Bản kinh cuối cùng - Chương 2

Bản kinh cuối cùng - Chương 2

Price:

Read more

THIENOSHO - Bản kinh cuối cùng - Tập 6
(Phỏng vấn với giới báo chí)
Chương 2

Câu Câu hỏi: Thưa Osho, triết lí hay tôn giáo của thầy mang mục đích gì cho cuộc sống - cho sự tồn tại của bất kì cái gì hết thảy?
Trước hết làm tôn giáo và triết lí đồng nghĩa là điều không đúng. Chúng là hai điều khác nhau hoàn toàn.
Triết lí là suy nghĩ về cuộc sống, mục đích của nó, mục tiêu của nó, nhưng đấy chỉ là suy nghĩ. Tôn giáo là sống nó, không nghĩ.
Khác biệt là lớn lao như: bạn nghĩ về thức ăn, thức ăn ngon, và bạn ăn nó. Việc nghĩ không thể làm dịu đi cơn đói của bạn - chỉ việc ăn mới có ích. Triết lí là bài tập vô ích của tâm trí - nó chẳng dẫn đến đâu cả.
Thứ hai là khoảnh khắc bạn phân chia triết lí và tôn giáo, câu hỏi này lấy một hình dạng khác. Bây giờ nó trở thành: mục đích của tôn giáo của thầy là gì?
Chính ý niệm về mục đích là hợp lệ trong nghiên cứu triết lí. Ý niệm đó không thuộc về tôn giáo chút nào.
Tôn giáo là việc sống. Sống một cách toàn bộ, sống mãnh liệt, không có mục đích nào bởi vì mục đích bao giờ cũng trong tương lai, còn sống bao giờ cũng trong hiện tại. Nếu bạn có mục đích để sống, cuộc sống của bạn bị phân chia giữa hiện tại và tương lai - bạn không thể toàn bộ được. Và không là toàn bộ, bạn không thể kinh nghiệm được cuộc sống là gì.
Cách duy nhất để là toàn bộ là quên đi tất cả về mục đích. Nó là câu hỏi vô nghĩa. Nó chỉ dẫn tới hồi qui logic. Nếu nó được nói rằng 'A' là mục đích của cuộc sống thế thì câu hỏi sẽ vẫn còn đấy 'Mục đích của A là gì?' Câu hỏi không tan biến đi. Nếu 'B' là mục đích của 'A' thế thì câu hỏi sẽ đơn giản dịch chuyển từ A sang B.
Cuối cùng và chung cuộc, người ta phải hiểu rằng không có mục đích gì cho cuộc sống hay cho sự tồn tại cả... và cũng chẳng cần nữa.
Hoàn toàn đẹp khi không có chủ định nào và sống một cách toàn bộ, tận hưởng một cách toàn bộ, thảnh thơi trong khoảnh khắc này một cách toàn bộ. Nó sẽ đưa bạn tới những đỉnh cực lạc - nhưng điều đó không phải là chủ định của cuộc sống, nó chỉ là sản phẩm phụ của việc sống toàn bộ.
Điều đó có chút ít khó khăn. Nó sẽ dẫn đến - tôi nhắc lại - cực lạc tối thượng. Nhưng đó không phải là mục đích. Nếu bạn làm nó thành mục đích bạn sẽ không bao giờ đạt tới nó. Nó không phải là chủ định. Nếu bạn làm nó thành chủ định thế thì bạn bị cắt rời khỏi nó mãi mãi bởi vì chủ định và mục tiêu tất cả đều tồn tại trong tương lai và bạn phải sống trong hiện tại. Và hiện tại và tương lai chẳng bao giờ gặp nhau cả.
Cho nên bạn đã tự phân chia mình thành hai nửa mà sẽ không gặp nhau. Cho nên tôi sẽ không nói rằng cực lạc là chủ định hay mục đích. Tôi sẽ nói, 'khi bạn sống mãnh liệt, toàn bộ trong hiện tại, không chủ định nào và không mục đích nào, cực lạc xảy ra như một sản phẩm phụ của việc sống toàn bộ.'
