Read more
THIENOSHO - Bản kinh cuối cùng - Tập 6
(Phỏng vấn với giới báo chí)
Chương 11
Câu hỏi:
Đàn bà trên khắp thế giới thấy thầy cực kì
hấp dẫn; theo phê phán của thầy, một cách định mệnh vậy. Thầy mô tả thế nào về
hấp dẫn giới tính riêng của thầy?
Toàn thể lịch sử của con người
là lịch sử của sự kết án đàn bà bởi mọi xã hội, bởi mọi nền văn hoá, bởi mọi
tôn giáo. Thậm chí trong số những người vĩ đại nhất đã từng bước đi trên trái đất
này cũng không có lấy một người kính trọng phụ nữ. Moses, Jesus, Mohammed, Mahavira,
ngay cả Phật, đã lên án đàn bà theo cách này cách khác. Tôi là người đàn ông đầu
tiên đã cho đàn bà cùng kính trọng như đàn ông. Điều đó không liên quan gì tới
hấp dẫn giới tính cả.
Trong các giáo đường Do Thái,
đàn bà không thể ngồi cùng đàn ông, có một bức màn mà họ phải ngồi đằng sau. Họ
không được coi là bình đẳng ngay cả về mặt tâm linh. Khi Indira Gandhi đến thăm
Israel, một phụ nữ khác đã là thủ tướng của Israel. Indira muốn thăm một giáo
đường.
Nữ thủ tướng Do Thái này lo
nghĩ bởi vì sự phân tách là điều sỉ nhục thế. Bà ấy đã làm thu xếp đặc biệt là
cả hai thủ tướng sẽ ngồi trên bao lơn để cho không đàn ông nào có thể trông thấy
được họ, và Indira sẽ không trở nên nhận biết rằng đàn bà bị đối xử theo cách bẽ
mặt thế. Indira đã không biết về truyền thống này. Bà ấy nói với thủ tướng
Israel, "Đây quả là điều gì đó lớn lao. Các thủ tướng nước bà có chỗ đặc
biệt trên bao lơn trong mọi giáo đường không? Ngay cả một thủ tướng khách mời?"
Và người ta nói rằng thủ tướng Do Thái đơn giản mỉm cười không trả lời bởi vì
thực tại hoàn toàn khác - đấy không phải là tình huống kính trọng, đấy là tình
huống sỉ nhục. Để tránh điều đó, bà ta đã tạo ra cái mẽ ngoài này.
Các tín đồ tốt nhất của Jesus đều
là đàn bà, nhưng không người nào được ông ấy và nhà thờ của ông ấy chấp nhận
làm tông đồ của ông ấy. Mười hai tông đồ tất cả đều là đàn ông, và khi ông ấy bị
đóng đinh, tất cả mười hai tông đồ này đều trốn sạch. Họ đã chứng tỏ đơn giản
là những kẻ hèn nhát, sợ rằng nếu họ bị bắt, cùng định mệnh đó sẽ là của họ.
Nhưng ba người đàn bà... Mary Magdalene đã có thời là gái mãi dâm, nhưng khi cô
ấy thấy Jesus cô ấy đã yêu ông ấy và giáo huấn của ông ấy và chấm dứt việc làm
gái mãi dâm. Cô ấy ở đó gần cây chữ thập. Gái mãi dâm đó đã làm bẽ mặt tất cả
mười hai tông đồ kia.
Mẹ của Jesus, Mary, cũng đứng gần
cây chữ thập. Jesus chưa bao giờ thậm chí kính trọng mẹ mình bởi vì bà ấy là
đàn bà. Có lần ông ấy đã nói với đám đông và ai đó từ bên ngoài kêu lên,
"Jesus, mẹ ông đang đứng đây. Bà ấy muốn gặp ông, bà ấy đã không gặp ông ba
năm nay rồi."
Và cách thức Jesus đáp lại xấu
thế, không thể hình dung nổi, đến mức điều đó làm suy giảm toàn thể giáo huấn của
ông ấy. Ông ấy nói, "Bảo người đàn bà đó..." Ông ấy thậm chí không thể
dùng tới từ mẹ "Bảo người đàn bà đó rằng ta không phải là con bà ấy. Cha
ta ở trên trời, và ta là đứa con duy nhất của ngài."
Điều này hoàn toàn vượt ra
ngoài hoàn cảnh này - rằng người đàn bà đáng thương đó đơn giản muốn gặp ông ấy.
Không cần phải nói điều này. Nói, "Bảo người đàn bà đó..." chỉ ra
thái độ của ông ấy đối với đàn bà.
Mohammed không có kính trọng với
bất kì đàn bà nào. Ông ấy cho phép mỗi người Mô ha mét giáo được cưới nhiều đàn
bà hơn bất kì tôn giáo nào khác đã cho phép, ít nhất bốn đàn bà. Bản thân ông ấy
đã lấy chín đàn bà. Tín đồ của ông ấy đã đối xử với đàn bà như súc vật. Nizam tại
vùng Hyderabad có năm trăm vợ, ngay cả trong thế kỉ này.
Parasuram, hoá thân Hindu của
Thượng đế, được lệnh của bố mình giết chết mẹ mình và đem đầu mẹ về để chứng
minh rằng mình đã giết mẹ, bởi vì người bố nghi ngờ rằng vợ mình yêu người đàn
ông khác. Và Parasuram đã không ngần ngại.
Một người không bao giờ có thể
chắc chắn ai là bố mình. Người bố cũng không thể chắc chắn được rằng con mình
có thực là con mình không, chỉ người mẹ biết. Nhưng ông ta đã theo lệnh của bố
mình, người bố đã nghi ngờ rằng vợ mình yêu ai đó khác. Có khả năng Parasuram
không phải là con của người này. Nhưng chặt đầu người đàn bà không phải là vấn
đề. Dầu vậy, Parasuram vẫn cứ là một trong những hoá thân của Hindus.
Krishna đã vượt qua mọi người
Nizams và mọi người Mô ha mét giáo. Ông ấy đã có một vợ mà ông ấy cưới, và mười
sáu nghìn vợ đánh cắp của người khác. Bất kì khi nào ông ấy thấy bất kì đàn bà
đẹp nào, thế là đủ, cô ấy sẽ bị bắt về lâu đài của ông ấy. Không đàn ông nào đã
làm những tội như vậy như Krishna, nhưng ông ấy đã được tôn thờ.
