Read more
Osho - Thiền động (Đi tìm
điều huyền bí - Tập 1)
Chương 2. Vật chất và Thượng
đế là mộtVũ trụ là sự mở rộng của năng lượng, và cuộc sống là kết tinh của nó. Điều chúng ta thấy như vật chất, điều chúng ta thấy như tảng đá, cũng là năng lượng. Điều chúng ta thấy như cuộc sống, điều được kinh nghiệm như ý nghĩ, điều được cảm thấy như ý thức cũng là biến đổi năng lượng. Toàn thể vũ trụ này - dù nó là sóng của biển hay cây thông của rừng hay hạt cát hay ngôi sao trên bầu trời hay cái ở bên trong chúng ta - tất cả đều là biểu hiện của cùng năng lượng trong vô hạn hình dạng và cách thức.
Khó mà nói chúng ta bắt đầu từ đâu và chúng ta kết thúc ở đâu. Cũng khó tương đương mà nói thân thể chúng ta kết thúc ở đâu. Thân thể mà chúng ta coi là giới hạn của mình thì không bị giới hạn trong bản thân nó. Nếu mặt trời, ở xa hàng trăm triệu dặm, mà lạnh đi, chúng ta lập tức sẽ đông cứng lại trong cái chết. Điều này có nghĩa là mặt trời luôn hiện diện trong con người chúng ta, nó là một phần của thân thể chúng ta. Ngay khi nó mất nhiệt chúng ta sẽ tàn lụi đi. Nhiệt của mặt trời là nhiệt của thân thể chúng ta.
Có đại dương các dòng khí ở khắp quanh chúng ta mà từ đó chúng ta rút ra sinh lực của mình - hơi thở sống. Nếu nó không sẵn có cho chúng ta, chúng ta sẽ chết ngay lập tức. Thân thể chúng ta kết thúc ở chỗ nào? Nếu bạn điều tra đầy đủ, toàn thể vũ trụ là thân thể chúng ta. Thân thể chúng ta là vô giới hạn và vô hạn. Và nếu bạn tìm kiếm đúng, bạn sẽ thấy rằng trung tâm của cuộc sống là ở mọi nơi và nó đang mở rộng ra mọi nơi.
Nhưng để biết điều đó, để kinh nghiệm điều đó, điều bản chất là bản thân chúng ta trở thành năng lượng, vốn dĩ sống động vô cùng.
Điều tôi gọi là thiền là cái tên khác cho việc giải phóng theo mọi cách luồng năng lượng đã bị chặn lại bên trong chúng ta. Cho nên khi bạn đi vào trong thiền, năng lượng ẩn kín có thể được đánh thức với lực mà nó đã được nối với năng lượng ở bên ngoài. Nhưng ngay khi mối nối này được thiết lập, chúng ta trở thành giống như những chiếc lá nhỏ nổi trong đại dương vô hạn của gió. Thế thì sự tồn tại tách biệt của chúng ta bị mất đi và chúng ta trở thành một với cái vô hạn mênh mông.
Điều được biết tới sau khi được là một với cái vô hạn mênh mông đó là gì vậy? Mãi cho tới nay con người đã cố gắng theo đủ mọi cách để nói ra điều đó, nhưng điều đó không thể được nói ra. Kabir nói, "Ta đã tìm kiếm ngài và đã tìm rất nhiều. Và trong chính quá trình tìm kiếm đó ta đã làm mất bản thân mình. Chắc chắn là ngài được tìm thấy, nhưng chỉ khi ta không còn nữa. Ai bây giờ có thể nói cái được tìm thấy là gì? Và làm sao mà nói được điều đó?"
Điều Kabir đã nói về việc có kinh nghiệm này lần đầu tiên thì về sau ông ấy đã thay đổi. Khi lần đầu tiên ông ấy kinh nghiệm Thượng đế, ông ấy đã nói: Dường như là giọt nước đã đi vào đại dương. Lời của riêng ông ấy là:
"Tìm kiếm mãi, hỡi bạn tôi, Kabir đã làm mất bản thân mình.
Giọt nước đã gộp vào trong đại dương; làm sao có thể tìm lại nó được?"
Kabir đã làm mất bản thân mình trong quá trình tìm kiếm. Giọt nước đã gộp vào đại dương; cho nên làm sao nó có thể được phục hồi lại? Nhưng về sau ông ấy đã đổi lại nó, và thay đổi này là có ý nghĩa. Về sau ông ấy nói rằng điều ông ấy đã nói trước đó là sai, ông ấy đã lầm mà nói như vậy. Đấy không phải là trường hợp của giọt nước đi vào biển cả, mà bản thân biển cả đã đi vào trong giọt nước. Nếu giọt nước đã gộp vào đại dương thì còn có cơ hội rút lại nó, nhưng việc khôi phục còn khó hơn nhiều khi đại dương đã gộp vào trong giọt nước. Và trong trường hợp này của giọt nước đi vào đại dương, giọt nước sẽ nói điều gì đó về nó. Nhưng bây giờ khó thế để nói ra điều gì khi bản thân biển cả đã gộp vào trong giọt nước. Cho nên về sau ông ấy nói:
"Tìm kiếm mãi, bạn tôi ơi,
Kabir đã làm mất bản thân mình. Biển cả đã gộp vào trong giọt nước, cho nên làm sao có thể tìm lại được nó?"
Đó là sai lầm mà nói như trước rằng giọt nước đã gộp vào trong biển cả.
Không phải là khi chúng ta đơn giản vẫn còn như những rung động năng lượng thì chúng ta đi vào trong đại dương năng lượng; đó chỉ là cách khác thôi. Khi chúng ta trở thành những rung động rung ring, những rung động sống của năng lượng, đại dương năng lượng đi vào chúng ta. Thực tế rất khó nói điều gì xảy ra. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nhận biết về điều xảy ra. Cũng tốt để nhớ rằng việc kinh nghiệm và việc diễn đạt nó không phải bao giờ cũng sóng đôi đi cùng nhau, tay trong tay. Điều chúng ta biết chúng ta không thể nói ra được. Khả năng của chúng ta để biết là vô hạn, nhưng khả năng của lời rất giới hạn.
Để sang bên những kinh nghiệm lớn lao đi, ngay cả những kinh nghiệm nhỏ bé cũng không thể được diễn đạt thành lời. Cho dù tôi bị đau đầu, tôi cũng không thể nói được điều đó. Nếu tim tôi đau với tình yêu điều đó cũng không thể được mô tả. Tuy nhiên những điều này đều là những kinh nghiệm nhỏ bé. Cho nên khi bản thân Thượng đế giáng lên chúng ta, tuyệt đối khó khăn để đưa điều đó vào lời. Nhưng dẫu sao đi chăng nữa chúng ta vẫn biết nó, và biết nó chắn chắn.
Nhưng để biết nó, điều bản chất đối với chúng ta là đơn giản trở thành rung động của năng lượng, theo đủ mọi cách, và không gì hơn nữa - dường như chúng ta là cơn giông tố, cơn bão, nguồn năng lượng sôi sục. Chúng ta để rung động mãnh liệt thế, để mọi thớ thịt của con người chúng ta, mọi nhịp đập của trái tim chúng ta và mọi hơi thở của chúng ta được tràn đầy với khát khao không thoả mãn nổi như vậy, cầu nguyện như vậy và chờ đợi rằng chúng ta trở thành chính bản than sự khát khao, chúng ta trở thành chính lời cầu nguyện và sự chờ đợi. Để chính bản thể chúng ta biến mất. Trong khoảnh khắc đó một mình sự gặp gỡ với điều thiêng liêng xảy ra. Và gặp gỡ này không xảy ra bên ngoài chúng ta, mà ở bên trong, như tôi đã nói hôm qua.
Con rắn ngủ, trung tâm ngủ là ở bên trong chúng ta. Và chính từ trung tâm đang ngủ này mà năng lượng dâng lên và lan toả khắp nơi.
Hạt mầm đang nằm trong đất; thế rồi hoa nở bung ra. Để nối hoa và hạt mầm cây phải dựng nên thân giữa chúng và toả ra các cành quanh nó. Hoa ẩn kín trong hạt mầm; nó không tới từ bên ngoài. Nhưng để làm cho nó biểu lộ ra thì thân cây nối là cần thiết. Tuy nhiên thân cây nảy sinh từ bản thân hạt mầm, như hoa vậy. Theo cùng cách đó lực hạt mầm đang nằm bên trong chúng ta. Nó cần cái thân để vươn lên, và cái thân nữa, cũng là ở bên trong chúng ta.
Con đường qua đó lực hạt mầm đi lên và đạt tới hoa nằm ở rất gần cái chúng ta biết là xương sống của mình. Hoa này đã từng được gọi theo nhiều tên khác nhau. Những người đã kinh nghiệm nó đều nói nó giống như hoa sen một nghìn cánh. Cái gì đó nở hoa, cái gì đó nở bung trong não chúng ta, cứ dường như hoa sen một nghìn cánh đã nở ra.