Câu Câu hỏi: Thưa Osho, tại sao đau khổ tồn tại trên thế giới?
Đau khổ tồn tại trên thế giới bởi vì các chủ định, mục đích, và những thứ như thế. Đau khổ đơn giản nghĩa là bạn bị chia chẻ, bị xé ra - bạn trong tình huống mà không bao giờ có thể là một toàn thể, bạn không bao giờ có thể là một đơn vị tổng thể.
Đau khổ biến mất vào khoảnh khắc bạn vứt bỏ chủ định, mục đích - chấm dứt. Và bạn bắt đầu sống  từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Không có ngày mai và không có tương lai. Thời gian nghĩa là bây giờ. Và không gian nghĩa là ở đây. Mọi đau khổ biến mất.
Nhưng bởi vì cái gọi là những lãnh tụ của thế giới, các nhà tư tưởng, triết gia, nhà thượng đế học - tất cả họ đang cho bạn những lí tưởng lớn lao cần được đạt tới; họ đã quản lí nhân loại để đau khổ mãi mãi. Những lí tưởng đó, mục đích đó đều là nguyên nhân của đau khổ và cái gọi là các lãnh tụ xã hội, chính trị, tôn giáo vĩ đại đều là các kẻ tội đồ, những người đã tạo ra toàn thể hiện tượng chia rẽ con người.
Nhưng điều đó đã được làm với sự phức tạp thế, có lẽ bản thân họ không nhận biết về điều họ đang làm. Họ có thể làm khổ chính bản thân họ.
Câu Câu hỏi: Thưa Osho, cái gì là mục đích của tôn giáo của thầy hay triết lí, niết bàn hay cõi trời vân vân? Thầy có thể mô tả mục đích này hay thực tại tối thượng được không?
Không có mục đích. Câu hỏi này về việc mô tả nó không nảy sinh. Chắc chắn có sản phẩm phụ của việc sống toàn bộ mà có thể được chỉ tới.
Đó là sự hài lòng, mãn nguyện tuyệt đối, tới từ việc nhận ra của người ta về tất cả các tiềm năng vẫn dưới dạng hạt mầm, nay chúng tất cả đều đã đi tới nở thành hoa. Hương thơm bát ngát, sáng suốt vô cùng và sáng tỏ trong mọi thứ, tuyệt đối im lặng và an bình, không ham muốn, không đâu mà đi cả... mọi thứ thanh thản và yên tĩnh thế, không có câu hỏi, không lời nào cả - nó là phúc lạc vô lời. Nhưng nó không phải là mục đích mà tôi đang mô tả. Tôi ghét từ mục đích.
Việc bạn chơi bóng đá là tốt, thế thì bạn có thể có gôn và thủ thành, nhưng đừng làm cuộc sống thành trò chơi bóng đá. Cuộc sống không phải là trò chơi. Điều này đã tạo ra vấn đề lớn cho con người bởi vì bất kì khi nào ai đó đã sống một cách toàn bộ, họ đều thấy cái đẹp, niềm hân hoan, sự an bình, phẩm chất mênh mông của mãn nguyện. Thấy điều này họ đã làm cho nó thành mục đích. Họ nghĩ rằng đây là mục đích cần được đạt tới. Và đây chỉ là sản phẩm phụ.
Nhưng với người ngoài, điều đó trở thành mục đích và họ bắt đầu cố gắng để được hài lòng, để được vô ham muốn, để được mãn nguyện, để được im lặng, để được an bình, để được cực lạc, để được niết bàn... và những người đó chẳng bao giờ đạt tới cả. Điều đó đủ là bằng chứng rằng trong toàn bộ lịch sử loài người không một ngoại lệ nào tồn tại cả.
