Chương 3. Vô tích sự của tranh giành - Osho

Chương 3. Vô tích sự của tranh giành - Osho

Price:

Read more

Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 2)
Chương 3. Vô tích sự của tranh giành


Về vô tích sự của tranh giành:
Khúc tắc toàn,
Uổng tắc trực,
Oa tắc doanh,
Tệ tắc tân,
Thiển tắc đắc,
Đa tắc hoặc.
Thị dĩ thánh nhân bão nhất,
Vi thiên hạ thức.
Bất tự kiến, cố minh,
Bất tự thị, cố chương,
Bất tự phạt, cố hữu công,
Bất tự căng, cố trưởng.
Phù duy bất tranh,
Cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh.
Cổ chi sở vị khúc tắc toàn giả,
Khởi hư ngôn tai!
Thành, toàn nhi qui chi.
Nhường là để cái toàn thể được bảo toàn;
Được uốn cong là trở thành thẳng;
Hổng hoác là được tràn đầy.
Bị rách nát là được làm mới.
Trong muốn là sở hữu.
Có nhiều là bị lẫn lộn.
Bởi vậy Thánh nhân ôm giữ cái một,
Và thành mẫu mực cho thiên hạ.
Người đó không để lộ mình
Và do đó chói sáng.
Người đó không cho mình là phải,
Và do đó nổi tiếng.
Người đó không ba hoa về bản thân mình,
Và do đó có công.
Người đó không khoe mình,
Và do đó đứng đầu
Chỉ vì không tranh,
Nên thiên hạ không ai tranh nổi với người đó.
Chỗ người xưa gọi là khuyết thì lại toàn,
Há phải lời nói sai đâu?
Thành, là trở về chỗ Toàn vậy.
Lão Tử là ngược đời. Toàn thể giáo huấn của ông ấy là ngược đời, và chừng nào bạn chưa hiểu bản chất của ngược đời bạn sẽ không có khả năng hiểu Lão Tử.
Bản chất của ngược đời là gì? Điều đầu tiên là ở chỗ nó không logic, nó là phi logic. Trên bề mặt bạn thấy rằng hai điều đối lập đang bị buộc phải gặp nhau, hai cái đối lập được đặt lại cùng nhau. Logic là nhất quán; phi logic là ngược đời. Chỉ có hai cách để ở đây trong thế giới này: bạn có thể ở đây như tâm trí logic hay bạn có thể ở đây như cuộc sống ngược đời. Nếu bạn có thể hiểu được điều ngược đời thì tâm trí biến mất bởi vì tâm trí không thể bao quát được điều đó; điều ngược đời là chất độc cho tâm trí, nó giết chết tâm trí chắc chắn tuyệt đối.
Đó là lí do tại sao Lão Tử dùng ngược đời để giết chết tâm trí hoàn toàn. Một khi tâm trí không có đó bạn đã đạt tới cái toàn thể; một khi tâm trí không có đó chứng ngộ đã xảy ra. Cho nên với Lão Tử, hiểu điều ngược đời là toàn thể quá trình thiền. Đó là cách thức của ông ấy, phương cách của ông ấy để thiền.
Logic có hấp dẫn cho tâm trí bởi vì nó do tâm trí tạo ra, do tâm trí chế tạo ra. Với logic, tâm trí có thể vẫn còn lại và níu bám, an toàn và an ninh; mọi bước trong tư duy logic đều làm cho tâm trí ngày một mạnh thêm. Cho nên những người cho rằng họ có thể chứng minh được Thượng đế bằng logic đơn giản là ngu xuẩn. Thượng đế không thể được chứng minh bằng logic, ngài chỉ có có thể bị bác bỏ bởi logic. Bạn có thể thử; một cách bề ngoài, logic của bạn có thể có hấp dẫn nào đó, nhưng nếu bạn đi sâu hơn vào trong nó bạn chắc chắn sẽ thấy chỗ sơ hở. Logic chỉ có thể phủ nhận Thượng đế bởi vì Thượng đế là toàn thể và ngược đời. Làm sao bạn có thể chứng minh được điều ngược đời bằng logic? Bạn phải nhìn vào cái toàn thể một cách trực tiếp, gạt tâm trí bạn sang bên. Nếu bạn có thể từ bỏ tâm trí, bạn đã từ bỏ được tất cả những cái vô giá trị. Nếu bạn có thể quan sát cuộc sống không có tâm trí, bỗng nhiên nó là phúc lành: chẳng cái gì đã bao giờ bị thiếu và chẳng cái gì đã bao giờ bị giấu kín, mọi thứ đều là bí mật để mở - chỉ bạn bị giấu kín đằng sau logic của bạn và mắt bạn bị che mờ bởi nó.
Trong huyền thoại Hi Lạp có một câu chuyện rất hay. Câu chuyện về một người có tên là Procrastes. Ông ấy phải đã là nhà logic vĩ đại nhất đã từng được sinh ra. Tâm trí Hi Lạp là logic, và câu chuyện này chỉ ra toàn thể nghĩa của tâm trí Hi Lạp.
Procrastes là người rất hào phóng, nhưng logic, một người rất giầu, nhưng logic. Làm sao một người logic lại rất hào phóng được? Hào phóng của người đó cũng sẽ bị đầu độc bởi logic của người đó. Ông ta giầu có, nhiều khách thường tới thăm ông ta, nhưng không khách nào đã bao giờ quay lại lâu đài của ông ấy. Điều gì đã xảy ra cho các khách?
Procrastes có một cái giường làm bằng vàng với ngọc quí được khảm khắp trên nó. Không có giường nào khác trên thế giới giá trị hơn nó. Và đó là giường được dùng cho khách. Bất kì khi nào một khách nằm lên chiếc giường Procrastes sẽ tới và nhìn. Nếu khách ngắn hơn chiếc giường một chút ông ta có bốn lực sĩ tới kéo căng ông khách ra về cả hai đầu để cho người đó trở nên nhất quán về kích thước với cái giường, không nhỏ hơn. Tất nhiên ông khách sẽ chết.... Nếu khách dài hơn giường, điều đó nữa đôi khi cũng xảy ra, thế thì ông ta sẽ chặt đầu hay chân của khách. Bởi vì chiếc giường giá trị thế, khách phải vừa với giường, giường không để vừa với khách.
Đó là toàn thể vấn đề trong logic: cuộc sống phải hài hoà với logic, không phải logic phải hài hoà với cuộc sống. Logic tồn tại trong bản thân nó, cuộc sống phải hài hoà bản thân mình với logic; logic không tồn tại cho cuộc sống, cuộc sống tồn tại cho logic.
Không vị khách nào đã bao giờ ra khỏi ngôi nhà này mà còn sống. Không vị khách nào đã bao giờ có thể bước ra khỏi ngôi nhà của logic mà còn sống - đó là nghĩa của câu chuyện này.
Hình mẫu logic do tâm trí tạo ra và bạn muốn cuộc sống khớp với nó. Nếu bạn cảm thấy cuộc sống ngắn hơn chút ít bạn kéo căng nó ra; nếu bạn cảm thấy cuộc sống dài hơn chút ít bạn cắt nó đi, nhưng nó phải khớp với hình mẫu logic mà tâm trí bạn đã mơ tới. Nếu bạn đi vào trong cuộc sống bạn sẽ không bao giờ thấy logic phát triển ở đâu cả, nó chỉ là ác mộng trong tâm trí con người. Cây sống rất phi logic, chim sống rất phi logic, sông chảy rất phi logic - chúng theo Lão Tử. Thực tế toàn thể sự tồn tại tồn tại mà chẳng có logic nào. Nó có thể là thơ ca nhưng nó không là tam đoạn luận - do đó nó đẹp thế. Tam đoạn luận logic là hiện tượng chết.
Nếu bạn đi vào trong cuộc sống bạn có thể thấy trong nó tất cả thơ ca đã từng được viết ra bởi bất kì nhà thơ nào - bạn có thể thấy Kalidas và Bhavbhuti, bạn có thể thấy Shakespeare và Milton, bạn có thể thấy Shelley và Byron. Nếu bạn đi vào trong cuộc sống bạn có thể thấy mọi bài thơ đã từng được viết ra sống động ở đâu đó, trưởng thành ở đâu đó, tuôn chảy ở đâu đó; nhưng bạn không thể tìm ra chuyên luận logic, bạn không thể tìm thấy Aristotle ở bất kì đâu.