Nhưng để cho nó nở ra thì cần năng lượng đi lên từ cơ sở và đạt tới thượng đỉnh, trung tâm trong não. Và khi năng lượng này bắt đầu đi lên, nó sẽ làm rung chuyển toàn thể bản thể bạn như trận động đất. Chấn động này không nên bị dừng lại; thay vì thế bạn nên hợp tác với nó. Thông thường chúng ta muốn kìm hãm nó lại. Nhiều người tới và bảo tôi rằng họ sợ điều đang xảy ra với họ trong thiền. Nhưng nếu bạn sợ, chẳng tiến bộ nào sẽ có thể có được. Sợ là trạng thái phi tôn giáo nhất của tâm trí. Không có tội lỗi gì lớn hơn sợ. Nó có lẽ là tảng đá lớn nhất treo quanh cổ chúng ta để kéo chúng ta xuống.
Và sợ của chúng ta là kì lạ, và rất đáng thương về điều đó. Một số người tới và bảo tôi rằng họ sợ điều mọi người xung quanh chúng ta nói. Nỗi sợ mọi người xung quanh bạn tới mức nó có thể ngăn cản bạn tới gặp Thượng đế!
Người văn minh phải dừng việc cười trọn vẹn; người đó cũng phải dừng việc khóc. Khó có cảm giác hay xúc động nào mà người đó kinh nghiệm thật sâu sắc. Người đó bao giờ cũng đứng ngoài mọi tình huống; người đó bao giờ cũng trong trạng thái lấp lửng. Người đó sợ khi người đó cười. Khi có liên quan tới đàn ông, người đó đã hoàn toàn chấm dứt việc khóc. Họ không có ý tưởng gì rằng việc khóc là một trong các chiều hướng của cuộc sống, một phần có ý nghĩa của cuộc sống.
Chúng ta không có ý tưởng nào rằng người không thể khóc lóc kêu gào đang bỏ lỡ cái gì đó sống còn và cơ bản trong cuộc sống của mình; một phần của cuộc sống người đó bị chặn lại vĩnh viễn, và phần đó sẽ đè nặng lên người đó như tảng đá.
Những người muốn đi vào miền năng lượng, những người muốn đi vào cuộc hành hương tới ngôi đền của năng lượng tối cao, họ sẽ phải ném đi mọi nỗi sợ, và nếu thân thể bắt đầu run lên và rung chuyển hay bắt đầu nhảy múa, cho phép điều đó xảy ra với sự dễ dàng và tự phát.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng tất cả các kĩ thuật yoga asanas - các tư thế thân thể - đều đã được khám phá ngẫu nhiên trong thiền, trong những trạng thái khác nhau của thiền. Không phải là ai đó đã tạo ra chúng qua suy nghĩ và cân nhắc. Chúng đã không được tạo ra một cách độc lập. Trong trạng thái thiền thân thể lấy các tư thế khác nhau trước, và thế rồi chúng được nhận ra như các tư thế yoga. Và dần dần sự kết hợp giữa thân thể và tâm trí được hiển lộ ra điều vẫn được nói là khi tâm trí ở một trạng thái đặc biệt, thì thân thể tuân theo nó với một tư thế đặc biệt của riêng nó. Và thế rồi điều đó được làm thành công thức, rằng nếu thân thể được đưa vào một tư thế đặc biệt thì tâm trí sẽ tuân theo nó bằng việc đi vào trong trạng thái tương ứng của riêng nó.
Chúng ta biết rằng khi chúng ta cảm thấy như có kêu khóc bên trong, mắt chúng ta đầy nước mắt. Từ đó kéo theo rằng nếu mắt chúng ta đầy nước mắt thì chúng ta sẽ kêu khóc bên trong. Chúng là hai đầu của cùng một hiện tượng. Khi chúng ta giận dữ nắm tay của chúng ta theo bản năng bóp chặt lại; khi chúng ta giận dữ răng chúng ta nghiến lại và mắt chúng ta đỏ lên theo cách riêng của chúng. Khi cơn giận phát sinh trong chúng ta, tay chúng ta ở bên ngoài lập tức giơ ra để đánh vào đầu ai đó. Và khi người yêu tới thăm chúng ta, thế thì nắm tay của chúng ta không nắm lại, răng của chúng ta không nghiến lại và mắt chúng ta không đỏ lên - mặt khác điều gì đó khác xảy ra khi chúng ta đang trong tình yêu. Trong trạng thái yêu ngay cả nếu nắm tay có đang nắm lại, thì chúng cũng thảnh thơi và mở ra theo bản năng; răng đang nghiến cũng giãn ra và thảnh thơi, và mắt đang đỏ trở thành bình thường và yên tĩnh. Tình yêu có cách thức riêng của nó. Theo cùng cách đó thân thể có cách riêng của nó trong các trạng thái thiền khác nhau.
Cố hiểu điều đó theo cách này. Nếu bạn khuấy động một tư thế đặc biệt của thân thể, trạng thái tương ứng của tâm trí sẽ chẳng mấy chốc bị khuấy động theo. Hay nếu ai đó bảo bạn giận dữ mà không nghiến răng, không đỏ mắt, bạn có thể giận dữ được không? Bạn đơn giản không thể giận dữ được. Làm sao bạn có thể bày tỏ giận dữ mà không hợp tác với các cơ quan cơ thể tương ứng? Bạn không thể giận dữ được nếu bạn bị yêu cầu phải làm như vậy mà không để cho nó ảnh hưởng tới thân thể bạn theo bất kì cách nào. Tương tự, nếu ai đó yêu cầu bạn yêu mà không để cho mắt bạn tràn đầy vị ngọt của tình yêu, không để cho những con sóng của nó truyền qua tay bạn, không để cho nhịp đập trái tim bạn gấp gáp lên, không để cho nhịp thở của bạn khác đi - nói tóm lại, không để cho thân thể bạn diễn đạt tình yêu của bạn theo bất kì cách nào, bạn sẽ nói, "Tôi xin lỗi nhé, điều đó khó lắm; tôi đơn giản không thể làm được điều đó."
Cho nên nếu trong thiền thân thể bạn bắt đầu quay và vặn xoắn theo cách đặc biệt và nếu bạn cố ngăn cản nó, bạn sẽ làm hỏng trạng thái thiền bên trong và thế thì nó không thể tạo ra sự tiến triển nào được.
Tất cả các asanas của yoga, các tư thế thân thể, đều đã được làm thành sẵn có cho con người qua những trạng thái khác nhau của thiền. Theo cùng cách này mà các ấn mudras của yoga, hay điều chúng ta gọi là các cử chỉ, đã được phát triển qua thiền. Bạn phải đã bắt gặp nhiều loại tượng Phật mang những ấn yoga khác nhau. Những ấn này cũng đi vào hiện hữu qua trạng thái đặc biệt của tâm trí. Và rồi thì sau đó toàn thể khoa học về ấn đã được phát triển. Bây giờ điều đó có thể được nói từ bề ngoài của bạn, từ ấn thân thể bạn - miễn là bạn không hành động và bạn cho phép bản thân mình được thiền chiếm lĩnh. Điều đó đang xảy ra cho bạn ở bên trong. Do đó xin hiểu rằng bạn không chen vào cách thức của chúng hay cố dừng chúng lại.
Hiểu biết của tôi là ở chỗ nhảy múa, ban đầu, được sinh ra từ thiền. Và tôi nghĩ tất cả những điều có ý nghĩa trong cuộc sống đều có nguồn gốc trong thiền. Meera đã không đi đâu cả để học nhảy múa. Mọi người sai lầm nếu họ nghĩ rằng Meera đã tìm thấy Thượng đế qua việc nhảy múa. Meera bùng lên trong nhảy múa khi cô ấy tìm thấy Thượng đế. Sự kiện là ngược lại: không ai tìm thấy Thượng đế qua nhảy múa cả, nhưng người ta có thể nhảy múa nếu người đó tìm thấy Thượng đế. Giọt nước có thể làm được gì ngoài nhảy múa khi toàn thể đại dương đi vào nó? Người ăn xin có thể làm được gì ngoài nhảy múa khi người đó bỗng nhiên bắt gặp kho báu của cải vô hạn?
Nhưng con người đã bị chà đạp và bị nền văn minh làm què quặt đi quá nhiều đến mức người đó không thể nhảy múa được. Hiểu biết của tôi là ở chỗ nếu chúng ta một lần nữa phải làm cho thế giới mang tính tôn giáo, thì cần phải lấy trạng thái tự nhiên của cuộc sống con người - tự phát của con người, thoải mái của con người.
Cho nên khi năng lượng thiền dâng lên và toàn thể bản thể bạn bắt đầu nhảy múa, đừng cản trở thân thể bạn, đừng kìm nén các chuyển động thân thể bạn. Bằng không tất cả mọi tiến bộ sẽ bị chặn lại, và cái đáng xảy ra sẽ không xảy ra. Và chúng ta là những người bị sợ hãi. Chúng ta nói, "Nếu tôi bắt đầu nhảy múa thì vợ tôi, người đang ở đây, sẽ nói gì? Con tôi, người đang ngồi cạnh tôi, sẽ nói gì?" Chúng ta nói, "Nếu tôi nhảy múa thì chồng tôi sẽ nghĩ gì về tôi? Anh ấy sẽ nói rằng tôi đã phát điên." Nếu nỗi sợ này có đó, không thể có tiến bộ nào trong cuộc hành trình bên trong được.