Những người đã đạt tới đều là những người chưa bao giờ bận tâm tới mục đích, những người chưa bao giờ bận tâm tới việc đạt tới đâu đó, họ là những người đơn giản, những người đáng yêu, họ yêu cuộc sống vì chính nó, không vì mục đích khác. Và sống cuộc sống vì chính nó - có thể được mô tả là cách sống của tôi.
Câu hỏi: Thưa Osho, làm sao vũ trụ này đi vào tồn tại, và tại sao?
Nó chưa hề đi vào tồn tại, nó bao giờ cũng có đó rồi. Cho nên câu Câu hỏi: làm sao nó đi vào sự tồn tại không nảy sinh.
Và bởi vì nó bao giờ cũng có đó, nên câu hỏi về tại sao là chẳng liên quan. Hỏi ai? Làm sao tìm được? Nó bao giờ cũng có đó rồi, và nó sẽ bao giờ cũng có đó. Nó đơn giản có đó.
Những câu hỏi này được bịa ra bởi cái gọi là các triết gia của bạn mà nếu được thu về thực tế còn là xuẩn gia hơn là triết gia. Bởi vì họ không thể thấy được một điểm đơn giản, một điểm logic đơn giản, là nếu bạn nói ra làm sao sự tồn tại lại đi vào hiện hữu, thì bất kì câu trả lời nào cũng sẽ không thoả mãn. Mỗi câu trả lời sẽ tạo ra cùng câu hỏi lần nữa.
Nó sẽ đưa bạn tới cái ngớ ngẩn trong thuật ngữ logic. Thấy rằng mọi câu hỏi sẽ đem tới câu trả lời, nhưng câu hỏi sẽ chẳng dời đi lấy một li, bạn có thể cứ tìm ra các câu trả lời khác - câu hỏi vẫn còn lại như cũ.
Nó đơn giản chỉ ra rằng câu hỏi là sai. Bằng không thì câu trả lời nào đó sẽ thích hợp. Và bạn không thể nào quan niệm nổi bất kì câu trả lời nào có thể thích hợp: sự tồn tại này là thế nào, tại sao có sự tồn tại này?
Do đó những người đã có sáng tỏ - không phải các nhà tư tưởng, các nhà tư tưởng là những người u tối nhất, họ chẳng có sáng tỏ nào. Nhưng những người của thiền, người có sáng tỏ tuyệt đối, vô suy nghĩ, họ có thể thấy ngay lập tức câu hỏi nào là liên quan và câu hỏi nào là không liên quan.
Ngay cả trả lời một câu hỏi không liên quan cũng không tốt bởi vì điều đó chỉ ra bạn không rõ ràng, rằng bạn không thể thấy rõ ràng là câu trả lời của bạn sẽ lại giúp cho cùng câu hỏi đó trồi ra. Cho nên tôi dường như ...(âm thanh không nghe được) sự tồn tại tìm thấy nó ...(âm thanh không nghe được) nó không có. Nó bao giờ cũng ở đây. Nó chưa bao giờ được tạo ra cả. Nó bao giờ cũng ở đây.
Hình dạng có thể thay đổi nhưng thực tại bản chất trong những hình dạng đó vẫn tiếp tục. Nó là sự liên tục - liên tục tuyệt đối.
Điều này cũng giúp cho bạn gạt bỏ đi thượng đế như là một gánh nặng - nỗi đau nơi cổ. Ý niệm về thượng đế chẳng giúp cho ai mà lại hành hạ hàng triệu người. Quỉ chưa bao giờ hành hạ nhiều người thế. Nhưng ý niệm về thượng đế đã làm cho mọi người tự hành hạ mình. Và ý niệm về thượng đế đơn giản là được bịa ra, được bịa ra bởi vì những câu hỏi này.
