Chương 1. Không có điều gì khác để nói ngoại trừ điều này

Chương 1. Không có điều gì khác để nói ngoại trừ điều này

Price:

Read more

Osho - Chiều bên kia cái biết
Chương 1. Không có điều gì khác để nói ngoại trừ điều này


Tôi đã đọc sách của Thầy; Tôi đã nghe Thầy. Ngôn ngữ của Thầy duyên dáng, quyến rũ và rất rõ ràng. Đôi khi Thầy nói về Mahavira, đôi khi Thầy nói về Phật và đôi khi Thầy kể về Jesus và cả Mohammed nữa.
Thầy tiết lộ các bí mật của Gita theo cách thức cảm hứng nhất, Thầy cho các bài nói về Upanishads và Vedas, và Thầy sẽ không ngần ngại đi vào đền chùa hay nhà thờ để cho bài nói. Tuy thế, Thầy vẫn kiên định rằng Thầy không bị ảnh hưởng bởi bất kì nhân cách nào được nhắc tới ở trên.
Thầy nói rằng Thầy chẳng liên quan gì tới họ và Thầy không đồng ý với họ. Liên tục, Thầy phê bình và làm tan tành từng mảnh những niềm tin và kinh sách tôn giáo cổ đại. Mục đích của Thầy là gì?
Thầy có muốn thiết lập tôn giáo của riêng mình không? Thầy có muốn chứng tỏ rằng Thầy có tri thức vô giới hạn không? Hay Thầy muốn làm lẫn lộn mọi người?
Thầy nói và giải thích trong lời, nhưng đồng thời Thầy lại nói rằng "Các bạn sẽ chẳng đạt tới đâu bằng níu bám vào lời." Thầy nói, "Đừng tin vào tôi cũng đừng níu bám lấy tôi; bằng không các bạn sẽ phạm phải cùng sai lầm."
Thầy cũng nói rằng bản thân phủ định này là lời mời. Xin Thầy giải thích Thầy là ai và là cái gì và Thầy muốn làm và nói gì. Ý định của Thầy là gì?
Trước hết, tôi không bị ảnh hưởng bởi Mahavira, Phật, Christ hay Mohammed. Chính cái đẹp của tôn giáo theo một nghĩa nào đó là nó bao giờ cũng cổ. Chính theo nghĩa này mà kinh nghiệm tôn giáo mới được biết tới cho nhiều người. Không kinh nghiệm tôn giáo nào theo cách người ta có thể nói rằng "Nó là duy nhất của tôi."
Có hai lí do cho điều này. Thứ nhất, với việc có kinh nghiệm tôn giáo, cái cảm giác về cái "của tôi" chết đi. Đó là lí do tại sao, trong thế giới này, công bố về cái "của tôi" có thể được đưa ra cho mọi thứ, nhưng không cho kinh nghiệm tôn giáo. Đây là kinh nghiệm duy nhất rơi ra ngoài quĩ đạo của cái "của tôi," bởi vì kinh nghiệm này có thể có chỉ trên cái chết của cái "của tôi." Đó là lí do tại sao lời công bố về cái "của tôi" có thể có đó cho mọi thứ, nhưng không cho kinh nghiệm tôn giáo. Không ai có thể nói rằng một kinh nghiệm như vậy là mới, bởi vì chân lí không mới không cũ.
Chính theo nghĩa này mà tôi nói về Mahavira, Jesus, Krishna, Christ và những người khác: họ có kinh nghiệm tôn giáo. Khi tôi nói rằng tôi không bị ảnh hưởng bởi họ, tôi chỉ ngụ ý rằng điều tôi nói bắt nguồn từ kinh nghiệm và tri thức riêng của tôi. Tôi nói về họ, tôi dùng tên họ, bởi vì điều tôi đã biết ăn khớp với điều họ đã biết. Nhưng với tôi tiêu chuẩn là kinh nghiệm của riêng tôi.
Với tiêu chuẩn đó tôi thấy họ đúng, và đó là lí do tại sao tôi dùng tên họ. Tôi đang nói điều tôi nói ra từ kinh nghiệm riêng của mình. Họ cũng chứng tỏ là đúng theo kinh nghiệm của tôi; do đó, tôi nói về họ. Họ là nhân chứng của tôi; họ là nhân chứng của kinh nghiệm của tôi nữa. Nhưng kinh nghiệm này không thể nào được gọi là mới. Vâng, theo một nghĩa khác, nó có thể được gọi là mới. Đây là điều khó hiểu và bí ẩn nền tảng của tôn giáo.
Kinh nghiệm tôn giáo có thể được gọi là mới bởi vì với bất kì ai mà kinh nghiệm này bừng lên, nó cũng tuyệt đối mới và xảy ra lần đầu tiên. Nó còn chưa xuất hiện trước đây. Nó có thể đã xuất hiện cho ai đó khác, nhưng cho người đã kinh nghiệm nó lần đầu tiên thì nó là mới. Nó cũng mới với người đó tới mức người đó không thể nào quan niệm nổi rằng một kinh nghiệm như vậy có thể đã xuất hiện cho ai đó khác.
Chừng nào mà kinh nghiệm này có quan hệ với tâm thức của một người, thì kinh nghiệm đó là lần đầu tiên. Kinh nghiệm đó mới lạ, tươi tắn đến mức bất kì ai kinh nghiệm nó cũng đều không bao giờ cảm thấy rằng nó có thể là cũ. Nó cũng giống như tươi tắn của bông hoa nở ra vào buổi sáng, cánh hoa ướt sương, những tia mặt trời đầu tiên rơi lên chúng. Nhìn vào bông hoa này, người có thể thấy nó lần đầu tiên không thể nói được rằng hoa này là cũ, cho dù mọi sáng hoa mới lại nở ra.
Mọi sáng giọt sương và tia mặt trời lại rơi vào bông hoa mới. Mắt ai đó có thể đã thấy những bông hoa này hàng ngày, nhưng bất kì ai đã thấy bông hoa này lần đầu tiên trong sự sắp đặt này đều thậm chí không thể nào nghĩ rằng hoa này có thể đã được thấy trước đây. Nó mới đến mức nếu người đó nói rằng chân lí không bao giờ có thể cũ, rằng nó bao giờ cũng mới và nguyên gốc, thì người đó cũng không sai.
Chúng ta nói rằng tôn giáo là cổ kính và vĩnh hằng bởi vì chân lí là vĩnh viễn. Nhưng tôn giáo cũng mới, bởi vì bất kì khi nào chân lí được nhận ra, kinh nghiệm đó là mới, tươi tắn, trong trắng. Nếu một người tin rằng tôn giáo là cũ hay nếu người đó tin rằng tôn giáo là mới, thì người đó sẽ không bị bất nhất với chân lí. Nếu người đó nói rằng chân lí là vĩnh hằng và kiên định rằng nó không thể mới, bạn sẽ không thấy người đó là bất nhất. Người khác, mặt khác, có thể gìn giữ rằng chân lí bao giờ cũng mới.
Gurdjieff, nếu được hỏi, sẽ nói rằng tôn giáo là vĩnh hằng và cổ đại; Krishnamurti, nếu được hỏi, sẽ nói rằng nó là tuyệt đối mới, rằng nó không bao giờ có thể là cũ. Nhưng cả hai người đều nhất quán.
Câu hỏi mà bạn hỏi tôi không thể được hỏi cho cả Gurdjieff lẫn Krishnamurti. Câu trả lời của họ sẽ chỉ là nửa chân lí. Nửa chân lí bao giờ cũng có thể nhất quán, nhưng toàn bộ chân lí bao giờ cũng bất nhất bởi vì trong chân lí toàn bộ thì cái đối lập cũng được bao hàm.
Một người có thể nói rằng ánh sáng và chỉ ánh sáng mới là chân lí. Thế thì người đó dốt nát về bóng tối và coi nó là giả. Nhưng chỉ bằng việc gọi bóng tối là giả, sự tồn tại của bóng tối không được phủ nhận. Người đó có thể nhất quán bởi vì người đó phủ nhận bóng tối và không bận tâm về sự tồn tại của nó. Triết lí của người đó có thể rõ ràng, trực tiếp và nhất quán như toán học. Trong triết lí của người đó sẽ không có điều bí ẩn. Tuy nhiên, người nào đó khác nói rằng có bóng tối và chỉ bóng tối ở mọi nơi, rằng ánh sáng chỉ là ảo tưởng, thì cũng có thể nhất quán.
Khó khăn nảy sinh với người nói rằng có bóng tối và có ánh sáng nữa. Người chấp nhận sự tồn tại của cả hai thì chấp nhận sự kiện rằng bóng tối và ánh sáng chỉ là hai đầu của cùng một điều. Nếu bóng tối và ánh sáng là hai thứ khác nhau, thế thì bằng việc tăng ánh sáng bóng tối phải không bị giảm đi, và bằng việc giảm ánh sáng thì bóng tối không được tăng lên. Nhưng thực tế là bằng việc tăng hay giảm ánh sáng, bóng tối có thể bị giảm hay tăng. Ý nghĩa là rõ ràng: rằng ánh sáng ở đâu đó là một phần của bóng tối và ngược lại. Cả hai là hai đầu của cùng một thứ.
Do đó, khi tôi cố gắng nói về chân lí toàn bộ, khó khăn là ở chỗ tôi dường như bất nhất. Tôi đang nói đồng thời hai điều dường như mâu thẫn. Tôi nói rằng chân lí là vĩnh hằng và cũng sai để gọi nó là mới; đồng thời tôi cũng nói rằng chân lí bao giờ cũng mới và không có ý nghĩa trong việc gọi nó là cũ. Khi tôi nói cả hai điều này cùng nhau, tôi đang cố gắng bắt lấy chân lí toàn bộ ngay một lúc trong tính đầy đủ hoàn toàn của nó.
Bất kì khi nào chân lí được nói trong tính đầy đủ của nó, trong nhiều nghĩa của nó, thế thì những phát biểu đối lập, bất nhất sẽ phải được tạo ra. Lí thuyết của Mahavira về syatavada chỉ là nỗ lực làm cân bằng các cái nhìn đối lập. Ngược lại với bất kì cái gì được nói trong câu đầu tiên, một phát biểu đối lập sẽ phải được đưa ra trong câu thứ hai. Theo cách này, cái đối lập, sẽ còn lại không được nói ra, cũng được bao hàm và được lĩnh hội.
Nếu cái đối lập bị bỏ đi, chân lí sẽ vẫn còn là không đầy đủ. Do đó mọi chân lí dường như rõ ràng và không mơ hồ đều là nửa chân lí. Bất nhất là cố hữu trong chân lí, và đó là cái đẹp và sự phức tạp của nó. Nhưng sức mạnh của nó nằm ở việc bao hàm các cực đối lập.
Điều thú vị là để ý rằng cái gì đó giả thì không thể bao gồm cái đối lập của nó được. Cái là giả chỉ có thể sống tại cực đối lập với chân lí, trong khi chân lí lại hấp thu trong nó các cái đối lập của nó. Đó là lí do tại sao cái giả không phải rất mơ hồ; nó là rõ ràng.
Cuộc sống như một toàn thể là dựa trên các cực đối lập. Trong cuộc sống không có gì xuất hiện mà không có tranh đấu của các cái đối diện, nhưng chúng ta cố gắng bằng tâm trí mình và lí trí của mình để xoá bỏ đi sự bất nhất. Lí trí của chúng ta là nỗ lực để trở thành nhất quán trong khi cái toàn bộ sẽ tỏ ra là bất nhất. Trong sự tồn tại, mọi bất nhất đều có đó. Chết và sống nhất định là cùng nhau.
Logic dường như mạch lạc bởi vì nó phân chia mọi thứ thành các cái đối lập. Với logic, sống là sống và chết là chết; cả hai không thể đi cùng nhau. Trong logic chúng ta nói rằng A là A, và nó không là B. Chúng ta nói sống là sống; nó không phải là chết. Tương tự, chết là chết; nó không phải là sống. Theo cách này chúng ta tạo ra khái niệm của mình mạch lạc và toán học, nhưng bí ẩn của cuộc sống bị mất đi. Đó là lí do tại sao bạn không thể đạt tới bằng lí trí. Một mặt là nỗ lực để nhất quán, và mặt kia, bởi chính bản chất của nó, lại bất nhất. Do đó bạn có thể đạt tới nhất quán qua lí trí. Bạn có thể lập luận giỏi, logic đến mức bạn không thể bị thất bại trong biện luận. Nhưng bạn sẽ lỡ chân lí.
Tôi không phải là triết gia hay nhà logic, nhưng tôi bao giờ cũng dùng logic. Tôi đang dùng điều này chỉ với mục đích đưa việc suy nghĩ của các bạn tới điểm mà bạn có thể bị đẩy ra khỏi nó. Nếu lí trí mà không vét cạn, người ta không thể vượt ra ngoài nó được. Tôi đang trèo lên chiếc thang, nhưng chiếc thang này không phải là mục tiêu của tôi; nó phải bị bỏ đi. Tôi dùng lí trí chỉ để biết cái ở bên ngoài nó. Tôi không muốn thiết lập bất kì cái gì bằng lí trí. Điều tôi muốn thay vì thế là chứng minh cái vô dụng của nó.