Ngoài các tư thế và điệu bộ thân thể - asanas và mudras - nhiều thứ khác cũng xảy ra.
Tôi biết một người vốn là một nhà tư tưởng. Anh ấy đã tới thăm một số thánh nhân và sannyasins, các tu viện và đạo tràng. Anh ấy đã tới tôi quãng sáu tháng trước đây. Anh ấy nói rằng mặc dầu anh ấy hiểu mọi điều, chẳng cái gì xảy ra cả. Tôi nói với anh ấy rằng bản thân anh ấy đã không cho phép mọi thứ được xảy ra. Anh ấy trở nên trầm ngâm khi nghe thấy điều đó, và rồi nói, "Điều này chưa xuất hiện cho tôi trước đây. Có lẽ thầy là phải. Nhưng một lần tôi đã tham gia vào việc thiền do thầy hướng dẫn và tôi đã nghe ai đó khóc làm cho tôi phải thận trọng. Tôi đã ngồi thẳng dậy để khỏi bật khóc. Tôi sợ điều mọi người sẽ nói."
Tôi nói với anh ta, "Bạn phải thu xếp gì với mọi người? Những người này là ai, người ở đằng sau mọi người? Họ sẽ không cứu bạn khỏi cái chết khi bạn tiến tới cánh cửa của cái chết. Và họ sẽ không chia sẻ khổ của bạn khi bạn trong khổ. Và họ sẽ không chiếu sáng con đường của bạn khi bạn lạc nó trong bóng tối. Nhưng họ xô tới ngăn cản khi ngọn đèn của bạn sắp được thắp lên. Sau rốt ai là những người này? Ai là người tới để chắn đường bạn? Người đó không phải là ai khác hơn bạn. Bạn biến nỗi sợ của riêng mình thành 'mọi người'. Bạn phóng chiếu nỗi sợ của riêng mình thành tất cả mọi người xung quanh bạn."
Thế rồi anh ấy nói, "Điều đó là rất có thể. Nhưng tôi thực sự e ngại khi tôi thấy ai đó khóc, và tôi trở nên bồn chồn khi điều như thế xảy ra với tôi nữa." Tôi nói với anh ấy, "Bạn đi tới nơi đơn độc trong một tháng đi và buông bỏ bản thân mình và để cho bất kì cái gì xảy ra thì xảy ra." Anh ấy nói, "Thầy muốn nói điều gì vậy?" Và tôi giải thích, "Nếu bạn cảm thấy thích thốt ra lời tục tĩu, làm điều đó đi. Nếu bạn cảm thấy thích hét lên, kêu khóc, la hét, cứ để điều đó xảy ra. Nếu bạn cảm thấy thích nhảy múa, nhảy múa đi, và nếu bạn thích chạy, chạy đi. Và trong trường hợp bạn thích phát rồ, phát rồ lên trong một tháng đi." Anh ta xen vào, "Tôi không thể thế được." Khi tôi hỏi tại sao, anh ta nói, "Nếu tôi làm như thầy nói, nếu tôi buông bỏ bản thân mình hoàn toàn, nếu tôi trở thành tự nhiên và tự phát, tôi sợ tôi có thể thực sự phát điên mất."
Tôi nói với anh ấy, "Điều đó sẽ chẳng tạo ra bất kì cái gì khác biệt nếu bạn giữ cho cái điên khùng của mình bị kìm nén; nó vẫn có đó. Nó sẽ đi nếu bạn cho phép nó bày tỏ bản thân nó, và nó sẽ còn lại với bạn mãi mãi nếu bạn kìm nén nó."
Tất cả chúng ta đều đã kìm nén nhiều. Chúng ta đã không cho phép bản thân mình được khóc và cười; chúng ta đã không cho phép bản thân mình được chạy hay chơi hay nhảy múa. Chúng ta đã kìm nén mọi thứ. Chúng ta đã đóng tất cả mọi cánh cửa của mình từ bên trong, và chúng ta đã trở thành tù nhân và lính gác riêng của mình. Chúng ta sẽ phải mở tất cả các cánh cửa ra vào và cửa sổ của mình nếu chúng ta muốn đi ra ngoài và gặp Thượng đế. Nhưng thế thì cái sợ sẽ tấn công chúng ta, bởi vì tất cả mọi điều chúng ta đã kìm nén sẽ trồi lên bề mặt. Nếu bạn đã kìm nén nước mắt thì chúng sẽ chảy ra, và nếu bạn đã kìm nén tiếng cười, thì nó sẽ tới. Cứ để chúng đi ra đi, và để cho chúng bị gột sạch.
Chúng ta ở đây, tại chỗ đơn độc này, sao cho nỗi sợ mọi người sẽ không ảnh hưởng tới chúng ta. Và những cây thông này sẽ không bị xúc phạm đâu, chúng sẽ chẳng nói ra điều gì. Thay vì thế chúng sẽ hài lòng với bạn. Và sóng của đại dương nữa cũng chẳng bị xúc phạm gì. Chúng không sợ điều gì. Chúng gầm lên khi chúng cảm thấy muốn gầm và chúng đi ngủ khi chúng muốn ngủ. Và những cát này ở đây cũng vậy sẽ không phản đối bất kì điều gì.
Buông bỏ hoàn toàn bản thân bạn và để bất kì cái gì xảy ra bên trong bạn cứ xảy ra. Đừng kháng cự lại. Nhảy múa nếu bạn cảm thấy thích nhảy múa, và hét lên nếu bạn cảm thấy thích hét. Nếu bạn cảm thấy thích chạy, thì chạy. Và thậm chí ngã xuống nếu bạn cảm thấy thích ngã. Buông bỏ bản thân mình theo đủ mọi cách. Và nếu bạn làm như vậy thì bạn bỗng nhiên sẽ thấy rằng năng lượng nào đó bên trong bạn đã bắt đầu đi lên dưới dạng xoắn ốc, một lực nào đó đã bắt đầu thức dậy. Và bạn cũng sẽ thấy rằng tất cả những cánh cửa đóng đã bắt đầu nhường lối. Đừng để bất kì sợ hãi nào tấn công bạn trong khoảnh khắc đó. Là một toàn bộ với chuyển động bên trong đó, với điệu vũ của năng lượng đang tuần hoàn đó; làm mất bản thân mình hoàn toàn vào bên trong chúng. Thế thì điều này có thể xảy ra.
Nó xảy ra một cách dễ dàng. Nhưng bạn không sẵn sàng buông bỏ. Và điều kì lạ là những điều rất nhỏ bé ngăn trở bạn, kìm giữ bạn. Cái ngày bạn sẽ đạt tới và nhìn lại bạn sẽ chỉ phì cười vào những điều tí hon đó mà bạn đã cho phép ngáng đường mình. Thôi thì thế cũng được nếu chúng là cái gì đó to tát, nhưng chúng thực sự là những thứ tí hon.
Nếu bất kì ai trong các bạn phải hỏi bất kì câu hỏi nào, hỏi đi và chúng ta sẽ thảo luận chúng một chốc. Thế rồi chúng ta sẽ ngồi thiền. Các bạn có thể nêu bất kì câu hỏi nào các bạn có.
Một bạn hỏi: nếu mọi thứ trong tự nhiên là vô ý định, thì sao một mình con người phải sống có ý định?
Chắc chắn, nếu bạn có thể vứt bỏ mọi thứ có ý định, thì không thể có ý định nào lớn hơn điều này. Nếu bạn có thể tự nhiên, đó là điều cao nhất.
Nhưng con người đã trở thành phi tự nhiên tới mức chỉ để quay trở về với tự nhiên con người sẽ cần có ý định - ý định là tự nhiên. Đây là điều không may mắn. Và điều tôi đang nói chính là điều này: từ bỏ mọi thứ, buông bỏ. Nhưng, vào khoảnh khắc đó, các ý định đã nắm bắt chúng ta mạnh tới mức ngay cả việc từ bỏ chúng cũng sẽ phải được biến thành một ý định. Chúng ta sẽ phải từ bỏ chúng, và để từ bỏ chúng chúng ta sẽ phải làm nỗ lực, mặc dầu việc từ bỏ không cần nỗ lực. Nỗ lực nào cần có nếu bạn phải từ bỏ cái gì đó?
Đúng là không có ý định ở đâu cả. Nhưng tại sao? Lí do không phải là tự nhiên là vô ý định; lí do là ở chỗ cái đang hiện hữu, thì vẫn hiện hữu, và không có ý định nào ở bên cạnh nó, ở ngoài nó.
Bông hoa đã nở. Nó không nở vì bất kì ai, mà cũng không nở để được bán trong chợ. Nó đã không nở để cho khách qua đường có thể dừng lại và tận hưởng hương thơm của nó. Nó cũng đã không nở để được huân chương vàng hay để là đồ trang trí như padmashree. Bông hoa chỉ nở thôi, bởi vì việc nở hoa là niềm vui riêng của nó rồi. Việc nở hoa là ý định của việc nở hoa; nó là ý nghĩa riêng của nó. Cho nên bạn có thể nói rằng nó đã nở hoa mà không có ý định nào. Và một thứ chỉ có thể nở hoa đầy đủ nếu nó nở hoa mà không có ý định nào, bởi vì nơi có ý định thì tất yếu sẽ có trở ngại nào đó.