Cuộc sống là ngược đời. Người ta phải gạt tâm trí logic sang bên chút ít và rồi nhìn vào nó. Bạn sẽ thấy những cái đối lập gặp gỡ ở đó không khó khăn gì. Sống và chết gặp gỡ - trong cuộc sống chúng không là hai, chúng là một, chỉ logic mới làm cho chúng dường như là hai, và không chỉ là hai, mà còn như đối lập. Do đó logic đã tạo ra nỗi sợ trong bạn, sợ chết. Nếu bạn sợ chết làm sao bạn có thể sống được? Chết được bao hàm trong sống, cho nên nếu bạn sợ chết bạn sẽ sợ cả sống nữa. Thế thì toàn thể sự tồn tại trở thành bệnh tật, ốm yếu, buồn nôn, lo âu sâu sắc, không gì khác.
Nếu bạn yêu, ghét được bao hàm ở đó. Nếu bạn muốn tách bạch ghét và yêu bạn có thể cắt chúng ra nhưng cả hai sẽ chết - đó là nghĩa của không khách nào tới sống tại lâu đài của Procrastes. Nếu bạn muốn sống - sống động, rạng ngời, chói sáng - đừng cắt nó, đừng giải phẫu nó, đừng là nhà giải phẫu cho nó. Cuộc sống là lãng mạn, người ta phải ngược đời kiểu thơ ca nhiều nhất có thể được; và logic là vô nghĩa, vô nghĩa bởi vì tâm trí không thể sáng tạo ra bất kì nghĩa nào. Tâm trí không có tính phát minh, sáng tạo. Bạn phải hiểu điều đó. Nhiều nhất tâm trí có thể phát hiện ra cái gì đó nhưng tâm trí không thể sáng tạo ra được cái gì.
Tâm trí không phải là đấng sáng tạo: nó có thể giúp bạn tìm ra cái gì đó đã có rồi nhưng nó không thể sáng tạo được cái gì đó chưa bao giờ có đó. Và tâm trí đã tạo ra logic - logic là điều giả nhất trong sự tồn tại. Bạn không bao giờ có thể đương đầu được với nó ở bất kì đâu ngoại trừ trong sách vở. Nhưng nó đã trở thành yếu tố chi phối và nó không có nghĩa bởi vì mọi biện luận đều có thể được dùng chống lại bản thân nó.
Tôi đã nghe một giai thoại về một học giả Do Thái. Vào thời của Adolf Hitler một học giả Do Thái đã viết một chuyên luận, một bình luận, một luận đề, cho bằng tiến sĩ văn chương của mình. Ông ta đã làm việc cần mẫn trong năm, sáu, bẩy năm, thế rồi ông ta được chấm để xem có đạt học vị không.
Người chấm hỏi ông ta: Ông có thể chứng minh được rằng ông là người Do Thái có thể viết chuyên luận về tín ngưỡng Do Thái mà không có định kiến nào không? Làm sao ông có thể, vẫn là người Do Thái, lại viết ra một chuyên luận về tín ngưỡng Do Thái với con mắt không định kiến, như một khán giả, người xem, một cách vô tư? Học giả này nói: Có chứ, tôi có thể chứng minh được điều đó - nếu các ông có thể chứng minh được rằng các ông, là người không Do Thái, có thể chấm bản chuyên luận được viết về tín ngưỡng Do Thái mà không có định kiến nào.
Cùng biện luận đó có thể được biến thành cái đối lập của nó rất dễ dàng, một chút ít nhạy bén logic là cần nhưng logic là một. Nó có thể được xoay lại rất dễ dàng chống lại bản thân nó. Bây giờ phải làm gì?
Tất cả các luận cứ logic đều được biến thành cái đối lập của nó. Dù bạn cố gắng chứng minh bất kì cái gì về Thượng đế cũng đều có thể được biến thành chống Thượng đế. Bạn nói rằng sự tồn tại không thể có đó mà không có đấng sáng tạo. Được, nói với người vô thần mà xem, thế thì ai đã tạo ra Thượng đế? Bởi vì nếu sự tồn tại không thể có đó mà không có đấng sáng tạo, thế thì làm sao Thượng đế có thể có đó mà không có đấng sáng tạo? Bây giờ toàn thể vấn đề bị mất hút. Nếu bạn nói Thượng đế đã được tạo ra bởi Thượng đế khác, và Thượng đế khác lại được tạo ra bởi Thượng đế khác nữa, nó trở thành hồi qui vô hạn. Nó là vô nghĩa. Chung cuộc bạn phải đi tới một điểm nơi bạn phải nói: Vâng, Thượng đế Z này đã không được bất kì ai tạo ra cả. Thế thì bạn chấp nhận thất bại. Nếu Z có thể có đó mà không được tạo ra, thế thì tại sao sự tồn tại này không thế được, cái gì sai với sự tồn tại này?
Mọi luận cứ đều có thể được biến thành chống lại bản thân chúng. Luận cứ chỉ là trò chơi. Logic là trò chơi hay - nếu bạn muốn chơi nó, cứ chơi, nhưng đừng nghĩ rằng đây là cuộc sống. Tất cả các qui tắc của logic đều giống như qui tắc của chơi bài: nếu bạn muốn chơi bài bạn phải tuân theo qui tắc, nhưng bạn biết rõ rằng chúng là nhân tạo; không thể tìm thấy chúng ở đâu trong cuộc sống cả. Không ai đã qui định chúng phải vậy, chúng là do tâm trí tạo ra, và nếu bạn muốn chơi trò chơi thế thì bạn phải chấp nhận những qui tắc này. Nếu bạn không chấp nhận qui tắc bạn sẽ bị ở ngoài cuộc chơi, bởi vì bạn không thể chơi nó được. Logic là trò chơi mà các học giả chơi. Họ cứ biện minh hàng thế kỉ chẳng về cái gì cả, bởi vì logic chưa đi tới kết luận. Trong hàng nghìn năm họ đã từng tranh đấu và tranh cãi và mọi người chờ đợi - một ngày nào đó họ sẽ ra với các phát kiến của họ, họ có thể phát hiện ra chân lí một ngày nào đó.
Họ thậm chí đã không tìm ra một sáng suốt về chân lí, thậm chí không một thoáng nhìn, và họ sẽ không bao giờ tìm ra cả, đừng chờ đợi thêm nữa - bởi vì logic chẳng liên quan gì tới cuộc sống.
Cuộc sống là phi logic và nếu bạn trở nên quá logic bạn trở nên bị đóng với cuộc sống. Thế thì bạn đi vào chiều hướng tâm trí, không đi vào chiều hướng tồn tại. Lão Tử không logic, ông ấy là một người rất, rất đơn giản, không phải là học giả chút nào. Ông ấy không phải là brahmin, không phải là bác học. Ông ấy không biết gì về biện luận: ông ấy đơn giản ngắm nhìn cuộc sống, một nhân chứng, một khán giả. Ông ấy đi quanh, sống cùng cây cối và dòng sông và đám mây, ngắm nhìn cuộc sống và cố hiểu cuộc sống là gì mà không có hình mẫu nào của riêng ông ấy để ép buộc lên nó. Ông ấy không có hệ thống nào để ép buộc, ông ấy không có gì để ép buộc lên cuộc sống, ông ấy đơn giản cho phép nó. Ông ấy mở mắt ra, đôi mắt trong trắng thuần khiết, không có bất kì ô uế nào từ logic, và đơn giản nhìn vào điều đang là hoàn cảnh. Và thế rồi ông ấy đi tới tìm ra rằng cuộc sống là ngược đời.
Nếu bạn không hiểu điều ngược đời bạn sẽ cứ bỏ lỡ cuộc sống. Điều ông ấy quan sát là, điều ông ấy đi tới tìm ra là nếu bạn quá tham vọng, bạn sẽ thất bại bởi vì tham vọng bao giờ cũng thất bại, và thất bại toàn bộ. Người càng tham vọng, thất bại của người đó sẽ càng lớn. Nếu bạn muốn thành công bạn chung cuộc sẽ bị thất vọng, không cái gì khác. Điều này dường như là phi logic bởi vì nếu một người muốn thành công, người đó phải thành công chứ. Đó là logic. Nếu một người muốn thành công nhưng thất bại, chúng ta có thể hiểu được rằng nếu người đó không làm mọi sự cho đúng, điều đó có thể đã gây ra thất bại của người đó, nhưng Lão Tử nói rằng ý tưởng về thành công bản thân nó là nguyên nhân của thất bại. Nếu mười người đang làm nỗ lực để thành công trong cuộc sống, chúng ta có thể hiểu một cách logic rằng vài người sẽ thất bại bởi vì họ sẽ không có khả năng đương đầu, tranh đấu, thông minh của họ có thể không đủ cho ham muốn này, nhiệt tình của họ có thể không đủ và có cạnh tranh từ những người khác, người thông minh hơn và nhiệt tình hơn và nhiều thích thú hơn - họ sẽ thành công. Cho nên chúng ta nói rằng vài người sẽ thành công, người hoàn thành được mọi điều kiện để thành công còn những người khác sẽ thất bại bởi vì họ không thể hoàn thành được các điều kiện này. Điều này là logic. Nhưng Lão Tử nói rằng tất cả sẽ thất bại, tất cả chắc chắn sẽ thất bại, bởi vì chính ý tưởng về thành công là hạt mầm của thất bại.
