Chương 13. Bạn còn nhiều hơn bạn tưởng

Chương 13. Bạn còn nhiều hơn bạn tưởng

Price:

Read more

Osho - Con đường bên ngoài mọi con đường
Chương 13. Bạn còn nhiều hơn bạn tưởng

Cái là chân lí, việc biết, vô hạn và phúc lạc,
và cái không đổi qua trung gian của thời gian,
không gian và vật chất là tat, cái đó,
hay paramatma, cái ta vũ trụ.
Cái tách biệt khỏi người và cái đó,
là tinh tế như bầu trời, bản chất duy nhất của nó chỉ là hiện hữu;
điều này chúng ta gọi là param brahman, thực tại tối thượng.
Những người bị gắn với cái tôi, bản ngã, thấy rất khó vươn tới cái người, điều thiêng liêng. Làm sao bất kì ai bị bao quanh bởi cái tôi lại có thể đi tới chân của người được? Buông xuôi sẽ là rất khó.
Đó là lí do tại sao hiền nhân này nói làm người thành trung tâm và làm tôi thành ngoại vi. Ông ấy cũng nói rằng sự tồn tại có ý thức, thuần khiết có bản chất của người. Đó là bước nhảy vĩ đại từ tôi tới người; có lẽ không bước nhảy nào khác lớn lao hơn điều này. Bỏ cái tôi của bạn khó khăn thế - điều đó không giống như cởi quần áo của bạn, điều đó giống nhiều với việc bóc đi lớp da của bạn. Vứt bỏ cái tôi hay loại bỏ nó là rất khó bởi vì trong chính nỗ lực này cái tôi cứ ngẩng đầu nó lên mãi.
Và ai sẽ là người vứt bỏ cái tôi này? Bất kì ai vứt bỏ cái tôi, đều là cái tôi. Cho nên làm sao vứt bỏ được cái tôi? Bất kì phương cách nào được dùng, nó vẫn ở trong tay của cái tôi. Nhưng cái dường như không thể được lại trở thành có thể được nếu bạn có lòng dũng cảm. Cố hiểu lòng dũng cảm này, thế thì bạn sẽ có khả năng hiểu cú nhảy này.
Bất kì ai cố gắng xoá bỏ đi cái tôi đều sẽ trong rắc rối, bởi vì xoá bỏ nó cũng là một việc làm, và mọi việc làm đều làm mạnh thêm cho người làm. Bất kì ai ham muốn vứt bỏ cái tôi đều sẽ gặp rắc rối, bởi vì trong chính nỗ lực vứt bỏ cái tôi bạn lại thừa nhận sự tồn tại của nó. Bất kì cái gì bạn ham muốn vứt bỏ, bạn cũng chấp nhận rằng nó còn mạnh hơn bạn đang đó. Bạn chỉ tránh cái mà bạn sợ.
Cho nên bạn không thể xoá bỏ cái tôi bởi vì việc xoá bỏ là một việc làm, mà bạn cũng không thể tránh cái tôi bởi vì bạn có thể trốn đi đâu để tránh nó? Bất kì cái gì bạn tránh bao giờ cũng săn đuổi bạn. Bất kì cái gì bạn sợ, bạn chạy xa khỏi nó và nó trở thành cái bóng liên tục.
Thế thì phải làm gì với cái tôi để cho bước nhảy hướng tới người trở thành có thể? Cách duy nhất là không chạy trốn, không cố gắng xoá bỏ, không cố gắng tránh nó mà quan sát nó, nhận ra nó, biết nó và quen thuộc với nó.
Chỉ có một cách để phá huỷ cái bóng; lưỡi kiếm không thể chém được nó - hay có thể? Lưỡi kiếm sẽ bị gẫy, nhưng dầu vậy cái bóng không thể bị phá huỷ. Nếu như nó có sự tồn tại thực thì nó đã có thể bị loại bỏ nhưng nó lại vô tồn tại, nó chỉ dường như tồn tại thôi. Bạn có thể thoát khỏi cái bóng của mình bằng việc chạy đi khỏi nó không? Bạn càng chạy nhanh thì cái bóng cũng sẽ theo bạn nhanh hơn bởi vì nó là cái bóng của bạn - nơi nào bạn sẽ trốn thoát tới được, nơi nào bạn sẽ chạy tới được?
Chỉ có một cách duy nhất để gạt bỏ cái bóng và đó là biết cái bóng, nó để làm gì, thế thì bạn có thể được tự do. Không cần loại bỏ nó mà cũng không cần trốn chạy khỏi nó, bởi vì ngay khi bạn biết cái bóng là cái bóng thì không sợ hãi nào còn lại, không mối quan tâm nào để xoá bỏ nó còn lại. Trong việc biết cái bóng, bạn biết rằng nó không tồn tại, nó chỉ dường như tồn tại mà thôi.