Nếu một bông hoa đã nở cho khách qua đường nào đó nhìn nó, thế thì điều gì sẽ xảy ra nếu không khách qua đường nào nhìn? Trong trường hợp đó bông hoa này sẽ không nở; nó sẽ chờ đợi khách qua đường tới. Nhưng nếu một bông hoa từ chối nở trong một thời gian dài, điều đó chỉ có thể nếu nó không thể nở ngay cả khi khách qua đường tới. Bởi vì thế thì thói quen không nở hoa, thói quen vẫn còn đóng sẽ trở thành quá mạnh.
Bông hoa nở đầy đủ bởi vì nó không có ý định về bất kì cái gì.
Con người nên giống như thế này. Nhưng khó khăn với con người là ở chỗ con người đã dừng mang tính tự nhiên, con người đã trở thành hoàn toàn phi tự nhiên. Và nếu con người phải trở về với tính tự nhiên của mình, tính tự phát của mình, việc trở lại này sẽ là một ý định.
Khi tôi nói về ý định điều đó giống thế này - Nếu bạn bị gai đâm vào chân, nó phải được lấy ra nhờ một chiếc gai khác. Bây giờ ai đó tới tôi và nói, "Không có gai trong chân tôi, vậy sao tôi phải lấy nó ra?" Tôi sẽ bảo người đó, "Vì vấn đề không phát sinh tại sao bạn nêu ra câu hỏi này?" Câu hỏi này đơn giản không phát sinh, vì không có gai trong chân. Nhưng trong trường hợp nó có đó, chiếc gai khác sẽ là cần thiết để lấy nó ra."
Người bạn này cũng có thể nói rằng vì một chiếc gai gây đau đớn thế sao tôi yêu cầu anh ta ấn thêm chiếc khác vào chân anh ta? Đúng là chiếc gai thứ nhất gây ra đau đớn, nhưng nó không thể được lấy ra nếu không có chiếc khác. Tất nhiên, bạn phải thấy rằng bạn không cắm chiếc gai thứ hai vào thịt mình do cảm thấy biết ơn nó, rằng nó là đủ tốt để giúp bạn gạt bỏ chiếc gai thứ nhất. Điều đó sẽ có hại. Một khi chiếc gai này được lấy ra rồi, cả hai chiếc gai đều phải bị vứt đi cùng nhau.
Một khi cuộc sống phi tự nhiên của chúng ta trở lại thành tự nhiên, cần gạt sang bên cái tự nhiên cùng cái phi tự nhiên, bởi vì để hoàn toàn tự nhiên, ngay cả ý nghĩ về tự nhiên sẽ phải ra đi. Thế thì bất kì cái gì sẽ hiện hữu, sẽ hiện hữu.
Không, tôi không nói rằng ý định là cần thiết. Nhưng tôi nói về ý định bởi vì các bạn đã thu thập bao nhiêu ý định trong cuộc sống của mình rồi. Các bạn có bao nhiêu gai trong thịt mình, và những gai này có thể bị loại bỏ đi chỉ với sự giúp đỡ của những chiếc gai khác.
Cùng người bạn này hỏi liệu tinh thần, mana, trí tuệ, buddhi, chất liệu tâm trí, chitta, và bản ngã, ahankara, có là các thực thể tách biệt không hay chúng là những cái tên khác nhau cho cùng một điều. Anh ấy cũng muốn biết liệu chúng có khác với atman hay linh hồn không, hay chúng là một với nó, và liệu chúng là ý thức hay vô thức. Anh ấy cũng muốn biết ý thức là gì và vô ý thức là gì, và những chỗ đặc biệt của chúng trong cuộc sống.
Điều đầu tiên là ở chỗ trong thế giới này, vật chất và ý thức không phải là hai điều tách biệt. Điều chúng ta gọi là vật chất là ý thức đang ngủ và điều chúng ta biết như ý thức thì là vật chất đã thức tỉnh. Trong thực tế vật chất và tinh thần không khác nhau; chúng là những biểu lộ khác nhau của cùng một thứ. Sự tồn tại là một, và cái một đó là Thượng đế hay brahman hay bất kì cái gì bạn muốn gọi nó. Khi cái một đó ngủ, nó dường như là vật chất, còn khi thức dậy nó là tinh thần, hay ý thức. Cho nên bạn đừng coi vật chất và tinh thần là những thực thể tách biệt; chúng chỉ là những từ tiện dụng. Chúng không thực sự khác nhau.
Ngay cả khoa học cũng đã đi tới kết luận rằng không có thứ gì như vật chất. Chuyện buồn cười thế rằng năm mươi năm trước đây Nietzsche đã tuyên bố rằng Thượng đế chết rồi, và năm mươi năm từ nay khoa học sẽ phải công bố rằng Thượng đế có thể hay không thể chết nhưng vật chất thì chắc chết. Khi khoa học đi ngày một sâu hơn vào trong vật chất nó thấy rằng vật chất không còn nữa và chỉ năng lượng còn lại, chỉ mỗi năng lượng hiện hữu.
Cái còn lại sau việc nổ hay việc phân chia nguyên tử chỉ là các hạt năng lượng. Và điều chúng ta biết như điện tử, protons và neutrons đều là các hạt điện. Trong thực tế, gọi chúng là hạt điện cũng không đúng, bởi vì hạt hàm ý vật chất. Các nhà khoa học phải tìm ra một từ mới, từ quanta - lượng tử, mang một ngụ ý khác hẳn. Lượng tử vừa là hạt vừa là sóng. Khó mà hiểu được một vật có thể vừa là hạt vừa là sóng đồng thời, nhưng lượng tử là cả hai. Đôi khi nó hành xử như hạt - cái là vật chất; và đôi khi nó hành xử như sóng - cái là năng lượng. Sóng và năng lượng là hành vi của cùng một lượng tử.
Khi khoa học đào sâu nó thấy rằng chỉ năng lượng là hiện hữu, và khi tâm linh tìm tòi sâu nó thấy rằng chỉ tâm linh hay atman hay linh hồn là hiện hữu. Và linh hồn là năng lượng. Thời gian sắp tới nơi rồi khi việc tổng hợp khoa học và tôn giáo sẽ được đạt tới, và khoảng cách vẫn phân tách chúng sẽ đơn giản biến mất. Khi lỗ hổng giữa vật chất và Thượng đế đã được chứng minh là sai, thì lỗ hổng giữa khoa học và tôn giáo không thể tồn tại lâu được. Nếu vật chất và tinh thần không phải là hai, thì làm sao tôn giáo và khoa học có thể là hai được? Tách biệt của khoa học và tôn giáo đã phụ thuộc vào tách biệt của vật chất và tinh thần.
Với tôi, chỉ một là hiện hữu; hai đơn giản không tồn tại. Không có chỗ cho nhị nguyên; cho nên câu hỏi về vật chất và tinh thần không nảy sinh. Nếu bạn thích ngôn ngữ của vật chất, bạn có thể nói rằng mọi thứ đều là vật chất. Và nếu bạn thích ngôn ngữ của tinh thần hay ý thức, bạn có thể nói rằng mọi thứ đều là tâm thức. Tôi là người ưa thích ngôn ngữ của tâm thức. Nhưng sao tôi ưa thích nó? Bởi vì, theo cách nhìn của tôi, người ta bao giờ cũng nên ưa thích ngôn ngữ của cái cao hơn, cái có khả năng lớn hơn; người ta không nên ưa thích ngôn ngữ của cái thấp hơn, nơi khả năng ngày một ít.
Chẳng hạn chúng ta có thể nói rằng chỉ hạt mầm hiện hữu, và cây không hiện hữu. Và cũng không sai mà nói vậy, bởi vì cây chỉ là biến đổi của hạt mầm. Nhưng có nguy cơ bao hàm trong phát biểu này. Nguy cơ là ở chỗ hạt mầm nào đó có thể nói, "Nếu chúng ta là hạt mầm mãi, thì tìm kiếm để trở thành cây làm gì? Chúng ta sẽ cứ còn như chúng ta hiện thế đi; chúng ta sẽ còn là hạt mầm." Cho nên sẽ tốt hơn nếu chúng ta nói rằng chỉ cây là hiện hữu, chứ không phải hạt mầm. Thế thì khả năng cho hạt mầm trở thành cây vẫn còn đó.
Tôi ưa thích ngôn ngữ của tâm thức, để cho cái đang ngủ có thể thức dậy, khả năng này nên sẵn có.
Có tương tự giữa duy vật và duy linh; cả hai đều chấp nhận chỉ một - hoặc vật chất hoặc tinh thần. Nhưng cũng có khác biệt nữa. Trong khi người duy vật chấp nhận những thứ sơ đẳng và do vậy bị tước đi điều tối thượng, thì người duy linh chấp nhận điều tối thượng có bao hàm cả điều sơ đẳng trong nó. Nó tất cả đều bao hàm; nó không loại trừ cái gì. Tôi yêu ngôn ngữ của duy linh; và do đó tôi nói rằng mọi thứ đều là tâm thức. Tâm thức ngủ là vật chất, và tâm thức thức là tâm thức. Tất cả đều là tâm thức.
