Read more
Osho - Đạo: Đường vô lộ (Tập 1)
Chương 11. Thực tại... Điều đó có tác dụng
Triệu Hoằng Tử đi săn trong vùng núi trung
tâm với một toán một trăm nghìn người. Ông ấy đốt rừng bằng đốt cỏ cao, và quạt
cho ngọn lửa cháy hàng trăm dặm. Một người bước ra từ trong vách đá, lên xuống
với khói và tro. Đám đông tưởng người đó là quỉ. Khi lửa qua đi người đó bước
ra qua lửa một cách ngẫu nhiên như chưa từng xảy ra cháy.
Triệu Hoằng Tử kinh ngạc và giữ người này lại.
Ông ấy nhìn chăm chú vào người này một cách thong thả. Trong hình dáng, trong mầu
sắc, và bẩy khiếu trên đầu người đó, người đó là con người, trong việc thở,
trong tiếng nói, người đó là con người. Ông ấy hỏi người đó bằng cách nào người
đó đã sống trong đá và đi qua lửa. 'Những thứ này mà ông gọi là đá và lửa là gì
vậy?' người đó nói. 'Thứ ông vừa bước ra từ đó là đá; thứ ông vừa bước qua là lửa.'
'Tôi không biết,' người đó nói. Công tử Văn của vùng Vi nghe nói điều đó và hỏi
Tử Hạ, một kẻ sĩ rất nổi tiếng, 'Đó là loại người gì vậy?' 'Theo điều tôi đã
nghe thầy tôi nói, người trong hài hoà là tuyệt đối là một như các vật khác và
không cái gì làm bị thương hay cản trở người đó. Đi qua kim loại và đá, và bước
đi qua nước và lửa tất cả đều có thể.' 'Tại sao đích thân ông không làm điều
đó?' Công tử Văn hỏi. 'Tôi còn chưa có khả năng cắt mở tim tôi và ném ra tri thức
trong nó. Tuy nhiên, tôi có thể nói với ông mọi điều ông muốn biết về nó.' 'Tại
sao thầy ông không làm điều đó?' Công tử Văn hỏi. 'Thầy tôi là người, mặc dầu
có khả năng làm điều đó, lại không có khả năng làm điều đó.' Công tử Văn vui
thích với câu trả lời này.
Có phân biệt rất có ý nghĩa được
thực hiện trong chính lúc ban đầu: phân biệt giữa tri thức và việc biết. Tri thức
chỉ dường như là biết, nó không biết. Việc biết có thể không dường như biết,
nhưng nó biết. Tri thức là vay mượn, việc biết là của riêng người ta. Tri thức
là lời nói, việc biết là qua việc sống. Tri thức là thông tin được thu thập từ
đây đó. Việc biết có tính tồn tại: bạn đã sống nó, nó đã tới qua chính sự tồn tại
của bạn; nó là kinh nghiệm. Khi việc biết xảy ra, con người được tự do, người
đó được giải thoát. Qua tri thức, con người trở nên ngày càng là tù nhân hơn.
Tri thức mù quáng; việc biết giải thoát.
Và điều ngược đời là ở chỗ con
người của tri thức rêu rao rằng người đó biết còn con người của việc biết thậm
chí không biết rằng mình biết. Con người của việc biết là hồn nhiên. Có một
chuyên luận huyền môn rất nổi tiếng ở phương Tây - chuyên luận duy nhất ở
phương Tây. Không ai biết ai đã viết nó, không ai biết nó tới từ đâu, nhưng nó
phải đã tới từ kinh nghiệm vô cùng. Tên của chuyên luận đó là Mây của việc
không biết. Nó là từ một người biết, nhưng người đó gọi nó là Mây của việc
không biết. Người đó nói 'Khi tôi đi tới biết ra, tôi quên mọi tri thức; mọi
tri thức biến mất.' Không có nhu cầu về tri thức khi bạn biết. Khi bạn không biết,
bạn níu bám lấy tri thức bởi vì chỉ qua tri thức đó mà bạn mới có thể giả vờ biết,
khi bạn biết, bạn có thể quên tri thức. Khi bạn không biết, làm sao bạn có thể
đảm đương được việc quên nó?
Cho nên chỉ những người biết vĩ
đại nhất mới có khả năng quên tri thức. Đó là đỉnh, và điều đó phải được nhớ. Sống
ở đây với tôi, hiện hữu ở đây cùng tôi, đừng trở thành con người của tri thức bằng
không bạn sẽ bỏ lỡ tôi. Trở thành con người của việc biết, trở thành mây của việc
không biết - điều là cùng một thứ nói theo các từ khác thôi. Việc biết gần giống
như việc không biết bởi vì trong việc biết không có người biết, bản ngã không tồn
tại. Trong tri thức có phân chia: phân chia của cái được biết và người biết,
phân chia của chủ thể và đối thể. Trong việc biết không có phân chia. Việc biết
là không có tính phân chia, nó có tính thống nhất; nó thống nhất.
Khoa học là một loại tri thức,
tôn giáo là một loại củaviệc biết hay việc không biết, do đó con đường của
chúng không bao giờ giao nhau ở đâu cả và chúng sẽ không bao giờ giao nhau. Nơi
khoa học chấm dứt, tôn giáo bắt đầu. Nơi tinh ranh chấm dứt, hồn nhiên bắt đầu.
Nơi người biết biến mất, việc biết đi vào.
Trong câu chuyện kinh thánh về
việc đuổi Adam có cái gì đó cần được hiểu trong ngữ cảnh này. Câu chuyện này là
hay tới mức tôi cứ hay kể nó lặp đi lặp lại mãi, với các nghĩa khác nhau, với
các diễn giải khác nhau. Thượng đế nói với Adam 'Con có thể tận hưởng mọi quả của
vườn này nhưng có hai cây - một cây tên là Cây Cuộc sống, cây kia tên là Cây
Tri thức - đừng bao giờ ăn quả ở Cây Tri thức đấy.' Ngài nhắc tới hai cây: Cây
Cuộc sống và Cây Tri thức. Ngài không nói gì về Cây Cuộc sống cả, ngài đơn giản
nói 'Đừng ăn từ Cây Tri thức.' Nhưng Adam quá tò mò, do đó rắn có thể thuyết phục
anh ta - bằng không thì rắng đã không có tính thuyết phục, đã không thành công
được. Sâu bên dưới, Adam phải đã tò mò về nó, như mọi đứa trẻ đều vậy - và Adam
là đứa trẻ đầu tiên và Thượng đế là người bố đầu tiên. Anh ta đã bị thuyết phục
để ăn từ Cây Tri thức. Anh ta đã ăn, và anh ta trở thành người biết. Ngay lập tức
anh ta cảm thấy xấu hổ, ngay lập tức anh ta cảm thấy bị trần truồng. Mãi cho tới
lúc đó anh ta còn hồn nhiên; hồn nhiên là nguyên thuỷ, tuyệt đối, vô điều kiện.
Anh ta đã không nhận biết rằng anh ta trần truồng. Thực ra anh ta đã nhận biết
rằng anh ta hiện hữu. Bản ngã đã đi vào: từ quả của Cây Tri thức bản ngã được tạo
ra. Anh ta đã trở nên tỉnh táo, anh ta bắt đầu phán xét liệu anh ta có đẹp hay
không, liệu ở trần truồng có là tốt hay không; anh ta trở nên nhận biết về thân
thể mình. Lần đầu tiên anh ta trở nên tự ý thức; mãi cho tới lúc đó anh ta đã
không tự ý thức. Không phải là anh không ý thức, anh ta ý thức, nhưng đã không
có cái ta trong nó; tâm thức là thuần khiết, thông suốt. Tâm thức chỉ là ánh
sáng thuần khiết, nhưng đột nhiên bản ngã đứng đó như cột trụ ở giữa tâm thức -
cột trụ tối, cột trụ của bóng tối. Và câu chuyện này nói rằng anh ta đã bị đuổi
ra.
Thực ra Thượng đế không cần phải
đuổi anh ta ra. Anh ta đã tự đuổi mình qua việc ăn quả từ Cây Tri thức. Tri thức
là việc đuổi ra. Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết về bản ngã của bạn, bạn bị
đuổi ra khỏi cái đẹp, khỏi phúc lành, khỏi vui sướng, khỏi vui vẻ, điều cuộc sống
đã cung cấp cho bạn. Bây giờ điều gì xảy ra cho cây kia, Cây Cuộc sống? Chẳng
cái gì được nói về nó cả. Diễn giải riêng của tôi là ở chỗ giá mà Adam đầu tiên
ăn quả từ Cây Cuộc sống và rồi ăn từ Cây Tri thức thì chắc đã không bị đuổi ra.
Nếu tri thức đã tới qua việc sống, nếu tri thức đã tới qua kinh nghiệm, sẽ
không có việc đuổi ra. Tri thức này là hư huyễn; nó đã không tới qua kinh nghiệm
riêng của anh ta, nó đã không được kiếm ra, nó còn chưa chín muồi - do đó mới
có việc đuổi ra. Nó đã là vay mượn, nó đã không phải là của nó. Khi nó tới qua
kinh nghiệm nó giải thoát, nó làm cho bạn vui vẻ hơn, nó làm cho bạn vui thích
hơn với sự tồn tại. Nếu Adam mà ăn quả của Cây Cuộc sống trước và rồi ăn quả của
Cây Tri thức thì chắc đã không có việc đuổi ra. Anh ta đã đảo ngược quá trình
này: anh ta đã ăn từ Cây Tri thức. Và một khi bạn ăn từ Cây Tri thức bạn bắt đầu
làm mất cuộc sống. Bạn không thể ăn từ Cây Cuộc sống, cho nên việc đuổi ra
thành tự áp đặt.
Nhớ lấy điều đó: tri thức có thể
tới theo hai cách. Bạn có thể có nó từ người khác, từ sách vở, từ mọi người, từ
xã hội, và bạn có thể rêu rao nó là của bạn, nhưng thế thì bạn bị đuổi ra. Và
nhớ, việc đuổi ra là tự áp đặt; không ai đuổi bạn cả. Chính cách tiếp cận rất
sai của bạn hướng tới việc biết trở thành rào chắn. Nhưng tri thức có thể được
đạt tới qua cách khác là qua kinh nghiệm, qua cuộc sống. Ăn quả của Cây Cuộc sống
trước và thế rồi tri thức tới một cách im lặng. Thậm chí không có tiếng thì thầm
nào nó nảy sinh trong linh hồn bạn... bởi vì nếu bạn đi vào kinh nghiệm, bản
ngã không được tạo ra. Bạn càng kinh nghiệm cuộc sống, bạn càng ít có cái ta. Một
khi cuộc sống được biết trong tính toàn bộ của nó, bạn không nghĩ về bản thân bạn
như tách rời khỏi sự tồn tại: bạn đã rơi vào trong sự thống nhất, bạn đã trở
thành một, bạn đã trở thành một với cái toàn thể, bạn là một phần của sự thống
nhất hữu cơ của sự tồn tại. Và thế thì có việc biết, một loại việc biết khác
toàn bộ, điều giải thoát. Ăn quả của Cây Cuộc sống trước đi.
Có chuyện ngụ ngôn khác trong
Kinh Thánh là khi Thượng đế tạo ra thế giới ngài đã bảo Adam đặt tên cho mọi thứ.
