Chương 2. Buổi sáng đầu tiên

Chương 2. Buổi sáng đầu tiên

Price:

Read more

Osho - Con đường hoàn hảo
Chương 2. Buổi sáng đầu tiên
4 tháng sáu 1964, buổi sáng


Rất vui khi gặp lại các bạn. Ở nơi xa xôi hiu quạnh này, các bạn đã cùng nhau để nhận ra Thượng đế, để tìm ra sự thật, để biết bản thể của mình. Nhưng tôi muốn hỏi các bạn một câu hỏi được không? Có phải các bạn đang tìm kiếm điều gì đó riêng biệt với mình phải không? bạn có thể tìm kiếm một người nào đó ở xa, nhưng làm cách nào bạn có thể tìm kiếm chính bản thể bạn? bản thể bạn không thể được tìm kiếm trong hoàn cảnh giống như những thứ khác được tìm kiếm, bởi vì trong trường hợp này không có sự khác biệt giữa người tìm kiếm và người được tìm kiếm. Bạn có thể tìm kiếm thế gian nhưng không thể tìm kiếm bản thể bạn. Những người ra ngoài để tìm kiếm bản thể mình thì lại đi quá xa khỏi bản thể họ. Việc hiểu thực tế này một cách toàn bộ là điều quan trọng. Chỉ khi đó việc tìm kiếm mới là điều có thể. Nếu bạn muốn những dạng vật chất trên thế gian thì bạn phải nhìn ra bên ngoài, nhưng nếu bạn muốn tìm kiếm chính bản thể bạn thì bạn phải bình tĩnh, không bối rối, và bỏ rơi mọi sự tìm kiếm. Bạn thực sự là bạn khi được nhìn thấy trong tĩnh lặng, trong trống rỗng tuyệt đối.
Nên nhớ rằng tìm kiếm cũng còn là sự hào hứng và căng thẳng, khao khát và đam mê. Nhưng linh hồn không thể được nhận ra bởi đam mê. Đây là khó khăn. Nỗi đam mê chỉ là, con người khát khao trở thành một cái gì đó hoặc đạt được một cái gì đó, trong khi linh hồn đã thực sự ở bên trong con người. Linh hồn là ta, là chính mình, là tồn tại. Đam mê là linh hồn ở những hướng đối ngược. Chúng là những khía cạnh đối nghịch nhau.
Do vậy phải hiểu rõ ràng, linh hồn có thể được nhận ra, nhưng nó không phải là đối tượng của ước mong. Không có thể có ước mong nào như là ước mong cho linh hồn. Mọi ước mong đều trần tục; không-ước mong là tâm linh. Ước mong là vì tiền bạc hoặc tín ngưỡng, vì quyền lực hoặc nhận biết Thượng đế, vì khoái lạc trần tục hay giải thoát moksha, thì cũng không có gì khác biệt. Tất cả mọi đam mê đều là ngu dốt và lệ thuộc.
Tôi không yêu cầu bạn ước mong linh hồn. Tôi chỉ yêu cầu bạn nhận thức thấu đáo bản chất của ước mong. Việc hiểu đam mê sẽ giải phóng con người khỏi đam mê, bởi vì điều đó sẽ làm lộ ra đặc tính bệnh tật của nó. Nhận thức về bệnh tật có nghĩa là tự do khỏi bệnh tật. Không có ai biết bệnh tật mà lại muốn nó. Và khi không còn ước mong, khi tâm trí không bị quấy nhiễu bởi đam mê hoặc không tìm kiếm bất kỳ điều gì, vậy thì chính thời điểm đó, chính thời điểm yên tĩnh và bình lặng đó bạn trải nghiệm bản thể đích thực của mình. Linh hồn biểu lộ chính nó khi đam mê biến đi.
Vì thế, những người bạn của tôi, tôi yêu cầu bạn đừng khát khao chạy theo linh hồn mà hãy hiểu ước mong và giải thoát chính bạn khỏi chính nó. Vậy thì bạn sẽ biết và sẽ nhận ra atman, nhận ra linh hồn.
Đạo là gì? đạo, drahma không có gì liên quan với ý nghĩ hoặc tư tưởng. Nó phải liên quan với không-tư tưởng. Tư tưởng là triết lý. Nó cho bạn những kết quả hay những kết luận, nhưng nó không mang đến cho bạn sự thỏa mãn. Dharma là sự mãn nguyện. quá trình lôgic là ô cửa cho ý nghĩ trong khi samadhi là cửa ngõ cho mãn nguyện.
