Chương 4. Tình yêu là cái chết

Chương 4. Tình yêu là cái chết

Price:

Read more

Osho - Kinh nghiệm Mật Tông
Chương 4. Tình yêu là cái chết

Câu hỏi thứ nhất:
Osho kính yêu, Thầy là mọi điều mà tôi đã từng muốn - tại sao trong tôi có nhiều cưỡng lại hướng tới thầy?
Đó là lí do tại sao đấy! Nếu bạn có tình yêu sâu sắc với tôi, sẽ có cưỡng lại sâu sắc nữa. Chúng cân bằng với nhau. Bất kì chỗ nào tình yêu có đó, cưỡng lại cũng có đó. Bất kì chỗ nào bạn cực kì bị hấp dẫn, bạn sẽ muốn trốn thoát khỏi chỗ đó nữa, khỏi không gian đó, bởi vì bị cực kì hấp dẫn có nghĩa là bạn sẽ rơi vào trong vực thẳm, bạn sẽ không còn là bản thân mình nữa.
Tình yêu là nguy hiểm. Tình yêu là cái chết. Nó gần cái chết hơn là bản thân cái chết - bởi vì bạn tồn tại sau cái chết, nhưng sau tình yêu bạn không tồn tại. Vâng, ai đó khác được sinh ra, nhưng bạn đã mất. Do đó mới có sợ.
Những người không trong tình yêu với tôi, họ có thể tới rất gần và sẽ không có sợ hãi. Những người yêu tôi, họ sẽ sợ lấy từng bước; ngần ngại họ sẽ tiến những bước đó, điều đó sẽ là rất khó cho họ, bởi vì họ càng tới gần tôi, bản ngã của họ sẽ càng ít đi. Đó là điều tôi ngụ ý bởi cái chết. Khoảnh khắc bạn tới thực sự gần tôi, họ không hiện hữu - cũng như tôi không hiện hữu. Tới gần tôi hơn là đang tới gần hơn với trạng thái của cái không. Cho nên ngay cả trong tình yêu thông thường cũng có cưỡng lại… tình yêu này là phi thường; tình yêu này là duy nhất.
Câu hỏi này là từ Anand Anupam. Tôi đã quan sát cô ấy, cô ấy đang cưỡng lại. Câu hỏi này không chỉ là trí óc, nó là mang tính tồn tại. Cô ấy đang tranh đấu vất vả… nhưng cô ấy không thể thắng được. Cô ấy được ân huệ bởi vì cô ấy không thể thắng được. Thất bại của cô ấy là chắc chắn, đó là điều tuyệt đối chắc chắn. Tôi đã thấy tình yêu đó trong mắt cô ấy; tình yêu đó mạnh tới mức nó sẽ phá huỷ mọi kháng cự, đến mức nó sẽ thắng mọi nỗ lực của bản ngã để tồn tại.
Khi tình yêu là mạnh, bản ngã có thể cố gắng, nhưng đó đã là trận chiến thất bại cho bản ngã rồi. Đó là lí do tại sao biết bao nhiêu người sống mà không có tình yêu. Họ nói về tình yêu, nhưng họ sống không tình yêu. Họ tưởng tượng về tình yêu, nhưng họ chưa bao giờ thực tại hoá tình yêu, bởi vì thực tại hoá tình yêu có nghĩa là bạn sẽ phải phá huỷ bản thân mình hoàn toàn.
Khi bạn tới một thầy, đấy hoặc là phá huỷ hoàn toàn hoặc chẳng cái gì cả. Hoặc là bạn phải tan biến vào trong tôi và bạn phải cho phép tôi tan biến vào trong bạn, hoặc là bạn có thể ở đây mà chẳng cái gì sẽ xảy ra cả. Nếu bản ngã còn lại, thế thì có bức Trường Thành Trung Quốc giữa tôi và bạn. Và bức Trường Thành Trung Quốc có thể bị phá vỡ dễ dàng, nhưng bản ngã là năng lượng tinh vi hơn.
Nhưng một khi tình yêu đã nảy sinh, thế thì bản ngã bất lực - và tôi đã thấy tình yêu này trong mắt của Anupam. Nó có đó. Nó sắp sửa là cuộc vật lộn lớn, nhưng tốt! bởi vì những người tới rất dễ dàng thì không tới. Nhưng người mất thời gian dài, những người tranh đấu từng li một, chỉ họ mới tới.
Nhưng chẳng phải lo gì cả… Cuộc hành trình sẽ là cuộc hành trình dài; Anupam sẽ cần thời gian, có thể hàng năm, nhưng chẳng phải lo gì cả! Cô ấy đang trên con đường đúng rồi. Và cô ấy đã cắt qua điểm mà từ đó cô ấy có thể quay lại; cô ấy đã cắt chéo điểm không quay lại. Cho nên vấn đề chỉ là thời gian. Cô ấy có sẵn cho tôi. Tôi chưa bao giờ bó buộc ai cả, bởi vì không cần. Và cũng tốt để cho họ thời gian và tự do, cho nên họ sẽ tới theo cách của mình. Khi buông xuôi là từ tự do, nó có vẻ đẹp.
Nhưng bạn có thể tin cậy là nó đang tới, nó đang trên đường. Tại cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn điều đó đã xảy ra rồi; bây giờ vấn đề chỉ là thời gian, để cho cốt lõi sâu sắc nhất thông báo cho tâm trí nông cạn của bạn. Trong trái tim mình bạn đã tới với tôi rồi; chỉ trong tâm trí mới có tranh đấu. Tại trung tâm bạn đã tới gần hơn với tôi; chỉ trên ngoại vi mới có tranh đấu tiếp diễn. Tổng hành dinh dã thực sự đầu hàng rồi.
Bạn phải đã nghe nói về một người lính Nhật Bản, người vẫn còn chiến đấu… Chiến tranh thế giới thứ hai đã chấm dứt, bao nhiêu năm đã trôi qua, và hai mươi năm sau chiến tranh thế giới thứ hai người đó vẫn còn chiến đấu - người đó đã không biết rằng nước Nhật đã đầu hàng. Người đó ở đâu đó trong rừng rậm của Indonesia, và vẫn cứ nghĩ rằng mình thuộc vào hoàng đế Nhật Bản và chiến tranh vẫn tiếp diễn. Người đó phải đã điên; người đó lẩn trốn và trốn thoát và giết người, một mình!
Khi chỉ vài năm trước đây người đó trở về Nhật Bản, người đó nhận được sự đón tiếp như một anh hùng. Người đó là anh hùng theo cách nào đó. Người đó không nhận biết… nhưng người đó phải là một người có ý chí lớn lao. Người đó đã nghe nói từ người khác - không phải là người đó không nghe thấy; làm sao bạn lẩn tránh được trong hai mươi năm? - rằng nước Nhật đã đầu hàng, chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng người đó cứ khăng khăng: "Chừng nào tôi chưa nhận được mệnh lệnh của người chỉ huy của mình, tôi sẽ không đầu hàng." Bây giờ người chỉ huy đó đã chết, cho nên không có cách nào để nhận mệnh lệnh từ người chỉ huy đó, và người đó cứ chiến đấu cả đời mình. Rất khó bắt giữ người đó, người đó là rất nguy hiểm - nhưng người đó đã bị bắt.
Đích xác đó là trường hợp với Anupam. Tổng hành dinh đã đầu hàng rồi, chỉ huy đã chết! Chỉ ở ngoại vi, đâu đó trong rừng của Indonesia bạn còn chiến đấu, Anupam. Nhưng chẳng chóng thì chầy, dù bạn điên khùng đến đâu, bạn sẽ nhận tin tức.
Câu hỏi thứ hai:
Osho kính yêu, tôi muốn trở nên thật, nhưng nó là gì và làm thế nào? Tôi cảm thấy ở trong vòng tròn quỉ, trong tù. Tôi muốn thoát ra, nhưng làm sao đây?
Điều đầu tiên: bạn không trong tù. Không ai trong tù cả, không ai đã từng trong tù cả. Nhà tù là giả. Bạn vô ý thức, chắc chắn, nhưng bạn không trong tù. Nhà tù là giấc mơ, ác mộng, bạn đã xoay xở để thấy trong giấc ngủ của mình. Cho nên vấn đề cơ sở không phải là làm sao xoay xở để thoát ra khỏi nhà tù, câu hỏi cơ sở là làm sao bước ra khỏi giấc ngủ. Và có khác biệt lớn lao trong cách bạn nói ra vấn đề này. Nếu bạn bắt đầu nghĩ, "Làm sao thoát ra khỏi nhà tù?" thế thì bạn sẽ bắt đầu đánh nhau với nhà tù, cái không có; thế thì bạn sẽ đi theo hướng sai.
Đó là điều nhiều người đã từng làm suốt nhiều thế kỉ. Họ nghĩ họ đang trong tù, cho nên họ đánh nhau với nhà tù: họ đánh nhau với lính gác, họ đánh nhau với người coi tù, họ đánh nhau với hệ thống. Họ đánh nhau với bức tường! Họ giũa chấn song cửa sổ; họ muốn thoát khỏi nhà tù, họ cố gắng tháo khoá nhà tù, nhưng điều đó không thể được thực hiện - bởi vì nhà tù không tồn tại. Người coi tù và lính gác và chấn song và khoá tất cả đều là tưởng tượng.
