Chương 19. Từ âm thanh trở về sự im lặng

Chương 19. Từ âm thanh trở về sự im lặng

Price:

Read more

Osho - Thế giới những Mật Điển
Chương 19. Từ âm thanh trở về sự im lặng





Phát âm câm âm cuối "Ah";
Tiếp theo "Hh",
Không cố gắng và tự nhiên.
Đóng thính giác qua phương tiện bịt lổ tai;
Co thắt hậu môn và đi vào âm thanh.
Đi vào âm thanh với tên bạn;
Xuyên qua âm thanh trở về âm thanh vũ trụ.
Mật điển không phải là triết học. Nói đúng hơn, nó là khoa học với những điều khác lạ. Khoa học là khách quan, Mật điển là chủ thể. Triết học là suy gẫm hay tư duy về chân lý, sự huyền bí hay những gì tối hậu. Khoa học cố gắng để khám phá ra điều gì hay nó là cái gì.
Khoa học tham dự tức khắc vào mọi hiện tượng. Trong khi triết học còn mãi suy nghĩ về cái tối hậu. Triết học lúc nào cũng hướng cái nhìn trên bầu trời xa xăm. Khoa học lại thân cận, trực tiếp gần với mặt đất.
Riêng Mật điển không quan tâm về sự tối thượng. Nó quan tâm ngay trước mắt. Ở đây và ngay bây giờ.
Mật điển nói:
Sự tối hậu ẩn núp trong cái gần nhất, cái ngay bây giờ. Như thế, bạn không cần ưu phiền về sự huyền bí. Qua chờ đợi và mong mõi về cái tối hậu, bạn sẽ đánh mất cơ hội ngay bây giờ và sự huyền diệu vẫn ẩn tàng đâu đó.
Suy gẫm về chân lý bạn sẽ mất cả hai. Nếu "Ngay bây giờ" bị lãng quên và chính nguyên nhân này làm bạn mất cơ hội nhận định chân lý. Vì thế, triết học chỉ là mây khói. Tiếp cận Mật điển là một khoa học, nhưng đối tượng có phần khác biệt.
Khoa học cố gắng hiểu về đối tượng. Nhưng thế giới thì khách quan và thực tại ngay trước mắt. Vì thế Mật điển là khoa học của thực tại, ngay sau con mắt bạn. Nó trở thành chủ thể với tiếp cận thực tại của khoa học. Mật điển không tin vào tư duy mà chỉ tin vào sự trải ngiệm. Ngoại trừ bạn trải ngiệm. Bằng không tất cả mọi sự chỉ làm hao phí năng lượng.
Tôi gợi nhớ lại biến cố; khi Mulla Nasruddin băng qua đường. Ngay trước cửa nhà thờ, ông ta bị xe đụng và bỏ chạy mất. Ông đã quá già yếu, đám đông tới xem và có ai đó nói chắc có lẽ không cứu sống ông được.
Cha từ nhà thờ chạy ra. Ông đến gần và thấy người già sắp chết. Thế là ông ta chuẩn bị làm lễ. Ông đến gần và hỏi: "Ông có tin vào đức chúa cha, con và thánh thần không?" Mulla mở mắt ra và nói: "Chúa ơi. Tôi sắp chết mà cha còn hỏi những câu đố!"
Triết học là thế. Nó đưa ra những câu đố khi bạn sắp sửa từ trần. Mỗi thời khắc bạn sắp sửa chết. Mỗi một giây phút chúng ta đều có thể chết. Bởi vì cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng triết học vẫn đam mê với câu hỏi và trả lời.
Mật điển nói:
Rất tốt cho trẻ con hướng về triết học. Nhưng người khôn ngoan không bao giờ phí thời gian trong triết lý. Họ cố gắng nhận biết nhưng không suy nghĩ vì xuyên qua suy nghĩ, lại không biết gì cả.
Đó chỉ là cách hình thành hệ thống của ngôn ngữ. Không giúp ích gì cho và bạn mãi vẫn như xưa. Không thể chuyển hóa, không thể có sự mới lạ nào trong tâm thức. Tất cả chỉ giống như người già gom góp để tích lũy những rác rưỡi.
Sự nhận biết khác xa với hiện tượng. Nó không cần tư duy. Có nghĩa là thẩm thấu sâu vào cuộc sống chính nó; cho mục tiêu rõ biết những gì đang chuyển động trong sự sống. Vì thế, Mật điển không thể là triết học. Nó là khoa học; một môn khoa học chủ thể.
Sự tiếp cận của nó là sự gần gũi, quan tâm tất cả ngay từ bây giờ. Ngay bây giờ là cánh cửa tối hậu; sự tối hậu này xảy ra tức thời khi bạn bước vào ngay bây giờ. Nó luôn ở tại đó và không có phương cách nào khác có thể đạt đến.
Triết học không phải là đường hướng trong con mắt Mật điển. Triết học là con đường sai lầm xuất hiện như cánh cửa để bước vào thực tại. Nhưng lại là cánh cửa giả tạo. Ngay giây phút thử bước vào, bạn biết rằng không thể đi vào sự tối hậu.
Nó chỉ là cánh cửa được vẽ trên tường. Phủ lên một lớp sơn giống như cánh cửa. Nhưng không phải có cánh cửa xuyên qua thực tại. Nếu ngồi bên cạnh và tiếp tục tư duy, trầm tư mặc tưởng hay suy nghĩ. Cũng tốt thôi. Nhưng nếu bạn muốn bước vào, triết học sẽ trở lại là bức tường.
Hệ thống triết học thì tốt đẹp. Nhưng đối với trải nghiệm, triết học lại vô hiệu quả. Đó là lí do tại sao có quá nhiều kỹ thuật trong Mật điển vì khoa học không giúp ích gì. Nó chỉ cung cấp công nghệ có khuynh hướng phục vụ cho vật chất.
Trong khi Tantra cũng có nghĩa là kỹ thuật. Cho dù những cuốn sách nhỏ hay lớn đều có nội dung với những phương cách thực hành không cần đến triết học. Chỉ thuần là 112 kỹ thuật để bước vào sự tối hậu thông qua thực tại.
Phát âm cuối"Ah".
Yên lặng phát âm cuối "Ah". Bất cứ chữ nào âm cuối là "Ah", hãy phát âm trong yên lặng (ngân dài và lịm tắt). Tại sao lại nhấn mạnh điểm này? Bởi vì giây phút âm "Ah" được phát âm trong vô thanh. Hơi thở bạn đi ra.
Bạn đã không thể quan sát nhưng giờ đã có thể. Bất cứ khi nào hơi thở ra. Bạn trở nên yên lặng hơn. Và khi hơi thở vào bạn cảm thấy căng thẳng. Vì hơi thở ra là sự chết, hơi thở đi vào là sự sống.
Sự căng thẳng là một phần của cuộc sống. Đó không phải là cái chết. Thư giãn, nghỉ ngơi là một phần của sự chết. Chết nghĩa là hoàn toàn thư giãn. Sự sống không thể nào thư giãn toàn diện hay an lạc tối hậu. Điều đó là bất khả.
