Chương 10. Đừng là luật sư, là người yêu

Chương 10. Đừng là luật sư, là người yêu

Price:

Read more

Osho - Từ Bi: Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình Yêu
Chương 10. Đừng là luật sư, là người yêu

Trong Matthew 22 có nói:
Thế rồi một trong họ, người là luật sư, đã hỏi ông ấy một câu hỏi, khích ông ấy, và nói, Thưa Thầy, lời nào là lời răn vĩ đại trong luật?
Jesus nói với ông ấy, ông phải yêu Thượng đế bằng cả trái tim mình, bằng cả linh hồn mình, bằng cả tâm trí mình. Đây là lời răn vĩ đại và đầu tiên. Và lời răn thứ hai cũng giống nó, ông phải yêu hàng xóm của mình như bản thân mình.
Tất cả luật pháp và nhà tiên tri đều phải bám theo hai lời răn này.
Hai từ - luật pháp và tình yêu - là cực kì có ý nghĩa. Chúng đại diện cho hai kiểu tâm trí, các cực đối lập. Tâm trí mang tính luật pháp không bao giờ có thể yêu, còn tâm trí yêu không bao giờ có thể mang tính luật pháp. Quan điểm luật pháp là phi tôn giáo; nó mang tính chính trị, xã hội. Còn quan điểm của tình yêu là phi chính trị, phi xã hội - cá nhân, riêng tư, tôn giáo.
Moses, Manu, Marx, Mao, đây là các tâm trí luật pháp; họ đã đem luật pháp cho thế giới. Jesus, Krishna, Phật, Lão Tử, đây là những con người của tình yêu. Họ đã không đem lời răn luật pháp cho thế giới, họ đã cho tầm nhìn hoàn toàn khác.
Tôi đã nghe một câu chuyện về Frederick Đại đế, Vua của vùng Prussia - ông ấy là một tâm trí luật pháp. Một người đàn bà tới ông ấy và phàn nàn về chồng mình. Bà ấy nói, "Tâu bệ hạ, chồng thần đối xử với thần rất tồi tệ."
Frederick Đại đế nói, "Đó không phải là việc của ta."
Nhưng người đàn bà này vẫn kiên trì. Bà ấy nói, "Tâu bệ hạ, không chỉ thế đâu, ông ấy còn nói xấu về bệ hạ nữa."
Frederick Đại đế nói, "Đó không phải là việc của ngươi." Đây là tâm trí luật pháp.
Tâm trí luật pháp bao giờ cũng nghĩ về luật lệ, không bao giờ về tình yêu. Tâm trí luật pháp nghĩ về công lí nhưng không bao giờ về từ bi; và công lí mà không có từ bi thì không bao giờ có thể công bằng được. Công lí mà không có từ bi trong nó thì nhất định là không công bằng; và từ bi mà có thể có vẻ không công bằng thì nhất định công bằng. Chính bản chất của từ bi là công bằng; công lí theo sau từ bi như cái bóng. Nhưng từ bi không theo sau công lí như cái bóng, bởi vì từ bi là điều thực, tình yêu là điều thực. Cái bóng của bạn theo sau bạn; bạn không theo sau cái bóng của mình.. Cái bóng không thể lãnh đạo được, cái bóng phải theo sau. Và đây là một trong những tranh cãi sôi nổi nhất của lịch sử nhân loại - liệu Thượng đế là tình yêu hay luật pháp, liệu Thượng đế là công bằng hay từ bi.
Tâm trí luật pháp nói Thượng đế là luật lệ, là công bằng. Nhưng tâm trí luật pháp không thể biết được Thượng đế là gì, bởi vì Thượng đế chỉ là cái tên khác cho tình yêu. Tâm trí luật pháp không thể đạt tới chiều đó được. Tâm trí luật pháp bao giờ cũng cứ đổ trách nhiệm lên ai đó khác - xã hội, cấu trúc kinh tế, lịch sử. Với tâm trí luật pháp, người khác bao giờ cũng chịu trách nhiệm. Tình yêu nhận trách nhiệm về bản thân nó: bao giờ cũng là tôi chịu trách nhiệm, không phải bạn.
Một khi bạn hiểu rằng bạn chịu trách nhiệm, bạn bắt đầu nở hoa. Luật pháp là cái cớ. Nó là tinh ranh của tâm trí, để cho bạn bao giờ cũng có thể bảo vệ bản thân mình, phòng thủ bản thân mình. Tình yêu là mong manh, luật pháp là sự thu xếp phòng thủ. Khi bạn yêu ai đó, bạn không nói tới luật lệ. Khi bạn yêu, luật lệ biến mất - bởi vì tình yêu là luật tối thượng rồi. Nó không cần luật lệ khác, nó là đủ lên chính nó. Và khi tình yêu bảo vệ bạn, bạn không cần bảo vệ nào khác. Đừng tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ tất cả những cái đẹp đẽ trong cuộc sống. Đừng là luật sư, mà là người yêu, nếu không bạn sẽ cứ bảo vệ bản thân mình, và đến cuối cùng bạn sẽ thấy rằng chẳng có gì để bảo vệ cả - bạn đã bảo vệ mỗi bản ngã trống rỗng. Và bạn bao giờ cũng có thể tìm ra cách thức và phương tiện để bảo vệ bản ngã trống rỗng.
Tôi đã nghe một câu chuyện về Oscar Wilde. Vở kịch đầu tiên của ông ấy được đưa lên sân khấu và nó thất bại hoàn toàn; nó bị thất bại. Khi ông ấy ra khỏi rạp, bạn bè hỏi, "Vở kịch thế nào rồi?" Ông ấy nói, "Nó thành công lớn. Nhưng khán giả là thất bại lớn."
Đây là tâm trí luật pháp, bao giờ cũng cố gắng bảo vệ bản ngã trống rỗng - chẳng có gì ngoài bong bóng xà phòng, hổng hoác bên trong, đầy trống rỗng và chẳng có gì trong nó cả. Nhưng luật lệ cứ bảo vệ nó. Nhớ, khoảnh khắc bạn trở nên có tính luật lệ, khoảnh khắc bạn bắt đầu nhìn cuộc sống qua luật lệ - có thể luật lệ là của chính phủ, hay luật lệ của nhà thờ, cũng chẳng khác biệt gì - khoảnh khắc bạn bắt đầu nhìn cuộc sống qua luật lệ, qua qui tắc đạo đức, kinh sách, lời răn, bạn bắt đầu bỏ lỡ nó.
