Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Con Đường Của Thiền – Osho
Chương 8. Sự Thực: Quyền Cha Sinh Mẹ Đẻ
Nghe hoặc Tải MP3 'Con Đường Thiền' ê
Các bạn yêu dấu,
Có người đã hỏi:
Sự thật là gì? Có thể biết nó một cách từng phần không? Và nếu
không, thế thì người ta có thể làm gì để đạt được nó? Bởi không phải tất cả mọi
người đều có thể là bậc thông tuệ được.
Đầu tiên, mỗi người đều
có tiềm năng trở thành người thông tuệ. Sẽ là chuyện khác nếu ai đó không chuyển
hóa tiềm năng này thành sự thực. Sẽ là chuyện khác nếu hạt giống không thể phát
triển thành cây, nhưng mỗi hạt giống đều có khả năng bên trong cho việc trở
thành cây. Tất cả hạt giống đều có tiềm năng này. Việc không trở thành cây lại
là một chuyện hoàn toàn khác. Nếu không được bón phân, không tìm thấy đất,
không nhận được nước hay ánh sáng, hạt giống sẽ chết, điều đấy là có thể, nhưng
hạt giống trong nó đã có tiềm năng rồi.
Mỗi một người đều có
tiềm năng trở thành bậc thông tuệ. Đây là lý do tại sao bạn trước tiên nên bỏ
đi ý tưởng từ tâm trí rằng trở nên chứng ngộ là đặc quyền chỉ của vài người. Trở
nên chứng ngộ không là quyền của bất kỳ ai đặc biệt. Và những ai đã truyền rải
ý tưởng này chỉ đang làm nó để nuôi dưỡng bản ngã của họ. Nếu ai đó nói rằng rất
khó trở nên chứng ngộ và chỉ với rất ít người là có thể, thế thì nó nuôi dưỡng
cho bản ngã của họ. Đây chỉ là cách cho ai đó hoàn thành bản ngã của họ.
Nếu không thì, tất cả
mọi người đều có tiềm năng trở thành người thông tuệ, bởi có chỗ trống và cơ hội
cho tất cả mọi người để kinh nghiệm sự thật.
Tôi đã nói sẽ là điều
khác nếu bạn không kinh nghiệm nó. Với điều đấy, chỉ bạn chịu trách nhiệm, tiềm
năng của bạn không chịu trách nhiệm. Tất cả chúng ta ngồi đây đều có sức mạnh để
đứng lên và bước đi, nhưng nếu chúng ta không đi và tiếp tục ngồi, thế thì gì
nào? Bạn khám phá sức mạnh của bạn bằng cách kích hoạt chúng; bạn không biết
chúng cho tới khi bạn sử dụng chúng.
Ngay bây giờ bạn chỉ
đang ngồi đây, và không ai có thể biết rằng bạn có năng lực để bước đi. Và nếu
bạn nhìn vào bản thân bạn, thậm chí bạn sẽ không thể xác định năng lực bước đi
này. Bạn sẽ không thể tìm thấy nó. Bạn sẽ chỉ biết liệu bạn có năng lực bước đi
hay không sau khi bạn thử bước đi. Và chỉ sau khi bạn bước qua quá trình của việc
thử trở nên chứng ngộ, thế thì bạn sẽ biết liệu bạn có tiềm năng hay không. Những
ai chưa thử sẽ chắc chắn cảm thấy rằng chỉ vài người là có tiềm năng này. Điều
này là sai.
Vì vậy điều đầu tiên:
Bạn phải hiểu rằng đạt tới sự thật là quyền của tất cả mọi người, nó là quyền tập
ấn của tất cả mọi người. Về mặt này không ai có bất kỳ đặc quyền nào.
Và điều thứ hai được
hỏi là: “Sự thật là gì? Và có thể biết sự thật một cách từng phần không?”
Sự thật không thể được
biết một cách từng phần, bởi sự thật là cái một. Nó không thể bị cắt thành các
bộ phận. Điều này có nghĩa rằng ai đó biết một ít sự thật bây giờ, sau đó thêm
một ít, và sau đó một ít nữa là điều không thể. Nó không xảy ra giống như vậy.
Sự thật được kinh nghiệm như cái một. Điều này có nghĩa rằng nó không là quá
trình tịnh tiến dần dần. Nó được kinh nghiệm một cách toàn bộ, nó được kinh
nghiệm trong một sự bùng nổ. Nhưng nếu tôi nói rằng nó chỉ có thể được biết một
cách toàn bộ, bạn sẽ cảm thấy chút ít sợ hãi bởi bạn cảm thấy yếu đuối thế, làm
sao bạn có thể biết nó một cách toàn bộ? Khi một người leo lên mái nhà người đó
sẽ với tới nó toàn bộ một lần, nhưng người đó đã leo lên từng bậc một tới khi tới
nơi. Người đó chạm tới mái nhà trong một bước. Khi anh ta đang ở bước đầu tiên
anh ta chưa tới mái và khi anh ta ở bước cuối cùng anh ta vẫn chưa tới mái; anh
ta bắt đầu chạm tới mái, nhưng anh ta vẫn chưa lên tới mái.
Có thể dịch chuyển gần
hơn tới sự thật một cách từ từ, nhưng khi bạn tới sự thật thì nó là toàn bộ. Điều
này có nghĩa rằng bạn có thể dần dần dịch chuyển gần hơn tới sự thật, nhưng đạt
tới sự thật là toàn bộ, nó chưa bao giờ trong từng phần. Nó chưa bao giờ trong
phân mảnh, nhớ lấy điều này.
Vì thế, hướng dẫn thiền
mà tôi đã trao cho bạn là tập hợp các bước: bạn sẽ không biết sự thật thông qua
chúng, nhưng bạn sẽ dịch chuyển gần hơn tới sự thật thông qua chúng. Và bước cuối
cùng mà tôi đã gọi là “cái không của cảm xúc”, khi bạn cũng nhảy qua cái không
của cảm xúc này, bạn sẽ kinh nghiệm sự thật. Nhưng thế thì sự thật được biết
trong sự toàn bộ của nó.
Kinh nghiệm của thần
thánh không tới trong phân mảnh, nó diễn ra như một toàn thể. Nhưng cách chạm tới
thiêng liêng được chia thành nhiều phần. Nhớ lấy điều này: Cách chạm tới thiêng
liêng được chia thành các phần, nhưng sự thật tự nó là không trong từng phần.
Vì thế đừng nghĩ, “Làm sao một người yếu đuối như bạn lại có thể biết được sự
thật trọn vẹn? Tôi chỉ có thể nỗ lực biết nó nếu nó có thể được biết từng chút
một.”
Không, bạn cũng sẽ có
thể biết nó bởi bạn chỉ cần bước đi trên con đường theo từng chặng ngắn từng
lúc một. Không thể bước hết cả chiều dài của toàn con đường ngay một lần. Bạn
không thể bước hết cả chiều dài của con đường ngay một lần; bạn phải bước một
ít một mỗi lần. Nhưng đích đến luôn luôn được chạm tới như một tổng thể, bạn
không thể tới đó trong từng phần - nhớ lấy điều này.
Có người đã hỏi:
Sự thật là gì?
Không có cách nào để
nói nó bằng lời. Cho tới nay, vẫn không thể nói nó bằng ngôn ngữ của con người
- và nó sẽ không bao giờ được nói trong cả tương lai nữa. Không phải bởi trong
quá khứ chúng ta không có ngôn từ đủ phong phú để nói nó, và rằng chúng ta sẽ
không thể nói nó trong tương lai. Nó sẽ không bao giờ được nói.
Có một lý do cho việc
này. Ngôn ngữ được phát triển vì mục đích giao tiếp với người khác. Ngôn ngữ được
sáng tạo nhằm giao tiếp với con người, nó không được sáng tạo để diễn tả sự thật.
