Chương 15. Phủ định pháp

Chương 15. Phủ định pháp

Price:

Read more

Osho – Đức Phật và Phật Pháp
Phần 3. Phật pháp
Chương 15. Phủ định pháp

Phương pháp của Đức Phật là phương pháp phủ định. Cách tiếp cận tiêu cực này cần phải được hiểu rõ. Quan điểm của Đức Phật thật là độc đáo. Các tôn giáo khác đều là những tôn giáo tích cực vì đều có một chủ đích tích cực - gọi là Thượng Đế, giải thoát, cứu độ, chứng ngộ - nghĩa là có một cứu cánh phải đạt đến. Các tôn giáo ấy đòi hỏi người tìm kiếm phải cố gắng một cách triệt để. Trừ khi cố gắng hết sức, bạn sẽ không đạt đến đích được. Cách tiếp cận của Đức Phật khác hẳn, ngược lại hẳn. Ngài nói rằng bạn đã là cái bạn muốn trở thành, cứu cánh đã có sẵn bên trong bạn; nó là tánh tự nhiên của bạn. Bạn chẳng cần phải đạt tới đó. Nó không thuộc về tương lai, không nằm chỗ nào khác. Nó chính là bạn, ngay tại khoảnh khắc này. Nhưng có vài trở ngại cần phải loại bỏ. Bạn không cần phải trở thành thần linh. Thần linh là thiên tính của bạn, nhưng bạn phải loại bỏ một vài chướng ngại. Một khi chúng đã được loại bỏ, bạn là cái bạn luôn luôn muốn tìm. Thậm chí nếu bạn không biết bạn là ai, bạn vẫn là cái đó. Bạn không thể là gì khác được. Chướng ngại phải được loại bỏ, thủ tiêu. Bạn không cần thêm gì khác cả. Tôn giáo tích cực cố cho bạn thêm những cái khác: đức hạnh, công chính, thiền quán, cầu nguyện. Tôn giáo tích cực nói bạn thiếu cái gì đó, và bạn phải tìm cái bạn đang thiếu. Bạn phải tích lũy cái gì đó. Cách tiếp cận tiêu cực của Đức Phật nói bạn không thiếu gì cả. Thật ra, bạn có quá nhiều những cái bạn không cần. Bạn phải loại bỏ một vài thứ. Chẳng hạn khi bạn leo lên Hi Mã Lạp Sơn. Càng lên cao bạn thấy những đồ bạn mang theo càng lúc càng nặng. Càng lên cao hành lý càng nặng. Bạn phải bỏ lại một vài món. Nếu muốn lên đến đỉnh, bạn phải bỏ tất cả. Một khi đã bỏ tất cả, một khi không chiếm hữu bất kỳ cái gì, bạn trở thành số không, trống rỗng, vô danh, bạn đã lên đến đỉnh. Bạn phải bỏ vài thứ, không phải thêm vào. Phải loại bỏ chứ không thêm vào.
Có người hỏi Đức Phật sau khi thành đạo, "Ông đã đạt được gì?" Ngài cười to và nói, "Ta chẳng đạt được gì cả, bởi vì những gì đã đạt được luôn luôn ở với ta. Ngược lại, ta đã mất đi nhiều thứ. Ta đã mất cái tôi, ý tưởng, tâm trí. Ta đã mất những cái mà ta nghĩ là chúng thuộc về ta. Ta từng nghĩ ta là thể xác. Nay ta đã mất thể xác. Ta đã mất tất cả. Nay ta hiện hữu như một chân không thuần khiết. Đó là thành tích của ta."