Phát biểu của tôi do đó sẽ bất nhất và phi logic. Chừng nào mà chúng còn có vẻ logic, xin hiểu rằng tôi đang chỉ dùng một hệ thống để làm cho chúng có vẻ như vậy. Tôi đang chuẩn bị căn cứ cho điều theo sau. Tôi đang chỉnh nhạc cụ, âm nhạc vẫn còn chưa bắt đầu.
Nơi lằn ranh giữa lí trí và vô lí trí bị mất đi chính là nơi cái nguyên bản, âm nhạc duy nhất của tôi bắt đầu. Ngay khi nhạc cụ đã hài hoà, âm nhạc sẽ bắt đầu. Nhưng chớ hiểu lầm việc chỉnh đàn là âm nhạc; bằng không điều đó sẽ gây ra khó khăn. Bạn sẽ hỏi, "Vấn đề là gì vậy? Trước đây thầy đã dùng cái búa cho trống. Sao thầy không dùng nó nữa?" Nhưng búa chỉ là để điều chỉnh trống, không phải để đánh trống. Một khi trống đã được chỉnh rồi, búa thành vô dụng. Trống không thể được đánh bằng búa.
Theo cùng cách này, lí trí chỉ là việc chuẩn bị cho điều bên ngoài lí trí. Một trong những khó khăn tôi gặp phải là ở chỗ những người chấp thuận lí trí của tôi sẽ thấy sau đó vài khoảnh khắc là tôi đang lôi họ vào vùng bóng tối. Chừng nào mà người ta còn có thể thấy lí trí, thì còn ánh sáng và mọi sự có vẻ sáng sủa và rõ ràng. Nhưng thế rồi ai đó sẽ nói rằng tôi đã đã hứa chỉ cho người đó ánh sáng mà bây giờ tôi đang nói về việc dẫn người đó và trong bóng tối. Do đó người đó sẽ không hài lòng với tôi và sẽ bảo tôi, "Tôi thích điều thầy đã nói cho tới giờ, nhưng tôi không thể đi thêm nữa với thầy được." Người đó đã tin cậy tôi lập luận ra chân lí cho người đó, và thế rồi tôi bảo người đó rằng người đó phải đi ra ngoài lập luận để đạt tới nó.
Những người tin vào tin cậy cũng sẽ không chấp nhận tôi, không theo tôi, không bước đi cùng tôi, bởi vì họ muốn tôi nói chỉ về những bí ẩn không thể nào hiểu nổi. Vậy, cả hai kiểu cá nhân này sẽ có vấn đề với tôi. Những người tin tưởng vào lí trí sẽ chỉ theo tôi cho tới điểm nào đó, trong khi những người tin vào tin cậy, người tin vào bất hợp lí, sẽ không theo tôi chút nào, chưa bao giờ hiểu rằng chỉ nếu họ theo đi quá một điểm nào đó thì tôi có thể đưa họ vào trong vô ý nghĩ.
Tôi hiểu điều này. Cuộc sống là giống vậy. Lí trí chỉ có thể là nhạc cụ, không phải là mục tiêu. Do đó tôi bao giờ cũng sẽ đưa ra những phát biểu phi logic sau khi nói về vấn đề toàn logic. Những phát biểu này sẽ dường như bất nhất, nhưng chúng đã được nghĩ kĩ và không được đưa ra mà không có lí do. Có lí do rõ ràng về phía tôi.
Tôi sẽ nói vào lúc nào đó rằng tôi không bị ảnh hưởng bởi Mahavira, Phật, Krishna hay Christ, rằng tôi không nói điều gì dưới ảnh hưởng của họ, rằng mọi thứ tôi nói, tôi chỉ nói sau khi tự tôi biết nó. Dẫu sao đi chăng nữa, khi tôi đi tới nhận biết của riêng mình, tôi đã biết rằng nó là đồng nhất với điều đã được đạt tới bởi những người khác đó trước tôi. Vậy, khi tôi nói về họ hay trích dẫn điều họ đã nói, bản thân tôi quên mất rằng tôi đã nói về họ. Tôi hội nhập với họ toàn bộ tới mức phát biểu của họ trở thành phát biểu của riêng tôi.
Trong thực tế, tôi chẳng thấy khác biệt gì giữa phát biểu của tôi và của họ cả. Khi tôi bắt đầu nói về họ thì có việc hiểu sâu sắc rằng tôi chỉ nói về mình. Do đó, khi tôi nhắc lại phát biểu của họ, tôi không tạo ra điều kiện gì. Tôi tan biến bản thân mình hoàn toàn trong họ và trong lời họ. Những người đã nghe tôi đều nói rằng tôi không bị ảnh hưởng bởi những người này còn những người khác sẽ tự hỏi, "Làm sao Thầy trở thành một với họ được? Thậm chí những người dưới ảnh hưởng hoàn toàn của họ cũng chẳng làm thế; họ vẫn duy trì một khoảng cách."
Những người bị ảnh hưởng bởi ai đó hay cái gì đó sẽ, do cần thiết, phải duy trì một khoảng cách nào đó giữa họ và nguồn ảnh hưởng. Những người bị ảnh hưởng đều là người dốt nát. Chúng ta bị ảnh hưởng chỉ trong dốt nát. Với việc tự biết mình thì chính từ 'ảnh hưởng' không có nghĩa.
Trong việc tự biết mình không có vấn đề về ảnh hưởng. Thay vì thế, có sự tương tự về kinh nghiệm, sự hài hoà tương tự, việc nghe thấy tiếng nói tương tự. Nếu tôi hát và cùng một nhịp điệu đang tới vào cùng lúc từ ai đó khác, thì nhịp điệu của tôi và nhịp điệu của ca sĩ kia là một với nhau đến mức không có chỗ giữa chúng tôi để bị ảnh hưởng. Để bị ảnh hưởng, để là đệ tử, khoảng cách là cần thiết, người khác là cần thiết.
Tuy nhiên, khi có liên quan tới tôi thì không có khoảng cách. Khi tôi bắt đầu giải thích một phát biểu của Mahavira hay khi tôi nói về Gita của Krishna, tôi chỉ giải thích ít nhiều những phát biểu của tôi. Krishna hay Christ hay Mahavira đưa ra cơ hội, cái cớ, một dịp để nói, nhưng tôi cũng sớm quên mất rằng tôi đang nói về họ. Tôi bắt đầu với họ, nhưng đến cuối chỉ có điều tôi đã biết. Tôi thậm chí không nhận biết khi nào tôi dừng nói về họ và bắt đầu giải thích phát biểu của riêng tôi, về khi nào tôi đã hội nhập toàn bộ với họ.
Có lẽ sẽ thú vị với bạn khi biết rằng tôi chưa từng đọc Gita thậm chí lấy một lần. Tôi thường hay bắt đầu đọc nó, nhưng khi đọc tám hay mười dòng tôi cảm thấy rằng thế là đủ và tôi gấp sách lại. Khi tôi nói về Gita, tôi thực sự nghe thấy nó lần đầu tiên khi tôi nói về nó. Vì tôi không có nền tảng trong nó, nên tôi không có cách nào mà phê bình nó. Người đã nghiên cứu Gita, người đã cân nhắc và suy nghĩ sâu sắc về các phát biểu của nó, chỉ thế thì mới có thể phê bình và định nghĩa điều mình đã đọc. Đã không đọc Gita, tôi không thể phê bình được.
Một điều thú vị nữa cần nói tới là ở chỗ khi tôi nhặt lấy cuốn Gita để đọc, tôi đặt trả lại nó sau vài khoảnh khắc, nhưng khi tôi bất chợt bắt gặp cuốn sách rất bình thường nào đó, tôi đọc nó từ đầu đến cuối bởi vì nó không phải là một phần kinh nghiệm của tôi. Điều này dường như là lạ với bạn. Tôi không thể nào cưỡng lại được bản thân mình khỏi đọc hết cuốn sách bình thường, bởi vì nó không ở trong phạm vi kinh nghiệm của tôi. Vâng, khi tôi bắt đầu đọc Gita, tôi đặt trả lại cuốn sách đó sau khi đọc chỉ vài dòng về nó, vì tôi cảm thấy rằng nó sẽ chẳng mở ra điều gì mới với tôi cả.
Nếu một tiểu thuyết trinh thám được trao cho tôi, tôi có thể đọc hết nó một hơi, bởi vì với tôi nó có thể là cái gì đó mới. Nhưng Gita của Krishna dường như là do tôi viết ra vậy. Tôi biết nó, bởi vì bất kì cái gì được viết trong nó đều được biết với tôi. Không cần đọc thì nó cũng đã được biết rồi.
Do đó, khi tôi nói về Gita, tôi thực sự không nói về Gita đâu; đấy chỉ là cái cớ. Tôi bắt đầu với Gita, nhưng tôi nói chỉ về điều tôi muốn nói và chỉ về điều tôi có thể nói. Nếu bạn cảm thấy rằng tôi đã nhấn nhiều vào Gita, đấy không phải bởi vì tôi bị ảnh hưởng bởi Krishna, mà bởi vì Krishna đã nói chính cùng điều tôi đang nói.
Vậy, điều tôi đang làm không phải là bình chú về Gita. Điều Tilak đã nói về Gita, điều Gandhi đã nói về Gita, đều là bình chú hay giải thích của họ về Gita. Chúng là dưới ảnh hưởng sâu sắc của Gita. Nhưng điều tôi đang nói không tới từ Gita chút nào. Giai điệu đã được Gita chạm tới thì cũng được chạm tới trong tôi. Chúng dẫn tôi tới giai điệu của riêng tôi; tôi bắt đầu giải thích bản thân mình. Gita chỉ cung cấp cho tôi cơ hội. Khi tôi nói về Krishna, trong chính những khoảnh khắc tôi khải lộ sâu sắc nhất Krishna, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng tôi đang nói về bản thân mình. Chính trong những khoảnh khắc đó mà tôi nói chỉ về tôi.
Cùng điều đó cũng đúng cho Mahavira, Christ, Lão Tử hay Mohammed. Với tôi, điều tạo ra khác biệt giữa người này với người khác chỉ là khác biệt về cái tên. Họ là những ngọn đèn khác nhau, nhưng ánh sáng chiếu sáng bên trong họ là một. Dù ánh sáng đó đang cháy trong ngọn đèn của Mohammed hay trong ngọn đèn của Mahavira hay của Phật cũng không tạo bất kì khác biệt gì cho tôi cả.
Nhiều lần tôi sẽ nói chống lại Mohammed hay Mahavira hay Phật. Điều này tạo ra vấn đề. Tôi đang nói chống lại họ nữa. Bất kì khi nào tôi dường như nói chống lại họ, đều dường như là như vậy bởi vì thính giả đang coi ngọn đèn là quan trọng. Nhưng với tôi, khi tôi làm khải lộ ra cái gì đó rất sâu, việc nhấn mạnh là vào ánh sáng. Cho nên bất kì khi nào tôi dường như nói chống lại, đấy là vì việc nhấn mạnh là vào ngọn đèn chứ không vào ánh sáng.
Khi tôi thấy một người say mê ngọn đèn, say mê vật chất tạo nên nó, tôi bao giờ cũng nói chống lại ngọn đèn. Người đó sẽ bị lẫn lộn. Cũng tự nhiên là người đó sẽ bị lẫn lộn, bởi vì với người đó không có phân biệt giữa Mahavira và ngọn đèn và Mahavira và ánh sáng vĩnh hằng. Với người đó, ngọn đèn và ánh sáng là một. Đó là lí do tại sao, khi điều xuất hiện với tôi là ai đó đang đặt nhấn mạnh quá nhiều vào ngọn đèn, tôi bắt đầu nói chống lại nó. Khi tôi cảm thấy rằng chính ánh sáng được thảo luận, tôi trở thành một với nó. Đây là khác biệt.
Có khác biệt giữa ngọn đèn của Mahavira và ngọn đèn của Mohammed. Chỉ là do khác biệt này mà có khác biệt giữa người Jaina và người Mô ha mét giáo. Ngọn đèn được làm ra khác nhau. Ngọn đèn của Christ và ngọn đèn của Phật cũng khác nhau; chúng nhất định phải là như vậy. Nhưng những khác biệt này chỉ là ở thân thể, ở phụ cận và ở hình dạng.
Với những người cả tin vào hình dạng và phụ cận, ánh sáng đó sẽ không thấy được, bởi vì bất kì ai thấy ánh sáng sẽ quên đi ngọn đèn. Không thể có chuyện người ta sẽ vẫn còn nhớ tới ngọn đèn sau khi người đó đã thấy ánh sáng. Ngọn đèn chỉ được nhớ sau khi ánh sáng không còn được thấy nữa.
