Chương 2. Cội rể của mọi vấn đề

Chương 2. Cội rể của mọi vấn đề

Price:

Read more

Osho – Đại Thủ Ấn
Chương 2. Cội rể của mọi vấn đề


“Nếu con không còn bị vướng mắc
khi nhìn vào không gian.
Nếu từ tâm mà quan sát tâm
Mọi sự phân biệt bị tiêu trừ
Và con sẽ đạt ngay đến Phật tánh
Như đám mây lang thang trên bầu trời
Không gốc rễ, không nơi trú ngụ, không phân biệt
Các ý tưởng nổi trôi trong tâm ta cũng thế
Khi con nhìn thấy được tự tánh
Thì mọi sự phân biệt đều chấm dứt
Trong không nghe, tạo nhiều hình dạng và mầu sắc
Không không gian chẳng bị bất cứ
mầu sắc nào làm đổi dạng
Từ Tự tánh, mọi thứ đều xuất hiện
Nhưng chúng không bị ô nhiễm
bởi đức hạnh hay tội lỗi…”
Cội rễ của mọi vấn đề phát xuất từ tâm. Điều kiện tiên quyết nhất mà bạn cần phải thấu hiểu, tâm là gì? Tâm được cấu tạo bằng chất liệu gì? Nó là một thực thể hay nó chỉ là một quá trình? Tâm có thực chất hay nó chỉ là một giấc mộng? Trừ phi, bạn hiểu rõ bản tánh thật sự của tâm, bạn sẽ không có đủ khả năng để giải quyết tất cả vấn đề trong cuộc đời bạn. Bạn sẽ thật sự nỗ lực. Nếu bạn luôn tìm cách giải quyết các phiền não cá nhân, tôi cam kết là bạn sẽ thất bại. Chắc chắn như vậy… Thực tế, không có phiền não cá nhân hiện hữu. Tâm chính là vấn nạn lớn nhất. Nếu bạn cố gắng giải quyết phiền não, chúng sẽ không được giải quyết được, bởi cội rễ của tất cả vấn đề vẫn chưa được va chạm đến.
Như lúc bạn tỉa bớt những nhánh cây, và tỉa bớt lá trên cây xanh, bạn không có ý định nhổ bật gốc cây, lá xanh vẫn sẽ mọc sum sê. Các nhánh cây vẫn tua rua mọc ra, có khi còn nhiều hơn xưa nữa. Nếu bạn gọt tỉa bớt lá, không cùng bạn sẽ giúp cho lá mọc dầy hơn ra, trừ phi bạn nhổ bật gốc nó. Cuộc chiến của bạn thiếu nền tảng căn bản. Trận chiến này là vô minh. Bạn sẽ tự mình huỷ diệt lấy mình.
Trong cuộc vật lộn, bạn sẽ là người bị hao tổn năng lực, thời gian, và cả sự sống của bạn. Thân cây sẽ vươn cao hơn. Nó sẽ mạnh mẽ hơn, dầy hơn và vững chắc hơn. Bạn sẽ hoảng hốt khi nhận thức được quá trình phát triển của chúng. Bạn đã phí phạm quá nhiều thời giờ. Bạn nỗ lực giải quyết tất cả mọi phiền não này, nhưng chúng vẫn không ngừng phát triển. Một vấn đề này đã được giải quyết vừa xong, đột nhiên, phát sanh ra hằng chục phiền não khác. Tôi mang bạn đừng cố gắng giải quyết các vấn đề cá nhân… Thiên hạ vốn vô sự.
Tâm chính là cội rễ của mọi vấn đề. Tâm nằm bên dưới. Cho nên, tôi đã gọi nó là cội rễ. Nó không là vật hữu hình. Mỗi khi bạn muốn trực diện một vấn đề gì, vấn đề đó đã hiện diện trên mảnh đất bằng của tâm rồi. Bạn nhận thức nó…Bạn bị nó lường gạt. Bạn hãy luôn nhớ kỹ rằng, vật hữu hình không thể là cội rễ được: Cội rễ luôn tồn tại trong vô hình.
Cội rễ luôn nằm sâu bên dưới. Bạn đừng bao giờ vật lộn với hữu thể. Nếu không, bạn chỉ vật lộn với những chiếc bóng mà thôi. Bạn làm hao tổn chính bạn. Cuộc đời của bạn sẽ không có sự hoán chuyển nào. Những vấn đề này vẫn phát triển đều đặn. Nếu bạn quan sát cuộc đời bạn, bạn sẽ hiểu ý tôi muốn nói gì. Tôi không lý thuyết về tâm, mà chỉ là “Sự thật” của nó. Đây là một sự thật. Tâm cần phải trực diện. Nhiều người hỏi tôi: “Làm sao để có được một cái tâm an lạc?” Tôi bảo họ: “Không có cái gì được gọi là tâm an lạc. Tôi chưa bao giờ nghe qua.”
Tâm không bao giờ an lạc. Vô niệm mới là an lạc. Tự tâm không bao giờ an lạc, và vắng bặt. Bản chất của tâm là luôn căng thẳng. Nó luôn chìm đắm trong cơn hỗn loạn. Tâm không bao giờ sáng suốt. Nó không thể sáng suốt. Tự tánh của tâm là một sự hỗn độn và mù mịt. Sự sáng suốt có thể đạt được mà không cần tâm. An lạc diễn tiến qua tâm vô niệm. Sự tịch lặng có được mà không cần tâm. Bạn không nên nỗ lực đạt tâm tịnh tĩnh. Nếu bạn hành động như vậy, bạn đã vận hành trong một bình diện bất khả thi.
Trước tiên, chúng ta nên hiểu rõ bản tánh của tâm. Chỉ có vậy, bạn mới mong thành tựu. Nếu bạn hành trì chánh niệm, bạn sẽ không bao giờ gặp hữu thể nào như tâm. Nó không là một vật thể. Nó chỉ là một quá trình. Nó không là một sự vật. Nó là một con số nhiều. Tư tưởng hiện diện độc lập. Chúng vận hành quá nhanh đến độ bạn không thể ý thức được những khoảng cách giữa nó. Những khoảng cách không thể ý thức được. cũng vì bạn thiếu tỉnh thức,thiếu cảnh giác. Bạn cần một trí huệ sâu sắc hơn. Khi đôi mắt bạn trực diện sâu hơn, bạn sẽ ý thức từng luồng tư tưởng, rồi đến một luồng tư tưởng nữa tiếp nối, và một luồng tư tưởng nữa, nhưng không có một cái tâm nào đang vận hành.
Ý nghĩ sẽ tổng hợp lại. Hàng triệu ý nghĩa cho bạn cái ảo tưởng là tâm đang hiện diện. Nó là một con số nhiều, hàng triệu người đang chen chúc trong tâm. Hãy suy nghiệm đi. Có đám đông nào lại hỗn loạn như đám đông này hay không? Bạn sẽ ý thức một đám đông đang quấy nhiễu bạn hơn là những cá nhân rào rạc đang quấy nhiễu bạn hay không? Bản tánh của những luồng tư duy liên hiệp này cho bạn cảm giác như có một đám đông đang hiện diện trong nội tại. Thật sự, chỉ có những luồng suy nghĩ biệt lập, đứng riêng biệt mà thôi.
Đây là trí tuệ chuyên nhất của tâm. Bạn sẽ ý thức được những đợt sóng tư tưởng này. Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy tâm. Hãy duy trì chánh niệm, để ý thức quá trình kinh nghiệm này của bạn… Không phải bởi tôi đề cập đến nó. Không phải vì Tilopa ca hát về nó. Không, tôi và Tilopa sẽ chẳng giúp gì thêm cho bạn . Nếu tỉnh thức trở thành một kinh nghiệm biệt lập của bạn, nếu tỉnh thức trở thành trí tuệ tối diệu qua bạn, cuộc đời bạn sẽ thay đổi, vì bạn đã nhận biết bản tánh sâu thẳm nhất của tâm. Từ đó, chúng ta mới có thể tu tập.
Tôi mong bạn hãy quán chiếu tâm. Bạn hãy nhận biết nó hiện diện tại nơi chốn nào. Bạn sẽ cảm giác những luồng tư tưởng trôi giạt. Nếu bạn chuyên cần tu tập, bạn sẽ ý thức những khoảng cách ngắn giữa các luồng tư tưởng này của bạn. Nếu bạn quan sát lâu dài hơn nữa, bạn sẽ thấy những khoảng cách mở rộng ra nhiều hơn là những luồng tư tưởng tiếp nối. Mỗi luồng tư tưởng riêng lẻ là một luồng tư tưởng độc lập. Chúng không liên hệ nhau. Như bạn đã thấy qua, trong mỗi từ ngữ đều độc lập với từ ngữ khác. Bạn càng chánh niệm sâu sắc hơn, bạn càng nhận thấy có những khoảng cách mở rộng và bao la hơn. Những khoảng cách đó mỗi ngày sẽ mở rộng dần ra. Ở giữa hai luồng suy nghĩ đang trôi giạt, bạn sẽ bắt gặp các khoảng cách nhỏ nơi các luồng suy nghĩ không va chạm vào nhau.
