Chương 8. Trong sự tồn tại không có câu hỏi - Osho

Chương 8. Trong sự tồn tại không có câu hỏi - Osho

Price:

Read more

Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 2)
Chương 8. Trong sự tồn tại không có câu hỏi


Câu hỏi thứ nhất:
Như tôi đã nghe từ thầy, toàn thể sự tồn tại là câu trả lời, không phải câu hỏi. Cho nên khi câu trả lời tồn tại, không tồn tại câu hỏi, tại sao câu hỏi tới từ câu trả lời?
Nó không tới từ câu trả lời, nó tới từ bạn, và nó tới từ bạn bởi vì bạn chưa thấy câu trả lời, bạn chưa nghe thấy câu trả lời.
Để biết sự tồn tại bạn phải có tính tồn tại. Bạn không mang tính tồn tại, bạn sống trong ý nghĩ. Bạn sống trong quá khứ, trong tương lai, nhưng không bao giờ ở đây và bây giờ. Và sự tồn tại là ngay ở đây bây giờ. Bạn không ở đây, do đó câu hỏi nảy sinh. Câu hỏi nảy sinh bởi vì bạn không gặp gỡ với sự tồn tại. Bạn nghĩ bạn sống, nhưng bạn không sống; bạn nghĩ bạn yêu, nhưng bạn không yêu - bạn chỉ nghĩ về tình yêu, bạn nghĩ về cuộc sống, bạn nghĩ về sự tồn tại, và chính việc nghĩ đó là câu hỏi, chính việc nghĩ đó là rào chắn. Vứt mọi ý nghĩ và nhìn xem. Bạn sẽ không tìm thấy một câu hỏi nào ở đó, chỉ câu trả lời tồn tại.
Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng tìm kiếm không thực sự vì câu trả lời, tìm kiếm không thực để cho câu hỏi của bạn có thể được trả lời. Không, tìm kiếm chỉ về cách vứt bỏ câu hỏi, cách nhìn cuộc sống và sự tồn tại với tâm trí không hỏi. Đó là nghĩa của shraddha, tin cậy. Đây là chiều sâu nhất của shraddha hay tin cậy: bạn nhìn vào sự tồn tại với tâm trí không hỏi. Bạn đơn giản nhìn. Bạn không có ý tưởng nào về cách nhìn nó, bạn không áp đặt bất kì hình dạng nào lên nó, bạn không có định kiến nào - bạn đơn giản nhìn với đôi mắt trần, tuyệt đối không bị che mờ bởi bất kì ý nghĩ nào, bất kì triết lí nào, bất kì tôn giáo nào. Với đôi mắt như trẻ thơ bạn nhìn vào sự tồn tại và thế rồi bỗng nhiên chỉ có câu trả lời duy nhất. Không có câu hỏi trong sự tồn tại. Câu hỏi tới từ bạn. Và chúng sẽ cứ tới, và bạn có thể cứ tích luỹ nhiều câu trả lời tuỳ thích - những câu trả lời đó sẽ chẳng ích gì. Bạn phải đạt tới câu trả lời duy nhất, và đạt tới câu trả lời duy nhất đó bạn phải vứt bỏ mọi việc hỏi. Khi không có câu hỏi trong tâm trí, tầm nhìn là rõ ràng, bạn có sáng tỏ của cảm nhận; các cánh cửa của cảm nhận sạch sẽ và mở ra, và mọi thứ bỗng nhiên trở nên trong suốt. Bạn có thể đi tới rất sâu. Bất kì chỗ nào bạn nhìn vào, cái nhìn của bạn xuyên thấu vào cốt lõi sâu nhất, và bỗng nhiên ở đó bạn thấy bản thân mình.
Bạn tìm thấy bản thân mình ở mọi nơi. Bạn sẽ thấy bản thân mình trong tảng đá, nếu bạn nhìn sâu, đủ sâu. Thế thì người nhìn, người quan sát, trở thành vật được quan sát, người thấy trở thành cái được thấy, người biết trở thành cái được biết. Nếu bạn nhìn đủ sâu vào trong tảng đá, trong cây cối, hay trong người đàn ông hay người đàn bà, nếu bạn cứ nhìn sâu sắc, cái nhìn đó là vòng tròn. Nó bắt đầu từ bạn, đi qua người khác và quay lại bạn. Mọi thứ đều trong suốt thế. Không cái gì cản trở. Tia sáng đi ra, trở thành vòng tròn, và rơi lại về bạn.
Do đó một trong những câu bí mật vĩ đại nhất của Upanishad: Tat tvamasi swetaketu - 'Ngươi là cái đó', hay 'Cái đó là ngươi'. Vòng tròn là đầy đủ. Bây giờ người sùng kính là một với Thượng đế, bây giờ người tìm kiếm là một với cái được tìm kiếm, bây giờ bản thân người hỏi trở thành câu trả lời.
Trong sự tồn tại không có câu hỏi. Tôi đã sống trong nó đủ lâu tới giờ, và tôi đã không bắt gặp một câu hỏi nào, thậm chí một mảnh của câu hỏi. Người ta đơn giản sống nó.
Thế rồi cuộc sống cái đẹp của riêng của nó. Không hoài nghi nào nảy sinh trong tâm trí, không nghi ngờ nào quanh bạn, không câu hỏi nào tồn tại bên trong bản thể bạn - bạn là không phân chia, toàn thể.
Câu hỏi thứ hai:
Lão Tử và thầy cứ nói, 'là người bình thường.' Tuy nhiên thầy dường như là phi thường thế - dáng vẻ của thầy, phong cách sống của thầy. Có nhiều khác biệt giữa thầy và người đã chứng ngộ bình thường không?
Chẳng có khác biệt gì cả - và bất kì cái gì với bạn dường như phi thường, đấy là vì bạn không hiểu bình thường là gì.
Bởi vì bạn chưa bao giờ sống cái bình thường, bản thân cái bình thường đã trở thành phi thường với bạn. Bạn thấy cái gì là phi thường trong tôi? Tôi sống một trong những cuộc sống bình thường nhất. Khi đói tôi ăn, khi buồn ngủ tôi ngủ. Tôi chả thực hành cái gì. Tôi thậm chí không làm gì cả. Bất kì cái gì xảy ra, cứ xảy ra - tôi đi cùng nó, nổi cùng dòng sông. Nhưng với bạn điều đó có vẻ phi thường, bởi vì bạn không biết hương vị của cái bình thường. Một khi bạn biết hương vị đó, thế thì bạn sẽ hiểu.
Mọi người đều theo đuổi cái phi thường. Đó là tìm kiếm của bản ngã: là ai đó đặc biệt, là ai đó duy nhất, vô song. Và đây là điều ngược đời: bạn càng cố là ngoại lệ, bạn càng có vẻ bình thường, bởi vì mọi người đều theo đuổi cái phi thường. Nó là ham muốn bình thường thế. Nếu bạn trở thành bình thường, chính việc tìm kiếm để bình thường lại là phi thường, bởi vì hiếm khi ai đó muốn chỉ là không ai cả, hiếm khi ai đó muốn chỉ là không gian hổng hoác, trống rỗng.
Đây thực sự là phi thường theo cách nào đó, bởi vì không ai muốn điều đó cả. Và khi bạn trở thành bình thường bạn trở thành phi thường, và, tất nhiên, bỗng nhiên bạn khám phá ra rằng không tìm kiếm bạn đã trở thành duy nhất.
Thực tế, mọi người đều duy nhất. Nếu bạn có hể dừng việc chạy đuổi thưởng xuyên theo các mục đích cho dù một khoảnh khắc thôi, bạn sẽ nhận ra rằng bạn là duy nhất. Điều đó không phải là cái gì được khám phá ra, nó đã có đó rồi. Nó đã là hoàn cảnh rồi: hiện hữu là duy nhất. Không có cách khác của hiện hữu. Mọi chiếc lá trên cây đều duy nhất, mọi hòn sỏi trên bãi biển đều duy nhất, không có cách khác của hiện hữu. Bạn không thể tìm được một hòn sỏi tương tự ở bất kì đâu trên toàn trái đất.
Hai vật tương tự không tồn tại chút nào, cho nên không cần là ai đó. Bạn chỉ là bản thân mình, và bỗng nhiên bạn là duy nhất, vô song. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng đây là ngược đời: người tìm thì thất bại, còn người không bận tâm, đột nhiên đạt tới.
Nhưng đừng bị lẫn lộn trong lời. Để tôi nhắc lại: ham muốn là phi thương là rất bình thường, bởi vì mọi người đều có điều đó; và có hiểu biết là bình thường lại rất phi thường, bởi vì hiếm khi điều đó xảy ra - một Phật, một Lão Tử, một Jesus có nó. Cố là duy nhất là tâm trí của mọi người; và tất cả những người này đều thất bại và thất bại hoàn toàn.
Làm sao bạn có thể duy nhất hơn bạn đã thế rồi? Tính duy nhất đã có đó, bạn phải khám phá ra nó. Bạn phải phơi nó ra cho sự tồn tại, có vậy thôi. Tính duy nhất này không phải được trau dồi. Nó là kho báu của bạn. Bạn đã từng mang nó mãi mãi rồi. Nó chính là bản thể của bạn, chính cốt lõi bản thể của bạn. Bạn chỉ phải nhắm mắt lại và nhìn bản thân mình; bạn chỉ phải dừng lại một chút và nghỉ và nhìn.
