Read more
Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 3)
Chương 1. Theo đuổi tri thức
Lão Tử nói:
Không ra khỏi cửa, biết việc thiên hạ.
Không dòm ngoài cửa, thấy được Đạo Trời.
Càng ra xa, càng biết ít.
Bởi vậy thánh nhân, không đi mà biết,
Không thấy mà hiểu, không làm mà nên.
Tôn giáo không phải là tri thức,
nó là việc biết. Tri thức là của tâm trí, việc biết là của bản thể, và khác biệt
này và khoảng cách này là cực kì bao la.
Khác biệt không chỉ ở số lượng,
nó cũng ở chất lượng.
Tri thức và việc biết - chúng
khác nhau như cõi trời và địa ngục, đất và trời, cho nên điều đầu tiên cần hiểu
là khác biệt giữa tri thức và việc biết.
Tri thức không bao giờ của hiện
tại, nó bao giờ cũng của quá khứ. Khoảnh khắc bạn nói bạn biết nó đã thứ chết rồi,
nó đã để lại dấu vết của nó trong kí ức, nó giống như bụi bám vào bạn. Bạn đã
đi xa khỏi đó rồi.
Việc biết bao giờ cũng tức khắc,
việc biết là ở đây và bây giờ. Bạn không thể nói được gì về nó cả, bạn chỉ có
thể là nó. Khoảnh khắc bạn nói nó, ngay cả việc biết cũng trở thành tri thức;
đó là lí do tại sao tất cả những người đã biết, họ nói nó không thể được nói
ra. Khoảnh khắc bạn nói nó ra chính bản chất của nó thay đổi; nó đã trở thành
tri thức. Nó không còn là hiện tượng sống động, đẹp đẽ của việc biết.
Việc biết không có quá khứ, nó
không có tương lai, nó chỉ có hiện tại. Và nhớ lấy, hiện tại không phải là một
phần của thời gian.
Mọi người thường nghĩ rằng thời
gian được chia ra giữa quá khứ, tương lai và hiện tại. Chúng tuyệt đối sai. Thời
gian được chia ra giữa quá khứ và tương lai, hiện tại không phải là một phần của
thời gian chút nào. Bạn không thể bắt giữ nó trong thời gian được. Theo đuổi nó
và bạn sẽ lỡ. Cố hiểu thấu nó và nó bao giờ cũng ở ngoài tầm với của bạn, bởi
vì nó là một phần của vĩnh hằng, không phải là một phần của thời gian.
Hiện tại là vĩnh hằng bắt chéo
qua thời gian. Nó là điểm gặp gỡ, nơi vĩnh hằng và tạm thời gặp gỡ.
Trong hiện tại là việc biết,
trong quá khứ là tri thức. Bất kì khi nào bạn biết, bạn bắt đầu lập kế hoạch. Bạn
càng biết nhiều, bạn càng lập kế hoạch nhiều. Biết nghĩa là quá khứ, lập kế hoạch
nghĩa là tương lai - thế thì bạn không cho phép tương lai được tự do, bạn cố xếp
nó vào trong tổ chim của quá khứ. Bạn sẽ muốn nó chỉ là lặp lại của quá khứ.
Con người của tri thức là con
người của lập kế hoạch, và cuộc sống là luồng chảy không được lập kế hoạch. Cuộc
sống là tự do, bạn không thể xếp nó vào ngăn được, bạn không thể phân loại nó
được, đó là lí do tại sao con người của tri thức bỏ lỡ cuộc sống. Người đó biết
nhiều, và người đó chẳng biết gì. Người đó biết quá nhiều và người đó chỉ trống
rỗng và hổng hoác. Bạn không thể nào tìm thấy người nông cạn hơn con người của
tri thức. Người đó chỉ ở trên bề mặt và bề mặt, người đó không có chiều sâu bởi
vì chiều sâu tới qua cái vĩnh hằng.
Thời gian đi theo chiều ngang,
nó đi theo đường thẳng ở chân trời. Vĩnh hằng theo chiều đứng, nó đi vào chiều
sâu và chiều cao. Đó là nghĩa của cây thập tự của Jesus: thời gian bắt chéo
vĩnh hằng, hay vĩnh hằng bắt chéo thời gian. Tay của Jesus là thời gian, chúng
đi trong quá khứ và tương lai, bị đóng đinh vào thời gian, được phục sinh trong
vĩnh hằng. Bản thể ông ấy theo chiều đứng - bản thể của mọi người theo chiều đứng,
chỉ thân thể, tay, phần vật chất của bạn, là theo chiều ngang.
Tri thức tạo ra tương lai,
tương lai tạo ra lo nghĩ. Bạn càng biết nhiều, bạn càng lo nghĩ nhiều, bạn càng
không thoải mái hơn, chưa bao giờ dễ dàng, như ở nhà, run rẩy bên trong. Đó là
bệnh hoạn. Con người của hiểu biết là hoàn toàn khác - người đó sống ở đây. Khoảnh
khắc này là tất cả, cứ dường như ngày mai không tồn tại - và thực sự nó không tồn
tại, nó chưa bao giờ tồn tại, nó là một phần của trò chơi tâm trí. Nó là giấc
mơ của người tri thức.
Khoảnh khắc này là tất cả, và
toàn bộ. Việc biết đi vào trong khoảnh khắc này theo chiều đứng, đi sâu hơn và sâu
hơn và sâu hơn. Con người của việc biết có chiều sâu, cho dù trên bề mặt người
đó là cái không trừ phần chiều sâu. Người đó không có bề mặt nông cạn, bề mặt của
người đó cũng là một phần của chiều sâu. Còn con người của tri thức thì sao?
Người đó không có chiều sâu, chiều sâu của người đó cũng là một phần của bề mặt
của người đó.
Và đây là điều ngược đời: rằng
con người của việc biết thì biết còn con người của tri thức không biết, không
thể biết được, bởi vì tri thức không thể gặp gỡ được cuộc sống - đó là rào chắn,
ngược lại, chỉ là rào chắn, cản trở. Nó cũng giống thế này: người mẹ biết rằng
đứa con là của mình, người bố có tri thức rằng đứa con là của mình. Người bố chỉ
có niềm tin. Sâu bên dưới người bố không biết. Chỉ người mẹ biết!
Chuyện xảy ra, Mulla Nasrudin
làm việc như một tể tướng cho một vương quốc nhỏ. Nhà vua rất hào phóng; không
giầu lắm (vương quốc nhỏ thôi) nhưng dầu vậy vẫn rất hào phóng. Mọi năm
Nasrudin đều tới và bảo ông ấy rằng vợ mình đã sinh con, và nhà vua sẽ ban tặng
quà có giá trị cho ông ta, cho đứa con, cho người mẹ, nhưng thế thì điều đó trở
thành quá đáng vì đó là chuyện hàng năm.
Khi đứa con thứ mười hai được
sinh ra và Nasrudin tới, nhà vua nói, "Bây giờ Mulla, thế thì quá nhiều,
và thế giới đang bị nhân mãn, ông đang làm gì vậy? Nếu ông đi với tốc độ này
ông sẽ tạo ra một quốc gia nhỏ. Ông cứ tiếp tục, mọi năm - dừng nó lại đi! Để đứa
trẻ này là đứa cuối cùng! Và nếu ông không thể dừng được, nếu ông không có khả
năng dừng lại, thế thì tự tử còn tốt hơn làm cho thế gian quá nặng gánh."
