Chương 11. Tâm trí là kẻ thù lớn nhất của con người

Chương 11. Tâm trí là kẻ thù lớn nhất của con người

Price:

Read more

Osho – Bồ Đề Đạt Ma: Thiền sư vĩ đại nhất
Chương 11. Tâm trí là kẻ thù lớn nhất của con người


Lời kinh nói, “Không buông bỏ hiểu biết là ngu xuẩn.” Khi tâm trí không tồn tại, hiểu và không hiểu cả hai đều đúng. Khi tâm trí tồn tại, hiểu và không hiểu cả hai đều sai.
Khi ông hiểu, thực tại phụ thuộc vào ông. Khi ông không hiểu, ông phụ thuộc vào thực tại.
Khi thực tại phụ thuộc vào ông, cái không thực trở thành thực. Khi ông phụ thuộc vào thực tại, cái thực trở thành giả. Khi ông phụ thuộc vào thực tại, mọi thứ là giả. Khi thực tại phụ thuộc vào ông, mọi thứ là thực...
Vậy, hiền nhân không dùng tâm trí mình để tìm thực tại, hay thực tại tìm tâm trí người đó, hay tâm trí người đó tìm tâm trí người đó, hay thực tại tìm thực tại. Tâm trí người đó không làm phát sinh thực tại. Và thực tại không làm phát sinh tâm trí người đó. Và bởi vì cả tâm trí người đó và thực tại tĩnh lặng, người đó bao giờ cũng trong samadhi.
... Lời kinh nói, “Cái không có bản chất của riêng nó.” Hành động. Đừng hỏi. Khi ông hỏi, ông sai. Khi ông bị lừa, sáu giác quan và năm vong linh là kết cấu của khổ não và hữu tử. Khi ông thức tỉnh, sáu giác quan và năm vong linh là kết cấu của niết bàn và bất tử.
Người đi tìm Đạo không nhìn ra ngoài bản thân mình. Người đó biết rằng tâm trí là Đạo. Nhưng khi người đó thấy tâm trí, người đó thấy cái không. Và khi người đó thấy Đạo, người đó thấy cái không. Nếu ông nghĩ ông có thể dùng tâm trí để tìm thấy Đạo, ông bị lừa. Khi ông bị lừa, phật tính tồn tại. Khi ông nhận biết, nó không tồn tại. Bởi vì nhận biết là phật tính.
... Đừng ghét sống và chết hay yêu sống và chết. Giữ cho mọi ý nghĩ của ông thoát khỏi ảo tưởng, và trong sống ông sẽ chứng kiến bắt đầu của niết bàn, và trong chết ông sẽ kinh nghiệm việc đảm bảo không tái sinh.
Thấy hình dạng nhưng không bị biến chất bởi hình dạng hay nghe âm thanh nhưng không bị biến chất bởi âm thanh là giải thoát. Mắt không bị gắn bó với hình dạng là Cổng vào Thiền. Tai không bị gắn bó với âm thanh cũng là Cổng vào Thiền. Nói tóm lại, những người cảm nhận sự tồn tại của hiện tượng và vẫn còn không gắn bó đều được giải thoát...
Khi ảo tưởng vắng bóng, tâm trí là đất phật. Khi ảo tưởng hiện diện, tâm trí là địa ngục.
Việc hiểu giáo huấn của Bồ đề đạt ma sẽ dễ dàng hơn nếu bạn hiểu vài điểm. Trước hết là giả thuyết về hoá thân. Mọi tôn giáo sinh ra ngoài Ấn Độ tin vào chỉ một kiếp sống. Các tôn giáo sinh ra trong Ấn Độ khác nhau ở mọi điểm nhưng không khác nhau về hoá thân. Tất cả chúng đều nhấn mạnh rằng bạn không có chỉ một kiếp sống. Bạn đã có hàng nghìn kiếp trước và bạn sẽ còn có hàng nghìn kiếp nữa lặp đi lặp lại cho tới khi bạn nhận ra tự tính của mình.
Cuộc sống chỉ là trường học và chừng nào bạn chưa học chứng ngộ, bạn sẽ cứ đi vào trong vòng sống và chết. Đây là điều gì đó rất bản chất.
Nếu chỉ có một kiếp sống bẩy mươi năm trung bình, thế thì bạn không có mấy thời gian còn lại dành cho thiền, cho việc thám hiểm bản thể bạn - tìm kiếm con đường. Bẩy mươi năm là một khoảng nhỏ đến mức một phần ba của nó bị phí hoài cho việc ngủ; một phần ba của nó bị phí hoài trong việc giáo dục bạn kiếm sống. Và một phần ba còn lại, bạn phí hoài theo nhiều cách bởi vì bạn không biết phải làm gì với nó.
Tôi đã thấy mọi người chơi bài hay chơi cờ và tôi đã hỏi họ: “Các bạn không thể tìm thấy cái gì tốt hơn để làm sao?” Và câu trả lời của họ thường nhất quán như nhau... họ giết thời gian. Vô nhận biết của con người đến thế đấy.
Bạn không có nhiều thời gian đâu.
Bạn không thể đảm đương được việc giết thời gian.
Vả lại thời gian đang giết bạn; bạn không thể giết thời gian được. Mỗi khoảnh khắc, thời gian đem cái chết của bạn tới mỗi lúc một gần hơn.
Nếu bạn đếm mọi hoạt động của mình... Cạo râu ngày hai lần - bao nhiêu thời gian bạn đổ vào nó! Nghe rađiô hay xem ti vi - bao nhiêu thời gian bạn phí hoài cho nó. Một điều tra về người Mĩ chỉ ra rằng mỗi người Mĩ phí bẩy giờ rưỡi hàng ngày cho việc xem ti vi. Đấy là một phần ba cuộc sống của người đó chỉ có ngồi đấy, dính chặt lấy chiếc ghế, xem đủ mọi loại vô nghĩa.
Bao nhiêu thời gian bạn phí hoài cho hút thuốc lá, xì gà? Có những người hút thuốc lá liên tục... Bao nhiêu thời gian bạn phí hoài cho việc đọc báo mà không bao giờ đem tới tin tức gì! Tất cả những điều chúng đem tới đơn giản là bệnh hoạn - giết người, cưỡng hiếp, tự tử, chiến tranh. Chúng làm cho bạn tin rằng đây là thế giới và đây là cuộc sống của chúng ta. Chúng làm cho bạn bớt đi trách nhiệm của mình. Chúng thuyết phục bạn rằng toàn thể thế giới đều giống thế này. Không có gì sai, mọi người đều đang làm điều đó...
Chúng chưa bao giờ đem tới cho bạn tin tức về ai đó trở nên chứng ngộ. Có lẽ đấy không phải là tin tức. Ai đó đi sâu vào các cõi giới của thiền - có lẽ đấy không phải là tin tức. Ai đó đã trở nên bình thản và yên tĩnh và vượt ra ngoài giận dữ, tham lam, đau khổ. Đấy không phải là tin tức!
