Chương 10. Người mang lí trí

Chương 10. Người mang lí trí

Price:

Read more

Osho – Kỉ luật của siêu việt – Tập 4
Chương 10. Người mang lí trí

Câu hỏi thứ nhất:
Osho ơi, thầy là việc thiền ưa thích của tôi. Tâm trí của phật có nhìm chăm chăm hơn ba giây mỗi lúc không?
Câu hỏi này là từ Maneesha. Nó cực kì quan trọng để hiểu.
Jesus đã xin phép các đệ tử để ra đi. Đêm hôm trước, khi ông ấy sắp sửa bị bắt, bẻ chiếc bánh mì ra ông ấy nói, "Đây là thịt ta, đây là da thịt ta; các ông ăn nó đi." Rót rượu ra ông ấy nói với các đệ tử của mình, "Đây là máu ta; các ông uống nó đi." Điều ông ấy đang nói có vẻ rất thô thiển, nhưng nghĩa thì lại rất sâu: đệ tử phải trở thành kẻ ăn thịt người. Đệ tử phải ăn thầy mình, ăn rung động của thầy mình. Chính sự hiện diện của thầy phải được nuốt chửng, được nhai, được tiêu hoá. Vị phật tồn tại chỉ vì điều đó: để cho bạn có thể ăn ông ấy. Tất nhiên, điều đó phụ thuộc vào bạn, điều gì sẽ xảy ra sau khi bạn đã ăn rung động nào đó. Biến đổi sẽ xảy ra bên trong bạn; bạn sẽ phải rất cẩn thận.
Có những người ăn thức ăn, thức ăn tốt nhất bạn có thể cho họ, và họ sẽ chỉ tạo ra phân và chẳng cái gì khác cả. Có những người sẽ tạo ra cái gì đó nhiều hơn: tư duy, triết lí, trí tuệ. Có vài người nữa - rất hiếm hoi - những người sẽ tạo ra cái gì đó còn cao hơn: thơ ca, âm nhạc, tình yêu. Và có những linh hồn rất hiếm hoi người sẽ tạo ra cái gì đó thậm chí còn cao hơn nữa: lời cầu nguyện, thiền. Và chỉ có vài người, vài người và xa ở giữa là lịch sử nhân loại, những người sẽ ăn cùng thức ăn như bạn ăn và sẽ tạo ra Thượng đế, hay niết bàn. Chính là cùng thức ăn mà chúng ta ăn đấy. Nhà thơ cũng ăn cùng thức ăn bạn ăn, nhưng cái gì đó trở thành thơ từ thức ăn đó. Phần bản chất của thức ăn trở thành thơ; nó bùng phát thành bài ca. Vũ công cũng ăn cùng thứ như người lính, nhưng người lính chỉ tạo ra bạo hành còn vũ công tạo ra duyên dáng. Điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn sẽ dùng sự hiện diện của tôi.
Thiền thật nhiều như bạn có thể; đó là điều cơ bản nhất - mọi thứ khác đều là phụ. Và không có giới hạn cho nó: cũng như bạn có thể tiêu hoá, thì tiêu hoá. Không có thái quá trong nó, không thể có được. Bạn càng làm nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy bạn có thể làm nhiều hơn. Chừng nào toàn thể bản thể bạn còn chưa được biến đổi thành một loại hiện diện nào đó như thầy bạn,  tiếp tục thiền đi.
Một cảnh khác...
Bồ đề đạt ma sống ở Trung Quốc trong nhiều năm, và thế rồi một hôm ông ấy quyết định rằng bây giờ thời điểm đã tới để ông ấy trở về nhà mình. Ông ấy muốn trở về Himalaya, ông ấy muốn chết ở Himalaya. Ông ấy đã thu nhận các đệ tử, bốn đệ tử lỗi lạc nhất, và ông ấy hỏi họ, "Chân lí là gì?"
Người thứ nhất nói điều gì đó mang tính triết lí, logic, rất hệ thống, nhưng Bồ đề đạt ma không sung sướng. Ông ấy trông rất buồn. Ông ấy nói, "Ông chỉ được phần da ta thôi."
Ông ấy hỏi người khác; người đó nói điều gì đó. Câu trả lời của người đó có tốt hơn chút ít so với người thứ nhất: có tính trực giác hơn, ít trí tuệ hơn, nhiều thơ ca hơn, nhiều âm nhạc hơn. Bồ đề đạt ma nói, "Ông được phần thịt của ta"; nhưng dầu vậy ông ấy vẫn không sung sướng lắm.
Ông ấy hỏi người thứ ba cùng câu hỏi đó: chân lí là gì? Người thứ ba còn tốt hơn; người đó nói điều gì đó mang tính tồn tại nhiều hơn, có thoáng nhìn về thực tại trong nó, chỉ là một tia sáng. Bồ đề đạt ma không phải là không sung sướng, nhưng vẫn chưa được hạnh phúc. Ông ấy nói, "Ông được phần xương ta."
Và thế rồi ông ấy hỏi người thứ tư, và người thứ tư chẳng nói gì cả. Người thứ tư đã trả lời bằng im lặng. Bồ đề đạt ma nhìn vào mắt người đó: đôi mắt tựa như vực thẳm vô hạn, vực thẳm không đáy. Và đệ tử sụp xuống chân ông ấy mà không thốt ra lời nào cả. Bồ đề đạt ma phải đã nhảy múa trong bản thể bên trong nhất của ông ấy. Ông ấy cực kì hạnh phúc; ít nhất thì một người đã hiểu ông ấy một cách toàn bộ. Ông ấy nói, "Ông được tuỷ ta, chính linh hồn ta."
Bốn người này tất cả đều là những kẻ ăn thịt người; họ đã ăn thầy. Nhưng một người chỉ tạo ra da; người khác tạo ra thịt; người thứ ba tạo ra xương; người thứ tư đích xác phản chiếu thầy, cho sinh thành ra thầy trong bản thể mình.
Cho nên trong khi bạn còn ở đây cùng tôi, để điều đó là việc thiền sâu sắc nhất của bạn. Tôi nói với bạn - không phải là có cái gì đó được nói cho bạn đâu. Đấy chỉ là phương cách thôi. Đấy chỉ là phương cách để cho bạn có thể lại gần tôi; đấy chỉ là phương cách để cho bạn có thể dính mắc vào việc nghe và bản thể bạn có thể trong tiếp xúc sâu sắc hơn với tôi. Bạn đã học các cách thức của ngôn ngữ; rất khó cho bạn ngồi im lặng cùng tôi. Nếu bạn ngồi im lặng bạn sẽ ở xa xăm, bạn sẽ mất hút trong ý nghĩ của bạn. Sẽ có khoảng cách lớn giữa tôi và bạn. Tôi đã thử điều đó.
Tôi thường ngồi im lặng với mọi người, nhưng tôi thấy họ đã ở xa xăm rồi, hàng nghìn dặm xa xăm trong ý nghĩ của họ. Họ trông gần về mặt vật lí đấy; về mặt tâm lí họ không có đó chút nào: ai đó đang đi vào quá khứ của mình, ai đó đã đi vào tưởng tượng nào đó trong tương lai. Tôi thường nhìn họ và tôi thấy họ không có đó, họ ở đâu đó khác. Chỉ thân thể họ là ở đó - cái vỏ trống rỗng, hổng hoác. Tâm trí họ không có đó. Và nếu tâm trí bạn không có đó thì rất khó cho linh hồn bạn ở đó.
Tôi nói với bạn để cho tâm trí bạn trở nên dính mắc vào ý nghĩ của tôi. Trong khi bạn đang dính mắc vào ý nghĩ của tôi, ít nhất bạn sẽ có khả năng tránh được ý nghĩ của bạn. Bạn sẽ gần tôi hơn - gần hơn là lúc bạn đang nghĩ các ý nghĩ của bạn. Ít nhất ý nghĩ của tôi là của tôi: chúng tới từ trống rỗng sâu sắc, chúng mang hương vị, chúng có rung động tinh tế trong chúng. Trong khi dính mắc với tôi trong trao đổi nói chuyện, nghe tôi một cách chăm chú, tâm trí bạn trở nên tham dự, và tâm trí bạn không thể đi vào quá khứ và không thể đi vào tương lai được. Nó phải ở đây, nó phải chăm chú, nó có cái gì đó để làm ở đây. Trong khi tâm trí dính mắc vào lời của tôi, tôi có thể trao đổi trên mức độ khác nữa; bản thể bạn ở gần tôi. Và chỉ việc gần bản thể là đủ.
Đó là nghĩa của satsang: chỉ ở gần ai đó người đã biến mất, chỉ ở gần ai đó người không còn nữa, chỉ ở gần ai đó người chỉ là cái không vô cùng.
Lại gần hơn với cái không này, bạn cũng sẽ biến mất và tan chảy. Điều đó là tự nhiên. Sẽ có vài khoảnh khắc khi bạn bỗng nhiên biến mất. Đó là những khoảnh khắc khi bạn đã nếm trải cái gì đó của tôi. Khi bạn biến mất, khi bạn hoàn toàn mất hút, khi tâm trí đơn giản đã dừng vận hành - bạn chỉ là sự chú ý thuần khiết - thế thì bạn và tôi không phải là hai. Thế thì không có mối quan hệ ta-người. Thế thì chỉ cái một tồn tại mà trong đó ta và người cả hai đều đã tan biến. Thế thì chúng ta chờm lên nhau: thế thì trung tâm của bạn là trung tâm của tôi và trung tâm của tôi là trung tâm của bạn.
Những khoảnh khắc này càng tới nhiều với bạn, bạn sẽ tạo ra những khả năng cao nhất nhiều hơn... định mệnh của bạn.