Nasrudin rất thất vọng. Thế rồi
đứa trẻ thứ mười ba được sinh ra - làm gì đây? Thế là ông ấy nghĩ, bây giờ tốt
hơn cả là không tới vua nữa - vào rừng và tự tử, như nhà vua đã nói. Thế là ông
ta đi vào rừng, ông ta chuẩn bị mọi thứ để treo cổ mình, chỉ một phần giây nữa
và ông ấy đã treo cổ lên cây và chết - bỗng nhiên ông ta nói, "Nasrudin! Cẩn
thận! Mình có thể treo cổ nhầm người!"
Người bố đơn giản tin, người mẹ
biết. Việc biết giống như người mẹ, tri thức giống như người bố.
Mọi tri thức đều là niềm tin.
Việc biết không phải là niềm tin, nó là việc biết. Nó là cảm nhận của bạn, nó
là tầm nhìn của bạn, nó là trưởng thành của bạn. Nó cũng giống như người mẹ - đứa
con lớn lên trong bụng mẹ, cô ấy biết, đứa con là một phần của cô ấy, mở rộng
riêng của cô ấy, con người riêng của cô ấy, máu và xương. Người bố là ở ngoài,
anh ta không phải là bản chất. Anh ta đơn giản tin rằng đứa trẻ là của mình.
Con người của tri thức tin rằng
mình biết. Con người của việc biết thì biết.
Việc biết là biến đổi trong bản
thể bạn, nó giống như mang thai, bạn phải mang nó, bạn phải cho sinh thành cho
bản thân mình, phục sinh vào trong vĩnh hằng, quay đi khỏi thời gian và đi vào
vô thời gian, chuyển đổi từ tâm trí sang vô trí, nhưng cái gì đó mênh mông tới
mức bạn biết nó đang xảy ra trong mình.
Con người của tri thức cứ thu
thập bụi từ chư Phật. Những người đã biết, họ tin vào những người đó. Bất kì điều
gì người đó tin đều là chết. Người đó đã không cho sinh thành ra bản thân mình.
Người đó đã thu thập tri thức từ những người khác, mọi thứ đều vay mượn, và làm
sao tri thức có thể được vay mượn? Làm sao bản thể có thể được vay mượn? Nếu
tri thức mà đúng thì nó sẽ là của bản chất của bản thể.
George Gurdjieff hay hỏi mọi
người - những người tìm kiếm tới ông ấy - điều đầu tiên ông ấy hỏi là: Ông quan
tâm tới tri thức hay hiện hữu? Bởi vì ở đây chúng ta cho sự hiện hữu và chúng
ta không quan tâm về tri thức, cho nên ông quyết định cho rõ. Nếu ông quan tâm
tới tri thức, đi chỗ nào khác đi. Nếu ông quan tâm tới hiện hữu, ở lại đây.
Nhưng ra quyết định rất rất rõ ràng."
Khác biệt là gì giữa hiện hữu
và tri thức? Cùng điều đó cũng là khác biệt giữa tri thức và việc biết. Việc biết
là hiện hữu.
Nó không phải là cái gì đó được
thêm vào bạn, nó là cái gì đó bạn trưởng thành lên. Tri thức là cái gì đó được
thêm vào bạn. Bạn không trưởng thành qua nó, thay vì thế, bạn mang nó như gánh
nặng. Cho nên bạn bao giờ cũng thấy con người của tri thức bị nặng gánh, nặng
gánh lắm, hàng núi tri thức người đó đang mang trên vai mình. Bạn sẽ thấy khuôn
mặt của người đó rất nghiêm trang, nghiêm trang chết, và trái tim người đó hoàn
toàn bị nghiền nát dưới gánh nặng này.
Con người của việc biết là vô
trọng lượng. Người đó không mang gì cả. Người đó có thể bay trong bầu trời. Sức
hút của đất không ảnh hưởng tới người đó. Người đó không bị kéo xuống đất bởi
vì đất có chỉ có thể kéo thứ nặng. Người đó vẫn còn trên đất nhưng người đó
không thuộc vào đất. Đó là nghĩa của lời của Jesus - ông ấy nói đi nói lại:
Vương quốc của ta không phải là của thế giới này.... Nó là của thế giới khác
nào đó, thế giới của hiện hữu, thế giới của vĩnh hằng.
Nếu bạn hiểu phân biệt này kĩ,
thế thì nhớ đừng bao giờ đi trên con đường của tri thức. Đi trên con đường của
việc biết, hiện hữu, bởi vì chỉ thế thì bạn mới thu được cái gì đó: không phải
là bạn có nhiều thông tin hơn, mà bạn trở nên hiện hữu nhiều hơn, và đó là điểm
mấu chốt để được hiểu - bạn phải trở nên hiện hữu nhiều hơn.
Nghèo nàn của bạn không phải là
về thông tin, nghèo nàn của bạn là về hiện hữu. Bạn nghèo và bạn cứ che giấu
cái nghèo đó qua tích luỹ mọi thứ. Và tri thức cũng là một thứ: lời, lí thuyết,
triết lí, hệ thống, thượng đế học - mọi thứ; tinh vi, trừu tượng, nhưng dầu vậy
toàn là các thứ đồ. Bạn không trưởng thành, bạn vẫn còn như cũ, và bạn tạo ra ảo
tưởng quanh mình rằng bạn đã đi tới biết.
Những lời kinh này của Lão Tử
phải được hiểu trong ánh sáng này.
Không ra khỏi cửa, biết việc thiên hạ.
Bởi vì sâu bên dưới, bạn là thế
giới. Thế giới không là gì nhưng bạn là rộng lớn. Thực tế không cần đi đâu để
biết cái gì; nếu bạn biết bản thân mình bạn đã biết toàn thể nhân loại, nếu bạn
biết giận dữ của mình bạn đã biết mọi giận dữ, nếu bạn biết bạo hành của mình bạn
đã biết mọi cuộc chiến tranh; không có nhu cầu đi sang Việt Nam, không cần đi tới
Triều Tiên, không cần đi tới Palestine, hay bất kì chỗ nào, nếu bạn biết bạo
hành của mình, bạn đã biết mọi bạo hành. Nếu bạn biết tình yêu của mình, bạn đã
biết tất cả - toàn thể lịch sử của tình yêu; điều chưa bao giờ được viết ra, điều
chưa bao giờ được biết tới, ngay cả Cái đó bạn đã từng biết bởi vì bạn là hạt mầm!
Nó cũng giống như lấy một giọt
nước từ đại dương; bạn phân tích giọt nước đó; bạn đã biết toàn thể đại dương nếu
bạn biết giọt nước đó bởi vì trong giọt nước nhỏ bé toàn thể đại dương được cô
đọng, nó là đại dương thu nhỏ. Nếu bạn phân tích giọt nước này và đi tới biết rằng
nó bao gồm H2O, bạn biết rằng toàn thể đại dương bao gồm H2O. Bây giờ không cần
tiếp tục làm mãi làm mãi, một giọt là đủ. Nếu bạn biết hương vị của một giọt, rằng
nó mặn, bạn biết rằng toàn thể đại dương là mặn - và giọt đó là bạn.