Hãy để tôi giải thích rõ hơn, bởi vì điều này vô cùng quan trọng. Theo cách tiếp cận của Đức Phật, trong giai đoạn đầu không có mở đầu của vũ trụ, tất cả đều ngủ say, lúc mà cái tồn tại đang ngáy ngủ, cái mà đạo Ấn gọi là sushupti, một trạng thái ngủ mà không mơ. Toàn bộ cái tồn tại đang nằm trong sushupti. Không có gì chuyển động, tất cả đang nghỉ ngơi, tất cả thinh lặng đến nỗi bạn có thể nói chẳng có gì hiện hữu cả. Mỗi đêm bạn đi vào sushupti, khi bạn ngủ không mơ, bạn đi vào cái chân không nguyên thủy. Mà nếu đêm nào không vào được chân không nguyên thủy ấy, bạn sẽ không cảm thấy khoan khoái, sống động. Nếu cả đêm mơ màng, trằn trọc, bạn sẽ cảm thấy mệt hơn trước khi đi ngủ. Bạn sẽ cảm thấy uể oải, khó chịu. Nếu vào được sushupti, nếu ngủ mà không mơ, bạn đi vào lúc ban đầu không có mở đầu ấy. Ở đó bạn có thêm năng lượng. Ở đó bạn nghỉ ngơi, có thêm sinh lực; bạn trở nên tươi tắn, tràn đầy sức sống, và hăng hái hơn. Đức Phật gọi nó là ban đầu không có mở đầu. Nó tương tự sushupti, hoàn toàn vô thức; ở đó chẳng có dấu vết của ý thức. Nó tương tự đại định, nhưng với một khác biệt. Người đã đại định hoàn toàn tỉnh thức. Khi ngủ không mơ, một tí dấu vết của ý thức cũng không có, hoàn toàn tối tăm. Đó cũng là trạng thái cực kỳ phúc lạc, nhưng vô thức. Sáng hôm sau tỉnh dậy bạn nói, "Đêm qua thật là tuyệt diệu. Tôi ngủ thật say. Chưa bao giờ tôi ngủ ngon như thế." Nhưng đó là hôm sau. Khi ngủ say như thế bạn chẳng biết gì cả; bạn hoàn toàn vô ý thức. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, bạn hồi tưởng lại và nhận ra là bạn đã ngủ ngon. Khi một người tỉnh dậy trong đại định, người ấy cũng nhận ra rằng, "Mọi kiếp trước của tôi đều tuyệt diệu; tôi đã sống trong thế giới thần tiên, đầy mộng đẹp; tôi chưa hề đau khổ." Khi giác ngộ bạn sẽ nhớ lại, nhưng hiện giờ bạn không nhận ra vì bạn còn say ngủ. Trạng thái ban sơ chỉ có phúc lạc, nhưng không có ai để nhận ra. Cây cối đang trong trạng thái ban sơ ấy; đồi núi, sông biển, mây nước, đất đá vẫn còn trong trạng thái ban sơ đó. Đó là trạng thái vô thức. Đức Phật gọi trạng thái vô ý thức ấy là chân không, trống không thuần khiết, bởi vì chẳng có phân biệt, chẳng phân ranh giới. Nó rất mơ hồ, chẳng có hình, không có tên. Nó tối như đêm đen vậy. Sau đó là sự nổ lớn. Khoa học cũng nói về sự nổ lớn này; họ đặt tên là Nổ Lớn (Big Bang). Tất cả nổ tung. Chân không biến mất, và vạn vật nảy sinh. Đó chỉ là một giả thuyết, ngay cả với khoa học, bởi vì không ai có thể trở lại được. Đối với khoa học,đó chỉ là một giả thuyết, một giả thuyết có thể tin được. Cho đến nay rất nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng Thuyết Nổ Lớn được phần đông chấp nhận. Thuyết ấy nói rằng từ chân không, vạn vật xuất hiện, như thể một hạt giống sinh ra cây. Và từ cây đó hàng triệu hạt lại xuất hiện, và cứ thế mà sinh sản. Một hạt giống duy nhất có thể phủ cả tráiđất. Nổ lớn cũng tương tự như thế. Bạn có thấy như thế không? Thật là huyền bí! Một hạt giống nhỏ xíu mà có thể che phủ cả mặt đất. Không phải