Nhưng bạn đang chạy nhanh thế, bạn đang trong vội vàng để đạt tới nó lớn tới mức bạn sẽ bỏ lỡ nó.
Một trong các đại đệ tử của Lão Tử, Liệt Tử, kể rằng có lần một kẻ ngốc đi kiếm lửa với chiếc nến cầm trong tay. Liệt Tử nói: Giá mà anh ta biết lửa là gì, anh ta đã có thể nấu cơm ngay được rồi. Anh ta vẫn còn đói cả đêm bởi vì anh ta đi kiếm lửa mà không tìm được nó - và anh ta có cây nến cầm trong tay mình, bởi vì làm sao bạn có thể tìm trong bóng tối mà không có nến?
Bạn đang tìm tính duy nhất và bạn có nó trong mình mình rồi; nếu bạn hiểu bạn có thể nấu cơm được ngay rồi. Tôi đã nấu cơm của tôi và tôi biết. Bạn đói một cách không cần thiết - gạo có đó, nến có đó, nến là lửa. Không cần cầm nến đi tìm. Nếu bạn cầm nến trong tay và bạn cứ tìm khắp thế giới, bạn sẽ không thấy lửa bởi vì bạn không hiểu lửa là gì. Bằng không bạn sẽ hiểu bởi vì nến ở ngay trước bạn, bạn đang mang nó trong tay mình.
Điều đó đôi khi xảy ra cho người đeo kính. Điều xảy ra là họ đang đeo kính và họ lại đi tìm kính. Họ có thể đang vội, và khi họ đang vội, họ tìm mọi nơi - họ hoàn toàn quên mất rằng họ đang đeo kính. Người ta có thể lâm vào hoảng hốt. Bạn có thể đã có kinh nghiệm nào đó giống như thế này trong đời mình - bởi vì chính việc tìm kiếm bạn trở nên hoảng hốt và lo lắng và rối loại tới mức cái nhìn của bạn không còn rõ ràng, và cái gì đó ở ngay trước bạn, bạn không thể thấy được.
Đây là hoàn cảnh đó. Bạn không cần tìm tính duy nhất, bạn đã là duy nhất rồi. Không có cách nào làm cho một thứ duy nhất hơn. Từ 'duy nhất hơn' là ngớ ngẩn. Duy nhất là đủ. Không tồn tại cái gì như 'duy nhất hơn'. Nó cũng giống như từ 'vòng tròn'. Vòng tròn tồn tại. Không có gì tồn tại như một thứ tròn hơn. Điều đó là ngớ ngẩn. Vòng tròn bao giờ cũng hoàn hảo, nhiều hơn là không cần. Không có mức độ của tròn - vòng tròn là vòng tròn, ít hơn và nhiều hơn đều vô dụng.
Tính duy nhất là duy nhất, ít hơn và nhiều hơn không áp dụng cho nó. Bạn đã duy nhất rồi. Người ta nhận ra điều này chỉ khi người ta sẵn sàng trở thành bình thường, đây là điều ngược đời. Nhưng nếu bạn hiểu, không có vấn đề về nó, điều ngược đời có đó, và đẹp, và không có vấn đề gì. Điều ngược đời không phải là vấn đề. Nó có vẻ là vấn đề nếu bạn không hiểu; nếu bạn hiểu, nó là đẹp, là bí ẩn.
Trở thành bình thường, và bạn sẽ trở thành phi thường; cố trở thành phi thường và bạn sẽ vẫn còn bình thường.
Câu hỏi thứ ba:
Sau hai năm cùng thầy tôi dường như đã trở thành kẻ ngốc. Tôi không biết tôi đi đâu hay tôi muốn gì hay thậm chí tôi thích gì. Tôi thấy trạng thái này rất đau đớn. Và trong tất cả những đau khổ này tôi cảm thấy rằng tôi đang trưởng thành ra bên ngoài, thay vì gần thầy hơn.
Đây chính xác là điều tôi muốn đấy. Bạn nên là kẻ ngốc. Đó là biểu diễn vĩ đại nhất bạn có thể biểu diễn. Đó là đỉnh, cực đỉnh mà thông minh có thể đạt tới.
Đây là toàn thể nỗ lực: bạn nên là người dốt nát, bạn nên vứt bỏ mọi tri thức, mọi niềm tin, mọi rác rưởi tới từ những lời, lí thuyết, học thuyết tích luỹ lại. Chúng cho bạn cảm giác sức mạnh và cảm giác rằng bạn là ai đó và cảm giác về thông minh. Khi bạn thôi mang gánh nặng kinh sách, học thuyết, giáo điều, bỗng nhiên bạn nhận ra rằng bạn là kẻ ngốc, bởi vì bây giờ bản ngã không còn mảnh đất vững chắc, nó run rẩy. Thực tế tôi đang cố lấy đi mảnh đất dưới chân bạn. Khoảnh khắc sẽ tới khi bạn sẽ nhận ra rằng bạn là kẻ ngốc - đó là khoảnh khắc đẹp, nếu bạn hiểu.
Bạn có thể bỏ lỡ nó. Có nhiều khả năng bỏ lỡ nó. Thế thì bạn có thể rơi lại vào tri thức của mình lần nữa, và níu bám lấy nó. Nếu bạn hiểu nó, ngay lập tức có biến đổi bởi vì dốt nát nghĩa là lau sạch. Bây giờ tấm bảng của bạn được lau sạch, không cái gì được viết lên nó. Bây giờ tâm trí bạn trống rỗng, hổng hoác, không cái gì chất đầy nó. Bây giờ không có đồ đạc trong tâm trí, bây giờ nhà có không gian. Nhiều chỗ là có thể trong không gian này nhưng khoảnh khắc bạn gọi nó là ngốc, hay bạn tự nói với mình, 'Tôi cảm thấy như kẻ ngốc,' bạn đã kết án nó rồi.
Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ bắt gặp câu nói của Lão Tử: Trong thiên hạ chỉ ta là ngu. Mọi người đều dường như khôn thế, mọi người đều biết người đó đi đâu, người đó tới từ đâu, chỉ mỗi ta dường như ngẩn ngơ. Mọi người dường như thông minh thế, chỉ mỗi ta dường như đần độn. Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ bắt gặp câu nói đó.
Cho nên cố hiểu trạng thái này; trạng thái này là bước chuyển lớn. Từ rác rưởi mà bạn có thể gọi là tri thức bạn bây giờ đang đi vào thế giới của hiện hữu và sự tồn tại. Ở thời kì trung gian, khoảng giữa, bạn sẽ cảm thấy như kẻ ngốc. Cảm và tận hưởng nó đi. Đừng bị rối loạn. Cái gì sai trong việc là kẻ ngốc?
Bản ngã khổ. Đó là lí do tại sao bạn cảm thấy đau. Tôi không biết tôi đi đâu hay tôi muốn gì hay thậm chí tôi thích gì. Tuyệt vời! Điều đó nghĩa là không có đâu mà đi. Bạn chỉ có thể ở đây và bây giờ. Mục đích đã biến mất, bây giờ bạn không cảm thấy chắc chắn bạn đi đâu. Hoàn toàn hay. Khi mục đích biến mất bạn không thể đi bất kì đâu được, bạn chỉ có thể ở đây - và ở đây bây giờ là mục đích. Bạn cảm thấy trạng thái này là rất đau đớn bởi vì bản ngã phải chết. Bản ngã muốn là người thông thái, không là kẻ dốt nát; bản ngã muốn níu bám đơn thuần vào lời mà không có nội dung nào trong chúng, bởi vì dẫu sao lời cho bạn cảm giác rằng bạn biết cái gì đó và bạn biết bạn đang đi đâu. Bạn sẽ cảm thấy đau nếu bạn bị bản ngã thuyết phục. Nếu bạn không bị bản ngã thuyết phục bạn sẽ hạnh phúc và bạn sẽ mở hội. Bạn sẽ hạnh phúc rằng bạn đã đạt tới cái gì đó xứng đáng.
Đừng tạo ra khổ cho bản thân mình. Cố nhìn vào dốt nát này với tầm nhìn hoàn toàn khác. Đó là điều tôi đang cố truyền đạt cho bạn - tầm nhìn để nhìn vào mọi thứ theo cách khác toàn bộ. Dốt nát là sạch sẽ, còn sạch hơn bất kì tri thức nào; dốt nát là im lặng, còn im lặng hơn bất kì tri thức nào. Tri thức bao giờ cũng ồn ào, tri thức là bãi chợ; dốt nát là cái hang ở đâu đó sâu trong rặng Himalaya.
