Read more
Osho - Dũng cảm – Vui sống hiểm nguy
Chương 28. Nỗi sợ về Thượng Đế
Ý tưởng về một Thượng đế con người theo dõi
chúng ta, cho dù là một giả thuyết, lại không có ích theo bất kì cách nào sao? Bởi
vì chính ý tưởng vứt bỏ đi ý tưởng về Thượng đế làm cho tôi sợ hãi vô cùng.
Sao bạn lại cảm thấy sợ hãi về
việc vứt bỏ ý tưởng về Thượng đế? Chắc chắn ý tưởng về Thượng đế bằng cách nào
đó đang ngăn cản bạn khỏi sợ. Cho nên khoảnh khắc bạn vứt bỏ nó, bạn bắt đầu cảm
thấy sợ. Đó là một loại bảo vệ tâm lí, đó chính là nó là gì.
Đứa trẻ nhất định sợ hãi. Trong
bụng mẹ nó không sợ. Tôi chưa từng nghe nói rằng bất kì đứa trẻ nào trong bụng
mẹ lại nghĩ tới việc đi tới giáo đường hay nhà thờ hay đọc Kinh Thánh hay Koran
hay Gita; hay thậm chí bận tâm về liệu Thượng đế có hay không. Tôi không thể
quan niệm được bất kì cách nào rằng đứa trẻ trong bụng mẹ quan tâm tới Thượng đế,
tới quỉ, tới cõi trời, tới địa ngục. Để làm gì? Nó đã trong thiên đường rồi. Mọi
sự không thể tốt hơn chúng đang đấy.
Nó hoàn toàn được bảo vệ trong
ngôi nhà ấm cúng, ấm áp, nổi trong các hoá chất nuôi dưỡng. Và bạn sẽ ngạc
nhiên - trong chín tháng đó đứa trẻ lớn lên nhiều hơn nó sẽ lớn trong chín năm,
theo tỉ lệ. Trong chín tháng nó du hành qua cuộc hành trình dài thế; từ chỗ gần
như không là gì nó trở thành một sinh linh. Trong chín tháng nó trải qua hàng
triệu năm tiến hoá, từ chính sinh linh ban đầu cho tới nay. Nó trải qua tất cả
các pha.
Và cuộc sống tuyệt đối an toàn:
không cần làm việc gì, không sợ chết đói, đói; mọi thứ đều được thân thể người
mẹ làm. Sống chín tháng trong bụng mẹ trong tuyệt đối an ninh tạo ra vấn đề mà
đã sinh ra cái gọi là tôn giáo của bạn.
Khi đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ, điều
đầu tiên xảy ra cho nó là nỗi sợ.
Điều đó là hiển nhiên. Nhà nó bị
mất, an ninh của nó bị mất. Hơi ấm của nó, mọi thứ bao quanh nó, tất cả những
điều nó đã biết như thế giới của mình hoàn toàn bị mất, và nó bị ném vào một thế
giới kì lạ, mà nó chẳng biết gì cả. Nó phải bắt đầu việc thở riêng của mình.
Phải mất vài giây cho đứa trẻ
nhận ra sự kiện là nó phải thở bây giờ trở đi theo cách riêng của mình - việc
thở của mẹ nó sẽ không giúp ích nữa. Chỉ để đem nó về với cảm giác của mình mà
bác sĩ cầm lộn ngược nó xuống, và đánh vào mông nó, thật mạnh. Bắt đầu thế đấy!
Và đón chào thế đấy!
Và chỉ từ cú đánh đó mà nó bắt
đầu thở. Bạn đã bao giờ quan sát rằng bất kì khi nào bạn sợ, việc thở của mình
thay đổi không? Nếu bạn còn chưa quan sát điều đó trước đây, bạn có thể quan
sát điều đó bây giờ. Bất kì khi nào bạn sợ, hơi thở của bạn sẽ thay đổi, ngay lập
tức. Và khi bạn thoải mái, ở nhà, không sợ điều gì, bạn sẽ thấy việc thở của
mình rơi vào hài hoà, và hoà hợp sâu sắc, trở thành ngày một im lặng hơn. Trong
thiền sâu đôi khi điều xảy ra là bạn cảm thấy dường như việc thở của mình đã dừng
lại. Nó không dừng, nhưng nó gần như dừng.
Sự bắt đầu của đứa trẻ là nỗi sợ
mọi thứ. Trong chín tháng nó đã trong bóng tối, và trong bệnh viện hiện đại,
nơi nó sắp được sinh ra, sẽ có đèn ống chói loà khắp xung quanh. Và trên mắt
nó, võng mạc của nó, cái chưa bao giờ thấy ánh sáng trước đây, ngay cả ánh sáng
của cây nến, điều này là quá nhiều. Ánh sáng này là cú sốc cho mắt nó.
