Read more
Osho – Kỉ luật của siêu việt – Tập 4
Chương 1. Đạo tám làn
Phật nói:
Những người theo đạo giống như các chiến binh tranh đấu đơn độc với vô số kẻ thù. Họ tất cả có thể ra ngoài công sự với áo giáp đầy đủ; nhưng trong số họ có một số người nhát gan, một số người nửa vời và trốn chạy rút lui, và một số bị giết trong cuộc ẩu đả và một số về nhà thắng lợi. Này các sư, nếu các ông muốn đạt tới chứng ngộ, các ông phải bước đi vững chắc theo cách của mình, với tấm lòng cương quyết, với lòng dũng cảm, và phải bạo dạn trong bất kì môi trường nào có thể xảy tới cho các ông, và phá huỷ mọi ảnh hưởng tai ác mà các ông có thể bắt gặp; với điều như vậy các ông sẽ đạt tới đích.
Phật Gautama không nghiêng về trừu tượng hoá, triết lí hay siêu hình. Ông ấy rất thực tiễn, thực tế, không viển vông. Ông ấy rất khoa học. Cách tiếp cận của ông ấy không phải là cách tiếp cận của nhà tư tưởng; cách tiếp cận của ông ấy mang tính tồn tại. Khi ông ấy đạt tới và trở thành vị phật, tương truyền rằng Thần của các Thần, Brahma, đã tới ông ấy và hỏi ông ấy, "Ai là nhân chứng cho ông? Ông tuyên bố rằng ông đã trở thành phật, nhưng ai là nhân chứng cho ông?" Phật cười to, chạm đất bằng hai tay và nói, "Đất này, đất cứng này là nhân chứng của ta."
Ông ấy rất trần tục; ông ấy đã làm cho đất thành nhân chứng của mình. Ông ấy có thể đã nói như vậy về trời, nhưng không; ông ấy có thể đã nói về mặt trời hay mặt trăng, nhưng không. Ông ấy đã chạm đất và nói, "Đất cứng này là nhân chứng của ta." Toàn thể cách tiếp cận của ông ấy giống như thế đấy.
Trước khi chúng ta đi vào trong những lời kinh này, cần phải hiểu các bước cơ sở của ông ấy.
Đạo của Phật có tên là 'Bát chính đạo' - con đường tám làn. Ông ấy đã chia nó thành tám phần. Nhưng phân chia đó là tuỳ tiện, chỉ là tiện dụng; Đạo là một. Nó thực sự không bị phân chia, nó được phân chia để cho bạn có thể hiểu nó dễ dàng. Và đây là chính điều nền tảng: nếu bạn có thể hiểu tám bước này hay tám phân chia này của Đạo, Đạo sẽ mở ra ngay trước bạn. Bạn đang đứng trên nó đấy, nhưng không nhận biết thôi; tâm trí bạn đang vẩn vơ ở đâu đó. Đạo đang ở ngay trước bạn. Cho nên cố gắng hiểu tám bước này sâu sắc nhất có thể được đi.
Thứ nhất là: chính kiến (nhìn đúng).
Và tất cả tám bước này đều liên quan tới tính chính, tính đúng - chính kiến, chính ý, chính ngữ, chính hạnh, chính nghề nghiệp, chính tinh tiến, chính niệm, và cái thứ tám, cái tối thượng, chính định. Từ 'chính' phải được hiểu trước hết bởi vì từ tiếng Phạn samyak có ý nghĩa, hàm chứa với nghĩa nhiều tới mức nó không thể nào được dịch nổi. 'Right-Chính' là từ việc dịch rất nghèo nàn cho nó bởi nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, từ 'chính' lập tức cho ý tưởng cứ dường như nó đối lại cái tà. samyak không bao giờ cho ý tưởng đó; samyak không đối lại tà. Chính của Phật không chống lại tà, bởi vì Phật nói, 'Tà có nhiều, chính có một - cho nên làm sao chính có thể đối lại tà được?" Mạnh khoẻ có một thôi, bệnh tật có nhiều. Không có nhiều mạnh khoẻ như có nhiều bệnh tật đâu, cho nên mạnh khoẻ không thể đối lại bệnh tật được - bằng không thì sẽ có nhiều mạnh khoẻ thế. Ai đó đang bị lao - TB và thế rồi người đó trở nên mạnh khoẻ, ai đó bị ung thư và người đó trở nên mạnh khoẻ, và ai đó bị cảm cúm rồi người đó trở nên mạnh khoẻ. Ba mạnh khoẻ này không phải là ba mạnh khoẻ. Bệnh tật khác nhau, nhưng mạnh khoẻ là một, và một không thể nào đối lại nhiều.
Đích xác cùng điều đó là đúng với chính và tà. Chính có một thôi. Tà có hàng triệu; bạn có thể cứ bịa ra những cái tà. Chính thì không thể bịa ra được; nó không phụ thuộc vào bạn. Chính là trạng thái của việc bạn đang trong hoà nhịp với cái toàn thể. Đó là nghĩa của mạnh khoẻ nữa: khi bạn đang hoà nhịp với cái toàn thể thì bạn mạnh khoẻ. Âm nhạc tuôn chảy giữa bạn và cái toàn thể, không có cản trở. Bạn cảm thấy khoẻ mạnh. Không có tiếng ồn, mọi thứ đều trong hài hoà. Khi cá nhân trong hoà nhịp với vũ trụ, cái chính tồn tại, mạnh khoẻ tồn tại. Khi bạn rơi ra ngoài sự hoà nhịp thế thì nhiều cái tà phát sinh - không có giới hạn cho chúng, chúng là vô hạn. Và bạn có thể bịa ra nhiều cái tà mới.
Nhân loại đã bịa ra nhiều bệnh tật mới mà trước đây chưa phổ biến. Trong kinh sách ngày xưa, kinh sách ayurvedic, nhiều bệnh không được nhắc tới. Mọi người nghĩ chúng không được nhắc tới bởi vì ayurveda đã không đủ khoa học, cho nên họ không thể chẩn đoán được các bệnh đó. Điều đó không đúng; ayurveda đã trở thành khoa học hoàn hảo. Nhưng các bệnh đó đã không có trong sự tồn tại, cho nên làm sao bạn có thể chẩn đoán được cái không tồn tại? Chúng là phi tồn tại. Đã có vài bệnh tồn tại chỉ cho người giầu, người rất giầu. Chúng được gọi là bệnh hoàng gia. Bệnh lao đã được gọi là bệnh 'hoàng gia'. Nó không phải là bệnh thường. Bây giờ toàn thế giới đã trở thành hoàng gia rồi; bây giờ toàn thế giới đang chịu bệnh giầu, của sự giầu có. Nhàn rỗi đã làm cho nhiều thứ thành sẵn có, nhiều bệnh mới thành sẵn có.
Ung thư là bệnh rất mới. Nó mới chỉ tồn tại khi tâm trí rất lo nghĩ, khi lo âu trở thành giống như vết thương. Và quanh vết thương tinh tế đó trong tâm lí phát sinh bệnh tật trong thân thể tương ứng với nó. Đó chính là ung thư là gì: Đó là lí do tại sao ung thư lại dường như không thể chữa khỏi. Không có cách nào chữa được nó từ phía thân thể. Nó có thể được chữa chỉ từ phía tâm trí bởi vì về căn bản nó phát sinh ở đó.
Mỗi thời đại lại có bệnh tật riêng của nó, mỗi thời đại đều có chứng tật riêng của nó, và mỗi thời đại đều tạo ra tội lỗi riêng của nó. Nhưng đức hạnh là vô thời đại, vô thời gian. Tính thượng đế chẳng có liên quan gì tới bất kì thời đại nào, thời kì nào. Nó không mang tính lịch sử, nó mang tính tồn tại.
Phật nói: Chính là cái không phải do ông tạo ra. Nó đã có đó rồi. Nếu ông đi xa khỏi nó thì ông là tà, nếu ông lại gần nó thì ông là chính. Ông càng tới gần, ông càng chính hơn. Một ngày nào đó, khi ông đích xác ở nhà, ông là chính hoàn hảo. Samyak (chính) và samadhi (định) cả hai có cùng một gốc sam. Samyak là bước đi tới samadhi. Nếu ông không hiểu samyak, ông sẽ không có khả năng hiểu samadhi.
Cho nên bẩy bước chung cuộc đưa tới bước cuối cùng. 'Samadhi' nghĩa là: bây giờ mọi thứ đã rơi vào hoà nhịp với sự tồn tại. Không thiếu sót nào tồn tại; âm nhạc hoàn toàn hoàn hảo. Nhưng không có từ hay hơn trong tiếng Anh so với từ 'chính', cho nên bạn phải hiểu nó. 'Chính' theo nghĩa phật giáo của thuật ngữ này nghĩa là: được cân bằng, được định tâm, được tiếp đất, hài hoà, yên bình - tất cả những điều này. Nhưng điều cơ bản vẫn có thể được hiểu cho dù không có thuật ngữ đồng nghĩa trong tiếng Anh để dịch nó.
Nhưng nhớ, nó chẳng liên quan gì tới tà cả. Tà là bịa đặt của con người, chính là thiêng liêng. Chính không phải là cái gì đó bạn phải làm - bạn được sinh ra đã chính rồi. Tà là cái gì đó bạn phải làm; bạn đã không được sinh ra mà tà. Mọi đứa trẻ đều được sinh ra trong hài hoà. Đó là lí do tại sao trẻ con lại đẹp thế. Bạn đã bao giờ thấy đứa bé mới sinh ra xấu không? Điều đó không xảy ra. Mọi đứa trẻ mới sinh đều đẹp, nhưng tất cả người lớn lại không đẹp. Cho nên cái gì đó ở đâu đó phải đã đi sai - bởi vì mọi đứa trẻ mới sinh đều đẹp. Chúng có duyên dáng, thanh thoát vô cùng mà chẳng liên quan gì tới thực tế nào, bởi vì chúng không có thời gian để thực hành bất kì cái gì. Chúng tới thế giới này mà không có diễn tập nào. Chúng chỉ có đó; hạnh phúc thế, im lặng thế, hài hoà thế. Duyên dáng thế bao quanh chúng - cứ dường như toàn thể sự tồn tại đang bảo vệ chúng. Thế rồi, dần dần, chúng học cách thức của con người và trở thành tà. Thế thì xấu xí xuất hiện. Thế thì những đôi mắt đẹp trở thành khủng khiếp; thế thì khuôn mặt đẹp có thể trở thành mang tính tội phạm; thế thì thân thể đẹp có thể mất đi mọi duyên dáng. Thế thì thông minh đẹp... Mọi đứa trẻ sinh ra đều thông minh; đó là cách mọi sự đang thế. Đứa trẻ thông minh có thể trở thành ngu xuẩn, tầm thường. Đây là thành tựu của con người.