Không ra khỏi cửa, biết việc thiên hạ...
Bởi vì bạn là thế giới, thế giới nguyên tử, và mọi thứ đang xảy ra trong bạn.
Nó có thể xảy ra trên qui mô bao la hơn trong thế giới, lượng có thể nhiều hơn,
nhưng chất là một.
Hiểu bản thân mình người ta hiểu tất cả.
Có một câu chuyện hay trong
Upanishad: Một thanh niên, Swetaketu, trở về nhà từ nhà của thầy mình, từ
gurukul của mình, gia đình của guru của anh ta, có học, và tất nhiên, như thanh
niên nhất định là thế, rất tự hào về học hành của mình. Kiêu căng. Bản ngã. Bố
anh ta, nhà tiên tri Uddalak, ngóng nhìn anh ta về - anh ta đang tới, đi vào
làng, và bố anh ta ngắm anh ta từ cửa sổ. Người bố trở nên buồn: Đây không phải
là học! Nó đã trở thành con người của tri thức. Đây không phải là biết! Uddalak
nói với trái tim mình: Ta đã không cho nó đi vì điều này. Nó đã bỏ lỡ vấn đề rồi!
Nó đã phí thời gian! Bởi vì việc biết là khiêm tốn - không khiêm tốn theo nghĩa
nó đối lập với bản ngã, nó không liên quan tới bản ngã chút nào, thậm chí không
như cái đối lập, bởi vì ngay cả cái đối lập cũng mang cái gì đó của nó.
Cảm thấy rằng con mình không
khiêm tốn, người bố trở nên rất rất buồn.
Ông ấy trở nên già hơn, và ở
đây cậu trẻ này đã phí hoài nhiều năm cuộc đời mình - tại sao nó trông kiêu
căng thế? Việc biết bao giờ cũng làm cho bạn khiêm tốn.
Từ khiêm tốn này là hay. Nó tới
từ cùng gốc humus đất mùn, gốc mang nghĩa thực là đất, của đất, không khoe
khoang, và cùng gốc đó là cơ sở cho từ human - con người và humanity - nhân loại.
Bạn trở thành con người chỉ khi bạn trở nên khiêm tốn, bạn trở nên khiêm tốn chỉ
khi bạn là của đất - của đất theo nghĩa: không khoe khoang, đơn giản, vô điều
kiện, như đất.
Người con đi tới đây ngạo mạn
thế và kiêu căng thế, anh ta phải đã trở thành con người của tri thức - và anh
ta đã trở thành một người. Anh ta tới, anh ta chạm chân người bố, nhưng đó chỉ
là nghi lễ. Làm sao một người đã trở nên bản ngã thế cúi mình được?
Người bố nói, "Swetaketu,
ta thấy người con uốn xuống, nhưng con thì không. Và không may gì đã xảy ra cho
con? Tại sao con trông ngạo mạn thế? Con người của việc biết trở nên khiêm tốn,
Swetaketu. Con có nghe nói gì về Cái một, mà biết điều đó, người ta biết tất cả
không?"
Swetaketu nói: "Bố nói về
cái gì vậy? Làm sao người ta có thể biết được tất cả chỉ bởi biết cái một? Ngớ
ngẩn! Con đã biết tất cả những điều có thể được biết trong đại học, con đã trở
nên sâu sắc như người ta có thể trở nên trong mọi chủ đề được dạy ở đó. Con đã
vét cạn toàn thể khả năng của việc học. Khi thầy con nói với con: Bây giờ con
biết tất cả và con có thể về nhà, chỉ thế thì con mới về - nhưng về điều bố
nói, cái 'một' đó - con chưa bao giờ nghe nói về nó. Không ai đã nói về nó
trong đại học. Chúng con đã học văn phạm, ngôn ngữ, lịch sử, huyền học, triết học,
thượng đế học, tôn giáo, thơ ca - mọi thứ được biết cho con người con đã học cả,
và con đã trở nên thông thái, và con đã đạt tới bằng cấp cao nhất mà đại học có
thể ban cho, nhưng chúng con chưa bao giờ nghe nói về cái 'một' đó - bố đang
nói về cái gì vậy? Bố có điên không? Làm sao người ta có thể biết tất cả bằng
việc biết cái một?
Uddalak nói, "Đúng, cái Một
đó là con. Swetaketu, tat twam asi, cái đó là ngươi. Nếu con biết cái Một này
con sẽ biết tất cả, và tất cả những cái con đã biết chỉ là thứ vớ vẩn. Con đã
phí hoài năng lượng của mình. Quay lại đi! Đừng bao giờ về lại chừng nào con
còn chưa biết cái Một đó mà với việc biết cái đó tất cả mọi thứ đều được biết.
Bởi vì," Uddalak nói với con mình, "trong gia đình chúng ta không người
nào đã là người brahmin chỉ bởi cái tên. Chúng ta đã tự gọi bản thân mình là
brahmin bởi vì chúng ta đã biết tới Brahma. Con không thuộc vào gia đình chúng
ta nếu con không biết cái Một đó, quay lại đi!
Cái Một đó là bạn, cái đó là
ngươi. Một hạt mầm rất nhỏ, gần như vô hình với bản thân bạn. Chừng nào bạn còn
chưa tìm sâu, và tìm lâu, với kiên nhẫn và nhẫn nại, bạn sẽ không bắt gặp nó
đâu.
Hạt mầm đó ở bên trong bạn, đó
là cái bên trong của bạn, và toàn thể thế giới bao la không là gì ngoài bạn được
viết lên vải vẽ lớn. Con người là nhân loại. Bạn là thế giới.
Lão Tử nói:
Không ra khỏi cửa, biết việc thiên hạ.
Không dòm ngoài cửa, thấy được Đạo Trời.
Không cần nhìn ra khỏi cửa sổ -
cửa sổ là các giác quan của bạn: mắt, tai, mũi - đây là những cửa sổ, không có
nhu cầu nhìn từ những cửa sổ này.
Không dòm ngoài cửa, thấy được
Đạo Trời. Bạn có thể thấy điều tối thượng bên trong.
Bạn đã nhìn ảnh Phật chưa, ngồi
im lặng với mắt nhắm, bất động?
Có chuyện kể ở Ấn Độ về những
người vẫn còn trong thiền lâu tới mức chim tới định cư trên thân thể họ, chúng
làm tổ trong tóc họ, và kiến bò trên họ lâu tới mức kiến đó quên hoàn toàn rằng
'một người ngồi ở đây.' Chúng bắt đầu sống ở đó.