Và bác sĩ không để chậm vài
giây - ông ta cắt ngay mối nối vẫn nối liền giữa nó và người mẹ, niềm hi vọng
an ninh cuối cùng... và một sinh linh tí hon như thế. Và bạn biết điều đó hoàn
toàn rõ, rằng không ai bất lực hơn con của con người, không con nào khác trong
sự tồn tại.
Đó là lí do tại sao ngựa đã
không bịa ra giả thuyết về Thượng đế. Voi đã không nghĩ về ý tưởng Thượng đế;
không có nhu cầu. Con của voi lập tức bắt đầu bước đi và nhìn quanh và thám hiểm
thế giới. Nó không bất lực như con của con người. Thực tế, nhiều thứ phụ thuộc
vào bất lực của con con người mà bạn có thể ngạc nhiên: gia đình bạn, xã hội bạn,
văn hoá của bạn, tôn giáo của bạn, triết học của bạn - mọi thứ đều phụ thuộc
vào bất lực của con con người.
Trong con vật, gia đình không tồn
tại bởi lí do đơn giản là đứa con không cần bố mẹ. Con người phải quyết định vì
hệ thống nào đó. Người bố và người mẹ phải ở cùng nhau để chăm sóc đứa trẻ. Nó
là kết quả của chuyện tình của họ; đây là việc làm của họ. Bây giờ nếu con con
người bị bỏ một mình, cũng giống như nhiều con vật đang thế, bạn không thể tưởng
tượng được rằng nó sẽ sống sót: không thể được! Nó sẽ đi đâu để kiếm thức ăn?
Nó sẽ đi hỏi ai? Nó sẽ đi hỏi cái gì?
Có lẽ nó đã tới quá sớm chăng?
Và có vài nhà sinh học nghĩ rằng con con người được sinh ra mà chưa đủ chín -
chín tháng là không đủ - bởi vì nó tới bất lực thế. Nhưng thân thể con người lại
tới mức người mẹ không thể mang đứa con hơn chín tháng, bằng không cô ấy sẽ chết
và cái chết của cô ấy sẽ có nghĩa là cái chết của đứa con.
Người ta đã tính toán rằng nếu
đứa con có thể sống trong bụng mẹ ít nhất ba năm, thế thì có lẽ sẽ không có nhu
cầu cho người bố và người mẹ và gia đình, và xã hội và nền văn hoá, và Thượng đế
và tu sĩ. Nhưng đứa con không thể sống được trong bụng mẹ trong ba năm. Tình huống
sinh học kì lạ này đã ảnh hưởng tới toàn thể hành vi con người, việc suy nghĩ,
cấu trúc gia đình, xã hội; và điều này đã gây ra nỗi sợ.
Kinh nghiệm đầu tiên của đứa
con là sợ hãi, và kinh nghiệm cuối cùng của con người cũng là sợ hãi.
Sinh cũng là một loại chết; bạn
nên nhớ nhìn vào nó theo cách nhìn của trẻ con. Nó đã sống trong một thế giới
nào đó, tuyệt đối thoả mãn. Nó không cần bất kì cái gì, nó không tham lam bất
kì cái gì thêm. Nó đơn giản tận hưởng sự hiện hữu, tận hưởng sự trưởng thành -
và thế rồi bỗng nhiên nó bị tống ra ngoài.
Với đứa trẻ, kinh nghiệm này là
kinh nghiệm về cái chết: cái chết của toàn thể thế giới của nó, của an ninh của
nó, của nhà ấm cúng của nó. Các nhà khoa học nói rằng chúng ta còn chưa có khả
năng tạo ra nhà ấm cúng như bụng mẹ. Chúng ta đã cố gắng - tất cả mọi nhà của
chúng ta đều chỉ là nỗ lực để tạo ra nhà ấm cúng đó.
Chúng ta thậm chí đã cố gắng
làm giường nước, để cho bạn cùng cảm giác. Chúng ta có bồn tắm nước nóng; nằm
dài ra trong chúng bạn có thể có cảm giác chút ít của đứa trẻ. Những người biết
cách tắm nóng thực sự cũng sẽ cho ít muối vào trong đó, bởi vì trong bụng mẹ rất
mặn - đích xác khối lượng muối trong nước biển. Nhưng bạn có thể nằm dài trong
bồn tắm được bao lâu? Chúng ta có những kiểu bồn cô lập không là gì ngoài việc
tìm cùng bụng mẹ mà bạn đã đánh mất.