Tri thức là ốm yếu, dốt nát là mạnh khoẻ. Tri thức là ốm yếu bởi vì bản ngã - bản ngã là bệnh lớn nhất. Bạn không thể nuôi dưỡng bản ngã được nếu bạn không níu bám vào tri thức. Nếu bạn níu bám, bạn có thể cảm thấy rằng bạn là ai đó - rằng bạn biết cái gì đó, rằng bạn không là người dốt nát; bạn có thể so sánh bản thân mình với người khác - rằng bạn biết nhiều hơn, rằng mọi người khác đều dốt nát, ngu xuẩn, nhưng bạn rất thông minh, bạn có bằng cấp từ các đại học. Và bạn trưng chúng lên trong phòng khách của mình, bạn đóng khung chúng, bạn đem nó tới sự chú ý của mọi người rằng bạn không là người thường đâu; bạn rất có văn hoá và có trau dồi, thông thái. Bạn cứ khoe tri thức của mình ở mọi nơi. Bất kì chỗ nào bạn có thể có cơ hội, thậm chí hơi chút cơ hội thôi, bạn nhảy vào và bạn bắt đầu khoe khoang tri thức của mình, phần mềm của mình. Bạn bắt đầu tranh cãi; bạn bắt đầu tự chứng minh mình đúng. Toàn thể nỗ lực này đều mang tính bản ngã.
Dốt nát là lành mạnh; dốt nát là hồn nhiên, hồn nhiên như trẻ con, đứa bé mới sinh. Dốt nát chưa bao giờ tinh ranh, tri thức bao giờ cũng tinh ranh. Khi bạn có tri thức bạn gọi nó là tài giỏi; khi ai đó khác có nó bạn gọi nó là tinh ranh - nhưng tài giỏi và tinh ranh đều là một.
Tri thức có thể đánh lừa người khác. Nó là tội lỗi. Dốt nát không thể lừa được người nào - nhiều nhất nó có thể bị mọi người khác lừa. Dốt nát không bao giờ là tội lỗi. Tri thức là tích cực, hung hăng, nam tính; dốt nát là không tích cực, thụ động, nữ tính. Dốt nát là cảm nhận, bụng mẹ; tri thức không bao giờ cảm nhận, nó bao giờ cũng bác bỏ. Bạn có thấy những người thông thái không? Rất khó cho họ nói có, rất dễ để nói không. Không bao giờ cũng sẵn sàng trên môi họ. Không cho họ quyền lực, cảm giác quyền lực, rằng họ có thể tranh cãi và họ có thể phá huỷ.
Tri thức không biết cách nói có, và nó bỏ lỡ nhiều, bỏ lỡ tất. Bởi vì sự tồn tại được biết tới chỉ bởi người đã cho cái có toàn bộ cho nó, người đã kí séc khống và trao nó cho sự tồn tại. Chỉ trong tin cậy đó mọi điều huyền bí mới được khải lộ. Bạn trở thành thân thiết. Dốt nát là kì diệu.
Cho nên là kẻ ngốc, và là một toàn bộ. Đừng ngần ngại, Thế thì sẽ không có đau, không có khổ. Khổ và đau không tới từ dốt nát, nó tới từ bản ngã đang chết.
Điều cũng rất, rất quan trọng là phần thứ hai của câu hỏi này nên được hiểu: Tôi thấy trạng thái này rất đau đớn. Và trong tất cả những đau khổ này tôi cảm thấy rằng tôi đang trưởng thành ra bên ngoài, thay vì gần thầy hơn.
Vâng, điều đó xảy ra. Khi bạn tới gần tôi hơn lần đầu tiên đó là qua bản ngã mà bạn tới gần vì bạn không biết gì khác. Bạn tới như một bản ngã. Tính gần gũi là giả tạo. Làm sao bản ngã có thể gần gũi được? Nó chỉ có thể giả vờ rằng nó là gần gũi, nó không bao giờ có thể gần gũi được. Làm sao bản ngã có thể thân thiết được? Nó bao giờ cũng trong xung đột, nó chỉ có thể lừa dối, nó không thể thân thiết và gần gũi thực được. Gần gũi nghĩa là bản ngã phải biến mất, chỉ thế thì bạn mới có thể tới gần được. Nếu bạn bị bao quanh bởi bản ngã, được bọc sắt bởi nó, làm sao bạn có thể tới gần tôi được? Không thể được. Bản ngã cho bạn cảm giác rằng bạn đang tới gần bởi vì điều đó nữa cũng trở thành thức ăn cho bản ngã. Bây giờ bạn ở gần Osho.
Bây giờ bạn ở gần thầy bạn. Bao giờ cũng có so sánh trong nó - gần hơn người khác. Đấy không phải là gần thực đâu, đấy là trò chơi cũ của bản ngã thôi. Nó tiếp tục quanh tôi - mọi người cứ nghĩ: Ai gần hơn?
Mọi người thậm chí còn lo nghĩ ai sẽ là người kế tục tôi. Ngu xuẩn làm sao! Tôi đang ở đây. Bạn không thể thân thiết với tôi và bạn lo nghĩ về ai sẽ là người kế tục của tôi. Những người lo nghĩ về nó phải giận dữ sâu bên dưới một cách vô ý thức - họ phải là người kế tục tôi. Họ đang cố sắp đặt rằng họ là người gần nhất. Nhưng gần gũi không cần xác nhận, và gần gũi không cần biện minh. Nó đơn giản có đó trong cái đẹp trần trụi toàn bộ của nó. Không có nhu cầu cho nó để được nói ra.
Khi bạn lại gần tôi lần đầu tiên, đó là bản ngã tới gần hơn và cho bạn cảm giác về thân cận; còn khi bản ngã bắt đầu bị vứt bỏ, tan biến, đột nhiên bạn thấy, lần đầu tiên thực tại về bạn ở xa tôi thế nào.
Nhưng đừng lo nghĩ. Gần gũi qua bản ngã không phải là gần gũi còn thậm chí khoảng cách lớn với vô ngã lại là gần gũi. Để bản ngã chết đi. Thế thì bạn sẽ hiểu gần gũi thực. Gần gũi thực không phải là việc so sánh. Bạn đơn giản cảm thấy đích xác cùng tôi, cứ dường như bạn thậm chí không gần. Nhưng để bản ngã chết đi hoàn toàn đã. Nó vẫn còn sống đấy - nó có thể trên giường chết, nhưng nó chưa chết. Đừng cho nó bình ô xi, và đừng cảm thấy thương hại nó. Cứ để nó chết. Giúp nó chết, bởi vì đó là bệnh tật của bạn. Cho dù nó có đau đớn, cứ để nó vậy, bởi vì không việc tái sinh nào là có thể mà không đau. Nếu nó đau, hân hoan rằng khoảnh khắc đau đớn đã tới với bạn, bởi vì chỉ qua đau đớn mà người ta mới đạt tới ân huệ, tới phúc lành.
Câu hỏi thứ tư:
Tôi thường có cảm giác là thầy không chăm nom tới chúng tôi, không theo cách tôi đã biết về chăm nom trong quá khứ. Vị phật chăm nom thế nào?
Bạn sẽ phải trở thành một Phật, bằng không thì không có cách nào để biết về điều đó.
Vị Phật chăm nom theo cách khác toàn bộ. Chăm nom của ông ấy không phải là lo nghĩ. Khi bạn chăm nom ai đó, bạn lo nghĩ về người đó - vị Phật không thể lo nghĩ được, điều đó phải được nhớ. Khi bạn chăm nom ai đó, bạn căng thẳng, lo âu, trong lo lắng. Vị Phật không thể lo âu được cho nên vị Phật không thể chăm nom theo cách của bạn được. Khi Phật chăm nom.... Nói ông ấy chăm nom là sai bởi vì ông ấy là việc chăm nom, ông ấy đang chăm nom. Nói rằng ông ấy chăm nom là không tốt bởi vì điều đó cho cảm giác rằng đôi khi ông ấy không chăm nom. Không, chăm nom không phải là hành động cho vị Phật, nó là bản thể của ông ấy. Nó là toàn thể cách thức của ông ấy: ông ấy là việc chăm nom. Khi ông ấy là việc chăm nom, điều tự nhiên cho ông ấy là ông ấy chăm nom và yêu. Điều đó không tạo ra căng thẳng và lo âu nào trong ông ấy.
Nó tạo ra căng thẳng và lo âu trong bạn bởi vì nó không tự nhiên cho bạn. Điểm đó phải được hiểu - nó là cái gì đó phi tự nhiên. Khi bạn yêu, khi bạn chăm nom, nó là cái gì đó phi tự nhiên cho bạn. Ghét dường như dễ dàng hơn, tự nhiên hơn; giận dường như dễ dàng hơn từ bi. Không chăm nom dường như là tự nhiên hơn và dễ hơn cho bạn so với chăm nom. Cho nên bất kì khi nào bạn chăm nom, nó tạo ra căng thẳng. Điều đó là điều phi tự nhiên - bạn giả vờ là vị Phật. Giả vờ đó tạo ra căng thẳng, và chăm nom của bạn trở thành độc hại. Nếu bạn chăm nom với căng thẳng và lo âu, lo âu và căng thẳng của bạn cũng sẽ đi vào trong chăm nom của bạn, và bạn sẽ ép buộc người khác, có chủ ý hay không chủ ý, trực tiếp hay gián tiếp, để cảm thấy bị mang ơn bạn. Bạn đã làm một việc lớn, bạn đã là một kẻ tử vì đạo - bạn sẽ ba hoa về điều đó, và bạn muốn người khác cảm thấy và bày tỏ và nói rằng người đó rất, rất biết ơn bạn nhiều lắm.
