Chương 17. Vượt qua đau khổ tâm thức không trong sáng

Chương 17. Vượt qua đau khổ tâm thức không trong sáng

Price:

Read more

Osho - Thế giới những Mật Điển
Chương 17. Vượt qua đau khổ tâm thức không trong sáng



Làm sao thực tập không đặt để tánh khí lên những người xung quanh; và không bị khủng hoảng hay áp lực chính mình?
Tại sao những nhà tâm lý miền viễn tây không thành công với kỹ thuật tâm thức nghỉ ngơi?
Không pháp nào có quyền năng và sức mạnh, ngoại trừ được điểm đạo trong dòng truyền thừa. Ðiều nầy có đúng hay không?
Nếu sự đồng hoá là niềm thống khổ, tại sao có nhiều kỹ thuật, phương cách áp dụng thực tập đồng hoá trở thành một với sự vật?
Khi tánh khí phản kháng một đối tượng hay ân thưởng một ai, đừng đặt để tánh khí lên người đó. Trong mọi nghi vấn, hãy duy trì ngay tại trung tâm. Nhưng khi trải nghiệm với tánh sân hận, ganh tỵ..., chúng ta cảm nhận bị cảm xúc đè nén. Ðiều nầy trở nên phiền muộn vì mặc cảm được che đậy. Xin ông minh bạch cho dễ hiểu: Làm sao giải phóng những trói buộc phiền não đè nén khi tu tập kỹ thuật?
Kiềm hãm hay bộc lộ là hai mặt của đồng tiền nhưng cơ bản không gì khác biệt. Trong biểu lộ và đè nén, còn có trung tâm khác. Tôi giận. Tôi đè nén. Tôi sắp sửa biểu lộ cơn sân hận để chống đối. Giờ che đậy; nhưng cơn giận vẫn tiếp tục trạng thái phóng chiếu dù đã biểu lộ hay đè nén.
Kỹ thuật nầy không phù hợp cho sự đè nén mà nên thay đổi. Kỹ thuật nói: "Đừng phóng chiếu đến đối tượng, cho dù như thế nào, nên nhớ bạn vẫn là nguồn của sự phóng chiếu." Nhấn mạnh chủ yếu không phải ở hai điều kiện trên. Mục đích là nhận biết từ đâu sân hận phát xuất. Khi bạn di chuyển đến trung tâm, nguồn gốc giận dữ, ganh tỵ và tình yêu xuất phát.
Khi che dấu, bạn không di chuyển về trung tâm mà đang vùng vẫy, bế tắc với sự bùng vỡ. Ví như, cơn giận đang dâng trào, thông thường tôi có thể làm hai việc: Phát tiết cơn giận với người đó hay kiềm hãm. Nhưng cả hai trường hợp đều là sự phiến diện, không phải là nguồn gốc.
Kỹ thuật:
"Quên tất cả một cách triệt để,
nhìn trực tiếp vào năng lượng sân hận và lắng sâu,
trở về nguồn gốc bản thể nơi năng lượng xuất phát.
Trong khoảng khắc, bạn khám phá nguồn gốc và giữ ngay tại đó.
Ðừng nên hành động bất cứ điều gì với giận dữ.
Hãy ghi nhớ, đừng hành động hay cố kiềm hãm cơn giận"
Ðừng hành động gì cả. Ðừng chạm đến cơn giận, mà sử dụng nó như con đường, như một phương tiện. Chỉ cần lắng, lắng xuống thật sâu. Trong cơn giận, hãy nhận biết năng lượng sân hận phát xuất từ đâu. Như thế, dễ dàng tìm thấy trung tâm. Có nghĩa là sân hận được sử dụng như con đường để tìm về gốc, và bất cứ cảm xúc nào cũng có thể áp dụng được.
Khi đè nén, có nghĩa là từ chối hay phủ nhận khám phá nguồn gốc. Như thế, bạn chỉ vùng vẫy với năng lượng và muốn giải tỏa hay phóng thích nó. Bạn có thể đè nén nhưng sớm hay muộn nó cũng phát tiết vì không thể tranh đấu với năng lượng. Năng lượng sân hận phải được biểu lộ. Do đó, bạn không tỏ thái độ giận anh A, nhưng trút hết vào anh B hoặc anh C. Bất cứ khi nào bạn tìm thấy ai yếu kém, bạn đều phát tiết.
Nếu đè nén, bạn sẽ cảm thấy mình bị đốt cháy, căng thẳng, nặng nề, yếu đuối và mất bình tĩnh. Vậy hãy nên phát tiết, vì bạn không thể nào tiếp tục kiềm hãm. Chắc chắn năng lượng sẽ rơi rớt nơi nào đó. Nếu không, bạn sẽ luôn lo lắng, và không thể nào an tâm.
Vậy kiềm hãm, thực sự không giúp ích gì cả, chỉ là hình thức làm chậm lại sự phát tiết. Đơn giản bạn chỉ tạm thời đình công. Ví dụ, giận ông xếp, bạn ghìm cơn sân hận vì có giai cấp. Bạn chỉ đè nén để chờ cơ hội hướng về ai đó chẳng hạn vợ hoặc người giúp việc để bùng nổ... Hay trên đường về nhà, sẽ biểu lộ khi có cơ hội và tìm đủ nguyên nhân để phát tiết.
Con người là loài thú cao cấp. Vì thế sẽ hợp lý hóa mọi vấn đề, sẽ tìm điều gì đó cho dù rất nhỏ nhặt, không đáng kể. Nhưng vấn đề đã trở thành tối hậu, có lý để chỉ trích. Chỉ vì cần một nguyên nhân, cần một sự kiện nào đó để phát tiết.
Như vậy đè nén không có nghĩa gì cả. Đó chỉ là sự phòng thủ, dời lại nhiều tháng, nhiều năm hay nhiều kiếp. Nhưng trước sau gì, bạn cũng phải biểu lộ, phải phô diễn trạng thái năng lượng sân hận.
Kỹ thuật nầy hoàn toàn không hướng dẫn bạn biểu lộ hay đè nén. Không. Kỹ thuật để sử dụng tánh khí, năng lượng như con đường dâng hiến khám phá, chiêm nghiệm sâu lắng trong bản thể nội tại.
Gurdjieff thường sáng tạo những trường hợp năng lượng giận dữ tác động lên, ganh tỵ hay bất cứ một tánh khí nào. Ðó là sáng tạo hiện tượng, và bạn thì không ý thức được những việc gì đang xảy ra.
Gurdjieff ngồi với các đệ tử. Khi bước vào, bạn không ý thức được tiến trình diễn biến những gì đang xảy ra. Nhưng họ sẵn sàng tạo cơn phẫn nộ nơi bạn. Họ sẽ có thái độ bằng cách cư xử để bạn có thể điên tiết.