Cuộc sống có nghĩa là sự căng thẳng và nỗ lực. Chỉ có cái chết mới thư giãn toàn diện. Vậy bất cứ người nào trở nên hoàn toàn thư giãn, người đó có cả hai: "Sống bên ngoài và chết bên trong." Bạn có thể nhìn thấy gương mặt đức Phật cùng lúc đồng thể hiện sống và chết. Đó là do có quá nhiều sự yên lặng và bình thản. Chính nó là một phần của sự chết.
Cuộc sống không thể nào nghỉ ngơi. Bạn chỉ có thể nghỉ ngơi vào ban đêm khi đi vào giấc ngủ. Đó là tại sao truyền thống cổ xưa nói chết và ngủ gần như nhau. Ngủ là cái chết tạm thời, và chết là giấc ngủ dài lâu. Như thế có nghĩa là ban đêm chúng ta thư giãn vì nó thở ra và buỗi sáng thì hơi thở đi vào.
Ban ngày thường làm cho bạn căng thẳng và ban đêm thì thư giãn. Ánh sáng làm bạn căng thẳng và bóng tối làm bạn thư giãn. Đó là lí do tại sao bạn không thể nào ngủ. Có ánh đèn bạn rất khó thư giãn. Vì ánh đèn gần giống như cuộc sống chống lại sự chết. Đêm tối lại gần với sự chết.
Đêm tối hay bí mật có sự thư giãn thẩm thấu trong chính nó. Và những ai sợ bóng đêm thì không thể nào thư giãn. Điều đó không thể, vì đêm chính là sự nghỉ ngơi. Và sự bí mật này bao bọc chung quanh cả hai mặt.
Trước khi chào đời. Bạn sống trong bóng đêm. Khi cuộc sống chấm dứt bạn trở lại bóng đêm. Bí mật bóng đêm là hằng hữu. Ánh sáng này; cuộc đời này chỉ trong khoảnh khắc, như cơn sóng nổi lên và lắng xuống.
Nếu có thể nhớ lại bóng đêm trong hai phương diện sinh tử. Bạn sẽ thư giãn từ ngay bây giờ. Sống và chết là hai mặt của hiện hữu. Hơi thở vào là sống, hơi thở ra là chết. Nhưng không có nghĩa ngày đó bạn sẽ chết. Mà chính là bạn đang chết trong từng hơi thở ra.
Đó là lý do Hindu đếm sự sống qua hơi thở không căn cứ vào năm tháng. Mật điển và Yoga là hệ thống cổ truyền của Ấn độ. Họ đếm sự sống trong hơi thở. Có bao nhiêu hơi thở bạn đang diễn tiếp cho sự sống?
Họ không ước lệ theo thời gian. Vì vậy họ nói: "Nếu thở nhanh quá hay sử dụng quá nhiều hơi thở trong thời gian ngắn, bạn sẽ chết rất sớm. Nếu bạn thở chậm và hơi thở ít trong khoảng cách dài. Chắc chắn bạn sẽ sống lâu hơn."
Nếu quan sát động vật. Loài nào thở càng chậm có đời sống lâu hơn. Con voi thở chậm cho nên đời sống nó dài hơn. Con chó thở nhanh cho nên nó chết sớm hơn. Sống thọ là cuộc sống có hơi thở chậm.
Tantra, Yoga và những hệ thống cổ xưa của Ấn độ, đếm đời sống qua hơi thở. Thực sự mỗi một hơi thở đồng nghĩa bạn sinh ra và mỗi một hơi thở là bạn đang chết. Mật điển sử dụng kỹ thuật hơi thở ra như phương cách để đi đến yên lặng. Nó là phương cách quyết định chết. Vì thế, yên lặng phát âm chữ cuối trong "Ah" lúc hơi thở đi ra. Đó là lý do chúng ta thực hành âm cuối của"Ah".
Âm "Ah" rất có ý nghĩa bởi vì khi bạn nói "Ah", nó hoàn toàn trống không. Toàn bộ hơi thở đi ra ngoài không có gì còn lại. Bạn hoàn toàn trần trụi, rỗng tuyếch và chết. Chỉ cần khoảng cách nhỏ đời sống của bạn chuyển động ra ngoài. Bạn đã chết và trống không.
Sự trống không này nếu nhận thức được. Nếu ý thức được. Nó sẽ thay đổi toàn bộ con người bạn. Thế thì bạn biết rõ đời sống này không phải là sự sống và chết cũng không phải là sự chết.
Bạn biết một điều gì đó vượt khỏi hơi thở vào ra, tâm của một nhân chứng. Và nhân chứng này sinh ra rất dễ dàng; nếu hoàn toàn trống không trong hơi thở. Đời sống có sự chìm lắng và sự lắng đọng này; làm tất cả căng thẳng tự giảm dần. Vậy bạn hãy thử xem, đó là kỹ thuật rất tốt. Nhưng tiến trình thông thường với những thói quen tầm thường lại nhấn mạnh chỗ hơi thở vào. Chẳng bao giờ lưu tâm gì đến hơi thở ra.
Chúng ta thường cảm nhận hơi thở vào, nhưng chẳng bao giờ quan tâm đến thoát hơi thở ra. Thực sự chúng ta nhận hơi thở vào và thân tự động phải tống thoát ra. Nếu chú ý quan sát hơi thở, bạn sẽ nhận biết.
Chúng ta chỉ nhận hơi thở vào chẳng bao giờ lưu tâm đến thở ra. Hơi thở ra là hoạt động  của thân vật lý. Chẳng qua vì sợ hãi cái chết, hơi thở ra hoàn toàn cần thiết, nhưng căn bản chúng ta lại không hứng thú với nó.
Không phải nói về hơi thở; mà là thái độ toàn diện hướng về cuộc sống. Chúng ta nương tựa và bám chặt những điều gì xảy đến; không muốn rời bỏ hay vứt bỏ. Đó chính là tính bủn xỉn và góp nhặt trong tâm thức.
Nên nhớ có nhiều sự liên hệ mật thiết với nhau. Nếu bạn đau khổ vì chứng bệnh táo bón. Đó là nguyên nhân căn bản; vì bạn luôn luôn hít vào chứ không chịu thở ra. Thức chẳng bao giờ cho mà chỉ nhận vào và sẽ đau khổ vì bệnh táo bón.
Con người không cho đi bất cứ điều gì mà cứ tích lũy và chất chứa. Chẳng qua vì sợ hãi. Sự sợ hãi căn để xuất hiện ngay tại đó. Họ chỉ thích gom góp, nhưng không hề nghĩ những gì chất chứa sẽ trở thành độc tố.
Nếu bạn hít vào mà không thở ra. Mỗi hơi thở trở thành chất độc. Bạn sẽ chết vì nó. Vì bạn đã chuyển hướng năng lượng đời sống thành chất độc. Nếu bạn cư xử trong đường hướng phiền muộn; những cảm xúc phiền nhiểu. Cho nên hơi thở rất cần thiết vì nó sẽ tống hết những độc tố ra ngoài.
