Bản kinh cuối cùng - Chương 16

Bản kinh cuối cùng - Chương 16

Price:

Read more


 Osho: Vậy nên tôi nên đề cập tới Shree Pritish, điều đó sẽ tốt hơn.
VEDANT: Osho ơi, trong khung cảnh cuộc tổng tuyển cử sắp tới, biên tập viên của phần minh hoạ theo tuần, ông Pritish Nandy đã yêu cầu về quan điểm của thầy trên nhiều vấn đề mà Ấn Độ phải đương đầu hôm nay. Câu hỏi thứ nhất: Quan điểm của thầy về chính sách giáo dục của Ấn Độ là gì?
Osho: Vedant, hệ thống giáo dục của Ấn Độ do đế quốc Anh tạo ra để sản sinh ra nhiều thư kí hơn, nhiều người phục vụ hơn. Cho nên nước Anh vẫn còn tách rời, và ở giữa hệ thống giáo dục này đã tạo ra bức tường chống lại quần chúng Ấn Độ. Cho nên điều đầu tiên là ở chỗ hệ thống giáo dục đó xem như một toàn thể không nên tạo ra các thư kí và người chủ. Mục đích của nó nên là tạo ra các hoạ sĩ, nhà thơ, nhà điêu khắc. Tôi không nói rằng toàn thể hệ thống này nên bị vứt đi, bởi vì vài thư kí sẽ được cần tới.
Chúng ta phải lựa ra cái gì tạo nên thái độ "đầy tớ". Đấy là việc vâng lời. Bạn càng vâng lời, càng nô lệ hơn. Toàn thể hệ thống đã được tạo ra để sản sinh ra nhiều nô lệ hơn, đó là nhu cầu của đế quốc Anh. Chúng ta phải thay đổi toàn thể chiều hướng từ việc tạo ra nô lệ sang việc tạo ra các cá nhân, tự do và lòng tự hào.
Điều thứ hai... Một nửa thời gian đào tạo nên dành cho tay nghề, bởi vì lịch sử không tác dụng gì cho cuộc sống của bạn, địa lí cũng không tác dụng. Những môn này nên là môn tuỳ chọn. Chúng ta nên tạo ra nhiều nghệ nhân hơn, nhiều thợ mộc hơn, nhiều người làm vườn hơn. Nói tóm lại, chúng ta sẽ giữ cái cần để là con người độc lập, và việc vâng lời nên hoàn toàn bị xoá sạch. Ngay từ ban đầu đứa trẻ nên được hỗ trợ cho tính cá nhân của nó và lòng tự hào của nó là một con người, chính là tâm thức lớn lao nhất mà tiến hoá đã đem lại cho chúng ta.
Điều này sẽ giảm bớt vấn đề thất nghiệp. Thực ra không ai muốn được làm việc trong một hệ thống mà người đó là không cần thiết. Người đó ở bên trong bao giờ cũng bất an. Người nông dân, người làm vườn, người thợ mộc có bản thể nguyên thuỷ riêng của họ không bị can nhiễu bởi chính phủ hay tôn giáo hay các hệ thống tư tưởng cổ lỗ và mục ruỗng nào.
Và biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua từ khi tự do tới Ấn Độ, nhưng nó là tự do rất nghèo nàn. Nó đã không đem lại ánh sáng và ngọn lửa của tự do cho từng cá nhân. Cá nhân quan trọng hơn xã hội. Chúng ta không thể hi sinh cá nhân cho việc phục vụ xã hội. Điều đó sẽ đem lại bầu không khí hoàn toàn mới.
Nhưng hệ thống giáo dục của chúng ta dựa trên sự vâng lời. Họ có thể trở thành lính, họ có thể trở thành cảnh sát, họ có thể trở thành thư kí, họ có thể trở thành một phần của bất kì hệ thống nào mà họ chỉ là con số. Khi người lính chết, trên bảng của trại lính không công bố ai đã chết, số chín đã chết. Điều đó không làm tổn thương chúng ta. Nhưng nếu tên được viết ra... Bởi vì số chín không có vợ, không con, không khao khát được độc lập; nó là một thứ chết. Nó chỉ là một hiện tượng nhân tạo. Nếu con số bị loại bỏ và tên được thay vào, nhiều lính nữa sẽ nghĩ hai lần khi tham dự vào trận chiến ngu xuẩn này. "Vợ mình đang đợi, mẹ mình đang già dần. Bố mình cần mình vào thời điểm này. Con mình đang lớn và mình phải chăm sóc chúng. Và mình làm gì ở đây? Chỉ theo các mệnh lệnh. Bên trái quay, mình quay trái. Bên phải quay, mình quay phải. Và người ở phía bên kia cũng làm hệt như vậy. Anh ta đã không làm hại mình, mình không làm hại anh ta. Chúng ta thậm chí còn chưa quen biết nhau, mà chúng ta lại sẵn sàng giết lẫn nhau." Cho nên với việc thay đổi hệ thống giáo dục, bùng nổ tự do lớn sẽ tới.
Mọi người cần được cần tới. Đó là khao khát lớn nhất của họ. Nếu họ không được cần tới và bất kì ai cũng có thể thay thế cho họ, họ chỉ là món hàng. Họ không là người bố, họ không là người chồng; họ không yêu ai cả. Cho nên tất cả những cái đó là không cần phải dạy và phí thời gian, nên là tuỳ chọn. Nếu không thư viện tồn tại để làm gì? Mọi người nên đi - nếu họ có mối quan tâm tới địa lí và lịch sử, họ nhìn vào thư viện. Nhưng nhiều điều cơ bản hơn... Và bất kì khi nào bạn tạo ra cái gì đó, khi bụi hồng của bạn đem tới hoa hồng đẹp, bạn có hạnh phúc nào đó mà huỷ diệt không thể có được.
Cho nên giáo dục nên được phân chia ra. Một phần chúng ta chắc chắn cần tới, nhưng điều đó nữa cũng sẽ không là nô lệ. Nhưng phần lớn nên được làm thành có tính sáng tạo, người đó không nên phụ thuộc vào bất kì ai. Học sinh nên được hỗ trợ trong việc tạo ra công xã, không phải xưởng máy được sở hữu bởi cá nhân. Công xã sở hữu mọi thứ và công xã cung cấp cho nhu cầu của mọi người. Đây là khái niệm của tôi về chủ nghĩa xã hội đích thực.
VEDANT: Vì thầy nhắc tới chủ nghĩa xã hội, tôi có một câu hỏi. Liệu chủ nghĩa xã hội có trụ được không, và liệu chủ nghĩa xã hội có liên quan tới Ấn Độ không?
Osho: Chỉ chủ nghĩa xã hội mới liên quan tới Ấn Độ, và nó trụ được. Sau bẩy mươi năm cách mạng cộng sản ở Nga, bây giờ họ đi tới ý thức rằng họ đã tạo ra nhà tù. Và điều Gorbachev đang làm là đưa vào chủ nghĩa xã hội, không phải chủ nghĩa cộng sản. Khác biệt là ở chỗ mọi người nên tận hưởng cuộc sống, yêu cuộc sống, được tự do đi sang các nước khác - không cần tới thị thực và hộ chiếu. Toàn thể trái đất này là của chúng ta, không ai là người lạ.