Tôi có thể thấy điều đó ngay cả khi còn là đứa trẻ nhỏ bởi vì ở ngay bên cạnh nhà tôi có một ngôi đền, ngôi đền Hindu và mọi người tới thờ phụng và các tu sĩ cũng thờ phụng, còn tôi thì hay chơi trong ngôi đền đó và hỏi một tu sĩ, rằng "Đây là cái loại trò chơi gì mà các bác cứ chơi mãi thế? Bởi vì chẳng có ai cả, chỉ mỗi hòn đá được tạc thành hình người; và các bác cứ cầu nguyện và các bác quì gối xuống rồi nước mắt chảy ra, xúc động lớn lao, uỷ mị lớn lao và cháu chẳng thấy một giọt nước mắt nào ở phía bên kia. Phía bên kia chẳng có người nào, chỉ là hòn đá."
Và họ sẽ nói, "Chớ nói những điều như thế. Đấy không phải là hòn đá đâu. Đấy là Thượng đế, người đã tạo ra thế giới này. Không có Thượng đế, thế giới này không thể tồn tại được. Cái gì đó là được cần tới. Nếu nó tồn tại, thế thì phải có đấng sáng tạo."
Và cuối cùng họ cấm tôi không được vào đền. Bởi vì tôi đã hỏi họ rằng "Nếu điều đó là đúng, thế thì ai tạo ra Thượng đế, bởi vì ngài tồn tại theo các bác. Cho nên các bác phải có can đảm mà hỏi ai tạo ra Thượng đế?"
Và họ giận dữ đến mức họ đơn giản, thực tế tống tôi ra khỏi đền và bảo tôi đừng bao giờ tới nữa. Tôi nói, "Nhưng đây không phải là câu trả lời. Điều đó đơn giản chỉ ra các bác không có câu trả lời nào và nếu Thượng đế có thể tồn tại mà không được tạo ra, thế thì có gì sai trong sự tồn tại vẫn tồn tại mà không được tạo ra."
Nếu bạn phải chấp nhận tại điểm nào đó rằng một điều có thể hiện hữu mà không có đấng sáng tạo nào, thế thì tại sao phải đi vào những giả thiết không cần thiết làm gì. Thế thì tại sao không còn lại với thực tại không có giả thuyết?
Câu Câu hỏi: Thưa Osho, cái gì ở đằng sau cái chết? Cái gì là cái vẫn tồn tại - linh hồn, atman - thầy có thể mô tả nó được không?
Không có cái chết, chỉ sự thay đổi hình dạng.
Mọi thứ tiếp tục...
Nước cấu thành nên bạn, gần tám mươi phần trăm hay hơn, trở về nước. Bùn cấu thành nên bạn, trở về bùn.
Tất cả các yếu tố cấu thành nên bạn đều trở về cội nguồn của chúng. Tâm thức bạn đi vào trong một thân thể mới. Bạn có thể gọi nó là linh hồn, bạn có thể gọi nó là atman.
Thân thể cũ không còn có khả năng là ngôi nhà để được sống trong đó cho nên bạn đơn giản chuyển sang ngôi nhà mới và bạn tiếp tục chuyển sang nhà mới chừng nào bất kì loại ham muốn nào vẫn còn lại trong bạn.
Khoảnh khắc mọi ham muốn biến mất, khoảnh khắc bạn sống toàn bộ tới mức tất cả các ham muốn đều bị thiêu cháy bởi việc sống của bạn, tới mức bạn đơn giản sống mà không có ham muốn nào, không có tham vọng nào, không có mục đích nào, thế thì các yếu tố vật chất đi vào trong các yếu tố vật chất và tâm thức của bạn đi vào trong tâm thức vũ trụ. Chẳng cái gì chết đi. Chỉ các tổ hợp phân tán đi. Và chúng thiết lập nên thân thể khác cho bạn. Sự tồn tại rất từ bi - nó cứ cho bạn những thân thể mới, hình dạng mới, chừng nào bạn còn chưa học xong bài học. Và bài học là sống toàn bộ tới mức không còn chỗ cho bất kì ham muốn nào. Thế thì bạn được phép là một phần của tâm thức vũ trụ.
