Chương 3. Con đường nhiều, khách lữ hành ít

Chương 3. Con đường nhiều, khách lữ hành ít

Price:

Read more

Osho - Chiều bên kia cái biết
Chương 3. Con đường nhiều, khách lữ hành ít


Nghi lễ hai mươi mốt ngày mà Thầy đã chỉ ra Thầy đã làm trong lần sinh trước của Thầy có thuộc vào tín ngưỡng đặc biệt nào về thiền hay tự hiểu mình không? Bởi vì từ việc nói của Thầy, dường như là Thầy dứt khoát đại diện cho những phương pháp của một thầy giáo vĩ đại hay teerthankara nào đó. Theo quan điểm này, tôi có thể xin hỏi liệu Thầy có muốn gắn mối móc nối tâm linh với chuỗi tín ngưỡng nào không, hay giống như Phật, Thầy đang định vạch ra con đường mới trên núi nào đó?
Suy nghĩ tín ngưỡng sẽ vẫn còn là tín ngưỡng, và con đường của Phật cũng không phải là mới. Cái mà từ lâu đã được mọi người bước qua nay đã trở thành con đường cũ, nhưng những con đường mới được mở ra sau khi phá vỡ các tín ngưỡng cũ cũng không phải là mới. Trên chúng nhiều người cũng đã du hành qua.
Phật đã vạch ra một con đường mới; Mahavira đã bước trên con đường đã được thiết lập. Nhưng trong chuỗi của Mahavira nữa, có một người đầu tiên đã vạch ra con đường mới. Con đường của Mahavira cũng không phải là con đường cổ nhất. Teerthakara đầu tiên đã làm cùng kiểu công việc như Phật. Việc vạch ra con đường mới không phải là chuyện mới; bằng không các tín ngưỡng sẽ chẳng bao giờ được sinh ra. Bây giờ, trong hoàn cảnh của tình huống hiện tại, cũng cần làm điều gì đó khác hơn cả hai điều này, bởi vì thời nay mọi người thuộc cả hai kiểu này đều đã quá nhiều.
Nếu chúng ta nhìn vào George Gurdjieff, ông ấy là đại diện cho một tín ngưỡng cổ như Mahavira. Nếu chúng ta nhìn vào J. Krishnamurti, ông ấy dường như đang thiết lập một tín ngưỡng mới như Phật. Nhưng cả hai tín ngưỡng này đều là các hình mẫu cổ.
Nhiều tín ngưỡng đã bị tan vỡ và nhiều tín ngưỡng đang được tạo mới. Tín ngưỡng là mới hôm nay sẽ trở thành cũ ngày mai. Tình huống của ngày nay là đến mức cả Mahavira lẫn Phật đều không thể có sự hấp dẫn lâu dài, bởi vì mọi người không còn quan tâm đến cái cũ nữa. Một tình huống mới đã được tạo ra trong đó mọi người cứ trở nên không còn hứng thú với ngay cả cái mới. Cái mới bao giờ cũng bị coi là đối lập với cái cũ, nhưng bây giờ chúng ta đang đứng tại điểm mà từ đó có thể thấy rõ ràng rằng cái mới chỉ là việc bắt đầu của cái cũ. Cái mới có nghĩa là cái sẽ trở thành cũ. Ngay khi chúng ta bắt đầu giải thích cái gì đó là mới thì sự việc bắt đầu trở thành cũ. Bây giờ không có sự hấp dẫn về cái mới, và chúng ta bao giờ cũng khiếp sợ cái cũ.
Đã có thời có sự hấp dẫn tới cái cũ. Sự hấp dẫn này là sâu sắc. Cái càng cũ, nó càng được coi là có giá trị. Nếu nó đã trải qua kinh nghiệm, nếu nó đã được xem xét kĩ lưỡng, không có nỗi hoảng sợ trong việc theo nó, và người ta có niềm tin hoàn toàn vào nó. Cho nên nhiều người đã bước trên con đường cũ đó và biết bao nhiều người đã đạt tới bởi con đường đó, đến mức khách lữ hành mới thậm chí có thể bước đi với mắt nhắm nếu họ muốn. Đã có đường cho cả người mù nữa. Không cần cho bất kì ai hoài nghi nhiều lắm, suy nghĩ nhiều lắm, tìm kiếm nhiều lắm hay quyết định nhiều lắm.
