Chương 7. Thuật thư giãn

Chương 7. Thuật thư giãn

Price:

Read more

Osho - Thế giới những Mật Điển
Chương 7. Thuật thư giãn



Mật điển:
Trong êm ái, hoà điệu sự êm ái như vào cuộc sống vô tận.
Ðóng  ngũ quan khi có cảm giác kiến bò nhột nhạt.
Nằm dài hay ngồi nhẹ tợ lông hồng vượt ra ngoài tâm thức.
Con người có sẵn trung tâm nhưng không ở trong đó... mà chỉ ve vãn nó.
Việc này tạo ra căng thẳng nội tại, sự dao động bất an và nỗi lo âu triền miên. Chỉ vì bạn không ở đúng vị trí mình, ở vào đúng trung tâm vị trí của sự quân bình. Bạn mất thăng bằng, bị lệch tâm và đó là nguồn gốc của căng thẳng tâm thức. Nếu sự căng thẳng càng tăng thêm cường độ, bạn rớt vào điên loạn.
Người điên là kẻ hoàn toàn "rời khỏi mình".
Người tỉnh thức ngược lại, họ ở ngay trung tâm. Bạn, bạn ở giữa. Bạn không hoàn toàn ở ngoài nhưng cũng không ở trong  trung tâm của chính mình mà bạn lơ lững giữa khoảng trung gian. Ðôi khi bạn lại hơi đi xa, chính ngay lúc này đây, bạn tạm thời điên loạn.
Khi nỗi giận, đang làm tình... đó là mỗi lần bạn xa cái trung tâm, bạn tạm thời điên loạn. Thật sự không có sự khác biệt giữa bạn và người điên vì người điên thì giữ trạng thái này triền miên còn bạn chỉ tạm thời.
Hãy nhìn lại, giận dữ là hình thức điên loạn vì nó không thường xuyên. Sự khác biệt không phải về phẫm mà về lượng. Cũng có khi bạn chạm đến cái điên loạn rồi đôi lúc bạn hoàn toàn thư giãn để chạm cái trung tâm. 
Ðó là giây phút thần tiên, bạn gần như Phật, như Krishna, nhưng trạng thái này chỉ thoảng qua phút chốc, không giữ được lâu. Thật ra trong lúc bạn rõ biết giây phút thần tiên thì nó đã không còn nữa. Niềm nội hỉ thoáng qua và khi bạn nhận ra nó thì nó đã không còn nữa.
Chúng ta dao động triền miên giữa hai trạng thái và sự dao động rất là nguy hiểm vì trong giây phút ta không thể có một hình ảnh rõ ràng về mình. Bạn không biết bạn là ai và nếu bạn thường xuyên nhảy từ trạng thái điên đến nội hỉ thì bạn không nhận ra cái bản lai diện mục của mình.
Bạn không rõ bạn là ai, sự vô minh này làm bạn khó chịu. Đôi khi bạn nghi ngờ những giây phút nội hỉ và bạn gắng tập trung nơi nào đó giữa hai điểm, chúng ta cho đó là bình thường.
Nhưng người bình thường khi giận dữ không chạm vào sự  điên, ngay cả trong niềm tự do hoàn toàn, trạng thái lơ lửng, cái bản lai diện mục thì cứng ngắc, người bình thường thật ra là người đã chết.
Những kẻ ngoại hạng: Những đại nghệ sĩ, thi sĩ, họa sĩ... không bình thường vì bản lai diện mục của họ trơn trợt. Ðôi khi họ ở ngay trung tâm, đôi lúc họ điên loạn, nó chợt đến với tốc độ thần tốc.
Ðương nhiên, nỗi lo của họ đáng kể và thần kinh cực kỳ căng thẳng, họ bị chia giữa hai thế giới sau mỗi lần chuyển hoán. Vì thế, họ có cảm giác họ không lý lịch, họ không thể xác định được họ là ai.
Theo Colin Wilson, những "Outsider" (ngoài vòng pháp luật), trong thế giới bình thường họ được xem là người ngoại đạo là vì họ không thuộc về giới nào cả.
Ðể cho rõ hơn, chúng ta định nghĩa bốn hạng người:
Trước nhất:
Người bình thường có lý lịch chắc chắn, họ biết họ là ai... bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, thánh nhân...  và họ không thay đổi. Lý lịch của họ, hình ảnh của họ được quyết định một lần duy nhất.
Thứ hai:
Nhóm người mà hình ảnh vô định hơn: thi sĩ, nghệ sĩ, họa sĩ, ca sĩ. Họ không biết họ là ai. Thỉnh thoảng họ xem như bình thường, thỉnh thoảng điên loạn, thỉnh thoảng họ đạt giác ngộ như Phật.
Nhóm thứ 3:
Những người điên thường trực. Họ đã ra khỏi họ và không trở về nhà; họ cũng không biết họ có nhà cửa (lạc không).
Cuối cùng :
Nhóm đã trở về nhà: Ðức Phật, Jésus, Krishna.
Ai thuộc nhóm cuối cùng là người đã biết đường về nhà, đạt được sự thư giãn hoàn toàn  (tâm thức nghỉ ngơi). Trong tâm thức không còn căng thẳng, cố gắng, dục vọng. Nói gọn hơn, không còn lệ  thuộc vào "tương lai".
Họ là...  đã là... Ðối với họ, tương lai không có, họ sống hòa hợp với chính mình; họ không muốn thay đổi, không muốn đi xa. Giây phút hiện tại đối với họ là vĩnh cửu. Sự thèm muốn, dục vọng không còn nữa. 
Nhưng như vậy không có nghĩa đức Phật không ăn ngủ; họ vẫn ăn, vẫn ngủ nhưng không còn ham muốn trong hành động. Phật không phóng chiếu cái dục của mình. Họ không ăn ngày mai; họ ăn ngay hôm nay.
Còn bạn, bạn ăn tương lai, ăn cái quá khứ nhưng hiếm khi bạn ăn cái hôm nay. Trong lúc ăn ngay hôm nay tâm thức bạn lạc không. Khi bạn muốn an giấc, bạn nghĩ tới ngày mai hay những kỷ niệm đang dằn vặt bạn.
Phật thì ăn trong hiện tại; ngài sống trong giây phút hiện tại. Ngài không phóng chiếu cuộc sống vào tương lai vì tâm thức ngài không tồn tại tương lai mà lúc nào cũng là hôm nay.
Bây giờ, Phật ăn nhưng không cần động não. Còn bạn, bạn ăn với cái đầu. Thật là vô lý vì cái đầu không phải dùng để ăn cho nên tất cả trung tâm rối loạn. Nơi bạn quan hệ thân thể và tâm thức hoàn toàn rối loạn; Nó đang thật sự hỗn loạn.