Và có vẻ như không có bất kỳ người đã sáng tạo ra ngôn ngữ nào từng biết tới sự
thật. Đó là lý do không có lời nào cho sự thật tối thượng. Và những ai đã biết
sự thật không biết nó qua ngôn ngữ, họ biết nó thông qua im lặng. Điều này có
nghĩa rằng khi họ kinh nghiệm sự thật họ im lặng hoàn toàn, không lời tồn tại ở
đó. Vì vậy có một vấn đề: khi họ bắt đầu nói về nó sau khi kinh nghiệm, họ thấy
cùng một điểm, sự thật, cái không cách nào diễn tả được. Không thể cung cấp từ
nào cho nó. Và khi họ cung cấp từ, từ là không trọn vẹn, chúng không đủ.
Và chỉ trên nền tảng
của những từ ngữ này, xung đột nảy sinh - chỉ trên những từ ngữ rất như nhau
này! Bởi tất cả các từ là không đủ, chúng không thể diễn tả sự thật. Chúng chỉ
giống như lời gợi ý. Như thể ai đó đang chỉ ngón tay mình lên mặt trăng, và nếu
chúng ta chộp ngón tay người này và nghĩ rằng đây là mặt trăng, thế thì sẽ có rắc
rối. Ngón tay không là mặt trăng. Ngón tay chỉ là dấu hiệu. Bất kỳ ai chộp chặt
lấy dấu hiệu sẽ trong rắc rối. Bạn phải để ngón tay đi để điều mà nó đang chỉ tới
trở nên rõ ràng. Bạn phải buông bỏ lời, và chỉ thế thì bạn sẽ có thoáng nhìn của
sự thật. Nhưng ai cứ chộp giữ lời sẽ lỡ trải nghiệm.
Đây là lý do không có
cách nào cho tôi nói với các bạn sự thật là gì. Và nếu ai đó quả quyết sẽ nói
cho bạn, người đó đang lừa dối chính bản thân mình. Nếu ai đó nói với bạn điều
này, người đó đang lừa dối chính mình và bạn. Không có cách nào để mô tả sự thật.
Nhưng, có một cách để nói cho bạn cách kinh nghiệm sự thật. Phương pháp để biết
sự thật, quá trình, có thể được mô tả, nhưng sự thật là gì không thể được nói.
Có những phương pháp
để đạt tới sự thật, nhưng không có định nghĩa nào của sự thật. Trong ba ngày
này tôi đã thảo luận những phương pháp, và các bạn có thể cảm thấy rằng chúng
ta đã hoàn toàn lờ đi chính sự thật. Tôi đã nói về sự thật, nhưng tôi chưa bao
giờ nói sự thật chính xác là gì.
Không, nó không thể
được nói, nó chỉ có thể được kinh nghiệm. Sự thật không thể được mô tả nhưng nó
có thể được kinh nghiệm - và nó sẽ là trải nghiệm của bạn. Phương pháp có thể
được trao, nhưng trải nghiệm của sự thật sẽ là của chính bạn. Kinh nghiệm của sự
thật luôn mang tinh cá nhân, và không thể trao đổi nó với người khác được.
Vì vậy đây là lý do tại
sao tôi sẽ không nói cho bạn sự thật là gì. Không phải vì tôi giấu bạn cái gì
đó, nhưng bởi nó không thể được nói. Trong quá khứ xa xưa, suốt thời đại của
Upanishads, bất kỳ khi nào có việc ai đó tới hiền triết và hỏi, “Sự thật là
gì?” Hiền triết sẽ nhìn kỹ người đó.
Rồi người đó sẽ hỏi,
“Sự thật là gì?” Rồi thì anh ta sẽ hỏi lần thứ ba, “Sự thật là gì?”
Và hiền triết sẽ nói,
“Ta nói đi nói lại với anh rồi, nhưng anh không hiểu.”
Người đó sẽ nói,
“Ngài đang nói gì vậy? Tôi đã hỏi ngài ba lần, và cả ba lần ngài đều im lặng.
Và ngài nói rằng ngài đã nói đi nói lại với tôi ư?”
Và rồi hiền triết sẽ
nói, “Ta ước anh có thể hiểu sự im lặng của ta, bởi thế thì anh hẳn sẽ hiểu sự
thật là gì.”
Im lặng là cách duy
nhất để nói nó. Những ai biết sự thật sẽ trở nên im lặng. Khi sự thật được nói
về, họ trở nên im lặng.
Nếu bạn có thể im lặng,
bạn có thể biết nó. Nếu bạn không im lặng bạn sẽ không thể biết nó. Bạn có thể
biết sự thật, nhưng bạn không thể làm cho người khác biết nó. Đây là lý do tôi
sẽ không nói sự thật là gì - bởi nó không thể được nói.
Có người đã hỏi:
Hành động của một người có phải chịu ảnh hưởng bởi kết quả những
hành động của nhiều kiếp sống, và nếu vậy thì còn lại gì trong tay của cá nhân
trong kiếp sống này?
Câu hỏi là: “Nếu chúng ta bị chi phối bởi hành động của chúng ta
trong quá khứ và những giá trị của các kiếp trước của mình, thế thì chúng ta có
thể làm gì bây giờ?”
Nó đã được hỏi thật
đúng. Nếu đúng là người ta chắc chắn chịu ảnh hưởng của hành động quá khứ của
mình, thế thì cái gì còn trong tay của chính người đó? Người đó có thể làm gì
hiện tại? Và nếu đúng rằng người ta không chịu chút ảnh hưởng nào từ hành động
quá khứ của mình, thế thì quan trọng gì khi làm bất kỳ cái gì? - bởi nếu không
chịu ảnh hưởng bởi hành động quá khứ của mình, người đó sẽ không chịu ảnh hưởng
vào ngày mai bởi bất kỳ cái gì người đó làm bây giờ. Vì thế nếu người đó làm điều
gì đó tốt hôm nay sẽ không có khả năng lợi ích từ hành động tốt đó ngày mai. Và
nếu người đó hoàn toàn bị ràng buộc bởi hành động trong quá khứ của mình thì sẽ
không có ý nghĩa gì trong bất kỳ cái gì người đó làm - bởi người đó không thể
làm bất kỳ cái gì, người đó sẽ hoàn toàn chịu ràng buộc.
Nói cách khác, nếu
người nào tự do hoàn toàn sẽ chẳng ích gì khi làm bất kỳ cái gì, bởi bất ký người
đó làm gì ngày mai người đó sẽ tự do khỏi nó, và hành động quá khứ của người đó
sẽ không tác động tới người đó. Đấy là lý do tại sao con người hoặc không hoàn
toàn bị ảnh hưởng hoặc không hoàn toàn tự do: một chân của anh ta bị buộc và
chân kia tự do.
Từng có người đã hỏi
Hazrat Ali, “Con người tự do hay chịu ràng buộc bởi những hành động của mình?”
Ali nói, “Nâng một
chân của bạn lên.”
Người đàn ông tự do
nâng chân trái hoặc chân phải. Anh ta đã nâng chân trái. Thế rồi Ali nói, “Bây
giờ nâng chân kia lên.”
Và người đàn ông đáp,
“Ông điên à? Tôi không thể nâng chân kia bây giờ được.”
Ali hỏi, “Tại sao?”
Người đàn ông trả lời:
“Tôi chỉ có thể nâng một chân một lần thôi.”
Ali nói, “cuộc sống
con người tương tự như vậy. Bạn luôn có hai chân nhưng bạn có thể nâng chỉ một
chân một lần; một chân luôn bị trói buộc.” Đây là lý do tại sao với bạn tồn tại
khả năng giải phóng chân vốn bị ràng buộc với sự giúp đỡ của chân vốn đang tự
do di chuyển. Nhưng cũng tồn tại khả năng cho bạn ràng buộc chân vốn tự do với
sự giúp đỡ của chân vốn bị buộc chặt.
Bất kỳ cái gì bạn đã
làm trong quá khứ, bạn đã làm rồi. Bạn đã tự do làm nó, bạn đã làm nó. Một phần
của bạn đã trở nên đóng băng và bị giới hạn, nhưng phần khác của bạn vẫn tự do.