Nếu bạn duy trì sự tỉnh thức, bạn sẽ ý thức, khi một suy nghĩ đến, lên có một khoảng cách theo sau. Nếu bạn sống trong sự vô thức, bạn sẽ không bao giờ ý thức được các khoảng cách này. Bạn sẽ nhẩy từ luồng tư tưởng này qua luồng tư tưởng khác. Bạn sẽ không bao giờ ý thức được các khoảng cách ngắn riêng biệt này giữa những luồng tư tưởng. Nếu bạn tỉnh thức, bạn sẽ ý thức các khoảng cách này nhiều hơn. Nếu bạn hoàn toàn tỉnh thức, bạn sẽ ý thức được hằng trăm dặm khoảng cách nới rộng ra trong nội tại bạn. Trong các khoảng cách đó, sự Ngộ xảy đến. Trong các khoảng cách đó, chân lý gõ cửa bạn. Trong các khoảng cách đó, những vị khách được mời mọc. Trong các khoảng cách đó, Thượng Đế được nhận thức. Khi sự tỉnh thức đã tuyệt đối, nội tại bạn chỉ còn là một không gian bao la và trống rỗng…
Những luồng tư tưởng đó như những đám mây đang trôi giạt. Chúng dày đặc đến nỗi bạn không thấy được bầu trời sau nó. Bạn sẽ không thấy được một mầu xanh bao la của bầu trời. Luồng tư tưởng luôn vần vũ như các đám mây bay lượn chung quanh trong trí não bạn, và chiếm hữu bạn. Sau những khoảng cách đó, có một bầu trời xanh trong hiện diện. Để thấy được bầu trời đó chính là Ngộ (Satori)10. Để trở thành bầu trời tức là Đại định (Samadhi)11. Từ Ngộ (Satori) cho đến Đại định (Samadhi), là toàn bộ quá trình, là trí huệ siêu việt của tâm. Thứ nhất, bạn nên hiểu là, tâm không hiện hữu như một cá thể độc lập…Chỉ có những luồng suy nghĩ độc lập hiện diện. Thứ hai: Các luồng tư tưởng là những cá thể độc lập, và chúng không liên hệ gì đến bạn. Chúng không là Một với tự tánh của bạn. Chúng đến rồi đi… nhưng bạn vẫn luôn tồn tại.
Bạn như là một bầu trời. Bầu trời không đến không đi. Bầu trời luôn hiện diện. Các đám mây đến rồi đi. Chúng là những hiện tượng tạm thời. Chúng không vĩnh cửu. Nếu bạn cố gắng bám víu vào các luồng tư tưởng, bạn sẽ không thể giữ chúng lâu dài được. Chúng luôn luân lưu như dòng tuôn chảy. Chúng cũng có những hiện tượng sinh diệt. Những luồng tư tưởng này không là bạn. Chúng không thuộc về bạn. Chúng tìm đến như những khách thể. Chúng không phải là chủ thể.
Quán chiếu sâu sắc và trường kỳ hơn, bạn sẽ trở thành một chủ thể. Tư tưởng biến thành khách thể. Những vị khách này thật tuyệt diệu. Nếu bạn hoàn toàn quên mất bạn là một chủ nhân. Họ sẽ tự động biến họ thành chủ nhân. Bạn sẽ có một cuộc sống hỗn độn. Địa ngục chính là vậy. Bạn là chủ nhân của căn nhà. Căn nhà thuộc về bạn. Bạn để những người khách trở thành chủ nhân của bạn. Bạn tiếp nhận họ. Bạn chăm sóc cho họ, nhưng bạn không bao giờ nên bị họ đồng hóa. Nếu không, họ sẽ trở thành chủ nhân của bạn.
Tâm trở thành là một vấn đề, nếu bạn đồng hóa những luồng tư tưởng trong trí não của bạn chính là bạn. Bạn sẽ hoàn toàn quên lãng khoảng cách giữa bạn và họ. Bạn quên là họ chỉ là khách. Họ đến rồi họ sẽ ra đi. Bạn hãy luôn luôn nhớ đến những gì hiện hữu trong bạn: Đó là tự tánh. Đó là Đạo của bạn. Hãy không ngừng chú ý đến những gì không đến không đi, chỉ như bầu trời. Các luồng tư tưởng đó sẽ thay đổi như thời tiết. Đừng đặt quá nhiều trọng tâm vào các người khách này. Xin bạn hãy luôn bám rễ ngay người chủ nhân đó. Tất cả các người khách này sẽ đến rồi đi mất. Dĩ nhiên, có những người khách xấu xa và có những người khách tốt đẹp. Bạn không cần lo lắng cho họ. Một chủ nhân tốt sẽ đối xử tất cả các người khách đều như nhau với tâm bất phân biệt. Một chủ nhân tốt chỉ là một chủ nhân tốt. Một tư tưởng bất thiện đến, ông đối xử nó như ông đã đối xử với một tư tưởng thiện lành. Nó không phải là sự bận tâm của ông là: Tư tưởng đó bất thiện hoặc thiện lành.
Khi bạn có lòng phân biệt là: tư tưởng này là thiện lành và tư tưởng kia là bất thiện, bạn đang làm gì vậy? Bạn đang mang những tư tưởng thiện lành đến gần bạn hơn. Bạn đẩy lùi các tư tưởng bất thiện rời xa bạn hơn. Không sớm thì muộn, bạn sẽ bị những tư tưởng thiện lành này đồng hóa. Tư tưởng thiện lành này sẽ biến chúng thành chủ nhân. Bất cứ những tư tưởng nào trở thành chủ nhân cũng sẽ gieo cho bạn hạt giống đau khổ. Nó không phải Chân Tánh. Tư tưởng là con người vờ vĩnh. Bạn đồng hóa với nó. Đồng hóa là một căn bệnh. Gurdjieff12 thường bảo là chỉ có một việc cần thiết: Bạn không bị đồng hóa với cái đến rồi đi. Bình minh đến, ban trưa đến, hoàng hôn đến, chúng đến rồi sẽ ra đi. Màn đêm buông xuống rồi lại ban mai, nhưng Tự tánh bạn vẫn tồn tại. Ý nghĩa này cũng là một tư tưởng... như tâm thức thanh tịnh. Tâm thức không phải là tên của bạn. Ý nghĩa đó cũng là một tư tưởng. Nó không phải hình tướng. Ý nghĩ này là một tư tưởng. Bạn không phải thân. Có một ngày, bạn ý thức được rằng ý nghĩa này cũng chỉ là một tư tưởng. Chỉ có tâm thức thanh tịnh, vô danh, vô hình tướng. Chỉ có sự sáng suốt. Chỉ có chính hiện tượng của sự đang tỉnh thức…Chỉ có sự kiện đó là tồn tại.
Nếu bạn bị đồng hóa, bạn sẽ cho bạn là tâm. Nếu bạn bị đồng hóa, bạn sẽ tự cho bạn là thân. Nếu bạn bị đồng hóa, bạn sẽ tự cho là bạn là danh sắc và hình tướng… Điều mà Ấn Độ giáo gọi là Nama và Rupa13. Danh Sắc. Chủ nhân đã bị quên lãng đi. Bạn quên mất nơi chốn vĩnh hằng. Vô thường trở thành trọng đại. Thế tục là nơi chốn tạm thời. Cõi vĩnh cửu là nơi chốn an lạc.
Thứ ba: Nếu bạn duy trì chánh niệm, bạn sẽ có sớm ý thức được. Ở ý thức thứ ba, tư tưởng là ngoại nhân, là kẻ xâm phạm, là người ngoài. Không một tư tưởng nào là thuộc về bạn. Chúng đến rồi đi, rỗng không. Bạn chỉ là một thong lộ. Một chú chim bay vào bằng một cánh cửa này và bay ra bằng cánh cửa khác. Luồng tư tưởng đến bạn rồi rời bỏ bạn. Bạn luôn cho rằng những luồng tư tưởng đó chính là bạn. Không những vậy, bạn tranh đấu cho tư tưởng. Bạn nói: “Đây là tư tưởng của tôi. Đây mới là sự thật.” Bạn thảo luận, bạn tranh luận, bạn cãi nhau về nó. Bạn cố gắng chứng minh: “Đây là tư tưởng của tôi.” Không có tư tưởng nào là thuộc về bạn. Không có tư tưởng nào nguyên thủy. Tất cả mọi tư tưởng đều vay mượn. Bạn không là người thứ hai. Trước bạn, có hàng triệu người đã xác nhận mọi tư tưởng đó thuộc về họ rồi. Tư tưởng chỉ là một ngoại vật như những vật thể khác mà thôi.
Tại một nơi nào đó, một đại vật lý gia, Eddington14, cho rằng, mỗi ngày qua , khoa học càng khám phá về vật thể sâu rộng hơn. Ông nhận thức mọi vật thể đều chỉ là các luồng tư tưởng. Có lẽ như vậy. Tôi không phải là một nhà vật lý. Ở góc độ này, tôi có thể bảo với bạn là lời tuyên bố này của Eddington có lẽ đúng một phần nào. Các vật thể đều là những luồng tư tưởng nếu bạn quán tưởng sâu hơn trong nội tại. Nếu bạn thật sự đi sâu vào trong chính bạn, tư tưởng sẽ càng giống vật thể hơn. Thật ra, đó là hai mặt cùng một hiện tượng: Vật thể là tư tưởng. Tư tưởng là vật thể. Khi tôi nói, tư tưởng là vật thể, ý của tôi là gì? Ý của tôi là bạn có thể ném tư tưởng đi như ném một vật gì vậy.
Bạn có thể đối xử với một người nào đó như bạn đối xử vật thể. Bạn có thể giết chết một người bằng tư tưởng như bạn ném đi một lưỡi dao. Bạn có thể sử dụng tư tưởng như một tặng phẩm, hay một căn bệnh truyền nhiễm. Tư tưởng là nguồn năng lượng. Chúng không thuộc về bạn. Chúng tìm đến bạn. Chúng tồn tại vài giây phút trong bạn, sau đó, chúng rời bỏ bạn. Toàn bộ vũ trụ ngập lụt với tất cả mọi luồng tư tưởng và mọi vật thể hữu hình. Vật thể là thành phần của tư tưởng. Tư tưởng là thành phần của vật thể.