Người giầu nhất, người ở Nhật Bản, người có hai mươi sáu tỉ đô la... Bạn định làm gì với hai mươi sáu triệu đô la này... tỉ đô la này? Ngay cả nước Mĩ cũng xấu hổ, bởi vì người giầu nhất Mĩ chỉ có bốn tỉ đô la. Nhấn mạnh không nên vào tiền bạc. Nhấn mạnh nên vào mạnh khoẻ, tình yêu, sáng tạo, cảm giác về giao cảm, phá bỏ mọi phân biệt giữa da trắng và da đen, giữa giầu và nghèo, giữa người Hindu và người Ki tô giáo.
Chủ nghĩa xã hội không phải là tôn giáo; nó là cuộc cách mạng trong mọi hình mẫu sống của chúng ta. Đứa trẻ được sinh ra không mang nhãn rằng nó là người Hindu. Hai mươi mốt năm nên bị bỏ lại vì bạn quan niệm đứa trẻ bây giờ là người lớn. Nếu để bầu cử bạn cần ít nhất hai mươi mốt tuổi, làm sao bạn có thể làm cho ai đó thành người Hindu hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo? Bạn đang khai thác những người rất hồn nhiên. Và tôn giáo nên được bản thân cá nhân tìm kiếm. Và trong một công xã mọi loại người tôn giáo đều được chấp nhận. Đó là chuyện riêng tư, đó không phải là công việc của bất kì nhà thờ nào để mà chi phối.
Chủ nghĩa xã hội cũng sẽ nhìn vào hiện tượng là Ấn Độ, một trong những nước nghèo nhất, có lực lượng quân sự lớn nhất. Họ chỉ ngồi đấy. Họ có mọi thứ, cái tốt nhất bạn tạo ra. Những người còn lại nhận thức ăn thừa. Và không có nhu cầu về một quân đội lớn thế. Và trong một thế giới có vũ khí hạt nhân, nơi nghi ngờ có đó rằng các tia chết đã được làm hoàn hảo, không bom, chỉ các tia chết mà bạn sẽ không cảm thấy gì và bạn rơi vào cái chết...
Cho nên mọi cấu trúc huỷ diệt - quân đội, hải quân hay không quân - nên được đặt vào việc phục vụ mọi người. Không có nhu cầu. Các thế hệ đi sau sẽ nghĩ rằng con người đã phát điên - chỉ đánh nhau. Cuộc sống không dành cho việc đánh nhau; nó là để ca hát và nhảy múa và tận hưởng.
Chủ nghĩa xã hội là tự do với mọi xiềng xích – tôn giáo, văn hoá. Bất kì cái gì xiềng xích cá nhân vào sự phụ thuộc, và coi vâng lời là phẩm chất cao nhất, đều là kẻ thù của nhân loại. Adam bị đuổi khỏi thiên đường chỉ bởi vì anh ta đã không vâng lời Thượng đế, và sự việc đơn giản đó hàm chứa cơ sở của mọi tôn giáo.
Chủ nghĩa xã hội là việc hoá giải sự huấn luyện, việc tháo gỡ chương trình, và đem lại tiềm năng tự nhiên của cá nhân. Điều đó đích xác là ý nghĩa của giáo dục. Nó không đặt tri thức vay mượn và áp đặt vào kí ức; nó là lấy ra mọi tri thức vay mượn để cho cá nhân có thể thấy tiềm năng riêng của mình. Và không ai có thể hạnh phúc được chừng nào người đó còn chưa tìm ra tiềm năng của mình và niềm vui lớn lao nảy sinh trong người đó.
Không cần giết người như chủ nghĩa cộng sản đã làm. Một triệu người đã bị giết. Và kì lạ... Với những người này cách mạng đem lại thiên đường. Không có nhu cầu. Chỉ cần loại bỏ đi nền tảng. Mọi thứ đều mang tính xã hội và không ai có thể mang tính sở hữu.
Tôi chấp nhận bình đẳng theo nhiều nghĩa khác nhau. Mọi người đã dạy bình đẳng theo cách ngu xuẩn: rằng mọi người nên bằng nhau. Ai đó cao, và ai đó thấp, cho nên chặt đầu hay chặt chân. Đây không phải là bình đẳng.
Bình đẳng nghĩa là cơ hội như nhau để đem tiềm năng của bạn ra đóng góp cho cuộc sống, cho thế giới, và cho bản thân bạn, vui vẻ. Và khi vũ khí hạt nhân đã đi vào sự tồn tại, chiến tranh đã trở thành lỗi thời. Nó sẽ là tự tử, tự tử toàn cầu.
Cho nên đây là lúc phá huỷ đi mọi rào chắn và tuyên bố tình bằng hữu của toàn trái đất. Và chúng ta tất cả sẽ chia sẻ cơ hội bình đẳng để làm bất kì điều gì chúng ta muốn làm. Nói tóm lại, chủ nghĩa xã hội là cơ hội bình đẳng - không phải con người bình đẳng - cơ hội bình đẳng để trưởng thành, để sáng tạo, để yêu, không có tù túng nào.
Hôn nhân là tù túng. Hai người có thể yêu và sống cùng nhau, và ngày họ thấy họ không thể sống cùng nhau nữa, với lòng biết ơn hướng tới nhau vì tất cả những ngày tươi đẹp đã qua, họ sẽ nói lời tạm biệt. Và con cái trong công xã, không thuộc về người bố hay người mẹ; chúng sẽ thuộc về công xã. Cho nên đấy không phải là vấn đề. Chúng sẽ sống trong kí túc xá của công xã. Chúng có thể gặp bố và mẹ chúng vào ngày nghỉ, hay bố và mẹ chúng có thể gặp chúng.
Mọi sự phức tạp thế. Con trai tới tiếp xúc với người đàn bà là mẹ nó, con gái bị hấp dẫn về sinh học đi tới người bố. Và điều này là không thể được. Bố không thể trở thành chồng của con gái, mẹ không thể trở thành vợ của con trai. Nhưng những ấn tượng này trong tâm trí...
Họ tìm kiếm cả đời, nếu người đàn bà nào đó tương tự - có thể tương tự một phần với người mẹ - đứa con trai nghĩ mình rơi vào tình yêu. Anh ta không rơi vào tình yêu; anh ta chỉ rơi vào hình bóng của cái mũi, hay mầu mắt, hay mái tóc. Nhưng bao lâu điều đó sẽ... Trong vòng vài ngày nó kết thúc. Hôn nhân chấm dứt với tuần trăng mật thế rồi chỉ còn là gánh nặng phải đeo đẳng.
Cho nên không cần cho bất kì ai can thiệp vào tính riêng tư cá nhân. Mãi cho tới giờ điều này đã là khó khăn bởi vì con cái - phải làm gì với con cái. Nhưng khái niệm của tôi về công xã là ở chỗ tất cả trẻ con đều đến nhà công xã và tiếp xúc với nhiều cô giáo, với nhiều thầy giáo, cho nên tiếp xúc của chúng là rộng lớn. Và chỉ những người này mới có thể yêu được. Họ không rơi vào tình yêu vì mái tóc, và họ không mang sự ấn định của người bố.