Hoàn cảnh của một tín đồ là ở chỗ người đó có thể chỉ ở lại trong bóng tối của ngọn đèn và nhìn ra từ đó. Từ đó người đó không thể thấy ánh sáng được; chỉ thấy được cái đáy của ngọn đèn thôi. Đáy của mọi ngọn đèn đều khác nhau, và có bóng tối sâu sắc dưới chúng. Các tín đồ của họ bắt đầu cãi nhau về cái đáy. Do đó, bất kì khi nào tôi thấy ai đó đứng trong cái bóng của người nào đó, tôi nói chống lại điều này khá cay nghiệt.
Đó là lí do tại sao tôi bao giờ cũng nói rằng tín đồ không bao giờ có thể trở nên hiểu được. Trở thành tín đồ, người đó phải đứng trong cái bóng, trong bóng tối, phía dưới ngọn đèn. Một người càng là tín đồ, người đó càng trong bóng tối dầy đặc. Những tín đồ đang đứng ở phần ngoại vi của bóng tối có thể hiểu người khác một chút, nhưng những người trực tiếp trong bóng tối dầy đặc chẳng bao giờ có thể hiểu được. Tuy nhiên, nếu ai đó thực sự muốn thấy ánh sáng, người đó sẽ phải đi hoàn toàn ra khỏi phần ngoại vi của cái bóng. Một khi người đó thấy ánh sáng rồi, những tranh luận về ngọn đèn không còn có ý nghĩa gì với người đó nữa.
Vậy, với tôi, không có khác biệt gì dù tôi nói về Christ hay Krishna hay Phật. Tôi đang nói về cùng ánh sáng - ánh sáng đã thắp sáng nhiều ngọn đèn. Nhưng tôi không bị ảnh hưởng bởi ngọn đèn. Tôi đang nói chỉ về cái mà tôi biết. Bất kì khi nào tôi cảm thấy sự cộng hưởng nào đó, bất kì khi nào tôi cảm thấy rằng cùng một nốt đang rung động, tôi không có khả năng phủ nhận nó, bởi vì phủ nhận nó sẽ tương đương với sai. Nó sẽ giống như đứng quay lưng vào ánh sáng. Tín đồ bị sai lầm là ngồi dưới đáy ngọn đèn. Việc quay lưng lại và việc ngồi dưới cái bóng cả hai đều là sai lầm tương tự. Nhưng nếu bạn hỏi Krishnamurti, thì ông ấy sẽ không chấp nhận sự cộng hưởng này. Ông ấy sẽ không chấp nhận rằng bất kì cái gì đã xảy ra cho ông ấy cũng đều có thể đã xảy ra cho Krishna. Ông ấy sẽ không chấp nhận rằng điều đã xảy ra cho ông ấy cũng có thể đã xảy ra cho người khác nữa. Ông ấy sẽ không thảo luận về điều này.
Điều này là sai bởi vì chân lí là khách quan toàn bộ. Cái vĩ đại của chân lí không hề giảm đi nếu người ta chấp nhận rằng nó cũng được khải lộ cho ai đó khác. Ngược lại, tính vĩ đại của nó lại được nâng cao; nó không giảm đi. Chân lí không yếu đuối đến mức nó trở thành nhàm chán đơn giản bởi vì nó cũng đã được ai đó khác kinh nghiệm. Do đó, ý định phủ nhận rằng chân lí có thể được chia sẻ cũng là sai.
Do đó khó khăn của tôi là thế này: rằng bất kì nơi đâu tôi thấy chân lí, tôi sẽ chấp nhận nó. Tôi không bị ảnh hưởng chút nào. Nhưng bất kì chỗ nào tôi thấy rằng nhân danh chân lí mà người ta đang thay đổi cái gì đó không là chân lí thì tôi sẽ phủ nhận nó và đối lập nó. Bất kì điều gì tôi làm, tôi đều làm một cách toàn bộ. Đó là lí do tại sao tôi trở nên khó hiểu. Tôi đang chống lại thoả hiệp bởi vì qua thoả hiệp không ai có thể đạt tới chân lí được.
Chính bản tính của tôi là nói bất kì điều gì với tràn đầy sức mạnh của bản thể sống của tôi. Cho nên nếu ai đó đang nói về ánh sáng, tôi sẽ nói rằng Mahavira là Thượng đế, Krishna là hoá thân của Thượng đế và Jesus là con của Thượng đế. Nhưng nếu ai đó chỉ nói về những ngọn đèn và nói về những điều này, thế thì tôi nói rằng người nói đó phạm phải hành động tội phạm. Trong cả hai trường hợp, bất kì điều gì tôi xác nhận, bất kì khi nào tôi xác nhận nó, tôi sẽ đồng ý hoàn toàn với điều tôi đã nói.
Khi tôi đang đưa ra một phát biểu về cái gì đó, tôi không nhớ tới phát biểu trước đây của mình về chủ đề này. Nhưng những phát biểu đó đúng và đầy đủ và không phủ định lẫn nhau. Nếu tôi đang nói về thân thể bạn, phát biểu của tôi sẽ hướng cái chết, nhưng nếu tôi nói về bạn thì tôi sẽ nói rằng bạn là bất tử. Tuy thế, đừng nghĩ rằng hai phát biểu này là đối lập nhau; chúng không phủ định lẫn nhau. Không có sự cần thiết cho bất kì thoả hiệp nào giữa chúng. Thân thể bạn nhất định sẽ chết; nó là hướng cái chết.
Nếu bạn tin rằng bạn là thân thể, thế thì tôi sẽ phát biểu với đầy sức mạnh rằng bạn sẽ chết. Tôi sẽ không cho phép thậm chí có đến một thoáng cơ hội nào để bạn được cứu thoát cả. Nếu việc thảo luận là về linh hồn, thế thì tôi sẽ nói rằng bạn chưa bao giờ sinh chút nào. Thế thì bạn và không sinh và bất tử; vấn đề về cái chết không nảy sinh. Hai phát biểu này là đầy đủ trong bản thân chúng; chúng không xoá bỏ lẫn nhau.
Chiều hướng của chúng là khác, cho nên điều này tạo ra khó khăn.
Khó khăn thậm chí còn trở thành lẫn lộn thêm bởi vì tất cả những phát biểu của tôi đều được nói chứ không viết. Trong những phát biểu đã được viết ra đều có một loại dửng dưng nào đó. Chúng không đề cập tới ai cả. Thính giả hay độc giả không ngồi đối diện trong khi nó được viết ra. Thính giả hay độc giả ở ngoài bức tranh. Nhưng khi cái gì đó được nói ra, người nghe hiện diện và người đó cũng được tính tới. Vậy, bất kì khi nào tôi nói về cái gì đó, một mình tôi không chịu trách nhiệm cho những phát biểu đó. Thính giả cũng chịu trách nhiệm.
Do đó, trách nhiệm được chia sẻ. Tôi dứt khoát chịu trách nhiệm về những phát biểu đó, nhưng thính giả cũng chịu trách nhiệm cho việc tạo ra tình huống gợi cho những phát biểu đó được đưa ra theo cách thức đặc biệt. Nếu thính giả khác mà có đấy, thì phát biểu của tôi có thể đã khác; trong sự hiện diện của người thứ ba, chúng có thể lại khác nữa; nếu phát biểu của tôi mà không dành cho bất kì ai, thế thì chúng lại khác nữa.
Mọi phát biểu của tôi đều có địa chỉ, và mọi lời nói ra đều sống hơn. Chúng nhận được cuộc sống từ diễn giả cũng như từ thính giả. Khi không có thính giả, diễn giả đang làm một loại cầu hướng tới cái gì đó không có đó. Không có bờ bên kia cho chiếc cầu vươn sang. Nhưng làm sao có thể có cầu mà lại không có đôi bờ? Không thể có được. Cây cầu đứng trên một bờ nhất định sẽ sụp đổ.
Do đó, trong thế giới này, mọi phát biểu có ý nghĩa về chân lí đều được nói chứ không viết. Nếu tôi viết điều gì đó, thì tôi viết thư, bởi vì thư cũng tốt như cái gì đó được nói ra. Nó cũng có địa chỉ. Tôi đã không viết ra cái gì ngoại trừ thư, bởi vì với tôi chúng là một cách nói. Người khác bao giờ cũng có đó trước tôi khi tôi viết một lá thư.
Vậy, khi tôi nói trước hàng nghìn người vào một lúc, thế thì những phát biểu đó được nhân lên hàng nghìn. Khi những phát biểu này được ai đó tái tạo lại, người đó cũng đưa bản thân mình vào trong những phát biểu mà người đó tạo ra. Điều này tạo ra ngày càng nhiều khó khăn, nhưng điều đó là như nó thế và tôi không quan tâm tới việc làm nỗ lực nào để làm điều gì đó về nó. Tôi quan tâm rằng bạn nữa cũng hiểu đầy đủ khó khăn này. Nếu bạn hiểu cái phức tạp của chân lí được khải lộ, chỉ thế thì bạn mới trưởng thành.
Do đó tôi không quan tâm tới việc làm giảm đi sự phức tạp này, bởi vì trong nỗ lực để làm như vậy, tính toàn thể của chân lí bị phá huỷ. Nó có thể được làm đơn giản hoá, nhưng thế thì vài chi của nó sẽ bị cắt rời. Thế thì nó sẽ gần như là chết vậy. Cho nên tôi ít nhất cũng không quan tâm tới việc làm giảm độ phức tạp của nó. Mối quan tâm duy nhất của tôi là ở chỗ bạn nên thấy cái đơn giản ở ngay tâm điểm của cái phức tạp. Thế thì bạn sẽ trưởng thành.
Nếu tôi muốn, tôi có thể làm cho cái phức tạp dường như là đơn giản. Không có khó khăn gì trong đó cả. Thế thì phát biểu của tôi sẽ trở thành rõ ràng và toán học và thế thì khó khăn của tôi sẽ qua đi. Nhưng tôi không lo nghĩ về khó khăn của mình; chúng không phải là khó khăn chút nào. Nhưng nếu bạn có thể thấy cái đơn giản trong cái phức tạp, nếu bạn có thể thấy chân lí với những mâu thuẫn của nó, nếu bạn có thể thấy cái nhất quán trong cái bất nhất, thế thì có sự trưởng thành và tầm nhìn của bạn sẽ được nâng lên. Và chỉ nếu tầm nhìn của bạn được nâng lên, bạn mới thấy nó. Chỉ thế thì cái phức tạp mới trở thành đơn giản cho bạn.
Khi trèo lên núi, chúng ta thấy nhiều con đường trên đường đi lên - khó khăn, đường dốc, cắt qua lẫn nhau. Nhưng khi lên tới đỉnh rồi, thì cũng con đường đó lại tỏ ra dễ dàng. Khi bạn có thể thấy mọi thứ trong tính toàn bộ của nó, trong sự mở rộng, bạn thấy rằng tất cả mọi con đường đều chạy lên đỉnh. Chúng không cắt lẫn nhau mà chúng cũng không chạy ngược nhau. Khi ai đó đang trèo lên, mọi con đường khác ngoại trừ con đường của người đó đều dường như là đường sai. Nhưng khi một người đang nhìn xuống từ trên đỉnh núi mà nói rằng mọi con đường đều dẫn tới đỉnh, hay khi người đó nói cho một người rằng con đường này là đúng và nói cho người khác rằng nó là sai, điều đó tạo ra lẫn lộn.
Tất cả mọi phát biểu của tôi đều dành cho ai đó; từng phát biểu của tôi đều có địa chỉ đúng. Những phát biểu như vậy là vì ích lợi của một người đặc biệt dưới dạng hoàn cảnh đặc biệt của người đó. Nếu tôi thấy một người với tâm trí bị phân chia trên con đường nào đó, và tôi bảo người đó rằng con đường này là đúng và rằng con đường khác là sai, thế thì phát biểu đó chỉ là vì ích lợi cho người đó. Sau khi đạt tới đỉnh, người đó cũng sẽ biết và sẽ cười khi thấy rằng những con đường khác cũng đi lên.
Tuy nhiên, nếu sau khi đạt tới nửa đường lên đỉnh người đó thấy bên cạnh mình con đường khác đi lên và bắt đầu bước theo nó, và nếu chút ít sau đó người đó thấy con đường thứ ba đi lên và lại muốn đi tiếp đó nữa, người đó có thể không đạt tới đỉnh chút nào với tâm trí phân chia, không chắc chắn như vậy. Với người như thế tôi sẽ phải nói, "Bạn đang trên đường đúng rồi. Đi tiếp đi; các đường khác đều sai." Nhưng nếu người khác trên con đường gần đó lại cũng trong tình huống tương tự, cũng là một tâm trí phân chia, tôi sẽ bảo anh ta cùng điều ấy: rằng con đường của anh ta là con đường đúng. Nếu hai người này ngẫu nhiên gặp nhau và so sánh hai phát biểu khác nhau này, điều đó sẽ tạo ra khó khăn.
Phật và Mahavira đã không phải đối diện với tình huống như thế này. Những phát biểu của họ không được ghi lại trong sự hiện diện của họ. Và sau năm trăm năm các tín đồ của họ mới gặp rắc rối bởi vì điều này. Câu hỏi mà các bạn đang hỏi tôi không thể nào được hỏi với Phật.