Điều thứ hai người bạn này muốn biết là liệu tinh thần, trí tuệ, chất liệu tâm trí, và bản ngã - mana, buddhi, chitta và ahankara - có là các thực thể tách biệt không hay chúng là một. Chúng không là các thực thể tách biệt, chúng là nhiều khuôn mặt của cùng một tinh thần. Cũng giống như bạn hỏi liệu người bố, người con và người chồng có là những cá nhân tách biệt không - và tôi nói không, người đó là một và là cùng một người. Chúng ta biết rằng cùng một người là bố trong quan hệ với con mình, là con trong quan hệ với bố mình, và là chồng trong quan hệ với vợ mình. Cùng một người có thể là bạn với người này và là kẻ thù với người khác. Người đó có thể đẹp với người này và xấu với người khác. Và cùng một người có thể là chủ với người này và là người hầu với người khác. Nhưng anh ta là một và cùng một người. Trong trường hợp bạn không biết nhà người đó và người nào đó bảo bạn rằng anh ta thấy ông chủ của anh ta ở đó, rồi hôm khác người khác bảo bạn rằng người hầu của anh ta sống trong ngôi nhà đó, và vậy mà một hôm khác một thanh niên nói rằng bố anh ta sống ở đó, rồi một đàn bà thông báo cho bạn rằng chồng bà ấy là chủ ngôi nhà đó, thế thì bạn sẽ kết luận rằng nhiều người - ông chủ, người hầu, người bố và người chồng - đều sống trong ngôi nhà đặc biệt đó. Nhưng sự kiện là ở chỗ cùng một người đang đóng các vai khác nhau trong mối quan hệ với những người khác nhau.
Tinh thần chúng ta hành xử theo nhiều cách. Khi nó cảm thấy kiêu căng và nói, "Ta là mọi thứ còn người khác không là gì trước ta," thế thì tinh thần dường như là bản ngã. Đó là một cách hành xử của tinh thần. Nó là bản ngã khi nó nói, "Ta là mọi thứ." Khi nó tuyên bố, "Mọi người chỉ là số không trước ta," thì tinh thần là bản ngã.
Và khi tinh thần nghĩ, nhận thức, nó là trí tuệ. Nhưng khi nó không nghĩ hay nhận thức, khi nó đơn giản vẩn vơ, ngao du mà không có cảm giác định hướng gì, khi nó không tập trung, thì nó được gọi là chất liệu tâm trí, hay chitta. Trí tuệ là tinh thần có định hướng, như tinh thần của nhà khoa học đang ngồi trong phòng thí nghiệm của mình và nghĩ cách chẻ nguyên tử ra. Khi tinh thần di chuyển mà không có ý định và mục đích gì, khi nó là một loại mơ và mơ ngày, khi nó nghĩ về việc trở thành nhà tỉ phú hay tổng thống một nước, khi nó không tập trung, thế thì nó là chitta hay chất liệu tâm trí. Thế thì nó chỉ gợn sóng và lung linh, nó không mạch lạc và không có tổ chức. Và khi nó đi theo một hệ thống tư duy được lập hợp lí thì nó là trí tuệ.
Đây là nhiều cách thức của tinh thần. Nhưng nó tất cả đều là tinh thần.
Và người bạn này cũng muốn biết liệu tinh thần, trí tuệ, chất liệu tâm trí và bản ngã có tách biệt với linh hồn hay atman không.
Bạn có cho rằng khi có bão trong đại dương thì đại dương và bão là tách biệt không? Khi đại dương bị khuấy động và rối loạn, chúng ta gọi nó là bão. Tương tự khi linh hồn bị khuấy động và rối loạn, khi nó bất ổn, nó được gọi là tâm trí. Còn khi tâm trí yên lặng nó là linh hồn. Tâm trí là trạng thái bất ổn của linh hồn, và linh hồn là trạng thái yên tĩnh, bình lặng của tâm trí.
Nói cách khác, khi tâm thức bị quấy rối và khuấy động, khi nó bị náo động và huyên náo, nó là tâm trí. Đó là lí do tại sao bạn trong tâm trí lâu thế mà bạn vẫn không thể nhận biết được về atman, hay linh hồn. Và với cùng lí do tâm trí dừng hiện hữu khi nó ở trong thiền. Nhưng việc dừng lại nghĩa là gì? Nó có nghĩa là những con sóng mãnh liệt trong biển cả của linh hồn đã trầm lắng xuống. Chỉ thế thì bạn mới biết bạn là linh hồn. Chừng nào bạn còn bị rối loạn và bất ổn, bạn chỉ biết mình là tâm trí mà thôi.
Tinh thần bất ổn xuất hiện dưới nhiều dạng - đôi khi như bản ngã, đôi khi như trí tuệ và đôi khi như chất liệu tâm trí. Đây là những khuôn mặt khác nhau của cùng một tâm trí bất ổn.
Atman và tinh thần không tách biệt. Atman và thân thể nữa cũng không tách biệt; bởi vì chất liệu, bản chất, thực tại là một, và tất cả những điều này là những biến đổi của cùng một thứ. Và nếu bạn biết cái một, tất cả mọi xung khắc với thân thể hay tâm trí, tất cả mọi cuộc xung đột đi tới chấm dứt. Một khi bạn nhận ra cái một, thế thì một mình nó còn lại. Thế thì cái một trú ngụ trong Rama cũng như trong Ravana. Thế thì bạn sẽ không tôn thờ Rama và giết Ravana. Thế thì bạn sẽ tôn thờ cả hai hay giết cả hai; bởi vì cùng một điều ngụ trong cả hai - Rama và Ravana.
Điều bản chất là một, cách diễn đạt của nó là vô hạn. Chân lí là một, hình dạng của nó là nhiều. Sự tồn tại là một; các khuôn mặt và cử chỉ của nó là vô số.
Nhưng bạn không thể hiểu được điều đó nếu bạn tiếp cận nó như một triết lí. Bạn có thể hiểu nó chỉ nếu bạn tiếp cận nó theo kinh nghiệm. Tất cả điều này tôi nói chỉ để giải thích điều đó cho bạn; việc giải thích này không thể trở thành việc biết của bạn, kinh nghiệm của bạn được. Bạn sẽ phải biết nó cho chính mình. Và khi bạn đi vào trong cái một và biết nó, bạn sẽ kêu lên, "Trời đất, điều mình đã biết như thân thể là ngài; điều mình đã biết như tâm trí là ngài, và điều mình đã biết như atman cũng chính là ngài!"
Với việc biết, chỉ cái một còn lại. Và cái một này bao la, mênh mông đến mức tất cả các lỗ hổng giữa người biết và cái được biết đều biến mất. Tại đó người biết và cái được biết trở thành một. Một trong các rishis, các nhà tiên tri của Upanishad hỏi, "Ai là người biết có đó? Ai là người được biết? Ai là người thấy? Ai là người được thấy? Ai là người đã kinh nghiệm? Và ai là người được kinh nghiệm?" Không, ngay cả phân biệt này cũng không có để bạn có thể phân biệt người biết với cái được biết, để bạn có thể nói có hai. Ngay cả người kinh nghiệm cũng dừng hiện hữu. Tất cả mọi khoảng cách, tất cả mọi lỗ hổng, tất cả mọi phân tách đơn giản tan biến.
Nhưng ý nghĩ không thể sống được nếu thiếu việc tạo ra lỗ hổng và khoảng cách. Ý nghĩ nhất định tạo ra khoảng cách. Nó sẽ nói đây là thân thể, đây là tâm trí, đây là linh hồn và đây là Thượng đế. Nó sẽ làm sai biệt giữa thân thể và tâm trí, giữa linh hồn và Thượng đế. Ý nghĩ sẽ đem vào lỗ hổng và sự phân chia vốn không có.
Tại sao? Bởi vì ý nghĩ không thể chứa đựng và hàm chứa cái toàn bộ, cái toàn thể, trong một mẩu. Nó là khe hở rất nhỏ để qua đó mọi thứ có thể được thấy từng phần một. Nếu có một toà nhà lớn chỉ với một khe hở nhỏ trong các bức tường của nó và tôi cố gắng nhìn qua đó, tôi có thể thấy toàn thể ngôi nhà được không? Không, ban đầu cái ghế sẽ được nhìn thấy, và thế rồi đến cái bàn, và rồi người chủ nhà, và vân vân và vân vân. Qua một khe hở nhỏ ngôi nhà chỉ có thể được thấy từng mảnh một, không bao giờ có thể thấy toàn thể ngôi nhà, bởi vì khe hở rất nhỏ. Nhưng thế rồi tôi phá vỡ bức tường ra và đi vào trong nhà, và bây giờ toàn thể ngôi nhà được thấy cùng nhau.
Ý nghĩ là kẽ hở rất nhỏ trong tâm trí mà qua đó chúng ta cố gắng tìm ra chân lí. Qua ý nghĩ, chân lí được thấy theo từng mảnh; chân lí bị phân mảnh. Nhưng khi bạn vứt bỏ ý nghĩ và đi vào không gian không ý nghĩ, cái là thiền, thì cái toàn bộ được quan sát. Và cái ngày mà cái toàn thể, cái toàn bộ được thấy, chúng ta kêy lên, "Jesus ơi, nó tất cả là một được thấy trong vô hạn hình dạng!"