Bạn tự do làm điều đối lập với cái bạn đã làm. Bạn có thể thôi làm cái bạn đã
làm trước đây bằng cách làm điều đối lập. Bạn có thể phá hủy nó bằng cách làm
cái gì đó khác. Bạn có thể gạt bỏ nó bằng cách làm điều gì đó tốt hơn. Chính
trong tay của mỗi cá nhân sẽ rửa trôi đi tất cả những quen thuộc quá khứ của
mình.
Cho tới hôm qua bạn tức
giận; bạn tự do tức giận. Tất nhiên, ai thường tức giận hàng ngày trong suốt
hai mươi năm sẽ bị ràng buộc bởi tức giận. Ví dụ, có hai người: một người liên
tục tức giận trong hai mươi năm tỉnh dậy buổi sáng một ngày nọ và không thể tìm
thấy đôi dép cạnh giường; một người không tức giận trong hai mươi năm tỉnh dậy
vào buổi sáng và không tìm thấy đôi dép cạnh giường mình - thế thì ai trong họ
sẽ dễ cáu giận hơn trong tình huống này? Tức giận sẽ dâng lên ở người thứ nhất,
người đã tức giận suốt hai mươi năm.
Trong trường hợp này
anh ta bị ràng buộc, bởi thói quen trở nên giận dữ trong hai mươi năm sẽ ngay lập
tức dâng lên trong anh ta khi cái gì đó không xảy ra theo cách anh ta muốn nó xảy
ra. Anh ta bị ràng buộc theo hướng mà hai mươi năm quen thuộc sẽ khiến anh ta cảm
thấy sẵn có khuynh hướng làm điều tương tự mà anh ta đã luôn làm. Nhưng có phải
người đó quá bị ràng buộc tới mức không có khả năng cho mình không trở nên giận
dữ? Không, không ai chịu giới hạn đó. Nếu người đó có thể trở nên ý thức đúng
thời khắc đó, thế thì người đó có thể dừng lại. Có thể không cho phép giận dữ tới.
Có thể chuyển hóa giận dữ. Và nếu người đó làm vậy, thói quen của hai mươi năm
có thể minh chứng là một vướng mắc đấy nhưng nó sẽ không thể ngăn người đó một
cách hoàn toàn - bởi nếu người nào đã tạo nên thói quen thì cũng dịch chuyển chống
lại nó, thế thì người đó có tự do phá hủy nó hoàn toàn. Chỉ bằng cách thí nghiệm
với nó 12 lần người đó có thể tự do khỏi nó.
Hành động quá khứ
ràng buộc bạn, nhưng chúng không ràng buộc bạn hoàn toàn. Hành động kẹp chặt bạn,
nhưng chúng không kẹp chặt bạn hoàn toàn. Chúng có xiềng xích của chúng, nhưng
tất cả xiềng xích có thể bị phá vỡ; không có xiềng xích nào là không phá vỡ được.
Và cái gì đó không phá vỡ được thì không thể được gọi là xiềng xích.
Xiềng xích trói buộc
bạn, nhưng bản chất mọi xiềng xích là khả năng chúng có thể bị phá vỡ. Nếu có
xiềng xích nào không thể bị phá vỡ, bạn sẽ không thể gọi nó là xiềng xích. Chỉ
cái gì bó buộc bạn nhưng cũng có thể bị phá vỡ mới được gọi là xiềng xích. Những
hành động của bạn là xiềng xích theo nghĩa những xiềng xích đó cũng có thể bị
phá vỡ. Tâm thức của một người luôn tự do. Bạn luôn tự do đi ngược lại những bước
mà bạn đã thực hiện và con đường mà bạn đã bước đi.
Vì thế quá khứ đang hạn
chế bạn, nhưng tương lai của bạn thì hoàn toàn tự do. Một chân bị ràng buộc và
chân kia thì tự do. Chân của quá khứ bị ràng buộc, chân của tương lai thì tự
do. Nếu bạn muốn, bạn có thể nâng chân của quá khứ theo cùng hướng với nơi mà
chân của quá khứ bị bó buộc. Rồi thì bạn sẽ tiếp tục bị buộc chặt. Nếu bạn muốn
bạn có thể nâng chân của tương lai theo hướng đối lập với chân của quá khứ - và
bạn sẽ tiếp tục trở nên tự do, điều đó nằm trong tay bạn.
Trạng thái cả hai
chân tự do được gọi là moksha, chứng ngộ. Và loại địa ngục thấp nhất chắc chắn
là trạng thái nơi cả hai chân đều bị bó buộc.
Vì lý do này không cần
sợ quá khứ, hay những kiếp sống quá khứ, bởi ai đã thực hiện hành động đó vẫn sẽ
tự do thực hiện những hành động khác.
Có người đã hỏi:
Ai sẽ nghĩ sau khi trở thành nhân chứng?
Khi bạn là nhân chứng
không có ý nghĩ. Giây phút bạn nghĩ gì đó, bạn không còn là nhân chứng. Tôi
đang đứng trong vườn và tôi trở thành nhân chứng trước hoa, tôi đang ngắm hoa -
nếu tôi chỉ nhìn, tôi là một nhân chứng, và nếu tôi bắt đầu suy nghĩ, thế thì
tôi không còn là nhân chứng. Giây phút tôi bắt đầu nghĩ, hoa sẽ không còn đó
trước mắt tôi - dòng suy nghĩ sẽ tới giữa tôi và hoa. Khi tôi nhìn hoa và nói,
“Hoa đẹp”, giây phút tâm trí tôi nói rằng hoa đẹp tôi đang không ngắm hoa. Bởi
tâm trí không làm hai điều cùng một lúc - một tấm rèm mỏng tới ở giữa. Và nếu
tôi bắt đầu nghĩ, “tôi đã ngắm hoa này trước đây, bông này cũng tương tự”, hoa
này đã biến mất trước mắt tôi. Bây giờ tôi chỉ đang tưởng tượng rằng tôi đang
ngắm nó.
Một lần tôi đưa một
người bạn từ xa tới, chèo thuyền trên sông. Ông ấy chỉ vừa mới trở về từ những
đất nước xa xôi. Ông ấy đã thấy nhiều sông và hồ, và ông ấy đầy ý nghĩ về sông
và hồ đó. Khi tôi đưa ông ấy đi chèo thuyền vào một đêm trăng sáng, ông ấy tiếp
tục nói về những hồ ở Thụy Sỹ và ở Kashmir.
Sau một giờ, khi
chúng tôi trở lại, ông ấy nói với tôi, “Nơi ông đưa tôi tới thật sự rất đẹp.”
Tôi nói, “Ông đang
nói dối. Ông thậm chí không nhìn tới nơi này. Tôi cảm thấy suốt thời gian rằng
ông có lẽ chỉ hoặc là ở Thụy Sỹ hay ở Kashmir, nhưng ông không có mặt trên thuyền
mà chúng ta đang ngồi đó.
“Và bây giờ tôi cũng
muốn nói với ông điều này”, tôi đã nói với ông ấy, “Khi ông ở Thụy Sỹ, ông hẳn
phải đã ở đâu đó khác. Và khi ông ở Kashmir, ông không thể ở trên hồ mà ông nói
được. Tôi không chỉ đang nói rằng ông đã không nhìn hồ mà tôi đưa ông tới - tôi
đang nói rằng ông đã không nhìn tới bất kỳ cái nào trong những cái hồ này.”
Tấm rèm ý nghĩ của bạn
không cho phép bạn là nhân chứng. Ý nghĩ của bạn không cho phép bạn là một nhân
chứng. Nhưng khi bạn buông ý nghĩ đi, khi bạn trở nên tách rời khỏi ý nghĩ của
bạn, thế thì bạn trở thành nhân chứng. Sự biến mất của ý nghĩ làm cho bạn trở
thành nhân chứng. Nhưng trong khi tôi đang nói, bạn trở thành nhân chứng, bạn
đang hỏi tôi, “Ai đang nghĩ?”