Sigmund Freud không phải là người
chứng ngộ - thực tế ông ấy là một người có chút ít gàn gàn, nhưng đôi khi người
gàn dở cũng hát những bài ca hay. Đôi khi ông ấy có những ý tưởng có ý nghĩa.
Chẳng hạn, ông ấy nghĩ ý tưởng này về đàn ông làm tình với đàn bà chẳng là gì
ngoài nỗ lực đi vào bụng mẹ lần nữa. Có thể có điều gì đó trong nó. Người này dở
hơi, ý tưởng này dường như khó nắm bắt hơn; nhưng ngay cả một người như Sigmund
Freud là gàn dở ông ấy vẫn phải được lắng nghe rất chăm chú.
Tôi cảm thấy rằng có cái gì đó
của chân lí trong điều đó: việc tìm kiếm bụng mẹ, cùng lối đi như người đó đã
bước ra từ đó... Người đó không thể nào vào lại bụng mẹ kia, điều đó đúng. Thế
thì người đó tạo ra đủ mọi loại vật; người đó bắt đầu làm ra hang động, nhà cửa,
máy bay. Bạn thấy bên trong máy bay rồi đấy - cũng không có gì đáng ngạc nhiên
nếu một ngày nào đó bạn thấy rằng trong máy bay người ta nổi trong bồn tắm nước
nóng, có muối. Máy bay có thể cho bạn đích xác cùng tình huống, nhưng nó sẽ
không cho sự thoả mãn.
Đứa trẻ đã không biết cái gì
khác cả. Chúng ta cố gắng làm cho nó thành ấm cúng: chỉ ấn nút và cô chiêu đãi
viên có đó. Chúng ta làm nó thành thoải mái nhất có thể được, nhưng chúng ta
không thể làm nó thoải mái được như trong bụng mẹ. Bạn đã không cần ngay cả việc
bấm nút. Thậm chí trước khi bạn đói bạn đã được cho ăn.
Thậm chí trước khi bạn cần
không khí, nó đã tới bạn. Bạn chẳng có trách nhiệm chút nào.
Cho nên đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ,
nếu nó cảm thấy điều đó chút nào, thì phải cảm thấy điều đó như cái chết. Nó
không thể cảm thấy điều đó như việc sinh, điều đó là không thể được. Đó là ý tưởng
của chúng ta - ý tưởng của những người đang đứng ngoài - chúng ta nói rằng đây
là việc sinh.
Và lần thứ hai, lại một ngày
nào đó, sau nỗ lực của cả đời... Người đó đã có khả năng làm cái gì đó - một
ngôi nhà nhỏ, một gia đình, một nhóm bạn bè nhỏ, chút ít hơi ấm, một góc nhỏ
đâu đó trên thế giới nơi người đó có thể thảnh thơi và là chính mình, nơi người
đó được chấp nhận. Khó khăn - cuộc vật lộn cả đời, và bỗng nhiên, một ngày nào
đó, người đó lại thấy mình đang bị tống ra.
Bác sĩ đã lại tới - và đây là
người đã đánh người đó! Nhưng lần đó là bắt đầu việc thở; lần này, như chúng ta
biết tới... Bây giờ chúng ta ở bờ bên này, chúng ta không biết bờ bên kia. Bờ
bên kia bị bỏ lại cho tưởng tượng; đó là lí do tại sao cõi trời và địa ngục...
và mọi loại tưởng tượng đã thành lung tung.
Chúng ta ở bờ bên này và người
này sắp chết. Với chúng ta người đó sắp chết; có lẽ người đó lại sắp được sinh
ra. Nhưng điều đó chỉ người đó biết, và người đó không thể quay lại mà bảo
chúng ta, "Đừng lo; tôi không chết đâu, tôi vẫn còn sống." Người đó
không thể quay lại vào bụng mẹ của mình để có thoáng nhìn cuối cùng và nói lời
tạm biệt với mọi người, mà người đó cũng không thể quay lại bây giờ, mở mắt ra
và nói lời tạm biệt với tất cả các bạn, và nói, "Đừng lo nghĩ. Tôi không
chết đâu, tôi đang được sinh ra."
Ý tưởng của người Hindu về tái
sinh không là gì ngoài sự phóng chiếu của việc sinh thông thường. Với bụng mẹ -
nếu bụng mẹ nghĩ - đứa trẻ là chết. Với đứa trẻ - nếu nó nghĩ - đó là việc chết.
Nhưng nó được sinh ra; đấy không phải là việc chết, đấy là việc sinh. Người
Hindu đã phóng chiếu cùng ý tưởng này về cái chết. Từ phía bên này điều đó có vẻ
như người đó đang chết, nhưng từ phía bên kia... Nhưng phía bên kia là tưởng tượng
của chúng ta; chúng ta có thể làm nó như chúng ta muốn nó.