Tôi nói rằng mọi sự là phức tạp, can nhiễu thế với mọi thứ khác. Hình ảnh người bố phá huỷ người đàn ông, và hình ảnh người bố tạo ra thượng đế. Và thượng đế là hư cấu. Cho nên người đó khổ, bao giờ cũng khổ. Chủ nghĩa xã hội có thể phá huỷ khổ này. Không có nhu cầu về các thành phố lớn, các toà nhà vươn cao; chúng đơn giản là những nhà tù. Mọi người nên đi vào những công xã nhỏ nơi mọi người đều quen với những người khác, và tới gần tự nhiên hơn, tiết kiệm môi trường sinh thái mà những toà nhà vươn cao này đang phá huỷ.
Không có nhu cầu, bởi vì chúng ta đang tự tử bằng việc phá huỷ môi trường sinh thái. Khi Ấn Độ trở nên độc lập nó có ba mươi ba triệu cây. Còn bây giờ nó chỉ có mười một triệu cây, bởi vì những điều không cần thiết... Và với tiến bộ khoa học mọi sự có thể lấy bước nhảy lượng tử vô cùng. Chẳng hạn, ti vi có thể được dùng trong mọi trường phổ thông, cao đẳng, đại học, để dạy học. Và khi bạn thấy thì dễ nhớ hơn là khi bạn đọc nó. Việc đọc chỉ là từ trên giấy, thấy là thực tại. Và nhiều điều hơn có thể được biểu thị cho họ qua ti vi. Ngay bây giờ ti vi đang giết chết họ.
Ba mươi ba triệu người ở Mĩ đang trong bệnh viện. Họ không có bệnh gì. Ti vi là bệnh của họ. Trung bình người Mĩ xem ti vi bảy giờ rưỡi. Và ti vi ở trong tay của các tập đoàn lớn, cho nên mọi điều họ đều làm - họ tuyên truyền mọi thứ bằng đàn bà đẹp, và lặp lại liên tục hàng ngày rằng "Bơ này là tốt nhất."
Bây giờ ở Mĩ họ đã làm hiệp hội khoai tây, bởi vì họ thậm chí không muốn nỗ lực đi xuống bếp, bởi vì vào lúc đó cái gì đó sẽ bị lỡ trên ti vi. Cho nên họ chỉ điện thoại một số và nói điều họ cần, và từ khách sạn mọi thứ được đem tới. Họ ăn và xem. Cho nên những củ khoai tây này có các số để phục vụ họ về bất kì cái gì ngay tại ghế của họ nơi họ đang làm... Họ nghĩ rằng cái gì đó lớn lao đang xảy ra. Một mặt các công ti sở hữu ti vi là sai, và mặt khác, chính phủ sở hữu truyền thanh và truyền hình thậm chí còn sai hơn. Bởi vì chính phủ - dù đảng nào đương quyền - cũng sẽ áp đặt các ý niệm cho người dân.
Truyền hình nên trong tay của công xã. Và không có nhu cầu về truyền hình từ sáu giờ sáng cho tới tận mười hai giờ đêm. Ba giờ là đủ. Và các đại học có thể có phòng truyền hình riêng của mình để dạy sinh viên. Thực ra, thầy giáo có thể trở thành thao tác viên. Cách hoạ sĩ vẽ - và bạn có thể thấy Picasso vẽ. Điều tốt nhất có thể được thấy dường như bạn là đương đại với Phật Gautam.
Điều này sẽ đem tới cuộc cách mạng lớn, bằng không mọi công ti truyền hình đều đang khai thác mọi người. Hay trong một nước như Ấn Độ, chính phủ đang nắm giữ truyền hình, truyền thanh, mọi thứ. Họ đang tạo ra cảnh nô lệ. (Hết mặt A, Băng 1)
VEDANT: Vai trò của doordarshan nên là gì đối với truyền hình. Và xin thầy hãy nói đôi điều về tự do với báo chí?
Osho: Tự do với mọi phương tiện thông tin - dù đó là truyền hình, truyền thanh hay báo chí - không nên trong tay những người cai quản chúng để kiếm tiền. Và chúng không nên trong tay của chính phủ. Và như vậy thì nhiều báo chí là không cần thiết. Và những báo chí này đang phá huỷ cây cối. Mọi ngày hàng triệu cây cần có để tạo ra báo chí. Điều đó đơn giản không lành mạnh. Cây phải mất hàng trăm năm để trưởng thành, còn báo chí trở nên vô dụng trong vài phút.
Cho nên báo chí nên được giới hạn - không phải tự do của họ - bởi vì họ tất cả đều đưa tin như nhau. Cho nên mọi nước đều có thể có một số báo hạn chế, và người chủ sẽ không là cá nhân nào; công xã sẽ là người chủ. Và không rác rưởi nào cứ chất lên tâm trí mọi người... nên cắt bỏ đi. Chỉ cái gì là bản chất, và mọi người phải biết - thế là đủ. Có hàng trăm phát minh khoa học. Các chính phủ đã cho họ bản quyền và giữ chúng không cho mọi người biết, bởi vì nhiều nhà tư bản sẽ sợ hãi.
Tôi biết một nhà khoa học đã làm việc trong hai mươi năm ở Hiroshima. Anh ta tới đây một lần, và thế rồi anh ta trở thành sannyasin. Và kinh nghiệm của anh ta là ở chỗ với một lượng nào đó, phóng xạ có thể phá huỷ mọi bệnh tật, và con người có thể vẫn còn hạnh phúc. Nhưng điều đó sẽ có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng tới những người đang làm ra thuốc, các bác sĩ đang chữa bệnh. Cho nên do đó (?) Và họ là những người đóng góp cho các đảng trong bầu cử. Cho nên cuối cùng chính chính phủ đang che giấu. Và chúng ta không biết cách nhiều phát minh đang nằm trong các cơ quan chính phủ.
Một nhà khoa học Nhật Bản, cũng đã từng ở đây, đã làm cho dầu vận hành bốn lần tốt hơn. Nhưng không ai cho phép người đó. Bới vì nếu dầu chạy bốn lần tốt hơn, thế thì người chủ xăng dầu, đã trở nên vĩ đại chỉ bởi việc kiểm soát xăng dầu, quyền lực và uy tín của họ sẽ bị sụt xuống.
Tại Nhật Bản họ đã phát minh ra đường tầu có thể chạy bốn trăm dặm trong chốc lát. Nước Nhật Bản không có nhiều đất, nó có thể chỉ có hai ga: ga đầu và ga cuối. Và với tốc độ đó tầu hoả không cần đường ray, nó nâng lên cao trên một mét và bạn sẽ cảm thấy giống hệt như bạn trên máy bay. Nhưng đường sắt này, nếu thế giới là một, chỉ thế mới áp dụng được. Ngay bây giờ, biết bao nhiêu đầu tư của các chính phủ, hay của các công ti khổng lồ vào đường tầu hoả sẽ bị phá huỷ.