Chỉ có một cách để tự do khỏi cái tôi và đó là đi tới biết cái tôi sâu sắc tới mức nó dường như là cái bóng, và chính khoảnh khắc đó bạn được tự do với nó. Đó là lí do tại sao những người thực hành khiêm tốn chẳng bao giờ có thể đạt tới người.
Khiêm tốn là một dạng lịch sự của bản ngã. Nó càng lịch sự, nó càng nguy hiểm, và tinh tế nữa. Đó là lí do tại sao bản ngã của một người mà chúng ta gọi là khiêm tốn, đức độ, lại tăng lên trong người đó và ló ra mọi khoảnh khắc. Khiêm tốn là đồ trang sức của bản ngã, đồ trang sức đẹp nhất mà bản ngã có thể đeo. Khiêm tốn là cái mặt nạ đẹp nhất mà bản ngã có thể trưng ra.
Khiêm tốn không bao giờ thẳng thắn. Trong thực tế, khi bản ngã không có mặt nạ, nó còn đơn giản và thẳng thắn hơn khiêm tốn. Người xấu chân thật và trong sạch hơn người tốt bởi vì người xấu là kẻ ích kỉ thẳng thắn, trong khi người tốt là kẻ ích kỉ gián tiếp. Bản ngã của họ ở sau nhiều tầng - rất lịch sự, tao nhã. Bản ngã của người thường không được tinh chế, chưa được mài nhẵn như viên kim cương thô, trong khi cái gọi là bản ngã của người tốt lại giống như kim cương đã đẽo gọt - được cắt xén và đánh bóng, chói sáng. Nó có vẻ chói sáng đẹp, rực rỡ, nhưng tia lửa trong bản ngã này lại là chất độc. Dù bạn có đánh bóng cho bản ngã của mình hay che giấu nó hay tránh né nó hay cố gắng trốn khỏi nó, bạn vẫn không thoát khỏi nó. Đi tới việc biết về bản ngã mình, đi vào trong và nhận ra bản ngã này là gì. Cho nên đừng vội vàng, đừng đưa ra đánh giá gì.
Chúng ta phạm sai lầm trong các kiếp sống của mình khi đưa ra đánh giá trước khi chúng ta có kinh nghiệm, và chúng ta bắt đầu từ những đánh giá đó. Chúng ta giống như trẻ con tính tổng, nhìn ngay vào đáp số ở cuối sách và rồi bắt đầu từ đó. Thế thì chúng chẳng bao giờ học được phương pháp cả - sao chúng phải học? Chúng đã có đáp số rồi. Thế thì cần gì học phương pháp?
Nhưng đáp số này ở trang cuối của cuốn sách không phải là đáp số của bạn, nó được vay mượn, nó sẽ không làm biến đổi cuộc sống của bạn. Ai đó không học phương pháp và không rút ra kết luận riêng của mình thì sống cuộc sống vay mượn, và tất cả các kết luận của bạn cũng đều là vay mượn cả.
Bạn đọc trong kinh sách rằng bản ngã là xấu. Kết luận này không phải là của bạn - nó là trong kinh sách. Bạn thậm chí không biết bản ngã này là gì; liệu nó tốt hay xấu có thể được quyết định sau. Bạn không quen thuộc với nó là cái gì, bạn thậm chí không có thoáng nhìn về nó là gì nhưng bạn vẫn cứ có kết luận về nó.
‘Giận dữ là xấu’ là một kết luận rút ra từ kinh sách. Từ kinh sách bạn đi tới biết mọi thứ là tốt và xấu, nhưng bạn vẫn còn như bạn hiện thế, cho dù bạn dường như biết mọi thứ.
Mọi người tới tôi và nói rằng họ biết mọi điều này, chẳng có gì mà họ không biết - nhưng bây giờ biến đổi đã trở thành khó hơn bởi vì họ nghĩ họ biết mọi thứ. Họ đã vay mượn tri thức này, bây giờ không có chỗ để biết và do đó không có khả năng nào cho biến đổi.
Cho nên nhớ lời kinh này trong đầu: tri thức mà không làm biến đổi bạn là vay mượn. Kết luận của bạn không phải là của bạn bởi vì tri thức của bạn không phải là của riêng bạn, nó không phải là kinh nghiệm của bạn. Nó là cũ rích, chết và vô tích sự.
Cố hiểu bản ngã mình và đừng đưa ra đánh giá gì, rằng cái này là tốt hay cái này là xấu; nhìn vào nó một cách trực tiếp. Và nếu bạn thậm chí không thể thấy được bản ngã riêng của mình, bạn sẽ chẳng bao giờ có khả năng thấy người hay cái đó, bởi vì bản ngã là tầng ngoài hơn của bạn còn người là trung tâm của bạn. Làm sao người còn chưa đi tới biết bản ngã của mình lại biết tới người hay cái đó được?