Những người này đã làm gì? Cây
leo bò lên thân thể họ cứ tưởng đó là cột chống tốt. Bất động thế, họ đang làm
gì ở đó. Họ chẳng làm gì cả. Đóng tất cả cửa sổ của mình lại họ nhìn vào sự huy
hoàng của các huy hoàng, họ nhìn vào bản thân mình - và điều đó là điều huyền
bí vô cùng và là hiện tượng đẹp đẽ vô cùng mà không cái gì giống như nó đã bao
giờ được đương đầu ở bất kì đâu khác, bởi vì bất kì khi nào bạn đi và bất kì
cái gì bạn thấy, báo cáo sẽ là điều gián tiếp.
Tôi có thể thấy khuôn mặt của bạn
nhưng mắt tôi sẽ là trung gian, chúng sẽ báo cáo, tôi sẽ không bao giờ có khả
năng thấy khuôn mặt bạn một cách trực tiếp, nó bao giờ cũng sẽ gián tiếp. Tôi
có thể đi tới bụi hồng và nhìn đoá hoa đẹp, nhưng cái đẹp đó là phụ bởi vì mắt
tôi sẽ báo cáo. Có một đại lí. Tôi không thể tới tiếp xúc trực tiếp với hoa hồng,
mắt bao giờ cũng có đó. Mùi sẽ tới qua mũi. Tôi có thể nghe chim hót nhưng tiếng
hót đó bao giờ cũng là phụ, và chừng nào bạn còn chưa biết trực tiếp, làm sao bạn
có thể biết tới Đạo trời? Làm sao bạn có thể biết tới điều tối thượng? Chính mảnh
đất của hiện hữu? Chỉ có một khả năng đi tới tiếp xúc với điều tối thượng một
cách trực tiếp, ngay lập tức, không qua trung gian nào, và đó là - bên trong bản
thân mình. Đóng tất cả mọi cửa ra vào và cửa sổ lại và đi vào trong.
Điều đó đã xảy ra - Một trong
những người đàn bà trí huệ nhất đã từng được sinh ra là Rabia Al-Adawia. Bà ấy
là một người Sufi, nhà huyền môn vĩ đại, vô song; bà ấy ngồi trong chiếc lều của
mình với mắt nhắm làm cái gì đó - không ai biết cái gì. Nhà huyền môn khác có
tên Hassan đã ở cùng bà ấy, và lúc đó là buổi sáng, và mặt trời bắt đầu lên, và
cảnh tượng đẹp tuyệt trần, với chim hót và cây hạnh phúc lại thấy ánh sáng và
toàn thế giới mở hội buổi sáng. Hassan đứng đó, thế rồi ông ấy gọi Rabia nói:
"Rabia ơi, ra đây! Xem niềm vinh quang của Thượng đế! Buổi sáng đẹp làm
sao!" Rabia nói: "Hassan, thay vì thế làm ngược lại đi, ông đi vào và
xem bản thân Thượng đế. Ở đó ta biết là đẹp, cái đẹp của sáng tạo, nhưng nó
không là gì nếu so với cái đẹp của Đấng sáng tạo. Cho nên thay vì thế, ông vào
đi!
Tôi không biết liệu Hassan có
hiểu hay không, nhưng đây là toàn thể sự việc. Tri thức đi ra. Khi bạn đi ra bạn
có thể biết nhiều điều nhưng nó sẽ là thông tin gián tiếp.
Đó là điều khoa học là gì; khoa
học bao giờ cũng gián tiếp, nó không bao giờ có thể trực tiếp. Nó không bao giờ
có cái tươi tắn mà tôn giáo có thể có.
Một Einstein dù đi sâu thế nào
cũng sẽ vẫn ở cái ngoài. Ông ấy không thể đi tới cái tươi tắn của nó được.
Và Albert Einstein cảm thấy
trong những ngày cuối đời mình - ai đó hỏi ông ấy chỉ hai hay ba ngày trước khi
ông ấy chết: "Ông muốn là gì nếu Thượng đế cho ông cơ hội khác để tới thế
gian, ông muốn trở thành cái gì?" Ông ấy nói, "Lần sau thay vì trở
thành nhà khoa học, tôi muốn trở thành thợ ống nước. Tôi muốn sống cuộc sống
đơn giản và bình thường. Tôi muốn sống tuyệt đối vô danh với thế giới bên
ngoài. Tôi muốn sống ẩn danh, không ai biết về tôi, để cho không ai quấy rầy
tôi."
Ông ấy đang dò dẫm theo hướng
đúng. Ông ấy đang dò dẫm theo cùng hướng nơi ông ấy có thể trở thành vị Phật một
ngày nào đó.
Khi người ta chán ngán với thế
giới bên ngoài, người ta quay vào bên trong. Thế thì người ta muốn đóng mọi
cánh cửa và mọi cửa sổ và chỉ nghỉ ngơi bên trong.
Không dòm ngoài cửa, thấy được Đạo Trời.
Khoa học cứ phát hiện ra các luật
và luật và luật nhưng nó không bao giờ phát hiện ra luật duy nhất, và luật duy
nhất là nghĩa của từ Đạo.
Khoa học sẽ cứ phát hiện ra các
thần và các thần và các thần nhưng sẽ không bao giờ phát hiện ra Thượng đế, và
Thượng đế là nghĩa của từ Đạo: chính điều tối thượng, bên ngoài cái đó không
cái gì tồn tại, bên ngoài cái đó không cái gì là có thể.
Khoa học cứ khám phá - và mọi
ngày khoa học càng khám phá, càng nhiều lí thuyết cũ bị bỏ đi và ném vào sọt
rác. Và điều này đang xảy ra cho mọi lí thuyết khoa học ngày này hay ngày khác.
Tất cả các lí thuyết khoa học đều mang định mệnh bị ném vào đống rác bởi vì
chúng không biết tới Luật duy nhất. Chúng chỉ là phản xạ trong hồ không phải là
trăng thật. Trăng thật là ở bên trong và toàn thể thế giới vận hành như tấm
gương.
Khi bạn thấy cái đẹp của đoá hồng,
bạn có bao giờ nghiền ngẫm về sự kiện liệu cái đẹp đó có đó trong đoá hoa hồng
hay cái đẹp đó do bạn rót vào? Bởi vì có những khoảnh khắc khi bạn đi qua cùng
bụi hồng mà chẳng cái gì xảy ra, chẳng cái gì đặc biệt, chẳng cái gì phi thường,
chỉ là hoa hồng bình thường, nhưng trong khoảnh khắc khác, trong tâm trạng
khác, trong trạng thái tâm trí khác, bỗng nhiên nó chú ý tới cái đẹp, hương
thơm, nó trở thành chiều hướng mới; cánh cửa mở ra, điều huyền bí được khải lộ.
Điều đang xảy ra là ở chỗ hoa hồng chỉ là tấm gương. Bất kì cái gì bạn rót vào
trong nó bạn đều thấy.
Bạn tới trước tấm gương, bạn
nhìn vào trong tấm gương, tấm gương đơn giản soi gương bạn, nó là bạn. Nếu bạn
xấu tấm gương báo cáo hình ảnh xấu, nếu bạn đẹp tấm gương báo cáo đẹp.