Samadhi là kết quả của shunya và chaitanya, của trống rỗng và thức tỉnh. Tâm trí phải trống rỗng nhưng phải thận trọng, và trong trạng thái đó của tĩnh lặng, ô cửa tới sự thật mở ra. Sự thật được nhận ra chỉ bởi trống rỗng, và hệ quả là toàn bộ cuộc đời của con người được chuyển hóa.
Chúng ta đạt tới trạng thái samadhi thông qua thiền, nhưng những điều được xem là thiền thì lại không phải là thiền thực sự. Đó cũng là ý nghĩ. Có thể, những ý nghĩ này liên quan đến linh hồn hay Thượng đế, nhưng chúng vẫn là những ý nghĩ. Những ý nghĩ liên quan tới điều gì thì cũng không tạo ra khác biệt. Thực tế, tất cả mọi ý nghĩ đều gắn liền với người khác, với người bên ngoài. Chúng liên quan tới những gì không phải là bản thể ta mà là tới vật chất. Không thể có ý nghĩ về bản thể ta, bởi vì để ý nghĩ tồn tại thì cả hai là cần đến. Vì vậy mà ý nghĩ không thể mang bạn ra bên ngoài sự lưỡng cực. Nếu con người nhận biết sự hợp nhất này, sống trong thực tại ta và biết về nó, vậy thì thiền, chứ không phải ý nghĩ, là con đường.
Ý nghĩ và thiền là hai khía cạnh hoàn toàn đối nghịch nhau. Cái trước hướng thẳng ra ngoài; cái sau hướng vào trong. Ý nghĩ là cách để biết người khác; thiền là con đường để biết bản thể ta. Nhưng nói chung, ý nghĩ vốn được coi như là thiền. Đây là sai lầm phổ biến và rất nghiêm trọng, tôi muốn cảnh báo bạn về sai lầm cơ bản này. Thiền có nghĩa là trở nên không hành động. Thiền không phải là hành động mà là trạng thái của bản thể. Nó bình ổn bên trong bản thể của chính con người.
Trong hành động, chúng ta xuất hiện trong mối liên hệ với thế giới bên ngoài; trong không hành động chúng ta liên hệ với chính chúng ta. Khi chúng ta không làm gì, chúng ta trở nên nhận biết chúng ta, nhưng chúng ta liên tục dính líu đến những hành động khác nhau, và không biết chính chúng ta là gì. Thậm chí chúng ta không biết rằng chúng ta tồn tại. Chúng ta quá bận trí, quá lo lắng. Ít nhất thì cơ thể cũng được nghỉ ngơi, nhưng tâm trí không bao giờ nghỉ ngơi. Thức, chúng ta nghĩ; ngủ, chúng ta mơ. Bị choán về những lo lắng và những hành động mà chúng ta quên chính chúng ta. Trong cuộc họp báo về công việc của chúng ta, chúng ta đã bỏ lỡ chính mình. Điều này mới kỳ lạ làm sao! nhưng đó là thực tế. Chúng ta đã bị lạc lối không phải trong đám đông mà là trong ý nghĩ của chính chúng ta, trong những giấc mơ của chúng ta, trong những mối lo lắng và những hành động của chúng ta. Chúng ta đã trở nên bị lạc trong chính mình. Thiền là con đường để giải thoát chúng ta khỏi đám đông tự tạo này, khỏi thú vui du lịch này.
Bằng chính bản năng của nó, thiền không thể liên quan đến bất kỳ hành động nào. Nó là không- hành động. Nó là giới hạn cho tâm trí không bận rộn. Đây là điều mà tôi thuyết giảng. Có vẻ kỳ cục khi nói rằng tôi thuyết giảng không-hành động, và chúng ta tập trung ở đây để thực hành không-hành động, nhưng ngôn ngữ của con người quá nghèo nàn và hạn chế. Đề cương phác thảo ra chỉ để biểu cảm hành động, không bao giờ có thể biểu cảm linh hồn.
Làm thế nào mà những gì cấu thành bài diễn thuyết lại biểu cảm được tĩnh lặng? Từ “thiền” gợi ý một dạng của hành động nhưng không phải như vậy, nó không có nghĩa của bất kỳ dạng hành động nào. Hẳn có thể là sai khi tôi nói, tôi đang “thực hành” thiền; hẳn sẽ là đúng nếu nói, tôi đang “trong” thiền. Nó giống như là tình yêu. Tôi đang trong tình yêu, nhưng tình yêu không thể được sản xuất ra. Do vậy tôi nói, thiền là trạng thái của tâm trí. Đây là điều quan trọng hàng đầu cần phải làm rõ khi bắt đầu.