Mọi tôn giáo đều làm cho phía
bên kia thành con đường khó khăn bởi vì mọi xã hội và mọi nền văn hoá đều tuỳ
thuộc vào địa lí khác nhau, lịch sử khác nhau. Chẳng hạn: người Tây Tạng không
thể nghĩ về cõi bên kia lạnh được - ngay cả lạnh cũng là đáng sợ, lạnh là không
thể được. Người Tây Tạng nghĩ rằng người chết ấm, trong một thế giới mới bao giờ
cũng ấm.
Người Ấn Độ không thể nghĩ được
rằng nơi đó bao giờ cũng ấm. Ngay cả nóng trong bốn tháng ở Ấn Độ cũng là quá
nhiều, nhưng đối với vĩnh hằng mà vẫn còn ấm - bạn sẽ bị nấu chín! Họ không có
ý tưởng gì về điều hoà nhiệt độ, nhưng cách người Hindus mô tả thiên đường của
mình, nơi đó gần như được điều hoà nhiệt độ - bao giờ cũng có khí mát, không
nóng không lạnh, nhưng mát mẻ. Trời bao giờ cũng mùa xuân, mùa xuân Ấn Độ - tất
cả hoa đều nở, gió đầy hương thơm, chim chóc hót véo von, mọi thứ đều sống động;
nhưng không có khí ấm, chỉ khí mát. Điều đó họ nhắc nhở chúng ta lặp đi lặp lại:
khí mát tiếp tục chảy.
Đây là tâm trí của bạn đang
phóng chiếu ý tưởng này; bằng không, với người Tây Tạng hay với người Ấn Độ hay
với người Mô ha mét giáo, điều đó không thể khác được. Người Mô ha mét giáo
không thể nghĩ được rằng thế giới khác lại sẽ là sa mạc - người đó đã chịu đựng
nhiều thế ở sa mạc A rập. Thế giới bên kia là ốc đảo - ốc đảo khắp nơi. Không
phải là sau hàng trăm dặm đường bạn mới tìm thấy một ốc đảo nhỏ với chút nước
và vài cái cây, không - toàn ốc đảo ở khắp mọi nơi, và sa mạc không có ở đâu cả.
Chúng ta phóng chiếu, nhưng với
người đang sắp chết đấy lại là cùng quá trình mà người đó đã có lần kinh nghiệm.
Một sự kiện nổi tiếng là vào thời điểm chết, nếu một người không trở nên vô ý
thức, không rơi vào cơn mê, người đó bắt đầu nhớ lại toàn thể vòng đời của
mình. Người đó cứ đi lùi về khoảnh khắc đầu tiên của cuộc đời mình khi người đó
được sinh ra. Dường như có ý nghĩa là khi người đó rời khỏi thế giới này người
đó có thể có cái nhìn về tất cả những điều đã xảy ra. Chỉ trong vài giây toàn
thể lịch chuyển động qua, cứ dường như nó chuyển động trong cuốn phim của bạn.
Lịch đó cứ diễn ra, bởi vì
trong cuốn phim hai giờ họ phải bao quát nhiều năm... nếu lịch này diễn ra theo
nhịp độ thông thường, bạn sẽ ngồi trong rạp chiếu phim trong hai năm; ai sẽ có
khả năng đảm đương được điều đó? Không, lịch này cứ diễn ra, ngày tháng cứ thay
đổi, nhanh chóng. Nó thậm chí còn trôi nhanh hơn vào lúc chết. Trong một khoảnh
khắc toàn thể cuộc sống chớp loé lên, và dừng lại vào khoảnh khắc đầu tiên. Nó
là cùng quá trình đang xảy ra lại - cuộc sống đã đi xong một vòng tròn.
Tại sao tôi lại muốn bạn nhớ điều
này? - bởi vì Thượng đế của bạn không là gì ngoài nỗi sợ của ngày đầu tiên của
bạn, điều cứ diễn ra mãi cho tới khoảnh khắc cuối cùng, trở nên ngày một lớn
hơn. Đó là lí do tại sao khi một người còn trẻ người đó có thể là kẻ vô thần,
người đó có thể đảm đương là vậy, nhưng khi người đó già hơn thì việc là kẻ vô
thần trở thành khó khăn chút ít. Nếu, khi người đó lại gần nấm mồ của mình, một
chân đặt vào nấm mồ, bạn hỏi người đó, "Ông vẫn là người vô thần chứ?"
người đó sẽ nói, "Tôi đang có ý nghĩ thứ hai" - bởi vì sợ... cái gì sẽ
xảy ra? Toàn thể thế giới của người đó đang biến mất.