Mahavira, nhà tiên tri quan trọng
nhất của Jaina giáo, dạy rằng đàn bà không thể được giải thoát khỏi thân thể và
thế giới. Trước hết, cô ấy phải được sinh ra làm người đàn ông và chỉ thế thì
cô ấy mới có thể đạt tới được moksha, nhưng không trực tiếp từ thân thể của đàn
bà. Và những người này đã từng nhất quán, khăng khăng nói rằng linh hồn không
nam không nữ, rằng thân thể còn lại sau, chỉ linh linh hồn chuyển đi, cho nên tại
sao phân biệt phải được tạo ra - rằng linh hồn của đàn ông có thể đạt tới đỉnh
cao nhất của tâm thức nhưng linh hồn đàn bà không thể đạt được?
Phật Gautam đã không cho phép bất
kì đàn bà nào được điểm đạo thành sannyas của ông ấy trong hai mươi năm. Hàng
nghìn đàn bà kêu khóc, nhưng người này, người được coi là con người từ bi nhất
trên thế giới, cứ từ chối họ. Ông ấy đã không chấp nhận đàn bà làm đệ tử trong
hai mươi năm.
Cũng chỉ bởi trùng hợp ngẫu
nhiên mà cuối cùng ông ấy đã phải chấp nhận đàn bà. Ngày ông ấy ra đời mẹ ông ấy
chết. Người em của mẹ ông ấy đã không lấy chồng, chỉ để cho bà ấy có thể chăm
sóc cho đứa nhỏ này. Không người mẹ nào đã yêu bất kì đứa trẻ nào như cách người
đàn bà này đã yêu, như cách người đàn bà này đã hi sinh.
Trong tuổi già của mình bà ấy tới
và yêu cầu được điểm đạo. Có im lặng mênh mông trong mười nghìn sannyasins của
Phật Gautam và bản thân ông ấy cũng trong khó xử. Người đàn bà này đã hi sinh cả
đời mình cho ông ấy và nói 'không' có cảm giác không phải với ông ấy. Một cách
miễn cưỡng ông ấy đã điểm đạo cho bà ấy, nhưng kết án sâu sắc đến mức trong bài
nói điểm đạo của mình ông ấy đã nói, "Tôn giáo của ta dự định kéo dài năm
nghìn năm, nhưng bởi vì ta đã điểm đạo cho đàn bà vào công xã các sannyasins của
ta, tôn giáo của ta sẽ chỉ kéo dài năm trăm năm."
Bạn có thấy vấn đề không? Ông ấy
đang đổ trách nhiệm lên bà già đáng thương này về việc phá huỷ tôn giáo của ông
ấy. Từ năm nghìn năm xuống năm trăm nghĩa là bốn nghìn năm trăm năm bị hi sinh
đi bởi vì một người đàn bà đã được điểm đạo. Bạn có thể kết án ai đó nhiều hơn
thế không?
Đàn bà được hấp dẫn tới tôi. Đấy
không phải là hấp dẫn giới tính; đấy là hấp dẫn tâm linh, bởi vì tôi là người
đàn ông đầu tiên đã không tạo ra sự phân biệt nào giữa đàn ông và đàn bà khi có
liên quan tới sự phát triển tâm linh.
Đàn bà đang tranh đấu trên khắp
thế giới, đặc biệt ở các nước tiên tiến, vì việc giải phóng bình thường khỏi
đàn ông. Tôi đã cho họ giải thoát tối thượng, bình đẳng về tâm thức. Và nếu họ
yêu tôi, điều đó không liên quan gì tới dục cả. Nó có cái gì đó liên quan tới
siêu tâm thức.
Câu hỏi:
Tôi đã nghe nói từ các nguồn đáng tin cậy rằng
trong năm 1969, khi Indira Gandhi cuối cùng có hai ý kiến về Morarji Desai, thầy
đã khuyên bà ấy nên sa thải ông ấy khỏi nội các và cuối cùng bà ấy đã làm như vậy.
Đây có phải là lí do đằng sau thái độ đối kháng của ông ấy với thầy không?
Điều đó là đúng. Bà ấy đã thảo
luận với tôi liệu có nên loại bỏ Morarji Desai khỏi nội các hay không, và tôi
đã nói với bà ấy, "Vấn đề không phải là Morarji Desai. Nếu bất kì ai chống
lại quốc gia đang tiến triển, nếu người đó là hòn đá ngáng đường trong sự tiến
triển của đất nước, thế thì dù người đó là ai, người đó nên bị loại bỏ ngay lập
tức - không nên có hai ý kiến về điều đó."
Đối kháng của Morarji Desai với
tôi không chỉ phụ thuộc vào sự kiện này - nó đã bắt đầu từ mười năm trước đây.
Hai mươi người trên khắp đất nước đã được Acharya Tulsi mời tới dự một cuộc tụ
tập; họ tổ chức một lễ hội lớn. Cuộc tụ tập thật lớn, gần một trăm nghìn người.
Tôi là một trong số hai mươi
người đó và Morarji Desai cũng vậy. Morarji Desai lúc đó là bộ trưởng bộ tài
chính. Một sự việc xảy ra làm bắt đầu sự đối kháng của ông ta, thế rồi nhiều điều
khác được thêm vào nó. Từ phía tôi không có đối kháng nào với ông ấy.
Sự cố là hai mươi vị khách mới
này đều ngồi trên sàn còn Acharya Tulsi, người chủ, ngồi ở bục cao hơn; không
ai bận tâm về điều đó cả. Morarji Desai, cũng giống hệt nhà lãnh đạo chính trị,
tới sau cùng.
Hai mươi người đã tụ tập để trước
nhất thảo luận về các vấn đề con người trước khi họ phát biểu cho một trăm
nghìn người đang đợi bên ngoài. Nhưng Morarji Desai đã nói khi ông ta bước vào,
"Trước khi bất kì câu hỏi nào khác được nêu ra, tôi phải hỏi hai câu hỏi.
