Read more
Osho – Kỉ luật của siêu việt – Tập 3
Chương 2. Để đó là cầu nguyện
Câu hỏi thứ nhất:
Bài nói hôm qua của thầy thật tàn nhẫn, sắc bén và làm tan nát. Tôi cảm thấy qua suốt bài nói này một cuộc giải phẫu sâu sắc đang xảy ra bên trong tâm lí tôi. Đây là cái gì vậy, thưa Osho? Cùng với việc nói miệng này thầy có truyền cái gì khác cho người nghe không?
Lời nói, lời nói miệng, chẳng liên quan gì tới việc truyền cái gì cho bạn cả. Lời nói miệng chỉ là đồ chơi, cho nên bạn có thể chơi với nó. Khi bạn bị cuốn hút với những lời này, tôi có cơ hội để làm điều gì đó với bản thể bạn - bằng không bạn sẽ không cho phép tôi đâu.
Cho nên bất kì điều gì tôi đang nói cũng chỉ để giữ cho bạn bị dính mắc vào. Một khi tâm trí bạn đã dính mắc vào với những lời này rồi, bạn thành sẵn có cho tôi, trái tim bạn thành sẵn có cho tôi. Khi tâm trí không dính mắc vào, tâm trí vận hành như rào chắn, trái tim trở thành không sẵn có.
Cho nên công việc thực không phải qua lời - công việc thực là qua sự hiện diện. Nếu bạn dừng suy nghĩ và bạn có thể gạt tâm trí mình sang bên, thế thì không cần tôi nói chút nào, thế thì im lặng sẽ có tác dụng - bởi vì cái sẽ xảy ra là xảy ra qua im lặng. Nó sẽ xảy ra không qua bất kì trao đổi bằng lời nào, nó sẽ xảy ra ở mức độ sâu hơn mà lời có thể đạt tới, ở mức độ sâu hơn của bản thể bạn, nơi tâm trí chẳng có gì mà nói.
Tâm trí chỉ là bề mặt, chu vi của bản thể bạn. Nó không phải là trung tâm của bạn. Nhưng chu vi đã trở thành quá mạnh. Nó bao quanh bạn như lớp vỏ cứng, nó đã trở thành nhà tù của bạn. Bạn cần cái gì đó hấp dẫn, thú vị tới mức tâm trí bạn bị cuốn hút hoàn toàn vào trong nó.
Và đôi khi tôi sẽ làm tan nát - tôi phải làm thế. Đôi khi tôi phải tàn nhẫn, bởi vì đó là cách duy nhất để giúp bạn, đó là cách duy nhất để phá huỷ bạn, triệt tiêu bạn, và cho bạn cơ hội được tái sinh. Như bạn hiện tại thì bạn phải biến mất. Như bạn hiện tại thì bạn phải chết, chỉ thế thì cái mới mới có thể nảy sinh ra từ bạn. Bản ngã phải biến mất cho bản thể thực của bạn hiện hữu. Tâm trí phải dừng lại cho Thượng đế hiện hữu. Cái biết phải bị vứt bỏ để cái không biết được đón chào.
Đôi khi tôi khuyên nhủ. Đôi khi tôi phá tan tành. Đôi khi qua trìu mến và tình yêu, tôi cố gắng cám dỗ bạn vứt bỏ tâm trí. Đôi khi tôi đập mạnh búa vào nó. Tôi thay đổi như khí hậu quanh năm. Và bạn phải ở cùng tôi trong mọi khí hậu - chỉ thế thì bạn mới có khả năng biết tôi. Và bạn phải ở cùng tôi trong mọi dạng của tôi - chỉ thế thì bạn mới có khả năng thấy cái vô dạng.
Nếu bạn cho phép tôi một cách dễ dàng, ca mổ là rất dễ dàng. Nếu bạn không cho phép tôi dễ dàng, nếu bạn tranh đấu, kháng cự, không hợp tác, bạn tạo ra xung đột, thì thế nữa ca mổ vẫn cứ được tiến hành - một khi tôi đã chấp nhận bạn làm đệ tử của tôi, bây giờ chính trách nhiệm của tôi là bạn phải được biến đổi - thế thì ca mổ sẽ khó khăn. Nhưng khó khăn đó tới bởi vì kháng cự của bạn, bạn nhớ điều đó.
Đôi khi tôi phải làm tan nát chỉ bởi vì kháng cự của bạn quá nhiều.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
Joe Levy tới nơi nghỉ trên núi hàng đầu cho kì nghỉ cả tuần. Đêm đó khi anh ta đặt bữa tối thì người phục vụ bảo anh ta rằng anh ấy đặc biệt gợi ý nên dùng món súp gà. Joe đáp, "Tôi ghét món súp. Tôi chưa bao giờ ăn súp cả. Tôi cóc cần." Anh ta ăn tối, chơi bài, rồi về phòng nghỉ sớm và rơi vào giấc ngủ.
Đến nửa đêm, người ở phòng dưới phòng anh ta bỗng nhiên bị ốm và bác sĩ nhà nghỉ khuyên rằng họ nên đưa một cô y tá tới và tiến hành thụt. Cô y tá tới và lại vào nhầm phòng của Joe Levy, và trước khi anh ta nhận ra điều gì xảy ra cho mình thì cô ấy đã thụt xong cho anh ta rồi bỏ đi.
Khi trở về New York, bạn bè anh ta hỏi anh ta thích khách sạn đó thế nào. Anh ta nói, "Khách sạn rất đẹp đấy, nhưng nếu các bạn mà tới đó và người phục vụ gợi ý rằng bạn ăn súp, ăn súp, bằng không họ sẽ tọng nó vào bạn bằng mọi cách."
Cho nên hợp tác với tôi đi...!
Câu hỏi thứ hai:
Thưa Osho kính yêu,
Thầy kể cho chúng tôi biết bao nhiêu là chuyện cười - bí mật cơ sở của chuyện cười là gì và tại sao thầy lại kể chúng?
Tôi phải kể chuyện cười cho bạn, bằng không bạn sẽ ngủ mất. Chuyện cười làm chấn động bạn, lôi bạn trở lại trong nhận biết. Nó là cú sốc điện nhỏ. Đấy là cái hay của chuyện cười, và đấy là bí mật của chuyện cười. Ngay cả một tâm trí đờ đẫn nhất cũng không thể nào còn không tỉnh táo khi chuyện cười được kể ra. Ngay cả kẻ ngù ngờ nhất, người ngu nhất, cũng sẽ trở nên quan tâm - ngay cả người đang ngáy cũng sẽ thoát ra khỏi việc ngáy của mình và sẽ bắt đầu lắng nghe điều đang diễn ra.
Đấy là cái hay của chuyện cười. Chuyện cười là cái gì đó đem vào trong bạn nhận biết tinh tế. Nhận biết tới bởi vì bạn phải lắng nghe chuyện cười rất tỉnh táo, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ điểm chốt. Nếu bạn bỏ lỡ một từ trong chuyện cười, cả chuyện cười bị mất rồi. Chuyện cười là một thứ rất nhỏ - có vài dòng thôi. Bạn không thể nào không nhận biết được. Nếu bạn bỏ lỡ một dòng, bạn sẽ không thể nào hiểu được nó.
Và chuyện cười lấy chỗ ngoặt bất ngờ - đó là bí mật của nó - chỗ ngoặt rất không ngờ tới. Chuyện cười không logic, đó là lí do tại sao tôi lại thích chuyện cười - chúng là phi logic. Dầu vậy, chúng vẫn có logic riêng của mình. Chuyện cười là phi logic ấy vậy mà vẫn logic - rất nghịch lí. Chuyện cười lấy chỗ ngoặt phi logic đến mức bạn chưa bao giờ trông đợi cả. Nếu bạn có thể trông đợi được, nhiều vui thích sẽ bị mất đi.
Nếu chuyện cười mà là qui tắc tam đoạn luận đơn giản, tam đoạn luận theo Aristotel, bạn có thể đơn giản cứ tiếp tục và bạn có thể cảm thấy kết luận nào đang tới, và bạn có thể kết luận bởi vì tiền đề đã được cho; nếu bạn có thể kết luận một cách logic, cứ như hai với hai là bốn, đấy không thể là chuyện cười được - bởi vì hai với hai là bốn. Khi ai đó nói 'hai với hai' bạn đã biết kết luận rồi: nó sẽ là bốn. Nếu chuyện cười tuyệt đối và kết luận lại không ngớ ngẩn, thế thì nó không phải là chuyện cười, nó sẽ không gây chấn động bạn vào nhận biết.
Chuyện cười lấy chỗ ngoặt rất không dự kiến được. Và vậy mà khi bạn đã nghe tới dòng cuối, bạn bỗng nhiên nhận ra rằng có logic trong nó - không theo kiểu Aristotel, vô-Aristotel. Khi bạn đã nghe đến dòng cuối, bạn bỗng nhiên nhận ra, rồi, mọi thứ trở thành rõ ràng. Nếu chuyện cười hoàn toàn ngớ ngẩn, thì thế nữa nó sẽ vô nghĩa, bởi vì thế thì kết luận sẽ không trong tính liên tục với toàn bộ câu chuyện; thế thì sẽ có sự gián đoạn và bạn sẽ không thể nào biết làm sao nối chúng lại.