Người ta cần mong manh để biết cuộc sống là gì; người ta cần hoàn toàn cởi mở, bất an ninh. Người ta cần có khả năng chết trong việc biết nó - chỉ thế thì người ta mới đi tới biết cuộc sống. Nếu bạn sợ chết bạn sẽ không bao giờ biết cuộc sống, bởi vì sợ hãi không bao giờ có thể biết được. Nếu bạn không sợ chết, nếu bạn sẵn sàng chết để biết nó, bạn sẽ biết cuộc sống, cuộc sống vĩnh hằng, cái không bao giờ chết. Luật lệ là sợ hãi ẩn kín, tình yêu là can đảm được diễn đạt.
Khi bạn yêu, sợ biến mất - bạn có quan sát không? Khi bạn yêu, không có sợ. Nếu bạn yêu một người, sợ hãi biến mất. Bạn càng yêu nhiều, sợ hãi càng biến mất nhiều. Nếu bạn yêu một cách toàn bộ, sợ hãi tuyệt đối vắng bóng. Sợ hãi nảy sinh chỉ khi bạn không yêu. Sợ hãi là thiếu vắng của tình yêu, luật lệ là thiếu vắng của tình yêu, bởi vì luật lệ về căn bản không là gì ngoài việc bảo vệ cho trái tim run rẩy bên trong của bạn - bạn sợ, bạn muốn bảo vệ bản thân mình.
Nếu xã hội dựa trên luật lệ, xã hội đó sẽ vẫn còn liên tục trong sợ hãi. Nếu xã hội dựa trên tình yêu, sợ hãi biến mất và luật lệ không được cần tới - toà án sẽ không được cần tới; địa ngục và cõi trời sẽ không được cần tới. Địa ngục là quan điểm luật pháp; mọi trừng phạt đều tới từ tâm trí luật pháp. Luật lệ nói nếu bạn làm sai bạn sẽ bị trừng phạt; nếu bạn làm đúng bạn sẽ được thưởng. Và thế thì có cái gọi là tôn giáo - họ nói nếu bạn phạm tội bạn sẽ bị đoạ địa ngục. Nghĩ về địa ngục của họ mà xem! Những người đã tạo ra ý tưởng về địa ngục phải đã mang tính rất tàn bạo. Cách họ mô tả địa ngục, họ đã dàn xếp mọi thứ có thể để làm cho bạn khổ. Và họ đã bịa ra cả cõi trời nữa - cõi trời cho bản thân họ và cho những người theo họ, địa ngục cho những người không theo họ và không tin vào họ. Nhưng đây là những quan điểm luật pháp, cùng quan điểm như trừng phạt tội phạm. Và trừng phạt đã thất bại.
Tội ác không thể bị chấm dứt, nó đã không được chấm dứt bởi việc trừng phạt. Nó cứ phát triển, bởi vì thực tế tâm trí luật pháp và tâm trí tội phạm là hai mặt của cùng một đồng tiền; chúng không khác nhau. Mọi tâm trí luật pháp về căn bản là tâm trí tội phạm, và mọi tâm trí tội phạm có thể trở thành tâm trí luật pháp tốt - chúng có tiềm năng. Chúng không phải là hai thế giới tách biệt; chúng là một phần của một thế giới. Tội ác cứ tăng lên, và luật lệ cứ ngày một trở nên phức tạp và rắc rối.
Con người đã không bị thay đổi bởi trừng phạt; thực tế, con người đã bị làm hư hỏng nhiều hơn. Toà án đã không thay đổi người đó; họ đã làm người đó biến chất nhiều hơn. Và ngay cả các khái niệm về ban thưởng, cõi trời, kính trọng, cũng chẳng có ích gì. Bởi vì địa ngục phụ thuộc vào sợ, và cõi trời phụ thuộc vào tham - sợ và tham, đấy mới là vấn đề. Làm sao bạn có thể thay đổi mọi người qua chúng được? Chúng là bệnh tật, và tâm trí luật pháp cứ nói chúng là thuốc.
Một quan điểm hoàn toàn khác là được cần tới, quan điểm của tình yêu. Christ đem tình yêu tới thế giới. Ông ấy phá huỷ luật lệ, chính cơ sở của nó. Đó là tội của ông ấy; đó là lí do tại sao ông ấy đã bị đóng đinh - bởi vì ông ấy đã phá toàn thể cơ sở của xã hội tội phạm này; ông ấy đã phá toàn thể tảng đá nền móng của thế giới tội phạm này, thế giới của chiến tranh, và bạo hành, và xâm lăng. Ông ấy đã cho tảng đá nền móng mới. Những dòng này phải được hiểu sâu nhất có thể được.
Thế rồi một trong họ, người là luật sư, đã hỏi ông ấy một câu hỏi, khích ông ấy, và nói...
"Khích ông ấy"... Ông ấy muốn kéo Jesus xuống, vào tranh cãi luật pháp. Có nhiều trường hợp trong đời Jesus mà ông ấy đã bị khích để đi từ chiều cao của tình yêu xuống thung lũng tăm tối của luật pháp. Và những người cố gắng khích ông ấy đều rất thủ đoạn. Câu hỏi của họ thâm hiểm tới mức nếu Jesus mà không thực sự là người đã hiểu ra, ông ấy chắc đã thành nạn nhân. Họ đã cho ông ấy điều được gọi trong logic là "tiến thoái lưỡng nan" - bất kì điều gì bạn trả lời, bạn đều bị mắc. Nếu bạn nói điều này, bạn sẽ bị mắc; nếu bạn nói điều đối lập, thế thì bạn cũng sẽ bị mắc.