Phật ăn nhưng không nghĩ đến ăn việc này đã ứng dụng vào bất cứ việc gì ngài làm. Phật cũng là người bình thường như bạn khi ngài ăn.
Ðừng tin đức Phật không cần ăn hoặc khi bị mặt trời chiếu thì không đổ mồ hôi, hay khi gió nổi lên thì ngài không cảm thấy lạnh. Ông vẫn lạnh, nhưng lạnh trong hiện tại, không trong tương lai và nếu không có tương lai thì không căng thẳng. Bạn phải hiểu điều này, căng thẳng chỉ xảy ra khi bạn muốn khác hơn, khi bạn muốn cái bạn không thể có.
Bạn là A và muốn trở thành B; bạn nghèo và muốn trở thành giàu; bạn xấu và bạn muốn trở thành đẹp; bạn ngu và muốn trở thành thông minh. Dù với bất cứ hình thức nào của dục vọng dạng thức cũng không thay đổi. Khi A muốn trở thành B  bạn không thể thỏa mãn cái hiện tại; phải cho bạn cái gì khác, đó là sự lặp lại của cấu trúc tâm lý đòi hỏi.
Khi có được cái bạn muốn, tâm thức vẫn cho rằng chưa đủ. Cần phải có cái khác nữa và cứ như vậy mà tiếp diễn. Những gì bạn có đã trở thành phù phiếm. Khi chiếm hữu được thì nó trở thành vô ích. Đó chính là dục vọng.
Phật ngữ gọi là "Trishna": Cái trở thành.
Bạn sống từ kiếp này sang kiếp khác, từ thế giới này sang thế giới khác. Kéo dài vô tận mà dục vọng thì không cùng. Nhưng nếu bạn chấp nhận hoàn toàn cái bạn là... xấu hoặc đẹp, thông minh hay ngu đần, giàu hoặc nghèo...
Nếu bạn chấp cái toàn thể thì không còn cái trở thành, không còn căng thẳng. Có nghĩa cũng không còn lo âu. Vì bạn đã tự hòa hợp với chính mình và khi không còn tương lai, tâm thức sẽ tập trung vào cái Ngã lớn hơn (Đại ngã hay chân ngã).
Ðứng vào cực đối nghịch, đó là người điên. Họ không có Bản Thể; họ chỉ là cái sẽ trở thành và quên rằng họ là ai. Họ hoàn toàn quên A và cố gắng làm B, họ quên tuốt họ là ai; họ chỉ có mỗi một điều trong đầu: Mục đích mong cầu.
Họ không sống ở đây và bây giờ mà sống đâu đâu, xa lắc. Vì thế cho họ là điên; vì chúng ta sinh hoạt trong thế giới này, còn họ thì trong thế giới mộng tưởng. Họ không tham gia vào thế giới thực; họ đang ở tận đâu đâu. Họ quên hết cái thực đang hiện hữu ở đây và bây giờ. Đồng thời cũng quên thế giới quanh luôn hiện hữu. Họ sống trong thế giới không tưởng. Ðối với họ đó là thực tại duy nhất là: "Sự mộng tưởng".
Ðức Phật sống trong "Cái đang là..." trong mọi khoảng khắc. Với người điên thì ngược lại: Họ không bao giờ sống trong cái ở đây và bây giờ trong hiện hữu, nhưng lúc nào họ cũng trong tương lai... hay nơi nào đó ở tận chân trời hoang tưởng.
Ðó là cực đối xứng. Kẻ điên đối cực đức Phật và Ðức Phật với kẻ điên. Còn bạn, bạn ở chính giữa. Bạn là cái hỗn hợp của hai cực. Bạn có những giây phút điên rồ và đôi khi tỉnh thức.
Thỉnh thoảng, trong thoáng chốc bạn hiện hữu ở trung tâm chính mình, lúc bạn thư giãn, hoàn toàn thư giãn. Giây phút này có thật. Bạn đang yêu, đang chờ đợi ý trung nhân; đột nhiên nàng xuất hiện trước bạn sau niềm mong muốn triền miên. Sau một cố gắng chờ đợi lâu dài, nàng xuất hiện kề bạn.
Trong khoảng lặng, tâm thức bạn "tự giải phóng" để đi đến trạng thái nghỉ ngơi, tự giải phóng tất cả những ràng buộc. Ngay giờ phút này, thực sự tâm thức đạt đến sự toàn diện của nghỉ ngơi.
Phải tốn công chờ  người tình xuất hiện, bạn mong mõi sự có mặt của nàng, luôn luôn nghĩ đến nàng và bây giờ nàng hiện hữu. Thế là đột nhiên bạn không thể suy nghĩ được nữa. Quá trình cũ (sự chờ đợi) không còn tiếp tục, bạn chờ ý trung nhân và bây giờ, nàng hiện diện rồi tư tưởng bạn ngưng bặt. Lúc này sự ham muốn không còn nữa và bạn hoàn toàn thư giãn, đột nhiên bạn trở lại chính con người thật của mình. 
Nếu sự có mặt của người yêu không như vậy, thì không phải là tình yêu.
Nếu bạn không là chính bạn khi người yêu hiện diện, cũng không phải tình yêu.
Nếu tâm thức không ngưng bặt hoàn toàn khi người yêu có mặt; cũng không phải tình yêu.
Tư tưởng ngưng bặt đôi khi thường xảy ra trong giây phút không còn ham muốn trong tình yêu. Hãy hiểu rằng: "Bạn có thể ham muốn tình yêu nhưng không có ham muốn trong tình yêu". Khi tình yêu hiện hữu thì không còn ham muốn, tâm thức yên lặng, dịu xuống, thư giãn, không còn tương lai và không còn nơi đến.
Nhưng điều này chỉ kéo dài trong vài giây phút khi nó xảy ra. Nếu bạn thật sự yêu một người, nó sẽ xảy ra; đó là một cú sốc. Tri thức không hoạt động vì vai trò của nó trở nên vô ích, vô nghĩa. Con người mà bạn chờ đợi thiết tha đang hiện hữu và bộ máy tâm thức đành bó tay.
Trong chốc lát, toàn bộ máy ngưng hoạt động, bạn thư giãn tận cùng. Bạn chạm cái hiện hữu của trung tâm và bạn có cảm tưởng đang ở tận nguồn hạnh phúc. Niềm nội hỉ tràn ngập: Một mùi hương bao phủ, thế là đột nhiên bạn không còn là bạn.