Và rất khó để quyết định về cái chưa biết. Dù bạn có thể hoài nghi nhiều bao nhiêu, đến cuối việc nhảy vào cái chưa biết vẫn chỉ là thông qua tin cậy, bởi vì hoài nghi có thể, nhiều nhất, đưa bạn tới điểm tin cậy nào đó mà đến cuối cùng bạn có thể nhảy. Nhưng hấp dẫn đó của cổ nhân đã bị mất rồi, và nó đã trở nên bị mất bởi nhiều lí do.
Lí do thứ nhất là thế này, rằng khi một người chỉ biết một tín ngưỡng, không có khó khăn. Nhưng khi một người đi tới biết về nhiều tín ngưỡng, khó khăn phát sinh. Đã có thời khi người Hindu được sinh ra trong một gia đình Hindu được nuôi lớn chỉ trong môi trường Hindu và gần ngôi đền Hindu. Âm thanh tiếng chuông của ngôi đền Hindu đã trở nên gắn với sữa mẹ và đã trở thành một phần dòng máu của người đó. Vậy, vị thần hộ trì trong đền cũng là một phần của xương, máu và thịt người đó như không khí, nước và núi non gần đó.
Không có đối thủ. Không có nhà thờ Ki tô giáo, nhà thờ Mô ha mét giáo. Không có âm thanh của bất kì tín ngưỡng nào khác rơi vào trong tai và tâm trí người đó. Cái cũ quá nhiều trong sự tồn tại đến mức nó không thể được hỏi. Nó đã tồn tại lâu trước người đó, và người đó đã lớn lên với nó và trong nó. Nhưng thế rồi, dần dần, nhà thờ Mô ha mét giáo tới gần với đền chùa và nhà thờ Ki tô giáo và gurudwara cũng theo đó.
Vào một thời, tín ngưỡng có tác động lên mọi người, nhưng bây giờ sự lẫn lộn là tự nhiên. Chẳng cái gì có thể được chấp nhận mà không có nghi ngờ bởi vì các ý nghĩ đối lập tồn tại cạnh nhau. Nếu đền chùa vẫy gọi bạn bằng tiếng chuông reo của nó, thì lời gọi gần đó cho lời cầu nguyện từ nhà thờ Mô ha mét giáo đồng thời bảo bạn đừng có sai lầm mà đi vào đền chùa. Thế thì cả hai khái niệm này đi vào tâm trí đồng thời.
Lí do cơ bản cho việc tăng chủ nghĩa hoài nghi trong thế giới này không phải là việc tăng trí thông minh của con người. Con người vẫn thông minh như từ trước tới giờ. Lí do chính cho việc tăng chủ nghĩa hoài nghi là việc đặt chồng một lúc các ấn tượng của nhiều tín ngưỡng lên trí tuệ của người đó - đặc biệt là ấn tượng của những văn hoá mâu thuẫn nhau.
Mọi con đường sẽ gọi con đường khác là sai. Điều này là do sự bất lực. Không phải bởi vì con đường khác thực tế là sai. Dẫu sao đi chăng nữa, nó sẽ phải bị gọi là sai, bởi vì nếu con đường khác không thể được gọi là sai, thế thì sức mạnh đằng sau việc vẫy gọi của con đường đúng của riêng người ta sẽ bị phá vỡ. Trong thực tế, nếu người ta cứ nói rằng mình đúng, lúc nào cũng suy ra rằng người khác là sai.
