Ba giai doan cua ton giao

Ba giai doan cua ton giao

Price:

Read more

Có ba giai đoạn của tôn giáo. Cũng giống như có thời thơ ấu, thanh niên và tuổi già trong cuộc sống của đàn ông hay đàn bà, vậy có ba giai đoạn trong cuộc sống của tôn giáo. Khi tôn giáo được sinh ra - thời thơ ấu của tôn giáo, khi Thầy còn sống, tươi tắn, và năng lượng còn tuôn chảy từ cội nguồn và hương thơm thoảng tới, khi Phật còn sống hay Lão Tử còn sống hay Jesus còn sống - thế thì tôn giáo có trạng thái hồn nhiên, trong trắng, đầu tiên của nó: thời thơ ấu. Nó tươi tắn như giọt sương buổi ban mai, tươi như hoa hồng, tươi như ngôi sao; nó không biết tới kỉ luật, nó chỉ biết tính tự phát.
Thế rồi, gần Thầy mọi người bắt đầu tụ tập lại. Điều đó nhất định xảy ra - nan châm có đó, mọi người bắt đầu tụ tập. Giai đoạn thứ hai tới: giai đoạn của tôn giáo có tính hữu cơ. Giai đoạn thứ nhất là có tính cá nhân, nổi dậy, tự phát; không có vấn đề nỗ lực nào, kỉ luật nào, kinh sách nào; Thượng đế là ở trong sự trần trụi, chân lí là như nó vậy không nguỵ trang, không trang hoàng. Thế rồi mọi người bắt đầu tụ tập. Giai đoạn thứ hai không mang tính nổi dậy thế vì những người này, và bởi vì những người này, dần dần kỉ luật nảy sinh. Thầy cứ nói về tự phát, nhưng tín đồ không thể hiểu được tính tự phát; họ dịch nó dưới dạng tạo kỉ luật cho chính họ. Thầy nói 'Cứ hiện hữu', họ hỏi 'Làm sao hiện hữu?'
Câu hỏi của họ về 'làm sao; dần dần đem tới kỉ luật; họ tạo ra kỉ luật. Để tôi nói điều đó theo cách này: Thầy đem tới tự phát, đệ tử đem tới kỉ luật. Từ 'disciple - đệ tử' và 'discipline - kỉ luật' bắt nguồn từ cùng một gốc. Khi đệ tử đã tụ tập quanh Thầy, họ bắt đầu phiên dịch điều thầy nói, điều thầy ngụ ý. Họ bắt đầu diễn giải, và tất nhiên họ diễn giải tương ứng theo tâm trí họ - không có cách khác. Nếu bạn diễn giải tất cả, bạn sẽ diễn giải sai.
Đệ tử thực là người không diễn giải, người không phiên dịch, người lắng nghe thụ động, người không hỏi 'làm sao', người không vội vã có được kết quả nào đó, người không hướng đích, người không tham. Đệ tử tham lập tức tạo ra kỉ luật. Đây là giai đoạn thứ hai - vẫn còn sống; tôi gọi giai đoạn này là giai đoạn tính hữu cơ của tôn giáo. Thầy vẫn còn đó, đệ tử đã tới, có đơn vị hữu cơ nhưng....
Ở giai đoạn thứ nhất chỉ có trung tâm, bây giờ có chu vi; và chu vi sẽ cứ trở nên ngày một lớn hơn và lớn hơn, và nó càng lớn hơn nó sẽ càng kém chân thực hơn. Chu vi càng đi xa khỏi trung tâm, nó càng đi xa khỏi chân lí, hồn nhiên. Nó trở thành tri thức, nó trở thành kỉ luật, giáo điều, nhưng dầu vậy một chút ít ánh sáng vẫn tới qua tất cả những màn ảnh này.
Thế rồi, ở giai đoạn thứ ba khi Thầy qua rồi, tôn giáo trở thành tôn giáo được tổ chức. Nó không còn tính hữu cơ bây giờ bởi vì trung tâm đã biến mất. Bây giờ chu vi cố gắng tồn tại mà không có trung tâm - nó trở thành nhà thờ, tín điều, thượng đế học. Bây giờ tôn giáo rất già; và một ngày nào đó, tôn giáo chết nhưng nhà thờ tiếp tục.



0 Đánh giá

Ads Belove Post