Cho nên Maneesha này,  thiền về tôi nhiều nhất có thể được đi.
Và tôi biết cô ấy - cô ấy đã làm điều đó; cô ấy đã rất chăm chú, rất nhận biết. Và với chăm sóc và tình yêu lớn lao, cô ấy đã hấp thu tôi.
Bạn hỏi, "Tâm trí của phật có nhìn chăm chăm hơn ba giây mỗi lúc không?" Họ không thể bận tâm bởi vì họ không có tâm trí nào cả. Thực tế nếu bạn không nhìn chăm chăm vào họ, họ cảm thấy tiếc cho bạn. Nếu bạn nhìn đây đó và không nhìn thẳng vào họ, họ cảm thấy tiếc cho bạn. Bạn đang khát và nước thuần khiết lại sẵn có đấy, nhưng bạn cứ nhìn sang bên cạnh. Bạn không nhìn thẳng, bạn không nhìn trực tiếp, bạn không nhìn ngay trước mắt. Bạn sẽ bỏ lỡ. Nhìn vào tôi, đừng chỉ là việc nhìn - bởi vì mắt có thể hấp thu rung động tinh tế nhất. Nó bao giờ cũng đang ăn.
Ăn tôi đi, là kẻ ăn thịt người đi. Và nhớ lấy, điều tôi đang nói là không quan trọng chút nào. Điều tôi đang hiện hữu ở đây mới quan trọng. Cho nên đừng bị mất hút trong lời tôi: chúng chỉ là đồ chơi để chơi thôi. Nghe bản thể tôi, nghe sự hiện diện của tôi.
Câu hỏi thứ hai:
Sao mọi người muốn thiền hay nghe bài nói lại phải trả tiền cho việc này?
Sao lại không?
Giáo sĩ lên đến cực đỉnh trong bài thuyết giảng với câu, "Cuộc sống giống như cốc trà."
Sau đó, một người trong giáo đoàn hỏi, "Thưa giáo sĩ, sao cuộc sống lại giống như cốc trà?"
"Sao lại không?" giáo sĩ trả lời.
Tôi cũng nói với bạn: sao lại không? Bạn trả cho mọi thứ trong cuộc sống, sao không trả cho việc thiền của bạn? Bạn trả cho mọi thứ trong cuộc sống của bạn, sao không trả cho Thượng đế? Sao bạn lại muốn Thượng đế được cho không?
Thực tế, bạn không muốn Thượng đế. Bạn sẵn sàng trả cho bất kì cái gì bạn muốn. Bạn biết rằng bạn phải trả. Thiền bạn không muốn. Nếu nó được cho không, thế thì bạn sẽ nghĩ về nó. Bạn sẵn sàng đi xem phim và trả tiền về điều đó; sao bạn không trả tiền cho việc thiền của bạn và cho bài nói nếu bạn muốn nghe nó?
Câu hỏi này, một cách tự nhiên, tới từ một người Ấn Độ và không phải là sannyasin, người này không hiểu tôi chút nào, người này phải là người mới tới. Người Ấn Độ nghĩ họ là người tôn giáo nhất thế giới; tất cả đều là trò nhảm nhí. Họ là những người phi tôn giáo nhất trên thế giới - họ chỉ có ý tưởng bản ngã rằng họ rất tôn giáo. Nếu bạn thực sự có tính tôn giáo, bạn sẽ sẵn sàng trả cho việc thiền của mình bằng mọi thứ, ngay cả bằng cuộc sống của bạn.
Tiền là gì? Nếu bạn trả năm ru pi cho cái gì đó, và nếu bạn kiếm được mười ru pi một ngày, thế thì bạn đã trả bằng một nửa ngày rồi. Tiền chỉ là biểu tượng rằng bạn đã hiến nửa ngày lao động của mình cho nó. Bạn đi xem phim và bạn trả mười ru pi để lấy vé; bạn kiếm được mười ru pi một ngày. Bạn đang nói rằng bộ phim này là xứng đáng với nó - "Tôi có thể đánh cược một ngày lao động cho nó." Nhưng bạn không sẵn sàng đánh cược cái gì cho việc thiền của mình, cho lời cầu nguyện, cho tôn giáo. Thực tế, tôn giáo là điều cuối cùng trong danh sách của bạn. Bạn muốn nó được cho không; về căn bản bạn không muốn nó. Nếu có giá cho nó bạn bắt đầu cảm thấy không thoải mái.
Bạn hỏi tại sao bạn phải trả tiền ở đây sao? Cái giá được yêu cầu trả không là gì cả; nó chỉ là sự bắt đầu của việc học bài học nào đó: rằng người ta phải trả cho mọi thứ, và chắc chắn cho lời cầu nguyện, chắc chắn cho thiền - bởi vì nó là điều cao nhất trong cuộc sống. Vài đồng ru pi đó mà bạn phải trả là rất tượng trưng, chỉ là tượng trưng, chỉ là chiếu lệ - chúng chỉ ra điều gì đó. Nếu bạn sẵn sàng trả cho cái gì đó, thế thì tôi biết bạn sẽ bị thuyết phục trả nhiều hơn. Dần dần, một ngày nào đó bạn sẽ có khả năng mạo hiểm toàn thể cuộc sống của mình cho nó. Nếu bạn không sẵn sàng thậm chí để trả năm ru pi, thì bạn không thể nào dám đánh cược cả cuộc sống của mình được.
Gurdjieff thường đòi nhiều tiền cho bài giảng của ông ấy; và không chỉ tiền, ông ấy còn tạo ra đủ mọi loại chướng ngại.
Chẳng hạn: không công bố trước bài giảng nào cả. Nếu bài giảng sẽ nói vào sáng nay lúc tám giờ, sớm - vào những giờ hơi sớm hơn, vào năm giờ - bạn sẽ nhận được cú điện thoại: "Vào tám giờ tới chỗ nào đó" - và chỗ đó sẽ ở cách xa hai mươi hay ba mươi hay năm mươi dặm - "và Gurdjieff sẽ nói đấy, và chúng ta phải trả tiền cho điều đó!"
Mọi người thường hỏi, "Sao thầy cứ tạo ra rắc rối thế? Sao thầy không thể nói trước để cho chúng tôi có thể xoay xở được?" Và Gurdjieff sẽ nói, "Nếu các ông có thể xoay xở được, thế thì điều đó chẳng đáng làm." Nếu bạn có thể tới bất thình lình, vứt bỏ tất cả những điều bạn đang định làm... Có thể bạn định tới gặp Thủ tướng vào lúc tám giờ, và bỗng nhiên bây giờ có một phương án: hoặc bạn đi tới Gurdjieff hoặc tới Thủ tướng - và bạn đi tới Gurdjieff. Thế thì cái gì đó sẽ xảy ra. Bạn đã đánh cược vì nó, bạn đã nhận rắc rối. Và thế nữa cũng chẳng có gì chắc chắn là Gurdjieff sẽ nói. Ông ấy có thể tới và ông ấy sẽ nhìn quanh, và ông ấy sẽ nói, "Không phải bây giờ. Không, không phải hôm nay. Ta sẽ thông báo cho các ông sau nhé."
Có lần chuyện xảy ra ở Paris là trong tám ngày ông ấy đã gọi mọi người, và trong tám ngày ông ấy lại huỷ bỏ. Ngày thứ nhất đã có gần bốn trăm người; ngày cuối cùng quãng độ năm hay sáu người. Khi ông ấy nhìn họ ông ấy nói, "Bây giờ, chỉ những người đúng mới còn lại. Đám đông đi rồi, bây giờ tôi sẽ nói bất kì điều gì tôi muốn nói với các ông."
Tôi cũng không quan tâm tới đám đông, tới quần chúng. Tôi không quan tâm tới các khách viếng thăm ngẫu nhiên, tôi chỉ quan tâm tới vài người tìm kiếm chân thành thôi. Họ phải biểu lộ nhiệt tình của mình.
Và, tiền mà bạn phải trả chỉ là cái bắt đầu thôi. Nó chỉ là alpha; dần dần tôi sẽ thuyết phục bạn trả bằng cuộc sống của bạn. Chừng nào bạn còn chưa có dũng cảm đến thế, thì chẳng cái gì sẽ xảy ra cả. Tôn giáo không rẻ đâu, chắc chắn là không cho không.
Nhưng tâm trí Ấn Độ là là tâm trí rất hướng theo đồng tiền: họ nói về tính tôn giáo nhưng họ lại là những người mang tâm trí rất tiền. Toàn thể cái nhìn của họ về mọi sự đều là tiền. Không người phương tây nào đã hỏi điều này; họ hiểu: đạo tràng phải được duy tu, chỗ này phải sẵn sàng cho bạn, nhạc sĩ nào đó phải chuẩn bị âm nhạc, ai đó phải hướng dẫn thiền, vườn tược phải được chăm sóc, toà nhà phải được xây dựng. Tất cả đều cần tới tiền - nó sẽ tới từ đâu? Và bạn biết rõ rằng tôi chẳng làm phép màu nào cả.
Chỉ có hai cách thôi. Một là: ai đó khác phải cúng dường cho bạn. Nhưng sao ai đó khác lại phải cúng dường cho bạn? Bạn sẽ thiền và ai đó khác sẽ cúng dường cho bạn sao? Tại sao? Nếu bạn muốn thiền, bạn trả tiền cho điều đó chứ. Và nếu bạn thực sự muốn thiền thì bạn sẽ sẵn sàng để trả tiền cho điều đó; phải không nên có trở ngại gì về điều đó cả. Nếu bạn không có tiền, đi và kiếm tiền đi. Nếu điều đó là tuyệt đối không thể được, thế thì tới và làm việc trong đạo tràng và trả theo cách đó, cách làm việc. Nhưng đừng đòi hỏi được tới mà không trả gì.
