Chương 9. Tìm lại trung tâm của chúng ta

Chương 9. Tìm lại trung tâm của chúng ta

Price:

Read more

Osho - Thế giới những Mật Điển
Chương 9. Tìm lại trung tâm của chúng ta


Mô phỏng vòng tròn ngũ sắc vòng trên đuôi con công; như năm giác quan trong không gian bao la. Bây giờ, hãy để tất cả vẻ đẹp hòa tan trong bản thể. Tương tự, bất cứ điểm nào trong không gian hay trên tường, đến khi nó tan biến, theo sự cầu nguyện điểm thực sự xảy ra; hãy chú ý toàn diện; Trong hệ thần kinh vi tế nhẹ nhàng, như sợi chỉ trong cọng sen; ở trung tâm trục xương sống, trong tình trạng như thế để chuyển hóa.
Con người sinh ra tại trung tâm, nhưng lại không duy trì hay  giữ gìn và hoàn toàn hờ hững về nó. Có thể sống không cần nhận thức về trung tâm, nhưng con người không thể mất trung tâm.
Trung tâm là sự nối kết giữa nhân loại và sự sống: Đó là nguồn cội, là gốc rễ. Có thể bạn không biết về nó. Tri thức không phải là điểm chính yếu của trung tâm. Nhưng nếu không nhận thức về trung tâm, bạn sẽ hướng cuộc đời mình nhưng không còn dính liền với cội rễ. Bạn không cảm thức được nền tảng vững chắn, không cảm nhận được mái nhà vũ trụ và giống như người vô gia cư.
Tuy nhiên, trung tâm lúc nào cũng hiện diện cùng với bạn, vì không nhận biết nên đời sống bạn bị trôi dạt, vô nghĩa, rỗng tuếch, lang thang, vô định hướng. Bạn cảm nhận đang sống nhưng thiếu vắng sinh khí, trôi nổi lạc lỏng, chờ đợi cái chết.
Bạn vẫn tiếp tục trì hoãn trong từng sát na chuyển động nhưng biết rất rõ, càng trì hoãn thì chính sự trì hoãn sẽ lèo lái cuộc đời vào hướng đi vô định. Bạn lãng phí thời gian và cảm nhận sâu sắc về những khủng hoảng đeo đuổi như bóng với hình.
Bạn là trung tâm và lúc nào trung tâm cũng hiện diện; bạn không thể nào thiếu vắng trung tâm. Làm sao có thể sống mà không có trung tâm. Làm sao có thể tồn tại mà không có nhịp cầu nối tiếp giữa bạn và sự sống.
Nếu thích dùng từ "Chúa" thay cho trung tâm hay bất cứ tên gọi nào bạn thích nhưng bạn không thể hiện hữu mà không có mạng nối kết sâu sắc. Bạn là nguồn gốc linh thiêng, siêu phàm. Mỗi thời khắc sống, bạn thông qua nguồn cội, nhưng thực chất lại nằm dưới mặt đất.
Như cây, rễ ở dưới lòng đất, nhưng cây không ý thức về gốc rễ. Bạn cũng có nguồn cội và nó là trung tâm của bạn. Nhưng lại không ý thức về nó. Khi tôi nói con người sinh ra với trung tâm. Có nghĩa bạn có thể nhận biết, ý thức về nguồn gốc hay rễ cội chính mình.
Nếu biết ý thức, đời sống bạn tự nhiên, thư giãn. Ngược lại, đời sống bạn chỉ là giấc ngủ sâu trong mộng. Abraham Maslow kêu gọi: "Tự biến thành hiện thực;" tuy chẳng có nghĩa gì nhưng chính nó là sự ý thức bản thể về nội tại, để hiểu từ đâu có thể kết nối với vũ trụ và nhận biết nguồn gốc. Bạn không còn cô độc, bạn không còn là nguyên tử, mà bạn là một phần của toàn thể vũ trụ.
Thế giới vũ trụ chẳng lạ lùng hay kỳ bí. Bạn không có gì khác thường hay kỳ dị, và vũ trụ chính là mái nhà của bạn. Ngoại trừ khám phá ra gốc rễ và trung tâm, còn không, vũ trụ vẫn là điều xa lạ hay không quen thuộc.
Satre nói: "Con người sống như bị quăng vào thế giới." Đương nhiên, nếu bạn không biết về trung tâm, bạn cảm thấy mình đang ở ngoài lề vì bạn không thuộc về thế giới này và thế giới này không còn thuộc về bạn.
Thế thì nỗi sợ hãi, lo lắng và đau đớn về tinh thần lẫn vật chất vây hãm xung quanh. Con người sống như kẻ ở ngoài vũ trụ thường bị bao bọc bởi cảm giác lo lắng sâu sắc, dao động, khủng hoảng và tổn thương. Toàn thể cuộc sống toàn là chà đạp lẫn nhau, đấu tranh và hủy diệt. Tất cả những xung đột chỉ đưa đến thất bại và đau khổ.
Con người không thể thành công với những mảnh vụn, không bao giờ thành tựu chương trình chống lại tổng thể. Bạn không thể nào chống lại toàn bộ cuộc sống. Bạn có thể thành công với tổng thể nhưng đừng bao giờ chống đối. Đó là sự khác biệt giữa người tôn giáo và không tôn giáo.
Người vô thần chống lại vũ trụ. Người tôn giáo cùng với vũ trụ cảm thức niềm bình an ngay tại ngôi nhà của mình, không có cảm giác bị vứt vào thế giới, mà nhận thức con người được thế giới nuôi dưỡng và trưởng thành. Ghi nhớ sự khác biệt giữa quăng đi và vươn mình trong cuộc sống.
Khi Satre nói: "Con người bị vất vào thế giới;" mỗi thế giới và mỗi công thức đều thể hiện bạn không hề lệ thuộc vào nó. Bị vất vào có nghĩa là bạn bị cưỡng bức, bị đẩy vào và đã mất sáng suốt.
Vậy thế giới hiện tượng trở thành thù nghịch; tiếp theo đau đớn tâm thân là quả. Nó có thể khác đi khi nào bạn không bị vất vào thế giới này mà bạn sống và trưởng thành như một phần của toàn thể.
Thực sự, nên nói bạn đang vươn mình trong chiều hướng riêng biệt. Đặc biệt, chúng ta được gọi là con người và thực sự vũ trụ phát triển đa chiều trong cây cối, đồi núi, những vì sao, những hành tinh... thật phong phú theo các chiều hướng mà con người là một trong những chiều hướng đa dạng phát triển.
Vũ trụ là thực tại và xuyên qua rất nhiều chiều hướng. Con người có chiều hướng về hàng dọc theo chiều cao và đỉnh. Cây cối không ý thức về nguồn gốc; không loài động vật nào nhận thức cơ bản về thực chất. Đó là lí do tại sao đối với loài thảo mộc và động vật không có sự rối loạn.
Nếu bạn không rõ biết về gốc, về trung tâm, bạn không bao giờ nhận biết về cái chết. Cái chết dành riêng cho con người. Nó chỉ có trong loài người, bởi vì chỉ con người mới có khả năng nhận biết về nguồn cội, ý thức về trung tâm, về toàn diện và tận cùng gốc rễ trong vũ trụ.
Nếu không sống ở trung tâm; nếu cảm nhận mình là người ngoại cuộc, tất nhiên phiền muộn, đau đớn sẽ là hệ luỵ... Tuy nhiên, nếu cảm nhận mình đang tại nhà có nghĩa là bạn trưởng thành trong thực tại, và đầy sức sống trong bản thể tự nhiên.