Ai đó nói lên vài lời, tức thì cả nhóm tỏ thái độ bất kính. Bạn cảm thấy khó chịu. Bất ngờ cơn giận xuất hiện. Bạn như ngọn lửa bừng cháy sẵn sàng nổ tung. Gurdjiff nhìn thấy lúc nào bạn có thể lắng xuống hay bùng vỡ. Khi đạt đến điểm đỉnh, bạn cần nổ tung và tàn phá, tức thì ông lên tiếng: "Nhắm mắt lại, ngay tức thì ý thức trọn vẹn cơn sân hận và quay trở lại trạng thái đầu tiên."
Chỉ khi nào phát hiện như thế là hiện tượng sáng tạo, vì không một ai thích thú nhục mạ bạn. Đó chỉ là những màn kịch, một vở kịch tâm lý. Khi cơn tức giận được nâng lên đến đỉnh cao và nếu đơn giản nhận biết chỉ là màn kịch, năng lượng sẽ lắng xuống. Nhưng nó không thể lắng xuống lập tức mà cần có thời gian. Bấy giờ, có thể chuyển hướng năng lượng về gốc, nó sẽ giúp bạn lắng sâu xuống điểm xuất phát và bạn có thể kết nối với nguồn năng lượng nguyên thủy.
Ðây là một trong những kỹ thuật thành công nhất trong thiền định. Có thể sáng tạo với bất cứ tánh khí nào, vì tính khí thường hiện diện tại trung tâm và chúng ta nên sử dụng chúng để đi vào thiền định.
Khi quên hết mọi đối tượng, khi không còn bị áp lực bởi bất cứ một điều kiện gì, có nghĩa là năng lượng đang di chuyển để lắng xuống nơi nó xuất hiện, tất cả nguồn năng lượng đều xuất phát từ gốc, và chẳng bao lâu bạn trở về đích.
Nếu bạn có khả năng kết hợp và gom năng lượng về gốc, bạn sẽ là chủ nhân của thân vật lý, tâm thức và năng lượng. Bạn làm chủ thân, khẩu, ý. Bạn trở nên là vị thầy của chính mình. Bấy giờ, bạn không còn lãng phí năng lượng nữa.
Chỉ cần một lần nhận biết làm sao năng lượng trở về trung tâm. Ở đó, không cần thiết biểu lộ hay đè nén. Ngay từ bây giờ, bạn không còn sân hận. Khi tôi nói điều gì làm bạn giận, hãy tự tra vấn: "Từ đâu nguồn năng lượng xuất hiện ?"
Khoảnh khắc trước khi chưa giận, năng lượng vẫn tiềm ẩn trong bạn. Nếu nguồn năng lượng lần nữa quay về gốc, bạn sẽ trở lại trạng thái ban đầu.
Ghi nhớ!
Năng lượng giận dữ, yêu thương hay ganh tỵ; đơn giản tất cả chỉ là năng lượng và hoàn toàn trung tính. Buồn, thương, giận, ghét, dục... đều giống nhau. Vì tính khí được hình thành bằng năng lượng cùng tính chất. Hay có thể nói. Năng lượng chỉ là một và từ đó biến hoá thành đủ mọi cảm xúc tùy theo tính khí.
Bạn chỉ là một hình thể, tâm trí chỉ định cấu tạo hình thể, và năng lượng chuyển động trong dạng thức đó. Vậy ghi nhớ, nếu yêu sâu lắng, sẽ không còn năng lượng để giận dữ, nếu không có tình yêu, bạn có rất nhiều năng lượng để giận dữ và sẽ tìm kiếm nguyên nhân để tạo thành cơn giận. Nếu năng lượng chuyển qua tính dục, bạn sẽ bớt hung bạo, nếu năng lượng không qua tính dục, bạn sẽ hung hăng.
Ðó là lý do trong quân đội không chấp thuận quan hệ tính dục. Nếu không, quân đội trở nên bất lực, không thể chiến đấu. Ðó là lí do tại sao bất cứ nền văn minh nào không có sự chiến đấu thường dễ bại trận. Vì xã hội phát triển sẽ bắt đầu chăm sóc về tính cách cá nhân cần thiết, trong đó có tính dục.
Bạn dễ gây chiến tranh khi tính dục bị hụt hẩng. Bạn muốn chiến tranh, khi từ chối hay đè nén tính dục; hoặc sáng tạo những thái độ chống lại tính dục. Chúng ta gọi những bậc thánh là những bậc thánh, vì họ tuyên truyền hòa bình và chống lại tính dục. Họ sáng tạo môi trường và những điều kiện chống lại tính dục, đồng thời kêu gọi thế giới hòa bình. Quả thật là vô lý.
Bụi đời, hippy có thể được xem chính xác với khẩu hiệu: "Làm tình, không làm chiến tranh." Ðiều đó có thể đúng. Nếu có thể yêu thương mọi người nhiều hơn, bạn không thể tạo ra xung đột hay gây hấn.
Ðó là lý do gọi Sannyasins, những người kiềm hãm tính dục. Họ sẵn sàng nổi giận và phẫn nộ không cần điều kiện nào cả. Bạo động, phẫn nộ, lúc nào cũng chờ đợi để nổ tung. Toàn bộ năng lượng bị đè nén, ngoại trừ năng lượng rơi trở về nguồn gốc, trung tâm nguyên thủy.
Nếu năng lượng dục tính di chuyển đến trung tâm, bạn giống như đứa bé. Những đứa bé có nhiều năng lượng tính dục hơn bạn, nhưng vẫn trọn vẹn tại trung tâm chưa vận hành đến thân vật lý.
Năng lượng sẽ hoạt động khi cơ thể sẵn sàng và chuẩn bị những tuyến hạch vận hành. Thân vật lý trở thành điều tự nhiên cho nguồn năng lượng chuyển động. Tại sao những đứa trẻ vô tư và ngây thơ? Vì năng lượng nguồn chưa bị phân tán.
Cũng như thế sẽ xảy ra cho người tỉnh thức. Toàn bộ năng lượng chảy về gốc; con người trở về trạng thái đứa trẻ thơ ngây. Ðó là lý do Jesus nhấn mạnh: "Chỉ những đứa trẻ hồn nhiên mới có thể bước vào đất Chúa."
Có nghĩa gì đây? Theo khoa học là toàn bộ năng lượng đi ngược về trung tâm nguồn cội. Nếu biểu lộ, năng lượng sẽ phân tán ra ngoài, khi năng lượng biểu hiện là bạn đang sáng tạo thói quen; có nghĩa năng lượng bị rơi rớt.
Khi đè nén, năng lượng không trở về gốc cũng không phân tán. Nó bị kiềm hãm, và năng lượng đang treo để chờ đốt cháy. Ðó là lý do, nếu thực sự giận dữ, bạn cảm thấy được phóng thích, hay cảm nhận vừa mất đi cái gì đó.
