Read more
Osho - Thế giới Mật điển
Chương 1. Thế giới của những Mật điển
Trước hết! Thế giới “Vigyana Bhairava Tantra” không phải tri thức cũng không phải triết học. Giáo điều không có mặt ở đây. Tất cả chỉ là những phương pháp, những kỹ thuật. Giờ đây bạn nên cùng tôi xác định rõ một điều: Nó cũng không phải là những nguyên tắc.
Tantra có nghĩa là kỹ thuật, phương pháp, con đường. Nó không trả lời cho cái “Tại sao?” của chân lý mà là “Làm thế nào để đạt đến Chân lý?” Lý thuyết trở nên vô ích, quan trọng chính là kinh nghiệm. Các bạn phải chịu một sự thay đổi hay nói đúng hơn phải chịu một sự chuyển hóa toàn diện.
Mật tông đòi hỏi các bạn toàn diện trong bản thể; nó không chịu cái nửa mùa. Thế nên ta phải có một lối tiếp cận, một thái độ tư duy hoàn toàn khác để tiếp nhận nó. Tuy rằng những câu hỏi của Devi bề ngoài có vẻ hơi triết lý khi không biết mình cần dũng mãnh tiến tới nhưng sự hiểu biết sẽ làm chùn bước chúng ta. Như vậy có phải: “Ai thật sự đạt đến hiền triết sẽ trở nên khờ khạo”. Họ đơn giản như trẻ con.... Như lúc được tình yêu, bạn trở thành con người khác.
Những câu hỏi Devi đặt ra, Shiva không trả lời nhưng đồng thời trả lời. Khi Devi hỏi:
“Cái thực của Ngài là gì?”
Ông không trả lời; ngược lại, ông đề nghị một kỹ thuật và Devi đã hiểu khi thực hành kỹ thuật đó. Ðối với Mật Tông:
“Thực hành là hiểu và không có sự hiểu biết nào khác.”
Người ta có thể cho những câu trả lời nhưng tất cả đều láo khoét. Khi đặt một câu hỏi cho nhà triết học trả lời, nếu nó đáp ứng, bạn trở thành học trò của triết thuyết đó! Bằng không bạn sẽ tìm hiểu triết thuyết khác! Nhưng trước sau gì bạn vẫn là bạn, không một chút gì thay đổi.
Cho dù đúng hay sai bạn vẫn không thể nào trở thành triết thuyết. Lúc nào cũng vẫn chính là bạn, bất cứ màu áo nào bạn khoác lên người nó vẫn cứ là lớp vỏ bọc. Lớp áo không thể là tố chất và tố chất không bao giờ là lớp áo.
Tất cả những điều trong Mật điển là những mẫu đối thoại giữa Shiva và Devi. Ðây không phải là một cuộc đối thoại giữa thầy và trò mà là giữa hai người tình.
Người học trò ắt trong trạng thái tâm lý của người nữ. Nếu không họ không có gì để học. Nếu bạn hoàn toàn cởi mở chắc chắn bạn sẽ được những câu trả lời. Một điều chúng ta cần phải biết Shiva vừa là đàn ông vừa là đàn bà vì thế bạn nên hấp thụ nơi người Thầy trong tính chất người Nữ như vậy cái học mới phát triển thật sự nơi bạn. Nếu muốn có một sự đổi thay chắc chắn bạn sẽ có được câu trả lời.
Có lẽ đây là lý do mà các Mật điển đều viết bằng ngôn ngữ tình yêu. Vì nó có thể phản ảnh thực tại một cách dể dàng, gần gũi và dễ hiểu. Phương pháp vượt ra ngoài nhận thức còn chúng ta đều hiện thực trong trạng thái vô thức.
Do đó, mục đích của tất cả tôn giáo là đạt đến cái ngoại tại của nhận thức để trở thành rõ biết. Và nỗi lo của Krishnamurti và Thiền tông là phát triển cái rõ biết.
Shiva là Bhairava - Devi là Bhairavi = Những ai đã ra ngoài nhị nguyên. Trạng thái của Bhairava chính là Tình Thương Tuyệt Ðối.