Có lần người ta hỏi Bernard Shaw, “Tin tức là gì?” Ông ấy nói, “Khi chó cắn người, đấy không phải là tin tức. Khi người cắn chó, đấy là tin tức.”
Bao nhiêu thời gian bạn phí hoài cho việc đọc về bao nhiêu người cắn chó! Nếu bạn đếm cẩn thận, bạn sẽ ngạc nhiên rằng bạn không có, trong bẩy mươi năm cuộc đời bạn, thậm chí lấy bẩy phút cho bản thân mình. Đây là tình huống ngu ngốc thế.
Và thế rồi bởi vì chỉ có một kiếp sống, có tốc độ lớn. Tại sao phương Tây đã trở nên nghiện tốc độ thế? Ý tưởng về một kiếp sống được cho bởi Do Thái giáo, Ki tô giáo và Mô ha mét giáo, đã làm cho người ta phải tốc độ lên. Họ bao giờ cũng chạy - trên đường chạy - bởi vì thời gian là ngắn và có nhiều tham vọng thế cần được hoàn thành. Họ phải trở thành người giầu có nhất, họ phải đạt tới quyền lực lớn, họ phải trở thành vô dục. Họ phải làm cả nghìn lẻ một thứ mà cuộc sống sao ngắn thế. Cách duy nhất là làm mọi thứ nhanh nhất có thể được.
Phần lớn các bà nội trợ gia đình ở phương Tây không biết nấu nướng là gì. Người nội trợ tốt nhất là người biết cách mở đồ hộp. Mọi thứ phải được làm thật nhanh và lẹ. Tại sao phải bận tâm vào nấu nướng làm gì?
Không ai trong trạng thái tĩnh lặng; họ không thể thế được. Điều đó dường như là phí thời gian. Ngồi im lặng, không làm gì là nền tảng của thiền. Tại phương Tây, thiền là không thể được bởi lẽ đơn giản là khoảng sống của người ta quá ngắn. Và cái chết tới quá nhanh chóng. Nó không cho bạn đủ thời gian.
Khái niệm phương Đông quan tâm tới trưởng thành tâm linh của bạn. Giả thuyết về hoá thân, vòng vĩnh hằng liên tục của sinh và tái sinh, cho bạn đủ thời gian. Bạn có thể ngồi im lặng hàng giờ; không vội vàng. Không cần phải tốc độ. Có vĩnh hằng sẵn có cho bạn - không chỉ bẩy mươi năm.
Phương Tây rất nghèo nàn. Họ chỉ có bầy mươi năm cho mỗi người. Phương Đông có thể trông nghèo nàn bên ngoài, nhưng thu xếp bên trong của nó rất giầu có. Vĩnh hằng đằng sau - vĩnh hằng phía trước.
Thứ hai là, chỉ một kiếp sống là không đủ làm cho bạn chán. Bẩy mươi năm đi nhanh tới mức việc chán là không thể được. Nhưng kiếp nọ tiếp kiếp kia, chạy theo tiền. Kiếp nọ tiếp kiếp kia, chạy theo quyền lực. Kiếp nọ tiếp kiếp kia, chạy theo đàn ông hay đàn bà. Khi bạn trở nên nhận biết về chuỗi dài của cùng những ngu xuẩn này - trong đó bạn đã thành công nhiều lần, nhưng bạn không thu được gì...
Mỗi kiếp sống bạn phải bắt đầu từ A,B,C. Chỉ hình dung hàng triệu kiếp sống đằng sau bạn... Bạn đã yêu biết bao nhiêu đàn bà và bạn đã nói với mọi đàn bà, “Anh sẽ yêu em mãi mãi.” Và bạn bảo với mọi đàn bà, “Em là người đàn bà đẹp nhất trên thế giới.” Và bạn đã nói điều đó hàng triệu kiếp cho hàng triệu đàn bà, cho hàng triệu đàn ông. Nó thành nhàm chán - chính cái ý tưởng ấy.
Nó đem tới chín chắn nào đó cho bạn mà bây giờ là lúc chấm dứt ngây thơ này. Bạn đã chơi trò chơi này lâu đến mức nay đến lúc để trưởng thành; làm cái gì đó khác mà bạn chưa bao giờ làm trước đây.
Thiền khớp hoàn hảo với cái nhìn cuộc sống của phương Đông. Đó là điều duy nhất bạn chưa bao giờ làm trước đây. Bạn đã kiếm tiền, bạn đã trở nên giầu có, bạn đã trong chính trị, bạn đã trở thành bộ trưởng và thủ tướng và tổng thống. Bạn đã trở thành vô dục vĩ đại. Bạn đã làm mọi thứ, bởi vì trong bao nhiêu kiếp sống đã có nhiều cơ hội thế - nhiều thời gian thế.
Và một khi bạn hiểu điều đó... rằng bạn vẫn làm cùng những điều đó, cứ lặp đi lặp lại mãi. Phạm sai lầm một lần là tốt, nhưng cứ phạm cùng sai lầm lặp đi lặp lại mãi chứng tỏ ngu xuẩn của bạn.
Và có nhu cầu lớn và khẩn thiết để làm cái gì đó mà bạn chưa bao giờ làm trước đây - tìm kiếm cái ta riêng của bạn. Bạn đã đuổi theo mọi thứ trên thế giới điều đó không dẫn tới đâu cả. Mọi con đường trên thế giới đi vòng quanh; chúng không bao giờ đạt tới đích nào. Chúng không có bất kì đích nào.
Với việc hình dung cảnh quan lâu dài này, người ta bỗng nhiên trở nên ốm về toàn thể hành động; chuyện tình, đánh nhau, giận dữ, tham lam, ghen tị. Và người ta bắt đầu nghĩ lần đầu tiên, “Bây giờ mình nên tìm một chiều hướng mới mà theo đó mình sẽ không chạy theo bất kì ai cả; theo đó mình sẽ trở về nhà. Mình đã đi quá xa trong hàng triệu kiếp này.”
Đây là nền tảng của trí huệ phương Đông. Nó tạo ra chán chường lớn với cuộc sống, cái chết và cái vòng luẩn quẩn liên tục. Đó là ý nghĩa nguyên thuỷ của từ này, samsara - luân hồi; nó có nghĩa là bánh xe cứ quay, quay mãi; không biết dừng lại. Bạn có thể nhảy ra khỏi nó, nhưng bạn đang níu bám vào nó.
Đây là phương cách cơ bản để đưa bạn về ý thức của mình.
Bạn đã ngu đủ rồi.
Bây giờ chấm dứt nó đi, và làm điều gì đó mà bạn đã tránh hàng thế kỉ, mà bạn đã từng trì hoãn đến mai.