Chuyện cười phải không được hoàn toàn logic, chuyện cười phải không hoàn toàn phi logic - nó phải ở đâu đó chỗ giữa, rất mơ hồ, mơ màng, bị bao quanh bởi sương mù. Bạn không thể hình dung ra được nó sẽ đi tới đâu, và đó là lí do tại sao nó lại trở thành hấp dẫn. Và nó lấy chỗ ngoặt bất ngờ đến mức trong một dòng nó có đó trong tính toàn bộ của nó.
Để tôi kể cho bạn một chuyện cười:
Một giáo đường Do Thái đang thu tiền để xây toà nhà mới cho giáo đường - toà nhà cũ đã mục nát và sắp đổ. Họ làm đủ mọi cách có thể làm được để thu nhiều tiền hơn.
Họ đã bán vé xổ số và thế rồi kì mở xổ số được tiến hành, và ông chủ tịch cộng đồng công bố giải ba: đấy là một chiếc máy thu hình đẹp, và người được nó rất hạnh phúc. Thế rồi ông ấy công bố giải hai - tất nhiên, người được nêu tên đang hi vọng về cái gì đó như chiếc xe Cadillac, Impala, Mercedes, cái gì đó giống như vậy. Nhưng khi ông ta tới thì ông chủ tịch lại trao cho ông ta một cái hộp nhỏ. Ông ta lập tức mở nó ra ngay - hừ? - ông ta phân vân với cái có trong hộp. Và chẳng có gì nhiều cả: sô cô la, bánh. Ông ta nói, "Cái gì thế này? Ông chắc đã quên mất, ông phải đã đặt nhầm cái gì đó. Với giải ba ông đã trao chiếc máy thu hình - còn giải nhì, chỉ có bánh thôi sao? Điều này là vô nghĩa!"
Ông chủ tịch nói, "Ông không hiểu điều đó: vợ của ông giáo sĩ bản thân bà ấy đã chuẩn bị nó cho ông đấy."
Người này phát khùng. Ông ta nói, "Đéo vợ ông giáo sĩ!"
Ông chủ tịch nói, "Đấy là giải nhất."
Bây giờ đây là chuyện cười! Bạn không thể trông đợi được, điều đó là không thể được, nhưng một khi nó có đó thì mọi thứ trở thành rõ ràng. Kết luận làm cho toàn bộ câu chuyện thành rõ ràng. Nhưng nếu kết luận chưa được trao cho bạn, thì bạn sẽ không có khả năng đi tới nó một cách logic.
Logic xử lí theo các bước, từ đầu tới cuối. Chuyện cười lan ngược, từ cuối về đầu - đó là cái đẹp của nó. Và nó đem lại tiếng cười, bởi vì khi câu chuyện diễn ra thì bạn trở nên căng thẳng - hừ? - bạn muốn kết luận ngay lập tức. Bạn trở nên rất tò mò về nó, điều sẽ xảy ra. Bạn bắt đầu rộn ràng với năng lượng. Bạn trở nên tỉnh táo, tỉnh táo hơn, sống động hơn - và năng lượng có đó; bạn không thể xả nó ra được. Nó lên đến cao trào. Thế rồi dòng mấu chốt tới và toàn bộ năng lượng lan khắp bản thể bạn. Đó chính là tiếng cười là gì.
Và tôi phải kể chuyện cười, bởi vì những điều tôi đang nói là tinh tế, sâu sắc và sâu lắng đến mức nếu tôi đơn giản cứ nói cho bạn về những điều đó, bạn sẽ rơi vào giấc ngủ và bạn sẽ không có khả năng nghe hay hiểu. Bạn sẽ vẫn gần như điếc.
Tôi càng nói cho bạn chân lí sâu sắc bao nhiêu, tôi càng chọn chuyện cười tồi bấy nhiêu cho nó. Chân lí cao nhất tôi định kể, tôi phải đi tìm chuyện cười thấp nhất. Đó là lí do tại sao ngay cả chuyện cười bậy bạ... tôi cũng chẳng bận tâm. Ngay cả chuyện cười bậy bạ cũng có thể có ích - còn có ích hơn thế bởi vì nó có thể gây chấn động cho bạn tới tận gốc rễ, tới tận tâm can. Và đó mới là toàn bộ vấn đề! Nó giúp cho bạn trở lại với sự tỉnh táo của mình. Khi tôi thấy bạn tỉnh táo, tôi lại nói điều tôi muốn nói với bạn. Khi tôi lại thấy bạn trượt vào giấc ngủ, thì tôi phải đem chuyện cười vào.
Nếu bạn thực sự lắng nghe với sự tỉnh táo, sẽ không có nhu cầu - tôi có thể nói chân lí một cách trực tiếp. Nhưng điều đó là khó. Bạn bắt đầu ngáp... và cười thì tốt hơn là ngáp.
Câu hỏi thứ ba:
Tôi sẽ sớm đi phương Tây. Osho ơi, nếu ở đó tôi gọi thầy, sự giúp đỡ của thầy có sẵn có cho tôi như nó đã có sẵn ở đây không?
Gọi tôi chỉ khi điều đó là tuyệt đối cần thiết, khi bạn thấy rằng bây giờ chẳng cái gì có thể làm được. Trước hết cố làm tất cả mọi điều bạn có thể làm được đi. Và trong một trăm trường hợp, thì chín mươi chín trường hợp bạn sẽ không cần gọi tới tôi. Và nếu bạn đã không gọi tới tôi trong chín mươi chín trường hợp, bạn đã kiếm được trường hợp thứ một trăm rồi - bạn có thể trông đợi tôi theo mọi cách có thể. Nhưng đừng làm điều đó thành việc thường ngày.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại - và nó là một giai thoại thực. Nó đã xảy ra. Và tôi nói nó là thực bởi vì nó tới tôi từ một nguồn rất tin cậy: Kamal đã gửi câu chuyện này cho tôi.
Một hôm, Swami Arup Krishna, biệt hiệu Chinani, và Sadar Gurudayal Singh đi tới đạo tràng. Trời đã mưa hai, ba ngày rồi và mọi con đường đều bùn lầy ngập ngụa và nước bẩn văng mọi nơi, bùn lầy nước đọng tràn ngập. Và Gurudayal bị trượt chân. Không chỉ thế đâu: một đồng tiền nhỏ rơi từ túi anh ta ra và mất hút vào trong đống bùn lầy nước đọng.
Anh ta lập tức kêu toáng lên, "Satya Sai Baba, Satya Sai Baba - cứu tớ!"
Tất nhiên, Arup Krishna rất ngạc nhiên. Anh ta nói "Gurudayal, cậu có phát rồ không đấy? Cậu là đệ tử của Osho cơ mà!"
Gurudayal nói, "Cậu ngụ ý gì? Tôi mà lại gọi Osho trong nước bẩn của đống đống bùn lầy này sao?!"
Cho nên nhớ lấy điều đó: bất kì khi nào bạn thực sự cần, và không chỉ nước bẩn và bùn lầy không đâu, và không chỉ một đồng tiền nhỏ bị mất - thế thì theo Gurudayal.
Câu hỏi thứ tư:
Tâm trí có thể tự tử được không?
Tâm trí không thể nào tự tử được, bởi vì bất kì cái gì tâm trí có thể làm đều sẽ làm mạnh thêm cho tâm trí. Bất kì việc làm nào trong quá khứ cũng đều có thể làm cho tâm trí thành mạnh hơn. Cho nên tự tử là không thể được.
Tâm trí làm cái gì đó nghĩa là tâm trí tiếp tục bản thân nó - cho nên điều đó không trong bản chất của mọi sự. Nhưng tự tử xảy ra. Tâm trí không thể nào làm điều đó được - hử? - để tôi làm thật rõ điều này: tâm trí không thể nào tự tử nó được, nhưng việc tự tử xảy ra. Nó xảy ra qua quan sát tâm trí, không bởi việc làm cái gì cả.
Người quan sát là tách khỏi tâm trí, nó sâu hơn tâm trí, cao hơn tâm trí. Người quan sát bao giờ cũng ẩn sau tâm trí. Một ý nghĩ thoáng qua, một cảm giác gợi lên - ai đang quan sát ý nghĩ này? Không phải là bản thân tâm trí - bởi vì tâm trí chẳng là gì ngoài quá trình của ý nghĩ và cảm giác. Tâm trí chỉ là sự lưu thông của ý nghĩ. Ai đang quan sát nó? Khi bạn nói, "Một ý nghĩ giận giữ đã khởi lên trong tôi," thì 'tôi' là ai? ý nghĩ đã khởi lên trong ai? Ai là bình chứa? ý nghĩ là nội dung - ai là bình chứa?
Tâm trí giống như khi bạn in cuốn sách: trên giấy trắng, sạch, từ xuất hiện. Tờ giấy trống rỗng đó là bình chứa và các từ được in lên là nội dung. Tâm thức giống như tờ giấy trống rỗng. Tâm trí giống như tờ giấy đã viết, đã in.