Cho nên trước hết biết lấy cái tôi này và khi bạn đi tới biết cái tôi này, nó sẽ tản mác đi. Ngọn lửa của việc biết này thu cái tôi về tro tàn. Cái tôi tan biến như làn khói, cứ dường như nó chưa bao giờ có, nó tan biến như cái bóng. Ngay khi nó tan biến, người tìm kiếm đứng đối diện với người. Nhưng hiền nhân này nói người này cũng vẫn chưa là điều tối thượng bởi vì nó tồn tại trong mối quan hệ với cái tôi, cái đã tồn tại trước đó; cái người này đã dựa trên kí ức về cái tôi.
Ngay cả nếu tình huống thay đổi, kí ức chúng ta vẫn không đổi, nó cần thời gian để thay đổi. Kí ức về cái tôi đã tới từ nhiều, nhiều kiếp quá khứ. Cho nên cho dù bản ngã có trở thành cái bóng hôm nay thì ngôn ngữ sẽ không thay đổi, bởi vì ngôn ngữ được tạo ra xung quanh cái tôi. Chúng ta sẽ vẫn nói cùng ngôn ngữ ấy. Mặc dầu bản ngã đã được chứng tỏ là không tồn tại và đã phai mờ đi và bây giờ được biết chỉ là cái bóng, dầu vậy ngôn ngữ chúng ta đã được sinh ra quanh cái bóng đó; ngôn ngữ mới còn chưa được tạo ra trong một ngày. Cách nhìn của chúng ta bao giờ cũng từ vị trí đó.
Nếu người mù lấy lại khả năng nhìn của mình, người đó sẽ không có khả năng vứt bỏ cây gậy của mình đi ngay lập tức được. Cho dù người đó có thu lại thị lực của mình, người đó sẽ vẫn bước đi với cây gậy thêm chút nữa bởi vì người đó đã liên kết với nó trong thời gian lâu thế, và bây giờ thật khó làm mất đi sự phụ thuộc vào nó. Mặc dầu cây gậy bây giờ đã trở nên vô dụng, vẫn phải mất thời gian cho người đó tìm ra tin cậy hoàn toàn vào mắt mình và từ bỏ cây gậy đằng sau.
Cho dù cái tôi có biến mất, ngôn ngữ và kí ức sẽ vẫn di chuyển quanh nó. Đây là lí do tại sao thoáng nhìn đầu tiên về thực tại sẽ là trong ngôn ngữ của người. Trong kinh nghiệm đầu tiên về thực tại cũng sẽ có thoáng nhìn về tình yêu sâu sắc. Lí do đằng sau nó là ở chỗ chúng ta bao giờ cũng tìm kiếm tình yêu mà chúng ta chưa bao giờ thấy; chúng ta đã đi tìm nhiều kiếp và thất bại. Cho nên khi lần đầu tiên điều thiêng liêng tự biểu lộ mình ở bên trong và tâm thức tối thượng tràn ngập, nó dường như giống gặp gỡ với người yêu; rằng ngôi đền chúng ta tìm kiếm là ở đây, rằng cánh cửa chúng ta dò tìm lại ở ngay trước chúng ta.
Cho nên ngôn ngữ đầu tiên sẽ là ngôn ngữ của cái tôi và của tình yêu. Người sùng kính bao giờ cũng nói ngôn ngữ này. Nhưng hiền nhân này nói rằng nó không phải là ngôn ngữ tối thượng. Khi người mù vứt cây gậy của mình đi, khi kí ức về cái tôi tan biến, thế thì làm sao bạn sẽ có khả năng gọi nó là người được? Ai có đó bây giờ để gọi nó là người? Ý nghĩa gì sẽ còn lại trong người? Khi cái tôi đã ra đi, cái người sẽ trở thành vô dụng, nó sẽ trở thành vô nghĩa.
Đó là lí do tại sao bước nhảy thứ hai xảy ra từ người tới cái đó; trong bước nhảy này người biến mất, trong bước nhảy này điều thiêng liêng biểu lộ dưới dạng cái đó. Thế thì chúng ta có thể nói không tôi không người - chúng ta nói cái đó. Trong cái đó này, thậm chí không có một dấu vết của cái tôi còn lại. Thậm chí không còn cả cái mà đã có thời chúng ta gọi là người. Cái tôi biến mất như đường vẽ trên mước. Với điều này, cái người nữa cũng biến mất bởi vì nó chỉ là mặt kia của cái tôi. Bây giờ chỉ cái đó còn lại. Cái đó là sự xác nhận thuần khiết nhất, bây giờ không có dấu ấn nào của kí ức hay của quá khứ tạo nên cái bóng của nó. Cái đólà hoàn toàn không ràng buộc và dửng dưng....
Cái đó có bốn thuộc tính: ...chân lí, việc biết, vô hạn và phúc lạc - điều chúng ta nói tới trong sáng nay. Hiền nhân này gọi chúng là những thuộc tính. 'Thuộc tính' là những mô tả về cách cái đó được nhận ra, hay cách theo đó chúng ta nhận ra cái đó. Đây là hai điều khác nhau.