Đây là những lời kinh rất hay. Ở phương Đông mọi người không bao giờ nói chừng nào họ còn chưa hiểu. Chính không trung thực lớn nhất, tội lỗi lớn nhất là nói ra, dù là ủng hộ hay chống đối, điều gì đó bạn không biết.
Ở phương Đông, ngay cả những người đã biết - những người đã đi tới việc nở hoa tối thượng của bản thể họ - nhiều người trong số họ đã không nói bởi vì họ không có khả năng tìm ra lời đúng. Họ không có tài ăn nói, do đó, họ đã quyết định vẫn còn im lặng. Im lặng là tốt hơn nêu ra ý tưởng sai cho mọi người. Chỉ rất ít người nói. Và họ đã nói, chỉ khi họ tuyệt đối chắc chắn rằng điều họ nói có thể giúp đỡ cho hàng triệu người trong nhiều thời đại.
Phương Đông chưa bao giờ quan tâm tới báo hàng ngày. Nó đã quan tâm tới những phát biểu có phẩm chất của vĩnh hằng, sẽ vẫn còn đúng đắn trong mọi thời đại, trong mọi thời gian. Chừng nào mà con người vẫn còn trên thế gian, tính đúng đắn của những phát biểu này sẽ không bị thách thức.
Báo chí trở thành vô dụng vào buổi tối. Ở phương Tây, có báo xuất bản sáng và báo xuất bản chiều bởi vì đến chiều, báo xuất bản sáng đã trở thành vô dụng. Báo xuất bản tối, bởi vì đến tối báo xuất bản chiều đã trở thành vô dụng. Báo xuất bản đêm, bởi vì đến đêm báo xuất bản tối đã trở thành vô dụng.
Những lời kinh này sẽ vẫn còn tươi tắn và trẻ trung như khi chúng được thốt ra lần đầu tiên - nhưng chỉ cho những người có thể kinh nghiệm điều được hàm chứa trong chúng. Bằng không, nó chán ngắt thế. Một khi bạn kinh nghiệm nó, cái chán đó bắt đầu biến thành thơ ca. Lời bắt đầu biến thành im lặng. Những phát biểu này chứng tỏ chỉ là phương sách để cho bạn cảm giác về điệu vũ vĩnh hằng của sự tồn tại.
Không cuốn sách phương Tây nào, và tôi đã đọc qua mọi triết gia và mọi nhà thượng đế học - đấy là cuộc hành trình tẻ ngắt - không cuốn sách phương Tây nào có điều gì sánh ngang được với những kinh phương Đông bởi vì chúng chỉ là chất liệu tâm trí. Kinh phương Đông có khác biệt về chất. Chúng không liên quan gì tới tâm trí cả. Chúng có cái gì đó liên quan tới bản thể bên trong nhất của bạn và kinh nghiệm của nó về phúc lạc, cực lạc, về vui vẻ vũ trụ tràn ngập khắp sự tồn tại bao la này. Chỉ con người bỏ lỡ nó. Và con người bỏ lỡ nó bởi vì thông thái của mình.
Cây không bỏ lỡ nó bởi vì chúng hồn nhiên. Đại dương không bỏ lỡ nó. Núi không bỏ lỡ nó. Sao không bỏ lỡ nó.
Chúng là tuyệt đối hồn nhiên, chúng không bị mắc bẫy trong tri thức.
Lời kinh đầu tiên của Bồ đề đạt ma nói:
“Không buông bỏ hiểu biết là ngu xuẩn.”
Cái gọi là hiểu biết của bạn tất cả đều vay mượn. Nó không phải là trí huệ chút nào; thay vì vậy, thay vì là trí huệ, bạn là cái khác. Bạn cứ lặp lại mọi thứ bạn không hiểu; mọi thứ đã không trưởng thành trong bản thể riêng của bạn, mọi thứ tuyệt đối ngoại lai với sự tồn tại riêng của bạn, với cuộc sống riêng của bạn. Bạn đã thu thập, chỉ như trẻ nhỏ, vỏ sò trên bãi biển hay nghĩ rằng bạn đang tạo ra kho báu lớn. Vâng điều đó là có thể để lừa người khác, và lừa bản thân bạn.
Một trong những thầy giáo của tôi có bằng tiến sĩ về một đề tài kì lạ từ trường Đại học London - rất danh giá. Chủ đề chính của ông ấy là con đường của sự phát triển tâm thức. Tôi là sinh viên của ông ấy. Ông ấy tặng tôi cuốn sách khi nó vừa được xuất bản, và nói, “Tôi rất muốn biết ý kiến của em.”
Tôi nói, “Em không cần phải đọc cuốn sách này. Em biết thầy.”
Ông ấy nói, “Em định nói gì?”
Tôi nói, “Em đơn giản biết, rằng thầy không biết gì về bất kì phát triển tâm thức nào. Cho nên mọi điều mà thầy đã viết ra trong cuốn sách này đều là vay mượn cả. Thầy đã tự lừa mình, thầy đã lừa các giáo sư ở Đại học London, những người đã xem xét nó, và bây giờ thầy đã xuất bản sách, hàng triệu người sẽ đọc nó và bị lừa. Thay vì tặng cuốn sách về tâm thức cho em, thầy biểu lộ tâm thức nào đó đi.”
Ông ấy rất choáng và ông ấy biết điều tôi nói là đúng. Ông ấy là người say rượu. Không uống rượu vào mọi tối ông ấy không thể sống được.
Tôi nói, “Chỉ việc vứt bỏ việc nghiện với vô thức này đi, bởi vì rượu không làm gì ngoài việc tạo ra nhiều vô thức hơn. Và thầy đã bị thần kinh mức nào đó khi viết ra một luận án về chủ đề tâm thức.”
Nhưng ông ấy là một người rất có học; ông ấy biết nhiều thứ tiếng. Ông ấy đã thu thập tài liệu chỉ bằng việc ngồi ở thư viện và ông ấy đã xoay xở để viết ra một luận án rất kêu. Nhưng tôi nói, “Em sẽ không đọc nó bởi vì nó đơn giản là công việc của thư kí. Bất kì ai có chút ít thông minh cũng có thể lấy được thông tin từ nhiều nguồn có sẵn và và thu thập nó. Em sẽ đọc sách của thầy, chỉ khi thầy chỉ cho em, cái gì đó như sự trưởng thành tâm thức trong thầy.”
Tôi trả lại ông ấy cuốn sách. Ông ấy nói, “Tôi cũng may mắn vì em đã không là người xét duyệt cho sách của tôi. Bằng không, tôi sẽ không bao giờ được bằng tiến sĩ.”
Tôi nói, “Giữa thầy và em, thầy sẽ không bao giờ có được bằng đó. Thầy có thể lừa cả thế giới nhưng không lừa được bản thân mình.”
Mọi người cứ thu thập tri thức và làm lộn xộn lên và bắt đầu nghĩ rằng tri thức này là trí huệ. Tri thức không phải là trí huệ.