Bất kì cái gì tồn tại như sự vật bên trong bạn, bất kì cái gì bạn có thể thấy và quan sát, đều là tâm trí. Người quan sát không phải là tâm trí, cái được quan sát là tâm trí.
Cho nên nếu bạn có thể cứ đơn giản quan sát, không kết án, không theo bất kì cách nào tạo ra xung đột với tâm trí, không mê đắm nó, không theo nó, không chống nó, nếu bạn có thể đơn giản có đó dửng dưng với nó, thì trong cái dửng dưng đó việc tự tử xảy ra. Không phải là tâm trí tự tử: khi quan sát phát sinh, nhân chứng có đó, tâm trí đơn giản biến mất.
Tâm trí tồn tại với hợp tác hay xung đột của bạn. Cả hai đều là những cách hợp tác - cả xung đột nữa! Khi bạn đánh nhau với tâm trí, bạn đang trao cho nó năng lượng. Trong chính việc đánh nhau của mình bạn đã chấp nhận sức mạnh của tâm trí trên bản thể mình. Cho nên dù bạn hợp tác hay bạn xung đột, trong cả hai trường hợp tâm trí đều ngày một trở nên mạnh hơn.
Chỉ quan sát. Là nhân chứng. Và dần dần, bạn sẽ thấy lỗ hổng phát sinh. Ý nghĩ này thoáng qua, và ý nghĩ khác còn chưa tới ngay tức thì - có một khoảng hở. Trong khoảng hở đó là an bình. Trong khoảng hở đó là tình yêu. Trong khoảng hở đó là tất cả những cái bạn bao giờ cũng tìm kiếm - mà chẳng bao giờ tìm thấy. Trong lỗ hổng đó, bạn không còn là bản ngã nữa. Trong lỗ hổng đó bạn là bao la, mênh mông, khổng lồ! Trong lỗ hổng đó bạn là một với sự tồn tại - rào chắn không tồn tại. Các biên giới của bạn không còn đó nữa. Bạn tan ra trong sự tồn tại và sự tồn tại tan ra trong bạn. Các bạn bắt đầu chờm lấp lên nhau.
Nếu bạn cứ quan sát và bạn không bị gắn bó với những lỗ hổng này… bởi vì bây giờ điều đó là tự nhiên, bị gắn bó với những lỗ hổng này. Nếu bạn bắt đầu khát khao về những lỗ hổng này… bởi vì chúng cực kì đẹp đẽ, chúng là phúc lạc mênh mông. Tự nhiên người ta bị gắn bó với chúng, và ham muốn phát sinh để có ngày một nhiều hơn những lỗ hổng này - thế thì bạn sẽ lỡ, thế thì người quan sát của bạn đã biến mất. Thế thì những lỗ hổng này sẽ lại biến mất, và lưu thông của tâm trí sẽ có đó.
Cho nên điều thứ nhất là trở thành người quan sát dửng dưng. Và điều thứ hai là nhớ rằng khi lỗ hổng đẹp phát sinh, đừng bị gắn bó vào chúng, đừng bắt đầu đòi hỏi về chúng, đừng bắt đầu chờ đợi rằng chúng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Nếu bạn có thể nhớ hai điều này - khi lỗ hổng đẹp tới, quan sát cả chúng nữa, và giữ dửng dưng của mình sống động - thế thì một hôm nào đó giao thông đơn giản biến mất cùng con đường, cả hai chúng biến mất. Và có trống rỗng vô biên.
Đó là điều Phật gọi là niết bàn - tâm trí đã dừng lại. Đây là điều tôi gọi là tự tử - nhưng tâm trí đã không tự tử nó. Tâm trí không thể nào tự tử nó được. Tâm trí không thể tự tử nó được. Bạn có thể giúp cho điều đó xảy ra. Bạn có thể cản trở điều đó, bạn có thể giúp điều đó xảy ra - điều này tuỳ thuộc vào bạn, không vào tâm trí bạn. Tất cả mọi điều mà tâm trí có thể làm bao giờ cũng là làm mạnh thêm cho tâm trí.
Cho nên thiền không thực là nỗ lực tâm trí. Thiền thực không phải là nỗ lực chút nào. Thiền thực chỉ là cho phép tâm trí có con đường riêng của nó, và không can thiệp theo bất kì cách nào vào bất kì cái gì - chỉ vẫn còn quan sát, chứng kiến. Dần dần nó im lặng đi, nó trở thành tĩnh lặng. Một hôm nào đó nó mất đi. Bạn được bỏ lại một mình.
Cái một mình đó chính là thực tại của bạn là gì. Và trong cái một mình đó chẳng cái gì bị loại trừ cả, nhớ điều đó. Trong cái một mình đó mọi thứ đều được bao hàm - cái một mình đó là Thượng đế. Sự thuần khiết đó, sự hồn nhiên đó, không bị biến chất bởi bất kì ý nghĩ nào, là điều Thượng đế là gì.
Câu hỏi thứ năm:
Tôi kêu hu trong bụng mình khi tập thiền động, tôi cười với thầy trong bài giảng, tôi nhảy múa sau khi thiền Nadabrahma, tôi quan sát căng thẳng của mình trong thiền Kundalini, và lắng nghe chim chóc đặc biệt tới cùng cho việc thiền với âm nhạc - chúng tận hưởng nhiều lắm.
Tôi đem bữa tối tới cho muỗi trong thiền Gourishankar. Trong và giữa các việc thiền dường như là tôi đang làm tất cả một lúc. Tôi cảm thấy rất, rất gàn dở. Tôi biết thầy yêu điều đó - làm sao tôi cũng yêu điều đó được?
Thế thì bạn không rất, rất gàn dở đâu… bằng không câu hỏi này sẽ không bao giờ nảy sinh. Khi bạn rất, rất gàn dở, bạn đã rơi vào tình yêu với nó.
Người gàn dở là người vẫn còn kháng cự. Người rất, rất gàn dở là người đã buông xuôi theo nó. Đó là khác biệt duy nhất! Người gàn dở là người cảm thấy rằng có cái gì đó sắp thành gàn dở, nhưng người đó vẫn tranh đấu với nó, kháng cự lại nó, kìm nén nó - vẫn chống lại nó, không cho phép nó. Nếu bạn làm điều đó, một ngày nào đó bạn sẽ thực sự thành gàn dở. Và khi tôi nói 'thực sự gàn dở' tôi ngụ ý nó sẽ không là trưởng thành tâm linh - nó sẽ chỉ là sa ngã.
Nếu bạn cứ kìm nén tính gàn dở… mọi người đều có tính gàn dở, bởi vì bản thân Thượng đế là gàn dở. Ông ấy chưa bao giờ tạo ra bất kì ai mà không có miếng gàn dở nào đó trong mình. Và người càng vĩ đại thì càng gàn dở, càng lập dị. Phật, Mahavira, Krishna, Christ - đây là những người lập dị. Và các nhà tâm lí cũng đúng theo một cách nào đó: họ gọi những người này là bất thường. Họ là bất thường bởi vì họ là phi thường. Họ là bất thường bởi vì họ mang số phận không thông thường.
Nếu vị phật bước trên đất, ông ấy là tuyệt đối duy nhất. Trước đó chưa hề có, điều đó chưa bao giờ đã từng xảy ra trước đây - và chẳng bao giờ điều đó sẽ xảy ra nữa! Ông ấy xảy ra chỉ một lần trong tâm thức nhân loại. Tất nhiên, lập dị; nhất định phải gàn dở chút ít. Mọi người sẽ nghĩ rằng ông ấy đã phát điên: ông ấy là con của vua; ông ấy đã từ bỏ cung điện, vợ đẹp, mọi tiện nghi - và trở thành kẻ ăn mày! Điều đó dường như thông thường sao?
Điều thông thường chính là điều ngược lại: kẻ ăn mày muốn trở thành hoàng đế - điều đó là thông thường. Mọi kẻ ăn mày đều muốn trở thành hoàng đế. Mọi người đều muốn trở thành hoàng đế. Tham vọng là rất thông thường. Trở thành giầu có, trở nên nổi tiếng, trở thành nổi tiếng với thế giới, trở thành rất quyền thế, là hiện tượng thông thường, chẳng có gì đặc biệt trong nó cả. Nhưng một hoàng đế bước xuống từ ngai vàng và đi như kẻ ăn mày - điều đó là lập dị, gàn dở, rất, rất gàn dở.
Nếu bạn kìm nén gàn dở của mình… Gàn dở là tính duy nhất của bạn. Gàn dở chỉ là yếu tố trong bạn mà không thể khớp với bất kì ai khác trên thế giới này, cái không bao giờ có thể trở thành một phần của bộ máy xã hội, cái không bao giờ có thể là chiếc răng trong bánh xe. Đó là điều gàn dở là gì. Tính cá nhân của bạn là sự gàn dở của bạn.