Cái tà là thành tựu của con người, cái chính là thiêng liêng. Bạn không làm cái gì vì nó cả. Bạn chỉ phải dừng tất cả mọi thứ bạn đã từng làm để tạo ra cái tà. Và khi có cái chính, bạn không cảm thấy mình là chính. Đó là lí do tại sao, tôi nhắc lại: Nó không đối lại cái tà. Khi bạn đang trong cái chính bạn đơn giản tự nhiên. Bạn không có cảm giác gì về tính chính cả. Bạn không có cảm giác nào rằng bạn là thánh nhân vĩ đại. Nếu bạn có cảm giác đó thế thì bạn vẫn còn tà ở đâu đó - bởi vì cái không là một nốt chói tai. Nó không cho phép âm nhạc tuôn chảy.
'Chính' nghĩa là được cân bằng, không căng thẳng, định tâm; bạn không là người lạ trong sự tồn tại. Đây là nghĩa của 'chính': bạn ở nhà. Sự tồn tại này là gia đình bạn. Bạn không phải là người xa lạ. Ở phương Tây, và ở phương Đông nữa, tâm trí hiện đại liên tục nói và nghĩ về điều xa lạ, rằng con người đã trở thành người ngoài, rằng con người đã trở thành người lạ, rằng chúng ta dường như chỉ giống như điều ngẫu nhiên trên trái đất. Các nhà hiện sinh có từ đúng cho nó: họ nói chúng ta đã bị tống xuống đây. Tống sao? Bị gạt bỏ! Bị đuổi đi! Bị trừng phạt! Và sự tồn tại này đang chống lại chúng ta. Và bạn có thể chứng minh được điều đó: biết bao nhiêu bệnh tật - cái chết có đó; biết bao nhiêu thất vọng, thất bại. Mọi người cứ nói con người đề nghị và Thượng đế quyết định.
Cho nên tất nhiên con người mang định mệnh, mang định mệnh từ chính lúc ban đầu, là được sinh ra với ham muốn lớn lao và không có khả năng nào cho bất kì sự hoàn thành nào. Làm sao sự tồn tại này có thể là nhà của bạn được? Nó không thể là gia đình của bạn.
Cái chính là khi bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn ở nhà. Không cái gì xa lạ, không cái gì lạ cả.
Phật nói: Nếu ông có, ông là tà - bởi vì bất kì khi nào bạn có, bạn đều tách rời khỏi sự tồn tại. Khi bạn không có thì bạn là chính. Nghe điều ngược đời này; đó là một trong những ngược đời tuyệt vời nhất. Phật nói: Khi ông có, ông là tà. Sự hiện hữu của bạn là tà. Chính sự tách bạch, cái 'tôi đây', tạo ra rào chắn. Thế thì bạn không tan chảy, thế thì bạn trở thành đông cứng, thế thì bạn giống như khối băng. Chết. Khép kín. Thế thì bạn có biên giới.
Khi bạn bắt đầu tan chảy, và bạn bắt đầu cảm thấy, "Sự tồn tại có đó, và mình chỉ là một phần thôi"... và bạn thảnh thơi, và có buông bỏ; bạn biến mất. Thế thì bạn là chính. Khi bạn không có thì bạn là chính.
Tám bước này chỉ là những chỉ báo, dần dần, về cách đi tới dũng cảm vô cùng đó, dũng cảm tối thượng đó nơi bạn lấy bước nhảy lượng tử và bạn đơn giản biến mất. Khi cái ngã biến mất, Cái Ta Vũ Trụ phát sinh.
Điều đầu tiên là chính kiến, nhìn đúng.
Phật nói: Nhìn vào mọi sự mà không có ý kiến nào, bằng không ông chẳng bao giờ nhìn vào thực tại cả. Nhìn vào mọi thứ mà không có triết lí nào, không có định kiến nào, không có giáo điều, tín điều, kinh sách nào. Nhìn đi. Nhìn vào mọi sự như chúng đang đấy. Mang tính sự kiện; đừng tạo ra hư cấu. Nếu bạn đang tìm cái gì đó với định kiến, bạn sẽ tìm thấy nó - đó là rắc rối đấy. Nếu bạn đã đầy đức tin thì bạn sẽ thấy nó bởi vì tâm trí mang tính sáng tạo, tưởng tượng, có khả năng tự thôi miên tới mức bất kì cái gì nó tin nó đều có thể tạo ra. Phật nói: đi tới thực tại mà không có đức tin nào. Đức tin là rào chắn.
Bạn phải đã quan sát điều đó.
Nếu bạn được sinh ra là người Hindu - điều đó nghĩa là nếu bạn được huấn luyện từ thời thơ ấu bởi những người Hindu - điều đó nghĩa là bạn là nạn nhân của Hindu giáo. Và cùng điều đó áp dụng cho người Mô ha mét giáo và Ki tô giáo, người Do Thái, người Jaina, người cộng sản: toàn thể nhân loại là nạn nhân của trường phái này nọ, của định kiến này nọ, của đức tin này nọ. Nếu bạn được sinh ra là người Hindu, đã được huấn luyện theo những giáo điều nào đó, và bạn bắt đầu thiền, bạn sẽ bắt đầu thấy linh ảnh của Krishna, Rama - điều đó tuỳ vào điều bạn đã được dạy, người đã được áp đặt và khắc ghi vào tâm trí bạn - nhưng Christ sẽ không bao giờ tới với bạn. Christ tới với người Ki tô giáo, Phật tới với Phật tử, Mahavira tới với người Jaina. Với người Jaina, Mohammed không bao giờ có thể tới; điều đó là không thể được. Ngay cả quan niệm về ý tưởng này cũng là không thể được. Ngay cả trong mơ, Mohammed cũng sẽ không tới cho người Jaina. Điều gì xảy ra? Nhưng Phật, Mahaviras, Christs, có thực sự tới không? hay đức tin riêng của bạn đang tạo ra họ? Đức tin riêng của bạn đang tạo ra họ đấy.
Với người cộng sản thì chẳng ai tới cả. Đức tin của người đó là ở chỗ tất cả các tôn giáo đều vô nghĩa, một loại thuốc phiện cho mọi người, một chất độc nguy hiểm cần loại bỏ nhanh nhất có thể được - thế thì chẳng ai tới cả. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Nếu bạn có niềm tin, chính niềm tin đó trở thành giấc mơ; và nếu bạn lại là người rất, rất nhạy cảm, cảm nhận, thì giấc mơ đó có thể trông còn thực hơn là thực tại. Thực tế, điều này xảy ra mọi ngày, ngay cả trong những người không tôn giáo. Bạn mơ trong đêm và khi bạn mơ thì mơ có vẻ thực thế. Bạn đã mơ cả đời mình và mọi sáng bạn đều xoá bỏ nó như thứ không thật. Nhưng rồi đêm hôm sau bạn lại mơ, và trong giấc mơ nó lại dường như thật.
Khả năng mơ sống nhờ vào niềm tin. Nếu bạn có niềm tin mạnh mẽ thế thì khả năng mơ gắn với niềm tin này, đổ năng lượng của nó vào niềm tin này, làm cho niềm tin này thành thực tại, và bạn bắt đầu có linh ảnh. Phật không ủng hộ linh ảnh nào cả - bởi vì ông ấy nói: "Cái đang đó không cần linh ảnh nào. Điều cần thiết đơn giản là sự sáng tỏ để thấy." Tâm trí bạn không cần có giấc mơ nào, giấc mơ lớn lao về các thánh nhân vĩ đại, cõi trời và địa ngục; đây tất cả đều là sáng tạo của bạn.
Chính kiến là: không có định kiến nào, không có niềm tin nào, không có ý kiến về bất kì cái gì. Khó đấy... con đường của Phật là gian nan; ông ấy yêu cầu quá nhiều. Điều đó gần như là kì công siêu nhân. Nhưng điều đó là có thể - và đó là cách duy nhất hướng tới chân lí.
Nếu bạn có ý kiến nào đó bạn sẽ áp đặt ý kiến của mình lên chân lí. Bạn vẫn làm điều đó hàng ngày đấy thôi. Nếu bạn tới tôi với ý kiến rằng người này là tốt, bạn sẽ bị thuyết phục rằng người này là tốt thật; nếu bạn đến với ý kiến rằng người này là xấu, bạn sẽ bị thuyết phục rằng người này là xấu thật. Niềm tin của bạn bao giờ cũng tìm ra cái mà nó muốn tìm. Niềm tin rất mang tính chọn lọc. Tôi đã nghe...
Đứa bé được đem ra toà lần nữa bị buộc tội đánh cắp nắp trục bánh xe ô tô. Quan toà quyết định gọi bố nó tới: "Trông đây," quan toà nói. “Con ông đã ra toà nhiều lần vì bị buộc tội ăn cắp, và tôi phát mệt khi thấy nó ở đây."
"Tôi không trách ông đâu, thưa quan toà," người bố nói. "Và tôi cũng phát mệt khi thấy nó ở đây như ông."
"Thế thì sao ông không dạy nó cách hành động? Chỉ cho nó con đường chính và nó sẽ không tới đây nữa."
"Tôi đã chỉ cho nó con đường chính rồi đấy chứ," người bố nói, "nhưng nó lại dường như không có tài năng nào để học. Nó bao giờ cũng bị bắt!"
Bây giờ, chính đạo là khác cho quan toà và cho người bố. Bản thân người bố là kẻ cắp. Ông ta cũng muốn đứa con học 'chính đạo' để cho nó không bao giờ bị bắt lần nữa. Nhưng chính đạo của ông ta là chính đạo của ông ta.
Với kì nghỉ, Mullevy quyết định đi tới Thuỵ Sĩ để hoàn thành giấc mơ cả đời và trèo lên núi Matterhorn. Anh ta thuê một người hướng dẫn, và ngay khi họ sắp lên tới đỉnh thì họ bị tuyết lở dập xuống.
Ba giờ sau Thánh Bernard đào xới tới họ, một chai rượu vang được buộc dưới cằm ông ta.
"Hoan hô!" người hướng dẫn kêu lên. "Người bạn tốt nhất của con người tới rồi."