Chúng ta không tập trung ở đây để làm bất kỳ điều gì mà để trải nghiệm trạng thái đơn giản chúng ta là vậy, nơi không có hành động xảy ra, nơi không có khói gợi ý hành động và chỉ ngọn lửa bùng cháy được giữ nguyên, nơi chỉ có bản thể giữ nguyên, nơi mà thậm chí ý nghĩ “ta là” không còn giữ nguyên, nơi chỉ đơn giản “thực tại” giữ nguyên. Đây là shunya, là trống rỗng. Đây là điểm, nơi mà chúng ta không nhìn thấy thiên hạ mà nhìn thấy sự thật. Trong sự rỗng không này, trong sự trống rỗng này, bức tường ngăn bạn biết chính bạn bị lung lay, những bức màn của ý nghĩ mở ra và sự sáng suốt trở nên rõ ràng. Tại điểm này bạn không nghĩ, bạn biết. Vậy thì sẽ có tầm nhìn; vậy thì sẽ có nhận biết.
thể và khách thể. Ở đây không có việc biết và cũng không có người biết, chỉ đơn giản là nhận biết. Trong văn cảnh này không có từ nào là phù hợp. “Không-từ ngữ” là từ thích hợp duy nhất. Nếu một ai đó hỏi tôi về trạng thái.
Nhưng cái từ “tầm nhìn” và “nhận biết” là rất không thích hợp, bởi vì ở đây không có sự khác biệt giữa người biết và việc biết, không có sự khác biệt giữa chủ thể và khách thể. Ở đây không có việc biết và cũng không có người biết, chỉ đơn giản là nhận biết. Trong văn cảnh này không có từ nào là phù hợp. “Không-từ ngữ” là từ thích hợp duy nhất. Nếu một ai đó hỏi tôi về trạng thái này thì tôi vẫn chỉ giữ im lặng - hoặc bạn có thể nói tôi truyền đạt câu trả lời bằng sự im lặng của mình.
Thiền là không-hành động. Hành động là một cái gì đó chúng ta có thể, hoặc không thể thực hiện cho phù hợp với những ước mong của chúng ta. Nhưng có sự khác biệt giữa bản tính tự nhiên và hành động của con người. Bản tính tự nhiên của con người là không hành động, không làm cũng như không phải không-làm. Ví dụ, hiểu và nhìn thấy là những phần của thực tại chúng ta. Thậm chí nếu chúng ta không làm gì thì chúng vẫn có đó. Bản tính tự nhiên liên tục hiện diện trong chúng ta và vì tính liên tục và không đổi đó mà chúng mới được gọi là tự nhiên. Bản tính tự nhiên không phải là một cái gì đó mà chúng ta tạo ra, nó là nền tảng của chúng ta. Nó là chính chúng ta. Chúng ta không tạo ra nó, nó là sự cố kết bên trong. Chúng ta gọi nó là dharma. Dharma có nghĩa là bản tính tự nhiên của chúng ta; nó có nghĩa là sự tồn tại tinh khiết.
Bản tính tự nhiên liên tục và không đổi này của chúng ta bị ngăn chặn bởi khía cạnh rời rạc của hành động của chúng ta. Giống như biển bị bao phủ bởi những con sóng và mặt trời bị che phủ bởi những đám mây, chúng ta bị che phủ bởi những hành động của chúng ta. Lớp của các hành động ngoài bề mặt che dấu chiều sâu bên trong. Những con sóng tầm thường che dấu tầm nhìn của chúng ta về độ sâu không dò được của đại dương. Kỳ lạ làm sao, cái phi thường bị ngăn cản bởi cái tầm thường, đốm nhỏ trong mắt làm ngọn núi bị che mờ! nhưng biển không dừng sự tồn tại chỉ vì sóng. Nó là linh hồn của những con sóng và cũng hiện diện trong chúng. Những người biết nhận ra đại dương trong những con sóng, nhưng những người không biết phải chờ cho đến khi sóng tan. Họ chỉ có thể nhìn vào đại dương sau khi sóng tan biển lặng.
Chúng ta phải lặn sâu vào lòng đại dương này, vào sâu bản năng tự nhiên của nó. Chúng ta phải quên những con sóng và nhảy vào đại dương. Chúng tôi à biết những độ sâu của chính chúng ta, nơi chỉ có biển mà không còn sóng, nơi chỉ có thực tại mà không có tương lai.