Điều này là phi logic. Bạn sẽ nói: Thế thì còn logic quái gì ở đấy? Đây là ngược đời. Ông ấy nói: Nếu ông có quá nhiều ông sẽ nghèo, nếu ông chống lại ông sẽ gãy, nếu ông không nhường ông sẽ không tồn tại. Chắc là hay lắm nếu như Darwin được gặp Lão Tử. Darwin nói: Sống còn của kẻ mạnh nhất. Điều này là logic, đơn giản, logic rõ ràng, toán học - mọi người đều có thể hiểu được, bạn có thể làm cho ngay cả đứa trẻ tiểu học hiểu điều đó. Điều đó là đơn giản - cuộc sống là cuộc tranh đấu và kẻ mạnh nhất sống sót. Nếu như Charles Darwin gặp Lão Tử ở đâu đó, ông ấy sẽ bị lỡ, bởi vì Lão Tử sẽ cười to. Ông ấy nói rằng người khiêm tốn nhất sống còn, không phải người mạnh nhất; thực tế, kẻ không đạt tiêu chuẩn nhất mới sống còn, không phải kẻ mạnh nhất - kẻ mạnh nhất mang định mệnh thất bại.
Đây là toàn thể cơ sở của ông ấy: bất kì cái gì logic của bạn nói đều sẽ không xảy ra đâu. Cuộc sống không nghe theo logic của bạn, nó đi theo cách riêng của nó, không bị xáo lộn. Bạn phải nghe theo cuộc sống, cuộc sống sẽ không nghe theo logic của bạn đâu, nó không bận tâm về logic của bạn. Lão Tử là một trong những người sắc sảo nhất, và ông ấy sắc sảo bởi vì ông ấy rất hồn nhiên - với đôi mắt như trẻ thơ ông ấy đã quan sát cuộc sống. Ông ấy đã không đặt bất kì ý tưởng riêng nào của mình vào trong nó, ông ấy đã đơn giản quan sát bất kì cái gì đang là hoàn cảnh, và báo cáo lại nó.
Khi bạn đi vào trong cuộc sống, bạn thấy gì? Cơn bão lớn tới, cây lớn đổ. Chúng đáng phải sống sót chứ, theo Charles Darwin, bởi vì chúng là kẻ mạnh nhất, khoẻ nhất, sung sức nhất. Nhìn cây cổ thụ, cao gần trăm mét, ba nghìn tuổi. Chính sự hiện diện của cây này tạo ra sức mạnh, cho cảm giác về sức mạnh và quyền năng. Hàng triệu rễ đã lan toả bên trong đất, ăn sâu xuống, và cây đứng đó với sức mạnh.
Tất nhiên cây phải chống chọi - nó không muốn nhường, buông xuôi - nhưng sau cơn bão nó đã đổ, nó chết, nó không còn sống nữa và mọi sức mạnh đã mất đi. Cơn bão quá lớn - cơn bão bao giờ cũng quá lớn, bởi vì bão tới từ cái toàn thể còn cây chỉ là một cá nhân.
Thế rồi có những thực vật nhỏ bé và cỏ thường - khi bão tới, cỏ oằn mình, và cơn bão không thể gây hại gì được cho nó. Nhiều nhất nó có thể cho cỏ việc lau sạch tốt, có vậy thôi; mọi bụi bặm đã tụ trên cỏ bị rửa đi. Cơn bão cho nó việc tắm rửa sạch, và khi cơn bão đã qua rồi thực vật nhỏ và cỏ lại nhảy múa cao lên. Cỏ gần như không có rễ, nó có thể bị đứa trẻ nhỏ nhổ ra, nhưng bão chịu thất bại. Điều gì đã xảy ra?
Cỏ theo Lão Tử còn cây lớn theo Charles Darwin. Cây lớn rất logic, nó cố gắng chống cự, nó cố gắng chứng tỏ sức mạnh của nó. Nếu bạn cố gắng chứng tỏ sức mạnh của mình bạn sẽ thất bại. Mọi Hitlers, mọi Napoleons, mọi Alexanders đều là những cây lớn, cây mạnh. Tất cả họ đều sẽ bị thất bại. Lão Tử giống như thực vật nhỏ, không ai có thể đánh bại được họ bởi vì họ bao giờ cũng sẵn sàng nhường. Làm sao bạn có thể đánh bại được người nhường nhịn, người nói: 'Tôi đã thua rồi,' người nói: 'Thưa ngài, xin ngài cứ tận hưởng chiến thắng của ngài đi, không cần tạo ra rắc rối gì. Tôi đã thua rồi'? Ngay cả Alexander cũng sẽ cảm thấy rằng ông ta là vô tích sự trước một Lão Tử, ông ta không thể làm gì được. Chuyện xảy ra, chuyện xảy ra đích xác như thế....
Một sannyasin có tên là Dandani sống vào thời của Alexander, trong những ngày mà Alexander còn ở Ấn Độ. Các bạn bè đã bảo Alexander khi ông ta đi tới Ấn Độ rằng khi nào ông ta quay về, ông ta nên mang một sannyasin, bởi vì đoá hoa hiếm hoi đó chỉ nở ở Ấn Độ. Họ nói: Xin đem về một sannyasin. Bệ hạ sẽ đem về nhiều thứ nhưng đừng quên đem về một sannyasin; chúng tôi muốn thấy hiện tượng về tính chất sannyas, nó là gì, một sannyasin đích xác là gì.
Ông ta mê mải tham gia vào chiến trận và vật lộn và tranh đấu tới mức ông ta gần như quên mất về điều đó, nhưng khi ông ta định quay về, ngay ở biên giới Ấn Độ, ông ta đột nhiên nhớ ra. Ông ta sắp rời khỏi thôn làng cuối cùng cho nên ông ta yêu cầu lính đi vào trong làng và hỏi xem liệu có sannyasin nào quanh đó ở đâu đó không. Tình cờ Dandani lại ở trong làng đó, bên cạnh bờ sông, và mọi người nói: Ông đã hỏi đúng lúc và ông đã tới đúng lúc rồi. Có nhiều sannyasin nhưng sannyasin thực bao giờ cũng hiếm hoi, nhưng ông ấy đang ở đây bây giờ. Ông có thể có buổi tâm tình darshan, ông có thể tới và thăm ông ấy. Alexander cười. Ông ta nói: Ta không ở đây để nói chuyện tâm tình đâu, lính của ta sẽ tới và bắt ông ấy về. Ta sẽ đem ông ấy trở về kinh đô, về nước ta. Dân làng nói: Việc đó sẽ không dễ thế đâu.
Alexander không thể tin được vào điều đó - có thể có khó khăn nào? Ông ta đã chinh phục các hoàng đế, các quân vương lớn, cho nên với một kẻ ăn xin, một sannyasin, có thể có khó khăn gì nào? Lính của ông ta tới gặp Dandani, người đang đứng trần bên bờ sông. Họ nói: Alexander Đại đế mời ông đi cùng ông ấy về nước ông ấy. Mọi tiện nghi sẽ được cung phụng, bất kì điều gì ông cần đều sẽ được chu cấp. Ông sẽ là vị khách hoàng gia. Thầy tu trần trụi cười to và nói: Các anh về mà bảo với chủ của các anh rằng người tự gọi mình là vĩ đại không thể là vĩ đại được. Và không ai có thể đem ta đi được bất kì đâu - sannyasin đi như mây, trong tự do toàn bộ. Ta không định làm nô lệ cho bất kì ai. Họ nói: Ông phải đã nghe nói về Alexander rồi chứ, ông ấy là con người nguy hiểm. Nếu ông nói không với ông ta, ông ta sẽ không nghe đâu, ông ta sẽ đơn giản chặt đầu ông. Sannyasin này nói: Các anh tốt hơn cả là đem chủ các anh tới đây, có thể ông ta có thể hiểu được điều ta đang nói.