Có những khoảnh khắc khi bạn xấu
thế thì mọi hoa hồng đều trở thành xấu, có những khoảnh khắc khi bạn buồn thế
thì mọi trăng đều trở thành buồn, có những khoảnh khắc khi bạn trong địa ngục
thế thì thế gian trở thành địa ngục. Bạn tạo ra thực tại quanh mình, bạn phóng
chiếu thực tại quanh mình. Bạn có bên trong mình đấng sáng tạo, người bằng việc
biết cái đó mọi thứ đều được biết.
Đó là lí do tại sao trong thẩm
mĩ trong hàng thế kỉ các nhà tư tưởng đã từng cố gắng định nghĩa cái đẹp là gì
và đã không có khả năng định nghĩa được nó. Họ không thể định nghĩa được bởi vì
nó không tồn tại đó ở bên ngoài, nó là việc đổ ra từ bên trong. Hoa hồng không
đẹp, bạn tạo ra cái đẹp quanh nó. Nó giống như cái móc; bạn treo cái đẹp lên
nó, nó trở thành đẹp. Đó là lí do tại sao khi nhà thơ đi qua, đoá hồng đẹp thế,
bạn không thể quan niệm nổi! Và thế rồi một nhà khoa học đi qua tuyệt đối quên
lãng về sự kiện rằng hoa hồng đang nở, rằng hoa hồng tồn tại. Thế rồi một doanh
nhân đi qua; ông ta nhìn vào hoa hồng và nghĩ ông ta có thể kiếm được bao nhiêu
tiền từ nó nếu ông ta bán nó. Thế rồi đứa trẻ tới, ngắt hoa, chơi với nó trong
vài khoảnh khắc, quên nó, đi tiếp con đường...
Hoa hồng không là gì cả. Chính
bạn đem nghĩa vào cho nó.
Mọi người tới tôi mọi ngày và họ
hỏi đi hỏi lại theo cả nghìn lẻ một cách: Nghĩa của cuộc sống là gì? Nó không
có nghĩa. Bạn đem nghĩa vào cho nó. Bạn tạo ra nghĩa. Nghĩa không phải là sự kiện
khách quan, cho nên đừng tìm nghĩa và đừng kiếm nghĩa. Nếu bạn cứ tìm bạn nhất
định đi tới chân lí rằng cuộc sống là vô nghĩa.
Đó là cách các nhà hiện sinh ở
phương Tây đã đi tới khám phá rằng cuộc sống là vô nghĩa; và họ đã dừng ở đó,
điều rất không may. Ở phương Đông chúng ta đã đi tới biết điều đó nhưng chúng
ta không bao giờ dừng lại ở đó. Phật cũng đã đi tới biết rằng cuộc sống là vô
nghĩa nhưng ông ấy đã không bao giờ dừng ở đó. Đây là việc dừng nửa đường! Cuộc
sống là vô nghĩa, nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc sống của bạn cần là vô
nghĩa, không; cuộc sống là vô nghĩa nếu bạn không đem nghĩa lại cho nó. Không
có nghĩa trong nó, nghĩa phải được trao cho nó. Bạn rót bản thể mình vào trong
cuộc sống, nó trở thành rung động với nghĩa. Thế thì nó ca hát, nó nhảy múa, nó
trở thành thiêng liêng.
Mọi người hỏi tôi, "Thượng
đế ở đâu? Thầy có thể chỉ cho chúng tôi được không?" Tôi không thể chỉ cho
bạn Thượng đế được, không ai có thể chỉ cho bạn được bởi vì Thượng đế phải được
tìm bên trong. Thế thì bạn có thể thấy ngài ở mọi nơi. Thế thì trong hoa hồng bạn
sẽ thấy ngài - hoa hồng sẽ trở thành tấm gương và bạn sẽ thấy Thượng đế. Thế
thì chim đang hót vào buổi sáng, và bỗng nhiên giọng hót lấy hương vị chưa bao
giờ có đó - bạn đóng góp vào nó, nó trở thành thiêng liêng.
Một khi Thượng đế được khám phá
ra bên trong, mọi thứ trở thành thiêng liêng. Nếu bạn còn chưa phát hiện ra nó
bên trong và bạn cứ hỏi: Thượng đế ở đâu? và bạn cứ hỏi về địa chỉ của ngài, bạn
sẽ không bao giờ đạt tới được. Và tất cả các địa chỉ đều là sai bởi vì ngài sống
bên trong bạn, ngài không cần địa chỉ.
Có một câu chuyện hay, rất cổ đại.
Chuyện kể rằng Thượng đế đã tạo ra thế giới, mọi thứ đều đẹp, thế rồi ngài tạo
ra con người và mọi thứ trở thành khủng khiếp. Cùng con người địa ngục bước
vào. Và con người bắt đầu phàn nàn và làm cho Thượng đế gần như không thể ngủ
được hay làm được bất kì cái gì - nhiều người thế và họ cứ gõ cửa nhà ngài suốt
ngày đêm, và điều đó trở thành ác mộng. Ngài phải đã nghĩ nhiều lần tới việc
phá huỷ con người để cho an bình của thế giới có thể được giành lại.
Nhưng thế rồi một cố vấn khôn
ngoan nói, "Không cần phá huỷ con người, ngài đơn giản đổi chỗ trú ngụ
thôi. Ngài đừng sống ở đây trên trái đất này. (Ngài đã quen sống ở đây, bởi bạn
ngài phải đổi chỗ trú ngụ đấy.) Thế là Thượng đế nói, "Ta phải đi đâu
đây?"
Một cố vấn nói: Điều tốt là
ngài đi lên Everest. Thượng đế nói, "Ông không biết đấy thôi. Chẳng chóng
thì chầy sẽ có người tên là Hillary, và ông ấy sẽ lên tới đó, và toàn thể vấn đề
sẽ bắt đầu lại. Thế rồi ai đó nói: "Lên mặt trăng vậy." Thượng đế
nói: "Ông không biết; những điều này sẽ chẳng ích gì nhiều đâu. Chẳng
chóng thì chầy con người sẽ lên tới mọi nơi. Gợi ý đâu đó cho ta mà con người
thậm chí sẽ không ngờ ta có đó." Thế rồi ông tư vấn già tới gần ngài, nói
cái gì đó vào tai ngài, và ngài gật đầu; ngài nói, 'Được đấy, ông đúng rồi."
Ông già này đã gợi ý: "Thế thì ngài trốn vào bên trong con người đi. Con
người sẽ không bao giờ nghi ngờ điều đó. Con người sẽ tìm và kiếm ở mọi nơi ngoại
trừ trong thế giới bên trong riêng của mình."
Câu chuyện này hay. Gần như sự
kiện. Không phải là chuyện mà là chân lí.
Không dòm ngoài cửa, thấy được Đạo Trời.
Càng ra xa, càng biết ít.
Nhìn điều ngược đời, nhưng chỉ
có vẻ ngược đời thôi. Nó không phải vậy. Nó là sự kiện đơn giản. Người càng
theo đuổi tri thức càng ít biết. Đi tới các nhà bác học mà xem; họ biết nhiều
thế, nhưng nhìn vào mắt họ mà xem - thậm chí không một tia sáng le lói, quan
sát họ mà xem - thậm chí không một cử chỉ của việc biết; ở cùng với họ, và chẳng
có gì cả, họ hổng hoác, tuyệt đối giả, chẳng có gì bên trong, chỉ là sự hổng
hoác tô vẽ, hổng hoác được trang hoàng, trang hoàng bởi nhiều kinh sách, lời của
những người đã biết, nhưng tất cả đều vay mượn, tất cả đều chết, và bị bao
quanh bởi những lời chết này bản thân họ gần như đã trở thành chết.