Thế giới nhận biết về không sóng và không chuyển động này luôn hiện diện trong chúng ta, nhưng chúng ta không nhận biết nó. Chúng ta đã quay mặt đi - chúng ta nhìn ra bên ngoài, chúng ta đã nhìn vào mọi thứ, chúng ta nhìn vào vạn vật. Nhưng chúng ta phải chịu đựng một điều trong tâm trí - chúng ta đang nhìn, và những gì được nhìn thấy cũng là của thế giới bên ngoài. Nhưng điều con người cần nhìn thấy, không phải là thế gian, mà là bản thể của mình.
Nếu việc nhìn liên quan tới khách thể thì đó là nghĩ; nếu việc nhìn tự do khỏi khách thể và hướng tới chính người nhìn thì đó là thiền. Bạn có đồng ý với sự phân biệt của tôi giữa nghĩ và thiền không? Việc nhìn hiện diện trong cả nghĩ và thiền, nhưng trong người trước thì nó là khách thể, và trong người sau thì nó là chủ thể. Nhưng cho dù chúng ta trong nghĩ hoặc trong thiền, cho dù chúng ta trong hành động hoặc trong không-hành động thì nhìn vẫn là nhân tố không đổi. Thức dậy, chúng ta nhìn thấy vạn vật; ngủ, chúng ta nhìn thấy những giấc mơ; trong samadhi, chúng ta nhìn thấy chính chúng ta - trong mỗi hoàn cảnh này vẫn có nhìn. Nhìn là không đổi và liên tục. Nó là bản tính tự nhiên của chúng ta. Nó không bao giờ vắng mặt cho dù hoàn cảnh là gì.
Thậm chí nhìn còn hiện trong lúc ngất. Sau ra khỏi cơn ngất, chúng ta nói, “Tôi không biết gì. Tôi không biết tôi đã ở đâu”. Xin đừng nghĩ đây là sự ngu ngốc. Đây cũng là biết. Nếu việc nhìn hoàn toàn vắng mặt thì việc biết “tôi không biết gì” hẳn là điều không thể, và trong trường hợp đó thì thời gian thì ngất hẳn là không tồn tại đối với bạn. Nó hẳn không phải là một phần trải nghiệm của bạn; nó hẳn không để lại dấu vết nào trong ký ức bạn. Nhưng bạn biết, bạn đã ở trong trạng thái, nơi mà bạn không nhận biết điều gì. Đây cũng là biết. Và việc nhìn cũng hiện diện ở đây. Ký ức không ghi lại bất kỳ hiện tượng bên trong hoặc bên ngoài nào trong chu kỳ này, nhưng việc nhìn của chúng ta đã được lưu ý một cách dứt khoát, đã dứt khoát trải nghiệm khoảng lặng, khoảng trống này. Trải nghiệm khoảng lặng, khoảng trống cùng việc ghi lại các sự kiện sau này cũng được biết đến trong ký ức. Tương tự như vậy, trong giấc ngủ, thậm chí không có những giấc mơ thì việc nhìn vẫn luôn hiện diện. Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, chúng ta có thể nói rằng, chúng ta có giấc ngủ ngon đến mức chúng ta không mơ. Hoàn cảnh này cũng được quan sát.
Từ tất cả những điều này, bạn phải nhận ra rằng, những hoàn cảnh thay đổi, nội dung của ý thức thay đổi, nhưng việc nhìn không thay đổi. Mọi thứ trong kinh nghiệm của chúng ta đều thay đổi; mọi thứ đang tuôn chảy. Nhìn và duy nhất nhìn luôn luôn tồn tại. Người nhìn, đơn giản là sự chứng kiến đối với toàn bộ thay đổi này, đối với tất cả trạng thái linh động này. Biết sự không đổi và vĩnh hằng này, người nhìn cũng biết chính bản thể mình. Tất cả những thứ khác là xa lạ, là người khác. Tất cả những thứ khác là luân hồi, là thế gian.
Người nhìn này hoặc người chứng kiến này không thể đạt được hoặc được nhận ra bởi bất kỳ hành động nào, bởi bất kỳ dạng nào của thờ cúng hoặc tôn thờ, bởi vì câu thần chú hoặc kỹ thuật nào, bởi vì người đó cũng còn là người chứng kiến của tất cả những điều này. Bất kỳ điều gì có thể được nhìn, hoặc bất kỳ điều gì có thể được làm gì về cũng rất khác với người chứng kiến. Người đó không thể được nhận ra bởi hành động mà bởi không-hành động; không phải bởi nỗ lực mà bởi tĩnh lặng. Người đó sẽ được nhận ra chỉ khi không có hành động, khi không có đối tượng để nhìn, khi chỉ có người nhìn hoặc người chứng kiến, khi chỉ nhìn giữ nguyên. Khi chúng ta đang nhìn nhưng không có gì được nhìn, khi chúng ta biết nhưng không có gì được biết, vậy thì trong ý thức trống rỗng, người biết tất cả những gì được biết. Khi không có đối tượng để nhìn thì bức màn được nhìn thì kiến thức trở thành nhận biết chính nó. Khi không có những con sóng, chúng ta có thể nhìn thấy đại dương; khi không có những đám mây, chúng ta có thể nhìn thấy bầu trời trong xanh.