Nếu hiền nhân này nói, nó là chân lí, việc biết, vô hạn và phúc lạc, điều đó cũng sẽ tạo ra những giới hạn. Nếu ông ấy nói rằng cái đó là vô hạn, định nghĩa này nữa sẽ làm cho cái đó thành hữu hạn.
Cố hiểu điều này. Nó là một cảm nhận rất tinh tế - rất tinh tế, chi li và tinh vi. Khi người ta nói rằng điều thiêng liêng là không thể định nghĩa nổi, người ta đã định nghĩa nó rồi. Phát biểu này có vẻ mâu thuẫn nhưng nó không phải vậy, bởi vì bạn đã định nghĩa nó là không thể định nghĩa được. Bạn đã chấp nhận định nghĩa này rồi - "Nó là không thể định nghĩa nổi.” Điều đó cũng là một định nghĩa, bạn đã nói điều gì đó - và bạn đã nói nhiều. Nếu nó là phải thì bạn đã định nghĩa nó một cách hoàn toàn. Nếu nó là đúng, rằng điều đó là không thể định nghĩa nổi, thế thì điều này trở thành định nghĩa. Còn cái gì khác có thể là định nghĩa được?
Định nghĩa ngụ ý cái gì? Định nghĩa ngụ ý nói cái gì đó thực về cái gì đó. Ngay cả nếu chúng ta chỉ nói điều này - rằng một định nghĩa là không thể có - thì chúng ta đã định nghĩa nó rồi. Nếu chúng ta chỉ nói rằng chân lí là định nghĩa của nó, chúng ta đang gắn nó với một giới hạn; cho dù chúng ta dùng một từ hay, chân lí, nó cũng vẫn là một giới hạn. Khi chúng ta nói rằng nó là chân lí, chúng ta đang vẽ ra một vạch để loại trừ cái phi chân lí và do đó phân tách nó với chân lí. Và chúng ta đang gắn chân lí với vạch phân chia này; cái phi chân lí rơi ra ngoài và chân lí phải còn lại bên trong vạch đó.
Hiền nhân này nói rằng điều này là không đúng bởi vì nếu cái phi chân lí tồn tại, nó cũng bị chứa bên trong điều thiêng liêng. Không cái gì có thể tồn tại bên ngoàicái đó. Và nói rằng cái đó là chân lí duy nhất là cho cái đó một giới hạn, một biên giới. Đó là lí do tại sao một số người đã không nói gì về cái đó - chỉ bởi vì nói bất kì cái gì cũng đều phạm phải sai lầm. Nếu chúng ta nói nó là việc biết, chúng ta đang vẽ ra một đường biên. Nếu chúng ta nói nó là vô hạn, điều nghĩa là nó không có giới hạn... nhưng nếu chúng ta đi tới biết rằng nó là vô hạn, nó phải trở thành hữu hạn.
Ai đó nói rằng đại dương là không thể dò được. Điều đó có thể nghĩa là gì? Hoặc người này đã từng ở giới hạn của đại dương và đã thám hiểm toàn bộ đại dương và thấy nó không thể dò được - điều này là không thể được, bởi vì nếu không có giới hạn cho chiều sâu của nó, làm sao người đó có thể đi tới kết luận rằng nó là không thể dò được? Người đó đã đạt tới giới hạn của nó chưa, người đó đã thám hiểm toàn bộ cái bao la của đại dương chưa? Và nếu người đó đã làm, thế thì nó có giới hạn. Và nếu người đó chưa từng ở chỗ xa đó thì người đó không nên gọi nó là không thể dò được; người đó chỉ nên nói rằng tới xa như người đó đã tới thì không tìm thấy giới hạn nào cả.
Đó là lí do tại sao hiền nhân này lại nói 'thuộc tính'. Thuộc tính nghĩa là: xa tới mức như tôi có thể đi tới, tôi thấy đại dương là không thể dò được. Nhưng đây chỉ là kinh nghiệm của tôi, làm sao tôi có thể nói điều này là trạng thái thực tại của đại dương được? Có thể rằng cái giới hạn này chỉ là một bước chân nữa phía trước nơi tôi kết thúc thám hiểm - điều này không phải là không có khả năng theo bất kì cách nào. Tôi không thể tìm ra một giới hạn, nhưng làm sao tôi có thể loại trừ khả năng của giới hạn chỉ ở ngay phía trước tôi? Tất cả những điều tôi biết là tri thức, nhưng làm sao tôi có thể nói rằng không có gì nhiều hơn bên ngoài tri thứccủa tôi?
Đó là lí do tại sao hiền nhân này lại gọi chúng là thuộc tính. ‘Thuộc tính’ nghĩa là cái chúng ta nhận ra rằng nó là cảm nhận của chúng ta, cái tới chừng mực hiểu biết của chúng ta thì chúng ta chấp nhận rằng nó là chân lí, nó là việc biết, nó là vô hạn và nó là phúc lạc. Chúng ta đã thấy nó là như vậy.