Ông tôi không phải là người tôn
giáo, không chút nào. Ông ấy gần với Zorba người Hi Lạp: ăn, uống và vui vẻ;
không có thế giới khác, tất cả những cái này đều vô nghĩa. Bố tôi là người rất
tôn giáo; có lẽ đấy là vì ông tôi - sự phản ứng, khác biệt thế hệ. Nhưng đấy chỉ
là sự lộn ngược trong gia đình tôi: ông tôi là người vô thần và có lẽ bởi vì chủ
nghĩa vô thần của ông mà bố tôi biến thành người hữu thần. Và bất kì khi nào bố
tôi đi đền thờ, ông tôi đều cười và ông nói, "Lại thế rồi! Đi nữa đi, lãng
phí cả đời mình trước những cái tượng ngu xuẩn kia!"
Tôi yêu Zorba bởi nhiều lí do;
một trong các lí do là ở chỗ trong Zorba tôi tìm thấy lại ông tôi. Ông thích đồ
ăn nhiều tới mức ông thường không tin cậy vào bất kì ai; ông sẽ tự mình chuẩn bị
nó. Trong đời mình tôi đã từng là khách trong hàng nghìn gia đình ở Ấn Độ,
nhưng tôi chưa bao giờ nếm cái gì ngon như qua việc nấu nướng của ông tôi. Và
ông tôi lại thích nấu nhiều tới mức mọi tuần đều có một bữa tiệc cho tất cả các
bạn bè của ông - và ông sẽ chuẩn bị cả ngày.
Mẹ tôi và cô tôi và người phục
vụ và người nấu bếp - mọi người đều bị tống khỏi bếp. Khi ông tôi nấu nướng,
không ai được quấy rầy ông. Nhưng ông lại rất thân thiện với tôi; ông cho phép
tôi quan sát và ông nói, "Học đi, đừng lệ thuộc vào người khác. Chỉ cháu mới
biết vị giác của mình. Ai khác có thể biết nó được?"
Tôi nói, "Điều đó ở ngoài
cháu rồi; cháu quá lười, nhưng cháu có thể quan sát. Cả ngày nấu nướng sao? -
cháu không thể làm được điều đó đâu." Cho nên tôi đã chẳng học gì cả,
nhưng chính quan sát lại là niềm vui - cách ông làm việc, gần giống như nhà
điêu khắc hay nhạc sĩ hay hoạ sĩ. Nấu nướng không chỉ là nấu nướng, nó là nghệ
thuật đối với ông. Và nếu cái gì chỉ đạt chút ít dưới tiêu chuẩn của ông, ông sẽ
ném nó đi ngay lập tức. Ông sẽ nấu lại nó... và tôi sẽ nói, "Nhưng nó hoàn
toàn được cơ mà."
Ông sẽ nói, "Cháu biết nó
không hoàn hảo, nó chỉ được thôi. Nhưng ông là người cầu toàn. Chừng nào nó còn
chưa đạt chuẩn của ông, ông sẽ không đưa nó cho bất kì ai đâu. Ông yêu thích thức
ăn của mình."
Ông hay làm nhiều loại đồ uống...
và bất kì cái gì ông làm, cả gia đình cũng đều chống lại ông, họ nói rằng ông
chỉ là người gây phiền nhiễu. Ông sẽ không cho phép bất kì ai vào bếp, và buổi
tối ông tụ tập tất cả những người vô thần trong thị trấn. Và chỉ để thách thức
người Jaina giáo, ông sẽ đợi cho tới lúc mặt trời lặn. Ông sẽ không ăn trước
khi mặt trời lặn bởi vì người Jaina giáo nói, "Ăn trước lúc mặt trời lặn;
sau khi mặt trời lặn việc ăn là không được phép." Chốc chốc ông lại bảo
tôi ra xem mặt trời đã lặn hay chưa.
Ông làm cho cả gia đình khó chịu.
Và họ không thể giận ông được - ông là gia trưởng, người già nhất - nhưng họ giận
tôi. Điều đó dễ hơn. Họ nói, "Sao cháu cứ đi ra đi vào mãi để xem mặt trời
đã lặn hay chưa? Cái ông già kia làm cho cháu mê mẩn rồi, hoàn toàn mê."
Tôi rất buồn bởi vì tôi chỉ bắt
gặp cuốn sách Zorba người Hi Lạp, khi ông tôi đã chết. Điều duy nhất mà tôi cảm
thấy ở dàn thiêu đám tang ông là ở chỗ ông sẽ thích nó nếu tôi dịch nó cho ông
và đọc nó cho ông. Tôi đã đọc nhiều sách cho ông. Ông không được giáo dục, ông
chỉ có thể viết chữ kí của mình, có thế thôi. Ông cũng không thể đọc hay viết -
nhưng ông lại rất tự hào về điều đó.