Đây là trò chơi bản ngã. Và nhớ lấy, nếu đây là cách bạn chăm nom, người khác có thể biểu lộ rằng người đó biết ơn nhưng sâu bên dưới người đó sẽ không bao giờ tha thứ cho bạn, không bao giờ. Người đó sẽ không bao giờ tha thứ cho bạn, và bạn đã chăm nom và bạn đã yêu và bạn đã có ích thế, và bạn đã phục vụ người đó - nhưng người đó sẽ không bao giờ tha thứ cho bạn. Thực tế, một ngày nào đó, nếu cơ hội nảy sinh, người đó sẽ muốn trả thù. Điều đó không phải là chăm nom thuần khiết, nó là độc hại. Tình yêu của bạn có cái gì đó của ghét trong nó, thông cảm của bạn có cái gì đó đối kháng trong nó, chăm nom của bạn có cái gì đó dửng dưng trong nó.
Thật khó để bạn hiểu cách vị Phật chăm nom; nó không theo cách thức của bạn, không chút nào. Nếu đó là chăm nom duy nhất bạn biết, thế thì vị Phật không chăm nom. Nhưng tôi bảo bạn ông ấy chăm nom, và ông ấy chăm nom nhiều tới mức nó không còn là hoạt động nữa, nó là bản thể ông ấy. Nó cũng giống như hương thơm của hoa. Thực tế, nếu bạn không có đó và vị phật đang ngồi một mình, thì thế nữa ông ấy vẫn đang chăm nom. Nó cũng giống như việc thở với ông ấy. Không phải là ông ấy chăm nom cho bạn...ông ấy chăm nom. Đó là vấn đề. Bạn sẽ thích ông ấy chăm nom cho bạn. Thế thì bản ngã được đáp ứng. Nếu ông ấy đơn giản chăm nom, và chăm nom cho mọi người, và việc chăm nom là bản tính của ông ấy - ông ấy chăm nom về đá và về cây và về bạn nữa - thế thì bạn không phải là cái gì đó đặc biệt. Và bản ngã bao giờ cũng khao khát là đặc biệt. Nếu khao khát đó có đó bạn sẽ không có khả năng thấy chăm nom của vị Phật.
Với ông ấy sự tồn tại là một; với ông ấy tính cá nhân đã tan biến. Bạn không tồn tại như hòn đảo. Lục địa tâm thức toàn thể tồn tại; bạn chỉ là một phần.
Ông ấy chăm nom, nhưng ông ấy không chăm nom cho ai đó đặc biệt, cho dù thỉnh thoảng có thể dường như là ông ấy có làm điều đó. Điều đó lại sẽ là thái độ sai về phần bạn. Thỉnh thoảng chuyện xảy ra là một người nhiều cảm nhận hơn về chăm nom của ông ấy nhận được nhiều hơn. Không phải là ông ấy chăm nom nhiều hơn, mà là người cởi mở hơn với việc chăm nom và tình yêu của ông ấy, thì nhận được nhiều hơn. Người bị đóng không nhận được chút nào và thế thì người bị đóng sẽ đổ trách nhiệm lên Phật. Người đó sẽ nói rằng ông ấy đang chăm nom nhiều cho A và không chăm nom gì cho tôi chút nào. Bạn không bao giờ thấy tính gần gũi riêng của bạn.
Vị Phật giống như lời mời để mở: ông ấy không gửi lời mời tới bất kì ai, nó là lời mời mở cho tất cả, cho mọi người. Ông ấy giống như dòng sông chảy - bất kì ai khát đều có thể tới và chia sẻ.
Nhưng dòng sông không thể nhảy vào mồm bạn được. Bạn sẽ phải cúi mình xuống, rót đầy tay mình bằng nước, và thế thì nó có thể thoả mãn cho bạn, nó có thể làm dịu cơn khát của bạn. Nhưng tất nhiên điều đó sẽ tuỳ thuộc vào bạn, bao nhiêu nước bạn có thể lấy được từ dòng sông. Dòng sông không cho bất kì ai nhiều hơn hay ít hơn, dòng sông đơn giản là việc cho, việc chia sẻ. Nếu bạn đóng, đối kháng với dòng sông, nếu bạn hoài nghi, nghi ngại, nếu bạn đứng trên bờ và bạn không cúi mình, bạn không thảnh thơi, bạn không buông xuôi với dòng sông, bạn cứ đứng đó - bạn sẽ vẫn còn khát. Những người sẵn sàng buông xuôi, cơn khát của họ sẽ được dịu đi.
Cho nên điều đó là tuỳ bạn. Khi tôi nói Phật chăm sóc cho mọi người, thực tế với ông ấy không ai tồn tại cả; chỉ có một tâm thức, một tâm thức đại dương. Dầu vậy, vài người được phúc lành nhiều, vài người được phúc lành ít, và vài người không được phúc lành chút nào. Đó là vì bạn, không phải vì vị Phật.
Bạn sẽ có khả năng hiểu toàn thể hiện tượng này khi cái gì đó, một tia sáng của Phật tính, đi vào trong bản thể bạn. Chỉ thế thì bạn mới có khả năng hiểu ngôn ngữ này. Toàn thể hiện tượng này mang sự khác biệt về chất với tất cả những điều bạn biết tới mức mọi lời chúng ta dùng bằng cách nào đó là không đủ.
Câu hỏi thứ năm:
Tôi thường có cảm giác là tay thầy đang nói với chúng tôi, và chúng tạo nên vòng cung nói cái gì đó khác với lời của thầy. Thầy đang chỉ trăng đấy à?
Bạn đã bắt đúng tôi rồi - và bắt quả tang. Cố hiểu nó đi. Không chỉ bằng tay tôi đâu, bằng mọi cử chỉ tôi đều đang nói cái gì đó, nếu bạn có thể giải đoán nó và giải mã nó. Khi tôi đang nói, tôi nói cái gì đó, khi tôi không nói gì, thế nữa tôi đang nói cái gì đó. Khi tay tôi đang chuyển động, tôi nói cái gì đó, khi chúng không chuyển động thế nữa tôi cũng đang nói cái gì đó.
Bạn sẽ cần ngày một tỉnh táo hơn để cho bạn có thể nghe tôi như một toàn thể.
Câu hỏi thứ sáu:
Khi thầy nhìn chúng tôi thầy đích xác thấy cái gì?
Câu hỏi này là từ Pratima. Tôi thấy tầng thứ nhất, Pratima đấy mà không thực - giả vờ, nỗ lực phô ra cái gì đó mà không có đó.
Thế rồi ở tầng thứ hai tôi thấy Pratima khác, đang có đó, nhưng tầng thứ nhất cố che giấu, kìm nén, đẩy vào trong bóng tối.
Thế rồi tôi thấy tầng thứ ba, cái vô ý thức tới mức hai tầng đầu hoàn toàn quên lãng nó.
Tầng thứ nhất là ý thức, tầng thứ hai là tiềm thức, tầng thứ ba là vô ý thức - bạn không nhận biết về nó. Thỉnh thoảng tầng thứ ba tới trong mơ của bạn và nói với bạn và cố truyền đạt thông điệp nào đó mà vào buổi sáng bạn hoặc quên hoàn toàn hoặc bạn nhớ các mảnh mẩu chẳng có nghĩa gì. Hay bạn đi tới một Freud hay một Jung hay một Adler để diễn giải, điều sẽ là giả tạo bởi vì không ai khác có thể diễn giải vô thức của bạn được vì nó là loại chữ viết cá nhân. Họ có thể đã khái quát hoá các ý tưởng về nó nhưng chúng sẽ chẳng ích gì mấy đâu. Đó là lí do tại sao nhà tâm lí và mọi nhà phân tâm đều có cách giải mã nó riêng của mình - và họ tất cả đều đúng. Không ai có thể bị chứng minh là sai.
Chỉ bạn mới có thể giải đoán được nó thực sự: nó là vô thức của bạn đang nói với bạn, nó mang tính cá nhân như dấu vân tay của bạn. Không ai khác có thể làm việc đó cho bạn được. Không cần các nhà diễn giải đâu, cần nhiều nhận biết hơn, cần nhiều lưu tâm hơn.
Và thế rồi tôi thấy cốt lõi bên trong nhất, chỗ sâu nhất, nơi không Pratima nào tồn tại - cái trống rỗng, bản thể như vô bản thể.
Khi tôi nhìn vào bạn tôi thấy tất cả những điều này, và bạn cũng trở nên tỉnh táo và thấy tất cả những điều này.
Trở nên tỉnh táo về Pratima thứ nhất.... Từ Pratima là hay. Nó nghĩa là hình ảnh. Trở nên nhận biết về hình ảnh đầu tiên, cái là giả, vẻ ngoài, vật trưng bầy cho thế giới bên ngoài, tủ bầy hàng. Bạn biết nó. Nó không thực.