Ngài sẽ đem tới sư tử và hỏi Adam 'Con cho con vật này cái tên gì?' Ngài sẽ đem
tới voi và hỏi 'Con đặt cho con vật này tên gì?' Và Adam đặt tên cho mọi thứ và
kể từ đó con người đã làm cũng việc đó. Mọi tri thức của bạn không là gì ngoài
việc gắn nhãn, đặt tên. Nếu bạn hỏi ai đó 'Bạn có biết hoa này không?' và người
đó nói 'Có, tôi biết nó là hoa hồng', người đó biết gì? Chỉ nỗi cái tên. Bạn biết
cái gì khác? Bằng việc biết cái tên "hoa hồng" bạn có biết hoa hồng
không? Bằng việc biết từ 'thượng đế' bạn có biết Thượng đế không? Bằng việc biết
cái tên 'yêu' bạn có biết yêu không? Câu chuyện ngụ ngôn đó cũng hay. Adam là đủ
ngu rồi. Anh ta đáng phải nói 'Không, làm sao con có thể đặt tên được? Con
không biết những thứ này.' Nhưng anh ta đã đặt tên - này voi, này hoa hồng, này
sư tử, này hổ - và kể từ đó đấy là điều con người đã từng làm liên tục qua nhiều
thời đại: chỉ đặt tên mọi thứ. Nếu bạn biết tên của một người, bạn nghĩ bạn biết
người đó, cho nên khi bạn giới thiệu mọi người với nhau bạn chỉ nói cho họ tên
của họ hay nước của họ, giống nòi của họ. Nhưng bạn đang làm gì? Người này có
được biết theo cách đó không? Người này là bao la, khổng lồ thế, làm sao bạn có
thể dán nhãn và biết theo nhãn được? Nhưng đặt tên cho ấn tượng giả - dường như
bạn biết.
Một đôi có ngôi nhà mới vừa mới
được hoàn thành rất gần đây, gần như không chuyển vào ở được trước khi các hàng
xóm tới để xem xét nó. Một cách tự nhiên cuộc đối thoại là về chủ đề ngôi nhà mới.
'Nó rất đẹp' một khách thăm bình luận, 'nhưng tôi không thấy tại sao ông gọi kiểu
nhà này là bungalow - nhà của nợ.' 'Thế này'
gười chủ giải thích 'chúng tôi không biết gọi nó là gì khác. Việc làm
này là cẩu thả và chúng tôi vẫn còn bị nợ nó cho nên chúng tôi gọi nó là nhà của
nợ.' Người ta phải gọi nó là cái gì đó cho nên, 'Việc làm này là cẩu thả và
chúng tôi vẫn còn bị nợ nó cho nên chúng tôi gọi nó là nhà của nợ.'
Người ta phải gọi... cho nên
chúng ta cứ gắn nhãn mọi thứ và thế rồi chúng ta nghĩ chúng ta biết. Bạn biết
đích xác điều gì? Nếu bạn vứt bỏ những cái tên mà đã tích luỹ trong tâm trí bạn,
cái gì còn lại? Chẳng có gì, đích xác, và cái không đó phải được nhận ra, bởi
vì chừng nào bạn chưa nhận ra cái không đó bạn sẽ không bao giờ đi theo chiều
hướng đúng. Chiều hướng đúng là việc biết, không là tri thức.
Các chuyên gia của bạn vẫn đang
làm cái gì? Tôi đã nghe về một bác sĩ:
Ông ấy chỉ mới bắt đầu việc chữa
bệnh và bệnh nhân đầu tiên tới. Ông ấy khám cho bệnh nhân, nhưng không thể nắm
được người này đang bị loại bệnh gì, và ông ấy không muốn biểu lộ rằng ông ấy
đã không biết. Cho nên ông ấy nhìn vào trong sách, nhưng dầu vậy ông ấy vẫn
không thể tìm ra được nó. Ông ấy trở nên rất bồn chồn, và bệnh nhân vẫn ngồi
trên giường và quan sát, và ông ấy bắt đầu vã mồ hôi. Thế rồi đột nhiên một ý
tưởng tới với ông ấy. Ông ấy hỏi bệnh nhân 'Anh đã bao giờ bị bệnh này trước
đây chưa?' Người này nói 'Rồi, năm năm trước tôi đã bị nó.' Và bác sĩ cười và
ông ấy nói 'Rồi, một điều là chắc chắn. Anh bị nó lần nữa!' Ít nhất ông ấy có
thể nói cái gì đó bây giờ. Ông ấy thoải mái. 'Anh bị nó lần nữa!' Nhưng cho dù
bạn có thể tìm ra cái tên cho nó điều đó cũng chẳng có nghĩa gì mấy. 'Tôi thực
sự lo lắng về đứa con trai của tôi Timothy' bà Malone thú nhận với bà bạn thông
gia chí thân. 'Nó đã mắc phải thói quen giấu mọi thứ vào trong túi nó: từ hai
mươi đô la để quên ở bàn trang điểm, thìa bạc của người khác, những thứ kiểu
như vậy.... Rồi chồng tôi gợi ý rằng tôi đưa thằng bé tới gặp bác sĩ
Thingamabob, người đã học tập cùng Freud ở Vienna, và chị có biết không, các cô
gái, chồng tôi là tuyệt đối đúng. Bác sĩ đó đã giải quyết vấn đề của thằng
Timothy sau khi nói với nó chỉ một giờ. Ông ấy đã bảo tôi "Thưa bà Malone,
con bà là kẻ cắp."'
Bây giờ bạn đang làm gì? Nhưng
dường như vấn đề được giải quyết. Nó dường như - bằng việc gọi tên, bằng việc đặt
nhãn - dường như bạn đã giải quyết xong vấn đề. Tránh thói quen này đi - đây là
một trong những thói quen nguy hiểm của con người. Và bởi vì thói quen này mà
việc xuyên thấu vào thực tại đã trở thành không thể được. Thói quen này đã trở
thành vô ý thức, bắt rễ sâu, máy móc tới mức khoảnh khắc bạn thấy cái gì đó, bạn
lập tức nói ra lời. Bạn thấy cây và lập tức bạn lặp lại bên trong 'Đây là cây -
cây phượng vĩ hay cây thông. Đây là hoa hồng, đây là hoa cúc vạn thọ.' Bạn liên
tục nói cái gì đó bên trong bất kì khi nào bạn đối diện, đương đầu, bất kì cái
gì. Và nếu thỉnh thoảng bạn bắt gặp cái gì đó mà tên của nó bạn không biết, bạn
cảm thấy chút ít không thoải mái: bạn bắt đầu hỏi 'Cái này gọi là gì?' Một khi
ai đó đã cho bạn cái tên - bất kì tên nào cũng được - bạn thấy thoải mái. Làm
sao bạn trở nên thoải mái dễ dàng thế? Chỉ bằng việc đặt tên bạn nghĩ bạn đã biết.
Đứa trẻ được sinh ra và bạn cho
đứa trẻ cái tên, và khoảnh khắc bạn cho cái tên đó bạn đã đặt ra một rào chắn.
Bây giờ đứa trẻ sẽ tương đương với cái tên, và cái tên là sự bịa đặt. Đứa trẻ
là một điều huyền bí, và cái tên là rất nghèo nàn. Không cái tên nào có thể bao
quát được bất kì người nào vì từng người là huyền bí thế. Tên nào có thể bao
quát được một người? Điều đó là không thể được. Tôi biết nó là được cần tới,
cái tên được cần cho mục đích tiện dụng, nhưng nhớ cho rõ rằng tên 'hoa hồng'
không phải là hoa hồng. Dùng tên nhưng đừng quên rằng hoa hồng là kinh nghiệm
vô cùng. Tennyson đã nói 'Nếu tôi có thể hiểu được đoá hoa, rễ và tất cả, thế
thì tôi đã hiểu được toàn thể sự tồn tại.' Vâng, hoa hồng nhỏ bé là bao là tới
mức nếu bạn có thể hiểu được một đoá hoa hồng nhỏ bạn sẽ hiểu toàn thể sự tồn tại,
bởi vì mọi thứ được liên nối thế. Nếu bạn muốn hiểu hoa hồng bạn sẽ phải hiểu đất:
nó đi ra từ đất, đất là cội nguồn.
Và bạn sẽ phải hiểu trời, bởi
vì nó nở hoa trong trời. Bạn sẽ phải hiểu mặt trời, bởi vì không có mặt trời nó
không thể tồn tại được; mầu sắc tới từ mặt trời. Và nếu bạn đi sâu vào trong
nó, bạn sẽ thấy rằng bạn sẽ phải hiểu mọi thứ tồn tại trong sự tồn tại. Chỉ thế
thì việc biết của bạn về hoa hồng này mới là đầy đủ và toàn bộ. Nhưng chỉ bằng
việc gọi tên nó 'hoa hồng' bạn bắt đầu nghĩ bạn đã biết nó. Những cái tên này
cho bạn tri thức và những cái tên này đơn giản làm lẫn lộn bạn. Joyce, đứa trẻ
hay hỏi, hỏi 'Bố ơi, hôm nay là thứ tư à?' Ông bố kiên nhẫn trả lời 'Không, con
gái, hôm nay là thứ năm.' Joyce: 'Nhưng bố nói hôm qua rằng "hôm nay là thứ
tư".' Bố: 'Được, hôm nay là hôm qua của thứ tư. Thứ năm hôm qua là hôm nay
của ngày mai. Khi hôm nay là ngày mai, hôm nay sẽ là hôm qua. Hôm nay là hôm
nay bây giờ. Bây giờ con có hiểu không?' Trò chơi từ, trò chơi... và không gì
khác. Mọi triết lí của bạn và mọi thượng đế học của bạn đều không là gì ngoài
trò chơi từ ngữ, chơi với từ. Và người ta có thể chơi vô tận. Từ này có thể dẫn
tới từ khác vân vân và vân vân.
Sự tồn tại hiện hữu, và sự tồn
tại không phải là từ. Sự tồn tại hiện hữu, và sự tồn tại không phải là triết
lí. Sự tồn tại hiện hữu, và sự tồn tại không phải là giáo điều, lí thuyết, kinh
sách. Nếu bạn muốn đi vào trong sự tồn tại, thế thì bạn phải bỏ mọi từ, mọi
thói quen nói ra lời; bạn phải bỏ ngôn ngữ. Ngôn ngữ là rào chắn. Một khi ngôn
ngữ biến mất, bạn là ai? Thế thì bạn có là người biết không? Thế thì bạn không
là người biết. Thế thì bạn biết cái gì không? Bạn không biết. Bạn không phải là
người biết và bạn không biết cái gì, và đích xác trong khoảnh khắc đó của trống
rỗng việc biết nảy sinh. Đó là điều Thiền nhân gọi là tỏ ngộ - satori. Nếu ngôn
ngữ bị bỏ đi, satory xảy ra, và toàn thể nỗ lực trên con đường của Thiền là
cách vứt bỏ ngôn ngữ. Họ cho những điều ngược đời để giải mà không thể nào được
giải. Giải quyết những điều ngược đời này, dần dần người ta phát chán với bản
thân ngôn ngữ. Từ sự cạn kiệt cực kì một khoảnh khắc tới, ngôn ngữ bị vứt bỏ,
tâm thức được tự do - satory đã xảy ra.