Xã hội không ưa tính cá nhân của bạn: nó muốn các máy móc, người máy hiệu quả. Nó không muốn các Picasso, nó không muốn chư Phật, nó không muốn các Wagners, các Nietzsches - không. Đôi khi họ là tốt cho sự thay đổi, nhưng quá nhiều họ thì thế giới không cần. Và họ là những người hay gây rối: họ làm tan tành nhiều lí tưởng, họ cứ liên tục kéo nhân loại về những mục tiêu không biết nào đó. Họ chẳng bao giờ vì người thường. Đôi khi điều phi thường phải xảy ra, chỉ thế thì con người mới có thể cảm thấy ở nhà. Cái thông thường và bình thường và chung chung là vô ích, thất vọng.
Xã hội không muốn họ. Xã hội có thể dung thứ vài người - thế nữa xã hội cũng đã vướng phải nhiều khó khăn. Bằng không, sao Jesus lại bị đóng đinh? Xã hội không thể dung thứ được con người này. Ông ấy đã liều không chỉ cuộc sống của riêng mình - ông ấy đã liều cuộc sống của những người khác nữa. Ông ấy đã mở ra một cánh cửa gàn dở nào đó, không chỉ cho bản thân mình mà còn cho những người khác nữa. Xã hội sợ.
Xã hội muốn mọi người gần chết. Chỉ một yêu cầu được xã hội cần tới với người sống và đó là ở chỗ họ phải hiệu quả. Họ phải làm việc cật lực, sản xuất nhiều hơn, là công dân tốt, biết vâng lời, sống thoải mái và chết im lặng. Họ không nên tạo ra bất kì tiếng động nào trên thế giới. Họ thậm chí không nên hát lên bài ca. Họ không nên nhảy múa trên phố. Họ nên chỉ sống dường như họ chưa hề tồn tại. Họ nên sống như con số chứ không như cá nhân. Họ không nên khẳng định tính cá nhân của mình theo bất kì cách nào. Họ không nên nói 'Tôi đây." Họ nên là nô lệ. Họ không nên là người tự do.
Xã hội kìm nén mọi loại cá nhân. Và việc kìm nén tính cá nhân, nếu nó trở thành quá nhiều, thì một ngày nào đó sẽ nổ - thế thì con người thành gàn dở. Đây là quan sát của tôi: rằng người gàn dở, người bị giam giữ trong nhà thương điên đều là những người rất nhạy cảm, còn nhạy cảm hơn hàng đống người thường. Họ không thể dung thứ được tính cá nhân bên trong của mình - nó nổ. Họ đã cố gắng vất vả! Họ đè nén nó thật sâu, nhưng họ lại là những người mong manh, người nhạy cảm; họ không đờ đẫn.
Để là gàn dở, phải cần tới thông minh nào đó. Để là chỉ một phần của tập thể thì chẳng cần thông minh gì - bất kì người ngu nào cũng đều có thể trở thành công dân hoàn hảo. Trong thực tế, bạn càng ngu, bạn sẽ càng vâng lời, bạn sẽ càng ít tính nổi dậy. Bao giờ bạn cũng sẵn sàng sắp hàng cùng với bất kì kẻ ngu nào tới theo mệnh lệnh. Bất kì ai hô to lên là bạn sẽ sụp xuống dưới chân người đó; người đó sẽ trở thành người lãnh đạo của bạn.
Nhưng để là cá nhân bạn cần tới thông minh, ý thức sắc bén, bởi vì rất khó sống một cuộc sống mang tính cá nhân. Bị bao quanh bởi biết bao nhiêu người ngu, bị bao quanh bởi đám đông, bị bao quanh bởi người đờ đẫn và chết, rất khó vẫn còn sống động, rung động, tuôn chảy. Thế thì bạn rất một mình.
Cho nên những người rất nhạy cảm.... Và bây giờ ở phương Tây, các nhà tâm thần đã trở nên nhận biết về sự kiện là bất kì ai bạn gọi là gàn dở thì đều là tinh hoa cả. Bạn hỏi R.D. Laing mà xem. Bây giờ họ nói người gàn dở là tinh hoa; họ đã được phép tự do hơn, họ nên được giúp đỡ để là cá nhân, và thế thì nhân loại đã vươn lên cao hơn bao giờ - bởi vì họ là người tiên phong.
Bạn đã bao giờ nghe nói về bất kì người ngu nào phát điên không? Tôi không nói về những người chậm phát triển; khi tôi nói 'điên', tôi không ngụ ý người chậm phát triển. Người chậm phát triển là chậm phát triển về vật lí, thể chất; vấn đề không ở tâm trí. Người gàn dở là người không chậm phát triển. Trong thực tế, người gàn dở có chỉ số IQ (số thông minh) cao hơn người thường. Người gàn dở có chỉ số IQ cao hơn các chính khách của bạn. Người điên Nietzsche có chỉ số IQ cao hơn Richard Nixon. Người điên Van Gogh có chỉ số IQ cao hơn Lenin, Mao, Stalin. Một Picasso có thông minh lớn hơn bất kì Adolf Hitler nào. Nhưng họ tất cả đều là những người gàn dở. Trong thực tế, họ có vẻ gàn dở bởi vì thế giới này rất đờ đẫn.
Nếu mọi người đều được phép có tính cá nhân, thì người ta sẽ không tìm thấy người gàn dở ở đâu cả. Nếu mọi người đều được phép có tính tôn giáo và là chính mình, đích thực là chính mình, thì sẽ không cần tới nhà thương điên nữa. Người điên là nạn nhân của xã hội, của xã hội kìm nén. Trước nhất xã hội buộc những người nhạy cảm thành gàn dở và thế rồi buộc họ vào nhà thương điên hay buộc họ vào bệnh viện, gây sốc điện cho họ, gây sốc insulin, buộc họ nằm trên giường nhà tâm thần hàng năm - cực kì lãng phí tiềm năng, và tiềm năng thuần khiết nhất.
Trong các xã hội nguyên thuỷ, người gàn dở không tồn tại. Xã hội càng nguyên thuỷ thì càng ít khả năng cho bất kì ai phát điên - bởi vì trong xã hội nguyên thuỷ tính cá nhân được chấp nhận. Trong xã hội nguyên thuỷ tính gàn dở được chấp nhận như tính cá nhân. Ai đó muốn sống theo cách này, ai đó khác muốn sống theo cách khác. Nếu ai đó đi trần truồng trong xã hội nguyên thuỷ, mọi người đều chấp nhận điều đó. Đấy là chọn lựa của người đó, chẳng có gì sai trong nó cả! Nhưng nếu bạn bước đi trần truồng ở London, hay ở New York, bạn là điên.
Nghĩ về Mahavira: ông ấy rất láu lỉnh - ông ấy đã chọn Ấn Độ để được sinh ra, và ông ấy đã chọn đúng thời. Nếu như ông ấy chọn thế kỉ hai mươi này và ông ấy được sinh ra ở New York, bạn có thể nghĩ điều gì sẽ xảy ra cho ông ấy không? Ông ấy sẽ bị điều trị tâm thần. Trần truồng! - họ sẽ gây sốc cho ông ấy, sốc điện; họ sẽ làm đờ đẫn tâm trí ông ấy. Họ sẽ không có khả năng chấp nhận tính cá nhân của ông ấy.
Cái gì sai? Một người muốn sống trần trụi dưới bầu trời, với gió, với mặt trời; một người muốn sống cởi mở với tự nhiên - cái gì sai trong nó? Sao người ta lại cứ bị buộc phải mặc quần áo? Nếu người đó thích mặc - hoàn toàn tốt. Không có nhu cầu buộc người đó vẫn còn trần trụi, bởi vì thế thì bạn lại làm cùng điều đó. Nhưng nếu ai đó thích ở trần, có gì sai trong việc đó nào?
Nghĩ chuyện bạn ở trần truồng ngồi trong phòng khách, và một vị khách tới, và bạn đón chào người đó - người đó sẽ trốn mất! Người đó sẽ không đến nữa. Người đó sẽ tới đồn công an. Và bạn chẳng làm gì với bất kì ai: chỉ ngồi trong phòng khách của mình, trần truồng, tận hưởng, nghe nhạc.
Bạn thậm chí còn không cho trẻ nhỏ được ở trần. Một xã hội kìm nén và bạo hành thế! Sản phẩm phụ là sự gàn dở, điên khùng.
Tôi chấp nhận bạn như bạn hiện thế. Tôi chưa bao giờ bắt gặp người gàn dở nào, bởi vì chính từ này là vô nghĩa. Mọi người đều khác nhau! - có thế thôi. Và khác biệt là đẹp. Đó là điều làm cho cuộc sống giầu có. Đó là điều đem cho cuộc sống sự đa dạng. Đó là điều làm cho cuộc sống đậm đà. Người gàn dở là người rất tử tế. Nhưng nếu bạn bác bỏ điều đó, nếu bạn trở nên sợ điều đó, nếu bạn chọn cấu trúc xã hội hơn là tự do cá nhân của riêng mình, bạn sẽ cứ tích luỹ gàn dở của mình trong tầng hầm của bản thể mình. Ngày nọ hay ngày kia, nếu bạn là người thông minh, người nhạy cảm, điều đó sẽ bùng nổ - bạn đang ngồi trên núi lửa. Và một khi nó nổ, thế thì bạn sẽ không còn khả năng - thế thì bạn sẽ phát điên.