chỉ mặt đất này thôi, mà tất cả trái đất trong vũ trụ này. Chỉ một hạt thôi! Mà nếu đem hạt ấy cắt ra, bạn sẽ thấy gì trong đó? Trống không, hoàn toàn trống rỗng. Vạn hữu từ chân không ấy mà có. Đối với khoa học, đó là một giả thuyết. Đối với Đức Phật, đó không phải là một giả thuyết, bởi vì Ngài đã kinh nghiệm được. Ngài biết được điều đó vì nó đã xảy ra bên trong của Ngài. Tôi phải giải thích điều này cho bạn. Tôi đã nói rằng không ai có thể trở lại được. Thế thì biết được lúc ban đầu không có mở đầu ấy bằng cách nào? Không đi lùi, nhưng có thể đi tới. Và vì tất cả đều chuyển động theo vòng tròn, thời gian cũng có chuyển động tròn. Tây phương quan niệm rằng thời gian có chuyển động thẳng; nó tiếp diễn không ngừng theo đường thẳng. Nhưng đông phương tin rằng thời gian có chuyển động tròn, và khái niệm về thời gian của đông phương sát thực hơn, bởi vì mọi chuyển động đều theo vòng tròn. Trái đất xoay tròn. Trăng sao cũng xoay tròn. Xuân rồi lại xuân. Đời sống cũng có chu kỳ: sinh ra, ấu thơ, trưởng thành, già, chết - rồi lại sinh ra. Sinh và tử là một. Rồi lại tiếp tục ấu thơ, trưởng thành, già.. Bánh xe quay mãi không ngừng. Năm qua rồi năm lại tới. Xuân đi rồi xuân lại đến. Tất cả đều theo vòng tròn. Thế thì sao thời gian lại là ngoại lệ? Thời gian cũng có chuyển động tròn. Bạn không thể đi lùi, nhưng bạn có thể đi tới, hướng về phía trước, vì thời gian có chuyển động tròn. Đến một lúc bạn sẽ gặp lúc ban đầu không có mở đầu; thời điểm ấy cũng có thể gọi là đoạn kết không có kết thúc.
Đức Phật đã biết điều đó, đã kinh nghiệm điều đó. Khoa học gọi là Thuyết Nổ Lớn. Tôi gọi là vũ trụ mê li. Tôi nghĩ gọi như thế thích hợp hơn. "Nổ Lớn" có vẻ xấu xa, quá kỹ thuật, phi nhân. Vũ trụ mê li nghĩa là vũ trụ nổ tung trong sự ngây ngất, mê li. Muôn hình, vạn trạng từ đó mà có. Và đó là một kinh nghiệm vô cùng sung sướng. Vậy hãy gọi là vũ trụ mê li. Trong sự ngây ngất, mê li ấy, ba hiện tượng xảy ra.Đầu tiên là vũ trụ; đông phương gọi là sat. Từ vũ trụ dẫn đến sự sống, gọi là ananda; từ sự sống mà có tâm trí, gọi là chit. Sat là chân lý; ananda là vui mừng ấy, là phúc lạc - khi cây nở hoa, nó vui mừng trong chân lý của nó. Chit là tâm trí - khi bạn ý thức được phúc lạc của bạn, sự vui mừng của bạn. Đó là ba trạng thái: satchitananda. Nhân loại đã có tâm trí .Đất, đá vẫn còn trong giai đoạn thứ nhất, vũ trụ - chúng hiện hữu, nhưng không nở hoa, không vui mừng. Chúng khép kín, tự co lại. Ngày nào đó chúng sẽ chuyển mình, ngày nào đó chúng sẽ khoe sắc, nhưng hiện tại chúng vẫn còn say ngủ, còn thẹn thùng. Cây cối và súc vật đã vui sướng - rất vui sướng, rất đẹp mắt, rất sặc sỡ. Chim hót líu lo. Cây cối nở hoa.