Ý tưởng này về có được tôn giáo mà không mất tiền đã đi vào sâu trong tâm trí tới mức mọi người cho rằng họ có quyền đòi hỏi. Mọi người tới văn phòng và họ nói, "Sao chúng tôi không được phép?" Nhưng sao bạn lại phải được phép? Bạn phải kiếm tiền để điều đó là được phép. Chỉ bởi vì bạn muốn tới thì cũng chẳng có nghĩa gì mấy.
Bạn phải chứng tỏ rằng bạn là người chân thành, bạn phải chứng tỏ rằng bạn không chỉ ở đây vì tò mò. Đâu là cách kiểm tra một người? Cách dễ nhất là tiền... bởi vì tham lam lớn nhất là về tiền.
Tham lam lớn nhất là về tiền, cho nên bất kì khi nào bạn phải mất tiền thì bạn phải mất một phần nhỏ lòng tham của mình. Khi bạn trả năm ru pi để vào, bạn đang trả bằng việc vứt đi chút ít lòng tham đấy. Tiền không phải là vấn đề, vấn đề là lòng tham; bạn đang bỏ đi chút ít lòng tham. Và đây chỉ là bắt đầu thôi - bởi vì thiền có thể xảy ra chỉ khi tất cả tham lam biến mất. Một hơi chút lòng tham trong bạn và thiền là không thể được. Với tâm trí tham lam thì không có thiền đâu; thiền xảy ra chỉ trong tâm trí không tham lam. Nếu bạn không có tiền, thế thì làm việc. Trả bằng công việc của bạn và chứng tỏ chân thành của bạn.
Nhưng người đã hỏi phải có tiền chứ, bằng không thì người đó đã không được phép vào đây rồi.
Người đó phải đã trả... phải mang tính tham, phải muốn có mọi thứ được cho không - ít nhất là về Thượng đế. Bởi vì chẳng ai bận tâm về Thượng đế cả.
Tôi đã đi trong đám đông trong nhiều năm. Tôi đã không quyết định theo cách thức vội vàng để rút khỏi đám đông - tôi thấy rằng điều đó là tuyệt đối ngớ ngẩn: bạn cứ đi nói với những người không sẵn sàng nghe; bạn cứ đi nói với những người không phải là người tìm kiếm, người không trong việc tìm kiếm nào cả; bạn cứ đi nói với những người đã tới chỉ để giải trí. Sao tôi lại phải phí hoài năng lượng và thời gian của mình? Tôi đã cố gắng theo đủ mọi cách để sẵn có cho đám đông lớn hơn, nhưng thế rồi tôi thấy điều đó là không thể được. Họ tới đây như để giải trí thôi, và họ nghe lời vào tai này ra tai kia.
Có câu chuyện về Bayazid, nhà huyền môn Sufi.
Ông ấy đi qua một nghĩa địa và ông ấy chợt thấy một đống sọ người. Do tò mò ông ấy cầm lấy một chiếc sọ. Ông ấy bao giờ cũng nghĩ rằng tất cả các sọ đều gần giống nhau, nhưng chúng lại không giống nhau. Vài cái sọ tai được nối với nhau; có lối chuyển qua. Vài cái sọ tai không được nối với nhau; có rào chắn giữa hai tai. Vài cái sọ cả hai tai đều được nối với tim mà không nối với nhau; có lối chuyển đi tới tim.
Ông ấy rất ngạc nhiên. Ông ấy cầu nguyện và hỏi Thượng đế, "Có chuyện gì thế ạ? Sao ngài lại cố để lộ ra cho con?" Và tương truyền rằng ông ấy nghe thấy tiếng nói. Thượng đế nói, "Có ba kiểu người: một, những người nghe qua một tai; nó chẳng bao giờ đạt tới đâu cả - thực tế họ đâu có nghe, chỉ âm thanh rung động và biến mất. Còn có kiểu người khác, người nghe, những cũng chỉ tạm thời mà thôi - họ nghe qua tai này và nó lại đi ra thế giới qua tai kia. Có vài linh hồn, tất nhiên, những người nghe qua tai và nó đạt tới trái tim."
Và Thượng đế nói, "Bayazid này, ta đã đem con tới đống sọ này chỉ để giúp con nhớ điều đó khi con nói với mọi người. Chỉ nói với những người nhận bất kì điều gì con nói vào tim họ - bằng không thì đừng phí sức lực con, và đừng phí thời gian. Cuộc sống của con là quí giá: con có thông điệp cần chuyển giao."
Một ngày nào đó tôi cũng hiểu ra - không phải bởi việc đi ra nghĩa địa và bắt gặp đống sọ đâu, mà bởi việc nhìn vào những người đang sống. Có ba kiểu người; Bayazid đúng rồi. Câu chuyện này có thể đúng hay không đúng; điều đó chẳng liên quan. Tôi đã nhìn vào hàng nghìn người, và tôi thấy rằng chỉ vài người có đó mới là những người sẽ nhận hạt mầm này vào tim, người sẽ trở thành mảnh đất cho nó, người sẽ hấp thu nó. Và những người khác chỉ là kẻ buôn tò mò, chỉ để tự mình giải trí. Có thể việc giải trí mang tính tôn giáo, nhưng nó vô nghĩa.
Cho nên ở đây tôi không tồn tại cho quần chúng. Để điều đó được biết tới một lần và mãi mãi: tôi không quan tâm tới đám đông, tôi chỉ quan tâm tới cá nhân. Và bạn phải biểu lộ nhiệt tình của mình.
Và đây mới chỉ là bắt đầu của đạo tràng. Một khi đạo tràng được thiết lập đúng, sẽ có ngày càng nhiều khó khăn cho người mới đi vào.
Câu hỏi thứ ba:
Điều gì là phép thử hay xác nhận rằng một người đã theo con đường của nhận biết? Trong cuộc đời tôi, mặc dầu tôi không thật chắc chắn để nói rằng tôi đang thực hành nhận biết, vào những lúc tôi đã cảm thấy. Sao tôi đang ăn? Sao tôi đang làm cái này cái nọ? Xin thầy bình luận.
'Sao' chẳng liên quan gì tới nhận biết cả. Cái 'sao' dẫn vào một chiều hướng hoàn toàn khác: chiều hướng của phân tích - và phân tích không phải là nhận biết. Một khi bạn hỏi câu hỏi 'tại sao', bạn đã đi từ sự kiện rồi.
Bạn đang đối diện với cái gì đó; chẳng hạn, giận dữ đã nảy sinh trong bầu trời của tâm trí bạn. Có đám mây vẩn vơ quanh đó; nó muốn hạ xuống bạn, muốn bắt rễ vào bạn. Và bạn cảm thấy bị rối loạn; giận dữ đang tới. Bây giờ, nhận biết nghĩa là chỉ thấy nó, không làm gì cả; chỉ thấy nó mà không kết án và không đánh giá; và chỉ thấy nó, không hỏi nguyên nhân nó tới từ đâu: "Tại sao, sao nó lại phải thế?" Và đừng hỏi làm sao tránh được nó - bởi vì khoảnh khắc bạn hỏi làm sao tránh nó, tại sao nó đã tới, bạn đã đi xa khỏi sự kiện rồi. Sự kiện là ở chỗ chính đám mây giận dữ đang bao quanh bạn. Vẫn còn với sự kiện mà không đặt câu hỏi nào, thậm chí không đánh giá ngầm nào... Đừng nói nó là xấu - bởi vì khoảnh khắc bạn nói 'xấu' bạn đã bắt đầu đi xa rồi. Bạn không muốn thấy nó. Đừng nói rằng bạn đang chống lại nó, rằng nó phải không là vậy - bởi vì nếu bạn chống lại cái gì đó thì bạn không thể xoá nó đi được. Vẫn còn xa cách, trung lập, dửng dưng.
Người hỏi này nói rằng người đó nghĩ đây là một loại nhận biết nào đó; nó không phải vậy đâu. Nó là phân tích đấy. Phân tích không phải là nhận biết, phân tích là của tâm trí. Nhận biết không phải là của tâm trí, nhận biết là cái gì đó bên ngoài tâm trí. Khi bạn hỏi 'tại sao', bạn đã cho phép tâm trí can thiệp vào.
Bạn thấy hoa hồng - bạn không hỏi 'tại sao', bạn không hỏi, "Ai đã trồng bụi này, ai là người làm vườn?" Nếu bạn hỏi những điều này thế thì hoa hồng không còn đó nữa, bạn đã bị che mờ bởi các ý nghĩ khác. Hiểu biết thực sự về hoa hồng là có thể chỉ khi bạn thậm chí không nói, "Nó đẹp" - bởi vì những lời này sẽ trở thành rào chắn. Bạn thậm chí không nói, "Đây là hoa hồng" - bởi vì việc dán nhãn này là nguy hiểm. Khoảnh khắc bạn nói, "Đây là hoa hồng," tất cả hoa hồng bạn đã từng thấy trước đó đều đã đi vào. Chúng sẽ đứng đó xếp hàng. Chính từ 'hoa hồng' sẽ làm sống lại tất cả những kí ức có gắn hoa hồng. Thậm chí chẳng cần tới một lời ở đó. Người ta phải cởi mở để thấy bất kì cái gì đang có đó.
Quan sát hoa hồng mà không có ngôn ngữ nào, không có ca ngợi, phán xét nào, không nói gì cả, không hỏi câu hỏi nào và không cố gắng tìm câu trả lời nào. Bằng không bạn đã đi vào trong tâm trí đấy.