Bạn đang trong giấc ngủ say và bạn đang thấy ác mộng.
Vấn đề cơ bản là làm sao thoát ra khỏi giấc ngủ.
Tôi dã từng nghe…
Không giam cầm tồi tệ nào có thể thảm thương hơn giam cầm mà người say phải chịu, người cứ thấy mình lang thang tuyệt vọng lòng vòng trên vỉa hè bên ngoài hàng rào bao quanh công viên, đập vào chấn song và la lên: "Cho tôi ra!"
Đó là tình huống của bạn. Bạn không bị nhốt, bạn không bị cầm tù; bạn đơn giản say. Bạn nghĩ rằng bạn bị cầm tù. Đây chỉ là ý nghĩ. Và tôi biết tại sao ý nghĩ đó nảy sinh trong tâm trí bạn: bởi vì bạn cảm thấy mình bị giới hạn thế ở mọi nơi, từ giới hạn đó ý tưởng về nhà tù nảy sinh. Bất kì khi nào bạn di chuyển, đều có một giới hạn, bạn có thể đi xa thế và rồi bạn không thể đi thêm nữa; thế thì phải có một bức tường cản trở bạn. Cho nên bạn suy diễn rằng có một bức tường bao quanh tất cả… có thể không thấy được, có thể nó là bức tường kính làm bằng kính rất trong suốt: bạn có thể thấy qua nó, nhưng bất kì khi nào bạn di chuyển theo bất kì hướng nào, bạn đều vấp đi vấp lại và bạn không thể đi ra ngoài một điểm nào đó.
Điều này cho bạn ý tưởng về nhà tù, rằng bạn bị cầm tù. Nhưng giới hạn này cũng bởi vì giấc ngủ. Trong giấc ngủ bạn trở thành bị đồng nhất với thân thể, cho nên các giới hạn của thân thể trở thành giới hạn của bạn. Trong giấc ngủ bạn trở nên bị đồng nhất với tâm trí, cho nên các giới hạn của tâm trí trở thành giới hạn của bạn.
Bạn là vô giới hạn. Bạn là không bị chặn. Như bạn hiện tại trong bản thể thuần khiết của mình, không giới hạn nào tồn tại cả - bạn là thượng đế. Nhưng biết tới tính chất thượng đế đó, bạn không bắt đầu đánh nhau với nhà tù, bằng không bạn sẽ chẳng bao giờ là người chiến thắng cả. Và bạn càng sẽ bị thất bại nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy thất vọng, và bạn sẽ càng mất sự tự tin; bạn sẽ càng cảm thấy rằng dường như là không thể nào thoát ra khỏi nó.
Bắt đầu bằng việc trở nên nhận biết hơn. Bắt đầu bằng việc trở nên tỉnh táo hơn, chăm chú hơn. Đó là điều duy nhất phải được làm. Nhận biết, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng các bức tường quá gần thì không còn gần như thế nữa; chúng đang rộng ra. Nhà tù của bạn mỗi ngày lại một lớn hơn nữa. Tâm thức của bạn càng mở rộng hơn, bạn sẽ càng thấy rằng nhà tù của mình không còn nhỏ thế - nó đang trở nên ngày một lớn hơn. Tâm thức càng mở rộng hơn, và không gian lớn hơn càng có sẵn cho bạn di chuyển, hiện hữu, sống, yêu. Và thế thì bạn biết cơ chế cơ bản: ít ý thức, và tường lại gần hơn; vô ý thức, và tường đang chạm vào bạn từ mọi nơi. Bạn ở trong một xà lim nhỏ, thậm chí hơi chút chuyển động cũng không thể được.
Nhớ lấy cụm từ này: mở rộng tâm thức. Với mở rộng đó, bạn mở rộng. Một hôm, khi tâm thức bạn là tuyệt đối và không có cái bóng rơi rớt lại của bóng tối bên trong, khi không có vô ý thức trong bạn, tất cả đã trở thành có ý thức, khi ngọn đèn đã được đốt cháy sáng, khi bạn chói sáng từ nhận biết bên trong, thế thì bỗng nhiên bạn thấy rằng ngay cả bầu trời cũng không phải là giới hạn của bạn. Không có giới hạn nào lên bạn.
Đây là toàn bộ kinh nghiệm của các nhà huyền môn của khắp các thời đại. Khi Jesus nói, "Ta và cha ta trên trời là một," đây là điều ông ấy ngụ ý. Ông ấy đang nói: Ta không có giới hạn nào. Đấy bao giờ cũng là việc nói về cùng một điều, một cách thức biểu dụ, một cách thức biểu tượng: ta và cha ta trên trời không phải là hai mà là một - ta, đang ở trong thân thể nhỏ bé này còn ngài, trải rộng khắp sự tồn tại, không phải là hai mà là một. Cội nguồn của ta và ta là một. Ta lớn lao như bản thân sự tồn tại. Đó là ý nghĩa khi nhà huyền môn của Upanishad tuyên bố: "Aham Brahmasmi: Ta là cái tuyệt đối, ta là Thượng đế." Điều này được thốt ra trong trạng thái của nhận biết, nơi không có vô ý thức nào tồn tại. Đây là ý nghĩa khi nhà huyền môn Sufi Mansoor tuyên bố, "Ana'l Haq: Ta là chân lí."
Những lời phát biểu vĩ đại này là rất có ý nghĩa. Chúng đơn giản nói rằng bạn lớn lao như tâm thức mình, không nhiều hơn không ít hơn. Đó là lí do tại sao có quá nhiều hấp dẫn tới ma tuý, bởi vì chúng ép buộc về mặt hoá chất lên tâm thức bạn để trở thành chút ít rộng hơn nó đang là. LSD hay marijuana hay mescalin, chúng cho bạn sự mở rộng bất thần của tâm thức. Tất nhiên nó là bó buộc và bạo hành và không nên được làm. Và nó là hoá chất, nó chẳng liên quan gì tới tâm linh của bạn cả. Bạn không trưởng thành qua nó! Trưởng thành tới qua nỗ lực tự nguyện. Trưởng thành không phải rẻ, không rẻ tới mức chỉ một lượng nhỏ LSD, một lượng rất nhỏ LSD, có thể cho bạn trưởng thành tâm linh.
Aldous Huxley rất sai khi ông ấy bắt đầu nghĩ rằng ông ấy đã đạt tới, qua LSD, cùng kinh nghiệm như Kabir, hay như Eckhart, hay như Basho. Không, đấy không phải là cùng kinh nghiệm. Vâng, cái gì đó tương tự; tương tự đó là trong mở rộng của tâm thức. Nhưng nó cũng rất không tương đồng nữa; nó là điều bó buộc, nó là bạo hành lên sinh học của bạn và lên hoá chất của bạn. Và bạn vẫn còn như cũ! Bạn không trưởng thành qua nó. Một khi ảnh hưởng của ma tuý yếu đi, bạn lại như cũ, cùng con người nhỏ bé đó.
Kabir sẽ không bao giờ như cũ lần nữa bởi vì sự mở rộng đó của tâm thức không chỉ là một điều bó buộc, ông ấy đã trưởng thành tới nó. Bây giờ không có việc quay lại. Nó đã trở thành một phần của ông ấy, nó đã trở thành bản thể ông ấy; ông ấy đã hấp thu nó.
Nhưng hấp dẫn có thể được hiểu. Hấp dẫn này bao giờ cũng có đó, nó chẳng liên quan gì tới thế hệ mới cả. Nó bao giờ cũng có đó… từ thời Veda. Con người bao giờ cũng cảm thấy cực kì bị hấp dẫn tới ma tuý. Nó là đồng tiền giả, nó cho bạn chút ít thoáng nhìn về cái thực theo một cách rất không tự nhiên. Nhưng con người bao giờ cũng tìm kiếm sự mở rộng; con người muốn trở thành vĩ đại.
Đôi khi qua tiền người đó muốn trở thành vĩ đại - vâng, tiền cũng cho bạn cảm giác mở rộng; nó là ma tuý. Khi bạn có nhiều tiền, bạn cảm thấy biên giới của mình không gần mình thế, chúng ở xa xôi. Bạn có thể có nhiều ô tô tuỳ ý; bạn không bị giới hạn. Nếu bỗng nhiên bạn muốn có một chiếc Roll Royce, bạn có thể có nó, bạn cảm thấy tự do. Khi tiền không có đó, chiếc Roll Royce chạy qua, ham muốn nổi lên… nhưng giới hạn… Túi bạn trống rỗng, bạn không có số dư ngân hàng nào; bạn cảm thấy bị tổn thương - bức tường, bạn không thể đi ra ngoài nó. Chiếc xe ô tô có đó; bạn thấy chiếc xe, bạn có thể có nó ngay bây giờ, nhưng có bức tường giữa bạn và xe, bức tường của nghèo nàn.