Các Thiền sư nói với đệ tử của họ 'Đi và thiền về âm thanh của tiếng vỗ tay của một bàn tay.' Bây giờ một tay không thể vỗ được; để vỗ ít nhất cần hai tay. Một tay không thể tạo ra được âm thanh nào; để âm thanh được tạo ra cái gì đó được cần tới để va chạm. Âm thanh phát ra từ xung đột. Va chạm! Một bàn tay không thể tạo ra được âm thanh. Bây giờ điều này là ngớ ngẩn, nhưng đệ tử phải thiền về nó. Anh ta thiền. Thỉnh thoảng phải mất một năm, thỉnh thoảng hai năm và thỉnh thoảng hai mươi năm - điều đó là tuỳ. Và đệ tử cứ thiền sáng, chiều, tối, đêm. Anh ta gần như không ngủ trong năm giờ và lần nữa, đến ba giờ sáng, anh ta lại ngồi và trò chơi ngớ ngẩn đó - suy nghĩ, thiền...'Âm thanh của tiếng vỗ tay của một bàn tay là gì?' Và anh ta biết rõ, và trong tâm trí mình anh ta nói 'Mình làm cái điều vô nghĩa gì thế này? Điều này là không thể được. Mình sẽ không bao giờ tìm thấy nó.' Nhưng Thầy nói 'Ông phải tìm ra nó.' Và anh ta phải đi mọi ngày tới Thầy và báo cáo liệu anh ta đã tìm thấy nó hay chưa. Và Thầy sỉ nhục và thỉnh thoảng đánh anh ta, và thỉnh thoảng thầy ném anh ta ra khỏi phòng và thầy nói 'Ông đã không tìm thấy nó, Ông chỉ là đồ ngu. Cố gắng chăm chỉ vào. Cố gắng chăm chỉ hơn.' Và anh ta cố - vất vả gian nan - một năm, hai năm, ba năm, hay hai mươi năm. Cái gì sẽ xảy ra? Người ta cứ trở nên căng thẳng và căng thẳng, và không có khả năng nào để giải nó cho nên căng thẳng không thể được làm thảnh thơi: đó là bí mật của công án. Nếu có câu trả lời nào đó, thế thì căng thẳng có thể được làm thảnh thơi, nhưng không có câu trả lời. Câu trả lời như thế là không có thể được - nó đã bị cấm từ chính lúc ban đầu.
Các Thiền sư nói với đệ tử của họ 'Đi và thiền về âm thanh của tiếng vỗ tay của một bàn tay.' Bây giờ một tay không thể vỗ được; để vỗ ít nhất cần hai tay. Một tay không thể tạo ra được âm thanh nào; để âm thanh được tạo ra cái gì đó được cần tới để va chạm. Âm thanh phát ra từ xung đột. Va chạm! Một bàn tay không thể tạo ra được âm thanh. Bây giờ điều này là ngớ ngẩn, nhưng đệ tử phải thiền về nó. Anh ta thiền. Thỉnh thoảng phải mất một năm, thỉnh thoảng hai năm và thỉnh thoảng hai mươi năm - điều đó là tuỳ. Và đệ tử cứ thiền sáng, chiều, tối, đêm. Anh ta gần như không ngủ trong năm giờ và lần nữa, đến ba giờ sáng, anh ta lại ngồi và trò chơi ngớ ngẩn đó - suy nghĩ, thiền...'Âm thanh của tiếng vỗ tay của một bàn tay là gì?' Và anh ta biết rõ, và trong tâm trí mình anh ta nói 'Mình làm cái điều vô nghĩa gì thế này? Điều này là không thể được. Mình sẽ không bao giờ tìm thấy nó.' Nhưng Thầy nói 'Ông phải tìm ra nó.' Và anh ta phải đi mọi ngày tới Thầy và báo cáo liệu anh ta đã tìm thấy nó hay chưa. Và Thầy sỉ nhục và thỉnh thoảng đánh anh ta, và thỉnh thoảng thầy ném anh ta ra khỏi phòng và thầy nói 'Ông đã không tìm thấy nó, Ông chỉ là đồ ngu. Cố gắng chăm chỉ vào. Cố gắng chăm chỉ hơn.' Và anh ta cố - vất vả gian nan - một năm, hai năm, ba năm, hay hai mươi năm. Cái gì sẽ xảy ra? Người ta cứ trở nên căng thẳng và căng thẳng, và không có khả năng nào để giải nó cho nên căng thẳng không thể được làm thảnh thơi: đó là bí mật của công án. Nếu có câu trả lời nào đó, thế thì căng thẳng có thể được làm thảnh thơi, nhưng không có câu trả lời. Câu trả lời như thế là không có thể được - nó đã bị cấm từ chính lúc ban đầu.
Công án là câu đố mà không thể
được giải. Nếu nó có thể được giải, nó không phải là công án. Nếu tâm trí có thể
giải được nó, thế thì tâm trí có thể tiếp tục. Nhưng tâm trí không thể giải được
nó, không thể giải được nó; lặp đi lặp lại tâm trí bị chứng tỏ là bất lực, lặp
đi lặp lại bất lực. Lặp đi lặp lại thất vọng. Lặp đi lặp lại tâm trí cảm thấy
'Mình không thể làm được gì cả. Mình không thể làm được gì cả.' Và căng thẳng
này cứ tiếp diễn, tiếp diễn và trở thành thượng đỉnh: vang như sấm, ầm ào, như
giông tố; cơn điên nảy sinh từ nó. Và đệ tử này cứ nghĩ hoài 'Âm thanh của tiếng
vỗ tay của một bàn tay là gì?' Và anh ta cứ hỏi tâm trí.
Đầu tiên tâm trí cố cung cấp
câu trả lời: ngôn ngữ, lời nói, vay mượn và Thầy cứ phủ nhận. Cho dù đệ tử vào
phòng và không nói gì với Thầy, Thầy nói 'Không, đây không phải là câu trả lời.'
Bởi vì, thực ra, làm gì có câu trả lời, cho nên Thầy biết không câu trả lời nào
có thể được đem tới. Thế rồi, một hôm - từ cạn kiệt cực kì, từ mệt mỏi cực kì,
mệt mỏi toàn bộ - tâm trí rơi tõm, ngôn ngữ biến mất. Với ngôn ngữ biến mất, với
tâm trí biến mất, câu hỏi biến mất. Ai có đó mà hỏi? Và nếu không có ngôn ngữ,
làm sao bạn có thể hình thành câu hỏi ' Âm thanh của tiếng vỗ tay của một bàn
tay là gì?' Với tâm trí bị vứt bỏ, câu hỏi biến mất. Có an bình mênh mông, im lặng:
trạng thái của vô ngôn ngữ.
Thỉnh thoảng đệ tử có thể không
đi. Ai bận tâm đi tới Thầy bây giờ? Nhưng thế thì Thầy tới hay thỉnh thoảng đệ
tử có thể đi, và thậm chí trước anh ta nói cái gì, Thầy sẽ nói 'Vậy ông đã về
nhà, vậy ông đã đạt tới rồi, vậy ông đã đi qua rào chắn của ngôn ngữ, vậy ông
đã trở nên im lặng.' Từ im lặng đó việc biết trưởng thành. Mọi điều bạn biết, mọi
điều bạn nghĩ như tri thức đều là rác rưởi. Biết nó là rác rưởi và vứt nó đi. Mọi
điều được vay mượn, mọi điều được học từ người khác - và mọi điều bạn biết đều
được học từ người khác - đều phải bị vứt đi. Điều đó là làm mất mặt: mang nó và
tuyên bố nó là tri thức chính là làm mất mặt.
Hai diễn viên hài gặp nhau ở
nhà của Lindy. Một người trong số họ điên tiết. 'Tôi đã gặp ông ở Cung điện'
anh ta gầm lên. 'Ông kể mọi chuyện đùa tôi đã kể trên buổi phát sóng của tôi.
Chúng là chuyện đùa của tôi.' 'Trông đấy, anh bạn khôn ngoan' người bị buộc tội
trả lời. 'Bất kì cái gì phát ra từ chiếc radio của tôi đều là của tôi. Tôi đã
trả tiền cho nó, phải không? Bất kì cái gì phát ra từ radio của tôi đều là của
tôi. Tôi đã trả tiền cho nó.' Phải chăng bất kì cái gì bắt nguồn từ Kinh Thánh
của bạn đều là của bạn vì bạn đã mua Kinh Thánh? Phải chăng bất kì cái gì bắt
nguồn từ Koran đều là của bạn vì bạn là người Mô ha mét giáo? Phải chăng bất kì
cái gì bắt nguồn từ Vedas đều là của bạn vì, một cách ngẫu nhiên, bạn đã được
sinh ra trong gia đình Hindu? Mọi điều bạn biết - chồng nó ra và đốt nó đi vĩnh
viễn. Điều đó sẽ là khó bởi vì toàn thể bản ngã của bạn được tham gia vào trong
nó.
Nhận ra sự kiện rằng bạn không
biết là điều khó khăn nhất mà một người có thể làm, nhưng, thực ra, đó là điều
rất mang tính người. Khi bạn làm điều đó bạn đã trở thành con người thực lần đầu
tiên. Trước điều đó bạn chỉ là rởm, giả. Và tri thức này cho bạn cảm giác giả về
việc biết, nhưng nó chưa bao giờ biến đổi cuộc sống của bạn. Nó chưa bao giờ thực
sự cho bạn cái gì. Bạn biết cái gì là tốt, nhưng bạn làm điều không tốt. Bạn biết
giận dữ là xấu, nhưng bạn cứ giận hoài. Bạn biết, nhưng phỏng có ích gì mà dùng
tri thức này? Nó chưa bao giờ trở thành bất kì phần nào của bản thể bạn theo bất
kì cách nào, và nó không thể trở thành được.
Nhiều người tới tôi và họ nói
'Chúng tôi biết, chúng tôi biết đích xác cái gì là đúng và cái gì là sai, nhưng
chúng tôi yếu đuối và chúng tôi không thể làm được điều đúng và chúng tôi cứ trở
thành nạn nhân của điều sai.' Đó không phải là điều đúng. Họ không yếu đuối.
Không ai yếu đuối cả. Thượng đế chưa bao giờ tạo ra cái yếu - điều đó là không
thể được. Thế thì từ đâu nảy sinh ra vấn đề? Vấn đề nảy sinh bởi vì tri thức
không phải là lực biến đổi. Cho nên bạn biết, nhưng nó chưa bao giờ biến đổi bạn;
và nó cho bạn cảm giác rằng bạn yếu, nó làm cho bạn cảm thấy bất lực. Nhìn vào
nó đi. Tri thức của bạn, thay vì giúp bạn, phá huỷ tự tin của bạn. Tốt hơn cả
là giận dữ và không biết rằng giận dữ là xấu. Nhưng biết rằng giận dữ là xấu và
thế thì giận dữ là rất nguy hiểm: bạn bị chia chẻ. Một phần của tâm trí bạn cứ
nói 'Nó là sai' và một phần của tâm trí bạn cứ làm điều đó tất cả như nhau. Bạn
trở nên tinh thần phân liệt. Tri thức của bạn làm cho bạn bị tinh thần phân liệt.
Tri thức là bất lực, do đó nó làm cho bạn cảm thấy bất lực. Bỏ việc bầu bạn với
tri thức đi và thế rồi, nếu bạn thực sự biết rằng giận dữ là xấu từ kinh nghiệm
riêng của bạn, chính việc biết đó biến đổi. Thế thì bạn sẽ không bao giờ giận dữ
nữa. Làm sao bạn có thể giận được? Một khi bạn biết rằng lửa gây bỏng, làm sao
bạn đưa tay mình vào trong nó được? Không thể được - chừng nào bạn chưa muốn
làm bỏng tay mình, thế thì đó là chuyện khác toàn bộ. Khi bạn biết bạn không thể
đi qua tường được và bạn sẽ làm bị thương đầu, bạn đừng thử - trừ phi bạn muốn
đập vỡ đầu bạn.