Tâm trí là gì? Quá trình tư duy là tâm trí. ‘Tại sao' tạo ra quá trình tư duy. Nhận biết nghĩa là: chỉ là nhân chứng.
Có một câu chuyện hay về nhà huyền môn Sufi, Thầy Jalaluddin Rumi.
Một hôm ông ấy đang đứng trên bờ sông.
Bỗng nhiên ông ấy phát hiện ra một chiếc áo choàng lông đang trôi nổi giữa dòng nước. Ông ấy la to cho một học giả đang đứng đó cũng trên bờ.
"Này anh bạn, có chiếc áo lông ở giữa sông đấy. Có thấy nó không? Bắt lấy nó đi anh bạn!"
Học giả này nhảy xuống sông do lòng tham của mình, và bơi ra. Rumi có hơi chút cận thị; mọi thứ ông ấy có thể thấy là một đống lùng nhùng quanh đó.
"Lạy Chúa, ông làm cái gì ở đó thế! Đem nó vào đi!"
Cuối cùng học giả này cũng nghe thấy tiếng la hét của ông ấy, và hét ngược lại trong hơi thở hổn hển: "Đồ ngốc mắt lác! Không phải là cái áo choàng bằng lông ở đây; nó là con gấu. Và tôi càng vật lộn với nó, vuốt nó càng cắm sâu hơn. Và nó lại không bỏ ra!"
"Anh bạn," Jalaluddin Rumi nói, "con gấu đó là nguyên nhân đấy."
Nếu bạn hỏi câu hỏi 'tại sao', bạn bị bắt lại... bạn bị bắt bởi con gấu lí do. Và bạn càng hỏi nhiều câu hỏi, bạn càng sẽ bị mắc mứu nhiều hơn - và móng vuốt sẽ cứ ăn sâu hơn vào thân thể bạn, vào bản thể bạn. Đừng hỏi câu hỏi nào cả. Nếu bạn muốn nhận biết, chỉ nhận biết thôi.
Nhận biết là quá trình đơn giản không câu hỏi, không câu trả lời. Người ta đơn giản quan sát. Và thay vì bắt đầu với những điều phức tạp thì bắt đầu với những điều rất đơn giản - bởi vì có những người bắt đầu ngay với những điều phức tạp. Họ không bao giờ đi tới trường tiểu học, họ không bao giờ đi tới trường trung học, họ không bao giờ đi tới trường cao đẳng; họ đơn giản đi tới trường đại học, tới trường sau đại học. Tất nhiên họ thất bại - bởi vì để vào lớp sau đại học bạn phải chuẩn bị chứ.
Nghe những người như Krishnamurti hay Ramana Maharshi, nghe họ nói về nhận biết... và nhận biết là tất cả - nó là tôn giáo rất bản chất, cốt lõi trung tâm của tất cả các tôn giáo... cho nên khi bạn nghe họ nói về nhận biết, và bạn nghe Ramana Maharshi, Krishnamurti, Phật, Gurdjieff, và mọi người đều ca ngợi nó, bạn trở nên tham lam. Bạn nói, "Vậy mình phải có nhận biết này nữa. Mình không thể cho phép nó ra đi được; mình phải có nó. Những người này đang tận hưởng nhiều nhận biết thế, và họ phúc lạc thế, trong phúc lành thế. Mình phải có thứ hàng hoá này nữa." Thế là bạn bắt đầu vơ vào. Nhưng bạn bắt đầu sai: bạn bắt đầu với những điều phức tạp.
Ai đó đang chịu đựng dâm dục: người đó bắt đầu trở nên nhận biết về dục - điều này sẽ không thể được. Bạn đã lấy điều rất phức tạp. Hay ai đó đang chịu đựng giận dữ, và đã chịu đựng cả đời mình, và cuộc đời người đó bị phá huỷ bởi giận dữ và chất độc được tạo ra bởi giận dữ. Bây giờ nghe nói về nhận biết, bỗng nhiên người đó sẽ thử điều đó lên cơn giận; điều này không có tác dụng. Và nếu bạn thất bại thì bạn sẽ mất tự tin; điều đó rất nguy hiểm. Bắt đầu với những điều rất đơn giản thôi.
Phật hay nói, "Bắt đầu với việc thở, bởi vì đó là điều đơn giản nhất trên thế giới, đơn giản tới mức ông không làm nó chút nào. Nó xảy ra theo cách riêng của nó." Bạn không thở. Thực tế bạn chưa bao giờ nhận biết về việc thở cả trừ phi cái gì đó đi sai. Bạn có rắc rối thở nào đó? thế thì bạn trở nên nhận biết. Bằng không thì việc thở cứ diễn ra theo cách riêng của nó. Bạn có thể cứ ngủ và việc thở vẫn tiếp tục. Và điều đó là tốt - bằng không, nếu bạn mà phải chăm nom về nó, cuộc sống sẽ là không thể được. Một ngày nào đó bạn sẽ ngủ và bạn sẽ quên mất thở, và ... đi đời. Và không có cách nào để hoàn tác điều đó cả: một khi bạn ra đi rồi là ra đi mãi mãi. Việc thở là tự phát, nó là quá trình rất đơn giản: việc thở chỉ đi vào, đi ra - chẳng có gì nhiều trong nó cả. Phật nói, "Quan sát nó, trở nên nhận biết về nó. Ngồi im lặng, đơn giản nhìn hơi thở đi vào, hơi thở đi ra." Bạn sẽ cảm thấy rất chán bởi vì nó rất đơn điệu: cùng hơi thở đi vào, cùng hơi thở đi ra.
Cho nên vấn đề đầu tiên phải rất đơn giản, tựa như việc thở. Và vấn đề thứ hai sẽ là ở chỗ bạn sẽ phải đối diện với cái chán. Và nếu bạn có thể đối diện với cái chán, thì cái chán biến mất và có bình thản vô cùng đằng sau nó. Cho nên bắt đầu nhận biết bằng quá trình thở đi. Ít nhất trong một giờ hàng ngày, ngồi im lặng chỉ quan sát việc thở của mình, không làm gì cả - thậm chí không tụng mật chú - bởi vì thế thì bạn đang làm cho nó phức tạp lên đấy. Bạn đơn giản nhìn việc thở; nó là mật chú tự nhiên rồi: nó đi vào, đi ra, đi vào, đi ra. Bạn không nói rằng việc thở đang đi ra. Bạn chỉ phải đi cùng với việc thở thôi: nó đi ra, tâm thức đi ra cùng nó; nó đi vào, tâm thức đi vào. Bạn đơn giản cảm thấy việc đi vào và đi ra của nó. Bạn sẽ cố gắng nhớ nó, và bạn sẽ thấy khó khăn ngay cả trong quá trình đơn giản này. Trong vài giây bạn sẽ nhận biết, thế rồi bạn sẽ quên. Thế thì tâm trí của bạn đã đem bạn đi xa rồi - tới công việc của bạn, tới người đàn bà của bạn, tới con bạn, hay cả nghìn lẻ một vấn đề có đó. Lại sau vài phút bạn sẽ nhớ ra: "Mình quên mất; mình không quan sát hơi thở của mình" - thế rồi quay lại. Không có nhu cầu phải ăn năn, không có nhu cầu phải làm ồn ào về việc đã quên. Bởi vì bây giờ nếu bạn làm ồn ào về nó, lần nữa thời gian lại bị mất. Bất kì khi nào bạn nhận ra rằng bạn đã mất dấu vết việc thở, quay lại; lại bắt đầu quan sát nó. Làm điều đó thật chậm rãi, dần dần một ngày nào đó bạn sẽ có khả năng quan sát hơi thở của mình. Nếu một người có thể quan sát hơi thở của mình trong bốn mươi phút liên tục, thế thì không có vấn đề gì trong cuộc sống cả. Người đó có thể quan sát bất kì vấn đề gì. Và bằng quan sát, mọi vấn đề đều có thể bị tan biến đi.
Nhưng trước hết bạn phải học cách quan sát - cho nên đừng bắt đầu với những điều phức tạp, mà hãy bất đầu bằng những điều rất đơn giản thôi. Phật nói hai điều: quan sát hoặc việc thở hoặc việc bước. Bản thân Phật đã làm cả hai: trong một giờ ông ấy sẽ ngồi dưới gốc cây Bồ đề và quan sát việc thở của mình, và khi chân ông ấy cảm thấy mệt rồi, bị chuột rút, thế thì ông ấy sẽ bước đi trong một giờ và quan sát việc bước của mình - một chân đưa ra... chân kia đưa ra, lại nữa, thế rồi ông ấy sẽ quay về. Nếu bạn đi tới Bodhgaya nơi Phật trở nên chứng ngộ, ở ngay gần cây Bồ đề có một con đường nhỏ mà ông ấy thường đi trên đó.
Nhận biết việc thở theo thuật ngữ Phật giáo được gọi là anapanasati yoga, còn thiền bước đi được gọi là chankamana. Hai quá trình đơn giản này - và cả hai đều cực kì hay: việc thở có thể được quan sát khi ngồi im lặng, và việc bước đi có thể được quan sát khi đang hoạt động. Nhưng quá trình bước đi là rất đơn giản: bạn không cần lo nghĩ về nó, bạn không cần lập kế hoạch về nó. Mọi người đều có khả năng bước đi; bạn thậm chí không cần học về nó. Những quá trình nhỏ bé, đơn giản, tự phát phải được làm thành nhận biết trước hết. Và thế rồi, khi bạn đã đạt tới khả năng nào đó, bạn có thể thử nó với các điều khác: giận dữ, tham lam, dục, sở hữu, ghen tị. Cả triệu điều đều là vấn đề. Thế rồi bạn có thể thử với các vấn đề khác, và bạn sẽ ngạc nhiên bởi phép màu của nó. Nó là quá trình rất kì diệu: nếu bạn quan sát cái gì đó một cách im lặng, nó biến mất.