Tiền cho bạn cảm giác mở rộng, cảm giác tự do. Nhưng điều đó nữa cũng là đồng tiền giả. Bạn có thể có nhiều thứ, nhưng điều đó chẳng giúp cho bạn trưởng thành. Bạn không trở nên nhiều hơn, bạn có nhiều hơn, nhưng bản thể bạn vẫn còn như cũ. Quyền lực cũng vậy: nếu bạn là thủ tướng hay tổng thống một nước, bạn cảm thấy có quyền lực - quân đội, cảnh sát, toà án, toàn bộ vật dụng của quốc gia là của bạn. Biên giới của quốc gia là biên giới của bạn; bạn cảm thấy cực kì mạnh mẽ. Nhưng điều đó nữa cũng là ma tuý.
Để tôi nói với bạn: chính trị và tiền bạc cũng là ma tuý như LSD và marijuana, còn nguy hiểm hơn nhiều. Nếu người ta phải chọn giữa LSD và tiền, LSD còn tốt hơn nhiều và tôn giáo hơn nhiều. Tại sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì qua LSD bạn sẽ chỉ phá huỷ bản thân mình, nhưng qua tiền bạn phá huỷ người khác nữa. Qua LSD bạn sẽ đơn giản phá huỷ hoá chất của mình, sinh học của mình, nhưng qua chính trị bạn sẽ phá huỷ hàng triệu người.
Nghĩ xem: nếu Adolf Hitler nghiện ma tuý thì thế giới đã tốt hơn nhiều; nếu ông ta đã dùng LSD hay với ống chích trong tay, chúng ta đã cảm thấy được ân huệ, chúng ta đã cám ơn Thượng đế: "Thật là rất tốt mà ông ta vẫn còn trong nhà mình và cứ tiêm chích và bị ném đá. Thế giới có thể tiếp diễn dễ dàng không có ông ấy."
Tiền bạc, chính trị nguy hiểm hơn ma tuý nhiều. Bây giờ điều này rất mỉa mai: các chính khách bao giờ cũng chống lại ma tuý, mọi người có tiền bao giờ cũng chống lại ma tuý, và họ không nhận biết rằng bản thân họ đang nghiện ma tuý. Và họ còn trên hành trình nguy hiểm hơn nhiều, bởi vì hành trình của họ ảnh hưởng tới cuộc sống của người khác nữa. Con người được tự do làm bất kì điều gì mình muốn làm. LSD nhiều nhất cũng chỉ có thể làm một điều tự tử, nhưng nó không bao giờ giết người, nó là tự tử. Và người ta được tự do tự tử, ít nhất thì cũng phải được tự do tự tử, bởi vì đấy là cuộc sống của bạn; nếu bạn không muốn sống, cũng được thôi. Nhưng tiền là kẻ giết người, chính trị quyền lực cũng là kẻ giết người; nó giết hại mọi người.
Tôi không nói chọn ma tuý. Tôi đang nói tất cả mọi ma tuý đều xấu: tiền bạc, chính trị, LSD, marijuana. Bạn chọn những thứ này bởi vì bạn có một ý tưởng sai lầm rằng chúng sẽ mở rộng tâm thức của bạn. Tâm thức có thể được mở rộng rất đơn giản, rất dễ dàng, bởi vì trong thực tế nó đã được mở rộng rồi. Bạn chỉ sống trong khái niệm giả tưởng; khái niệm giả tưởng của bạn là rào chắn của bạn, là nhà tù của bạn.
Bạn hỏi, "Tôi muốn trở nên thật…"
Bạn không thể thích hay không thích. Vấn đề không phải ở chọn lựa của bạn. Chân lí hiện hữu! Dù bạn thích hay không thích thì điều đó cũng chẳng liên quan. Bạn có thể chọn nói dối nhưng bạn không thể chọn được chân lí: chân lí có đó. Đó là lí do tại sao Krishnamurti cứ nhấn mạnh nhiều thế vào nhận biết vô chọn lựa. Bạn không thể chọn chân lí được. Chân lí đã có đó rồi! Nó chẳng liên quan gì tới việc chọn của bạn, tới việc thích, không thích.
Khoảnh khắc bạn vứt bỏ chọn lựa của mình, chân lí có đó. Đấy là bởi vì chọn lựa của bạn mà bạn mới không thể thấy được chân lí. Chọn lựa của bạn vận hành như màn ảnh trên mắt bạn. Thích và không thích của bạn mới là vấn đề! Bởi vì bạn thích cái gì đó, bạn không thể thấy cái đang đó; và bởi vì bạn không thích cái gì đó mà bạn không thể thấy cái đang đó. Thông qua thích và không thích bạn đeo cặp kính mầu lên mắt mình và bạn không thấy mầu thực của sự tồn tại như nó đang thế.
Bạn nói "Tôi muốn trở nên thật…"
Đấy là cách bạn vẫn còn không thật. Bạn là thật! Vứt bỏ cái thích và không thích đi! Làm sao bạn có thể không thật được? Bản thể là thật, hiện hữu là thật. Bạn ở đây, sống động, đang thở - làm sao bạn có thể không thật được? Chọn lựa của bạn… bằng việc chọn lựa bạn đã trở thành người Ki tô giáo hay người Hindu giáo hay người Hồi giáo; với chân lí bạn không là người Hindu, người Hồi giáo, người Ki tô giáo. Bởi chọn lựa bạn đã trở nên bị đồng nhất với Ấn Độ, với Trung Quốc, với Đức; nhưng bởi chân lí thì cái toàn thể thuộc vào bạn và bạn thuộc vào cái toàn thể. Bạn là vũ trụ.
Cái toàn bộ sống qua bạn, bạn không chỉ là một bộ phận. Cái toàn bộ sống qua bạn như tính toàn bộ. Chọn lựa, thích, không thích, và bạn đi lạc lối.
Bây giờ bạn nói, "Tôi muốn trở nên thật" - thế thì nhân danh chân lí bạn cũng sẽ trở nên không thật. Đó là cách một người trở thành người Ki tô giáo, bởi vì người đó nghĩ Ki tô giáo là thật, còn "Tôi muốn trở nên thật," cho nên người đó trở thành người Ki tô giáo. Xin đừng trở thành người Ki tô giáo, đừng trở thành người Hindu. Bạn là một christ! Tại sao trở thành người Ki tô giáo? Tính christ là bản tính của bạn. Tính christ chẳng liên quan gì tới Jesus cả; nó là của bạn nhiều cũng như của Jesus vậy. Tính christ là trạng thái của nhận biết vô chọn lựa.
Cho nên xin đừng bắt đầu nghĩ dưới dạng ham muốn: "Tôi muốn trở nên thật." Bây giờ điều này là cách để trở nên không thật. Vứt bỏ ham muốn này đi; chỉ hiện hữu, đừng cố gắng trở thành. Trở thành là đang trở nên không thật; hiện hữu là chân lí. Và thấy khác biệt đi! Trở thành là trong tương lai, nó có mục đích. Hiện hữu là ở đây và bây giờ; nó không phải là mục đích, nó đã là hoàn cảnh rồi. Cho nên dù bạn là bất kì ai, chỉ hiện hữu đó, đừng cố gắng trở thành cái gì khác. Bạn đã được dạy cho các lí tưởng, mục đích - hãy trở thành! Bao giờ bạn cũng bị buộc phải trở thành cái gì đấy.
Toàn bộ giáo huấn của tôi là: dù bạn là bất kì cái gì, bất kì ai, điều đó đều đẹp cả. Điều đó là quá đủ; bạn chỉ cần hiện hữu đó. Chấm dứt việc trở thành và hiện hữu đi!
Và bây giờ một cách tự nhiên khi bạn hỏi, "Tôi muốn trở nên thật, nhưng nó là gì và làm như thế nào?"… một khi bạn bắt đầu nghĩ dưới dạng trở nên, thế thì chắc chắn bạn muốn biết mục đích là gì: Nó là gì? Chân lí này là gì mà mình muốn trở thành? Và thế thì một cách tự nhiên, khi 'mục đích' tới đó, 'làm sao' cũng tới: Làm sao đạt tới nó? Thế thì toàn bộ công nghệ, phương pháp luận…
Tôi đang nói bạn có đó. Nhà huyền môn trong Upanishad nói: Tat-tvam-asi - ngươi là cái đó. Bạn đã là cái đó rồi, vấn đề không phải là trở thành. Thượng đế không ở đâu đó trong tương lai; Thượng đế chỉ là bây giờ, chính khoảnh khắc này, bên trong bạn, bên ngoài bạn, mọi nơi, bởi vì chỉ Thượng đế là hiện hữu, không cái gì khác tồn tại cả. Tất cả mọi thứ tồn tại đều thiêng liêng.
Cho nên hiện hữu đi! Đừng cố gắng trở thành. Thế thì điều này dẫn tới điều khác… nếu bạn muốn trở thành, thế thì một cách tự nhiên ý tưởng nảy sinh: ý tưởng nào? Mình trở thành cái gì? Thế thì bạn phải hình dung ra ý tưởng, rằng bạn phải giống thế này: giống Christ, giống Phật, giống Krishna. Thế thì bạn sẽ phải chọn một hình ảnh, và bạn sẽ trở thành bản sao.