Thực sự chết là tiến trình của sự thanh lọc. Còn sống là tiến trình tích tụ độc tố. Đời sống là tiến trình hình thành những độc tố. Bởi vì cần sống nên bạn sử dụng rất nhiều thứ và giây phút sử dụng hơi thở, nó chuyển thành độc tố.
Hít vào, bạn nhận oxygen và những gì còn lại sẽ trở thành chất độc. Oxygen là đời sống bạn phải sử dụng. Vậy đời sống cứ tiếp tục thay đổi đủ mọi thứ và những thứ khác sẽ trở thành chất độc.
Con người sử dụng đủ mọi thứ và chuyển thành chất độc. Trái đất đang nằm ngay mép của sự chết. Một ngày nào đó, trái đất sẽ chết. Vì chúng ta đã biến tất cả thành chất độc. Chết là tiến trình của sự thanh lọc.
Khi toàn bộ thân vật lý chứa đầy độc tố, cái chết sẽ phóng thích bạn ra khỏi thân vật lý bị nhiễm độc để tái tạo lại và cho bạn đời sống mới với một thân vật lý mới. Thông qua chết, tất cả độc tố chất chứa tan biến về tự nhiên. Thế là bạn được ban tặng một cỗ máy tốt hơn.
Sự việc này đã xảy ra trong từng hơi thở. Hơi thở ra đồng dạng với cái chết. Vì nó cần thải chất độc ra ngoài. Nếu thở ra toàn bộ, không còn hơi thở nào bên trong; lúc ấy, bạn chạm đến điểm yên lặng. Và bạn không thể nào chạm đến điểm này khi hít vào.
Khi thở ra toàn bộ, hệ thống thay đổi và chấp nhận chết. Không có gì sợ hãi nếu biết chuẩn bị kỹ cho sự ra đi. Thực sự khi bạn sẵn sàng chết mới có thể sống. Bạn đơn độc trở thành sự dũng cảm, gan dạ với cuộc đời. Chỉ vì bạn không còn sợ hãi.
Ai chấp nhận chết, sẵn sàng đón chào và nhận lấy cái chết như người khách quý, hay sống cùng nó sâu thẳm trong cuộc đời; nên thở ra, đừng cố hít vào. Chính nó sẽ thay đổi toàn bộ con người bạn.
Kỹ thuật Mật điển đơn giản này chẳng kêu gọi bất kỳ ai. Chẳng qua chúng ta thường nghĩ: "Tâm thức tôi rất phức tạp." Sự thực chẳng có gì rắc rối hay khó hiểu; chỉ có thức là ngu xuẩn. Người ngu xuẩn mới là phức tạp. Người khôn ngoan thì đơn giản. Không có gì phức tạp trong tâm trí. Nó chỉ vận hành một cách máy móc. Nếu bạn hiểu rõ như thế sẽ thay đổi rất dễ dàng.
Nếu chưa bao giờ nhìn thấy ai chết, nếu được bảo vệ và ngăn ngừa không cho nhìn thấy sự chết như đức Phật. Bạn không thể nào hiểu bất cứ điều gì về cái chết. Vua cha đức Phật rất sợ hãi khi nghe nhà tiên tri nói: "Đứa bé này sẽ là vị thánh phi thường. Ông ta sẽ từ bỏ thế giới đầy vật chất"
Vua cha hỏi: "Có cách nào để ngăn ngừa không?"
Vị thánh nói: "Đừng cho hoàng tử nhìn thấy sự chết. Bởi vì nếu không ý thức về sự chết. Hoàng tử sẽ không bao giờ nghĩ đến từ bỏ cuộc đời."
Thực là tuyệt vời và có nhiều ý nghĩa. Nghĩa là tất cả tôn giáo, triết học, Mật điển và Yoga căn bản là hướng về sự chết. Nếu bạn ý thức về cái chết, lúc ấy tôn giáo mới có ý nghĩa với bạn.
Đó là lý do chỉ có con người mới có tôn giáo và loài vật thì không. Vì không có loài động vật nào ý thức sự chết. Chúng chết nhưng hoàn toàn không ý thức. Nó không thể nhận thức hay tư duy rằng nó sắp chết. Một con chó chết. Những con chó khác chẳng bao giờ nghĩ rằng cái chết cũng đến với nó. Không có loài vật nào trở thành giác ngộ, chỉ những phẩm tính tâm thức rất cao mới có thể hướng bạn từ bỏ tất cả. Khi ý thức về cái chết.
Ngay cả con người, nếu chưa ý thức về sự chết, bạn chỉ thuộc về thế giới cao cấp của loài thú, chưa là con người. Bạn chỉ trở thành con người chỉ khi nào bạn chạm đến sự chết. Còn không thì chẳng có gì khác biệt giữa bạn và loài thú.
Tất cả mọi việc giống như nhau. Chỉ có cái chết mới mang lại sự khác biệt. Dám chạm cái chết, bạn không còn là loài thú. Một điều gì đó sẽ xảy đến với bạn nhưng chẳng bao giờ xảy ra với loài thú. Vì bây giờ bạn có tâm thức khác hơn.
Cha đức Phật bảo vệ không cho hoàng tử thấy bất cứ dạng nào của sự chết. Không chỉ riêng về cái chết con người mà ngay chết của loài thú, bông hoa hay cỏ cây. Người làm vườn được chỉ dạy không để cho hoàng tử nhìn thấy hoa tàn, héo úa trên cành hay những chiếc lá vàng khô.
Không nơi nào hoàng tử đến có thể phát hiện ra sự chết. Có thể hoàng tử suy luận ra mình cũng sắp sửa chết. Và các bạn cũng thế. Chẳng bao giờ các bạn nghĩ hay kết luận mình cũng phải chết, khi nhìn thấy vợ hay cha, mẹ, con cái mình chết. Bạn có thể than khóc, nhưng không ý thức đó là dấu hiệu tôi cũng phải chết.
Nhà tiên tri nói: "Hoàng tử rất là mẫn cảm và nhạy bén, phải giữ gìn không cho hoàng tử thấy cái chết bằng bất cứ dạng thức nào."
Người cha quá ý thức. Ông không cho bất cứ người già nào được nhìn thấy trong cung điện. Vì già lão là tiếng dấu hiệu báo trước của tử thần. Nếu đức Phật bất ngờ ý thức: "Chỉ cần dừng hơi thở con người có thể chết." Điều này sẽ trở thành khó khăn: "Làm sao người chết không có hơi thở vào." Ngài sẽ thắc mắc: "Đời sống quá lớn, tiến trình sống chết quá phức tạp."
Nếu không trông thấy người chết, bạn không thể nhận thức: "Chỉ dừng hơi thở con người sẽ chết." Chỉ cần hơi thở dừng lại. Một điều quá đơn giản. Nhưng làm thế nào mà đời sống phức tạp như thế lại có thể có cái chết.
Hơi thở đi ra; cuộc sống bạn hoàn toàn rổng tuyếch. Bạn chạm đến cái chết. Bạn đứng sát cạnh cái chết. Thế là tất cả mọi sự việc trở nên bình thường và yên lặng trong chính bạn.
Sử dụng như thần chú.