Giống như sự tồn tại; tự nó trở thành ý thức trong nội tại như là đạt tỉnh thức. Nếu cảm thức được thế, nếu bạn thực sự nhận thức được đường lối như thế, kết quả lại là niềm nội hỷ và đầy phúc lạc.
Niềm hỷ lạc là kết quả vận hành trật tự của tổng thể đồng với vũ trụ, còn sự phiền muộn là kết quả của thù nghịch. Ngoại trừ nhận biết trung tâm chính, bạn được bao bọc khoảng cách rộng lớn.
Trung tâm ngay tại đây, mặc dù con người không ý thức về nó, sự quan tâm về những kinh văn chúng ta đang thảo luận. Trước khi bước vào mật điển Vigyana Bhairava và kỹ thuật hướng tư tưởng về trung tâm.
Thứ nhất: Con người sinh ra từ vùng riêng biệt, trung tâm lổ rún. Nhật gọi là Hara; do đó có từ ghép Hara Kiri. Hara Kiri có nghĩa là mổ bụng tự sát và cũng có nghĩa là trục xương sống; là trung tâm trung ương. Như thế hủy diệt trung tâm đồng nghĩa với tự sát.
Nhưng trong đường hướng Hara Kiri của chúng ta, không có nghĩa là tàn phá trung tâm mà chỉ vì quên lãng chân lý sống hay chưa bao giờ biết hay nhớ về nó. Bản thể tự nhiên ở đó lúc nào cũng chớ đón bạn. Nhưng thông thường chúng ta hờ hững, thờ ơ, lướt qua hay buông xuôi. Thế nên ngày càng rời xa trung tâm.
Trước khi đứa trẻ được sinh ra từ nguồn gốc tận cùng trong lổ rún, trong bụng, nó sống với cuốn rún. Hãy nhìn đứa bé đang thở; cuốn rún phồng lên; xẹp xuống. Có nghĩa là nó đang thở và sống với cuống rún; không phải cái đầu hay trái tim, nhưng từ từ theo thời gian trôi nổi từ từ n,ó xa rời khỏi trung tâm.
Nó sẽ khai triển một trung tâm khác. Đó là trái tim, trung tâm cảm giác. Đứa bé bắt đầu học yêu thương và được yêu. Thế là trung tâm khác hình thành. Trung tâm này không phải là điểm mà là sự phóng chiếu từ lỗ rún. Đó là lý do những nhà tâm lý học cho rằng: Nếu đứa trẻ không biết yêu thương. Chắc chắn nó không thể có khả năng sống tử tế.
Nếu đứa trẻ được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh không có tình thương, nó sẽ ở trong trạng thái lạnh lùng không cần ai ân cần, che chở hay được yêu thương ấm áp và diụ dàng. Đứa bé sẽ không còn khả năng yêu thương mọi người trong cuộc sống, bởi vì nút thắt chưa được khai mở để phát triển và lan rộng.
Tình thương của mẹ, cha, gia đình, xã hội giúp cho chúng ta khai triển trung tâm lực của trái tim. Trung tâm trái tim là sản phẩm trao truyền chứ không gì mới lạ. Nếu bạn không sinh ra từ nơi đó nó sẽ không được phát triển. Vậy nếu trung tâm tim không được giúp đõ, vun xới để phát triển, tự nó sẽ tàn lụi.
Rất nhiều người sống không có tình thương, không ở ngay trung tâm trái tim. Có thể họ luôn luôn nói về tình thương, về lòng tử tế và tin là họ yêu. Nhưng lại thiếu vắng trung tâm nguồn năng lực trái tim. Họ thiếu tình yêu trong sáng, thế thì làm sao có thể yêu thương và sống trong lòng tử tế.
Rất khó khăn để nhận đón tình thương người mẹ, và càng hy hữu hơn để đến với tình thương của người cha. Vì tất cả cha mẹ đều nghĩ rằng họ yêu thương những đứa con. Nhưng thực sự không phải là dễ dàng và đơn thuần. Mà tình yêu cần sự trưởng thành trong chông gai và rất là khó khăn.
Nếu tình yêu không hiện diện từ khởi đầu, khi còn thơ ấu, chính tự bản thân nó không có khả năng chia sẻ, vì đã mất đi yếu tố yêu thương. Đó là tại sao toàn bộ nhân loại sống không thể trọn vẹn, và mất đi tính chất thiêng liêng của lòng tử tế.
Bạn vẫn tiếp diễn, vẫn tạo ra sản phẩm là đứa bé, nhưng chưa bao giờ biết cho đi bằng trái tim yêu thương trần trụi. Nếu nhìn sâu hơn nữa có tính tương phản. Có lẽ các bạn sẽ nhận ra xã hội càng tân tiến; lại càng đưa đẩy ta vào trung tâm lực thứ ba: sự thông thái của tri thức được đặt nền tảng lý luận.
Cuống rún là trung tâm nguyên thủy. Tất cả trẻ con được sinh ra từ nơi đó, không phải sản phẩm tạo ra bởi xã hội và môi trường.Vì thế, khi thiếu trung tâm cuống rún; cuộc sống không thể vận hành vì nó được ban tặng và dành riêng cho sự sống.
Trung tâm lực thứ hai: Sự đáp lại.
Ví dụ như đứa bé được yêu thương sẽ đáp ứng lại bằng yêu thương. Trong tiến trình phản xạ tất nhiên, nó được trung tâm trái tim nuôi dưỡng và phát triển tình thương hay lòng tử tế.
Trung tâm lực thứ ba:Lý luận, nguyên nhân vận hành tâm trí và sự suy luận, nền văn hoá giáo dục, suy luận và sự huấn luyện hình thành; có nghĩa là nó là sản phẩm được tạo thành.
Chúng ta sống tại trung tâm não bộ. Vì thế trung tâm trái tim thường xuyên vắng mặt. Cho dù có hiện diện, nó vẫn không thể hoạt động hay chỉ thỉnh thoảng bất thường vì một biến cố nào đó. Nhưng trung tâm não bộ lại là nền tảng năng lượng trong cuộc sống. Bởi vì toàn bộ cuộc sống lệ thuộc vào guồng máy của trung tâm lực thứ ba. Nhưng nó quá thực dụng, bạn cần bộ não làm làm sinh động những lý luận, tính nhị nguyên, lô gích và suy nghĩ, vì thế sớm hay muộn chỉ hướng về tâm trí. Thế là từ đó bạn bắt đầu sống với lý trí.
Đầu, Trái tim, Cuống rún là ba nút thắt của ba trung tâm lực. Cuống rún là trung tâm lực sẵn có được ban cho từ sơ khai. Trái tim phải được nuôi dưỡng và phát triển. Vì thế, quả là rất tốt nếu chúng ta phát huy mạnh trung tâm này.
Vì rất nhiều nguyên nhân, lý luận cũng cần thiết phát triển nhưng không phải tại trái tim. Vì bạn mất đi cơ hội nối kết và không thể tiếp xúc lại với trung tâm lực nơi cuống rún thêm lần nữa. Và nó sẽ phát triển từ lý lẽ đến sự tồn tại rồi nguồn gốc sanh mệnh. Hãy để chúng ta được hiểu theo đường hướng như thế.
Trung tâm lực nơi cuống rún là sự sống.
Trung tâm lực trái tim là cảm nhận.
Trung tâm cái đầu là nhận thức.
Nhận thức hay tri thức hoàn toàn xa rời sự sống.
Cảm nhận thì gần gũi hơn.