Không, không có ai là người nghĩ, chỉ có nhân chứng, và nhân chứng đấy là tính chất bên trong của bạn. Nếu bạn ở trạng thái chứng kiến hoàn toàn - nơi không có ý nghĩ nào nảy sinh, nơi không sóng ý nghĩ nào nảy sinh - thế thì bạn sẽ bước vào chính bản thân bạn. Cùng cách này, khi không có sóng trong đại dương, không chuyển động, thế thì bề mặt của nó trở nên tĩnh lặng và bạn có thể thấy phía dưới bề mặt.
Ý nghĩ là sóng, ý
nghĩ là bệnh và ý nghĩ là sự náo động. Bạn đạt tới chứng kiến khi bạn mất đi sự
náo động của ý nghĩ. Khi bạn chứng kiến, không ai nghĩ. Nếu bạn nghĩ, bạn không
còn chứng kiến. Nghĩ và chứng kiến là sự trái ngược.
Đây là lý do tại sao
bạn đã làm nỗ lực toàn bộ đến vậy để hiểu phương pháp thiền này. Thực tế, bạn
đang thực hiện những thí nghiệm trong buông bỏ ý nghĩ. Và trong thí nghiệm mà bạn
đang làm đây, bạn đang làm ý nghĩ suy yếu để bạn đi tới trạng thái không có ý
nghĩ và chỉ có người nghĩ là ở đó. Bằng từ 'người nghĩ' tôi ngụ ý người nghĩ -
chỉ người đó hiện diện, nhưng người đó không đang nghĩ. Và khi người đó không
nghĩ, thế thì việc thấy diễn ra. Cố hiểu điều này: nghĩ và chứng kiến là hai thứ
đối lập nhau. Đó là lý do tôi đã nói trước rằng chỉ người mù mới nghĩ. Những
người có mắt không nghĩ. Nếu tôi không có mắt và tôi muốn rời ngôi nhà này, tôi
sẽ nghĩ, “Cửa ở đâu?” Nếu tôi không có mắt và tôi muốn ra khỏi tòa nhà này, tôi
sẽ nghĩ, “Cửa ở đâu? Nhưng nếu tôi có mắt, có gì phải nghĩ? Tôi sẽ thấy đường
ra và rời đi. Cho nên điều muốn nói ở đây là nếu tôi có mắt, tôi sẽ thấy đường
ra, tại sao tôi nghĩ về nó làm gì? Người có thể thấy càng ít thì họ càng nghĩ
nhiều. Thế giới gọi họ là những người nghĩ, nhưng tôi nói họ là mù. Và người có
thể thấy càng nhiều, họ nghĩ càng ít.
Mahavira và Phật
không là hai người nghĩ vĩ đại. Tôi nghe những người rất thông minh nói rằng họ
là những người nghĩ vĩ đại. Điều đó hoàn toàn sai. Họ không là người nghĩ chút
nào bởi họ không mù. Ở Ấn Độ, chúng tôi gọi họ là những người thấy, người quan
sát.
Đây là lý do tại sao ở
Ấn Độ, chúng tôi gọi khoa học của phương pháp darshan này là thấy. Darshan
nghĩa là thấy. Chúng tôi không gọi nó là triết học, triết học và darshan không
đồng nghĩa. Thường thì người ta gọi darshan là “triết học”, nhưng điều này là
sai. Sai khi gọi darshan của Ấn Độ là triết học Ấn Độ; nó không là triết học
chút nào. Triết học nghĩa là nghĩ, nghiền ngẫm, suy tư. Và darshan nghĩa là
buông đi mọi việc suy nghĩ, nghiền ngẫm, và suy tư.
Ở phương Tây đã có những
người nghĩ, phương Tây có triết học của nó. Họ đã nghĩ về sự thật là gì - họ đã
nghĩ về nó. Ở Ấn Độ chúng tôi không nghĩ về sự thật, chúng tôi nghĩ làm cách
nào chúng tôi có thể trải nghiệm sự thật. Đó là, chúng tôi nghĩ về cách làm sao
mở mắt. Đây là lý do tại sao toàn bộ quá trình này là một trong những việc mở mắt.
Toàn bộ công việc của chúng ta là mở mắt.
Logic phát triển chỉ
khi có suy nghĩ. Kết nối, quan hệ của suy nghĩ là thông qua logic. Và kết nối,
quan hệ của việc thấy darshan là thông qua yoga.
Không logic nào phát
triển ở phương Đông. Chúng tôi không yêu thích logic chút nào. Chúng tôi xem nó
như một trò chơi, một trò chơi của trẻ con. Chúng tôi tìm kiếm cái gì đó khác -
chúng tôi đã hướng tới yoga. Yoga là quá trình theo đó bạn có thể mở mắt và thấy.
Và để thấy, thử nghiệm với việc là nhân chứng đi. Ý nghĩ sẽ trở nên yếu hơn và
giây phút sẽ tới khi không có ý nghĩ. Tôi đang không nói về thiếu suy nghĩ, mà
là vô ý nghĩ.
Có khác biệt lớn giữa
thiếu suy nghĩ và vô ý nghĩ. Người nào ở trạng thái mà suy nghĩ thiếu thì thấp
hơn người nghĩ, và người nào ở trạng thái vô ý nghĩ thì cao hơn nhiều với người
nghĩ. Trạng thái không có dòng ý nghĩ nào trong tâm trí là trạng thái vô ý
nghĩ: tâm trí yên lặng và khả năng chứng kiến tăng lên từ yên lặng đó. Trạng
thái có sự thiếu suy nghĩ là trạng thái một người không hiểu làm cái gì.
Vì thế tôi đang nói với
bạn đi tới trạng thái của vô ý nghĩ, chứ không phải tới thiếu ý nghĩ. Người thiếu
suy nghĩ là người không hiểu. Người trong trạng thái vô ý nghĩ là người không
chỉ hiểu, mà còn có thể chứng kiến. Và chứng kiến sẽ đưa bạn tới biết, tới linh
hồn bên trong của bạn.
Những thí nghiệm mà bạn
đã thực hiện để thức tỉnh sự chứng kiến của hơi thở, hay của thiền, đơn giản
cho phép bạn thử nghiệm chốc lát lúc bạn hiện hữu nhưng không có ý nghĩ. Nếu bạn
có thể kinh nghiệm giây phút tinh khiết lúc bạn ở đó nhưng không có suy nghĩ,
dù chỉ một giây, thế thì bạn sẽ tìm thấy kho báu rất hiếm trong cuộc sống của bạn.
Di chuyển theo hướng
đó và nỗ lực để đạt nó, và làm cho giây phút mà có tâm thức nhưng vô ý nghĩ
thành mong mỏi tuyệt vời nhất của bạn.
Khi tâm thức trống rỗng
ý nghĩ, bạn kinh nghiệm sự thật. Và khi tâm thức tràn đầy ý nghĩ, khi tâm thức
bị đè nén, thế thì bạn không kinh nghiệm sự thật. Cũng như khi bầu trời bị những
đám mây bao phủ sẽ không thể thấy được mặt trời, theo cùng cách như vậy, khi
tâm trí bị bao phủ bởi những ý nghĩ, sẽ không thể thấy được vương quốc bên
trong của bạn. Nếu bạn muốn thấy mặt trời, bạn sẽ phải xua tan mây và từ bỏ
chúng để mặt trời có thể chiếu sáng, không còn bị khuất lấp sau chúng. Bạn cũng
sẽ cần từ bỏ ý nghĩ theo cùng cách, để vương quốc bên trong có thể được cảm thấy
và kinh nghiệm.
Sáng nay khi tôi đang
ra khỏi phòng, ai đó đã hỏi tôi, “Chứng ngộ là có thể ở thời kỳ này không?”
Tôi đã nói với ông ấy,
“Có, có thể.”