Do đó, sau năm trăm năm các giáo phái khác nhau mới hình thành. Những phát biểu đã được nói ra nhưng lại không được ghi lại, cho nên không có cách nào so sánh chúng. Điều này được nói cho người này, điều khác được nói cho người khác, và điều thứ ba nói cho người thứ ba, nhưng không người nào trong những người này đã ghi lại cái gì. Do đó, không có cơ hội nào để tìm ra bằng việc so sánh rằng người này đã được nói cho điều này, người khác đã được nói cho điều khác và người thứ ba được nói cho điều gì đó khác nữa. Những phát biểu này được đưa ra cho ba người khác nhau một cách riêng tư, vì ích lợi cá nhân của họ. Nhưng khi chúng được viết ra, vấn đề bắt đầu nảy ra.
Đó là lí do tại sao, trong một thời gian dài, các tôn giáo cũ cứ nhấn mạnh vào việc không chuẩn bị bất kì kinh sách nào. Khi mọi sự được ghi lại, mâu thuẫn bắt đầu ló ra. Ngay khi chúng được viết ra, việc hỏi sẽ bắt đầu. Ban đầu các phát biểu là cá nhân. Ngay lập tức sau khi chúng được viết ra, chúng không còn là cá nhân nữa.
Cho nên khó khăn mà tôi đang đối diện thì Phật và Mahavira đã không phải đối diện. Nhưng bây giờ không có đường ra. Bây giờ, bất kì cái gì được nói ra đều sẽ được ghi lại, cho dù là nó được đề cập tới một người đặc biệt. Sau khi nó được ghi lại, nó sẽ trở thành tài sản của xã hội. Thế thì tất cả những phát biểu đó được đưa ra vào những lúc khác nhau cho những người khác nhau sẽ được thu thập lại với nhau, và sẽ khó để tìm ra duy nhất một sợi chỉ nhất quán.
Bây giờ, đây là cách thức nó phải xảy ra; không có cách khác. Và tôi nghĩ thế là tốt. Nếu các phát biểu được ghi lại trong sự hiện diện của Phật thì ông ấy có thể đã đáp lại chúng. Nhưng chúng đã được viết ra chỉ sau năm trăm năm. Thế thì, khi câu hỏi nảy sinh, không có Phật để đáp lại. Kết quả là ở chỗ người này đã tin vào phát biểu này là đúng thì sáng lập ra giáo phái riêng của mình, trong khi người khác đã tin rằng phát biểu mâu thuẫn lại mới đúng lại thành lập ra giáo phái khác. Bất kì ai có một phát biểu đều lập ra một giáo phái. Mọi giáo phái được sinh ra theo cách này.
Với tôi không có khả năng nào cho bất kì giáo phái nào được sinh ra. Tôi có thể được hỏi một cách trực tiếp để làm sáng tỏ. Không cần phải đợi tới ngày mai; nó có thể được làm sáng tỏ ngay hôm nay.
Bạn cũng đã hỏi tôi làm sáng tỏ tại sao, mặc dầu tôi nói bằng lời, mà tôi vẫn kiên định rằng chẳng cái gì có thể được truyền đạt bằng lời. Với những người muốn nói, thì không có cách nào khác ngoại trừ dùng lời. Thông thường, tôi có thể diễn đạt điều tôi muốn nói chỉ bằng lời, nhưng cũng đúng là điều phải được nói thì không thể nào được truyền đạt qua lời. Cả hai điều này đều đúng. Tình huống của chúng ta là ở mức chúng ta chỉ có thể nói bằng lời. Không có cách khác cho đối thoại.
Chúng ta nên thay đổi tình huống này. Với những người có thể đi vào trong thiền sâu, đối thoại là có thể thậm chí không lời. Nhưng để đem họ vào trong thiền sâu, ban đầu tôi sẽ phải dùng lời. Một thời điểm sẽ tới, sau nỗ lực liên tục lâu dài, khi việc trao đổi sẽ thành có thể mà không có lời. Nhưng khi thời điểm đó chưa tới, tôi sẽ phải diễn đạt qua lời.
Để mang bạn vào trong thế giới vô lời, tôi sẽ phải dùng lời; đây là tình huống. Nhưng nó cũng đầy những nguy hiểm nữa. Tôi sẽ phải nói trong lời, biết rất rõ rằng nếu bạn níu bám lấy lời, nếu bạn tin vào chúng như chúng hiện thế, thì mọi rắc rối chúng ta đang nhận sẽ trở thành vô dụng. Chúng ta đang cố gắng đạt tới vô lời, nhưng chúng ta phải nói thành lời. Điều đó cực kì bất lực; không có phương án nào khác. Nếu bạn níu bám lấy lời, toàn bộ nỗ lực trở thành vô dụng bởi vì mục đích là để đưa bạn vào vô lời. Trong khi nói chỉ bằng lời chúng ta sẽ phải nói chống lại lời, và trong việc nói chống lại lời đó chúng ta cũng sẽ phải dùng lời. Không có cách khác.
Người ta có thể trở nên im lặng; không có khó khăn gì. Có những người đã trở nên im lặng bởi vì khó khăn này. Họ tránh sự phức tạp, nhưng họ biết rằng điều họ phải nói không thể được truyền trao.
Tôi không có khó khăn gì trong việc trở thành im lặng. Tôi có thể trở nên im lặng, và sẽ không ngạc nhiên gì nếu tôi trở thành như vậy bởi vì điều tôi đang cố gắng làm dường như là nỗ lực gần không thể được. Tôi đang cố gắng làm điều không thể thành có thể. Nhưng bởi việc trở thành im lặng của tôi thì chẳng cái gì có thể được đạt tới cả, chẳng cái gì có thể được truyền trao cho các bạn cả. Nguy hiểm là cái được đạt tới, chẳng cái gì có thể được truyền trao cho bạn. Nguy hiểm này là một.
Nếu tôi nói, bạn sẽ níu bám vào lời. Nguy hiểm là ở chỗ nếu bạn níu bám lấy lời, điều tôi muốn truyền trao và đạt tới sẽ không xảy ra. Nhưng nếu tôi trở nên im lặng, không có vấn đề truyền trao cái gì cả. Trong trường hợp thứ nhất, nếu tôi nói, có khả năng là điều tôi đã nói sẽ đạt tới người nào đó. Nếu tôi nói với một trăm người, sẽ có ít nhất một người có lẽ có thể nhận được điều tôi đã nói mà không níu bám vào lời. Với chín mươi chín người kia, nỗ lực này sẽ là vô dụng. Thì cứ để nó là như vậy đi! Theo cách này ít nhất một cái gì đó có thể được truyền trao cho một người, nhưng nếu tôi trở nên im lặng thì thậm chí một khả năng đó cũng không có đó. Do đó, nỗ lực của tôi vẫn tiếp tục.
Điều thú vị là để ý rằng người tin rằng mọi thứ có thể được truyền trao bằng lời thì không nói nhiều. Người đó nói ít, và đó là mục đích của nó. Nhưng người người tin rằng mọi thứ không thể nào được diễn đạt qua lời sẽ nói nhiều, bởi vì dù người đó nói nhiều đến đâu đi chăng nữa, người đó vẫn biết rằng điều mình phải nói vẫn chưa được truyền trao. Người đó sẽ nói đi nói lại mãi và mãi.
Việc nói này của Phật qua một thời kì dài, hết sáng tới tối trong bốn mươi năm, cũng là không hiện hữu bởi vì ông ấy nghĩ rằng bằng lời mọi thứ có thể được diễn đạt hay truyền trao. Đấy là bởi vì mọi lúc, sau khi nói, ông ấy đều cảm thấy rằng điều phải được nói vẫn còn chưa truyền trao được. Cho nên Phật sẽ nói nữa. Ông ấy sẽ nói theo cách khác nhau nào đó, theo cách thức khác nhau nào đó, theo lời khác nhau. Đó là lí do tại sao bốn mươi năm đã trôi qua trong việc nói.
Nhưng thế thì nỗi hoảng sợ vẫn còn lại rằng nếu tôi nói trong thời kì lâu thế đến bốn mươi năm, có thể xảy ra là mọi người sẽ chỉ ôm giữ lấy lời tôi. Bởi vì trong bốn mươi năm phương pháp của tôi để trao cho là qua lời. Tôi phải cứ hò hét mãi, "Đừng bám lấy lời tôi!" Đây là tình huống đặc thù. Tuy nhiên, không có lối thoát khỏi nó.
Để đưa người ta vượt ra ngoài lời, lời sẽ phải được dùng tới, không có cách nào khác. Tình huống này là cái gì đó giống thế này: có một căn phòng, và để đi ra khỏi phòng, phải bước năm hay mười bước ngay trong bản thân căn phòng. Từ nơi chúng ta đang ngồi, phải đi năm hay mười bước mới ra được. Ai đó có thể hỏi, "Bằng cách bước đi bên trong căn phòng này, làm sao người ta có thể đi ra khỏi nó được?" Mọi thứ tuỳ thuộc vào cách bạn bước trong phòng.
Nếu một người bước lòng vòng quanh phòng, người đó có thể bước đến hàng dặm mà người đó sẽ không ra khỏi phòng. Nhưng một người có thể bước trực tiếp hướng tới cửa nữa - không theo vòng tròn, mà theo đường thẳng. Nếu trong khi bước người đó bước đi theo vòng tròn, người đó đơn thuần bước quanh phòng. Nếu người đó bước theo đường thẳng hướng tới cửa, người đó có thể bước ra qua cửa nữa. Nhưng trong cả hai trường hợp này người đó sẽ bước chỉ trong phòng.
Nếu tôi bảo một người đã bước nhiều vòng trong phòng rằng người đó có thể chỉ bước mười bước thôi và người đó sẽ ra khỏi phòng, người đó ngay lập tức sẽ hỏi tôi liệu tôi có phát điên không. Người đó sẽ nói, "Thầy nói chỉ bước mười bước nhưng tôi đã bước cả vài dặm rồi mà vẫn chưa ra khỏi phòng." Người đó không nói điều gì sai cả, nhưng người đó đơn giản cứ đi vòng tròn mãi.
Điều thú vị là để ý rằng trong thế giới này mọi thứ đều đi vòng tròn cả. Chuyển động của chúng ta là vòng tròn. Mọi chuyển động đều vòng tròn. Chừng nào bạn còn chưa làm nỗ lực, mọi sự còn cứ chuyển vòng tròn. Để bước thẳng đòi hỏi nỗ lực đáng kể.
Trong thế giới này, mọi chuyển động đều theo vòng tròn. Dù đó là một nguyên tử hay căn phòng hay cuộc sống của con người hay ý nghĩ, mọi thứ đều chuyển vòng quanh và vòng quanh trong thế giới này. Bước thẳng đòi hỏi nỗ lực; bước thẳng bản thân nó là một thành tựu lớn.
Bạn không hiểu vào khoảnh khắc nào bạn bắt đầu bước theo vòng tròn. Đó là lí do tại sao hình học lại nói rằng đường thẳng không thể vẽ được. Mọi đường thẳng đều chỉ là một phần của vòng tròn lớn. Chúng ta có ảo tưởng về đường thẳng, nhưng không có điều như vậy là đường thẳng trong thế giới này. Đường thẳng không thể được vẽ; nó chỉ là định nghĩa. Euclid nói rằng đường thẳng chỉ là một định nghĩa. Nó là tưởng tượng; nó không thể được vẽ ra. Dù chúng ta có vẽ một đường thẳng đến thế nào, chúng ta chỉ có thể vẽ nó trên mặt đất. Mà trái đất lại tròn, đường vẽ cũng sẽ tròn. Chúng ta có thể vẽ đường thẳng trong phòng này, nhưng nó là một phần của vòng tròn lớn của trái đất.
Nó có cong không?
Nó là đường cong nhỏ tới mức chúng ta không thể thấy được nó. Nhưng nếu chúng ta cứ kéo dài nó theo một đầu, chúng ta sẽ thấy rằng nó thực sự là vòng tròn đi quanh thế giới. Chúng ta sẽ thấy rằng đường thẳng đã trở thành tròn; đó là lí do tại sao lại không thể vẽ ra được đường thẳng.
Khi chúng ta nghĩ về nó sâu sắc, vấn đề lớn nhất trong thiền là ở chỗ mọi ý nghĩ đều vòng tròn. Thậm chí tâm thức chúng ta cũng chuyển theo vòng tròn. Điều gian nan nhất, điều tapascharya vĩ đại nhất, khổ hạnh, là lấy cái nhảy ra khỏi chuyển động vòng tròn này. Nhưng dường như không có cách ra.
Lời cũng chuyển theo vòng tròn. Chúng ta chưa bao giờ có bất kì ý tưởng nào về cách thức lời có thể thành vòng tròn, nhưng lời quả là vòng tròn đấy. Khi bạn định nghĩa một từ, bạn dùng các từ khác. Nếu bạn mở từ điển ra và thấy từ 'người', bạn sẽ thấy nghĩa là 'con người'. Thế rồi nếu bạn lại tìm chữ 'con người', thì nghĩa là 'có phẩm chất của người'. Tất cả điều này là gì? Nó là điên khùng lớn lao. Chúng ta không biết cách định nghĩa người hay con người. Điều này có nghĩa gì?