Đây là giai đoạn hai, đời sống. Giai đoạn ba, chỉ con người mới có - trạng thái cả tâm trí, của chit - ý thức. Đức Phật nói ba giai đoạn này chẳng khác gì cơn mộng. Giai đoạn đầu - mở đầu không có mở đầu, trạng thái ban sơ, tựa như giấc ngủ - sushupti. Ba hiện tượng này như thể một vở kịch đang diễn ra. Nếu bạn vượt qua được tâm trí, nếu bạn vào được đại định, nghĩa làđ i vào vô niệm, một sự nổ lớn nữa lại xảy ra. Nhưng lần này không nổ ra ngoài mà nổ vào trong. Nổ ra ngoài là từ chân không sinh ra vạn hữu, nhất bản tán vạn thù. Nổ vào trong xảy ra khi danh và tướng tất cả biến mất; chân không lại sinh ra từ đó; vạn thù quy nhất bản. Một vòng tròn đã hoàn tất. Khoa học nói về nổ ra ngoài, nhưng không nói về nổ vào trong; như thế là vô lý. Bởi vì nếu có thể nổ ra ngoài thì cũng có thể nổ vào trong. Một hạt giống rơi xuống đất. Nó nổ ra ngoài, nghĩa là nó trở thành cây, rồi từ cây lại sinh ra hột. Hột ấy là gì vậy? Khi hột nổ ra ngoài, nó biến thành cây. Khi cây nổ vào trong, nó trở thành hột. Hột ấy chứa cây bên trong; nó tung cánh và trở thành cây. Khi cây khép cánh lại, nó trở thành hột. Nếu nổ ra ngoài là một hiện tượng được khoa học chấp nhận, khái niệm nổ vào trong của Phật Giáo cũng là một chân lý. Nổ ra ngoài không thể thiếu nổ vào trong. Chúng sánh đôi nhau. Nổ vào trong nghĩa là tâm trí biến vào sự sống, sự sống biến vào vũ trụ, và cuối cùng vũ trụ biến vào chân không mà hoàn thành vòng tròn. Chân không trở thành vũ trụ, vũ trụ trở thành sự sống, sự sống trở thành tâm trí, tâm trí trở thành sự sống, sự sống trở thành vũ trụ, vũ trụ lại trở thành chân không. Đó là một vòng tròn. Sau khi nổ vào trong xảy ra, tất cả trở thành chân không. Nhưng có một khác biệt. Chân không lúc đầu là vô thức. Chân không thứ hai là tâm thức. Lần đầu như thể đêm tối. Lần sau như thể ban ngày. Lần đầu gọi là sushupti. Lần sau gọi là jagriti - tỉnh thức, hoàn toàn tỉnh thức. Đó là một vòng tròn. Lần đầu khoa học gọi là Thuyết Nổ Lớn (Big Bang), bởi vì nổ ra ngoài rất lớn, rấtồn ào.Đó là tiếng nổ lớn. Khoảnh khắc trước đó là im lặng, chẳng có tiếng động, và sau phút đầu đó, khi cái tồn tại xuất hiện, rất nhiều tiếng động, rất nhiều âm thanhđược tạo ra. Chuyện gì xảy ra khi vũ trụ nổ vào trong? Sẽ có âm thanh phi âm thanh (soundless sound). Lúc ấy tất cả ngưng bặt; tất cả hoàn toàn thinh lặng. Hiện tượng ấy các thiền sư gọi là tiếng vỗ của một bàn tay. Đó là cái mà người Ấn gọi là anahatnada, omkar - âm thanh phi âm thanh.4

OM
Sự im lặng đầu tiên người Ấn gọi là nadavisphot - tiếng nổ lớn. Và sự im lặng thứ hai xảy ra khi âm thanh trở thành im lặng. Một vở kịch đã hoàn tất. Khoa học đang cố bám lấy nửa vở kịch; một nửa vẫn còn thiếu. Và người đã quan sát cả vở kịch trở thành quan sát viên. Vở kịch ấy bắt đầu từ sushupti (ngủ không mơ) đến swapna (mơ), từ swapna đến jagriti (tỉnh thức). Người đã quan sát cả vở kịch đạt đến trạng thái thứ tư gọi là turiya. Khi đạt được trạng thái đó, bạn trở thành một vị Phật. Một khi biết được điều đó, bạn đã giác ngộ. Nhưng điều quan trọng cần phải hiểu là dù ở trạng thái nào, ngủ, mơ hay thức, bạn vẫn là cái đó. Có lúc bạn biết, có lúc không. Đó là sự khác biệt duy nhất, nhưng bản tính của bạn không hề thay đổi. Đại thi hào T. S. Eliot có những câu bất hủ:
Chúng ta sẽ không ngừng tìm kiếm
Mà khi cuộc tìm đã hoàn tất
Chúng ta sẽ về lại khởi điểm
Và thấy nơi đó lần đầu tiên.