Bạn phải đã nghe câu chuyện nổi tiếng. Ông ấy đang ngồi bên sông; đám đông kéo tới, và họ đã mang tới một người đàn bà. Họ nói với ông ấy rằng người đàn bà này đã phạm tội: "Ông nói gì đây?" Họ khích ông ấy; bởi vì trong kinh sách cổ nói rằng nếu đàn bà phạm tội, người đó sẽ bị ném đá tới chết. Bây giờ họ đang đưa ra hai phương án cho Jesus. Nếu ông ấy nói theo kinh sách, thế thì họ sẽ hỏi, "Khái niệm về tình yêu và từ bi của ông đi đâu rồi? Ông không thể tha thứ cho cô ấy sao? Vậy tất cả những bài nói về tình yêu chỉ là nói suông thôi sao?" Thế thì ông ấy sẽ bị mắc. Hay, nếu ông ấy nói, "Tha cho cô ấy," thế thì họ sẽ nói, "Vậy ông chống lại kinh sách à; và ông đã từng nói với mọi người, 'Ta đã đi tới hoàn thành kinh sách, không phá huỷ nó." Đây là thế tiến thoái lưỡng nan; bây giờ đây là hai phương án duy nhất.
Nhưng tâm trí luật pháp không nhận biết rằng con người của tình yêu có phương án thứ ba, điều tâm trí luật pháp không thể biết được tới bởi vì tâm trí luật pháp chỉ có thể nghĩ trong các đối lập. Chỉ hai phương án tồn tại cho tâm trí luật pháp, có hay không. Nó không biết về phương án thứ ba, điều Bono đã gọi là po - có, không và phương án thứ ba là po. Nó không có, không không; nó khác toàn bộ. Jesus là người đầu tiên trên thế giới nói po. Ông ấy không dùng thuật ngữ này, thuật ngữ do Bono phát minh ra - nhưng ông ấy nói po, ông ấy thực sự đã làm điều đó. Ông ấy nói với những người này trong đám đông, "Chỉ những người trong số các ông bà, những người chưa bao giờ phạm tội, và chưa bao giờ nghĩ tới phạm tội, những người đó bước lên. Các ông bà nên cầm đá trong tay và giết người đàn bà này." Bây giờ không có một người nào mà đã không phạm tội, hay người đã không nghĩ tới phạm tội.
Có thể có người đã không phạm tội, nhưng họ có thể nghĩ liên tục về điều đó. Thực tế, họ nhất định nghĩ về điều đó. Những người phạm tội nghĩ ít về nó. Những người không phạm tội liên tục nghĩ và tưởng tượng về nó. Và với cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn, chẳng khác biệt gì liệu bạn nghĩ hay bạn hành động.
Dần dần đám đông tản mác đi. Những người đứng trước biến vào phía sau - các chuyên gia luật lệ của xã hội, các công dân gương mẫu của thị trấn bắt đầu biến đi. Con người này đã dùng phương án thứ ba. Ông ấy đã không nói có, ông ấy đã không nói không.
Ông ấy nói, "Vâng, giết người đàn bà đi - nhưng chỉ những người chưa bao giờ phạm tội, chưa bao giờ nghĩ về nó mới được giết cô ấy." Đám đông biến mất. Jesus bị bỏ lại một mình cùng với người đàn bà này; cô ấy quì xuống dưới chân ông ấy và nói, "Tôi đã thực sự phạm tội, tôi là người đàn bà xấu. Ông có thể trừng phạt tôi."
Jesus nói, "Ta là ai mà phán xét? Đây là việc giữa cô và Thượng đế của cô. Đây là cái gì đó giữa cô và sự tồn tại. Ta là ai mà can thiệp vào? Nếu cô nhận ra rằng cô đã làm điều gì đó sai, thì đừng làm nó nữa."
Những tình huống như thế liên tục được lặp lại. Toàn thể nỗ lực của mọi người là đem Jesus vào tranh luận, chỗ mà tâm trí luật pháp có thể thành công. Bạn không thể tranh biện với tâm trí luật pháp được - nếu bạn tranh cãi bạn sẽ bị thất bại bởi vì trong biện luận tâm trí luật pháp rất hiệu quả. Bất kì lập trường nào bạn lấy cũng chẳng thành vấn đề; bạn sẽ bị thất bại.
Jesus không thể bị thất bại bởi vì ông ấy không bao giờ tranh cãi. Đây là một trong các dấu hiệu, một trong các chỉ dẫn rằng ông ấy đã đạt tới tình yêu. Ông ấy vẫn còn trên đỉnh của mình; ông ấy chưa bao giờ đi xuống.
Thế rồi một trong họ, người là luật sư, đã hỏi ông ấy một câu hỏi, khích ông ấy, và nói, Thưa Thầy, lời nào là lời răn vĩ đại trong luật?
Bây giờ, đó là câu hỏi rất khó. Lời răn nào là lời răn vĩ đại, lời răn nào là lời răn tốt nhất, lời răn nào là lời răn nền tảng theo luật? Điều đó là rất khó, bởi vì mọi luật đều phụ thuộc vào luật khác - chúng được liên nối nhau. Bạn không thể tìm thấy luật căn bản được, bởi vì không luật nào là căn bản cả. Chúng phụ thuộc vào nhau; chúng mang tính liên thuộc.
Ở Ấn Độ điều đó đã từng là tranh cãi tiếp diễn mãi: Cái nào là căn bản - bất bạo hành hay chân lí? Nếu bạn ở vào tình huống phải chọn giữa chân lí và bất bạo hành - nếu bạn nói chân lí, thế thì sẽ có bạo hành, và nếu bạn không nói chân lí, bạo hành có thể được tránh - bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ nói chân lí và giúp đỡ bạo hành bị phạm phải sao?
Chẳng hạn, bạn đang đứng ở ngã tư đường, và một nhóm cảnh sát tới. Họ hỏi bạn, "Anh có thấy một người đi qua lối này không? Nó phải bị bắt và giết, nó đã trốn khỏi nhà tù. Nó bị tử hình." Bạn đã thấy người này. Bạn có thể nói có và nói một cách thật thà, nhưng thế thì bạn sẽ chịu trách nhiệm cho cái chết của người đó. Bạn có thể nói bạn đã không thấy người đó, hay thậm chí bạn có thể chỉ hướng sai cho cảnh sát, thế thì người này sẽ được cứu. Bạn vẫn còn bất bạo hành, nhưng bạn trở thành không thực thà. Bạn sẽ làm gì? Dường như không thể nào chọn được, gần như không thể nào. Luật nào là nền tảng nhất?
Jesus nói với ông ấy, ông phải yêu Thượng đế bằng cả trái tim mình, bằng cả linh hồn mình, bằng cả tâm trí mình.