Nhưng làm thế nào đạt đến cái tuyệt đỉnh; ra ngoài nhị nguyên ra ngoài sự nhận thức, vượt ngoài thân thể, ngoài tâm thức. Ngoài thế giới được gọi là: Moksha (Sự giải thoát). Chính bằng những kỹ thuật, bằng những Mật điển.
“Ồ Shiva, cái thực của anh là gì?”
Tại sao có câu hỏi này? Devi đang đắm mình trong tình yêu sâu thẳm nhất. Nghĩa là đột nhập vào cái hiển nhiên nội tại. Các bạn cũng có thể hỏi câu hỏi này nhưng nó không mang cùng một ý nghĩa. Vậy nên cố gắng hiểu tại sao Devi hỏi: “Hiện thực của anh là gì?”
Devi say đắm trong tình yêu mênh mông. Lần đầu tiên các bạn yêu, trái tim các bạn thổn thức tràn ngập niềm vui hẳn nhiên niềm phúc lạc tuôn trào trong bạn. Thế giới không còn tồn tại, chỉ còn bạn - đối tượng và “Tình yêu”.
Chỉ còn lại ba, Chỉ có ba vật thể tồn tại trong Vũ trụ .
Cũng có nghĩa hình tướng của Shiva hoàn toàn tan biến
Hình thái của Shiva tan biến. Shiva trở thành toàn khối của vũ trụ. Khi anh thật sự thấm nhuần trong tình yêu tức thì thân vật lý tan biến ngay lúc đó. Ngay giao điểm khám phá lập tức mối tiếp xúc - không phải trạng thái bên trong cũng không phải hình tướng bên ngoài.
Nếu bạn thực sự yêu một người, dâng hiến trọn vẹn thực sự với tất cả trạng thái hòa hợp - thì hình thái của đối tượng mờ dần và tan biến như chưa từng tồn tại. Nếu bạn có thể cùng người đạt đến đỉnh cao nhất trong cực điểm - Tình yêu tự tan biến.
Không dựa vào hình thể để đến với tình yêu, bạn bước ngay vào trạng thái của không hình tướng. Ðây cũng là một trong những lý do; vì sao chúng ta sợ rơi vào vực thẳm mênh mông không đáy của cái bao la vô cùng tận. Vì Shiva không còn hình tướng hay thân xác nữa.
Thế là cái “Không hình thể”bắt đầu xuất hiện. Người ta buộc mình phải đứng trước một vực thẳm. Có phải chăng đó là nguyên nhân mà người ta sợ yêu, sợ phải đứng trước vực thẳm không đáy. Cũng có lẽ tại vì trên thực tế không ai có hình tướng. Bạn sống và di động qua thân thể nhưng bạn không phải là thân thể.
Có phải chăng vì các bạn không muốn phiêu lưu vào cái chiều sâu thăm thẳm của chính bản thể mình. Như thế câu hỏi này không phải là câu hỏi bình thường hay có tính cách hiếu kỳ.
Cũng không phải một câu hỏi mang tính chất vấn nạn. Mà chỉ đơn giản hỏi:
“Ồ! Shiva, bộ mặt thật của anh là gì?”
Deva ắt phải tương tư, phải đắm say trong tình yêu. Sự việc bắt đầu hình thành trong cái thật giản dị là “hình thành”. Tình yêu có thể chỉ nhìn thấy một người như họ đang nhìn thấy họ - từ bên trong. Như thế Deva chắc phải yêu người bạn tình như yêu chính bản thể mình.
Tình yêu đang lúc thanh xuân, tình yêu trưởng thành có nghĩa tình yêu đến độ chín muồi. Ngôn ngữ không còn cần thiết nữa. Ðối tượng bắt đầu tan biến để trở về cái gọi là “không hình thể”. Bấy giờ anh ta có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu gương mặt thật của chính mình.
“Ồ! Shiva, hiện thực của anh là gì?”