Bất cứ khi nào mệt hay bất cứ lúc nào bạn căng thẳng. Có thể sử dụng bất cứ âm thanh nào với âm cuối có "Ah", kể cả "Allah" cũng chẳng sao. Bất cứ chữ nào có thể thoát ra trọn vẹn trong hơi thở ra và bạn có thể trống không như hơi thở.
Giây phút trống không của hơi thở đồng nghĩa bạn cũng trống không về cuộc đời. Tất cả vấn đề thuộc về cuộc sống, không có vấn đề nào thuộc về sự chết. Sự xáo trộn, phiền nhiểu, đau khổ, sân hận, buồn bã của bạn, thuộc về cuộc sống. Như thế; khi bạn chết sẽ không còn vấn nạn nào.
Cái chết chẳng bao giờ đem đến cho ai sự phiền toái, cả ngay khi bạn nghĩ: "Tôi rất sợ chết, tuy chết sẽ sáng tạo ra vấn đề." Như vậy chết đâu phải hình thành những vấn đề rắc rối. Chỉ là chính bạn mãi bám chặt vào sự sống. Chỉ có cuộc đời là rắc rối, chết là tan biến tất cả mọi vấn đề.
Khi hơi thở chuyển động hoàn toàn thoát ra ngoài... "Ah"... Lúc ấy bạn hoàn toàn trần trụi trong cuộc đời. Nhìn ngay giây phút khi hơi thở ra, trước khi lấy hơi thở vào sâu thẳm với ý thức sự bình thản và yên lặng, trong khoảng khắc đó, bạn chính là Phật.
Nếu bắt được ngay khoảnh khắc đó, bạn đã nếm hương vị mà đức Phật từng nhận biết. Và một khi đã nhận biết, bạn có thể buông bỏ hương vị trong hơi thở vào và ra. Tiếp theo, hơi thở có thể tiếp diễn vào, ra. Nhưng bạn vẫn duy trì trong phẫm tính tâm thức rõ biết. Tâm thức rõ biết lúc nào cũng có mặt tại đó và chúng ta chỉ cần khám phá. Rất dễ dàng khi đời sống đã trống không.
Phát âm yên lặng chữ cuối "Ah"
Tiếp theo hơi thở ra "Hh..."
Tất cả đều trống không.
Không cần cố gắng. Ngay khoảng khắc đó không cần bất cứ nỗ lực nào. Tự nhiên, bình thản. Chỉ cần ý thức, mẫn cảm và phát hiện giây phút về sự chết. Ngay khoảng khắc đó, bạn đứng gần cánh cửa... và rất là... rất gần sự tối hậu.
Ngay khoảnh khắc đó, bạn không còn là làn sóng mà chính là đại dương. Nếu biết ý thức bạn không quên mình chính là sự tỉnh giác. Những đợt sóng vẫn xuất hiện; nhưng bạn không còn đồng hóa mình là sóng. Vì bạn chính là đại dương nên chẳng bao giờ trở lại làm sóng.
Sống là những đợt song, còn chết là đại dương. Đó là lý do đức Phật nhấn mạnh sự chết là Niết bàn. Ngài chẳng bao giờ nói: Bạn sẽ đạt đời sống vĩnh hằng. Đơn giản ông chỉ nói bạn chết một cách toàn diện.
Jesus nói: "Hãy đến với ta, ta sẽ ban cho các ngươi đời sống phong phú." Đức phật nói: "Đến với ta, ta sẽ dạy các người phát hiện sự chết. Ta sẽ dạy cho các ngươi cái chết trọn vẹn."
Cả hai đều có cùng ý nghĩa. Nhưng điều đức Phật dạy cơ bản hơn nhiều. Chỉ vì các bạn vẫn sợ hãi về cái chết. Đó là lý do đức Phật không thể là sự lôi cuốn tại Ấn độ. Vì ngài hoàn toàn nhỗ bật gốc rễ.
Trong khi chúng ta cứ mãi cho rằng vùng đất này là tôn giáo thiêng liêng. Nhưng người tự cho mình là tôn giáo nhất lại không thể cắm gốc rễ ngay sự thật này.
Vùng đất tôn giáo này thuộc dạng gì? Chúng ta không thể sản xuất một vị Phật vì không ai có thể so sánh với ngài. Chỉ khi nào thế giới nghĩ chính Ấn độ là đất của tôn giáo và cả thế giới đều nhớ về đức Phật; như thế đức Phật là nguyên nhân làm Ấn độ trở thành vùng đất thiêng liêng.
Vùng đất tôn giáo này thuộc dạng thức nào? Tại sao đức Phật không thể cắm rễ tại Ấn độ, và giáo thuyết của ngài hoàn toàn bật gốc? Chẳng qua ngài sử dụng ngôn ngữ về cái chết. Đó là một nguyên nhân. Trong khi Brahmins (Bà la môn) sử dụng ngôn ngữ về sự sống. Họ nói về Brahma và đức Phật nói về Niết bàn. Brama là biểu trưng cho sự sống và Niết bàn (Nirvana).
Đức phật nói: "Cái chết của nhân loại không phải là là chết trọn vẹn. Vì thế họ phải tái sinh trở lại trong nghiệp quả. Và ta sẽ truyền trao cho các người cái chết trọn vẹn và không còn trở lại bằng nghiệp quả."
Gọi là chết, nhưng đức Phật lại nói: "Không hẳn là chết. Chỉ là chu kỳ nghỉ ngơi và các bạn sẽ tái sinh." Nó là hơi thở ra; bạn nhận lấy hơi thở vào và tái sinh. Đức phật nói: "Ta sẽ cho các ngươi phương cách của hơi thở ra chẳng bao giờ trở lại. Một cái chết toàn diện, đó là Niết bàn hay sự chấm dứt."
Chúng ta sợ hãi vì vẫn bám vào sự sống. Không phải là mâu thuẫn. Càng bám chặt vào đời sống, bạn càng chết nhiều hơn. Và nếu chuẩn bị sẵn sàng cho sự chết. Bạn càng trở nên bất tử. Nếu sẵn sàng chết sẽ không có sự chết. Bởi vì không một ai có thể cho bạn sự chết nếu bạn đã sẵn sàng đón nhận. Vì thông qua chấp nhận, bạn sẽ ý thức điều gì đó trong chính bạn. Đó là sự bất tử.
Hơi thở vào và ra là sự sống và chết của thân vật lý. Không phải bạn. Nhưng cái "Tôi" không thể nhận thức cái gì đó hơn cả tấm thân này. Cái "Tôi" tự đồng hóa mình với thân vật lý. Thế rất khó nhận thức hơi thở vào. Nhưng lại dễ dàng ý thức hơi thở ra. Khi hơi thở ra, khoảnh khắc đó bạn trở nên già nua và đi đến cái chết. Tất cả hoàn toàn trống không; hơi thở và bạn chết trong chỉ một sát na.
Khi phát âm Hh;
Không cần cố gắng;
Và hoàn toàn tự nhiên.
Các bạn có thể quan sát bất cứ lúc nào căng thẳng. Bạn thở "Ahhhhh..."; bạn cảm thấy nhẹ nhỏm và hoàn toàn thư giãn. Hay vào lúc bạn vui quá trớn. Bạn nói: "Ahhhhh..." và hơi thở thoát ra toàn diện. Bạn cảm thấy sự an bình từ bên trong mà chưa bao giờ cảm nhận.