Nếu đánh mất trung tâm lực cảm nhận, rất khó để tái tạo nhịp cầu linh thiêng giữa sự sống và lý trí. Quả là thực sự rất khó. Đó là lí do tại sao người dịu dàng và yêu thương có thể nhận biết mái nhà thế giới dễ dàng hơn người thích suy luận và tranh cải.
Thông thường, văn hoá Tây phương nhấn mạnh về trung tâm lực của đầu. Đó cũng là nguyên nhân vì sao Tây phương quan tâm, lưu ý sâu sắc về cảm xúc con người. Nhưng sự quan tâm này là vô căn cứ và rỗng tuếch.
Simone Weil viết cuốn sách "Sự Cần Thiết Của Nguồn Cội". Người Tây phương cảm nhận bị mất gốc rễ và xa rời nguồn cội nhưng sự suy luận lại dành cho trung tâm lý trí. Và trái tim không được huấn luyện và hoàn toàn bị quên lãng.
Nhịp đập con tim không phải trái tim của bạn mà chỉ là sự vận hành của hoạt đông thân vật lý. Nếu bạn cảm giác nhịp đập, xin đừng ngộ nhận bạn có trái tim. Trái tim là cái gì khác hơn nữa. Nó linh thiêng hơn. Trạng thái sống đồng nhất thể với điều gì đó và cái đầu chỉ có chức năng nhận thức.
Tôn giáo liên quan đến sự sống và nguồn cội. Thơ văn khởi cảm hứng từ trái tim. Triết lý và khoa học bắt nguồn từ cái đầu. Trung tâm lực trái tim và trung tâm lực lý trí ở toạ độ 90, không phải là trung tâm lực của bản thể và nguồn sống. Trung tâm lực cuống rún, Hara là trung tâm hiện thực. Nhưng làm sao đạt đến và nhận thức.
Thông thường, trung tâm rún thỉnh thoảng cũng xảy ra nơi bạn nhưng rất hy hữu, có thể chỉ là ngẩu nhiên đưa bạn đến  gần trung tâm Hara; khoảnh khắc hiện tiền trở thành giây phút sâu sắc tràn đầy phúc lạc. Thí dụ: Trong tính dục, bạn rất gần Hara, gần bản thể hơn hết. Vì trong tính dục, tâm trí di chuyển xuống hướng về Hara. Bạn có thể thả lỏng, buông bỏ tâm trí rơi rụng. Trong sâu thẳm của tính dục, điều đó có thể xảy ra vì bạn gần trung tâm. Đó là lý do con người quá say mê và nghiện ngập trong tính dục. Nhưng hành động tính dục không thể cho bạn cảm giác an lạc hay trải nghiệm khoái lạc.
Tất cả thực sự đều do trung tâm Hara bị kích hoạt. Trong sự buông mình hướng về tính dục, bạn thông qua trung tâm Hara. Có nghĩa bạn chạm đến sự sống. Tiếc thay, đối với con người văn minh hiện đại, tính dục đối với họ là vấn đề giải quyết sinh lý hay tâm thần. Ngay giao điểm đó, dục tính tức thì chuyển đổi sang trạng thái lý trí.
Vì nghĩ về điều đó, rồi với chiều hướng tư duy phóng chiếu để sản xuất hình ảnh, phim sách và văn chương, con người suy nghĩ về tính dục, đó là điều phi lý. Tính dục phải được trải nghiệm, không thể nào suy gẫm hay nghĩ về hoạt động tính dục.
Khi bạn bắt đầu liên tưởng về dục, vấn đề sẽ trở thành rất khó khăn, và tạo thành chướng ngại để trải nghiệm về nó. Bởi vì dục không liên quan đến lý trí; vì thế sự lý luận về nó quả không cần thiết.
Người văn minh hiện đại, có cảm giác không đủ khả năng để đi sâu vào tính dục; càng suy nghĩ về dục càng rơi vào vòng lẩn quẩn. Tính dục trở thành sự vận hành của lý trí và tất cả biến thành những mảnh vụn.Tính dục trở thành vụn vặt, không đáng kể và hành động được lặp đi, lặp lại một cách nhàm chán.
Không có gì tăng trưởng hay phát triển theo chiều hướng tích cực. Mọi người tiếp tục hành động trong thói quen, không gì mới lạ. Và kết quả tối hậu là khủng hoảng, xáo trộn như bị lường gạt. Tại sao thế? Vì thực sự tâm thức không trở lại trung tâm.
Chỉ khi nào xuyên qua trung tâm lực Hara, bạn mới có thể cảm nhận nội hỷ. Dù bất cứ nguyên nhân nào, phương tiện nào, khi trải qua trung tâm lực Hara, bạn nhận được phúc lạc và sống trong niềm vui.
Thí dụ: dũng sĩ trong trận chiến thỉnh thoảng họ thông qua trung tâm Hara. Đối với chiến tranh hiện đại, họ không còn là chiến sĩ, vì con người chỉ biết thả bom trong thành phố và dùng đủ mọi phương tiện hiện đại để tiêu diệt lẫn nhau. Vì thế, họ không còn tính chất dũng sĩ. Họ không phải là Kshatriya, không thể là Arjuna.
Cũng như khi con người rơi vào ranh giới  giữa sinh và tử của cái chết. Người ta tự động rơi vào trung tâm lực Hara. Trong trận chiến, giây phút chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào không thể đắn đo, suy nghĩ hay do dự trong hành động.
Nếu suy nghĩ, bạn không thể tồn tại ở trung tâm. Bạn cần hành động chớp nhoáng và tâm trí không thể can thiệp, bởi vì tâm trí cần thời gian. Nhưng không đủ thời gian để cân nhắc và suy nghĩ hay lưỡng lự. Vì lưỡng lự hay suy nghĩ là tự sát.
Tâm thức bạn rơi xuống trung tâm và trận chiến trở thành trải nghiệm hạnh phúc. Đó là lý do vì sao người ta say mê chiến đấu. Tình dục và chiến tranh là hai điều đam mê cuồng nhiệt nhất, bởi bạn xuyên qua trung tâm lực Hara. Bạn thông qua nó bằng sự nguy hiểm cao độ.
Nietzsche nói: "Sống trong nguy cơ." Vì sao? Vì trong nguy hiểm, bạn rơi xuống Hara, bạn không thể suy nghĩ, không thể giải quyết vấn đề bằng lý trí. Và chỉ có thể hành động ngay tức khắc.
Ví như con rắn bò qua. Bất ngờ bạn nhìn thấy và nhảy. Không có sự cân  nhắc trong suy nghĩ về hành động vì "Đó là con rắn". Ở đây không có tam đoạn luận, bạn không thể bàn cải như: "Con rắn xuất hiện, nguy hiểm và tôi nhảy." Không thể tìm hiểu nguyên nhân mà chỉ có hành động ngay lập tức như là sự phản xạ.
Cập nhật trong đời sống không có gì gọi là nguy cơ. Bạn có thể đo lường, dự tính trước khi hành động. Trong tình huống nguy ngập, bạn hành động trước và suy nghĩ sẽ đến sau. Hành động xảy trước không có suy nghĩ xen vào. Và tức thì nó hướng bạn đến trung tâm lực nguyên thủy Hara.
Đó là li do tại sao có nhiều người say mê trong đua xe, điên loạn khi lái xe hay mê muội trong sòng bạc. Bạn để tất cả vốn liếng vào trò chơi, tâm trí ngừng hoạt động trong giây phút hồi hợp. Đó là sự nguy hiểm, và có thể giây phút kế bạn là tên ăn mày trắng tay. Nhưng khi tâm trí ngừng hoạt động, bạn rơi vào trung tâm lực Hara.