Thứ nhất, khi tôi vào tôi đã chắp tay theo cách Ấn Độ chúng ta vẫn chào nhau,
nhưng Acharya Tulsi đã không đáp lại bằng việc chắp tay. Thay vì thế, ông ấy
giơ một tay lên ra dấu ban phúc lành."
Điều đó là rất xấc xược với ông
ấy, mặc dầu Acharya Tulsi đơn giản tuân theo truyền thống Jaina - rằng duy nhất
một sư có thể ban phúc cho bạn bởi vì ông ấy cao hơn bạn. Ông ấy đã từ bỏ thế
giới, bạn còn chưa từ bỏ thế giới. Bạn có thể cúi mình chắp tay, bạn có thể chạm
chân ông ấy, nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy sẽ đáp ứng theo cùng cách.
Truyền thống này là xấu, bởi vì với tôi, người cao hơn nên khiêm tốn hơn.
Và ông ấy nói, "Câu hỏi thứ
hai là: tại sao khách ngồi trên sàn còn ông, người chủ, ngồi trên bục cao hơn? Trước hết, ông trả lời hai câu hỏi này
và thế rồi chúng ta có thể thảo luận các điều khác."
Bản thân Acharya Tulsi không phải
là người tôn giáo. Ông ấy mặc quần áo tôn giáo nhưng ông ấy có một tâm trí rất
chính trị. Ông ấy dính chặt vào cái gì phải làm, cách trả lời; ông ấy không muốn
gây phiền nhiễu Morarji Desai. Có im lặng
trong vài giây, thế rồi tôi nói - Morarji Desai đang ngồi cạnh tôi - tôi nói,
"Câu hỏi này đã không được hỏi cho tôi cho nên tôi phải xin phép cả hai
bên. Acharya Tulsi đã được hỏi nhưng ông ấy dường như không có câu trả lời. Nếu
ông ấy cho phép tôi trả lời tôi có thể trả lời, nhưng tôi muốn Morarji Desai
cho phép tôi, bởi vì ông ấy đã không hỏi tôi." Ông ta nói, "Câu trả lời
tới từ đâu không thành vấn đề. Tôi muốn có câu trả lời."
Tôi nói, "Bây giờ mọi thứ
có thể được làm rõ ra. Một điều: có hai mươi khách, mười chín khách đã trải qua
cùng quá trình, và không ai nêu ra câu hỏi này. Ông dường như là một người rất
bản ngã, do đó câu hỏi này đã nảy sinh trong tâm trí ông. Nếu không thì có hề
chi? Ông ấy đang ngồi trên bục cao, ông ấy có thể treo mình trên trần nhà, vậy
mà ông ấy sẽ không ở vị trí cao nhất. Còn có nhện đi trên trần, các ông đều có
thể thấy chúng. Nếu ở cao hơn là vĩ đại hơn, thế thì các con nhện kia là kẻ vĩ
đại nhất ở đây.
"Thứ hai, khi ông đón chào
ai đó bằng việc chắp tay ông đang biểu lộ trái tim ông. Điều đó không thể là có
điều kiện được, điều đó không thể là điều người khác phải đáp ứng theo cùng
cách đó. Bằng không, trước hết ông phải ra điều kiện là, ‘Tôi sẽ chắp tay và
cúi mình trước ông nếu ông cũng sẵn sàng làm điều đó với tôi.' Đấy là lỗi của
ông - ông đã không đưa ra điều kiện.
"Còn khi có liên quan tới
Acharya Tulsi ông ấy đã tự chứng tỏ bản thân ông ấy đơn giản là ngu. Không cần
phải trả lời những câu hỏi này, ông ấy có thể chỉ cần bước xuống khỏi bục của
mình và ngồi cùng với chúng ta trên sàn. Không cần dùng tới một lời, hành động
của ông ấy đã là câu trả lời. Nhưng ông ấy vẫn ngồi đó gần như chết rồi. Ông ấy
không thể di chuyển được, ông ấy không thể bước xuống khỏi bục, ông ấy không thể
chắp tay để đón chào bạn. Hai kẻ bản ngã này đang đương đầu với nhau và phá huỷ
toàn thể cuộc hội nghị. Cả hai ông có thể giữ yên tĩnh, mười tám người còn lại
có thể tiếp tục cuộc thảo luận."
Đó là sự bắt đầu của sự đối
kháng của Morarji Desai và Acharya Tulsi. Nói ra chân lí trong thế giới này là
tạo ra kẻ thù. Nhưng từ phía tôi, tôi không cảm thấy bất kì đối kháng nào, tôi
đơn giản cảm thấy buồn cho những người này, họ là những người chậm hiểu - họ
không có thông minh nào để hiểu những điều đơn giản.
Câu hỏi:
Thủ lĩnh phong trào tâm thức Krishna quốc tế
gần đây có nói, khi chỉ tới thầy, "Chim và ong đều có dục, ngay cả sâu bọ
cũng có dục. Sao các anh lại cần một người thượng đế để dạy các anh về điều
đó?” Xin thầy bình luận.
Thủ lĩnh phong trào tâm thức
Krishna quốc tế là một kẻ ngốc Mĩ.
Ông ta đang làm một việc lớn.
Và nói tới tôi, ông ta đã nói rằng "Ong có dục, chim có dục - sao các anh
cần một người thượng đế để dạy các anh về dục?"
Một người thượng đế là cần để dạy
các bạn về dục bởi vì các bạn thuộc Phong trào tâm thức Krishna. Các bạn đã
quên mất dục là gì.
Tôi đã nghe nói rằng khi kẻ ngốc
này đi qua, hai cậu nhỏ đang thảo luận khác biệt giữa người thường và các
swamis này. Một cậu nhỏ lớn hơn một chút nói, "Đợi đã, khi mày lớn thêm
chút nữa thì mày sẽ biết."
Đứa kia nói, "Cái gì? Tao
có thể không hiểu, mày thử giúp tao với."
Nó nói, "Đấy là khác biệt
đơn giản. Những người này dùng cơ quan dục của họ để đi đái, còn những người
kia dùng nó cho cả việc khác nữa. Nhưng mày sẽ phải lớn thêm một chút nữa thì
mày sẽ biết."