Thử thực hành khi cảm thấy tâm trạng tốt. Hít một hơi vào và nhìn cảm giác như thế nào. Không phải trạng thái bạn tốt đến từ "Ah" mà chính vì hơi thở hoàn toàn thoát khỏi thân vật lý.
Ngôn ngữ tuy khác biệt nhưng hai sự việc chẳng khác. Toàn thể thế giới, cho dù bất cứ một ai cảm thấy mệt mõi, người ấy có thể nói "Ahh..."; có nghĩa là lúc ấy họ gọi cái chết đến và hoàn toàn thư giãn.
Bất cứ ai cảm thấy hạnh phúc hay vui quá mức. Người ấy nói "Ahh...", lúc ấy họ tràn ngập niềm vui và ngay bây giờ không còn sợ cái chết. Ông ta đã tự giải phóng chính mình và hoàn toàn thư giãn.
Và sự việc gì sẽ xảy ra nếu bạn tiếp tục thực hành kỹ thuật. Bạn trở nên ý thức trọn vẹn điều gì đó trong chính bạn. Đó là tính tự nhiên của bản thể sẵn có. Nhưng vì quá cột chăt với đời sống và quá nhiều sự chiếm hữu trong cuộc sống. Nên bạn không thể nào nhận thức những trạng thái ẩn núp phía sau.
Khi không còn gom góp hay tích lũy những thứ linh tinh trong cuộc sống chỉ bằng hơi thở vào; trạng thái bản thể còn ẩn tàng sẽ được khám phá. Tuy chỉ là thoáng thấy, nhưng dù chỉ thoáng thấy hay lóe lên một chút ánh sáng, và từ từ sự sáng tỏ sẽ lớn dần.
Một khi đã nhận thức, bạn không thể nào quên vì nó không phải là cái gì do chúng ta tạo tác mà là tự nhiên phát sinh. Cũng không phải là điều gì chúng ta tạo lập. Nó lúc nào cũng ở tại đây chỉ vì chúng ta quên lãng. Nên chỉ cần nhớ lại, tất cả sẽ được khám phá.
Hãy nhìn những đứa bé thở. Nhìn khi chúng đang ngủ. Bụng nó phình lên và hóp vào, không phải lồng ngực. Nếu các bạn ngủ và quan sát, lồng ngực các bạn chuyển động lên xuống và hơi thở các bạn chẳng bao giờ xuống rún.
Hơi thở chỉ có thể xuống rún nếu các bạn thở ra chứ không hít vào. Vì cố hít vào không có sự thở ra. Hơi thở không thể chạm tới rún. Tại sao hơi thở đi xuống rún khi người ta thở ra. Toàn bộ hơi thở thoát ra ngoài và tự nhiên thân sẽ nhận hơi thở vào vừa đủ không hơn không kém.
Thân có trí năng riêng và có thể khôn ngoan hơn các bạn. Thân không bao giờ làm cho nó rối loạn. Bạn hít vào nhiều hay kém hơn, có thể làm nó khủng hoảng hay rối loạn. Thân tự nó hoạt động với sự vận hành riêng của nó.
Khi cần tự nó sẽ nhận nhiều hoặc ít mà không hề gây rối loạn. Thân chẳng bao giờ cực đoan. Vì thân tự vận hành để tạo sự quân bình. Nếu cố hít vào sự quân bình sẽ rối loạn. Vì bạn không biết mình đang làm gì và không biết sự tự điều tiết của thân. Đó là sự thiết yếu thay đổi trong từng sát na.
Hãy để thân tự hành động. Bạn chỉ nên thở ra, bạn cho hơi thở thoát ra trọn vẹn và tự động thân sẽ nhận lấy hơi thở vào. Nó nhận lấy hơi thở sâu và chậm. Thế là hơi thở tự động đi xuống rún. Tự nó đi đến trung tâm rún một cách chính xác và bụng bạn tự phình lên xẹp xuống.
Nếu cố hít vào chẳng bao giờ bạn thở ra trọn vẹn. Khi hơi đi vào bạn vẫn cố hít vào thêm nữa. Cho nên hơi hít vào không chấp nhận hơi thở xuống sâu. Bạn tiếp tục cố hít vào. Chính là lúc hơi độc tố tràn ngập vào trong bạn.
Họ nói rằng bạn có 6000 túi chứa trong phổi. Nhưng chỉ có 2000 túi chứa oxy. Bốn ngàn túi còn lại để chứa hơi độc cần tống ra ngoài. Vậy 2/3 lá phổi sẵn sàng hình thành sự rối loạn, đau khổ và phiền não trong thân tâm thức. Trong khi đứa bé thở ra chứ không cố hít vào. Nên hơi thở hoàn tất qua thân vật lý một cách tự nhiên.
Khi đứa trẻ vừa sinh ra. Nó khóc. Bằng tiếng khóc cuống họng bắt đầu mở. Với tiếng khóc đầu đời được phát ra là "Ahhh...", oxy và không khí được cung cấp qua người mẹ chính là hơi thở tống ra.
Đây là sự nỗ lực đầu tiên của hơi thở. Nếu đứa trẻ không khóc bác sĩ sẽ rất lo lắng, vì đứa bé không thể hiện dấu hiệu của sự sống. Nó vẫn còn cảm giác lệ thuộc vào người mẹ. Thế nên, nó phải khóc và tiếng khóc đầu tiên là sự tuyên bố độc lập.
Người mẹ không cần thiết nữa. Tự nó nhận trực tiếp hơi thở của chính nó. Thế là bước đầu tiên nó cần khóc để phóng ra hơi thở được cung cấp qua người mẹ trong bào thai. Sau đó, thân nó tự vận hành hơi thở đi vào.
Hãy thử với "Ahhh...". Chính nó là âm thanh tuyệt vời bao bọc chung quanh bạn. Bất cứ khi nào mệt "Ahh..." và tống hơi thở ra. Bạn trở thành con người khác với tâm thức đầy rộng mở. Khi gắng sức hít vào, bạn rơi vào tâm thức phiền muộn với thân vật lý nặng nề. Bằng hơi thở ra, ưu phiền tan biến và sự chiếm hữu cũng không còn tồn tại.
Mật điển không kêu gọi bạn từ bỏ sự chiếm hữu. Mật điển chỉ nói thay đổi hệ thống hơi thở. Nếu biết quan sát hơi thở và tính khí, bạn trở nên ý thức hơn. Bất cứ những gì sai lầm cũng đều kết hợp nhấn mạnh hơi thở vào. Và bất cứ những điều gì tốt lành luôn kết hợp với hơi thở ra.
Khi nói láo, bạn luôn giữ hơi thở vào. Khi nói thực, chẳng bao giờ bạn giữ hơi thở lại. Vì sợ bị phát hiện, khi nói láo, bạn giữ hơi thở lại. Bạn sợ hãi những bí mật được phát hiện qua hơi thở ra.