Nếu thông qua dục tính, bạn cảm thấy nhẹ bớt. Tại sao nhẹ bớt? Vì năng lượng dồn nén đang âm ỉ cháy. Tâm trí bạn đầy sương khói và mây mù. Bạn cần quăng đi, cần loại bỏ hay hài hòa để năng lượng quay trở về nguồn gốc nguyên thủy. Và chỉ có hai con đường lựa chọn:
Nếu đi ngược trở lại bản thể, năng lượng là vô hình. Không hình tướng, và không thể định hình. Ví như điện, bạn không thể thấy. Nhưng nó hoạt động qua dạng thức trung gian như: bóng đèn hay cây quạt chẳng hạn. Tất cả mọi hình thái đều mượn hình thức hoạt động cơ khí để minh chứng.
Giận, tính dục, tình yêu, căm ghét đều là công cụ. Khi năng lượng vận hành vào dao động của căm ghét, lập tức trở thành hận thù. Và khi năng lượng chuyển động quay về gốc, nơi không định danh hay hình tướng. Nó là năng lượng vô hình tướng và là năng lượng thuần khiết.
Năng lượng hoàn toàn ngây thơ và trong sáng như trẻ con vì vô tướng, và hoàn toàn trong sáng. Ðó là lý do Ðức phật trông vô tư như trẻ thơ, vì nguồn năng lượng hoàn toàn vận hành về gốc.
Ðừng bộc lộ, như thế bạn sẽ lãng phí năng lượng. Cũng đừng kiềm hãm, vì bạn sẽ sáng tạo sự giam hãm hiện tượng âm ỉ đốt cháy mà nó cần phải phóng thích. Như vậy, phải làm sao bây giờ?
Kỹ thuật nói:
"Ðừng có bất cứ hành động nào với tánh khí, chỉ cần nhẹ nhàng và đầy đủ sáng tỏ, mang năng lượng quay về nguồn nơi cảm xúc xuất phát. Khi tính khí là bốc cháy, con đường sẽ rõ ràng và sáng tỏ năng lượng xuất hiện bên trong. Bạn có thể vận chuyển dễ dàng, rất tuyệt vời và không thể tưởng tượng được.
Chỉ cần một lần, bạn sẽ khám phá chìa khóa hướng dẫn làm sao mang năng lượng về nguồn. Bạn sẽ có phẩm tính khác trong chính bạn, bạn không còn lãng phí năng lượng. Năng lượng hao tổn thì quả thật ngu xuẩn."
Ðức Phật nói:
"Khi nào giận dữ, chống đối, có nghĩa là tự trừng phạt mình trong địa ngục tâm thức, vì hành động bất chính hay tiêu cực với người khác." Họ nhục mạ và bạn tự trừng phạt mình vì giận dữ. Thế là lãng phí năng lượng, là khờ khạo và ngu xuẩn. Thế nên, hãy lắng nghe lời của đức Phật, Mahariva, Jesus...
Chúng ta bắt đầu bóp, và siết chặt, và đè nén năng lượng khi nghĩ rằng điều nầy không tốt đẹp. Đó là ngu xuẩn để giận dữ. Vậy phải làm sao bây giờ? Kiềm hãm đừng giận dữ; sẽ lôi kéo, nhốt kín mình để che dấu cơn giận. Nhưng như thế, có biết bạn đang ngồi trên thùng thuốc súng sẽ nổ tung vào bất cứ một thời điểm nào.
Nếu dồn nén có nghĩa là tự hành hạ mình trong đau khổ, và ngày nào đó, bạn sẽ làm tổn thương người khác. Thôi thì hãy di chuyển trở lại nguồn, năng lượng rơi rớt tự nhiên quay về gốc. Quay trở về trạng thái vô hình tướng.
Bạn sẽ cảm nhận sức mạnh đầy dũng mãnh, nhưng không còn trong trạng thái giận dữ. Có nghĩa là cảm nhận năng lượng của sức sống. Bạn trở nên sự sống, mãnh liệt với đời sống mà không có hình tướng và mọi người cảm nhận lập tức sức mạnh vô tận xuất hiện trong bạn.
Bất cứ ai đến với đức Phật hay Krisna, bất ngờ, năng lượng người ấy sẽ thay đổi môi trường vì tiềm lực sức mạnh của các ngài. Trong khoảng khắc, bạn đến gần hơn, gần hơn và bị hút. Nên nhớ không một ai muốn cuốn hút bạn cả, không một ai cố gắng làm gì cả. Ðơn giản các ngài chỉ hiện diện.
Có thể cảm nhận như có ai đó thôi miên bạn. Không, đơn giản các ngài chỉ hiện diện. Như Buddha, toàn thể năng lượng trở về vô tướng, không dạng thức. Toàn bộ năng lượng đã chảy về nguồn, và nó chính là lòng từ.
Ðức Phật giác ngộ trước khi ngài tỉnh thức, ông có năm người bạn đồng tu. Họ là những tu sĩ khổ hạnh. Khi đức Phật đến cực điểm khổ hạnh, đạt đến tột đỉnh tự hành hạ bằng cách hành xác, nhận lấy đau khổ thân vật lý làm kỹ thuật; ngài áp dụng rất nhiều kỹ thuật hành xác để mong khám phá những điều mới lạ; cho đến khi phát hiện toàn bộ tiến trình khổ hạnh là sai lầm và vô nghĩa; không thể đưa đến giải thoát thực tại; nên ngài quyết định từ bỏ con đường khổ hạnh.
Năm vị sa môn đồng tu khổ hạnh lập tức rời bỏ ngài và nói rằng: "Gautama đã bỏ cuộc, ngài không còn là một vị khất sĩ khổ hạnh chân chính." Khi đức Phật đi đến sự tỉnh thức toàn diện. Ý nghĩ đầu tiên là giúp năm người bạn đồng tu nhận ra sự sáng tỏ chân thực.
Khi xưa, họ là những người theo ngài. Bây giờ, ngài phải đến với họ. Ngài cảm thấy có trách nhiệm phải tìm và nói lên những gì đã nhận thấy. Thế là ngài quyết định cất bước.
Ngài đến Sarnath vào buổi chiều, mặt trời vừa lặn và năm vị sa môn đang ngồi trên đồi nhỏ. Họ trông thấy đức Phật từ xa và bảo nhau: "Gautama Buddha thất bại, Gautama Siddharta, người từ bỏ con đường tâm linh khổ hạnh đang đi về phía chúng ta. Ðừng chú ý hoặc tôn kính dù một cử chỉ hành vi sùng kính thông thường nhất. Tất cả chúng ta nên nhắm mắt lại."
Khi đức Phật đến gần và gần hơn nữa. Năm vị sa môn có cảm giác thay đổi trong tâm thức. Họ không thể yên lặng và hoàn toàn bị dao động. Khi đức Phật đến gần, bất ngờ tất cả đểu mở mắt và quỳ lạy dưới chân ngài.