Alexander phải tới, bởi vì những người lính đã quay về nói: Ông ấy là con người hiếm hoi, chói sáng, có cái gì đó của cái không biết quanh ông ấy. Ông ấy trần trụi, nhưng bệ hạ không cảm thấy trong hiện diện của ông rằng ông ấy trần trụi - về sau bệ hạ sẽ nhớ. Ông ấy mạnh mẽ tới mức trong sự hiện diện của ông ấy bệ hạ đơn giản quên mất toàn thế giới. Ông ấy có từ lực, và im lặng vĩ đại bao quanh ông ấy và toàn thể khu vực đó dường như nó cũng đang hân hoan trong con người này. Ông ấy đáng để gặp, nhưng dường như có rắc rối phía trước cho ông ấy, con người đáng thương này, bởi vì ông ấy nói rằng không ai có thể đem ông ấy đi được bất kì đâu, rằng ông ấy không là nô lệ của ai cả.
Alexander tới gặp ông ấy với lưỡi kiếm tuốt trần trong tay. Sannyasin này cười to và nói: Cất kiếm đi, nó vô dụng ở đây. Tra kiếm vào bao đi, nó vô dụng ở đây bởi vì ông có thể chém mỗi đầu của ta, cái ta đã bỏ từ lâu trước đây rồi. Kiếm của ông không thể chém được ta, cho nên cất nó đi, đừng có trẻ con. Và tương truyền rằng đó là lần đầu tiên mà Alexander tuân theo mệnh lệnh của ai đó khác; chỉ bởi vì chính sự hiện diện của người này mà ông ta không thể nhớ được mình là ai. Ông ta tra kiếm vào bao và nói: Ta chưa bao giờ bắt gặp một người đẹp thế. Và khi ông ta về nhà ông ta nói: Khó mà giết được người đã sẵn sàng chết, giết người đó là vô nghĩa. Ông có thể giết một người đang đánh nhau, thế thì có nghĩa nào đó trong việc giết, nhưng ông không thể giết được người sẵn sàng chết, người nói: Đây là đầu ta, ông có chể chặt nó. Và Dandani thực tế đã nói: Đây là đầu ta, ông có thể chặt nó đi. Khi chiếc đầu rơi xuống, ông sẽ thấy nó lăn trên cát và ta cũng sẽ thấy nó lăn trên cát, bởi vì ta không là thân thể ta. Ta là nhân chứng.
Alexander phải báo với bạn bè mình: Có nhiều sannyasin mà ta có thể đã đem về nhưng họ không phải là sannyasin. Thế rồi ta bắt gặp một người, người thực sự là cái gì đó hiếm hoi, và các ông đã biết đúng rồi, đoá hoa này là hiếm hoi, nhưng không ai có thể ép buộc được ông ấy, bởi vì ông ấy không sợ chết. Khi một người không sợ chết làm sao ông có thể buộc người đó làm cái gì được?
Chính nỗi sợ của bạn làm cho bạn thành nô lệ - đó là nỗi sợ của bạn. Khi bạn không sợ bạn không còn là nô lệ nữa; thực tế, chính nỗi sợ của bạn buộc bạn làm cho người khác thành nô lệ bởi vì họ có thể cố gắng làm cho bạn thành nô lệ.
Người không sợ thì không sợ bất kì ai mà cũng không làm bất kì ai sợ mình. Sợ hãi hoàn toàn biến mất.
Lão Tử đã ngắm nhìn cuộc sống theo đủ mọi chiều của nó và đã thấy rằng trong cuộc sống không có tranh giành. Chính ý tưởng tranh giành là giả tạo và mang tính người. Chính tâm trí con người nói rằng có tranh giành trong cuộc sống, chính tâm trí con người thấy rằng có bạo hành; nó không có đó, đó là hiểu lầm.
Sư tử nhảy lên con mồi và ăn mồi nhưng không có bạo hành, bởi vì chính ý tưởng bạo hành không tồn tại. Con mồi nhường và sư tử ăn. Đây là cộng tác tự nhiên - con mồi trở thành sư tử, có vậy thôi. Khi sư tử không đói nó không bao giờ tấn công bất kì ai; cho dù chuột cũng có thể tới gần nó và nói chuyện vui, hay có thể tán gẫu chút ít. Sư tử không bạo hành; nó đơn giản ăn thức ăn của nó. Và trong tự nhiên mọi thứ đều là thức ăn cho cái gì đó khác; bạn không thể tìm thấy bất kì cái gì trong tự nhiên mà không phải là thức ăn cho cái gì đó khác.
Mọi thứ đều trong dây chuyền: cây ăn đất và đất được biến đổi thành quả. Thế rồi bạn ăn quả, và quả trở thành thịt bạn, thế rồi bạn chết và đất ăn bạn trở lại. Thế rồi cây nảy sinh, nó ăn đất, và quả nảy sinh. Người khác - con bạn hay con của con bạn, cháu bạn - sẽ ăn quả này, cũng như bạn đã ăn ông bạn. Điều này cứ diễn ra, nó là vòng tròn đơn giản. Ở đây không ai là người ăn và không ai là kẻ bị ăn: mọi người ăn theo lượt riêng của mình và mọi người trở thành thức ăn đến lượt riêng của mình. Bởi vì vòng tròn thường hằng này, George Gurdjieff trở nên nhận biết rằng con người phải là thức ăn cho cái gì đó. Nếu mọi thứ đều là thức ăn thì con người cũng phải là thức ăn cho cái gì đó, bằng không con người tồn tại để làm gì? Con người tạo ra huyền thoại - nó là huyền thoại, nhưng ý tưởng này là hay - con người tạo ra huyền thoại là con người là thức ăn cho mặt trăng, rằng khi bạn chết mặt trăng ăn bạn.
Đây chỉ là chuyện đùa, nhưng ý tưởng này hay, có nghĩa, bởi vì khi mọi thứ đều là thức ăn cho cái gì đó khác thì con người cũng sẽ phải là thức ăn cho cái gì đó khác. Nhưng không cần đi tới mặt trăng, tôi không đi xa tới đó. Tôi thấy toàn thể vòng tròn ở đây. Đất ăn bạn, và vòng tròn tiếp tục, bánh xe chuyển tiếp. Nó là quá trình đơn giản, không có bạo hành, không có gì về điều đó cả.
Đã có bên trong bạn rồi, hàng triệu mạng sống nhỏ bé tồn tại trong thân thể bạn. Chúng đang ăn bạn. Hàng triệu mạng sống - nhưng thậm chí không biết gì về bạn, bạn là thức ăn cho chúng. Như bạn đang ăn các thứ khác, bạn đang bị ăn. Nó là quá trình tự nhiên đơn giản. Thực tế chúng ta không nên nói về bạo hành trong tự nhiên, điều đó không tồn tại. Chỉ con người mới bạo hành.
Bạo hành tới khi bạn bắt đầu giết chết mà không có ý tưởng nào về ăn. Bạn đi vào trong rừng rậm, trong rừng sâu, và bạn giết các con vật, bạn gọi điều đó là 'cuộc chơi'. Không con vật nào có thể được thuyết phục để giết bất kì ai khác vì trò chơi, chỉ mỗi con người. Ngu xuẩn đã đạt tới cực điểm của nó. Bạn giết sư tử bởi vì bạn muốn lấy cái đầu của nó trang hoàng cho bức tường nhà bạn; bạn đang làm điều gì đó tuyệt đối ngu xuẩn. Không sư tử nào quan tâm tới đầu bạn; cho dù bạn đem đầu cho nó, nó sẽ không đem về nhà. Nếu nó lấy cái đầu, các sư tử khác sẽ cười to - con sư tử này điên rồi! Phỏng có ích gì mà mang cái sọ người và dùng nó để trang điểm? Nhưng con người ngu xuẩn. Con người giết chỉ để tận hưởng việc giết. Bạo hành không tồn tại ở đâu khác. Tôi gọi nó là bạo hành khi bạn giết cái gì đó chỉ vì thích thúc cực đỉnh của việc giết. Thế thì đó là bạo hành. Bằng không thì không có bạo hành.
Trong tự nhiên cái gì đó đơn giản có đó - con cáo. Bây giờ cáo không còn nữa, bây giờ cáo đã bị sư tử ăn, cáo đã trở thành một phần của sư tử. Đó là biến đổi thực, cáo đã đạt tới giai đoạn cao hơn trong sư tử, không gì khác. Không có vấn đề gì. Cây ăn đất và nó đã trở thành hoa, hoa đỏ. Nó là biến đổi. Nó là đẹp. Không cái gì sai trong nó.