Những người tham khảo từ điển đều không có ý tưởng gì về từ điển là vòng tròn. Từ này được dùng để định nghĩa từ thứ hai và từ thứ hai được dùng để định nghĩa từ thứ nhất. Người là con người và con người là người. Định nghĩa về người là ở đâu? Vậy, tất cả các định nghĩa đều vòng tròn; mọi nguyên tắc đều vòng tròn. Để giải thích một nguyên tắc này ban dùng nguyên tắc kia, và để giải thích nguyên tắc kia bạn dùng nguyên tắc này. Tâm thức chúng ta là vòng tròn. Đó là lí do tại sao trong tuổi già chúng ta cư xử như trẻ con. Vòng tròn hoàn chỉnh.
Dù bao nhiêu lời có thể được nói ra, chúng cũng chỉ chuyển theo vòng tròn. Lời đi vòng quanh; chúng không thể bước thẳng được. Nếu bạn bước thẳng, bạn sẽ bước qua chúng vào vô lời. Nhưng bởi vì chúng ta đang sống trong lời, nếu tôi có cái gì đó nói ra chống lại lời, tôi sẽ phải dùng lời để nói nó. Đây là một kiểu điên khùng, nhưng tôi không có lỗi. Tôi nói với hiểu biết rằng không lời thì bạn không thể hiểu được, và thế rồi tôi nói chống lại lời với hi vọng rằng bạn sẽ không níu bám vào chúng. Nếu điều này xảy ra, chỉ thế thì tôi mới có khả năng truyền đạt điều tôi muốn.
Nếu bạn hiểu chỉ lời tôi, bạn sẽ bỏ lỡ điều tôi đã nói. Bạn sẽ phải hiểu lời tôi, nhưng cùng với điều này, bất kì cái gì được chúng chỉ ra về thế giới vô lời cũng sẽ cần phải được hiểu. Do đó, tôi sẽ cứ nói chống lại kinh sách cho dù điều tôi đang nói bản thân nó có thể trở thành kinh sách. Mọi kinh sách đều được làm giống vậy. Không một kinh sách có giá trị nào mà trong đó bạn sẽ không tìm thấy những phát biểu chống lại lời. Điều đó có nghĩa là không có kinh sách nào không chứa những phát biểu chống lại bản thân kinh sách, dù nó là Gita hay Koran hay Kinh Thánh, hay thậm chí với Mahavira hay Phật.
Không có lí do để tin rằng cái gì đó khác sẽ xảy ra với tôi. Cùng hiệu quả không thể có sẽ tiếp tục. Trong khi cứ nói đi nói lại mãi chống lại lời, tôi sẽ phải nói nhiều lời. Người này hay người khác có thể bắt giữ chúng và làm ra kinh sách từ chúng. Nhưng tôi không thể dừng việc nói bởi vì có một cơ hội trong hàng trăm cơ hội trở thành kinh sách. Chỉ nếu tôi dừng việc nói thì mới có cái bảo vệ chống lại cơ hội này. Tuy nhiên, không có cơ sở cho nỗi hoảng sợ này, bởi vì ai đó sẽ tới sau một chút và người này sẽ nói chống lại lời tôi và kinh sách sẽ được làm ra từ chúng. Không cần phải hoảng sợ!
Nhưng một điều lạ xảy ra ở đây và nó là thế này: Trong tương lai, công việc của tôi trên thế giới này sẽ được làm thêm nữa bởi chính người nói chống lại tôi. Hôm nay điều đó giống thế này: Nếu một người muốn làm việc cho Phật, người đó sẽ phải nói chống lại Phật. Lời của Phật đã được nhiều người nhặt lấy như hòn đá cũ, và những hòn đá này không thể bị vứt đi chừng nào Phật còn chưa bị vứt đi. Với việc sùng bái Phật, những hòn đá này đã tự đặt mình vào ngực của những người đã nhặt chúng. Nếu đá này bị vứt đi, Phật cũng sẽ phải bị kéo xuống; bằng không đá cứ còn mãi.
Bây giờ bạn có thể hiểu bất lực của tôi. Bạn có thể hiểu tại sao tôi phải nói chống lại Phật, cho dù tôi biết rất rõ rằng tôi đang làm công việc của ông ấy. Nhưng bằng cách nào khác để những người níu bám vào cái tên Phật hay lời Phật có thể được chuyển? Chừng nào Phật còn chưa được chuyển, họ không thể được chuyển. Để chuyển họ chúng ta phải làm chủ rắc rối của việc làm rối loạn Phật một cách không cần thiết.
Chừng nào mà Veda còn chưa được vứt bỏ đi, không có cách nào chuyển những người như vậy. Họ níu bám lấy Veda. Chừng nào một người còn chưa được thuyết phục rằng Veda là vô dụng, người đó sẽ không vứt bỏ chúng. Nếu với một lần cho mọi lần, tâm trí có thể được làm trống rỗng, thì cái gì đó hơn nữa có thể được làm.
Nhưng sau tiến trình làm trống rỗng này tôi sẽ nói cùng điều như Veda đã nói. Thế thì khó khăn lại tăng thêm. Những người bạn giả và kẻ thù giả cứ hình thành một cách không cần thiết. Như mọi vật hiện hữu, chín mươi chín trong số một trăm người gặp bạn giả và kẻ thù giả. Bạn giả là người sẽ lấy điều tôi nói làm kinh sách, còn kẻ thù giả là người tin rằng điều tôi nói là chống lại kinh sách và rằng tôi là kẻ thù của kinh sách. Nhưng mọi sự đều giống thế này, nó sẽ tất yếu xảy ra như thế này, và không cần phải lo nghĩ về nó. Như thế là tình huống đấy.
Vậy Thầy không muốn viết sao?
Không, tôi không muốn viết. Có nhiều lí do tại sao tôi không muốn viết. Bởi một điều, viết là ngớ ngẩn và vô dụng. Nó là vô dụng bởi vì tôi sẽ viết cho ai? Với tôi, viết dường như là giống viết thư mà không biết địa chỉ. Làm sao tôi có thể đóng nó vào trong phong bì và gửi nó đi khi tôi không biết địa chỉ?
Một phát biểu bao giờ cũng có địa chỉ. Những người muốn nói cho quần chúng thì viết. Đây là cách họ đề cập tới đám đông không biết. Nhưng đám đông càng không biết, lại càng ít điều có thể được nói. Và các cá nhân được đề cập tới càng gần hay càng được biết, đối thoại càng có thể sâu sắc hơn.
Chân lí sâu sắc hơn chỉ có thể được nói cho người đặc biệt. Với đám đông, chỉ những điều đơn giản, tạm thời mới có thể được nói. Đám đông càng lớn, càng ít có hiểu biết, và đám đông càng không biết, người ta càng phải xuất phát với giả thiết trước rằng sẽ không có hiểu biết nào. Vậy, càng nhiều học vấn được dành cho đám đông, càng xuống thấp dưới đất và đơn giản nó sẽ hiện hữu. Bay trên trời là không thể được với loại học vấn này.
Nếu bạn tìm thấy sắc thái tinh tế của nghĩa trong thơ của Kalidas và bạn không thấy chúng trong thơ của các nhà thơ hiện đại, đấy không phải là do khác biệt nào giữa Kalidas và nhà thơ hiện đại đâu. Đấy là vì tính thơ ca của Kalidas được đề cập và trích dẫn trong sự hiện diện của hoàng đế hay vài người được lựa chọn, trong khi bài thơ hiện đại thì được in trong báo. Báo chí có thể được đọc trong khi uống trà trong tiệm trà, trong khi ăn lạc, trong khi hút thuốc. Bài thơ có thể chỉ được liếc nhìn qua. Vậy thì nó được viết ra cho ai? Nhà thơ hiện đại không quan tâm để biết. Người đó phải viết cho mọi người, cho mẫu số chung bé nhất. Người đó phải tính tới mọi người trong khi viết.
Khó khăn của tôi là ở chỗ cho dù những người là giỏi nhất trong chúng ta, cũng khó kể lại chân lí. Với những người kém hơn những người giỏi nhất đó, với người bình thường, vấn đề có liên quan tới chân lí không nảy sinh. Chỉ những người trong chúng ta nằm trong số vài người được chọn mới có thể hiểu vấn đề sâu sắc nhất. Nhưng ngay cả trong số ít ỏi những người được chọn này, chín mươi chín trong số một trăm người sẽ bỏ lỡ điều tôi đã nói. Cho nên không có nghĩa trong việc nói những điều như vậy cho đám đông, và việc viết được thực hiện cho đám đông.
Cũng có những lí do khác cho việc không viết. Tôi tin rằng khi phương tiện người ta dùng mà thay đổi, thì nội dung cũng thay đổi. Với việc thay đổi phương tiện, chủ đề không còn như cũ nữa. Phương tiện đặt ra những hoàn cảnh của riêng nó và làm thay đổi điều được nói.
Điều này không phải là dễ hiểu được. Khi tôi nói, đây là một kiểu phương tiện. Cả luồng trao đổi sống động. Thính giả đang sống và tôi cũng đang sống. Khi tôi nói, thính giả không chỉ nghe: người đó còn thấy. Cách diễn đạt thay đổi của khuôn mặt tôi, những thay đổi thoáng chốc được phản ánh trong mắt tôi, việc đưa lên và hạ xuống ngón tay tôi, tất cả đều được người đó thấy. Người đó không chỉ nghe lời tôi: người đó cũng còn thấy chuyển động của môi tôi. Đấy không chỉ là lời của tôi nói ra, nó cũng còn là môi tôi nói nữa. Mắt tôi cũng nói điều gì đó. Tất cả những điều này được thính giả đón nhận. Nội dung điều tôi đã nói sẽ khác trong tâm trí của thính giả hơn là trong tâm trí của độc giả bởi vì tất cả những điều này sẽ trở thành một phần của nó.
Khi ai đó đọc một cuốn sách, thế thì tại chỗ của tôi chỉ có chữ đen và mực đen, không cái gì khác. Tôi và mực đen là không tương đương. Không có cho và nhận. Theo một kiểu thì không có cử chỉ hay sự thay đổi cách diễn đạt nào xảy ra, không khung cảnh hay bức tranh nào được tạo ra cả. Không có cuộc sống; nó là thông điệp chết. Khi người ta đang đọc một cuốn sách, một phần rất có ý nghĩa của thông điệp, cái vẫn còn sống trong khi tôi nói bị mất đi. Trong tay độc giả chỉ có những phát biểu chết.
Điều thú vị là để ý rằng độc giả có thể ít chăm chú hơn thính giả phải thế. Khi một người nghe, thì mức độ chăm chú mà người đó bỏ ra còn lớn hơn nhiều khi người đó đọc. Trong khi nghe người ta phải chăm chú hoàn toàn và tập trung, bởi vì điều đã được nói ra sẽ không được lặp lại. Bạn không thể làm sống lại phần không hiểu hay phần đã hiểu; chúng mất đi rồi. Mọi khoảnh khắc tôi đang nói, điều được nói trở nên bị mất đi trong vực thẳm không đáy. Nếu bạn nắm bắt được nó, thì bạn nắm bắt được nó. Bằng không nó chảy đi mất và nó sẽ không quay lại.
Trong khi đọc một cuốn sách không có nỗi hoảng sợ như thế, bởi vì bạn có thể đọc đi đọc lại cùng trang mãi. Do đó không cần thiết phải rất chăm chú trong khi đọc sách. Đó là lí do tại sao cái ngày lời bắt đầu được viết ra thì cũng là ngày sự chăm chú trở nên kém đi. Nó nhất định phải là như vậy.
Với một cuốn sách, nếu bạn còn chưa hiểu điều gì đó, bạn có thể lật lại trang và đọc lại nó. Nhưng việc nói của tôi không thể nào đi lại được. Cái bị bỏ lỡ là mất. Tri thức về điều được nói ra bị mất mãi mãi nếu bị bỏ lỡ và không thể được lặp lại. Điều này giữ sự chăm chú của bạn tại đỉnh đầy đủ. Nó giúp giữ tâm thức của bạn ở tỉnh táo tối đa. Khi bạn đọc chuyện giải trí, nếu cái gì đó bị bỏ lỡ, cũng chẳng hại gì; bạn có thể đọc lại nó. Với một cuốn sách, việc hiểu là kém hơn và nhu cầu lặp lại tăng lên. Khi sự chăm chú giảm xuống, việc hiểu cũng giảm xuống.
Do đó, không phải là không có lí do mà Phật, Mahavira và Jesus tất cả đều chọn việc nói làm phương tiện cho truyền trao thông điệp của họ. Họ có thể viết chứ, nhưng họ đã chọn phương tiện này. Họ đã làm điều đó bởi hai lí do: Một, bởi vì lời nói ra là phương tiện bao quát được tất cả; nhiều điều có thể được nói. Có nhiều điều được gắn với lời mà lại mất đi trong viết.