Ðức Phật nói: "Tại sao các ông làm như thế? Các ông quyết định không tôn kính. Thế thì sao lại có hành động như thế?" Họ nói: "Thực sự chúng tôi không làm gì cả, mọi việc xảy ra một cách tư nhiên. Ngài tu tập được gì mà nguồn lực bên trong như nam châm thu hút chúng tôi. Ngài đã làm gì? Ngài dùng huyền thuật gì để thôi miên chúng tôi?" Ðức Phật nói: "Ta không làm gì cả. Nhưng tất cả năng lượng trong tôi đều ở ngay trung tâm."
Ðó là lí do tại sao có nhiều người phản đối đức Phật và Mahariva qua nhiều thế kỷ. Họ cho rằng: "Con người nầy không tốt. Ông ta đang thôi miên nhân loại." Không một ai thôi miên ai cả mà chính bạn tự thôi miên mình. Khi năng lượng rơi về nguồn gốc nguyên thủy, năng lực trung tâm tạo thành sức thu hút. Ðây là kỹ thuật khôi phục nguồn năng lượng trung tâm tái hoạt động.

Câu hỏi thứ hai:
"Hôm qua, ông nói kỹ thuật thiền định của tâm thức nghỉ ngơi rất quan trọng. Nhưng sao nơi miền viễn Tây, cả trăm người Freudians và Jungians, những nhà tâm lý học cùng những nhà phân tích tâm lý đang thực hành kỹ thuật nhưng họ không đạt được kết quả khả quan trong khi cố gắng chuyển hoá trạng thái. Xin hỏi nguyên nhân nào và tại sao họ không thành công?"
Rất nhiều sự kiện. Ðầu tiên, tâm lý học miền viễn Tây chưa tin tưởng hay có niềm tin vào con người. Họ chỉ tin vào lý trí và thức phô diễn. Nhưng không gì có thể vượt ra khỏi sự chi phối của thức phô diễn, và đó chính là chướng ngại.
Nếu không vượt khỏi tâm trí, bất cứ điều gì thực tập cũng không có sự giúp đỡ nào để trở con người chân chính. Nên nhớ chỉ ở tại cực điểm, kỹ thuật mới có thể giúp bạn trở lại con người bình dị, nhưng chỉ ngay tại cực điểm.
Và bình dị có nghĩa là gì? Sự bình dị là gì? Chỉ là yếu tố quân bình hay trạng thái trung tính. Nếu tự tạo cho mình mức quân bình thì không phải bình dị, trạng thái bình thường có nghĩa là trống không. Ðơn giản bạn hài hòa một cách tự nhiên, tương tác với mọi vật hay với mọi người.
Vì thế, tâm lý học miền viễn Tây chỉ làm được một điều: "Khi nhận ra mình không đúng; tức thì tâm lý học phương Tây tạo môi trường để hòa giải với mọi người"; không cần nghi ngờ, hay đặt câu hỏi. Vì ngay chính mọi người cho dù tốt hay xấu; đồng ý hay không cũng không phải là vấn đề để giải quyết.
Ðối với tâm lý miền viễn Đông, đám đông không phải là tiêu chuẩn thuộc về chân lý. Nên nhớ, sự phân biệt của những nhà tâm lý miền viễn Đông, công chúng không phải là điểm chuẩn cho sự sống.
Xã hội tự nó đã yếu đuối, bệnh hoạn. Vậy điều gì làm tiêu chuẩn cho chúng ta? Ðối với chúng ta, đức Phật là tiêu chuẩn. Ngoại trừ chuyển hóa như ngài, còn không, bạn vẫn là con bệnh trầm kha.
Phương Tây lấy xã hội làm điểm tiêu chuẩn, vì họ xem đức Phật không phải là chân lý. Nếu không nhận ra ngài là trạng thái nội tại, sẽ không thể tỉnh thức. Chỉ khi trạng thái nội tại bừng sáng, tràn đầy năng lượng sức sống, đó chính là giác ngộ.
Miền viễn Tây chỉ là nhà trị liệu như thực phẩm hay thuốc men, một phương tiện cố gắng giúp đỡ các bạn điều chỉnh, sắp xếp lại, tạm thời ổn định những xáo trộn hay hỗn loạn nhưng không thể giúp chuyển hoá tâm thức.
Nỗ lực của miền viễn Đông là làm thế nào để chuyển hoá tâm thức vì thực sự chúng ta không có bệnh rối loạn thần kinh hay tâm thần. Nên nhớ. Không có bệnh điên. Nên nhìn xa hơn, tâm trí chính là con bệnh cần phải nhổ tận gốc.
Theo miền viễn Tây, tâm thức không phải là căn bệnh. Tâm thức chính là bạn, do đó, họ phủ định và bản ngã ngày càng củng cố. Vì thế, tâm thức lúc nào cũng có thể mạnh, tốt hay yếu đuối và bệnh hoạn, có nghĩa là hoàn toàn bất định.
Ðối với chúng ta, tâm trí là bệnh truyền nhiễm, thức phô diễn dứt khoát không thể mang lại điều tốt lành. Không hiểu quan điểm nầy, bạn không bao giờ sạch. Bạn vẫn yếu đuối và có thể phục hồi... Nhưng không bao giờ sáng trong và tinh khiết.
Vậy người bình thường sống theo quan điểm xã hội không thể tinh sạch, vì kẹt trong vòng đai. Họ bệnh hoạn trong sự bao bọc ngăn cách. Người được xem là kỳ dị, nhưng lại rất bình thường có thể vượt vòng đai tù hãm của tâm thức. Ðó là sự khác biệt giữa người thuộc về phẩm chất hay chất lượng.
Con người điên loạn trong căn nhà khủng hoảng và không hề khác biệt về phẩm chất. Có thể người này điên loạn nhiều hay ít hơn người kia một chút. Nhưng tất cả đều trong vòng đai hạn hẹp của tù đày và nô lệ.
Ðối với chúng ta, con người phải vượt qua thức phô diễn. Nếu không sẽ đồng nghĩa với điên loạn. Vì tâm thức là nguồn gốc của sợ hãi và khủng hoảng. Vậy nên để tâm thức thư giãn. Nhất là nên biết một điều là vượt qua, vượt qua thầy dùi và đừng tin vào những gì thức phô diễn nói.
Phương tây cũng rất cố gắng áp dụng kỹ thuật buông xả, nhưng chỉ với mục tiêu là điều hoà hay điểu chỉnh lại tâm trí, không có sự vượt qua đối thoại hay độc thoại để dừng dứt tư tưởng.
Freud cho rằng:
Con người không nghỉ ngơi thì không thể hạnh phúc. Mỗi một giây phút trôi qua với những người không thư giãn không thể có niềm vui. Và khi không còn phiền muộn, buồn bã hay thỏa mãn, có nghĩa là bằng lòng và biết đủ.