Cho nên công chúng và mối quan tâm của họ không nằm trong mắt của các chính khách. Họ không nghĩ tới nhân loại, họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của họ - làm sao leo lên cao hơn nữa và trở nên quyền thế nhiều hơn. Và họ có thể trở thành quyền thế hơn chỉ nếu người giầu cứ đóng góp cho họ. Nếu người giầu bắt đầu tan biến với những phát minh mới, đảng được họ hỗ trợ sẽ mất quyền lực. Những phức tạp này làm cho toàn thể cuộc sống của con người thành khổ.
Tại Liên Xô từ ba mươi năm trước đây họ đã tìm ra kĩ thuật chụp ảnh kirlian. Nhưng tiềm năng bao la của nó đã không được dùng tới - thậm chí không dùng ở Liên Xô - trên qui mô nhỏ, bởi vì nó có thể cho bạn biết trước sáu tháng loại bệnh tật gì đang phát triển trong bạn. Bạn có thể không cảm thấy nó. Ảnh chụp chỉ ra được bởi vì chúng ta chứa điện nào đó, và điện đó tạo ra hào quang.
Người mạnh khoẻ có hào quang lớn hơn, người ốm có hào quang rất nhỏ, hào quang của người sắp chết biến mất. Cho nên nếu bạn sắp bị bệnh ở phần nào đó của thân thể, nó sẽ mất hào quang. Điều đó có thể được bạn biết tới khi bệnh đã xảy ra. Không nước nào dùng kĩ thuật chụp ảnh kirlian. Các bệnh viện nên dùng nó, nhưng các bác sĩ sợ. Điều đó nghĩa là không người nào ốm, không người bệnh nào sẽ tới bệnh viện. Có thời ở Trung Quốc, dưới ảnh hưởng của một con người vĩ đại, Khổng Tử, một ý niệm kì lạ đã được chấp nhận, và đó là bác sĩ nên được trả công cho mạnh khoẻ, chứ không phải cho việc chữa trị, mà cho việc phòng ngừa.
Và chính phủ là vì nhân dân, điều đó không nên chỉ là khẩu hiệu. Chính phủ nên trả tiền cho người đều đặn hàng tháng đi kiểm tra, và nếu bệnh tật nào sắp xuất hiện trong sáu tháng nữa, có thể được ngăn ngừa ngay từ giờ. Người này có thể sống toàn thể cuộc sống của mình mà không bệnh tật gì. Và nếu một người có thể sống một trăm năm không bệnh tật gì, tính toán của các nhà khoa học là ở chỗ khả năng đó trở nên nhiều hơn. Ba trăm năm là rất dễ có khả năng, và người đó sẽ vẫn còn trẻ, người đó sẽ không trở nên già.
Thậm chí ngày nay, một phần của Kashmir mà Pakistan đã chiếm, mọi người sống một trăm tuổi, một trăm hai mươi tuổi, không có vấn đề gì. Người nghèo thôi. Và tại Liên Xô, một phần ở Caucasus, những người được thấy đang làm việc trên đồng ruộng như thanh niên, và tuổi của họ là một trăm tám mươi. Nhưng không ai quan tâm tới việc đòi hỏi về thức ăn, họ ăn gì, loại khí hậu nào họ sống. Và điều đó có thể trở thành phổ quát. Không cần biết bao nhiêu bệnh viện và bao nhiêu thuốc men. Nhưng những quyền lợi được đầu tư này của hàng triệu bác sĩ trên khắp thế giới, các đại học y, sẽ mất đi sự lớn lao của nó.
VEDANT: Cái gì theo cách nhìn của thầy nên là chính sách tài chính của chính phủ? Xin thầy nói đôi điều về doanh nghiệp công so với doanh nghiệp tư?
Osho: Tôi sẽ không ủng hộ cho doanh nghiệp chính phủ, bởi vì điều đó làm cho chính phủ mạnh hơn mọi người. Và tôi sẽ không hỗ trợ cho doanh nghiệp cá nhân, bởi vì điều đó tạo ra vài người rất giầu và hàng triệu người rất nghèo.
Gợi ý của tôi là mọi thứ nên là doanh nghiệp công xã. Họ không thể bóc lột được bởi vì họ sẽ bóc lột ai? Bản thân họ sao? Và đó là điều chủ nghĩa xã hội là gì: doanh nghiệp công xã.
Một sự kiện đơn giản, nhưng cả chính phủ không sẵn lòng để quyền lực bị phi tập trung khỏi chính phủ liên bang, và dĩ nhiên các cá nhân vốn là chủ sở hữu lớn cũng không muốn... Đấy là một âm mưu, có lẽ không được biết. Dường như là hàng triệu người đang chết đói không thành vấn đề gì cả, chỉ mười người đó, những người giầu nhất là vấn đề thôi. Và họ cho chính phủ nắm nhiều bằng cấp phép hơn và hỗ trợ cho đảng phái.
Mọi quyền lực đều nên được phi tập trung. Chính phủ trung ương nên chỉ là người điều phối. Các bang trong chính phủ nên có quyền thực, chứ không phải chính phủ trung ương. Nhưng không chính phủ liên bang nào sẽ chin muồi... đồng ý với điều đó, bởi vì họ mất mọi thứ.
Không ai quan tâm tới phúc lạc con người, an bình của con người. Mọi người đều quan tâm tới bạn thu được bao nhiêu tiền. Và thế thì tiền thu được theo cách đúng hay sai không thành vấn đề. Nếu bạn ủng hộ cho một đảng, người trong đảng, thế thì bạn có thể cứ thu thập tiền qua các cách thức sai.
Bè đảng mafia ma tuý có nhiều tiền hơn bất kì ai khác. Mọi chính phủ đều sợ họ, cho nên họ bắt người nghèo, người đã trở nên nghiện ma tuý. Nhưng đấy là nhóm rộng lớn trên thế giới. Họ vẫn còn có danh tiếng ở chỗ cao. Họ không bị quở trách, bởi vì nếu bạn trách họ, sự ủng họ của họ cho chính phủ sẽ dừng lại.
Cho nên vấn đề không chỉ phức tạp mà rất phức tạp. Chính phủ bắt giữ người nghiện và buộc họ vào tù, còn những người là thủ phạm thực sự được kính trọng kể từ tổng thống và thủ tướng. Cho nên họ lấy tiền của bọn ấy và họ nói về tiêu diệt tham nhũng. Nếu tham nhũng bị tiêu diệt, nhiều cái gọi là nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ ngã chết. Và đây là những nhà lãnh đạo liên tục nói chống lại tham nhũng, nhưng họ sống trên tham nhũng. Tiền họ thu được là tiền đen.
Tôi không phải là chính khách, đó là lí do tại sao tôi có thể thấy rõ ràng toàn thể hình mẫu. Và rất khó thay đổi hình mẫu này, hình mẫu là bao la thế. Sẽ là phép màu nếu mọi người có thể bắt đầu thấy rằng họ đang tự phá huỷ chính mình. Nhưng họ sẽ phải thấy, bằng không, như nhiều hành tinh, hàng triệu ngôi sao không có sự sống nào, trái đất này cũng sẽ trở nên chết. Nó đang chết.