Trí huệ tới qua trưởng thành tâm thức của bạn, và tri thức tới qua thu thập từ kinh sách, từ người có học, và tạo ra một loại hệ thống nào đó. Nhưng bạn vẫn còn như cũ; bạn không trải qua bất kì sự biến đổi nào.
Do đó lời kinh thứ nhất: Không buông bỏ hiểu biết là ngu xuẩn. Chỉ vứt bỏ hiểu biết và với hiểu biết của bạn ra đi, ngu xuẩn của bạn cũng sẽ đi đời. Nếu bạn níu bám vào tri thức của mình, điều bạn nghĩ là thông thái, bạn sẽ vẫn còn ngu xuẩn mãi mãi.
Khi tâm trí không tồn tại, hiểu biết và không hiểu biết cả hai đều đúng.
Khoảnh khắc tâm trí im lặng, không vận hành, mọi thứ là đúng. Chính tâm trí bóp méo mọi thứ và làm cho mọi thứ thành không thực. Tri thức tới qua tâm trí, còn trí huệ tới khi có vô trí. Đây là phân biệt đã không do các triết gia lớn của thế giới nêu ra, ngoại trừ do các nhà huyền môn của phương Đông.
Từ điển sẽ nói trí huệ là tri thức, nhưng thực tại thực tế và kinh nghiệm về nó, không phải là từ điển. Điều tạo ra phân biệt rõ ràng là tri thức và trí huệ không phải là một, không đồng nghĩa, chúng là đối kháng. Nếu tâm trí bạn đầy tri thức bạn sẽ vẫn còn không trí huệ, ngu xuẩn.
Và nếu tâm trí bạn bị vứt bỏ và bạn đi ra ngoài nó, bạn đi vào trong thế giới của trí huệ - đi vào trong thế giới của thức tỉnh. Trong thức tỉnh đó mọi thứ đều thật. Bởi vì bạn là thật, mọi thứ là đích thực bởi vì bạn là đích thực.
Trong tâm trí bạn là không thực, bạn là giả. Đó là lí do tại sao bất kì cái gì xảy ra qua tâm trí đều biến thành giả, đạo đức giả.
Tâm trí là kẻ thù lớn nhất của con người.
Khi tâm trí tồn tại, hiểu biết và vô hiểu biết cả hai đều sai. Khi ông hiểu, thực tại phụ thuộc vào ông.
Đây là một phát biểu hàm chứa đến mức bạn nên cố cảm thấy nó, không chỉ nghe nó: Khi ông hiểu, thực tại phụ thuộc vào ông. Và khi nào bạn hiểu? Khi tâm trí bị gạt sang một bên và bản thể bạn đương đầu trực tiếp với thực tại, không có kẻ trung gian, tâm trí, thế thì thực tại phụ thuộc vào bạn. Bạn phải vươn lên cao hơn thực tại. Bạn phải vươn lên tới thực tại tối thượng. Bằng không thực tại là thực tại tương đối.
Khi ông không hiểu, ông phụ thuộc vào thực tại.
Khi bạn không hiểu - khi bạn ở trong tâm trí - bạn là nạn nhân của thực tại trần tục này mà bạn vẫn thấy khắp xung quanh. Tiền bạc lừa dối bạn, quyền lực lừa dối bạn, danh vọng lừa dối bạn, bất kì cái gì...
Bạn đang sống trong nhiều hiểu lầm đến mức nếu bạn đi tới thấy, bạn sẽ ngạc nhiên làm sao bạn giỏi nói trong việc tạo ra nhiều giả dối thế.
Mọi thứ trôi qua tâm trí, gần như là việc bạn lấy cây gậy thẳng rồi cho nó vào trong nước. Bạn bỗng nhiên sẽ thấy cây gậy thẳng không còn thẳng nữa. Nó đã trở thành cong tại chỗ nó vào trong nước bởi vì nước vận hành một cách khác. Bạn lấy nó ra; nó lại thẳng. Bạn cho nó vào lại trong nước; nó mất đi tính thẳng của nó. Tình huống y hệt vậy với tâm trí. Tâm trí chỉ có một khả năng - làm sai mọi thứ.
Không may là chúng ta được giáo dục chỉ như tâm trí. Và nếu thế giới sống trong đạo đức giả, trong khổ, trong phiền não, điều đó không phải ngạc nhiên. Nếu thế giới cứ đánh nhau, giết nhau và cứ chuẩn bị cho tự tử toàn cầu, điều đó không phải ngạc nhiên. Tâm trí không thể làm được điều gì khác cả. Nó đầu độc mọi thứ.
Toàn thể thông báo này là vượt ra ngoài tâm trí và thế thì mọi sự trở thành rõ ràng như pha lê. Thế thì bạn không hỏi câu hỏi nào. Bạn đơn giản hành động từ sáng tỏ của mình, từ cái nhìn trong suốt của bạn. Và mỗi một hành động của bạn đều có cái đẹp - cực kì đẹp của riêng nó. Nó có duyên dáng. Và nó có quyền năng của phúc lành để mưa xuống cho toàn thế giới.
Khi thực tại phụ thuộc vào ông, điều không thực trở thành thực.
Ngay bây giờ, đấy là trạng thái kì lạ. Mọi thứ là thực mà nó không thực. Và mọi thứ là thực, lại là không thực. Bạn đã bao giờ nghĩ: Linh hồn của bạn là thực tại cho bạn không? Nó không phải là thực tại cho bạn. Bạn chỉ nghe nói về nó, nhưng bạn không có bất kì kinh nghiệm nào về nó cả.
Nhưng hàng nghìn cái giả lại là thực. Tượng đá trong đền chùa là thực với bạn. Tâm thức của riêng bạn là không thực. Phật tính của riêng bạn là không thực. Và bức tượng bằng đá cẩm thạch là thực với bạn. Trước cái giả này, bạn cúi mình, bạn tôn thờ cái giả mà không biết điều bạn đang làm. Bạn đang tự xúc phạm mình và bạn đang xúc phạm mọi chư phật của quá khứ, của hiện tại, của tương lai.
Bạn là vị phật. Bạn không phải tôn thờ. Không ai cao hơn bạn; không ai thấp hơn bạn. Bạn không phải tôn thờ bất kì ai cả và bạn không phải chấp nhận bất kì sự tôn thờ của ai. Toàn thể sự tồn tại này là thiêng liêng ngang nhau.
Khi ông phụ thuộc vào thực tại, điều thực trở thành giả. Khi ông phụ thuộc vào thực tại, mọi thứ đều giả.
Mọi thứ mà bạn đã biết cho tới nay, như thực...