Bạn không thể có niềm vui sướng, an lạc. Tại sao? Vì tâm lý học cho rằng: Niềm hạnh phúc là sự dối trá của bản năng tự nhiên hay hạnh phúc là sự lừa dối trong trạng thái động vật.
Nhưng con người không như thế.Lý trí sẽ can thiệp và bạn có thể đánh mất sự thật và đồng hóa với loài thú. Bạn có thể gọi đó là hạnh phúc nhưng không bao giờ thực sự hạnh phúc. Đó là mâu thuẫn nội tại. Nếu là loài thú, có thể bạn sung sướng, thỏa mãn trong cái không ý thức. Nếu cố gắng ý thức, không thể nào có hạnh phúc vì lương tri lúc nào cũng xen vào. Con người không thể đánh mất lý trí, cũng không thể sống với lý trí và suy luận. Ðó là vấn đề, có nghĩa là không thể có niềm vui và hạnh phúc dựa theo những luận cứ Freud đưa ra.
Khôn ngoan cực kỳ, bạn sắp đặt chương trình cho cuộc sống phải như thế nào. Nhưng sự sắp đặt đã làm mất hạnh phúc. Ðó là tính chất hoàn toàn tiêu cực. Tâm lý miền viễn Đông hay tôn giáo nhận chân cuộc sống phải hoàn toàn tích cực. Bạn hạnh phúc, không phải đơn thuần là hạnh phúc vì đó chỉ là hiện tương. Chúng ta cần thẩm thấu hơn nữa trong trạng thái phúc lạc vĩnh hằng.
Tâm lý miền viễn Đông cho rằng: "Nếu không cảm thấy vui. Cứ để năng lượng đang tiềm ẩn lộ dạng. Khi năng lượng được giải tỏa; bạn sẽ hạnh phúc hay không còn cảm giác phiền muộn."
Thực sự con người không nhìn thấy gì cả. Tuy vẫn nhận định được ánh sáng hay bóng tối. Họ nhìn bằng mắt nhưng hình như con mắt không cần thiết. Họ lạm dụng con mắt và dùng nó để phán xét qua dạng thức bên ngoài.
Quên mất đôi mắt chỉ là công cụ. Có lẽ người mù cần đôi mắt hơn; vì họ chỉ nhìn thấy tất cả chỉ là màu đen và chẳng chút khái niệm nào về ánh sáng. Bởi vì ngay cái nhìn đã là bóng đêm.
Nếu cảm giác buồn qua cái nhìn bằng mắt, và nếu thấy buồn qua cảm nhận. Thực sự, bạn không thể có cảm giác vui và chắc chắn không thể có cảm giác buồn. Ðó là hai mặt của một vấn đề.
Bạn có khả năng hạnh phúc trọn vẹn nhưng tâm trí lại không cho phép. Thức phô diễn của bạn cho rằng: "Nếu sống với chiều hướng tiêu cực và đồng hóa mình với thân vật lý, bạn sẽ hạnh phúc." Freud cũng đồng ý quan điểm nầy. Nếu bạn đi xuống sẽ hoàn toàn quên mất lương tri.
Nếu ngộ nhận và đồng hóa mình như loài thú chỉ biết thỏa mãn thân vật lý, bạn sẽ hạnh phúc, nhưng không bao giờ nhận ra: Tâm trí không hề vui, vì thức phô diễn luôn quấy nhiểu và lôi cuốn. Thân vật lý thỏa mãn tính dục và có thể cho là hạnh phúc. Nhưng tâm trí luôn nhiễu loạn, căng thẳng và khủng hoảng.
Freud nhận định: "Nếu sống trong chiều hướng đi xuống, bạn đồng hóa với loài thú, bạn có thể có hạnh phúc tạm bợ nhưng không ý thức. Và nếu sống trong suy luận, có thể nhận biết nhưng không có niềm vui và hạnh phúc của thân vật lý." Miền viễn Đông chú trọng vào thực hành: "Chỉ cần vượt qua thức phô diễn, bạn sẽ hạnh phúc miên viễn và đầy đủ ý thức."
Con người ở khoảng giữa, thấp hơn là sự sống của loài thú. Bạn thử đi vào rừng ngắm nhìn những loài động vật, chúng không ý thức gì về hạnh phúc nhưng bạn có cảm giác chúng thật hạnh phúc.
Thử ra biển vào buổi sớm mai, hoặc vào vườn hoa và lắng nghe tiếng hót của những con chim. Tuy chúng không biết tiếng hót nó có ý nghĩa gì, nhưng bạn lại có cảm giác hạnh phúc. Và thực sự bạn chưa bao giờ hót được như thế. Mắt chim không có mây mù, nó trong sáng và hồn nhiên và hạnh phúc nhưng bạn thì không.
Đồng hóa với thân, bạn mới cảm thấy tạm thời hạnh phúc; hay cần vượt qua để trở về tính chất linh thiêng và sống trong sự vĩnh hằng vì bạn luôn luôn căng thẳng, khủng hoảng vì thức phô diễn không bao giờ kết thúc.
Giống như sợi dây nối liền giữa hai thực thể, thân và tâm. Bây giờ, bạn trên sợi dây như Nata, người bị trói buộc. Bạn không thể bình tĩnh; vì thế phải chọn một trong hai vấn đề: Đi xuống hay đi lên vì không thể duy trì trên dây. Có nghĩa là phải rời khỏi sợi dây và chỉ chọn một trong hai chiều hướng: Trở lại con đường cũ hay hướng về con đường tiến hoá và vượt qua. Tâm thức là sợi dây, là sự trói buộc nên bạn bị giới hạn và mất quân bình.
Mỗi một giây phút đều lo lắng hay giận dữ. Toàn bộ đời sống là khủng hoảng và căng thẳng. Ðó là lý do tâm lý miền viễn Tây thành công trong việc sáng tạo cho bạn cảm thấy bình thường trong cuộc sống; nhưng hoàn toàn thất bại để chuyển hóa các bạn trở về con người chân chính và tự nhiên.
Bây giờ có khuynh hướng mới và người ta nghĩ rằng: Thực sự phương Đông sâu sắc và thẩm thấu hơn miền viễn Tây. Phương Tây đã thống trị phương Đông bằng đường lối rất thô bạo. Nhưng phương Đông có con đường riêng biệt. Con đường rất vi tế và là con đường của sự yên lặng.
Và tư tưởng phương Đông ăn sâu vào lòng người phương Tây một cách sâu sắc, nhẹ nhàng không cần bạo động, tranh đấu hay xung đột. Sớm muộn gì, tâm lý học miền viễn Tây sẽ diễn đạt và phát huy tư tưởng về sự chuyển hoá năng lượng và tâm thức. Làm như thế nào để có thể vượt qua lý trí?