Đó là ý củaĐức Phật khi Ngài dạy về sự từ bỏ thế gian, đó là con đường tiêu cực của Ngài. Bạn đã trở lại khởi điểm. Bạn phải biết cái bạn đã là. Bạn phải đạt được cái bạn đã đạt được rồi. Bạn phải đạt được cái bạn không thể mất, cái mà bạn không thể rời xa được, cái mà cùng lắm thì bạn không biết gì về nó cả. Tôn giáo nghĩa là nhận ra bản tính của bạn, không phải tìm kiếm cái gì mới;đó là một cố gắng để biết cái luôn luôn ở với bạn, cái vĩnh hằng. Từ mở đầu không có mở đầu đến đoạn kết không có kết thúc. Vì là con đường tiêu cực nên có nhiều khó khăn. Khó mà hiểu được Phật Giáo, bởi vì thông thường tâm trí muốn bám lấy những cái tích cực, muốn có đích để đạt tới; mà Đức Phật lại nói chẳng có gì có thể đạt được cả, mà ngược lại bạn có tất cả để mất. Nội cái ý tưởng phải mất gì đó cũng hết hấp dẫn rồi, bởi vì lý tưởng của xã hội là có càng nhiều càng tốt. Mà Đức Phật nói đó là một ham muốn. Càng có nhiều càng ít sống động, bởi vì càng có nhiều, bạn càng ít nhận ra mình hơn - bạn bị thất lạc giữa những cái bạn chiếm hữu. Bầu trời tâm linh của bạn bị chúng che phủ. Người giầu trở thành nghèo vì ông ta không còn chỗ nào trống nữa, nghèo vì ông ta không biết được sự thanh thản của tâm hồn. Khoảng trống tinh thần cho bạn một thoáng nhìn về cái ban sơ và cái tối thượng, vốn là một nhưng khác tên. Khó mà hiểu được Phật Giáo. Chỉ một số nhỏ cực kỳ thông minh mới thấy Phật Giáo hấp dẫn. Phật Giáo không thể trở thành tôn giáo của đám đông. Mà khi trở thành tôn giáo của đám đông, phần lớn tinh hoa của Phật Giáo đã bị mất rồi vì nó phải thoả hiệp với đám đông. Phật Giáo biến mất khỏi Ấn Độ vì các nhà sư Ấn Độ thời ấy muốn bảo tồn sự thuần khiết tuyệt đối của Phật Giáo. Nhiều người nghĩ rằng Phật Giáo biến mất khỏi Ấn Độ vì bị các triết gia Bà La Môn đánh bại. Điều này sai hoàn toàn. Phật Giáo không thể bị đánh bại. Chưa một ai bắt bẻ được Phật Giáo. Nó không thể bị đánh bại, bởi vì nó không xây trên lôgic.
Nếu cái gì đó được xây bằng lôgic, bạn có thể dùng lôgic mà bẻ gẫy nó. Nếu cái gì đó được chứng minh bằng lôgic, nó có thể bị đánh bại. Phật Giáo chẳng cần đến lôgic. Nó được xây trên kinh nghiệm hiện thực. Vì nó không dựa vào bất cứ hệ thống siêu hình nào, làm sao bạn bắt bẻ được nó? Nó không đề xướng một học thuyết nào mà chỉ diễn tả những kinh nghiệm tâm linh thâm sâu nhất. Vì không có triết học nên các triết gia không thể bắt bẻ nó được. Nhưng Phật Giáo đã biến khỏi ẤnĐộ là có thật. Lý do chính là vì các nhà sư Phật Giáo muốn bảo tồn sự thuần khiết của nó. Sự thuần khiết đó trở thành một khoảng cách không thể nối liền được. Đám đông không thể hiểu được nó - chỉ một số nhỏ, những người cực kỳ thông minh, giai cấp thượng lưu, qúy phái mới hiểu được. Nếu hiểu được nó, thì chính sự hiểu biết ấy là sức mạnh chuyển hoá. Nhưng nó vượt tầm với của đám đông. Cho nên nó không lôi cuốn được đám đông. Nhưng Phật Giáo lại thành công ở Trung Quốc, Nhật, Tích Lan, Miến Điện, Thái lan, Việt Nam... Lý do là Phật Giáo đã phải thỏa hiệp sau kinh nghiệm đắt giá ở Ấn Độ. Các nhà sư Phật Giáo đã dùng ngôn ngữ tích cực. Họ nói về giác ngộ, về phúc lạc, về tây phương cực lạc. Từ cửa sau họ đã mang vào tất cả những gì Đức Phật đã chối bỏ. Điều này thoả mãn được đám đông. Phật Giáo đã hàng phục toàn thể Á Châu, ngoại trừ ẤnĐộ. Tại Ấn, Phật Giáo đã tung ra thông điệp thuần khiết nhất và không hề nhượng bộ. Điều này không thể thực hiện được. Tại Trung Quốc, Phật Giáo đã trở thành tôn giáo của đám đông, nhưng hào quang của nó đã bị lu mờ rồi.