Tâm thức vũ trụ này không tách biệt khỏi sự tồn tại. Nó là một phần, phần cố hữu của sự tồn tại. Sự tồn tại là một. Vật chất và tâm thức là hai cực của một năng lượng. Vật chất là tổ hợp nào đó của cùng năng lượng như tâm thức. Nó là cùng loại vải mà từ đó mọi quần áo được tạo ra - áo sơ mi của bạn, mũ của bạn, bộ đồ ngủ của bạn, mọi thứ. Tương ứng với nhu cầu của bạn. Nhưng vải, thực tại cơ sở, là một. Và cái chết chỉ là quan niệm lầm, sự hiểu lầm.
Điều đó bao giờ cũng xảy ra cho người khác. Đó là lí do tại sao bạn có hiểu lầm.
Bao giờ cũng là ai đó khác chết. Bạn không bao giờ chết. Cho nên câu hỏi nảy sinh 'cái chết là gì?' Và khoảnh khắc bạn sẽ chết, nếu bạn đang sống với mọi loại ham muốn, những tham vọng chưa hoàn thành, thế thì khả năng là quá trình chết sẽ xảy ra nhưng bạn sẽ vô ý thức. Điều đó nữa cũng là từ bi của sự tồn tại.
Cũng giống như nhà phẫu thuật sẽ cho bạn thuốc mê trước cuộc giải phẫu, sự tồn tại cho bạn cơn mê trước khi nó phân tách các yếu tố của bạn và thay đổi toàn bộ cấu trúc và cho bạn một con người mới, một dạng mới. Nhưng chẳng cái gì chết cả. Cái chết là điều dối trá cũng giống như Thượng đế vậy.
Cho nên khi tôi lần đầu tiên đọc phát biểu của Frederick Nietzsche rằng 'Thượng đế chết' thì tôi đã nói rằng đây là một phát biểu nhỏ bé thế nhưng lại có dối trá lớn nhất trong nó - Thượng đế và cái chết.
Câu hỏi: Thưa Osho, thầy giải thích thế nào về nhu cầu và sự tồn tại của nhiều tôn giáo thế?
Có nhiều tôn giáo thế bởi vì có nhiều người tưởng tượng thế trên thế giới. Nếu có sáng tỏ trong tâm trí mọi người, sẽ không có đến một tôn giáo. Thế thì tôn giáo sẽ không được cần tới chút nào. Chính tưởng tượng tạo nên các tôn giáo.


Bởi vì những câu hỏi này ám ảnh tâm trí của bất kì ai không biết gì bên ngoài tâm trí. Tâm trí đầy những câu hỏi, tò mò - nó muốn câu trả lời nào đó. Cho dù chúng là giả, đấy là an ủi. Không có câu trả lời nào là rất khó. Chấp nhận dốt nát của người ta là chống lại bản ngã của con người.
Cho nên thà rằng chấp nhận bất kì câu trả lời ngu xuẩn nào cũng còn hơn là nói rằng "Tôi không biết"... Điều đó làm tổn thương. Bản ngã muốn công bố rằng nó biết. Nó che đậy tất cả các câu hỏi ám ảnh người ta - ai tạo ra thế giới, sao ngài tạo ra thế giới, khi nào ngài tạo ra thế giới?
Bây giờ đấy chỉ là câu hỏi của tưởng tượng của bạn làm sao bạn xoay xở trả lời được những câu hỏi này. Mỗi tôn giáo đều có cách tưởng tượng riêng của mình. Đó là khác biệt duy nhất giữa mọi tôn giáo. Chúng không dựa vào chân lí bởi vì chân lí không thể có nhiều tôn giáo thế. Đấy là những bầu khí hậu khác nhau, con người khác nhau, thời đại khác nhau, và tưởng tượng khác nhau.
Chẳng hạn, có những bộ lạc, bộ lạc nguyên thuỷ, vẫn còn bị gắn bó với hình mẫu cũ của họ, họ đã không thay đổi, họ vẫn bị đàn bà chi phối không phải là đàn ông. Thổ dân mẫu hệ; thượng đế của họ là đàn bà, hiển nhiên... bởi vì nếu xã hội bị đàn bà chi phối làm sao đàn ông có thể là thượng đế được? Và thực tế, thượng đế là tưởng tượng của đàn bà, người quyền lực duy nhất. Đàn bà là nữ tu sĩ, đàn bà quyết định mọi nghi lễ. Một cách tự nhiên thượng đế là đàn bà.