Đi tới con người của tri thức
và bạn sẽ nếm bụi quanh người đó. Ông ấy có thể trông rất già và cổ đại, gần
như trong nấm mồ, nhưng bạn sẽ không tìm thấy cái tươi tắn vốn là một phần của
cuộc sống. Bạn sẽ không thấy dòng sông cuộc sống trong ông ấy, tuôn chảy, bao
giờ cũng đi vào cái không biết. Tri thức là giới hạn, dù nó bao la thế nào, vẫn
là giới hạn. Đó là lí do tại sao Socrates nói rằng: "Khi ta còn trẻ ta
nghĩ ta biết tất cả. Khi ta trở nên chín chắn chút ít ta bắt đầu ngờ vực, và thế
rồi ta đi tới nhận ra, rằng ta không biết nhiều thế đâu. Khi ta thực sự trở nên
già ta nhận ra rằng ta chẳng biết chút gì."
--------------------------
Chuyện xảy ra, nhà tiên tri tại đền Delphi đã tuyên bố rằng: "Socrates là người trí huệ nhất trên trái đất ngày nay." Những người nghe điều này đi tới Socrates và họ nói: "Đây là điều ngược đời! Và chúng tôi phân vân! Thế thì ai đúng? Nếu nhà tiên tri đúng thế thì thầy sai, nếu thầy đúng thì nhà tiên tri sai, và cả hai không thể sai được. Chúng tôi tin vào thầy, chúng tôi đã biết thầy, chúng tôi đã từng ở quanh thầy, chúng tôi đã cảm thấy rằng thầy phải đúng; bất kì điều gì thầy nói cũng không thể là dối trá được. Nhưng nhà tiên tri này, nhà tiên tri thiêng liêng, người ta chưa bao giờ thấy nói dối cả. Mọi điều đã được tiên đoán bởi nhà tiên tri đền Delphic bao giờ cũng được thấy là đúng; cho nên chúng tôi bị vào thế khó khăn, xin thầy giúp chúng tôi. Thầy nói thầy không biết gì, thực tế thầy nói rằng thầy chỉ biết một điều - rằng thầy không biết gì, và thế rồi nhà tiên tri này lại nói rằng Socrates là người trí huệ nhất trên thế gian."
Chuyện xảy ra, nhà tiên tri tại đền Delphi đã tuyên bố rằng: "Socrates là người trí huệ nhất trên trái đất ngày nay." Những người nghe điều này đi tới Socrates và họ nói: "Đây là điều ngược đời! Và chúng tôi phân vân! Thế thì ai đúng? Nếu nhà tiên tri đúng thế thì thầy sai, nếu thầy đúng thì nhà tiên tri sai, và cả hai không thể sai được. Chúng tôi tin vào thầy, chúng tôi đã biết thầy, chúng tôi đã từng ở quanh thầy, chúng tôi đã cảm thấy rằng thầy phải đúng; bất kì điều gì thầy nói cũng không thể là dối trá được. Nhưng nhà tiên tri này, nhà tiên tri thiêng liêng, người ta chưa bao giờ thấy nói dối cả. Mọi điều đã được tiên đoán bởi nhà tiên tri đền Delphic bao giờ cũng được thấy là đúng; cho nên chúng tôi bị vào thế khó khăn, xin thầy giúp chúng tôi. Thầy nói thầy không biết gì, thực tế thầy nói rằng thầy chỉ biết một điều - rằng thầy không biết gì, và thế rồi nhà tiên tri này lại nói rằng Socrates là người trí huệ nhất trên thế gian."
Socrates nói: "Phải có hiểu
lầm nào đó bởi vì ta biết về bản thân mình nhiều hơn bất kì ai có thể biết về
ta và ta nói lại với các ông rằng ta chẳng biết gì; nhiều nhất đến chừng mực
này ta có thể cho phép - rằng ta biết là ta không biết gì cả. Không cái gì hơn.
Các ông đi và hỏi lại nhà tiên tri mà xem, chắc có hiểu lầm nào đó rồi. Hoặc
các ông đã không diễn giải điều đó đúng hay cái gì đó khác... đi lại đi!"
Họ đi lại và họ hỏi nhà tiên tri và nhà tiên tri cười to và nói, "Đó là lí
do tại sao chúng ta nói ông ấy là người trí huệ nhất trên thế gian, bởi vì ông ấy
chỉ biết rằng ông ấy không biết gì."
Không có ngược đời. Đây là chỉ
dẫn về người trí huệ, rằng người đó đã đi tới nhận ra tri thức là vô tích sự, rằng
tri thức không biết gì, rằng tri thức là rác rưởi, rằng tri thức là vô nghĩa dù
nó khoe khoang là logic thế nào - đấy tất cả đều là khoe khoang.
Càng ra xa, càng biết ít.
Tại sao điều đó xảy ra? Bởi vì
bạn càng theo đuổi tri thức, bạn càng đi xa khỏi bản thân mình hơn. Bạn càng cố
tìm ra chân lí ở đâu đó bên ngoài bạn, bạn càng đi xa hơn, xa hơn khỏi cái Toàn
thể trong việc tìm cái Toàn thể, xa hơn khỏi bản thân mình trong việc tìm kiếm
bản thể đích thực của bạn, càng xa hơn khỏi tâm thức trong việc tìm kiếm của bạn.
Bạn đang tìm cái gì? Cái mà bạn
đang đi tìm đã có bên trong bạn rồi. Tôn giáo là việc tìm cái đã có trong hoàn
cảnh rồi. Tôn giáo là việc tìm kiếm cái đã là thực tại rồi.
Nếu bạn đi xa hơn khỏi bản thân
mình bạn sẽ biết ngày càng ít hơn và bạn sẽ nghĩ bạn đang biết ngày càng nhiều
hơn. Kinh sách bạn sẽ biết, lời bạn sẽ biết, các lí thuyết, và bạn có thể cứ vặn
vẹo và bạn có thể cứ thêu dệt ngày càng nhiều thứ từ những lời này và bạn có thể
làm ra lâu đài trong hư không, nhưng chúng không thể nhiều hơn hư không, trừu
tượng - chúng không tồn tại, chúng được làm từ cùng chất liệu như mơ. Ý nghĩ và
mơ được tạo nên từ cùng chất liệu - chúng là gợn sóng trên bề mặt của đại
dương; chúng chẳng có gì bản chất trong chúng. Nếu bạn muốn biết chân lí, quay
về nhà đi.