Vì sự thật này, có nhiều phép lạ đã xảy đến…Vì tư tưởng là vật thể, nếu có người luôn nhớ tưởng đến bạn. Người này luôn quan tâm đến lợi ích của bạn. Có một sự kiện sẽ xảy ra. Đó là, anh luôn trao gởi luồng năng lượng đến bạn. Sự gia trì có thể hỗ trợ, và giúp ích cho bạn. Nếu bạn được gia trì bởi một bậc giác ngộ, có lẽ, bạn sẽ chứng được quả vị Vô niệm. Sự gia trì này là thật. Bậc giác ngộ, không bao giờ suy nghĩ, không bao giờ sử dụng nguồn năng lượng của tư tưởng. Cho nên, tất cả những gì ngài giảng thuyết đều là thật.
Ở mọi truyền thống của Đông phương, trước khi loài người bắt đầu học hỏi về tâm Vô niệm, có nhiều pháp nhấn mạnh rằng hành nhân nên chấm dứt mọi tư tưởng phủ định. Khi tâm Vô niệm thành tựu rồi, bạn vẫn trong khuynh hướng phủ định. Bạn có khả năng sử dụng năng lượng bạn, hoán đổi nó trở thành một nguồn năng lượng vô cùng độc hại.
Trước khi Vô niệm thành tựu, người đó phải tuyệt đối khẳng định. Sự khác nhau giữa phép lạ ma thuật và thần thông chân chánh là phù phép ma thuật chẳng qua chỉ là nguồn năng lượng tích lũy dựa trên bản thể phủ định. Năng lượng chân chánh là nguồn năng lượng năng lượng tích lũy dựa trên bản thể khẳng định. Tư tưởng là một nguồn năng lượng lớn lao. Nó chính là vật thể.
Đó là vấn đề thứ hai. Nó cũng cần nên được hiểu rõ. Có những lúc, tư tưởng bạn hoạt động như vật thể vậy. Bạn đã bị điều kiện hóa quá độ qua chủ nghĩa Duy Vật. Bạn thường tư duy là sự kiện đó chỉ là một ngẫu nhiên. Bạn xao lãng sự thật. Bạn không ý thức. Bạn xa lạ. Bạn quên lãng. Có lúc, bạn nhận biết bạn tưởng nhớ đến cái chết của một người thân. Ông đã quá vãng…Có lẽ, tất cả mọi tư duy của bạn chỉ là sự ngẫu nhiên mà thôi. Có những lúc, bạn đang tưởng nhớ đến một người bạn. Khi bạn ao ước là nếu ông tìm đến bạn thì hay quá… Đột nhiên, ôngđứng ở cửa và gõ cửa bạn rồi. Có thể, bạn cho đó chỉ là sự trùng hợp. Thật ra, không có gì gọi là trùng hợp. Tất cả đều là nhân quả. Tâm bạn tạo ra thế giới chung quanh bạn.
Vì tư tưởng là vật thể, nên bạn cần phải luôn tuyệt đối cẩn thận. Hãy thật cẩn thận mỗi khi bạn suy nghĩ bất cứ một điều gì! Nếu bạn không thật cẩn thận trong mọi ý thức, bạn có thể đem đến đau khổ cho chính bạn và cho người khác. Bạn đã hành động như vậy hằng vô lượng kiếp rồi. Nên nhớ kỹ, khi bạn gây đau khổ cho kẻ khác, bắt nguồn từ vô thức, đồng thời, bạn cũng vô tình gây đau khổ cho chính bạn. Tư tưởng luôn là con dao hai lưỡi. Nó chém bạn cùng một lúc khi bạn chém người khác.
Hai hay vài ba năm về trước, có một người Trung Đông, Uri Geller, ông ta đã xử dụng thần thông qua nguồn năng lượng của tư tưởng. Ông có biểu diễn pháp thuật trên đài BBC. Ông có thể bẻ cong bất cứ vật gì chỉ bằng qua ý nghĩ. Khi ông ra lệnh bằng sự tập trung tư tưởng, cái muổng lập tức bị bẻ cong ngay. Ông bẻ cong nó bằng tư tưởng của ông, một hiện tượng thật là hiếm có. Thậm chí, chính Uri Geller cũng không biết rằng ông có thể làm như vậy được.Hàng nghìn khán giả, trong lúc đó, đang ở nhà, cũng có xem cuộc trình diễn này. Khi ông biểu diễn pháp thuật tại đài Tivi để bẻ cong đồ vật. Ở ngay nhà của họ, tự nhiên có nhiều đồ vật bị rơi xuống đất và đều bị vặn vẹo, uốn cong. Hàng nghìn đồ vật ở Anh Quốc ở những địa điểm khác nhau đều bị uốn cong qua nguồn năng lượng được chuyển tải bởi tư tưởng của ông. Ông thí nghiệm quyền năng cách xa ông chỉ có ba mét mà thôi. Có nhiều chuyện lạ lung đã xảy ra. Đồ vật đều bị bẻ cong tại nhà của nhiều khán giả. Các đồ vật đều rơi xuống hoặc bị uốn cong hết. Thật lạ lùng!
Tư tưởng là thể vật chất, vật chất tràn đầy năng lượng siêu hình. Có một người phụ nữ ở Nga, Mikhailovana. Bà có thể biểu diễn quyền năng này với các đồ vật cách xa bà. Bà có thể lôi kéo đồ vật bay về hướng bà…chỉ qua ý tưởng của bà thôi. Nga sô là quốc gia Vô thần, một chủ nghĩa cộng sản. Họ đã thí nghiệm Mikhailovana bằng phương pháp khoa học. Mỗi khi bà biểu diễn quyền năng này, bà xuống đến hai cân Anh. Trong nửa tiếng đồng hồ biểu diễn, bà xuống hai cân Anh. Tại sao vậy?
Qua tư tưởng, bạn có thể ném đi nguồn năng lượng mãnh liệt này. Bạn có thể liên tục sử dụng quyền năng này. Tâm bạn như một bộ máy phát thanh. Bạn liên tục phát thanh những điều vô bổ. Bạn là một vật thể nguy hiểm. Bạn phát thanh không ngừng nghỉ. Có nhiều luồng năng lượng từ bạn được ném vào môi trường chung quanh bạn.
Thế giới này là một mạng lưới năng lượng khổng lồ. Thế gian này luôn đau khổ, bởi tất cả chúng sinh trên quả đất này đã phát ra quá nhiều nguồn năng lượng tư tưởng vô bổ vào không gian từ hằng vô lượng kiếp. Bạn càng tiến vào sâu hơn vào thế giới của tư tưởng, bạn sẽ càng khám phá quả đất này sẽ vô cùng an lạc, nếu chúng sinh giảm bớt đi mọi tư tưởng động thật vô cùng bình an. Tự nhiên rồi.
Cuộc sống vào thời đại đó không cần có Thiên đường. Tại sao? Dân số vào thời đó rất ít ỏi. Con người vào thời đại đó rất bình dị. Họ không biết tư duy. Họ cảm thọ hơn tư duy. Ngày xưa, loài người có thói quen hay nguyện cầu. Vào mỗi buổi sáng, việc đầu tiên họ làm là họ sẽ cầu nguyện. Vào mỗi tối hoàng hôn, họ lại cầu nguyện. Suốt một ngày, nếu họ có thời gian, họ sẽ lập tức cầu nguyện.
Cầu nguyện là gì? Cầu nguyện là gởi sự gia trì đến tất cả chúng sinh. Người cầu nguyện gởi lòng từ bi hồi hướng đến tất cả chúng sinh. Người cầu nguyện hướng nguồn tư tưởng khẳng định, vốn là nguồn thần dược sẽ điều trị mọi tư tưởng phủ định. Một sự thật minh triết về nguồn tư tưởng. Tư tưởng là vật thể, một nguồn năng lượng lớn lao và mãnh liệt. Bạn phải tuyệt đối cẩn thận mỗi khi bạn suy nghĩ một điều gì. Thông thường, bạn hay suy nghĩ lung tung chuyện một cách vô ý thức. Chúng ta khó tìm ra một người nào mà họ đã không phạm tội sát nhân qua tư tưởng. Chúng ta khó mà tìm ra cho ra được một người nào mà không phạm đủ thứ tội lỗi qua nguồn tư tưởng. Nên nhớ kỹ, bạn không là kẻ sát nhân, nhưng vì bạn cứ liên tục suy nghĩ làm sao bạn có thể sát hại một người nào đó, tư tưởng của bạn có thể tạo ra môi trường mà người đó tất nhiên sẽ bị giết. Có người còn có thể khống chế bạn qua tư tưởng. Có người thì rất yếu đuối. Họ không ý thức được tư tưởng của họ, nên các tư tưởng độc hại của họ không ngừng tuôn ra như dòng chẩy vào không gian. Nếu bạn sử dụng tư tưởng để khống chế người nào yếu đuối hơn, họ sẽ tuân phục bạn mà gây nên chuyện giết người.