Đây là po: ông ấy không trả lời câu hỏi này chút nào; ông ấy đang trả lời cái gì đó khác. Ông ấy không đi xuống thế giới luật pháp; ông ấy vẫn còn ở trên cao trên đỉnh tình yêu của ông ấy. Ông ấy nói, "Đây là lời răn đầu tiên và vĩ đại: Yêu Thượng đế của ông bằng cả trái tim mình, bằng cả tâm trí mình, bằng cả linh hồn mình." Câu hỏi về luật pháp, còn câu trả lời là về tình yêu. Thực tế, ông ấy đã không trả lời câu hỏi này; hay, bạn có thể nói ông ấy đã trả lời câu hỏi này bởi vì đây là câu trả lời duy nhất, không thể có câu trả lời khác được.
Điều này phải được hiểu. Chỉ từ bình diện cao hơn thì câu hỏi của bình diện thấp hơn mới được trả lời; vẫn còn trong cùng bình diện, câu trả lời là không thể được. Chẳng hạn, bạn ở từ đâu mà câu hỏi này nảy sinh, nhiều câu hỏi nảy sinh. Nếu bạn hỏi người vẫn còn ở cùng bình diện như bạn, người đó không thể trả lời bạn được. Câu trả lời của người đó có thể có vẻ liên quan, nhưng không thể liên quan được, bởi vì người đó cũng ở trong cùng tình huống như bạn.
Điều đó giống như người điên giúp người điên khác, người mù dẫn người mù, người lẫn lộn giúp người lẫn lộn khác đạt tới sáng tỏ. Nhiều lung tung hơn, nhiều lẫn lộn hơn sẽ xảy ra từ nó. Đó là điều đã xảy ra trên thế giới - mọi người đều khuyên bảo mọi người khác. Chẳng cái gì rẻ hơn lời khuyên. Thực tế, nó chẳng tốn gì cả, bạn có thể có ngay lời khuyên chỉ bằng hỏi; mọi người đều sẵn sàng cho bạn lời khuyên. Bạn chẳng nghĩ, mà những người cho bạn lời khuyên cũng chẳng nghĩ về sự kiện là họ tồn tại trên cùng bình diện, và lời khuyên của họ đơn giản là vô dụng. Hay, thậm chí nó còn có thể có hại. Chỉ ai đó ở bình diện cao hơn bạn mới có thể giúp được - người có cảm nhận rõ ràng hơn, sáng tỏ sâu sắc hơn, bản thể kết tinh hơn. Chỉ kiểu người đó mới có thể trả lời câu hỏi của bạn được.
Có ba khả năng đối thoại: một là hai người dốt nát nói chuyện. Nhiều việc nói diễn ra, nhưng chẳng cái gì xảy ra từ đó, nó chỉ là chuyện hư huyễn. Họ nói đấy, nhưng họ không ngụ ý điều họ đang nói, họ thậm chí không nhận biết về điều họ đang nói - đấy chỉ là bận bịu, người ta cảm thấy tốt được bận bịu. Họ nói như máy, hai máy tính nói chuyện. Thế rồi có khả năng hai người chứng ngộ nói. Họ không nói; không có nhu cầu nói. Giao cảm là im lặng; họ hiểu lẫn nhau không qua lời. Hai người dốt nói chuyện - quá nhiều lời, và không có hiểu biết. Hai người chứng ngộ gặp gỡ - không lời, chỉ có hiểu biết.
Tình huống thứ nhất xảy ra hàng ngày, cả triệu lần trên khắp thế giới. Tình huống thứ hai hiếm khi xảy ra, sau hàng nghìn và hàng nghìn năm - hiến khi xảy ra là hai người chứng ngộ gặp nhau.
Có khả năng thứ ba - người đã chứng ngộ nói với người chưa chứng ngộ. Thế thì có hai bình diện: một là trên đất, bình diện kia là trên trời; một người đi trong xe bò kéo; người kia bay trong máy bay. Người trên đất hỏi điều này còn người trên trời trả lời cái gì đó khác. Nhưng đây là cách duy nhất, đây là cách duy nhất mà người trên đất có thể được giúp đỡ. Luật sư này đã hỏi về luật. Ông ấy đã hỏi, Thưa Thầy, lời nào là lời răn vĩ đại trong luật?
Ông ấy không hỏi về tình yêu. Jesus đang cố gắng dụ ông ấy hướng tới tình yêu - ông ấy đã thay đổi toàn thể hoàn cảnh. Một khi sự việc ở trong tay của Jesus, thế thì ông ấy sẽ đưa bạn vào chiều hướng bạn không biết, vào cái không biết, vào cái không thể biết.
Jesus nói với ông ấy, ông phải yêu Thượng đế bằng cả trái tim mình, bằng cả linh hồn mình, bằng cả tâm trí mình.
"Bằng cả trái tim mình" nghĩa là bằng tất cả tình cảm của bạn. Đó là điều tính cầu nguyện là gì. Khi tất cả tình cảm của bạn là cùng nhau, được tích hợp vào trong một đơn vị, nó là lời cầu nguyện. Tính cầu nguyện là toàn thể trái tim bạn, đập rộn ràng với ham muốn về cái không biết, đập rộn ràng với sự thôi thúc sâu sắc, cuộc truy tìm sâu sắc vào cái không biết, từng nhịp đập trái tim bạn đều được cống hiến.
"Bằng cả tâm trí mình" - đó là nghĩa của thiền, khi tất cả ý nghĩ của bạn trở thành một. Khi tất cả ý nghĩ của bạn trở thành một, suy nghĩ biến mất; khi tất cả tình cảm của bạn trở thành một, tình cảm biến mất. Khi tình cảm của bạn là nhiều, bạn đa cảm. Khi tình cảm của bạn là một, tất cả đa cảm biến mất - bạn đầy tràn trong tim nhưng không đa cảm nào. Tính cầu nguyện không phải là đa cảm. Tính cầu nguyện là sự hài hoà của tình cảm, sự thống nhất toàn bộ của tình cảm tới mức phẩm chất của tình cảm lập tức thay đổi. Cũng như bạn đun nước, nước cứ trở nên ấm dần, ấm hơn, nóng hơn và nóng hơn - tới 99 độ nó vẫn là nước, Thế rồi điểm 100 độ tới, và bỗng nhiên có biến đổi. Nước không còn là nước nữa, nó bắt đầu bay hơi - phẩm chất lập tức thay đổi. Nước có đặc tính chảy xuống thấp: khi nó bay hơi, hơi nước có đặc tính nổi lên trên. Chiều hướng đã thay đổi.