Và thế rồi có các xã hội vốn do đàn ông tạo ra, bị chi phối bởi đàn ông... họ không thể chấp nhận Thượng đế là đàn bà được. Thượng đế phải là đàn ông. Đơn giản là chủ nghĩa sô vanh đàn ông, nhưng một sự tưởng tượng tự nhiên. Bất kì ai nắm quyền lực cũng đều sẽ quyết định ai là thượng đế.
Văn hoá khác nhau, xã hội khác nhau, và tôn giáo khác nhau đều có các ý niệm khác nhau về cõi trời của họ, địa ngục của họ, và đấy tất cả đều là tưởng tượng.
Tôi đã thấy tại Ấn Độ trong các đền đài, thường có các điều đó - tôi không biết liệu chúng vẫn còn đó hay đã bị loại bỏ đi - nhưng vào thời thơ ấu, tôi đã thấy trong những ngôi đền có treo các bản đồ chỉ ra chỗ nào là địa ngục, chỗ nào là cõi trời, chỗ nào là nhà của Thượng đế, chỗ nào là nhà của quỉ... Và những người này, người đã làm ra những bản đồ này, không có ý niệm gì về bản đồ thế giới trong đó chúng ta đang sống, bởi vì bạn không thể tưởng tượng ra được nó, bạn phải biết nó, bằng không chẳng mấy chốc trí tưởng tượng của bạn sẽ được chứng tỏ là giả dối.
Họ đã không có bất kì bản đồ nào về thế giới, nhưng họ đã có bản đồ cõi trời và địa ngục - đích xác. Và không ai có thể thách thức được, bởi vì không có cách nào chứng minh nó hay bác bỏ nó. Nhưng tất cả họ đều có các mô tả mà chỉ ra điều gì đó về bản thân họ, không phải về cõi trời và địa ngục.
Địa ngục Tây Tạng là nơi lạnh lẽo băng giá vĩnh hằng - có một địa ngục hiếm hoi, bởi vì mọi địa ngục đều đầy lửa và mọi người bị thiêu đốt. Nhưng ở địa ngục Tây Tạng nó là băng vĩnh hằng mà không bao giờ tan chảy và bạn bị ném vào băng đó. Bởi vì Tây Tạng đã phải chịu đựng quá nhiều về băng giá, tìm ra lửa trong địa ngục sẽ là điều không thể được - bạn không thể nào tìm ra được lửa ở đó. Vâng trong cõi trời của họ, nó ấm áp, lửa có sẵn, không bao giờ lạnh, bởi vì chính khí hậu của họ trao cho họ tưởng tượng nào đó.
Cõi trời của Ấn Độ không ấm, nó gần như được điều hoà nhiệt độ. Họ không có từ như máy điều hoà nhiệt độ vào những ngày cổ đại đó, nhưng mô tả là ở chỗ hệt như buổi sáng sớm khí mát thổi, cả ngày trời đều như thế - khí mát mẻ. Ấn Độ đã chịu nhiều từ nhiệt, một cách tự nhiên với các thánh nhân khí mát là cần và lửa là cần cho tội nhân.
Đây tất cả đều là các quan niệm nhân tạo. Mọi tôn giáo đều bắt rễ trong tưởng tượng, trong mơ mộng. Chúng chẳng có gì liên quan tới các sự kiện, chẳng có gì liên quan gì tới chân lí cả. Đó là lí do tại sao lại có nhiều thứ thế. Có ba trăm tôn giáo trên thế giới. Có lẽ không thể nào tưởng tượng được cái gì hơn nữa... ba trăm tôn giáo có thể đã vét hết mọi khả năng tưởng tượng, đó là lí do tại sao con số này đã dừng ở đó. Nhưng chúng tất cả đều là giả. Cái nhiều của chúng là bằng chứng cho cái giả của chúng.