Nhưng điều này là có thể chỉ qua kinh nghiệm.
Một người bạn khác muốn biết tôi đã đi vào thiền bao nhiêu năm.
Đi vào thiền xảy ra chỉ trong một khoảnh khắc, mặc dầu người ta phải chờ đợi tại cửa của nó nhiều kiếp. Việc đi vào là vấn đề của khoảnh khắc. Ngay cả "khoảnh khắc" cũng không phải là từ đúng, bởi vì khoảnh khắc là quá dài. Nếu tôi nói rằng nó xảy ra trong một phần nghìn của khoảnh khắc, điều đó nữa cũng sẽ sai, bởi vì cho dù là một phần nghìn thì cũng là thời gian. Thực tế, thiền là đi vào trong vô thời gian, vào vô thời. Khi thời gian dừng lại, việc đi vào trong thiền xảy ra, thiền xảy ra.
Cho nên nếu ai đó nói rằng anh ta phải mất một giờ hay một năm để đi vào trong thiền, anh ta sai - bởi vì khi người ta thực sự đi vào thiền, thời gian dừng hiện hữu, thời gian không còn đó nữa. Thiền siêu việt lên trên thời gian, nó là ở ngoài thời gian. Tất nhiên bạn có thể để bất kì số kiếp nào ở ngoài ngôi đền của thiền, đi vòng quanh ngôi đền vô vàn lần; nhưng đó không phải là đi vào trong nơi tôn nghiêm bên trong của nó.
Tôi nữa, cũng đã dành nhiều kiếp đi vòng quanh ngôi đền của thiền, nhưng đấy không phải là đi vào. Khi tôi đi vào, điều đó đã xảy ra trong vô thời gian, nó xảy ra không có thời gian, nó xảy ra một cách vô thời, nó xảy ra trong tính vô thời gian.
Câu hỏi mà bạn đã nêu ra hơi khó đấy. Nếu người ta mà tính tới thời gian dành cho vùng bên ngoài ngôi đền, thì nó sẽ tới vô lượng kiếp. Ngay cả việc tính toán cũng khó, vì đó là thời gian vô cùng dài; nó là không tính nổi. Nhưng nếu bạn chỉ lấy sự kiện đi vào để xem xét, thì không thể nói dưới dạng thời gian được, vì nó xảy ra ở giữa hai khoảnh khắc. Nó xảy ra khi một khoảnh khắc này vừa qua và khoảnh khắc tiếp còn chưa tới; nó xảy ra trong lỗ hổng giữa hai khoảnh khắc. Nó bao giờ cũng xảy ra trong lỗ hổng giữa hai khoảnh khắc.
Đó là lí do tại sao không thể nói được mất bao nhiêu thời gian với tôi để vào thiền. Không mất thời gian chút nào cả. Không thể mất thời gian được, bởi vì bạn không thể đi vào cái vĩnh hằng qua thời gian được. Cái ở bên ngoài thời gian không thể được biết qua thời gian.
Tôi hiểu điều bạn nói. Bạn có thể la cà quanh ngôi đền lâu bao nhiêu tuỳ thích. Đó là một loại đi vòng tròn; người ta có thể làm như vậy. Chẳng hạn, tôi vẽ một vòng tròn với một tâm, và yêu cầu ai đó đạt tới trung tâm. Nhưng cho dù người đó có đi trên vòng tròn hết kiếp này đến kiếp khác, người đó sẽ chẳng bao giờ đạt tới được tâm; dù người đó có thể đi nhanh thế nào, người đó cũng không thể làm được điều đó. Cho dù máy bay cũng chẳng ích lợi gì. Bất kì điều gì người đó có thể làm - người đó có thể dành bất kì khối lượng năng lượng nào mình có, nhưng nếu người đó cứ đi ở vòng tròn, người đó sẽ không bao giờ, không bao giờ đạt tới được tâm. Và dù người đó ở bất kì đâu trên vòng tròn, người đó bao giờ cũng ở một khoảng cách, bằng nhau tới tâm. Cho nên việc biết người ta chạy nhanh đến đâu cũng là vô nghĩa. Người đó vẫn cứ ở vòng tròn nơi mà khoảng cách từ người đó tới tâm bao giờ cũng là một. Và cũng khá kì lạ là cùng khoảng cách đó khi người đó thậm chí không bắt đầu cuộc đua.
Nếu người ta định đạt tới tâm, người ta có thể làm như vậy chỉ bằng cách rời bỏ vòng tròn. Người đó sẽ phải dừng chạy và lấy cú nhảy. Và khi người đó đã đạt tới tâm và bạn hỏi người đó phải mất bao lâu để chạy trong vòng tròn để đạt tới tâm, người đó sẽ nói gì? Người đó sẽ nói rằng mình đã đi rất nhiều, rất nhiều hành trình ở vòng tròn, nhưng người đó không thể đạt tới được. Nếu bạn hỏi người đó về chiều dài của cuộc hành trình trước khi người đó làm điều đó, người đó sẽ nói rằng bất kì chiều dài hành trình nào cũng đều vô dụng, người đó không thể đạt tới qua cuộc hành trình được. Người đó sẽ nói rằng người đó chỉ đạt tới khi bỏ mọi cuộc hành trình và lấy bước nhảy lượng tử.
Cho nên không thành vấn đề chút nào về chiều dài thời gian và không gian trong thiền. Thiền không xảy ra trong thời gian. Tất cả chúng ta đã dành ra nhiều và nhiều thời gian. Và tất cả chúng ta đã làm phí hoài mọi lượng thời gian. Và cái ngày thiền sẽ xảy ra cho bạn, bạn nữa cũng sẽ không thể nói được nó tốn bao nhiêu thời gian. Không, đó không phải là vấn đề thời gian chút nào.
Ai đó hỏi Jesus, "Người ta có thể ở trên thiên đường của ông được bao lâu?" Jesus nói rằng đó là câu hỏi khó, và thế rồi ông ấy nói, "Thời gian sẽ không còn nữa." Jesus nói với người đó, "Nếu ông muốn biết ông có thể ở bao lâu trong vương quốc của Thượng đế thì ông đang thực sự đặt ra một câu hỏi khó rồi, bởi vì sẽ không có thời gian nữa. Cho nên làm sao thời gian có thể được tính toán?"
Cũng tốt để hiểu rằng điều chúng ta biết như thời gian được gắn một cách không thể chuyển đổi được với buồn của chúng ta, với bất hạnh của chúng ta, với khổ của chúng ta. Và không có thời gian trong phúc lạc; phúc lạc và vô thời gian. Đo thời gian là đo nỗi khổ của bạn. Bạn càng bất hạnh thì bạn càng có thời gian dài hơn. Nếu ai đó trong gia đình bạn đang trên giường chết, chờ đợi sự kết thúc của mình, và lúc đó là ban đêm, đêm đó sẽ trở thành quá dài. Mặc dầu đêm sẽ không tạo ra khác biệt cho chiếc đồng hồ tường hay lịch trên bàn, nhưng với người đang ngồi tại mép giường của người yêu sắp chết, nó sẽ trở thành dài đến mức nó sẽ dường như là vô tận. Người này tự hỏi liệu đêm có đi tới chấm dứt chút nào không, nếu mặt trời lên và một ngày khác bắt đầu. Và dường như với người đó thì dù đêm dài đồng hồ vẫn báo cùng giờ, và người đó tự hỏi liệu đồng hồ có dừng lại không hay kim của nó có đi chậm không. Cho dù đó là về thời gian, gần tới sáng cho một tờ lịch rơi ra, người này vẫn cảm thấy rằng đêm đang ngày một dài hơn; nó là vô tận.
Bertrand Russell đã nói ở đâu đó rằng nếu ông ấy mà phải ra toà án luật vì mọi tội lỗi ông ấy đã phạm phải và cũng vì những tội lỗi mà ông ấy có ý định phạm vào, nhưng mà chưa phạm, cho dù một quan toà nghiêm khắc nhất cũng không tuyên án ông ấy nhiều hơn bốn tới năm năm tù; nhưng Jesus nói rằng tội nhân sẽ phải chịu đầy địa ngục vĩnh viễn. Điều này là rất rất không công bằng. Ông ấy nói rằng cho dù tội lỗi ông ấy chỉ có ý định phạm phải thôi - ông ấy chỉ mới nghĩ tới chúng thôi - mà có được thêm vào danh sách các tội ông ấy đã thực tế phạm phải, thì toà án nghiêm khắc nhất cũng không phạt ông ấy nhiều hơn bốn tới năm năm tù. "Nhưng toà án của Jesus sẽ đầy tôi vào địa ngục đến vĩnh viễn, điều đó quá đáng."
Russell chết rồi, bằng không thì tôi muốn bảo ông ấy rằng ông ấy đã không hiểu điều Jesus ngụ ý nói. Điều Jesus nói là thế này: rằng nếu người ta mà sống trong địa ngục một khoảnh khắc thôi, thì khoảnh khắc đó sẽ dường như chính bản thân điều vĩnh viễn. Khổ bởi bản chất của nó là đến mức nó dường như vô tận, dường như nó sẽ không bao giờ đi tới chấm dứt.