Một chuyện vui:
Một qủy con được gửi đến dương thế để quan sát những biến chuyển đang xảy ra. Nó tức tốc trở về báo cáo cho quỷ sứ. Quỷ con nói, "Tâu Đại Vương! Loạn lớn rồi. Trên dương thế hiện có một người đang thuyết giảng chân lý, và đã thu hút được rất đông người theo. Mình phải có kế hoạch ngay lập tức."
Quỷ sứ mỉm cười, thong thả hút thuốc nhưng không nói gì cả. Quỷ con nói, "Có lẽ Ngài không thấy được tình hình khẩn trương. Chẳng bao lâu nữa thì không kiềm chế người ấyđược nữa."
Quỷ sứ hút một hơi dài, gạt tàn thuốc, ngả người vào ghế rồi vắt chân lên bàn và nói, "Hãy bình tĩnh. Ta sẽ để người ấy kéo dài ít lâu nữa. Sau đó ta trà trộn vào và giúp họ tổ chức." Một khi được tổ chức, tôn giáo ấy sẽ chết, bởi vì tôn giáo chỉ có thể được tổ chức nếu nó thoả hiệp với đám đông. Bạn chỉ có thể tổ chức được tôn giáo khi bạn chiều theo sở thích của đám đông. Bạn có thể tổ chức được tôn giáo chỉ khi bạn biến nó thành chính trị, nếu bạn sẵn sàng biến nó thành thế tục. Tôn giáo chỉ có thể được tổ chức nếu nó không còn là một chân giáo nữa. Nghĩa là tôn giáo không thể biến thành một tổ chức được. Một khi có tổ chức qui củ, tôn giáo không còn là tôn giáo nữa. Bản chất cơ bản của một chân giáo là không thể được tổ chức một cách chặt chẽ; nó phải có một ít hỗn loạn, thiếu trật tự, bởi vì tôn giáo thực sự là tự do tuyệt đối.

4 OM là âm thanh nghe được tại luân xa thứ tư. (VS)
5  Ý kiến của Osho khác hẳn các học giả xưa nay. Sankara thường được coi là người đã đuổi Phật Giáo ra khỏi ẤnĐộ. Một số học giả Phật Giáo lại cho rằng Sankara đã dùng khá nhiều ý tưởng của Phật Giáo để xây dựng học thuyết Avaita Vedanta của ông ta. Những học giả ngoài Ấn Độ không đồng ý với hai lập trường ấy. Một số nhấn mạnh những yếu tố thực tế nhưng đối nghịch hoàn toàn với Phật Giáo của Sankara. Một số khác lại căn cứ vào những yếu tố khác để nói rằng những khác biệt giữa Phật Giáo và Sankara chỉ là tiểu tiết. Những học giả người Nhật thì cho rằng Sankara đã hiểu lầm Phật Giáo. Thật ra, khá nhiều triết gia Ấn đã đánh phá các học thuyết Phật Giáo. Nổi tiếng nhất là Sankara và Bhaaskara.  Sáu học thuyết của Phật Giáo đã bị đả kích là: 1) ngũ uẩn, 2) duyên khởi, 3) thuyết cho rằng tất cả đều vô thường, 4), A-lại-da thức, 5) quan niệm về không gian của Phật Giáo, 6) thuyết cho rằng vạn vật khởi đầu từ cái không. Độc giả muốn tìm hiểu thêm xinđọc, Daniel H. H. Ingalls, Sankara's Arguments Againts the Buđhist, Philosophy East and West V3:4 (1954.01)

Ads Belove Post