Việc biết bao giờ cũng trong
hài hoà với bản thể bạn. Tri thức bao giờ cũng ở ngoài hoà điệu. Cảnh sát trưởng
giận lắm. 'Bây giờ anh đã trong lực lượng được hai năm rồi mà chưa bao giờ bắt
bớ được gì' ông ta quát lên với cảnh sát đi tuần Pat. 'Tôi sẽ cho anh một cơ hội
nữa. Ai đó đang ăn cắp táo của Quan toà Davis. Đi tới đó và bắt tên trộm đi.'
Thế là Pat đi tới đó và quãng nửa đêm anh ta vồ được một người đeo mặt nạ trong
vườn quả đang cố ăn cắp với một túi sau lưng. Anh ta mở túi ra và thấy nó chứa
bạc có giá trị, cho nên anh ta trả lại nó cho người đeo mặt nạ. 'Rất tiếc, sai
lầm của tôi' Pat nói. 'Nhưng anh cám ơn sao chiếu mệnh của của anh đi vì nó
không phải là táo.'
Đó là cách nó xảy ra. Tri thức
không bao giờ cho bạn sáng suốt, thay vì thế, nó làm cho bạn mù quáng. Tri thức
là mù quáng; việc biết là sáng suốt, sáng tỏ, trong suốt. Tri thức là cũ; việc
biết bao giờ cũng tươi tắn, trẻ trung, nó nảy sinh từ bây giờ. Tri thức là rất
cổ đại. Tôn giáo cứ thiết lập những cái cũ của họ. Người Hindu nói rằng họ là
tôn giáocổ nhất trên thế giới, người Do Thái cũng nói thế, người Jain cũng nói
thế. Cổ đại nhất - tại sao? Tại sao có nỗ lực thường xuyên này để chứng minh rằng
chúng ta là cổ nhất? Bởi vì tri thức là có giá trị nếu nó cổ. Tri thức giống
như rượu: càng cổ nó càng có giá trị hơn. Và tri thức là gây say. Vâng, nó giống
rượu, nó là ma tuý: nó làm bạn đờ đẫn, nó làm bạn không nhạy cảm, nó làm bạn vô
ý thức. Việc biết là tươi tắn. Con người của việc biết đi tới cái biết của mình
từng khoảng khắc lặp đi lặp lại. Người đó chưa bao giờ mang cái cũ. Người đó sống
trong khoảnh khắc, người đó mang tính đáp ứng, nhạy cảm, tỉnh táo, nhận biết.
Một hoạ sĩ chân dung Pháp ngồi
trong quán cà phê ưa thích của mình nhấp nháp rượu. Chai rượu nhỏ thứ nhất của
ông ấy hết, ông vừa định đặt chai thứ hai, thì mắt ông ấy lọt vào dòng tiêu đề
của tờ báo, 'Thời vất vả đang tới', cho nên thay vì đặt chai thứ hai thường lệ
của mình, ông ta gọi để trả séc. 'Có gì sai với rượu không ạ?' người chủ hỏi.
'Rượu ngon, nhưng tôi đã không gọi chai thứ hai vì thời vất vả đang tới và
chúng tôi phải tiết kiệm' nghệ sĩ giải thích. 'Thời vất vả' ông chủ nói. 'Thế
thì vợ tôi phải không đặt bộ quần áo lụa mà chúng tôi đã lập kế hoạch nhưng phải
lấy bộ quần áo vải bông thôi.' 'Thời vất vả' người may quần áo nhắc lại khi đơn
hàng bị cắt bỏ. 'Lúc này không phải là lúc mở rộng. Tôi phải làm cải tiến tôi
đã lập kế hoạch ở chỗ này.' 'Thời vất vả, e hèm'? nhà xây dựng nói, khi thợ làm
quần áo đã cắt bỏ kế hoạch. 'Thế thì tôi không thể để bức tranh của vợ tôi được
vẽ nữa.' Thế là ông viết thư cho nghệ sĩ và cắt đơn hàng. Sau khi nhận được
thư, nghệ sĩ lại đi vào hiệu cà phê ưa thích và đặt một chai rượu nhỏ để làm dịu
mình. Trên chiếc ghế là tờ báo mà ông ấy đã đọc về thời vất vả vài ngày trước
đây. Ông ta nhặt nó lên đọc kĩ càng hơn và thấy rằng nó đã cũ mười năm rồi.
Nhưng tri thức luân chuyển. Nó
cứ đi từ tay này sang tay khác và nó ảnh hưởng tới mọi người vô cùng. Họ bắt đầu
sống - ít nhất họ cố gắng sống từ nó. Nó làm họ què quặt họ. Bạn có tất cả trở
thành què quặt. Bạn đã không định tâm, bởi vì tri thức của bạn đã buộc bạn ra
khỏi việc định tâm của bạn. Đứa trẻ được định tâm. Khoảnh khắc nó bắt đầu lớn
lên và bắt đầu biết mọi thứ, nó bắt đầu ngày càng không được định tâm hơn, đi lạc
lối. Người già hoàn toàn quên hết trung tâm mình ở đâu.
Chuyện ngụ ngôn này, và tôi gọi
nó là ngụ ngôn, là biểu dụ. Cố hiểu nó đi. Nó có cái đẹp lớn lao.
Triệu Hoằng Tử đi săn trong vùng núi trung
tâm với một toán một trăm nghìn người. Ông ấy đốt rừng bằng đốt cỏ cao, và quạt
cho ngọn lửa cháy hàng trăm dặm. Một người bước ra từ trong vách đá, lên xuống
với khói và tro. Đám đông tưởng người đó là quỉ. Khi lửa qua đi người đó bước
ra qua lửa một cách ngẫu nhiên như chưa từng xảy ra cháy. Triệu Hoằng Tử kinh
ngạc và giữ người này lại. Ông ấy nhìn chăm chú vào người này một cách thong thả.
Trong hình dáng, trong mầu sắc, và bẩy khiếu trên đầu người đó, người đó là con
người, trong việc thở, trong tiếng nói, người đó là con người. Ông ấy hỏi người
đó bằng cách nào người đó đã sống trong đá và đi qua lửa. 'Những thứ này mà ông
gọi là đá và lửa là gì vậy?' người đó nói. 'Thứ ông vừa bước ra từ đó là đá; thứ
ông vừa bước qua là lửa.' 'Tôi không biết,' người đó nói. Công tử Văn của vùng
Vi nghe nói điều đó và hỏi Tử Hạ, một kẻ sĩ rất nổi tiếng, 'Đó là loại người gì
vậy?' 'Theo điều tôi đã nghe thầy tôi nói, người trong hài hoà là tuyệt đối là
một như các vật khác và không cái gì làm bị thương hay cản trở người đó. Đi qua
kim loại và đá, và bước đi qua nước và lửa tất cả đều có thể.' 'Tại sao đích
thân ông không làm điều đó?' Công tử Văn hỏi. 'Tôi còn chưa có khả năng cắt mở
tim tôi và ném ra tri thức trong nó. Tuy nhiên, tôi có thể nói với ông mọi điều
ông muốn biết về nó.' 'Tại sao thầy ông không làm điều đó?' Công tử Văn hỏi.
'Thầy tôi là người, mặc dầu có khả năng làm điều đó, lại không có khả năng làm
điều đó.' Công tử Văn vui thích với câu trả lời này.
Bây giờ, đi chầm chậm vào chuyện
ngụ ngôn này từng bước một. Trước hết: Một người bước ra từ trong vách đá, lên
xuống với khói và tro. Đây là thái độ Đạo nhân rằng nếu bạn di chuyển, tuôn chảy
với cuộc sống không kháng cự gì, không nỗ lực nào, không chiều hướng nào của
riêng bạn; nếu bạn đi theo cuộc sống tới bất kì chỗ nào nó đưa tới như chiếc lá
khô bay theo gió.... Gió đi về phương nam, và lá cũng đi về phương nam; gió đem
lá bay lên, và lá đi vào trong mây; và gió thả nó lại, và lá ngủ im lặng dưới
cây trên đất. Lá không có ham muốn và lá không có chiều hướng của riêng nó. Lá
không có bản ngã. Ham muốn và chiều hướng là sản phẩm phụ của bản ngã. Bạn muốn
là ai đó, bạn muốn đạt tới đâu đó, bạn muốn chứng minh cái gì đó, bạn muốn làm
cái gì đó, bạn muốn bơi ngược dòng, thế thì bạn không phải là con người của Đạo.
Đừng bơi chút nào. Không có vấn đề về đi ngược dòng, nhưng cứ đi cùng sông tới
bất kì chỗ nào nó đưa tới. Không đẩy, không kéo, không cố thao túng cuộc sống,
nhưng chỉ lên và xuống cùng nó, thế thì bạn được tan biến. Thế thì làm sao cái
gì có thể làm hại bạn được?
Bạn có quan sát nó không? Đạo
nhân cứ kể những câu chuyện này lặp đi lặp lại mãi. Bạn có thể đã quan sát nó xảy
ra nhiều lần - người say ngã trên đường, nhưng không bị thương; bạn ngã và bạn
làm gẫy vài cái xương. Điều gì xảy ra? Tại sao người say không bị thương trên
đường? Và người đó ngã mọi đêm, và mọi đêm người đó đều phải được mang về
nhà... ai đó mang người đó. Và lại đến sáng người đó đi tới văn phòng mìm cười
và hạnh phúc. Tôi thường sống với một người say. Người đó là hàng xóm của tôi
trong vài năm, một người rất đẹp. Và thỉnh thoảng vợ người đó tới tôi và cô ấy
nói 'Chồng tôi đã không về. Anh ấy có thể đang nằm đâu đó trong cống rãnh và trời
thì tối và tôi không thể đi được. Ông giúp tôi chút xíu được không? Ông có thể
đi và tìm anh ấy không?' Và tôi sẽ đi và tìm anh ta. Nhiều lần tôi đi và thấy
anh ta nằm ở cống nào đó hay ở đường nào đó hay chỉ tựa vào cột và tôi sẽ đem
anh ta về. Nhưng anh ta chưa bao giờ bị thương! Và đến sáng anh ta lại tươi tắn
khi lại đi tới văn phòng, và đến tối lại cùng câu chuyện.
Quan sát anh ta, một điều trở
nên tuyệt đối chắc chắn: Đạo nhân là đúng, bởi vì khi người đó ngã người đó
không tự ý thức. Khi người đó ngã, người đó đơn giản ngã, người đó không chống
cự. Khi bạn ngã, bạn đơn giản không ngã, bạn cố bảo vệ, bạn trở nên cứng, bạn
chống lại. Trong chính việc chống lại đó là nguy hiểm. Khi bạn cứng rắn xương của
bạn nhất định bị gãy. Không phải bởi vì đất định làm đau bạn đâu, chống cự
riêng của bạn làm bạn bị thương.
Từ thái độ Đạo nhân này đã nảy
sinh nhiều nghệ thuật ở Viễn Đông: hiệp khí đạo, nhu thuật, và những môn khác.
Cách tiếp cận là được thảnh thơi. Cho dù kẻ thù làm bị thương, hấp thu điều đó
thay vì tranh đấu với nó, và bạn sẽ không bị thương - khó, một nghệ thuật lớn.
Thuyết phục bản thân bạn không trở thành cứng rắn khi ai đó đánh bạn là khó bởi
vì chúng ta đã được huấn luyện trong nhiều thế kỉ để bảo vệ, tranh đấu, vật lộn,
làm nỗ lực để sống còn.