Một câu hỏi làm tình yêu phải trở thành cốt lõi. Trở thành tinh túy và vô cùng mãnh liệt của chính riêng bạn. Khi câu hỏi được thăng hoa, họ trở thành khác nhau tùy thuộc vào tâm tưởng. Như thế sẽ có hằng triệu câu hỏi sáng tạo ra nghi vấn trong tâm trí các bạn.
Deva không tồn tại? Bản ngã không tồn tại? Khi tình yêu đến cực điểm, người tình bị tan biến? Tại sao điều này có thể xảy ra được? Tại sao?...
Vì thực sự tất cả mọi người không ai có hình tướng. Vì bạn không phải là một thực thể tồn tại miên viễn. Bạn chuyển động. Tất cả sinh hoạt của cái gọi là sự sống qua thân vật lý chính là sự chuyển động và điều chắc chắn bạn không thể nào là phần ngoại lệ. Bạn đã chuyển động - đang chuyển động và mãi mãi chuyển động vì tình yêu thấm nhuần từ bên trong.
“Anh không còn thấy đối tượng từ phía bên ngoài mà chính từ bên trong.
Cũng như anh không còn thấy anh từ bên ngoài mà chính từ bên trong.
Và anh cũng thấy anh từ bên trong chính họ”
Thiền sư Rinzai khi đạt đến sự Giác Ngộ. Việc đầu tiên của ông là đặt câu hỏi “Thân tôi đâu?” Ông tìm kiếm và gọi các đệ tử “Làm ơn tìm giùm thân thể ta. Ta đã đánh mất nó!” Hẳn Rinzai đã bước qua trạng thái phi hình tướng. Nhưng chỉ mỗi mình ông kinh nghiệm điều ấy qua thực hành Thiền Ðịnh.
Một người biết về họ. Chỉ là sự phản chiếu qua tấm gương, thỉnh thoảng các bạn nên nhắm mắt lại thiền định trong suy gẫm “Nếu không có tấm gương làm sao có thể nhìn thấy khuôn mặt mình? Nếu không có tấm gương lấy gì phản chiếu. Cái gọi là gương mặt mình!”
Khi suy ngẫm về thế giới hoặc sống nơi cô độc bạn rất khổ sở. Vì bạn đã trở thành cái bên ngoài. Bị ám ảnh và lệ thuộc chi phối bởi ngoại vi vì nó là sự phản chiếu trở lại cái bóng của chính mình qua hoạt động ngược lại của sự tập trung. Qua sự can thiệp thô bạo của những người khác. Vì họ tự cho mình có quyền.
Khi không có gì để phản chiếu chắc hẳn bạn rơi vào cô độc, vào bóng tối hoặc bạn sẽ có một hình tướng hay một khuôn mặt nào khác? Như vậy không thể nào rõ biết thực thể trống không của hình tướng. Cái bạn biết chẳng qua là sự phản chiếu của những gì chung quanh. Bạn trở thành cái bóng của người khác; hay nói đúng hơn bạn trở thành cái bóng của những cái bóng.
Chắc chắn một điều “Cái có thể biết được chỉ là phần cấu tạo ngoại thể”. Có lẽ đó là lý do mà chúng ta trở nên không định dạng trong bản thể.
Devi hỏi Shiva:
“Ồ! Shiva hiện thực anh là gì?
Anh là ai?
Tại sao anh lại không hình thể”
Những câu hỏi như thế trong tình yêu; khi bạn tận hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn mà tự nhiên đã trao cho. Chỉ nên yên lặng! Trong sự yên lặng bạn sẽ hợp nhất; bạn không còn hiện diện. Ðó cũng là lần đầu tiên bạn biết về con người bên trong của mình. Khi biết yên lặng cũng là lúc bạn biết về bạn. Vì bản thể tự nhiên của chúng ta chính là “Sự yên lặng”.
Và cũng là một trong những lý do tại sao qua nhiều thế kỷ chúng ta không có hình ảnh, tranh, tượng về Shiva mà chúng ta chỉ có ký hiệu “Shivalingams”, những biểu tượng “Shivalingams” mà mỗi một Shivalingam lại là một vầng ánh sáng.