Khổ kéo dài thời gian, trong khi hạnh phúc làm ngắn lại thời gian. Đó là lí do tại sao chúng ta nói rằng hạnh phúc là ngắn ngủi, nhất thời. Không nhất thiết là hạnh phúc phải kéo dài chỉ một khoảnh khắc, nhưng người ta cảm thấy nhất thời bởi vì trong hạnh phúc thời gian bị ngắn lại; nó bị ngắn lại. Không phải là hạnh phúc bao giờ cũng thoáng qua. Nó có thể có khoảng thời gian dài hơn, nhưng nó bao giờ cũng được cảm thấy thoáng qua bởi vì trong hạnh phúc, thời gian co lại. Ngay cả khi bạn gặp người yêu của mình, thời gian cho phân tách vẫn tới; người đó dường như sắp rời bỏ bạn vào khoảnh khắc người đó tới. Hoa nở chẳng mấy chốc bắt đầu héo đi. Cho nên kinh nghiệm về hạnh phúc bao giờ cũng vắn tắt, bởi vì bản chất của thời gian trong hạnh phúc là như vậy. Đồng hồ vẫn còn như vậy và lịch cũng vẫn còn như vậy; chúng không bị ảnh hưởng bởi hạnh phúc của bạn; nhưng với bạn hạnh phúc làm ngắn thời gian về mặt tâm lí.
Và thời gian trong phúc lạc biến mất; nó không bị ngắn đi không bị dài ra. Trong phúc lạc thời gian đơn giản không tồn tại. Khi bạn trong phúc lạc, thời gian sẽ dừng hiện hữu với bạn. Trong thực tế, thời gian và khổ là hai cái tên của cùng một điều. Thời gian là cái tên khác cho khổ. Thời gian và khổ là đồng nghĩa. Về mặt tâm lí thời gian có nghĩa là khổ; và đó là lí do tại sao chúng ta nói phúc lạc ở ngoài thời gian. Cái ở ngoài thời gian không thể được tìm thấy qua thời gian.
Tôi đã lang thang đủ rồi, cũng nhiều như bất kì ai trong các bạn đã làm; và phần đáng quan tâm của nó là ở chỗ việc lang thang này dài tới mức khó mà nói được ai đã lang thang ít hơn và ai thì nhiều hơn. Mahavira và Phật đạt tới chứng ngộ từ hai mươi nhăm thế kỉ trước; Jesus đã có nó hai nghìn năm trước, và Shankara chỉ một nghìn năm trước. Nhưng nếu ai đó nói rằng Shankara đã phải lang thang ít hơn một trăm năm, thì người đó nói sai, bởi vì việc lang thang là vô hạn.
Chẳng hạn, bạn ở Bombay và bạn tới đây tới Nargol bằng việc đi qua một khoảng cách một trăm dặm. Nhưng với ngôi sao đó là khoảng cách vô hạn với chúng ta, bạn không đi chút nào. Trong quan hệ với ngôi sao đó bạn vẫn ở nơi bạn đang ở. Chẳng khác biệt gì cho ngôi sao đó nếu bạn đã đi một trăm dặm từ Bombay. Nếu bạn tính tới ngôi sao đó thì bạn đã chẳng chuyển động chút nào. Khoảng cách của bạn tới ngôi sao đó vẫn còn như vậy ở Nargol cũng như ở Bombay. Ngôi sao đó ở xa tới mức những khoảnh cách tí hon này chẳng tạo ra khác biệt gì cả.
Cuộc hành trình của các kiếp sống của chúng ta, của những việc sinh và tử của chúng ta dài thế, dài vô hạn tới mức nó chẳng tạo ra bất kì cái gì khác biệt dù người này đạt tới chứng ngộ hai mươi nhăm thế kỉ trước đây, người kia đạt tới năm trăm năm trước, và vậy mà người khác mới chỉ năm ngày hay năm giờ trước đây. Cái ngày chúng ta đạt tới trung tâm đó chúng ta kêu lên, "A ha, Phật bây giờ mới tới và Mahavira cũng chỉ mới vào, và Jesus cũng vậy, và chúng ta cũng vậy!"
Nhưng điều này hơi khó hiểu, bởi vì trong thế giới chúng ta đang sống, thời gian là rất quan trọng cho chúng ta. Thời gian có tầm quan trọng lớn trong thế giới của chúng ta. Đó là lí do tại sao câu hỏi này nảy sinh phải mất bao lâu cho người ta vào thiền. Nhưng đừng nêu ra câu hỏi này. Đừng nói về thời gian. Và dừng lang thang lại. Lang thang sẽ tốn thời gian. Đừng la cà quanh ngôi đền; đi vào nó đi.
Nhưng chúng ta sợ việc đi vào bên trong ngôi đền; chúng ta sợ điều có thể xảy ra ở đó. Ở bên ngoài đây mọi thứ đều được biết tới và quen thuộc. Bạn bè chúng ta, họ hàng, vợ, chồng và con cái, nhà cửa và xưởng thợ tất cả đều ở đây - bên ngoài ngôi đền. Bất kì điều gì chúng ta nghĩ là của riêng mình đều ở bên ngoài ngôi đền này. Còn ngôi đền này có điều kiện là người ta chỉ có thể vào nó toàn một mình thôi; không hai người nào có thể đi qua cánh cửa của nó cùng nhau được. Cho nên câu hỏi về việc đem đi cùng bạn gia đình bạn và nhà bạn, vợ và con bạn, sở hữu và của cải của bạn, địa vị và danh vọng của bạn, đơn giản không nảy sinh. Mọi thứ đều phải bỏ lại sau.
Đó là lí do tại sao chúng ta nói rằng tốt hơn cả là chúng ta lang thang quanh quẩn thêm chút nữa. Và như vậy chúng ta cứ lang thang mãi. Chúng ta chờ đợi khoảnh khắc cánh cửa của ngôi đền sẽ mở ra rộng hơn một chút và chúng ta sẽ vào đó với mọi thứ chúng ta có. Nhưng cánh cửa của ngôi đền này chẳng bao giờ mở cho nhiều hơn một người vào mỗi lúc. Chỉ một người mới có thể đi qua được nó. Và bạn không thể đem ngay cả địa vị hay danh vọng của mình đi cùng mình, bởi vì thế thì bạn sẽ là hai - bạn và danh vọng của bạn. Bạn thậm chí không thể mang cái tên của mình đi cùng mình được, bởi vì thế thì nó sẽ là hai - bạn và tên của bạn. Bạn không thể mang hành lí nào đi cùng mình; bạn tuyệt đối không thể mang được cái gì theo mình cả. Bạn phải đi tới đó trần trụi toàn bộ và một mình; chỉ thế thì bạn mới có thể vào được.
Bởi lí do này chúng ta cứ đi thơ thẩn mãi bên ngoài ngôi đền, chúng ta cắm trại bên ngoài, và chúng ta tự an ủi mình bằng cách nói rằng chúng ta gần Thượng đế thế, chúng ta không xa ngài. Nhưng dù bạn ở khoảng cách một mét hay một dặm hay một nghìn dặm tới ngôi đền, điều đó cũng chẳng tạo ra khác biệt gì. Nếu bạn ở ngoài nó, thì bạn vẫn ở ngoài rồi. Còn nếu bạn muốn đi vào trong, điều đó có thể xảy ra trong một phần nghìn giây. Nói một phần nghìn của một khoảnh khắc cũng là sai, thực sự bạn có thể đi vào thậm chí chẳng khoảnh khắc nào.
Để câu hỏi này là câu hỏi cuối cùng cho khoảnh khắc này. Nếu các bạn có thêm bất kì câu hỏi nào nữa, chúng ta sẽ nêu chúng vào buổi tối. Các bạn hỏi liệu có cái gì được biết như tri thức không hay việc biết tồn tại chỉ trong trạng thái thoát khỏi ý nghĩ và nó biến mất trong trạng thái của ý nghĩ.
Tri thức hay việc biết xảy ra khi ý nghĩ không có đó. Khi bạn thoát khỏi ý nghĩ thì bạn biết. Nhưng đã biết nó một lần, nó tồn tại trong mọi trạng thái. Nó tồn tại ngay cả trong trạng thái suy nghĩ. Thế thì không có cách nào để làm mất nó. Nhưng việc đạt tới của nó là có thể chỉ trong trạng thái không ý nghĩ. Để đạt tới nó bạn phải thoát khỏi ý nghĩ. Tại sao?
Lí do là ở chỗ những con sóng ý nghĩ không cho phép tâm trí trở thành tấm gương. Chẳng hạn, nếu bạn phải chụp bức ảnh bằng máy ảnh, bạn sẽ phải cẩn thận để cho máy ảnh không rung và để cho ánh sáng không vào nó. Nhưng một khi bức ảnh đã được chụp, bạn có thể rung rất mạnh máy ảnh và cho phép bất kì lượng ánh sáng nào vào nó. Thế thì không thành vấn đề gì. Nếu máy ảnh bị rung vào lúc chụp ảnh, mọi thứ sẽ hỏng. Tuy vậy, một khi bức ảnh đã được chụp rồi, vấn đề chấm dứt. Thế thì bạn có thể làm bất kì điều gì bạn muốn với máy ảnh, bạn có thể rung nó và nhảy múa với nó, điều đó sẽ không khác biệt gì cho bức ảnh.