Do đó mọi tín ngưỡng đều có con đường của riêng nó. Những con đường này chưa bao giờ gặp gỡ hay đan chéo nhau nhưng đơn giản chạy song song; mọi tín ngưỡng đều tuôn chảy một cách tách rời theo tiến trình riêng của chúng. Trong tình huống đó, trong thời kì đó, cái cổ đại đã có hấp dẫn rất sâu sắc, và một người như Mahavira là rất hữu dụng và có ích. Nhưng khi các tín ngưỡng tăng lên về số lượng và tăng về đối thủ của mình, thì tín ngưỡng cũ trở nên mơ hồ còn tín ngưỡng mới lại tăng giá trị. Tín ngưỡng mới tạo ra những lời công bố về đối thủ nữa. Nhưng khi các tín ngưỡng cũ chỉ làm lẫn lộn tâm trí ngày một nhiều và luận cứ của các đối thủ chẳng giải quyết được gì, thế thì thay vì chọn từ tín ngưỡng cũ sẽ dễ dàng hơn là chọn từ tín ngưỡng mới.
Có nhiều lí do cho các tín ngưỡng mới. Thứ nhất, các nhà tiên tri và teerthankara của các tín ngưỡng cũ đã được sinh ra từ hàng nghìn năm trước đây. Vậy, tiếng nói của họ đã trở nên rất yếu. Nhà tiên tri của tín ngưỡng mới đang tồn tại với bạn, cho nên tiếng nói của người đó trở thành sâu sắc và mạnh mẽ. Tín ngưỡng cũ nói theo ngôn ngữ cổ đã tồn tại vào thời đó khi nó được sinh ra. Teerthankara hay phật nói ngôn ngữ mới hiện đang được hình thành. Từ và câu cổ đã trở thành mơ hồ thì bị vứt bỏ. Những từ mới được chế tác ra hiện đang đó, theo một nghĩ nào đó, là trong trắng và người ta có thể dễ dàng phụ thuộc vào chúng.
Vậy, sự hấp dẫn cho tín ngưỡng mới dần dần tăng lên khi nhiều tín ngưỡng đi vào trong tiếp xúc chặt chẽ và gặp gỡ. Chúng ta bắt đầu sống, nói đại thể, tại ngã tư đường, chỗ nối nơi tất cả các con đường gặp gỡ hay chấm dứt.
Nhưng bây giờ không có hấp dẫn cho cả cái mới nữa, bởi vì bây giờ chúng ta đã đi tới biết rằng tất cả những cái mới cuối cùng đều trở thành cũ, và bất kì cái gì là cũ thì có thời đã là mới. Chúng ta cũng biết rằng khác biệt giữa cái cũ và cái mới chỉ là về lời. Chỉ mỗi điều là cái mới đang chuyển động nhanh hơn. Trong vòng xấp xỉ ba trăm năm, cái mới đã thu được cùng kính trọng và trạng thái mà cái cũ có thời đã có.
Có thời cổ nhân của cái gì đó đã là sự xác nhận cho tính đúng đắn của nó. Ngày nay, tính mới trong bản thân nó đã trở thành bằng chứng cho cái gì đó là đúng. Chứng minh rằng cái gì đó là mới là đủ cho mọi người bắt đầu tin cậy vào nó, cũng hệt như trong quá khứ họ đã tin cậy vào tất cả những điều là cổ đại. Ngày nay, gọi cái gì đó là cũ thì trong bản thân nó là kết án.
Cho nên tất cả mọi tín ngưỡng đều đã trở nên bận rộn làm cho mình thành mới. Mọi tín ngưỡng đều phát triển những người đề xuất, người nói về cái mới. Những con đường cũ vẫn còn, và con đường mới cũng đã được tìm ra để cho mọi người bước lên chúng. Nhưng khi hấp dẫn này về cái mới trở nên mạnh, một hiện tượng duy nhất xảy ra.
Vào thời mà cổ nhân của một tín ngưỡng đã được lấy làm bằng chứng cho tính đúng của nó, thì mọi tôn giáo đều cố gắng chứng tỏ rằng tín ngưỡng của họ là xưa nhất và cổ đại nhất. Nếu người ta hỏi người Jaina, họ sẽ nói rằng tín ngưỡng của họ là tín ngưỡng cổ đại nhất và rằng ngay cả Veda cũng sinh sau. Nếu người ta hỏi người theo Veda, họ sẽ nói rằng Veda là cổ nhất, và họ sẽ cố gắng lần theo dấu vết nguồn gốc của mình về xưa nhất có thể được - bởi vì càng cổ đại thì địa vị càng cao hơn.