Đó là lí do tại sao, nếu bạn nghĩ về nó, bạn sẽ chú ý rằng cái ngày phim bắt đầu, tiểu thuyết mất tầm quan trọng của chúng. Điều này là vì phim đã làm mọi sự sống lại. Ai sẽ đọc tiểu thuyết? Đấy là một thứ chết. Tiểu thuyết không thể sống lâu được. Nó có thể trở nên bị mất đi như một dạng nghệ thuật bởi vì chúng ta bây giờ đã có những phương tiện sống động hơn, điều McLuhan gọi là phương tiện "nóng". Ti vi và phim là những phương tiện sống, phương tiện nóng. Có nhiệt trong máu chúng.
Nhưng lời được viết là phương tiện lạnh, lạnh đến chết. Không có cuộc sống trong nó; không máu chảy trong nó. Thậm chí điện thoại của bạn cũng có thể trở nên lạc hậu ngay khi điện thoại hình xuất hiện, cũng như radio bắt đầu trở nên lạc hậu với việc đến của ti vi. Radio đã trở thành phương tiện tương đối lạnh hơn trong khi ti vi là phương tiện nóng. Và với tôi việc nói là phương tiện nóng; có máu và tim trong nó.
Cho tới giờ chúng ta vẫn chưa có khả năng tìm ra đủ cách để thêm nhấn mạnh cho lời được viết ra. Nếu tôi muốn nhấn mạnh điều gì đó khi tôi nói, tôi có thể nói to lên chút ít. Tôi có thể thay đổi sắc thái trong giọng tôi, nhịp điệu tiếng nói của tôi; thế thì nhấn mạnh được truyền đạt. Nhưng trong những từ của cuốn sách thì không có cách như vậy. Từ chỉ như chết. Trong một cuốn sách, từ tình yêu là tình yêu dù nó được viết ra bởi một người làm tình hay không làm tình, hay bởi người sống trong tình yêu hay bởi người không biết tình yêu là gì. Không có sắc thái, không có nhịp điệu, không có sóng, không có rung động. Nó là chết.
Khi Jesus nói lời cầu nguyện, nghĩa của nó không phải là một như khi ai đó viết cùng từ đó trong cuốn sách. Toàn bộ cuộc sống của Jesus là lời cầu nguyện, từ đầu cho tới cuối. Mọi mảnh của ông ấy đều là lời cầu nguyện; mọi li thân thể ông ấy đều tràn đầy với nó. Vậy, điều Jesus truyền đạt khi ông ấy nói lời cầu nguyện là rất khác với điều được truyền đạt bởi từ này trong từ điển.
Bất kì khi nào người ta nói, ngay lập tức điều đó tạo ra một loại điều chỉnh, đi vào tiếp xúc với thính giả. Linh hồn của diễn giả tiếp cận ngay tới linh hồn của thính giả. Cánh cửa được mở ra; sự phòng thủ của thính giả bắt đầu nhường chỗ.
Khi bạn nghe, nếu bạn tràn đầy chăm chú, suy nghĩ của bạn phải dừng lại. Bạn càng chăm chú khi bạn nghe, bạn sẽ càng ít nghĩ đi. Cánh cửa của bạn mở ra; bạn trở thành nhạy cảm nhiều hơn với người khác. Bây giờ điều gì đó có thể đi vào một cách trực tiếp không bị cản trở; bạn và diễn giả trở nên biết lẫn nhau. Theo một nghĩa rất sâu, mối quan hệ hài hoà được thiết lập. Việc nói tới từ bên ngoài, ấy vậy mà nó vang vọng sâu bên trong thính giả.
Mối quan hệ như thế không thể nào được thiết lập khi người ta đọc, bởi vì người viết vắng mặt. Khi bạn đọc, nếu bạn không tự động hiểu điều gì đó thì bạn phải làm nỗ lực để hiểu nó. Nhưng khi nghe bạn sẽ hiểu mà không có nỗ lực.
Nếu bạn đọc một cuốn sách dựa trên việc nói của tôi mà đã được thuật lại đúng nguyên văn, thế thì bạn sẽ quên mất rằng bạn đang đọc bởi vì bạn biết tôi. Sau vài khoảnh khắc, bạn cảm thấy rằng bạn không đọc - rằng bạn đang nghe. Nhưng nếu cách diễn đạt bị thay đổi hay phong cách bị hơi thay đổi trong tường thuật, nhịp điệu và hài hoà sẽ bị phá vỡ. Khi những người đã nghe tôi mà đọc những lời nói của tôi, việc đọc trở thành gần như nghe tôi. Nhưng có khác biệt bởi vì, dầu vậy, việc thay đổi phương tiện làm thay đổi ý định của điều được nói.
Khó khăn là ở chỗ điều tôi định nói sẽ thay đổi tương ứng với hình thức diễn đạt. Nếu tôi dùng thơ ca, nó sẽ áp đặt những điều kiện riêng của nó: sự thu xếp đặc biệt các lời, bác bỏ hay chọn lựa chủ đề đặc thù, phá vỡ hay cắt bỏ những điều đặc biệt. Nếu cần để diễn đạt cùng điều trong văn xuôi, nội dung sẽ khác hoàn toàn.
Đó là lí do tại sao, phần lớn, tất cả các sách vĩ đại trên thế giới đều đã được viết dưới dạng thơ ca. Điều được nói vượt ra ngoài logic đến mức khó mà diễn đạt nó dưới dạng văn xuôi. Văn xuôi là rất logic; thơ ca rất phi logic. Việc thiếu logic là được phép và được tha thứ trong thơ ca, nhưng không trong văn xuôi. Trong thơ ca, nếu bạn đi vượt ra ngoài một chút với việc hiểu logic tại nhiều chỗ, bạn được phép làm như vậy. Không được làm như vậy cho văn xuôi.
Bởi vì thơ ca chiều sâu là phi logic, văn xuôi chiều sâu phải logic. Nếu bạn định viết Upanishad hay Gita trong văn xuôi thì bạn sẽ thấy rằng cái làm cho nó sống động bị mất đi. Phương tiện đã thay đổi, và điều đẹp như thơ ca sẽ thành vụng về và chán ngán như văn xuôi. Chúng không logic, nhưng, văn xuôi sẽ cố gắng làm cho chúng như vậy bởi vì văn xuôi là việc bố trí logic.
Upanishad đã được trích dẫn dưới dạng thơ ca; Gita cũng vậy. Nhưng Phật và Mahavira đã không nói dưới dạng thơ ca. Có lí do cho sự thay đổi này. Kể từ thời của Upanishad và Gita được viết ra, thế giới đã thay đổi. Thời kì đó khi chúng được viết ra, theo một nghĩa nào đó, đã là thời thơ ca. Mọi người đều đơn giản và trung thực; không có yêu cầu về logic. Nếu họ được bảo, "Thượng đế hiện hữu," họ đơn giản nói có; họ đã không quay đi và hỏi, 'Thượng đế là gì? Ngài trông thế nào?"
Nếu bạn nhìn vào cách trẻ con hiện hữu, bạn sẽ có ý tưởng về kiểu người nào phải có đó trong những ngày đó. Đứa trẻ có thể hỏi một câu hỏi rất khó, ấy vậy mà nó sẽ hài lòng bởi một câu trả lời đơn giản. Đứa trẻ có thể hỏi em gái hay em trai nó từ đâu tới. Câu trả lời của bạn là em bé được con cò đem tới và nó được thoả mãn. Thế rồi nó chạy chơi. Nó đã hỏi một câu hỏi rất khó mà thậm chí người thông minh cao cũng không có khả năng đưa ra câu trả lời đúng. Đứa trẻ hỏi một câu hỏi cơ bản, tối thượng nhất: "Trẻ con từ đâu tới?" Bạn đã trả lời rằng con cò đem chúng tới, và vào lúc bạn nói điều đó thì đứa trẻ đã đi rồi. Nó hài lòng với một câu trả lời rất đơn giản. Và câu trả lời càng thơ ca, nó sẽ càng hài lòng. Đó là lí do tại sao trong sách cho trẻ nhỏ chúng ta phải dùng thơ ca. Thơ ca đạt tới trái tim đứa trẻ rất nhanh chóng. Có vần nhịp và giai điệu trong đó để đạt tới tâm trí nó nhanh chóng. Đứa trẻ sống trong thế giới của vần nhịp và giai điệu.
Phật và Mahavira hay dùng văn xuôi bởi vì vào thời kì họ sống mọi người đã quen làm nhiều việc suy nghĩ logic. Những câu hỏi chi li đã được hỏi, nhưng thậm chí với những câu trả lời rắc rối dài dòng mọi người cũng không thoả mãn. Thế rồi họ hỏi thêm hai mươi nhăm câu hỏi nữa. Đó là lí do tại sao Phật và Mahavira đã phải nói bằng văn xuôi.
Bây giờ không thể nào nói bằng thơ ca thêm nữa được. Bây giờ thơ ca được viết để giải trí. Có thời tất cả những vấn đề nghiêm chỉnh, cơ bản đã được nói dưới dạng thơ ca. Nhưng bây giờ vấn đề nghiêm chỉnh không thể được nói dưới dạng thơ ca nữa. Vài người có trò tiêu khiển và ham muốn giải trí, bạn vẫn còn viết thơ, nhưng tất cả những vấn đề có giá trị sẽ được nói chỉ trong văn xuôi. Con người không còn như trẻ con nữa; con người đã trở thành người lớn. Người đó nghĩ một cách logic về mọi vấn đề. Chỉ văn xuôi mới có thể được dùng một cách logic.
Mỗi phương tiện lại thay đổi nội dung. Với tâm trí, khi các phương pháp trao đổi phát triển, việc truyền đạt ý nghĩ qua bài nói sẽ quay trở lại. Có lúc từ được in ra là quan trọng nhất, nhưng bây giờ tiến bộ công nghệ đang đưa chúng ta trở lại với khả năng trao đổi trực tiếp qua phương tiện sống, qua ti vi.
Về sau, sẽ không ai còn sẵn sàng đọc sách thêm nữa. Tôi có thể nói cho toàn thế giới trên mạng truyền hình. Tất cả mọi người đều có thể nghe một cách trực tiếp. Do đó, tương lai của sách không tốt lắm. Bây giờ, đang trên đường rồi, sách sẽ không được đọc; nó sẽ được nhìn. Điều này phải được làm thành phổ biến; sách sẽ phải được biến đổi. Bây giờ micro phim đã được phát triển, cho nên có thể xem cuốn sách trên màn hình. Lời sẽ sớm được chuyển thành hình ảnh.
Trong cái nhìn của tôi việc viết đã phát triển tới sự bất lực. Không có con đường khác. Thậm chí bây giờ, những người muốn truyền đạt điều gì đó rất quan trọng phải dùng phương tiện lời nói. Tôi không biết tôi sẽ viết cho ai. Chừng nào không có ai trước tôi, không có ham muốn nào nảy sinh trong tôi để nói. Niềm vui nói chỉ để mà nói không có đó trong tôi.
Đây là khác biệt giữa nhà văn và người chứng ngộ. Nhà văn có mối quan tâm chỉ để diễn đạt điều gì đó. Người đó hài lòng nếu người đó có thể làm như vậy. Gánh nặng lớn dường như được vứt bỏ khỏi vai người đó khi người đó làm như vậy.
Trong tôi không có gánh nặng như vậy. Khi tôi nói cho các bạn, tôi không nhận được vui thích chỉ bởi vì tôi đang nói cho bạn điều gì đó. Trong việc nói điều gì đó, không có cảm giác về việc được bớt gánh nặng. Việc nói của tôi, theo một nghĩa nào đó, ít là diễn đạt mà nhiều là đáp ứng.
Không có cảm giác trong tôi rằng tôi phải nói điều gì đó. Nếu bạn muốn biết điều gì đó, chỉ thế thì điều đó mới xuất hiện cho tôi để nói cái gì đó. Hoàn cảnh của tâm trí tôi là ở mức nếu bạn ném chiếc gầu vào giếng của tôi, cái gì đó sẽ nổi lên từ nó. Sự việc đang dần trở thành khó cho tôi nói chừng nào mà câu hỏi còn chưa được hỏi. Trong tương lai, sẽ càng ngày càng khó hơn nữa để tôi nói. Do đó, tôi phải tìm ra cớ.
Tôi cần một cái cớ nếu tôi định nói về Gita. Nếu bạn tạo ra cái cớ như vậy, thế thì tôi sẽ nói. Nhưng vấn đề đang trở thành khó khăn cho tôi để nói nếu bạn không đưa ra cớ. Nếu không có đinh hay móc để treo cái gì đó, lấy gì mà treo nó và tại sao tôi phải treo nó là một vấn đề. Tôi vẫn còn im lặng - trống rỗng. Bạn đi ra khỏi phòng này và tôi trở thành trống rỗng.
Nếu ai đó có ham muốn nói, nhu cầu nói, thế thì người đó sẽ tự làm cho mình sẵn sàng nói thậm chí khi bạn không trong phòng. Tâm trí người đó sẽ chuẩn bị điều để nói cho dù chẳng có ai hiện diện. Khi tài liệu tích luỹ đủ trong người đó, người đó sẽ bị thúc ép để nói.