Krishna chưa bao giờ được lặp lại cả. Bạn không thể thấy chân lí đơn giản sao? Krishna chưa bao giờ có lần nữa cả. Bạn không thể thấy chân lí rất đơn giản, rằng Phật là không thể nào được lặp lại sao? Mỗi sinh linh đều duy nhất, hoàn toàn duy nhất - bạn cũng vậy. Nếu bạn cố gắng trở thành ai đó, bạn sẽ là thực thể giả tạo, sự tồn tại giả; bạn sẽ là bản sao. Là bản gốc đi! Như vậy bạn chỉ có thể là bản thân mình; không có chỗ nào mà đi, chẳng có gì để trở thành.
Nhưng bản ngã muốn mục đích nào đó. Bản ngã tồn tại giữa khoảnh khắc hiện tại và mục đích. Thấy cơ chế này của bản ngã: bạn có mục tiêu càng lớn, bản ngã càng lớn. Nếu bạn muốn trở thành một Christ, nếu bạn là người Ki tô giáo, thế thì bạn có bản ngã lớn - thậm chí có thể ngoan đạo, nhưng điều đó cũng chẳng tạo ra khác biệt gì. Bản ngã ngoan đạo cũng là bản ngã như bất kì bản ngã nào khác, đôi khi thậm chí còn nguy hiểm hơn bản ngã thường.
Nếu bạn là người Ki tô giáo, thế thì bạn đang trên hành trình bản ngã. Bản ngã có nghĩa là khoảng cách giữa bạn và mục đích. Mọi người tới tôi và họ hỏi cách vứt bỏ bản ngã. Bạn không thể nào vứt bỏ bản ngã chừng nào bạn chưa vứt bỏ việc trở thành. Bạn không thể nào vứt bỏ được bản ngã chừng nào bạn chưa vứt bỏ ý tưởng ấy, ý thức hệ ấy, hi vọng, tương lai.
Bản ngã tồn tại giữa khoảnh khắc hiện tại và lí tưởng tương lai. Lí tưởng càng lớn, lí tưởng càng xa xôi, bản ngã càng có nhiều khoảnh cách để tồn tại, càng nhiều khả năng. Đó là lí do tại sao người tôn giáo bản ngã hơn người duy vật. Người duy vật không thể có nhiều không gian như người tôn giáo có. Người tôn giáo muốn trở thành Thượng đế! Bây giờ điều này là khả năng lớn nhất. Bạn có thể có ý tưởng nào nhiều hơn nữa? Người tôn giáo muốn đi tới moksha, tới cõi trời, tới trời… bây giờ bạn có thể tưởng tượng được bến bờ nào xa hơn không? Người tôn giáo muốn hoàn hảo tuyệt đối… bây giờ bản ngã sẽ tồn tại trong cái bóng của ý tưởng này về hoàn hảo.
Bạn nghe tôi! Tôi không nói bạn phải trở thành thượng đế, tôi tuyên bố bạn là thượng đế. Thế thì không có vấn đề về bất kì bản ngã nào nảy sinh, không có không gian bị bỏ lại. Bạn không phải lên trời, bạn đã ở đó rồi. Chỉ cần nhìn quanh… bạn đã ở đó rồi! Nó là bây giờ, cõi trời là bây giờ. Nó là chức năng của khoảnh khắc hiện tại.
Bản ngã phát triển mạnh khi bạn có mục đích và lí tưởng. Và có cả nghìn lẻ một vấn đề với bản ngã. Một mặt nó cảm thấy rất tốt khi có các lí tưởng vĩ đại; mặt khác nó làm cho bạn cảm thấy mặc cảm, liên tục cảm thấy mặc cảm, bởi vì bạn đã không thể đạt tới được. Những lí tưởng đó là không thể được, bạn không thể đạt tới chúng được. Không có cách nào để đạt tới chúng cả, cho nên bạn bao giờ cũng không đạt được. Cho nên một mặt bản ngã mạnh lên; mặt khác thì mặc cảm… mặc cảm là cái bóng của bản ngã.
Bạn đã từng quan sát hiện tượng kì lạ này chưa? Người bản ngã cảm thấy mặc cảm rất nhiều về những điều nhỏ bé. Bạn hút thuốc lá; nếu bạn là người bản ngã, bạn sẽ cảm thấy mặc cảm. Bây giờ hút thuốc là việc hồn nhiên, ngu xuẩn - rất hồn nhiên và rất ngu xuẩn, chẳng có gì đáng cảm thấy mặc cảm cả. Nhưng người tôn giáo sẽ cảm thấy mặc cảm bởi vì người đó có một lí tưởng bản ngã là mình không nên hút thuốc. Bây giờ lí tưởng là người đó không nên hút thuốc còn thực tại là người đó hút thuốc sẽ tạo ra hai điều: lí tưởng cho người đó cảm giác tốt lành rằng, "Mình là người tôn giáo, mình biết rằng người ta không nên hút thuốc; mình thậm chí đã thử, mình thử tối đa"… nhưng người đó cũng cảm thấy rằng mình sa ngã mãi. Người đó không thể đạt tới lí tưởng này cho nên người đó cảm thấy mặc cảm. Và người cảm thấy mặc cảm sẽ bắt đầu làm cho mọi người cảm thấy mặc cảm. Điều đó là tự nhiên: làm sao bạn chỉ cảm thấy mặc cảm một mình được? Điều đó sẽ quá nặng nề, nó sẽ quá nặng gánh.
Cho nên người mặc cảm tạo ra mặc cảm khắp xung quanh. Người đó làm cho mọi người cảm thấy mặc cảm về những điều nhỏ bé, những điều chẳng liên quan. Nếu bạn có tóc dài, người đó sẽ làm cho bạn cảm thấy mặc cảm. Chẳng có gì nhiều trong nó cả; nó là cuộc sống riêng của bạn, nếu người ta muốn để tóc dài, tốt thôi! Nếu bạn đang làm điều gì đó theo cách riêng của mình, người đó sẽ làm cho bạn cảm thấy mặc cảm. Bất kì điều gì bạn đang làm người đó cũng sẽ tìm ra lỗi: người đó phải tìm ra lỗi, người đó đang chịu đựng từ mặc cảm. Làm sao người đó có thể chịu đựng một mình được? Khi mọi người đều cảm thấy mặc cảm thì người đó thấy thoải mái, ít nhất cũng là an ủi, "Mình không một mình trên thuyền - mọi người đều trên cùng thuyền."
Thủ đoạn để làm cho người khác cảm thấy mặc cảm là trao cho họ lí tưởng. Đây là một thủ đoạn rất tinh vi: bố mẹ trao cho đứa trẻ một lí tưởng "Hãy giống thế này." Họ chưa bao giờ giống 'thế này,' không ai đã bao giờ giống thế cả. Bây giờ họ trao lí tưởng này cho đứa trẻ - đây là cách thức rất tinh vi và tinh ranh để làm cho đứa trẻ cảm thấy mặc cảm. Bây giờ cứ lặp đi lặp lại đứa trẻ sẽ cảm thấy, "Mình không tới gần hơn với lí tưởng này; trong thực tế mình đang đi xa hơn khỏi nó!" Cho nên điều đó gây tổn thương; điều đó làm nó cúi xuống, chán nản.
Do đó bạn thấy biết bao nhiêu khổ trong thế giới này… Điều đó không thực tế, chín mươi phần trăm là bởi vì các lí tưởng đã bị áp đặt lên bạn. Và chúng không cho phép bạn cười, chúng không cho phép bạn tận hưởng. Một người không có lí tưởng sẽ chẳng bao giờ làm cho bất kì ai khác cảm thấy mặc cảm cả.
Mới đêm hôm nọ, một thanh niên tới và anh ta nói, "Con cảm thấy rất rất mặc cảm về bệnh đồng dục của con. Điều đó là không tự nhiên." Bây giờ nếu anh ta tới Mahatma Gandhi hay tới giáo hoàng Vatican hay tới shankaracharya của Puri, điều gì sẽ xảy ra? Họ sẽ thực sự làm cho anh ta cảm thấy mặc cảm. Và anh ta lại sẵn sàng rơi vào trong tay của bất kì kẻ hành hạ nào. Anh ta sẵn sàng, anh ta đang tự mời mình. Anh ta đang gọi các mahatma tới và làm cho anh ta cảm thấy mặc cảm. Một mình anh ta không thể làm được việc đó thật tốt, cho nên anh ta đi hỏi các chuyên gia.
Nhưng anh ta tới sai người. Tôi bảo anh ta, "Vậy sao nào! Sao bạn lại nói điều đó là không tự nhiên?"
Anh ta nói, "Điều đó không phải là không tự nhiên sao?" Anh ta ngạc nhiên và bị choáng: "Điều đó không phải là không tự nhiên sao?"
Tôi nói, "Làm sao điều đó có thể là không tự nhiên được? Định nghĩa của tôi về tự nhiên là, cái gì xảy ra được thì là tự nhiên. Làm sao điều không tự nhiên lại có thể xảy ra ngay chỗ đầu tiên?"