Tương tự, khi tính mới trở thành biểu tượng trạng thái, thì câu hỏi nảy sinh, "Mới thế nào?" Quãng năm mươi năm trước ở Mĩ, nơi sự hấp dẫn về cái mới là mạnh nhất do sự kiện là nền văn minh và xã hội Mĩ đã là mới nhất, đã có hai thế hệ - một của những người già và thế hệ kia là của người trẻ hơn.
Nhưng bây giờ một điều rất lạ đã xảy ra. Hiện tại ở Mĩ không chỉ có hai thế hệ. Ngày nay có thế hệ tách biệt của những người bốn mươi tuổi, thế hệ tách biệt của những người ba mươi tuổi, và lại thế hệ tách biệt của những người hai mươi tuổi, mười lăm tuổi. Người ba mươi tuổi nói, "Đừng tin vào những người trên ba mươi tuổi." Và thậm chí người hai mươi nhăm tuổi bây giờ cũng vô dụng. Học sinh trung học bây giờ coi nhân viên đại học hai mươi nhăm tuổi là già. Điều chưa từng bao giờ xảy ra trước đây là có thể có nhiều thế hệ thế trong một khoảng năm mươi năm. Không ai thậm chí có thể tưởng tượng rằng có thể có cấp bậc ngay cả trong thế hệ người trẻ, và rằng người hai mươi tuổi sẽ liệt người hai mươi nhăm tuổi là loại lạc hậu và gần như chết.
Cho nên khi việc đổi mới chuyển với nhịp độ nhanh thế, hấp dẫn cho cái mới cũng trở nên bị mất, bởi vì hấp dẫn với cái mới được thiết lập không sớm hơn việc nó trở nên cũ. Thậm chí phải mất thời gian để trở nên bị hấp dẫn. Tôn giáo không giống như mốt mới nhất thời hay kiểu quần áo mới mà có thể được thay đổi trong vòng sáu tháng. Tôn giáo cũng không giống như hạt mầm của hoa mùa vụ nào đó, có thể bị nhổ đi trong bốn tháng sau khi được gieo. Tôn giáo rất giống cây tre: phải mất vài nghìn năm để phát triển tới độ bão hoà của nó. Và nếu như cây bị thay đổi cứ bốn hay năm năm, thế thì chúng sẽ không thể là cây tre được; chúng chỉ có thể giống như cây hoa mùa vụ mà thôi.
Cho nên hấp dẫn với cái mới cũng đang trở nên bị mất. Tôi đã nói rằng tất cả những điều này chỉ làm rõ ràng rằng con đường của tôi thuộc kiểu thứ ba. Tôi không tin rằng ngôn ngữ của Mahavira, của cổ nhân có hiệu lực, mà tôi cũng không nghĩ rằng tuyên ngôn thiên về cái mới có thể có bất kì kết quả gì. Cả hai đều lạc mốt rồi. Tôi cảm thấy rằng bây giờ nhấn mạnh vào cái vĩnh hằng là có ý nghĩa. Cái mà bao giờ cũng hiện hữu mới là cái có ý nghĩa - chẳng cũ cũng chẳng mới.
Vĩnh hằng nghĩa là cái không mới không cũ. Cái cũ và cái mới cả hai chỉ là những biến cố theo thời gian, còn tôn giáo đã bị thiệt hại vì cả hai. Tôn giáo đã bị thiệt hại trong tay cái cũ và cũng điều đó xảy ra trong mối liên kết của nó với cái mới.