"A," Mullevy nói. "Và nhìn vào kích cỡ của thằng cha đang mang nó!"
Bây giờ, với người này anh chàng đó là người bạn vĩ đại nhất của nhân loại, với người kia đó là cái chai mà người đó đang mang.
"A," Mullevy nói. "Và nhìn vào kích cỡ của thằng cha đang mang nó!"
Điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn nhìn mọi sự. Bạn có thể nhìn vào cùng một thứ, và bạn có thể không thấy cùng một thứ. Nếu bạn nghe tôi trong tin cậy, bạn nghe kiểu khác. Nếu bạn nghe tôi mà không tin, bạn nghe tôi kiểu khác. Nếu bạn nghe như một đệ tử, bạn nghe kiểu khác. Nếu bạn nghe chỉ như người ngoài, khách thăm - chỉ nhân tiện thôi, bạn đã tới cùng người bạn - bạn nghe kiểu khác. Điều tôi đang nói vẫn thế, nhưng cách bạn diễn giải nó sẽ tuỳ thuộc vào bạn. Nghe đúng sẽ là ở chỗ bạn nghe như không ai cả: không chống đối không ủng hộ, không có định kiến - chỉ là việc nghe. Nếu bạn có thể thấy mọi sự mà không có ý tưởng gì trong tâm trí, thế thì Phật nói đó là chính kiến.
Chính kiến không cần quan niệm hoá. Đó là lí do tại sao Phật lại nói: Đừng hỏi ta câu hỏi lí thuyết nào. Ông ấy không nói gì về Thượng đế cả - không phải vì Thượng đế không có. Ông ấy không nói gì về điều đó bởi vì việc tạo ra lí thuyết là vô dụng. Ông ấy cố gắng mở mắt bạn ra với điều đó. Ông ấy nói: Để biết chân lí bạn cần đôi mắt - cũng như bạn không thể nào dạy được người mù ánh sáng giống cái gì, dù bạn có cố gắng tới đâu. Bạn không thể dạy người mù bất kì cái gì về ánh sáng được. Tất nhiên, bạn có thể dạy bao nhiêu tuỳ ý và người đó có thể học tất cả những thông tin bạn đã chuyển giao cho người đó, nhưng dầu vậy thì trong thực tế, người đó vẫn không có khả năng quan niệm nổi ánh sáng là gì. Người đó không thể quan niệm được.
Chuyện xảy ra:
Một người mù được đưa tới Phật. Ông ấy vừa đi qua làng này, và mọi người trong làng đều mệt mỏi vì người mù này bởi vì anh ta là người rất logic và rất triết lí. Anh ta nhiều biện luận tới mức anh ta thường hay chứng minh rằng ánh sáng không tồn tại. Anh ta sẽ nói, "Ông cứ đem nó lại đây, tôi sẽ sờ vào nó"; hay "Ông cứ đem nó tới đi để tôi có thể nếm nó"; hay "Ông đem nó tới đi, ít nhất để tôi ngửi nó"; hay "Ông đem nó tới đi và đánh nó như cái trống để cho tôi có thể nghe thấy nó."
Tất nhiên, bạn không thể đánh ánh sáng như cái trống được, và bạn không thể nếm được nó, và bạn không thể ngửi được nó, và bạn không thể sờ được nó.
Người mù này sẽ cười, cười đắc thắng, và anh ta sẽ nói, "Các ông ngu lắm! Các ông đang cố gắng chứng minh cái gì đó cho tôi mà nó lại không có. Tôi có bốn giác quan. Chứng minh nó đi! Tôi sẵn sàng đây, tôi cởi mở."
Họ không thể chứng minh được điều đó, cho nên người mù này bắt đầu cho rằng họ chỉ đang cố gắng lừa mình về ánh sáng này: "Toàn thể trò này chỉ là lừa dối, giả dối. Thực tế, họ muốn chứng minh rằng mình mù. Họ đang sỉ nhục mình. Mình đâu có mù, bởi vì ánh sáng không tồn tại. Cho nên phỏng có ích gì? Nếu ánh sáng mà không tồn tại, chẳng cần mắt đó làm gì. Mắt chỉ là hư cấu."
Ông ta sẽ nói, "Các ông tất cả đều mù, nhưng các ông đang mơ về cái gì đó không tồn tại."
Họ mang người đó tới Phật, và Phật nói, "Đừng đem người đó tới ta. Ta biết một thầy thuốc - bởi vì người đó không cần thuyết phục, người đó cần cái nhìn về ánh sáng. Người đó cần mắt. Người đó cần trị liệu, người đó không cần lí thuyết về nó. Nhưng ta biết một thầy thuốc."
Phật có một thầy thuốc giỏi, rất có học. Thầy thuốc này được một nhà vua phái tới cho ông ấy, để chăm sóc thân thể Phật. Người mù này đã được đưa tới thầy thuốc đó. Ông ta điều trị cho người này, và trong vòng sáu tháng người này đã có thể nhìn được.
Vào lúc đó Phật đã đi sang thị trấn khác. Người này chạy và nhảy múa; anh ta cực lạc. Anh quì xuống dưới chân Phật và anh ta nói, "Thầy đã thuyết phục được tôi."
Phật nói, "Đừng nói điều vô nghĩa. Ta đã chẳng làm gì cả. Mắt ông đã thuyết phục ông, và không có cách khác."
Phật thường nói: ta không phải là triết gia, ta là thầy chữa. Ta muốn chữa trị mắt bên trong của các ông, và bước đầu tiên là nhìn đúng - chính kiến. 'Chính kiến' thực sự nghĩa là: một tâm trí không có quan điểm. Nếu bạn có quan điểm nào đó, đó là quan điểm tà. Nếu bạn không có quan điểm nào, thế thì bạn đơn giản cởi mở, sáng tỏ. Thế thì cửa sổ của bạn hoàn toàn mở, bạn không có cản trở nào; bất kì cái gì sẵn có bạn đều có khả năng thấy. Phật không bao giờ nói điều gì về cái bạn sẽ thấy; ông ấy chỉ nói về cách chữa trị chứng mù của bạn, cách thoát ra khỏi chứng mù của bạn.
Con trai của Mulla Nasruddin, đang học khoa học chính trị, hỏi bố nó, "Bố ơi, kẻ phản bội trong chính trị là gì?"
"Bất kì người nào rời bỏ đảng của mình," Mulla nói, "và đi sang phía bên kia, đều là kẻ phản bội."
"Rồi, thế nói gì về người rời bỏ đảng của họ để đi theo đảng của bố?" cậu thanh niên hỏi.
"Người đó là người cải đạo con ạ," Nasruddin nói, "một người cải đạo thực sự."
Bây giờ, khi ai đó chuyển từ đảng này sang đảng khác thì người đó là kẻ phản bội, và khi ai đó gia nhập đảng của bạn từ các đảng khác thì anh ta là người cải đạo. Khi người Hindu trở thành người Ki tô giáo, với người Hindu anh ta là kẻ phản bội, với người Ki tô giáo anh ta là người cải đạo; và khi người Ki tô giáo trở thành người Hindu, họ đón chào anh ta: hiểu biết của anh ta trở lại, anh ta đã nhận ra chân lí là gì. Nhưng với người Ki tô giáo, anh ta là kẻ phản bội.
Nếu bạn sống với các quan điểm bạn không thể thấy được chân lí của bất kì cái gì. Quan điểm của bạn bao giờ cũng tới như rào chắn. Nó cản trở, nó bóp méo, nó không cho phép bạn thấy mọi vật như nó đang đấy. Và Thượng đế là cái đang đấy. Để biết thực tế bạn không cần có bất kì quan điểm nào. Thực tế, nếu bạn thực sự muốn biết cái thực, bạn phải vứt bỏ các quan điểm. Đó là từ bỏ đầu tiên Phật dạy: Vứt bỏ mọi quan điểm, và chính kiến sẽ nảy sinh. Mọi quan điểm đều là tà. Hindu giáo, Ki tô giáo, Phật giáo: mọi quan điểm đều là quan điểm tà.
Người không có quan điểm, người không có ý kiến, người không một ý nghĩ níu bám vào, người chỉ là tấm gương, mới phản chiếu thực tại.
Người đàn bà nghe nhà truyền giáo nói qua các lời răn, và sau mọi lời răn bà ta lại tham gia cùng các thính giả khác mà kêu lên, "Amen!"
Khi ông ta nói tới lời răn: Các ngươi không được phạm tội ngoại tình, bà ta nói, "Bây giờ ông ấy bắt đầu xen vào đây."
Cái gì đó vẫn có vẻ tuyệt đối đúng chừng nào nó vẫn còn khớp với bạn - cứ dường như bạn là tiêu chuẩn của chân lí. Khoảnh khắc nó không khớp với bạn thì nó sai. Đây là cách tiếp cận sai, và nếu bạn giữ cách tiếp cận này, bạn sẽ không bao giờ đạt tới cái thực. Nếu cái gì đó không khớp với bạn, thế thì đừng vội vàng mà quyết định vấn đề - rằng nó phải sai bởi vì nó không khớp với bạn. Nó không cần phải khớp với bạn. Thượng đế không có nghĩa vụ gì phải khớp với bạn. Thực tại không có nghĩa vụ gì phải khớp với bạn. Nếu nó không khớp với bạn, thế thì con người của hiểu biết đúng sẽ tự thay đổi mình chứ không phủ nhận thực tại.
Cho nên bất kì khi nào điều đó gây tổn thương, bất kì khi nào thực tại gây tổn thương, và bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng bạn không khớp, thì chính bạn mới là người không khớp chứ không phải là thực tại. Và người không có quan điểm nào sẽ không bao giờ thấy rằng có xung đột gì giữa mình và thực tại. Người đó bao giờ cũng sẽ khớp với thực tại và thực tại sẽ khớp với người đó - cũng hệt như găng tay khớp với bàn tay. Đây là chính kiến.
Bước thứ hai là: chính ý.
Chúng ta sống hướng theo kết quả, chúng ta sống hướng theo mục đích, chúng ta sống với ý định, với ham muốn: "Mọi sự phải như thế này, thế thì mình sẽ hạnh phúc. Nếu chúng không giống thế này thế thì mình sẽ bất hạnh." Đó là lí do tại sao họ thất vọng thế. Phật nói: Thất vọng của ông tới từ ý định của ông. Ý định của bạn dường như đi ngược lại thực tại; thế thì bạn thất vọng.