Buông xả có thể giúp các bạn trong hai cách: Nếu muốn thể hiện tâm trí thư giãn thì kỹ thuật giúp bạn. Nhưng mục tiêu phải là chuyển hóa năng lượng. Sự chuyển hoá tâm thức phải hướng về tâm thức. Bạn càng buông bỏ những ràng buộc càng nhẹ lòng và kỹ thuật có thể giúp đỡ bạn.
Tất cả những kỹ thuật có thể áp dụng cho tâm thức bình an, và kỹ thuật có thể sử dụng như phương tiện đi vào tâm thức nghỉ ngơi và thức phô diễn không còn cơ hội hoạt động. Vậy có hai dạng thức yên lặng. Một là tâm thức vẫn hiện diện nhưng thức hoàn toàn yên lặng. Hai là sự vắng lặng hoàn toàn, thức không còn hiện diện. Và sự yên lặng này là vắng bặt tất cả mọi tư tưởng.
Bạn phải hiểu sự bình an của tâm thức: Thức vẫn còn đó nhưng không còn điên loạn và khủng hoảng. Sự nhiểu loạn đã giảm cường độ. Thế thôi. Miền viễn Tây cần quay về hệ thống siêu hình học. Như thế mới có thế chuyển hóa con người. Có nghĩa là cần trở về sự minh triết nền tảng.
Lễ điểm đạo quan trọng hơn kỹ thuật. Khi vị thầy làm lễ, ông quan sát và khám phá bạn thuộc dạng thức nào. Bạn đã huân tập qua nhiều kiếp như thế nào và đến điểm nào bạn đứng lại, và trung tâm lực nào hoạt động hay ngưng trệ. Ông sẽ quyết định phương cách và chọn kỹ thuật để bạn thực hành. Gần như riêng biệt và độc lập. Nên nhớ, phương pháp không quan trọng mà chính bạn mới thực sự quan trọng.
Bạn thực hành, học quan sát, phân định, quá khứ, thức, thân xác. Tất cả đều được quan sát đến tận cùng. Bạn cảm nhận sâu sắc về từng chi tiết nhỏ. Bạn đang ở đâu? Vì khởi đầu hành trình bắt đầu từ những điểm đó. Và không kỹ thuật nào có thể giúp đỡ ngoài chính bạn.
Khi chọn phương pháp riêng biệt cho bạn. Vị thầy quan sát sự thay đổi của bạn trong thực hành và ông sẽ gia giảm khi cần thiết, để kỹ thuật phù hợp hơn. Và sau đó, ông làm lễ điểm đạo và cho bạn một phương pháp hay kỹ thuật mới.
Và cho dù bạn điểm đạo thực hành bất cứ kỹ thuật nào, bạn phải giữ gìn như nấm mộ, phải chôn kín tận đáy lòng. Không được nói với bất kỳ ai; dù là người tin cậy nhất. Vì đây là sự bí mật của riêng bạn và chỉ phù hợp với bạn.
Nói với ai về những vấn đề, không giúp gì cho bạn mà có thể làm hại mình. Nó phải là một bí mật tuyệt đối. Ngoại trừ sau khi thành tựu và vị thầy xác định: "Bây giờ, bạn có thể điểm đạo cho người khác."
Không được bàn đến cho dù một chút, không một tiếng, không thể hở môi ngay cả chồng, vợ hay cả người thân. Không. Hoàn toàn không. Phải tuyệt đối bí mật. Vì pháp được chọn và ban cho bạn chỉ phù hợp với bạn và dùng để vận hành năng lượng trong bạn. Nhưng cũng không hẳn là riêng biệt. Sự riêng biệt tùy theo từng cá thể thực hành với một vài khác biệt nhỏ để có thể phù hợp với biệt nghiệp.
Tôi đang nói gì? 112 kỹ thuật. Chúng là những phương pháp tổng quát cho mọi người. Tất cả những phương pháp nầy đã được áp dụng, và là hình thức chung cho các bạn làm quen với Mật điển. Bạn có thể thử, nếu kỹ thuật nào phù hợp, có thể tiếp tục. Nhưng cần được điểm đạo nhập dòng. Hay nói cách khác, bạn nên có một vị thầy đầy đủ sự trải nghiệm.
Ðiểm đạo là vấn đề thuộc về cá nhân và riêng biệt giữa thầy và trò. Ðó là sự chuyển hóa rất bí mật và nhiều việc ẩn tàng trong buổi lễ. Vị thầy thường chờ đợi và trao cho bạn pháp vào đúng thời điểm và pháp sẽ đi sâu vào vô thức.
Khi tôi nói, tâm trí bạn lắng nghe rồi quên đi. Khi tôi nói về 112 kỹ thuật, đương nhiên bạn không có khả năng lặp lại tên gọi. Bạn hoàn toàn quên hay chỉ nhớ vài điều. Bạn bị rối loạn và không thể nhận biết bất cứ điều gì. Vị thầy chọn đúng ngay thời điểm tâm thức tê liệt, ông cho bạn một kỹ thuật và nó đi vào vô thức.
Có rất nhiều buổi điểm đạo trong trạng thái xuất thần sâu sắc. Khi tâm thức bạn hoàn toàn dừng lại, cánh cửa vô thức được mở ra. Tinh thần quy phục rất cần trong buổi điểm đạo; vì khi thức phô diễn không còn hoạt động mới có thể tiếp thu được những gì vị thầy bí mật trao truyền.
Khi đúng thời điểm, bạn được chuẩn bị cho buổi lễ. Có thể vị thầy sắp xếp rất nhiểu tháng để chuẩn bị. Cần dùng đúng thực phẩm, ngủ đúng phương pháp và hoàn toàn trong sự tỉnh lặng. Khi đó bạn mới có thể được điểm đạo. Vì thế buổi lễ là một quá trình lâu dài mang tính cách cá nhân và riêng biệt.
Ngoại trừ, một số người đã hoàn toàn quy phục, còn không buổi lễ điểm đạo không thể xảy ra. Vì vậy, tôi không làm lễ điểm đạo cho các bạn với 112 kỹ thuật. Tôi chỉ có thể giới thiệu cho các bạn làm quen với Mật điển. Và nếu ai yêu thích, cảm nhận mình phù hợp với pháp sâu sắc. Có nghĩa người ấy cần điểm đạo, tôi có thể làm lễ cho đi vào dòng Pháp.
Nhưng đó là một tiến trình lâu dài, bạn hoàn toàn độc lập và nhận biết hoàn toàn. Bạn trở nên trần trụi và không để lại một chút dấu vết. Thế rồi tất cả mọi việc trở nên dễ dàng và tốt đẹp.