Nepal đã bán rừng của nó trong ba mươi năm nay cho Liên Xô. Bất kì cái gì họ muốn trong thời gian ba mươi năm qua họ có thể chặt đi. Và điều đó tạo ra lụt lội ở Bangladesh. Bangladesh đã nghèo rồi. Lần này lụt lội lớn đến mức bẩy mươi phần trăm Bangladesh đầy nước, hàng nghìn người chết, hàng nghìn ngôi nhà biến mất. Và bạn không thể trách Nepal được, bởi vì họ có lẽ là nước nghèo nhất trên thế giới, và họ không có gì để bán ngoại trừ cây.
Nếu họ không bán cây, họ không thể còn sống được. Cho nên đề nghị của tôi là, trừ phi chính phủ thế giới có đó, và các chính phủ quốc gia trở thành thành viên duy nhất của chính phủ thế giới... tổng thống của mọi nước trở thành thành viên của chính phủ thế giới, và suy nghĩ không chỉ dưới dạng khu vực giới hạn của riêng mình, mà về tổng thể phức tạp, không vấn đề nào có thể được giải quyết.
VEDANT: Quan điểm thầy là gì đối với tham nhũng, bởi vì mọi người đang có tranh luận về mua súng nhẹ bắn máy bay trong đó người trung gian lấy đi nhiều tiền. Cho nên câu hỏi là, có nên có người trung gian trong mua sắm quốc phòng không? Và chính sách ngoại giao của Ấn Độ nên thế nào?
Osho: Nhìn vào toàn thể phức hợp, tham nhũng không thể nào chấm dứt được dù có người trung gian hay không. Nếu thế giới là một, chiến tranh trở thành không thể được. Bạn sẽ định đánh ai? Và không có nhu cầu về bộ quốc phòng, mua bán qua người trung gian các vũ khí hay bất kì cái gì. Giải pháp duy nhất là chính phủ thế giới. Tham nhũng sẽ biến mất, bởi vì chính phủ thế giới sẽ nhìn vào toàn thể khu vực này. Nếu mọi người được trả tiền chỉ để tồn tại, họ thậm chí không thể cười được, thế thì họ không thể bị dừng việc nhận hối lộ.
Một thái độ nhân bản hơn sẽ là ở chỗ những người đang nhận hối lộ, họ nên được sử dụng, không bị kết án. Nhưng các chính phủ cứ nói về tiêu diệt tham nhũng, và bản thân họ được những người tham nhũng hỗ trợ. Cho nên họ không thể làm được. Cứ hứa hẹn và hứa hẹn... Và không lời hứa nào được hoàn thành cả. Cho nên tôi không tin vào chủ nghĩa quốc gia, và tôi không tin vào tôn giáo nào. Tôi tin vào cá nhân và hạnh phúc của người đó.
Có sáu mươi (?) triệu người Cơ đốc giáo. Và thông thường một người leo tới vị trí cao nhất là giáo hoàng, đường nối trực tiếp với Thượng đế... Đó là một quốc gia bao la - sáu mươi triệu người. Và mọi nhà thờ đều phải góp tiền cho Vatican. Những người đem tiền tới Vatican bắt đầu nổi lên. Họ trở thành, từ các linh mục thành giám mục; giám mục trở nên có địa vị cao hơn... hệ thống cấp bậc này. Cho nên con người đến lúc người đó đạt tới giáo hoàng... trong một nghìn tám trăm năm đó giáo hoàng đã không tồn tại quá hai năm; ông ta chết. Vào lúc ông ta đạt tới tám mươi thì ông ta đã...
Bây giờ thời nay điều đó đã trở thành khó khăn. Giáo hoàng là người Polack và ông ta đã quên chết. Và ông ta được bầu ra từ các tổng giám mục, cho nên ông ta đã thay đổi hàng nghìn giám mục. Ông ta đã đặt người của mình vào. Và bây giờ giáo hoàng cũng trở thành vấn đề như tổng thống hay thủ tướng. Nhưng ông ta đang chuẩn bị rằng nếu bất kì xung đột nào nảy sinh, giám mục của ông ta là đa số, và mệnh lệnh của ông ta không phải là của ông ta, nó tới trực tiếp từ Thượng đế.
Tham nhũng sẽ tiếp tục nếu có quá nhiều hệ thống cấp bậc và quá nhiều nghèo nàn. Và không ai có thể trách họ được. Tôi chỉ có từ bi với họ. Một người muốn con gái mình được lấy chồng, người đó phải bán đất hay nhà của mình để làm của hồi môn. Và người chấp nhận nó, bạn không thể lên án người ấy được, bởi vì người đó đã bán đất của mình, người đó đã làm việc vất vả cho con trai mình lớn lên và có giáo dục.
Cho nên nó được gắn lẫn nhau đến mức bạn không thể giải quyết một vấn đề một cách tách biệt. Mọi vấn đề đều phải tính tới như một liên mạng lưới, và chỉ một chính phủ thế giới mới có thể thay đổi nó được. Một khi chính phủ thế giới có đó, không quân đội nào được cần, không hải quân nào được cần, không không quân nào được cần với mục đích đánh nhau. Họ tất cả trở thành sử dụng được. Và tất cả năng lượng này mà bị phí hoài trong quân đội và quân dụng... Ngay cả nước nghèo nhất cũng phí hoài tiền bạc của họ - bẩy mươi phần trăm lợi tức của họ - vào quân đội. Họ có thể không có bánh mì, nhưng họ muốn có bom nguyên tử và nhà máy nguyên tử.
Bản thân Ấn Độ cũng đang tăng nhanh về dân số. Chính phủ không thể áp đặt việc kiểm soát sinh đẻ và che giấu bộ mặt của mình. Nhân danh dân chủ, làm sao bạn có thể áp đặt được? Khi đất nước này còn bốn mươi năm nữa thì độc lập, nó mới chỉ có năm mươi triệu người. Còn bây giờ nó lên gần tới một tỉ - gần gấp đôi mỗi chục năm. Và lần đầu tiên trong mười năm Ấn Độ sẽ là nước đông dân nhất. Mãi cho tới nay Trung Quốc vẫn giữ vị trí đó.
Nhưng bạn không thể hỗ trợ cho những người này được. Trái đất nghèo. Bạn đã khai thác trái đất trong hàng nghìn năm rồi, mà bạn lại không nuôi dưỡng nó, bạn đã không đưa chất dinh dưỡng vào đất - phân bón, hoá chất. Và mọi tài nguyên đều có giới hạn. Viễn kiến của tôi không là chủ nghĩa quốc gia.
Và tôi ghét độc tài, dù che giấu dưới bất kì cái tên nào. Đôi khi nó là "tình trạng khẩn cấp", và tôi không thể thấy sự khẩn cấp nào có đó. Đôi khi... Bây giờ nó là phòng thủ quốc gia. Nhưng ai phòng thủ...? Và điều này tạo ra vấn đề - bất kì cái gì đi ngược lại hiến pháp riêng của bạn. Trong hiến pháp bạn rất đẹp và tươi như hoa. Nhưng trong thực hành, nếu bạn muốn quyền lực chuyênchế, bạn có thể ra một đạo luật nghị viện, một đạo luật phòng thủ mà không ở dưới luật của đất nước. Con người có thể bị buộc vào tù. Người đó không thể kháng án, và người đó thậm chí không được giải thích tại sao bạn bị bắt.