Thái độ Đạo nhân là đi cùng cuộc
sống, đi tất cả theo đạo, đi không điều kiện nào. Dù nó dẫn tới bất kì đâu, đi
cùng nó. Tin cậy cuộc sống vô cùng tới mức bạn không sợ, tới mức bạn không có sợ
nào về cuộc sống. Bạn tới từ cuộc sống, bạn là một phần của cuộc sống, cho nên
làm sao có khả năng nào để cuộc sống làm hại bạn được? Không cần phải sợ, không
phải sợ hãi. ... lên xuống với khói và tro... người này ra khỏi vách đá... bước
qua lửa. Đám đông tưởng người đó là quỉ. Khi lửa qua đi người đó bước ra qua lửa
một cách ngẫu nhiên như chưa từng xảy ra cháy.
Điều có trông như phép màu,
nhưng phép màu này có thể xảy ra cho bạn. Tôi không nói 'Đi và bước qua lửa
đi.' Đó chỉ là ngụ ngôn thôi - câu chuyện hay để nói cái gì đó có tầm quan trọng
lớn lao. Cố hiểu điều đó trong cuộc sống của bạn: trở thành không tự ý thức. Đừng
mang cái ta này và cuộc vật lộn thường xuyên với cuộc sống. Thỉnh thoảng thảnh
thơi, thỉnh thoảng để mọi sự hiện hữu và xem điều xảy ra, và bạn sẽ ngạc nhiên.
Một khi bạn để mọi sự hiện hữu, một khi bạn bắt đầu sống trong buông bỏ, hay sống
như buông bỏ, thế thì bạn sẽ thấy rằng cuộc sống không phải là kẻ thù với bạn,
nó cực kì thân thiện. Nó phải vậy - nó là mẹ bạn, nó là bố bạn, nó là cội nguồn
của bạn và nó là mục đích của bạn. Bạn tới từ nó, và một ngày nào đó bạn sẽ biến
mất trong nó. Tại sao sợ? Từ sợ tranh đấu tới. Từ tranh đấu bạn trở thành cá
nhân tách rời. Một cách tự nhiên, khi bạn trở thành cá nhân tách rời bạn trong
rắc rối. Thế thì sự tồn tại bao la này bạn coi như kẻ thù. Đó là cách tiếp cận
phương Tây: toàn thể tự nhiên là kẻ thù của bạn, nó phải bị chinh phục. 'Chinh
phục tự nhiên' - đó là điều khoa học đã từng làm trong hai, ba thế kỉ và nó đã
phá huỷ tất cả cái đẹp của cuộc sống. Nó đã làm ô nhiễm toàn thể bầu không khí.
Toàn thể sinh thái của trái đất bị rối loạn bởi vì những người này, người đã từng
cố gắng chinh phục. Điều đó là ngu xuẩn. Cứ dường như một tay của tôi cố chinh
phục toàn thân tôi - điều đó ngu xuẩn như thế đấy. Con người cố chinh phục trái
đất, con người cố chinh phục bầu trời, con người cố chinh phục tự nhiên chỉ là
ngớ ngẩn. Và một khi bạn cố chinh phục tự nhiên, một cách tự nhiên một ngày này
hay ngày khác bạn cũng sẽ cố chinh phục bản tính bên trong nhất của bạn. Đó là
hệ quả của nó, hệ quả tự nhiên của nó. Đầu tiên bạn cố chinh phục tự nhiên bên ngoài,
thế rồi bạn bắt đầu cố gắng chinh phục tự nhiên bên trong, nhưng thế thì bạn
bao giờ cũng trong xung đột, va chạm. Bạn trở thành bản ngã rất sắc nhọn, và tất
nhiên cực kì khổ, khổ khủng khiếp, khổ vô hạn.
Khổ là bước trật ra ngoài sự tồn
tại. Hạnh phúc là đi trong cùng bước với sự tồn tại. Và đi trong cùng bước với
sự tồn tại là đơn giản thế bởi vì nó là tự nhiên thế. ... lên xuống với khói
... Khi lửa qua đi người đó bước ra qua lửa một cách ngẫu nhiên như chưa từng xảy
ra cháy. Trong hình dáng, trong mầu sắc, và bẩy khiếu trên đầu người đó, người
đó là con người, trong việc thở, trong tiếng nói, người đó là con người. Ông ấy
hỏi người đó bằng cách nào người đó đã sống trong đá và đi qua lửa.
Tất nhiên Triệu Hoằng Tử rất ngạc
nhiên, bị kích thích tò mò, bởi hiện tượng này. Ông ấy không thể tin được vào mắt
mình - làm sao người này có thể là con người được? Chúng ta đã đánh mất mọi
nghĩa về nhân loại thực. Người này trông như quỉ, cái gì đó không con người -
hoặc cái gì đó quỉ hoặc cái gì đó thần, nhưng không con người. Thế rồi Triệu Hoằng
Tử nhìn người này: Trong hình dáng, trong mầu sắc, và bẩy khiếu trên đầu người
đó, người đó là con người, trong việc thở, trong tiếng nói, người đó là con người.
Nhớ lấy, trong con người là chỗ
trú ngụ của siêu nhân. Con người không phải là điểm cuối, con người có khả năng
vô hạn; con người rất có tiềm năng. Con người không chỉ là quá khứ, mà cả tương
lai nữa. Con người có định mệnh vô hạn trước người đó. Người đó phải trưởng
thành - và người đó có thể trưởng thành thành chiều cao siêu nhân nhưng trưởng
thành không tới từ nỗ lực. Trưởng thành tới trong hợp tác với tự nhiên. Trưởng
thành tới qua hài hoà, qua hợp tác hài hoà. Trưởng thành tới không như chinh phục,
mà như việc buông xuôi.
Đó là khác biệt giữa các tôn giáo
khác và Đạo giáo. Các tôn giáo khác nhấn mạnh ý chí quá nhiều, còn Đạo nhân
nói: Ý chí thực sự là thảm hoạ. Buông xuôi đi. Người ta phải trở thành vô ý chí
nhất có thể được. Khoảnh khắc bạn là vô ý chí, thế thì không có vấn đề gì: mọi
khối chắn bị loại bỏ... và sâu bên trong bạn siêu nhân vươn lên tới chiều cao tối
đa. Vâng, người đó trông như người. Phật cũng trông như người, Lão Tử trông
cũng vậy, Krishna trông cũng vậy, Christ trông cũng vậy. Họ tất cả đều là người,
nhưng dầu vậy vẫn có cái gì đó của cõi bên kia đã thấm vào họ. Bởi vì cõi bên
kia đó chúng ta đã cho các cái tên khác nhau: Jesus được gọi là Christ, 'đứa
con duy nhất của Thượng đế'. Đây chỉ là những cách thức biểu dụ để nói một điều,
và một điều duy nhất, rằng cái gì đó của cõi bên kia đã xảy ra trong Jesus. Ông
ấy không còn là con trai của Joseph và Mary. Cái gì đó của cõi bên kia, cái gì
đó của vô hạn đã đi vào trong bản thể ông ấy - ông ấy là con của Thượng đế.
Người Hindu gọi Krishna là
avatar. Avatar nghĩa là Thượng đế đã giáng xuống, Thượng đế đã tới trái đất.
Cái tên khác, biểu dụ khác, nhưng một điều là chắc chắn: rằng bất kì khi nào
người nào đó đã thực sự rơi vào hoà điệu với tự nhiên, cái gì đó siêu phàm thế
đã xảy ra trong cuộc sống của người đó mà chúng ta không thể chỉ gọi người đó
là người được. Chúng ta phải gọi người đó bằng cái tên mới để chỉ ra rằng người
đó đã đi ra ngoài nhân loại. Nhưng nhớ lấy, người đó đã đi ra ngoài nhân loại bởi
vì chính con người đi ra ngoài nhân loại. Nó là một phần của con người đi ra
ngoài nhân loại và chừng nào bạn còn chưa đi ra ngoài bạn đã không hoàn thành định
mệnh của bạn, thế thì bạn không thực sự là con người. Thế thì bạn chỉ là một
người.
Đó là khác biệt tôi đã làm giữa
con người và người: Con người là tĩnh, người là quá trình. Con người là khái niệm
tĩnh; người là khái niệm trưởng thành, khái niệm trưởng thành, chuyển động.
Sinh linh người là người thường xuyên thay đổi trong siêu nhân; và con người là
người đã trở nên ngủ, không di chuyển đi đâu cả, đơn giản khô héo và chết.
Bắt đầu chuyển động đi! Con người
giống như băng hà. Người như dòng sông chảy... băng đã tan. Và khi sông chảy nó
nhất định đạt tới đại dương. Sông được ngụ ý đạt tới đại dương - nó sẽ đạt tới
- và không có nhu cầu về bất kì bản đồ nào. Sông không mang bất kì bản đồ nào.
Không có nhu cầu về cột mốc. Thậm chí không có nhu cầu về người hướng dẫn. Sông
đơn giản chảy, không biết nó đi đâu, và một ngày nào đó nó đạt tới. Điều xảy ra
cho tâm thức cũng vậy, dòng tâm thức. Chỉ nổi một cách tự nhiên , theo cách thảnh
thơi, không vội vàng, không nôn nóng.
Bình thản, điềm tĩnh, trong hợp
tác sâu sắc với tự nhiên... tuôn chảy, và một ngày nào đó bạn sẽ đạt tới. Chỉ bằng
việc cho phép dòng chảy xảy ra, bạn đạt tới.
Triệu Hoằng Tử hỏi người đó bằng
cách nào người đó đã sống trong đá và đi qua lửa. Điều đó là tự nhiên. Chúng ta
cũng hỏi 'Bằng con đường nào'? Làm sao ông đạt được?' - phương pháp, công nghệ.
Phật được hỏi đi hỏi lại 'Bằng con đường nào thầy đã đạt tới?' Và Phật nói 'Khoảnh
khắc ông hỏi câu hỏi này ông tạo ra rắc rối cho ta, bởi vì ta đã đạt tới nó chỉ
khi ta vứt bỏ mọi con đường: đường vô lộ. Khi ta còn trên đường, ta không thể đạt
tới nó được. Trong sáu năm ta đã vật lộn gian nan. Ta đã làm điều tối đa mà ta
có thể làm và ta đã thất bại. Và ta đã thất bại hoàn toàn. Thế rồi một hôm chẳng
cái gì còn lại để được làm. Ta đã làm mọi điều có thể được làm bởi con người.
Không cái gì để làm, ta đã thảnh thơi... và chính khoảnh khắc đó ta đã đạt tới.
Cho nên khi ông hỏi ta bằng cách nào, ông tạo ra rắc rối cho ta, vì ta đã đạt tới
nó chỉ khi ta đã vứt bỏ mọi con đường.'
Và đó là một trong những sáng
suốt vĩ đại nhất đã từng có, và đó là một trong những điều rất nền tảng của
cách tiếp cận Đạo tới cuộc sống. Đừng bao giờ hỏi 'Bằng con đường nào?' Nếu bạn
hỏi, bạn hỏi câu hỏi sai. Và có khả năng rằng người ngu nào đó có thể trả lời.
Người ngu có khắp xung quanh. Nếu bạn hỏi câu hỏi ngu, bạn nhất định được câu
trả lời ngu. Một khi một câu hỏi được hỏi, bạn sẽ nhận được câu trả lời. Mọi
người rất sẵn sàng cung cấp lời khuyên và câu trả lời, nhưng nếu câu hỏi là
sai, câu trả lời nhất định sai, bởi vì chỉ câu trả lời sai mới có thể khớp với
câu hỏi sai. Nếu bạn hỏi câu hỏi sai và tôi cung cấp cho bạn câu trả lời đúng bạn
sẽ nghĩ tôi không liên quan. Bạn đã hỏi cái gì đó và tôi nói về cái gì đó khác.