Khi Pháp được trao đúng người và vào đúng thời điểm; ngay thời khắc đó; nó lập tức vận hành. Thỉnh thoảng trong điểm đạo, người học trò tỉnh thức tức thời, và pháp đầy linh thiêng, tuyệt vời và sinh động. Như thế bất cứ những gì tôi đang làm bây giờ là không phải là lễ điểm đạo. Nên nhớ, đó chỉ là sự tiếp cận gần khoa học để nhận biết về 112 kỹ thuật.
Nếu ai thích thú và xác tín, người ấy có thể được điểm đạo, nhận pháp và vận hành độc lập. Tuy đơn độc nhưng thời gian chuẩn bị rất lâu dài, có thể chiếm nhiều năm hay cả cuộc đời, và có thể bạn không có khả năng chờ đợi.
Thông qua Pháp, vị thầy bắt đầu vận hành trong bạn. Ðiểm đạo là cầu nối lâu dài giữa thầy và trò. Tuy nhiên, khi đã sâu lắng vào Pháp. Pháp sẽ vận hành thay đổi và chuyển hoá bạn.

Câu hỏi tiếp:
Theo George Gurdjieff, "Ðồng hoá là sự thống khổ" nhưng nhiều kỹ thuật thường áp dụng, như: Hãy cùng tình thương trở thành một. Bạn nên đồng nhất với hoa hồng. Bạn cần đồng nhất với vị thầy và nhiều hơn nữa... Empathy được đề nghị thiền định và đạt đến phẩm tính linh thiêng. Vậy những điều Gurdjieff nói dường như chỉ là mảnh vụn nhỏ của chân lý. Nhưng điều này chỉ hữu ích cho những kỹ thuật cố định.
Không. Không phải là mảnh nhỏ của chân lý, nó hoàn toàn chân thực. Nhưng bạn phải hiểu đồng hoá là vô minh, là không biết gì. Nhưng áp dụng vào thiền định lại là sự trong sáng.
Ví như bạn là "Ram", có ai nhục mạ "Ram" lập tức bạn cảm thấy bị sỉ nhục vì bạn đồng hoá với định danh "Ram". Sự đồng hóa nầy không trong sáng vì bạn hoàn toàn không rõ biết và cho rằng "Ram" chính là bạn.
Tâm trí không bao giờ sáng tỏ: Tuy được gọi là"Ram", tuy nhiên tôi không phải là "Ram". Đó chỉ là danh tính, mọi người sinh ra đã không có danh. Tên là được đặt để có sự phân biệt. Người khác chỉ nhục mạ danh tính "Ram".
Vậy tôi có nên giận hay không? Bạn chưa bao giờ đưa ra vấn đề như vậy. Và nếu trong tư tưởng nghĩ thế, bạn sẽ không thể giận một chút nào. Vì vậy có thể cho rằng: Đồng hóa với định danh là không trong sáng.
Nhưng đồng hóa với đoá hoa, đó là hành động nỗ lực trong sáng. Bạn không ngộ nhận mình là hoa, mà bạn đang đồng hóa tự ngã với hoa. Bạn trở nên đồng nhất với hoa với ý thức sâu sắc rõ biết toàn thể quá trình vận hành.
Bạn đang làm sự đồng nhất và đồng hóa là tính chất trong sáng của thiền định đồng nhất. Đó là kỹ thuật tốt. Và nếu không trong sáng, chắc chắn không phải là kỹ thuật đồng hoá của thiền định. Nên ghi nhớ!
Bạn tiếp tục cầu nguyện mỗi buổi sáng hay ban đêm trong không ý thức. Đó là thói quen. Trong khi cầu nguyện không rõ biết bạn đang làm gì. Không rõ biết bạn đang nói gì. Như thế, cầu nguyện chỉ là sự lặp lại của thức như một con vẹt.
Ðó không phải là thiền định. Nhưng nếu đi tắm trong rõ biết đó chính là thiền định. Hãy ghi nhớ. Bất cứ bạn đang làm điều gì trong rõ biết, trong sự nhận thức hoàn toàn trong sáng. Đó chính là thiền định. Ngay cả khi bạn giết người trong rõ biết hoàn toàn. Đó chính là thiền định.
Ðó là những gì Krishna nói với Arjuna trong Áo nghĩa thư: "Ðừng sợ hãi. Hãy giết kẻ thù, hởi kẻ sát nhân hoàn toàn rõ biết. Hãy nhận thức trọn vẹn: Không ai bị tàn sát, không một ai bị giết chết." Arjuna có thể dễ dàng đâm chết kẻ thù mình trong sự không rõ biết. Ông có thể hăng say và điên loạn trong giận dữ và tàn sát. Thật dễ dàng.
Nhưng Krisna nói:
"Hãy tỉnh thức trong hoàn toàn rõ biết và là dụng cụ của đôi bàn tay hoàn thiện, nhận biết toàn diện và sáng tỏ không một ai bị giết, không một ai có thể chết. Nội tại là sức sống vĩnh hằng, là bất diệt. Vậy hãy hủy diệt những hình tướng, dạng thức. Hãy tiêu hủy những hiện tượng. Nếu Arjuna ý thức trong thiền định thì không gì được gọi là bạo động, dã man hay tàn sát. Không có sự chết, không có đau khổ tham dự vào nơi này."
Tôi xin kể câu chuyện: Nagarjuna (Long Thọ) là một trong những vị thầy lỗi lạc và vĩ đại nhất Ấn độ; đã thừa kế di sản của đức Phật, Mahariva và Krisna. Ngài là một thiên tài hiếm có. Trí năng ngài không ai có thể sánh.
Đi ngang qua thành phố, thủ đô của các vua chúa và thân thể ngài gần như trần truồng. Hoàng hậu cũng là học trò ngài là những người hoàn toàn tín tâm trong sự dâng hiến. Nagarjuna ngang qua với chiếc bát gổ khất thực. Hoàng hậu nói: "Cho tôi bát khất thực của ngài. Tôi rất vui sướng trân trọng, và tôi tặng cho ngài một bình bát khác." Nagarjuna bằng lòng.
Ðó là chiếc bình bát bằng vàng chạm trổ tinh vi, và đính bằng những viên đá tuyệt vời, quý giá. Nagarjuna không nói một lời. Theo thông lệ, không một khất sĩ nào nhận những vật như thế. Họ sẽ nói: "Không, tôi không thể chạm vào vàng."
Nhưng Nagarjuna lại nhận. Ngay lúc đó, hoàng hậu bị chựng lại và cảm nhận có điều gì đó không hợp lý. Tại sao? Ngài phải từ chối vì là một vị thánh vĩ đại như thế. Tại sao lại nhận vật vô cùng quý giá trong khi ngài là người vô sản, ngay cả mảnh áo che thân cũng không có.
Không tư hữu tài sản nhưng ngài lại không từ chối. Nếu Nagarjuna từ chối, hoàng hậu sẽ nài nỉ và yêu cầu. Như thế nàng cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng Nagarjuna đơn giản nhận lấy và ra đi.