Việc đạt tới tri thức xảy ra trong trạng thái tâm trí không cái gì chuyển động, khi mọi thứ đều êm ả và tĩnh lặng. Chỉ thế thì bức ảnh của việc biết mới thu được. Nhưng sau khi nó được thu lấy bạn có thể làm bất kì cái gì, bạn có thể rung và nhảy; cũng không tạo ra khác biệt. Tri thức chắc chắn thu được trong trạng thái vô ý nghĩ; nhưng sau khi nó được đạt tới, ý nghĩ không tạo ra khó khăn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ đạt tới nó thông qua ý nghĩ, thế thì nó sẽ chẳng bao giờ xảy ra cả. Ý nghĩ sẽ ngăn trở nó, ngăn trở việc nhận ra nó. Nhưng ý nghĩ trở thành bất lực sau khi bạn đã nhận ra tri thức. Thế thì ý nghĩ bất lực và vô hiệu quả; nó không thể làm được gì cả.
Điều thú vị là tĩnh lặng của tâm trí là đòi hỏi chính cho việc nhận ra tri thức, nhưng một khi nó được nhận ra rồi thì lại chẳng cần cái gì sau nó cả. Nhưng đó là điều tới sau. Và cái tới sau không nên được đem lên trước, bằng không nó sẽ gây hại cho bạn. Nó sẽ gây hại cho bạn theo nghĩa là bạn có thể nghĩ rằng nếu ý nghĩ mà không là vấn đề về sau thì sao nó phải là vấn đề ngay bây giờ? Và điều đó sẽ thực sự có hại. Thế thì chúng ta sẽ làm rung máy ảnh và mọi thứ sẽ thành đống lộn xộn. Ngay cả một chiếc máy ảnh rung cũng có thể chụp ảnh được, nhưng nó sẽ không là bức ảnh đúng, không là bức ảnh chân thực. Mặc dầu qua ý nghĩ điều chúng ta bắt gặp là tri thức, nhưng nó không bao giờ là tri thức đúng, tri thức chân thực, bởi vì tâm trí mọi lúc đều không vững chắc, lung lay và rung rinh. Cho nên nó bóp méo mọi thứ.
Chẳng hạn, trăng trên trời và biển bên dưới dậy sóng. Ngay cả biển dậy sóng cũng sẽ phản xạ trăng nhưng nó sẽ phản xạ trăng theo nhiều mảnh; thay vì một trăng thì sẽ có cả nghìn lẻ một mảnh của nó rải rác khắp trên biển. Và nếu một người còn chưa thấy trăng thực trên trời, người đó không thể có hình ảnh đúng về trăng từ những phản xạ trên biển. Người đó sẽ thấy cả nghìn lẻ một mảnh trăng thay vào đó. Người đó sẽ bắt gặp vô vàn thành phần bàng bạc của trăng lan trên biển, nhưng từ chúng người đó không thể có ý tưởng gì về trăng thật. Một biển bất ổn, một biển trong rối loạn không thể phản xạ trăng đúng được. Nhưng một khi chúng ta có được hình ảnh đúng về trăng, chúng ta sẽ thấy và nhận ra nó ngay cả trong sóng rải rác của đại dương. Chúng ta sẽ nói, "Nó đấy."
Cho nên điều bản chất là ít nhất một lần chúng ta có hình ảnh đúng về chân lí hay Thượng đế. Một lần chúng ta biết ngài một cách đích thực, chúng ta có thể thấy ngài trong mọi hình ảnh. Nhưng không có lần này, chúng ta không thể thấy được ngài ở bất kì đâu. Trong thực tế chúng ta gặp Thượng đế ở mọi nơi, nhưng chúng ta không thể nhận ra được ngài, chúng ta không thể nói rằng đây là ngài.
Tôi muốn giải thích điều đó bằng một giai thoại, và thế rồi chúng ta sẽ ngồi thiền.
Một sannyasin Hindu sống gần Sai Baba trong một thời gian lâu. Một sannyasin Hindu... và Sai sống trong một nhà thờ Hồi giáo. Không ai biết chắc liệu ông ấy là người Hindu hay người Hồi giáo. Chẳng cái gì chắc về những người như vậy. Khi ai đó hỏi han về ông ấy, ông ấy chỉ cười, nhưng tiếng cười chẳng nói lên điều gì ngoài việc người hỏi đó là ngốc.
Là một sannyasin Hindu ông ấy không thể sống trong nhà thờ Hồi giáo được, cho nên ông ấy đã chọn sống trong ngôi đền bên ngoài làng. Và ông ấy yêu và hết sức quí mến Sai Baba, ông ấy thân thiết với ông này lắm. Cho nên mọi ngày ông ấy đều nấu thức ăn cho Sai Baba, đem đồ ăn tới nhà thờ, cho ông này ăn và rồi trở về ngôi đền của mình và ăn bữa ăn của mình.
Một hôm Sai Baba nói với ông ấy, "Sao ông cứ ngày nào cũng đến mãi thế? Ông có thể cho ta ăn tại chỗ riêng của ông, vì ta tình cờ đi qua chỗ ông nhiều lần." Sannyasin này ngạc nhiên nói, "Thầy thực sự đi qua chỗ tôi sao? Tôi chưa bao giờ thấy thầy đi qua cả." Thế rồi Sai Baba nói, "Ông nên quan sát cẩn thận. Ta đi qua ngôi đền của ông vài lần mỗi ngày. Mai ta sẽ tới đó, cho nên ông cho ta ăn ở đó. Ông không cần tới đây."
Ngày hôm sau sư Hindu này nấu thức ăn và đợi Sai Baba tới. Ông ấy đợi khá lâu, mà ông này vẫn chưa đến. Thế là ông ấy lo nghĩ vì đã 2 giờ chiều rồi. Ông ấy cho rằng Sai Baba phải đói như mình, và do vậy ông ấy đem các món ăn chạy tới đền thờ. Ông ấy nói với, "Tôi đã đợi và đợi thầy hoài, mà thầy đâu có xuất hiện." Sai Baba nói, "Ta đã tới chỗ ông hôm nay, nhưng ông đã hắt hủi ta và đuổi ta đi." Sannyasin này nói, "Thầy nói gì vậy, rằng tôi đã đuổi thầy đi sao? Chỉ mỗi một con chó đã xuất hiện thôi." Sai Baba nói, "Con chó đó là ta đấy." Điều này làm cho sannysin Hindu này rất khổ sở và ông ta khóc rất nhiều. Rồi ông ta nói, "Sao mà tôi ngu thế đến mức thầy tới chỗ tôi mà tôi cũng không thể nhận ra được thầy. Tôi sẽ không bỏ lỡ việc nhận ra thầy ngày mai."
Nhưng sannyasin này đã không nhận ra ông ấy lần nữa, mặc dầu Sai Baba đã tới chỗ ông ấy. Giá mà ông ấy tới dưới dạng con chó thì ông này đã biết ông ấy. Nhưng lần này ông ấy là một người hủi gặp sư này trên phố. Sư này nói với người hủi, "Tránh khỏi lối ta đi. Ta đang mang thức ăn cho Sai Baba, nên xéo đi!" Người hủi cười toe toét và bỏ đi.
Hôm nay nữa sư này đã đợi Sai Baba đến 2 giờ chiều. Và thế rồi ông ấy chạy xô tới nhà thờ như trước và nói với Sai Baba, "Thầy không tới rồi; tôi đã đợi thầy tới như bất kì cái gì." Sai Baba nói, "Ta cũng đã ở chỗ ông hôm nay, nhưng biển tâm trí ông bất ổn thế, nó tràn đầy rất nhiều gợn sóng, đến mức ông không thể biết được ta vẫn như mọi ngày. Ông bị run rẩy. Hôm nay một người hủi xuất hiện và ông đã bảo ông ấy cút đi. Chẳng phải rất kì lạ là khi ta tới ông thì ông đuổi ta đi đó sao và rồi ông tới đây và phàn nàn rằng ta đã không xuất hiện?"
Sannyasin này bắt đầu khóc, và ông ta nói, "Bất hạnh làm sao mà tôi không thể nhận ra được thầy!" Thế rồi Sai Baba nói, "Làm sao ông có thể biết được ta dưới những dạng khác khi ông còn chưa biết ta thực sự?"
Một khi một thoáng nhìn về thực tại trở thành sẵn có, thì cái giả dừng hiện hữu. Một khi chúng ta có thoáng nhìn về Thượng đế, thế thì Thượng đế hiện hữu, và không cái gì khác. Nhưng thoáng nhìn đó sẽ là có thể chỉ khi mọi thứ bên trong chúng ta tĩnh lặng và êm ả. Và thế thì không có vấn đề gì. Thế thì mọi thứ đều là của ngài. Thế thì ý nghĩ, tình cảm và mong muốn, tất cả đều là của ngài. Thế thì bất kì cái gì và mọi thứ đều là của ngài.
Nhưng để có thoáng nhìn này, sự nhận ra này, điều bản chất trong giai đoạn chủ yếu này, ngay chỗ đầu tiên, là các ý nghĩ, tình cảm và ham muốn, tất cả phải đi tới sự dừng lại.
Bây giờ chúng ta sẽ ngồi thiền.