Ông hay nói, "Điều tốt là
bố của ông đã không buộc ông phải tới trường, bằng không thì ông ấy đã làm hư hỏng
cả ông. Những cuốn sách này làm hư hỏng người ta nhiều thế." Ông sẽ nói với
tôi, "Nhớ lấy, bố cháu bị hư hỏng rồi, bác cháu bị hư hỏng rồi; họ liên tục
đọc các sách tôn giáo, kinh sách, và nó toàn là thứ rác rưởi. Khi họ đọc thì
ông sống; và cũng tốt là biết qua việc sống."
Ông hay bảo tôi, "Họ sẽ
cho cháu vào đại học - họ sẽ không nghe lời ông đâu. Và ông không thể có ích gì
nhiều, bởi vì nếu bố cháu và mẹ cháu cứ nhất quyết, họ sẽ cho cháu vào đại học.
Nhưng thận trọng, đừng bị lạc vào sách vở."
Ông thích thú những cái nhỏ bé.
Tôi hỏi ông, "Mọi người đều tin vào Thượng đế, sao ông không tin,
Baba?" Tôi đã gọi ông là Baba; đó là từ dành cho người ông ở Ấn Độ.
Ông nói, "Bởi vì ông không
sợ."
Một câu trả lời rất đơn giản:
"Sao ông lại phải sợ? Không có nhu cầu sợ; ông chẳng làm điều gì sai, ông
chẳng làm hại ai. Ông đã sống cuộc sống của mình một cách vui vẻ. Nếu có Thượng
đế nào, và đôi khi ông gặp ngài, ngài không thể giận ông được. Ông sẽ giận
ngài: 'Sao ông lại tạo ra thế giới này? - đây mà là loại thế giới à?' Tôi không
sợ đâu."
Khi ông sắp chết tôi lại hỏi
ông, bởi vì các bác sĩ đều nói rằng vấn đề chỉ là vài phút nữa thôi. Mạch của
ông mất dần, tim ông đang co lại, nhưng ông vẫn đầy ý thức. Tôi hỏi ông,
"Baba, một câu hỏi..."
Ông mở mắt ra và nói, "Ông
biết câu hỏi của cháu: sao ông không tin vào Thượng đế? Ông đã biết rằng cháu sẽ
hỏi câu hỏi này khi ông chết. Cháu có cho rằng cái chết sẽ làm ông sợ không?
Ông đã sống vui vẻ thế và đầy đủ thế, chẳng có tiếc nuối rằng ông chết.
"Ông sẽ làm gì khác vào
ngày mai? Ông đã làm nó tất cả rồi, chẳng còn lại cái gì. Và nếu mạch của ông
có chậm dần lại và nhịp đập tim ông chậm lại, ông nghĩ mọi thứ sẽ hoàn toàn tốt,
bởi vì ông cảm thấy rất an bình, rất bình thản, rất im lặng. Dù ông chết hoàn
toàn hay sống, ông không thể nói ngay bây giờ được. Nhưng một điều cháu nên nhớ:
ông không sợ."
Ông bảo tôi, "Khoảnh khắc
ông nghĩ tới việc vứt bỏ Thượng đế, nỗi sợ trào lên." Đó là chỉ dẫn đơn giản
rằng với tảng đá của ý tưởng về Thượng đế, bạn đang kìm nén nỗi sợ; cho nên khoảnh
khắc bạn loại bỏ tảng đá đó đi, nỗi sợ trào lên.
Nếu nỗi sợ trào lên, điều đó có
nghĩa là bạn phải đối diện với nó; không có cách nào để giúp bạn che đậy nó bằng
ý tưởng về Thượng đế. Bạn không thể có tin tưởng lần nữa, cái đó bị phá huỷ rồi.
Bạn không thể có tin tưởng vào Thượng đế, bởi vì hoài nghi là thực tại, và tin
tưởng là hư cấu. Và không hư cấu nào có thể đứng được trước sự kiện. Bây giờ,
Thượng đế đang còn là giả thuyết cho bạn; lời cầu nguyện của bạn sẽ vô dụng. Bạn
sẽ biết nó là giả thuyết, bạn không thể quên được rằng nó là giả thuyết.