Trong mọi người đều có đại dương và bầu trời, và nếu bạn ước mong nhìn bầu trời này, không gian này, bạn có thể. Có con đường dẫn tới đó, nó hiện diện trong mọi người, sẵn sàng cho mọi người. Mỗi người đều biết làm cách nào để bước đi trên con đường này. Nhưng chúng ta chỉ biết làm cách nào để bước trên nó theo một hướng. Bạn đã bao giờ nghĩ về thực tế rằng, con đường không thể dẫn theo một chiều? chắc chắn mỗi con đường đều có hai chiều, hai chiều ngược nhau. Nếu không, đó không phải là con đường; nó không thể tồn tại. Con đường đã mang bạn tới đây, tới nơi hẻo lánh của những ngọn đồi này thì cũng là con đường mang bạn ngược trở về. Chỉ có duy nhất một con đường để đến và đi. Cùng một con đường cho hai mục đích. Con đường là như nhau nhưng hướng thì ngược lại.
Con đường dẫn tới luân hồi, tới thế gian giống như con đường dẫn tới bản thể ta. Chỉ có hướng là khác nhau. Những gì đã xuất hiện trước bạn trong thời gian quá lâu thì bây giờ phải để lại phía sau, và bạn sẽ phải hướng tầm nhìn của bạn tới những gì phía sau lưng bạn. Con đường là như nhau. Chúng ta phải đơn giản là quay lại, thực hiện sự thay đổi. Chúng ta phải quay lưng lại những gì chúng ta đối mặt và đối mặt với những gì ở sau lưng chúng ta.
Đề nghị các bạn hãy tự hỏi xem mặt mình quay về đâu. Bạn đang nhìn thấy gì? Tầm nhìn của bạn đang theo hướng nào? Tâm thức của bạn đang tuôn chảy theo hướng nào? Hãy trải nghiệm điều đó. Hãy quan sát điều đó. Bạn sẽ nhận ra nó đang tuôn chảy ra bên ngoài. Tất cả ý nghĩ của bạn là về thế giới bên ngoài. Tất cả thế giới bạn nghĩ đều về những vấn đề bên ngoài, về thế giới bên ngoài. Khi mắt bạn mở, bạn nhìn thấy bên ngoài; khi chúng nhắm bạn cũng nhìn thấy bên ngoài - bởi vì hình ảnh và dáng vẻ của những thứ bên ngoài đã khắc sâu vào tâm trí, chúng nổi lên và bao quanh chúng ta thậm chí khi mắt chúng ta nhắm mắt. Có thế giới của những vật thể bên ngoài và bên trong chúng ta, có thế giới của những ý nghĩ, sự vọng lại của những thứ bên ngoài. Mặc dù nó ở bên trong thì thế giới khác cũng ở bên ngoài, bởi vì cái “Tôi”, bản ngã cũng là bên ngoài. Người chứng kiến cũng nhìn thấy cái “Tôi”, nhìn thấy bản ngã, vì thế mà điều đó cũng là bên ngoài.
Chúng ta bị bao quanh bởi những vật thể và những ý nghĩ nhưng với sự suy xét sâu sắc hơn, bạn sẽ nhận ra rằng, những vật thể bao quanh không phải là sự cản trở trên con đường tự nhận biết, trong khi những ý nghĩ bao quanh lại là rào cản. Liệu những vật thể có thể bao quanh linh hồn? Những vật thể chỉ có thể bao quanh vật thể. Linh hồn bị bao quanh bởi những ý nghĩ. Ở mọi nơi, những ý nghĩ và chỉ một mình ý nghĩ hiện diện trước mặt chúng ta, và khả năng nhìn của chúng ta bị che phủ bởi chúng.