Vụ trụ chỉ “huyền bí” khi bạn nhìn nó với cặp mắt rực rỡ của trẻ thơ. Khi mà hình thể biến mất người phối ngẫu trở thành Vũ trụ, Vô tướng, Vô thể. Nên Devi trực nhận ra nàng không đặt câu hỏi vào Shiva mà là “vào toàn thể vũ trụ”. Shiva trở thành toàn khối vũ trụ.
Chỉ khi nào vật thể mất đi hình tướng, không còn biên giới và hòa lẫn vào nhau, lúc đó vũ trụ hoàn toàn là ánh sáng rực rỡ.... Và Shiva là vô tướng chỉ hiện hữu trong ánh sáng chói ngời của sự yêu thương và cũng là “Sự xuất hiện đầu tiên của ánh sáng để hình thành vật chất.”
Thiền sư Huệ Khả thường hay nói với đệ tử: “Khi tâm thức nhị nguyên chết đi trong thiền định (Tâm thức trong trạng thái nghỉ ngơi, dòng tư tưởng không còn cuốn trôi). Ðến với tôi ngay, đừng hoảng sợ. Ðó là thời điểm đúng lúc. Bấy giờ chính là lúc mà bạn có thể lĩnh hội một vài điều. Với Tâm Thức nhị nguyên sự truyền đạt không thể xảy ra vì Tâm thức lúc nào cũng xen vào khoảng giữa”.
(Giai thoại khác, Huệ Khả nói với các môn sinh: “Khi các người mất cái đầu lúc công phu; kiếm tôi liền tức khắc. Ðừng sợ, đó là lúc thuận tiện nhất mà tôi có thể dạy được các người”).
Ðó cũng là lý do tại sao Devi hỏi:
Hiện thực của anh là gì?
Toàn thể vũ trụ huyền bí là gì?
Chúng ta biết về vũ trụ nhưng chúng ta không biết về bí ẩn và sự huyền bí của nó. Nhưng đối với những đứa bé ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng và những người tình. Họ biết về điều đó.
Thỉnh thoảng những nhà thơ, những kẽ khùng điên cũng có khi biết về điều đó. Còn chúng ta không biết gì về sự huyền diệu, về vẻ đẹp nguyên sơ của vũ trụ mà lại cứ để cho tất cả sự việc lặp đi lặp lại một cách cũ rích - cũ rích. Không bí ẩn, không thi ca, chỉ nhạt nhẽo với những thánh ca, những tụng thi. Không có sự sáng tạo nào trong âm nhạc - vũ điệu - thơ ca...
Trong cái mênh mông của toàn thể vũ trụ, chúng ta lại nhìn trên các phương diện có tính chất kỹ thuật khoa học, máy móc. Quả thật là đơn điệu!
Những đứa bé hồn nhiên ngắm nhìn vũ trụ với đôi mắt sáng trong đầy bí ẩn thì vũ trụ sẽ là như thế đó! Cũng như khi bạn bắt đầu yêu, bạn trở nên ngây ngô khờ khạo như đứa bé ngắm nhìn cái tuyệt diệu của khoảng bao la vô tận. Có lẽ vì thế mà Thượng đế phán rằng “Những kẻ nào trong sáng như đứa bé vô nhiễm, sẽ được bước vào thế giới của ta.”
Nếu vũ trụ không huyền bí - bạn không thể có tôn giáo. Nếu vũ trụ được chứng minh - bạn tiến tới khoa học. Vũ trụ chỉ đẹp khi nào đôi mắt bạn thắm nhuần, sâu lắng... “Toàn thể sinh động, sống động tuyệt vời trong vẻ đẹp của chính nó.”
Devi nói: “Huyền diệu toàn thể vũ trụ là gì?”
Bất ngờ nàng cho câu hỏi của bản ngã trở thành câu hỏi của vô ngã. Nàng đã hỏi:
“Hiện thực của anh là gì?”