Một khi bạn đã nghe thấy chân
lí, không thể quên được nó. Đó là một trong những phẩm chất của chân lí, rằng bạn
không cần nhớ nó. Dối trá phải được liên tục nhớ tới; bạn có thể quên. Người
quen với dối trá cần kí ức tốt hơn người quen với chân lí, bởi vì người thực
không cần kí ức. Nếu bạn chỉ nói chân lí thì không cần nhớ. Nhưng nếu bạn đang
nói lời dối trá, thế thì bạn phải liên tục ghi nhớ bởi vì bạn đã nói lời dối
trá cho người này, lời dối trá khác cho người khác, cái gì đó khác cho ai đó
khác. Với người bạn đã nói điều gì bạn phải phân loại trong tâm trí mình và giữ
nó đấy. Và bất kì khi nào câu hỏi nảy sinh về lời nói dối bạn lại phải nói dối
lần nữa, cho nên nó thành chuỗi. Dối trá không tin vào kiểm soát sinh đẻ.
Chân lí là độc thân, nó không
có con chút nào; nó thực tế là vô hôn nhân.
Một khi bạn đã hiểu rằng Thượng
đế không là gì ngoài giả thuyết được bịa ra bởi các tu sĩ, các chính trị gia,
giới quyền lực, các nhà sư phạm - tất cả những người đó đều muốn giữ bạn trong
nô lệ tâm lí, những người có quyền lợi được đầu tư nào đó vào sự nô lệ của bạn...
Họ tất cả đều muốn giữ bạn sợ hãi, bao giờ cũng sợ hãi, run rẩy sâu bên trong,
bởi vì nếu bạn không sợ, thì bạn là nguy hiểm.
Bạn có thể hoặc là người hèn
nhát, sợ hãi, sẵn sàng phục tùng, đầu hàng, một người bản thân mình không có
chân giá trị, không kính trọng bản thể riêng của mình - hay bạn có thể vô sợ
hãi. Nhưng thế thì bạn sẽ là người nổi dậy, bạn không thể tránh được điều đó.
Hoặc bạn có thể là một người của tin tưởng hoặc bạn sẽ là một linh hồn nổi dậy.
Cho nên những người không muốn bạn là người nổi dậy - vì tính nổi dậy của bạn
đi ngược lại với quyền lợi của họ - cứ ép buộc, huấn luyện tâm trí bạn bằng Ki
tô giáo, bằng Do Thái giáo, bằng Mô ha mét giáo, bằng Hindu giáo, và họ giữ cho
bạn run rẩy sâu bên trong. Đó là quyền lực của họ, cho nên bất kì ai quan tâm tới
quyền lực, người có toàn thể cuộc sống không là gì ngoài ý chí nắm quyền, đã
dùng cực nhiều giả thuyết về Thượng đế.
Nếu bạn sợ Thượng đế - và nếu bạn
tin vào Thượng đế thì bạn phải sợ - bạn phải tuân theo mệnh lệnh và chỉ thị của
ngài, sách thiêng của ngài, đấng cứu thế của ngài, hoá thân của ngài - bạn phải
tuân theo ngài và các đại lí của ngài.
Thực tế ngài không tồn tại, chỉ
đại lí của ngài tồn tại thôi. Đây là việc kinh doanh rất kì lạ. Tôn giáo là việc
kinh doanh kì lạ nhất trong tất cả mọi thứ. Không có ông chủ, nhưng có người
trung gian: tu sĩ, giám mục, hồng ý giáo chủ, giáo hoàng, đấng cứu thế, toàn thể
hệ thống cấp bậc - và trên chóp chẳng có ai cả.
Nhưng Jesus nhận được thẩm quyền
của mình và quyền lực từ Thượng đế - đứa con duy nhất của ngài. Giáo hoàng nhận
được thẩm quyền của mình từ Jesus - là đại diện đúng đắn duy nhất, không thể
sai được. Và điều đó cứ tiếp diễn tới các linh mục thấp nhất... nhưng không có
Thượng đế; đó là nỗi sợ của bạn. Bạn đòi hỏi Thượng đế được bịa ra bởi vì bạn
không thể sống được một mình. Bạn không có khả năng đối diện với cuộc sống, cái
đẹp của nó, niềm vui của nó, đau khổ của nó, phiền não của nó. Bạn đã không sẵn
sàng kinh nghiệm chúng theo cách riêng của mình mà không có ai bảo vệ bạn,
không có ai đó là cái ô cho bạn. Bạn đòi hỏi Thượng đế là do nỗi sợ. Và chắc chắn
có những kẻ lừa gạt ở mọi nơi. Bạn hỏi và họ sẽ đem điều đó cho bạn.