Ham muốn dục lớn nổi lên trong bạn: đơn giản quan sát nó đang nổi lên. Nó rung động trong thân thể bạn, nó di chuyển trong tâm trí bạn, nó khuấy động tưởng tượng trong bạn - quan sát, mà không kết án hay mê đắm. Chỉ quan sát, và bạn sẽ ngạc nhiên: bạn càng trở nên mang tính quan sát, những thôi thúc dục càng ít sức mạnh hơn. Đến một khoảnh khắc khi bạn tràn đầy nhận biết; bạn trở thành ánh sáng lên chính mình. Trong khoảnh khắc đó thôi thúc đã hoàn toàn biến mất, và, điều này không phải là kìm nén - bởi vì bạn đã không kìm nén thôi thúc dục. Nếu bạn kìm nén bạn sẽ bị lâm vào rắc rối. Tất cả những người kìm nén chẳng chóng thì chầy nhất định trở thành không lành mạnh. Cho nên đây không phải là kìm nén: bạn không chống lại thôi thúc dục, bạn không có thái độ nào về nó cả, bạn đơn giản quan sát nó. Và bằng quan sát, năng lượng này thay đổi phẩm chất của nó - thôi thúc dục trở thành chất đốt cho nhận biết, và nhận biết đốt cháy sáng. Và không có cặn, không có vết thương, không kìm nén.
Đây là cách thức shila nảy sinh, kỉ luật duyên dáng mà Phật nói tới: người ta không còn mê đắm và người ta không còn kìm nén.
Thế giới mãi cho tới nay mới chỉ biết tới hai điều: hoặc bạn mê đắm hoặc bạn kìm nén. Phật đã chỉ ra con đường hoàn toàn khác: bạn không mê đắm cũng không kìm nén. Bạn đơn giản quan sát.
Nhưng bao giờ cũng bắt đầu từ những điều rất nhỏ bé. Đừng bao giờ thử lần đầu tiên vào kẻ thù to lớn nào đó, bằng không bạn sẽ bị thất bại. Và một khi bạn bị thất bại bạn sẽ mất tự tin, và bạn sẽ mất tin cậy vào phép màu của nhận biết nữa.
Một người ngốc trong làng được linh mục thuê làm người lau dọn nhà thờ. Một hôm, trong khi anh ta đang lau bệ thờ, một cây thánh giá lớn đổ lên đầu anh ta. May mắn anh ta bị thương không nặng lắm. Ngày hôm sau, linh mục thấy anh ta trong góc nhà thờ với một đống các cây thánh giá nhỏ, bị đập vụ thành từng mảnh.
"Anh làm cái chết tiệt gì thế này?" ông ta cáu tiết hỏi.
Kẻ ngốc nói, "Tốt hơn cả là giết chúng khi chúng còn nhỏ!"
Nhớ điều đó: điều đó tốt hơn nhiều.
Trước hết thử với những điều rất nhỏ bé mà bạn có thể dễ dàng phá huỷ qua nhận biết của mình. Thế thì tự tin lớn nảy sinh, sự chắc chắn lớn rằng "Đúng, nó có tác dụng thật". Tin cậy tràn ngập bạn; bây giờ bạn có chìa khoá bí mật trong tay mình. Nhưng đừng vội vàng -  thử với những điều nhỏ, vấn đề nhỏ đã, thế rồi đi tiếp, dần dần thôi.
Khuynh hướng của tâm trí là chỉ cố gắng với vấn đề quan trọng nhất. Một khi bạn có chìa khoá bạn muốn mở cánh cửa tối thượng ngay tức khắc, bạn muốn mở khoá điều bí ẩn. Có chìa khoá chưa có nghĩa gì mấy cả đâu: bạn phải học cách dùng nó chứ.
Và ổ khoá tối thượng lại rất phức tạp. Bạn có thể phá hỏng chìa khoá của mình. Nó có thể không có tác dụng.
Bắt đầu với những điều nhỏ thôi, và đừng bao giờ hỏi 'tại sao' - bởi vì chúng ta không quan tâm tới phân tích. Đó là khác biệt giữa tâm lí học phương đông mà tôi gọi là tâm lí của chư phật, và tâm lí học phương tây, quá trình phân tích. Đây là khác biệt: nếu bạn tới người theo Freud hay người theo Jung hay theo Adler, hay người theo các kiểu trị liệu khác, họ lập tức bắt đầu phân tích. Họ sẽ nói, "Kể cho chúng tôi, vấn đề của ông là gì? Kể cho chúng tôi thật chi tiết vào." Trong phân tâm theo Freud, bệnh nhân nói và nói và nói, còn nhà phân tích đơn giản ngồi bên cạnh nghe việc nói của người đó, và phân tích tâm trí người đó cái gì là cái gì. Thế rồi cuối cùng ông ta cho giải pháp: "Đây là vấn đề." Nhưng đây là diễn giải. Nó có thể chỉ ra nhiều về nhà phân tâm hơn là về bệnh nhân. Nó là phân tích của ông ấy.
Bạn có thể thử điều đó - bạn đi tới các nhà trị liệu khác nhau và họ bao giờ cũng sẽ diễn giải vấn đề của bạn một cách khác nhau. Nếu bạn tới Adler, ông ấy sẽ diễn giải mọi thứ như phức cảm tự ti; đó là cơ sở của ông ấy. Nếu bạn đang có vấn đề chính trị, ông ấy sẽ nói rằng bạn đang tự ti, đó là lí do tại sao lại có thôi thúc quyền lực. Nếu bạn đi tới Freud - bạn vẫn là cùng người đó thôi - và bạn nói, "Tôi còn tham vọng nữa, và tôi muốn trở thành chính khách vĩ đại, nhà lãnh đạo chính trị vĩ đại"; ông ấy sẽ phân tích điều đó qua dục của bạn. Ông ấy sẽ nói rằng có thể bạn đang có chút ít bất lực hay cái gì đó - bởi vì bất kì khi nào một người bắt đầu bị hơi chút bất lực, người đó muốn quyền lực nào đó thay thế cho nó.
Cho nên các lãnh tụ chính trị là rất nguy hiểm gần quãng tuổi bốn mươi nhăm, năm mươi. Cẩn thận, bởi vì tới lúc họ bắt đầu mất sức mạnh dục, thế thì họ phải tự chứng tỏ mình ở đâu đó khác.
Có mọi khả năng là Adolf Hitler bất lực, và để chứng tỏ rằng mình có khả năng dục ông ấy trở nên mang tính huỷ diệt. Nếu bạn đi tới những người theo Freud ông ấy sẽ phân tích điều đó theo cách đó. Nếu bạn đi tới người theo Jung ông ấy sẽ tìm ra ý nghĩa rất huyền bí, nghĩa huyền học. Ông ấy sẽ đi vào các huyền môn của thế giới và tìm ra nghĩa.
Cách tiếp cận phương Đông là hoàn toàn khác: nó nói 'tại sao' không phải là vấn đề; sự kiện đang có đó, sự kiện là đủ rồi. Chúng ta không đi vào lịch sử của nó, điều đó sẽ chẳng ích gì. Nó sẽ làm cho sự việc bị phức tạp hơn lên. Sao phải đi vào quá khứ, hay sao phải đi vào tương lai? Sự kiện là ở đây. Nó hiện diện ngay trước bạn: đối diện nó, chú ý tới nó. 'Chú ý' nghĩa là: nhận biết về nó. Chỉ nhìn vào nó thôi.
Đây là cách tiếp cận hoàn toàn khác. Và chư phật đã nói - và đó là một trong những nền tảng mang tính kinh nghiệm tồn tại nhất của tâm lí phương đông: Nếu bạn quan sát sự kiện một cách đúng đắn, xuyên thấu, nó biến mất. Chỉ bằng quan sát thôi, đích xác như bạn đem ánh sáng vào phòng tối, bóng tối biến mất. Và cùng với bóng tối tất cả các vấn đề đã từng tồn tại cùng bóng tối cũng biến mất.
Chẳng hạn: nếu bạn đi vào trong nhà tối thỉnh thoảng bạn loạng choạng va phải đồ đạc, và bạn trở nên giận dữ, và bạn nói, "Kẻ thù nào đó tồn tại ở đây!" Và thế rồi bạn dò dẫm trong bóng tối; bức tranh trên tường rơi vào đầu bạn và bạn điên tiết và bạn muốn đập nát mọi thứ. Nhưng tất cả những vấn đề này đều do bóng tối tạo ra.
Đem ánh sáng vào, đem nhận biết vào, và thế thì bỗng nhiên bóng tối biến mất - và cùng với bóng tối biến mất bạn không còn loạng choạng đâm phải đồ đạc nữa, và bức tranh không rơi vào bạn, và không có giận dữ và không có phát rồ, và bạn không điên tiết lên, và bạn không phát khùng. Những vấn đề đó đều có liên quan tới bóng tối; chúng biến mất cùng bóng tối.