Rồi chuyển sang:
“Sự huyền diệu của toàn thể vũ trụ là gì?”
Khi hình tướng không hiện diện. Tình yêu đang là vũ trụ, vô tướng, vô thể bổng trở nên hằng hữu một cách bất ngờ. Devi ý thức rằng nàng không hỏi về Shiva mà nàng hỏi về toàn thể vũ trụ.
“Bây giờ Shiva hỏi về toàn thể vũ trụ”, toàn bộ cuộc đời Shiva được bao bọc bằng cái “Bây giờ”. Toàn bộ cuộc đời Shiva được bao bọc bởi - bầu khí quyển vĩ đại, như Karl Jaspers đã định nghĩa về Thượng đế:
“Khi bạn bước vào thế giới sâu lắng của tình yêu;
Con người không còn hiện diện, cấu trúc không hình thành và người tình trở thành cánh cửa đưa bạn vào vũ trụ để sống cuộc sống: Phi thời gian của hiện thực. Sự khám phá, nghiên cứu, tìm tòi có thể là một khoa học, rồi bạn tiến gần đến hệ thống logic bạn không chấp nhận phi hình thể là vì quan niệm của nhà khoa học là phân tích, chứng minh. Mọi việc phải có tính cách cố định, phải dựa vào một vật thể hiện hữu, cần phải định danh... Còn trong tình yêu, nếu có sự can thiệp của bản ngã, mọi vấn đề sẽ không bao giờ kết thúc. Hãy tiêu tan thân thể đi để cái bí ẩn huyền diệu có cơ hội bộc lộ.
Bạn hòa tan vào sự huyền diệu đầy bí ẩn, rồi nhận ra rằng mình đang rơi vào dao động.
Tất cả chỉ là dao động - Thế giới dao động... Dao động...
Toàn thể dao động... dao động.
Chỉ dao động... dao động... dao động... và dao động.
Khi bạn hoàn toàn rơi vào dao động, bất chợt một thế giới khác xuất hiện. Sự vật bổng nhiên không còn biên giới, tất cả hòa điệu nhịp nhàng trong tấu khúc vũ trụ một cách bất ngờ. Mọi vật bổng nhiên hài hòa và quyện lẫn vào nhau để trở thành một đơn vị, một cấu trúc, một tổng thể.
Một vật là mọi vật - mọi vật là một thể không còn khác biệt, không có cá biệt. Vũ trụ đã trở lại chính bản thể tuyệt vời - huyền diệu - rực rỡ của nó.
Bánh xe cuộc đời vẫn tiếp tục quay trong hành trình miên viễn.
Một biến chuyễn vĩ đại.
Một hành trình liên tục chuyển hoá không dừng dứt; trong từng khoảnh khắc - khoảnh khắc.
Vậy ai? Ai là người có thể cân bằng cuộc sống này. Ai? Trục Trung Tâm? Sự cân bằng giữa hai cực đối lập ở đâu? Ở một điểm cụ thể nào? Nàng sẽ không dừng lại và cứ mãi tiếp tục không ngừng hỏi. Nàng muốn phải giải quyết những thắc mắc, những vấn đề của nàng. Nếu không ai có thể làm cho nàng sáng tỏ, thì nàng tư duy hoặc độc thoại với mình!
Hãy nhớ một điều. Nếu bạn hỏi một vấn đề thuộc về tri thức thì hẳn nhiên bạn đòi hỏi một xác nhận. Do những nhận định sai lầm trong cuộc sống - trong một trạng thái không thuần khiết, mỗi câu trả lời lại phát sinh hoặc sáng tạo câu hỏi mới. Cứ như thế cả chuổi dài vô tận những câu hỏi nẩy sinh trong tâm trí bạn.
Trả lời lại tạo thêm vướng mắc, một câu trả lời lại tạo thêm những thắc mắc và mâu thuẩn nội tại. Trả lời? Không cần thiết. Bạn có thể có vô số câu trả lời, tựu trung chỉ có một câu trả lời. Chỉ có một câu trả lời duy nhất "Yên lặng” vì yên lặng là hiện hữu, là giao cảm một cách toàn bộ.