Điều này xảy ra lặp đi lặp lại mãi.
Trong buổi darshan tôi quan sát
mọi người. Nếu họ hỏi câu hỏi sai và tôi cho họ câu trả lời đúng họ trông chút
ít phân vân, họ trông không thoải mái. Họ cảm thấy dường như họ đã hỏi điều này
và tôi đã trả lời cái gì đó khác: nó không khớp - nó không phải là câu trả lời
cho câu hỏi của họ. Và họ cũng đúng. Nó không phải là câu trả lời cho câu hỏi của
họ bởi vì câu hỏi của họ sai tới mức chỉ câu trả lời sai mới có thể khớp với
nó.
Nhớ đừng hỏi câu hỏi sai, bằng
không có các tu sĩ và có các bác học và họ sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời. Họ
đã từng lừa nhân loại bởi vì nhân loại, từ ngu xuẩn, hỏi câu hỏi sai. Thế rồi họ
cung cấp câu trả lời sai, và những câu trả lời sai đó khớp hoàn hảo với câu hỏi
sai của bạn - và thế thì họ lừa bạn.
Tôi đã nghe....
Ở một làng thôn quê có một người
lao động giết con lợn thiến của mình; và tục lệ trong những trường hợp đó là gửi
thịt; xúc xích, xúc xích đen và gan cho mọi hàng xóm. Người nông dân này, người
đã nhận được vô số quà thuộc loại này, thấy rằng nếu anh ta tuân theo lệ này
anh ta sẽ chẳng còn lại gì cho bản thân mình. Thổ lộ với một trong các hàng xóm
của mình, anh ta nói 'Tôi đã giết con lợn thiến, và nếu tôi phải gửi thịt cho mọi
người mà tôi đã từng nhận từ họ, sẽ chẳng cái gì còn lại cho bản thân tôi cả;
bây giờ, tôi cầu ông, xin ông khuyên tôi làm gì bây giờ?' Với điều đó người
hàng xóm đáp 'Nếu như tôi ở trường hợp của ông, tôi sẽ treo con lợn thiến trên
cửa sổ gần cả đêm, và ngày hôm sau tôi sẽ bảo với mọi người là nó bị lấy trộm.
Bằng cách này, tôi sẽ được tha thứ khỏi việc tặng quà.'
Người lao động này, rất hài
lòng với lời khuyên của người bạn, trở về nhà và thực hành điều đó luôn. Người
cho lời khuyên bạn bè này, không bỏ lỡ việc lợi dụng bóng tối ban đêm, chiếm lấy
con lợn thiến và mang nó về nhà. Người nông dân sững sờ khi sáng sớm anh ta thấy
chẳng còn lại gì từ con lợn thiến của mình! Anh ta phát rồ với phát minh của
anh hàng xóm, điều mà mới tối hôm trước anh ta đã tán thành nhiều thế. Anh ta
xông ra để báo động, và người đầu tiên anh ta gặp là anh bạn cố vấn bạn bè mà
anh ta đã kể lại toàn thể câu chuyện, nói 'Ối ông láng giềng ơi, ông nghĩ gì?
Chúng đã đánh cắp con lợn thiến của tôi rồi!' 'Đấy, đấy' anh hàng xóm nói 'điều
đó đúng rồi, thực hiện điều đó đi. Kể cùng câu chuyện đó với mọi người anh gặp,
và tôi không hoài nghi họ tất cả sẽ tin anh.' Người nông dân bắt đầu thề thốt,
và phản đối một cách long trọng nhất rằng đấy không phải là trò đùa - rằng con
lợn thiến của anh ta tuyệt đối bị mất rồi. Nhưng anh ta càng mạnh mẽ bày tỏ sự
tiếc nuối và bực mình, anh hàng xóm lại càng kêu lên 'Đúng rồi, đúng rồi, anh bạn
tôi ơi. Thực hiện điều đó cho tốt vào, và tất cả họ sẽ tha thứ cho món quà của
anh.'
Các tu sĩ đã từng khai thác
nhân loại, bởi vì con người từ ngu xuẩn của mình đã từng hỏi những câu hỏi sai.
Tất nhiên bạn được câu trả lời sai, và bạn phải trả giá cho những câu trả lời
sai đó. Chúng không tới với giá rẻ đâu, chúng không tới được cho không đâu; bạn
phải trả giá đắt cho chúng.
Người này, Triệu Hoằng Tử đã hỏi
'Bằng cách nào?' Câu hỏi này dường như logic, liên quan, có nghĩa. Nó không phải
vậy, bởi vì cách thức nghĩa là ý chí. Bạn biết câu ngạn ngữ 'Nơi có ý chí, có
con đường.' Để tôi nói cho bạn: Nơi có con đường, có ý chí. Con đường tới từ ý
chí. Con đường không là gì ngoài ý chí được dịch một cách thực hành vào cuộc sống.
Đạo không có con đường, bởi vì Đạo không có ý chí. Ý chí nghĩa là tranh giành,
ý chí nghĩa là tranh đấu. Mọi con đường đều là cách tranh giành. Đạo là đường
vô lộ - không đường - mọi sự là tốt như chúng vậy. Không có chỗ nào mà đi, cho
nên phỏng có ích gì về bất kì con đường nào? Người ta đơn giản phải thảnh thơi
và ở đây-bây giờ. Và nhớ lấy, thảnh thơi không phải là con đường bạn phải theo.
Nếu bạn làm nó thành con đường sẽ không có thảnh thơi, tại đó ý chí sẽ tới.
Tôi đã đọc một cuốn sách - sách
Mĩ tất nhiên. Tiêu đề của cuốn sách: Bạn phải thảnh thơi! Bây giờ, 'phải' là rất
Mĩ và một cách tự nhiên rất căng thẳng. Bạn phải thảnh thơi! Ngay cả thảnh thơi
cũng phải là cái phải sao? Thế thì làm sao bạn sẽ thảnh thơi được? Nó là cái gì
đó để làm và bạn phải làm - nó gần giống như lời răn. Bạn phải tuân theo lời
răn. Nếu bạn không thảnh thơi điều đó sẽ gần như là bạn phạm tội - bạn phải thảnh
thơi! Và bạn sẽ làm gì khi bạn thảnh thơi? Bạn sẽ làm cái gì đó, và bất kì cái
gì bạn làm sẽ sai, bởi vì thảnh thơi tới chỉ khi bạn không làm gì chút nào. Nếu
bạn đang làm cái gì đó... đếm cừu, hay cứ đếm từ một tới một trăm và thế rồi
quay lại từ một trăm, chín mươi chín, chín mươi tám, trở lại một... bất kì cái
gì bạn làm... hay chỉ cố thảnh thơi toàn thân: thảnh thơi chân và thế rồi thảnh
thơi dạ dầy và thảnh thơi tay... nhưng bạn đang làm nó. Mọi việc làm đều là
căng thẳng. Thảnh thơi không phải là cái gì đó bạn phải làm. Khi bạn không làm
cái gì, nó có đó. Khi bạn không làm, nó có đó. Nó là việc không làm của bạn. Nếu
bạn làm cái gì đó, việc đó sẽ không là việc không làm của bạn.
Điều này là tuyệt đối sai, nói
với ai đó 'Bạn phải thảnh thơi!' Điều đó gần như là bạn đi tới người dở hơi và
bạn nói 'Anh phải lành mạnh!' Bây giờ người đó sẽ làm gì? Người đó dở hơi. Người
đó có thể làm nỗ lực lớn để trở nên lành mạnh - người đó sẽ trở nên dở hơi hơn.
Người đó dở hơi bởi vì người đó căng thẳng. Bây giờ bạn cho người đó mục đích
khác để trở nên căng thẳng hơn, thậm chí hơn.
Không có đường nào. Đạo nói: Vứt
mọi con đường đi. Mọi con đường đều là can thiệp của tâm trí. Mọi con đường đều
do con người chế ra. Đạo là khi không có đường, không có ý chí. Khi bạn không
đi đâu cả - không mục đích để đạt tới, không cái gì để trở thành, không đâu để
đạt tới - thế thì bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ đơn giản rơi tõm, bạn sẽ thảnh thơi
trong sự tồn tại. Trong chính khoảnh khắc đó bạn đã vượt qua nhân loại: bạn đã
trở thành siêu nhân. Ông ấy hỏi người đó bằng cách nào người đó đã sống trong
đá và đi qua lửa. 'Những thứ này mà ông gọi là đá và lửa là gì vậy?' Điều đó là
hồn nhiên. Người đó không biết đá là gì và lửa là gì; người đó phải là người rất
giống như trẻ con. Đây là ý tưởng này, ý tưởng Đạo, rằng con người nên hồn
nhiên thế - 'mây của không biết'. 'Những thứ này mà ông gọi là đá và lửa là gì
vậy?' người đó nói. 'Thứ ông vừa bước ra từ đó là đá; thứ ông vừa bước qua là lửa.'
'Tôi không biết,' người đó nói. Trong cái không biết của người đó là việc biết
của người đó: bởi vì người đó là ở trong trạng thái của không biết nên không có
rào chắn. Làm sao lửa thiêu cháy được bạn nếu bạn không biết rằng nó là lửa và
nó làm bỏng? Bây giờ điều này phải được hiểu.
Nếu bạn muốn hiểu nó đích xác bạn
sẽ phải hỏi nhà thôi miên. Bạn có thể hỏi Santosh của chúng ta nó đích xác nghĩa
là gì. Một ngày nào đó anh ấy có thể làm một thực nghiệm trong thôi miên sâu
trước bạn. Trong thôi miên sâu bạn có thể để một viên sỏi thường vào tay của
người bị thôi miên và bạn có thể bảo người đó, người đang sâu trong vô thức
'Đây là than đang cháy, cháy nóng bỏng, và anh sẽ bị bỏng.' Và nó chỉ là hòn sỏi
thường, lạnh. Và khi bạn để đá lên tay, người này sẽ bị bỏng, và tay anh ra sẽ
biểu lộ rằng đã bị than cháy để lên nó. Điều gì đã xảy ra? Và bạn cũng có thể
làm điều đối lập. Bạn có thể để than cháy vào tay người đó và bạn có thể nói rằng
đấy chỉ là đá lạnh và người đó sẽ không bị bỏng. Bây giờ, đây là những sự kiện
khoa học đã được chứng minh. Điều gì đích xác xảy ra? Khi bạn để than cháy vào
tay của người này tại sao người đó không bị bỏng? Nếu lửa cháy, thế thì người
đó phải bị bỏng chứ.
Có thành vấn đề gì liệu người
đó có ý thức hay vô ý thức, bị thôi miên hay không bị thôi miên? Có thành vấn đề
gì nếu bạn nói nó là viên đá lạnh? Bằng việc nói của bạn làm sao những điều này
thay đổi được? Thôi miên chính là lực chữa lành. Nó đã bị kết án quá nhiều ở
phương Tây, đặc biệt bởi vì thái độ sai của Ki tô giáo, bằng không thôi miên là
cánh cửa vào thực tại bên trong. Và nó phải trở thành cánh cửa trong những ngày
tới. Dần dần, ngày càng nhiều người quan tâm tới nó và ngày càng nhiều nghiên cứu
khoa học được thực hiện. Và nó để lộ ra hiện tượng vô cùng. Một trong các hiện
tượng có liên quan tới chuyện ngụ ngôn này là ở chỗ bạn tạo ra thực tại của bạn
bằng việc tin vào nó. Đây là khám phá vô cùng. Bạn tạo ra thực tại của mình bởi
việc tin vào nó. Thực tại là như bạn tin vào nó. Niềm tin của bạn trở thành thực
tại của bạn. Nếu bạn tin vào thay đổi, thực tại của bạn thay đổi. Con người sống
trong thực tại rất không thực. Đó là nghĩa của từ Hindu maya. Maya nghĩa là ảo
thuật, maya nghĩa là cái dường như có nhưng không có. Chúng ta sống trong maya,
chúng ta sống trong chính thế giới ảo tưởng.