Ngay lập tức tôi có thể thấy anh ta mới thoát ra khỏi rãnh; khuôn mặt anh ta bắt đầu mỉm cười. Thế là anh ta nói, "Điều đó không phải là không tự nhiên chứ? Điều đó không phải là hư hỏng chứ? Điều đó không phải là một loại bất thường nào đó chứ?"
Và tôi bảo anh ta, "Điều đó không phải vậy!"
"Nhưng," anh ta nói, "con vật - chúng không trở nên đồng dục."
Tôi nói, "Chúng không có nhiều thông minh! Chúng sống cuộc sống cố định; bất kì cái gì sinh học cho phép, chúng sống theo cách đó. Bạn có thể tới và thấy con trâu ăn cỏ; nó chỉ ăn loại cỏ nào đó, không cái gì khác. Bạn có thể để thức ăn lựa chọn… nó sẽ chẳng bận tâm, nó sẽ cứ ăn cỏ thôi.
Nó không có thức ăn khác; tâm thức là rất hạn hẹp, gần bằng không. Con người có trí thông minh; con người cố gắng tìm các cách mới để có quan hệ, để sống. Con người là con vật duy nhất tìm ra các cách mới.
Bây giờ sống trong nhà là phi tự nhiên, bởi vì không con vật nào sống thế cả, vậy điều đó có phải là hư hỏng không? Hay mặc quần áo là bất thường, bởi vì không con vật nào mặc quần áo cả - điều đó có phải là hư hỏng không? Nấu thức ăn là phi tự nhiên, không con vật nào đã từng làm điều đó! Ăn thức ăn đã nấu chín có sai không? Mời mọi người tới nhà bạn để uống hay ăn trưa là phi tự nhiên bởi vì không con vật nào đã từng mời con vật khác cả, bởi vì con vật trong thực tế bao giờ cũng đi vào chỗ riêng tư khi chúng muốn ăn. Bạn cho con chó cái gì đó… nó lập tức sẽ đi vào trong góc nhà và sẽ bỏ mọi người lại sau, và sẽ vội vã ăn. Nó sẽ chẳng bao giờ mời mọc gì cả, nó sẽ không gọi bạn nó, "Lại đây!" Đó là điều tự nhiên cho chó, nhưng bạn không phải là chó; bạn còn cao hơn nhiều. Bạn thông minh hơn nhiều, bạn có nhiều khả năng hơn. Con người làm mọi thứ theo cách riêng của mình - đó là bản tính của người đó."
Anh ta được nhẹ nhõm. Tôi có thể thấy một gánh nặng, một trái núi trên đầu anh ta đã mất đi. Nhưng tôi không chắc anh ta sẽ còn được tự do và nhẹ gánh được bao lâu. Một mahatma nào đó có thể chộp anh ta và chụp cùng ý tưởng rằng điều đó là phi tự nhiên. Mahatma hoặc là người tàn bạo hoặc là kẻ tự bạo - tránh ra! Bất kì khi nào bạn thấy một mahatma, chạy xa hết mức trước khi ông ta chụp mặc cảm nào đó vào tâm trí bạn.
Bất kì cái gì bạn có thể là thì bạn hãy là cái đó đi. Không có mục đích. Và chúng ta không đi đâu cả. Chúng ta đơn giản mở hội ở đây. Sự tồn tại không phải là cuộc hành trình, nó là lễ hội. Nghĩ về nó như lễ hội, như vui sướng, như niềm vui! Đừng biến nó thành đau khổ, đừng biến nó thành trách nhiệm, công việc. Để nó là trò chơi!
Đây là điều tôi ngụ ý bởi việc trở thành tôn giáo: không mặc cảm, không bản ngã, không hành trình bất kì kiểu gì… chỉ hiện hữu ở đây bây giờ… hiện hữu với cây cối và chim chóc và dòng sông và núi non và các vì sao.
Bạn không trong tù. Bạn đang trong nhà của Thượng đế, bạn đang trong ngôi đền của Thượng đế. Xin đừng gọi nó là nhà tù. Bạn đã hiểu lầm, bạn đã diễn giải điều đó sai đi. Lắng nghe tôi bạn cũng có thể diễn giải nhiều điều sai sót, bạn cứ diễn giải.
Hai cảnh. Một…
Một người trông vườn ươm phát biểu tại cuộc họp câu lạc bộ làm vườn đã nhấn mạnh vào ưu thế thu được bởi việc dùng phân ngựa già để bón vườn xuân. Trong lúc hỏi và trả lời, một quí bà thành phố đã ghi chép giơ tay xin nói. Diễn giả gật đầu với bà ấy và bà ấy hăng hái hỏi: "Ông nói phân ngựa già là phân bón tốt nhất. Xin ông cho tôi biết con ngựa phải già bao nhiêu tuổi?"
Cảnh thứ hai…
Một phụ nữ dáng mộc mạc mang đứa con nhỏ của mình đến trường quận. Khi được hỏi về chồng mình cô ta thú nhận, "Tôi chưa bao giờ biết nhiều về bố thằng bé này. Anh ấy tới qua đây, tán tỉnh tôi và chúng tôi cưới nhau. Chẳng mấy chốc sau đó tôi thấy anh ta là kẻ lăng nhăng*."
* Nguyên văn: hobosexual (tình dục lang thang)
"Cô muốn nói đồng dục (homosexual)," tiếng sửa chữa vọng tới.
"Không thưa ông, tôi muốn nói kẻ lăng nhăng. Anh ta chỉ là một kẻ vô công rồi nghề đam mê vô dụng."
Mỗi người có một cách diễn giải riêng của mình về lời. Cho nên khi tôi đang nói điều gì đó, tôi không biết bạn sẽ hiểu cái gì từ đó. Mỗi người có một từ điển riêng ẩn kín trong vô thức. Từ điển riêng đó xâm nhập, thay đổi, tô mầu.
Tôi đã bảo các bạn trở nên tự do đi: bạn đã hiểu lầm tôi, bạn nghĩ bạn đang trong tù. Vâng, tôi nói trở nên tự do - ngay lập tức bạn diễn giải điều đó cứ như là bạn đang trong tù, toàn bộ nhấn mạnh đã thay đổi. Nhấn mạnh của tôi là lên bạn: tự do đi! Nhấn mạnh của bạn đi về phía nhà tù. Bây giờ bạn nói, "Tôi đang trong tù; chừng nào tôi chưa ra khỏi nhà tù, làm sao tôi có thể tự do được?" Nhấn mạnh của tôi là: Tự do đi, và nếu bạn tự do thì không có nhà tù. Nhà tù do thói quen không được tự do của bạn tạo ra.
Nhìn đi! Nhấn mạnh đã thay đổi… và dường như là nó gần như ngụ ý cùng điều. Khi tôi nói, "Tự do!" có khác biệt gì nếu ai đó nói, "Vâng, tôi đang trong tù?" Nhiều khác biệt, khác biệt lớn lao. Toàn bộ sự việc đã thay đổi. Nó là một việc hoàn toàn khác khi bạn nói, "Tôi đang trong tù." Thế thì lính gác và nhà tù, họ trở thành có trách nhiệm. Thế thì chừng nào họ còn chưa cho phép bạn, làm sao bạn có thể thoát ra khỏi nó? Bạn đã đổ trách nhiệm lên ai đó khác.
Khi tôi nói, 'Tự do!" tôi đang nói, "Bạn chịu trách nhiệm." Đấy là việc của bạn để tự do hay không tự do. Nếu bạn đã chọn không tự do thế thì sẽ có nhà tù, thế thì sẽ có lính gác và tù nhân. Nếu bạn đã chọn tự do, lính gác và nhà tù và mọi thứ biến mất. Chỉ vứt bỏ đi thói quen không tự do thôi.
Làm sao bạn có thể vứt bỏ được nó? Tự do và tâm thức đi đôi với nhau, tay trong tay nhau - nhiều ý thức hơn, nhiều tự do hơn; kém ý thức, kém tự do. Con vật kém tự do hơn bởi vì chúng kém ý thức hơn. Tảng đá thậm chí còn kém tự do hơn bởi vì tảng đá không có tâm thức, gần như bằng không. Con người là sinh linh tiến hoá cao nhất, ít nhất cũng trên trái đất này. Con người có ít tự do, thế rồi vị phật có tự do tuyệt đối… tâm thức của ông ấy…
Cho nên đấy chỉ là vấn đề mức độ của tâm thức. Nhà tù của bạn bao gồm các tầng vô ý thức của bạn; bắt đầu trở nên có ý thức đi và không có nhà tù khác.
Và nhớ lấy tâm trí rất tinh ranh, nó bao giờ cũng có thể tìm ra cách để phỉnh bạn; nó đã học rất nhiều thủ đoạn để lừa phỉnh. Tâm trí có thể chỉ dùng từ khác và bạn có thể thậm chí không thấy được khác biệt. Khác biệt có thể tinh vi tới mức nó gần như đồng nghĩa - và tâm trí đã giở thủ đoạn.