Câu hỏi mà ông ấy sau
đó đã hỏi tôi là, “Nếu chứng ngộ là có thể ở thời kỳ này, thế thì ông có thể
nói câu hỏi mà tôi muốn hỏi ông là gì không?”
Nếu bạn nghĩ ý nghĩa
của chứng ngộ là chỉ để có năng lực nói điều câu hỏi kế tiếp của bạn sẽ là gì,
thế thì bạn đang sai lầm lớn. Bạn sẽ bị lừa phỉnh bởi người huấn luyện rắn, bạn
sẽ bị lừa phỉnh bởi kẻ lừa bịp trình diễn trên đường phố. Với một vài paisa, kẻ
lừa bịp này có thể nói cho bạn điều gì đó đang trong tâm trí bạn. Và bất kỳ người
chứng ngộ nào đồng ý với quan điểm này, người đó sẽ không là người chứng ngộ.
Ý nghĩa của chứng ngộ
không phải là bạn có thể nói điều gì sẽ tới trong tâm trí ai đó. Bạn chỉ không
hiểu ý nghĩa của nó. Chứng ngộ có nghĩa là trạng thái của tâm thức nơi không
còn gì để biết, nơi không còn ai để biết và chỉ việc biết tinh khiết là còn đó.
Ý nghĩa của chứng ngộ là chỉ cái biết tinh khiết đó còn lại.
Ngay bây giờ, bất kỳ
khi nào bạn biết cái gì đó sẽ có ba điều liên quan tới: thứ nhất có người biết
- đây là người biết; rồi thì có cái người đó biết - đối thể; và rồi thì có mối
quan hệ giữa hai điều này - đó là cái biết. Trạng thái của cái biết tinh khiết
này, chứng ngộ, vẫn còn chịu ngăn cản bởi người biết và đối thể. Chứng ngộ
nghĩa là đối thể đã biến mất. Và khi đối thể biến mất làm sao có thể có người
biết được? Khi đối thể biến mất, người biết cũng biết mất. Thế thì còn lại gì
sau đó? Thế thì chỉ cái biết thuần túy sẽ còn lại sau đó. Trong giây phút của
cái biết đó, bạn nhận thấy tự do tối thượng. Vì thế chứng ngộ có nghĩa là kinh
nghiệm cái biết tinh khiết. Điều bạn đã gọi là chứng ngộ chính là kinh nghiệm của
cái biết tinh khiết. Đây là sự thật mà mọi tôn giáo khác nhau đã nói về. Vì lý
do này, tôn giáo khác nhau có những ngôn từ khác nhau cho sự thật. Điều
Patanjali đã gọi là samadhi, Jainas đã gọi là keval gyan, cái biết tối thượng,
và Phật đã gọi là pragya.
Chứng ngộ không có
nghĩa rằng bạn có thể nói điều sẽ tới trong đầu bất kỳ ai. Đó là một điều rất dễ
dàng. Điều đó chỉ là ngoại cảm bình thường, đọc suy nghĩ; nó chẳng liên quan gì
tới chứng ngộ. Và nếu bạn thật sự tò mò muốn biết điều gì đang diễn ra trong đầu
ai đó, tôi có thể nói cho bạn cách tìm ra điều đang tiếp diễn trong tâm trí của
người đang ngồi cạnh bạn. Tôi sẽ không nói cho bạn điều đang tiếp diễn trong
tâm trí bạn, nhưng tôi có thể nói cho bạn cách làm sao để biết điều sẽ tiếp diễn
trong tâm trí của người khác - điều đấy sẽ dễ hơn.
Trong thí nghiệm thiền
bạn thực hiện trạng thái mà tôi đã nói về, ở đó bạn thở hết ra và đợi một lát
không hít vào - cùng cách đó khi bạn về nhà, thử thí nghiệm này với một đứa trẻ
nhỏ trong ba hoặc bốn ngày, và bạn sẽ hiểu điều tôi ngụ ý: thở hết ra hoàn toàn
và để đứa trẻ ngồi trước mặt bạn, và khi không hơi thở nào còn lại trong bạn,
lúc đó với quyết tâm tuyệt đối, với đôi mắt nhắm lại, thử nhìn xem điều gì đang
diễn ra trong tâm trí của đứa trẻ. Và bảo đứa trẻ nghĩ về cái gì nho nhỏ… tên của
một bông hoa. Đừng nói đứa trẻ hoa nào, nhưng bảo đứa trẻ tự mình nghĩ về tên của
một bông hoa. Sau đó, nhắm mắt và thở ra, nỗ lực quyết tâm để xem điều gì sẽ tới
tâm trí của đứa trẻ.
Trong hai tới ba
ngày, bạn sẽ có thể thấy nó. Và thậm chí nếu bạn có thể thấy chỉ một từ thôi
thì cũng không sao cả, bởi sau đó bạn cũng thấy những câu dài. Nó là một quá
trình dài.
Nhưng đừng nghĩ rằng
điều đó có nghĩa là bạn đạt tới cái biết tối thượng! Nó chẳng liên quan gì tới
cái biết tối thượng. Nó là kiến thức về tâm trí khi bạn có thể đọc điều đang diễn
ra trong tâm trí của người khác. Và với điều này, không cần là người tôn giáo,
và không cần là một vị thánh.
Có nhiều việc đang được
làm về việc này ở phương Tây. Có nhiều nhóm tâm linh đang tiếp tục làm công việc
thần giao ngoại cảm và đọc suy nghĩ, và họ đã phát triển một hệ thống khoa học.
Trong một thế kỷ hay thậm chí chỉ nửa thế kỷ nữa, mỗi bác sỹ sẽ có thể sử dụng
nó, mỗi giáo viên sẽ có thể sử dụng nó. Mỗi chủ cửa hàng sẽ sử dụng nó để biết
sự ưa thích hơn của khách hàng mình, và nó sẽ được sử dụng để khai thác con người.
Điều này không có bất kỳ cái gì để làm với cái biết tối thượng, nó đơn giản là
một kỹ năng. Nhưng kỹ năng không được biết với nhiều người, và đây là lý do tại
sao bạn nghĩ về nó như một cái gì đó phi thường. Nếu bạn thí nghiệm đôi chút, bạn
sẽ ngạc nhiên, và bạn có thể thậm chí hiểu cái gì đó. Nhưng điều này không là
chứng ngộ. Chứng ngộ là việc rất khác.
Chứng ngộ có nghĩa là
trải nghiệm trạng thái tối thượng của cái biết tinh khiết. Trong trạng thái đấy
bạn kinh nghiệm bất tử, và điều bạn gọi là satchitanand, sự thật - tỉnh thức -
hân hoan.
Một người bạn đã hỏi: Liệu có thể thoáng nhìn thấy tối thượng mà
không có chứng ngộ không?
Không, không thể nào.
Chứng ngộ chỉ là cánh cửa. Như thể là ai đó sẵn sàng hỏi xem liệu có thể vào
nhà mà không có cửa vậy. Vậy thì bạn sẽ nói gì? Bạn sẽ nói rằng nó là không thể.
Và ngay nếu người đó bước vào bằng cách phá vỡ tường, bạn sẽ vẫn gọi lỗ hổng
trên tường đó là lối vào, bạn sẽ vẫn gọi nó là cánh cửa. Nhưng không thể bước
vào nhà mà không có cửa. Dù thế nào thì để vào trong, bạn sẽ phải qua cửa. Nếu
bạn thông minh bạn sẽ bước vào qua cửa, nếu bạn không thông minh, bạn sẽ đập vỡ
thành một lỗ hổng trên tường đâu đó.
Ngoại trừ chứng ngộ,
không có lối nào cả. Chứng ngộ là cánh cửa tới tối thượng, tới sự thật. Và
không có cửa, tôi không thấy cách nào bạn có thể đi vào - không ai từng đi vào
mà không có cửa.