---------------------
Tôi bao giờ cũng nói tìm kiếm
và bạn sẽ lỡ, đừng tìm - và thấy, bởi vì chính nỗ lực tìm nghĩa là bạn đã coi
như đương nhiên là nó đã không có cùng bạn. Từ chính lúc ban đầu việc tìm kiếm
của bạn đã mang định mệnh thất bại. Một ngày nào đó, tìm, kiếm, tích luỹ tri thức,
sự kiện sẽ điểm ở nhà rằng bạn là kẻ ngu, rằng tốt hơn cả đáng là trước khi đi
vào thế giới bao la để tìm kiếm, thì phải nhìn vào bên trong đã.
Lại một chuyện ngụ ngôn nhỏ về
Rabia Al.Adawia. Một chiều tà, mặt trời đang lặn và hàng xóm thấy bà ấy đang
tìm cái gì đó trên phố - một bà già, mọi người đều yêu mến bà ấy; tất nhiên mọi
người đều coi bà ấy có chút ít dở hơi, nhưng bà ấy là người tuyệt vời - cho nên
họ xô lại để giúp bà ấy và họ hỏi, "Cái gì bị mất thế? Bà đang tìm cái
gì?" Bà ấy nói: Chiếc kim khâu. Ta làm việc may vá và ta đánh mất chiếc
kim. Giúp ta với! Quí vị đều là người tốt!" Thế là họ tất cả cùng tham gia
tìm kiếm.
Thế rồi một người, thấy ra sự
kiện là phố lớn thế và chiếc kim lại là vật nhỏ tí hon tới mức nếu họ không biết
đích xác chiếc kim bị rơi ở chỗ nào thì gần như không thể nào tìm được nó, đi tới
Rabia và nói: "Bà nói cho chúng tôi đích xác chỗ đi." Rabia nói:
"Đừng hỏi điều đó vì thực tế ta đã không đánh mất nó ở ngoài nhà ta, ta
đánh mất nó ở trong nhà."
Tất cả họ dừng tìm kiếm và nói:
"Bà dở hơi! Thế thì tại sao bà đi tìm ở đây, bên ngoài nhà, trên phố, khi
bà đã đánh mất nó bên trong nhà?" Rabia nói: "Ở đó tối lắm. Ở đây còn
chút ánh sáng, làm sao quí vị có thể tìm được khi có bóng tối? Và quí vị đều biết
ta là người nghèo, thậm chí không có đèn. Làm sao quí vị có thể tìm được khi có
bóng tối? Cho nên ta đi tìm ở đây bởi vì vẫn còn chút ánh sáng mặt trời còn sót
lại, dẫu sao cái gì đó có thể được làm để tìm chứ."
Mọi người bắt đầu cười. Họ nói:
"Bà đúng là dở hơi! Chúng tôi biết rằng trong bóng tối khó mà tìm, nhưng
thế thì cách duy nhất là mượn chiếc đèn từ ai đó và tìm nó ở đó." Rabia
nói: "Ta chưa bao giờ nghĩ quí vị lại khôn ngoan thế. Thế thì tại sao quí
vị bao giờ cũng tìm ở bên ngoài? Ta chỉ theo cách thức của quí vị thôi. Nếu quí
vị hiểu biết thế, sao quí vị không mượn ta chiếc đèn và tìm vào bên trong? Ta
biết chỗ đó có bóng tối..."
Chuyện ngụ ngôn này là có
nghĩa. Tìm kiếm của bạn ở bên ngoài: có lí do - bởi vì bên trong mọi thứ đều tối
thế. Bạn nhắm mắt lại và có đêm tối, bạn không thể nhìn thấy được cái gì; cho
dù cái gì đó được nhìn thấy nó cũng không là gì ngoài một phần của thế giới bên
ngoài được phản xạ trong cái hồ bên trong - ý nghĩa trôi nổi mà bạn đã thu thập
ở bãi chợ, những khuôn mặt tới rồi đi, nhưng chúng thuộc về thế giới bên ngoài.
Chỉ là phản xạ của cái bên ngoài, và bóng tối bao la. Người ta trở nên sợ. Thế
rồi người ta nghĩ tốt hơn cả là tìm ở bên ngoài, ít nhất còn có ánh sáng.
Nhưng đó không phải là vấn đề.
Bạn đã đánh mất chân lí của mình ở đâu? Bạn đã đánh mất bản thể mình ở đâu? Bạn
đã đánh mất Thượng đế của mình ở đâu? Bạn đã đánh mất hạnh phúc của mình, phúc
lạc của mình ở đâu? Đầu tiên nhìn vào bên trong sẽ tốt hơn trước khi bạn đi vào
mê cung vô hạn của thế giới bên ngoài. Nếu bạn không thể tìm được ở đó thế thì
được thôi - bạn đi và tìm ở bên ngoài. Nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra. Bất
kì ai đã nhìn vào bên trong bao giờ cũng thấy - bởi vì nó đã có đó rồi - chỉ việc
nhìn là cần, việc chuyển đổi, quay lại của tâm thức. Chỉ cái nhìn sâu.
Càng ra xa, càng biết ít.
Bởi vậy thánh nhân, không đi mà
biết...
Trong chạy đuổi bạn bỏ lỡ, phí
cuộc sống, năng lượng, cơ hội. Đừng cứ chay quanh quẩn quanh quẩn quanh quẩn. Dừng
chạy lại, đó là điều thiền tất cả là gì: dừng chạy, ngồi yên tĩnh với các cửa sổ
và cửa ra vào đóng lại, lắng đọng vào bên trong, nghỉ ngơi ở bên trong, thảnh
thơi ở bên trong, để cho rối loạn lắng đọng lại chút ít, thế rồi bắt đầu nhìn.
Nó sẽ giống như dò dẫm lúc ban
đầu, lúc ban đầu bóng tối sẽ quá nhiều, nhưng khi bạn trở nên quen thuộc với
nó, bóng tối bắt đầu thay đổi phẩm chất của nó.
Nó cũng giống như khi bạn đi từ
bên ngoài và lúc đó trời nóng và mặt trời đã quá gắt và bạn đi vào bên trong
phòng nhà bạn, bạn không thể thấy được; mọi thứ trông tối bởi vì mắt đã bị hội
tụ với mặt trời, mắt đã quen với quá nhiều ánh sáng. Một thay đổi bất thần - mắt
sẽ cần chút thời gian để lắng đọng, có vậy thôi. Kiên nhẫn là cần thiết. Khi bạn
đi vào bên trong chẳng cái gì sẽ được nhìn thấy - đừng mất kiên nhẫn, đừng nói
chỉ sau một phút rằng mọi điều chư Phật nói đều giả, họ nói bên trong là phúc lạc
nhưng mình chẳng thấy gì cả.
Điều đó đã xảy ra cho một trong
những nhà tư tưởng xuyên thấu nhất mà phương Tây đã từng tạo ra, điều đó đã xảy
ra cho David Hume. Cứ bắt gặp đi bắt gặp lại các giáo huấn phương Đông - Đi vào
bên trong; Nhắm mắt lại; Nhìn - một hôm ông ấy nghĩ: Thì thử cái xem sao, vẫn
biết rõ rằng chẳng có gì cả. Những người phương Đông này điên, phi logic, bất hợp
lí, hướng nội, tự lừa bản thân mình và chẳng ai khác cả. Ông ấy nói, "Tốt
hơn cả ít nhất mình cũng thử xem sao." Ông ấy nhắm mắt lại chỉ một phút -
thế rồi ông ấy mở mắt ra và viết vào nhật kí của mình: Chẳng có gì ngoài bóng tối,
vài ý nghĩ trôi nổi, vài cảm giác, và chẳng cái gì khác...