Lão Tử đi vào trong cuộc sống, ngắm nhìn một cách im lặng, quan sát, và thấy mọi thứ, nhiều thứ; nhưng cơ sở của tất cả chúng đều là ở chỗ mọi thứ đang đi sang cái đối lập của nó. Dòng sông đi ra đại dương nơi nó biến mất, đi tới cái chết của nó - nhưng đó không phải là cái chết, thực tế dòng sông sẽ trở thành đại dương. Cho nên có thể có hai quan điểm. Bạn có thể nghĩ rằng dòng sông chết bởi vì nó đã rơi vào trong đại dương, bị hấp thu, bị ăn bởi đại dương. Đó là một quan điểm. Thế rồi có quan điểm khác, sâu hơn, rằng dòng sông đã lại trở thành đại dương. Nó đã là đại dương lúc ban đầu, và lặp đi lặp lại nó sẽ đi và trở thành đại dương. Đó là vòng tròn. Nó sẽ bay lên cùng tia nắng mặt trời vào trong bầu trời, nó sẽ trở thành mây, mây sẽ bay đi, chúng sẽ trở thành mùa mưa, và chúng lại sẽ mưa rào lên Himalaya, lại trên dòng sông Hằng ngọn nguồn Gangotri, lại trên dòng sông Hằng và rồi sông Hằng chảy đi và rơi vào đại dương.
Hàng triệu và hàng triệu lần điều đó đã xảy ra trước đây, hàng triệu và hàng triệu lần điều đó sẽ cứ xảy ra lặp đi lặp lại trong tương lai. Cuộc sống là tái diễn, tái diễn vĩnh hằng và mọi thứ đi vào trong cái đối lập của nó. Cả ngày bạn làm việc và đến đêm bạn nghỉ ngơi: năng lượng đã từng hoạt động trở thành không hoạt động, hoạt động đi vào trong bất hoạt. Toàn thể cuộc sống bạn đã sống và thế rồi bạn chết: bây giờ toàn thể năng lượng đã từng sống động đã trở thành chết, đã đi vào trong đại dương. Bạn lại tới, lặp đi lặp lại, đó là nghĩa của khái niệm Hindu về tái sinh. Hồi giáo, Ki tô giáo và Do Thái giáo có chút ít nghèo nàn bởi vì họ không có khái niệm về tái sinh. Tầm nhìn của họ dường như là nhỏ hơn tầm nhìn phương Đông, mường tượng toàn thể về nó - tái diễn vĩnh hằng. Điều đó là đẹp - thế thì bạn không sợ chết bởi vì bạn sẽ tới nữa, bạn sẽ tới nữa. Thế thì bạn không sợ cuộc sống và thế thì bạn không bận tâm về logic; bạn đơn giản nhìn điều ngược đời và bạn sống nó trong các chiều đối lập của nó.
Bây giờ tới lời kinh.
Nhường là để cái toàn thể được bảo toàn;
Bạn đã được dạy chính điều đối lập - đừng bao giờ nhường, tranh đấu vất vả, kháng cự nhiều nhất có thể được, bởi vì đó là vấn đề sống còn. Nếu bạn không tranh đấu bạn sẽ không sống sót, bạn sẽ bị ăn bởi những kẻ mạnh hơn, bạn sẽ bị phá huỷ bởi những người mạnh hơn. Bạo hành đã được dạy. Nhưng Lão Tử nói: Nhường là để cái toàn thể được bảo toàn. Đừng bận tâm tranh đấu, bởi vì cái toàn thể không phải là kẻ thù, nó là mẹ bạn, nó là cội nguồn từ đó bạn tới. Sao lại tranh đấu một cách không cần thiết? Bạn đang tranh đấu với ai? Jesus phải đã có vài thoáng nhìn về hiểu biết kiểu 'Lão Tử', ông ấy không thể có những thoáng nhìn đó từ bất kì chỗ nào khác. Trong tín ngưỡng Do Thái không có gốc rễ, bởi vì người Do Thái nói: Mắt trả mắt là luật. Nếu ai đó lấy mắt của bạn, bạn lấy mắt của người đó. Mắt trả mắt là luật - khái niệm này là từ tranh đấu, tranh giành. Nhưng Jesus nói: Nếu người ta tát vào má này của ông, chìa má kia ra cho người đó. Đây là điều nhường nhịn nghĩa là gì. Jesus nói: Nếu ai đó bắt ông đi cùng người đó một dặm, đi hai dặm. Đây là điều nhường nhịn là gì. Jesus nói: Nếu ai đó cướp áo khoác của ông, tặng người đó cả áo sơ mi của ông nữa. Đây là điều nhường nhịn ngụ ý gì. Ông ấy phải đã bắt gặp một hiểu biết kiểu 'Lão Tử' nào đó bởi vì từ tín ngưỡng Do Thái ông ấy không thể có được những quan niệm này. Christ là người lạ với người Do Thái, đó là lí do tại sao ông ấy đã bị đóng đinh. Ông ấy không phải là người bên trong, với tâm trí họ ông ấy đơn giản không thể nào hiểu được. Ông ấy là không thể nào hiểu được đối với tâm trí của họ và logic của họ - và người Do Thái là rất logic, một trong những dân tộc logic, toán học, tính toán nhất. Họ không thể hiểu được con người này; con người này đang dạy điều điên khùng.
Nếu ai đó cướp của bạn chiếc áo khoác, nổ ngay ra cuộc đánh nhau, không cho phép người đó cướp dễ dàng thế. Còn người này lại nói: Để cho người đó lấy áo choàng và tặng cho người đó chiếc áo sơ mi của bạn nữa! Ngớ ngẩn! Đó là lí do tại sao Jesus không thể được chấp nhận. Ngay cả người Ki tô giáo cũng không chấp nhận ông ấy. Họ tôn thờ ông ấy, nhưng họ không chấp nhận ông ấy - bằng không sao có nhiều cuộc chiến Ki tô giáo thế? Người Ki tô giáo đã giết nhiều triệu người thế - họ gọi nó là cuộc thập tự chinh, cuộc chiến tôn giáo. Làm sao có thể có cuộc chiến tôn giáo được? Mọi cuộc chiến đều phi tôn giáo; chiến tranh không thể có tính tôn giáo được, bạo hành không thể là tôn giáo được. Người Ki tô giáo đã làm nhiều việc giết người thế, họ là những kẻ giết người chuyên gia nhất trên thế giới. Và họ nói họ theo Jesus. Không, họ không theo. Không thể nào theo được Jesus trừ phi bạn vứt bỏ tâm trí logic.
Người Ki tô giáo vẫn còn là người Do Thái; thực tế họ đã đem tính chất Do Thái tới cực đoan xa nhất. Jesus vẫn còn là người lạ không được chấp nhận trên thế giới này. Jesus nói ở đâu đó rằng chim có tổ của chúng, con vật có hang của chúng, nhưng con của con người không có chỗ để giấu đầu mình. Không nhà nào tồn tại cho Jesus. Ngay cả nhà thờ Ki tô giáo cũng không cho phép ông ấy vào nếu ông ấy tới lần nữa; họ sẽ đơn giản đóng cửa lại, bởi vì con người này đem tới điều ngớ ngẩn, phi logic cùng mình.
Lão Tử nói: Nhường là để cái toàn thể được bảo toàn. Nếu Lão Tử và Jesus mà có gặp gỡ họ chắc đã hoàn toàn hiểu nhau.
Được uốn cong là trở thành thẳng;
Đừng cố thẳng, bao giờ cũng nhớ khả năng để uốn. Đừng là chiến sĩ - đó là toàn thể vấn đề. Chấp nhận cuộc sống, nhường nó, và nó không thể phá huỷ bạn được và không ai có thể đánh bại bạn được. Nếu bạn cố gắng để thắng lợi, bạn có thể bị thất bại. Nếu bạn cố để thẳng bạn sẽ bị buộc thành cong.
Hổng hoác là được tràn đầy.
Trở thành trống rỗng và tất cả những cái mà sự tồn tại này có thể cho sẽ mưa rào lên cái trống rỗng của bạn.
Bị rách nát là được làm mới.
Nếu bạn muốn là vua, trở thành kẻ ăn xin đi - đó là điều ngược đời. Chúng ta thấy Phật đi xuống từ ngai vàng và trở thành kẻ ăn xin, Mahavira đi xuống từ cung điện của mình và trở thành kẻ ăn xin - họ có thể đã hiểu Lão Tử. Và không vua nào bây giờ có thể được so sánh với Phật. Ông ấy trở thành vua thực.