Cách duy nhất để không phát điên là chấp nhận các dạng tự do cá nhân của mình, các phong cách cá nhân, là chấp nhận toàn bộ tới mức bạn chẳng bao giờ kìm nén cái gì - và bạn bao giờ cũng sẽ vẫn lành mạnh.
Bây giờ người hỏi này nói: "Tôi cảm thấy rất, rất gàn dở. Tôi biết thầy yêu điều đó - làm sao tôi cũng có thể yêu điều đó?"
Chấp nhận nó đi, tận hưởng nó đi! Tình yêu sẽ phát sinh dần nếu bạn bắt đầu tận hưởng nó. Điều gì đó lớn lao đang xảy ra cho bạn; điều gì đó rất ý nghĩa, tâm linh. Tính cá nhân của bạn đang tự khẳng định nó. Bạn đang bắt đầu cảm thấy rằng mình mang tính cá nhân, không phải là cái răng trong bánh xe của bộ máy bao quanh bạn. Bạn đang rộn ràng trở lại với cuộc sống. Bạn đang được tái sinh. Điều này sẽ là sinh thành mới, lần sinh thứ hai. Tận hưởng nó đi!
Toàn bộ nỗ lực của tôi trong đạo tràng này là đem cho bạn không gian tuyệt đối để là chính bạn. Điều đó rất khó, bởi vì đạo tràng này cũng phải tồn tại trong xã hội. Nhưng cứ để nó khó đi - nó phải được thực hiện. Cho dù chỉ có vài nhóm, vài ốc đảo tồn tại trên trái đất này, nơi con người không bị kết án là gàn dở, chúng ta sẽ tạo ra một loại thế giới mới và một loại xã hội mới.
Và điều này sẽ là xã hội của tương lai. Điều này sẽ là hình dáng của những điều sắp tới. Đạo tràng nhỏ bé này chỉ là thế giới thu nhỏ của tương lai, và các bạn là những người tiên phong - các bạn cảm thấy may mắn rằng các bạn đang tạo ra một loại con người mới, người sống trong tự do và vậy mà lại với trách nhiệm vô cùng.
Một điều nữa tôi muốn nói về câu hỏi này: khi bạn cảm thấy gàn dở, bạn hoàn toàn được phép gàn dở - nhưng gàn dở của bạn không nên bị áp đặt lên bất kì ai khác, có thế thôi. Bằng không bạn lại bắt đầu kìm nén người khác.
Bạn muốn hát to lên bài ca vào giữa đêm - chẳng có gì sai cả - nhưng thế thì đi xa khỏi thành phố đi, bởi vì bạn không được phép quấy rối giấc ngủ của người khác. Ý tưởng của bạn hoàn toàn đẹp: giữa đêm đẹp thế - ai không muốn cất tiếng hát? Điều đó hoàn toàn được. Chẳng có gì sai trong nó cả, nhưng người khác đang ngủ. Bạn không nên quấy rầy mọi người. Điều này tôi gọi là trách nhiệm.
Tự do cho bạn; trách nhiệm cho người khác. Nếu bạn có thể giữ bản thân mình ở giữa hai điều này, cân bằng sẽ phát sinh. Và nếu bạn có trách nhiệm, xã hội sẽ không bó buộc bạn quá nhiều bởi vì bạn sẽ không lấn vào đường của nó. Nếu bạn vô trách nhiệm, thế thì xã hội lập tức sẽ bắt giữ bạn và sẽ không cho phép bạn gàn dở. Cho nên có trách nhiệm cũng là một chính sách tốt nữa.
Nếu bạn thực sự muốn được tự do, thế thì phải chăm nom tới trách nhiệm bằng không bạn sẽ không được phép tự do. Và bạn là cái gì để chống cả xã hội to lớn này? Họ có thể nghiền nát bạn. Họ có thể giết chết Jesus, họ có thể đầu độc Socrates, họ có thể giết bất kì ai, họ có thể bỏ tù bất kì ai. Điều đó rất đơn giản. Con người mong manh thế, con người giống như đoá hoa - có thể bị nghiền nát rất dễ dàng.
Cho nên nếu bạn thực sự muốn được tự do, thế thì đừng bao giờ vô trách nhiệm. Một người càng muốn được tự do, người đó càng phải học cách có trách nhiệm. Và nếu bạn có thể vẫn còn tỉnh táo về trách nhiệm, bạn sẽ lại càng có nhiều tự do sẵn có cho mình hơn. Cho dù trong xã hội này bạn vẫn có thể còn tuyệt đối tự do - tôi vẫn còn tự do, đó là lí do tại sao tôi nói điều đó cho bạn. Tôi chưa bao giờ làm bất kì cái gì mà tôi không hề muốn làm. Tôi đã làm chỉ cái tôi bao giờ cũng muốn làm. Nhưng thế thì bạn phải rất, rất thông minh, và bạn phải rất, rất tỉnh táo. Tôi là người gàn dở - rất, rất gàn dở. Nhưng chẳng có vấn đề gì trong đó cả. Tôi không khổ bởi nó - tôi mở hội nó.
Bắt đâu tận hưởng nó, vui mừng trong nó, và tình yêu sẽ nảy sinh. Tình yêu bao giờ cũng theo sau niềm vui, và niềm vui bao giờ cũng theo sau tình yêu - chúng là cùng nhau. Hoặc là bắt đầu bằng yêu; hoặc, nếu điều đó khó khăn, thế bắt đầu bằng vui. Nếu bạn có thể yêu cái gàn dở của mình, tốt - vui sẽ tới từ nó. Nếu câu hỏi này nảy sinh: Phải chăng mình thấp kém không yêu được nó? thế thì quên việc yêu đi - bạn vui mừng nó và tình yêu sẽ theo sau nó. Chúng đi cùng nhau, chúng là một hiện tượng.
Câu hỏi thứ sáu:
Tất cả các ham muốn có là một không? Ham muốn vì yêu của tôi là gì?
Theo nghĩa tối thượng, thì mọi ham muốn đều là một - bởi vì ham muốn nghĩa là bạn không vừa lòng với chính mình như bạn hiện thế. Ham muốn là không vừa lòng.
Về thực chất, ham muốn là khao khát cái không có đó. Về thực chất, ham muốn là phàn nàn chống lại sự tồn tại. Bạn nói: "Đây không phải là cách tôi muốn thế. Đây không phải là ngôi nhà tôi muốn sống trong, và đây không phải là người đàn bà tôi muốn yêu và được yêu. Đây không phải là thế giới, đây không phải là xã hội, đây không phải là thân thể, đây không phải là tâm trí mà tôi có thể vừa lòng được."
Ham muốn nghĩa là không vừa lòng, và ham muốn nghĩa là hi vọng vào tương lai - rằng ở đâu đó phải có nơi mà mọi thứ sẽ hài hoà với bạn. Ham muốn nghĩa là "Tôi không hài hoà với thế giới như nó đang đấy, cho nên tôi hi vọng một thế giới khác mà với nó tôi có thể hài hoà được." Nhưng bạn sẽ không hài hoà ở bất kì đâu được, bởi vì mọi lúc bạn chỉ học mỗi một điều, và đó là không trong hài hoà.
Hôm qua bạn đã không trong hài hoà, hôm kia bạn đã không trong hài hoà. Thời niên thiếu đã không có hài hoà giữa bạn và thế giới. Thời thanh niên bạn đã không trong hài hoà. Thời già lão bạn đang không trong hài hoà. Và bạn lại hi vọng: "Ngày mai mình sẽ hài hoà với mọi thứ và mọi thứ sẽ hài hoà với mình." Và toàn thể cuộc sống bị khép vào kỉ luật, bị huấn luyện, để không trong hài hoà. Ngày mai bao giờ cũng giống hệt như ngày hôm qua.
Trong tiếng Hindi, chúng ta có cùng một từ cho cả hai, cho hôm qua và ngày mai. Đó là cái gì đó rất có ý nghĩa - cùng một từ cho cả hai! Hôm qua chúng ta cũng gọi là kal, và ngày mai chúng ta cũng gọi là kal. Điều đó đơn giản nghĩa là ngày mai của bạn sẽ chẳng là gì ngoài sự lặp lại ngày hôm qua của bạn, tương lai của bạn chẳng là gì ngoài sự lặp lại quá khứ của bạn. Cho nên đừng chờ đợi tương lai bởi vì thế thì tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của quá khứ.
Vô ham muốn nghĩa là ở đây và bây giờ, vừa lòng: bất kì điều gì cũng đều tốt cả; bất kì điều gì đang đấy cũng đều là cách duy nhất cho mọi sự hiện hữu - không có cách khác, nó không thể khác được. Đấy chính là cách thức cuộc sống hiện hữu và cuộc sống được ngụ ý là hiện hữu. Bỗng nhiên bạn được bao quanh bởi an bình.
Nhìn xem: chính khoảnh khắc này tôi có thể thấy an bình đang bao quanh bạn. Khoảnh khắc này ở cùng tôi, không có hôm qua, không ngày mai. Quá khứ không có đó, tương lai không có đó - bạn chỉ ở đây bây giờ. Cái bây giờ này, cái ở đây này, đây là điều vô ham muốn nghĩa là gì. Bạn chỉ hạnh phúc ở cùng với tôi.