Ở phương Tây họ bắt đầu phân tích: "Sao bức tranh lại rơi xuống?" Bây giờ, thật là chuyện rất tốn kém để đi tới nhà phân tâm và nhận được việc phân tích: "Tại sao bức tranh này lại rơi ngay chỗ đầu tiên? Phải có cái gì đó sai trong thời thơ ấu của bạn, giữa bạn và mẹ bạn - bằng không thì tại sao bức tranh lại rơi? Sao bạn đã loạng choạng va vào đồ đạc? Bạn phải là nguồn gây ra tai nạn - bởi vì người khác đã đi qua cùng phòng ấy và họ đã không loạng choạng va vào đồ đạc. Cho nên điều đó chỉ ra điều gì đó về tổn thương thời thơ ấu của bạn. Có thể khi bạn mới được sinh ra, bạn bị mắc kẹt, và bác sĩ đã phải kéo bạn ra. Cho nên từ đó bạn đâm ra loạng choạng. Và bạn cứ loạng choạng mãi. Bây giờ tổn thương đó phải được làm tan biến." Những điều này - bạn cười - nhưng họ đã trở thành những triết gia rất nghiêm chỉnh ở phương tây đấy. Và có những người đề xuất lớn lao trong số họ, và mọi người đều tuyên bố rằng mình đã tìm ra giải pháp cuối cùng.
Ở phương Đông chúng ta đã không làm việc theo cách đó; chúng ta không hỏi 'tại sao'. Chúng ta nói, "Bức tranh đã rơi xuống, vậy là bức tranh đã rơi. Bây giờ tôi bị mắc kẹt bởi nó, vậy là tôi bị mắc kẹt. Vấn đề không phải là với bức tranh, vấn đề không phải là với đồ đạc, vấn đề là phòng tối quá." Tất nhiên, bạn chưa bao giờ loạng choạng va vào bóng tối - thấy ra vấn đề đi - bạn loạng choạng va vào đồ đạc; bạn chưa bao giờ loạng choạng va vào bóng tối. Bức tranh rơi vào đầu bạn và làm bạn bị thương; bóng tối chưa bao giờ rơi vào đầu bạn và làm bạn bị thương, nhưng bóng tối mới là vấn đề. Nếu bạn chú ý quá nhiều tới vấn đề đang xảy ra bạn sẽ đi theo hướng sai, bởi vì chúng không phải là vấn đề thực. Vấn đề thực là ở chỗ căn phòng thiếu ánh sáng. Đem ánh sáng vào đi.
Nhận biết không phải là câu hỏi; nó chỉ cố gắng trở nên tỉnh táo hơn, lưu tâm hơn.
Tôi đã nghe... Một người đàn bà tới viên chánh án địa phương phàn nàn rằng chồng bà ta đã tấn công bà ta với dụng ý sát hại bằng chiếc kéo lớn.
"Ông chánh án ơi!" bà ta khóc lóc. "Hắn ta xô lại tôi và cắt mặt tôi thành từng mảnh!" Viên chánh án nhìn mặt bà ấy, mà chẳng có dấu hiệu nhỏ nhất nào về xung đột đã xuất hiện.
"Bà nói điều này xảy ra khi nào?"
"Mới đêm hôm qua, thưa ông chánh án."
"Nhưng tôi có thấy dấu vết nào trên mặt bà đâu," viên chánh án phân vân.
"Dấu vết à?" bà ấy chu tréo lên. “Tôi quan tâm gì tới dấu vết! Tôi đã có nhân chứng!"
Bây giờ, cứ dường như nhân chứng có thể chứng minh được điều đó, cứ dường như có nhân chứng là đủ.
Bạn có thể thấy tại sao bạn loạng choạng va phải ghế, tại sao tranh rơi vào đầu bạn, nhưng chẳng cái gì sẽ được giải quyết bởi điều đó. Bóng tối vẫn còn không bị động chạm tới. Bạn có thể cứ tìm ra việc giải thích, việc giải thích nữa - không phải là ở phương Đông không có vài người đã thử điều đó. Vài người đã thử điều đó rồi. Nó chưa bao giờ là dòng chảy chính của cách tiếp cận phương đông, nhưng vài người đã thử nó.
Đó là điều lí thuyết nghiệp là gì: nó là nỗ lực để tìm ta lời giải thích.
Bạn đang kinh doanh, bạn bị phá sản; bây giờ bạn hỏi 'tại sao': "Tại sao người khác thành công còn mình lại phá sản? Tại sao?" Bây giờ có câu hỏi thường xuyên bên trong bạn - "Tại sao?" Thế rồi bạn đi tới người tôn giáo, tới linh mục, tới thầy bói đoán số tử vi, nhà chiêm tinh. Ông ta nhìn vào tay bạn và ông ta nói, "Trong kiếp sống quá khứ của mình anh đã làm điều gì đó, đó là lí do tại sao anh đã thất bại." Bây giờ bạn cảm thấy rất nhẹ nhõm. Bạn vẫn còn bị phá sản, điều đó chẳng thay đổi gì cả. Việc phá sản của bạn sẽ vẫn còn đó, nhưng bạn cảm thấy được thoả mãn chỉ bởi việc giải thích rằng trong kiếp sống quá khứ của mình bạn đã làm điều gì đó sai, và đó là lí do tại sao bạn đang khổ. Bây giờ câu trả lời có đó, câu trả lời thoả mãn cho câu hỏi của bạn, nhưng vấn đề vẫn còn lại không bị đụng tới. Vấn đề là ở chỗ bạn phá sản. Lời giải thích nào bạn có được chẳng tạo ra khác biệt gì.
Ai đó nghèo và người đó bao giờ cũng cảm thấy, "Mình là người tốt, lương thiện, chân thành, và mình nghèo." Thế rồi ai đó giải thích, "Cuộc sống này bạn là người tốt, lương thiện, tất nhiên trong kiếp sau bạn sẽ được trả đủ cho điều đó. Không có bất công nào đâu. Có thể có chút ít chậm trễ," họ nói ở Ấn Độ, "nhưng không bao giờ có bất công cả. Thượng đế sẽ trả cho bạn - đợi đấy, tin cậy đi." Nhưng người đó nói, "Nhưng tôi nghèo, và tôi đói." Và thế rồi họ sẽ nói rằng trong kiếp sống quá khứ bạn đã làm điều gì đó sai, nghiệp xấu, cho nên bạn đang khổ. Điều làm cho mọi thứ thành rõ ràng.
Đó là lí do tại sao ở Ấn Độ đã không có lấy một cuộc cách mạng nào trong lịch sử năm nghìn năm - bởi vì cách mạng bị việc giải thích về nghiệp giết chết. Không thể có cuộc cách mạng nào ở đây được. Không có nhu cầu cho cách mạng: lời giải thích là đủ. Người nghèo là nghèo, người giầu là giầu; người giầu là giầu bởi vì người đó đã làm nghiệp tốt, còn người nghèo là nghèo bởi vì người đó đã làm nghiệp xấu. Bây giờ nếu người nghèo cố gắng làm cách mạng nào đó, người đó thậm chí sẽ phải chịu đựng cả trong tương lai - lại nghiệp xấu: bạo hành, thế này thế nọ. "Cho nên, ít nhất thì bây giờ, đừng làm gì xấu cả. Chịu đựng, và trong kiếp tới"... và chẳng ai biết cái gì xảy ra trong kiếp tới, cho nên đó là cách giải thích rất hay.
Vâng, Marx không sai khi ông ấy nói rằng tôn giáo là thuốc phiện cho mọi người; nó đã được dùng theo cách đó. Không phải là tôn giáo thực như vậy đâu, nhưng tôn giáo đã từng được dùng như thuốc phiện. Thế thì mọi người đều có thể bị đánh thuốc phiện.
Tôi muốn nói điều này cho bạn: đừng bao giờ bận tâm về lời giải thích. Nhìn sự kiện, và nhận biết về sự kiện, và đừng quá bận tâm về lời giải thích. Bằng không thì bạn sẽ cứ tiếp tục mãi: bạn đã làm điều gì đó sai trong kiếp sống quá khứ của mình, đó là lí do tại sao bạn bạo hành thế, hung hăng, đầy những giận dữ. Nhưng bạn chưa bao giờ hỏi các câu hỏi khác sao? - "Sao tôi đã làm điều gì đó sai trong kiếp sống quá khứ?" Thế thì họ sẽ nói, "Thế thì lùi xa hơn nữa anh đã làm điều gì đó sai"; nhưng điều đó cứ tiếp diễn mãi. Câu hỏi là: tại sao, ngay chỗ đầu tiên, bạn đã làm sai trong kiếp sống đầu tiên của mình? Không có lời giải thích - trừ phi bản thân Thượng đế làm cho bạn vào tình huống bạn phải làm điều gì đó sai. Nhưng thế thì Thượng đế là thủ phạm, bạn không phải là thủ phạm. Sao bạn phải khổ? Để cho ngài khổ nếu ngài đã phạm phải sai lầm.
Những giải thích này là nỗ lực nghèo nàn để an ủi bản thân người ta. Ai đó chết và bạn đau đớn, và bạn đau lắm, và bạn muốn ai đó an ủi bạn, và ai đó tới an ủi bạn thật - bởi vì bất kì chỗ nào có cầu thì đều có cung. Đó là luật kinh tế, nó áp dụng vào mọi nơi. Nếu bạn kêu khóc, kẻ ngu si, xuẩn ngốc nào đó nhất định tới, và người đó sẽ nói, "Đừng khóc nữa. Linh hồn là bất tử mà." Bây giờ, điều đó chẳng tạo ra thay đổi gì. Vợ bạn đã chết, và bạn không thể làm tình với vợ chết của mình được. Vấn đề có đó: bạn sẽ mất cô ấy. Linh hồn bất tử không thể nấu cơm cho bạn ngày mai được. Và bạn phải chăm nom con cái của mình; linh hồn bất từ không tới đâu.
