của bạn."
Họ không chống đối đàn bà mà sự chống đối nhằm vào máu và xác thịt, vì không muốn sống trên thế giới này nên tạo ra thế giới khác. Họ nói: "Trên thiên đàng bạn sẽ thấy những Apsaras, những thiên thần tuyệt vời, không bao giờ già cỗi."
Trong thiên đàng Ấn độ, những Apsaras giữ mãi 16 tuổi; họ không già đi. Tại sao phải mất thì giờ với một người đàn bà bình thường trong khi những thiên thần đang chờ bạn trên thiên đường. Các thánh nhân nói vậy, họ không chống đối thú vui; mà chỉ chống đối những thú vui phù phiếm để mãn nguyện trong thú vui bất tử.
Vì lý do nào đó, Thượng đế ban cho cõi trần nguồn vui bất tận. Tất cả những thành trì của tôn giáo sẽ sụp đổ. Nếu sau cái chết, người ta có thể tận hưởng tiền bạc đã tạo ra. Chắc chắn không ai tích lũy trong ngân hàng vũ trụ; khoảng vốn nào đó cho thế giới bên kia. Cái chết là khí cụ cần thiết cho các thầy tu để bảo vệ lý tưởng của họ.
Người tham lam lúc nào cũng thèm thuồng cái gì đó. Nếu người ta thuyết phục rằng lòng tham là nguyên nhân đau khổ và nếu từ bỏ lòng tham họ sẽ đạt được niềm nội hỉ. Chắc chắn họ sẽ cố gắng vì thật ra người ta kích thích lòng tham của họ, người ta tặng họ hàng rào mới, mở cho họ chân trời mới.
Mật Tông nói: "Người tham lam không thể trở thành rộng lượng; và bạo lực không thể trở thành mềm dịu."
Mới đầu xem ra thật bi quan và nếu như vậy thì ta đành bất lực và như thế lợi ích của Mật Tông là gì. Nếu lòng tham không thể chuyển hóa thành sự rộng lượng, bạo lực không chuyển hóa thành hiền dịu, cuồng dâm không thể vượt qua. Vậy đối tượng của Mật tông là gì?
Mật Tông không cho mọi việc làm là vô ích. Chúng ta có thể làm cái gì đó theo chiều hướng khác, người tham lam hiểu rằng họ tham lam và chấp nhận nó thay vì cố không tham lam. Người tham lam phải ý thức chiều sâu lòng tham của họ và không cố xa lánh hay bám vào lý tưởng hoàn toàn đối nghịch lại với bản chất.
Họ phải sống trong hiện tại, sống với lòng tham, biết và hiểu rằng mình đang tham lam thế thôi. Nếu bạn giữ được và sống với lòng tham, với sự hoang phí, với cơn giận dữ thì cái ngã của bạn sẽ tan biến. Ðó là điều trước tiên và nó sẽ trở thành một phép mầu. Bạn phải biết bạn là gì, là ai và bạn đang trong trạng thái nào và đó chính là năng lượng của bạn.
Nhiều người đến hỏi tôi làm cách nào diệt bản ngã. Trước hết, phải nhìn xem bản ngã là gì rồi mới chuyển hóa nó. Bạn tham lam và bạn nghĩ rằng bạn không tham lam; đó là bản ngã. Nếu biết và chấp nhận hoàn toàn mình tham lam ngã sẽ không còn chỗ đứng.
Nếu bạn nổi giận và cảm thấy nó nồng nàn, bạn cảm thấy sâu sắc sự yếu đuối của bạn thì giận dữ không còn chỗ đứng.
Mặc dù bạn thế nào, hãy chấp nhận bạn, hãy chấp nhận bạn một cách toàn diện.
Sự từ chối chấp nhận bản chất mới tạo ra bản ngã. Từ chối có nghĩa từ chối cái Tathata của bạn, cái của bạn. Nếu tự chấp nhận bạn, bản ngã không thể tồn tại, nếu không tự chấp nhận, nếu vứt bỏ trạng thái của bạn, nếu bạn tạo lý tưởng để chống đối, bản ngã không thể biến mất vì nó được nuôi dưỡng bằng lý tưởng.
Hãy chấp nhận bạn. Bạn hiểu ngay bạn là một con thú (sống trong bản năng), quan niệm con người nằm trong những lý tưởng của bạn. Người ta không ngừng tự nói và nói với nhau rằng con người không phải là con thú.