Vứt bỏ ý định, vứt bỏ ham muốn đi, và chỉ đi từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia với thực tại, dù nó dẫn tới đâu. Trở thành mẩu gỗ trôi giạt; chỉ nổi với dòng chảy và bạn sẽ không bao giờ bị thất vọng. Thất vọng tới bất kì khi nào có xung đột giữa bạn và thực tế. Và nhớ, thực tại sẽ thắng; bạn không thể thắng đươc thực tại. Không ai có thể thắng được Thượng đế; điều đó là không thể được, điều đó không xảy ra. Bạn có thể thắng chỉ cùng với Ngài thôi. Bất kì khi nào bạn thành công, nhớ lấy, một cách ngẫu nhiên bạn phải đã cùng với Ngài rồi. Mọi thành công đơn giản ngụ ý điều này: rằng một cách vô tình bạn phải đã bước đi cùng Ngài, và đó là lí do tại sao bạn đã thành công. Thất bại ngụ ý rằng một cách vô tình bạn phải đã bước đi ngược với Ngài. Thất bại là chỉ dẫn, thành công là chỉ dẫn.
Người đã học được điều này bỏ đi mọi ý định của mình. Người đó không có ham muốn riêng tư. Người đó nói đích xác điều Jesus đã nói trên cây thánh giá: Vương quốc của ngài tới, ý chí của ngài sẽ được thực hiện. Người đó buông xuôi. Phật không có khái niệm về Thượng đế. Cách tiếp cận của ông ấy còn khoa học hơn cách tiếp cận của Jesus. Jesus mang tính thơ ca hơn. Thượng đế là thơ ca, thơ ca hay. Phật không phải là nhà thơ, ông ấy mang tính rất toán học. Ông ấy nói: Không có nhu cầu nói về Thượng đế. Duy nhất một điều có thể được hiểu: bạn vứt bỏ ý định. Khi bạn không có ý định nào, bạn có chính ý. Và bạn phải nhớ nghịch lí này trong tất cả tám bước.
'Chính ý' nghĩa là không có ý định nào về phần bạn. Thế thì vũ trụ tuôn chảy qua bạn. Thế thì vũ trụ cứ hoàn thành ý định của nó qua bạn. Bạn trở thành phương tiện.
"Cầu xin ngài," con người nhỏ bé cầu nguyện, "ngài biết con. Con bao giờ cũng cầu nguyện ngài và vậy mà con lại chẳng được cái gì ngoài vận rủi, khổ, ốm đau và thất vọng trong cả đời con. Và xin ngài nhìn kẻ hàng thịt bên cạnh. Hắn ta chưa bao giờ cầu nguyện trong đời, thế mà hắn chẳng có gì khác hơn phát đạt, mạnh khoẻ và vui vẻ. Làm sao một người tin tưởng như con lại cứ luôn trong rắc rối còn hắn ta thì bao giờ cũng làm ngon lành thế?"
Bỗng nhiên một tiếng nói ầm ầm vang tới tai anh ta, "Bởi vì anh hàng thịt không luôn làm ta khó chịu, đó là lí do tại sao!"
Bây giờ, lời cầu nguyện của bạn có thể là 'điều làm khó chịu'. Lời cầu nguyện của bạn là gì? - lời cầu nguyện của bạn là ý định của bạn, là ham muốn mà bạn muốn được đáp ứng. Lời cầu nguyện của bạn là gì? - lời cầu nguyện của bạn bao giờ cũng đi ngược lại Thượng đế. Và nhìn vào cái ngớ ngẩn của nó: bạn đang cầu nguyện Thượng đế, và lời cầu nguyện về cơ bản đi ngược lại Thượng đế - bởi vì nếu nó không đi ngược lại Thượng đế thế thì phỏng có ích gì mà cầu nguyện. Bạn ốm: nếu bạn tin cậy vào Thượng đế điều đó nghĩa là bạn biết rằng Thượng đế muốn bạn ốm. Đây là cách bạn đang thế vào lúc này, đây chính là ý chí của Thượng đế. Bạn chấp nhận nó. Thế thì lời cầu nguyện của bạn là lòng biết ơn duy nhất. Bạn không cầu xin điều gì cả, bạn đơn giản cảm ơn Ngài: "Cảm ơn ngài vì đã làm cho con ốm. Cảm ơn ngài, bởi vì con biết điều đó phải là cần thiết. Con có thể không hiểu, nhưng con biết ngài cho con bất kì cái gì được cần tới, bất kì khi nào điều đó được cần tới." Bạn không đi tới đền chùa hay nhà thờ hay thánh đường và hỏi xin giúp đỡ. Nếu bạn hỏi, bạn đang đi ngược lại Thượng đế đấy. Điều đã xảy ra không thể xảy ra ngược lại với ý chí của cái toàn thể được, dù nó là bất kì cái gì. Nếu đó là đêm tối, thế thì bạn phải đang cần tới đêm tối đấy.
Một nhà huyền môn Sufi hay nói trong lời cầu nguyện hàng ngày của mình, "Xin cảm ơn ngài, Chúa Trời - ngài bao giờ cũng cho con bất kì cái gì được cần tới." Đệ tử của ông ấy rất bực mình bởi điều này, bởi vì họ đã thấy ông ấy nhiều lần như thế khi nghèo khó, đói khát, chẳng nơi nghỉ lại trong đêm. Và dầu vậy, ông ấy vẫn cầu nguyện Thượng đế năm lần một ngày, và ông ấy sẽ nói, "Cảm ơn ngài. Con biết ơn làm sao - bất kì điều gì con cần ngài bao giờ cũng cho con."
Một hôm điều đó thành quá thể. Trong ba ngày họ đã đói; không ai cúng dường thức ăn cho họ. Trong ba ngày họ đã ngủ dưới gốc cây, ngoài thị trấn. Và thị trấn này rất đối kháng với họ và sẵn sàng giết chết họ. Và buổi sáng ngày thứ tư nhà huyền môn này lại cầu nguyện và ông ấy nói, "Cảm ơn ngài. Bất kì điều gì con cần ngài bao giờ cũng cho con."
Một đệ tử không thể nào kìm được mình. Anh ta nói, "Thôi mọi điều vô nghĩa này đi! Phải có giới hạn cho mọi thứ chứ. Thầy đang cám ơn Thượng đế vì cái gì nào? Trong ba ngày chúng ta đã bị đói, khát, không chỗ trú ngụ. Đêm lạnh và chúng ta bị rét cứng người còn thầy lại cảm ơn! Vì cái gì! Ngài đã cho thầy cái gì!"
Nhà huyền môn cười và nói, "Trong ba ngày này ta cần bị đói, cần ở mà không có chỗ trú ngụ nào. Đó là một phần của sự trưởng thành của ta. Ba ngày này đã làm cho ta cực kì tốt lành, chúng đã là ân huệ lớn lao. Đó là điều được cần tới, và ngài bao giờ cũng cho bất kì cái gì được cần tới."
Trong thực tế, bất kì cái gì Ngài cho đều là bất kì cái gì được cần tới.
Nhưng khi bạn cầu nguyện, lời cầu nguyện của bạn bao giờ cũng 'làm khó chịu'. Bạn phàn nàn, bạn càu nhàu, cáu kỉnh. Bạn đang nói, "Chẳng cái gì đúng cả, mọi thứ đều sai. Xin đưa nó vào chỗ đúng đi! Bằng không thì con sẽ bắt đầu không tin ngài nữa; bằng không thì con sẽ trở thành kẻ vô thần đấy. Nếu ngài có, thì làm những điều này đi. Nếu ngài không có, thế thì con kết thúc đây, con không định cầu nguyện thêm nữa đâu."
Lời cầu nguyện của bạn có phải là một loại hối lộ không đấy? Bạn thờ phụng Ngài chỉ để thuyết phục Ngài hoàn thành các ham muốn của bạn sao? Phật nói: Người tôn giáo thực không có quan điểm của riêng mình - và đó là quan điểm đúng của người đó. Người đó không sống cuộc sống riêng tư, người đó không sống cuộc sống tách rời. Người đó đi cùng vũ trụ, người đó là một với vũ trụ. Người đó không có mục đích tách rời, không có định mệnh tách rời. Định mệnh của cái toàn thể là định mệnh của người đó. Thế thì người đó trở thành linh thiêng.
Người không có ý định tất nhiên sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Người đó không thể phóng chiếu vào tương lai. Với bất kì cái gì được cần tới trong khoảnh khắc này, người đó đều đáp ứng tương ứng. Người đó mang tính tự phát và người đó mang tính đáp ứng. Khi tôi dùng từ 'đáp ứng' tôi dùng nghĩa nguyên thuỷ của nó. Người đó có khả năng đáp ứng; người đó có thể đáp ứng, và người đó có thể đáp ứng một cách toàn bộ, bởi vì người đó không có ý định riêng của mình. Người đó có thể đơn giản nói, "Vâng," và người đó có thể nói điều đó một cách toàn bộ. Người đó sẽ không giữ lại điều gì cả. Cái có của người đó sẽ không phải là cái có ngần ngại. Nó sẽ giống như đoá hoa... nở ra, toả hương thơm của nó cho sự tồn tại.
Con người của chính ý thì sống cuộc sống không có căng thẳng nào. Nhìn vào từ 'ý định - intension'; nó được tạo ra từ căng thẳng. Mọi ý định đều sẽ tạo ra căng thẳng. Từ này được tạo nên từ hai từ, 'in', và 'tension'. Khi thực tại bên trong của bạn mà căng thẳng, nó là trong căng thẳng. Khi thực tại bên trong của bạn được thảnh thơi và không có căng thẳng - bạn không định đi đâu cả, bạn không săn đuổi cái gì cả, bạn không đi theo cái gì cả, bạn chỉ ở đây và bây giờ, được thảnh thơi - trạng thái của không căng thẳng hay không ý định đó chính là điều Phật gọi là chính ý. Bởi vì thế thì bỗng nhiên vũ trụ bắt đầu tuôn chảy qua bạn. Bạn trở thành giống như cây trúc hổng. Bạn trở thành cây sáo.
Bước thứ ba là chính ngữ.