Nguy hiểm có sự mời mọc riêng của nó. Nó kêu gọi bởi vì trong nguy hiểm tâm thức không thể vận hành. Sự nguy hiểm càng sâu lắng, thức không còn cần thiết; tự ngã tự biến mất. Bạn là! Bạn rõ biết mà không cần lý luận. Giây phút đó là thiền định.
Thực sự trong cuộc chiến, trận đấu, chiến tranh, cờ bạc... nhân loại luôn luôn nhận ra giây phút tuyệt vời; như họ đang tìm kiếm trạng thái thiền định. Niềm nội hỷ bất ngờ xảy ra, bung vỡ trong bạn. Nó trở thành nguồn năng lực tưới đẩm tâm hồn bạn. Đó là hoàn toàn tự nhiên, không gì bất ngờ xảy đến với bạn. Bạn cảm nhận hỷ lạc; vì bạn đến gần trung tâm không cần tìm hiểu nguyên nhân từ đâu. Lý luận là điều không cần thiết. Khi nào đi gần đến trung tâm nguyên thủy của bản thể. Có nghĩa là bạn được rót đầy, và tràn ngập những yêu thương.
Mật điển liên quan đến những sáng tạo từ gốc rễ trong trung tâm Hara. Phương pháp thực hành rất khoa học, không phải ngẫu nhiên hay vô tình nhận biết trung tâm. Vì nó là sự vĩnh hằng và mãi mãi thường hằng như thế.
Bạn duy trì, giữ gìn chuyển động liên tục trong Hara. Nó sẽ trở thành nguồn gốc bản thể. Nhưng làm sao để thực hiện điều đó. Và làm sao có thể đánh thức trung tâm. Đó là sự nhấn mạnh toàn bộ quan điểm thực hành của mật điển.
Chú tâm hoàn toàn trên một điểm
Mô phỏng vòng tròn ngũ sắc;
Trên đuôi con công
Như năm giác quan trong không gian bao la.
Bây giờ hãy để tất cả vẻ đẹp hoà tan trong bản thể.
Tương tự,
bất cứ điểm nào trong không gian hay trên tường đều tan biến.
Tiếp theo, cầu nguyện điểm thực sự đang xảy ra.
Toàn bộ mật điển nhấn mạnh làm thế nào đạt đến trung tâm bản thể. Kỹ thuật cơ bản ứng dụng có thể sáng tạo trung tâm ngoại biên ở bất cứ nơi nào, trong tâm trí, trái tim hay trên vách tường (nghệ thuật mô phỏng).
Nếu bạn hoàn toàn chú tâm vào một điểm hay nhất quán; bạn sẽ làm nổ tung thế giới. Và rồi bạn quên luôn thế giới chỉ còn một điểm trong tâm. Thế là giây phút nào đó, hoàn toàn bất ngờ, bạn rơi ngay vào trung tâm bản thể.
Nó hoạt động như thế nào? Đầu tiên nên nhận biết điều nầy: Tâm trí bạn không thể định hướng, nó cứ mãi lang thang trong vô định. Nó chưa bao giờ đặt hết toàn bộ năng lực vào một điểm. Tâm trí luôn luôn di chuyển, có thể đi đến một nơi nào đó nhưng không bao giờ là một điểm.
Tâm thức hướng dẫn, lôi cuốn chuyển di từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác. Từ A đến B. Nhưng không bao giờ là điểm A cũng không bao giờ là điểm B. Cứ thế mà trôi dạt lang thang không cố định.
Nên nhớ: Tâm thức lúc nào cũng nhảy nhót lung tung, di chuyển vô định hướng và hy vọng đến một nơi nào đó, nhưng chẳng bao giờ tới đích. Cấu trúc tâm thức là chuyển dịch. Nó chỉ chuyển động, chuyển động và mãi mãi không ngừng chuyển động.
Đó là vận hành tự nhiên của tâm thức nhị nguyên. Mỗi một quá trình là sự chuyển động từ A đến B đến C... và cứ như thế. Nếu dừng lại, tâm thức sẽ chết. Tâm thức duy nhất chỉ tồn tại trong chiều hướng không ngừng chuyển động.
Tâm trí là quá trình vận hành. Nếu dừng lại không hoạt động, tâm thức sẽ đột tử, sẽ không còn tồn tại những tư tưởng trạng bị (định nghiệp). Thuần chất là năng lượng ánh sáng chuyển động (sự sáng tỏ rõ biết).
Tính rõ biết là tự nhiên; và thức hoạt động theo khuynh hướng bám chặt vào ý niệm được trang bị. Ví dụ: Đi bộ. Chúng ta thường nghĩ thức là thường hằng và bền bĩ. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thức giống như đi bộ. Đi là vận hành, dừng lại là không còn chuyển động. Bạn có đôi chân nhưng không thể di động, nó vẫn có nhưng không hoạt động.
Nếu bạn dừng bất cứ ngay tại điểm nào, thức sẽ vùng vẫy. Thức sẽ lên tiếng: "Phải tiếp tục!" Thức rất xảo trí, nó cố gắng dùng nhiều phương cách đẩy bạn tiến tới, lùi lại hay lang thang nơi nào đó. Nhưng phải liên tục dù bất cứ nơi nào, và không bao giờ dừng lại bất động tại một điểm.
Nếu bạn muốn nhấn mạnh vào một điểm, và không thuận theo hoạt động của thức, thực sự là điều khó khăn bởi vì thói quen đã ăn sâu tận trong tủy não là vâng lời và làm theo mệnh lệnh cuả thức, vì bạn là nô lệ của thức.
Chưa bao giờ bạn thực sự là chủ nhân ông. Bạn không thể, vì bạn luôn luôn đồng hoá mình với thức. Vì lầm lẫn, bạn trao trọn vẹn quyền cho thức hoạt động và điều khiển. Bạn thỏa thuận và hoàn toàn giao phó tự do cho tâm thức nhị nguyên.
Không ai làm chủ ngoại trừ nó, không ai có thể điều khiển, hướng dẫn nó.Thức tự chính nó nghiểm nhiên trở thành chủ nhân. Vì thế chỉ cần nỗ lực đập vỡ vị trí chủ nhân giả mạo này, tự ngã sẽ rơi rụng và bạn trở về đúng vị thế chủ nhân ông.
Thức là nô lệ giả mạo làm chủ nhân. Nó mạo nhận quá lâu, quá nhiều đời. Ngay cả chủ nhân đích thực cũng ngộ nhận và tin tưởng rằng tên nô lệ mới thực sự là chủ nhân. Đó là vì tin vào tự ngã. Vì thế hãy làm ngược lại. Đừng tin vào tư tưởng mình. Hãy lật tẩy nó, phải lật tẩy thằng thầy dùi. Chắc chắn bạn nhận biết lập tức tự ngã vốn không có.
Trở về bản văn đầu tiên:
Nghĩ về năm cảm giác chính là ngũ sắc,
tràn đầy khắp cả không gian.
Hãy mô phỏng năm cảm xúc là ánh sáng ngũ sắc.
Với những màu sắc rực rỡ, sống động, tuyệt đẹp;
Lan toả tràn ngập vào không gian bao la vô tận.
Tiếp theo bạn chuyển động trong ánh sáng;
Cảm nhận trung tâm nơi tất cả ánh sáng ngũ sắc,
hội nhập trong bạn.