Nếu bạn hỏi tôi "Ai là người sáng tạo thế giới?” Tôi nói rằng "Nguyên âm A sáng tạo thế giới”. Chắc hẳn bạn sẽ tiếp tục truy vấn "Ai là người sáng tạo nguyên âm A.” Cứ thế mà diễn tiến như một trò đuổi bắt cho đến khi cả hai cùng mệt nhoài.
Vấn đề không phải là biện minh hay phải chứng minh như thế nào hoặc nó là gì. Cái mà ta cần là làm sao để chuyển hoá tâm thức không thuần khiết; làm sao để trở lại sự sáng tạo - năng động của tâm thức thuần khiết - vô ngã - vô trí mà chưa hề dao động một mảy may.”
Bạn cảm thấy rằng mình biết câu trả lời. Nhưng những câu hỏi cứ tiếp tục được đặt ra. Nó làm cho tâm trí bạn lẫn lộn trong công cuộc tìm kiếm sự sáng tỏ. Tâm thức bạn không ngừng tra hỏi. Tâm trí bạn như một cổ máy nó nghiền nát những câu hỏi và trả lời chỉ để phát minh ra câu hỏi mới. Bản chất nó là như vậy, nó là cổ máy sáng tạo câu hỏi.
Cho nó bất cứ cái gì; nó sẽ manh mún để chế tạo ra câu hỏi. Các câu hỏi nhất định phải sinh ra bởi gốc rễ chưa cắt đứt. Chắc hẳn nó sẽ tiếp tục mọc thêm những cành lá mới. Ðó là quá trình diễn tiến của Triết học, đó là lịch sử Triết học.
Bertrand Russel hồi tưởng khi còn bé. Ông nghĩ rằng một ngày nào đó đủ sự khôn ngoan. Có nghĩa đến lúc trưởng thành sẽ thấu hiểu toàn bộ Triết học. Hiểu biết tất cả những nghi vấn.
Tất cả phương diện sẽ được giải thích rõ ràng không còn điều gì ngăn ngại hay bối rối. Cuối cùng ông tuyên bố "Triết học là thẩm vấn - tra hỏi là tìm kiếm những chuổi câu hỏi bất tận” Ngay bây giờ - hiện thực trong khoảnh khắc này. Nó bao giờ cũng ở đây, cũng lúc này.
Devi hỏi:
“Tháo cho em những nghi tình?”
Ðừng để ý câu hỏi của Devi.
Nàng không thật sự chờ đợi câu trả lời.
Nàng chờ đợi sự biến đổi của tâm thức.
Nàng tin chắc rằng nó phải xảy ra và đang chờ đợi nó xảy ra.
Tư tưởng hồ nghi luôn giữ những hồ nghi cho dù nó nhận được bất kỳ câu trả lời nào. Nó vẫn bận tâm tập trung tìm kiếm những câu trả lời; hầu mong kết thúc vấn đề, nhưng vấn đề thì không thể kết thúc và thế làm thế nào để chờ đợi sự sáng tỏ.
Shiva biết câu trả lời nhưng không trả lời.
Câu trả lời mà các bậc Giác Ngộ đã ban tặng cho tất cả chúng sanh để nâng Tâm thức lên qua Thiền định - Tư duy - Nhận biết. Vấn đề chính là biến đổi tâm thức hồ nghi bằng niềm tin tuyệt đối.
Shiva trả lời bằng cách trình bày 112 phương thức cổ điển nhất, mới mẽ nhất nhưng không thể bổ sung hay giảm bớt. Vì nó quá hoàn hão, tinh khiết và tổng hợp tất cả những gì được xem là vĩ đại... Vì đó là phương pháp xóa sạch - chuyển hoá và hoàn thiện tâm thức con người.
Phương pháp Thiền định là: Toàn bộ những phương thức chuyển hoá có tính chất khoa học. Chúng ta nên ứng dụng nó từng bước - từng bước nhỏ thật nhẹ nhàng - ung dung như một trò chơi.