Cho nên khi tôi đang nói điều gì đó, xin đừng diễn giải nó. Chỉ lắng nghe nó chăm chú nhất có thể được; đừng thay đổi lấy một lời, thậm chí đừng đổi một dấu phẩy. Chỉ lắng nghe điều tôi đang nói. Đừng đem tâm trí của bạn vào trong nó, bằng không bạn sẽ nghe thấy cái gì đó khác. Bao giờ cũng tỉnh táo về tinh ranh của tâm trí… và bạn đã trau dồi tinh ranh đó. Bạn đã không trau dồi nó cho bản thân mình, nhưng bạn đã trau dồi nó cho người khác. Chúng ta cố gắng lừa phỉnh mọi người; dần dần tâm trí trở thành chuyên gia trong lừa phỉnh, thế rồi nó bắt đầu lừa phỉnh bạn.
Tôi đã từng nghe…
Một nhà báo chết. Một cách tự nhiên… Ông ta là một nhà báo và thậm chí trong nhà của tổng thống và trong nhà của thủ tướng ông ta cũng ngay lập tức được đón chào và đưa vào; không cần hẹn trước gì cả, ông ta là nhà báo lớn. Cho nên ông ta xông lên cõi trời - sao ông ấy phải xuống địa ngục? - nhưng ông ấy bị thánh Peter chặn lại. Và thánh Peter nói, "Đợi đã! Tại đây không cần thêm nhà báo nữa. Chúng tôi đã có đủ hạn ngạch rồi; chúng tôi chỉ cần một tá. Trong thực tế họ đều vô dụng cả bởi vì không có báo chí được in trên cõi trời."
Trong thực tế không có tin tức! Chẳng có gì xảy ra ở đó cả, từ trước tới giờ. Mọi sự diễn ra trôi chảy thế; làm sao tin tức có thể xảy ra được? Và bạn có thể nghĩ tới tin nào về cuộc sống của các vị thánh … họ ngồi dưới gốc cây của mình, cây bồ đề, thiền… Cho nên báo chí thì cũng chẳng phải là báo chí, nhưng chỉ phải xuất bản nó, chỉ là hình thức, báo được xuất bản - và mọi ngày nó lại được viết 'như trước'… cùng như trước đây.
"Chúng tôi không cần nhà báo nào, ông xuống địa ngục đi. Và bao giờ cũng cần có ngày càng nhiều nhà báo bởi vì có nhiều tin tức, và báo chí và báo chí… và báo mới đang được lên kế hoạch, tôi mới nghe thấy điều đó. Ông cứ xuống đó và ông sẽ có việc lớn và niềm vui lớn!"
Nhưng nhà báo này muốn vào cõi trời, cho nên ông ta nói, "Ông làm việc này vậy. Tôi biết các nhà báo; nếu tôi có thể xoay xở kiếm được nhà báo nào đó đi xuống địa ngục, chỗ của ông ta có thể được dành cho tôi chứ?"
Ông ấy nói, "Hai mươi bốn giờ, chỉ hai mươi bốn giờ thôi."
Thế là ông ta được phép vào trong cõi trời trong hai mươi bốn giờ. Ông ta lập tức cho lan truyền tin đồn, "Một trong những tờ báo lớn nhất đang được lên kế hoạch, và đang cần một chủ bút, cần cả trợ lí biên tập, cần cả phó biên tập, và khả năng rất lớn - nhưng các ông sẽ phải đi xuống địa ngục."
Trong hai mươi bốn giờ ông ta đi vòng quanh. Ông ta đã gặp tất cả các nhà báo, và sau hai mươi bốn giờ khi ông ta tới gặp thánh Peter để xem có ai đã đi không, thánh Peter đơn giản đóng cửa lại và bảo ông ta, "Đừng đi ra ngoài, bởi vì tất cả họ đã đi rồi!"
Nhưng nhà báo này nói, "Không, thế thì tôi sẽ phải đi thôi - có thể có cái gì trong đó! Xin ông đừng ngăn cản tôi, tôi sẽ phải đi."
Bản thân ông ấy đã lan truyền tin đồn, nhưng khi mười hai người đã tin, thế thì người ta bắt đầu tự mình tin vào điều đó. Đó là cách tâm trí đã trở thành tinh ranh thế. Bạn đã lừa dối và lừa dối … tâm trí đã trở thành chuyên gia trong lừa dối tới mức nó lừa luôn cả bạn nữa.
Bên nguyên trong một vụ kiện tai nạn bị thương, xuất hiện trước toà trong chiếc xe lăn, thu được một khoản tiền đền khổng lồ. Phát rồ dại lên, viên luật sư bào chữa tiến ra trước người thắng án trên chiếc xe lăn. "Ông giả mạo và tôi biết ông giả mạo," ông ta hét lên. "Cho nên xin Thượng đế giúp con, tôi sẽ theo ông cho đến trọn đời ông chừng nào tôi còn chưa có được bằng chứng."
Viên luật sư biết điều đó hoàn toàn rõ, rằng người kia là kẻ giả mạo, rằng chiếc xe lăn kia là vật trưng bầy; ông ta hoàn toàn lành lặn, chẳng có gì sai hỏng trong thân thể ông ta. Cho nên ông này nói, " Cho nên xin Thượng đế giúp con, tôi sẽ theo ông cho đến trọn đời ông chừng nào tôi còn chưa có được bằng chứng."
"Ông khách của tôi ơi," người này đáp lại trong chiếc xe lăn với nụ cười. "Để tôi kể cho ông kế hoạch của tôi. Trước hết tôi sẽ đi London để kiếm quần áo, thế rồi tới Riviera để tắm nắng, rồi sau đó, tới Lourdes để tìm phép màu."
Tâm trí tinh ranh thế, nó bao giờ cũng có thể tìm được lối ra, nó có thể đi tới Lourdes… Nhưng một khi bạn dùng những thủ đoạn này với người khác, chẳng chóng thì chầy bạn sẽ chính là nạn nhân. Nhận biết về tâm trí riêng của mình; chớ tin cậy vào nó, hoài nghi nó đi. Nếu bạn bắt đầu hoài nghi tâm trí của mình, đó là khoảnh khắc vĩ đại. Khoảnh khắc hoài nghi về tâm trí nảy sinh, bạn bắt đầu tin cậy vào cái ta. Nếu bạn tin cậy vào tâm trí, bạn hoài nghi cái ta. Nếu bạn không tin cậy vào tâm trí, bạn bắt đầu tin cậy vào cái ta.
Đó là toàn bộ ý nghĩa của tin cậy vào thầy. Khi bạn tới tôi, điều đó đơn giản là một kĩ thuật để giúp bạn hoài nghi tâm trí của riêng mình. Bạn bắt đầu tin cậy vào tôi: bạn nói, "Tôi sẽ lắng nghe thầy, tôi sẽ không nghe tâm trí mình. Tôi đã nghe tâm trí mình đủ lâu rồi; nó chẳng dẫn tới đâu cả, nó cứ đi lòng vòng. Nó cứ lấy cùng đường mòn mãi; nó là sự lặp lại, nó là đơn điệu." Bạn nói, "Tôi sẽ nghe thầy."
Thầy chỉ là cái cớ để loại bỏ tâm trí. Một khi bạn đã loại bỏ tâm trí rồi, không cần tin cậy vào thầy nữa, bởi vì bạn sẽ bắt gặp thầy riêng của mình. Thông qua thầy điều này trở thành dễ dàng; bằng không tâm trí sẽ cứ lừa dối, và bạn sẽ không biết làm gì với tâm trí.
Lắng nghe thầy, tin cậy vào thầy, dần dần tâm trí bị sao lãng đi. Và nhiều lần bạn đã vứt bỏ tâm trí, bởi vì thầy đang nói điều gì đó cứ chống lại nó - bao giờ cũng chống lại nó! Bị sao lãng, tâm trí bắt đầu chết. Không được tin cậy, tâm trí bắt đầu chết. Nó tới đúng cỡ của nó. Ngay bây giờ nó đang giả vờ, ngay bây giờ nó giả vờ dường như nó là toàn thể cuộc sống của bạn. Nó chỉ là một cái máy nhỏ, tí hon: tốt để dùng, rất nguy hiểm để làm chủ của bạn.
Tâm trí nói, "Hãy trở thành!" Thầy nói, "Hiện hữu!" Tâm trí nói, "Ham muốn!" Thầy nói, "Vui sướng!" Tâm trí nói, "Mình phải đi đường dài"; thầy nói, "Bạn đã tới rồi. Bạn là Saraha - bạn đã bắn trúng đích rồi."
Câu hỏi thứ ba:
Osho kính yêu, Thầy nghĩ gì về văn minh? Thầy có chống lại nó hoàn toàn không?
Không có văn minh ở đâu cả, cho nên làm sao tôi có thể chống lại nó được? Nó không tồn tại. Nó chỉ là giả vờ. Vâng, con người đã đánh mất tính nguyên thuỷ của mình, cái hồn nhiên nguyên thuỷ, nhưng con người vẫn chưa trở nên văn minh - bởi vì đấy không phải là cách trở nên được văn minh. Cách duy nhất để trở nên được văn minh là dựa vào hồn nhiên của bạn, dựa vào hồn nhiên nguyên thuỷ của bạn - để trưởng thành từ đó.