Với tôi điều này không đúng. Tôi hoàn toàn trống rỗng. Nếu bạn đưa ra câu hỏi và làm cho tôi nói, chỉ thế thì tôi sẽ nói. Đó là lí do tại sao viết lại khó. Viết là dễ hơn cho những người đã tràn đầy.
Sao Thầy không viết tự truyện của thầy?
Điều này cũng có thể được hỏi - tại sao tôi không viết tự truyện của tôi. Điều này dường như có vẻ rất hay, nhưng nói cho đúng thì sau khi tự hiểu bản thân mình chẳng có tự truyện gì cả. Mọi tự truyện đều là tiểu sử bản ngã. Điều chúng ta gọi là tự truyện không phải là truyện về linh hồn. Chừng nào mà bạn còn không biết linh hồn là gì, bất kì cái gì bạn viết ra cũng là tiểu sử bản ngã.
Điều thú vị là để ý rằng không Jesus, không Krishna, không Phật nào đã viết tự truyện của họ. Họ không kể về mình và cũng không viết về mình. Viết hay nói về bản thân mình là không thể được cho những người đã biết tới chính bản thân mình, bởi vì sau khi biết thì người này thay đổi thành cái gì đó vô hình dạng tới mức điều chúng ta gọi là các sự kiện trong cuộc sống của người đó - các sự kiện như ngày người ấy ra đời, ngày biến cố đặc biệt xảy ra - đều tan biến. Điều xảy ra là ở chỗ tất cả những sự kiện này đều dừng có ý nghĩa gì. Việc thức tỉnh của linh hồn là thảm hoạ đến mức sau khi nó xuất hiện, khi người ta mở mắt mình ra, người ta thấy rằng mọi thứ đều mất rồi. Chẳng cái gì còn lại cả; không ai còn lại để nói về điều đã xảy ra.
Sau khi người ta biết tới linh hồn của mình, tự truyện dường như là một phiên bản tựa giấc mơ của chính mình. Cứ dường như là người ta đã viết một truyện về giấc mơ của mình: Hôm nay người đó thấy giấc mơ này, hôm sau giấc mơ kia, rồi hôm sau nữa là giấc mơ thứ ba. Tự truyện như vậy không giá trị gì nhiều hơn câu chuyện thần tiên, tưởng tượng.
Đó là lí do tại sao lại khó cho người đã thức tỉnh viết ra. Khi trở nên thức tỉnh và nhận biết, người đó thấy rằng chẳng có gì đáng viết cả. Tất cả đều là giấc mơ. Vấn đề về kinh nghiệm trở nên nhận biết vẫn còn, nhưng điều được biết qua kinh nghiệm này thì không thể nào được viết ra. Điều này là như vậy bởi vì việc đưa một kinh nghiệm như vậy về lời dường như vô vị và ngớ ngẩn. Cho dù như vậy, bao giờ cũng có những nỗ lực để nói về kinh nghiệm này theo những cách khác nhau qua những phương pháp khác nhau.
Toàn bộ cuộc sống mình tôi sẽ đi nói về điều đã xảy ra. Chẳng có gì khác để nói ngoại trừ điều này. Nhưng điều này cũng không thể được viết ra. Ngay khi nó đã được viết ra, tôi cảm giác rằng nó chẳng đáng nói tới làm gì. Cái gì có đó mà viết? Người ta có thể viết, "Tôi có kinh nghiệm về linh hồn. Tôi đầy những niềm vui và an bình." Nhưng điều đó có vẻ ngớ ngẩn - toàn lời.
Phật, Mahavira và Christ cứ đi nói cả đời mình theo nhiều cách khác nhau về điều họ đã biết. Họ chưa bao giờ trở nên mệt mỏi cả. Họ bao giờ cũng cảm thấy cái gì đó vẫn còn bị bỏ lại, cho nên họ sẽ nói lại theo cách khác. Điều đó chẳng bao giờ kết thúc cả. Phật và Mahavira có thể kết thúc, nhưng điều họ phải nói thì vẫn còn không đầy đủ.
Vấn đề gồm hai phần: điều có thể được nói dường như giống giấc mơ và duy nhất điều không thể được nói lại dường như đáng nói. Bao giờ cũng còn việc che dấu trong tâm trí cảm giác rằng nếu tôi nói cho bạn điều đã xảy ra cho tôi, điều đó chẳng có tác dụng gì. Mục đích của tôi là đưa bạn tới con đường có thể dẫn bạn tới chính bản thân kinh nghiệm đó. Chỉ thế thì một ngày nào đó bạn mới có thể hiểu điều đã xảy ra cho tôi. Trước đó bạn không thể hiểu được nó, và việc kể của tôi cho bạn về điều đã xảy ra cho tôi sẽ chẳng phục vụ trực tiếp cho mục đích nào. Tôi không nghĩ bạn sẽ tin điều tôi nói. Và phỏng có ích gì mà làm cho bạn hoài nghi? Điều đó sẽ có hại. Cách tốt nhất là đưa bạn lên con đường đó, tới bờ đó mà từ đó bạn có thể được đẩy tới nơi một hôm nào đó bản thân bạn có thể có kinh nghiệm này. Vào ngày đó bạn sẽ có khả năng tin cậy. Bạn sẽ biết cách nó xảy ra. Bằng không không có cách nào để tin cậy.
Và lúc chết của Phật mọi người hỏi, "Thầy sẽ đi đâu sau cái chết?" Phật đã đáp lại cái gì? Ông ấy nói, "Ta đã không ở đâu cả, cho nên ta có thể đi đâu sau cái chết? Ta chưa bao giờ đi đâu cả và cũng chưa bao giờ ở bất kì đâu cả." Thậm chí sau điều này mọi người vẫn cứ hỏi ông ấy sẽ đi đâu, nhưng ông ấy đã nói chân lí bởi vì ý nghĩa của phật tính là không ở đâu cả. Trong trạng thái đó người ta ở không đâu cả, cho nên câu hỏi về việc ở đâu đó không nảy sinh.
Nếu bạn có thể yên tĩnh và im lặng, cái gì còn lại ngoại trừ việc thở? Chỉ việc thở còn lại; không cái gì khác. Giống như không khí bên trong bong bóng, việc thở còn lại. Nếu bạn có thể im lặng ít nhất một lần trong vài khoảnh khắc, thế thì bạn sẽ nhận ra rằng khi không có ý nghĩ, chẳng có gì ngoài việc thở. Việc thở vào và thở ra không khí là không khác gì nhiều hơn việc không khí đi vào đi ra bong bóng hay bóng hơi. Cho nên Phật nói, "Ta chỉ là cái bong bóng. Ta đã ở đâu? Bong bóng đã nổ và các ông đang hỏi nó đã đi đâu." Nếu ai đó như Phật mà biết rằng mình giống như bong bóng, làm sao người đó có thể viết tự truyện của mình hay nói về kinh nghiệm của mình được? Bất kì cái gì người đó có thể nói sẽ bị hiểu lầm.
Tại Nhật Bản có một vị thánh tên là Lin Chi. Một hôm Lin Chi ra lệnh vứt bỏ tất cả các tượng Phật. Chưa bao giờ có người như ông ấy. Chỉ mới hôm trước ông ấy còn tôn thờ chính những tượng Phật này, và bây giờ ông ấy lại ra lệnh vứt bỏ chúng đi. Ai đó đứng dậy và hỏi, "Thầy có còn minh mẫn không đấy? Thầy có biết thầy đang nói gì không?"
Lin Chi trả lời, "Chừng nào ta còn nghĩ rằng ta hiện hữu, ta tin rằng Phật hiện hữu. Nhưng khi bản thân ta không có đó, khi ta chỉ là cái bong bóng không khí, thế thì ta biết rằng ai đó giống Phật cũng không thể đã hiện hữu ở đó."
Đến tối Lin Chi lại tôn thờ Phật. Mọi người lại hỏi ông ấy ông ấy đang làm gì. Ông ấy nói, "Ta đã được giúp đỡ trong cái không hiện hữu của ta bởi cái không hiện hữu của Phật. Đó là lí do tại sao ta đã đưa ra lời cám ơn. Đó là việc tạ ơn từ bong bóng này cho bong bóng khác, không gì hơn." Nhưng những phát biểu này không thể nào được hiểu đúng. Mọi người cứ nghĩ rằng đã có cái gì đó sai với con người này và rằng ông ấy đã chống lại Phật.
Tự truyện không tồn tại. Nói một cách sâu sắc, linh hồn bản thân nó không tồn tại. Cho tới giờ, chúng ta chỉ hiểu rằng bản ngã không tồn tại. Trong hàng nghìn năm, chúng ta đã được bảo cho biết rằng bản ngã không tồn tại. Trong hàng nghìn năm, chúng ta đã được bảo cho biết rằng bản ngã không tồn tại khi người ta đạt tới tự hiểu bản thân mình. Nhưng để cho đúng hẳn, thì bản thân linh hồn cũng không tồn tại.
Trong hiểu biết về điều này người ta tràn ngập hoảng hốt. Đó là lí do tại sao chúng ta lại không thể hiểu được Phật. Ông ấy nói, "Linh hồn cũng không tồn tại; chúng ta trở thành vô linh hồn." Điều đó trở thành rất khó hiểu Phật trong thế giới này.
Mahavira đã nói chỉ về cái chết của bản ngã; nhiều đến mức đó thì có thể hiểu được. Không phải là Mahavira đã không biết rằng thậm chí linh hồn cũng không tồn tại, nhưng ông ấy lưu tâm về hiểu biết có giới hạn của chúng ta. Do đó, ông ấy đã nói chỉ về từ bỏ bản ngã, vẫn biết rằng linh hồn sẽ tự động tan biến.
Phật, lần đầu tiên, đã đưa ra một phát biểu là một bí mật. Upanishad cũng đã biết, Mahavira cũng đã biết, rằng linh hồn không tồn tại lúc cuối cùng, bởi vì chính ý tưởng về linh hồn là phóng chiếu của bản ngã. Nhưng Phật đã tiết lộ bí mật đã được giữ kín lâu thế. Điều đó đã tạo ra khó khăn. Những người mà bản thân họ đã tin rằng bản ngã không tồn tại bắt đầu cãi nhau. Nếu cả linh hồn cũng không tồn tại, họ nói, thế thì mọi thứ đều vô dụng. Chúng ta ở đâu?
Phật là phải. Thế thì làm sao có thể có tự truyện? Mọi thứ đều giống như chuỗi giấc mơ, giống như mầu cầu vồng được tạo ra trên bong bóng. Mầu sắc chết đi khi bong bóng nổ. Đó là kết quả rất hiển nhiên.
Liệu các tiến trình và kinh nghiệm mà qua đó một người đã trải qua có hữu dụng gì cho người khác không nếu chúng được viết ra?
Điều đó có thể hữu dụng cho người tìm kiếm, nhưng rất khó cho người đã chứng ngộ để viết ra nó. Khó khăn của siddha, người đã chứng ngộ, là khác với khó khăn của sadhak, người tìm kiếm. Khó khăn này là ở chỗ với người đã chứng ngộ, không có vong trong phòng này, nhưng với bạn thì có. Siddha biết rằng vong không tồn tại, nhưng có thời người đó nữa cũng có vong mà người đó yểm trừ với sự giúp đỡ của kĩ thuật. Bây giờ người đó biết rằng cả vong và kĩ thuật đều là giả.
Biết điều này, làm sao người đó có thể nói rằng người đó đã điều các vong đi với sự giúp đỡ của kĩ thuật? Bạn có hiểu tôi không? Đây là vấn đề cho thầy. Thầy biết rằng vong là giả và rằng kĩ thuật cũng chỉ là sự trợ giúp trong bóng tối. Vong là giả và kĩ thuật điều vong đi cũng vậy. Cho nên làm sao người đó có thể nói rằng người đó đã điều vong đi bằng kĩ thuật được? Nói như vậy bây giờ là vô nghĩa. Nhưng nếu người đó có thể nói rằng người đó đã điều vong đi bằng kĩ thuật, điều đó sẽ là sự giúp đỡ cho bạn.
Thầy sẽ không nói rằng thầy điều vong đi bằng quyền năng của kĩ thuật. Thay vì thế, thầy sẽ nói rằng "vong có thể được làm biến mất bởi việc dùng kĩ thuật nào đó. Nếu người tìm kiếm dùng kĩ thuật như vậy thì vong sẽ đi." Thầy sẽ không nói rằng thầy đã điều vong đi bằng kĩ thuật bởi vì điều đó sẽ là phát biểu sai. Bây giờ thầy biết rằng kĩ thuật cũng giả như vong vậy.
Do đó, những phát biểu của người như vậy sẽ ít nhất là định tâm vào cái ta. Người đó sẽ khó mà nói về bản thân mình. Người đó nói về bạn và điều có liên quan với tình huống của bạn, cho nên chính vấn đề của người đó là để giúp cho bạn thì người đó sẽ phải đưa ra phát biểu sai.
Thầy ngụ ý rằng toàn bộ tiến trình 'sadhana', tiến trình công phu tâm linh, là không thực như ma sao?