Nhớ lấy điều này, và
đừng nghĩ rằng tối thượng sẽ là có thể mà không có samadhi. Tâm trí giống như vậy:
nó hy vọng có thể có một con đường rẻ hơn. Nó gợi ý rằng có một con đường mà bạn
không phải bước đi bởi chính mình. Nhưng bạn phải bước đi trên con đường của bạn.
Đấy là cái mà con đường ngụ ý là gì, rằng bạn tạo nên nó bằng cách đi trên nó.
Bạn muốn đó là cánh cửa mà bạn không phải bước qua mà vẫn chạm tới đích. Nhưng
sẽ không có cánh cửa dẫn bạn tới đâu đó nếu bạn không đi xuyên qua nó.
Nhưng tâm trí có nhiều
yếu đuối. Một trong những yếu đuối của tâm trí là bạn muốn đạt được cái gì đó
mà chẳng mất gì. Đặc biệt khi đi tới kinh nghiệm cái tối thượng, bạn có ý tưởng
rằng nó chỉ đáng cân nhắc nếu bạn có thể đạt được nó mà không phải làm bất kỳ
cái gì vì nó. Và, trong thực tế, ngay cả nếu ai đó đã sẵn sàng trao nó cho bạn
chẳng đổi lại gì, bạn vẫn sẽ nghĩ lại liệu có nên chấp nhận nó hay không.
Trước đây có một
sadhu, một sư ở Sri Lanka, và mỗi ngày ông ấy đều nói về chứng ngộ, về niết
bàn, về định. Vài người đã nghe ông ấy nhiều năm.
Một hôm một người đàn
ông đứng lên và nói với ông ấy, “Tôi muốn hỏi ông, rất nhiều người đã lắng nghe
ông trong thời gian dài đến vậy - vậy đã có bất kỳ ai trở nên chứng ngộ chưa?”
Sư đáp, “Nếu đấy là
điều bạn đang hỏi, thế thì hãy khiến bạn chứng ngộ hôm nay nhé. Bạn sẵn sàng
chưa? Nếu bạn sẵn sàng, thế thì sự thật là tôi sẽ làm cho bạn chứng ngộ hôm
nay.”
Nhưng người đàn ông
nói, “Hôm nay ư? Để tôi nghĩ về nó một chút. Vài ngày… Chỉ vậy thôi ư, hôm nay
ư? Hãy để tôi nghĩ về nó một lát. Tôi sẽ quay lại và nói với ông.”
Nếu ai đó đã sẵn sàng
nói cho bạn rằng anh ta có thể giới thiệu bạn tới Thượng để ngay phút này, tôi
không nghĩ tâm trí bạn sẽ lập tức nói vâng. Tâm trí bạn sẽ bắt đầu nghĩ về nó.
Tôi đang nói với bạn về sự thật, và tâm trí bạn sẽ bắt đầu nghĩ xem liệu nên
hay không nên biết nó đây. Ngay cả nếu bạn có thể có Thượng đế miễn phí, thế đi
nữa thì bạn vẫn sẽ nghĩ về nó trước đã. Khi bạn đang trả giả cho cái gì sẽ khá
tự nhiên để nghĩ về nó - nhưng tâm trí luôn muốn mọi thứ miễn phí. Bất kỳ cái
gì có vẻ không có giá trị với tâm trí của bạn, bạn muốn nó được cho không. Bất
kỳ cái gì có vẻ có giá trị với tâm trí của bạn, bạn sẽ trả giá.
Nếu bạn quan tâm dù
chỉ chút ít về trải nghiệm thiêng liêng, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn sẵn sàng từ bỏ
mọi thứ cho nó. Nếu bạn phải từ bỏ mọi thứ cho chỉ một thoáng nhìn của thiêng
liêng, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện nó.
Ai đó đã hỏi, “Có thể
thoáng nhìn cái tối thượng mà không chứng ngộ không? Không, nó là không thể.
Không thể nếu không có nỗ lực. Không thể nếu không có quyết tâm. Không thể nếu
không có sự giao phó và tận tâm toàn bộ của bạn.
Nhưng loại người yếu
đuối này trao cho những người láu cá một cơ hội để khai thác họ. Một dạng khai
thác tôn giáo tiếp diễn trên toàn thế giới, bởi bạn muốn nhận được cái gì đó mà
không mất gì. Ai đó sẽ nói với bạn rằng bạn có thể nhận được cái bạn muốn với
những lời chúc phúc của họ: “Thờ phụng tôi, phủ phục dưới chân tôi, nhớ tới tên
tôi, có lòng trung thành với tôi và bạn sẽ đạt được nó tất cả.” Và bởi con người
là yếu đuối, họ tin điều đó, và họ lãng phí kiếp sống của họ chạm chân những
người đó. Bạn sẽ không có được bất kỳ thứ gì theo cách này, nó chỉ là sự tận dụng.
Không vị guru nào có
thể cho bạn chứng ngộ. Ông ta có thể chỉ cho bạn con đường làm sao để đạt được
nó, nhưng chính bạn sẽ phải bước đi trên con đường. Không vị guru nào bước thay
cho bạn; không ai trên thế giới này có thể bước thay cho bất kỳ ai khác. Đôi
chân của chính bạn khiến bạn bước đi, và bạn phải bước đi trên chính đôi chân của
mình. Và nếu ai đó nói - và có nhiều người nói - “Chúng tôi chỉ muốn một điều từ
các bạn: rằng các bạn có niềm tin vào chúng tôi và chúng tôi sẽ làm phần còn lại”…
họ đang lợi dụng bạn. Và bởi bạn yếu đuối, bạn cho phép họ khai thác bạn.
Tất cả hành động đạo
đức giả tôn giáo tiếp diễn trên thế giới này đang xảy ra nhiều hơn bởi chính sự
yếu đuối của bạn, hơn là bởi những kẻ đạo đức giả. Nếu bạn không yếu đuối không
hành động đạo đức giả, tôn giáo nào trên thế giới này sẽ có chỗ chen chân. Nếu
một người có dù chỉ một ít sức mạnh và lòng can đảm, nếu người đó cảm thấy dù
chỉ một ít kiêu hãnh và tự trọng với cuộc sống của mình và ai đó nói với anh
ta, “Tôi sẽ làm cho bạn đạt được thiêng liêng thông qua những lời chúc phúc của
tôi,” anh ta sẽ nói, “Thứ lỗi cho tôi, nhưng điều này sẽ là một sỉ nhục lớn.”
Thực tế, anh ta sẽ nói, “Còn có gì có thể sỉ nhục với tôi hơn ý tưởng rằng tôi
nên đạt tới tối thượng thông qua những lời chúc phúc của ngài?”
Và cái gì được trao bởi
ai đó như một ân huệ cũng có thể được lấy đi dễ dàng như vậy. Bạn đạt được gì
khi cái được trao tới như một ân huệ có thể được lấy đi khi ân huệ này không
còn? Và một chứng ngộ mà được trao cho và lấy đi, một chứng ngộ có thể được
trao cho bạn bởi ai đó khác, đơn giản là sự lừa dối.
Không ai trên thế giới
này có thể trao sự thật và chứng ngộ cho bất kỳ ai khác. Bạn sẽ phải kinh nghiệm
nó thông qua nỗ lực và tận tâm của chính bạn. Vì thế đừng nghĩ điều này dù chỉ
một giây, bởi yếu đuối của bạn sẽ chứng tỏ tai họa với bạn. Và nó sẽ không chỉ
phá hủy bạn, nó cũng sẽ tạo nên khả năng cho những kẻ đạo đức giả, những kẻ lừa
gạt và những vị guru giả mạo nhân rộng. Họ là giả, họ không có giá trị, và còn
gì mà họ không nguy hiểm và hủy diệt hơn.
Có người đã hỏi:
Năng lượng của bản ngã nên được biến đổi thành gì?
Tôi đã nói với bạn rằng
nếu năng lượng của giận dữ gia tăng bạn có thể chuyển hóa nó một cách sáng tạo.