Một cuộc dạo chơi cuối tuần trong khu rừng hay đồi núi như bạn đang ngồi thư giãn bên dòng suối với đôi chân đong đưa - đong đưa tưởng chừng dòng nước đang chia sẻ cái mát lạnh cho bạn, tưởng chừng an ủi, xoa dịu những ưu phiền trăn trở, dằn vật trong cuộc sống.
Ðầu tiên chúng ta nên tổng quan toàn diện một cách rõ ràng và thông minh. Nhưng bạn phải nhớ chỉ sử dụng trí thông minh như một công cụ một phương tiện để hiểu một cái gì sâu sắc. Ðừng tiếp diễn hay phát minh thêm những chướng ngại bởi vì trí thông minh của bạn thường hay quá sắc sảo nên đôi khi nó quay trở lại đùa cợt hay lừa bịp bạn.
Nội dung Mật điển đã có từ năm ngàn năm về trước cổ đại và vô thủy. Tính chất nghiên cứu của nó tuyệt hão, hoàn tất, tường tận đến gốc rễ. Những phương pháp dường như vĩnh viễn, bất diệt đi vào lịch sử của mọi thời đại, tồn tại ở mọi thời điểm. Nó giống những giọt sương mai lấp lánh vì nó quá sáng trong - quá tinh khiết và thuần chất.
Khi nói về kỹ thuật. Bạn hãy để tất cả tri thức quá khứ, sự hiểu biết hay bất cứ tư liệu nào đã gom góp sang một bên. Vì chúng chỉ là những đống rác bên đường mà chúng ta đã gom góp và tích lũy. Nếu bạn muốn thực sự thực hành Pháp bạn phải loại bỏ nó.
Hãy trở thành khờ khạo, dốt nát, hồn nhiên như trẻ thơ; nhìn mọi sự trong cuộc sống hoàn toàn sáng trong và đơn giản. Nhiều người tin chắc vào kỹ thuật sẽ mang ánh sáng vào tâm thức. Vì thế hãy trở nên yên lặng một cách có ý thức, nhận biết và tỉnh táo.
Nhất là phải nhớ đừng bao giờ phát minh thêm những điều thuộc về "Trí -Biện -Luận -Như -Là -Sự -Nhận -Biết”. Không bao giờ tranh cải! Vì chính sự tranh cãi sẽ làm cho bạn ngộ nhận thêm rằng "Mình lúc nào cũng tỉnh táo - sáng suốt. Lúc nào cũng nhìn toàn diện các vấn đề một cách minh bạch và hoàn hão”. Bạn có quyền tự hào như vậy nhưng chắc chắn không bao giờ bạn nhận ra rằng "Mình xa rời thực tại”.
Kỹ thuật Thiền định đại diện cho khoa học giải thoát tâm thức. Một khoa học không lệ thuộc chủng tộc, giáo điều hay tôn giáo. Mật tông là một kỹ thuật, những kỹ thuật này được người Ấn độ tìm ra nhưng giờ đây nó không thuộc về Ấn độ. Vì nó không lệ thuộc bất cứ một hình thức hoặc tôn giáo nào.
Thánh điện là vô ích vì chính bạn là thánh điện. Bạn chính là phòng thí nghiệm vì kinh nghiệm chỉ diễn ra trong bạn. Cả quá trình phản ứng sẽ diễn ra trong bạn; ngay trong bản thể bạn.
Ðây là một cuộc du hành bất tận nhưng bạn phải đi một mình và chỉ cần bạn đủ dũng cảm dám tham dự. Dám phiêu lưu để dấn bước vào hành trình với tất cả dũng lực vượt những gì ngăn ngại để đi sâu vào với quyết định phải đạt đến chân lý.
Ðiều quan trọng là, bạn có đủ can đảm lao vào vực thẳm chính mình hay không. Ðây là một hành trình đẹp - hành trình của những người thuộc về Chân lý.