Thầy giáo được cần để chỉ ra
cho những người này rằng cơ quan dục không chỉ được trao cho bạn để đi đái. Tự
nhiên có hi vọng cao hơn!
Câu hỏi:
Một số trí thức phương Tây đã gọi thầy là
nhà tâm lí và triết gia vĩ đại. Thầy có bao giờ hối tiếc về quyết định trở
thành người thượng đế thay vì theo đuổi nghề nghiệp hàn lâm? Sau rốt, ai không
muốn trong cùng toán của Freud hay Carl Jung?
Câu hỏi này có nhiều câu hỏi
trong nó. Tôi sẽ rút ra từng câu hỏi một.
Thứ nhất, các nhà báo bao giờ
cũng chơi trò ác ý. Họ bắt đầu gọi tôi là người thượng đế, tôi chưa bao giờ gọi
mình là người thượng đế cả. Và thế rồi họ hỏi tôi, "Sao thầy gọi mình là
người thượng đế?"
Không có loài nào trên thế giới
mà có thể được gọi là người thượng đế. Chỉ con người là đủ - không có Thượng đế.
Ít nhất tôi không thể tự gọi mình là ‘người thượng đế’ được, bởi vì tôi không
chấp nhận bất kì sự tồn tại nào của thượng đế, người sáng tạo ra thế giới.
Sự tồn tại bao giờ cũng đã ở
đây và bao giờ cũng sẽ ở đây. Nó chưa bao giờ được tạo ra cả. Thượng đế là một
giả thuyết để giải thích điều gì đó. Bởi vì sự tồn tại có đó, câu hỏi phát sinh
trong tâm trí mọi người thông minh, "Ai đã tạo ra nó? Nó thành hình thế
nào?" Từ thời của Rigvedas cho tới ngày nay - vẫn cùng câu hỏi đó. Và khi
những câu hỏi như vậy nảy sinh trong tâm trí chúng trở thành sự hành hạ, bạn phải
tìm ra câu trả lời nào đó. Thế rồi những người khôn ngoan, hay người không khôn
ngoan, bắt đầu cho bạn sự an ủi. Họ nói, "Thượng đế đã tạo ra thế giới
này.” Nhưng điều kì lạ là bạn không hỏi ai tạo ra Thượng đế; câu hỏi vẫn còn
nguyên.
Nếu Thượng đế có thể có đó mà
không có người tạo ra, thế thì tại sao sự tồn tại không thể có đó mà không có
người tạo ra? Tại sao cứ thêm nhiều giả thuyết một cách không cần thiết - thượng
đế A tạo ra thượng đế B, thượng đế B tạo ra thượng đế C... và bạn sẽ không đi tới
cuối cùng, bạn sẽ rơi vào cái vòng hồi qui vô tận, và chung cuộc bạn sẽ thấy
các câu hỏi này vẫn có đó nguyên si như nó trước đây. Toàn thể cuộc hành trình
đã là vô tích sự. Và cho dù bạn chấp nhận, dù chỉ là về giả thuyết, rằng Thượng
đế đã tạo ra thế giới này, điều đó không giải quyết được gì cả, nó tạo ra cả
nghìn câu hỏi nữa. Tại sao ngài đã tạo ra thế giới này?
Tôi sắp đi một cuộc hành trình
và tôi tới ông thợ may của mình và bảo ông ấy, "Ông làm cho tôi cái áo thụng
- tôi chỉ có sáu ngày thôi, tôi sẽ rời thành phố vào ngày thứ bảy. Trong sáu
ngày ông phải làm xong cái áo thụng."
Ông ấy là người Ki tô giáo. Ông
ấy nói, "Nếu ông nói, tôi sẽ làm. Nhưng nhìn quanh thế giới mà xem. Thượng
đế đã tạo ra thế giới trong sáu ngày và nó là một đống lộn xộn làm sao. Tôi sẽ
tạo ra cái áo thụng trong sáu ngày, nhưng về sau đừng bảo tôi rằng nó chỉ là một
đống lộn xộn!" Và bởi vì Thượng đế đã tạo ra đống lộn xộn, nên từ đó trở
đi không ai thấy ngài đâu cả.
Hoặc là ngài đang ẩn nấp hoặc
ngài chạy trốn. Các nhà vật lí nói các ngôi sao đang chạy ra ra với tốc độ ánh
sáng. Có lẽ ngài đang cưỡi lên một ngôi sao lớn nào đó và đang chạy trốn khỏi đống
lộn xộn mà ngài đã tạo ra.
Và tại sao ngài đã tạo ra nó
vào một khoảnh khắc nào đó? Ngài đã làm gì trước đó? Người Ki tô giáo nói ngài
đã tạo ra thế giới này đích xác bốn nghìn lẻ bốn năm trước khi Jesus Christ được
sinh ra. Tôi giả sử nó phải là ngày mồng một tháng giêng. Bạn không thể tạo ra
vào giữa năm được, bởi vì bạn có thể bắt đầu năm mới tại đâu?
Theo người Ki tô giáo, ngài đã
tạo ra thế giới này chỉ mới sáu nghìn năm trước đây. Và ngài đã làm gì từ vĩnh
hằng đã trôi qua trước đó? Chỉ ngồi im lặng, không làm gì sao? Và đột nhiên,
không bởi lí do nào cả - không ai đòi hỏi ngài, không ai yêu cầu ngài - dường
như chỉ là một chút ít lập dị - ngài đã tạo ra thế giới này; và thế giới này
nơi mọi thứ đều sai, dù bạn thu xếp nó như thế nào.
Tôi đã nghe nói về một người mới
mua một thứ đồ chơi cho con mình. Đấy là thứ đồ chơi bạn phải gắn lại. Nó có
nhiều bộ phận, bạn phải gắn những bộ phận đó lại và thế thì nó mới có hình dạng
nào đó. Ông ta gắn nó theo đủ mọi cách có thể. Ông ta là một giáo sư toán học,
nhưng bất kì cái gì ông ta làm bao giờ cũng sai cả.
Ông ta vã mồ hôi trong trời lạnh.