Tiếp tục thử âm "Ah" nhiều lần, bạn sẽ có một thân vật lý khoẻ mạnh với tâm thức đầy trong sáng và phẩm tính bình an trong tĩnh lặng sẽ phát triển.
Đóng thính giác và co thắt hậu môn.
Chúng ta không ý thức thân vật lý và sự vận hành của thân như thế nào; bản tính tự nhiên và phương cách của nó là gì. Nhưng nếu biết quan sát thì rất dễ dàng đi đến tĩnh thức.
Khi bạn dừng cái nghe bằng cách bịt tai và co thắt hậu môn, tất cả mọi việc đều dừng lại. Giống như toàn thế giới trở thành bất động. Không còn sự chuyển động nào cả. Bạn cảm nhận thời gian như dừng lại.
Việc gì xảy ra khi co thắt hậu môn? Khi đó cả hai tai đã đóng lại và bạn chỉ nghe được âm thanh từ bên trong. Nếu không được co thắt hậu môn, âm thanh sẽ phóng thích qua ruột. Một thứ âm thanh rất vi tế.
Nếu co thắt hậu môn sau khi đóng kín tai, bạn sẽ nhìn thấy bên trong nguồn gốc của âm thanh. Đó chính là sự yên lặng, là âm bản của âm thanh. Khi tất cả âm thanh dừng lại, bạn nghe được sự yên lặng hay vô thanh phóng ra từ bên trong.
Chúng ta không hề quan sát thân vật lý. Nhưng đó là một trong những cơ bản dành cho những người tìm kiếm. Xã hội chống lại thân vật lý vì sợ nên chống đối. Do đó, xã hội huấn luyện những đứa trẻ không ý thức về thân vật lý.
Thế là chúng ta theo đó để tạo những đứa trẻ mất đi sự mẫn cảm. Chúng ta hình thành khoảng cách giữa thân và tâm. Vì thế không còn một ai lưu tâm và chú ý đến những gì diễn biến trong thân nhiều. Vì sao khi ý thức về thân sẽ hình thành những vấn đề trong xã hội?
Nếu đứa trẻ ý thức về thân, có thể nó ý thức về tính dục cho dù sớm hay muộn. Nhưng nếu quá lưu tâm về thân, nó cảm giác mạnh về tính dục. Do đó, cần phải phải giết tận gốc. Nó phải như vật vô tri vô giác về thân. Nó không còn nhạy cảm. Không còn cảm giác tính dục. Bạn không còn ý thức về thân và chỉ lưu tâm về nó khi có điều gì trục trặc.
Khi bị nhức đầu, bạn có cảm giác về cái đầu. Khi đạp gai nhọn bạn bắt đầu để ý đến chân. Khi thân đau bạn mới bắt đầu nghĩ về thân... Bạn chỉ cảm nhận thân khi có vấn đề gì đó xảy ra. Không phải ngay bây giờ.
Chẳng bao giờ bạn nghĩ đến bệnh tật. Bạn chỉ ý thức khi bệnh tật đến gõ cửa. Không một ai có thể tự mình đi bác sĩ đúng lúc. Khi bệnh tật tấn công mạnh và tàn phá khốc liệt, lúc ấy, bạn mới bắt đầu phát hiện và rơi vào phiền muộn!
Nếu đứa trẻ trưởng thành với sự mẫn cảm, nó sẽ phát giác bệnh tật đúng lúc; kể cả trước khi bệnh xuất hiện. Hiện nay, nước Nga đang tìm kiếm phương pháp có thể phát hiện bệnh tật trước sáu tháng.
Nếu chúng ta nhạy cảm về thân. Vì chính thân vi tế mẫn cảm trước những chuyển biến khác lạ. Có thể làm thân vật lý suy nhược. Và chính thân vi tế đã phát động cảm nhận về biến đổi khoảng sáu tháng trước.
Tâm thức chẳng bao giờ quan tâm đến bệnh tật. Chúng ta chẳng bao giờ ý thức đến sự chết. Nếu ngày mai bạn chết, bạn cũng không ý thức ngay từ hôm nay. Sự việc giống như chết, nó có thể xảy ra ngay khoảnh khắc. Nhưng các bạn không hề ý thức khoảnh khắc này. Thân vật lý và sự mẫn cảm của bạn đã chết từ lâu lắm rồi, có thể nói trước khi bạn xuất hiện trên cõi đời này.
Toàn bộ thế giới và nền tảng văn hóa hiện đại đã hình thành sự cùn nhụt, tính lờ mờ, sự chết vì nó chủ trương chống lại thân vật lý. Bạn không được quyền có cảm nhận hay ý thức về nó.
Sự sáng tạo này làm phát sinh nhiều vấn đề đối với Mật điển. Vì Mật điển có niềm tin sâu sắc về thân và sự nhận biết của thân. Thân âm thầm chuyển động liên tục trong sự vận hành khác biệt. Trong khi bạn vẫn tiếp tục với những hoạt động trong cuộc sống một cách không ý thức về nó.
Sự vận hành là trạng thái làm việc bằng ngôn ngữ của thân. Thân có ngôn ngữ riêng của nó. Có một số nhà phân tâm học được huấn luyện để tiềm hiểu và ứng dụng ngôn ngữ của thân. Vì họ không còn tin vào cách sống và sự suy nghĩ của người văn minh.
Nhưng bất cứ điều gì họ phát biểu, các nhà tâm lý học không thể tin. Như vậy tốt hơn hết là họ quan sát thân thể của mình. Có thể nó cung cấp rất nhiều thông tin và manh mối một cách chính xác.
Một người đến gặp nhà phân tâm học. Ông khuyên bệnh nhân mang hết những gì dấu kín trong lòng ra trút cạn. Lúc đó, ông quan sát thân thể bệnh nhân vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chữa trị.
Nếu tính ích kỷ là vấn đề của bệnh nhân, cách đi đứng của họ hoàn toàn khác với người rộng mở và khiêm tốn. Cổ và trục xương sống người ích kỷ cứng ngắt và chết cứng. Nếu bạn chạm vào thân, sẽ thấy họ cứng như gổ không có sự sống. Nếu như sờ vào thân họ; bạn cảm nhận họ gần như vô tri giác, không có sự nồng ấm của thân.
Thử nhìn những người lính đi tiên phong. Tất cả đều có dáng cứng ngắt gần như vô tri giác. Nhưng rất cần thiết vì họ sắp sửa chết hay bị giết. Họ không còn ý thức về thân. Vì thế, những người lính diễn hành giống như những món đồ chơi trẻ em. Hay có thể nói những thây ma đang trình diễn.
Nếu là người khiên tốn và rộng mở, thân vật lý bạn hoàn toàn khác hẳn. Cách ngồi hay đứng hoàn toàn rất nhẹ nhàng và khoan thai. Nếu cảm thấy thấp kém, bạn sẽ có hành vi khác. Nếu cao thượng, lại khác hơn nữa. Nếu lúc nào cũng sợ hãi, bạn có thái độ phòng thủ.