Chúng ta tạo ra thế giới riêng
của mình. Bạn có thể đi vào rừng sâu ở Ấn Độ nơi các xã hội nguyên thuỷ vẫn sống.
Họ có hệ thống niềm tin của họ; bạn sẽ ngạc nhiên - chúng có tác dụng. Ai đó có
thể giết một người ở xa, bằng việc làm nghi lễ nào đó. Nếu người đó muốn giết
ai đó không thuộc vào xã hội nguyên thuỷ, người đó sẽ không có khả năng, nhưng
người đó có thể giết bất kì ai thuộc vào xã hội của người đó bởi vì hệ thống niềm
tin của họ là một. Một khi một người đi tới biết rằng nghi lễ nào đó đã được thực
hiện mà bao giờ cũng giết chết người, người đó sẽ lập tức chết. Người đó đơn giản
sa vào chết.
Ở Mĩ, năm 1952, họ đã làm một
luật nhỏ, Đạo luật chống thôi miên, bởi vì trong đại học nào đó vài sinh viên,
chỉ vì tò mò, đã làm thực nghiệm nào đó. Bốn sinh viên đã làm một thực nghiệm
trong phòng họ: một người nằm trên giường và ba người kia thôi miên anh ta. Và
cậu bị thôi miên phải đã có năng lực vô cùng, cậu ta phải đã là người có khả
năng lên đồng: cậu ta rơi vào trong thôi miên sâu thực sự, mà hiếm khi xảy ra.
Bình thường, ba mươi ba phần trăm mọi người là có khả năng bị thôi miên, và
trong ba mươi ba phần trăm đó không quá ba phần trăm là có thể bị thôi miên
sâu. Cho nên trong một trăm người, chỉ có ba người thực sự là chủ thể thôi miên
sâu, người có thể đi vào cơn mê. Bằng không, nhưng người khác đi vào cơn mê,
nhưng họ vẫn còn chỉ ở ngoại vi: họ sẽ làm cái gì đó mà họ đồng ý làm. Nếu bạn
bảo họ làm cái gì đó mà họ không đồng ý, họ sẽ lập tức ra khỏi thôi miên của họ.
Nhưng cậu trẻ này phải đã là một trong những người hiếm hoi đó, ba phần trăm mọi
người. Và ba người kia đã thôi miên anh ta và họ chơi thôi - hệt như trò đùa -
họ đã đọc cuốn sách và họ thử. Chỉ là ngẫu nhiên mà cậu bé này lại rất bị thôi
miên, gợi ý. Và họ nói nhiều điều và anh ta làm nhiều điều, và thế rồi đột
nhiên một ý tưởng tới với một người và họ nói với anh ta 'Bây giờ bạn chết.' Và
cậu bé này chết. Thế rồi họ cố đem cậu này lại, nhưng một khi một người đã đi rồi;
người đó đi rồi; thế thì thôi miên không thể có tác dụng.
Thôi miên để lộ ra một điều: rằng
nếu bạn tin vào cái gì đó rất sâu sắc, nó bắt đầu vận hành từ tâm trí bạn, từ bản
thể bạn - nó trở thành thực tại. Thực tại không phải bao giờ cũng thực. Bình
thường, bất kì điều gì bạn nghĩ là thực thì chín mươi phần trăm là tưởng tượng,
nhưng nó có tác dụng như thực tại. Phật đã định nghĩa thực tại là 'cái có tác dụng'
và định nghĩa đó thực sự có nghĩa. Bất kì cái gì - có tác dụng đều là thực. Nếu
ai đó, trong cơn mê thôi miên sâu, bị bỏng bởi vì bạn để đá lạnh vào tay người
đó, thế thì nó làm cho người đó bỏng. Nó có tác dụng, và người đó sẽ mang vết
thương đó trong nhiều ngày. Thân thể tin vào điều đó, tâm thức tin vào điều đó,
thế thì nó vận hành. 'Tôi không biết,' người đó nói.
Bạn phải đã nghe nói về người
bước qua lửa. Họ bước qua vì tin cậy lớn lao: họ tin rằng lửa sẽ không làm bỏng;
họ đi trong cơn mê thôi miên sâu. Ở Ấn Độ có nhiều người bước qua lửa. Ở Ceylon
nhóm người bước qua lửa giỏi nhất là các sư Phật giáo. Mọi năm, một lần một
năm, họ tụ tập quanh ngôi đền Kandy và họ bước trên lửa. Niềm tin là ở chỗ Phật
bảo vệ, và chắc chắn niềm tin này có tác dụng. Không phải là Phật bảo vệ đâu,
nhưng nếu bạn nghĩ rằng Phật bảo vệ thế thì niềm tin có tác dụng - niềm tin của
bạn bảo vệ đấy.
Có lần chuyện xảy ra là nhà truyền
đạo Ki tô giáo đi tới thấy điều đó, và tất nhiên nó là thách thức cho ông ấy...
Sư Phật tử đi trên lửa và Phật bảo vệ sao? Ai đó thách thức ông ấy và nói 'Ông
tin vào Christ... thế về ông thì sao? Sao ông không bước?' Bây giờ thách thức
này là tới mức ông ấy không thể nói không được. Ông ấy là nhà truyền giáo và
ông ấy đang thuyết giảng cho mọi người rằng Phật không là gì cả, Christ là tất
cả. Cho nên họ nói 'Vậy thì chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra.'
Ông ấy có thể không bị bỏng nếu
ông ấy thực sự tin, nhưng không người truyền giáo nào đã bao giờ tin. Ông ấy trở
nên ngờ vực, ông ấy sợ. Ông ấy đã bước từ bản ngã không từ tin cậy; ông ấy đã
bước khi nói 'Nếu ba mươi người này không bị bỏng, sao mình phải bị bỏng?'
Không phải là ông ấy nghĩ tới Christ, ông ấy thậm chí đã nhớ Phật ở bên trong -
'Được rồi, xin bảo vệ cho con nếu ngài bảo vệ cho ba mươi người này.' Nhưng đó
là tâm trí nghi ngờ. Ông ấy bị bỏng, bỏng khủng khiếp. Cùng nhóm đó đã được mời
tới Oxford năm 1960 và họ đã bước ở đó. Hàng nghìn người xem, và một giáo sư
triết học, một người đơn giản, khi nhìn cảnh tượng này đâm ra mê mẩn tới mức
không nói gì với bất kì ai ông ta nhảy vào lửa, và ông ta bước đi và ông ta
không bị bỏng. Cái gì đã xảy ra? Không Phật không Christ - đơn giản thấy rằng
ba mươi người này có thể bước, 'Thế thì sao không? Mình cũng là con người. Đó
là cung cách con người có thể.' Chính ý tưởng rằng đó là cung cách con người có
thể đã trở thành tin cậy. Không có hoài nghi trong nó. Người đó đã nhảy không
do dự và người đó có thể bước. Tôi không nói rằng bạn phải đi và bước trên lửa,
nhưng quan sát cuộc sống của bạn đi và bạn sẽ thấy: nhiều điều xảy ra chỉ bởi
vì bạn tin, nhiều điều không thể xảy ra cho bạn vì bạn không tin. Nhiều điều
không có thể bởi vì có nghi ngờ; nhiều điều trở thành có thể bởi vì có tin cậy.
Bạn tạo ra thực tại của bạn. Nhìn vào huy hoàng của tâm thức con người - bạn tạo
ra thực tại của bạn, bạn là trung tâm của thế giới của bạn. Bạn tạo ra thế giới
của bạn, bạn ôm giữ thế giới của bạn. Nếu bạn khổ, nhớ lấy, chính bạn tạo ra
nó. Nếu bạn sướng, biết cho rõ chính bạn tạo ra nó.
Nó là thế giới của bạn: bạn có
thể tạo ra thế giới hạnh phúc, bạn có thể tạo ra thế giới bất hạnh. Địa ngục là
thói quen của bạn trong việc tạo ra thế giới bất hạnh quanh bạn. Cõi trời là thói
quen khác của việc tạo ra thế giới quanh bạn. Và niết bàn là biết rằng mọi điều
tâm trí tạo ra đều vô dụng. Tại sao không đi vào trong cái đó, cái không do tâm
trí tạo ra? Cái đó là cái tối thượng. Thế thì không có khổ và không có sướng:
không tốt, không xấu, không cõi trời, không địa ngục. 'Tôi không biết,' người
đó nói. Người đó đã bước trong lửa nhưng không bị bỏng. Lửa gây bỏng chỉ bởi vì
ý tưởng ở trong bạn là nó gây cháy. Ý tưởng làm bỏng thực, không phải lửa. Bạn
có thể quan sát điều đó trong những việc nhỏ bé.
Khi người phương Tây tới Ấn Độ
họ bắt đầu bị nhiều bệnh: bệnh lị, bệnh tiêu chảy, bệnh viêm gan. Họ rất sợ về
điều kiện mất vệ sinh ở đây. Nước không sạch, không sạch về khoa học, nhưng người
Ấn Độ đã sống với nước đó trong nhiều thế kỉ và chưa bao giờ từng có vấn đề gì.
Nhưng khi bạn tới với ý tưởng rằng nước mất vệ sinh và bạn uống nó, bạn đang uống
ý tưởng của bạn; nó là nguy hiểm, nguy hiểm hơn là nước mất vệ sinh. Nước có thể
mất vệ sinh, nhưng nó không nguy hiểm như ý tưởng mà bạn uống cùng nó: 'Nó mất
vệ sinh.' Bây giờ bạn đang lấy bước đi nguy hiểm. Nó là gợi ý. Mỗi lúc bạn uống
nước gợi ý này đi vào: bạn đang tạo ra tự thôi miên. Bạn sẽ có thể đứng được
bao lâu? Bạn sẽ ngã, bạn sẽ bị viêm gan. Và khi bạn bị viêm gan, tất nhiên, ý
tưởng cũ của bạn được làm mạnh thêm thậm chí còn hơn: 'Mình là đúng. Nước mất vệ
sinh.' Không người Ấn Độ nào bị cả. Bạn nên đi tới các làng Ấn Độ. Trong cùng
cái ao nhỏ, trâu, bò đực, bò cái cùng tận hưởng mọi thứ, và người cùng làm việc
của mình, và mọi thứ cứ diễn ra và chẳng ai lo lắng gì. Không ai có ý tưởng nào
cả. Mọi thứ đều tốt.
Nếu bạn đi tới chỗ linh thiêng
Hindu bạn sẽ không tìm thấy ý tưởng nào, quan niệm nào về vệ sinh. Và những người
nghĩ rằng nó là chỗ linh thiêng và nước là thiêng liêng - bạn thậm chí sẽ không
có khả năng uống nước đó - và họ tận hưởng. Họ đã chờ đợi cả đời họ để tới nước
thiêng này và trầm mình xuống. Và họ uống nó, và họ sẽ mang nước đó về, trong
chai và túi bẹt, về nhà họ: nó là nước thiêng. Nhưng nếu bạn đem nó tới nhà khoa
học, ông ấy sẽ nói 'Nó là không linh thiêng nhất! Vứt nó đi! Đừng đem nó tới
đây. Đừng bao giờ chạm vào nó và đừng bao giờ tới gần nó.' Cái gì đang xảy ra?