Trở nên nhận biết. Tôi không nói bạn phải vứt bỏ hình ảnh này ngay lập tức, bởi vì cái không thực có thể bị vứt bỏ chỉ khi bạn đã trở nên đủ chín chắn để vứt bỏ chúng - bằng không thì chúng vẫn được cần tới. Tôi không nói bạn phải vứt bỏ chúng một cách đột ngột. Bạn không thể làm được. Nếu bạn làm, nó sẽ là tự tử. Để chúng đó, nhưng bạn trở nên nhận biết và tỉnh táo rằng chúng là giả. Khi bạn nói với ai đó, cứ xem khi nào khuôn mặt bạn trở thành giả; khi nào bạn mỉm cười và không có nụ cười bên trong; khi nào bạn tỏ ra là bạn chăm chú nghe và bạn hoàn toàn không nghe; khi nào bạn biểu lộ rằng bạn thông cảm nhưng thậm chí không một mảy may thông cảm nào thoáng qua con người bạn. Nhận biết về tầng đầu tiên này đi. Đây là tất cả mọi điều mà mọi người biết lẫn nhau.
Thế rồi tầng thứ hai, tầng bạn đang kìm nén, liên tục áp đặt cách thức của nó bật lên. Nó muốn bật ra, nó là một phần của bạn - và nó còn đúng hơn tầng thứ nhất. Tầng thứ nhất mang tính xã hội, tầng thứ hai mang tính tự nhiên, chân thực hơn tầng thứ nhất.
Tôi không nói bạn phải cho phép nó tự do hoàn toàn - bạn sẽ phát điên hay bạn sẽ trở thành tội phạm và bạn sẽ bị bắt và bị tống vào tù. Đầu tiên trở nên nhận biết về nó đã. Thế thì khi bạn trở nên đủ chín chắn bạn có thể dần dần cho nó nhiều tự do hơn, và tự do đó sẽ không dẫn bạn tới hỗn loạn. Thế thì dần dần, khi bạn đã trở nên nhận biết về hai tầng đầu, ý thức của bạn sẽ đủ mãnh liệt để xuyên thấu vào tầng thứ ba, tầng vô thức.
Xuyên thấu vào tầng thứ ba là rất khó bởi vì nó bao gồm tất cả những kiếp quá khứ của bạn, tất cả hàng triệu kiếp quá khứ bạn đã sống qua. Bạn đã sống như tảng đá, thế rồi tan biến và trở thành thực vật; bạn đã sống như cây, thế rồi chết đi và trở thành con vật; bạn đã sống như con vật, thế rồi chết đi và trở thành người - hàng triệu kiếp. Người Hindu nói rằng mọi người đều đã trải qua tám trăm bốn mươi triệu kiếp sống tất cả. Tầng thứ ba bao gồm tất cả các kiếp sống này, toàn thể hiệu ứng tích luỹ - mọi sanskaras, mọi ước định, mọi nghiệp.
Khi bạn đã giải quyết xong với hai tầng đầu và bạn đã trở nên nhận biết, không chỉ nhận biết, mà làm chủ chúng, bây giờ chúng không còn là người chủ của bạn mà là người hầu - là người hầu chúng là đẹp, chúng có nhiều tiện dụng, nhưng là người chủ chúng là nguy hiểm - thế thì ý thức của bạn có thể xuyên thấu vào tầng thứ ba. Tầng thứ ba là cuộc tranh đấu thực, và không có việc đi qua được tầng thứ ba này, đi qua nó, người ta không bao giờ có thể đạt tới cốt lõi bên trong nhất, cái chính là bạn trong thực tại.
Nhưng tôi thấy cả bốn tầng đó bên trong bạn. Đó là lí do tại sao đôi khi tôi gọi bạn là kẻ ngu - khi tôi nói với tầng thứ nhất của bạn, và đôi khi tôi gọi bạn là chư Phật - khi tôi đang nói với tầng thứ tư của bạn, cái không phải là tầng thực sự mà là mảnh đất của bản thể bạn.
Câu hỏi thứ bẩy:
Thầy nói mèo nhận biết như vị phật. Nhưng sao mèo không sẵn lòng thuyết giảng mọi sáng như thầy?
Mèo bao giờ cũng sẵn lòng - nhưng bạn phải sẵn sàng là chuột. Mèo có thể nói chỉ với chuột thôi. Trở thành chuột, và mèo sẽ chuyển giao cho bài nói. Chúng bao giờ cũng sẽ làm, nhưng toàn thể vấn đề là việc cảm nhận của bạn ở mức đó. Cây đang nói: trở thành cây và bạn hiểu. Chim đang nói: trở thành chim và bạn hiểu. Và bạn không thể hiểu được tôi nếu bạn không trở thành vị phật.
Tôi đang chuyển giao bài nói nhưng đừng bị lừa bởi điều đó, đừng nghĩ rằng bạn cũng hiểu nó. Tôi đang nói - điều đó là chắc chắn. Nhưng bạn có nghe tôi không? Điều đó không chắc chắn thế. Bạn có vẻ như nghe tôi, nhưng điều đó ít nhiều là bề ngoài. Thỉnh thoảng tôi nói một giờ rưỡi, nhưng hiếm khi bạn nghe - thỉnh thoảng trong một hay hai hay ba giây, thế rồi bạn lại vào giấc ngủ say. Lời cứ rơi vào tai bạn.
Bạn dường như nghe nhưng việc nghe chẳng hữu dụng gì nếu bạn không hiểu. Nghe không phải là nghe nếu bạn không hiểu nó. Nếu bạn không được biến đổi qua nó, nghe phỏng có ích gì? Máy ghi âm cứ nghe tôi và ghi lại tốt hơn bạn có thể ghi, nhưng máy ghi âm không định trở thành vị phật.
Chỉ bởi nghe tôi bạn sẽ không trở thành chư phật đâu. Việc nghe phải xuyên thấu. Nó phải toàn bộ tới mức khi bạn đang nghe bạn hoàn toàn bị tan biến đi trong nó. Thế thì mọi lời đi vào chính cốt lõi của bạn, đập sâu bên dưới bạn, xuyên thấu bạn. Hiểu biết nảy sinh qua việc xuyên thấu đó - nó không bằng lời.
Câu hỏi cuối cùng:
Đây là một số lời kinh của Werner Erhard từ cuốn 'sách về dối trá' của ông ấy. Thầy có thể bình luận về một hay một số câu trong những điều này không?
Kinh này hay.
Lời kinh thứ nhất:
Chân lí dường như không ngụ ý cái gì.
Nó chỉ hiện hữu.
Nó giống như hoa. Nó không ngụ ý cái gì cả. Đoá hoa ngụ ý cái gì? Nó chỉ hiện hữu.
Nghĩa là cái gì đó của tâm trí, nghĩa là cái gì đó bị tâm trí sáp đặt. Chân lí không phải là cái gì đó của tâm trí. Khi tâm trí không còn nữa, chân lí hiện hữu. Cho nên làm sao chân lí có thể ngụ ý cái gì được? Nó chỉ là hiện hữu.
Nếu ông kinh nghiệm nó, nó là chân lí.
Cùng điều đó được tin là dối trá.
Vâng, tuyệt đối đúng. Nếu bạn kinh nghiệm nó, chỉ thế thì nó mới là chân lí, bởi vì chân lí là việc kinh nghiệm, nó không phải là việc tin. Niềm tin nghĩa là bạn không biết, bạn có tri thức vay mượn. Bạn biết cái gì đó về nó nhưng không biết nó. Cái gì đó về nó là cái gì đó rất xa xăm. Nó là dối trá. Mọi điều được nói về chân lí đều là dối trá. Chỉ chân lí mới đúng.
Chân lí không thể được nói ra; nó chỉ có thể được kinh nghiệm. Cho nên thầy cứ làm gì? Dẫn bạn từ dối trá này sang dối trá khác, điều gần hơn với chân lí. Thế rồi họ dẫn bạn từ dối trá đó sang dối trá khác nữa mà lại gần hơn với chân lí. Nhưng mọi dối trá đều là dối trá; gần hơn hay không gần hơn chẳng tạo ra khác biệt gì. Khi bạn lấy cú nhảy khỏi mọi dối trá, đó là nhảy khỏi tâm trí, kẻ dối trá. Khi bạn lấy cú nhảy khỏi tâm trí, chân lí hiện hữu, nó đơn giản có đấy, và chỉ thế thì nó mới là chân lí.
Điều Jesus nói là đúng cho ông ấy, nhưng với người Ki tô giáo? Tất cả những câu nói hay đó đều là dối trá chết, cái gì đó để được tin vào. Chỉ bằng tin tưởng bạn không thể đạt tới chân lí được.
Nếu ông kinh nghiệm nó, nó là chân lí.
Cùng điều đó được tin lại là dối trá.
Hiển nhiên chân lí là cái như vậy.
Không hiển nhiên thế, nó cũng là cái như vậy.
Tôi sẽ nhắc lại nó để cho bạn có thể theo được:
Hiển nhiên chân lí là cái như vậy.
Không cái gì có thể được nói về chân lí, chỉ ngần này thôi: rằng nó là vậy. Nó không thể được so sánh. Không thể có tương tự nào cho nó. Bạn không thể nói: Nó giống thế này. Chân lí chỉ giống chân lí, nhưng điều đó sẽ là lặp lại không cần thiết: nói rằng chân lí là chân lí sẽ là lặp lại không cần thiết, bởi vì nó không thêm cái gì nữa vào tri thức của bạn. Nhưng đây là sự kiện. Chân lí là lặp lại không cần thiết bởi vì không có gì trong sự tồn tại mà có thể trở thành cái tương tự cho nó. Chúng ta không thể nói: 'Chân lí giống cái đó' bởi vì duy nhất chân lí có đó. Không cái khác tồn tại.