Phật nói: Chỉ nói cái đang đó. Đừng bao giờ đi vào trong hư cấu. Chỉ nói cái đúng và thực. Chỉ nói cái bạn đã kinh nghiệm. Đừng bao giờ nói về kinh nghiệm của người khác. Nếu bạn còn chưa biết Thượng đế, xin đừng nói gì về Thượng đế cả - bởi vì bất kì điều gì bạn nói đều sẽ là sai lệch, sẽ là báng bổ, sẽ là tội lỗi. Bởi vì bất kì điều gì bạn nói cũng đều sẽ sai. Nếu bạn đã biết tới Thượng đế, chỉ thế nói; bằng không thì đừng. Thế giới này sẽ đẹp hơn, ít lẫn lộn hơn, nếu câu châm ngôn của Phật mà được nghe theo: chính ngữ. Ông ấy nói: chỉ nói cái bạn đã kinh nghiệm, cái được dựa vào kinh nghiệm của bạn, được bắt rễ trong kinh nghiệm của bạn. Đừng bao giờ nói cái gì khác.
Nghĩ về điều đó đi... biết bao nhiêu điều chúng ta cứ nói mà chúng ta lại chưa bao giờ kinh nghiệm qua, điều chúng ta chẳng biết gì về nó cả. Chúng ta đã nghe nói, chúng ta có thể đã đọc, nhưng điều đó không làm cho bạn có khả năng thốt ra được cái gì. Nó tất cả đều được vay mượn, và cái được vay mượn không bao giờ là chân lí cả. Chỉ nói cái đang đó. Mang tính sự kiện, không hư cấu.
Phật đã không tạo ra huyền môn nào. Phát biểu của ông ấy đều trần trụi không có thơ ca hay hư cấu gì cả, không có trang trí. Ông ấy chưa bao giờ trang điểm cho phát biểu của mình; chúng trần trụi, chúng không có trang phục nào. Ông ấy nói: Nếu ông bắt đầu chơi đùa với hư cấu, thì không có chấm dứt. Và nhiều tôn giáo trên thế giới có đến chín mươi chín phần trăm là hư cấu. Người Hindu nói: có một địa ngục, một cõi trời. Người Jaina nói: có bẩy địa ngục và bẩy cõi trời. Và có một thầy giáo, Gosal, vào thời của Mahavira. Ai đó hỏi ông ấy, "Ông nói gì vậy? Vì người Hindu tin vào chỉ một cõi trời, một địa ngục. Và các đệ tử của Mahavira nói rằng họ đã không đi đủ sâu, nhưng thầy của họ đã đi sâu hơn và ông ấy nói có bẩy địa ngục và bẩy cõi trời."
Gosal cười. Ông ấy nói, "Không là gì nhé! Tôi biết có bẩy trăm địa ngục và bẩy trăm cõi trời."
Bây giờ, bạn có thể cứ chơi tiếp; không có chấm dứt cho nó, và không có nhu cầu để chứng minh nó. Nhân danh tôn giáo hư cấu có thể tiếp tục. Đủ mọi thứ ngu xuẩn có thể được nói nhân danh tôn giáo. Không có cách nào đánh giá xem liệu chúng là đúng hay không. Không có cách nào làm cho chúng hợp thức hay không hợp thức; bạn không thể chứng minh được, bạn không thể bác bỏ được. Đó là lí do tại sao đủ mọi loại vô nghĩa vẫn tiếp diễn. Có ba trăm tôn giáo trên trái đất và mọi tôn giáo đều có hư cấu riêng của nó. Chúng tất cả đều hư cấu. Nếu chúng chỉ hư cấu thôi thì đã không có vấn đề gì. Nếu điều đó được hiểu, nếu bạn muốn tận hưởng hư cấu, thì bạn tận hưởng.
Bạn có biết rằng Krishnamurti đọc mãi tiểu thuyết trinh thám không? Ông ấy chưa bao giờ đọc Gita, ông ấy chưa bao giờ đọc Koran, ông ấy chưa bao giờ đọc Kinh Thánh. Ông ấy cứ đọc tiểu thuyết trinh thám. Chẳng ai đã hỏi ông ấy tại sao, và ông ấy chưa bao giờ trả lời, nhưng tôi biết tại sao - bởi vì điều đó là như nhau cả thôi. Dù bạn đọc tiểu thuyết trinh thám, hay bạn đọc Kinh Thánh hay Koran, cũng chẳng tạo ra khác biệt gì. Chúng là các tiểu thuyết trinh thám tôn giáo, chúng là các tiểu thuyết trinh thám cám dỗ. Bạn có thể ngạc nhiên rằng một người với phẩm chất của Krishnamurti mà lại đọc tiểu thuyết trinh thám, nhưng điều đó mang tính rất chỉ dẫn. Ông ấy đơn giản nói rằng mọi thứ đều là hư cấu, và nếu bạn muốn đọc tiểu thuyết trinh thám thế thì sao lại không đọc tiểu thuyết trinh thám thế kỉ hai mươi? Sao lại phải đi ngược lại và đọc những thứ cũ rích, nguyên thuỷ? Sao không đọc thứ mới, mô đen mới nhất?
Phật nói: Chính ngữ nghĩa là: không mang tính hư cấu, không mang tính bí truyền. Chỉ tuyệt đối chân thành và đích thực. Đã có nhiều lần khi các câu hỏi được hỏi với Phật và ông ấy sẽ vẫn còn im lặng, ông ấy sẽ không trả lời. Ông ấy sẽ nói, "Điều này không cần cho sự trưởng thành tâm linh của các ông. Điều này là không cần thiết." Ai đó hỏi, "Ai đã tạo ra thế giới này?" Và ông ấy sẽ nói, "Đừng hỏi - bởi vì nếu A tạo ra hay B tạo ra hay C tạo ra, điều đó có tạo nên khác biệt gì cho ông không? Hay nếu không ai đã tạo ra nó và nó đã có đó mà chẳng có ai làm ra nó, tạo ra nó, điều đó có tạo ra khác biệt gì không? Ông hỏi điều gì đó thực, mang tính kinh nghiệm đi. Ông hỏi điều gì đó có thể có ích nào đó cho ông. Đừng hỏi các câu hỏi ngu xuẩn."
Bây giờ thấy đấy: ông ấy nói, "Những câu hỏi này - ngu xuẩn!" bởi vì câu trả lời sẽ không giúp ích gì cho bạn theo bất kì cách nào để trưởng thành. Và có những người cứ tranh đấu về những điều này. Ai đó nói Thượng đế đã tạo ra nó; ai đó nói trong sáu ngày; ai đó nói ngài vẫn đang tạo ra, sự sáng tạo vẫn tiếp tục, nó chưa bao giờ được kết thúc, dấu chấm hết vẫn còn chưa tới - và họ cứ tranh đấu và cãi lộn. Dường như họ muốn đánh nhau, cho nên bất kì cái cớ gì cũng có tác dụng. Và đây lại là những cái cớ hay bởi vì không có cách nào để chấm dứt chúng. Bạn có thể cứ tiếp diễn mãi và mãi và mãi, đến vô hạn. Thế rồi có những người hỏi, "Ai đã tạo ra Thượng đế?" Bây giờ họ cũng đang hỏi câu hỏi thẳng vào vấn đề.
Những câu hỏi này là không liên quan, và Phật nói: Chỉ nói điều ông biết thôi, và chỉ nói điều có ích, và chỉ nói điều có ích lợi. Đừng phù phiếm, đừng hư cấu. Chân thành trong việc thốt ra lời của ông.
Chuyện xảy ra:
Nhà lãnh đạo chính trị địa phương được mời tới nói chuyện cho những người bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần. Vị chính khách bắt đầu bài nói của mình và đã nói được quãng mười phút thì một anh chàng ở đằng sau đứng dậy và kêu lên, "Ô, ông không biết ông đang nói gì à! Thêm vào đó, ông lại nói quá nhiều. Sao ông không im đi và ngồi xuống!"
"Tôi sẽ đợi một lúc cho tới khi nào các anh đuổi người kia ra," viên chính khách nói với người giám thị.
"Đuổi anh ta ra sao?" viên giám thị hỏi. "Chắc chắn là không rồi! Anh chàng đáng thương đó đã ở đây tám năm và đây là lần đầu tiên anh ta nói ra điều gì đó có nghĩa đấy, thưa ông."
Bạn đã bao giờ nghe diễn văn của chính trị gia chưa? Họ cứ nói và nói - và chẳng nói lên một điều gì cả. Đó chính là ngoại giao là gì đấy: cứ nói về mọi sự mà chẳng nói cái gì cả, bằng không thì bạn sẽ bị nhận ra. Cho nên, cứ vòng vo tam quốc, mọi người cứ thế mãi. Đến cuối bạn không thể có được kết luận gì; không có kết luận. Họ đơn giản chơi với từ ngữ. Từ ngữ có sức quyến rũ riêng của chúng, và nếu bạn quan sát bạn sẽ có khả năng thấy. Đôi khi bạn nói một từ, thế rồi từ đó dẫn tới từ khác - từ có sức quyến rũ riêng của chúng - thế rồi bạn đi sang từ khác mà nó lại dẫn bạn vào từ khác nữa, và chung cuộc bạn chấm dứt ở đâu đó nơi bạn chưa bao giờ muốn tới. Từ có sức quyến rũ riêng của chúng, có ma thuật riêng của chúng. Cứ hỏi các tiểu thuyết gia, nhà thơ mà xem; họ biết về điều đó đấy. Các tiểu thuyết gia bắt đầu một câu chuyện, nhưng nó chẳng bao giờ chấm dứt theo ông ấy. Dần dần, các nhân vật bắt đầu khẳng định cá tính riêng của họ. Dần dần, từ đan dệt lại theo cách nào đó và đi vào các hướng nào đó. Tất cả các tiểu thuyết gia lớn đều biết về điều đó và nói. "Nó là thế đấy - tức là chúng tôi bắt đầu cuốn tiểu thuyết nhưng chúng tôi chẳng bao giờ chấm dứt được nó. Nó chấm dứt theo cách riêng của nó."
Bạn cứ thử viết một câu chuyện mà xem. Đầu tiên bạn lập kế hoạch trong đầu óc, bạn có bản kế hoạch tổng thể trần trụi khi bạn mới bắt đầu. Khoảnh khắc bạn bắt đầu, mọi sự bắt đầu xảy ra mà bạn chưa bao giờ chủ định vậy. Thế rồi bạn bị dẫn đi ngày một lạc lối hơn, và cuốn tiểu thuyết hay câu chuyện chấm dứt ở đâu đó mà bạn thậm chí chưa bao giờ mơ tới. Điều gì xảy ra? Từ ngữ có ma thuật của riêng nó. Từ này dẫn tới từ khác, và người ta cứ đi mãi đi mãi.