Vâng, thế đấy, bởi vì điều bạn chung cuộc đạt tới bao giờ cũng là cùng với bạn còn điều mà từ đó bạn được tự do thì chưa bao giờ gắn với bạn cả. Nhưng điều này lại đưa ra khó khăn cho thầy; đó là lí do tại sao tôi nói rằng thầy có khó khăn riêng của mình. Nếu thầy nói rằng toàn bộ tiến trình sadhana là giả, thế thì thầy sẽ đẩy bạn vào khó khăn, bởi vì với bạn tiến trình này trở thành giả trong khi vong vẫn còn thực. Thậm chí tiến trình giả cũng có nghĩa nếu nó phục vụ cho mục đích làm cho vong là giả. Bạn có hiểu tôi không?
Vong không trở thành giả chỉ bởi vì gọi nó là giả. Điều thú vị là để ý rằng điều sai không hết sai chỉ bởi việc gọi nó là đúng, nhưng khi cái gì đó là đúng mà được gọi là sai thì chúng ta lập tức chấp nhận điều đó. Người ta có nói giận dữ là sai nhiều đến đâu đi chăng nữa cũng chẳng thành vấn đề, điều đó không làm cho nó thành sai.
Mặt khác, nếu ai đó nói thiền là sai, bạn lập tức cảm thấy rằng điều đó có thể là như vậy; điều đó thậm chí không mất lấy một giây để trở thành sai. Bạn không đồng ý ngay lập tức khi người ta công bố rằng một người đặc biệt nào đó là thánh nhân, nhưng nếu bạn được bảo rằng ai đó là kẻ trộm, bạn lập tức chấp nhận điều đó là chân lí.
Trước khi bạn sẵn sàng tin rằng một người là thánh nhân, bạn sẽ thử để kiểm tra người đó, bạn sẽ thử chứng minh theo nhiều cách khác nhau liệu điều này có là như vậy không. Lí do bạn thận trọng thế là ở chỗ điều làm bạn không thoải mái là ai đó khác được coi là thánh nhân. Bản ngã bạn bị tổn thương. Bạn sẽ cố gắng chứng minh rằng người đó cũng chẳng thánh nhân gì hơn bạn hiện thế. Khi bạn được bảo rằng ai đó khác là kẻ trộm, bạn không bận tâm việc kiểm tra điều đó; bạn tin điều đó ngay lập tức bởi vì việc tin đó làm cho bạn vui sướng. Nó đảm bảo với bạn rằng bạn không phải là tên trộm, rằng ai đó khác ít nhất cũng tồi như bạn hiện thế.
Vu khống và kết án người khác dễ được chấp nhận, nhưng không phải như vậy đối với ca ngợi. Thậm chí khi bạn chấp nhận ai đó là đáng ca ngợi, thậm chí nếu bản thân bạn thực sự biết rằng người đó là như vậy, việc chấp nhận cũng vẫn có điều kiện. Bạn chấp nhận điều đó vào hiện tại bởi vì bạn không có cách chọn lựa khác, nhưng bạn vẫn tiếp tục tìm cơ hội để thay đổi ý kiến mình. Chỉ kết án mới là tuyệt đối. Thậm chí điều gì đó xảy ra để làm bạn thay đổi ý kiến phủ nhận, bạn sẽ không bận tâm làm như vậy.
Điều này xảy ra mọi lúc trong cuộc sống. Khi cái gì đó được công bố là sai, chúng ta lập tức tin vào nó bởi vì điều này cứu chúng ta khỏi làm điều đúng. Người ta phải rất quyết tâm nếu người đó định tiếp tục làm điều đúng. Giận dữ là tự phát; chúng ta tiếp tục bầy tỏ nó cho dù chúng ta đã được bảo nó là sai. Nhưng thiền phải được thực hành, và điều này còn khó nhiều hơn. Cho nên nếu ai đó nói rằng thiền là cái gì đó hư huyễn, chúng ta cảm thấy được giảm nhẹ vì đỡ phải làm điều gì đó gian khó.
Thầy đã mô tả thiền không như hành động, mà như trạng thái hiện hữu. Xin Thầy giải thích điều này?
Khó khăn cho người chứng ngộ là ở chỗ nếu người đó nói cho bạn mọi điều người đó đã kinh nghiệm, bạn sẽ đánh mất con đường đó mãi mãi bởi vì điều người đó nói sẽ bị bỏ đi khỏi kinh nghiệm của bạn. Chẳng hạn, tôi đã mô tả thiền như trạng thái hiện hữu. Điều tôi nói là đúng, ấy vậy mà với bạn, thiền chỉ có thể là hoạt động, không phải là trạng thái. Nếu bạn tin nó là trạng thái của hiện hữu, bạn sẽ cảm thấy thấy rằng chẳng có gì bạn có thể làm để đạt tới nó. Nếu nó là hoạt động, thế thì bạn được yêu cầu làm điều gì đó; nếu nó đơn thuần là trạng thái của tâm thức, thế thì bạn bị làm nhẹ bớt nhu cầu để hành động.
Bạn sẽ nghĩ, "Có lẽ nó là một trạng thái của hiện hữu. Thế thì chẳng có gì để mình có thể làm về nó cả." Thế thì cơn giận của bạn sẽ tiếp tục và bạn sẽ không làm việc thiền gì cả. Dục vọng của bạn, tham lam của bạn sẽ tiếp tục.
Nếu tôi nói chân lí, bạn chẳng được tôi giúp gì cả. Khó khăn là ở chỗ nếu tôi nói điều gì đó lưu tâm tới bạn, tôi phải cầu viện tới việc nói điều không hoàn toàn đúng. Nhưng nếu tôi nói điều gì đó lưu tâm tới bản thân tôi, nó là vô dụng với bạn. Nó không chỉ vô dụng; nó còn nguy hiểm nữa bởi vì bạn ngẫu nhiên là thính giả. Sâu bên dưới sẽ cản trở bạn nếu tôi bảo bạn chân lí hoàn toàn đích xác như tôi thấy nó.
Đó là lí do tại sao, nếu tôi nói đích xác điều tôi cảm thấy, tôi không thể có ích gì cho bạn được. Ngược lại, điều tôi sẽ nói sẽ là cản trở cho bạn, giống như việc nói của Krishnamurti cản trở tiến bộ của mọi người nhiều hơn là chúng giúp đỡ điều đó. Tôi càng nhìn sâu hơn, tôi càng cảm thấy rằng những việc nói như vậy là có hại. Điều ông ấy nói là chân lí bên trong, nhưng với bạn nó không có ích. Với bạn nó chỉ là cái cớ để dừng làm bất kì cái gì.
Liệu im lặng có rất mạnh không, và nếu vậy, thế thì sao người nào phải nói thành lời?
Có, im lặng là rất mạnh, nhưng trước hết phải có người có thể nghe thấy điều được truyền đạt trong in lặng.
Sao cần phải làm cho mọi người lắng nghe?
Điều đó là cần thiết cho tôi bởi vì tôi thấy rằng bạn đang đi không chủ ý nhưng hướng tới hố sâu, và điều rõ ràng với tôi là bạn sẽ rơi xuống hố và làm gẫy tay hay chân mình. Tôi có thể truyền đạt sự kiện này cho bạn trong im lặng. Nhưng tai bạn không thể nghe thấy thông điệp im lặng của tôi, cho nên tôi phải hét to với bạn để cảnh báo bạn, "Cẩn thận vào! Bạn sắp rơi xuống hố rồi."
Thầy có mất năng lượng cho việc làm như vậy không?
Không, không! Không năng lượng nào bị mất cả. Người đã biết tới cội nguồn của năng lượng thì không mất năng lượng. Chỉ người không biết tới cội nguồn mới có thể mất.
Nếu tôi viết bất kì cái gì như tự truyện, nó có thể hoặc là chân lí hoặc phi chân lí. Nếu nó là chân lí, nó có thể làm hại bạn. Nếu nó là phi chân lí, tôi không muốn viết nó ra. Nếu nó là chân lí hoàn toàn, nó sẽ gây hại cho bạn bởi vì tôi sẽ nói rằng bất kì điều gì bạn làm bây giờ cũng đều vô dụng cả. Bạn sẽ sẵn lòng đồng ý với tôi rằng nó là vậy.
Một hôm một cá nhân tới tôi. Anh ta nói, "Vì Krishnamurti đã nói rằng thiền là vô dụng, nên tôi đã dừng công phu thiền."
Tôi nói, "Bạn đã làm một việc tốt. Nhưng bạn đã thu được gì từ nó? Bạn đã chẳng thu được cái gì cả. Tại sao bạn bắt đầu công phu thiền ngay chỗ đầu tiên? Bạn muốn chinh phục cơn giận và dốt nát của mình. Bạn có hoàn thành điều đó bằng việc từ bỏ thiền không? Không! Thế thì tại sao bạn dừng? Bởi vì Krishnamurti nói rằng nó là vô dụng sao?"
Bạn cảm thấy, "Khi một người chứng ngộ nói nó là vô dụng, sao mình lại tiếp tục làm nó?" Đây là khó khăn: tôi cũng biết rằng nó là vô dụng; tôi cũng nói điều này với vài người, rằng nó là vô dụng. Nhưng tôi sẽ chỉ nói điều này cho người đã thực hiện thiền một thời gian dài và người bây giờ có thể hiểu cái vô dụng của nó. Người như vậy đã đạt tới một giai đoạn mà thiền cũng phải bị từ bỏ.
Nhưng nói trong bãi chợ rằng thiền là vô dụng là nguy hiểm. Thính giả có thể chẳng bao giờ thực hiện thiền cả. Những người dốt nát chưa bao giờ thực hiện nó. Nếu bạn bảo họ rằng thiền là vô dụng, họ sẽ chẳng bao giờ thực hiện nó. Họ sẽ cảm thấy được giảm nhẹ rất nhiều. Trong bốn mươi năm mọi người lắng nghe Krishnamurti, và họ ngồi quanh một cách ngu xuẩn không làm gì chỉ bởi Krishnamurti đã nói rằng thiền là vô dụng. Krishnamurti không sai khi nói ông ấy nói như vậy. Ông ấy đã nói điều đó cả đời mình. Nhưng tôi sẽ nói ông ấy sai bởi vì ông ấy không lưu tâm tới bạn và khả năng của bạn. Ông ấy chỉ nói về kinh nghiệm riêng của ông ấy.
Chính bởi vì điều này mà tôi bao giờ cũng rất cẩn thận, tôi không phóng chiếu bản thân mình và không nói điều gì về bản thân mình. Nếu tôi nói về bản thân mình và chỉ nói chân lí, điều đó sẽ không hữu dụng cho bạn. Cũng lạ là nếu tôi nói về bạn, lưu tâm tới bạn trong tâm trí, thế thì bạn sẽ quay lại tôi và hỏi, "Sao thầy nói những điều như vậy?" Thế rồi chống đối tới. Tôi có thể nói mọi điều mà không bao giờ bị chống đối, nhưng những điều này sẽ chẳng hữu dụng gì cho bạn. Chúng có thể cho bạn cái cớ để dừng lại tại nơi bạn đang hiện hữu.
Khó khăn của người chứng ngộ là ở chỗ người đó không có khả năng nói ra điều mình biết. Do đó, theo một cách nào đó, tín ngưỡng cổ là đúng hơn nhiều và đã đi sâu hơn nhiều. Bạn đã được nói về cái gì đó tương ứng với nơi bạn đang ở vào lúc hiện tại. Mọi thông tin đều là thăm dò; không cái gì là sau chót. Khi bạn tiến bộ, thầy sẽ cho bạn những điều mới; khi bạn tiến bộ thêm nữa, điều đó sẽ được nói, "Bây giờ bạn từ bỏ điều này đi, từ bỏ điều kia đi. Nó đã trở thành vô dụng."
Khi bạn đạt tới trạng thái thích hợp, bạn được bảo rằng Thượng đế là vô dụng, linh hồn là vô dụng, thiền là vô dụng - nhưng chỉ vào cái ngày đó, không trước đó. Nhưng điều này có thể được nói chỉ vào khoảnh khắc đó khi những điều này trở thành vô dụng; thế thì chẳng cái gì thực sự là vô dụng cả. Thế thì bạn chỉ cười và bạn biết.
Nếu tôi nói thiền là vô dụng và bạn vẫn còn tiếp tục thực hiện thiền, thế thì tôi sẽ cảm thấy rằng bạn đúng là người cần được bảo – tôi cũng cảm thấy rằng cũng tốt là tôi bảo bạn. Nếu tôi nói tính chất sannyas là vô dụng - rằng việc lấy tính chất sannyas là vô dụng - mà bạn vẫn cứ trở nên được điểm đạo vào nó, thì tôi sẽ hiểu rằng bạn đúng là loại người cần được bảo. Điều đó là tốt.
Cho nên những điều này mà tôi đã nói tới đều là loại khó khăn tôi đang đối diện. Tất cả những điều này sẽ được hiểu từ từ và dần dần.
Xem tiếp Chương 2 - Quay về Mục lục

Ads Belove Post