Đây chỉ là mô phỏng màu sắc, thấm nhuần,
hoà tan trong chính bạn;
và gặp nhau ở một điểm.
Tuy chỉ là mô phỏng nhưng rất ư là hữu ích.
Tuy nhiên, ánh sáng ngũ sắc phải hội tụ vào một điểm và toàn thế giới tan biến. Trong mô phỏng, chỉ có ánh sáng ngũ sắc lan toả khắp cả không gian thấm sâu trong bạn, và gặp nhau tại một điểm. Có thể ở bất cứ điểm nào nhưng tốt nhất là nên ở Hara.
Nghĩ về màu sắc hội nhập tại cuống rún. Toàn bộ thế giới là màu sắc và hòa nhập tại cuống rún. Nhìn ngay vào điểm cuống rún và chú ý cho đến khi điểm tan biến. Nên nhớ bất cứ điều gì chúng ta làm chỉ là mô phỏng. Nếu bạn chú tâm vào đối tượng, đối tượng tan biến. Và khi điểm tan biến, bạn rơi ngay vào trung tâm.
Thế giới tan biến. Thế giới ảo không còn tồn tại. Trong thiền định chỉ có màu sắc và tất cả không hiện diện. Bạn chọn ánh sáng ngũ sắc và tùy theo đặc thù riêng biệt dành cho những người có giác quan sắc xảo tinh sáng, bén nhạy, mẫn cảm về màu sắc. Thiền định không thể hữu ích cho tất cả. Ngoại trừ bạn có đôi mắt họa sĩ, tâm thức ngập tràn màu sắc hài hòa (Nghệ thuật thưởng thức).
Có bao giờ bạn quan sát mộng có màu sắc không. Trong số 100, chỉ có một người có khả năng nhìn giấc mộng có màu sắc. Thường thì chỉ nhìn thấy trắng và đen. Tại sao thế? Toàn bộ thế giới và mộng là màu sắc. Nếu một trong số các bạn nhớ mộng là màu sắc, kỹ thuật thiền định sẽ phù hợp cho bạn.
Nếu bạn nói với một người không mẫn cảm về màu sắc: "Cần mô phỏng không gian bao la tràn ngập màu sắc lunh linh và sống động;" họ không có khả năng mô phỏng hay hình dung. Nếu nghĩ màu đỏ, họ nhìn thấy màu đỏ, nhưng không thể nhìn thấy màu sắc rực rỡ hài hòa.
Nếu bạn là người nhạy cảm về màu sắc, hãy thử phương pháp này. Có tất cả năm màu và toàn thể thế giới chỉ là ánh sáng rực rở đầy màu sắc đang hội ngộ trong bạn tận cùng sâu sắc ở một nơi nào đó. Có thể là Hara.
Chú tâm trên điểm đó và cứ tiếp tục duy trì.
Đừng di dịch.
Đừng để thức xen vào.
Đừng suy nghĩ về màu xanh hay đỏ.
Đừng suy nghĩ.
Chỉ nhìn màu sắc hội tụ ở một điểm và chú tâm trên đó.
Sự chú tâm không phải suy nghĩ, cũng không phải tư duy hay suy gẫm.
Nếu thực sự tràn ngập, thấm nhuần màu sắc, bạn trở thành cầu vồng, là chiếc đuôi công rực rỡ năm màu. Cả không gian sẽ rộng mở đầy màu sắc cho bạn cảm nhận vô cùng của cái đẹp. Nhưng đừng nghĩ về nó, cũng đừng lên tiếng ca ngợi cái đẹp.
Chỉ cần chú tâm trên một điểm nơi màu sắc hội tụ. Vẫn duy trì thiền định cho đến khi màu sắc tự tan biến, bởi vì đây là sự mô phỏng. Thế giới tan biến, chỉ còn lại màu sắc tụ lại một điểm, thiền định cho đến khi tan mất. Bạn bây giờ ở đâu? Bạn sẽ ở đâu? Có nghĩa là bạn rơi vào trung tâm.
Tất cả vật thể, đối tượng tan biến qua sự mô phỏng. Sự mô phỏng cũng tan biến qua thiền định. Chỉ còn lại bạn như là chủ thể. Thế giới ngoại vật tan biến. Thế giới tâm thức tan biến. Bạn ở đó, hiện diện như sự trong sáng thuần tịnh.
Đó là li do tại sao Mật điển nói: "Bất cứ điểm nào trong không gian hay trên tường đều hữu ích.
Nếu không thể quán tưởng màu sắc.
Có thể nghĩ về một điểm trên vách tường.
Nhưng quán tưởng hướng nội tốt đẹp hơn.
Thường có hai dạng tâm thức.
Người hướng nội dễ dàng nhận thức màu sắc hội tụ bên trong.
Nhưng đối với người hướng ngoại thì rất khó."
Triết gia người Anh, David Hume nói: "Bất cứ chuyến du hành nào bên trong. Tôi chưa bao giờ gặp gỡ chính mình. Tất cả những gì gặp gỡ chỉ là tự ngã, sự phóng chiếu hay phản chiếu của thế giới bên ngoài, của tư tưởng, cảm xúc và tính khí. Tôi chưa bao gờ hội ngộ bản thể nội tại. Cái mà tôi từng gặp, chỉ do thế giới ngoại biên phản chiếu."
Đây là tâm hướng ngoại và David là một trong số người như thế. Nếu là người hướng ngoại, đừng cố gắng đi vào bên trong. Hãy thử chú tâm bên ngoài. Nó cũng cùng kết quả nhận biết, chỉ khác là ứng dụng kỹ thuật nào phù hợp với bạn.
Vẽ vòng tròn trên tường, chú tâm vào. Điều xảy ra vì chú tâm chứ không phải là trọng tâm. Tiếp tục chú tâm cho đến khi điểm tan biến. Đừng nháy mắt, vì nháy mắt sẽ tạo ra không gian cho thức hoạt động. Nó trở thành khoảng cách, kẻ hở. Nếu bạn chuyển động thì thiền định bị đánh mất. Vậy không nên nháy mắt.
Có thể bạn đã nghe một câu chuyện rất đẹp và dễ thương về Bodhidharma, một thiền sư nổi tiếng trong lịch sử nhân loại. Ông thiền định về vật thể bên ngoài. Mắt ông nháy và thiền định bị đứt đoạn. Vì thế ngài cắt mí mắt liệng ra ngoài và tiếp tục thiền định.
Sau vài tuần, nơi mí mắt ông rớt xuống một loài thực vật nẩy mầm và sinh trưởng. Chuyện vui này xảy ra trên vùng núi ở trung quốc là Tah hay Ta gì đó. Do đó, cây này mang tên là Trà, nó được trồng và phát triển trở thành chất uống. Và đó cũng là lí do tại sao trà có hương vị và chất liệu giúp cho bạn tỉnh táo.
Khi đôi mắt nháy, bạn rơi vào giấc ngủ. Hãy uống ly trà, đó là thức uống được hình thành từ mí mắt, một phần thân thể của ngài. Trà được coi như sự cúng dường. Nó không phải bình thường, mà là sự bố thí một phần thân thể Bodhidharma.
Ở Nhật thường có buổi trà đạo. Người Nhật thường có phòng riêng dành cho buổi uống trà, phục vụ mỗi khi thực hành nghi lễ. Họ thường tổ chức những buổi lễ rất tôn nghiêm, tuyệt đẹp qua nghệ thuật uống trà. Họ bước vào phòng trà giống như bước vào thánh điện.