Krishnamurti vẫn cứ nhấn mạnh vào cái mới. Lí do là ở chỗ cái hiểu của ông ấy về các biến cố đã quay lại thời kì giữa 1915 và 1920 khi có nhiều hấp dẫn về cái mới trong thế giới này. Vào thời đó, cái mới vẫn còn có ảnh hưởng. Thậm chí bây giờ ông ấy vẫn còn tiếp tục tuyên truyền về điều đó.
Bây giờ, trên trái đất này, chỉ có một khả năng. Mọi tín ngưỡng đều đã lại gần nhau tới mức nếu một tín ngưỡng nói rằng một mình nó là tín ngưỡng đúng duy nhất thì điều đó lập tức sẽ tạo ra hoài nghi. Đã có thời khi một tín ngưỡng công bố rằng nó là đúng và vô tư và đúng theo nghĩa tuyệt đối, người ta đã có khả năng tin cậy vào điều đó. Bây giờ tuyên bố như vậy chỉ tạo ra không tin cậy; tuyên bố như vậy sẽ chỉ là triệu chứng của điên khùng. Nó sẽ chứng tỏ rằng người tuyên bố không phải là người thông minh cho lắm, rằng người đó không phải là nhà tư tưởng sâu sắc, và rằng người đó là giáo điều và cuồng tín.
Bertrand Russell đã viết ở đâu đó rằng ông ấy chưa bao giờ thấy một người thông minh nào nói theo ngôn từ tuyệt đối. Nhưng người thông minh sẽ dứt khoát là ngần ngại để tự khẳng định mình theo cách này. Chỉ người ngu mới có thể mang tính khẳng định như vậy. Russell đang cố gắng nói rằng chỉ người dốt nát mới có thể công bố điều gì đó là chân lí tuyệt đối.
Khi tri thức tăng lên, những công bố tuyệt đối như vậy không thể được đưa ra. Trong thời đại này, nếu bất kì ai cố gắng khẳng định rằng một tín ngưỡng đặc biệt nào đó là duy nhất đúng, người đó sẽ làm hại cho tín ngưỡng đó nhiều lắm. Tương tự, nếu người ta nói rằng, "điều tôi đang nói đây là tuyệt đối mới," thế thì đấy cũng là điều ngớ ngẩn.
Nhiều điều được công bố là mới, nhưng khi chúng được xem xét theo chiều sâu, người ta thấy rằng chẳng có gì mới cả. Cũng những điều đó có thể được nói dưới nhiều dạng, nhưng khi những dạng này được đặt cạnh nhau, khi cách ăn mặc bên ngoài bị lột bỏ đi, cái tìm được phía dưới là cùng điều cũ. Vậy, ngày nay, chẳng tuyên ngôn nào thiên về tính cổ điển hay tính mới có thể có nghĩa.
Theo bất kì cách nhìn nào, tôn giáo của tương lai, tôn giáo sẽ ảnh hưởng tới mọi người, tôn giáo sẽ được mọi người theo và kính trọng, sẽ là tôn giáo về vĩnh hằng. Nó sẽ không là mới cũng chẳng cũ. Không ai có thể làm nó mới, mà nó cũng không bao giờ trở thành cũ.
Những người gọi tôn giáo là cũ đều có từ cũ để diễn đạt nó; nhưng người đã gọi nó là mới thì có từ mới. Bây giờ chúng ta không muốn níu bám lấy bất kì từ nào. Đó là lí do tại sao tôi dùng từ của mọi tín ngưỡng. Bất kì từ nào cũng có thể được dùng trong việc hiểu biết. Đôi khi tôi nói về cách nghĩ cũ để cho có lẽ một số người có thể hiểu qua đó; đôi khi tôi nói tới cách nghĩ mới cho những người có thể hiểu theo cách này. Và đồng thời, tôi muốn nhắc bạn rằng chân lí không thể cũ hay mới được.