Chuyện xảy ra là khi Phật quay trở lại thành phố của mình bố ông ấy đã rất giận. Các ông bố bao giờ cũng giận. Nếu con trai trở thành kẻ cắp họ giận, nếu con trai trở thành sannyasin họ giận. Nếu con trai trở thành thánh nhân họ giận, nếu con trai trở thành tội nhân họ giận. Gần như không thể nào thoả mãn được người bố. Ham muốn của ông ấy, tham vọng của ông ấy, lớn tới mức không người con nào có thể thoả mãn được họ, ngay cả Phật cũng không thể thoả mãn được họ.
Khi ông ấy quay về người bố giận dữ và ông ta nói với ông ấy: Ta là bố con, ta vẫn thương con mặc dầu con đã phản bội ta, và ta không thể nhìn được con đi ăn xin trong thành phố này. Đây là kinh đô của ta, con là vua ở đây. Con đã sống ở đây như một hoàng tử - đừng đi ăn xin. Trong gia đình chúng ta, trong cả phả hệ quá khứ của chúng ta, chúng ta bao giờ cũng là vua, chúng ta chưa bao giờ là kẻ ăn xin. Phật nói: Tôi không biết về kế thừa của ông nhưng về tôi, tôi có thể nói với ông một điều - tôi bao giờ cũng là kẻ ăn xin, trong các kiếp sống quá khứ của tôi cũng thế, tôi đã học được nghệ thuật này. Và ông còn nghèo hơn tôi: chỉ trên bề mặt tôi mới là kẻ ăn xin, nhìn vào bên trong tôi và ông sẽ thấy hoàng đế. Ông là vua chỉ ở bề ngoài, nếu tôi nhìn sâu vào trong ông, ông chỉ là kẻ ăn xin. Ngay cả trước con của ông, ông vẫn là kẻ ăn xin, nhưng ông vẫn nói: Quay về nhà đi. Đừng để bố trong tuổi già của bố.
Có một điều ngược đời tinh tế rằng khi bạn bỏ mọi thứ bỗng nhiên bạn trở thành người chủ của mọi thứ. Đột nhiên. Con người chỉ sở hữu cái mà người đó đã từ bỏ. Điều đó là phi logic, không toán học nào có thể được áp dụng cho nó: bạn sở hữu chỉ cái bạn đã từ bỏ. Những thứ bạn níu bám bạn không sở hữu, bởi vì tại sao bạn phải níu bám nếu bạn thực sự sở hữu? Kẻ keo kiệt không sở hữu, không thể sở hữu được, bởi vì người đó níu bám. Tài sản của người đó còn lớn hơn bản thân người đó, làm sao người đó có thể sở hữu được nó? Tài sản của người đó còn quan trọng hơn, còn ý nghĩa hơn cuộc sống riêng của người đó, người đó thà chết còn hơn từ bỏ nó - làm sao người đó có thể sở hữu nó được? Tài sản sở hữu người đó. Người đó bị sở hữu bởi tài sản riêng của mình; người đó không phải là người chủ trong ngôi nhà riêng của mình, người đó là kẻ ăn xin. Người đó không thể lừa dối được những người có thể thấy, người đó chỉ có thể lừa dối được người mù, những người không thể thấy được, những người không thể hiểu được. Nhưng làm sao bạn có thể lừa được một Lão Tử?
Một Lão Tử biết sâu sắc, tới chính cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn. Những người như vậy có con mắt tia X. Đôi mắt hồn nhiên, đôi mắt trong trắng trở thành đôi mắt tia X. Không tia X nào xuyên thấu được vào bản thể bạn, nó chỉ xuyên thấu vào thân thể bạn, nhưng một Phật, một Lão Tử, một Jesus, họ xuyên thấu vào chính cốt lõi của bản thể bạn, họ có thể thấy bạn là ai ở bên trong. Nếu bạn níu bám lấy tài sản của mình, tài sản sở hữu bạn; nếu bạn có thể chia sẻ, lần đầu tiên bạn trở thành người sở hữu; nếu bạn có thể từ bỏ, chỉ trong việc từ bỏ đó mà bạn ở trên tài sản, trên của cải sở hữu của bạn. Mọi thứ bị bỏ lại sau.
Bị rách nát là được làm mới.
Trong muốn là sở hữu.
Rất khó hiểu. Trong muốn là sở hữu...? Điều đó dường như rất mâu thuẫn, thậm chí còn mâu thuẫn hơn cả: Nhường là để cái toàn thể được bảo toàn, còn mâu thuẫn hơn cả: Bị uốn cong là để thành thẳng, còn mâu thuẫn hơn cả: Hổng hoác là được làm đầy.
Trong muốn là sở hữu. Lão Tử ngụ ý gì bởi điều đó? Tôi đã bắt gặp những người trở nên rất giầu, họ có mọi thứ mà thế giới này có thể cho - đủ loại thức ăn, đủ loại thứ để tận hưởng. Nhưng cơn đói của họ bị mất, họ không đói. Trong cả đời mình họ đã từng căng thẳng tới mức dạ dầy họ không là gì ngoài ung thư và ngon miệng không có đó. Thức ăn có đó, họ có thức ăn giầu có nhất, nhưng họ không thể ăn được nó bởi vì ngon miệng không có đó.
Và thế rồi có kẻ ăn xin, người chẳng có gì để ăn, chỉ mỗi bình bát ăn xin. Người đó có ngon miệng. Người đó cảm thấy đói, đói trong toàn bộ sự mãnh liệt của nó - đó là hiện tượng đẹp. Và thế rồi người đó đi ăn xin, chẳng có gì để trưng ra và chẳng có gì để nói, và người đó được vài mảnh, vài miếng bánh mì. Thế rồi xem người đó ăn! Người đó ăn ngon miệng làm sao! Cứ nhìn người đó ăn và bạn sẽ thấy nhà vua có đó, không trong cung điện. Người đó tận hưởng nó làm sao! Chỉ bánh mì, muối, và cơ hội hi hữu nào đó, chút bơ, nhưng người đó thích thú tận hưởng nó làm sao! Thích thú tận hưởng của người đó từ đâu tới? Từ ngon miệng, cơn đói. Thực sự, thức ăn không thoả mãn bạn, bởi vì nếu không đói thì không thể có thoả mãn được. Chỉ nếu có cơn đói mới có thể có thoả mãn. Thế thì thức ăn thường, thức ăn rất bình thường, thoả mãn bạn vô hạn. Và điều này là vậy trong mọi chiều hướng của cuộc sống - Trong muốn là sở hữu.
Bạn có thể có người đàn bà đẹp nhất trên thế giới là vợ bạn, nhưng nếu không có tình yêu, bạn có thể có cô ấy là vợ nhưng bạn không sở hữu cô ấy. Bạn có thể nhìn cứ dường như bạn sở hữu cô ấy - bạn có thể dùng cô ấy, bạn có thể đưa cô ấy đi quanh thành phố, quanh các câu lạc bộ, mọi nơi - theo nghĩa đó, cô ấy là tài sản của bạn. Cô ấy là tủ trưng bầy của cải của bạn, thành công của bạn, giầu có của bạn - nhưng bạn không sở hữu cô ấy. Chỉ tình yêu mới sở hữu - và bây giờ là điều ngược đời. Khi bạn không sở hữu người đàn bà, bạn cố gắng để sở hữu, nhưng khi bạn sở hữu người đàn bà, bạn quên mất về sở hữu, chẳng có vấn đề gì trong việc sở hữu nữa. Bạn sở hữu nhiều tới mức không có vấn đề sở hữu cô ấy, đó là lí do tại sao tình yêu không có tính sở hữu. Không phải là tình yêu không có tính sở hữu, tình yêu sở hữu toàn bộ tới mức vấn đề này không nảy sinh. Tình yêu tin toàn bộ, tình yêu biết người đàn bà toàn bộ tới mức không có vấn đề về sở hữu. Người đàn bà là tuyệt đối tự do, bởi vì tình yêu có thể cho tự do. Qua tự do tình yêu sở hữu.
Khi bạn không sở hữu người đàn bà, bạn có tính sở hữu, bạn bao giờ cũng sợ, bao giờ cũng run rẩy, cô ấy có thể bỏ bạn bất kì ngày nào. Bất kì ngày nào - bởi vì cô ấy chưa bao giờ ở cùng bạn, các bạn chưa bao giờ là người đồng hành. Các bạn có thể đã ở gần nhau, nhưng các bạn chưa bao giờ gần gũi. Sự gần gũi không phải là hiện tượng vật lí, tính ở gần mới vậy. Sự gần gũi là điều rất khác: bạn có thể ở gần ai đó và không gần gũi và bạn có thể ở xa xăm ai đó và rất gần gũi. Sự gần gũi là giữa hai bản thể, việc ở gần là ở giữa hai thân thể, sự gần gũi mang tính tồn tại, việc ở gần mang tính không gian. Khi bạn sợ bạn trở nên có tính sở hữu và người đàn ông cố sở hữu người đàn bà của mình đều biết rõ, hay phải biết rõ, rằng người đó không sở hữu cô ấy đâu. Người đàn bà cố sở hữu người đàn ông của mình lại không sở hữu được anh ấy, do đó mới có nỗ lực sở hữu.