Hiền nhân này bao giờ cũng chú tâm rằng sẽ có sai lầm, nó phải rơi vào phần của chúng ta, phía con người. Hiền nhân này bao giờ cũng chấp nhận một cách có ý thức rằng họ có thể phạm phải sai lầm, nhưng không có lí do là sai lầm của họ lại được áp đặt lên điều thiêng liêng.
Tâm trí chúng ta làm việc theo những cách mâu thuẫn hoàn toàn. Bất kì kết luận nào chúng ta rút ra, chúng ta ngay lập tức áp đặt chúng lên người khác. Chúng ta không hiểu rằng chúng ta bao giờ cũng dùng một cách tiếp cận này. Một người trông đẹp trai và chúng ta nói, “Anh ấy đẹp trai.” Chúng ta nên tự hạn chế mình để nói, “Anh ấy đẹp trai với tôi” - chỉ thế này thôi, thế này là đủ. Còn nếu người này dường như xấu, chúng ta không nên nói, “Anh ấy trông xấu”; nói đủ là, “Anh ấy trông xấu với tôi, đây là cảm giác của tôi." Với ai đó khác người đó có thể lại đẹp trai. Và nếu một người với tôi dường như là một thánh nhân, tôi nên tự hạn chế mình để nói rằng “Anh ấy cứ như là thánh với tôi.” Người đó có thể không là thánh với tất cả mọi người khác - và đâu là cách thức để bất kì ai cũng biết được người đó thực sự là gì?
Điều bạn biết từ dáng vẻ bên ngoài là cảm nhận của bạn - cái thích của bạn, cái không thích của bạn. Bạn hiện diện trong chúng. Nhưng bạn ngay lập tức loại trừ mình ra và áp đặt kết luận của mình cho người khác. Thế thì khó khăn phát sinh.
Hiền nhân này nói, đây là những thuộc tính. Phúc lạc nữa, ông ấy nói, là một thuộc tính, bởi vì bạn đã trong thất vọng trong biết bao nhiêu kiếp đến mức kinh nghiệm này có thể đã được cảm thấy giống phúc lạc đối với bạn. Nó cũng giống như một người đang đói trong nhiều ngày và thế rồi có được mẩu bánh mì khô. Người đó nói, “A! Thức ăn hôm nay ngon thế và đã đời thế, hệt như đang được thưởng thức điều tối thượng; không có gì ngon hơn.” Người đó đang nói điều đó cho bản thân mình. Người đó đơn giản nói rằng người đó đã đói thời gian dài rồi và trong thực tế hương vị của thức ăn là do phần lớn bởi cái đói của người đó, phần nhỏ mới do thức ăn. Đó là lí do tại sao ai đó, người biết, sẽ nói , “Tôi rất đói và đó là lí do tại sao thức ăn lại ngon thế.” Thuộc tính nghĩa là nó là một cảm nhận.
Một khoảnh khắc tới khi chúng ta hoàn toàn được trống rỗng: cái tôi hoàn toàn bị xoá bỏ, cái người bị xoá bỏ và mọi kinh nghiệm của chúng ta đều bị xoá bỏ. Thế thì chúng ta sẽ nói gì? Chúng ta có gọi nó là cái vô hạn không? Chúng ta gọi nó là vô hạn bởi vì bất kì cái gì chúng ta đã biết trước đây đều hữu hạn; so sánh với kinh nghiệm trước đây của chúng ta thì cái đó là vô hạn. Điều chúng ta đã biết trước đây là buồn rầu, cho nên trong so sánh với điều này là phúc lạc. Điều chúng ta đã biết trước đây chỉ là dốt nát và so sánh với điều này thì nó là việc biết. Điều chúng ta đã biết trước đây là phi chân lí, trong so sánh với điều này thì nó là chân lí. Nhưng khi chúng ta hoàn toàn biến mất, thế thì làm sao chúng ta có thể định nghĩa cái đó được?
Bất kì khi nào Phật được hỏi về định nghĩa cái đó, ông ấy vẫn còn im lặng, hay ông ấy sẽ nói, “Hỏi về điều gì đó khác.” Khi Phật vào một thị trấn ông ấy sẽ thông báo cho mọi người rằng không nên hỏi ông ấy mười một câu hỏi, và một trong chúng là định nghĩa về brahman. Nhiều người hỏi Phật, “Thầy không có khả năng nói cho chúng tôi bởi vì thầy không biết chứ gì?”
Tất nhiên, bạn sẽ bắt đầu nghĩ theo góc độ riêng của mình; nếu Phật không nói cho bạn thì bản thân ông ấy phải không biết rồi. Cho nên nhiều người ra đi khi kết luận rằng Phật đã không biết và chưa kinh nghiệm điều đó, do đó mới có im lặng của ông ấy.