Cuối cùng ông ta tới ông chủ cửa hiệu và ông ta nói, "Cái gì bị sai. Tôi
không thể nào xoay xở được với đồ chơi này. Cả đời tôi đã dành cho toán học. Dù
ông có làm gì, nó bao giờ cũng xoay vòng.” Người chủ bắt đầu mỉm cười. Ông ta
nói, "Nó sẽ quay vòng, dù ông làm bất kì cái gì." Ông ta nói,
"Thôi được, đây là cái loại trò chơi gì vậy?"
Ông chủ tiệm nói, "Cái này
biểu thị cho thế giới. Và tốt hơn cả là cho con ông là học từ ngay ban đầu rằng
bất kì điều gì ông làm, nó sẽ sai! Trò chơi này đã được tạo ra bằng thiên tài
vĩ đại để dạy cho trẻ con, ‘Đừng lo. Tại đây, mọi thứ đúng không xảy ra. Không
có cách nào để làm mọi thứ theo cách đúng. Mọi cách đều đưa tới cái gì đó sai.
Ông bao giờ cũng kết thúc trong đống lộn xộn! Đây là trò chơi giáo dục.’"
Giả thuyết về Thượng đế không
có tác dụng. Tôi không có giả thuyết nào về Thượng đế. Với tôi cuộc sống là
thiêng liêng. Với tôi sự tồn tại là mang tính thượng đế, không phải là Thượng đế.
Dùng từ ‘người thượng đế’ cho tôi đơn giản là ngu xuẩn. Nhưng các nhà báo bắt đầu
gọi tôi như thế, và thế rồi bắt đầu hỏi tôi, "Sao thầy tự gọi mình là người
thượng đế?"
Kì cục! Họ bắt đầu gọi tôi là
guru của người giầu và thế rồi họ bắt đầu hỏi tôi, "Sao thầy tự gọi mình
là guru của người giầu?" Họ bắt đầu gọi tôi là guru dục, và thế rồi họ bắt
đầu hỏi tôi, "Sao thầy tự gọi mình là guru dục?"
Tôi chưa bao giờ tự gọi mình là
người thượng đế. Vâng, những người yêu tôi đã gọi tôi là bhagwan, nhưng bhagwan
không có nghĩa là Thượng đế. Chúng ta đã gọi Phật Gautam là Phật Bhagwan - và
ông ấy không tin vào Thượng đế nào.
Cho nên 'Bhagwan' không thể đồng
nghĩa với Thượng đế được. 'Bhagwan' đơn giản nghĩa là người được ân huệ, người
đã đạt tới phúc lạc tối thượng, an bình, vui vẻ của bản thể riêng của người đó.
Và tôi nói với bạn rằng tôi là người được ân huệ, nhưng tôi không phải là người
thượng đế. Tôi đơn giản là người đã mãn nguyện.
Thứ hai, câu hỏi của bạn hỏi,
"Tôi được mọi người ca ngợi như nhà tâm lí vĩ đại, như triết gia. Tại sao
tôi bắt đầu tự gọi mình là người thượng đế?"
Một nửa của nó tôi đã trả lời rồi.
Về nửa còn lại, tôi không phải là nhà tâm lí. Nhà tâm lí tìm tòi trong những sự
phức tạp của tâm trí. Tôi là thiền nhân người không bận tâm tới tâm trí mà đơn
giản đi ra ngoài nó.
Phật Gautam không phải là nhà
tâm lí. Thành tựu của ông ấy không phải là tri thức của tâm trí, mà là kinh
nghiệm về vô trí. Nó ở ngoài tâm lí. Tôi đã kinh nghiệm vô trí.
Tôi không thể cho phép bất kì
ai gọi tôi là nhà tâm lí. Tôi không phải vậy. Và tôi không nghĩ rằng những người
là nhà tâm lí lại có cái gì dành cho một người đã biết cái gì đó bên ngoài tâm
trí. Tôi muốn bạn nhớ rằng các nhà tâm lí tự tử gấp hai lần so với các nghề
nghiệp khác, họ phát điên gấp ba lần các nghề nghiệp khác. Tôi không muốn thuộc
vào một nhóm có nửa người điên như vậy.
Bạn hỏi, "Được xếp vào
cùng hạng với các nhà tâm lí lớn như Freud và Jung không tốt hơn sao?"
Không. Với tôi, cả hai đều bệnh
hoạn bởi vì cả hai đều ở bên dưới im lặng của bản thể bên trong riêng của họ. Họ
vẫn đang vật lộn với những ý nghĩ trống rỗng, lời rỗng tuếch, không cái gì. Và
nếu bạn nhìn vào cuộc sống của họ, bạn có thể thấy điều đó.
Sigmund Freud, người sáng lập
ra phân tâm học, sợ chết thế - tôi cho rằng không ai đang ở đây sợ nhiều đến vậy.
Bạn không thể quan niệm nổi, nhưng ngay cả từ ‘chết’ cũng bị cấm kị, nó không
được thốt ra trong sự hiện diện của ông ấy. Hai lần chuyện xảy ra là ai đó nhắc
tới cái chết và ông ấy ngã nhào từ ghế ngồi và ngất đi, mồm sùi bọt mép.
Sigmund Freud nằm ngay đơ trên đất. Nhà sáng lập vĩ đại của phân tâm học thậm
chí không có đủ dũng cảm để nghe từ ‘chết’. Tôi không muốn được xếp vào cùng loại
với những người này.
Jung bị đuổi đi; trong phong
trào phân tâm, ông ấy là người thứ hai chỉ sau Sigmund Freud. Mọi người cứ tưởng ông ấy sẽ là người kế tục của Freud.
Và ông ấy thông minh sâu sắc. Nhưng ông ấy đã bị đuổi ra khỏi phong trào bởi vì
ông ấy quan tâm tới ma. Sigmund Freud bảo ông ấy, "Vứt điều này đi. Tôi thậm
chí không thể dung thứ được cho những lời này."
Mối quan tâm của ông ấy là vào
điều xảy ra bên kia cái chết, cho nên một cách tự nhiên ông ấy quan tâm tới cái
chết, tới ma, và điều này là lí do cơ bản để ông ấy bị tống ra. Bạn chắc sẽ
nghĩ rằng ông ấy là con người dũng cảm nhưng không phải vậy đâu. Mọi quan tâm của
ông ấy về ma và cái chết và điều xảy ra bên kia cái chết chỉ là về mặt trí tuệ.