Phải quay mặt của chúng ta từ nghĩ tới vô nghĩ. Sự đổi hướng này là cách mạng! làm cách nào có thể thực hiện? Đầu tiên chúng ta phải biết làm cách nào ý nghĩ được sinh ra, và chỉ khi đó mới có thể dừng chúng không vào chúng ta. Nói chung, cái gọi là những người tìm kiếm bắt đầu ngăn chặn ý nghĩ trước khi họ biết làm cách nào chúng được sinh ra. Một số trong số họ cố gắng một cách điên khùng, nhưng không ai trong số họ có thể tự do khỏi nghĩ. Sự ngăn chặn nghĩ không ích gì bởi vì những ý nghĩ mới nảy sinh ở mọi thời điểm. Chúng giống như những người thần thoại khổng lồ, khi một cái đầu bị chặt thì mười cái khác mọc ra.
Tôi không yêu cầu bạn hủy hoại ý nghĩ, bởi vì chúng tự nguyện chết ở mọi thời điểm. Ý nghĩ sống rất ngắn; không ý nghĩ nào tồn tại lâu. Ý nghĩ cụ thể không kéo dài nhưng quá trình nghĩ lại kéo dài. Những ý nghĩ chết lần lượt những dòng chảy của chúng vẫn tồn tại dai dẳng. Một ý nghĩ chết thì ý nghĩ khác nhanh chóng thay thế. Quá trình này xuất hiện rất nhanh và đây là vấn đề. Không phải là cái chết của ý nghĩ mà sự tái sinh nhanh chóng của nó mới là vấn đề thực sự. Do vậy mà tôi không yêu cầu bạn kết liễu những ý nghĩ. Tôi muốn bạn hiểu quá trình sinh ra của chúng, và làm cách nào bạn có thể rũ bỏ chính mình khỏi quá trình này. Con người nhận thức thấu đáo quá trình sinh ra của ý nghĩ có thể giải phóng khỏi nó một cách dễ dàng. Những người không hiểu quá trình vẫn liên tục tạo ra những ý nghĩ mới và đồng thời cố kháng cự lại chúng. Hậu quả là, con người đấu tranh với chúng làm suy sụp chính mình thay vì những ý nghĩ bị kết liễu.
Tôi lặp lại: những ý không phải là vấn đề mà việc sinh ra chúng mới là vấn đề. Làm cách nào chúng sinh ra mới là vấn đề. Nếu chúng ta có thể dừng chúng đi vào thực tại, nếu chúng ta có thể kiểm soát việc sinh ra chúng thì những ý nghĩ đã thực sự sinh ra sẽ biến mất trong thời điểm. Những ý nghĩ chết từng giây, nhưng sự phá hủy toàn bộ chúng không xuất hiện, bởi vì những ý nghĩ mới không ngừng bật ra.
Tôi nói, không phải chúng ta phải hủy diệt những ý nghĩ mà chúng ta phải dừng chúng đi vào thực tại. Dừng việc sinh ra chúng cũng ổn như sự phá hủy chúng. Tất cả chúng ta đều biết rằng tâm trí hay thay đổi. Nhưng điều này có ý nghĩa gì? điều đó có nghĩa không ý nghĩ nào tồn tại lâu dài. Nó sinh ra và biến đi ngay. Nếu chúng ta có thể dừng việc sinh ra nó, thế thì chúng ta sẽ tránh được việc dùng bạo lực tiêu diệt nó, nó sẽ tự nguyện chết đi.
Làm cách nào ý nghĩ được sinh ra? việc thụ thai và sinh ra của ý nghĩ là kết quả của phản ứng của chúng ta đối với thế giới bên ngoài. Có thế giới của những sự kiện và những vật thể bên ngoài, phản ứng của chúng ta đối với thế giới này là trách nhiệm duy nhất đối với việc sinh ra ý nghĩ. Tôi nhìn vào bông hoa. Nhìn không phải là nghĩ, và nếu tôi chỉ đơn giản là liên tục nhìn thì không ý nghĩ nào được tạo ra. Nhưng tôi nói ngay khi tôi nhìn vào nó, "Đó là bông hoa đẹp", ý nghĩ được sinh ra. Nếu về mặt này, tôi tiếp tục nhìn vào bông hoa, tôi sẽ trải nghiệm, hưởng thụ vẻ đẹp của nó, nhưng không ý nghĩ nào sinh ra. Ngay khi chúng ta có sự trải nghiệm, chúng ta bắt đầu biểu lộ nó bằng lời nói. Vì việc biểu lộ trải nghiệm thông qua những lời nói mà ý nghĩ lại xuất hiện trong thực tại.