Đây là cách sống toàn bộ cuộc sống của bạn. Để đây là pháp, dhamma của bạn - là Đạo. Từng khoảnh khắc, bất kì cái gì hiện hữu, tận hưởng nó, mở hội nó, cảm thấy biết ơn nó.
Cho nên, chung cuộc, mọi ham muốn đều là một, bởi vì bản chất của ham muốn là một. Nhưng nếu chúng ta không nghĩ về ý nghĩa tối thượng của ham muốn, thế thì có khác biệt, thế thì có nhiều khác biệt.
Bạn đã hỏi: "Ham muốn vì yêu của tôi là gì?"
Bây giờ ham muốn vì yêu có thể có ba nghĩa - điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Nghĩa tối thượng chắc chắn là một nghĩa, và nghĩa đó là ở chỗ bạn không hạnh phúc với bản thân mình. Bạn nghĩ bạn sẽ hạnh phúc với ai đó khác. Bây giờ điều này là ngu xuẩn, bây giờ điều này là không thể được. Bạn không hạnh phúc với ngay cả bản thân mình chứ gì? Làm sao bạn có thể hạnh phúc với ai đó khác được? Và bạn có thể xoay xở để ai đó khác sống với bạn chỉ nếu người đó không hạnh phúc với chính mình - bằng không, sao người đó lại bận tâm tới bạn?
Bạn có thể xoay xở và thuyết phục ai đó sống với bạn chỉ bởi vì người đó cũng trong cùng cái bẫy của ham muốn. Bây giờ hai người không hạnh phúc gặp nhau. Bạn đang đòi phép màu - phép màu không xảy ra đâu.
Hai người không hạnh phúc gặp nhau không thể làm cho nhau hạnh phúc được; họ sẽ trở thành bất hạnh gấp đôi, có thế thôi. Đấy là số học đơn giản. Họ sẽ trở nên rất, rất không hạnh phúc. Trong thực tế không hoài nghi gì nữa, bất hạnh của họ sẽ được nhân lên bởi vì những cái bất hạnh của họ sẽ va chạm nhau. Họ sẽ giận nhau. Họ sẽ trả thù nhau. Họ sẽ nghĩ người kia đã là kẻ lừa dối, bởi vì "người kia đã hứa với mình một vườn hồng, mà dường như chẳng có khả năng nào chuyển giao cả."
Mọi lời hứa đều chứng tỏ là giả dối - bởi vì từ bất hạnh làm sao bạn có thể hứa hẹn được? Từ bất hạnh làm sao bạn có thể cho được? Bạn không có nó ngay chỗ đầu tiên, làm sao bạn có thể chia sẻ được? Bạn chia sẻ chỉ cái bạn có. Nếu bạn hạnh phúc, bạn chia sẻ hạnh phúc. Nếu bạn bất hạnh, bạn chia sẻ bất hạnh. Nếu bạn buồn, bạn chia sẻ buồn.
Cho nên bạn hỏi tôi: "Ham muốn vì yêu của tôi là gì?" Điều đó sẽ tuỳ thuộc vào bạn.
Điều thứ nhất: nó có thể chỉ là ham muốn dục. Điều đó là đơn giản, không rất phức tạp - rất thô. Trong thực tế, gọi nó là yêu thì không đúng. Nhưng chúng ta gọi mọi thứ là yêu. Ai đó nói, "Tôi yêu kem." Ai đó nói, "Tôi yêu ngôi nhà. Tôi yêu con chó của tôi. Tôi yêu vợ tôi. Tôi yêu vàng!" Cho nên phải làm gì?
'Yêu' là một trong những từ bị dùng sai nhiều nhất. Chúng ta dùng nó cho cả nghìn lẻ một thứ. Cho nên khi mọi người cần dục, họ gọi nó là yêu. Dục là dạng rất thô sơ của yêu, rất nguyên thuỷ, chỉ là ABC của yêu. Nó không thể đi rất sâu và không thể rất thoả mãn được. Hay bạn có thể thực sự ngụ ý yêu bởi 'yêu'. Thế thì điều đó nghĩa là bạn là người hạnh phúc và bạn sẽ muốn chia sẻ hạnh phúc của mình. Bạn bị nặng gánh với hạnh phúc của mình.
Khi tình yêu của bạn mang nghĩa dục, bạn đơn giản bị nặng gánh với năng lượng dục và bạn muốn xả nó ra. Nó sẽ là việc làm nhẹ nhõm. Bạn muốn ai đó giúp bạn xả nó ra. Tình yêu dục là rất vật lí.
Nếu bạn thực sự ngụ ý yêu là 'yêu' thế thì bạn phải hạnh phúc, vừa lòng, vui mừng trong cuộc sống của mình. Thế thì lễ hội là cần thiết trong trái tim bạn, để cho bạn có thể chia sẻ. Đây là việc chia sẻ của trái tim. Dục là việc chia sẻ của thân thể: yêu là việc chia sẻ của trái tim.
Và vẫn còn có khả năng khác tôi gọi là cầu nguyện. Khi bạn đã vượt ra ngoài trái tim, toàn bộ bản thể bạn trong nhu cầu sâu sắc để nở hoa, bừng nở, cần được chia sẻ, thì đó là cầu nguyện.
Dục tồn tại giữa hai thân thể; nó có thể tồn tại ngay cả với thân thể chết. Đó là điều xảy ra khi bạn tới với kẻ mãi dâm. Kẻ mãi dâm không có đó; chỉ thân thể là có đó. Gái mãi dâm làm thân thể cô ấy sẵn có cho bạn, còn cô ấy đơn giản thoát khỏi thân thể - bởi vì cô ấy chưa bao giờ yêu bạn cả, làm sao cô ấy có thể ở đó được? Cô ấy trở nên vắng mặt. Đó là toàn bộ nghệ thuật để là gái mãi dâm. Cô ấy trở nên vắng mặt với bạn; cô ấy đơn giản quên hết về bạn. Cô ấy có thể bắt đầu nghĩ tới bạn trai của mình; cô ấy có thể tạo ra giấc mơ về người bạn trai của mình, và cô ấy sẽ hoàn toàn quên bạn đi và để thân thể cho bạn sử dụng. Đấy là thân thể chết. Bạn có thể dùng nó, nhưng nó chỉ là phương tiện. Việc đấy là xấu, việc đấy là cực kì xấu, làm tình với thân thể chết.
Nhưng tôi không nói rằng điều đó chỉ xảy ra với kẻ mãi dâm - điều đó có thể xảy ra cho bạn với vợ bạn. Vợ bạn có thể không có đó. Nếu tình yêu không có đó, thì làm sao cô ấy có thể có đó được? Vợ bạn có thể không hiện diện với bạn khi bạn đang làm tình với cô ấy; hay, chồng bạn có thể không hiện diện ở đấy. Anh ấy có thể chỉ hoàn thành nghĩa vụ. Thế nữa đấy cũng là mãi dâm. Có thể hôn nhân là một loại mãi dâm lâu dài, thể chế hơn, thuận tiện và an toàn hơn, nhưng khác biệt không về chất - có thể về lượng, nhưng không về chất.
Bất kì khi nào bạn yêu một người và người đó không hiện diện, bạn yêu một người và bạn không hiện diện, thì chỉ thân thể có đó. Đấy là một thứ máy móc. Khi bạn yêu một người, bạn phải hiện diện với người đó; bạn phải hiện diện với sự hiện diện của người đó. Hai sự hiện diện gặp nhau, đan xuyên, hội nhập, và có niềm vui sướng cực kì, có an bình, im lặng.
Cho nên nhiều người tôn giáo chống dục bởi vì họ chưa hiểu yêu là gì. Họ đã hiểu yêu chỉ như điều thô thiển đầu tiên - dục. Cho nên họ cứ nói chống lại nó. Họ đã không hiểu về cái đẹp của yêu; họ đã biết chỉ mỗi dục xấu xí. Nếu bạn thấy một thánh nhân nói về dục và chống nó, thì bạn có thể chắc chắn người đó chưa hề biết tới yêu. Và người chưa bao giờ biết tới yêu thì không thể biết tới cầu nguyện được, dù giả vờ của người đó có là cái gì - bởi vì dục trở nên được tinh luyện trong yêu, còn yêu trở nên được tinh luyện trong cầu nguyện. Nó là phân cấp, nó là cái tháp. Đáy là dục và chóp là cầu nguyện, còn ở giữa hai điều này là sự mở rộng của yêu.
Khi các bạn hiện diện cùng sự hiện diện của người kia, và được thoả mãn trong sự hiện diện này, và hạnh phúc trong sự hiện diện này, có chia sẻ. Yêu có thể trở thành dục, yêu có thể có chiều hướng dục nữa, nhưng thế thì dục được thăng hoa, thế thì bản thân dục không còn thô nữa, thế thì bản thân dục đã đi tới chiều cao mới. Thế thì nó có phẩm chất khác cho nó.