Ông ấy muốn tới Ai cập để xem các xác chết cổ được bảo quản như các xác ướp. Mười
hai lần ông ấy đã đặt chỗ và mười hai lần ông ấy huỷ chỗ. Cả đời ông ấy muốn
đi, nhưng khi ngày đi tới, ông trở nên sợ việc thấy xác chết ba nghìn năm, ông ấy
sẽ tìm ra cái cớ nào đó và huỷ vé.
Ông ấy đã tới Ấn Độ; ông ấy tới
các đại học. Ông ấy đã ở đây trong ba tháng và điều đơn giản ngu xuẩn là đi nói
với các nhà phân tâm trong các đại học bởi vì họ đã được dạy ở phương Tây - họ
là con vẹt. Ông ấy đã tới để cố gắng hiểu tâm lí học phương Đông. Nhiều người đã
gợi ý cho ông ấy rằng nếu ông ấy muốn hiểu tâm lí phương Đông thế thì ông ấy đến
sai người rồi; nếu ông ấy muốn hiểu tâm lí phương Đông thế thì có một một người
ở miền Nam, Raman Maharshi. Tới người đó, người thậm chí đã không nghe tới từ
‘tâm lí'.
Ông ấy đã tới Madras và thế rồi
nỗi sợ túm lấy ông ấy bởi vì ông ấy đã nghe nói rằng những người này có quyền
năng thôi miên, mắt họ thôi miên, cử chỉ của họ là thôi miên, và đi tới những
người này là nguy hiểm, họ có thể cải tâm bạn. Bạn sẽ quên mất hoàn toàn bạn đã
tới để làm gì; họ có thể đặt bạn vào con đường mới. Từ Madras, ông ấy đã quay lại.
Chỉ hai giờ nữa là ông ấy sẽ đạt tới Shri Raman Maharshi - một người đơn giản
không có tri thức sách vở, nhưng có việc tự hiểu mênh mông - người đã đạt tới,
người đã về nhà.
Chắc chắn ông ấy có hào quang.
Trong sự hiện diện của ông ấy có từ trường, nhưng nó không làm lạc đường bạn,
nó không dẫn lầm bạn. Đây là cách thức của phương Đông, tìm ra một người đã tìm
thấy bản thân mình và ngồi dưới chân người đó, chỉ trong im lặng. Không cần nói
gì. Im lặng của người đó có thể bắt đầu làm chuyển động trái tim bạn theo nhịp
điệu mới, với âm nhạc mới, điều bạn chưa từng nghe thấy trước đây - hài hoà mới,
đồng bộ mới.
Đầu tiên, điều đó sẽ xảy ra giữa
đệ tử và thầy, và thế rồi nó sẽ bắt đầu xảy ra với cây cối, với dòng sông, với
núi non, với đại dương, với các vì sao, với bản thân sự tồn tại. Thầy chỉ là
cánh cửa. Người Sikhs là đúng khi gọi đền thờ của họ là Gurudwara. Nó đơn giản
nghĩa là ‘thầy là cánh cửa'.
Và khi ông ấy về tới nhà thì mọi
người hỏi tại sao ông ấy đã không gặp người đã thực sự bắt rễ vào phương Đông.
Đi tới các đại học, vốn là sản phẩm phụ của phương Tây, đơn giản chỉ là việc
phí thời gian. Tuy nhiên, ông ấy đã bắt đầu tìm ra những giải thích, những hợp
lí hoá. Và việc hợp lí hoá của ông ấy là, "Tôi đã tránh việc gặp những người
này bởi vì phương Đông có cách thức riêng của nó, phương Tây có cách thức riêng
của nó, và chúng khác nhau, khác đối lập tới mức thật nguy hiểm mà trộn lẫn
chúng."
Đây là an ủi và hợp lí hoá,
nhưng tuyệt đối tinh ranh. Bạn có thể dạy người phương Đông các cách thức
phương Tây. Bản thân ông ấy, trong viện của mình ở Zurich, đã dạy cho người
phương Đông cách thức phương Tây. Điều đó là được, điều đó không quấy rầy ai cả.
Nhưng ông ấy không thể học được từ phương Đông bởi vì điều đó có thể gây rối loạn.
Nếu ông ấy thực sự thành thực, ông ấy nên từ chối người phương Đông không cho
quyền nghiên cứu tại viện của ông ấy. Ông ấy nên bảo họ, "Đây không phải
là cách thức của các ông. Đi tới Shri Raman Maharshi đi. Đừng tới đây."
Nhưng không, nếu mọi người từ
phương Đông tới, điều đó hoàn toàn được để ước định tâm trí họ, để lập trình
tâm trí họ, để nhồi nhét vào tâm trí họ đủ thứ rác rưởi. Nhưng khi ông ấy tới
đây, ông ấy đã né tránh những người có thể giúp cho ông ấy gạt bỏ đi mọi rác rưởi,
người có thể giúp bạn trở nên tuyệt đối im lặng và an bình, trong hài hoà sâu sắc
với sự tồn tại.
Tôi không thấy rằng việc hài
hoà với sự tồn tại lại có thể gây phiễn nhiễu cho bất kì ai. Không một thiền
nhân nào đã từng tự tử, không một thiền nhân nào đã từng phát điên.
Tâm lí học phương Tây không có
gì để dạy cho phương Đông cả. Nó có mọi thứ cần học từ phương Đông, bởi vì nó vẫn
làm việc trong tâm trí. Toàn thể cách tiếp cận của chúng ta là siêu việt lên trên
tâm trí, không bị bận tâm với nó, bỏ lại nó đằng sau. Bạn là lớn hơn nó.
Tâm lí học phương Tây nghĩ tâm
trí là tất cả; nó không phải vậy, nó chỉ là bề mặt thôi. Thực tại bên trong nhất
của bạn ở xa xôi với tâm trí bạn. Nó ở gần với sự tồn tại vũ trụ hơn. Nó ở gần
ngôi sao xa nhất hơn là ở gần tâm trí riêng của bạn. Và khoảnh khắc bạn siêu việt
lên trên tâm trí, tâm trí bắt đầu dừng lại theo cách riêng của nó, bởi vì bạn
không còn cung cấp năng lượng cho nó, bạn không còn cho nó chất nuôi dưỡng. Nó
chết đi theo cái chết tự nhiên của nó. Khoảnh khắc lớn lao nhất trong cuộc sống
là khi tâm trí bạn bị siêu việt qua, khi bạn biết bản thân mình, rằng bạn còn
nhiều hơn tâm trí mình - thế thì lo âu, đau khổ, vô nghĩa, tất cả đều biến mất.