Các quốc gia nên biến mất. Với chúng gần chín mươi phần trăm vấn đề sẽ biến mất. Và mười phần trăm có thể được thu xếp cho biến mất đi, chúng sẽ không lớn thế. Nhân loại có thể sống tươi đẹp như chim sống. Không chim nào giầu và không chim nào nghèo. Ngay cả chim cũng có xã hội phi giai cấp, và con người không thể có được điều đó. Điều này đơn giản là ngu xuẩn. (Hết mặt B, băng 1)
VEDANT: Tôi có mười một câu hỏi, tôi đã hỏi bẩy câu rồi. Thế được chứ? Tôi sẽ tiếp tục cho câu cuối...?
Osho: Bạn cứ tiếp tục đi.
VEDANT: Có vấn đề này của chủ nghĩa thế tục, và có tranh luận lớn đang diễn ra ngay hiện nay liên quan tới điều họ gọi là "Ram general Bumi và The Babri Masjid tại Ayodhya." Cả hai công xã này, người Hindu và người Hồi giáo, đều đòi chỗ đó. Vấn đề này có thể được làm lắng dịu như thế nào?
Osho: Không có vấn đề về... Đây là các chính khách đằng sau các vấn đề này. Bằng không thì cả hai có thể tôn thờ chỗ đó, cả hai có thể làm nó thành linh thiêng. Nó trở thành linh thiêng gấp đôi cho người Hindu và cho người Mô ha mét giáo. Vấn đề là gì?
Israel là đất thiêng cho người Ki tô giáo bởi vì Jesus được sinh ra ở đó, bị đóng đinh ở đó. Nó là đất thiêng cho người Do Thái bởi vì Moses đã thành lập nước. Nó là linh thiêng cho người Mô ha mét giáo bởi vì khi Mohammed lên cõi trời, cưỡi trên con ngựa của mình, ông ấy đã dừng lại đó để nghỉ ngơi trên tảng đá tại Israel. Cho nên tảng đá đó là vấn đề. Còn tôi không thấy vấn đề nào cả. Tất cả mọi người đều có thể tôn thờ một tảng đá. Tảng đá sẽ không nói, "Không, bạn không thể tôn thờ."
Chỉ phải làm rõ cho họ rằng cả trái đất là linh thiêng. Và nếu bạn nghĩ phần này là linh thiêng cho bạn, bạn nên hạnh phúc rằng phần này cũng linh thiêng cho người Hindus, cho người Mô ha mét giáo. Bạn nên mời người Ki tô giáo, người Jaina giáo tới để làm cho nó linh thiêng hơn.
Hoàn toàn trẻ con để mà đánh nhau về những vấn đề này, nhưng các chính khách chỉ có quyền nếu có đánh nhau nào đó tiếp diễn. Bây giờ chính phủ sẽ khó khăn. Nếu chính phủ về phe với người Hindu, toàn thể cộng đồng người Mô ha mét giáo sẽ chống lại trong bầu cử. Nếu họ về phe với người Mô ha mét giáo, toàn thể cộng đồng người Hindu sẽ chống lại. Cho nên họ chỉ nói về nó, trong nghị viện thảo luận về nó và không cái gì xảy ra cả, và không cái gì sẽ xảy ra cả.
Gợi ý của tôi rất đơn giản. Đất thiêng không là tài sản của ai cả, bất kì ai cũng đều có thể tôn thờ. Và càng nhiều người tôn thờ nó, nó càng trở nên nhân bản hơn.
VEDANT: Đàn bà vẫn cảm thấy là công dân hạng hai. Họ cảm thấy bất an và bị phân biệt. Đàn bà nên đương đầu với tình huống này như thế nào? Và loại hệ thống luật pháp nào cần được tạo ra để bảo vệ quyền lợi của họ?
Osho: Lại lần nữa, như tôi đã nói với bạn, tất cả những vấn đề này đều có liên hệ với nhau. Mohammed đã cho phép bốn vợ và đã tạo ra rắc rối, bởi vì nếu một đàn ông lấy bốn vợ thế thì ba đàn ông sẽ không có vợ. Điều đó sẽ đem tới mãi dâm.
Chừng nào những điều mê tín này còn chưa tan biến đi không cái gì có thể được làm. Điều đầu tiên là hiểu vấn đề. Vấn đề có liên hệ lẫn nhau với các vấn đề khác. Người Hindus đã tuân theo Manusmriti trong năm nghìn năm. Manusmriti không cho bình đẳng giữa đàn bà và đàn ông. Đàn bà là công dân hạng hai.
Tại Trung Quốc sự việc còn đi xa hơn. Đàn ông có thể giết vợ mình, sẽ không bị trừng phạt bởi vì đấy là vợ anh ta - một thứ sở hữu. Nếu bạn phá cái ghế của mình bạn không thể bị trừng phạt vì nó. Và mọi tôn giáo, không ngoại lệ nào, đều ngăn cản đàn bà không cho học hành, ngăn cản đàn bà đi vào xã hội, gặp gỡ với người khác. Họ đã giam cầm đàn bà trong góc nhà. Không giáo dục... họ có thể đi đâu được? Họ có thể làm gì được? Không kĩ năng...
Vấn đề này có thể được giải quyết. Đàn bà nên được cho phép giáo dục, điều vẫn ưu tiên cho đàn ông. Đàn bà nên được phép vào mọi vị trí và doanh nghiệp. Họ nên được thoát khỏi gánh nặng về con cái. Và bây giờ kiểm soát sinh đẻ là có thể được.
Kiểm soát sinh đẻ là cuộc cách mạng vĩ đại, nếu hiểu nó. Kiểm soát sinh đẻ sẽ làm cho đàn bà và đàn ông bình đẳng. Viên thuốc là biện pháp kiểm soát sinh đẻ, nhưng đôi khi đàn bà có thể quên mất uống thuốc ngày nào đó. Và người ta bao giờ cũng cho rằng điều này không phải bao giờ cũng xảy ra, nhưng đôi khi nó xảy ra. Nhưng bây giờ họ đã có thuốc cho cả đàn ông nữa. Nếu đàn bà không uống thuốc, không có vấn đề gì. Đàn ông có thể uống thuốc. Và thậm chí thuốc còn cách mạng hơn đã tới mà đàn bà có thể uống sau khi làm tình. Không cần uống thuốc trong cả tháng hay ba tuần, và không lo gì về nó. Cô ấy có thể uống sau cũng được.
Những thuốc và các phương pháp này phá đi sự bất bình đẳng. Bằng không, đàn bà đã liên tục bị nặng gánh với mang thai. Bằng không làm sao một đôi có thể sinh ra cả tá cho tới mười lăm con? Rabindranath là con thứ mười hai. Mẹ ông ấy phải đã liên tục mang thai. Đàn bà liên tục mang thai không thể làm việc được, không thể đến các viện đào tạo, không thể làm kinh doanh được.