Phật nói: Lưu tâm. Đừng bị đưa đi lạc lối bởi từ ngữ. Nói điều ông thực sự muốn nói, đừng phù phiếm.
Mới đêm hôm nọ bà Mulla Nasruddin tới tôi. Bà ấy nói, "Thầy biết không? Tôi có thể đứng ở cửa và chỉ bằng việc nhìn vào khuôn mặt chồng là tôi có thể biết liệu ông ấy có đang nói dối hay không."
Tôi ngạc nhiên. Tôi nói, "Làm sao mà bà có thể làm được điều đó?"
Bà ấy nói, "Nếu môi ông ấy mà chuyển động, ông ấy nói dối đấy."
Mulla Nasruddin là một chính khách. Nếu môi ông ấy chuyển động... thế là đủ! Thế thì ông ấy phải đang nói dối rồi. Ông ấy còn có thể làm cái gì khác được?
Nhớ một điều: bạn phải cẩn thận về điều bạn nhận vào, và bạn phải cẩn thận về điều bạn đem ra. Chỉ thế thì bạn mới có thể có cuộc sống được định tâm. Mọi người đều bất cẩn: họ cứ tọng vào mình bất kì cái gì họ tìm thấy. Bất kì cái gì! Họ cứ tọng vào - trong thân thể, và trong tâm trí nữa. Cẩn thận vào.
Nếu hàng xóm của bạn tới và bắt đầu buôn chuyện, bạn nghe rất chăm chú. Nếu hàng xóm ném rác rưởi nào đó sang vườn của bạn, bạn sẽ bắt đầu đánh nhau, nhưng nếu người đó ném rác rưởi nào đó vào đầu bạn, bạn hoan nghênh nhiệt liệt. Bạn không thấy điều đó: một khi ai đó đã được phép vứt rác rưởi vào đầu bạn, bạn sẽ làm gì với nó? Chẳng chóng thì chầy nó sẽ đi qua mồm bạn và đi vào đầu ai đó khác. Bạn không thể giữ nó ở bên trong được. Đó là lí do tại sao mọi người lại gặp khó khăn thế trong giữ bí mật. Bảo ai đó đừng nói cho bất kì ai khác bất kì điều gì, và bạn có thể chắc chắn người đó sẽ nói. Bảo vợ bạn, "Điều này rất bí mật... em đừng nói cho ai nhé," và bạn có thể chắc chắn rằng trong vòng hai mươi bốn giờ cả thị trấn sẽ biết. Tất nhiên cô ấy cũng sẽ nói cùng điều đó khi cô ấy kể câu chuyện này cho người phục vụ: "Đừng nói điều này cho bất kì ai, nó là rất bí mật." Và anh ta sẽ nói cùng điều đó cho vợ mình, và chuyện đó cứ tiếp diễn mãi. Trong vòng hai mươi bốn giờ bạn sẽ thấy cả thị trấn đều biết về nó. Không có cách nào tốt hơn để lan truyền một điều: cứ bảo mọi người, "Chớ nói điều đó cho ai cả." Chắc chắn đấy - họ sẽ phải nói điều đó. Bởi vì bất kì khi nào có bí mật thì đều khó giữ được nó bên trong. Nó muốn đi ra ngoài.
Đừng cứ nhận bất kì điều gì vào, và đừng cứ ném bất kì cái gì lên mọi người. Nếu bạn quá đầy những rác rưởi, đi ra bờ sông, đi vào rừng, và nói với cây cối. Chẳng hại gì cả, bởi vì chúng không nghe. Bạn có thể nói, bạn có thể làm mình nhẹ gánh, bạn có thể nghỉ ngơi thư dãn rồi quay về. Nhưng đừng làm điều đó cho con người - họ cũng đã quá nặng gánh rồi.
Phật nói: Chính ngữ nghĩa là lời nói rất chân thành.
Kinh Thánh nói: Lúc ban đầu là lời... và thế rồi mọi thứ đi vào. Phật nói: Nếu ông vứt bỏ lời, sẽ có thực tại, cái bắt đầu. Nếu ông trở nên im lặng, thế thì bất kì điều gì ông nói đều sẽ có ý nghĩa.
Bạn đã quan sát điều đó chưa? Nếu bạn nhịn ăn một ngày, ngày hôm sau cơn đói của bạn có niềm đam mê khác cho nó. Nếu bạn nhịn ăn thế thì bạn có cơn đói tươi tắn nảy sinh trong mình. Nếu bạn cứ tọng vào mình hàng ngày, liên tục, và không bao giờ nhịn ăn, bạn hoàn toàn quên mất ngôn ngữ của đói, cái tươi mới, cái đẹp, cái sống động của cơn đói. Nhịn ăn một ngày và ngày hôm sau bạn sẽ có cơn đói tươi mới nảy sinh, và ngày hôm sau bạn sẽ có khẩu vị khác. Thức ăn có thể vẫn thế thôi, nhưng nó sẽ trở nên có hương vị - bởi vì chính cơn đói làm cho nó thành có hương vị.
Và cùng điều đó xảy ra với từ ngữ. Giữ im lặng, và thế rồi nói điều gì đó, và bạn sẽ thấy: điều gì đó ấy có sức mạnh trong nó. Im lặng giống như nhịn ăn: nó đem cuộc sống vào trong lời của bạn. Và trong thế giới này chỉ những người đã giữ cho mình ở trong im lặng sâu sắc, mới có tầm quan trọng mênh mông, và lời của họ mang giá trị kéo dài vĩnh hằng.
Phật đã im lặng trong nhiều tháng, Mahavira đã im lặng trong mười hai năm. Bất kì khi nào Jesus cảm thấy rằng ông ấy mệt mỏi, ông ấy đều đi vào rừng và ông ấy sẽ nói với các đệ tử của mình, "Bỏ ta đấy. Để ta một mình." Ông ấy sẽ trong im lặng trong bốn mươi ngày, và thế rồi ông ấy sẽ quay lại. Và thế thì lời của ông ấy có giá trị với họ: từng lời đều giống như kim cương.
Nếu bạn thực sự muốn rằng lời của mình phải có giá trị, thế thì học im lặng. Giữ im lặng ngày một nhiều; thế thì một ngày nào đó bạn sẽ biết chính ngữ là gì.
Bước thứ tư là: chính hạnh.
Phật nói: đức hạnh tới từ bên ngoài không phải là chính hạnh. Đức hạnh tới từ bên trong mới là chính hạnh.
Mọi điều chúng ta nghĩ là đức hạnh thì không thực sự là đức hạnh đâu. Đó chỉ là điều được xã hội huấn luyện thôi. Bạn đã được dạy phải cư xử theo cách nào đó và bạn cư xử theo cách nào đó - nhưng hành vi đó là hành vi của kẻ nô lệ. Nó không phải là hành vi của người tự do, nó không bắt nguồn từ tự do. Và làm sao đức hạnh lại có thể bắt nguồn từ việc nô lệ được?
Phật nói: Đức hạnh là có thể chỉ khi ông tự do toàn bộ, không ước định nào. Không phải là bạn phải làm điều gì đó, không phải là đó là nghĩa vụ của bạn, không phải là bạn phải tuân theo qui tắc nào đó; nhưng mà bạn đã trở nên có ý thức, bạn đã trở nên nhận biết. Và từ nhận biết đó bạn cư xử theo cách nào đó. Nhận biết là chính hạnh; vô nhận biết là tà hạnh.
Bạn có thể chân thực. Bạn có thể không phải là tên trộm, và bạn có thể không phải là người ngu bâu quanh vợ người khác, và bạn có thể không phải là kẻ lừa dối, nhưng nếu đấy chỉ là vì xã hội đã áp đặt những điều này lên bạn, thì bạn vẫn không phải là đức hạnh. Bạn có thể là công dân tốt nhưng đức hạnh lại là điều lớn lao hơn: nó không rẻ thế. Bạn có thể là tốt với xã hội; xã hội không muốn cái gì nhiều hơn thế. Nếu bạn không tạo ra rắc rối nào - thế là đủ; nếu bạn không tạo ra mối nguy hại nào - thế là đủ - bạn là công dân tốt. Nhưng là đức hạnh còn ngụ ý cái gì đó nhiều hơn là công dân tốt. Nó ngụ ý... người tốt; nó chẳng liên quan gì tới xã hội cả. Nó có cái gì đó liên quan tới tính toàn vẹn bên trong của bạn.
Phật nói: Trở nên có ý thức hơn. Sống qua ý thức hơn là sống qua lương tâm.
Lương tâm được xã hội tạo ra. Nếu bạn được sinh ra trong gia đình người Jaina thì bạn sẽ không ăn thịt, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không bạo hành. Làm sao bạn có thể không bạo hành chỉ bởi việc không ăn thịt? - bởi vì từ chính thời thơ ấu của mình bạn đã được dạy không ăn thịt và ăn thịt đã trở thành buồn nôn. Người Jaina thậm chí không thể nhìn vào miếng thịt được: ngay cả nhìn miếng thịt người đó cũng bắt đầu cảm thấy buồn nôn, người đó bắt đầu cảm thấy nôn nao.
Khi tôi còn là đứa trẻ, trong gia đình tôi ngay cả cà chua cũng không được phép. Tôi đã hỏi mẹ tôi, "Sao cà chua lại không được phép?" Bà ấy nói, "Chúng trông giống thịt. Người ta cảm thấy nôn nao nếu người ta nhìn vào cà chua.'
Cà chua, cà chua đáng thương... bạn không thể tìm được người hồn nhiên hơn cà chua đâu!
Nhưng tôi đã không nếm cà chua trong một thời gian dài hồi thơ ấu. Khi tôi tới kí túc xá, chỉ thế thì tôi mới thu được dũng cảm để ăn cà chua. Và ngày đầu tiên, khi tôi ăn chúng, tôi đã không thể nào ngủ nổi cả đêm. Dạ dầy tôi sôi òng ọc, và tôi sợ là tôi đã phạm phải tội lỗi lớn. Đến sáng tôi nôn ra - chỉ là ước định.