Điều họ nên nói là: “Như chúng tôi hiểu điều đó, những người nói là những người biết còn những người không nói thì không biết nó. Đó là lí do tại sao chúng tôi nghĩ rằng vì Phật im lặng nên bản thân ông ấy có thể không biết nó.” Nhưng không, thay vì thế họ lại đưa ra kết luận: “Phật không biết nó, đó là lí do tại sao ông ấy lại im lặng. Làm sao ông ấy có thể nói cho chúng ta khi bản thân ông ấy còn không biết?” Nhiều người khác rút ra kết luận: “Kinh nghiệm này là sâu sắc tới mức chúng ta sẽ không hiểu, do đó ông ấy không nói. Ông ấy sẽ nói khi chúng ta xứng đáng.” Nhiều người nghĩ, “Những kinh nghiệm này không tồn tại và Phật không muốn làm tổn thương chúng ta, do đó ông ấy không phủ nhận chúng mà giữ im lặng.”
Nhưng hiếm khi ai đó kết luận rằng Phật vẫn còn im lặng bởi vì ông ấy đã siêu việt lên trên cả hai cái tôi và cái người và đã đạt tới điểm từ đó người mà thấy các thuộc tính đã biến mất; từ điểm đó trở đi không cái gì có thể được nói về brahman.
Cho nên hiền nhân này nói cái đó, cái là những thuộc tính này....
Thuộc tính nghĩa là cái gì đó chúng ta cảm nhận.
... cái không đổi qua trung gian của thời gian,
không gian và vật chất...
Có hai cách cho thay đổi xảy ra trong thế giới này: thay đổi này xảy ra trong không gian, thay đổi kia xảy ra trong thời gian. Mọi thay đổi đều xảy ra trong không gian và thời gian. Bạn đã tới đây từ thành phố của mình - cho nên hai loại thay đổi xảy ra; bạn rời khỏi thành phố của mình, bạn đã đổi không gian; và thế rồi phải mất thời gian để tới đây, vậy bạn đã thay đổi theo thời gian. Bạn lên đường vào buổi sáng, bạn tới đây vào buổi tối, bạn đã đi từ chỗ A và tới chỗ B. Hai loại thay đổi xảy ra, thay đổi trong thời gian và thay đổi trong không gian.
Thời gian và không gian là cơ sở cho thay đổi, nhưng thời gian và không gian không tạo ra thay đổi nào cho thực tại tối thượng. Cái gì có thể là lí do cho điều này? Lí do duy nhất là ở chỗ chúng ta sống trong thời gian và không gian, trong khi thời gian và không gian bản thân chúng lại sống trong thực tại tối thượng; cái đókhông có khả năng rời khỏi chỗ này và đi tới chỗ khác bởi vì mọi không gian đều bên trong cái đó, và cái đó không có khả năng đi vào trong năm sau từ năm nay bởi vì mọi thời gian đều được hàm chứa bên trong cái đó.
Đây là lí do tại sao chúng ta nói điều thiêng liêng ở bên ngoài thời gian và không gian, bởi vì cho dù thời gian và không gian có tồn tại, 'ở đâu' đó vẫn cần - điều bao giờ cũng tồn tại bên trong điều thiêng liêng. Chúng ta đã định nghĩa Thượng đế là sự hiện hữu, sự tồn tại hay cái đang đó, cho nên nếu thời gian cũng tồn tại thì nó chỉ có thể ở bên trong Thượng đế. Bất kì cái gì tồn tại thì cũng chỉ có thể tồn tại bên trong điều thiêng liêng. Đây là lí do tại sao thời gian và không gian không tạo ra thay đổi gì trong điều thiêng liêng.
Với chúng ta có ba phân chia về thời gian: hiện tại, quá khứ và tương lai. Với điều thiêng liêng, thời gian bao giờ cũng hiện tại. Với chúng ta, đây và kia tồn tại, nhưng với điều thiêng liêng thì mọi thứ đều ở đây và bây giờ. Với chúng ta, hôm qua và ngày mai có một lỗ hổng thời gian, nhưng với điều thiêng liêng mọi thứ đều ở đây và bây giờ; với điều thiêng liêng nó là như vậy vĩnh hằng. Cho nên trong ngôn ngữ của sự tồn tại không có từ khác ngoại trừ ở đây và bây giờ khi có liên quan tới thời gian và không gian.
Điều chúng ta ngụ ý bởi ‘Thượng đế’ là sự tồn tại. Sự tồn tại được gọi là cái đó. Nó chứa cả cái tôi và cái người. Cái tôi và cái người được sinh ra trong nó và cũng biến mất trong nó. Cái mà không thay đổi được gọi là cái đó. Hai điều này, người và cái đó, cũng là các thuộc tính.
Hiền nhân này ở đây đang bước xuống từng bước một. Trước hết ông ấy nói tôi là một thuộc tính và người đại diện cho điều thiêng liêng, còn bây giờ ông ấy nói người cũng là một thuộc tính, và cuối cùng cái đó cũng là như vậy.