Các bậc giác ngộ đã thấu rõ mọi huyền cơ vũ trụ, họ cho rằng, bất cứ những gì xảy ra trên trái đất này, mỗi chúng sinh đồng cùng gánh trách nhiệm. Bất cứ những gì xảy ra ở Việt Nam, không những Nixon phải gánh lấy trách nhiệm, người nào suy nghĩ về quốc gia này cũng phải gánh lấy một phần trách nhiệm. Chỉ có một người duy nhất không gánh trách nhiệm này thôi. Đó là người đã đạt được thành tựu Vô niệm. Mếu không, mỗi chúng ta đều phải hoàn toàn nhận lãnh trách nhiệm bất cứ những gì xảy ra trên địa cầu này. Nếu có địa ngục, bạn là người tạo tác cõi địa ngục. Bạn đã hợp tác cùng tất cả chúng sinh gây ra tình trạng này.
Đừng trút hết tất cả mọi trách nhiệm lên vai người khác. Bạn cũng phải nhận lãnh một phần trách nhiệm. Một hiện tượng cộng nghiệp. Căn bệnh có thể bùng nổ ở một nơi chốn nào đó, nhưng sự bùng nổ đó có lẽ hàng triệu, hằng triệu dặm cách xa bạn. Tư tưởng là hiện tượng của không gian. Nó không cần không gian. Tư tưởng di chuyễn rất nhanh. Ánh sáng không phóng đi nhanh bằng tư tưởng. Ánh sáng cũng phải cần có không gian. Tư tưởng có tốc độ nhanh nhất thế giới. Thật ra, nó không cần thời gian để vận hành. Có lẽ, khi bạn ở nơi chốn này, suy nghĩ một điều gì đó, thì nó đã xảy ra ở Hoa kỳ rồi. Làm sao bạn có thể nhận lãnh trách nhiệm này? Không có tòa án nào trừng phạt bạn. Tòa án tối thượng nhất của vạn hữu sẽ trừng phạt bạn. Bạn đã bị trừng phạt rồi. Vì vậy, bạn đã luôn đau khổ.
Có người đến hỏi. “Chúng tôi không đối xử tệ bạc với ai hết, nhưng tại sao chúng tôi luôn bị đau khổ vậy?” Có lẽ, bạn không tạo tác điều gì hết, nhưng tư tưởng thì cực kỳ vi tế. Mọi người bảo vệ họ qua hành động, nhưng họ không thể bảo vệ họ qua nguồn tư tưởng của chính họ. Đối với tư tưởng, tất cả mọi chúng sinh đều yếu đuối như nhau. Tâm vô niệm cần thiết nếu bạn muốn hoàn toàn giải thoát mọi tội lỗi, và nếu bạn muốn giải thoát bất cứ những gì đang không ngừng tiếp diễn chung quanh bạn. Một vị Phật là như vậy. Một vị Phật sống không qua tâm. Ngài không vướng bận trách nhiệm. Vì vậy, ngài không bao giờ góp nhặt nhân quả. Ngài không tích lũy để rồi vướng mắc tương lai. Ngài sống, ngài vận hành, ngài ăn, ngài giảng pháp, ngài hành xử. Ngài không tích lũy nhân quả.
Nhân quả là sự tạo tác. Tại Đông phương, nghe nói rằng, dù một vị Phật có sát nhân, ngài cũng không bị vướng vào vòng nhân quả. Tại sao? Rất đơn giản. Mỗi khi Đức Phật hành xử, ngài hành xử qua Vô niệm. Ngài tự nhiên đáp ứng. Chúng không là hành động. Ngài không tư duy. Mọi sự chỉ xảy ra.
Ngài không là một tác nhân. Ngài vận hành trong trống rỗng. Ngài không tâm. Ngài không tư duy khi ngài hành động. Nếu vạn hữu cho phép mọi sự xảy ra, ngài thản nhiên đón nhận nó xảy ra. Ngài không có tự ngã để cưỡng lại… Đó là ý nghĩa của tánh Không và Vô ngã. Anatta, Vô ngã. Bạn không tích lũy gì hết. Vì vậy, bạn không gánh trách nhiệm cho bất cứ điều gì xảy ra chung quanh bạn. Bạn hoán chuyển qua chúng. Mỗi tư tưởng của bạn sẽ tạo ra nghiệp chướng cho bạn và cho tất cả mọi chúng sinh. Hãy luôn cảnh giác! Khi tôi dặn dò bạn hãy cảnh giác, tôi không có ý là bạn chỉ suy nghĩ các tư tưởng thiện lành. Không đúng. Khi bạn suy nghĩ đến những ý tưởng thiện lành, bạn đã suy nghĩ đến các tư tưởng tội lỗi rồi. Làm sao thiện lành hiện hữu mà thiếu tội lỗi? Nếu bạn suy nghĩ đến tình yêu, sau nó, đã có mầm mống ghét bỏ rồi. Làm sao bạn yêu thương mà không nghĩ đến oán hận? Bạn không suy nghĩ, một cách vô thức là, tình yêu là lớp ý thức của tâm. Sân hận nằm sâu trong vô thức… Chúng đồng vận hành...
Khi bạn nghĩ đến sự thiện, bạn đã liên tưởng nghĩ đến sự ác. Bạn không thể suy nghĩ đến thiện mà không nghĩ ác? Bạn có thể nào suy nghĩ đến bất bạo động mà bạn không suy nghĩ đến bạo động hay không? Trong chính khái niệm đó, nó đã là sự bạo động rồi. Ngay chính từ ngữ “bất bạo động”, sự bạo động đã hội nhập. Trong chính khái niệm thiện, mầm mống của ác đã hiện hữu. Bạn nghĩ đến (Brahmcharya) pháp Tịnh thân, mà bạn không suy nghĩ đến tình dục hay không? Không thể. Tịnh thân là không suy nghĩ đến dục. Nếu Brahmacharya dựa trên ý tưởng của dục, thì Brahmacharya là gì đây?
Bản thể có một phẩm hạnh thuần khiết bằng cách bạn không còn sự tư duy, không còn tâm phân biệt, không còn thiện, không còn ác. Bạn đơn thuần an trú trong trạng thái Vô niệm. Bạn chánh niệm. Bạn ý thức. Bạn không suy nghĩ. Nếu suy nghĩ có tìm đến… Nó sẽ tìm đến… Sự tư duy không là bạn. Chúng trôi giạt trong không gian. Chung quanh bạn là bầu khí quyển. Nó tìm đến qua sự hài hoà của vũ trụ. Như không khí, nguồn tư tưởng bao bọc bạn.
Nó chấm dứt khi bạn tỉnh thức. Tỉnh thức là ngọn lửa đối trị mọi tư tưởng. Khi bạn tỉnh thức, mọi tư tưởng biến mất. Nó hoàn toàn tan biến. Tỉnh thức là nguồn năng lượng siêu vô tội trên tư tưởng. Bóng tối không thể đi vào, nếu bạn không tắt đi ánh sáng. Khắp nơi bóng tối sẽ lan tràn. Thời gian không mất mát. Không giây phút nào bị đánh mất. Chúng đều hiện hữu trong không gian. Nơi có luồng ánh sáng rực rỡ, bóng tối không thể chiếu vào. Tư tưởng là bóng tối. Nếu thiếu ánh sáng nội tại, chúng sẽ tìm đến. Tỉnh thức là ngọn lửa nội tại. Bạn càng tỉnh thức, tư tưởng càng sẽ ít tìm đến…
Nếu bạn thật sự hoà nhập trong tỉnh thức, vọng tưởng không thể xâm nhập bạn. Bạn trở thành một thành lũy không thể nào xuyên qua mà nó sẽ vô hiệu quá hoàn toàn mọi vọng tưởng nhiễu loạn. Không có gì có vượt qua bạn. Không phải là bạn trở thành thành lũy. Bạn hoàn toàn mở rộng, nhưng chính năng lượng tỉnh thức đã biến thành một thành lũy kiên cố. Khi không còn vọng tưởng xâm nhập, chúng đến rồi chúng đi qua bạn. Bạn sẽ thấy chúng đến. Mỗi khi chúng sắp đến gần bạn, chúng đều quay mình. Từ đó, bạn có thể vận hành đến bất cứ nơi nào. Bạn có thể viếng thăm địa ngục. Không còn gì có thể ảnh hưởng được bạn. Sự kiện này, chúng ta gọi là Giác ngộ.
Bây giờ, hãy cố hiểu đoạn kinh của Tilopa.
“Nếu con không còn bị vướng mắc
khi nhìn vào không gian.
Nếu từ tâm mà quan sát tâm
Mọi sự phân biệt bị tiêu trừ
Và con sẽ đạt ngay đến Phật tánh…”
"Nếu con không còn bị vướng mắc khi nhìn vào không gian." Đây là một kỹ xảo phương tiện, một phương tiện mà Mật Tông đã dạy: “Hãy nhìn vào không gian, trong bầu trời, không bị vướng mắc, nhìn với đôi mắt trống rỗng. Tuy nhìn, nhưng không nhìn. Chỉ với đôi mắt trống rỗng…”
Có đôi lúc, bạn thấy đôi mắt của người mất trí vô hồn. Người mất trí và thánh nhân đều giống nhau ở điểm đó. Khi người mất trí nhìn vào đôi mắt bạn, nhưng bạn nhận thấy ông không nhìn bạn. Ông nhìn xuyên qua bạn như bạn là chiếc gương trong suốt. Bạn cản trở ông. Ông không nhìn bạn. Đối với ông, bạn trong suốt. Ông nhìn vượt trên bạn, xuyên qua bạn. Ông nhìn mà như không nhìn bạn. Bạn không hiện hữu. Ông đơn thuần nhìn. Hãy nhìn lên bầu trời cao mà không tìm kiếm một cái gì. Nếu bạn muốn tìm kiếm một cái gì, đám mây nhất định sẽ tìm đến. “Trống rỗng” có nghĩa là sự bao la rộng lớn của bầu trời xanh. Đừng tìm kiếm bất cứ một đối tượng nào. Nếu bạn tìm kiếm đối tượng, chính sự Nhìn đã tạo nên đối tượng. Vầng mây đến, bạn thấy vầng mây. Đừng tìm kiếm đám mây đó. Thậm chí, nếu có các đám mây trôi lững lờ, bạn đừng nhìn chúng. Hãy đơn thuần nhìn. Hãy để chúng nổi trôi. Chúng hiện hữu nơi đó. Giây phút thực tại đến, bạn hài hoà với sự nhìn mà không nhìn. Những đám mây biến mất trong bạn, chỉ có bầu trời xanh bao la là còn lại. Thật là khó khăn, bởi đôi mắt bạn có thói quen hay tìm kiếm. Đôi mắt bạn luôn lục lọi tìm kiếm đối tượng. Hãy nhìn một hài nhi lúc mới sinh ra. Nó có đôi mắt giống như một nhà hiền giả. Nó có đôi mắt giống như đôi mắt của người mất trí.