Tiếng Pháp chỉ có một từ cho cả ý thức và lương tâm. Điều đó là đúng; Phật sẽ đồng ý với điều đó. Nó chỉ có một từ cho cả lương tâm và ý thức. Phật cũng nói: ý thức của bạn nên là lương tâm bạn. Bạn nên nhận biết hơn. Bạn nên bắt đầu thấy nhiều điều như chúng đấy, và thế rồi phi bạo hành sẽ nảy sinh. Điều ngu xuẩn là đi giết con vật chỉ vì thức ăn của bạn. Điều đó không phải là tội lỗi, nó là ngu xuẩn. Nó chẳng liên quan gì tới tội lỗi cả. Bạn sẽ không bị ném vào ngọn lửa địa ngục đâu.
Tôi đã nghe...
Một người giầu chết đi, một kẻ keo kiệt - ông ta phải đã là một marwari. Họ là những người Do Thái Ấn Độ. Ông ta chết. Ông ta bảo vợ mình, "Không cần mặc quần áo gì cho tôi, bởi vì tôi biết nơi tôi sẽ đi. Tôi sẽ đi tới chỗ nóng nực đấy. Tôi đã phạm phải bao nhiêu là tội lỗi, cho nên tôi sẽ xuống địa ngục. Không có nhu cầu quần áo, và quần áo thì đắt đỏ, mà giá cả đang lên mỗi ngày một cao hơn. Bà giữ lấy chúng. Chúng sẽ có ích cho con cái chúng ta." Thế là bà vợ đem thiêu ông ấy mà không có quần áo.
Nhưng đêm hôm sau, vào giữa đêm ai đó gõ cửa. Thế là bà ấy ra mở cửa. Con ma chồng bà ấy đứng đó, và ông ta nói, "Đưa cho tôi bộ quần áo len!"
"Có chuyện gì với ông thế?"
Ông ta nói, "Bây giờ những ngày xưa đó qua rồi. Họ có địa ngục với điều hoà nhiệt độ. Tôi rét run người!"
Quên mọi thứ vô nghĩa đi - rằng trong địa ngục bạn sẽ khổ sở. Biết bao nhiêu chính khách có đó, biết bao nhiêu nhà khoa học có đó. Tự nhiên là họ sẽ sẽ phải làm điều hoà không khí cho nó bây giờ.
Phật nói: Không phải bởi vì sợ hãi mà các ông phải đức hạnh, mà bởi vì hiểu biết; và không phải bởi vì tham lam mà các ông phải đức hạnh - bởi vì tôn giáo bình thường của bạn dựa trên sợ hãi và tham lam, chỉ toàn mẹo vặt về thưởng phạt. Cũng như bạn vẫn làm với con cái mình, các tôn giáo đã làm với bạn: nếu bạn làm điều này thì bạn sẽ lên trời, nếu bạn làm điều này bạn sẽ xuống địa ngục - sợ hãi và tham lam. Họ đang chơi đùa trên sợ và tham của con người, và họ nói rằng người ta không nên sợ hãi, và người ta không nên tham lam, và toàn thể cấu trúc của họ lại dựa trên cùng sợ hãi và tham lam.
Phật nói: Không sợ và không tham. Nhìn vào mọi sự, và từ nhận biết riêng của bạn tính đáp ứng nảy sinh. Bạn bắt đầu cư xử một cách duyên dáng. Bạn không làm những điều ngu xuẩn, có thế thôi.
Nếu bạn làm mọi sự từ sợ hãi, bạn sẽ không bao giờ có khả năng đức hạnh toàn bộ - bởi vì sâu bên dưới, bên ngoài sợ, bạn sẽ biết... Và ham muốn làm điều đối lập, là cái đối lập, sẽ vẫn còn đó.
Chuyện xảy ra:
Trong một cuộc họp tôn giáo một quả phụ trẻ hấp dẫn nghiêng người quá xa ngoài ban công và bị ngã. Nhưng bộ quần áo của cô ấy lại mắc vào ngọn đèn treo và giữ cô ấy lơ lửng trong không trung. Người thuyết giáo, tất nhiên, lập tức để ý tới tình huống khó khăn của người đàn bà này và kêu gọi toàn thể giáo đoàn, "Người đầu tiên nhìn lên đó bị nguy cơ trừng phạt mù mắt."
Mulla Nasruddin, đang ở trong giáo đoàn, thì thầm vào tai người đứng bên cạnh mình, "Tôi nghĩ tôi sẽ liều với một mắt."
Đức hạnh bị áp đặt không thể mang tính toàn bộ; người ta bao giờ cũng sẵn lòng liều với một mắt, ít nhất. Ai mà biết được? Điều đó có thể đúng, điều đó có thể không đúng...
Và cái gọi là người đạo đức bao giờ cũng sẽ cần ngày nghỉ, bởi vì điều đó sẽ làm mệt mỏi. Nó dựa trên xung đột: một phần của con người bạn nói điều gì đó và đức hạnh nói điều gì đó khác. Bạn bị phân chia, bạn bị chia chẻ. Bởi vì chia chẻ này mà toàn thể nhân loại có chút ít tinh thần phân liệt - một phần đi phương nam, một phần đi phương bắc. Và bạn bao giờ cũng trong mơ hồ, và bạn bao giờ cũng lưỡng lự, vẩn vơ - đi đâu? làm gì? Bản năng của bạn nói điều gì đó và ước định của bạn nói chính điều đối lập. Bạn có thể ép buộc bất kì cái gì lên bản thân mình, nhưng thực tế, nó sẽ không bao giờ là một phần của bạn.
Người bản ngã có thể được xã hội gọi là khiêm tốn, và người đó có thể cố gắng trở thành khiêm tốn. Nhưng người bản ngã là người bản ngã: bây giờ khiêm tốn sẽ che giấu bản ngã.
Tôi đã nghe...
Một giáo sĩ phát biểu với giáo đoàn của mình. Họ rất xúc động bởi buổi lễ và một người đứng dậy và nói, "Tôi là Joe Smith. Tôi tới mảnh đất này không một xu. Bây giờ tôi đáng giá năm triệu, nhưng khi tôi nghe lời của ông, tôi chẳng là gì cả."
Một người khác đứng dậy và nói, "Tôi đã bắt đầu không có xu nào, thế nữa. Bây giờ tôi đáng giá mười triệu, nhưng khi tôi nghe lời của ông, thưa giáo sĩ, tôi không là gì cả, tuyệt đối không gì cả."
Thế rồi người khác đứng dậy và nói, "Tôi làm việc cho cơ quan bưu điện. Tôi làm tám mươi đô la một tuần, nhưng khi tôi nghe lời của ông tôi chẳng là gì cả, hoàn toàn không là gì cả." Và nhà triệu phú thứ nhất nói với người thứ hai, "Nhìn xem ai muốn là không gì cả."
Chỉ là nhân viên bưu điện thôi, mà cố gắng trở thành không gì cả sao? Thế thì không gì cả cần rằng trước hết bạn phải trở thành triệu phú. Đó là lí do tại sao ở Ấn Độ, một nước tôn giáo thế, mà thậm chí không thời đại nào lại không có một người đơn giản đã từng tuyên bố là thiên thần giáng thế, một tirthankara. Không, chưa đâu; điều đó chưa xảy ra đâu - bởi vì nếu bạn mà nghèo, bạn sẽ từ bỏ cái gì? Tất cả hai mươi bốn tirthankaras của người Jaina đều bắt nguồn từ gia đình hoàng gia, con vua. Bản thân Phật cũng bắt nguồn từ một gia đình hoàng gia; Rama, Krishna - mọi người đều bắt nguồn từ gia đình hoàng gia.
Tại sao? Tại sao Kabir lại không thế? Tại sao Farid lại không thế? Tại sao Dadu lại không thế? Chẳng cái gì thiếu cả. Chỉ một điều đang bị bỏ lỡ: họ không có gì để từ bỏ cả. Nhìn xem ai đang cố gắng là không gì cả! Trước hết bạn phải có đã; để từ bỏ bạn phải có nhiều, bạn cần nhiều; bạn phải có đã. Người đơn giản không thực sự là người khiêm tốn, duy nhất người bản ngã mới là người khiêm tốn. Và thế thì người đó cố gắng, qua khiêm tốn của mình, để nói rằng mình là người khiêm tốn nhất trên thế giới. Nhưng cùng điều đó trong cách ăn mặc khác vẫn tiếp tục. Đức hạnh của bạn chưa bao giờ làm biến đổi bạn.
Cho nên Phật nói: Chính hạnh là từ bên trong, từ nhận biết - không từ sợ hãi, không từ tham lam.
Bước thứ năm là: chính nghề nghiệp.
Phật nói: Cuộc sống nên đơn giản, không phức tạp. Cuộc sống nên dựa trên nhu cầu, không dựa trên ham muốn. Nhu cầu là hoàn toàn được: bạn cần thức ăn, bạn cần quần áo, bạn cần chỗ trú ngụ, bạn cần tình yêu, bạn cần quan hệ. Hoàn toàn tốt, chẳng có gì sai trong nó cả. Nhu cầu có thể được đáp ứng; ham muốn về cơ bản là không thể đáp ứng được. Ham muốn tạo ra phức cảm. Chúng tạo ra phức cảm bởi vì chúng không bao giờ có thể được hoàn thành. Bạn cứ làm việc vất vả vì chúng, và chúng vẫn còn không được hoàn thành, và bạn vẫn còn trống rỗng.
Điều thứ nhất về nghề nghiệp là: nó nên dựa trên nhu cầu, không dựa trên ham muốn. Thế thì một lượng rất nhỏ các thứ cũng là đủ.
Thứ hai là: nó không nên mang tính bạo hành. Bạn không nên làm cái gì đó chỉ bởi vì bạn có thể kiếm được tiền nào đó từ nó. Bạn có thể giết ai đó và kiếm tiền nào đó, bạn có thể là đồ tể và bạn có thể lấy đó làm nghề nghiệp của mình, nhưng điều đó là vô nhân đạo... và rất vô ý thức. Những cách tốt hơn là có thể. Người ta nên mang tính sáng tạo trong nghề nghiệp của mình, người ta không nên mang tính phá huỷ.
Một doanh nhân thảo luận với người đồng bào.
"Anh ta thường làm việc cho tôi," người thứ nhất nói. "Tôi sẽ không tin cậy anh ta với tiền của tôi. Anh ta sẽ nói dối, ăn cắp, lừa bịp; bất kì cái gì vì một đồng đô la."
"Làm sao ông biết anh ta rõ thế?"
"Làm sao á?" người thứ nhất nói. "Tôi đã dạy cho anh ta mọi thứ mà anh ta biết."