Khi bạn sống trong tình cảm, nhiều tình cảm thế, bạn chỉ là lẫn lộn, nhà thương điên. Khi tất cả tình cảm được hoà hợp lại, sẽ tới một khoảnh khắc của biến đổi. Khi tất cả chúng trở thành một, bạn ở điểm 100 độ, điểm bay hơi. Ngay lập tức bản tính cũ của tình cảm biến mất, đặc tính chảy xuống cũ không còn đó nữa. Bạn bắt đầu bay hơi như hơi nước lên bầu trời. Đó là điều tính cầu nguyện là gì.
Và cùng điều đó xảy ra khi tất cả ý nghĩ của bạn là một - việc suy nghĩ dừng lại. Khi các ý nghĩ là nhiều, việc suy nghĩ là có thể; khi các ý nghĩ là một, thế thì đi tới một khoảnh khắc mà tính một này của ý nghĩ trở thành gần như đồng nghĩa với vô ý nghĩ. Có một ý nghĩ là không có ý nghĩ, bởi vì một không thể tồn tại một mình. Một có thể tồn tại chỉ với nhiều, một có thể tồn tại chỉ trong đám đông. Khi đám đông đã biến mất, một cũng biến mất và đi tới trạng thái của vô ý nghĩ.
Cho nên Jesus, trong câu nói nhỏ bé của mình, đã cô đọng toàn thể tôn giáo:
Ông phải yêu Thượng đế bằng cả trái tim mình - đây là điều lời cầu nguyện tất cả là gì.
Bằng cả tâm trí mình- đó là điều thiền tất cả là gì.
Bằng cả linh hồn mình... Linh hồn là sự siêu việt của suy nghĩ và tình cảm. Linh hồn là ở bên ngoài lời cầu nguyện và bên ngoài thiền. Linh hồn là bản tính của bạn - nó là tâm thức siêu việt trong bạn.
Nhìn bản thân mình như một tam giác - ở đáy dưới, hai đỉnh là tình cảm, suy nghĩ. Nhưng tình cảm và suy nghĩ chỉ là hai điều bạn đã từng kinh nghiệm cho tới giờ; bạn không biết cái thứ ba. Cái thứ ba có thể được biết tới chỉ khi tình cảm trở thành tính cầu nguyện và bắt đầu đi lên, và suy nghĩ trở thành thiền và bắt đầu đi lên. Thế thì lời cầu nguyện và thiền gặp nhau ở một điểm - điểm đó là linh hồn. Đâu đó trái tim bạn và tâm trí bạn gặp nhau - đó là bạn, đó là cái bên kia. Đó là điều Jesus gọi là linh hồn.
Đây là lời răn vĩ đại và đầu tiên.
Bây giờ ông ấy đang dùng ngôn ngữ của luật sư. Ông ấy đã nói bất kì điều gì ông ấy muốn nói; bây giờ ông ấy đi tới ngôn ngữ của luật sư. Câu thứ nhất thuộc vào bình diện của Jesus; câu thứ hai thuộc vào bình diện của luật sư. Và Jesus đã cố gắng tạo ra cây cầu giữa hai câu này.
Đây là lời răn vĩ đại và đầu tiên. Tình yêu là lời răn đầu tiên và vĩ đại. Thực tế, tình yêu không phải là lời răn chút nào, bởi vì bạn không thể bị ra lệnh để yêu; bạn không thể bị ra lệnh phải yêu, bạn không thể bị ép buộc. Bạn không thể quản lí và kiểm soát được tình yêu. Tình yêu còn lớn hơn bạn, cao hơn bạn - làm sao bạn có thể kiểm soát được nó? Và nếu bạn bị ra lệnh phải yêu, nếu ai đó tới như họ làm trong quân đội: "Quay phải, quay! Quay trái, quay!" - ai đó tới và nói, "Yêu đi!" bạn có thể làm gì? "Quay phải" thì được, "Quay trái" cũng được, nhưng "Yêu đi" sao? - bạn không biết quay đâu, đi đâu. Bạn không biết cách thức, điều đó không thể ra lệnh được.
Vâng, bạn có thể giả vờ; bạn có thể hành động. Đó là điều đã xảy ra trên trái đất này. Tai hoạ lớn nhất đã xảy ra trên trái đất này là ở chỗ tình yêu đã bị ép buộc. Từ chính thời thơ ấu mọi người đều được dạy yêu, cứ dường như tình yêu có thể được dạy: "Yêu mẹ, yêu bố, yêu anh, yêu chị." Yêu cái này, yêu cái kia - và đứa trẻ bắt đầu cố gắng, bởi vì làm sao đứa trẻ có thể biết rằng tình yêu không thể là hành động được? Nó là việc xảy ra. Bạn không thể ép buộc được nó.
Bạn đã từng bỏ lỡ tình yêu bởi vì bạn đã từng cố gắng quá vất vả. Và mọi người đều đi tìm tình yêu - bạn có thể gọi nó là Thượng đế, bạn có thể gọi nó là cái gì đó khác, nhưng sâu bên dưới bạn đang đi tìm tình yêu. Nhưng bạn đã trở nên không có khả năng - không phải bởi vì bạn đã không cố gắng, mà bởi vì bạn đã cố gắng quá vất vả.
Tình yêu là việc xảy ra; nó không thể bị ra lệnh. Bởi vì bạn đã từng bị ra lệnh phải yêu, tình yêu của bạn đã bị làm giả đi từ chính lúc ban đầu, bị đầu độc từ chính cội nguồn. Đừng bao giờ nói với con - đừng bao giờ phạm phải tội này - đừng bao giờ nói với con "Yêu mẹ đi." Yêu con và để cho tình yêu xảy ra. Đừng nói, "Yêu mẹ đi bởi vì mẹ là mẹ của con, hay bố là bố của con. Yêu bố đi." Đừng làm điều đó thành mệnh lệnh; bằng không con bạn sẽ bỏ lỡ mãi mãi. Yêu con, và ở chỗ tình yêu đó, một ngày nào đó bỗng nhiên hợp âm xảy ra. Sự hài hoà được tìm thấy trong chiếc đàn bên trong nhất của bản thể bạn. Cái gì đó bắt đầu; giai điệu nào đó, sự hài hoà nào đó nảy sinh, và thế thì bạn biết rằng nó là bản tính của mình. Nhưng thế thì bạn không bao giờ cố gắng làm nó; thế thì bạn đơn giản thảnh thơi và cho phép điều đó hiện hữu.