Khi pha trà, tất cả mọi người ngồi yên lặng, lắng nghe Samovar bubbling: Đó là hơi nóng bốc hơi tạo thành tiếng reo. Thế là mọi người lắng nghe âm thanh trong không gian tỉnh lặng.
Dù chuyện có thực hay không cũng là câu chuyện vui, ngộ nghỉnh và dễ thương. Nếu hướng ngoại, bạn cần đôi mắt bất động, giống như không có mí mắt. Cũng có nghĩa từ bỏ, vứt bỏ mí mắt và chỉ còn lại cái nhìn.
Dù thiền bên trong hay ở ngoài, phải chú tâm đến khi điểm tan biến. Nếu bên trong được mô phỏng, rồi tan biến.Nếu bên ngoài, không có sự mô phỏng, vì nó thực. Bạn chấm một điểm trên tường và thiền định về nó. Nhưng tại sao dấu chấm tan biến. Nó tan biến có lý do. Nếu chú tâm một điểm, điểm thực sự không tan biến mà chỉ tan biến trong thức. Nếu chú tâm hướng ngoại, thức không thể hoạt động, nó dừng lại và chết. Khi thức dừng, bạn không còn liên kết với thế giới ngoại biên. Bất ngờ, cây cầu bị đổ vỡ vì thức chính là cầu nối kết.
Khi bạn thiền một điểm trên tường, thức sẽ nhảy lăng xăng từ bạn đến điểm, từ điểm đến bạn. Cứ thế mà tiếp diễn. Đó là tiến trình tự động. Khi thức tan biến, không thể thấy điểm. Thực sự chưa bao giờ nhìn thấy điểm xuyên qua mắt. Bạn nhìn một điểm xuyên qua thức và thông qua công cụ mắt.
Nếu thức không có mặt, mắt không hoạt động. Nếu thức không còn, cầu nối tiếp bị tàn phá. Điểm vẫn thực và lúc nào cũng có mặt tại đó. Khi thức hoạt động trở lại, bạn sẽ nhìn thấy. Bây giờ bạn không nhìn thấy, vì bạn không còn lao ra và chuyển dịch. Thế là, rất bất ngờ, bạn ở tại trung tâm.
Trung tâm có tác dụng thức tỉnh bản chất nguồn gốc. Bạn nhận biết nơi nào nối liền với sự sống. Đó là điểm liên quan với tổng thể và nhất như với vạn vật. Khi biết về trung tâm; có nghĩa là bạn trở về nhà.
Thế giới không còn xa lạ. Bạn không ở ngoại biên mà ở trong tính tự nhiên tự vận hành của vũ trụ. Bạn thuộc về thế giới bao la rộng mở toàn diện. Không cần thiết tranh đấu hay thiết lập chiến tranh. Sự sống trở thành mẹ và là lúc con hòa nhập với mẹ.
Sự sống đến với bạn trong cốt lõi sâu tận bên trong, bạn trở nên tỉnh thức. Sức sống, nguồn năng lực tuôn chảy, bạn cảm giác như thực tại chuyển động. Cảm giác này, nhận thức này và những biến cố vẫn xảy ra. Nhưng bạn không còn cảm nhận nỗi khổ hay đau đớn thuộc về thân tâm vật lý.
Niềm hỷ lạc không phải là hiện tượng, không phải xảy ra trong giây phút để rồi mất đi.
Niềm nội hỷ hay hoan hỷ là tính tự nhiên.
Khi người ta cắm sâu tận gốc rể, vào trung tâm.
Niềm hoan hỷ là sự kiện tự nhiên.
Khi niềm nội hỷ xảy ra, và rồi từ từ trở thành thuộc tính mới. Và không nghĩ về điều đó nữa. Nếu phiền muộn, rồi cảm nhận phúc lạc khi hoan hỷ, bạn vẫn bất an. Nhưng khi phiền muộn không còn còn nữa, từ từ bạn quên hẳn sự đau khổ, ưu phiền. Và quên hẳn luôn niềm vui của trạng thái hoan hỷ.
Chỉ khi nào bạn quên đi niềm sung sướng, hạnh phúc, hay nội hỷ, đồng nghĩa bạn thực sự sống trong niềm hoan hỷ vô biên. Vì đó là tính tự nhiên bản thể; như những vì sao chiếu sáng, lung linh và như những dòng sông đang tuôn chảy. Bạn cảm thấy quá hạnh phúc. Trạng thái bạn là niềm vui, không phải là cái gì đó có thể xảy ra cho bạn. Bây giờ, bạn là bản thể là nguồn gốc nguyên thuỷ trong sáng.
Hãy chú ý toàn diện trong thần kinh vi tế nhẹ nhàng;
Như sợi chỉ trong cọng sen ở trung tâm trục xương sống.
Trong tình trạng như thế để chuyển hóa.
Với kỹ thuật này:
Nhắm mắt và mô phỏng trục xương sống. Tốt hơn nên tham khảo kiến thức về thân vật lý về cấu trúc trục xương sống. Mô phỏng trục xương sống thẳng. Nhìn vào khoảng giữa và hình dung hệ thần kinh vi tế như sợi chỉ trong cọng sen (khi bẻ gảy cọng sen, sẽ nhìn thấy những sợi tơ nối liền giữa hai đoạn gãy), đang hoạt động trong kinh mạch trung ương. Trong trạng thái như thế mà chuyển hoá.
Nếu có thể, chú tâm trục xương sống. Những sợi chỉ ở khoảng giữa rất nhẹ nhàng, vi tế. Những sợi thần kinh này giống như sợi chỉ cọng sen nối liền và đang vận hành xuyên qua. Thiền định cùng nó. Sự chú tâm triệt để đưa bạn rơi vào trung tâm. Tại sao thế?
Trục xương sống là cấu trúc nền tảng con người. Tất cả nối liền và có quan quan hệ trực tiếp với nó. Thực sự, bộ não không có gì cả, nó là một chi tiết liên quan đến sự vận hành của trục xương sống. Thần kinh bộ não trưởng thành tùy thuộc kinh mạch trung ương. Và chính trục xương sống tiếp xúc toàn bộ thân vật lý.
Khoảng giữa trục xương sống, có sợi dây điện giống như được làm bằng bạc nguyên chất. Đó là hệ thống thần kinh vi tế và tinh xảo. Không phải mạch bình thường, bạn không thể vận hành, điều khiển hay khám phá ra nó. Nhưng trong thiền định lắng sâu với tâm thức trong sáng, bạn sẽ nhận ra được.
Nó lúc nào cũng hiện diện tại đó.
Nó không phải là vật thể thuộc về ngoại hình.
Nó là nguồn năng lượng, sinh khí hay "Prana".
Không phải nguyên tử.
Dây điện bằng bạc (để truyền tải năng lượng);
dẫn vào mạch trung ương là nguồn sống của bạn.
Xuyên qua nó, bạn có thể nhìn thấy thế giới vô hình, và thông qua nó bạn nhìn thấy thế giới ngoại vật. Đây là cây cầu huyền diệu giữa vô hình và hữu hình. Xuyên qua sợi chỉ bạc, bạn liên hệ với thân, tâm.
Đầu tiên, hình dung trục xương sống, bạn cảm thấy rất lạ lùng. Bạn có khả năng gợi nhớ nhưng chỉ là mô phỏng. Và cứ tiếp tục, thực sự sẽ nhận biết về nó. Tôi có làm việc với một bác sĩ chuyên về xương, tôi trao cho ông kỷ thuật này. Ông ta bắt đầu mô phỏng trục xương sống như thế nào?