Sự phản ứng, thói quen biểu lộ trải nghiệm bằng lời nói đã làm chết ngạt sự trải nghiệm, sự nhận biết, tầm nhìn. Sự trải nghiệm bị ngăn chặn, tầm nhìn bị ngăn chặn, và chỉ còn lại duy nhất lời nói trôi nổi trong tâm trí. Chính lời nói là ý nghĩ của chúng ta. Những ý nghĩ sống rất rất ngắn, cho nên trước khi một ý nghĩ chết chúng ta đã biến đổi trải nghiệm khác thành ý nghĩ. Quá trình này tiếp tục suốt cuộc đời chúng ta. Và khi chúng ta quá tràn đầy với lời nói, quá tràn ngập bởi chúng đến mức chính chúng ta bị thất lạc trong chúng. Để từ bỏ thói quen khép kín tầm nhìn, và trải nghiệm của chúng ta bởi lời nói thì phải kiểm soát việc sinh ra ý nghĩ. Hãy vui lòng hiểu điều này.
Tôi đang nhìn bạn, và nếu tôi vẫn duy trì việc nhìn bạn mà không biểu cảm bằng lời nói thì điều gì sẽ xảy ra? Như là bạn bây giờ, bạn thậm chí không thể tưởng tượng điều gì sẽ xuất hiện. Sẽ có một cuộc cách mạng vĩ đại chưa bao giờ nhìn thấy trước đó. Những lời nói tham gia vào quá trình và ngăn chặn cuộc cách mạng xuất hiện. Việc sinh ra những ý nghĩ là cản trở đối với cuộc cách mạng đó. Nếu tôi vẫn liên tục nhìn bạn và không đưa ra bất kỳ biểu cảm nào bằng lời nói, nếu tôi chỉ đơn giản là liên tục nhìn bạn, thế thì trong quá trình đó, tôi sẽ nhận ra ân huệ linh thiêng tuyệt vời hạ xuống tôi, đó là phẩm chất của trống rỗng, của rỗng không đang trải rộng khắp xung quanh. Và trong sự trống rỗng đó, trong sự vắng mặt của lời nói đó, dòng tâm thức sẽ có sự đổi hướng mới, và thế thì tôi không chỉ nhìn thấy duy nhất bạn mà còn nhìn thấy người quan sát tất cả chúng ta, người đó cũng bắt đầu từ từ xuất hiện. Có sự thức tỉnh mới về tầm mức của tâm thức chúng ta, cứ như chúng ta bị đánh thức từ giấc ngủ, và tâm của chúng ta được làm đầy bởi ánh sáng tinh khiết và bình lặng vô hạn.
Bằng sự phân tích cuối cùng, tôi mong muốn nói, chúng ta phải thực hiện một thử nghiệm trong trại Sadhana - và đó là không cho phép tầm nhìn của chúng ta bị bao phủ bởi lời nói. Tôi gọi điều này là thử nghiệm của sự lưu tâm đúng mức. Bạn phải ghi nhớ, bạn phải nhận biết sao cho lời nói không được phát biểu có hệ thống. Có thể dừng phát ra lời, bởi vì suy cho cùng thì chúng chỉ là thói quen của chúng ta. Đứa trẻ mới sinh ra nhìn thế giới xung quanh mà không có vai trò trung gian của lời nói. Đây là cái nhìn trực tiếp, tinh khiết. Dần sau đó, nó hình thành thói quen sử dụng lời nói, bởi vì lời nói rất tiện dụng và hữu ích cho cuộc sống bên ngoài, ở thế giới bên ngoài. Nhưng những gì là hữu ích với cuộc sống bên ngoài thì lại trở thành trở ngại đối với nhận biết cuộc sống bên trong. Vì điều này, thậm chí với người già, cái nhìn tinh khiết của đứa trẻ cũng phải được đánh thức trở lại để họ có thể biết thực tại của mình. Họ biết thế gian bởi sự trợ giúp của lời nói, bây giờ họ phải biết thực tại mình bởi sự trợ giúp của trống rỗng, của rỗng không.