Tình yêu cho tự do toàn bộ bởi vì tình yêu biết một cách tuyệt đối và chắc chắn rằng người khác không phải là người khác, đó là việc kéo dài riêng của người ta, đó là một cái ta đập rộn ràng trong trái tim của người khác. Không nghi ngờ nào có thể tồn tại được. Tình yêu là cơn đói. Khi có cơn đói, có thoả mãn. Nếu bạn không yêu người đàn bà, bạn không thể được thoả mãn. Mọi người tới tôi và họ nói họ không được thoả mãn về dục, họ có nên thay đổi người đàn bà của họ không? Tôi bảo họ: Bạn có thể cứ thay đổi nhưng chẳng cái gì sẽ xảy ra đâu. Chỉ bằng thay đổi thức ăn, việc ngon miệng không thể được tạo ra; bạn phải có ngon miệng đã, bạn phải làm cho dạ dầy mình sống động lại, đập rộn ràng và đói. Thức ăn được cần cho dạ dày - đó là cơn đói của thân thể; tình yêu được cần cho trái tim - đó là cơn đói của bản thể bạn.
Lão Tử nói:
Trong muốn là sở hữu.
Có nhiều là bị lẫn lộn.
Những người có nhiều - và bởi nhiều ông ấy ngụ ý người có nhiều hơn họ cần - không biết phải làm gì với nó. Và mọi người ngủ thế, trong ngủ mơ màng tới mức họ không thể vẫn còn nghỉ ngơi được; họ không biết phải làm gì nhưng họ phải làm cái gì đó, họ có một cảm giác, một thôi thúc làm cái gì đó, cho nên họ cứ làm cái gì đó hay cái khác và lâm vào rắc rối không cần thiết.
Người giầu bao giờ cũng lâm vào rắc rối bởi vì họ có phương tiện để làm cái gì đó. Và phương tiện còn nhiều hơn nhu cầu của họ. Nhu cầu là rất đơn giản: người ta cần thức ăn, người ta cần ai đó để yêu và được yêu, người ta cần chỗ trú ngụ - những điều nhỏ bé nhưng chúng có thể hoàn thành vô hạn. Nhu cầu là đơn giản và ít, ham muốn là vô hạn. Nhu cầu có thể được hoàn thành rất dễ dàng và thế rồi bạn có thể trở nên được thoả mãn và được mãn nguyện tới mức toàn thể bản thể bạn trở thành lời cầu nguyện của lòng biết ơn. Nhưng ham muốn có tới hàng triệu, và chúng không thể nào được hoàn thành.
Nếu bạn có mọi phương tiện, thậm chí còn nhiều hơn sự cần thiết để hoàn thành nhu cầu của mình, và bạn không chăm nom tới nhu cầu của mình mà bạn chạy theo ham muốn của mình, thế thì bạn sẽ đi sai. Bất kì khi nào bạn có phương tiện để đi sai bạn sẽ đi sai.
Điều đó xảy ra mọi ngày. Câu ngạn ngữ nổi tiếng của Huân tước Acton là: Quyền lực làm hư hỏng và hư hỏng tuyệt đối. Tôi không đồng ý với ông ấy. Quyền lực không thể làm hư hỏng được. Quyền lực làm hư hỏng bởi vì người hư hỏng ham muốn quyền lực. Họ có thể không có phương tiện ngay bây giờ để làm điều sai, nhưng khi họ chiếm được quyền lực họ sẽ có phương tiện. Thế thì họ cố gắng hoàn thành ham muốn sai của họ, ham muốn hư hỏng của họ. Không, quyền lực không làm hư hỏng; ngược lại, những người bị hư hỏng nhưng còn chưa có cơ hội bao giờ cũng có tham vọng về quyền lực. Trước khi họ có quyền lực họ sẽ là thánh nhân, nhưng một khi họ thu được quyền lực họ vứt bỏ mọi giả vờ, bởi vì tính thánh thiện đó chỉ là để lừa dối. Ham muốn thực của họ là để thu lấy quyền lực. Thế thì họ vứt bỏ tất cả các mặt nạ, thế thì họ đi tới hiện nguyên hình của họ và thế rồi bạn nói rằng quyền lực đã làm hư hỏng họ. Không, quyền lực chưa bao giờ làm hư hỏng cả.
Làm sao quyền lực có thể làm hư hỏng con người? Làm sao giầu có có thể làm hư hỏng con người? Bạn đã hư hỏng rồi nhưng bạn không có phương tiện để hoàn thành nó.
Bạn bao giờ cũng muốn đi tới gái mãi dâm, nhưng là người nghèo, làm sao bạn có thể đi được? Bạn không có ngần ấy tiền và cho dù bạn có tiền, bạn sẽ bị bắt bởi vì bạn sẽ phải cắt ngân sách và vợ bạn nhất định sẽ tìm ra.
Mulla Nasruddin một hôm tới chỗ ông chủ và nói: Thưa ông, ông sẽ phải nâng lương cho tôi. Ông chủ nói: Nasruddin, anh có điên không đấy? Mới hai ngày trước chúng tôi đã tăng gấp đôi lương của anh rồi - bây giờ lại tăng nữa à? Thậm chí một tuần còn chưa trôi qua. Nasruddin nói: Điều đó đúng rồi, nhưng vợ tôi đã biết về việc tăng gấp đôi lương đó cho nên nó là vô dụng. Ông sẽ phải tăng lương lên thêm chút nữa, chỉ để cho có tiền trong túi tôi.
Người nghèo không thể đi tới gái mãi dâm được, người đó sẽ bị bắt; người nghèo không thể che giấu tội lỗi của mình được, người đó sẽ bị bắt. Người giầu có thể che giấu tội lỗi của mình - người đó không cần đi tới gái mãi dâm, người đó có gái gọi. Người đó không cần bận tâm về việc bị bắt bởi vì ai có thể bắt được người đó? Những người có thể bắt người đó tất cả đều có thể bị mua: cảnh sát có thể bị mua, quan toà có thể bị mua, nhà báo có thể bị mua, không có vấn đề gì về điều đó. Không, mọi người đều có những ham muốn điên rồ, nhưng không có cơ hội thôi. Một khi bạn có cơ hội - giầu có, quyền lực - thế thì thực tại của bạn bắt đầu bụp ra, thực tại của bạn trồi lên bề mặt. Thực tế, thay cho câu ngạn ngữ nổi tiếng của Huân tước Acton, tôi muốn nói: Quyền lực làm lộ ra và lộ ra tuyệt đối.
Nó không làm hư hỏng, nó đơn giản làm lộ ra. Bạn chưa bao giờ biết một người chừng nào người đó còn chưa trong quyền lực. Nếu bạn muốn biết Jayaprakash, buộc ông ấy trở thành thủ tướng đi; bằng không bạn sẽ không bao giờ biết cả - bạn không bao giờ biết Indira. Bạn không bao giờ biết bất kì ai chừng nào bạn còn chưa buộc người đó vào trong quyền lực, và không ngoại lệ nào họ tất cả đều chứng tỏ hư hỏng. Tại sao điều đó xảy ra? Bởi vì với tôi, ngay từ đầu, từ chính lúc đầu, chỉ người về căn bản đã hư hỏng mới có tham vọng về quyền lực, bằng không người đó không tham vọng đâu. Người đó tìm kiếm quyền lực. Ham muốn cơ bản của người đó về quyền lực chỉ ra điều gì đó về người đó. Người được thoả mãn, người mãn nguyện, không bận tâm về tất cả những điều vô nghĩa vốn là chính trị, người đó không bận tâm về tất cả những rác rưởi đó. Người đó đơn giản sống cuộc sống mãn nguyện và nhu cầu của người đó là đơn giản.