Nếu không sợ hãi, bạn như đứa trẻ chơi với cha mẹ. Người sợ hãi, bụng họ căng cứng như tảng đá. Nếu không sợ, bụng bạn thư giãn và mềm dịu. Nếu đã thư giãn chắc chắn, sự sợ hãi không thể tồn tại. Có tình yêu thì sẽ ấm áp với tính chất khác biệt của thân. Người không tình yêu, thân sẽ lạnh lùng. Sự lạnh lùng và nhiều vấn đề khác vận hành trong thân và trở thành chướng ngại vì thân thể họ đóng băng.
Thân vận hành theo đường lối riêng của nó. Phần bạn vẫn tiếp tục làm theo định hướng của tri thức. Cho nên, rạn nứt hình thành và những gì liên quan đến thân phải tan vỡ và bạn hoàn toàn mù tịt.
Tôi từng thấy người đè nén cảm xúc khi giận dữ, hai tay họ nắm chặt với sức mạnh của sự đè nén cơn giận. Người nào chú ý chỉ cần sờ vào họ là có thể nhận biết. Nhưng tại sao lại nắm chặt hai bàn tay? Vì sự giận dữ sẽ hướng về đó. Nếu đè nén sân hận, răng và nứơu bạn nghiến chặt; chỉ cần quan sát ai cũng có thể nhận biết với thông tin: "Tôi đang bị đè nén ở đây."
Nếu tính dục bị đè nén, bộ phận sinh dục sẽ căng lên. Với bất cứ vùng kích dục nào được chạm đến, bạn cảm nhận tính dục thức dậy ngay lập tức. Nhưng cũng chính vùng kích dục đó làm bạn sợ hãi và làm bạn không dám sờ đến. Thế là nó co cụm lại. Vì con người bên trong khép kín và từ chối, có nghĩa một phần thân vật lý bị chối bỏ. Nên nó không thỏa thuận cho bạn rộng mở.
Theo những nhà nghiên cứu, hiện nay khoảng hơn 50% phụ nữ bị lãnh cảm. Họ cảm thấy hoàn toàn nhạt nhẽo với hành động tính dục. Vì tôn giáo, xã hội và học đường dạy phái nữ phải tránh tiếp xúc với nam giới.
Người nữ đè nén tính dục cho đến tuổi 20 sẽ trở thành thói quen. Có thể cô vẫn nói về tình yêu nhưng thân vật lý không thể rộng mở đón chào, nên có sự phản hồi. Hai hiện tượng mâu thuẫn tuyệt đối xảy ra giữa hai dòng điện đối ngịch.
Cô muốn yêu nhưng thân vật lý không cho phép; nó không thể đi đến sự gần gũi. Vì thế, Mật điển trở thành ý thức về hiện tượng, ý thức đầu tiên cảm giác sâu sắc của thân.
Mật điển nói:
"Nếu bạn sử dụng thân trong rõ biết, thân trở thành cỗ xe đưa bạn đến sự huyền diệu. Tính mờ đục hoàn toàn là sự ngu xuẩn để chống lại thân. Biết sử dụng thân như cỗ xe và sử dụng năng lượng của thân trong ý thức bạn sẽ vượt xa hơn."
Bây giờ, dừng lại bằng cách bịt tai và co thắt hậu môn để thâm nhập vào chiều sâu thẩm của thanh vô thanh. Trong cuộc sống, nhiều lần bạn tự co thắt hậu môn và thỉnh thoảng hệ thống đường ruột được giải toả mà không hề hay biết.
Nếu bất ngờ bạn rơi vào sự sợ hãi, có thể bạn không thể kiểm soát được tiểu tiện. Bạn không thể kiểm soát được; nếu bất ngờ sự sợ hãi tóm lấy bạn. Và như thế sự việc gì sẽ xảy ra?
Khi sợ hãi điều gì sẽ xảy ra? Sợ hãi là vấn đề thuộc về tâm lý. Thế thì vì sao bạn tiểu tiện khi sợ hãi? Tại sao bạn không thể kiểm soát được? Phải có cái gì liên kết sâu sắc trong gốc rễ. Sự sợ hãi chỉ xảy ra trong tâm thức. Khi bạn không còn sợ hãi tức thì hiện tượng đó không thể xảy ra.
Đứa trẻ không hề kiểm soát thân. Không loài động vật nào kiềm chế được sự tiểu tiện hay đại tiện... Khi tràn đầy thì tự nhiên phải giải toả. Không loài thú nào kiểm soát. Chỉ riêng con người. Nếu đứa trẻ tiểu tiện trên sofa; đó là điều cấm kỵ. Vì thế nó được huấn luyện phải phóng xuất chất thừa ở vị trí nào. Sự huấn luyện này thuộc về tâm lý. Vì thân vật lý không cài đặt sẵn chương trình.
Con người là dạng động vật có thân vật lý. Thân vật lý không thuộc về văn hoá, xã hội... Đó là lý do tại sao  trong sợ hãi, tâm thức không thể kiểm soát những gì chúng ta áp đặt. Thế là nó tự hành vận theo cách riêng của nó để tự giải phóng.
Bạn không thể kiểm soát. Bạn chỉ có thể kiểm soát ở điều kiện bình thường. Nhưng trong lúc khẩn cấp, bạn hoàn toàn không thể, vì thân vật lý của bạn được huấn luyện theo chương trình được thiết lập sẵn. Cho nên, trong lúc khẩn cấp bạn mất kiểm soát. Tức thì thân tự vận hành theo bản năng của chính nó.
Nhưng có thể nhận biết. Với con người dũng cảm; không bị sự sợ hãi chi phối. Điều này chẳng bao giờ xảy ra... Đó là dấu hiệu của hiện tượng, cho bạn nhận biết sự yếu đuối và hèn nhát hay dũng mãnh.
Trong sợ hãi không thể tự chủ tiểu tiện. Đó là dấu hiệu bạn là người hèn nhát. Con người dũng cãm không bao giờ như thế. Vì họ sâu sắc hơn; hệ thống thân và hơi thở liên hệ hài hòa với nhau không còn khoảng cách.
Khi gặp sự khẩn cấp hay nguy hiễm, tất cả phải tự phóng xuất sự. Đó là sự vận hành tự nhiên cho chúng ta nhẹ bớt. Người yếu đuối hay hèn nhát có thể chạy trốn dễ dàng khi bàng quang thư giãn. Đó là lý do tại sao phải phóng xuất sự nặng nề và chứa đựng đã trở thành chướng ngại. Đây là sự giúp đỡ của bản năng sinh tồn; giúp cho những người không dũng cảm có thể tồn tại.
Tại sao tôi nói về điều này? Tôi muốn bạn ý thức về tiến trình tâm thức và sự vận hành của hệ thống tiêu hóa liên hệ mật thiết với nhau. Theo tâm lý học: Từ 50-90o%  giấc mộng phát sinh từ sự vận hành không ổn định của hệ thống tiêu hóa.
Nếu ăn quá no hay dùng thực phẩm nặng vào ban đêm, bạn sẽ có những cơn ác mộng. Bao tử không liên kết hoàn hảo với tâm. Ác mộng do bao tử không tiêu hóa được. Có những giấc mộng hình thành do tác động bởi những động cơ chủ quan. Nếu ngủ tay bạn bắt chéo ngang ngực lập tức bạn rơi vào giấc mộng. Nếu có cái gối nằm trên ngực, bạn mộng thấy ma quỷ ngồi trên ngực bạn và giết bạn.