Đây là lời răn vĩ đại và đầu tiên. Jesus đang dùng ngôn ngữ của luật sư, bởi vì ông ấy đang trả lời cho ông này; bằng không tình yêu không phải là lời răn, và không thể là lời răn được.
Và lời răn thứ hai cũng giống nó, ông phải yêu hàng xóm của mình như bản thân mình:
Lời răn thứ nhất là, yêu Thượng đế của ông. "Thượng đế" nghĩa là cái toàn bộ, Đạo, Brahma. Thượng đế không phải là từ rất hay; Đạo còn tốt hơn nhiều - cái toàn bộ, cái toàn thể, sự tồn tại - yêu sự tồn tại. Đó là điều đầu tiên, nền tảng nhất.
Và lời răn thứ hai cũng giống nó, ông phải yêu hàng xóm của mình như bản thân mình:
... bởi vì khó mà tìm thấy Thượng đế, và khó yêu Thượng đế nếu bạn đã không tìm thấy ngài. Làm sao bạn có thể yêu Thượng đế được, người không được biết? Làm sao bạn có thể yêu cái không biết được? Bạn cần chiếc cầu nào đó, bạn cần sự quen thuộc nào đó - làm sao bạn có thể yêu Thượng đế được? Điều đó có vẻ ngớ ngẩn; nó quả là ngớ ngẩn thật. Do đó mới có lời răn thứ hai.
Và lời răn thứ hai cũng giống nó, ông phải yêu hàng xóm của mình như bản thân mình:
Tôi đã đọc một câu chuyện - tôi thích nó. Một người có học hỏi giáo sĩ Abraham, "Họ nói rằng ông cho mọi người thuốc gì huyền bí lắm, và rằng thuốc của ông hiệu nghiệm. Xin cho tôi một liều, để tôi có thể đạt tới nỗi sợ Thượng đế."
"Ta không biết thuốc nào để sợ Thượng đế," giáo sĩ nói. "Nhưng, nếu ông thích, ta có thể cho ông thuốc yêu Thượng đế."
"Thế thì tốt quá!" học giả này kêu lên. "Cho tôi ngay đi."
"Đó là tình yêu người bạn mình," giáo sĩ trả lời.
Nếu bạn thực sự muốn yêu Thượng đế, bạn phải bắt đầu bằng việc yêu người bạn của mình đã, bởi vì họ là những người gần gũi bạn nhất. Và dần dần, gợn sóng tình yêu của bạn có thể cứ lan rộng. Tình yêu giống như hòn đá được ném vào trong cái hồ im lặng: gợn sóng phát sinh, và thế rồi chúng bắt đầu lan toả tới bến bờ xa xăm. Nhưng đầu tiên có cú chạm của hòn đá vào hồ; cạnh hòn đá, gợn sóng phát sinh, và thế rồi chúng cứ lan toả ra xa mãi. Đầu tiên bạn phải yêu những người giống như bạn - bởi vì bạn biết họ, bởi vì ít nhất bạn cũng có thể cảm thấy sự quen thuộc nào đó, cảm giác như ở nhà với họ. Thế rồi tình yêu có thể cứ mở rộng mãi. Thế thì bạn có thể yêu con vật, thế thì bạn có thể yêu cây cối, thế thì bạn có thể yêu tảng đá. Và chỉ thế thì bạn mới có thể yêu sự tồn tại như nó vậy, không trước đó.
Cho nên, nếu bạn có thể yêu con người, bạn đã lấy bước đầu tiên. Nhưng chính điều đối lập đã từng xảy ra trên trái đất không may này - mọi người yêu Thượng đế và giết con người. Thực tế, họ nói bởi vì họ yêu Thượng đế nhiều thế, họ phải giết. Người Ki tô giáo giết người Mô ha mét giáo, người Mô ha mét giáo giết người Ki tô giáo, người Hindu giết người Mô ha mét giáo, người Mô ha mét giáo giết người Hindu, bởi vì họ tất cả đều yêu Thượng đế - nhân danh Thượng đế họ giết con người. Thượng đế của họ đều là giả. Bởi vì nếu Thượng đế của bạn là thật, nếu bạn đã thực sự biết tính thượng đế nghĩa là gì, nếu bạn đã nhận ra cho dù chút xíu thôi, nếu bạn đã từng đạt tới chỉ một thoáng nhìn về tính thượng đế là gì, bạn sẽ yêu con người. Bạn sẽ yêu con vật, bạn sẽ yêu cây cối, bạn sẽ yêu đất đá - bạn sẽ yêu! Tình yêu sẽ trở thành trạng thái tự nhiên của bản thể. Và nếu bạn không thể yêu con người được, đừng bị lừa dối - không đền chùa nào sẽ giúp gì cho bạn được.
Bạn có thể nói không với Thượng đế, nhưng đừng bao giờ nói không với con người, bởi vì nếu bạn nói không với con người, con đường bị chặt đứt; thế thì bạn sẽ không bao giờ có khả năng đạt tới tính thượng đế. Nói không với nhà thờ, với đền chùa; không có vấn đề gì về nó cả. Nhưng đừng bao giờ nói không với tình yêu, bởi vì đó là ngôi đền thực. Tất cả các ngôi đền khác đều chỉ là đồng tiền giả, hình ảnh giả, không đích thực. Chỉ có một ngôi đền đích thực, và ngôi đền đó là tình yêu. Đừng bao giờ nói không với tình yêu - bạn sẽ tìm thấy tính thượng đế; nó không thể ẩn giấu lâu được.
Lời răn thứ hai, Jesus nói, ông phải yêu hàng xóm của mình như bản thân mình... bởi vì, thực tế, toàn thể nhân loại là bạn, trong nhiều khuôn mặt và trong nhiều hình dạng. Bạn không thể thấy được điều đó sao - rằng hàng xóm của bạn không là ai khác hơn bạn, bản thể riêng của bạn trong các hình và dạng khác nhau đó thôi?