Đôi mắt nó buông xả và tự nhiên. Đôi mắt của nó tập trung ở trung tâm. Nó cho phép đôi mắt của nó trôi nổi trong một góc nhỏ thật xa. Chúng không cố định. Cơ chế của đôi mắt vẫn là một chất lỏng. Thần kinh hệ chưa cấu trúc. Mọi sự nổi trôi. Một hài nhi nhìn mà như không nhìn. Đây là một cái nhìn của người mất trí. Hãy quan sát một đứa trẻ. Bạn cần có sự nhìn như vậy. Bạn cần có được thiên tính thứ hai này của hài nhi. Hãy quan sát một người mất trí. Người mất trí đã bị xã hội ruồng bỏ.
Xã hội là một thế giới cố định với các cuộc chơi, và những vai trò. Người mất trí bị mất trí bởi ông không có vai trò nào cố định ở hiện tại. Ông đã bị bỏ rơi. Ông đã buông xả một cách hoàn hảo. Một hiền giả hoàn toàn buông xả trong một bình diện khác. Ngài không mất trí. Thật ra, ngài cực kỳ sáng suốt. Toàn bộ thế giới này mới là điên cuồng trong sự cố định. Các bậc hiền giả cũng có vẻ hơi mất trí.
Hãy quan sát một con người mất trí. Đây là sự nhìn mà bạn nên cần phải có. Trong các khung trường cổ đại của Tây tạng, lúc nào họ cũng có dung chứa một người điên. Người mất trí này dành riêng cho những đạo nhân quan sát đôi mắt của ông ta. Một người điên thường vô cùng đắt giá. Ông được khám phá sau này. Một tu viện không thể tồn tại nếu thiếu vắng người điên. Ông trở thành đối tượng để các hành giả quan sát ông. Những người tầm đạo sẽ quan sát người điên này và đôi mắt của ông ta. Từ đó, họ sẽ cố gắng nhìn thế giới này một kẻ mất trí. Những ngày tháng như vậy thật là vô cùng tuyệt diệu.
Tại Đông phương, người mất trí không bao giờ bị đau khổ như họ bị đau khổ ở Tây phương. Tại Đông phương, họ được xem trọng. Họ là loại người đặc biệt. Xã hội chăm sóc cho họ. Họ được tôn trọng. Họ có phẩm hạnh của một nhà hiền triết, những yếu tố thuần khiết của một đứa trẻ. Ông khác với những nhân vật được xưng tụng là văn minh, tốt đẹp, và có nền văn hoá cao. Ông bị cách ly hoàn toàn. Dĩ nhiên. Ông đã rơi xuống. Một hiền nhân thăng hoa. Một người mất trí sa ngã. Sự khác nhau là như vậy…nhưng cả hai đều bị loại trừ. Họ có nhiều điểm giống nhau. Hãy quán sát kẻ mất trí này. Hãy cố gắng để đôi mắt bạn đừng chú tâm.
Tại Harvard, họ đã thử qua một cuộc thí nghiệm vài tháng trước đó. Họ đã kinh ngạc. Họ không thể nào tin được. Họ nỗ lực khám phá thế giới mà chúng ta thấy. Như vậy hay là không như vậy. Có nhiều khám phá vài năm trước đó. Chúng ta nhìn thế giới không qua thật tướng của chúng. Chúng ta nhìn chúng như chúng ta hy vọng nó được nhìn thấy.
Chúng ta luôn phóng chiếu lên nó. Có một câu chuyện xảy ra như vầy, một tàu thủy lớn lần đầu tiên cập bến một hòn đảo nhỏ ở biển Thái Bình Dương. Cư dân trên đảo chưa bao giờ thấy chiếc tàu nào lại đồ sộ như vậy. Chưa có một ai! Chiếc tàu thật là khổng lồ. Đôi mắt của họ đã quá quen thuộc với những tàu bè bé nhỏ. Họ chưa bao giờ thấy một chiếc tàu nào lại khổng lồ như vậy. Đôi mắt họ chối từ nhìn thấy chiếc tàu này.
Ở Havard, họ đã thí nghiệm trên một người thanh niên. Họ cho anh mang đôi mắt kiếng có các hình ảnh vặn vẹo. Anh mang mắt kiếng trong bảy ngày. Nó làm anh bị nhức đầu kinh khủng. Anh không thể ngủ. Thậm chí, khi nhắm kín mắt lại, anh vẫn thấy các hình ảnh méo mó đó…các khuôn mặt méo mó, cây cối méo mó, đường xá méo mó. Toàn bộ thế giới quanh anh đều bị méo mó hết. Thậm chí, anh không thể đi đâu được bởi anh không thể nào biết rõ “Hiện tượng nào mới là thật và hiện tượng nào mới chính là sự phóng chiếu qua đôi mắt kiếng?” Phép lạ bỗng xảy ra! Sau ba ngày, anh quen thuộc với những hình ảnh méo mó đó. Từ đó, anh bắt đầu nhìn thế gian này bằng cách nhìn méo mó. Trong một tuần, mọi sự đều tốt đẹp. Anh không còn bị đau đầu. Anh không còn bị vấn đề gì nữa. Các khoa học gia đều ngạc nhiên. Họ không tin cuộc thí nghiệm lại đi đến kết quả như vậy. Đôi mắt của anh hoàn toàn như không còn nữa. Đôi mắt kiếng vẫn tồn tại. Chúng mang các hình ảnh méo mó vặn vẹo… Đôi mắt của anh đã trực diện thế gian này với hình ảnh thể hiện mà anh đã được huấn luyện.
Không một ai biết là những gì bạn nhìn có thật sự tồn tại hay không. Có lẽ, sự vật vốn không hiện diện. Có lẽ, nó hiện diện với tính cách hoàn toàn khác hơn qua sự phóng chiếu của bạn. Mầu sắc bạn trông thấy, hình ảnh bạn nhìn thấy, mọi sự đều bị phóng chiếu qua sự nhìn của bạn. Mỗi khi tầm nhìn bạn cố định, bạn qua sự vật tuỳ thuộc vào sự kiện chúng có bị điều kiện hoá hay không. Vì vậy, con người mất trí thường có cái nhìn trống vắng, lạc lõng. Họ nhìn như không nhìn. Cái nhìn này thật cực kỳ tuyệt vời. Nó là một trong những kỹ xảo phương tiện của Mật Tông.
“ Nếu con không còn bị vướng mắc khi nhìn vào không gian… Đừng nhìn. Hãy trông thấy. Bắt đầu trong một vài ngày. Lần nữa và lần nữa, bạn sẽ thấy một vài thứ, chỉ bởi thói quen cũ. Chúng ta nghe âm thanh qua các thói quen cũ.” Chúng được nhận biết qua mọi thói quen xưa kia. Một trong các đại đệ tử của Gurdjieff , P. D. Ouspensky15, thường kỷ luật học trò của ông theo kỹ xảo này. Các đệ tử của ông đều chán ghét cách kỷ luật này. Có nhiều đệ tử bỏ đi bởi sự cưỡng ép này của ông. Nếu có người nào bảo, “Ngày hôm qua thầy nói rằng…” Ông lập tức ngăn lại: “Đừng nói như vậy. Hãy nói rằng. Tôi hiểu lời thầy giảng ngày hôm qua. Tôi đã hiểu. Đừng bảo rằng đó là điều tôi đã giảng. Anh không thể biết điều đó. Đề cập đến những gì mà anh đã nghe qua.” Ông nhấn mạnh điều này vì ông muốn họ nhận biết rằng mỗi con người chúng ta thường sống qua thói quen hơn là nhìn sự vật đúng với chân tướng của chúng.
Trong Thánh Kinh dạy như vầy…
“Cứ đơn giản nói rằng bạn hiểu những gì được ghi chú trong Thánh Kinh. “Với mỗi câu nói, ông nhất định đệ tử của ông là: “Luôn luôn nên nhớ kỹ đó là sự hiểu biết của anh. “
Chúng ta vốn có tật hay quên. Đệ tử của ông cũng quên rất nhiều lần. Mỗi ngày, ông đều cương quyết bắc buộc họ phải tu tập như vậy. Ông không cho phép họ được nói tiếp. Ông sẽ bảo, “Nói lại đi. Nên nói như vầy: Tôi hiểu điều thầy dạy. Đây là sự hiểu biết của tôi. Những gì anh nghe tuỳ thuộc vào sự cảm nhận của chính anh. Anh đang quán tưởng chính anh.”