Mohammedan đi vào chiều sâu của Thiền định, ông ta đã khám phá và đụng đến cốt lõi bên trong. Ðạt đến cái gọi là khả năng tuyệt diệu của hiểu biết, đạt đến bí ẩn của sự tồn tại. Ông khẳng định "Sự hiểu biết này không qua Tri thức - Kinh sách, mà chỉ kinh qua quan sát và thiền định rõ biết và chứng kiến còn tôn giáo chỉ là sự ngẫu hợp.”
Mật giáo ít người biết đến. Nếu có biết cũng thường bị ngộ nhận bởi số đông. Vì nó là một khoa học cực kỳ cao siêu và tinh khiết. Mật giáo thì vô luận lý. Một viên thuốc thì vô luận lý. Nó không luận lý cũng không phản luận lý, nếu ta đưa nó cho người ăn trộm, nó sẽ làm tốt nhiệm vụ. Cho một Thánh nhân, nó cũng hoàn thành trọn vẹn không hơn không kém. Nó không bao giờ phân biệt giữa người ăn trộm và thánh nhân để đáp ứng. Nó không thiên vị. Ngược lại, bạn vừa luận lý lại vừa phản luận lý.
Tâm thức xáo trộn giữa cái nên và không nên, giữa cái luận lý và phản luận lý.
Chỉ vì bạn thiên vị.
Thiền định chính là một viên thuốc.
Vì thiền định không thiên vị.
Cũng như Mật tông không hỏi bạn là ai. Mật điển sẽ rót đầy bản thể bạn tính chất siêu việt bất kể bạn là gì. Bất kỳ bạn là ai mà chỉ cần bạn là con người, không cần bạn thuộc chủng tộc nào, tôn giáo nào cũng đều được chấp nhận.
Mật điển giúp nâng cao trình độ tâm thức để bạn dể dàng đạt đến con đường mình đã chọn. Mật điển là khoa học thuần khiết không lệ thuộc tôn giáo. Tôn giáo là vấn đề thuộc về xã hội. Còn bạn chỉ cần chuyển hóa chính bạn và sự chuyển hoá này là phương pháp mang đầy đủ tính chất của một khoa học.
Những nhà truyền giáo thường khuyên "Ðừng nên hung bạo”. Nhưng không giúp cho ta một kỹ thuật nào để không còn hung bạo. Tôi đang nỗi giận đây mà ông ta lại khuyên đừng nỗi giận. Cũng như nói "Anh hãy biến đi”. Như thế chỉ làm tăng thêm sự giận dữ và mặc cảm thêm hơn vì cái mà tôi muốn là "Sự đổi thay”. Nhưng ác nỗi tôi không thể làm được.
Không thể làm được. Tôi cảm thấy thấp kém, phải cho tôi một vũ khí, một kỹ thuật. Vì giận dữ là dấu hiệu của trạng thái tinh thần bất ổn cho nên khi bạn càng mặc cảm thì nhà thờ hoặc chùa chiền lại mọc lên nhiều như nấm.
Khi Tâm thức bạn thay đổi - tính tình bạn thay đổi. Tâm thức trở thành không hiện hữu đó là mục đích rốt cùng của Mật tông. Khi tạo được một trạng thái mà tâm thức không xao động. Bạn sẽ nhìn thế giới không qua trung gian - và không trung gian.
Ðó chính là lúc bạn đạt đến cái "thực”. Lúc ấy sự méo mó không có cơ hội để tồn tại. Thế nên hãy chọn cho mình một phương pháp phù hợp với bạn. Và thực tế khi ta chọn đúng phương pháp sự đốn ngộ sẽ xuất hiện.
Nhưng trước hết xin các bạn cứ "vui đùa với kỹ thuật”. Nếu phương pháp thích hợp bạn nghiêm túc thực hành một cách sâu sắc, miệt mài và ngay thẳng với tất cả tâm huyết. Cũng đừng quá lo lắng vì sẽ có vô số phương pháp được dành riêng cho bạn. Và chúng ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình vào ngày mai.