Đó là lí do tại sao Jesus nói: Chừng nào các ông còn chưa được sinh ra, chừng nào các ông còn chưa trở lại thành trẻ thơ, các ông sẽ chẳng bao giờ biết chân lí là gì.
Cái gọi là văn minh này là giả tạo, nó là đồng tiền giả. Nếu tôi chống lại nó, tôi không chống lại văn minh, bởi vì đây không phải là văn minh. Tôi chống nó bởi vì đây không phải là văn minh chút nào, nó là giả.
Tôi đã từng nghe…
Ai đó có lần hỏi cựu Hoàng tử xứ Wales, "Ý tưởng của ông ấy về văn minh là gì?"
"Đấy là một ý tưởng tốt," ông ta đáp, "Ai đó nên bắt đầu nó."
Tôi yêu thích câu trả lời này. Vâng, ai đó nên bắt đầu nó, nó còn chưa được bắt đầu. Con người còn chưa được văn minh, con người chỉ giả vờ.
Tôi chống lại giả vờ. Tôi chống lại thói đạo đức giả. Con người chỉ biểu lộ ra rằng mình văn minh; chà xát anh ta chút ít và bạn sẽ thấy người vô văn minh. Chà xát anh ta chút ít và tất cả mọi cái tốt chỉ là bề mặt, và tất cả cái xấu bắt rễ rất sâu. Nó là văn minh ngoài da. Mọi thứ đều trôi chảy, bạn mỉm cười và mọi thứ - rồi ai đó ném một lời vào bạn, một sự xúc phạm, và bạn điên tiết lên, bạn là người điên và bạn muốn giết người. Chỉ một khoảnh khắc trước đó bạn còn mỉm cười; và chỉ một khoảnh khắc sau đó bạn sẵn sàng giết người, khả năng sát nhân của bạn đã nổi lên. Đây là loại văn minh gì vậy?
Con người có thể văn minh chỉ khi anh ta đã trở nên thực sự thiền. Chỉ thiền mới có thể đem tới văn minh thực cho thế giới. Chỉ chư phật mới văn minh. Và đây là nghịch lí: chư phật không chống lại cái nguyên thuỷ - họ dùng cái nguyên thuỷ làm cơ sở, họ dùng cái hồn nhiên trẻ thơ làm cơ sở. Và trên cơ sở đó một cái đền vĩ đại được dựng thẳng lên. Văn minh này phá huỷ hồn nhiên của thời thơ ấu, và thế rồi nó chỉ cho bạn đồng tiền giả. Trước hết nó phá huỷ hồn nhiên nguyên thuỷ của bạn… một khi hồn nhiên nguyên thuỷ của bạn đã bị phá huỷ, bạn trở nên tinh ranh, láu lỉnh, tính toán; thế thì bạn bị mắc bẫy, thế thì xã hội này cứ khai hoá bạn.
Trước hết nó làm cho bạn bị xa lánh với cái ta riêng của mình. Một khi bạn đã bị xa lánh rồi, thế thì nó cho bạn đồng tiền giả; bạn phải lệ thuộc vào nó. Văn minh thực sẽ không chống lại bản tính của bạn, sẽ không chống lại tuổi thơ của bạn; nó sẽ là sự trưởng thành từ đó. Nó sẽ không có bất kì đối kháng nào với hồn nhiên nguyên thuỷ, nó sẽ là việc nở hoa của nó. Nó sẽ ngày càng lên cao hơn, nhưng nó sẽ bắt rễ trong hồn nhiên nguyên thuỷ.
Văn minh này không là gì ngoài chuyện phát điên. Bạn không thể thấy cả trái đất này đã trở thành một nhà thương điên lớn sao? Mọi người đã đánh mất linh hồn của mình, mọi người không còn là mọi người nữa; họ đã đánh mất cái ta của mình, họ đã đánh mất tính cá nhân của mình. Họ đã đánh mất tất cả! Họ chỉ là những người giả vờ; họ đeo mặt nạ, họ đã đánh mất khuôn mặt nguyên thuỷ của mình.
Tôi hoàn toàn ủng hộ văn minh - nhưng đây không phải là văn minh, đó là lí do tại sao tôi chống lại nó. Tôi muốn con người thực sự văn minh, thực sự văn hoá. Nhưng văn hoá đó chỉ có thể trưởng thành; nó không thể bị ép buộc từ bên ngoài, nó có thể tới chỉ từ bên trong. Nó có thể lan toả hướng tới ngoại vi, nhưng nó nên nảy sinh, nó phải nảy sinh tại trung tâm.
Văn minh này đang làm chính điều đối lập, nó ép buộc mọi việc từ bên ngoài. Có giáo huấn bất bạo lực trên khắp thế giới: Mahavira, Phật, Jesus, tất cả họ đều dạy bất bạo lực. Họ dạy bất bạo lực bởi vì họ đã tận hưởng bất bạo lực. Nhưng các tín đồ thì sao? - họ chưa bao giờ tận hưởng bất kì khoảnh khắc nào của bất bạo lực cả. Họ chỉ biết bạo lực. Nhưng họ là tín đồ cho nên họ giả vờ là bất bạo lực, họ áp đặt bất bạo lực lên mình, họ tạo ra tính cách. Tính cách này bao quanh họ. Nó là lớp áo giáp. Sâu bên dưới họ sôi lên như núi lửa sẵn sàng bùng phát, và trên bề mặt họ mỉm cười cái cười giả tạo, cái cười giả dối.
Đây không phải là văn minh. Đây là hiện tượng rất xấu xa. Vâng, tôi thích bất bạo động tới từ bên trong, không được trau dồi từ bên ngoài nhưng được giúp đỡ. Đó là nghĩa gốc của từ giáo dục (education). Nó gần giống như múc nước từ giếng lên: giáo dục (education) có nghĩa là múc ra, đó là nghĩa gốc của từ education. Nhưng giáo dục đã làm được gì? Nó chưa bao giờ rút ra được điều gì cả, nó bó buộc vào. Nó cứ áp đặt mọi thứ vào đầu đứa trẻ; nó không lo nghĩ về đứa trẻ chút nào, nó không nghĩ về đứa trẻ. Đứa trẻ chỉ được dùng như cái máy trong đó ngày càng nhiều thông tin phải được nhồi nhét vào. Đây không phải là giáo dục.
Linh hồn của đứa trẻ phải được làm lộ ra. Cái ẩn kín trong đứa trẻ phải được làm lộ ra. Đứa trẻ phải không được dập theo mẫu; tự do của nó nên được giữ không bị động tới và tâm thức của nó phải được giúp cho trưởng thành. Nhiều thông tin hơn không phải là nhiều giáo dục hơn! Nhiều nhận biết mới là giáo dục, nhiều tình yêu mới là giáo dục. Và giáo dục tạo ra văn minh.
Văn minh này là giả, giáo dục của nó là giả; đó là lí do tại sao tôi lại chống nó. Tôi chống nó bởi vì nó không thực là văn minh.
Câu hỏi thứ tư:
Osho kính yêu, tôi cười quá nhiều với chuyện cười của thầy. Tôi muốn hỏi một câu hỏi: Tại sao chuyện cười tạo ra nhiều tiếng cười thế?
Một điều: Bạn chưa bao giờ được cho phép cười cả, tiếng cười của bạn bị kìm nén. Nó giống như dòng suối bị kìm hãm - bất kì cái cớ nào cũng đủ và nó bật ra. Bạn đã từng được dạy phải buồn rầu... mặt dài ra... bạn đã được dạy phải nghiêm chỉnh.
Nếu bạn nghiêm chỉnh, chẳng ai nghĩ rằng bạn đang làm điều gì đó sai cả; điều đó được chấp nhận, đấy là cách mọi sự phải thế. Nhưng nếu bạn cười, cười quá nhiều, thế thì mọi người sẽ bắt đầu cảm thấy bối rối vì bạn. Họ sẽ bắt đầu nghĩ điều gì đó không bình thường: Sao người này cười? Và nếu bạn cười mà không nguyên cớ gì, thế thì bạn bị điên rồi; thế thì họ sẽ đem bạn tới nhà tâm thần, thế thì họ sẽ tống bạn vào nhà thương. Họ sẽ nói, "Anh ta cười mà chẳng có lí do gì cả!" Chỉ người điên mới cười mà không nguyên cớ gì.