Nhưng con người là một con thú (thú tính còn tồn động và chi phối) và bạn hãy chấp nhận mình vẫn còn thú tính. Khi bạn chấp nhận, bạn sẽ chuyễn hóa nó ngay vì không có con thú nào có thể biết nó là con thú. Chỉ con người mới biết mình còn đầy thú tính; thế nên, không phải chối bỏ, con người cần nên chuyển hóa sự kiện.
Hãy chấp nhận. Khi chấp nhận tất cả sẽ được chuyển hóa. Nhưng ai chấp nhận? Ai chấp nhận cái "tất cả"? Chính bạn chấp nhận và chính bạn thoát ra ngoài sự chấp nhận là sự chuyển hóa.
Nếu bạn tự chấp nhận hoàn toàn, đột nhiên bạn ở trung tâm chính mình. Bạn không thể trốn tránh; không thể thoát khỏi hiện trạng và bản năng của bạn. Nên quyết định chấp nhận. Thế rồi đột nhiên bạn ở trung tâm của chính mình.
Tất cả những kỹ thuật Mật tông đã đề cập, chúng tôi chỉ muốn làm cho bạn hiểu và hướng dẫn bằng nhiều cách để bạn nhảy vào trung tâm của mình, để bạn vượt ra ngoài chu vi của cái vòng lẫn quẩn đang khống chế bạn.
Bạn đã phải cố gắng thoát ra ngoài nó bằng vô số cách, bạn trốn vào những cái gọi là lý tưởng nhưng lý tưởng là những cách biện hộ để lẫn tránh và con người lý tưởng là con người hình thành cái ngã vi tế.
Khi hung bạo và bạn tự đặt lý tưởng không hung bạo, cái gì sẽ xảy ra? Nhu cầu nào đi vào trong bạn, đi vào cái hung bạo để nó không thể tồn tại? Nhu cầu cấp thiêt nhất là nghĩ đến cái không hung bạo, hiểu về cái không hung bạo, tìm hiểu về cái không hung bạo và thử áp dụng chúng. Bạn sẽ thoát khỏi bạn, bạn ra ngoài chu vi, mãi mãi không còn đụng đến vòng ngoài. Đó là điều tiên quyết.
Khi tạo ra lý tưởng không hung bạo, bạn tìm cách lên án kẻ khác. Dễ quá mà. Theo lý tưởng này, bạn cảm thấy có quyền nói với người khác: "Anh hung bạo." Tâm thức Ấn độ đã tạo ra nhiều lý tưởng. Vì vậy, nên Ấn Ðộ lúc nào cũng lên án thế giới, ngay bản chất tâm thức Ấn độ cũng bị lên án.
Tất cả thế giới đều hung bạo trừ Ấn độ. Tôi không thấy nhiều sự "Không hung bạo"ở đây, nhưng tôi thấy lý tưởng lấy cớ để cho phép lên án kẻ khác. Việc này không chuyển hoá bạn mà giúp bạn có quyền lên án kẻ khác trên danh nghỉa lý tưởng.Và khi sử dụng hung bạo, cho rằng sự hung bạo của bạn hoàn toàn khác và lý tưởng hơn sự hung bạo của người khác.
Trong những năm sau này, chúng ta đã sử dụng nhiều lần sự hung bạo nhưng chúng ta không khi nào lên án sự hung bạo của chúng ta. Chúng ta luôn bảo vệ chúng và bào chữa nó bằng những từ ngữ cao đẹp.
Khi chúng ta sử dụng sự hung bạo ở Bangldesh, chúng ta bảo rằng giúp họ dành lại tự do. Khi sử dụng sự hung bạo ở Cachemire là để giúp những người Cachemire. Nhưng chúng ta biết rõ những quốc gia hiếu chiến cũng nói như vậy.
Nếu những người Mỹ sử dụng hung bạo ở Việt Nam, đương nhiên để ra tay cứu độ những "người nghèo". Không ai sử dụng hung bạo cho mình mà lúc nào cũng là để "giúp người". Tôi giết bạn vì lợi ích của bạn để "giúp" bạn, cái chết của bạn là do lòng từ bi của tôi!