Vì sao tình yêu làm đổi vô số người? Nếu yêu thương thì không thể dấu diếm. Thật khó tin. Nhưng khi bạn yêu bạn sẽ thấy ngay, nó hiện trên ánh mắt, khuôn mặt, cách đi đứng, cách ngồi vì bạn đã khác. Dục vọng không còn.
Bạn như là Phật trong chốc lát. Nhưng điều này không kéo dài; nó chỉ là cú sốc. Tâm thức bạn lập tức kiếm cách thối thác để tái hoạt động. Chẳng hạn, nó nói bạn đã đạt được mục đích, đã tìm ra được ý trung nhân... và sau đó, bạn làm gì bây giờ.
Cuộc tranh cãi bắt đầu; bạn cho rằng: "Bây giờ, tôi đã tìm ra ý trung nhân nhưng ngày mai thì sao?" Tâm thức phô diễn bắt đầu hoạt động; càng đồng hóa với nó bạn trở lại vào cái vòng của cái sẽ trở thành.
Ðôi khi vì mệt mõi, kiệt sức mà người ta ngưng mong muốn; lúc ấy người ta đối diện với chính mình. Khi người ta tìm lại bản thể do mệt mõi, do yêu thương cũng có khi đạt đến cái Chân Ngã.
Khi kiệt lực, mệt mõi toàn diện; khi không buồn nghĩ tưởng hay thèm muốn; khi vượt ra ngoài hy vọng đột nhiên ta gặp lại bản thể. Khi không còn chỗ để đi đến, tất cả mọi cánh cửa đều đóng kín; hy vọng mất đi kéo theo tham muốn cái sẽ trở thành.
Ðiều này xảy ra không lâu vì tri thức sẽ vận hành trở lại, nó chỉ ngừng trong chốc lát vì ta không thể sống mà không hy vọng. Chúng ta không thể tồn tại mà không dục vọng thế nên chúng ta tạo ra chúng để thấy mình tồn tại.
Mỗi lần tâm thức ngưng hoạt động, bạn trở về trung tâm. Bạn đang nghỉ hè trong rừng, trên núi hay ngoài bãi biển, quán tính bị phá vỡ: "Không còn văn phòng, không còn vợ hay chồng. Bạn đang ở một hoàn cảnh mới và phải cần thời gian để tâm lý lấy cân bằng, để sinh hoạt trong hoàn cảnh mới. Trong vài phút bạn cảm thấy thư thới, bạn đang ở trung tâm bạn."
Kỷ niệm của những giây phút bạn cảm thấy thật dễ chịu như bị một vị Phật ám ảnh và bạn tìm cách lặp lại. Và để sống lại những giây phút thần tiên, bạn đòi lập gia đình. Nhưng giây phút tuyệt thú không trở lại vì hoàn cảnh thay đổi.
Lúc hai người gặp nhau lần thứ nhất, họ gặp nhau trong môi trường hoàn toàn mới khi tâm thức mất hoạt động. Kinh nghiệm mới này, cuộc sống mới này, bừng vỡ mới này cho họ niềm hạnh phúc. Rồi tri thức bắt đầu tư duy: "Giây phút thần tiên! Tôi muốn nó lặp lại mỗi ngày trong cuộc sống" và như vậy chúng ta quyết định lập gia đình.
Tri thức phá hủy tất cả và hôn nhân là bài toán tâm thức. Tình yêu thì hồn nhiên còn hôn nhân thì suy tính; người ta sống để chờ những giây phút thần tiên nhưng vĩnh viễn nó không trở lại.
Vì vậy mà tất cả đàn ông, đàn bà có gia đình cảm thấy thất vọng... vì họ chờ sự kiện trong quá khứ tái diễn lại. Nhưng tại sao nó không lặp lại. Chẳng qua tình cảnh đã thay đổi, hiện giờ thì không còn hồn nhiên vì tình yêu trở thành quán tính, trở thành một sự lặp lại, một gánh nặng.
Mỗi cử chỉ đều chờ đợi trong yêu cầu. Tình yêu trở thành một bổn phận và không còn vui thú nữa. Còn bổn phận không đem lại cho ta hạnh phúc giống như thú vui đem lại. Không thể có được! Tâm thức bạn có trách nhiệm về hoàn cảnh này. Ðây là biến cố trong suốt cuộc đời, hôn nhân chỉ là  thí dụ.
Hãy lấy một thí dụ khác. Bạn đến gặp một Guru; bạn nhận lấy một kinh nghiệm mới mẽ. Sự hiện diện, lời nói, cách sống của ông, tất cả đều mới mẻ. Với bạn, đột nhiên tâm thức bạn ngưng hoạt động.
Bạn nghĩ: "Ðây là người của mình đây. Phải tới thăm ngài mỗi ngày." Như thể bạn muốn cưới ngài. Từ từ sự thất vọng thành hình vì bạn xem đó như là bổn phận. Một thông lệ vì thế những kinh nghiệm trước ngưng tái diễn nên bạn xem rằng người này lừa bạn, chơi khăm bạn.
Rồi bạn nghĩ: "Kinh nghiệm đầu tiên thật huyền ảo, người đã thôi miên tôi đánh lừa tôi. Như là huyễn ảo, như là trong mộng vậy." Đó là thật nhưng khi tri thức tạo quán tính gây ấn tượng không thật. Lần đầu tiên đến, bạn không chờ đợi gì cả, không hy vọng mông lung. Lúc ấy, bạn chỉ đơn giản là mở rộng lòng để đón nhận.
Bây giờ,  bạn tới mỗi ngày với hy vọng nào đó. Trong trường hợp này không có gì xảy ra. Khi nào tâm thức bạn mở rộng thì mới xảy ra điều gì đó. Như vậy, không cần phải đi tìm hoàn cảnh mới cho mỗi ngày mà phải ngăn tâm thức tạo thói quen.
Vợ hay chồng luôn luôn là tân khách. Phải ngăn tâm thức tạo ra model ảo vọng, ngăn chúng phóng chiếu về tương lai và Guru hay đối tác bạn lúc nào cũng là một tân khách. Tất cả đều mới dưới bầu trời này ngoại trừ tri thức thì già đi và luôn luôn cằn cỗi.
Mỗi sáng mặt trời mới thức dậy. Mỗi đêm một vầng trăng mới. Mỗi một ngày đều mới mẻ: Những bông hoa, cây cỏ... trừ tâm thức luôn luôn già cỗi vì được nuôi dưỡng bằng quá khứ, kinh nghiệm tích lũy và phóng chiếu (những gì tồn đọng). Cuộc đời lúc nào cũng tân kỳ, còn tâm thức thì không. Nó thường can thiệp, mà mỗi sự can thiệp lại là một chuỗi khổ đau.