Nhiều dòng sông trên thế giới được đặt tên theo mầu sắc. Ở Trung Quốc chúng ta có sông Hoàng Hà, đâu đó ở Nam Phi họ có sông Hồng. Ở Mĩ, tôi đã nghe, họ có sông Trắng, sông Lục. Bản thân dòng sông không có mầu; nước không mầu, nhưng dòng sông lấy mầu của địa hình nó trôi qua, mầu của bụi cây bên bờ. Nếu nó đi qua sa mạc, tất nhiên nó có mầu khác; nếu nó đi qua rừng, rừng được phản chiếu - bụi cây, mầu lục - nó có mầu khác. Nếu nó đi qua vùng đất nơi bùn mầu vàng, nó trở thành vàng. Nhưng không dòng sông nào có mầu nào cả. Và mọi dòng sông, dù nó được gọi là trắng, hay lục, hay vàng, đều tự nhiên đi tới mục đích của nó, tới định mệnh của nó, rơi vào trong đại dương, và trở thành mang tính đại dương.
Sự khác biệt của bạn là bởi vì địa hình của bạn. Mầu sắc của bạn khác nhau bởi vì địa hình của bạn. Nhưng phẩm chất bên trong nhất của bản thể là vô mầu, nó là như nhau. Ai đó da đen, ai đó da trắng; ai đó ở chính giữa, người Ấn Độ; ai đó da vàng, người Trung Quốc - biết bao nhiêu mầu. Nhưng nhớ, đây là mầu của địa hình của thân thể mà bạn đi qua. Chúng không phải là mầu của bạn; bạn vô mầu. Bạn không là thân thể; bạn không là tâm trí, bạn không là trái tim. Tâm trí bạn khác, bởi vì nó đã được ước định khác nhau; thân thể bạn khác, bởi vì nó đã tới qua địa hình khác nhau, qua di truyền khác nhau; nhưng bạn là không khác.
Jesus nói: ông phải yêu hàng xóm của mình như bản thân mình. Như bạn yêu bản thân mình, yêu hàng xóm của bạn. Và một điều rất căn bản, điều người Ki tô giáo đã hoàn toàn quên mất. Jesus nói - "Yêu bản thân mình." Chừng nào bạn còn chưa yêu bản thân mình, bạn không thể yêu hàng xóm của mình được. Tất cả những điều mà cái gọi là Ki tô giáo đã từng dạy bạn là hận thù với bản thân mình, kết án bản thân mình. Yêu bản thân bạn, bởi vì bạn là chỗ gần nhất với tính thượng đế. Nó là chỗ gợn sóng đầu tiên phải dâng lên. Yêu bản thân mình! Tự yêu mình là điều nền tảng nhất - nếu bạn muốn mang tính tôn giáo, tự yêu mình là cơ sở. Và tất cả cái gọi là tôn giáo cứ dạy bạn tự hận mình: "Hãy kết án bản thân mình, con là kẻ tội lỗi, phạm tội, thế này thế nọ - con là không xứng đáng."
Bạn không phải là kẻ tội lỗi. Họ đã làm bạn thành vậy. Bạn không phạm tội; họ đã cho bạn cách diễn giải sai về cuộc sống. Chấp nhận bản thân mình, và yêu bản thân mình. Chỉ thế thì bạn mới có thể yêu được hàng xóm của mình, bằng không thì không có khả năng nào. Nếu bạn không yêu bản thân mình, làm sao bạn có thể yêu người khác được? Tôi dạy bạn yêu bản thân mình. Ít nhất là làm điều đó; nếu bạn không thể làm được gì khác - yêu bản thân mình đã. Và từ việc tự yêu mình, dần dần bạn sẽ thấy rằng tình yêu bắt đầu tuôn chảy; nó đang mở rộng; nó đang đạt tới hàng xóm.
Toàn thể vấn đề ngày nay là ở chỗ bạn ghét bản thân mình và bạn muốn yêu ai đó khác, điều không thể được. Và người khác cũng ghét bản thân họ, và người đó muốn yêu bạn. Bài học của tình yêu phải được học đầu tiên là từ bên trong bản thân bạn.
Nếu bạn hỏi Freud và nhà phân tâm, họ đã đi tới phát hiện ra một điều rất căn bản. Họ nói rằng đầu tiên đứa trẻ có tính tự dục, tự dâm; đứa trẻ yêu bản thân nó. Thế rồi đứa trẻ trở thành đồng dục - con trai yêu con trai và muốn chơi với con trai; con gái muốn chơi với con gái, và chúng không muốn trộn lẫn với nhau. Và thế rồi nảy sinh dị dục - con trai muốn trộn lẫn và yêu con gái; con gái muốn gặp gỡ con trai và yêu. Đầu tiên, tự dục, thế rồi đồng dục, thế rồi dị dục - đây là về dục. Cùng điều đó cũng đúng về tình yêu.
Đầu tiên, bạn yêu bản thân mình. Thế rồi bạn yêu hàng xóm của mình, bạn yêu người khác. Và thế rồi bạn đi ra ngoài và bạn yêu sự tồn tại. Nhưng điều căn bản là bạn. Cho nên đừng kết án bản thân mình; đừng bác bỏ bản thân mình. Chấp nhận. Điều thiêng liêng đã trú ngụ trong bạn. Sự tồn tại đã yêu bạn nhiều thế, đó là lí do tại sao nó đã lấy chỗ trú ngụ trong bạn. Sự tồn tại đã làm ra ngôi đền từ bạn; điều thiêng liêng sống trong bạn. Nếu bạn bác bỏ bản thân mình, bạn bác bỏ cái gần nhất với tính thượng đế mà bạn có thể tìm thấy. Nếu bạn bác bỏ cái gần nhất, không thể nào có chuyện bạn sẽ có khả năng yêu được cái xa xôi.
Khi Jesus nói, "Ông phải yêu hàng xóm của mình như bản thân mình," ông ấy đang nói hai điều: Thứ nhất, yêu bản thân ông, để cho ông có thể có khả năng yêu hàng xóm của ông.
Tất cả luật pháp và nhà tiên tri đều phải bám theo hai lời răn này.
Thực tế nó là một lời răn: Hãy yêu. Yêu là một và chỉ một mệnh lệnh của mọi sự. Nếu bạn đã hiểu tình yêu, bạn đã hiểu tất cả. Nếu bạn không hiểu tình yêu, bạn có thể biết nhiều điều nhưng tất cả tri thức đó đơn giản mục rữa. Vứt nó vào đống rác và quên tất cả về nó đi. Bắt đầu từ chính lúc ban đầu. Lại là đứa trẻ, và bắt đầu yêu bản thân mình lần nữa.