Đó là một trong những vấn đề xảy ra. Tại sao bạn cảm thấy nặng nề như có tảng đá đè lên ngực. Nhưng mở mắt ra bạn thấy không có gì cả. Tại sao lại có cảm giác nặng nề như thế? Vì khi tỉnh giấc, tâm và thân không kết hợp nên không thể cảm nhận thân vật lý và sự nhạy bén của nó.
Khi rơi vào giấc ngủ, tất cả tri thức đều biến mất. Bạn trở thành trẻ con, thân vật lý trở nên nhạy bén. Chính vì tính nhạy bén này, bạn cảm thấy cái gối nặng nề như đá. Nó là tính mẫn cảm bạn đang mở rộng. Tiến trình thân, tâm có sự liên hệ rất mật thiết. Nếu nhận biết những gì xảy ra bạn có thể ứng dụng kỹ thuật.
Chỉ giữ trong trạng thái trống không sẽ hình thành hai sự việc. Năng lượng chuyển động trong khoảng không và không có lối thoát. Âm thanh phát ra do lỗ tai hay hệ thống tiêu hóa. Đó là hai cánh cửa phát xuất cho âm thanh chuyển vận. Khi nó không chuyển động để phóng xuất, bạn cũng cảm nhận rất dễ dàng.
Việc gì xảy ra nếu bạn nhận thức âm thanh nội tại? Với hiện tượng lắng nghe âm thanh, tư tưởng tan biến. Bạn cảm nhận tâm trí dừng lại. Khi thức không vận hành, tất nhiên tư tưởng dừng lại. Có nghĩa là sự chuyển động đang vận hành thì tư tưởng không thể hiện diện.
Rất tốt. Nếu thực tập năm hay sáu lần trong một ngày, chỉ trong ba hay bốn tháng bạn trở nên nhuần nhuyễn. Sau đó, trạng thái lành mạnh tuôn chảy. Một khi âm thanh nội tại đã duy trì bên trong, bạn có thể nghe suốt cả ngày.
Thậm chí khu thương mại ồn ào, đường phố náo nhiệt hay sự lưu thông ầm ĩ. Nhưng khi đã nhận biết âm thanh nội tại, bạn vẫn cảm nhận âm thanh trong chính bạn. Không gì có thể làm rung chuyển hay chao đảo. Lúc nào bạn yên lặng, cho dù bất cứ việc gì xảy ra vẫn không có gì thay đổi.
Âm thanh tên gọi như thần chú.
Đây là kỹ thuật cuối cùng. Tên bạn có thể ứng dụng như thần chú vì tên bạn ăn sâu trong tâm thức. Không gì có thể ăn sâu hơn. Nếu cùng ngồi tại đây và mọi người đều trong giấc ngủ. Nếu có ai đó gọi "Rama" không ai lắng nghe cả, ngoại trừ người mang tên "Rama" sẽ lắng nghe vì nó chỉ quấy nhiễu riêng ông.
Tại sao không ai nghe mà chỉ người mang tên "Rama" nghe? Vì tên đã ăn sâu vào ký ức, không phải thuộc về ý thức mà là vô thức. Có nghĩa là tên bạn đi sâu vào bên trong. Đó là hiện tượng đẹp về tên mình, tuy bạn chẳng bao giờ gọi tên mình chỉ những người khác gọi đến.
Tôi có nghe vào thế chiến thứ nhất. Thosmas Edison, nhà khoa học vĩ đại nhưng rất nghèo. Một hôm, ông đứng xếp hàng nhận khẩu phần được cấp phát cho người thất nghiệp hay nghèo đói. Ông là người phi thường, không ai gọi tên ông. Tất cả mọi người đều gọi ông là "Giáo sư". Vì vậy, ông quên hẳn tên mình.
Khi người ta gọi đến tên, ông không nghe thấy gì cả. Người hàng xóm đứng bên cạnh nói: "Thưa giáo sư, đã đến phiên ông." Đến lúc ấy, ông mới nhận thức và nói: " Không ai gọi đến tên tôi một thời gian dài, mà chỉ gọi học vị nên tôi quên mất Thomas Edison là mình!"
Bạn không bao giờ gọi tên mình mà chỉ nghe qua người khác. Bạn luôn gọi tên người khác. Khi bắt đầu gọi đến tên mình giống như bạn đang gọi tên ai đó. Vì thế, nó trở thành hiện tượng cần khám phá. Vì chính bạn trở thành nhân chứng chính tên gọi mà cả cuộc đời bạn dính liền với nó.
Nếu phân cách tên mình, cũng có nghĩa là bạn phân cách với cuộc đời. Vì tên gọi đã ăn sâu trong tâm thức khi vừa chào đời. Nếu biết sử dụng âm thanh này; bạn sẽ đi sâu thẳm tận bên trong chính mình cho đến khi âm thanh tên bạn không còn nữa.
Ngày xưa, người ta đặt tên thượng đế như Rama, Krisna, Vishnu... Và mọi người thường gọi đến tên. Đó là lý do rất tốt, tên bạn nên sử dụng như thần chú vì hai mục đích.
Nó là tên bạn, bạn sẽ nghe nó rất nhiều lần; và cuộc đời bạn thấm nhuần trong tên bạn. Bạn cứ thực tập bất ngờ bạn ý thức: "Tên này không phải ta." Và từ từ, tên bạn mang tính chất thiêng liêng.
Nếu biết sử dụng tên bạn như thần chú sẽ rất tốt. Nếu muốn thức dậy từ 5 giờ sáng, không cần đồng hồ báo thức. Chỉ cần lặp lại ba lần, thí dụ: "Rama, mi phải thức dậy chính xác lúc 5 giờ sáng." Lặp lại ba lần như thế và bạn đi vào giấc ngủ.
Bạn sẽ thức dậy đúng giờ mình muốn. Nếu thực tập thường xuyên, bất ngờ bạn phát hiện vào lúc 5 giờ sáng có người gọi bạn và nói: "Rama, thức dậy." Đó là vô thức đánh thức bạn.
Nếu trì đọc tên gọi thật nhanh từ bên trong. Chẳng bao lâu bạn thấy không còn là tên gọi mà chỉ là âm thanh vô nghĩa. Không khác biệt giữa Rama hay Mara... Nó chỉ là những âm thanh không có nghĩa. Thế nên, hãy thâm nhập âm thanh tên gọi và quên ý nghĩa của nó. Vấn đề là âm thanh; ý nghĩa là tri thức. Âm thanh xuyên qua thân vật lý. Ý nghĩa xuyên qua não bộ.
Thế nên, hãy quên đi ý nghĩa, chỉ đơn thuần lặp lại âm thanh. Qua âm thanh, bạn sẽ thâm nhập vào tất cả âm thanh. Có nghĩa là kỹ thuật về âm thanh là cánh cửa dẫn đến toàn thể âm thanh. Đồng nghĩa: âm thanh vũ trụ chính là sự hiện hữu.

Ads Belove Post