Tôi cũng đã nói với bạn rằng nếu nó là năng lượng dục, cả thế nữa cũng có thể
được chuyển hóa. Bản ngã không là năng lượng theo cùng cách như giận dữ, dục và
lòng tham. Bản ngã không là năng lượng theo nghĩa đó. Tức giận đôi khi gia
tăng, chỉ đôi khi có thôi thúc với dục, lòng tham cũng chỉ đôi khi nắm chặt ý
thức bạn.
Bản ngã không chỉ thỉnh
thoảng tồn tại: cho tới khi bạn chứng ngộ, nó luôn luôn cùng với bạn. Nó không
là năng lượng, nó là trạng thái của bạn. Cố hiểu sự khác biệt.
Bản ngã không là năng
lượng, nó là trạng thái thực thể bạn. Nó không tới và đi; nó luôn cùng bạn, nó
đang đứng phía sau tất cả hành động của bạn. Nó là trạng thái của bạn. Nhiều điều
tới bởi nó nhưng bản ngã tự thân nó, luôn luôn có đó. Giận dữ tăng lên bởi bản
ngã. Nếu bạn là người ích kỷ, bạn sẽ tức giận hơn. Nếu bạn là người ích kỷ, bạn
sẽ tham lam hơn với danh tiếng, tham lam hơn, và đói khát hơn với quyền lực. Nếu
bạn là người ích kỷ, những điều này sẽ tăng lên trong bạn bởi bản ngã. Bản ngã
là trạng thái của ý thức bạn; và chừng nào còn có ngu dốt, còn có bản ngã.
Nhưng khi biết gia tăng, bản ngã biến mất, và lúc đó bạn kinh nghiệm thực thể bạn.
Bản ngã là vỏ bọc vô
hình xung quanh thực thể bạn. Bản ngã là tấm rèm bao quanh thực thể. Nó không
là năng lượng, nó là ngu dốt. Nhiều năng lượng gia tăng bởi ngu dốt này, và nếu
bạn sử dụng chúng theo cách hủy diệt, trạng thái bản ngã tiếp tục trở nên mạnh
hơn. Nhưng nếu bạn sử dụng những năng lượng gia tăng này theo cách sáng tạo, sức
mạnh của bản ngã sẽ tiếp tục yếu đi, trạng thái bản ngã sẽ trở nên yếu dần đi.
Nếu tất cả năng lượng của bạn được sử dụng theo cách sáng tạo, bản ngã sẽ biến
mất một ngày nào đó. Và khi làn khói của bản ngã biến mất, phía sau nó, bạn sẽ
đi tới ngọn lửa của thực thể bạn. Làn khói bản ngã bao quanh ngọn lửa linh hồn
bạn. Khi vô thức tiêu tan, khi lớp khói của bản ngã biến mất, khi tất cả những
lớp của “Cái tôi” biến mất, và khi ý tưởng rằng “Tôi là” cũng biến mất, thế thì
bạn kinh nghiệm những chiều sâu.
Ramakrishna từng kể một
câu chuyện rằng có bức tượng được làm bằng muối đi tới xem hội chợ ở bãi biển.
Và ở bãi biễn, bức tượng nhìn thấy biển là vô tận. Trên đường ai đó đã hỏi, “Nó
sâu bao nhiêu?”
Và bức tượng nói,
“Tôi sẽ đi và tìm hiểu xem.”
Vì vậy, bức tượng đã
nhảy xuống nước. Nhiều ngày trôi qua và nhiều năm trôi qua, nhưng bức tượng
không bao giờ trở lại. Bức tượng đã nói: “Tôi sẽ đi và tìm hiểu xem” - nhưng
anh ta là một bức tượng được làm bằng muối. Thời điểm anh ta nhảy vào biển
khơi, muối đã hòa tan và biến mất, và anh ta không bao giờ tìm thấy đáy đại
dương.
“Cái tôi” tìm kiếm sự
sùng mộ - với những chiều sâu của đại dương - đã biến mất trong tìm kiếm. Nó chỉ
là một bức tượng được làm bằng muối, không phải năng lượng.
Vì vậy khi bạn bắt
tay vào cuộc tìm kiếm của mình với thiêng liêng, bạn bắt đầu với ý tưởng “Tôi sẽ
đi tìm thiêng liêng.” Nhưng khi bạn tiếp tục tìm, bạn sẽ thấy rằng thiêng liêng
là không được tìm thấy ở đâu cả và người tìm kiếm cũng đang biến mất. Thời điểm
tới khi “Cái tôi” trở nên hoàn toàn trống không, và thế thì bạn phát hiện rằng
bạn đã tìm thấy thiêng liêng.
Điều này có nghĩa rằng
“Cái tôi” sẽ không bao giờ gặp thiêng liêng. Khi “Cái tôi” không ở đó, chỉ thế
thì mới có thiêng liêng. Nhưng chừng nào còn có “Cái tôi” thiêng liêng sẽ không
bao giờ được tìm thấy. Đó là lý do tại sao Kabir đã nói, “Con đường tới tình
yêu là rất hẹp - không thể có cả hai trên nó được.”
Có thể có, hoặc là bạn
hoặc thiêng liêng. Và chừng nào bạn còn có đó, không thể có thiêng liêng. Và
khi bạn biến mất, sùng mộ có đó.
Bản ngã này chỉ là
ngu dốt. Và nhiều năng lượng sống của bạn bị sử dụng sai bởi ngu dốt này. Nếu bạn
sử dụng chúng đúng, bản ngã sẽ không nhận được nuôi dưỡng nữa, và dần dần, dần
dần nó sẽ biến mất.
Vì thế nếu bạn thử điều
tôi đã gọi là ba thí nghiệm với thanh lọc của cuộc sống - thanh lọc cơ thể,
thanh lọc suy nghĩ và thanh lọc cảm xúc - nếu bạn tiếp tục làm ba thí nghiệm
này, một ngày nào đó bạn sẽ thấy bản ngã biến mất. Giận dữ sẽ không biến mất, bản
ngã sẽ biến mất. Năng lượng của giận dữ sẽ ở đó dưới vài dạng mới, nhưng bản
ngã sẽ không ở đó. Khi bản ngã biến mất, không dấu vết nào còn lại. Giận dữ hay
dục không biến mất, chúng chuyển hóa. Chúng sẽ hiện diện ở dạng khác. Năng lượng
của giận dữ sẽ ở lại, nhưng nó sẽ nhận lấy dạng khác. Có thể nó sẽ trở thành từ
bi - nhưng cũng sẽ cùng là năng lượng ấy.
Và khi năng lượng của
người vốn rất nóng nảy được chuyển hóa, họ trở nên đổ đầy với lượng từ bi tương
ứng bởi năng lượng tiếp nhận lấy một dạng mới. Năng lượng không bị phá hủy, nó
đơn giản tiếp nhận dạng mới.
Tôi đã nói trước đấy
rằng cùng người vốn nhiều nhục dục sẽ là người kinh nghiệm sự sống độc thân thật
sự, bởi cùng năng lượng dục đó được chuyển hóa và trở nên cuộc sống độc thân với
họ. Nhưng khi bản ngã biến mất, nó không thay đổi thành cái gì cả, bởi ngay từ
đầu nó chỉ là ngu dốt. Không có chuyện về sự chuyển hóa của nó: Nó chỉ là ảo ảnh.
Như thể ai đó trong bóng tối nghĩ rằng dây thừng là con rắn, nhưng khi tới gần
hơn, người đó thấy rằng thật ra nó là dây thừng. Sau đó nếu hỏi người đó, “Cái
gì trở thành con rắn? Người đó sẽ nói, “Không có gì trở thành con rắn cả. Chưa
bao giờ có con rắn.” Không có chuyện rằng nó chuyển hóa thành cái gì cả.
Cùng cách này, bản
ngã là kết quả của hiểu lầm về thực thể bạn. Nó là nhận thức lừa dối về bản thể.