Chân lí là vĩnh hằng như bầu trời trong đó cây lớn lên, phát triển, ra hoa và rồi chết. Cây cũng trở nên già; chúng cũng có thời thơ ấu và thời thanh niên. Nhưng tất cả điều này đang xảy ra trong bầu trời. Chúng ta đã gieo một hạt mầm, nó đã mọc lên. Việc mọc này là tuyệt đối mới, nhưng bầu trời mà trong đó nó đã mọc lên thì vĩnh hằng. Cây đã lớn lên, trở nên già, và gần chết. Cây đã trở nên già, nhưng bầu trời mà trong đó nó đã mọc lên, bản thân nó có trở nên già không? Nhiều cây đã tới và đi, nhưng bầu trời vẫn còn lại đó mãi mãi - vĩnh hằng, còn nguyên vẹn, không đổi. Thế thì chân lí giống như bầu trời; lời giống như cây. Chúng được gieo xuống, chúng mọc lên, chúng ra lá, ra hoa, kết quả, và thế rồi chúng chết, chúng đổ xuống đất, trong khi bầu trời vẫn còn nơi nó hiện hữu.
Cái cũ và cái mới cả hai đều nhấn mạnh vào lời, nhưng tôi không muốn đặt bất kì nhấn mạnh nào vào lời. Tôi chỉ muốn đặt nhấn mạnh vào bầu trời trong đó hoa của lời nở ra, chết đi và trở nên mất hút, không dấu vết nào của chúng còn lại ở đâu nữa. Vậy, theo quan điểm của tôi, chân lí là vĩnh hằng và ở ngoài cái mới và cái cũ. Nó là siêu việt.
Bất kì điều gì chúng ta nói hay nghĩ hay tạo ra, đều sẽ tới và đi, nhưng chân lí sẽ vẫn còn nơi nó hiện hữu. Vậy những người nói rằng chân lí là cũ là người dốt nát, bởi vì chân lí không trở nên cũ đi. Còn những người nói, "Chúng ta có chân lí mới, chân lí độc đáo," cũng là người dốt nát, bởi vì chân lí không thể độc đáo mà cũng chẳng mới. Giống như bầu trời, chân lí chỉ hiện hữu.
Tôi tuyên bố con đường thứ ba này, con đường của vĩnh hằng, là con đường cho tương lai. Tại sao? Bởi vì tuyên ngôn này về cái vĩnh hằng sẽ cắt xuyên qua hầu hết những cái tinh vi do nhiều tín ngưỡng tạo ra. Thế thì chúng ta sẽ nói, "Vâng, những cây này phát triển hướng lên trời và những cây này cũng phát triển trong bầu trời." Cây đạt tới bầu trời vô tận, nhưng bầu trời vẫn nguyên vẹn. Vẫn có nhiều không gian trên trời. Cây của chúng ta không thể lấp đầy mà cũng chẳng thể làm rỗng được không gian đó. Chúng ta không cần trong ảo tưởng rằng một cây riêng lẻ nào đó có thể lấp đầy toàn bộ bầu trời.
Vậy, không một lời, ý nghĩ hay nguyên tắc nào của chúng ta có thể lấp đầy bầu trời chân lí. Bao giờ cũng còn đủ không gian. Hàng triệu và hàng triệu Mahavira và Phật, nếu được sinh ra, cũng sẽ không khác biệt. Dù tre có thể dầy đặc đến thế nào, nó cũng không tạo ra cái gì khác biệt cho bầu trời. Cái bao la của bầu trời không thể được đo bằng kích cỡ của tre. Nhưng các nhành cỏ có đó dưới tre thậm chí không biết tới bầu trời; chúng chỉ biết tới tre. Với chúng, tre khổng lồ đến mức chúng chưa bao giờ có thể hình dung được rằng còn có thể có cái gì lớn hơn tre.
Trong tình huống khó khăn này, tất cả các tín ngưỡng đều đứng trước chúng ta, và chúng đã lôi kéo tâm trí chúng ta theo đủ mọi hướng. Có những tư tưởng cổ và mới, và vẫn có những tư tưởng mới hơn đang được sinh ra mỗi ngày. Tất cả đều lôi kéo con người hướng tới chúng. Bởi vì việc kéo đồng thời này, hoàn cảnh con người đã trở thành bất lực. Người đó không biết phải làm gì. Con người gần như đã xoay xở để đứng dậy, nhưng người đó không có dũng cảm để bước theo bất kì hướng nào. Bất kì hướng nào người đó lấy để có thể định bước đi một bước cũng chẳng thành vấn đề, người đó vẫn còn hoài nghi; người đó không có bất kì tin cậy nào. Tất cả những người có thể đã tạo ra tin cậy nào đó trong mình, bản thân họ đã đặt mình vào điều kiện vô tin cậy.