Kinh nghiệm không thể lặp lại. Vậy phải làm sao? Làm thế nào để đạt trạng thái thư giãn toàn diện? Ba đoạn kinh này sẽ hướng dẫn bạn, ba kỹ thuật tạo trạng thái thoải mái, xoa dịu thần kinh. Làm sao giữ trong trạng thái "đang là". Làm sao để không rơi vào sự "Sẽ Trở Thành?" Quả thật không dễ, nhưng kỹ thuật sẽ giúp bạn nhờ nó bạn trở về với chính bạn.


Kỹ thuật 1:
"Trong êm ái, hoà điệu vào sự êm ái như tiến vào cuộc đời vô tận."
"Trong tình yêu, công chúa dịu hiền tiến vào tình yêu như vào cuộc sống vô tận."
Shiva mào đầu bằng tình yêu. Kỹ thuật thứ nhất nhắc đến tình yêu, vì trong kinh nghiệm đó là lúc mà bạn cảm thấy thư giãn nhất. Bạn không thể thư giãn nếu bạn không được yêu. Nếu bạn thư giãn được cuộc sống bạn tràn đầy tình yêu.
Ai căng thẳng thì không thể yêu. Tại sao. Vì cuộc đời họ toàn là những mục đích phải đạt. Họ có thể kiếm ra tiền nhưng không thể yêu vì tình yêu thì không mục đích. Tình yêu không phải là một tiện nghi. Ta không thể tích lũy tình yêu mà tình yêu thì vô giá. Ta không thể dùng nó để làm mạnh bản ngã. Thật ra, tình yêu là hành động khó hiểu vô cùng vì nó không cần biện bạch, không mục đích. Nó tự hiện hữu cho chính nó.
Bạn kiếm ra tiền "cho" cái gì: Nó chỉ là phương tiện. Bạn xây nhà cho người ở: Cũng là phương tiện. Nhưng tình yêu không phải là phương tiện. Thế thì tại sao bạn yêu? Và yêu với mục đích gì?
Tình yêu là cứu cánh vì thế tâm thức tính toán, lô-gíc hoá. Nếu luôn nghĩ đến mục đích thì không thể yêu được. Họ căng thẳng vì mục đích thành tựu trong tương lai... chứ không phải bây giờ và ở đây.
Bạn xây căn nhà: Nhưng bạn chưa ở "bây giờ", phải xây dựng trước chứ không phải cho cái bây giờ. Bạn làm việc để kiếm tiền rồi tiền bạc tới sau, cái tới sau thuộc về tương lai chứ không phải bây giờ. Bạn sử dụng bây giờ cho những phương tiện và cứu cánh tới sau.
Tình yêu lúc nào cũng hiện hữu; nó không tương lai. Vì lý do này mà tình yêu rất cận thiền định, vì cái chết lúc nào cũng ở đây và ngay bây giờ, nó không bao giờ xảy ra trong tương lai cũng không trong quá khứ. Bạn chỉ có thể chết trong hiện tại, quá khứ không còn làm sao có thể chết trong quá khứ. Tương lai chưa hiện hữu làm sao có thể chết được trong tương lai.
Cái chết, tình yêu, thiền định thì hiện hữu trong hiện tại. Nếu sợ hãi cái chết, bạn không thể yêu. Nếu sợ tình yêu, bạn không thể thiền định. Nếu sợ thiền định, cuộc sống bạn trở nên vô nghĩa: "Nó có thể sử dụng một mục đích nhưng không có nghĩa mãi mãi không còn niềm nội hỉ mà chỉ tồn tại một cuộc sống phù phiếm."
Bạn ngạc nhiên khi tôi phối hợp 3 vấn đề: Tình yêu, Thiền định và Cái chết. Nhưng đó là những kinh nghiệm tương tự (đồng tánh bất đồng dạng). Nếu bạn đi vào được một mấu chốt; đồng thời có thể vào hai cái kia.
Shiva nói:
"Trong sự thưởng thức trọn vẹn (tình yêu); Công chúa dịu hiền đi vào tình yêu như vào cuộc đời vô tận." Như vậy có nghĩa gì? Có rất nhiều điều.
Trước hết, trong lúc yêu quá khứ ngưng hiện hữu, tương lai cũng vậy. Bạn đi vào chiều không gian hiện tại. Bạn ở trong "Cái đang là". Nếu bạn yêu, bạn biết rằng tâm trí ngưng hoạt động. Cái khôn của dân gian cho rằng tình yêu là mù quáng, vô trí, điên loạn. Theo lý thì đúng như vậy. Những tình nhân thì mù quáng; mắt họ không còn thấy quá khứ, tương lai, họ sống ở đây và bây giờ và không lo cái hậu quả của hành động mình làm. Họ mù quáng. Họ mù đối với các người "suy nghĩ" nhưng "sáng suốt" đối với những người chủ cảm vì tình yêu đối với họ là cái nhìn thật sự.
Vậy, khi yêu thương thì quá khứ và tương lai không còn hiện hữu. Phải hiểu một điểm rất tế nhị, có thể gọi giây phút này là hiện tại. Hiện tại chỉ hiện hữu khi có tương quan với quá khứ và tương lai. Ðây là một quan niệm rất tương đối. Thật mơ hồ khi nói đến hiện tại mà không có quá khứ và tương lai. Vì thế mà Shiva không dùng từ "hiện tại". Ông nói "Cuộc sống không kết cục" và nói: "vĩnh cửu, bước vào vĩnh cửu".
Chúng ta đã chia thời gian làm 3 phần: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai. Sự phân chia này hoàn toàn sai. Thật ra thời gian hình thành bởi quá khứ và tương lai; hiện tại không tham gia vì hiện tại thuộc vĩnh cửu.
Cái đã qua là thời gian.
Cái sẽ xảy ra là thời gian.
Nhưng cái đang là không là thời gian vì mãi mãi không trôi qua.
Cái bây giờ lúc nào cũng ở đây. "Luôn luôn ở đây và bất tử."
Khi rời khỏi quá khứ, bạn không đi vào cái hiện tại mà bạn đi vào tương lai. Không có giây phút nào là hiện tại, từ quá khứ bạn thẳng đi vào tương lai còn từ hiện tại bạn mãi mãi không vào tương lai. Bạn ngày càng sâu vào hiện tại và chính là cuộc sống không kết thúc (cõi vĩnh hằng). 
Hãy thử tìm một hình ảnh. Cứ cho là thời gian đi từ quá khứ đến tương lai là một đường thẳng ngang. Và "hiện tại" bạn bước vào một chiều khác: "Bạn đang di hành theo đường thẳng dọc; từ cao xuống thấp, từ cao độ xuống chiều sâu" Bạn không còn di hành theo chiều ngang và Ðức Phật, Shiva sống trong vĩnh hằng và không phải trong thời gian.