Tôi đã nghe: Trong một thành phố lớn, một người có một lâu đài tốt nhất. Mọi người hay tới xem nó. Đấy là phép màu của kiến trúc. Nhưng một đêm, bỗng nhiên, nó bị cháy. Người này lúc đó sang nhà người bạn. Ai đó báo cho anh ta, “Anh làm gì thế? Lâu đài của anh đang cháy đấy.” Anh ta chạy về, không gì còn có thể gây sốc cho anh ta hơn. Không biết gì nữa, nước mắt tuôn ra từ mắt anh ta. Cái quí giá nhất của anh ta, gắn bó lớn lao nhất của anh ta đang bị phá huỷ trước mắt anh ta mà không gì có thể được làm. Đám cháy đã bốc lên quá lớn rồi.
Vừa lúc đó, người con út của anh ta chạy tới anh ta, bảo anh ta, “Bố ơi, đừng lo nghĩ. Hôm qua con đã bán ngôi nhà này rồi. Nhà vua liên tục nói rằng ngôi nhà làm cho ông ấy bối rối rằng bố có lâu đài còn tốt hơn. Cuối cùng con đã quyết định bán nó - và ông ấy đã sẵn sàng trả bất kì giá nào.”
Bỗng nhiên nước mắt bỗng khô đi và người này bắt đầu mỉm cười. Không cái gì đã thay đổi. Ngôi nhà đã cháy nhưng nó không còn thuộc vào anh ta nữa. Vậy thì ai bận tâm? Vậy đấy không phải ngôi nhà làm đau anh ta, đấy là bản ngã, ngôi nhà của anh ta. Và thế rồi người con trẻ hơn của anh ta tới và nói, “Bố ơi, bố đang làm gì ở đây thế? Mặc dầu chúng con đã đồng ý bán lâu đài này, nhưng việc mua bán vẫn còn chưa được viết ra. Và tất nhiên nhà vua không định trả tiền. Con có mọi nghi ngờ rằng ông ấy đứng sau vụ cháy này.”
Và lần nữa nước mắt lại bắt đầu tới. Và tình huống vẫn như cũ; không cái gì đã thay đổi. Chỉ ý tưởng đã thay đổi; ngôi nhà đã trở thành của anh ta, thế thì có khổ lớn. Ngôi nhà không còn của anh ta, mọi khổ biến mất.
Và thế rồi bản thân nhà vua tới trong chiếc xe của mình và ông ta nói, “Anh không cần phải lo nghĩ. Ta là con người biết giữ lời. Nếu ta đã mua nó, là ta đã mua nó rồi. Không việc mua bán nào đã được viết ra, không tiền bạc nào đã được đưa trước, nhưng bởi vì hôm qua chúng ta đã thoả thuận miệng, điều đó là đủ. Đấy là ngôi nhà của ta bị cháy. Ông không cần phải lo nghĩ.”
Và bỗng nhiên, thay vì nước mắt, người này mỉm cười.
Khi thực tại phụ thuộc vào ông, mọi thứ đều thực.
Vậy, hiền nhân không dùng tâm trí mình để tìm thực tại, hay thực tại tìm tâm trí người đó, hay tâm trí người đó tìm tâm trí người đó, hay thực tại tìm thực tại.
Đấy là cái vòng luẩn quẩn: tâm trí và thực tại, tâm trí và thế giới. Tâm trí tạo ra thế giới nào đó mà không là cái gì ngoài phóng chiếu của bạn. Và thế rồi, phóng chiếu nào đó đó tạo ra tâm trí bạn. Và theo cách này, cái vòng luẩn quẩn này cứ hỗ trợ cho cái vòng luẩn quẩn khác; tâm trí bạn hỗ trợ cho phóng chiếu của bạn, phóng chiếu của bạn hỗ trợ cho tâm trí của bạn. Và bạn cứ sống trong ảo giác.
Vậy, hiền nhân không dùng tâm trí mình để tìm thực tại, hay thực tại tìm tâm trí người đó, hay tâm trí người đó tìm tâm trí người đó, hay thực tại tìm thực tại. Tâm trí người đó không làm phát sinh thực tại. Và thực tại không làm phát sinh tâm trí người đó. Và bởi vì cả tâm trí người đó và thực tại tĩnh lặng, người đó bao giờ cũng trong samadhi.
Đây là một định nghĩa hay về samadhi. Khi tâm trí tĩnh lặng và thực tại tĩnh lặng - khi bạn ở ngoài cái vòng luẩn quẩn - tất cả đều im lặng, im lặng sâu sắc.
Từ này, samadhi, cần phải được hiểu. Nó có nghĩa là tới một trạng thái tuyệt đối thăng bằng, tới một trạng thái tuyệt đối cân bằng. Từ này bắt nguồn từ tiếng Phạn. Và tiếng Phạn là một trong những ngôn ngữ trên thế giới có những từ với nghĩa sâu sắc. Không chỉ nghĩa từ điển, mà với nghĩa tồn tại. Các ngôn ngữ khác chỉ có nghĩa từ điển.
Tiếng Phạn là ngôn ngữ duy nhất trên cả thế giới do những người chứng ngộ tạo ra. Nó là ngôn ngữ được sáng tạo ra. Nó chưa bao giờ là ngôn ngữ của mọi người. Không có thời nào mà cả nước nói tiếng Phạn cả. Mọi ngôn ngữ khác của thế giới đều đã được mọi người dùng vào thời này hay thời khác. Nhiều ngôn ngữ đã trở thành tử ngữ, như latinh hay Do Thái hay Pali hay Prakrit. Nhiều ngôn ngữ đã có thời là ngôn ngữ sống, đã trở thành ngôn ngữ chết. Nhưng tiếng Phạn chưa bao giờ là ngôn ngữ của dân tộc này.
Đây là một hiện tượng rất lạ. Nó đã từng là ngôn ngữ của những người chứng ngộ, do đó mọi từ đều có hai nghĩa; một, nghĩa từ điển cho học giả và một nghĩa tồn tại cho người đang đi tìm chân lí.
Tiếng Phạn có hai từ vyadi và samadhi. Vyadi có nghĩa “ốm bệnh của linh hồn” còn samadhi nghĩa “mạnh khoẻ và tính toàn thể của linh hồn”. Nhưng đây là nghĩa tồn tại. Một người còn chưa kinh nghiệm samadhi là ốm bệnh tâm linh. Người đó có thể mạnh khoẻ về thân thể, nhưng người đó không mạnh khoẻ về tâm linh. Có thể có người ốm yếu về thân thể nhưng người đó có thể đạt tới samadhi. Thậm chí vào khoảnh khắc cuối của cuộc sống của bạn, bạn cũng có thể đạt tới samadhi. Bản thể tâm linh của bạn đi tới mọi sự mạnh khoẻ của nó, tráng kiện. Thậm chí chỉ một khoảnh khắc bạn biết tới samadhi, bạn đã biết tới bí mật lớn nhất trong sự tồn tại.