Câu hỏi: Thưa Osho, điều gì sẽ xảy ra nếu tôn giáo đã không tồn tại?
Nó sẽ chỉ là điều xa xa... Cuộc sống sẽ là niềm vui thực, không mặc cảm gì.
Mọi người sẽ chân thực hơn, chân thành hơn, trong việc sống và trong mọi khía cạnh của sự hiện hữu của họ.
Tôn giáo đã làm cho họ thành đạo đức giả. Nó đã cho họ cái mặt nạ để đeo. Nó đã che giấu khuôn mặt nguyên thuỷ của họ.
Nếu không có tôn giáo, mọi người sẽ có tính nguyên thuỷ của họ, khuôn mặt nguyên thuỷ của họ, chân thành của họ, tính duy nhất của họ. Và họ sẽ vui đùa về mọi thứ, sẽ không có nghiêm chỉnh. Mọi nghiêm chỉnh đều do các tôn giáo tạo ra...
Khi hỏi các câu hỏi ngớ ngẩn, thế rồi trả lời cho những câu hỏi đó, thế rồi ép buộc mọi người, ước định mọi người chấp nhận những câu trả lời giả dối cho các câu hỏi giả dối - họ đã phá huỷ nhân loại vô cùng. Họ đã phá huỷ tự do của bạn, họ đã phá huỷ vui vẻ của bạn, họ đã phá huỷ tiếng cười của bạn, họ đã phá huỷ thật nhiều mà không ai khác... Những tôn giáo này đã là tai ương, không phải là ân huệ.
Nếu như không có tôn giáo nào, cuộc sống sẽ là ân huệ thực sự và toàn bộ nỗ lực của tôi là ở chỗ không nên có tôn giáo và con người nên được để một mình với thực tại của người đó và thực tại của sự tồn tại, không có bất kì những kẻ giả vờ, nhà tiên tri, người cứu rỗi, đấng cứu thế...
Điều đó sẽ đem lại cái mới mẻ lớn lao cho cuộc sống mà nó cứ dường như đờ đẫn, đem cái tươi mát cho cuộc sống mà những người này đã làm thành tội lỗi. Nó sẽ đem tới bài ca cho trái tim mọi người, nó sẽ lại có thể làm cho người ta nhảy múa dưới các vì sao mà chẳng có lí do gì cả... chỉ bởi vì cuộc sống đẹp thế để nhảy múa, đẹp thế để ca hát, đẹp thế để yêu, đẹp thế để sống. Gánh nặng đè trên trái tim do các tôn giáo này là như núi Himalaya.
Chính phép mầu là ở chỗ con người vẫn còn sống sót... bằng cách nào đó, con người cứ tuồn dưới gánh nặng, nhưng con người đã sống sót. Nhưng đấy chỉ là sống sót thôi, đấy không phải là sống.
Câu hỏi: Thưa Osho, câu hỏi khác: cái gì là quan trọng với thầy?
Điều đó tuỳ vào từng khoảnh khắc.
Tôi không thể đưa ra toàn bộ câu trả lời cho nó được bởi vì điều đó có nghĩa là lần nữa tôi lại đề nghị một triết lí, lại làm ra tôn giáo rằng 'cái này là quan trọng cho tôi và cái này sẽ quan trọng cho tôi vào ngày mai nữa.' Điều đó thay đổi... Trong khi tôi đang tắm, vòi hoa sen là quan trọng. Khi tôi đang nói với các bạn, nói với các bạn là quan trọng. Khi tôi đang ăn, ăn là quan trọng. Trong khi tôi ngủ, ngủ là quan trọng.
Cho nên điều đó rất khó cho tôi. Mọi thứ đều quan trọng vào lúc tôi đang làm nó... và tôi không làm những việc không quan trọng. Được chứ. Chào Maneesha.

Ads Belove Post