Người ta hỏi Chúa: "Cái gì xảy ra?" Loài người muốn biết vị lai, nếu ham muốn họ được thỏa mãn, nếu cuộc sống và cái chết hiện hữu, nếu đau khổ hiện hữu thì có chăng người sang kẻ hèn. Và Jésus trả lời: "Thời gian sẽ không còn." Có thể con người không hiểu những lời đơn giản: "Thời gian sẽ không còn nữa."
Thời gian không còn nữa, vì thời gian là đường ngang. Còn Ðấng Chúa Trời là đường dọc; đường dọc thì bất tử. Nó luôn ở đây chỉ cần rời khỏi thời gian để xâm nhập vào nó. Và tình yêu là ngưỡng cửa đầu tiên. Bước qua nó và thoát ra ngoài thời gian.
Ai cũng muốn được yêu thương, ai cũng muốn được thương yêu, nhưng không ai hiểu do đâu mà bám chặt vào tình yêu, tại sao lại thèm khát tình yêu. Nếu không có lý do thật sự thì ta không thể được yêu hoặc đang yêu vì tình yêu là những gì sâu kín nhất trên thế giới này.
Người ta nghĩ rằng mỗi người như họ là... có khả năng yêu. Không phải như vậy và vì những suy nghĩ này mà bạn cảm thấy thất vọng. Tình yêu xuất hiện ở một chiều khác. Nếu bạn thử yêu trong chiều thời gian thì cố gắng bạn trở nên vô ích. Tình yêu không thể tồn tại trong thời gian.
Xin kể với bạn câu chuyện. Vợ hoàng tử Meera thương Krishna và hoàng tử nổi cơn ghen. Krishna không còn nữa cũng như thân xác Ngài. 5000 năm trôi qua giữa hiện hữu vật chất của Krishna và Meera. Vậy làm sao Meera có thể yêu thương Krishna.
Rồi một ngày, hoàng tử hỏi Meera: "Em không ngừng nói về người yêu, em nhảy và hát cho Krishna. Nhưng hắn ở đâu. Sao em lại tràn trề tình yêu vậy. Em nói chuyện với ai không ngừng nghỉ?"
Meera nói với Krishna, nàng hát và nhảy cho chàng, cải vã với chàng. Dưới mắt người khác, nàng quả điên rồ. Hoàng tử nói tiếp: "Em có điên không? Krishna của em đâu? Em yêu ai? Em nói chuyện với ai? Anh hiện hữu đây mà em lại hoàn toàn quên hết."
Meera trả lời: "Krishna hiện hữu, chính anh mới không hiện hữu. Krishna hiện hữu vì chàng bất tử và hiện hữu mãi mãi. Còn anh, anh chưa hề hiện hữu; anh mãi mãi không hiện hữu ngay cả chỉ khoảng ngắn thời gian. Vậy làm sao em có thể tin rằng anh hiện hữu giữa không hiện hữu và hiện hữu. Làm sao cái hiện hữu có thể có giữa hai vấn đề không hiện hữu và hiện hữu?"
Hoàng tử hiện hữu trong thời gian. Krishna thì trong vĩnh cửu. Hoàng tử có thể gần hơn nhưng khoảng cách gần không thể xóa bỏ. Krishna có thể ở rất xa trong thời gian nhưng người ta có thể ở với ông trong chiều khác.
Tôi nhìn trước mặt tôi, tôi chỉ thấy bức tường, mở mắt nhìn lên tôi thấy bầu trời. Khi bạn nhìn thời gian lúc nào cũng có một bức tường. Khi bạn nhìn ra ngoài thời gian là bầu trời rộng mở vô tận.
Tình yêu mở cánh cửa vô tận, cái trường cửu của hiện hữu, nếu bạn đã yêu tình yêu rộng mở, có thể đó là một của kỹ thuật Thiền định: "Trong lúc yêu Công chúa dịu hiền đi vào tình yêu như vào cuộc sống bất tận."
Jung tường trình trong hồi ký mình một giai thoại rất ngộ ngỉnh về đề tài này. Chuyến du hành sang Ấn độ, ông đến thăm đền Kornak và trong đền có rất nhiều Lingam. Người hướng dẫn viên cung cấp tất cả những lời giải thích cần thiết, nhưng tránh đá động đến những linh vật, linh vật nhiều đến nỗi làm người ta phải chú ý. Jung hiểu được ý nghĩa nhưng không ngừng hỏi người hướng dẫn để pha trò: "Cái này là cái gì?"
Ngẩn người một chút, người hướng dẫn kề tai ông thì thầm: "Tôi sẽ cho ông biết khi chúng ta rời khỏi đền. Ðây là đề tài rất tế nhị." Lúc rời khỏi đền, người hướng dẫn đến gần và lên tiếng: "Đáng lẽ ông không nên hỏi tôi trước đám đông. Ðây là một bí mật." và hắn thì thầm: "Đó là những bộ phận thuộc về tính dục của chúng ta."
Về nhà, Jung thuật lại giai thoại cho Heinrich Zimmer chuyên gia về tư duy và huyền thoại triết học Đông phương. Zimmer là một trong những nhà tư tưởng lớn chuyên sâu về tâm thức Ấn độ. Ông thích Ấn với lối tiếp cận không lô-gích, huyền bí về cuộc đời. Ông rất hào hứng về câu chuyện và nói: "Như vậy mới thay đổi được một chút. Tôi luôn nghe về những đại nhân Ấn độ, Phật, Krishna, Mahavir nhưng người ta không kể cho tôi những chuyện về người Ấn."
Tình yêu của Shiva là cánh cửa rộng mở và Shiva không buộc tội tính dục. Ðối với ông, tính dục là hạt giống và tình yêu là bông kết trái. Và nếu bạn buộc tội cho hạt giống thì buộc tội luôn hoa của nó.
Từ tính dục, phát sinh tình yêu; và tình yêu không thể nẩy  sinh khi tính dục bị ngăn cấm. Nếu cần buộc tội thì nên buộc tội sự ngăn cấm chứ không nên buộc tội tính dục. Và nếu tính dục nơi bạn không trở thành tình yêu thì là lỗi của bạn vậy.
Tính dục phải biến đổi thành tình yêu đó là điều Mật điển dạy. Và tình yêu biến thành ánh sáng thiền định, đỉnh cao của sự huyền bí. Và làm sao có thể thay đổi tình yêu? Chỉ có thể bằng cách trở thành hành động hơn là diễn viên.