Nhưng ai đó nói, "Linh hồn là bất tử"; nó cho một loại an ủi: "Vậy là cô ấy không chết thực. Vậy là cô ấy phải ở đâu đó và có khả năng gặp lại một ngày nào đó, ở đâu đó, và điều đó sẽ tốt." Và bạn bắt đầu mơ, và điều đó an ủi. Nhưng giải thích này giống như thuốc an thần, thuốc giảm đau, như rượu cồn; nó làm bạn ngây ngất.
Nếu ai đó đã chết và bạn đang đau đớn, tôi phải nói gì với bạn? Tôi nói: đừng hỏi về lời giải thích. Nhìn vào nỗi đau này. Cái chết đã xảy ra; quan sát nó. Nó làm bạn đau sâu sắc; quan sát nó, chú ý. Nhận biết, lưu tâm về cuộc sống mong manh thế nào, mọi sự kết thúc thế nào. Nhìn hiện tượng sống như luồng chảy, sự tồn tại tựa giấc mơ tạm thời. Thấy, và không cố gắng giải thích, và không cố gắng trốn thoát, và không cố gắng né tránh, và không cố gắng bận bịu ở đâu đó khác. Nhìnxem : cái chết đã xảy ra, bạn đang buồn, nỗi buồn lớn lao đang xảy ra cho bạn; nhìn vào trong nó. Và bằng quan sát và trở nên nhận biết về nó, nhiều điều sẽ được lộ ra cho bạn. Buồn phiền, buồn bã sẽ biến mất - và cùng với nó sẽ mất đi mọi gắn bó, bởi vì bạn sẽ có khả năng thấy rằng tất cả mọi gắn bó đều đem tới buồn. Không phải là cái chết của vợ bạn mà bạn buồn đâu. Không phải bởi vì cái chết. Nếu như cô ấy là vợ của ai đó khác, thì đã không có vấn đề gì cả. Cô ấy là vợ bạn. Vấn đề không phải là về cái chết mà bạn bị rắc rối. Một phần nào đó của bản thể bạn bị giật ra - bạn đã trở nên quá gắn bó - bạn cảm thấy mất gốc. Bạn sẽ cảm thấy lỗ hổng trong tim mình, một không gian trống rỗng.
Quan sát nỗi buồn mà cái chết đem tới, bạn sẽ trở nên nhận biết rằng đằng sau nỗi buồn không phải là cái chết mà là sự gắn bó. Và thấy tính sự kiện của gắn bó, bạn sẽ thảnh thơi, bạn sẽ trở nên chùng lỏng chút ít trong gắn bó của mình. Lần sau cái chết xuất hiện sẽ không có nhiều buồn rầu nữa đâu. Và một ngày sẽ tới khi cái chết xảy ra và không có ưu tư. Bạn biết đây là cách mọi sự là vậy, bạn đã chấp nhận nó. Bạn đã biết thực tại của cuộc sống: rằng nó chấm dứt trong cái chết. Và chẳng có gì khác để làm. Bạn đã trở nên nhận biết.
Câu hỏi thứ tư:
Tham lam của tôi là về tiền, để có tiền và để thấy rằng tôi có khả năng làm ra tiền, điều đó nghĩa là gì?
Nó đơn giản nghĩa là bạn tham thôi.
Không có nhu cầu đi vào triết lí lớn lao về nó. Nó chẳng ngụ ý gì khác hơn điều nó ngụ ý: bạn tham. Và tham nói rằng bạn phải trống rỗng, cho nên bạn muốn nhét vào bản thân mình bằng cái gì đó này khác.
Tiền là cách để nhét vào bản thân mình các thứ. Tiền có thể mua được mọi thứ, cho nên tiền trở thành rất quan trọng. Thế thì bạn có thể nhét vào cái trống rỗng của mình bằng mọi thứ: bạn có thể có nhiều đàn bà như bạn muốn, bạn có thể có nhiều cung điện như bạn muốn, như nhiều xe hơi, máy bay - bất kì cái gì bạn muốn. Bạn có thể cứ nhét vào bản thân mình với các thứ. Bạn trống rỗng.
Người trống rỗng là người tham.
Và không ai đã bao giờ được thoả mãn bởi tham lam. Không ai đã bao giờ được thoả mãn bởi bất kì cái gì - bởi vì mọi thứ ở bên ngoài và cái trống rỗng là ở bên trong, và bạn không thể lấy các thứ bên ngoài vào bên trong được. Cho nên bạn có thể trở nên giầu, nhưng bạn sẽ vẫn còn trống rỗng. Tủ châu báu của bạn có thể trở nên đầy, nhưng tim bạn sẽ vẫn còn trống rỗng. Số dư ngân hàng của bạn sẽ cứ tăng lên, nhưng linh hồn bạn sẽ không tăng lên. Thực tế nó có thể giảm đi - bởi vì mỗi lúc bạn chạy theo tiền thì bạn làm mất đi phần linh hồn nào đó. Điều đó là mạo hiểm lớn. Bằng việc đánh mất đi linh hồn mình bạn kiếm được tiền; bằng việc phá hủy thuần khiết bên trong của mình, trong trắng bên trong của mình, bạn cứ bán đi cái bên trong vì cái bên ngoài. Bạn cứ trao đổi. Đến cuối cùng bạn chất đống nhiều tiền và nhiều thứ, nhưng bỗng nhiên bạn nhận ra rằng bên trong bạn là kẻ ăn xin.
Cái bên trong có thể được đáp ứng chỉ bằng cái bên trong. Tôi không nói từ bỏ tiền của bạn; điều đó nữa cũng là ngu xuẩn. Liên tục chạy theo tiền là ngu xuẩn, từ bỏ tiền cũng là ngu xuẩn - bởi vì không ai có thể đáp ứng được cái trống rỗng bên trong của mình bằng tiền, và không ai có thể đáp ứng nó bằng việc từ bỏ tiền... bởi vì cả hai đều là bên ngoài. Dù bạn tích luỹ tiền hay từ bỏ, cả hai đều là bên ngoài. Điều đó không nhìn thẳng vào vấn đề.
Bạn trống rỗng bên trong: cái gì đó phải được làm ở đó. Lời cầu nguyện phải được rót đầy nó, thiền phải nở hoa ở đó - chỉ hương thơm của Thượng đế mới có khả năng cho bạn sự hoàn thành.
Cho nên tôi không ủng hộ tiền cũng không chống đối tiền. Tiền có thể mua được nhiều thứ: tất cả những thứ bên ngoài đều có thể được mua bằng tiền, không có vấn đề về nó. Nhưng tiền không thể dẫn bạn vào mãn nguyện bên trong được... và đó mới là vấn đề. Bạn phải làm việc vì điều đó.
Quan sát riêng của tôi là thế này: rằng bạn càng có nhiều tiền, càng có nhiều khả năng để trở nên nhận biết về cái trống rỗng bên trong, bởi vì mâu thuẫn làm cho mọi thứ thành rất rõ ràng. Người nghèo bên trong và nghèo bên ngoài không biết tới cái nghèo bên trong của mình. Đó là lí do tại sao người nghèo trông hạnh phúc hơn người giầu, người ăn xin trông hạnh phúc hơn người giầu, hơn các triệu phú. Tại sao? Bởi vì người ăn xin nghèo theo cả hai cách: nghèo bên trong và nghèo bên ngoài. Không có tương phản. Cứ dường như bạn đã viết lên bức tường trắng bằng phấn trắng; bạn không thể đọc được. Người giầu có nhiều của cải quanh mình, ở ngay giữa tất cả những điều đó là sự trống rỗng, nghèo nàn. Bởi vì tương phản này nên nó gây đau đớn. Cứ dường như bạn đang viết lên bảng đen bằng phấn trắng; nó nổi rõ và to.
Cho nên tôi không chống lại tiền. Thực tế, toàn thể cách tiếp cận của tôi là ở chỗ chỉ người giầu mới có thể mang tính tôn giáo được. Người nghèo không thể thế được. Rất khó cho người nghèo mang tính tôn giáo. Vừa nghèo vừa mang tính tôn giáo cần thông minh lớn lao, thông minh rất lớn lao, thông minh duy nhất. Chỉ thế thì bạn mới có thể mang tính tôn giáo được. Đọc điều gì đó được viết bằng phần trắng trên bức tường trắng bạn cần cặp mắt rất xuyên thấu, nhưng đọc trên bảng đen thì lại rất đơn giản.
Phân tích của tôi về toàn thể lịch sử nhân loại là ở chỗ một nước trở nên giầu bất kì khi nào nó phi tôn giáo. Một nước trở nên giầu bất kì khi nào nó phi tôn giáo, và một nước trở nên tôn giáo bất kì khi nào nó nó giầu: đây là cách bánh xe chuyển vận.
Ấn Độ một thời nào đó đã mang tính tôn giáo, khi nó là con chim vàng - rất giầu - vào những ngày của Phật. Nó đã là nước giầu có nhất trên thế giới; toàn thế giới đều ghen tị. Thế thì nó giầu và mang tính tôn giáo. Nhưng bất kì khi nào một nước trở nên mang tính tôn giáo thì nó bắt đầu trở nên nghèo - bởi vì người tôn giáo không chăm nom tới mọi vật bên ngoài. Khi bạn không chăm nom, chúng biến mất; thế thì nước trở thành nghèo. Bây giờ Ấn Độ nghèo, và tính tôn giáo chỉ là trên danh nghĩa mà thôi.