Không có từ nào trong bất kì ngôn ngữ nào đồng nghĩa với samadhi. Chỉ một từ trong tiếng Nhật Bản tới gần nó chút ít, nhưng nó cũng không đồng nghĩa. Từ đó là satori. Và không may là tiếng Nhật Bản đã dừng lại ở satori mà cứ ngỡ rằng đấy là samadhi.
Satori chỉ là thoáng nhìn về samadhi - thoáng nhìn xa xôi. Chẳng hạn, bạn có thể thấy các đỉnh Himalayas từ xa hàng trăm dặm, nhưng việc thấy đỉnh đó khi ngồi lên nó lại là kinh nghiệm hoàn toàn khác. Satori chỉ là cái nhìn xa xôi về samadhi; một thoáng nhìn, đẹp trong bản thân nó nhưng không tương đương với samadhi.
Samadhi là chính bản chất của bạn trong sáng tỏ tuyệt đối của nó, trong thuần khiết tuyệt đối của nó, trong nhận biết tuyệt đối của nó.
Samadhi là nhà thực của bạn.
Và những người không biết samadhi đang lang thang không nhà. Họ là những người vô gia cư, những người mất gốc và toàn thể cuộc sống của họ không là gì ngoài thảm kịch. Samadhi cho bạn gốc rễ trong sự tồn tại, và nó mở ra cánh cửa của nhà bạn. Samadhi là việc thực tại hoá tối thượng cho tiềm năng của bạn.
Và con đường tới samadhi là đơn giản. Vứt bỏ tâm trí - đi ra ngoài tâm trí và bạn sẽ đi vào trong samadhi. Tâm trí là rào chắn duy nhất và kì lạ là chúng ta cứ liên tục giáo dục tâm trí để trở thành ngày càng mạnh hơn. Toàn thể hệ thống giáo dục của chúng ta trên khắp thế giới, đều nuôi dưỡng cho tâm trí - kẻ thù của bạn, làm cho nó mạnh hơn, nhiều thông tin hơn, nhiều thông thái hơn.
Trong một thế giới thông minh hơn, thiền nên trở thành tuyệt đối bắt buộc trong mọi trường phổ thông, trong mọi trường cao đẳng, trong mọi đại học. Và chừng nào mà một người còn chưa nếm trải hương vị của samadhi, người đó sẽ không được phép rời khỏi đại học. Người đó sẽ không được cấp chứng chỉ để ra đi.
Và nếu chúng ta có thể làm cho thiền thành một phần bản chất của mọi hệ thống giáo dục, thế thì một cách tự nhiên những người này sẽ là các chính khách, những người này sẽ là nhà kinh doanh, những người này sẽ là nhà công nghiệp, những người này sẽ là nhạc sĩ, những người này sẽ là hoạ sĩ, diễn viên, vũ công. Nhưng họ tất cả sẽ có một điều chung và đó sẽ là kinh nghiệm của họ về thiền. Và đó sẽ là yếu tố chung nối toàn thể nhân loại thành một toàn thể.
Con người của thiền hành động theo cách khác.  Dù người đó chọn bất kì nghề gì, không thành vấn đề. Người đó sẽ mang tới cho nghề nghiệp của mình một phẩm chất thiêng liêng nào đó. Người đó có thể đóng giầy, hay người đó có thể quét đường, nhưng người đó sẽ đem vào công việc của mình phẩm chất nào đó, duyên dáng nào đó, cái đẹp nào đó, cái không thể có được nếu không có samadhi.
Chúng ta có thể làm tràn ngập thế giới này bằng những người cực lạc. Chỉ một điều đơn giản phải được chấp nhận... Dù bạn sẽ là bác sĩ hay kĩ sư hay nhà khoa học, dù bạn sẽ là bất kì cái gì, điều đó không thành vấn đề. Thiền nên là nền tảng cho mọi nghề nghiệp, cho mọi chiều hướng giáo dục.
Chiến tranh sẽ biến mất theo cách riêng của nó. Bạn sẽ không phải phản đối chống vũ khí hạt nhân. Dân số sẽ bắt đầu giảm đi theo cách riêng của nó, bởi vì con người của thiền hoạt động với nhận biết. Nếu người đó thấy rằng thế giới quá đông đúc dân cư, người đó không thể sinh thêm con cái. Không ai phải bảo người đó cả. Tại sao người đó lại phải đưa con cái vào một thế giới đang đi xuống mỗi ngày hướng tới thảm hoạ? Ai muốn con mình đi vào chiến tranh thế giới thứ ba? Ai muốn con mình chết đói trên đường phố?
Thiền là cách chữa lành duy nhất cho mọi ốm bệnh mà con người phạm phải; liều thuốc duy nhất. Và tôi phải nhắc bạn rằng từ thiền và thuốc có cùng nguồn gốc. Thuốc dành cho thân thể và thiền dành cho linh hồn. Chúng cả hai đem lại mạnh khoẻ.
... Lời kinh nói, “Cái không có bản tính của riêng nó.”
Đây là một trong những đóng góp vĩ đại nhất của Phật Gautam và đệ tử của ông ấy như Bồ đề đạt ma. Cái không có bản tính của riêng nó.
Điều đó nghĩa là, tâm thức của bạn là không gian thuần khiết. Nó không có thuộc tính nào. Nó hoàn toàn trống rỗng, vậy mà tràn đầy - tràn đầy vui vẻ, tràn đầy ánh sáng, tràn đầy hương thơm - nhưng trống rỗng hoàn toàn.
Không có tự tính nào làm cho mọi người khác nhau. Khoảnh khắc bạn trong samadhi, bạn sẽ thấy cây cũng trong samadhi. Núi trong samadhi. Sao trong samadhi. Toàn thể sự tồn tại trong samadhi. Chỉ bạn đã đi lạc lối. Bạn đã quay lại, hội nhập, tan chảy vào trong cái toàn thể của vũ trụ.
“Cái không có bản tính của riêng nó.” Hành động.
Đừng hỏi.
Bồ đề đạt ma không phải là triết gia và ông ấy không quan tâm tới bất kì việc triết lí nào. Ông ấy là con người đơn giản của hành động. Ông ấy nói, Hành động. Đừng hỏi... bởi vì câu hỏi không dẫn tới đâu cả. Mọi câu trả lời đều sẽ tạo ra thêm mười câu hỏi nữa. Và bạn có thể cứ hỏi mãi, hết kiếp này đến kiếp khác, và bạn sẽ không có khả năng tìm thấy câu trả lời... Hành động.
Khi ông hỏi, ông sai.
Câu hỏi nào bạn hỏi không thành vấn đề. Khi ông hỏi, ông sai. Và khi bạn không hỏi và hành động im lặng, samadhi không xa xôi gì. Câu hỏi tới từ tâm trí và bất kì câu trả lời nào được đưa ra, tâm trí bạn hân hoan trong việc trở nên ngày càng hiểu biết hơn. Nó trở nên ngày càng mạnh hơn. Bồ đề đạt ma nói, “Xin đừng hỏi gì. Nếu ông muốn biết câu trả lời, đừng hỏi câu hỏi. Hành động.”