Hiển nhiên chân lí là cái như vậy.
Cho nên nhớ rằng chân lí là chân lí, Thượng đế là Thượng đế, Tình yêu là tình yêu. Nếu bạn hỏi về định nghĩa, đây không phải là định nghĩa bởi vì định nghĩa nghĩa là bạn nói cái gì đó mà có thể trở thành cái tương tự. Có thể nói gì về tình yêu? Có thể nói gì về chân lí? Có thể nói gì về Thượng đế? Bất kì điều gì bạn nói cũng sẽ trở thành lặp lại không cần thiết. Bạn không nói điều gì mới, bạn đơn giản lặp lại Thượng đế là Thượng đế, cho nên phỏng có ích gì mà lặp lại nó? Nếu với người không biết Thượng đế và hỏi, 'Thượng đế là gì?' bạn nói, 'Thượng đế là Thượng đế,' làm sao người đó được giúp đỡ? Người đó sẽ nghĩ bạn là kẻ ngu. Nhưng đây là điều tất cả các kinh sách vĩ đại đã từng làm. Chẳng cái gì khác có thể được làm, mọi người đều bất lực ở đó. Mọi ngôn ngữ, mọi logic đều lúng túng.
Hiển nhiên chân lí là cái như vậy.
Không hiển nhiên thế, nó cũng là cái như vậy.
Nếu nó là hiển nhiên, nó là được, nếu nó không hiển nhiên thế, thế nữa nó cũng là được, bởi vì cả hai đều là chân lí. Khi bạn đạt tới chân lí, khi bạn kinh nghiệm nó, nhiều điều trở thành hiển nhiên và nhiều điều không hiển nhiên thế. Không ai đạt tới chân lí hoàn toàn cả: không ai đã bao giờ có thể đạt tới chân lí hoàn toàn. Nó là đại dương bao la thế.
Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại nhỏ về một thầy Sufi, Jalaluddin Rumi. Cưỡi trên ngựa ông ấy trở về nhà từ trường đại học nơi ông ấy vẫn thường dạy các đệ tử. Đệ tử của ông ấy đi theo ông ấy trên đường - ông ấy phải đã là một thầy rất được yêu mến.
Thế rồi bỗng nhiên một thầy tu tới, dừng ngựa lại và hỏi một câu hỏi. Câu hỏi ông thầy tu hỏi là: Tôi đã nghe nói rằng ông đã trở nên thức tỉnh. Tôi đã đi từ xa tới để hỏi ông một câu hỏi: Ông nghĩ ai vĩ đại hơn - Hazrat Mohammed, người sáng lập đạo Hồi, hay nhà huyền môn Sufi vĩ đại, Al-Hillaj?
Al-Hillaj đã bị giết, bị người Hồi giáo sát hại bởi vì ông ấy bị coi là người phá hoại thánh tượng và mang tính nổi loạn và xúc phạm thánh thần vì ông ấy đã khẳng định, 'anal hak,' - 'Ta là chân lí.' Người Mô ha mét giáo nói rằng nói 'Ta là chân lí' là quá bản ngã. Giá như ông ấy mà ở Ấn Độ chúng ta đã tôn thờ ông ấy như một tirthankara hay một Phật, nhưng ở các nước Mô ha mét giáo ông ấy đã bị sát hại.
Ông ấy là người Sufi vĩ đại nhất. Và hỏi Rumi, bản thân ông ấy cũng là người Sufi và đi theo cùng con đường như Al-Hillaj, thực sự tạo ra rắc rối.
Rumi hỏi thầy tu này: Tại sao ông hỏi? Thầy tu nói: Trước khi chết Mohammed đã nói - và đây gần như là những lời cuối cùng của ông ấy trên hành tinh trái đất này - ông ấy nói: 'Lạy Trời, ta không thể biết được ngài như ngài xứng đáng được biết. Ta không thể nào biết được.' Thầy tu nói: Đây là phán quyết cuối cùng của Mohammed - ông ấy không thể biết được Thượng đế một cách toàn bộ. Và bản thân ông ấy nói, và bản thân ông ấy mang nhân chứng cho sự kiện rằng ông ấy không thể nào biết được. Thế rồi có Al-Hillaj người nói: 'Khi ta thấy Thượng đế ta trở thành ngài, ngài trở thành ta. Chúng ta tan biến vào nhau, ta đã biết ngài toàn bộ, ta đã thấy ngài một cách toàn bộ, ta đã trở thành ngài một cách toàn bộ.' Cho nên ai vĩ đại hơn? Đó là lí do tại sao ta hỏi.
Jalaluddin Rumi đưa ra câu trả lời hay - không ai đã bao giờ nghi ngờ về điều đó. Ông ấy nói: Hazrat Mohammed là vĩ đại hơn Al-Hillaj.
Ông thầy tu không thể tin được vào điều đó. Ông ấy nói: Tại sao? Sao ông nói điều này? Rumi trả lời: Vì khao khát của Mohammed lớn tới mức mặc dầu ông ấy đã đi tới biết Thượng đế, đã đi tới biết ngày ngày càng nhiều hơn và nhiều hơn, niềm khao khát của ông ấy lớn tới mức nó không thể được làm dịu đi. Khao khát của Al-Hillaj không thể lớn được như vậy - chỉ một giọt của Thượng đế đã thoả mãn được ông ấy hoàn toàn. Đó là lí do tại sao tôi nói Hazrat Mohammed là vĩ đại hơn.
Nếu bạn hỏi tôi, tôi cũng sẽ nói rằng những người đã biết tới ngài bao giờ cũng biết rằng cái gì đó vẫn còn được biết. Thượng đế không bao giờ trở thành được biết toàn bộ, chính phẩm chất của ngài là tính không thể nào biết nổi. Bạn chạm vào ngài, bạn cảm thấy ngài, bạn trở thành ngài, nhưng dầu vậy điều huyền bí không thể nào biết được vẫn bao quanh bạn. Mọi thứ chưa bao giờ trở thành hiển nhiên, nhiều thứ vẫn còn không hiển nhiên chút nào. Nó cũng là cái như vậy.
Hạnh phúc là chức năng của việc chấp nhận cái đang đấy.
Hay.
Hạnh phúc là chức năng của việc chấp nhận cái đang đấy.
Nếu bạn chấp nhận cái đang đấy, không có khả năng nào cho việc bị bất hạnh của bạn.
Tôi đã từng quan sát hàng nghìn người, những người tìm kiếm, người không tìm kiếm, người thế giới này, người thế giới kia, và mọi ngày tôi đều bắt gặp hiện tượng là tôi không thấy rằng mọi người thực sự quan tâm tới việc được hạnh phúc. Không ai dường như quan tâm tới việc được hạnh phúc bởi vì họ đã hi sinh hạnh phúc vì bất kì cái gì vô nghĩa: vì ghen tị, vì sở hữu, vì giận, vì ghét - vì bất kì cái gì vô nghĩa họ sẵn sàng hi sinh hạnh phúc. Nhưng họ không sẵn sàng hi sinh giận, sở hữu, ghen tị, vì hạnh phúc. Cho nên làm sao tôi có thể nói rằng mọi người quan tâm tới được hạnh phúc? Họ quan tâm tới việc được bất hạnh. Bất kì cái gì họ nói cũng đều không phải là vấn đề; tôi thấy họ liên tục cố được bất hạnh, cố tìm cách thức và phương tiện để làm sao được bất hạnh. Đây mới thực là hiện tượng vô cùng lớn - trong một thế giới nơi bất hạnh không tồn tại con người đã tạo ra nhiều bất hạnh thế. Con người đã thực sự chứng tỏ là đấng sáng tạo.
Nơi không có khả năng nào cho bất hạnh tồn tại, làm sao bạn tạo ra nó được? Bạn đơn giản là điều kì lạ. Bạn là bậc thầy quá khứ trong việc tạo ra bất hạnh, bạn rất sáng tạo - ngoại trừ rằng bạn sáng tạo ra địa ngục.
Hạnh phúc là hiện tượng đơn giản, chẳng cái gì được cần để làm nó. Người ta chỉ cần có đó và hạnh phúc.
Hạnh phúc là chức năng của việc chấp nhận cái đang đấy.
Nếu bạn không chấp nhận cái đang đấy, bạn sẽ bất hạnh. Bạn cứ nói rằng bạn muốn hạnh phúc, nhưng bạn cứ bác bỏ. Làm sao bạn có thể hạnh phúc được? Cứ chấp nhận đi, và rồi xem bất hạnh có thể nảy sinh từ đâu. Bạn có thể chờ đợi nhiều kiếp và bất hạnh sẽ không nảy sinh bởi vì bạn đã cắt nó từ tận gốc.
Nhưng bạn muốn hạnh phúc theo điều kiện của bạn và theo điều khoản của bạn. Thực tế bạn không quan tâm tới hạnh phúc - bằng không sao bạn phải đặt điều kiện và điều khoản cho nó? Bạn có thể nói: 'Tôi sẵn sàng hạnh phúc, dù người ta có thể là thế nào, bởi vì tôi muốn hạnh phúc,' nhưng thay vì thế bạn nói: 'Không. Điều kiện của tôi phải được hoàn thành.' Và bạn đặt những điều kiện không thể được thế, chúng không thể được hoàn thành.