Khi Ấn độ tấn công Goa, Ấn độ gây chiến với Trung quốc. Bertand Russel đã chỉ trích Nehru như sau: "Cái bất bạo động của ông ở đâu? Các ông vẫn là những môn đệ của Gandhi. Lý tưởng bất bạo động của ông nó đi đâu rồi?" Ðể trả lời, Nehru cấm phát hành và bán ra những sách của Bertrand Russell ở Ấn độ và đó phải chăng là sự bất bạo động. Sách đúng ra phải được phát không nhưng đã được làm ngược lại. Bertrand Russell nói: "Các ông là một dân tộc bạo động, cái bất bạo động chỉ là hình thức chính trị. Ngài Gandhi của quý ông không phải là một hiền triết mà là một nhà ngoại giao giỏi. Các ông nhắc nhở không ngừng bất bạo động, nhưng khi quyền lợi của ông bị lung lay tức thì các ông không ngần ngại phủ nhận lý tưởng này. Khi những người khác tàn sát lẫn nhau thì trên bục cao các ông có cơ hội lên án cả thế giới." Từ đó, suy ra đối với từng cá nhân, từng xã hội, từng văn hóa, từng quốc gia.
Nếu bạn có một lý tưởng tức bạn không cần chuyển hóa nữa. Bạn lúc nào cũng hy vọng lý tưởng sẽ hình thành bạn trở thành một vị thánh vào một ngày gần đây và trong lúc chờ đợi nó cho phép bạn có thể dễ dàng lên án người khác với lớp áo lý tưởng.
Mật Tông bảo phải ở lại với chính mình, phải chấp nhận bạn như bạn là. Nó không lên án bạn, không lên án kẻ khác. Sự lên án thì vô ích vì phê phán không thể chuyển hóa năng lượng.
Bước đầu tiên là chấp nhận mình. Hãy tùy sự việc, tùy cơn giận của bạn, lòng tham của bạn, sự hoang phí của bạn và thám hiểm tất cả "sự hời hợt". Không nên ở ngoài như phơn phớt trên mặt nước.
Hãy thám hiểm sự kiện với tất cả cái nhìn tổng thể, hãy theo nó tới tận cùng gốc rễ sâu thẳm. Như vậy bạn có thể chuyển hoán nó. Nếu bạn biết cơn giận bạn tận gốc rễ sâu thẳm thì bạn sẽ làm chủ nó và cơn giận chỉ còn là một trợ huấn cụ đơn giản và bạn có thể sử dụng chúng.
Gurdjieff hướng dẫn học trò: "Những cơn giận dữ chánh đáng". Chúng ta đã từng nghe giảng: "chánh định, chánh tư duy, chánh kiến," còn Gurdjieff dạy: "giận dữ chánh đáng", "lòng tham chánh đáng"dựa theo truyền thốngMật Tông cổ xưa.
Cái "Chánh giận dữ" là sự nổi giận hoàn toàn. Gurdjieff nói rằng: "Nếu bạn nổi giận thì cho nó bùng lên. Ðừng dồn nén. Hãy cho nó thoát ra với tất cả sự mãnh liệt của chính nó. Hãy trở thành cái nổi giận. Ðừng rụt rè đứng bên ngoài mà nhảy vào nó. Toàn thể cơ thể bạn bùng lên và bốc cháy"
Bạn không thể đi xa và bạn không thấy ai làm vậy vì tất cả chúng ta theo qui ước không ít thì nhiều của hệ thống văn hóa, giáo dục.
Không người nào độc đáo cả; chúng ta thường bắt chước người khác. Nếu bạn đi sâu hoàn toàn vào cơn giận thì bạn không còn bùng cháy, không còn cháy rụi nữa. Ngọn lửa càng sâu sắc vì không còn tương lai và quá khứ.
Bạn là ngọn lửa hiện tại và khi mỗi tế bào của bạn sáng rực, khi những phần của thân thể bạn rực lửa, thì theo Gurdjieff: "Hãy ý thức nó, không nên dồn nén." Hãy ý thức nó. Hãy ý thức sự đột xuất bạn trở thành cái gọi là giận dữ.
Trong trạng thái hiện hữu hoàn toàn, chúng ta đột nhiên rõ biết. Chúng ta muốn bật cười vì cái phù phiếm, ngu si, đần độn và vì tất cả mọi thứ. Và cái cười này, nó không cố ý dồn nén một cái gì. Chúng ta cười chính mình vì ta đã chuyển hóa cái ngã. Và cũng từ đây, cơn giận dữ không còn làm chủ bạn nữa.