Mặt trời sẽ mọc ở Mĩ; tương lai của tôn giáo là ở Mĩ, không ở Ấn Độ. Ấn Độ nhất định sẽ đi trên con đường chủ nghĩa cộng sản. Nó không thể tránh được điều đó, nó đã đi tới điều đó. Nó đang chuyển động từ từ. Nó là nước rất cổ cho nên nó đi rất chậm, như nhịp đi của người già. Nhưng nó đang di chuyển; từ từ, từ từ nó cứ di chuyển. Nó đang vứt bỏ dân chủ, nó đang vứt bỏ tự do, và đang trở nên ngày một duy vật hơn, chủ nghĩa xã hội hơn. Đó là bước thứ nhất; thế rồi dần dần nó sẽ là nước cộng sản. Bằng việc trở thành cộng sản nó sẽ trở nên giầu có lần nữa; bằng việc trở nên giầu nó sẽ lại trở nên mang tính tôn giáo.
Mĩ đã trở thành giầu và sẽ trở thành nghèo, chẳng chóng thì chầy. Bạn có thể thấy những người hippy: họ đã di chuyển rồi. Họ đã vứt bỏ xã hội giầu có bởi vì họ đã thấy cái vô tích sự của nó. Nó là vô nghĩa. Họ nói về tình yêu, không nói về chiến tranh. Khoảnh khắc bạn bắt đầu nói về tình yêu và không nói về chiến tranh, nước của bạn đang sắp thành nghèo đấy - bởi vì để vẫn còn giầu người ta phải vẫn còn liên tục bạo hành và năng nổ. Họ đang nói về cuộc sống đơn giản, nhưng cuộc sống đơn giản không thể là cuộc sống giầu có được. Công nghệ sẽ biến mất. Nếu công nghệ biến mất, giầu có sẽ biến mất. Mĩ giầu, sẽ trở nên mang tính tôn giáo, dần dần, nó sẽ mất sự giầu có của mình.
Có khả năng nước Nga, đâu đó trong thế kỉ tiếp, trở thành rất giầu và bỗng nhiên trở nên mang tính tôn giáo. Bánh xe của lịch sử là rất biện chứng - luận đề, phản đề: đây là cách nó chuyển vận.
Tôi không chống lại giầu có, tôi ủng hộ cho tôn giáo. Nếu bạn rất thông minh, thế thì ngay cả trong nghèo nàn bạn vẫn có thể thấy cái vô tích sự của giầu có. Nhưng thế thì bạn phải rất cảm nhận: bạn phải nghĩ về cái gì đó mà bạn không có và bạn phải nhận ra nó là vô nghĩa. Không có nó, mà nhận ra nó là vô nghĩa là rất khó đấy. Có nó và nhận ra rằng nó là vô nghĩa thì đơn giản. Cho nên tôi muốn nhắc lại điều đó lần nữa: nếu người nghèo trở nên mang tính tôn giáo, người đó biểu lộ thông minh, và nếu người giầu vẫn còn phi tôn giáo, người đó biểu lộ ngu xuẩn. Người giầu mà không mang tính tôn giáo đơn giản nghĩa là người đó là kẻ ngu. Người nghèo và không mang tính tôn giáo đơn giản cần sự thông cảm; người đó không phải là kẻ ngu. Bạn có thể tha thứ cho người đó. Không người giầu nào có thể được tha thứ nếu người đó không mang tính tôn giáo; điều đó chứng tỏ người đó ngu xuẩn: người đó có của cải, và vậy mà người đó vẫn không có khả năng thấy rằng chúng là vô tích sự.
Lòng tham của bạn đơn giản chứng tỏ rằng bạn đang cảm thấy trống rỗng. Bây giờ, bạn có thể rót vào nó mọi thứ nhưng nó sẽ không bao giờ được đầy cả. Hay, bạn có thể bắt đầu lớn lên trong tâm thức nội tâm của mình, và nó sẽ được rót đầy.
Mọi người có thể tiếp tục trong cả kiếp sống của mình làm phí hoài mọi năng của họ trong tham lam, tham vọng này sẽ chẳng ích gì cho bạn cả.
Mulla Nasruddin và hàng xóm của anh ta đang nói về vấn để nuôi nấng con trai họ.
"Con bác có rất tham vọng không, Mulla?" ông hàng xóm hỏi.
"Có chứ," Nasruddin nói. “Nó có ý tưởng lớn về việc giàu có và thành công tới mức nó đã bắt đầu nhìn tôi như một loại quan hệ đáng khinh."
Chỉ ý tưởng rằng nó sẽ rất thành công và giàu có, và nó đã bắt đầu nhìn cha nó như một loại quan hệ đáng khinh nào đó!
Bạn có thể cứ tiếp tục trò bản ngã nếu bạn bắt đầu trên con đường của tham lam - và điều đó có thể lấy đi cả đời bạn. Tới tận cùng mọi người vẫn còn tham lam; họ đang chết đi và họ vẫn còn tham; ngay cả cái chết cũng không làm cho họ nhận biết.
Solomon và Irving là hai bạn nghề trong kinh doanh quần áo. Họ gặp phải vụ kinh doanh tồi tệ nhất trong nghề, và hoàn toàn lúng túng không biết phải làm gì để bán được. Không có tới một bộ quần áo được cắt may trong phòng cắt của họ. Họ cả hai quyết định: cách duy nhất để lại số tiền nào đó cho gia đình mình là thoả thuận về một hiệp ước tự tử. Họ rút thăm và Solomon phải nhảy trước. Solomon nhảy ra từ cửa sổ tầng thứ ba mươi, và khi anh ta rơi xuống anh ta để ý rằng mọi phòng cắt ở mọi tầng anh ta rơi qua đều bận rộn.
Anh ta gọi với lại cho Irving, "Đừng nhảy! Cắt nhung đi!"
Thậm chí tới tận cùng - bạn có thể chết - nhưng kinh doanh, việc kinh doanh của tham lam vẫn tiếp tục. Một khi bạn đang trên cuộc hành trình này, thì rất khó để thoát ra khỏi nó. Người ta ngày một bị dính mắc nhiều hơn. Và trên con đường của tham lam bạn bị sỉ nhục nhiều lần, bị mất mặt, nhưng dầu vậy bạn vẫn đứng dậy, và bạn lại xô tới.
Có một hàng dài chờ đợi vào sáng sớm trước cửa hàng quần áo đã quảng cáo bán hạ giá đặc biệt. Một người bước lên đầu hàng; mọi người tóm anh ta lại và đẩy anh ta trở về cuối hàng. Một lần nữa anh ta lại xông lên đầu hàng, và họ đá anh ta và đẩy anh ta xuống cống. Cuối cùng anh ta đứng dậy, phủi mình, và nói với người ở cuối hàng, "Nếu họ làm điều đó lần nữa, tôi sẽ không mở cửa bán hàng đâu."
Dầu vậy anh ta vẫn sẵn sàng mở cửa hàng đấy! Họ đã ném anh ta xuống cống! Nhưng mọi người cứ xô đẩy, gần như điên khùng. Tham lam là một loại điên khùng.
Dùng tiền, nhưng đừng bao giờ mang tính tham lam. Như một phương tiện thì tiền hoàn toàn tốt; nó là một phương tiện vĩ đại cho trao đổi, rất tiện dụng. Dùng nó nhưng đừng bị nó dùng, sở hữu nó nhưng đừng bị nó sở hữu - vẫn còn là người chủ.
Câu hỏi cuối cùng:
Osho ơi, sau bài nói xúc động của thầy hôm nay, tôi khá trang trọng đi ra nơi thầy đã ngồi, để phủ phục và nói cám ơn thầy. Nhưng khi tôi phủ phục, thay vì thế tôi lại thấy mình cười.
Câu hỏi này là từ Paritosh. Đó là cách nó phải vậy. Đó là cách để cám ơn tôi đấy, đó là cách để biết ơn tôi đấy. Tôi chống lại trịnh trọng. Nếu bạn tới gần tôi hơn, đến cùng việc cười đi. Cho dù đôi khi bạn tới một cách trang trọng và nghiêm chỉnh, tôi sẽ làm cho bạn cười. Tiếng cười với tôi là lời cầu nguyện. Bộ mặt nghiêm chỉnh là bộ mặt ốm yếu. Đừng bao giờ đi tới Thượng đế một cách nghiêm chỉnh; vừa đi vừa cười và nhảy múa, và lời cầu nguyện của bạn sẽ được nghe thấy... và lời cám ơn của bạn sẽ đạt tới địa chỉ.
Điều đó là tốt, Paritosh này, rằng bạn tới cám ơn tôi và bạn bắt đầu cười. Đó là con đường đúng, con đường hoàn hảo. Giống như đoá hoa, nó mở ra.
Bạn đã bao giờ thấy một đoá hoa trang trọng, nghiêm chỉnh chưa? Chúng bao giờ cũng cười. Qua tiếng cười của chúng, chúng được cúng dường cho Thượng đế. Ngoại trừ con người không cái gì dường như nghiêm chỉnh trên trái đất này, và ngoại trừ con người không cái gì dường như trong khổ cả. Ngoại trừ con người không cái gì dường như bị phân vân cả. Con vật, chim chóc, cây cối, tảng đá, dòng sông, núi non - chẳng cái gì dường như nghiêm chỉnh cả. Chúng tất cả đều cười; trong tiếng cười của chúng, chúng đang cầu nguyện cho Thượng đế. Tham gia cùng chúng đi.
Bao giờ cũng nhớ điều đó: tiếng cười của bạn càng sâu sắc, lời cầu nguyện của bạn càng trở nên sâu hơn. Nếu bạn có thể nhảy múa, bạn đã đi vào điện thờ, bạn đã đi tới gần Thượng đế.
Vâng, nhảy múa là cách duy nhất để đạt tới điều thiêng liêng.

Ads Belove Post