Hãy là tình yêu, nghĩa là không còn là tình yêu của bạn, của tôi hay của bất cứ người nào khác. Chỉ đơn giản là "Tình yêu". Khi bạn không còn nữa, khi bạn bắt gặp nguồn hay "dòng tối cao", khi yêu không còn bạn. Khi chìm sâu trong tình yêu, bạn biến mất; và bạn chỉ là: "Dòng năng lượng của sự yêu thương."
D.H.Lawrence,  nhà tư tưởng sáng tạo nhất thời đại đã vô tình hay hữu ý là môn đồ của Mật điển. Tây phương lên án và cấm đọc sách ông viết, họ kéo ông ra vành móng ngựa vì ông tuyên bố:
"Năng lượng tính dục là năng lượng duy nhất. Nếu các ngài lên án nó, phủ nhận nó, quí ngài mang tội lớn với vũ trụ và quí ngài sẽ mãi mãi không biết được cái thể hiện tối cao của nó. Các ngài phủ định nó và làm nó trở nên xấu xa, chỉ như vậy các ngài mới có thể lên án nó được."
Những nhà truyền giáo, luân lý mà người ta gọi là lãnh tụ tinh thần, những Ðức Giáo Hoàng, những Shankaracharya (lãnh tụ tôn giáo Ấn độ) và nhiều nữa nhiệt liệt bài xích tính dục dưới chiêu đề nó là điều thô tục. Khi người ta phủ định năng lượng tính dục, nó trở thành xấu xa; như vậy người ta mới có thể nói: "Nhìn xem những gì bạn làm là xấu xa và bạn nên biết thế."
Nhưng tính dục không là điều xấu. Chỉ vì chính những nhà truyền giáo muốn vậy và cho đến khi thành công, họ chứng minh rằng họ có lý. Và khi bạn đã tin thì bạn sẽ hành động xấu hơn, ngày càng xấu hơn.
Năng lực tính dục thì vô tội: Đó là dòng đời, là sự hiện hữu quanh ta. Xin đừng ngăn chặn. Hãy để nó vút cao lên chót đỉnh, hãy để nó chuyển hoá thành tình yêu. Sự khác biệt chỉ khi tính dục đứng ở cương vị tính dục, bạn nên khai thác cái kia. Cái còn lại chỉ là công cụ khi xài rồi bỏ đi.
Khi tính dục chuyển thành tình yêu; cái kia chỉ còn là công cụ khai thác. Thật ra thì cũng không còn cái kia, không có sự khai thác. Khi đã yêu thương, cái kia không còn là mấu chốt độc nhất mà bạn có thể sử dụng để đạt đến sự yêu thương. Bạn không khai thác cái còn lại mà ngược lại cả hai cùng quyện vào kinh nghiệm sâu sắc.
Cả hai bạn là đối tác trong kinh nghiệm thâm thúy; không còn người khai thác lẫn kẻ bị bóc lột. Bạn cùng giúp nhau đi vào một thế giới khác. Tính dục là khai thác đối phương. Tình yêu là cuộc du ngoạn với nhau vào thế giới mới.
Nếu cuộc du hành không chỉ trong chốc lát khi nó đã trở thành thiền định, nếu bạn có thể hoàn toàn quên mình. Khi người đang yêu và kẻ được yêu biến đi chỉ còn lại  dòng năng lượng yêu thương.
Vì vậy Shiva nói:
"Sự vĩnh cửu thuộc về bạn."
Kỹ thuật 2:
"Ðóng kín ngũ quan khi kiến bò nhột nhạt."
Xem rất đơn giản nhưng không phải vậy. Chúng ta hãy đi sâu vào: "Ðóng kín ngũ quan khi kiến bò nhột nhạt." Nào, chỉ là một thí dụ. Cái gì tương ứng cũng áp dụng được. Ðóng cửa ngũ quan khi bị kiến bò nhột nhạt.
Vậy, việc gì xảy ra và Shiva muốn nói gì. Bạn bị gai đâm vào chân, đau lắm. Hay, con kiến bò nhột nhạt làm bạn khó chịu bạn phải phủi chúng. Bạn hãy thay thế bằng những kinh nghiệm tương ứng.
Bạn bị thương, nhức đầu, đau  nơi nào đó; bất cứ vấn đề nào khác cũng vậy. Kiến làm bạn nhột nhạt chỉ là một thí dụ. Hãy đóng kín ngũ quan khi  bất cứ một cảm giác nào xuất hiện. Thế thì phải làm sao?
Nhắm mắt lại và tưởng tượng bạn mù. Bít lỗ tai và tưởng tượng bạn điếc và như vậy với toàn bộ ngũ quan. Ðóng chúng lại bằng cách nào? Dễ lắm, hãy nín thở trong chốc lát. Tất cả ngủ quan đều tự đóng. Khi hơi thở ngưng bặt, ngũ quan cũng ngưng bặt thì còn đâu cái nhột nhạt. Còn đâu con kiến. Thế là bỗng nhiên bạn ra đi, và đi thật xa.
Một trong những người bạn tôi, người bạn vong niên té cầu thang. Bác sĩ khám nói không thể cử động trong vòng 3 tháng. Mặc dù anh là người rất năng động. Khi tôi tới thăm, anh nói: "Hãy cầu nguyện cho thần chết dẫn tôi đi, vì đối với tôi 3 tháng nằm bất động còn căng thẳng hơn chết. Tôi không phải là viên đá."
Tôi trả lời: "Đây là cơ hội tốt. Nhắm mắt lại và cho rằng bạn chỉ là viên đá. Không cựa mình. Bạn chỉ là viên đá, đơn giãn là viên đá, hay một pho tượng tầm thường. Nhắm mắt lại. Bạn chỉ là viên đá, một pho tượng."
Anh hỏi tôi cái gì sẽ xảy ra. Tôi đáp: "Cứ thử. Không thể khác hơn việc bạn phải nằm suốt 3 tháng." "Nào, tôi thử " Nếu những hoàn cảnh khác nhau thì bạn không bao giờ thử, nhưng tình cảnh bi đát đến nỗi bạn nói: "Tốt, tôi sẽ thử vì cái gì đó có thể xảy ra. Tôi không tin rằng cái gì đó sẽ xảy ra khi cho rằng tôi là viên đá, rằng tôi là bức tượng nhưng tôi vẫn thử."
Tôi cũng không tin cái gì đó sẽ xảy đến nhưng thỉnh thoảng chúng ta bị bế tắc trong tình huống tuyệt vọng những việc bất ngờ nhất lại xảy ra. Bạn nhắm mắt. Tôi chờ vì tôi tin là sau hai, ba phút, bạn sẽ mở mắt và nói: "Không có gì xảy ra." Nhưng bạn không mở mắt. Nửa giờ trôi qua. Tôi có thể cảm thấy bạn trở thành viên đá. Trán bạn bớt căng thẳng, cơ mặt dịu lại. Tôi cần phải đi nhưng bạn vẫn chưa chịu mở mắt. Bạn yên lặng như người chết, hơi thở nhẹ đi.