Khi bạn yêu một người và dục xảy ra tự phát, chỉ như việc chia sẻ - không phải là có tham lam gì về nó, không phải là bạn đã ham muốn nó, không phải là bạn đã lập kế hoạch nó, không phải là nó đã trong tâm trí bạn, nó chưa có đó chút nào - bạn chỉ chia sẻ sự hiện diện, và từ sự chia sẻ đó ngay cả thân thể cũng bắt đầu gặp gỡ và hội nhập vào nhau, thế thì dục cũng khác.
Trong yêu, dục hoặc biến mất hoặc được biến đổi. Ban đầu nó được biến đổi, thế rồi dần dần nó biến mất. Thế thì nảy sinh phẩm chất khác, cao hơn của yêu - đó là cầu nguyện. Trong cầu nguyện không dục nào còn lại. Yêu ở giữa cầu nguyện và dục.
Trong yêu, cả hai đều là các khả năng: yêu có thể lan toả tới chính gốc rễ, tới dục; và đôi khi yêu dâng lên tới chỉnh đỉnh của cầu nguyện. Yêu một người, đôi khi bạn có thể yêu theo cách dục, và đôi khi bạn có thể yêu theo cách cầu nguyện. Yêu sẽ lan toả tới cả hai bờ. Yêu là dòng sông; nó chạm vào cả hai bờ. Đôi khi ngay cả thân thể, và đôi khi người này sẽ hoá thân đến mức bạn sẽ thấy thượng đế. Chừng nào tình yêu của bạn còn chưa bắt đầu cảm thấy sự hiện diện của người kia như điều thiêng liêng, thế thì không có cầu nguyện.
Khi bạn đi tới cầu nguyện, dục hoàn toàn biến mất. Từ cầu nguyện không còn rơi xuống dục nữa, điều đó là không thể được. Cầu nguyện là bờ bên kia. Từ dục không có tiếp xúc với cầu nguyện - dục là bờ bên kia. Chúng tách xa nhau. Chúng gặp nhau trong tình yêu, cho nên yêu là điều phức tạp nhất trong kinh nghiệm con người, bởi vì trong yêu có sự gặp gỡ của hai bến bờ. Trong yêu, vật chất và tâm linh gặp gỡ, thân thể và linh hồn gặp gỡ, đấng sáng tạo và việc sáng tạo gặp gỡ. Bạn đừng bao giờ bỏ lỡ bất kì cơ hội nào để trưởng thành trong yêu.
Nhưng điều đó còn tuỳ. Bạn hỏi tôi: "Tất cả các ham muốn có là một không? Ham muốn vì yêu của tôi là gì?"
Bạn sẽ phải quan sát. Tôi không thể cho bạn câu trả lời đúng bây giờ được. Bạn sẽ phải quan sát. Hãy rất rõ ràng về cảm giác riêng của mình. Nếu nó là dục, chẳng có gì phải che giấu cả, chẳng có gì phải lo nghĩ cả - điều đó là tự nhiên. Nó phải nảy sinh từ nguồn tự nhiên đó; bạn phải bắt đầu từ đó. Đừng che giấu nó, đừng hợp lí hoá nó - cứ để nó là bất kì cái gì có đó. Nếu nó là dục, thì nó là dục. Cố gắng hiểu nó. Giúp nó đi tới yêu nhiều hơn - ngày càng hướng tới người, ngày càng ít tới thân thể.
Nếu bạn cảm thấy nó là tình yêu, thế thì giúp nó đi theo chiều hướng cầu nguyện. Thế thì yêu người đó, nhưng nhớ tới Thượng đế. Thế thì ôm lấy người đó, nhưng nhớ tới Thượng đế. Thế thì giữ con người của tình yêu của bạn, bàn tay của người yêu bạn, nhưng nhớ rằng bàn tay đó thuộc vào Thượng đế. Thế thì để việc ghi nhớ này đi ngày một sâu hơn.
Tôi không thể cho bạn câu trả lời được - bạn sẽ phải tìm ra nó. Mà cho dù tôi có trao cho bạn câu trả lời, bạn sẽ diễn giải nó theo cách riêng của mình. Tôi có thể nói về cầu nguyện, nhưng nếu năng lượng của bạn bị mắc kẹt vào dục, bạn sẽ diễn giải nó theo cách mang tính dục.
Tôi đã nói trong nhiều năm rằng tôn giáo là cây cầu từ dục tới siêu tâm thức. Mọi loại người đã nghe về điều đó. Nhưng người bị ám ảnh với dục, họ nghĩ: "Rất tốt, vậy là samadhi cũng là dục." Họ thu samadhi về dục. Nhưng người thực sự tuôn chảy vào samadhi, họ trở nên rất sung sướng cho nên họ nói, "Tốt, vậy là bây giờ không cần kết án cái gì - ngay cả dục cũng có yếu tố của samadhi trong nó. Chúng ta có thể chấp nhận nó, hấp thu nó, và có thể ở sâu trong an bình, bởi vì khi không có xung đột thì có an bình."
Tôi đã nói với nhiều người, nhưng họ hiểu bao giờ cũng theo cách riêng của họ. Để tôi kể cho bạn một giai thoại trước khi bạn rơi vào giấc ngủ:
Mulla Nasruddin tới bác sĩ. Anh ta già lão, lụ khụ, gần như người cổ đại, và anh ta trông rất hom hem. Và bác sĩ nói, "Nasruddin, kể cho tôi về cuộc sống tình yêu của anh, bởi vì dường như là anh đang phí hoài quá nhiều năng lượng."
Anh ta nói, "Cuộc sống tình yêu của tôi rất đơn giản: bốn lần một tuần tôi làm tình với vợ tôi; bốn lần một tuần tôi làm tình với thư kí của tôi; và bốn lần một tuần tôi làm tình với cô đánh máy của tôi."
Bác sĩ khiếp hãi. Ông ta nói, "Nasruddin, anh sẽ tự giết mình mất! Đây là lúc anh phải cầm lấy bản thân mình trong tay."
Nasruddin nói, "Thế nữa tôi cũng làm bốn lần một tuần."
Việc hiểu của bạn là việc hiểu của bạn. Cho dù tôi có nói về cầu nguyện, bạn sẽ hiểu thành bất kì điều gì bạn có thể hiểu. Tốt hơn cả là bạn nên quan sát, tốt hơn cả là bạn đi vào tâm trí riêng của mình, sự vận hành của nó.
Chỉ một điều tôi muốn nói với bạn: đừng kết án, đừng bao giờ kết án. Tâm trí kết án sẽ không bao giờ có khả năng hiểu được cuộc sống. Đừng bao giờ đánh giá. Đừng bao giờ tính toán. Chỉ là người quan sát. Bởi vì một khi bạn có đánh giá, bạn không cho phép tâm trí mình cởi mở nó hoàn toàn cho bạn - việc đánh giá của bạn trở thành rào chắn. Nếu bạn đã được thuyết phục rằng dục là tội lỗi, làm sao bạn có thể đối mặt với tính dục của riêng của mình được? Bạn sẽ mặc quần áo cho nó. Bạn sẽ tự dối mình. Bạn sẽ hợp lí hoá nó. Bạn sẽ tìm ra cách thức và phương tiện và lời nói và triết lí để che giấu nó.
Đừng bao giờ giữ định kiến gì, để cho sự tồn tại của bạn trở thành trong suốt với bạn. Và bất kì cái gì đang có đấy, ít nhất là với tôi, mọi thứ đều tốt - bất kì cái gì đang hiện hữu, đều tốt. Nó là tâm trí bạn, nó là thân thể bạn, nó là năng lượng của bạn. Yêu cầu cơ sở là thấy nó một cách rõ ràng, và từ tầm nhìn đó mọi sự bắt đầu chuyển động.
Nếu nó là dục, chẳng có gì phải lo nghĩ cả. Cũng tốt là bạn không phải là người bất lực - nghĩ về điều đó đi. Nó là dục, nó là tốt - bạn có năng lượng. Bây giờ bạn có thể dùng năng lượng đó. Bạn đã bao giờ nghe nói về bất kì ai bất lực mà lại trở nên chứng ngộ không? Tôi chưa từng nghe thấy. Và, tin tôi đi, điều đấy đã không xảy ra - nó không thể xảy ra được. Người bất lực là người tội nghiệp nhất trên thế giới này bởi vì chứng ngộ không thể xảy ra được cho người đó. Cho dù người đó có cố gắng, điều đó cũng không thể nào xảy ra được - bởi vì người đó không có năng lượng ngay chỗ đầu tiên để biến đổi.
Và để tôi nói cho bạn một chân lí khác: rằng bất kì khi nào chứng ngộ xảy ra, nó xảy ra cho người rất dục - bao giờ cũng thế! Bởi vì nhiều năng lượng... và bạn có thể cưỡi lên nó. Nó đã không xảy ra cho cho cái gọi là người hờ hững - chẳng cái gì xảy ra cho họ cả; họ bị mắc kẹt với sự hờ hững của mình. Điều đó đã xảy ra cho những người rất dục.
Phật rất dâm. Ông ấy đã sống một cuộc sống rất dục tính, và từ điều đó mà ông ấy đã trở nên ngày một hiểu biết hơn. Rồi một hôm ông ấy đã trở nên nhận biết về cách ông ấy đã ném đi nhiều năng lượng một cách không cần thiết, ông ấy đã bắt đầu đổi kênh cho năng lượng đó sang hướng khác - hướng tới tình yêu, cầu nguyện, từ bi, thiền.