Cần phải xã bỏ thói quen này. Để nhận biết vạn hữu, tất cả thái độ cố hữu này cần phải được buông bỏ tất cả. Đôi mắt bạn phải như là những cánh cửa sổ vậy. Đôi mắt của bạn không phải là một bộ máy phóng chiếu. Đôi tai của bạn cũng là một cánh cửa, không phải là một bộ máy phóng chiếu.
Có một câu chuyện đã xảy ra như vầy. Một phân tâm học gia, người học chung với Gurdjieff nỗ lực làm thử một cuộc thí nghiệm. Trong tiệc cưới, ông thử một thí nghiệm tuy đơn giản nhưng vô cùng hay. Ông đứng ở một góc. Ông đều quan sát họ mỗi một người khách khi họ đi ngang qua ông. Ông phác giác là không một ai chú tâm lắng nghe những gì mà người đối diện đã trao đổi với họ. Chính họ cũng không ý thức được những gì mà họ đã nói qua. Đây là một tiệc cưới của một tài phú.
Ông thử nhập cuộc với họ. Ông nói rất nhỏ với người đầu tiên, “Bà nội của tôi mới chết ngày hôm nay.” Người này vội vã chúc mừng ông ngay, “Thật là quí hóa quá. Thật là một sự kiện tốt đẹp đã xảy ra cho gia đình ông.” Với một người khách khác, ông cũng nói khá nhỏ. Người này cũng trả lời, “Anh thật là một người rất tốt.” Khi ông nói nhỏ với chú rể cũng câu nói như vậy, chú rể đáp: “ Ạnh đừng lo. Rồi cũng sẽ đến lượt anh thôi mà. “
Không một ai lắng nghe người khác đã nói gì. Bạn chỉ nghe những gì bạn muốn được nghe. Sự tầm cầu này chính là đôi mắt kiếng của bạn. Đôi mắt bạn cần nên là hai cái cửa sổ. Chúng phải được sử dụng như một phương tiện. Đôi mắt không buông bỏ một sự nhận biết nào. Nếu có vọng tưởng trôi qua tức là đã có sự ô nhiễm rồi. Bạn không nhìn thấy mọi sự vật đúng với thật tướng của chúng. Từ đó, bạn đã nẩy sinh vọng tưởng không cần thiết. Hãy mang sự sáng suốt vào đôi mắt và vào đôi tai của bạn. Tất cả mọi giác quan của bạn cần phải luôn sáng suốt. Mọi cảm nhận đều thanh tịnh. Sự sống sẽ hiển lộ với bạn. Khi bạn nhận biết sự sống, bạn nhận biết bạn là một vị Phật. Sự sống trong sự sống. Tất cả đều toàn thiện.
“Nếu con không còn bị vướng mắc
khi nhìn vào không gian.
Nếu từ tâm mà quan sát tâm…”
Bạn hãy ngắm nhìn bầu trời cao. Bạn hãy nằm trên mặt cỏ xanh tươi như nhung. Bạn chỉ cần nỗ lực hành một điều duy nhất. Đừng có công tìm kiếm bất cứ một cái gì trên bầu trời đó. Lúc mới bắt đầu, bạn sẽ không thực hiện được sự tu tập này. Bạn sẽ bị quên rất nhiều lần. Bạn không đủ khả năng để có thể ý thức. Mỗi khi bạn ý thức, đôi mắt đã không còn chú tâm. Hãy để đôi mắt của bạn buông xả. Bạn chỉ nhìn lên bầu trời cao… Bạn không tạo tác một hành động nào hết. Bạn chỉ nhìn thôi. Đừng thất vọng. Không sớm thì muộn, bạn có thể nhìn bầu trời mà không nhìn thấy những gì hiện hữu ở đó. Sau đó, bạn hãy thử thí nghiệm với bầu trời nội tại:
“Nếu từ tâm mà quan sát tâm…”
Bạn hãy nhắm đôi mắt của bạn lại. Bạn hãy quán chiếu nội tại. Bạn không chủ ý tìm kiếm một điều gì hết. Bạn chỉ nhìn với một cái nhìn thật trống vắng. Tư tưởng trôi qua trong bạn, nhưng bạn không nhìn thấy những tư tưởng đó. Bạn không có ý tìm kiếm chúng. Bạn đơn giản quán chiếu. Nếu chúng tìm đến, tốt. Nếu chúng không đến, cũng không sao. Bạn sẽ nhận thấy rằng các khoảng trống mở rộng dần ra. Một tư tưởng trôi qua, rồi một tư tưởng nữa trôi qua, và sau đó là một khoảng trống.
Mỗi ngày qua, với chánh niệm, bạn nhận thấy tư tưởng của bạn mỗi ngày càng thêm trong suốt hơn. Thậm chí, cứ mỗi khoảng cách của mỗi tư tưởng, bạn luôn thấy được khoảng không gian này. Bạn sẽ không ngừng nhìn thấy bầu trời sau đám mây đó. Bạn càng hài hoà với viễn cảnh, thì vọng tưởng càng biến mất dần đi. Sự suy nghĩ ít tìm đến hơn.
Khoảng trống bao la hơn. Mỗi giây phút trôi qua, tư tưởng không còn trụ nơi đó nữa. Mọi sự thật là yên tĩnh và vắng lặng bên trong. Lần đầu tiên, bạn hợp nhất, tuyệt đối cực lạc và hoàn toàn. Không còn một sự quấy nhiễu nào bên trong. Bạn sẽ tự tại hơn, tự nhiên hơn. Hành giả không bao giờ tự cưỡng ép chính mình. Hành giả sẽ không còn bị điều kiện hóa nữa.
“Mọi sự phân biệt bị tiêu trừ…”
Không thiện, không ác. Không tốt, không xấu..
“Và con sẽ đạt ngay đến Phật tánh…”
Phật tánh là sự tỉnh thức tối thắng nhất. Khi mọi phân biệt đều bị tiêu trừ, tất cả mọi phân biệt đều đánh mất, tất cả đều hợp nhất, chỉ có Một hiện diện... Bạn không thể gọi nó là “Một” bởi nếu đề cập nó, bạn lại bị lạc loài trong vòng vây của Nhị nguyên. Chỉ có Một hiện hữu. Làm sao bạn có thể gọi nó là “Một” mà không là “Hai.” Bạn không nói rằng chỉ còn có cái “Một”. Thật sự, cả “Hai” đều biến mất. Số nhiều biến mất. Bây giờ, chỉ còn lại sự bao la, không biên giới. Một thân cây hòa lẫn với một thân cây khác. Trái đất hòa lẫn với cây cối.
Cây cối hòa lẫn với bầu trời. Bầu trời tan biến vào sự tối thượng vi diệu. Bạn biến mất trong tôi. Tôi biến mất trong bạn. Mọi phân biệt đều tiêu trừ… tuôn tràn cùng với dòng chảy. Chúng đồng tan biến như những đợt sóng thủy triều biến mất nối tiếp nhau tan biến trong những đợt sóng khác… Một Tự tánh bao la và linh động, đầy tràn sinh khí, vô biên giới, không định nghĩa, và không còn sự phân biệt…Thánh nhân tan biến trong tội nhân. Tội nhân tan biến trong thánh nhân. Thiện là ác. Ác là thiện.
Đêm tan biến trong ngày. Ngày hoán đổi thành đêm… Dòng sống tan chảy trong sự chết. Sự chết biến hoá chập chùng trong sự sống… Vạn vật đồng thành Một… Ngay trong giây phút đó, Phật tánh đã đạt. Không còn cái gọi là Thiện, Không còn cái gọi là Ác. Không tội lỗi, không đức hạnh. Không tối, không sáng. Không phân biệt và phân biệt. Nếu có sự phân biệt là vì đôi mắt bạn đã bị điều kiện hóa.
Phân biệt chỉ là quá trình học hỏi. Sự phân biệt không hiện hữu trong vạn hữu. Bạn phóng chiếu sự phân biệt lên vạn hữu. Bạn mang sự phân biệt này vào thế gian. Sự phân biệt vốn không hiện hữu tại thế gian này. Đó là mưu kế của đôi mắt bạn. Đôi mắt bạn đang đùa giỡn với chính bạn.
“Như đám mây lang thang trên bầu trời
Không gốc rễ, không nơi trú ngụ, không phân biệt
Các ý tưởng nổi trôi trong tâm ta cũng thế
Khi con nhìn thấy được tự tánh
Thì mọi sự phân biệt đều chấm dứt…”
“Như đám mây lang thang trên bầu trời. Không gốc rễ, không nơi trú ngụ... Vọng tưởng là vậy. Nội tại bạn chân thực chính là vậy. Sự suy nghĩ bạn không gốc rễ. Chúng không nơi trú ngụ. Chúng chỉ là những đám mây trôi giạt. Bạn không nên vật lộn với chúng. Bạn không nên đối nghịch với chúng. Bạn không nên ngăn cản chúng. Bạn nên thông đạt sự hiểu biết này một cách thật sâu sắc. Khi một thiền giả tham thiền, có lúc, ông sẽ cố gắng ngăn cản luồng tư tưởng đang vận hành. Nếu hành giả cố gắng chấm dứt luồng suy nghĩ, chúng sẽ không bao giờ chấm dứt. Sự nỗ lực chấm dứt tư tưởng cũng là một tư tưởng. Chính nỗ lực tham thiền cũng là một tư tưởng. Chính nỗ lực đạt Phật tánh cũng là một tư tưởng. Làm sao bạn chấm dứt tư tưởng này với một tư tưởng khác được? Làm sao bạn ngăn cản cái tâm này bằng một cái tâm khác? Bạn sẽ bị dính mắc với cái tâm mới này. Hiện tượng này sẽ không ngừng tiếp diễn. Hiện tượng này sẽ không bao giờ kết thúc.