Bạn biết thế nào là giận dữ toàn diện và bạn vẫn cười được, bạn có thể ra ngoài, bạn có thể thong dong đi ra ngoài. Bạn nhìn thế giới ngoài cơn giận dữ. Bạn biết thế nào là giận dữ và bạn cũng biết khi tất cả năng lượng mình biến thành giận dữ, bạn vẫn là quan sát viên, một nhân chứng.
Bạn không còn sợ hãi nữa, chính cái vô minh tạo ra sự sợ hãi. Bây giờ bạn không còn sợ cơn giận của bạn nữa vì sự sợ hãi không còn tồn tại chẳng qua bạn không còn tự gây hấn với chính mình.
Người ta có thói quen dồn nén giận dữ và nói có thể gây nguy hiểm cho người khác. Nhưng đó không phải là nguyên nhân thật sự. Thật ra người ta sợ cơn giận dữ, người ta không biết cái gì sẽ xảy ra và người ta sợ hãi chính bản thân mình. Người ta không biết cái giới hạn của giận dữ; vì thế nên dồn nén nó dưới cái cớ nó gây nguy hiểm cho người khác.
Bạn sợ cơn giận dữ của bạn, bạn sợ năng lực tính dục của bạn. Vì bạn không buông lỏng hoàn toàn đến độ quên cả mình. Bạn lúc nào cũng hiện hữu, tâm thức bạn lúc nào cũng hiện hữu và khi tâm thức bạn không hoà tan trong hoạt động tính dục thì hoạt động không còn thực.
Sự suy nghĩ không còn nữa. Nó không còn ở đây, nếu không bạn bị phân đôi.
Khi tư tưởng hiện hữu, hành động tính dục chỉ là xú bắp an toàn để giải thoát năng lượng.
Nhưng bạn sợ không dám dấn thân hoàn toàn, bạn đã sợ vì được dạy dỗ nó là xấu xa, dơ bẩn.
Tại sao bạn sợ? Vì bạn không biết khả năng bạn ra sao, cái gì có thể xảy ra trong chiều sâu nào của vô thức dẫn bạn đi. Bạn không biết! Bạn sợ không làm chủ tình hình và như vậy nó sẽ phá hủy hình ảnh cái ta. Chẳng qua, hoạt động tính dục chỉ đơn thuần là hành động của xác thịt, nó chỉ là hoạt động bản năng chứ không phải từ lòng tử tế.
Mật Tông cho rằng hành động tính dục có tính cách cục bộ khi chỉ có trung tâm tính dục hoạt động. Như vậy sự thư giãn sẽ cục bộ. Trung tâm tính dục không ngừng tích trữ năng lượng cho tới lúc nào đó, năng lượng quá dư thừa thì phải tuôn ra, nếu không nó gây nguyên nhân căng thẳng.
Vậy bạn tuôn ra năng lượng dư thừa nhưng vẫn mang tính cách cục bộ vì cơ thể cũng như con người toàn diện của bạn không dính dáng đến. Sự dấn thân toàn bộ chứng minh rằng mỗi cơ bắp, mỗi tế bào cơ thể bạn tham gia vào hành động tính dục chỉ là hành động tính dục. Tất cả con người bạn là hành động tính dục chứ không riêng gì trung tâm tính dục.
Nhưng bạn sợ hãi vì khi đó tất cả đều có thể xảy ra. Bạn không biết cái gì sẽ xảy ra vì bạn chưa biết hành động tính dục một cách toàn diện vì bạn không thể tưởng tượng ra phản ứng của bạn.
Trong toàn diện của dấn thân, toàn thể cái vô minh bùng vỡ. Bạn sẽ có thể hét lên, la lớn hay gầm lên như con sư tử, bạn cũng không biết. Tất cả đều có thể và cái này làm bạn sợ hãi, sự kiện làm chủ tình hình, không buông thả làm bạn an tâm.
Trong trường hợp này, bạn sẽ không biết gì cả và không đạt đến sự chuyển hóa vì bạn cần phải biết cách chuyển hóa. Hãy quy phục, hãy đi sâu vào tới tận cội rễ như Mật Điển thường nói: "Những gì dồn nén không thể chuyển hóa."
Xin chúc bạn trải nghiệm sâu sắc hơn!