Trong một thế giới tốt hơn, trong một thế giới văn minh hơn, trong một thế giới thực sự văn minh, tiếng cười sẽ được chấp nhận là tự nhiên. Chỉ khi một người buồn rầu chúng ta mới đưa người đó vào nhà thương. Buồn bã là ốm yếu, tiếng cười là lành mạnh. Vậy bởi vì bạn đã không được phép cười, nên với bất kì cớ nào... chuyện cười là cái cớ cho việc cười, bạn có thể cười mà không bị gọi là điên. Bạn có thể nói, "Bởi vì chuyện cười ấy..." Và chuyện cười có một cơ chế: nó giúp cho bạn duỗi ra. Toàn bộ cơ chế của chuyện cười là rất phức tạp; theo một đằng thì có vẻ đơn giản, sâu bên dưới lại rất phức tạp. Chuyện cười không phải là chuyện cười... nó là hiện tượng hoàn toàn khác. Trong vài lời thôi, trong vài dòng thôi, nó có thể tạo ra thay đổi đến thế về toàn bộ bầu không khí.
Điều gì xảy ra? Khi chuyện cười được kể ra, đầu tiên bạn bắt đầu trông đợi rằng sẽ có tiếng cười nào đó. Bạn đã sẵn sàng cho việc đó rồi, bạn tự thôi miên mình; bạn trở nên tỉnh táo. Bạn có thể đã lơ mơ và ngủ, nhưng bây giờ có chuyện cười, bạn trở nên tỉnh táo. Xương sống bạn thẳng ra, bạn nghe chăm chú, bạn trở nên nhận biết hơn. Và thế rồi câu chuyện đi theo cách nó tạo ra ngày càng nhiều căng thẳng trong bạn. Bạn muốn biết cái kết thúc. Chuyện cười diễn ra trên một bình diện và dường như chẳng có gì nhiều như chuyện cười trong nó, và thế rồi có lối rẽ bất ngờ... Lối rẽ bất ngờ đó xả dòng suối của bạn ra. Bạn trở nên căng thẳng và căng thẳng bởi vì bạn đang chờ đợi và chờ đợi và chờ đợi... và bạn thấy rằng dường như chẳng có gì nhiều trong nó. Và thế rồi bỗng nhiên nó có đó! Và nó lại có đó một cách bất ngờ thế, hoàn toàn bất ngờ, đến mức bạn quên mất cái nghiêm chỉnh của mình, đến mức bạn quên mất mình là ai, đến mức bạn lại trở thành đứa trẻ lần nữa trong cái bất ngờ đó - và bạn cười. Và tiếng cười bị kìm nén của bạn được xả ra.
Chuyện cười đơn giản chỉ ra rằng xã hội đã quên mất cách cười. Trong một thế giới tốt hơn, nơi mọi người sẽ cười nhiều hơn, chúng ta sẽ bỏ lỡ một điều: chuyện cười. Sẽ không có nhu cầu; mọi người sẽ cười và mọi người sẽ hạnh phúc. Tại sao? Từng khoảnh khắc sẽ là khoảnh khắc của tiếng cười. Và nếu bạn có thể thấy cuộc sống, nó tất cả đều là chuyện cười cả! Nhưng bạn không được phép thấy. Miếng vải che mắt đã được đặt lên mắt bạn; bạn chỉ được phép thấy nhiều vậy thôi. Bạn không được phép thấy cái buồn cười của nó. Nó là buồn cười!
Trẻ con có thể thấy điều đó dễ dàng hơn nhiều, đó là lí do tại sao trẻ con cười dễ dàng hơn và to hơn. Và chúng tạo ra bối rối cho bố mẹ, bởi vì chúng có thể thấy toàn bộ cái vô nghĩa của nó. Và miếng vải che còn chưa được gắn vào. Bố cứ nói với con, "Hãy chân thật, bao giờ cũng chân thật!" Và thế rồi một người gõ cửa, và bố nói, "Ra bảo ông ấy rằng bố không có nhà." Bây giờ đứa trẻ này... người bố không thể thấy điều gì đang xảy ra, nhưng đứa con thì cười to. Nó không thể tin được điều đang xảy ra, buồn cười thế! Và đứa con ra gặp người lạ đang gõ cửa và nó nói, "Bố cháu bảo bố cháu không có nhà." Nó khơi toàn bộ phần tinh tuý từ điều đó ra, nó thích từng mẩu của điều đó.
Chúng ta sống với mảnh vải che mắt. Chúng ta được nuôi dưỡng theo cách chúng ta không thấy cái buồn cười của cuộc sống; bằng không thì nó quả là buồn cười. Đó là lí do tại sao đôi khi ngay cả chẳng có chuyện cười nào, trong điều nhỏ bé... chẳng hạn, tổng thống Ford trượt và ngã trên đất. Sao mọi người đứng quanh đó lại cười vui thế? Họ có thể đã biểu lộ nó, nhưng họ có trận cười vui.
Nghĩ xem... nếu kẻ ăn mày trượt vỏ chuối, chẳng ai bận tâm. Nhưng tổng thống của một nước mà trượt vỏ chuối thì cả thế giới sẽ cười. Tại sao? - bởi vì vỏ chuối mang lại điều phải! Vỏ chuối đó biểu lộ cho vị tổng thống rằng ông ta cũng mang tính người nhiều như kẻ ăn mày vậy. Vỏ chuối không phân biệt chút nào: ăn mày cũng như tổng thống, như thủ tướng, chẳng tạo phân biệt gì - vỏ chuối là vỏ chuối, nó không bận tâm.
Nếu người bình thuờng ngã, bạn sẽ cười chút ít nhưng không nhiều, bởi vì người đó là người thường; người đó chưa bao giờ cố gắng chứng tỏ rằng mình hơn người thật, cho nên không có nhiều tiếng cười. Nhưng nếu một tổng thống trượt vỏ chuối, bỗng nhiên có buồn cười từ việc đó, cái thực tại của điều đó, rằng con người này đang nghĩ rằng mình ở trên đỉnh cả thế giới... bạn đang cố gắng lừa ai? Ngay cả vỏ chuối cũng không bị lừa. Và bạn cười.
Quan sát... bất kì chỗ nào bạn cười, cái buồn cười của cuộc sống đã đi vào qua tấm vải che của bạn, bạn lại là đứa trẻ. Chuyện cười đem bạn trở lại tuổi thơ của mình, hồn nhiên của mình. Trong một khoảnh khắc nó giúp cho tấm vải che tuột khỏi mắt.
Bạn nghe vài chuyện cười...
Một người dân địa phương được phát hiện chết trong một hoàn cảnh bất thường, do đó một bồi thẩm đoàn đã được lập ra và ông chủ tịch bồi thẩm đoàn triệu người phụ nữ có chiếc giường mà người đàn ông này chết tới để làm chứng. Ông chủ tịch bồi thẩm đoàn đảm bảo với cô ta rằng tất cả mọi người hiện diện đều biết lẫn nhau, và rằng cô ấy chỉ phải nói theo đúng lời của mình về điều đã xảy ra.
Người phụ nữ này kể lại rằng cô ấy và người đàn ông kia, bây giờ đã chết rồi, đã gặp nhau trong quán rượu địa phương, và khi 'cơ hội' được gợi ra thì họ đã đi tới nhà cô ấy để uống tiếp. Điều nọ dắt díu điều kia và họ kết thúc trên giường với nhau. Bỗng nhiên cô ấy để ý thấy cái nhìn kì lạ trong mắt anh ta mà cô ấy mô tả cho bồi thẩm đoàn trong những lời này: "Anh ấy tới, tôi nghĩ, nhưng anh ấy đã đi."
Và chuyện thứ hai...
Một người trợ tế già có dịp trọ đêm lại tại một khách sạn, được cho ở trong một phòng ba giường mà hai giường đã có người ngủ rồi. Ngay khi đèn vừa tắt, một trong những người này bắt đầu ngáy to dường như ngăn cản ông trợ tế già không cho ngủ. Tiếng ồn ào cứ tăng lên khi đêm lùi xa, cho tới khi nó trở thành hoàn toàn rùng rợn. Hai hay ba giờ sau nửa đêm người ngáy trở mình trên giường, rền rĩ ghê gớm rồi trở nên im lặng.
Ông trợ tế cứ cho là người đàn ông thứ ba ngủ rồi, nhưng vào lúc đó ông ta nghe thấy ông này than, "Ông ấy chết rồi! Lạy chúa, ông ấy chết rồi."
Và cuối cùng là một câu chuyện rất quí giá - thiền về nó...
Một hôm khi Jesus đi bước qua một làng, ông ấy bắt gặp một đám đông giận dữ đang dồn một phụ nữ vào tường và đang định ném đá và người đó. Giơ tay lên Jesus làm lắng đám đông lại, và thế rồi nói một cách trang nghiêm, "Bây giờ để cho một người không tội lỗi ném hòn đá đầu tiên." Ngay lập tức một quí bà già nhỏ bé nhặt lấy một hòn đá lớn và ném mạnh nó và người phụ nữ này. "Thưa Mẹ," Jesus nói giữa hàm răng nghiến lại, "bà làm tôi giận lắm."
Và câu hỏi cuối cùng:
Osho kính yêu, hiển nhiên là thầy thích mầu da cam, nhưng thế thì sao thầy không mặc áo da cam?
Tôi... thích mầu da cam ư? Lạy trời đừng có chuyện đó! Tôi ghét nó! Đó là lí do tại sao tôi lại buộc các bạn mặc nó - nó là một loại trừng phạt vì chưa được chứng ngộ!

Ads Belove Post