Nhưng tôi cần đi nên nói: "Tôi phải đi ngay bây giờ, nào hãy mở mắt và kể cho tôi nghe những gì xảy ra." Giờ thì giống như một người hoàn toàn mới mở mắt và nói: "Thật là mầu nhiệm, bạn làm gì tôi vậy?" "Tôi không làm gì cả." Tôi trả lời.
Nhưng bạn vẫn nhấn mạnh: "Hẳn anh phải làm cái gì đó. Thật là một phép lạ. Khi tôi có cảm tưởng mình là viên đá, bỗng nhiên tôi có cảm giác ngay khi mong muốn tôi cũng không thể cựa quậy dù chỉ là một cánh tay. Tôi muốn mở mắt nhiều lần nhưng không thể được. Vì tôi đã trở thành viên đá."
Ông đã từng đau khủng khiếp, ông không thể ngủ mà không phải dùng thuốc an thần. Tôi hỏi ông, làm sao cơn đau biến mất. Ông trả lời: "Trước tiên tôi cảm thấy nó không còn xa lắm, nó vẫn còn đâu đây nhưng thật xa như nó thuộc vào người khác. Rồi từ từ như người càng ngày càng đi xa dần và biến mất. Cơn đau đã biến mất. Trong vòng trên dưới 10 phút, tôi không còn đau. Làm sao viên đá có thể biết đau?"
Mật điển nói:
"Hãy đóng các giác quan."
Bạn và tôi trở thành viên đá để cách biệt thế giới. Khi cách biệt thế giới, bạn cũng cách biệt với cơ thể vì cơ thể không thuộc về bạn; nó thuộc về thế giới. Khi bạn hoàn toàn cách biệt thế giới, bạn cũng cách biệt với cơ thể. Và sự thể đã xảy ra như lời Shiva.
Hãy thử xem. Không cần con kiến làm nhột chân bạn. Ðừng nghĩ: "Khi con kiến làm nhột tôi, tôi sẽ thiền định."Những con kiến viện binh không dễ tìm đâu. Nào, hãy thử với bất cứ cảm giác gì xuất hiện nơi chính bạn.
Bạn đang ở trên giường; bạn cảm thấy lạnh khắp cơ thể. Hãy tưởng như bạn đã chết. Bạn cảm giác như tấm chăn đắp ngày càng xa dần, xa tít cho đến mất dạng. Cái giường cũng biến luôn; ngay cả căn phòng, toàn thế giới mất đi. Bạn chết, bạn cách biệt như viên đá, bạn là căn nhà không cửa sổ và bạn bất động.

Khi bạn thật sự không có thể nhúc nhích, bạn đã chìm đắm vào bạn, vào chính nơi trung tâm bạn. Như thể lần đầu, và đây chính là trung tâm mà bạn nhìn thấy và ngay giây phút này, bạn không còn là con người cũ nữa.
Bây giờ đến kỹ thuật thứ 3:
"Nằm dài hay ngồi; hãy nhẹ hơn lông hồng và đi ra ngoài tâm thức."
Ngồi; hãy nghĩ bạn nhẹ hơn lông hồng, thân bạn không còn trọng lượng. Bạn không thể thành công ngay lần đầu nhưng cứ kiên trì; tiếp tục nghĩ về trọng lực không còn nơi bạn.
Một lúc nào đó, nó sẽ xảy ra. Trọng lực không còn nữa cơ thể bạn không còn trọng lượng nữa. Lúc này đây, cơ thể bạn biến đi vì trọng lượng này chính là cơ thể bạn không phải của bạn. Bạn không còn nữa và bạn không còn kí lô gam nào.
Nhiều nhà bác học trên thế giới đã thử khám phá khi ghi lại sức nặng của người đang hấp hối và sức nặng của chính người này sau khi chết, nếu con người có linh hồn, cái Ngã, một lối sống hay với bất cứ tên nào đã đặt cho vì theo khoa học tất cả đều là vật chất và tất cả vật chất đều phải có trọng lượng.
Người ta có thể cân những tia sáng mặt trời. Những nhà bác học đã thí nghiệm một trọng lượng cực kỳ nhỏ rất khó đo lường, nhưng người ta vẫn có thể cân. Tưởng rằng nếu tập trung tất cả tia mặt trời trên diện tích 8000 m², sức nặng của tất cả tia sẽ tương đương gần bằng một sợi tóc.
Người ta có thể cân sức nặng những tia mặt trời, theo khoa học mọi vật thể đều có trọng lượng riêng và không vật gì ra ngoài vật thể. Như thế sau khi chết nếu có cái gì đó rời cơ thể, sức nặng cơ thể phải thay đổi.
Nhưng trong thực tế, nó không thay đổi mà có thể nặng thêm sau cái chết. Vậy, những suy luận theo tiêu chuẩn khoa học hình như có cái gì đó lọt vào cơ thể sau khi chết. Sự thật thì sức nặng thuộc lãnh vực vật chất nhưng còn chúng ta lại thuộc vô chất.
Ðể thực hành kỹ thuật, bạn phải nghĩ về cơ thể bạn không còn trọng lượng và không những nghĩ về mà còn cảm nhận nữa. Cảm nhận đến lúc đột nhiên, bạn ý thức rằng bạn không còn trọng lượng. Bạn không còn sức nặng; chỉ cần ý thức về nó; chỉ cần tạo ra một hoàn cảnh trong đó bạn cảm nhận bạn không còn trọng lượng. Thế thôi.
Có lẽ cần "giải thôi miên" cho bạn. Cái ám thị người ta cho bạn là như sau: "Tôi là một cơ thể và tôi cảm sức nặng của nó." Nếu bạn ý thức được rằng bạn không phải là một cơ thể, bạn không còn cảm thấy sức nặng của nó nữa và vào lúc này bạn ra ngoài tâm thức. Civa nói: "Nằm dài hay ngồi nhẹ hơn lông hồng; ra ngoài tâm thức bạn," và nàng cũng vậy vì đã có một trọng lượng.
Người ta dự thuyết nếu bộ óc càng nặng thì người mang nó càng thông minh, thường thường thì không trật. Nhưng cũng thường xảy ra những nhà bác học không có bộ óc lớn và những người ngu thì có.
Thông thường, những giả thuyết được xem là đúng vì hệ thống điều hành càng quan trọng thì nó càng nặng cân. Ý thức thì có thể cần nhưng tâm thức thì không và để trực nhận được tâm thức thì phải giống như nó, vô chất.