Hành động, siêu việt lên trên tâm trí và bạn sẽ thấy bạn là câu trả lời. Chính bản thể bạn là câu trả lời.
Khi ông bị lừa, sáu giác quan và năm vong linh là kết cấu của khổ não và hữu tử.
Ông ấy có nhạy bén lớn lao trong việc nói những điều cực kì có ý nghĩa trong những lời kinh nhỏ. Ông ấy đang nói khi bạn bị lừa dối, nói cách khác khi bạn trong tâm trí, thế thì năm yếu tố tạo ra thế giới và sáu giác quan của bạn.
Đây là điều rất kì lạ, bởi vì chỉ trong thế kỉ này khoa học đã khám phá ra giác quan thứ sáu. Ngoài ra, mọi kinh sách cổ đều nói về năm giác quan. Chỉ mỗi một mình Bồ đề đạt ma nói tới sáu giác quan. Và giác quan thứ sáu là ở chỗ nó là phép mầu mà ông ấy đã đi tới biết đến nó. Nó chỉ vừa được phát hiện ra.
Nó ở bên trong tai bạn. Tai bao giờ cũng được chấp nhận là một trong năm giác quan, nhưng chúng ta không biết rằng bên trong tai có hai giác quan. Một là giác quan để nghe và giác quan kia là giác quan thăng bằng. Nếu bạn bị đánh mạnh vào tai thì bạn sẽ lập tức mất thăng bằng. Khi bạn thấy người say rượu về nhà trong đêm muộn, bạn không thể nào tin làm sao người đó xoay xở được. Người đó đã mất mọi kiểm soát và mọi thăng bằng, bởi vì cồn ảnh hưởng tới giác quan thứ sáu. Mọi chất ma tuý đều ảnh hưởng tới giác quan thứ sáu và ngay lập tức bạn mất thăng bằng.
Một người say về nhà muộn trong đêm và cố gắng mở khoá. Nhưng tay người đó run rẩy và ổ khoá rung rung; tay kia người đó run và người đó không thể nào xoay xở tra chìa khoá vào ổ được. Cả hai tay đều run. Người đó nói, “Lạy trời, chuyện gì thế này? Chắc là động đất. Mọi thứ đều rung rinh.”
Một cảnh sát quan sát người đó từ vệ đường cảm thấy thương người này. Anh ta là người tốt nhưng lại rơi nhầm toán... cũng như các bạn vậy. Tất cả các bạn đều là người tốt rơi vào sai toán. Không mấy chốc bạn sẽ bước đi như người say vậy. Viên cảnh sát tới người đó và nói, “Để tôi giúp anh.” Người đó nói, “Vâng, anh tốt quá, nếu anh có thể giữ cho cái nhà khỏi rung rinh một chốc để tôi có thể tra chìa vào trong lỗ. Chỉ phải giữ ngôi nhà lại thôi. Dường như là có động đất lớn.”
Điều đó rất kì lạ bởi vì giác quan thứ sáu bị giấu kín trong tai. Do đó, không ai đã bao giờ nói về nó bởi vì không ai nhận biết gì về nó cả. Chỉ trong thế kỉ này, các nhà giải phẫu mới trở nên nhận biết rằng trong tai cũng có một giác quan khác giữ cho thân thể bạn thăng bằng.
Nhưng Bồ đề đạt ma nói sáu giác và năm vong linh là các kết cấu của khổ não và hữu tử. Khi bạn bị lừa, khi bạn trong tâm trí, năm yếu tố và sáu giác quan của thân thể bạn tạo ra cho bạn những khổ não, chết chóc và không gì khác.
Nhưng: Khi ông thức tỉnh, tức là khi bạn vượt ra ngoài tâm trí, sáu giác quan và năm vong linh là kết cấu của niết bàn và bất tử.
Mọi thứ vẫn như cũ; cùng sáu giác quan đó và cùng năm hợp phần đó - các yếu tố cấu thành nên thế giới này. Một khi bạn vượt ra ngoài tâm trí, chúng tạo ra niết bàn và bất tử.
Cho nên Bồ đề đạt ma không chống lại thân thể và ông ấy không chống lại thế giới. Ông ấy chống lại giấc ngủ của bạn. Ông ấy không muốn bạn từ bỏ thế giới. Ông ấy không muốn bạn hành hạ thân thể, bởi vì thân thể này và thế giới này sẽ hành xử tuyệt đối khác nhau. Bạn chỉ phải thức tỉnh. Cho nên toàn thể câu trả lời là:
Từ bỏ việc ngủ, từ bỏ tâm trí cái là thành trì của giấc ngủ của bạn.
Đi vào trong im lặng, điều sẽ làm thoát ra nhận biết đang ngủ của bạn. Và toàn thể bản thể bạn sẽ trở thành chói sáng với tâm thức.
Thế thì cũng thân thể ấy, cũng giác quan và ấy và cũng thế giới ấy có một ý nghĩa hoàn toàn khác. Nó trở thành niết bàn. Nó trở thành bất tử.
Người đi tìm Đạo không nhìn ra ngoài bản thân mình. Người đó biết rằng tâm trí là Đạo. Nhưng khi người đó thấy tâm trí, người đó thấy cái không. Còn khi người đó thấy Đạo, người đó thấy cái không. Nếu ông nghĩ ông có thể dùng tâm trí để tìm thấy Đạo, ông bị lừa. Khi ông bị lừa, phật tính tồn tại.
Đây là phát biểu rất hay. Rất hiếm khi bắt gặp được một phát biểu hay như vậy. Khi ông bị lừa, phật tính tồn tại bởi vì khi ông nhận biết, nó không tồn tại.
Đây là một phát biểu rất kì lạ. Bạn chắc phải nghĩ ngược lại. Bạn chắc phải nghĩ rằng khi bạn bị lừa dối, phật tính không tồn tại, còn khi bạn nhận biết, nó tồn tại. Nhưng Bồ đề đạt ma nói chính điều đối lập lại. Và ông ấy là đúng.
Khi ông bị lừa... khi bạn lang thang trong đủ mọi loại ảo tưởng trong thế giới này, có ham muốn trong bạn, sâu bên dưới. Đôi khi bạn trở nên nhận biết về nó; đôi khi bạn quên mất tất cả về nó. Khao khát là vị phật, khao khát trở nên nhận biết, khao khát về chứng ngộ...
Thậm chí trong giấc ngủ sâu nhất, ở đâu đó trong góc tối của bạn, một  khao khát nhỏ vẫn cứ tiếp tục để được tỉnh táo - được thức tỉnh, được chứng ngộ bởi vì không ai có thể được thoả mãn với khổ, thống khổ, khổ não mãi mãi. Người ta muốn thoát ra khỏi nó. Đó là lí do tại sao Bồ đề đạt ma nói: Khi ông bị lừa, phật tính tồn tại. Khi ông nhận biết, nó không tồn tại. Bởi vì nhận biết là phật tính.