Với thử nghiệm này, chúng ta thực hiện điều gì? chúng ta sẽ ngồi im lặng, giữ cho cơ thể thư giãn và xương sống thẳng đứng. Chúng ta sẽ dừng mọi sự chuyển động của cơ thể. Chúng ta sẽ thở chậm và sâu, và không có bất kỳ sự phấn khích nào. Chúng ta sẽ quan sát một cách bình thản hơi thở của chúng ta, và chúng ta sẽ lắng nghe bất kỳ âm thanh nào rót vào tai chúng ta từ bên ngoài. Chúng ta sẽ không phản ứng bằng bất kỳ cách nào; chúng ta sẽ không cho chúng một giây suy nghĩ. Chúng ta sẽ vào trạng thái buông bỏ của tâm trí, không lời nói nào can thiệp, chúng ta chỉ đơn giản là người chứng kiến. Chúng ta sẽ dừng có khoảng cách và quan sát bất kỳ điều gì xuất hiện. Đừng bao giờ cố gắng tập trung. Chỉ đơn giản là im lặng và quan sát bất kỳ điều gì đang diễn ra. Hãy lắng nghe. Chỉ nhắm mắt và lắng nghe. Thầm lặng lắng nghe trong tĩnh lặng. Lắng nghe tiếng hót líu lô của những chú chim sẻ, tiếng đung đưa của cây trong gió, tiếng reo hò đùa vui của trẻ nhỏ, âm thanh bánh xe quay trong thác nước. Chỉ đơn giản là lắng nghe. Và không làm bất kỳ điều gì khác.
Đầu tiên, bạn sẽ trải nghiệm sự rộn ràng của hơi thở và của trái tim trong mình - thế rồi dạng tĩnh lặng và tĩnh tại mới sẽ hạ xuống bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng, mặc dù có tiếng ồn bên ngoài nhưng vẫn có yên tĩnh bên trong. Bạn sẽ nhận ra rằng, bạn đã vào hình thái mới của tĩnh tại. Thế rồi bạn sẽ nhận ra, không còn những ý nghĩ, chỉ có tâm thức tinh khiết giữ lại. Và trong môi trường trống rỗng, bạn hướng tới nơi cư ngụ thực sự của mình. Từ bên ngoài bạn về tới nhà mình. Tầm nhìn của bạn dẫn bạn vào bên trong. Chỉ đơn giản là duy trì sự quan sát. Quan sát những ý nghĩ của bạn, hơi thở của bạn và sự chuyển động ở rốn. Không phản ứng. Kết quả sẽ là một cái gì đó mà nó không phải là sự sáng tạo của tâm trí, đó không bao giờ là sự sáng tạo của bạn. Thực tế đây là bản thể bạn, thực tại bạn. Đây là sự cố kết duy trì tất cả chúng ta. Chính nó tiết lộ cho chúng ta và sau đó là thực tại của chính con người, sự ngạc nhiên tuyệt vời nhất xuất hiện.
Tôi kể lại một câu chuyện. Có một lần, vị sadhu, một người tìm kiếm đang đứng trên ngọn đồi. Đó là vào buổi sáng sớm và mặt trời bắt đầu mọc. Một vài người đang đi bộ. Họ nhìn thấy vị sadhu đang đứng một mình. Họ hỏi lẫn nhau, "Vị sadhu này có thể làm được gì ở đây?" một trong họ nói, "Có lẽ con bò của ông ta bị lạc trong rừng và ông ta đứng ở triền dốc để tìm nó". Người bạn khác không đồng ý và nói, "Theo cái cách ông ta đứng, có vẻ như không phải ông ta tìm kiếm một cái gì đó. Đúng hơn là ông ta đang đợi một người nào đó, có lẽ một người bạn đồng hành cùng ông ta đã bị lạc ở một nơi nào đó phía sau". Nhưng những người khác cũng không đồng ý. Người thứ ba nói, "Ông ta không tìm một cái gì đó hoặc cũng không đợi một ai đó. Ông ta đang trầm tư về Thượng đế".
Họ cũng không đồng ý cho nên họ đến gần vị sadhu để làm rõ vấn đề. Người đầu tiên hỏi, "Ông đang tìm con bò bị lạc phải không?" vị sadhu trả lời, "Không". Người khác hỏi, "Vậy thì ông đang đợi một người nào đó chăng?" ông ta trả lời, "Không". Người thứ ba hỏi, "Có phải ông đang suy ngẫm về Thượng đế không?" vị sadhu lặp lại sự phủ định.  Cả ba người đều ngạc nhiên. Họ cùng hỏi ông ta, "vậy thì ông làm gì ở đây?" vị sadhu nói, "Tôi không làm gì. Tôi chỉ đang đứng. Tôi chỉ đang tồn tại".
Chúng ta phải tồn tại theo cách đơn giản như thế. Chúng ta không phải làm điều gì. Chúng ta phải từ bỏ mọi thứ và chỉ là tồn tại. Vậy thì một cái gì đó không thể nói bằng lời sẽ xuất hiện. Trải nghiệm sẽ xuất hiện không thể biểu cảm bằng lời nói. Đó là hình ảnh thu nhỏ của những trải nghiệm. Đó là nhận biết sự thật, nhận biết bản thể, nhận biết Thượng đế.

Ads Belove Post