Ông nói: "Điều kỳ lạ, tôi cố gắng nhìn bằng kỹ thuật ông trao cho rất nhiều lần, rồi nó tan biến. Tôi nhìn thấy trục xương sống khác. Không giống như trong ảnh." Tôi nói: "Ông đi đúng hướng, giờ hãy quên bức hình. Chỉ nên mô phỏng cho đến khi trở thành hiện thực."
Con người nhìn thấy cấu trúc bên trong, không cố gắng. Nhưng nó rất kinh sợ và ghê tởm. Bạn chỉ nhìn thấy xương, máu, gân, và kinh mạch nên bạn sẽ rất kinh hãi. Vào lúc sợ hãi, bạn hoàn toàn đóng lại cái nhìn bên trong; và nhìn thấy thân bên ngoài giống như người nào đó đang nhìn vào bạn. Bạn không còn nhìn thấy tận bên trong chính mình. Bạn có khả năng nhưng sợ hãi đã làm cho xa cách.
Sách Yoga Ấn độ nói rất nhiều quan điểm về thân, họ nghiên cứu và khám phá rất chính xác như những nhà nghiên cứu khoa học hiện đại. Nhưng khoa học không có khả năng trình bầy giải thích làm sáng tỏ. Làm sao họ có thể biết được.
Giải phẩu và kiến thức chỉ minh chứng mô hình thân vật lý, chỉ một phần giúp đỡ và được khai triển gần đây. Làm sao họ có thể biết tất cả hệ thần kinh trong mạch trung ương. Nhưng làm sao nhà Yoga biết được điều này?
Thực sự, là con đường mô phỏng về thân giả ảo. Nếu chú tâm vào bên trong, bất ngờ bạn nhìn thấy thân và sự nối kết bên trong thân. Đây là kỹ thuật tốt cho ai hướng nội. Nếu cảm nhận mình là ngoại vật, nếu cảm giác trống không chỉ có thân. Nếu bạn tin vào những nút thắt (những đám rối thần kinh trung ương). Nếu tin con người không có gì ngoài thân này. Kỹ thuật sẽ phù hợp với bạn.
Trong cổ thư mật điển và trường Yoga họ sử dụng mô phỏng về xương rất nhiều. Đầu tiên chú tâm vào bộ xương. Rồi nhắm mắt lại, mô phỏng bộ xương chính mình, rồi tiếp tục cảm nhận về nó.
Sự trong sáng tâm thức bắt đầu hướng về mục tiêu. Khi con người chú tâm vào bên trong, bạn có thể di chuyển ngón chân cái chạm tới cái đầu. Bạn có thể vận chuyển bên trong. Vì đó là đại vũ trụ còn bạn chính là tiểu vũ trụ.
Mật điển nói sử dụng trục xương sống bởi vì bên trong trục xương sống có sợi chỉ của cuộc sống. Đó là lí do tại sao có sự nối liền như nhau trên trục xương sống thẳng. Hoàn toàn thẳng, chỉ lúc đó bạn mới có thoáng nhìn về sợi chỉ. Sợi chỉ này rất tinh vi, nhẹ nhàng, và vô hình. Đó là nguồn năng lượng đang tuôn chảy.
Một khi chú tâm và cảm nhận hay nhận thức sợi chỉ bạc, bạn sẽ tràn ngập nguồn ánh sáng. Ánh sáng xuất phát từ mạch trung ương. Nó lan tỏa khắp thân và có thể vượt ra khỏi thân. Khi lan tỏa và tràn ngập khỏi thân thì thân bạn phát ra ánh sáng.
Tất cả mọi người đều có nguồn ánh sáng trong suốt, nhưng vì tâm thức bị nhiểu loạn, nên ánh sáng không lộ diện, chỉ bóng đen bao phủ chung quanh. Và ánh sáng sẽ phản ánh lại tính khí của chính bạn.
Khi bạn giận, ánh sáng lan toả như màu máu. Nó trở thành đỏ thẩm thể hiện sự giận dữ. Khi buồn rầu hay thất vọng và chán nản, ánh sáng bao phủ màu đen tối. Khi bạn chết hay sợ hãi, ánh sáng sẽ nặng nề và không có sinh khí.
Khi sợi chỉ trong kinh mạch trung ương được nhận thức, ánh sáng trở thành sáng rực đầy tỉnh thức. Buddha, Mahariva, Krishna, Christ trong tranh không phải vẽ ánh sáng; mà là sự tô điểm để thể hiện ánh sáng. Thực sự các bậc tỉnh thức không cần thiết truy vấn bất cứ điều gì vì chính tự nguồn ánh sáng nó lộ diện chân tánh.
Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện: Eno, Huệ Năng. Thiền gia Trung quốc, tu tập dưới sự hướng dẫn của ngũ tổ. Khi Eno đến, ngũ tổ hỏi: "Nhà ngươi là dân phương nào? Tới đây muốn thỉnh cầu vật chi? Ông không cần đến đây."
Eno không hiểu, Eno nghĩ mình chưa thành tâm để được nhập môn. Nhưng Ngũ Tổ nhìn thấy điều gì. Ông nhìn thấy nguồn ánh sáng đang vươn dậy, lộ diện trong bản thể Eno. Ngũ Tổ nói: "Cho dù con không đến tìm ta, nguồn ánh sáng sớm hay muộn nó tự lộ diện ở bất cứ thời điểm nào. Con là bản thể tự nhiên, vậy không cần thiết đến học với ta." Eno không hiểu và nói: "Xin đừng từ chối con."
Ngũ tổ chấp thuận và bảo xuống nhà bếp sau tu viện chứa khoảng 500 người. Ngũ tổ nói: "Hãy xuống bếp làm việc giã gạo, bửa củi và đừng gặp ta. Khi nào đúng thời, ta sẽ gặp con." Không thiền định, không giáo lý, không có gì để học, không gì để suy gẫm và không có gì để dạy Eno cả.
Eno bị đuổi xuống nhà bếp trong khi đó toàn bộ hệ thống tu viện hoạt động tu tập. Có rất nhiều học giả, hiền triết, Yogis... hoạt động ồn ào, náo nhiệt. Có nghĩa là tất cả mọi người, ngoại trừ Eno làm việc như người phục vụ.
Mười hai năm trôi qua, Eno không gặp Ngũ Tổ vì không được lệnh. Ông chờ đợi... chờ đợi... chờ đợi... Đơn giản là chỉ kiên trì, bền bỉ chờ đợi. Ông làm việc như người phục vụ cho cộng đồng tu viện và không một ai chú ý đến Eno.
Trong tu viện có một đại học giả là thượng tọa Thần Tú. Một hôm, Ngũ Tổ thông báo, ngày vô thường của ông đã đến gần. Và ông muốn truyền trao cho người có khả năng vận hành tu viện.
Ông nói: "Ai nghĩ mình giác ngộ, hãy làm bài kệ bốn câu diễn đạt những gì trong tâm linh. Nếu bài kệ nào được ấn chứng, có nghĩa là bài kệ biểu hiện được sự tỉnh thức, người đó được trao y, bát cho làm vị tổ thứ sáu."
Vì Thần Tú là một học giả, là thượng toạ trong tu viện nên không một ai dám tranh đua và tham dự cuộc thi, bởi vì mọi người nghĩ rằng Thần Tú sẽ là người truyền thừa. Ông rất uyên bác và rất giỏi về văn thơ. Và ông sáng tác bài kệ bốn dòng như thế này:
Thân là cây bồ đề,
Tâm như vầng gương tỏ.
Phải thường xuyên lau chùi,
Đừng để đóng bụi bậm.