Người ta nên tỉnh táo hơn chút ít. Tiền không phải là tất cả, và người ta không nên phá huỷ cuộc sống riêng của mình chỉ vào việc tích luỹ tiền bạc. Nghèo có thể cực kì hay. Nếu bạn chỉ sống theo nhu cầu của mình, nghèo có thể là mãn nguyện vô cùng. Thực tế, bạn sẽ không bao giờ tìm ra người giầu được mãn nguyện đâu. Đôi khi bạn có thể bắt gặp người ăn xin với khuôn mặt mãn nguyện, nhưng chẳng bao giờ bắt gặp nhà triệu phú như vậy.
Bạn càng săn đuổi, bạn càng cảm thấy đường chân trời ở xa xăm. Bạn càng chạy nhanh, bạn càng tới gần cái chết của mình hơn, nhưng chẳng bao giờ tới sự hoàn thành nào cả. Cái bóng của cái chết, nỗi sợ cái chết, nỗi sợ rằng bạn lại sắp bỏ lỡ, phá huỷ đi mọi sự mãn nguyện.
Bước thứ sáu là: chính tinh tiến.
Phật nói: Đừng bao giờ căng thẳng và đừng bao giờ lười biếng. Người ta phải cân bằng giữa hai điều này. Thế thì có chính tinh tiến; nỗ lực về cơ bản là vô nỗ lực.
Bạn có thấy trẻ con chơi đùa không? Chúng chơi, nhưng không có nỗ lực, không có căng thẳng. Chúng tận hưởng nó. Bạn có thấy hoạ sĩ vẽ, nhà thơ làm thơ, nhạc sĩ chơi nhạc cụ không? hay vũ công? Không có nỗ lực. Nếu có nỗ lực thế thì vũ công không phải là vũ công thực. Thế thì vũ công chỉ đang cố gắng kiếm cái gì đó từ nó. Thế thì người đó đang hướng kết quả, hướng đích. Thế thì bản thân hoạt động, bản thân điệu vũ, không phải là vui vẻ của người đó.
Khi Phật nói 'chính tinh tiến' điều đó ngụ ý: mọi thứ mà bạn làm nên là vui vẻ lên chính nó. Nó nên mang giá trị bản chất. Nó nên mang tính chơi đùa.
Và chính tâm là bước thứ bẩy.
'Lưu tâm' là từ của phật dành cho thiền. Với lưu tâm ông ấy ngụ ý: bạn bao giờ cũng nên vẫn còn tỉnh táo, quan sát. Bạn bao giờ cũng nên vẫn còn trong hiện tại. Không một điều nào nên được thực hiện trong một loại trạng thái ngủ của tâm trí. Bạn không nên di chuyển như người mộng du, bạn nên di chuyển với ý thức sắc bén.
Phật hay nói: Thậm chí tới hơi thở của mình cũng không nên được phép đi vào và đi ra mà không có ý thức của ông. Ông ấy nói với các sư: Bao giờ cũng đi vừa quan sát hơi thở đi vào, hơi thở đi ra. Nếu ông di chuyển, quan sát việc chuyển động chân. Nếu ông nói, mang tính quan sát. Nếu ông đang nghe, mang tính quan sát. Nếu ông đang ăn, mang tính quan sát. Đừng bao giờ cho phép bất kì hành động nào được thực hiện mà không có nhận biết, và thế thì không cái gì khác được cần tới cả. Nhận biết này sẽ lan toả khắp cuộc sống của ông; nó sẽ là một thứ suốt hai mươi bốn tiếng. Không có nhu cầu dành giờ riêng biệt cho thiền. Và Phật nói việc thiền đó không thể tách rời khỏi cuộc sống; nó phải lan toả và trộn lẫn với cuộc sống, nó phải là một với cuộc sống.
Và bước thứ tám, bước cuối cùng là: chính định - khi bạn đã được hấp thu toàn bộ vào trung tâm của sự tồn tại...
Bẩy bước này sẽ đem bạn tới nó, nhưng dầu vậy ông ấy nói: chính định. Điều đó nghĩa là có một khả năng của tà định nữa chăng? Vâng, có một khả năng đấy.
Nếu bạn rơi vào trong vô thức, nếu bạn rơi vào trong cơn mê, đó là tà định; nó không phải là chính. Định là phải đem bạn tới nhận biết toàn thể, tới nhận biết hoàn hảo. Bạn phải không rơi vào cơn mê, bạn phải không trở thành vô ý thức.
Người ta có thể trở nên vô ý thức. Người ta có thể đi vào bên trong sâu tới mức người ta có thể quên mất cái bên ngoài. Bây giờ nhìn xem - chúng ta thông thường sống ở bên ngoài, chúng ta đã quên mất cái bên trong. Bên trong chúng ta là vô ý thức; bên ngoài có chút ít ý thức. Chúng ta chuyển ra ngoài, đi ra ngoài. Thế rồi một ngày nào đó bạn lộn ngược lại, bạn thay đổi toàn bộ quá trình: bạn bắt đầu quên cái bên ngoài và bạn bắt đầu trở nên nhận biết bên trong. Một khoảnh khắc tới khi bạn ở bên trong toàn bộ và bạn đã quên mất cái bên ngoài. Phật nói rằng đây là tà định. Vẫn cùng con người đó chỉ đứng theo tư thế lộn ngược.
Phật nói: Chính định là khi, cả trong và ngoài, ông đều nhận biết toàn bộ; không phải với cái giá của bên ngoài. Trong hay ngoài, bạn đều nhận biết. Ánh sáng tâm thức của bạn đang bùng cháy rực rỡ thế, nó rót đầy bạn bằng ánh sáng, nó rót đầy bên ngoài bạn cũng bằng ánh sáng. Thực tế, trong chính định thì cái bên trong và cái bên ngoài biến mất; chỉ có ánh sáng. Chính định không phải là bên trong. Chính định là siêu việt lên trên cả bên trong và bên ngoài. Chính định là siêu việt lên nhị nguyên, lên sự phân chia.
Bây giờ đến lời kinh. Lời kinh này đơn giản nói cách một sannyasin nên là vậy.
Phật nói:
Những người theo đạo giống như các chiến binh tranh đấu đơn độc với vô số kẻ thù. Họ tất cả có thể ra ngoài công sự với áo giáp đầy đủ; nhưng trong số họ có một số người nhát gan, một số người nửa vời và trốn chạy rút lui, và một số bị giết trong cuộc ẩu đả và một số về nhà thắng lợi. Này các sư, nếu các ông muốn đạt tới chứng ngộ, các ông phải bước đi vững chắc theo cách của mình, với tấm lòng cương quyết, với lòng dũng cảm, và phải bạo dạn trong bất kì môi trường nào có thể xảy tới cho các ông, và phá huỷ mọi ảnh hưởng tai ác mà các ông có thể bắt gặp; với điều như vậy các công sẽ đạt tới đích.
Tám bước này là công việc.
Và Phật nói: Có nhiều kiểu người: vài người là kẻ hèn nhát chưa bao giờ đi theo Đạo; vài người đi với giáp trụ đầy đủ nhưng quay lại khi họ bắt đầu cảm thấy khó khăn nảy sinh; vài người đi nửa chừng con đường một cách nửa vời, rồi quay lại; vài người đi xa thêm chút ít nhưng lại bị giết. Bởi vì họ không bao giờ có thể huy động được năng lượng của mình, họ không bao giờ có thể trở nên được hoà nhập, họ có thể dễ dàng bị phá huỷ. Họ đã không đủ sẵn sàng để đi vào trận chiến - có thể ở bên ngoài họ có giáp trụ đầy đủ, có thể ở bên ngoài trông thì rất mạnh, nhưng bên trong lại hổng hoác, trống rỗng. Chỉ có rất ít người mới đi vào trận chiến, thắng trận chiến, và quay về nhà.
Việc quay về nhà đó là chính định, và bẩy bước này trước samadhi là trận chiến, là Đạo. Đi chậm thôi, bằng không bạn có thể bị giết chết.
Chẳng hạn: nếu một người mang đức hạnh giả mà đi vào trận chiến thì người đó sẽ bị giết. Bạn phải mang đức hạnh đích thực. 'Đức hạnh đích thực' nghĩa là bạn phải có đức hạnh từ bên trong. Những khuôn mặt giả kia được học từ bên ngoài sẽ không ích gì cả. Bạn sẽ vẫn còn hổng hoác bên trong. Và bạn phải đi từng bước một. Bạn không thể nhảy qua các bước, bằng không thì những lỗ hổng kia sẽ trở thành nguy hiểm.
Đó là lí do tại sao tôi nói về tám bước này, con đường tám làn này. Lời kinh này có nghĩa chỉ nếu bạn hiểu tám bước này. 'Về nhà' nghĩa là samadhi - định. Điều đó ngụ ý bạn đã đi tới chính trung tâm của sự tồn tại. Để tôi đọc lại nó lần nữa.
Những người theo đạo giống như các chiến binh tranh đấu đơn độc với vô số kẻ thù.
Kẻ thù có nhiều, và bạn lại một mình. Cho nên bạn phải hoàn toàn sẵn sàng, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ mục đích này.
Họ tất cả có thể ra ngoài công sự với áo giáp đầy đủ; nhưng trong số họ có một số người nhát gan...
Nếu bạn còn chưa sống chính kiến, chính ý, chính ngữ, thì bạn sẽ vẫn còn nhát gan. Bạn sẽ vẫn còn rất yếu đuối, yếu ớt. Bạn sẽ vẫn còn bất lực.
... và một số người nửa vời và trốn chạy rút lui...
Nếu bạn không thực hành chính hạnh và chính nghề nghiệp, điều này sẽ xảy ra: bạn sẽ đi nửa đường thôi. Bạn sẽ là người chạy trốn, người trốn thoát.
...và một số bị giết trong cuộc ẩu đả...
Một số đi toàn tâm nhưng bị giết. Nếu bạn không thực hành chính tinh tiến và chính tâm, điều này sẽ xảy ra. Nhưng chỉ có vài người...
...một số về nhà thắng lợi.
Nếu bạn đã thực hành tất cả bẩy bước này bạn sẽ về nhà thắng lợi, bạn sẽ đạt tới samadhi.
... các ông phải bước đi vững chắc theo cách của mình, với tấm lòng cương quyết, với lòng dũng cảm, và phải bạo dạn trong bất kì môi trường nào có thể xảy tới cho các ông, và phá huỷ mọi ảnh hưởng tai ác mà các ông có thể bắt gặp; với điều như vậy các công sẽ đạt tới đích.