Đừng tranh đấu… bởi ai sẽ là người tranh đấu? Chỉ là luồng tư tưởng của bạn. Đừng biến bạn thành một bãi chiến trường, nơi tư tưởng này vật lộn với tư tưởng khác. Thay vì vậy, bạn hãy là một quan sát viên. Bạn hãy duy trì chánh niệm. Vọng tưởng không còn vận hành, không phải vì bạn nỗ lực ngăn cản chúng không được vận hành nữa.
Vọng tưởng chấm dứt vì bạn tỉnh thức hơn, không bởi ở nỗ lực bạn muốn ngăn cản chúng. Nếu bạn muốn ngăn cản chúng, chúng sẽ không chấm dứt. Chúng sẽ ngoan cố hơn. Nếu bạn nỗ lực, bạn sẽ ý thức rằng: Nếu bạn càng nỗ lực ngăn cản không cho tư tưởng vận hành, tư tưởng sẽ càng tăng cường độ. Tư tưởng cực kỳ ngoan cố và cứng đầu. Chúng là các Hatha Yogis18. Chúng vô cùng ngoan cố. Bạn muốn vất bỏ chúng, chúng quay về với một ngàn lẻmột lần mãnh liệt hơn. Bạn mệt mỏi, nhưng chúng sẽ không hề mệt mỏi. Chuyện như vậy đã xảy ra cho một hành giả. Ông chịu không nỗi nữa nên mới tìm đến Tilopa thỉnh cầu. Hành giả này muốn ngộ Phật tánh. Ông nghe nói Tilopa đã đắc ngộ. Tilopa đang cư trú trong một tu viện ở một nơi chốn nào đó tại Tây tạng. Hành giả này tìm đến lúc Tilopa đang tham thiền. Hành giả này thỉnh cầu Tilopa, “Thưa ngài, tôi muốn chấm dứt hết mọi luồng tư tưởng đang vận hành trong tôi.” Tilopa bảo, “Thật là một việc cực kỳ dễ dàng. Ta cho ông pháp này. Ông phải chuyên cần tu tập theo pháp đó mới được. Điều ông cần là ông nên tĩnh tọa. Ông không bao giờ bao giờ được suy nghĩ đến bất kỳ một con khỉ nào hết. Nếu ông chuyên cần tu tập theo pháp này, ta bảo đảm là ông sẽ đắc ngộ.” Hành giả này hỏi tiếp. “ Bạch ngài Tilopa, pháp này dễ như vậy sao? Đừng suy tưởng đến con khỉ à? Thật ra, tôi chưa bao giờ nghỉ đến khỉ cả.” Tilopa đáp, “Ông hãy tu tập như vậy đi. Ngày mai, ông lại đây tường thuật cho tôi biết kết quả của ông.”
Bạn có thể tưởng tượng được chuyện gì đã xảy ra cho người hành giả tội nghiệp này… Ông thấy khỉ bò khắp nơi. Đêm đó, ông không thể nào ngủ được. Mỗi khi ông mở mắt ra, ông lại thấy cả đàn khỉ đang ngồi đó trợn mắt nhìn ông. Mỗi khi ông nhắm mắt lại, ông lại thấy cả đàn khỉ làm trò hề trêu ghẹo ông. Ông thật là bực tức, “Tại sao vị đạo sư này lại dạy ta pháp gì mà quỷ quái như vậy?
Đàn khỉ này bỗng trở thành phiền não lớn của ta rồi. Ta chưa bao giờ bị phiền não bởi những con khỉ tai ác này.” Dù ông nỗ lực bằng mọi cách, vẫn vô hiệu quả. Sáng sớm, ông thử lần nữa. Ông đi tắm, rồi tham thiền lại, nhưng các con khỉ này vẫn không chịu rời bỏ ông. Tối đến, ông gần như bị mất trí.
Các con khỉ vẫn theo ông như bóng với hình. Đã vậy, ông còn trò chuyện với chúng nữa chứ. Ông sợ hãi quá. Ông phát hoảng lên nên phải vội chạy đi tìm Tilopa một lần nữa: “Xin ngài làm ơn cứu tôi.
Tôi không muốn cái pháp quỷ quái này nữa đâu. Trước kia, tôi bình an lắm mà. Tôi không muốn tham thiền nữa. Tôi không muốn đắc ngộ như ngài nữa. Xin ngài hãy rộng lòng cứu độ tôi ra sự phá phách của đàn khỉ ngoan cố này đi.”
Nếu bạn suy tưởng đến khỉ, chúng sẽ không thèm tìm đến bạn làm chi. Nếu bạn không muốn chúng tìm đến bạn, chúng sẽ theo đuổi bạn khắp mọi nơi chốn. Chúng cũng có tự ngã của chúng. Chúng sẽ không bỏ cuộc dễ dàng. Bạn nghĩ sao về chính bạn? Bạn không nên suy tưởng đến đàn khỉ quỷ quái này? Những con khỉ phá phách này tất nhiên là phải khó chịu rồi. Sự kiện như vậy đã xảy đến với rất nhiều thiền giả. Tilopa muốn đùa giỡn với thiền nhân này. Ngài muốn dạy thiền nhân này một điều rằng, nếu ông cố gắng chấm dứt tư tưởng của ông, ông sẽ không thể. Ngược lại, chính nỗ lực chấm dứt tư tưởng đó sẽ bổ túc thêm năng lượng cho nó. Chính nỗ lực trốn tránh nó đã chuyển hoá nó sự chú ý quá độ với nó rồi. Nếu bạn không muốn tư duy, bạn sẽ tư duy.
Nên nhớ kỹ hiện tượng này, nếu không bạn sẽ vô cùng khốn khổ. Người hành giả tội nghiệp đó bị ám ảnh bởi đàn khỉ cũng chỉ vì ông muốn chấm dứt sự vận hành của tư tưởng. Không cần phải chấm dứt sự tư duy. Tư duy không có gốc rễ. Chúng không có cả nơi chốn để cư ngụ. Bạn không nên lo lắng nhiều về chúng. Bạn chánh niệm mà không để ý đến chúng. Bạn chỉ đơn thuần duy trì chánh niệm.
Nếu chúng đến, tốt. Nếu không đến cũng không sao. Bạn đừng bao giờ tội nghiệp chúng. Chỉ cần một ý nghĩa là chúng bất thiện là bạn đã bắt đầu vật lộn với chúng rồi. Hãy xem chúng thật bình thường, thật tự nhiên, như lá xanh trên cây. Tư tưởng vọng loạn qua tâm. Hiện tượng này bình thường. Nó hoàn hảo như nó đã là. Bạn hãy là một chứng nhân viên vô tư. Bạn không thuận không nghịch đối với chúng. Bạn không mang ân huệ và bạn cũng không phê phán… Bạn cũng không đánh giá. Bạn an trú trong chính bạn, duy trì chánh niệm, nhìn mà như không nhìn.
Hiện tượng đó thường xảy đến. Bạn càng tìm kiếm, bạn càng không thấy nó. Bạn càng nỗ lực duy trì chánh niệm, tư tưởng càng được buông xả, tan biến. Khi bạn nhận biết hiện tượng này, bạn như đang nắm lấy chiếc chìa khoá vàng trong đôi tay bạn. Chìa khoá này sẽ mở cửa cho bạn bước vào cánh cửa hiện tượng thần bí nhất… hiện tượng của Phật tánh…
“Như đám mây lang thang trên bầu trời
Không gốc rễ, không nơi trú ngụ, không phân biệt
Các ý tưởng nổi trôi trong tâm ta cũng thế
Khi con nhìn thấy được tự tánh
Thì mọi sự phân biệt đều chấm dứt…”
Khi bạn nhận biết tư tưởng đang trôi giạt… Bạn không là tư tưởng, nhưng bạn là không gian nơi tư tưởng đang trôi giạt. Bạn chứng đắc quả vị tối thắng. Bạn thấu triệt hiện tượng tâm thức. Mọi phân biệt đều bị tiêu trừ. Không thiện, không ác. Mọi tầm cầu chấm dứt. Nếu không có gì là thiện, không có gì là ác, không có gì để tầm cầu, bạn không còn gì để trốn tránh.
Bạn chấp nhận. Bạn buông xả và tự nhiên. Bạn trôi giạt với vạn hữu. Bạn không đến nơi nào cả. Không có mục tiêu ở một nơi nào khác. Bạn không vận hành trong bất kỳ một mục tiêu no. Bạn thụ hưởng trong từng giây phút trôi qua. Bất kỳ những gì đến, bất kỳ những gì tìm đến, nên nhớ kỹ, bạn thụ hưởng nó. Bạn không còn tầm cầu. Bạn không còn mong đợi. Bạn yên nghỉ trong chánh niệm.
Hơi thở rơi vào thật tuyệt vời. Bạn chỉ hiện hữu nơi chốn này là đã là một sự an lạc tuyệt vời rồi. Vì mỗi giây phút của sự sống đều là một phép lạ, một phép lạ trong chính nó…
“Trong không gian,
tạo nhiều hình dạng và mầu sắc.