Cho nên điều đầu tiên là đàn bà nên được giải phóng, và kiểm soát sinh đẻ... Giáo hoàng chống lại điều đó bởi vì điều đó đem tới con côi, điều đó đem tới nhiều người Cơ đốc giáo. Mẹ Teresa được trao phần thưởng ở mọi nơi, được cả giải thưởng Nobel. Ngay cả chính phủ Ấn Độ cũng thưởng cho bà ấy. Và bà ấy đã làm được gì? Bà ấy chỉ làm mỗi một điều. Người nghèo sẽ bỏ lại con cái của họ bên cạnh đường ở Calcutta, thành phố đông dân cư nhất Ấn Độ, và họ thu thập những đứa trẻ đó. Họ nuôi chúng không chỉ bằng thức ăn mà cả bằng Kinh Thánh nữa. Bởi vì bà ấy mang lại biết bao nhiêu người Cơ đốc giáo, nên ngay cả giáo hoàng cũng tới chỗ bà ấy. Sự kính trọng bà ấy của giáo hoàng là điều hiểu được. Nhưng tại sao chính phủ Ấn Độ? Chính phủ Ấn Độ đang trao cho bà ấy danh tiếng để chiếm phiếu bầu của người Ki tô giáo.
Kiểm soát sinh đẻ, cho thuốc tự do, nên được cung cấp cho mọi người tới. Chỉ cần một điều, đó là dân số giảm xuống. Vào lúc hai nghìn... hai mươi nghìn... sẽ có nhiều hơn năm tỉ người. Và đây là hiện tượng mà từng năm dân số lại gấp đôi. Cho nên không ai thấy rằng vấn đề thực ở đâu cả.
Không đứa trẻ nào nên được điểm đạo vào bất kì tôn giáo nào nếu nó chưa là người lớn, và thế nữa, nó không nên bị bắt buộc hay khuyên nhủ. Nó nên được giáo dục, hỗ trợ. Và để độc lập thì nó nên học nghề nào đó để cho nó không là người hầu.
Tôi không thấy rằng những vấn đề này là vấn đề thực. Và nếu đây là vấn đề thực, thế thì chúng không thể được giải quyết. Đây là những vấn đề được tạo ra. Nó đem quyền lực cho cả hai.
Khi Ayatollah Khomeini ra lệnh giết một nhà văn, Rushdie, người đã không làm gì cả... Ông ta là người Mô ha mét giáo, và điều ông ấy đã viết là sự kiện, nhưng đem Christ vào một... bất kì tham chiếu nào tới Koran trong tiểu thuyết đều là làm giảm cấp của Koran, nó là linh thiêng. Và không ai lên án Ayatollah Khomeini. Ngược lại, mọi người đều ủng hộ ông ta, ngoại trừ tôi. Và khi tôi lên án ông ta về vấn đề này, một số người Hindu đã viết thư cho chính phủ Ấn Độ rằng điều Khomeini đang làm với Rushdie, tôi đã làm cả nghìn lần hơn - phê phán về Krishna và Rama và Phật - cũng như vậy phải là trường hợp này: 'ông ấy phải bị giết chết.' Đây không phải là xã hội nhân bản. Văn minh đã không xảy ra.
Theo tôi, mọi vấn đề đều phóng đại. Bây giờ điều này là ngu xuẩn. Bạn nói cõi trời là ở trên. Với mục đích biện luận chúng ta chấp nhận rằng Mohammed đã đi cùng ngựa của ông ta, nhưng Israel bước vào ở đâu? Israel không ở phía trên trái đất, mà ông ấy nghỉ ở đó... Chỉ là hư cấu.
Khổ của chúng ta là ở chỗ chúng ta tin vào hư cấu, và nếu bất kì ai chỉ ra điều hư cấu đó thì người đó trở thành mục tiêu của đám đông tập thể, vốn không biết gì về... Ngay chỗ đầu tiên không ai bay cùng ngựa cả. Chỗ thứ hai, Israel còn chưa hình thành. Và những loại điều này đều có trong Hindu giáo, trong Jaina giáo, chúng có ở mọi nơi.
Cho nên trẻ con không nên được được bố mẹ chúng chuyển đạo theo bất kì tôn giáo nào nếu bố mẹ thực sự yêu đứa trẻ. Dù đứa trẻ là con trai hay con gái, chúng nên được cho cơ hội bình đẳng để trưởng thành, giáo dục bình đẳng, tự do bình đẳng để đi và diễn đạt. Và chúng không nên bị bó buộc đi ngược lại tự nhiên. Sẽ không có vấn đề gì. Vấn đề nảy sinh khi bạn đi ngược lại tự nhiên.
Manu đã làm ra hệ thống đẳng cấp, điều xấu nhất. Một phần tư người Hindu thậm chí không là công dân hạng hai, họ gần như con vật. Và đàn bà sẽ tự do chỉ nếu không có tù túng hôn nhân và cơ hội bình đẳng. Cô ấy có thể yêu ai đó, cô ấy có thể sống cùng ai đó, điều này không chống lại tự nhiên. Và một khi tình yêu của bạn chấm dứt... Thế nữa cũng là điều hư cấu, rằng tình yêu là vĩnh hằng, nó không bao giờ kết thúc. Một khi bạn đã yêu ai đó - nếu nó là tình yêu thực, đó là tiêu chí - rằng nó sẽ còn như thế tới hơi thở cuối cùng. Không cái gì còn như cũ thậm chí tới giây thứ hai sau đó. Không mấy chốc bạn sẽ ngán lẫn nhau. Và bởi vì người đàn ông này có mọi tiền bạc, có mọi giáo dục, mọi quyền lực, nên một cách tự nhiên anh ta kìm nén đàn bà. Đàn bà đã tìm ra cách riêng của mình để chì chiết anh ta, ném gối vào anh ta, nhưng điều này không tạo ra thay đổi gì.
Tôi đã nghe một câu chuyện... Trong nhà hàng xóm tại mọi căn hộ - bởi vì tường đang ngày càng trở nên mỏng hơn, bạn có thể nghe thấy mọi thứ đang xảy ra ở căn hộ bên kia. Mọi người ở đó thường xuyên đánh nhau, nhưng có một điều đáng ngạc nhiên. Một người Sardar cũng sống trong cùng toà nhà đó, nhưng người ta không nghe thấy gì cả. Cuối cùng mọi ông chồng đều tới chỗ họ và hỏi anh ta, "Có chuyện gì vậy? Chúng tôi chưa bao giờ thấy anh buồn hay khổ cả, không đánh nhau, và cũng hệt như vậy với vợ anh. Anh chị là đôi hoàn hảo. Nhưng chúng tôi muốn biết bí mật là gì."
Anh chàng Sardar cười ngất. Anh ta nói, "Tốt hơn cả các bác không nên hỏi. Chúng tôi cả hai đều sướng. Tôi sướng khi cô ấy ném mọi thứ vào tôi và tôi di chuyển, và thứ ném vào tôi thì không trúng tôi. Tôi cười. Khi cô ấy ném một thứ làm đau tôi, cô ấy cười."