Cái tách biệt khỏi người và cái đó,
là tinh tế như bầu trời, bản chất duy nhất của nó chỉ là hiện hữu;
Chỉ tồn tại là bản tính của nó - đây là param brahman, vượt ra ngoài thực tại tối thượng. Đây thực tế là thực tại tối thượng - cái một mình này hiện hữu! Một bước nhảy đã được thực hiện từ cái tôi tới cái người, thế rồi từ cái người lên cái đó; bây giờ nó phải được thực hiện từ cái đó lên sự tồn tại tối thượng - nơi không còn cả không gian cho cái đó. Bởi vì chúng ta nói cái đó, lỗ hổng vẫn tồn tại - người nói đang hiện diện, ngón tay chỉ tới cái đó vẫn còn hiện diện. Chúng ta vẫn còn tách bạch ở đâu đó - có thể không trong hình dạng của cái tôi, nhưng chúng ta vẫn còn hiện diện. Chúng ta có thể đã biết rằng cái tôi không tồn tại và rằng cái người không tồn tại, nhưng người nói điều này vẫn hiện diện.
Ngay cả lỗ hổng này, ngay cả cái lỗ hổng nhỏ bé này, cũng là không chấp nhận được với các nhà huyền môn, ngay cả cái khoảng cách này cũng không thể được dung thứ. Khoảng cách này là không thể chấp nhận được. Một cú nhảy nữa - và cú nhảy này là tới nơi thậm chí không có cả cái đó.
Phật gọi nó là hư không, bởi vì không cái gì còn lại - không tôi, không người, không cái đó. Upanishads gọi nó là sự tồn tại. Phật gọi nó là hư không, bởi vì không cái gì còn lại từ bất kì cái gì chúng ta đã biết; Upanishads gọi nó là sự tồn tại, bởi vì bất kì cái gì chúng ta đã biết đều không có đó ngay chỗ đầu tiên. Chỉ cái là chân lí mới còn lại. Cái không là chân lí đã biến mất. Mọi mơ đã tan biến và chỉ cái đang đó còn lại. Bây giờ không cái gì còn lại mà có thể bị loại ra khỏi nó. Đây là lí do tại sao nó đã được gọi là param brahman, cái mà thậm chí còn vượt ra ngoàibrahman.
Mãi cho tới giờ tất cả các định nghĩa của chúng ta đều đã gắn liền với brahman, chúng là các định nghĩa về brahman. Bây giờ hiền nhân này gọi nó là cái thậm chí còn vượt ra ngoài brahman, vượt ra ngoài thực tại tối thượng. Ông ấy nói, bây giờ vứt cả brahman này, và vượt ra ngoài ngay cả brahman này mà chúng ta đã nghiên cứu sâu sắc thế; bây giờ chúng ta sẽ nói về cái ở bên ngoài ngay cả tất cả những điều này. Điều đó chỉ nghĩa là bây giờ tất cả mọi lời và nguyên tắc đã biến mất, bây giờ giờ thậm chí người tìm kiếm và cái được tìm đều đã  tan biến - bây giờ cái gì còn lại?
Hiền nhân này nói: "Chỉ cái bây giờ còn lại, mới tồn tại". Gọi nó là shunya, hư không, hay gọi nó là poorna, tràn đầy... hay còn im lặng về nó, hay nói về nó cả đời. Nó là cái chúng ta đang tìm kiếm. Không thể có bất kì nghỉ ngơi nào nếu không phát hiện ra nó bởi vì chừng nào chúng ta còn chưa đạt tới nó, chúng ta sẽ cứ tiếp tục chết; cái chết sẽ xảy đi xảy lại, đau khổ sẽ tiếp tục. Chừng nào chúng ta còn chưa nhận ra không gian nơi bất kì cái gì hữu diệt đều hữu diệt, cái chết sẽ là điều không thể tránh được. Sau khi đạt tới chỗ bên kia, bên kia thực tại tối thượng, thế thì... kinh nghiệm về cái bất tử.
Sống và chết không xảy ra cho cái đang hiện hữu, chúng xảy ra cho cái chúng ta đã tạo ra. Bản ngã là việc tạo ra của chúng ta, của việc chế tạo ra của chúng ta; nó lấy việc sinh ra và nó chết đi. Tâm thức không phải là việc tạo ra của chúng ta; nó tồn tại trước khi chúng ta sinh ra và sẽ tồn tại sau khi chúng ta chết đi. Nó không bao giờ chết, nó không bao giờ lấy việc sinh ra.
Bokuju là một sư. Là một tu sĩ trong chùa, ông ấy cúng dường hoa cho tượng Phật vào buổi sáng. Vài người đã tới nghe ông ấy. Trong bài thuyết giảng của mình ông ấy nói, “Hôm nay tôi muốn nói cho các ông rằng người được gọi là Phật này chưa bao giờ tồn tại cả. Ông ta chưa bao giờ tồn tại, tất cả đều là trò dối trá lớn.”