Bạn có người yêu, người được yêu - bạn có thể hạnh phúc ngay bây giờ. Nhưng bạn có điều kiện rằng người yêu phải hứa là anh ấy sẽ mãi mãi và mãi mãi yêu bạn. Sao đem điều này vào? Làm sao người nào có thể hứa được? Chẳng ai biết tương lai cả. Người yêu của bạn không phải là Thượng đế, làm sao anh ấy có thể hứa được? Ngay cả Thượng đế cũng không thể hứa được bởi vì lời hứa nghĩa là tương lai được giải quyết ngay bây giờ. Và tương lai lại không được giải quyết. Nó cứ đi vào theo vô hạn cách thức. Cho nên người này phải nói cái gì đó mà không thể được - anh ta nói: 'Anh hứa' - nhưng bạn biết rằng điều này là giả dối. Anh ta đang lừa dối. Bạn biết bởi vì bạn cũng là con người và bạn biết rằng bản thân mình không thể hứa hẹn được cho tương lai.
Bạn đang đòi hỏi cái gì đó không thể được và trong chính việc đòi hỏi về nó bạn đang phá huỷ hạnh phúc. Nếu anh ấy hứa, bạn biết rằng lời hứa này là giả dối. Làm sao điều đó có thể được trao? Đầu tiên bạn hỏi - nếu nó không được trao cho, bạn bất hạnh, nếu nó được trao thế thì bạn bất hạnh bởi vì người đàn ông này nói dối. Thế thì bạn sẽ liên tục tìm cách chứng minh rằng bạn đã bị lừa. Lời hứa là giả dối.
Khi tôi quan sát bạn ngày càng nhiều, ngày càng nhiều sự kiện là không ai dường như quan tâm tới việc được hạnh phúc trở thành thực tại. Vì bất kì điều vô nghĩa nào bạn sẵn sàng đánh mất hạnh phúc; bạn sẽ hi sinh nó vì bất kì ý tưởng nhảm nhí nào.
Nhưng bạn cần không bao giờ hi sinh cái gì cho hạnh phúc - toán học đơn giản thế!
Hạnh phúc là chức năng của việc chấp nhận cái đang đấy.
Tình yêu là chức năng của trao đổi.
Tình yêu là chức năng của trao đổi. Trao đổi là gì? Trao đổi là đối thoại trong đó hai người ở trong thông cảm sâu sắc với nhau; trong đó hai người đang cố gắng hiểu người kia là gì và người kia nghĩa là gì. Nhưng nếu bạn nhìn những người yêu, chồng, vợ và những người khác, bạn sẽ thấy họ liên tục tranh đấu, chưa bao giờ trao đổi. Họ nói họ đang trong tình yêu nhưng họ không thể hiểu được một điều thôi; mỗi một điều giữa họ không thể qua được mà không có hiểu lầm. Chồng nói cái gì đó, vợ lập tức hiểu cái gì đó khác, và thế rồi chồng cứ nói rằng anh ta không ngụ ý điều đó. Nhưng cô ấy sẽ không nghe, bởi vì bất kì điều gì cô ấy hiểu, cô ấy nói đều là nghĩa thực của bạn; cô ấy sẽ cứ chứng minh rằng đây là nghĩa thực của bạn. Cùng điều đó là đúng cho người chồng - bất kì điều gì vợ nói anh ta lập tức diễn giải nó theo cách nào đó. Và anh ta nói cái gì đó khác.... Và điều này cứ diễn ra, và điều này bạn gọi là trao đổi đấy!
Đây không phải là trao đổi. Đây là né tránh trao đổi nó là xung đột. Trao đổi là khi hai người thực sự, đích thực, cố gắng hiểu lẫn nhau. Điều đó không cần phải mọi lúc thông qua lời; nếu nó bao giờ cũng qua lời nói nó sẽ hời hợt. Thỉnh thoảng hai người ngồi trong im lặng, cầm tay nhau, không làm gì, chỉ gặp gỡ và hội nhập trong im lặng. Thế thì trao đổi trở thành giao cảm. Thế thì nó là bản thể với bản thể.
Cho nên đây là tình huống này: thảo luận, tranh cãi, xung đột, là ở giữa đầu với đầu, trao đổi là giữ tim với tim, giao cảm là giữa bản thể với bản thể. Giao cảm là im lặng, trao đổi là thơ ca, thảo luận là logic.
Logic là thứ vô dụng nhất và hời hợt nhất trên thế giới. Bạn càng đi sâu hơn, bạn sẽ tìm thấy thơ ca, thông cảm, cảm giác từ trái tim sang trái tim - mọi nỗ lực để hiểu người kia. Với cái đầu có mọi nỗ lực để hiểu lầm người kia, mọi năng lượng đều được đặt vào trong hiểu lầm. Với bản thể tất cả mọi lời dừng lại; chỉ im lặng tuôn chảy giữa hai bản thể.
Tình yêu là chức năng của trao đổi.
Lành mạnh là chức năng của tham gia.
Bạn càng tham gia vào sự tồn tại, bạn sẽ càng lành mạnh hơn; bạn càng đứng trên bờ không ràng buộc, không tham gia, chỉ là khán giả, bạn sẽ càng không lành mạnh hơn. Là lành mạnh là toàn thể, là cùng với cái toàn thể, tham gia vào.
Lành mạnh là chức năng của tham gia.
Tự biểu hiện là chức năng của trách nhiệm.
Người thường hiểu lầm tự biểu hiện thành bản ngã diễn đạt. Bản ngã diễn đạt là vô trách nhiệm, tự biểu hiện là có trách nhiệm. Tự biểu hiện là có trách nhiệm với cái toàn thể bởi vì bạn hiểu bạn là một phần của nó, bạn tham gia vào trong nó; bất kì cái gì bạn làm, cái toàn thể sẽ bị ảnh hưởng. Bản ngã chưa bao giờ lo nghĩ về người khác hay cái toàn thể. Bản ngã nghĩ: mình là hòn đảo. Toàn thể mối quan tâm của mình là tập trung vào bên trong mình. Mình tồn tại cho bản thân mình và cái toàn thể cũng phải bị ép buộc để tồn tại cho mình.
Bản ngã là vô trách nhiệm; tự biểu hiện là có trách nhiệm, bởi vì bạn tham gia, bạn cảm và bất kì điều gì bạn làm bao giờ bạn cũng cảm xem nó sẽ khớp với cái toàn thể thế nào, nó sẽ ảnh hưởng tới cái toàn thể thế nào Nó có đem lại phúc lành hay nó sẽ trở thành tai ương?
Cưỡi ngựa theo hướng nó đang đi là dễ dàng hơn.
Hoàn toàn đúng. Đó là cách buông bỏ - đi cùng dòng sông.
Cưỡi ngựa theo hướng nó đang đi là dễ dàng hơn. Bạn thậm chí không cần học cưỡi. Việc cưỡi và việc học là cần khi bạn muốn ngựa đi đâu đó khác hơn nơi nó muốn đi.
Có lần Mulla Nasruddin cưỡi trên con lừa của mình đi đâu đó, nhanh lắm. Anh ấy đi qua bãi chợ. Mọi người hỏi: Nasruddin, anh đi đâu mà nhanh thế? Anh ta nói: Hỏi con lừa ấy. Tôi đã biết rằng thật vô tích sự mà tranh đấu. Nếu tôi muốn đi đâu đó khác, nó chống lại. Nhưng nó là con lừa và có thể được tha thứ - tôi là người hiểu biết. Nếu nó không thể đi theo cách của tôi, tôi có thể đi theo cách của nó. Cho nên cứ hỏi con lừa ấy.
Đó là điều tất cả những người trí huệ đều nói - 'Hỏi lừa đi.' Và để cho lừa đi tới bất kì chỗ nào lừa định đi, bạn đơn giản chuyển động. Thân thể bạn là con lừa, con ngựa. Hỏi thân thể, nổi cùng nó, và bạn sẽ đạt tới. Đừng tranh đấu với thân thể. Thân thể chỉ là biểu tượng: thế giới là thân thể bạn. Đừng tranh đấu với nó. Nổi đi. Thậm chí đừng bơi bởi vì điều đó nữa lại là tranh đấu tinh vi - cứ trôi theo dòng sông.
Cuộc sống là gian lận khi bạn mong đợi có được cái bạn muốn.
Cuộc sống làm việc khi bạn chọn cái bạn được.
Thực tại điều bạn được là điều bạn chọn.
Cho nên đi tiếp đi, chọn nó.
Cuộc sống là gian lận khi bạn mong đợi có được cái bạn muốn. Bạn tạo ra vấn đề khi bạn bắt đầu mong đợi, muốn, ham muốn. Điều đó nghĩa là bây giờ bạn không đi cùng ngựa - bạn có mục đích riêng của mình, bạn có trò chơi riêng tư của mình để chơi, bạn không đi cùng cái toàn thể. Thế thì có rắc rối, thế thì có bệnh tật, thế thì có thần kinh. Thế thì đủ loại phiền não nảy sinh trong bạn.