Cái hồ của bạn, như tôi thấy nó, không có gợn sóng nào. Hòn đá đầu tiên của tình yêu còn chưa rơi vào nó.
Tôi đã nghe một câu chuyện Đan Mạch. Hãy nhớ nó, để nó trở thành một phần của sự lưu tâm của bạn. Câu chuyện này kể về con nhện sống trên cao trong rui mè của chuồng ngựa cũ. Một hôm nó thả mình xuống bằng một sợi mạng nhện dài tới cái xà thấp hơn, chỗ nó thấy có ruồi nhiều hơn và dễ bắt hơn. Nó quyết định sống vĩnh viễn ở mức thấp hơn này, và chăng quanh mình một mạng nhện thoải mái ở đó. Nhưng một hôm nó tình cờ để ý tới sợi dây thả từ trên xuống mà nó đã đi qua đó, trải xa vào trong bóng tối phía trên. "Mình không cần cái này nữa," nó nói. "Nó chỉ vướng vào đường." Nó giật đứt cái dây này, và cùng với điều đó đã phá huỷ luôn toàn thể mạng nhện, vì mạng cần sợi dây đó nâng đỡ.
Đây là câu chuyện về con người nữa. Sợi chỉ nối bạn với điều tối thượng, cái cao nhất - gọi nó là Đạo, sự tồn tại, tính thượng đế. Bạn có thể đã hoàn toàn quên mất rằng bạn xuống từ đó. Bạn tới từ cái toàn thể, và bạn phải trở về nó. Mọi thứ đều quay trở về cội nguồn nguyên thuỷ; nó phải như vậy. Thế thì vòng tròn là hoàn chỉnh và người ta được hoàn thành. Và bạn thậm chí có thể cảm thấy giống con nhện này, rằng sợi chỉ nối bạn với cái cao nhất vướng vào con đường. Nhiều lần bởi vì nó bạn không thể làm được điều gì đó; nó cứ tới lặp đi lặp lại trên đường. Bạn không thể bạo hành như bạn muốn vậy; bạn không thể hung hăng như bạn muốn vậy; bạn không thể ghét nhiều như bạn muốn ghét - sợi chỉ này cứ tới đi tới lại trên con đường. Thỉnh thoảng bạn có thể cảm thấy giống như con nhện này - cắt béng nó đi, chặt nó đi để cho con đường của bạn được rõ ràng.
Đó là điều Nietzsche nói: "Thượng đế chết rồi." Ông ấy đã cắt phăng đường này. Nhưng ngay lập tức Nietzsche phát điên. Khoảnh khắc ông ấy nói "Thượng đế chết rồi" ông ấy đã phát điên, bởi vì thế thì bạn đã bị cắt khỏi cội nguồn nguyên thuỷ của mọi cuộc sống. Thế thì bạn bị đói về cái gì đó sống còn, bản chất. Thế thì bạn bỏ lỡ cái gì đó, và bạn đã trở nên hoàn toàn quên lãng rằng nó là điều rất căn bản của cuộc sống của bạn. Con nhện gạt đứt sợi dây, và cùng với điều đó là phá huỷ luôn toàn thể mạng nhện của mình, vì mạng cần sợi dây đó nâng đỡ.
Dù bạn ở đâu, trong đêm tối của mình, một tia sáng vẫn được nối với bạn từ sự tồn tại. Đó là cuộc sống của bạn; đó là cách bạn đang sống động. Tìm ra sợi chỉ đó đi, bởi vì điều đó sẽ là đường về nhà.
Vào ngày 5 tháng 6 năm 1910, O. Henry sắp chết. Lúc đó trời tối. Bạn bè vây quanh ông ấy. Bỗng nhiên ông ấy mở mắt ra và nói, "Bật đèn lên. Tôi không muốn về nhà trong bóng tối." Đèn được bật lên; ông ấy nhắm mắt, mỉm cười và biến mất.
Sợi dây đang nối bạn, tia sáng duy nhất của cuộc sống đang làm bạn sống động, là con đường về nhà. Dù bạn đã đi xa thế nào, bạn vẫn được nối với sự tồn tại - bằng không điều đó đã là không thể được. Bạn có thể đã quên mất, nhưng sự tồn tại đã không quên bạn; và đó là điều thực thành vấn đề. Cố tìm cái gì đó trong bạn mà nối bạn với sự tồn tại. Tìm nó, và bạn sẽ đi tới lời răn mà Jesus đang nói tới. Nếu bạn tìm, bạn sẽ đi tới biết nó là tình yêu, không phải là tri thức, cái nối bạn với sự tồn tại. Không giầu có, không quyền lực, không danh vọng - chính tình yêu mới nối bạn với sự tồn tại. Và bất kì khi nào bạn cảm thấy tình yêu, bạn đều cực kì hạnh phúc bởi vì cuộc sống ngày càng trở thành sẵn có cho bạn.
Jesus, hay Phật, cả hai đều giống như ong mật. Ong mật đi và tìm hoa đẹp trong thung lũng. Nó quay về, nó múa điệu vũ của cực lạc gần bạn bè nó để bảo chúng rằng nó đã tìm thấy thung lũng đẹp đầy hoa. "Lại đây, theo ta." Một Jesus chính là con ong mật đã tìm thấy cội nguồn nguyên thuỷ của cuộc sống - thung lũng hoa đẹp, hoa của vĩnh hằng. Ông ấy tới và nhảy múa gần bạn để cho bạn thông điệp: "Lại đây, theo ta."
Nếu bạn cố gắng hiểu và tìm kiếm bên trong, bạn sẽ thấy chính tình yêu là điều có ý nghĩa nhất, điều tinh tuý nhất trong bản thể bạn. Đừng bỏ đói nó. Giúp nó phát triển, để cho nó có thể trở thành cây lớn; để cho chim trời có thể đến trú ngụ trong bạn; để cho trong tình yêu của bạn, lữ khách mệt mỏi trên đường có thể nghỉ ngơi; để cho bạn có thể chia sẻ tình yêu của mình; để cho bạn cũng có thể trở thành con ong mật. Trong cực lạc của mình, bạn cũng có thể chia sẻ với mọi người điều bạn đã tìm thấy.

Ads Belove Post