Nhưng không gian chẳng bị bất cứ mầu sắc nào
làm đổi dạng. Từ Tự tánh, mọi thứ đều xuất hiện
Nhưng chúng không bị ô nhiễm
bởi đức hạnh hay tội lỗi…”
Bạn nhận biết… Trong không gian, tạo nhiều hình dạng và mầu sắc…Những đám mây tạo ra quá nhiều hình dạng khác nhau. Bạn thấy voi, sư tử và bất kỳ những gì bạn muốn thấy. Trong những hình dạng của không gian, đầy mầu sắc, chúng không ngừng đến rồi đi… Nhưng không gian chẳng bị bất cứ mầu sắc nào làm đổi dạng…Bất cứ những gì xảy ra, bầu trời vẫn không bị ảnh hưởng, và không đổi dạng. Vào ban mai, nó rực lửa như là một ngọn lửa.
Ngọn lửa đó chiếu rọi từ vầng thái dương đỏ ối. Toàn bộ bầu trời đều đỏ rực. Trong màn đêm thăm thẳm, những mầu sắc đỏ chói biến mất. Toàn bộ mặt của bầu trời trở nên tối tăm và đen đủi. Rồi bình minh tìm đến mầu đen biến mất. Bầu trời vẫn không hề bị ô nhiễm, hoặc đổi dạng…
Thật ra, hiện tượng là như vầy. Mỗi khi bạn cho rằng bạn đang thay đổi dạng, đó chỉ là một sự suy nghĩ. Khi bạn suy nghĩ bạn thiện hay ác, thánh thiện hay tội lỗi, hiền nhân hay tội nhân, cũng chỉ là một sự suy nghĩ. Bầu trời nội tại của bạn không bao giờ biến đổi mầu sắc hay thay hình đổi dạng. Nó là Chân tánh của bạn. Nó không bao giờ bị biến đổi trở thành một cái gì khác. Tất cả sự trở thành là sự đồng hóa của hình tướng, danh tự, và mầu sắc. Có nhiều hình tướng nổi lên trong không gian… Sự Trở Thành… Tự tánh đã sẵn có trong bạn. Bạn đã là nó rồi. Bạn không cần phải trở thành những gì mà bạn muốn được trở thành…
Hãy nhìn lên bầu trời. Mùa xuân đến, không gian tràn ngập mọi loài chim líu lo, những đóa hoa nở rộ chan chứa hương thơm. Rồi đến mùa hạ, đến mùa thu. Mưa đổ tầm tã… Mọi sự đổi thay, thay đổi. Tất cả đều xảy ra trong bầu trời, nhưng dù vạn vật có luân chuyễn, vẫn không làm nó thay hình đổi dạng. Nó vẫn giữ sự khoảng cách sâu thẳm. Nó tồn tại khắp chốn, khắp mọi nơi, nhưng xa cách, thật gần mà cũng thật xa…
Một thiền nhân gần giống như một bầu trời. Ông sống trong thế giới… Cơn đói đến rồi cảm giác no nê: Xuân tàn, đông đến. Ngày tốt, ngày xấu: Thái độ tốt, vui vẻ hoan lạc, sung sướng. Thái độ xấu, tuyệt vọng, buồn bã, nặng nề. Mọi sự đến rồi đi, ông vẫn luôn là một chứng nhân. Ông không còn đồng hóa ông với bất kỳ những gì hiển hiện. Sự bất đồng hóa chính là hiện tượng chân thực của một hành giả. Hành giả là sự đang khai hoa vi diệu nhất, nơi sự bùng vỡ có thể xảy ra…
Trong không gian, tạo nhiều hình dạng và mầu sắc
Nhưng không gian chẳng
bị bất cứ mầu sắc nào làm đổi dạng
Từ Tự tánh, mọi thứ đều xuất hiện
Nhưng chúng không bị ô nhiễm
bởi đức hạnh hay tội lỗi…
Đức Phật chứng được quả vị tối thượng, Chánh đẳng Chánh giác. Có người vấn: “Ngài chứng được gì?” Ngài cười lớn bảo: “Không có gì là chứng ngộ. Bất kỳ những gì ta chứng đều đã sẵn có trong ta rồi. Không phải là một điều gì mới mà ta đang chứng. Nó đã sẵn có trong ta từ vô lượng kiếp. Ta chỉ không nhận biết nó. Nó chính là Tự tánh của ta, nhưng ta không cảnh giác nó. Ta không nhận biết nó. Kho tàng đã sẵn có, nhưng chính ta đã không hề nhớ hoặc hay biết.”
Bạn đã quên. Chỉ là vậy. Đó là sự vô minh của bạn. Giữa bạn và một vị Phật, không có gì khác nhau. Tự tánh của bạn và một vị Phật đều như nhau. Chỉ có một sự khác nhau duy nhất. Sự khác nhau này là bạn không nhận thức được bạn là ai, còn ngài thì nhận thức được. Bạn và ngài đều như nhau. Ngài nhớ bổn tánh của ngài, bạn thì không.
Ngài tỉnh thức. Bạn vẫn say ngủ.
Hãy nỗ lực sống bằng cách luôn duy trì chánh niệm. Tilopa đề cập đến nhiều pháp môn thiện xảo. Hãy sống trong thế gian như bạn là bầu trời. Hãy biến nó thành phong cách riêng biệt của Chân Tánh. Nếu có ai giận bạn, chửi bới bạn, hãy duy trì chánh niệm. Nếu sân hận nổi lên, bạn vẫn không ngừng chánh niệm. Bạn hãy luôn là một chứng nhân trên những ngọn đồi cao. Bạn hãy luôn quan sát thân tâm, chánh niệm và chánh niệm. Chỉ bằng ở sự duy trì chánh niệm, nhưng bạn không tầm cầu bất kỳ một đều gì. Bạn không bị ám ảnh bởi bất kỳ một điều gì. Khi sự nhận biết của bạn trở nên rõ ràng, đột ngột, trong khoảnh khắc nào đó, trong thời gian vô hạn, bạn tỉnh thức hoàn toàn. Bạn là một vị Phật. Bạn trở thành một đấng Giác Ngộ Hoàn Hảo, Chánh đẳng Chánh giác. Đức Phật đã chứng được quả vị gì? Ngài không chứng quả vị gì hết. Ngược lại, ngài đã đánh mất tất cả: Sự đau khổ, bao nhiêu phiền não, đau đớn cùng cực, mọi căng thẳng, bồn chồn, tham vọng, ganh tỵ, hận thù, ám ảnh, và bạo động… Ngài đánh mất tất cả. Ngài không chứng được một điều gì. Ngài chứng được những gì vốn đã sẵn có… Ngài đã nhận thức…

Chú thích:
11 Samadhi: Tam muội (dừng mọi vọng tưởng). Trong Phật giáo Đại Thừa, “samadhi” chỉ sự thăng bằng bên trong, sự yên tĩnh và tập trung tinh thần, hay trạng thái tĩnh tâm hoàn toàn của tinh thần, nhưng không mất đi ý thức về hiện thực. Đây là một trạng thái phi nhị nguyên, mà đặc trưng của nó là mọi sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng, bên trong và bên ngoài, đều biến mất. Chủ thể và đối tượng chỉ là một.
10 Satori (jap): Trong Thiền trạng thái ngộ là trạng thái của Phật tâm hay tịnh thức.
12 Gurdjieff là một đạo sư người Nga, thầy của O.D. Ouspensky, sống khoảng tiền bán thế kỷ 20.
13 Nama và Rupa: Thân và tâm. « Danh Sắc » là từ chỉ chung là hai yếu tố tâm lý và vật lý mà nếu nói chi tiết chính là ngũ uẩn. Danh Sắc là yếu tố thứ tư trong mười hai nhân duyên và do yếu tố thứ ba, Thức, sinh ra. Không có Thức thì không có Danh Sắc.
14 Eddington, một đại vật lý nói: “Khái niệm chất thể vật chất đã biến mất khỏi vật lý những hạt căn bản”. Ông nói tiếp: “Gốc rễ chung từ đó sự hiểu biết khoa học và mọi hiểu biết khác phát sinh... là nội dung của ý thức tôi”.
15 P. D. Ouspensky: (03/04/1878-10/02/1947) Triết gia Nga, tác giả các tác phẩm như tác phẩm Bình Diện Thứ Tư (The Fourth Dimension, đại tác phẩm Tertium Organum: The Third Canon of Thought , In Search of The Miraculous, và tác phẩm The Fourth Way. Ông là một trong những đại đệ tử của đạo sư Nga G. I. Gurdjieff.
16 Andre Gide, nhà văn sĩ và triết học lớn của Pháp có nói: “Hãy ngắm nhìn sự vật y như nó đã xảy ra, đừng mong ước nó phải xảy ra theo lòng mình như thế nào.”
17 Lục Tổ Huệ Năng bảo: “Đừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác, ngay trong lúc đó thì bản lại diện mục sẽ hiện tiền.”
18 Hatha Yogis: Các hành giả tu luyện pháp Du Già Hatha Yoga, Hatha yoga là nền tảng của tất cả các môn yoga. Hatha có nghĩa là Mặt Trời (hat) và Mặt Trăng (ha), là cân bằng giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi. Một yogi (người tập luyện yoga) muốn đi đến đỉnh cao phải qua ngưỡng cửa này. Ai muốn sống hoàn hảo trong cuộc đời với mọi chu toàn bổn phận thì đây là đường đi lí tưởng nhất. Gọi Hatha yoga là dưỡng sinh tức là đánh thấp giá trị của nó vì trong Hatha yoga có các môn khác và trong các môn khác đều có Hatha yoga. Dù ở vào pháp môn nào, các bước căn bản mà một yogi phải theo là: Giới (Yama), Luật (Niyama), Điều thân (Asana), Điều khí (Pranayama), Điều Tâm (Pratyahara), Tập trung (Dharana), Thiền (Dhyana) và Định (Samadhi).
Xem tiếp Chương 3Quay về Mục lục

Ads Belove Post