Đừng nóng vội thế. Đợi đã. Để mọi
thứ lắng đọng bên trong, điều đó cần thời gian. Bạn đã không làm lắng đọng
chúng trong bao nhiêu kiếp rồi, việc lắng đọng sẽ mất chút thời gian, chút ít
kiên nhẫn - và chẳng cái gì khác được cần tới. Bạn không cần thử lắng đọng
chúng bởi vì điều đó sẽ lại khuấy động chúng, bạn sẽ kích động chúng nhiều hơn;
bạn đơn giản không làm gì cả, bởi vì điều đó sẽ khuấy động chúng lại. Đó là
nghĩa của cụm từ hay của Lão Tử vô vi, làm bằng vô làm. Bạn đơn giản không làm
gì và nó xảy ra; đó là làm bằng vô làm. Chỉ nhắm mắt lại và chờ đợi và chờ đợi
và chờ đợi và bạn thấy các tầng rối loạn sụp xuống, lắng đọng, mọi sự rơi vào
chỗ của chúng, và im lặng; và dần dần bóng tối trở thành ánh sáng, và cái Một
đó được biết tới bởi việc biết tất cả mọi cái được biết. Bởi vì cái Một đó là hạt
mầm. Cái đó là ngươi, Swetaketu.
Bởi vậy thánh nhân, không đi mà
biết,
Không thấy mà hiểu, không làm
mà nên.
Và đó là sự hoàn thành lớn nhất,
điều được hoàn thành mà không làm bất kì cái gì chút nào. Nhớ lấy, bất kì cái
gì bạn có thể làm cũng đều không thể vượt ra ngoài bạn, làm sao nó có thể vượt
ra ngoài được? Nếu bạn làm nó, nó sẽ vẫn còn thấp hơn bạn, nó không thể lên cao
hơn bạn được. Bất kì cái gì bạn làm cũng sẽ là một phần của tâm trí bạn, nó
không thể là siêu việt được. Bất kì điều gì bạn làm cũng sẽ được làm bởi bản
ngã, nó không thể là bản thể bạn. Cho nên vô làm là cách duy nhất để làm nó.
Ngồi tĩnh lặng, ngồi yên tĩnh,
không làm gì cả, và cỏ tự nó mọc lên. Và thế thì nỗ lực, việc làm, là tĩnh lặng.
Im lặng bao la và mênh mông thế giáng xuống bạn... tôi đọc một bài thơ Nhật Bản
vài ngày trước đây; từng dòng của nó xuyên thấu vào tôi rất sâu, đến từ một phần
trái tim tôi, nó viết:
Không chim hót núi còn tĩnh lặng
hơn.
Khi không có việc làm, ngay cả
chim cũng không hót nữa, không cái gì có đó, mọi thứ bình thản và yên tĩnh, bỗng
nhiên bạn trở nên nhận biết rằng không cái gì đã bị thiếu từ chính ban đầu; cái
bạn đang tìm kiếm - bạn bao giờ cũng đã là cái đó. Bỗng nhiên bạn nhận ra rằng
Thầy của các Thầy đang ngồi đó trên ngai vàng. Và bạn bắt đầu cười.
Bokuju đã trở nên chứng ngộ -
chứng ngộ sao? Đừng coi từ này rất nghiêm chỉnh, nó chẳng là gì nghiêm chỉnh cả,
nó là điều tối thượng trong vui đùa, nó là trò đùa cuối cùng - Bokuju trở nên
chứng ngộ và ông ấy bắt đầu cười, cái cười bụng, ông ấy trở nên điên. Mọi người
tụ tập lại, và họ bắt đầu hỏi, "Thầy làm sao thế ạ? Xin thầy nói cho chúng
tôi, điều gì đã xảy ra?" Ông ấy nói, "Chẳng cái gì xảy ra cả, và ta
đã điên, tìm và kiếm cái đã có rồi trong ta."
Bất kì khi nào mọi người hỏi
Bokuju, "Thầy đã làm gì khi thầy trở nên chứng ngộ?" Ông ấy nói:
"Ta cười, và ta cười to." Và ông ấy nói: "Ta vẫn không hết cười
được. Dù các ông nghe thấy hay không, đấy không phải là vấn đề, ta vẫn không hết
cười. Trò đùa làm sao! Ông đã có nó rồi và ông cứ đi tìm và kiếm và ông không
thể nào tìm được nó, không phải bởi vì nó không có đó mà bởi vì nó có đó nhiều
và gần ông tới mức ông không thể nào thấy được nó."
Mắt có thể thấy cái ở xa, mắt
có thể thấy cái ở một khoảng cách bởi vì mắt cần viễn cảnh, tay có thể chạm cái
khác và ở xa, tai có thể nghe cái ở bên ngoài - đó là lí do tại sao Lão Tử nói
ông ấy hiểu mà không nhìn, bởi vì làm sao bạn có thể thấy bản thân mình được?
Ai sẽ thấy ai? Người thấy và cái được thấy là một ở đó, không cần mắt nào. Ai sẽ
làm? Ai sẽ làm nỗ lực? Đó sẽ chỉ giống như chó đuổi đuôi nó, điều đó đơn giản sẽ
là ngu xuẩn....
Và đây là điều bạn đang làm,
săn đuổi đuôi của mình. Dừng lại và nhìn, nó là đuôi của riêng bạn, không cần
săn đuổi nó, và bằng săn đuổi bạn sẽ không bắt được nó bao giờ cả. Bằng săn đuổi
bạn bỏ lỡ, bằng không săn đuổi bạn hoàn thành.
...không làm mà nên.
Và thế thì thời gian biến mất.
Thế thì việc biết biến mất, bởi vì việc biết có đó để biết cái gì đó, việc biết
là khả năng để biết; một khi bạn đã biết rồi, phỏng có ích gì trong khả năng
còn lại, nó đơn giản biến mất.
Thời gian biến mất bởi vì thời
gian có đó vì bạn thất vọng, nó được tạo ra từ thất vọng của bạn, để cho bạn có
thể hi vọng vào tương lai và bằng cách nào đó chịu đựng thất vọng và dung thứ
thất vọng, và tự an ủi bản thân mình.
Tâm trí và thời gian không phải
là hai điều mà là các khía cạnh của một điều. Khi cả hai biến mất lần đầu tiên
bạn hiện hữu trong vinh quang tuyệt đối. Nói điều đó theo cách này - bạn đã trở
thành thượng đế, vị Phật.
Và hỏi người đã thức tỉnh mà
xem: tất cả họ đều nói cùng một điều, rằng điều đó phải được hoàn thành mà không
có nỗ lực nào về phần bạn. Đó là nỗ lực đã tạo ra toàn thể đống lộn xộn.
Vứt bỏ mọi nỗ lực, chỉ ngồi im
lặng nhìn vào bên trong - vô vi.