Thế là hàng xóm lo nghĩ khi cả hai đều cười. Đây là loại người gì vậy? Chỉ nghe thấy mỗi tiếng cười. Nhưng điều này đang diễn ra trên khắp thế giới. Để thay đổi địa vị của đàn bà và đưa cô ấy về cùng địa vị như đàn ông, bạn sẽ phải bắt đầu từ trẻ con. Đừng dạy nó điều gì liên quan tới tôn giáo, chính trị. Hãy dạy cho nó điều gì đó đẹp đẽ - hội hoạ, trồng bụi hồng. Đừng nói về những điều ngu xuẩn như brahmacharya, vô dục. Chưa bao giờ có vô dục trên thế giới; nó là phi tự nhiên. Bạn đang làm cho nó thành đạo đức giả. Bởi vì vô dục này mà thói đạo đức giả của người ta có thể vẫn còn bị giấu kín, nhưng thời kì kinh nguyệt của đàn bà không thể giấu được. Tại điểm này Mahavira đã quyết định rằng đàn bà có thể đạt tới chứng ngộ, nhưng không từ thân thể của đàn bà. Đầu tiên cô ấy sẽ phải đạt tới thân thể đàn ông. Chỉ đàn ông mới có thể đi tới moksha, bởi vì đàn bà không thể vô dục được.
Nhưng nghiên cứu gần đây là ở chỗ, cũng giống như đàn bà có thời kì kinh nguyệt ba hay bốn ngày, đàn ông cũng có. Vô dục là không thể được. Bạn có thể che giấu nó, nhưng nó có đó.
Đàn bà chắc chắn là vấn đề lớn, bởi vì đó là một nửa nhân loại. Và nếu một nửa nhân loại vẫn còn bị khuất phục, cuộc sống trở nên không cân bằng, tiếng cười biến mất, nỗi buồn, gánh nặng, phiền não, lo âu - điều đó xảy ra thay vì cuộc sống của vui vẻ, cười và nhảy múa. Nhưng điều đó có thể được thay đổi rất dễ dàng.
Tôi không thấy vấn đề gì mà không thể thay đổi được. Nhưng các vấn đề lại đến mức các chính khách đang sống trên chúng. Nếu những vấn đề đó được giải quyết, các chính khách bị mất đi và mọi quyền lực của ông ta cũng bị mất. Cho nên ông ta dạy và thuyết giảng, nhưng thực hành của ông ta là khác.
Những điều đơn giản đã trở thành rất phức tạp, và chúng ta nên nhận lấy trách nhiệm. Và nếu người thông minh và có trách nhiệm hiểu rằng chúng ta không thể đi ngược lại tự nhiên, nhiều vấn đề sẽ tan biến. Bởi vì vô dục, đồng dục được sinh ra. Đóng góp lớn lao của các tôn giáo là tạo ra tu viện và các sư. Một trong những tu viện cổ đại nhất và rất danh tiếng - Ethos - có ít nhất ba nghìn sư trong đó. Một sư vào tu viện này, thế thì người đó không thể ra được. Người đó ra khi người đó chết. Đàn bà không được phép vào - thậm chí cả đứa trẻ sáu tháng cũng không được vào. Không đàn bà nào đã vào Ethos trong một nghìn năm, nên một cách tự nhiên có đồng dục.
Và đồng dục đã tạo ra vấn đề lớn, AIDS. Đây là đóng góp của các tôn giáo. Bây giờ AIDS đến cuối đoạn đường, không có cách chữa. Không nhà khoa học nào nghĩ rằng sẽ có cách chữa. Và bệnh đang lan rộng như lửa hoang và không ai làm gì cả.
Bạn sẽ ngạc nhiên rằng hai mươi mốt nước đã thông qua luật là tôi không được phép vào nước họ trong bất kì trường hợp nào. Lí do sao? Tôi đã bị trục xuất khỏi Hi Lạp, tôi có thị thực bốn tuần, nhưng vị tăng lữ Cơ đốc giáo cao nhất đã cứ ép buộc chính phủ rằng tôi cần phải bị đuổi ra, "bằng không ông ta sẽ phá huỷ tôn giáo của chúng ta, ông ta sẽ phá huỷ sự sùng đạo của chúng ta. Ông ta là con người nguy hiểm nhất." Và ông tổng thống, người đã ép buộc tôi - bởi vì ông ta không thể trục xuất được, tôi không phạm tội gì cả - ra đi dưới sự đe doạ của viên tu sĩ này, rằng "Nếu ông không buộc ông ta phải ra đi, chúng tôi sẽ cài chất nổ vào ngôi nhà ông ta đang ở trên bờ biển cùng hai mươi nhăm người bạn của ông ta."
Và ngay bây giờ, ông tổng thống bị chỉ trích kịch liệt từ mọi phía bởi vì ông ta đã tìm ra một người bạn gái. Vợ vẫn còn đó và bà ta không li dị - không có vấn đề li dị theo Ki tô giáo chính thống Hi Lạp. Nghĩ rằng mình là tổng thống, ông ta thậm chí còn tới nghị viện cùng cô bạn gái. Nhưng ông ta nhầm. Cả đất nước bây giờ chống lại, ông ta không thể được bầu lại nữa. Và con người này đã buộc tôi ra đi mà không nghĩ một chút rằng một tôn giáo đã tồn tại hai nghìn năm thì không thể bị phá huỷ bởi một người trong hai tuần. Và nếu nó có thể bị phá huỷ bởi một người trong hai tuần, thì nó cũng đáng phá đi thôi.
VEDANT: Tôi chỉ còn hai câu hỏi cuối cùng, Osho. (Trao đổi chút ít giữa Vedant và Osho) Bởi kì bầu cử sắp tới, theo cái nhìn của thầy nội các lí tưởng là gì? Và ai, theo cách nhìn của thầy, là thủ tướng lí tưởng? Và tôi sẽ chỉ thêm câu hỏi cuối cùng cho điều này. Trong nhiều năm trước khi Pritish Nandy đã phỏng vấn thầy sau trại thiền, thầy đã nói vào thời đó rằng Rajiv Gandhi nên quay lại và trở thành phi công, và đã có phản ứng lớn. Bây giờ bốn năm sau, thầy có cho rằng Rajiv Gandhi là đủ thích hợp để đi xe đạp không?
Osho: Không. Tôi sẽ không nói rằng ông ta nên đi xe đạp. Ông ta đã làm mất mọi sự kính trọng. Ông ta đã không làm điều ông ta đã hứa cho đất nước. Ông ta đã hứa rằng đất nước ông ta sẽ lãnh đạo đi vào thế kỉ hai mươi mốt. Và ông ta đang đưa đất nước tới tự tử. Ông đã không làm gì cả để ngăn cản việc tăng dân số. Ông ta đã hứa ông ta sẽ tiêu diệt tham nhũng. Ông ta đã không làm gì để tiêu diệt hay chặn đứng cả. Mọi lời hứa của ông ấy đều giả.
Bây giờ tôi sẽ không tin rằng ông ta có thể là phi công. Còn với nội các các bộ trưởng, tôi không quen với chính khách nào, cho nên tôi không thể nói ai có thể là thủ tướng đúng. Khó khăn là, một người không quyền lực là một điều. Cùng người đó có quyền lực lại khác. Cho nên bạn biết một người chỉ khi người đó có quyền lực. Không quyền lực thì mọi người đều là thánh. Được chứ...
Quay về Mục lục

Ads Belove Post