Nếu bạn muốn được mãn nguyện và hoàn thành, nghe theo Lão Tử đi - có nhiều là bị lẫn lộn. Bất kì khi nào bạn có nhiều bạn sẽ tạo ra nhiều lẫn lộn hơn cho bản thân mình; bởi vì có nhiều bạn sẽ đi các con đường sai. Người giầu không biết phải làm gì với cái giầu của mình - người đó phải làm cái gì đó nhưng người đó không biết phải làm gì. Người đó phải làm cái gì đó thay vì không làm gì, cho nên người đó bị dính líu và thế thì người đó đi theo các hướng sai và cứ đi. Chỉ đến cuối cùng người đó mới thấy rằng mình đã sống cuộc sống mà về căn bản là không chân thật. Không chân thật nảy sinh nếu bạn không nghe theo nhu cầu của mình: nếu bạn nghe theo nhu cầu của mình thì chúng là đơn giản, chẳng có gì nhiều được cần tới, mọi người đều có thể trở nên được hoàn thành. Nếu chim chóc và con vật có thể sống trong im lặng và hoàn thành thế, nếu ngay cả cây cũng có thể xoay xở được mà không có chân, không đi đâu cả, sao bạn không thể xooay xở được? Ham muốn đang tạo ra toàn thể lẫn lộn. Trước hết bạn cứ cắt bỏ nhu cầu của mình để hoàn thành ham muốn của mình thế rồi một khi ham muốn của bạn đã cho bạn quyền lực và giầu có và cơ hội, bạn không biết phải làm gì, bởi vì nhu cầu của bạn gần như chết vào lúc đó.
Cơn đói bị chết, ngon miệng bị mất, và bạn đã quên mất hoàn toàn tình yêu là gì, chính ngôn ngữ này bị quên lãng. Thế rồi bỗng nhiên bạn bị bao quanh với nhiều quyền lực nhưng không có nhu cầu thực - phải làm gì với quyền lực này? Thế thì cái gì đó này khác, cái gì đó không lành mạnh này khác sẽ bắt giữ bạn.
Bởi vậy Thánh nhân ôm giữ cái Một,
Và thành mẫu mực cho thiên hạ.
Làm sao hiền nhân ôm giữ cái Một, cái hàm chứa cả hai cực đối lập? Người đó không chọn lựa. Logic là chọn lựa, logic nói, 'Cái này sai và cái kia đúng,' và bạn chọn cái đúng.
Lão Tử nói: Bởi vậy Thánh nhân ôm giữ cái Một, không chọn lựa nào, không có bất kì phân biệt logic nào. Ông ấy chọn cái Một, cái toàn thể, cái toàn thể hàm chứa mọi cái đối lập. Ông ấy chọn sống cùng chết, không phải là sống chống chết; ông ấy chọn yêu cùng ghét, không phải yêu chống ghét - ông ấy chọn cái toàn thể và trở thành mẫu mực cho thiên hạ. Không phải là ông ấy cố trở thành mẫu mực cho thiên hạ; đây là hậu quả, tự nó xảy ra.
Người đó không để lộ mình
Và do đó chói sáng.
Bạn càng cố làm cho mọi người biết tới bạn, bạn càng ít trở nên chói sáng. Người bao giờ cũng trưng bày trở thành bẩn. Khi bạn đi vào cửa hiệu để mua hàng bạn bảo chủ cửa hàng đem hàng từ kho tới, bạn không muốn lấy nó từ tủ trưng bầy; nó đã trở nên bị bẩn, nhạt nhoà, bởi vì cả ngày nó đã được để trưng bầy.
Cùng điều đó xảy ra cho bản thể bạn: nếu bạn liên tục phô trương, một mảnh tủ kính, bạn sẽ trở nên nhạt nhoà, tối xỉn, bạn sẽ mất mọi chói sáng. Người không bận tâm tới việc để lộ, người không phải là người phô trương, người không lo nghĩ chút nào về liệu mọi người có biết mình hay không, về liệu có ai nghe nói về mình hay không, người đơn giản để lộ bản thể riêng của mình cho bản thân mình, người không tìm kiếm ý kiến của người khác, hay điều họ nghĩ về người đó, không để lộ bản thân mình và do đó chói sáng. Thế thì tất cả mọi điều người đó chứa trong bản thân mình, khả năng vô cùng, cho sự chói sáng của bản thể người đó.
Người không cố gắng làm lộ bản thân mình... Đó là cái nghèo của linh hồn - cố để lộ nghĩa là người này còn nghèo, nghĩa là người đó không biết cái giầu có bên trong riêng của mình, nghĩa là người đó lệ thuộc vào ý kiến của người khác, người đó không có bản thể đích thực. Người đó chỉ tìm kiếm ý kiến của người khác, thu thập chúng; người đó còn chưa đi tới biết bản thân mình một cách trực tiếp, người đó muốn biết bản thân mình qua người khác. Đây là điều chính trị là gì: cảm thấy quyền lực của người ta qua người khác. Tôn giáo là để cảm thấy quyền lực của người ta ngay lập tức, nhắm mắt lại và cảm thấy sinh linh quyền năng làm sao đang có đó. Không cần hỏi bất kì ai về bạn là ai, bạn phải tự hỏi bản thân mình, bạn phải thiền về bản thể riêng của mình. Một người như vậy, không lan toả các tia sáng của mình ra mọi nơi, không phát tán năng lượng của mình ra mọi nơi, trở thành bình chứa lớn, kho chứa năng lượng. Người đó trở thành chói sáng, và khi bạn tới gần người đó, người đó là ánh sáng. Nếu bạn tới rất, rất gần, không chỉ gần mà gần gũi nữa, bạn có thể được chiếu sáng qua người đó. Ngọn lửa chưa thắp sáng của bạn có thể bỗng nhiên trở nên cháy sáng - nếu bạn lại gần.
Người đó không để lộ mình
Và do đó chói sáng.
Người đó không cho mình là phải,
Và do đó nổi tiếng.
Người đó không cho mình là phải, người đó không bao giờ nói: Tôi đúng. Người đó biết rằng mình đúng, cho nên phỏng có ích gì mà đi biện minh điều đó? Những người cảm thấy rằng họ sai bao giờ cũng cố chứng minh tại sao họ đúng. Bạn bao giờ cũng có thể tìm ra người mặc cảm bởi biện minh của họ bởi vì người đó bao giờ cũng sợ mọi người có thể tìm ra, cho nên tốt hơn cả là phải biện minh, phải sẵn sàng trước.
Có một cây ngạn ngữ Sufi cổ rằng nếu có vụ cướp và ai đó đã lấy đi cái gì đó và mọi người bắt đầu kêu khóc về kẻ cắp, nếu kẻ cắp có đó, nó kêu to nhất: Cướp đâu rồi? Ai đã lấy cái này? Điều này là xấu, vô đạo đức! Bắt lấy nó, chạy đuổi và tìm nó ngay! Nó kêu to nhất, đó là việc bảo vệ của nó, bởi vì làm sao bạn có thể nghĩ được rằng một người đã từng ăn cắp, hay người chỉ vừa mới ăn cắp cái gì đó ngay bây giờ, lại có thể chống lại kẻ cắp thế? Nhưng bao giờ cũng nhớ rằng bất kì khi nào một người đang kêu rất to, bắt lấy người đó ngay lập tức, người đó là kẻ cắp. Bất kì khi nào một người bào chữa, chứng tỏ vô tội của mình, người đó biết rằng người đó cần bào chữa.
Người đó không cho mình là phải, và do đó nổi tiếng. Bạn không thể phá huỷ được danh tiếng của người đó; bạn không thể phá huỷ được lòng tốt của người đó; bạn không thể phá huỷ được cái tốt mà người đó tạo ra trong người khác một cách không chủ ý; bạn không thể phá huỷ được bởi vì bạn không thể phủ nhận được người đó. Người đó chưa bao giờ tranh cãi, làm sao bạn có thể phủ nhận được người đó? Không thể nói được rằng người này sai bởi vì người đó chưa bao giờ khẳng định rằng người đó đúng ngay chỗ đầu tiên.
Người đó không ba hoa về bản thân mình,
Và do đó có công.
Người đó không khoe mình,
Và do đó đứng đầu
Chỉ vì người đó không tranh,
Nên thiên hạ không ai tranh nổi với người đó.
Chỗ người xưa gọi là khuyết thì lại toàn,
Há phải lời nói sai đâu?
Thành, là trở về chỗ Toàn vậy.
Cố hiểu luật này về điều ngược đời, đi theo luật ngược đời này, bởi vì điều ngược đời là logic của cuộc sống. Đừng nghe theo logic của tâm trí; nó đang cho bạn chiều hướng giả, chiều hưởng tưởng tượng. Nó đang tạo ra thế giới mơ.
Vâng, điều đó quả thực đúng, như cổ nhân nói,
'Nhường là để cái toàn thể được bảo toàn.'
Xem Chương 4 Quay về Mục lụcQuay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post