Khi bạn nhận biết, bạn là vị phật và khao khát về phật tính biến mất. Và khi bạn là vị phật, bạn không nhận biết rằng bạn là vị phật. Nhận biết không thể là nhận biết về bản thân nó. Hồn nhiên không thể là nhận biết về bản thân nó. Cho nên phật tính chỉ tồn tại cho những người ở xa nó. Phật tính biến mất với những người đã tới nhà.
Vị phật không biết rằng mình là vị phật. Tri thức bao giờ cũng là về cái khác. Gương có thể phản xạ mọi thứ trên thế giới ngoại trừ bản thân nó. Gương không biết rằng nó hiện hữu.
... Đừng ghét sống và chết hay yêu sống và chết. Giữ mọi ý nghĩ của ông tự do với ảo tưởng, và trong cuộc sống ông sẽ chứng kiến sự bắt đầu của niết bàn, và trong cái chết ông sẽ kinh nghiệm việc đảm bảo không tái sinh.
Điều làm tràn ngập tôi với sự ngạc nhiên lớn lao là toàn bộ bầu không khí phương Tây chưa bao giờ nghĩ tới tái sinh. Các triết gia vĩ đại từ Plato tới Kant, tới Feuerbach, tới Bertrand Russell, tới Jean Paul Sartre - dòng vĩ đại các thiên tài thông minh xuất chúng, nhưng không một người nào đã từng nghĩ tới tái sinh. Toàn thể ý tưởng của họ vẫn còn... chỉ một kiếp sống. Nó quá keo kiệt.
Sự tồn tại không keo kiệt; nó tràn đầy thừa thãi.
Mọi cái chết đều là sự bắt đầu của một cuộc sống mới, ngoại trừ chỉ hãn hữu, khi ai đó trở nên chứng ngộ. Thế thì cái chết của người đó là cái chết tối thượng. Người đó sẽ không được sinh ra nữa. Người đó sẽ không đi vào thân thể lần nữa; người đó sẽ không chịu nỗi khổ của tâm trí khác lần nữa. Tâm thức của người đó sẽ tan chảy, cũng giống như tảng băng tan ra trong đại dương và trở thành một với nó. Người đó sẽ ở khắp nơi, nhưng người đó sẽ không ở bất kì chỗ đặc biệt nào, trong bất kì hình dạng nào. Người đó sẽ ở khắp nơi, nhưng vô hình. Người đó sẽ là chính vũ trụ này.
Mỗi lần một người trở nên chứng ngộ, toàn thể vũ trụ lại lên cao hơn một chút trong tâm thức, bởi vì tâm thức của người này lan toả khắp sự tồn tại. Càng nhiều người trở nên chứng ngộ, sự tồn tại sẽ càng giầu có hơn. Cho nên vấn đề không phải là một người trở nên chứng ngộ. Trong chứng ngộ của người đó, toàn thể vũ trụ được lợi vô cùng. Nó trở thành giầu có hơn, đẹp đẽ hơn, vui vẻ hơn, lễ hội hơn.
Thấy hình dạng nhưng không bị biến chất bởi hình dạng hay nghe âm thanh nhưng không bị biến chất bởi âm thanh là giải thoát. Mắt mà không bị gắn bó với hình dạng là Cổng vào Thiền. Tai mà không bị gắn bó với âm thanh cũng là Cổng vào Thiền. Nói tóm lại, những người cảm nhận sự tồn tại của hiện tượng và vẫn còn không gắn bó đều được giải thoát...
Khi ảo tưởng vắng bóng, tâm trí là đất phật. Khi ảo tưởng hiện diện, tâm trí là địa ngục.
Tôi nhớ tới một Thiền sư vĩ đại. Hoàng đế Nhật Bản đã muốn tới gặp ông ấy nhưng con đường tới tu viện của ông ấy lại nguy hiểm, đi qua rừng hoang, những phần núi non hiểm trở. Nhưng cuối cùng, hoàng đế đã quyết định mình phải đi. Cái chết của ông ấy đang tới gần và ông ấy không thể mạo hiểm được... Trước khi cái chết tới ông ấy phải có hiểu biết nào đó mà cái chết không thể nào phá huỷ nổi.
Ông ấy tới Thiền sư, người đang ngồi dưới một gốc cây. Ông ấy chạm chân Thiền sư và nói, “Tôi đã tới để hỏi một câu hỏi. Liệu có địa ngục hay thiên đường thực không? Bởi vì cái chết của tôi đang tới gần và mối quan tâm duy nhất của tôi là: tôi đang đi đâu; xuống địa ngục hay lên cõi trời?” Thiền sư cười to và nói, “Ta chưa bao giờ nghĩ rằng hoàng đế của chúng ta là đồ ngu đến thế.”
Nói với hoàng đế, “đồ ngu”...! Trong một phần giây, hoàng đế quên mất và rút phăng kiếm ra, và ông ta định chặt đầu thiền sư.
Thiền sư cười to và nói, “Đây là cổng vào địa ngục.” Hoàng đế dừng lại, cất kiếm vào bao, và thiền sư nói,
“Ông đã vào cõi trời. Bây giờ ông có thể đi. Nhớ lấy: giận dữ, bạo hành, huỷ diệt. Đây là cổng vào địa ngục. Và địa ngục là tâm trí ông.
“Nhưng hiểu biết, từ bi, im lặng là cánh cửa của cõi trời. Chúng ở bên ngoài tâm trí ông. Và ta đã cho ông kinh nghiệm về cả hai. Thứ lỗi cho ta là ta đã gọi ông là đồ ngu. Ta phải làm thế. Đấy chỉ là đáp ứng lại cho câu hỏi của ông, bởi vì ta không phải là nhà tư tưởng và ta không trả lời theo cách các nhà tư tưởng trả lời câu hỏi. Ta là nhà huyền môn. Ta đơn giản tạo ra phương cách để cho ông có thể có hương vị nào đó của câu trả lời. Bây giờ quên đi.”
Và hoàng đế chạm chân Thiền sư với nước mắt biết ơn, bởi vì không câu trả lời nào khác có thể có ích nhiều đến thế. Nó sẽ vẫn còn chỉ là giả thuyết. Nhưng con người này lại là một thầy cực kì sáng suốt. Ông ấy đã tạo ra tình huống ngay lập tức, chỉ bằng cách gọi hoàng đế là đồ ngu. Và ông ta đã biểu lộ cho hoàng đế cả hai: cánh cửa xuống địa ngục và cánh cửa lên cõi trời. Tâm trí bạn là địa ngục. Đi ra ngoài tâm trí bạn là thiên đường.
Đi ra ngoài tâm trí đi. Đó là điều tinh túy của toàn thể giáo huấn của mọi người đã thức tỉnh.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.

Ads Belove Post