Cuộc sống làm việc khi bạn chọn cái bạn được. Nó làm việc khi bạn thích bất kì cái gì bạn có được. Đó dường như chỉ là một khác biệt nhỏ trên bề mặt, nhưng nó cực kì khác biệt đấy. Bất kì cái gì bạn có được, thích nó, chấp nhận nó, tận hưởng nó, hân hoan trong nó - thế thì cuộc sống làm việc tuyệt vời. Nó vận hành với sự rù rù hay.
Thực tại điều bạn được là điều bạn chọn. Cho nên đi tiếp đi, chọn nó. nếu bạn biết cơ chế bí mật của cuộc sống, bạn sẽ biết rằng bất kì cái gì bạn có được, bạn đã chọn nó một ngày nào đó, ở đâu đó, đôi khi trong quá khứ. Cho nên bây giờ đừng tranh đấu với nó: đi tiếp đi, chọn nó, thích nó. Nếu bạn có thể thích cái bạn đã có, không có rắc rối gì - không vấn đề, không lo âu nào nảy sinh. Mọi sự dễ dàng thế và đơn giản thế. Mọi vấn đề biến mất.
Nếu bạn không ổn thoả theo cách bạn đang là
Phải mất nhiều nỗ lực để được tốt hơn.
Nhận ra bạn ổn thoả theo cách bạn đang là đi,
Và bạn sẽ tự nhiên được tốt hơn.
Nếu bạn không ổn thoả theo cách bạn đang là, phải mất nhiều nỗ lực để được tốt hơn. Không. Tôi sẽ không đồng ý với điều đó. Cho dù với nhiều nỗ lực bạn sẽ không có được tốt hơn đâu. Ở đó tôi không đồng ý. Cho dù với nhiều nỗ lực bạn sẽ không được tốt hơn đâu.
Nhận ra bạn ổn thoả theo cách bạn đang là đi, và bạn sẽ tự nhiên được tốt hơn. Đó là cách duy nhất để có được tốt hơn. Thay đổi duy nhất mà có thể có là chấp nhận bất kì cái gì bạn đang là, bất kì chỗ nào bạn đang ở. Cách mạng là qua chấp nhận, không qua nỗ lực. Vó hiểu điều đó. Ai sẽ làm nỗ lực? Bạn sẽ làm nỗ lực, và bạn không đúng, cho nên nỗ lực sẽ được làm ra bởi người sai. Làm sao nỗ lực có thể đúng được? Bạn sẽ là trong đống lộn xộn lớn hơn qua nó.
Con người là bạo hành và con người muốn bất bạo hành. Ai sẽ làm nỗ lực? Người bạo hành sẽ làm nỗ lực để trở thành bất bạo hành? Thế thì trong chính nỗ lực này sẽ có bạo hành. Bạn dâm dục và bạn muốn trở thành brahmachari, người vô dục. Ai sẽ làm nỗ lực? Bạn người dâm dục sao? Chính năng lượng vốn dâm dục sẽ làm nỗ lực để trở thành vô dục sao? Vô dục của bạn sẽ là dâm dục đồi bại, không gì khác. Chấp nhận đi. Chấp nhận dâm dục của bạn, đừng tranh đấu với nó, hân hoan trong nó, tận hưởng nó, tham dự trong nó - nó là một phần của cuộc sống. Bạn phải sống qua nó. Đừng khôn hơn cái toàn thể. Bạn không thể thế được đâu. Nếu cái toàn thể đã trao cho bạn dục tình, điều đó có nghĩa là cái gì đó. Tận hưởng nó, đừng phàn nàn, và một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng qua hân hoan trong nó, hiểu biết chín dần và bạn vượt ra ngoài nó. Duy nhất chấp nhận cho bạn hiểu biết. Nếu bạn bác bỏ điều nào đó bạn không thể hiểu được nó bởi vì bạn đã trở thành kẻ thù. Làm sao bạn có thể hiểu được kẻ thù? Khi bạn hân hoan trong một sự vật, bạn là bạn bè, thông cảm: thế thì hiểu biết là có thể.
Cho nên ở đây tôi bất đồng: Nếu bạn không ổn thoả theo cách bạn đang là, phải mất nhiều nỗ lực để được tốt hơn. Không, cho dù nhiều nỗ lực cũng sẽ không ích gì: nó sẽ làm bạn lộn xộn thêm lên.
Nhận ra bạn đang hoàn hảo theo cách bạn đang vậy đi, và bạn sẽ tốt hơn một cách tự nhiên.
Cuộc sống là trò chơi.
Để có trò chơi cái gì đó phải
là quan trọng hơn cái gì đó khác.
Nếu cái đã có rồi, là quan trọng
hơn cái không có, trò chơi kết thúc.
Cho nên cuộc sống là trò chơi trong đó cái không có
là quan trọng hơn cái đang có.
Để thời gian tốt trôi đi!
Cuộc sống là trò chơi. Đừng nghiêm chỉnh về nó. Nếu bạn nghiêm chỉnh bạn bỏ lỡ vấn đề. Người Hindu bao giờ cũng gọi nó là leela, vở kịch - thậm chí không phải là trò chơi, bởi vì trò chơi là khi vở kịch đã trở nên nghiêm chỉnh. Trẻ con chơi, 'trò chơi' người lớn. Trẻ con đơn giản chơi không có kết quả nào trong tâm trí, không nỗ lực nào để thắng. Chính vở kịch này là hay. Nó là cái kết trong chính nó, nó không phải là phương tiện cho cái gì đó khác.
Cuộc sống là trò chơi. Chấp nhận nó đi, và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy nó đã trở thành vở kịch, và khi cuộc sống là vở kịch, nó dừng lại - bạn đã hiểu toàn thể vấn đề. Bạn đã trở thành người lớn. Thế thì không có quay lại.
Để có trò chơi cái gì đó phải là quan trọng hơn cái gì đó khác. Trò chơi cần qui tắc, trò chơi cần so sánh, trò chơi cần ai đó thua trong nó và ai đó thắng trong nó. Nếu cái đã có rồi, là quan trọng hơn cái chưa có, trò chơi hết rồi. Nếu bạn chấp nhận bản thân mình và tận hưởng bản thân mình và bạn trở thành mở hội tới mức không cái gì có thể tốt hơn cái này, thế thì trò chơi hết rồi - bởi vì thế thì chơi trò chơi để làm gì? Đó là lí do tại sao người Hindu nói: Những người biết, họ không quay lại. Quay lại là quay lại trong trò chơi - vị Phật không quay lại. Để làm gì? Trò chơi hết rồi.
Cho nên cuộc sống là trò chơi trong đó cái không có là quan trọng hơn cái đang có. Đó là lí do tại sao bạn bao giờ cũng khao khát cái không có. Nếu bạn có nó, nó trở thành vô nghĩa ngay lập tức và bạn lại đi tới cái gì đó mà bạn không có. Cuộc sống là trò chơi. Trò chơi tồn tại qua ham muốn về cái không có. Nếu bạn đã có cái đó, trò chơi bị chấm dứt. Để thời gian tốt trôi đi.
Đây là nó. Khi trò chơi trở thành vở kịch và thời gian tốt được phép trôi qua - đây là nó đấy!
Không có nghĩa ẩn kín. Thực tế, không có nghĩa, ẩn hay không ẩn. Nghĩa là từ vô tích sự, vô nghĩa, nó là sáng tạo của tâm trí. Đừng hỏi cuộc sống có nghĩa gì; nó chẳng có nghĩa. Đừng hỏi sự tồn tại có nghĩa gì; nó không có nghĩa. Nó là vở kịch vô mục đích.
Không có nghĩa ẩn kín.
Mọi chất liệu huyền môn đó chính là cái đang vậy.
Người chủ là người đã tìm ra.
Hoàn toàn đúng. Không có nghĩa ẩn kín. Và bạn trở nên chứng ngộ khi bạn đã tìm ra rằng không có nghĩa trong cuộc sống. Thực tế khi bạn đã tìm ra rằng không có gì để được đạt tới, bạn đã trở nên được chứng ngộ. Khi bạn đã đi tới nhận ra rằng không có đâu mà đi, bạn đã đạt tới.
Người chủ là người đã tìm ra. Người chủ không phải là người đã đạt tới cái gì, người chủ là người đã tìm ra rằng không có gì để đạt tới. Điều này sẽ là rất, rất khó cho bạn bởi vì các bạn tất cả đều là những người đạt tới. Cho dù bạn ở đây với tôi, bạn ở đây để đạt tới cái gì đó, cái vô nghĩa tâm linh nào đó.
Và tôi ở đây để dần dần cám dỗ bạn trở thành người vô thành đạt - bởi vì thế thì bạn được chứng ngộ.
Nếu bạn có thể thực sự chấp nhận rằng bạn đã không ổn thoả
Bạn có thể dừng việc chứng minh bạn ổn thoả.
Nếu bạn có thể dừng việc chứng minh rằng bạn ổn thoả
Bạn có thể có được cái đã ổn thoả mà lại không ổn thoả.
Nếu bạn có thể có được cái đã ổn thoả mà không ổn thoả
Bạn có thể có được cái bạn đã ổn thoả theo cách bạn đang là.
Bạn ổn thoả chứ, hiểu điều đó chứ?
Xem Chương 9 Quay về Mục lụcQuay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post