Mọi người nhảy lùi lại. Họ nghĩ rằng Bokuju đã phát điên, ông ấy nói như kẻ điên. Ông ấy không phải là sư của Phật, và trước đây họ đã thấy ông ấy trong chùa cúng dường hoa cho Phật, tôn thờ tượng Phật. Họ hỏi Bokuju, “Ông có điên không hay là ông đùa đấy? Ông vừa mới tôn thờ ông ấy xong.”
Ông ta đáp, “Tôi đã tôn thờ ông ấy, và trong tối nay nữa tôi sẽ tôn thờ ông ấy, nhưng tôi nói cho các ông người này chưa bao giờ tồn tại cả. Tôi đã không hiểu người này mãi cho tới nay, đó là lí do tại sao tôi đã nghĩ rằng ông ấy đã được sinh ra và rằng ông ấy đã chết; nhưng bây giờ thì tôi biết. Tôi vẫn nghĩ tôi điên, nhưng các ông còn chưa nghe nói về một điều nữa. Tôi có thể nói cho các ông rằng tôi nữa cũng chưa bao giờ sinh và tôi sẽ không bao giờ chết cả.”
Họ chắc chắn rằng ông ấy đã điên rồi. Phật thì riêng ra - ông ấy có thể có hay có thể không hiện hữu; vấn đề đó đã cũ hai mươi nhăm thế kỉ rồi và có thể hoài nghi được, ông ấy có thể đã không tồn tại - nhưng Bokuju lại đã nói, “Tôi có thể nói cho các ông một điều nữa, rằng tôi chưa bao giờ sinh và tôi sẽ không bao giờ chết.”
Vài người dứng dậy để đi và xin phép ra đi. Bây giờ bài nói của ông ấy đã vượt ra ngoài giới hạn.
Bokuju nói, “Trước khi các ông đi, nghe điều thứ ba nữa: Tôi bảo các ông rằng các ông chưa bao giờ sinh và các ông sẽ cũng không bao giờ chết.”
Nếu tất cả mọi người khác đều phải thì Bokuju là điên, còn nếu Bokuju là phải thì tất cả những người khác là điên. Không có cách nào khác. Nhưng tất cả những người trí huệ trên trái đất đều nói rằng Bokuju là phải.
Với cái là điều tinh tuý thuần khiết, sự tồn tại thuần khiết, sự hiện hữu thuần khiết, sống và chết không gì nhiều hơn làn gió thoảng. Nhưng sống và chết trở thành quan trọng với bạn tới mức bạn không biết chúng. Cái mà bạn biết là bản ngã, là việc tạo ra của bạn và nó run rẩy ngay cả trong làn gió nhẹ nhất; chỉ một làn gió nhẹ và ngọn lửa của bản ngã bắt đầu lay lắt: “Bây giờ mình qua đời, bây giờ mình qua đời!”
Luật của cuộc sống là rất kì lạ. Nếu có ngọn lửa của chiếc đèn tí hon, thế thì ngay cả một làn gió nhẹ cũng thổi tắt nó. Nhưng nếu nó là đám cháy lớn, ngay cả một cơn bão cũng chỉ làm cho nó mạnh thêm.
Cho nên nếu nó là bản ngã đang đối diện với làn gió, cái chết dường như xảy ra; nếu nó là sự hiện hữu thuần khiết đối diện, thoáng nhìn về cuộc sống được hiển lộ. Một làn gió nhỏ chạm vào bản ngã... và cái chết, chỉ cái chết xuất hiện. Nhưng ngay cả bão có đánh vào linh hồn, bản thể, mật ngọt của cuộc sống lại mưa rào xuống.
Cơn gió nhỏ thổi tắt ngọn đèn nhưng làm cho đám cháy ngày một lớn hơn. Bản ngã là rất nhỏ, nó là bịa đặt của chúng ta - nhưng chúng ta bao la bởi vì chúng ta không phải là việc tạo ra của riêng mình, chúng ta do cái vô hạn tạo ra.
Cho nên hiểu rằng bạn bao giờ cũng lớn hơn bạn tự thấy mình - bạn còn bao la hơn bản thân mình; bạn bao giờ cũng ở bên ngoài bản thân mình. Tất cả mọi cái nhỏ nhen của bạn đều là kết quả của nỗ lực riêng của bạn, của việc làm riêng của bạn; tất cả mọi thảm hại của bạn đều là kết quả của nỗ lực anh hùng riêng của bạn. Chính hành vi dũng cảm riêng của bạn là ở chỗ bạn vẫn còn là ngọn lửa nhỏ của chiếc đèn, sợ chết mọi khoảnh khắc, lo nghĩ về đau khổ, rắc rối, đau đớn và âu lo.
Lấy cú nhảy ra khỏi cái điên khùng của mình đi. Cú nhảy đó bắt đầu từ bản ngã.
Đủ cho hôm nay.
Bây giờ chúng ta làm nỗ lực nào đó cho cái nhảy này.
Xem tiếp Chương 14 - Quay về Mục lục

Ads Belove Post