Vậy  hãy thử xem kỹ thuật: "Khi bạn đang đi đứng, nằm ngồi..." Tôi muốn cho bạn vài giải thích về những gì tôi nói ở trên. Làm thế nào sau khi chết cơ thể cân nặng nhiều hơn? Vì ngay lúc ý thức lìa bỏ cơ thể thì cơ thể không được bảo vệ. Nhiều loại vật chất không thể lọt vào được khi có bạn cho đến nay nó chỉ gặp toàn trở ngại khi bạn còn ý thức. Bạn ở đây, cơ thể còn sống, nó chịu đựng vô số rung động.
Cũng vậy, khi bạn bệnh cơ thể thiếu bảo vệ thì yếu đuối hơn và như vậy thì thường xảy ra cơn bệnh kéo theo cơn bệnh khác và bệnh khác nữa. Chính sự hiện diện của bạn bảo vệ cơ thể bạn.
Bạn có để ý:
Khi sung sướng, bạn cảm thấy nhẹ nhàng và khi buồn bạn cảm thấy nặng nề như có một gánh nặng ngang vai. Tại sao thế? Tại vì khi sung sướng, khi hạnh phúc tràn ngập bạn quên hết bản thể. Khi bạn buồn, khi bạn đau khổ bạn không thể quên bản thể mình, bạn cảm thấy nặng nề. Bạn bị kéo xuống và bạn không thể nhúc nhích; bạn như bị dính chặt xuống mặt đất.
Khi tham thiền càng lúc càng sâu khi đó bạn hoàn toàn quên thân thể cho đến nỗi có thể bay bổng. Người ta có thể quan sát hiện tượng này nhiều lần rõ hơn ở một người đàn bà tại Bolivie. Khi bà tham thiền, cơ thể bà bay bổng đến một mét và có rất nhiều phim ảnh được ghi lại sự kiện này.
Trước mặt các nhà bác học và cũng như trước hàng ngàn quan sát viên chứng kiến hiện tượng xảy ra. Đột nhiên, cơ thể bà rời khỏi mặt đất; không còn trọng lực nữa nó biến đi và chưa có giải thích nào tìm ra được nguyên nhân.
Cái gì đã xảy ra. Khi thiền định bạn quên hết cơ thể, sự nhận dạng về thân thể, về trọng lượng không còn. Cơ thể là vật gì hoàn toàn nhỏ bé nơi bạn, bạn có  quyền lực bao la như một vì vua tự cho là nô lệ và khi nô lệ đi khất thực thì nhà vua cũng khất thực. Nếu nó khóc thì nhà vua cũng khóc.
Nếu nô lệ nói: "Tôi không là gì cả", nhà vua cũng nói: "Tôi không là gì cả." Chỉ đến khi nhà vua nhận ra sự hiện hữu của chính mình, chỉ khi nhận ra mình là vua và người kia chỉ là nô lệ, tất cả đột ngột thay đổi tức khắc.
Năng lực vô biên của bạn đồng hóa với cái cực kỳ giới hạn của thân thể. Khi bạn đạt được cái chân ngã, quyền lực của cơ thể giảm đi còn quyền lực của bạn thì tăng lên; cơ thể có thể trong trạng thái lơ lửng.
Bao nhiêu lần người ta quan sát hiện tượng này vẫn  không thể dùng luận cứ khoa học để giải thích. Bởi vì nếu người đàn bà có thể bay cao 1 mét khỏi mặt đất có nghĩa là không có một trở ngại nào cả. Và những người đàn ông hay đàn bà khác vẫn có thể bay cao 100, 1000 m hay bay lên tận vũ trụ.
Trên lý thuyết thì không còn vấn đề: Khi lên cao được 1 m thì  100 m hay 1000 m không có gì khác nhau cả. Chẳng hạn như Ram và bao nhiêu người khác hoàn toàn biến mất và người ta không thể tìm ra xác họ trên trái đất này. Mahomet hoàn toàn biến mất, không những chỉ với chính ông mà còn ngựa của ông.
Những chuyện này có vẻ huyền hoặc, vô lý nhưng không phải vậy khi bạn hiểu được sức mạnh của sự mất trọng lực, bạn làm chủ của sức hút trái đất. Bạn có thể sử dụng nó tùy bạn và bạn có thể làm biến mất cơ thể bạn; nhưng không phải là bay vào vũ trụ.
Ðương nhiên không phải dễ thực hiện điều này, kỹ thuật "Siddhasan", cách ngồi của đức Phật là phương cách hay nhất để đi tới. Ngồi trên đất không trên ghế hay phô tơi. Ngồi trên mặt đất, ngồi trên mặt đất để gần với thiên nhiên.
Càng tốt nếu bạn để trần.
Ngồi trần truồng trên mặt đất trong tư thế Phật ngồi.
Tại sao lại tốt hơn? Vì cách này diện tích cơ thể bị ảnh hưởng sức hút ít hơn.
Khi bạn đứng thì diện tích ảnh hưởng sức hút càng nhỏ; nhưng bạn không thể đứng lâu được.
Mahavir luôn đứng khi tham thiền.
Trong tư thế này chỉ có chân bạn tiếp xúc mặt đất.
Trong tư thế đức Phật chân tréo nhau, bàn tay cũng vậy và như vậy năng lượng của bạn chạy trong vòng tròn kín và lưng bạn phải thẳng. Bạn hiểu vì sao lưng cần phải thẳng không? Vì ảnh hưởng sức hút sẽ ít hơn.
Nhắm mắt lại và tự cân bằng hoàn toàn. Hướng về phía phải và cảm sức hút; cũng vậy về phía trái, phía sau; sau cùng, tìm vị trí mà bạn cảm thấy sức hút kém đi, giữ vị trí đó và quên đi cơ thể bạn; quên trọng lượng của nó.
Bạn không còn trọng lượng; đột nhiên, bạn cảm thấy một cách đương nhiên bạn nhẹ tựa lông hồng, bạn không còn cơ thể nữa. Ðột nhiên, bạn bước vào thế giới mới, trong đó, cơ thể không còn tồn tại. 
Khi không còn cảm thấy sức nặng cơ thể, bạn chuyển hoán tâm thức. Vì tâm thức thuộc cơ thể, cơ thể  thì thuộc về vật chất và vật thể đều có trọng lượng, còn bạn thì không. Hãy thử kỹ thuật này xem, và thực hành trong nhiều ngày để xem có phù hợp với bạn hay không.
Nếu được tôi khuyên bạn nên tiếp tục cho những ngày sau.

Ads Belove Post