Ý tưởng trở thành thực tại.
Tôi có lần trong vài tháng đã ở
trong một cộng đồng nguyên thuỷ ở Bastar. Đàn bà đi ra đồng - họ làm việc ở đó
- hay ở trong rừng, và đột nhiên họ bị co bóp dạ con và họ cho sinh ra đứa con.
Không ai chăm sóc họ, không vào bệnh viện, không hộ lí, không bác sĩ, không người
nào. Người đàn bà có thể làm việc một mình trên cánh đồng - cô ấy sẽ giữ đứa trẻ
dưới gốc cây và bắt đầu làm việc lại. Không đau, không bất kì cái gì: họ đã
không nghe nói về đau mà mọi đàn bà văn minh đang chịu, và bởi vì họ đã nghe
nói, cho nên họ không chịu đau. Đàn bà văn minh chịu đau nhiều: một nước càng
văn minh, càng nhiều...
Thực ra, người đàn bà phương
Tây liên tục nghĩ trong chín tháng 'Bây giờ ngày ấy sắp tới... ngày ấy sắp tới...
ngày phán xử sắp tới.' Và cô ấy cứ thôi miên và thôi miên và thôi miên. Thế rồi,
tất nhiên, nó tới. Bạn tạo ra - chín tháng là việc thôi miên dài và dần dần
năng lượng dựng lên và thế rồi cái đau, thế rồi cái đau vô cùng. Bạn có thể đã
không nghe nói tới nhưng ở Amazon tồn tại một bộ lạc mà không chỉ đàn bà chịu
đau khi sinh con, mà ngay cả người chồng cũng chịu đau. 'Chồng sao?' bạn sẽ
nói. Vâng, trong hàng thế kỉ ở bộ lạc đó ý tưởng đã vẫn còn thịnh hành. Và điều
đó dường như rất logic nữa, và rất xã hội. Tôi nghĩ phụ nữ tự do sẽ đồng ý với
điều đó. Tại sao chỉ đàn bà phải chịu đau? Sao không có bình đẳng? Vậy khi con
được sinh ra, đàn bà nằm trên một cũi và trên cũi kia là chồng, và họ cả hai đều
chịu đau! Và tất nhiên, khi đàn ông chịu đau, anh ta chịu đau nhiều hơn. Anh ta
cường tráng và la nhiều hơn và hét nhiều hơn và chửi thề nhiều hơn. Anh ta đánh
bại đàn bà! Và bạn sẽ nghĩ rằng anh ta đơn giản giả vờ - thế thì bạn nhầm, anh
ta không giả vờ; điều đó thực sự xảy ra. Bác sĩ đã đi tới đó và họ đã quan sát
và họ đã kiểm tra thân thể - chuột rút và đau thực trong thân thể; điều đó thực
sự xảy ra. Bởi vì trong hàng thế kỉ họ đã từng sống với ý tưởng rằng đứa trẻ
thuộc về cả hai, cho nên một cách tự nhiên cả hai đều phải chịu đau.
Bây giờ khi mọi người bắt đầu tới
bộ lạc đó và bảo họ 'Bây giờ, điều này là ngu xuẩn bởi vì trong xã hội chúng
tôi chồng chưa bao giờ chịu khổ!' họ không thể tin được vào điều đó. Họ nói
'Làm sao điều đó có thể được? Nó không thể được!' Điều đó có vẻ ngớ ngẩn với họ
như nó ngớ ngẩn với chúng ta. Nếu bạn đi tới Bastar và bạn nói rằng đàn bà của
bạn chịu đau nhiều lắm, họ cười, họ nói 'Điều này là ngu xuẩn. Không có đau gì
cả.'
Bây giờ, ở vài nước phương Tây,
đặc biệt ở Pháp, đẻ không đau đang được khám phá lại. Vài bác sĩ đang làm việc,
và hàng nghìn trẻ con đã được cho sinh ra mà không có đau đớn gì nhưng lại thôi
miên, ý tưởng phải được đưa sâu vào trong người đàn bà rằng sẽ không có đau. Một
khi ý tưởng này lắng đọng ở đó, không có đau. Bạn sống trong thế giới tự mình tạo
ra.
Công tử Văn của vùng Vi nghe
nói điều đó và hỏi Tử Hạ, một kẻ sĩ rất nổi tiếng, 'Đó là loại người gì vậy?'
'Theo điều tôi đã nghe thầy tôi nói, người trong hài hoà là tuyệt đối là một
như các vật khác và không cái gì thành công trong việc làm bị thương hay cản trở
người đó. Người này, Tử Hạ, là một kẻ sĩ, một bác học. Ông ta đã nghe, ông ta
nói 'Tôi đã nghe Thầy tôi nói rằng khi một người trong hài hoà sâu với tự
nhiên, không cái gì cản trở, không cái gì gây hại, không cái gì làm bị thương
người đó. Hài hoà là bảo vệ.' Đi qua kim loại và đá, và bước đi qua nước và lửa
tất cả đều có thể.' 'Tại sao đích thân ông không làm điều đó?' Công tử Văn hỏi.
Một cách tự nhiên, khi bạn biết, tại sao bạn không tự mình làm điều đó? 'Tôi
còn chưa có khả năng cắt mở tim tôi và ném ra tri thức trong nó. Tuy nhiên, tôi
có thể nói với ông mọi điều ông muốn biết về nó.'
Đó là rào chắn duy nhất. Người
này là bác học nhưng phải đã là người chân thành và trung thực. Người đó đã
không bảo vệ tri thức của mình, người đó chấp nhận dốt nát của mình. Người đó
nói 'Tôi không phải là con người của việc biết - chỉ là con người của tri thức.
Tôi đã nghe mọi người nói, tôi đã ở gần những người biết, nhưng tôi không biết
bản thân mình. Tôi chỉ biết về những điều này.' Tuy nhiên, tôi có thể nói với
ông mọi điều ông muốn biết về nó. 'Nhưng tôi không biết đích xác nó là gì. Về
điều đó tôi biết - tôi có mọi thông tin có thể, tôi đã thu thập mọi thông tin -
nhưng khi có liên quan tới tôi, tôi còn chưa có khả năng ném ra tri thức trong
tim tôi, do đó tôi không trong hài hoà.'
Tri thức là không hài hoà với sự
tồn tại. Biết là bỏ lỡ việc biết. Bị nặng gánh với tri thức là ở xa khỏi thực tại.
'Tôi còn chưa có khả năng cắt mở tim tôi...' Hôm nọ ai đó đã hỏi 'Sao trái tim
tôi trống rỗng?' Trái tim là trống rỗng bởi vì cái đầu của bạn quá đầy. Làm cái
đầu trống rỗng đi... trái tim của bạn sẽ trở thành đầy; nó là cùng năng lượng.
Nếu nó dính líu với cái đầu, trái tim vẫn còn trống rỗng. Nếu nó không dính líu
với cái đầu, nó rơi vào trái tim. Và chỉ khi trái tim bạn đầy, bạn mới đầy. Chỉ
khi trái tim bạn đầy bạn mới nở hoa, bạn mới bừng nở. 'Tại sao thầy ông không
làm điều đó?' Công tử Văn hỏi. 'Thầy tôi là người, mặc dầu có khả năng làm điều
đó, lại không có khả năng làm điều đó.'
Đó là đỉnh cao nhất của người
huyền bí. Làm phép màu là vĩ đại, nhưng chưa đủ vĩ đại đâu. Làm phép màu là vẫn
trong thế giới của bản ngã. Chính ý tưởng về làm nó nghĩa là bạn vẫn tách rời
khỏi thực tại. Vĩ đại thực là bình thường tới mức nó không tuyên bố cái gì cả;
nó là bình thường tới mức nó chưa bao giờ cố chứng minh cái gì. 'Thầy tôi là
người, mặc dầu có khả năng làm điều đó, lại không có khả năng làm điều đó.' Đây
là quan niệm của Đạo nhân về Thầy thực: Thầy thực chưa bao giờ làm phép màu.
Ở phương Tây, người Ki tô giáo
cứ cố chứng minh rằng Jesus đã làm phép màu. Nếu bạn hỏi Đạo nhân, Phật tử, họ
sẽ cười. Họ sẽ nói những người này đang sỉ nhục Jesus. Nếu điều đó là đúng rằng
ông ấy đã làm phép màu thế thì nó đơn giản chứng tỏ rằng ông ấy đã không là Thầy
thực - Phật chưa bao giờ làm phép màu nào. Nhưng thế thì họ đơn giản tưởng tượng,
tạo ra dối trá quanh Jesus sao? Không, thỉnh thoảng phép màu xảy ra quanh Thầy,
điều đó là có thể nhưng thầy chưa bao giờ làm chúng. Phép màu có thể xảy ra
quanh Jesus, điều đó là có thể, nhưng ông ấy đã không làm chúng và ông ấy cứ lặp
đi lặp lại điều đó.
Một phụ nữ tới. Cô ấy chạm áo
quần của Jesus và cô ấy được chữa lành. Ông ấy nhìn lại và người đàn bà này rất
cám ơn và cô ấy nói 'Tôi rất biết ơn. Thầy đã chữa lành cho tôi.' Và ông ấy nói
'Đừng nói điều như thế. Niềm tin của cô đã chữa lành cho cô.' Ông ấy cực kì
đúng. Không phải là áo quần của Jesus đã chữa lành đâu, 'Đấy là niềm tin của
cô. Không phải là Jesus đã làm cái gì, đấy là niềm tin riêng của cô đã làm cái
gì đó cho cô.'
Không, ở phương Đông chúng ta
chưa bao giờ tuyên bố. Và nếu ai đó ở phương Đông tuyên bố rằng người đó làm
phép màu, điều đó đơn giản chỉ ra rằng phương Đông đang đánh mất tính phương
Đông của nó, chiều cao vĩ đại của nó; nó đang đi tới bãi chợ, tới chính cái
bình thường, tới thế giới kiểu kinh doanh nơi các tuyên bố là có ý nghĩa.
Không... 'Thầy tôi là người, mặc dầu có khả năng làm điều đó, lại không có khả
năng làm điều đó.'
Công tử Văn vui thích với câu
trả lời này. Câu trả lời là hay - ông ấy vui thích. Tất nhiên được vui thích
không phải là được chứng ngộ. Đó chỉ là câu trả lời uyên thâm từ một người mà bản
thân người đó không biết gì, người chỉ 'biết về'. Vâng, câu trả lời được vui
thích, nhưng giá mà nó tới từ con người của việc biết nó chắc đã làm cho người
đó được chứng ngộ.
Vui thích chỉ là giải trí. Nghe
chân lí vĩ đại là tốt, nhưng chẳng có gì có giá trị. Chỉ nghe chân lĩ vĩ đại
thì không mấy có giá trị chừng nào bạn chưa nghe mênh mông, toàn bộ tới mức nó
trở thành biến đổi, tới mức bạn trở nên chứng ngộ qua nó. Điều đó tuỳ thuộc vào
hai điều. Thứ nhất: phải có một người mà bản thân người đó đã biết qua kinh
nghiệm. Thế thì sẽ phải có ai đó người sẵn sàng nhận nó với trái tim cởi mở. Bất
kì chỗ nào cơ hội hiếm hoi này nảy sinh - rằng một người biết có đó, người thực
sự biết, không qua tri thức, mà qua kinh nghiệm của người đó, và có một đệ tử,
một trái tim mở cảm nhận - bất kì chỗ nào cơ hội hiếm hoi này nảy sinh, có việc
chiếu sáng lớn lao... chứng ngộ.