Nghĩ rằng bản ngã là bản thể thì cũng tương tự như việc nghĩ dây thừng là con rắn.
Khi bạn tới gần hơn thực thể của bạn, bạn sẽ thấy rằng bản ngã không tồn tại.
Vì thế nó sẽ không chuyển hóa thành bất kỳ cái gì - không có chuyện chuyển hóa
bởi nó đơn giản không tồn tại! Nó chỉ là ảo ảnh vốn có vẻ như ở đó vậy. Bản ngã
là ngu dốt, không là năng lượng - nhưng nếu có ngu dốt nó khiến bạn sử dụng sai
những năng lượng của bạn. Điều xảy ra trong ngu dốt là sử dụng sai đi năng lượng
của bạn.
Vì thế hãy nhớ, sẽ
không có thay đổi với bản ngã, sẽ không có chuyển hóa. Bản ngã sẽ đơn giản biến
mất. Nó không là năng lượng theo nghĩa đó.
Và câu hỏi cuối cùng:
Tại sao linh hồn lại cần trở nên hòa nhập với tồn tại?
Sẽ tốt hơn nếu bạn hỏi,
“Linh hồn cần gì để biến vào trong hân hoan?” Hẳn sẽ tốt hơn nếu bạn hỏi, “Cần
gì cho linh hồn trở nên mạnh mẽ?” Sẽ tốt hơn nếu bạn hỏi, “Cần gì cho linh hồn
đi từ bóng tối tới ánh sáng?”
Cần thiết duy nhất với
linh hồn để hòa tan vào thiêng liêng là cuộc sống có thể không bao giờ được mãn
nguyện thông qua nỗi đau và khổ sở. Nói cách khác, đau khổ luôn luôn là không
thể chấp nhận được với cuộc sống. Cuộc sống luôn khát khao hân hoan. Và khổ đau
là tách rời khỏi thiêng liêng. Khi bạn trở thành một với thiêng liêng, cuộc sống
trở nên hân hoan.
Vì thế không là câu hỏi
về Thượng đế hay về thiêng liêng, nó là câu hỏi về việc nâng lên từ đau khổ tới
hân hoan của bạn, về việc đi từ bóng tối tới ánh sáng trong bạn. Nhưng nếu bạn
cảm thấy không cần, thế thì cứ hài lòng với khổ đau của bạn.
Nhưng không ai có thể
được hài lòng với thực thể trong khổ sở. Khổ sở, với bản chất của nó, đưa bạn
đi xa khỏi bản thân bạn; hân hoan, với bản chất của nó, kéo bạn quay về với bản
thân. Thế giới là khổ sở, thiêng liêng là hân hoan. Nhu cầu hòa nhập với thiêng
liêng không là nhu cầu tôn giáo; hòa tan với thiêng liêng là nhu cầu thiết yếu.
Vì vậy có thể xảy ra
rằng ai đó sẽ nói không với Thượng đế, nhưng không có ai sẽ nói không với hân
hoan. Đây là lý do tôi nói rằng không có gì như người vô thần. Chỉ ai phản đối
hân hoan mới có thể là người vô thần. Tất cả mọi người trên thế giới này đều là
người hữu thần - người hữu thần theo nghĩa từng người một đều khát khao hân hoan.
Có hai loại người hữu
thần: một là người hữu thần trần tục, một là người hữu thần tâm linh. Một thì
tin vào thế giới, là người sẽ tìm thấy hân hoan ở thế giới này. Một thì tin rằng
chỉ trong lĩnh vực tâm linh người đó mới biết tới hân hoan. Người mà bạn gọi là
vô thân là người hữu thần trong thái độ của họ với thế giới; sự truy tìm của họ
cũng là với hân hoan. Họ cũng tìm kiếm hân hoan. Và hôm nay hoặc ngày mai, khi
họ nhận thấy rằng không có hân hoan ở thế giới này, sẽ không có sự thay thế nào
khác cho họ ngoại trừ trở nên mong muốn tìm hiểu về tâm linh.
Tìm kiếm của bạn là với
hân hoan. Không có tìm kiếm của ai với thiêng liêng cả, truy tìm của bạn là với
hân hoan. Hân hoan là sùng đạo - tôi gọi trạng thái của hân hoan toàn bộ là
sùng đạo. Thời điểm bạn ở trạng thái hân hoan toàn bộ bạn là thiêng liêng. Điều
này có nghĩa rằng thời điểm không có thèm muốn nào còn lại trong bạn, bạn trở
nên thiêng liêng. Hân hoan toàn bộ ngụ ý rằng không ham muốn nào còn lại. Nếu vẫn
còn vài ham muốn, sẽ cũng vẫn còn lại vài khổ đau. Khi không còn chút ham muốn
nào bạn ở trong hân hoan toàn bộ - và chỉ thế thì bạn mới là một với tồn tại.
Bạn đã hỏi, “Cần gì để
là một với thiêng liêng?” Tôi sẽ đặt nó như thế này: có nhu cầu là một với
thiêng liêng bởi bạn có những nhu cầu. Ngày bạn không còn nhu cầu, sẽ không còn
bất kỳ nhu cầu trở thành một với thiêng liêng nữa - bạn sẽ trở thành thiêng
liêng.
Mỗi người đều muốn được
tự do khỏi những nhu cầu của mình. Người ta mong mỏi giờ phút của tự do khi họ
không bị ràng buộc bởi bất kỳ nhu cầu nào, nơi mà họ chỉ là không ràng buộc và
vô hạn; nơi mà không gì còn lại được cần tới. Không gì có thể được lấy đi và
không gì có thể được để lại phía sau. Vô hạn và bất tận đó là Thượng đế.
Thượng đế không có
nghĩa có một người đàn ông đứng lên đâu đó, và bạn sẽ có thể thấy ông ta và ông
ta sẽ ban phúc cho bạn, và bạn sẽ ngồi dưới chân ông ấy và có niềm vui ở thiên
đường. Không có Thượng đế như vậy tồn tại ở bất kỳ đâu. Và nếu bạn trong tìm kiếm
một Thượng đế như vậy, bạn đang trong ảo ảnh. Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy Thượng
đế này.
Cho tới bây giờ,
không ai từng có thể tìm thấy Thượng đế này.
Thượng đế là trạng
thái tối thượng của hân hoan trong tâm thức bạn. Thượng đế không là một con người
mà là một kinh nghiệm. Vì thế bạn chưa bao giờ đi tới mặt đối mặt với Thượng đế
theo nghĩa bạn gặp ông ấy hoặc bạn đi tới thăm ông ấy; cuộc gặp mà ở đó ông ấy
sẽ đứng trước bạn và bạn sẽ nhìn ngắm ông ấy. Tất cả mọi thứ mà bạn đang thấy
là tưởng tượng. Khi tất cả tưởng tượng và ý nghĩ biến mất khỏi tâm thức, bạn bất
chợt trở nên ý thức rằng bạn đơn giản là một phần sống động của thế giới vô hạn
này, của tồn tại này, của vũ trụ này. Nhịp đập trái tim bạn trở thành một với
nhịp đập của toàn thể tồn tại. Hơi thở của bạn trở thành một với tồn tại, sinh
lực của bạn bắt đầu đập làm một với tồn tại. Không còn giới hạn nào, không còn
khác biệt nào giữa bạn và tồn tại.
Thế thì bạn biết,
“Aham brahmasmi, tôi là Thượng đế.” Thế thì bạn nhận ra rằng điều bạn đã biết
như “cái tôi” của bạn là một phần thiết yếu của toàn bộ tồn tại. “Tôi là sự tồn
tại” - tôi gọi điều này là kinh nghiệm thần thánh.
Không còn câu hỏi nào
nữa. Bây giờ, một chút thôi nhé, những ai muốn gặp riêng tôi trong vài phút, có
thể gặp tôi. Nếu bạn muốn hỏi gì đó riêng tư, bạn có thể hỏi.
Xem Tiếp Chương 9 –
Quay Về Mục Lục