Tôi không phải là nhà tâm lí.
Các nhà tâm lí cần học nhiều và họ có thể học chỉ nếu họ hiểu rằng có cái gì đó
còn nhiều hơn tâm lí trong con người - rằng người đó có linh hồn.
Và tôi không phải là triết gia
nữa. Một trong những điều không may nhất là khái niệm phương Đông về darshan đã
bị dịch sang tiếng Anh thành triết lí. Ngay cả những người như Tiến sĩ
Radhakrishnan... nhưng đây tất cả đều là các giáo sư, họ không phải là nhà huyền
môn. Họ đã đồng ý với việc dịch này - tôi không đồng ý. Bởi vì triết lí có
nghĩa là ‘suy nghĩ về chân lí’, và một điều không thể có được trong thế giới
này là suy nghĩ về chân lí. Điều đó giống như người mù nghĩ về ánh sáng. Người
đó sẽ nghĩ thế nào? Và bất kì điều gì người đó nghĩ, thậm chí sẽ không lại gần
với kinh nghiệm về ánh sáng. Ánh sáng hoặc có thể được thấy hoặc không được thấy,
nhưng bạn không thể nghĩ về nó được.
Bạn không thể nghĩ về tình yêu
được. Hoặc là bạn có thể yêu, hoặc bạn không thể yêu, nhưng bạn không thể nghĩ
về nó được.
Tôi không phải là triết gia,
tôi là nhà huyền môn. Tôi không nghĩ về chân lí, tôi đã thấy nó. Và điều kì lạ
nhất về chân lí là ở chỗ việc thấy nó là phải là nó. Bạn không thể thấy nó như
một đối thể, bạn chỉ có thế thấy nó như bản thân bạn. Khoảnh khắc bạn kinh nghiệm
bản thân mình - khi người quan sát và vật được quan sát là một, khi người thấy
và cái thấy là một, khi cái được kinh nghiệm và người kinh nghiệm là một - chân
lí hiển lộ.
Triết lí phương Tây đã là kinh
nghiệm lâu dài nhất về vô tích sự. Không một triết gia phương Tây nào - Plato,
Aristotle, Bacon, Kant, Hegel, Russell - không một triết gia phương Tây nào đã
từng có một thoáng nhìn.
Toàn thể câu chuyện của họ được
viết trong Panchtantra đã năm nghìn tuổi rồi. Trong một làng, một con voi lần đầu
tiên tới và làng có năm người mù. Họ rất kích động, còn bị kích động hơn những
người có mắt, cũng là tự nhiên, bởi vì những người có mắt có thể thấy, thế rồi
kích động qua đi. Năm người mù này bị kích động thế để tìm ra cái gì đã tới.
Họ chạm vào con voi, ai đó chạm
vào chân và nói, "Trời! Voi không là gì ngoài cây cột."
Và ai đó chạm vào tai voi và
nói, "Anh ngốc! Anh phải chạm vào cột nào đó rồi. Voi không phải là cột
nhà, nó giống như cái quạt lớn dùng cho vua," vân vân và vân vân. Năm người
cãi nhau, và một người có mắt quan sát thấy và cười to.
Toàn thể triết học phương Tây
được viết ra trong câu chuyện đó. Tất cả những người mù này đều sờ và đi tới kết
luận và cãi nhau với người khác. Và triết lí phương Tây không là gì khác ngoài
biện luận - không phải là việc nhận ra. Do đó các triết gia phương Tây sẽ vẫn
còn là người thường. Ông ta sẽ có các ý niệm lớn lao, ông ta sẽ làm ra các hệ
thống lớn, nhưng cá tính riêng của ông ta, tính cá nhân riêng của ông ta, sẽ vẫn
còn rất bình thường. Ông ta không thể nào trở thành một Phật Gautam, ông ta
không thể nào trở thành một Lão Tử, ông ta không thể nào trở thành một Trang Tử,
bởi vì họ không phải là các triết gia; những người này là những người đã cố gắng
để nhìn vào bên trong, để đạt tới chính trung tâm của bản thể của mình.
Và trung tâm của bản thể của
tôi cũng là trung tâm của mọi người, nó là trung tâm của toàn thể sự tồn tại.
Do đó nếu tôi có thể biết bản thân tôi, tôi đã biết được tất cả.
Tôi không muốn bị phân loại
thành triết gia. Không phải là suy nghĩ của tôi về chân lí mà tôi chia sẻ với mọi
người của tôi đâu, nó là kinh nghiệm của tôi mà tôi đang chia sẻ đấy. Nó không
phải là ý niệm của tôi - nó là hương vị của tôi, nó là nhịp đập trái tim của
tôi. Nếu bạn muốn gọi tôi là cái gì thì bạn có thể gọi tôi là nhà huyền môn,
nhưng xin bỏ cái từ xấu xí người thượng đế kia đi.
Câu hỏi:
Không giống như các bậc thầy tâm linh của
quá khứ, những người dứt khoát trong lời nói của mình và hiếm khi cười, thầy
bao giờ cũng thể hiện một cảm giác khôi hài lớn. Xin thầy bình luận. Và xin thầy
kể cho tôi chuyện đùa thầy ưa thích!
Cảm giác khôi hài là đóng góp
cơ bản của tôi cho tính tôn giáo. Tất cả những người tôn giáo đều đã buồn rầu
và trịnh trọng và ốm yếu. Bạn không thể sống với họ được. Đó là lí do tại sao mọi
người đơn giản tới chạm chân họ rồi chạy mất, bởi vì họ chán thế. Chỉ ngồi bên
họ một chút thôi, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy chán theo.