Tên trộm thấy ngài đi ngang thành phố và nghĩ rằng: "Người đàn ông nầy không thể giữ bát khất thực quý giá này. Ông có thể giữ nó được hay sao. Mình phải đánh cắp nó." Tên trộm đi theo Nagarjuna. Ngài quyết định tạm nghỉ trong một tu viện cũ kỹ và mục nát. Lúc đi vào trong, ngài nghe tiếng chân tên trộm, nhưng không quay lại nhìn, vì ngài nghĩ: "Người ấy đến đây chỉ vì bình bát, không phải đến tìm ta."
Tên trộm đứng sau bức tường chờ đợi. Nagarjuna thấy hắn chờ đợi ở ngoài, nên liệng bình bát ra khỏi cửa. Tên trộm sửng sốt: Người đàn ông nầy trần truồng, vô sản và món đồ quý giá như thế lại vứt đi. Tên trộm hỏi Nagarjuna: "Thưa ngài. Con có thể bước vào trong vì con có một thắc mắc."
Nagarjuna nói: "Tôi vất cái bát để giúp ông có thể đến gần. Tôi ngủ trưa ở đây. Và ông đến đây mục đích là bình bát, vậy thì không có trở ngại nào giữa hai chúng ta. Vậy thì cứ tự nhiên."
Tên trộm bước vào và nói: "Vật quý giá như thế và sao ngài vứt đi. Ngài như vị thánh và tôi không thể dối gạt ngài. Tôi là một tên trộm." Nagarjuna: "Ðừng quá lo lắng, tất cả đều là ăn trộm. Con cứ tiếp tục nghề của con, đừng lãng phí thời gian về những điều không cần thiết."
Tên trộm nói: "Thỉnh thoảng ngắm nhìn những người như ngài, tâm trí con nhận biết; con cũng có thể đạt trạng thái tâm thức như các ngài; nhưng con là một tên trộm nên điều nầy không thể. Nhưng con hy vọng và cầu nguyện một ngày nào đó, con cũng có khả năng vứt bỏ đi những vật vô giá như ngài. Hãy dạy cho con. Con đã đến nhiều vị thầy. Vì con là tên trộm nổi tiếng, tất cả mọi ngươì đều biết. Và họ nói 'Ðầu tiên, hãy từ bỏ nghề nghiệp đang làm; mới có thể học về thiền định'. Ðó là điều không thể xảy ra, con không thể từ bỏ. Và con không thể học thiền định."
Nagarjuna nói: "Nếu ai nói con từ bỏ nghề ăn trộm rồi mới thiền định, người ấy không biết gì về thiền định. Thiền định liên hệ với tên trộm như thế nào? Không có mối liên hệ nào cả. Vậy tiếp tục làm những gì con làm. Ta sẽ cho con một phương pháp tu tập và thực hành về những điều này."
Tên trộm: "Bây giờ, dường như chúng ta có thể đi chung đường, con vẫn giữ được nghề của con. Và giờ con sẽ thực hành pháp gì. Xin ngài hãy cho con." Nagarjuna: "Chỉ cần giữ một điều, là ý thức. Khi đi ăn trộm, cần hoàn toàn rõ biết mình đang ăn trộm. Khi đột nhập vào bảo tàng, phải hoàn toàn rõ biết mình đột nhập. Và ra khỏi bảo tàng cũng hoàn toàn rõ biết. Như thế có nghĩa là rõ biết trong từng hành động. Bất cứ điều gì con làm, không liên quan gì tới ta, và đến đây sau 15 ngày thực hành. Ðừng đến nếu không thực hành. Trong 15 ngày, con vẫn làm những gì cần làm, nhưng phải hoàn toàn làm trong sự trọn vẹn và rõ biết."
Ngày thứ 3 tên trộm quay lại: "15 ngày là quá lâu. Ngài lừa con bằng cách cho con một kỹ thuật thực hành. Nhưng nếu hoàn toàn rõ biết và trong sáng, con không thể nào ăn trộm. Liên tục trong 3 đêm, con tìm thấy một kho tàng qúy giá. Tất cả những vật vô cùng quý giá phô bày trước mặt. Nhưng trong sự rõ biết và ý thức trọn vẹn, con thấy mình như trạng thái đức Phật. Con không thể tiếp tục hành nghề. Đôi bàn tay không còn linh động, và châu báu trở nên không còn có giá trị. Con đã trở lại lần nữa và thêm lần nữa. Cũng vậy. Như thế phải làm gì bây giờ. Và ngài nói không cần từ bỏ nghề nghiệp. Nhưng phương pháp của ngài là cách thức để tự hoàn thiện."         
Nagarjuna nói: "Ðừng trở lại đây gặp tôi nếu chưa quyết định. Hãy tự chọn lựa và quyết định: Nếu vẫn tiếp tục ăn trộm thì hãy quên thiền định. Nếu muốn thiền định hãy từ bỏ ăn trộm."
Tên trộm nói: "Ngài đã đưa con vào trạng thái bất động như pho tượng. Ba ngày con đã nhận biết, và con trở lại với đôi bàn tay trắng. Ðây là lần đầu tiên con có cảm giác con là sự tối thượng, không phải là tên trộm. Chỉ trong ba ngày phúc lạc, bây giờ con không thể nào rời bỏ sự thiền định. Ngài đã lừa con. Bây giờ xin ngài điểm đạo và nhận con là học trò. Không cần thiết thực tập nữa. Với con, ba ngày là quá đủ."
Bất cứ vật thể hay đối tượng nào, nếu trong sáng và rõ biết, đó là thiền định. Hãy thực tập và đồng hoá trong sự sáng tỏ, rõ biết, sẽ là thiền định. Không thể tỏ sáng là sự đau khổ to lớn nhất của con người.
Nếu bạn luôn luôn đồng hoá với những sự việc: "Ðây là của tôi. Ðó là của tôi." Bạn đồng hoá: "Ðây là đất nước tôi, là tổ quốc tôi, là lá cờ đại diện cho dân tộc tôi." Và nếu ai đó quăng lá cờ đất nước bạn xuống đất, bạn sẽ nổi nóng. Họ đang làm gì thế?
Sự thực bạn không có xứ sở. Tất cả những lá cờ là chủ nghĩa gán ghép và mệnh danh. Rất tốt, hãy vứt bỏ như những đứa trẻ thường làm. Đối với nó chỉ là món đồ chơi. Vậy mà bạn có thể giết người vì lá cờ trong khi nó chỉ là miếng vải ghép.
Sự việc gì xảy ra? Bạn ngộ nhận và đồng hóa mình với lá cờ. Sự đồng hóa nầy là không trong sáng và rõ biết. Khi tâm không sáng tỏ chính là nguồn gốc của đau khổ (Vô minh).
Thôi thế cũng đủ cho ngày hôm nay.

Ads Belove Post