Bạn sẽ phải vứt bỏ ý tưởng này
về Thượng đế điều giúp cho bạn vẫn còn không sợ hãi. Bạn sẽ phải trải qua nỗi sợ
và chấp nhận nó như một thực tại con người. Không có nhu cầu trốn khỏi nó. Điều
cần là đi sâu vào trong nó, và bạn càng đi sâu vào trong nỗi sợ của mình thì bạn
sẽ thấy nó càng ít đi.
Khi bạn đã chạm tới đáy tảng đá
của nỗi sợ bạn sẽ đơn giản cười, chẳng có gì để sợ cả.
Và khi nỗi sợ biến mất có sự hồn
nhiên, và hồn nhiên đó là cái chí thiện, chính tinh hoa của người tôn giáo.
Hồn nhiên đó là quyền năng.
Hồn nhiên đó là phép màu duy nhất
có đó.
Từ hồn nhiên bất kì cái gì cũng
có thể xảy ra, nhưng bạn sẽ không là người Ki tô giáo từ điều đó, và bạn sẽ
không là người Mô ha mét giáo từ điều đó. Từ hồn nhiên bạn sẽ đơn giản trở
thành người thường, chấp nhận toàn bộ cái bình thường của mình, và sống nó một
cách vui vẻ, cám ơn toàn thể sự tồn tại - không phải với Thượng đế, bởi vì đó
là ý tưởng do người khác trao cho bạn.
Nhưng sự tồn tại không phải là
ý tưởng. Nó có đó tất cả xung quanh bạn, bên trong và bên ngoài. Khi bạn hoàn
toàn hồn nhiên, lời cám ơn sâu sắc - tôi sẽ không gọi nó là lời cầu nguyện bởi
vì trong lời cầu nguyện bạn đang hỏi xin điều gì đó, tôi sẽ gọi nó là lời cám
ơn ơn sâu sắc - biết ơn nảy sinh. Không phải bạn đang hỏi xin cái gì đó, mà cám
ơn vì cái gì đó đã được trao cho bạn.
Biết bao nhiêu điều đã được
trao cho bạn. Bạn có xứng với nó không? Bạn có kiếm được nó không? Sự tồn tại cứ
rót nhiều thứ lên bạn tới mức yêu cầu thêm nữa là xấu. Cái mà bạn đã nhận được,
bạn nên biết ơn vì điều đó. Và điều đẹp đẽ nhất là ở chỗ khi bạn biết ơn, sự tồn
tại bắt đầu rót ngày một nhiều lên bạn. Nó trở thành vòng tròn: bạn càng nhận
nhiều, bạn càng trở nên biết ơn nhiều; bạn càng trở nên biết ơn nhiều, bạn càng
nhận nhiều hơn... và không có chấm dứt cho nó, nó là quá trình vô hạn.
Nhưng nhớ - giả thuyết về Thượng
đế đã mất rồi; khoảnh khắc bạn gọi nó là giả thuyết thì ý tưởng về Thượng đế đã
bị vứt bỏ rồi. Dù bạn sợ hay không, bạn không thể lấy nó lại được; nó đã kết
thúc.
Bây giờ cách duy nhất còn lại
là đi vào trong nỗi sợ của bạn.
Im lặng đi vào trong nó, cho nên
bạn có thể tìm thấy chiều sâu của nó.
Và đôi khi điều xảy ra là nó
không rất sâu sắc.
Một câu chuyện:
Một người bước đi trong đêm trượt
chân khỏi một tảng đá. Sợ rằng mình sẽ ngã xuống vực sâu hàng trăm mét, bởi vì
người đó biết chỗ đó là thung lũng rất sâu, người đó tóm lấy một cành cây treo
trên bờ đá. Trong đêm mọi thứ người đó có thể thấy là vực thẳm không đáy. Người
đó hét to; tiếng hét của người đó phản xạ lại - chẳng có ai để nghe.
Bạn có thể hình dung ra người
đó và cả đêm tra tấn của người đó. Mọi khoảnh khắc đều có cái chết, tay người
đó trở nên lạnh ngắt, người đó đang mất dần sức nắm giữ... và mặt trời ló ra
người đó nhìn xuống và cười to: không có vực thẳm. Chỉ quãng hai mét phía dưới
là tảng đá. Người đó có thể đã nghỉ ngơi cả đêm, ngủ ngon - tảng đá đủ lớn -
nhưng cả đêm đã là ác mộng.
Từ kinh nghiệm của riêng mình
tôi có thể nói với bạn: nỗi sợ không sâu hơn vài li đâu. Bây giờ vấn đề là tuỳ ở
bạn liệu bạn có muốn cứ níu bám lấy nhánh đó và biến cuộc sống của mình thành
cơn ác mộng, hay liệu bạn sẽ thích bỏ nhánh đó và đứng trên đôi chân của mình.
Chẳng có gì để sợ cả.