Nhưng Thần Tú lo sợ vì Ngũ Tổ biết ai là người tỉnh thức, giác ngộ bổn tâm, và ai chưa đạt đến. Tất cả tư tưởng Thần Tú quả thật tuyệt vời. Đó là toàn bộ trọng điểm của hệ thống Vedas. Nhưng hiểu biết chỉ có thế, ngoài ra, ông không biết gì thêm. Vì vậy ông rất lo sợ.
Ông không dám đi thẳng đến trình bày với Ngũ Tổ. Đêm đến, ông đến thất thầy viết bốn dòng trên vách, không ngâm diễn và không ký bút. Bằng cách này, Thần Tú nghĩ thầm: "Nếu thầy xác nhận và nói: ' Tốt, nhận thấy tánh,' tức thì ta lộ diện và nhận đây là sáng tác của mình. Nếu thầy nói: 'Chưa thấy tánh,' ta yên lặng."
Sáng hôm sau, Ngũ Tổ hỏi ai viết bài kệ này là người giác ngộ. Toàn bộ tu viện bắt đầu xôn xao, bàn luận và muốn biết ai là chủ nhân của bài kệ. Có một vài tu sĩ đến nhà bếp xướng bài kệ, trong khi Eno đang mang trà cho họ và nghe thấy.
Eno bật cười. Tu sĩ hỏi: "Ngươi cười điều chi. Đồ khùng. Ngươi không biết gì cả, mười hai năm trong nhà bếp làm việc. Lý do gì lại cười?"
Trước đây, không một ai nghe thấy Eno cười. Và Eno được xem như người khờ khạo, ngu dốt, và không một ai muốn nói chuyện. Eno nói: "Ta không biết chữ, không biết viết và cũng không phải là người giác ngộ. Nhưng những dòng kệ này vẫn chưa thấy tánh. Nếu ai giúp ta viết, ta sẽ sáng tác dòng kệ bốn câu."
Mọi người theo sau xem như trò đùa để chế nhạo. Eno đọc:
Vốn không cây bồ đề,
Chẳng đài gương sáng tỏ.
Vốn không có vật gì,
Chỗ nào đóng bụi lọ.
Ngũ Tổ xuất hiện và nói: "Ông sai lầm." Lúc đó, Eno cúi xuống chạm vào chân Ngũ Tổ, rồi trở về nhà bếp. Đêm khuya, mọi người yên giấc. Ngũ Tổ đến phòng giả gạo gặp Eno nói: "Con nhận ra chân tánh, nhưng ta phải nói trước đám học trò ngu xuẩn như thế, vì họ chỉ học những điều vô nghĩa. Nếu ta xác nhận con là người truyền thừa; họ sẽ giết hay làm hại con."
Vậy hãy trốn khỏi nơi nầy, và đừng cho ai biết. Ta biết ngay từ ngày đầu tiên con đến đây, vì ánh sáng con đang lan tỏa và sáng ngời. Đó là lí do tại sao ta không cho con một giáo lý hay phương pháp thiền định nào vì không cần thiết.
Con vốn đã thiền định. Mười hai năm trong yên lặng, không làm gì cả, ngay cả thiền định, thức con vốn đã sạch. Ánh sáng tràn ngập và lan tỏa từ trong con. Con trở thành ánh trăng tròn đầy.
Con đã ẩn náu 12 năm và áng sáng thường xuyên phóng ra từ nơi con. Nhưng không một ai biết đến, dù họ đến đây nhiều lần. Tuy tất cả mọi người đều đi ngang qua nhà bếp. Đó là lí do tại sao ta giấu và để con tại đây, nhưng không một ai phát hiện ánh sáng của con. Và bây giờ, con phải trốn khỏi nơi đây."
Mật điển thường giúp cho người nữ hơn nam, vì phái nữ thường hướng nội, cảm giác rõ về thân. Người nữ chiều hướng về thân vật lý nhiều hơn. Khi mô phỏng trục xương sống và khoảng  giữa có sợi dây bạc dẫn năng lượng vận hành xuyên qua.
Đầu tiên là mô phỏng, nhưng từ từ sự mô phỏng cũng biến mất. Đặt hết tâm trí vào trục xương sống, cho đến khi bạn nhìn thấy chính mình. Khoảnh khắc nhìn thấy được dây dẫn năng lượng bên trong, bất ngờ bạn cảm thấy nguồn ánh sáng vỡ trong chính mình.
Thỉnh thoảng nó xảy ra chẳng cần cố gắng hay nỗ lực.
Trong hoạt động tính dục sâu sắc vẫn có thể xảy ra. Tantra nhận biết: "Trong tính dục, toàn bộ năng lượng tập trung gần trục xương sống. Thực sự trong vận hành tính dục, trục xương sống bắt đầu nhả năng lượng."
Nếu bạn chạm vào trục xương sống có thể giống như bị điện giựt. Nếu kết hợp sâu sắc, yêu thương và dài lâu, hai người sống trong sự kết hợp nối liền sâu sắc và trở thành một. Yên lặng, không chuyển động, chỉ rót đầy cho nhau; giữ nguyên trạng thái hài hoà sâu sắc như thế, ánh sáng sẽ xảy ra. Căn phòng tối ngập tràn đầy ánh sáng, và cả hai được bao bọc xung quanh trong môi trường ánh sáng màu xanh.
Sự kết hợp sáng tạo về tính dục hoàn toàn khác hẳn với thông thường theo tâm trí nhị nguyên, phẩm chất cũng hoàn toàn khác. Không có điều gì để được. Sự kết hợp không phải là sự phóng thích, và cũng không phải hành động theo tính cách vội vã.
Nên nhớ nó không phải là hoạt động tính dục của thân vật lý. Đó là một sự kết hợp thông tin truyền đạt sâu sắc của tâm linh, vì ngôn ngữ bất toàn. Thực sự, hai thân vật lý gặp nhau tại một điểm, vô cùng sâu thẳm của hai tâm thức bên trong hai đối tượng hài hoà lẫn nhau.
Trong tính dục, hoạt động trở nên dễ dàng nhưng không phải kết hợp bình thường. Trong sự nối liền sâu đậm, lắng sâu. Duy trì bên trong và mô phỏng trục xương sống. Dễ dàng, vì có nhiều năng lượng đang luồn lách tuôn chảy gần trục xương sống và sợi chỉ bạc được nhìn thấy. Và vì bạn yên lặng và vì thân vật lý nghỉ ngơi toàn diện.
Tình yêu là thư giãn, nghĩ ngơi, sâu lắng tận bên trong. Nhưng thường chúng ta kết hợp với căng thẳng, lo lắng, dao động, ồn ào và bốc cháy. Tình yêu thì ấm áp nhẹ nhàng, trong sáng, tràn đầy, bồng bềnh, thư thái với đôi mắt nhắm lại.
Đối với phái nam, họ không nhắm mắt, chỉ người nữ nhắm mắt và phiêu lưu vào tận thế giới bên trong. Đó là lý do tại sao phái nữ hướng về bên trong hơn người nam. Trong sự nối kết với nhau là một, người nữ sẽ nhắm lại. Thực sự, họ không thể nào yêu với đôi mắt mở. Đóng giác quan lại, phụ nữ cảm xúc nhẹ nhàng hơn, bay bổng hơn, và thư giãn tận bên trong.
Hãy chú tâm nơi trục xương sống, sống với tâm thức nghỉ ngơi trong sáng.
Trong trạng thái như thế để chuyển hoá và bạn sẽ chuyển hoá toàn diện.

Ads Belove Post