Nó là cùng năng lượng! Chỉ có một năng lượng trên thế giới và năng lượng đó là năng lượng dục. Ngay cả Thượng đế mà phải tạo ra cái gì đó, ông ấy cũng phải làm việc ấy qua nó. Đứa trẻ được sinh ra, cuộc sống được sinh ra, là từ dục. Đoá hoa nở - đấy là năng lượng dục. Chim cu cu cứ hót một bài ca kì quái - đấy là từ năng lượng dục. Bạn nhìn xung quanh mà xem! Toàn thế giới đang rộn ràng với năng lượng dục. Chỉ có năng lượng dục đang hiện hữu! Dục là chất liệu tạo nên vũ trụ. Cho nên đừng kết án nó. Cưỡi lên những con sóng, những con sóng dục gầm thét, và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy những chiều hướng mới, tầm cao mới.
Lối vào thứ nhất sẽ là trong tình yêu, và cánh cửa thứ hai sẽ là cầu nguyện. Nhưng bạn có thể bắt đầu chỉ từ nơi bạn đang hiện hữu. Cho nên điều đầu tiên phải tuyệt đối chắc chắn là chỗ bạn đang hiện hữu - và chỉ bạn mới có thể chắc chắn được về nó.
Quan sát... và chú ý. Và nếu bạn không kết án, nếu bạn không biện luận, nếu bạn không nói tốt hay xấu, nếu bạn không là nhà đạo đức khắt khe, nếu bạn đơn giản là người quan sát thuần khiết, bạn sẽ có khả năng thấy - bởi vì nó ở bên trong bạn, chỗ năng lượng của bạn hiện hữu. Và một khi bạn đã biết chỗ nó, bắt đầu làm việc đi.
Nếu nó đang treo quanh trung tâm dục, thế thì chẳng có gì phải lo cả. Chỉ nhớ một điều: đừng bao giờ làm tình với người bạn không yêu. Đó là truỵ lạc - bởi vì thế thì bạn sẽ vẫn còn bị ám ảnh với dục. Làm tình với người bạn thực sự yêu, bằng không thì đợi - bởi vì khi bạn yêu một người, chính tình yêu sẽ kéo năng lượng đó lên. Và một khi năng lượng này đã bắt đầu di chuyển tới tình yêu, tình yêu thoả mãn tới mức ai còn bận tâm tới dục nữa? Dục chưa bao giờ làm thoả mãn cho bất kì ai cả. Nó tạo ra ngày càng nhiều sự không thoả mãn. Dục chưa bao giờ làm mãn nguyện cho bất kì ai - nó không biết tới mãn nguyện.
Quan hệ dục chỉ khi bạn có quan hệ yêu, như vậy yêu và dục trở nên được liên kết. Và yêu là trung tâm lớn lao hơn, trung tâm cao hơn. Một khi dục được móc vào yêu, nó bắt đầu đi lên. Một khi bạn cảm thấy rằng bạn đang yêu, thế thì đừng bao giờ đi cầu nguyện trong đền chùa hay trong đền thờ hay trong nhà thờ - điều đó là ngu xuẩn. Thế thì lần nữa làm cùng điều như bạn đã làm ngay chỗ đầu tiên: cầu nguyện thứ nhất của bạn phải xảy ra với người yêu của bạn. Hoặc trước khi bạn làm tình, để có cầu nguyện; hay sau khi bạn đã làm tình, để có cầu nguyện; hay - và cách thứ ba là tốt nhất - trong khi bạn làm tình, để có cầu nguyện.
Nếu tình yêu trở nên được gắn với cầu nguyện, thế thì nó có thể được đi kèm, thế thì nó có thể được cầu nguyện kéo lên. Tình yêu phải kéo năng lượng dục lên, và thế rồi cầu nguyện phải kéo năng lượng yêu lên. Một khi bạn đã ở điểm cầu nguyện, sahasrar - hoa sen một nghìn cánh trong đầu bạn - mở ra. Nó chỉ mở tại khoảnh khắc của cầu nguyện.
Đây là ba trung tâm cơ bản: trung tâm dục, trung tâm trái tim, và sahasrar - hoa sen một nghìn cánh. Trung tâm trái tim chỉ là ở lưng chừng, giữa sahasrar và trung tâm dục. Từ trung tâm trái tim các con đường đi tới cả hai trung tâm này. Từ dục không ai có thể nhẩy trực tiếp tới sahasrar được; người ta phải đi qua tình yêu, qua trung tâm trái tim. Từ trung tâm trái tim bạn có thể lan toả theo cả hai đường - chẳng có gì sai trong nó cả. Một khi bạn đã đạt tới sahasrar, việc nở hoa tối thượng của hoa sen bên trong bạn, thế thì dục hoàn toàn biến mất. Thế thì không dục nào còn lại nữa.
Trong dục không có cầu nguyện. Trong cầu nguyện không có dục. Trong yêu cả hai gặp nhau và xoắn xuýt. Đó là lí do tại sao tôi cứ lặp lại mãi: Yêu là cánh cửa đi vào trong thế giới này, hay đi vào trong thế giới kia. Yêu là cánh cửa mở ra cả hai đường.
Jesus là phải khi ông ấy nói: Thượng đế là tình yêu. Nhưng tôi muốn nói - và tôi cảm thấy phát biểu của tôi còn tốt hơn phát biểu của Jesus - tôi muốn nói với các bạn: Tình yêu là Thượng đế. Jesus nói: Thượng đế là tình yêu. Tôi nói: Tình yêu là Thượng đế.
Ai đó đã hỏi tôi, một đứa trẻ nhỏ, "Tên bác là gì?"
Tôi nói, "Tên tôi là tình yêu."
Và để điều đó cũng là tên bạn nữa. Một khi bạn hiểu tình yêu là gì, bạn đã hiểu cuộc sống. Bạn đã hiểu tất cả những điều cần được hiểu.
Câu hỏi thứ bẩy:
Thầy có cho các sannyasin quí bà thời gian khó khăn hơn đàn ông không, hay tôi đang tưởng tượng điều này lần nữa?
Quí bà - bà đang tưởng tượng đấy.
Câu hỏi cuối cùng:
Ngày hôm kia thầy đã ăn mặc loè loẹt với cái khăn tay đồng hành cũ, mở hội mừng lễ kỉ niệm bạc về tình bạn. Thầy đã nói rằng mọi người nên vẫn còn ngồi tại chỗ của mình trong thiền, và để cho chiếc khăn rơi xuống sannyasin nào đó như Thượng đế đáp xuống theo cùng cách. Thế rồi với một cử chỉ đáng yêu, lịch sự, thầy quăng chiếc khăn, nhưng điều khá ngạc nhiên, nó lại mắc vào xà tường và rơi xuống đất ở chỗ sàn trống trước thầy quãng nửa mét cách Maitreya và Teertha. Maitreyaji giang tay ra và cầm lấy nó. Thầy đã chơi trò đùa bí ẩn này và thầy đã chứng kiến nó nữa. Bây giờ thì chiếc khăn đi tới ai? Điều đó vẫn còn không giải quyết được! Tiếp cận tới Mulla Nasruddin là không thể được. Ai biết bây giờ anh ta ở đâu? - ở Iran, ở Baghdad hay có thể trong phòng của Osho! Tôi đã tiếp cận tới Swami Yoga Chinmaya với câu đố này. Anh ấy chỉ tôi tới thầy. Osho, xin thầy giúp tôi qua những lời bình luận của thầy!
Bây giờ cứ để nó vẫn còn là câu đố đi. Điều đó sẽ tốt cho hàng thế kỉ để tới suy nghĩ về nó. Nó là một công án.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
Một bưu tá đi giao thư trên một con đường mới ở phía Nam Boston nói đặc giọng Irish. Tại một ngôi nhà có huyên náo từ cuộc tranh cãi đang xảy ra bên trong mà anh ta sợ phải tới gần.
Bỗng nhiên một cậu nhỏ xuất hiện trên hành lang. "Này cu, cái gì ồn ào thế?" người đưa thư hỏi.
"Đấy là các bố cháu đánh nhau," đứa bé trả lời. "Họ bao giờ cũng đánh nhau."
Người đưa thư liếc nhìn vào thư mình đang đem theo. "Tên bố cháu là gì?" anh ta hỏi.
"Đấy chính là điều họ bao giờ cũng đánh nhau vì nó," đứa trẻ nói.
Bây giờ không có cách nào... và cũng tốt là nó vẫn còn là một bí ẩn. Cứ để mọi người tranh cãi về nó. Cứ để mọi người nghĩ về nó.
Và chiếc khăn đã rất giỏi khi nó rơi xuống sàn. Nếu nó rơi vào đầu ai đó, tôi đã không tin vào điều đó, bởi vì Thượng đế chẳng bao giờ đáp xuống đầu ai cả. Điều đó sẽ hoàn toàn sai! Nó đã rất giỏi. Nó hạ xuống sàn, sàn rỗng. Bất kì ai khiêm tốn như chiếc sàn thì Thượng đế mới giáng xuống người đó.