Tôi bao giờ cũng nghĩ rằng nếu
có cõi trời nơi các thánh nhân và hiền giả và mahatmas tất cả đã tới, thế thì
tôi không muốn tới đó đâu, bởi vì đấy sẽ là chỗ buồn nhất trong toàn thể sự tồn
tại. Và mọi người sẽ cố gắng buồn hơn người khác.
Cảm giác khôi hài là cái gì đó
đặc biệt nhân bản. Trâu không cười, chúng tất cả đều là các thánh. Lừa không kể
chuyện đùa, chúng tất cả đều là các mahatmas. Trong các kiếp sống quá khứ chúng
đã là các thánh nhân và mahatmas. Đó là lí do tại sao chúng đã đã đạt tới địa vị
lớn vậy.
Đây là những người sẽ đi lên
cõi trời. Nếu sau cái chết bạn được hỏi về nơi mình muốn tới, xin nhớ nói,
"Bất kì chỗ nào ông đem tôi đi, cứ đem đi - nhưng tôi không muốn tới nơi
các thánh nhân tới!" Ngay cả địa ngục sẽ tốt hơn. Bạn sẽ tìm thấy những
người tốt hơn, đẹp hơn, lí thú hơn.
Bây giờ đến chuyện đùa. Và bởi
vì nó được nhà báo yêu cầu nên nó sẽ là về ba nhà báo. Cả ba người này đều đã về
hưu: một người tám mươi, người kia tám nhăm và người thứ ba chín mươi. Thói
quen thông thường của họ là đi dạo buổi tối, ngồi trong công viên và thảo luận
về những ngày xưa vàng son.
Một hôm chuyện xảy ra là nhà
báo thứ nhất, người tám mươi tuổi, nói,"Tôi cảm thấy xấu hổ quá, chuyện thật
đau lòng. Nó giống như một vết thương vậy." Hai người kia nói, "Chuyện
gì vậy? Ai làm ông đau lòng?" Ông ta nói, "Không ai làm tôi đau lòng
cả. Tôi vừa mới bị bắt quả tang."
Hai người kia nói, "Ông lại
làm bí ẩn về nó rồi. Cứ đơn giản kể cho chúng tôi toàn thể mọi sự đi! Chuyện gì
xảy ra?" Ông ta nói, "Tôi bị mẹ tôi bắt quả tang." Họ nói,
"Về cái gì?"
Ông ta nói, "Bây giờ nói
điều ấy thế nào nhỉ? Tôi đã nhòm qua lỗ khoá khi một người đàn bà đẹp đang tắm
và mẹ tôi đã bắt được tôi. Tôi thấy xấu hổ quá."
Hai ông bạn già kia cười phá
lên. Một người nói, "Này con, đừng có làm phiền phức lên, chuyện ấy xảy ra
cho mọi người. Trong thời trẻ con, ai mà không nhìn qua lỗ khoá, nhìn vào buồng
tắm, và còn cái gì khác để làm đâu? Lỗ khoá làm ra là để dành cho việc đó. Đàn
bà đẹp được làm ra cho việc đó. Đừng thấy xấu hổ - chúng ta tất cả đều bị bắt
nhưng điều đó không có nghĩa là..."
Người này nói, "Các ông
không hiểu gì cả. Các ông cứ nói với tôi, "Đừng cảm thấy xấu hổ, đừng cảm
thấy xấu hổ." Vấn đề không phải là thời trẻ con nữa! Nó xảy ra hôm
nay!" Thế là có im lặng. Điều này thành quá thể, nếu nó xảy ra hôm nay.
Người thứ hai nói, "Ừ,
chúng tôi có thể hiểu được. Tôi sẽ kể cho các ông câu chuyện của tôi, sẽ đem lại
cho các ông sự an ủi. Bây giờ là ngày thứ ba tôi đã không làm tình với vợ. Bà ấy
chuyên chê bai đến mức bất kì khi nào tôi định nói yêu thì bà ấy ngay lập tức
quay sang phía bên kia và nói, 'Tôi nhức đầu, đủ rồi. Bây giờ không thêm nữa.'"
Bây giờ hai người kia cùng cười.
Người thứ ba, người già nhất, nói, "Các ông có biết yêu của ông ấy không?
Trước hết ông nói xem ông ngụ ý yêu là gì!"
Ông ta nói, "Đấy là quá
trình rất đơn giản. Mọi đêm tôi cầm tay bà ấy trong tay tôi rồi bóp ba lần. Thế
rồi tôi ngủ say và ngáy. Nhưng trong ba ngày cái bà hay chê bai ấy lại không
cho tôi làm tình. Tôi có thể hiểu các ông cảm thấy xấu hổ, đau lòng. Tôi cảm thấy
đau lòng. Ngay vợ riêng của tôi, vào độ tuổi này, cũng phản bội tôi!"
Người thứ ba nói, "Điều xảy
ra cho tôi sẽ làm cho các ông quên ngay tất cả mọi rắc rối của mình. Sáng nay
khi tôi bắt đầu dàn xếp để làm tình với vợ tôi thì bà ấy nói, 'Ông làm gì đấy?'
"Tôi nói, 'Tôi làm gì à?
Tôi chỉ làm điều đáng phải làm. Tôi định làm tình.'
"Vợ tôi nói, 'Ông ngu lắm!
Đây là lần thứ tư trong đêm rồi! Ông không ngủ mà ông cũng không để tôi ngủ!
Yêu, yêu, yêu... không có giới hạn nào cho nó cả.'
"Tôi nói, 'Trời, điều đó
có nghĩa là trí nhớ của tôi mất rồi. Tôi đã hoàn toàn quên mất rằng tôi đã làm
tình ba lần.'
"Và các ông đang nói về rắc
rối của các ông. Nghĩ tới rắc rối của tôi đây này, trí nhớ của tôi mất rồi. Ít
nhất điều tốt là tôi vẫn có thể phân biệt được ngày và đêm."
Cho nên mọi người đều có vấn đề
của mình.
Nhìn vào vấn đề với khôi hài là
tính người. Ngoại trừ con người, không con vật nào có thể cười. Và các tôn giáo
của bạn đã ngăn cản bạn không cho cười.
Trong các trường học họ dạy về
ba R; tôi dạy về ba L... Life, Love, Laughter - Cuộc sống, Tình yêu, Tiếng cười.