Theo bất kì cách thức nào, tin cậy cũng đã được tạo ra trong quá khứ, bây giờ nữa nó cũng đang được tạo ra theo cùng cách. Koran tiếp tục nói rằng điều đó là đúng, Dhammapada nói rằng điều đó là đúng. Một cách tự nhiên, bất kì ai nói rằng mình là đúng sẽ phải nói điều khác là sai. Người khác cũng nói tương tự. Vậy, một người nghe cả hai người này nghĩ rằng tất cả họ là sai. Tại sao? Bởi vì người nói rằng mình là đúng chỉ là một người, nhưng những người gọi người đó là sai là năm mươi. Tác động của việc bị gọi là sai sẽ mạnh đến mức tiếng nói của người đang hô lên rằng người đó là đúng đang bị mất dần trong tiếng nói tập thể của năm mươi người hô lên người đó là sai.
Với mọi người trong số năm mươi người này hoàn cảnh là một, bởi vì mỗi người lại nói rằng mình là duy nhất đúng. Bây giờ, nếu năm mươi người gọi ai đó là sai và người đó khẳng định là mình đúng, thì thính giả tự nhiên sẽ lấy quan điểm chống lại tất cả những điều vô nghĩa này.
Yêu cầu đồng thời này để thu được sự tin cậy của một người chỉ gây lẫn lộn. Tình huống này có thể được sửa chữa chỉ theo một cách. Nên có một phong trào toàn thế giới trong đó không ai sẽ nhấn mạnh hay khẳng định rằng cái này đúng hay cái kia sai. Thay vì vậy, mọi người sẽ nói rằng còn đứng bất hoạt là sai và bước đi là đúng. Với điều này, cái nhìn rộng hơn là cần thiết, cái có khả năng chỉ ra một cách đúng đắn cách người ta có thể tiến thêm theo hướng mà mình đã chọn. Điều này là rất khó. Dễ dàng là người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo hay người Jaina giáo bởi vì các hướng dẫn là rõ ràng trong mọi tín ngưỡng. Dễ dàng quen thuộc với chỉ một tín ngưỡng.
Một thanh niên tới tôi vào tám ngày trước đây. Anh ta nói anh ta là người Mô ha mét giáo và rằng anh ta muốn là sannyasin. Thế là tôi đã khuyên anh ta hãy là một sannyasin. Nhưng anh ta nói rằng mọi người của anh ta sẽ đàn áp anh ta nếu anh ta làm như vậy. Tôi bảo anh ta, "Bạn trở thành sannyasin, nhưng tôi không nói rằng bạn thôi là người Mô ha mét giáo. Trong khi vẫn còn là người Mô ha mét giáo, bạn có thể trở thành một sannyasin." Anh ta nói, "Cái gì! Tôi có thể vào nhà thờ Mô ha mét giáo để làm namaz sao" - cách thức cầu nguyện Mô ha mét giáo - "với những bộ quần áo da cam của sannyasin sao?" Tôi nói, "Đúng, bạn sẽ phải làm namaz."
Anh ta nói, "Tôi đã bỏ làm namaz từ khi tôi nghe nói về thầy. Tôi đang hành thiền thay vào đó. Tôi đã không đi tới nhà thờ Mô ha mét giáo cả năm nay rồi, và tôi tràn đầy vui sướng. Tôi thậm chí không muốn đi tới nhà thờ Mô ha mét giáo nữa."
Tôi nói, "Chừng nào mà bạn chưa hiểu ra rằng không có khác biệt gì giữa thiền và namaz, tôi nói với bạn rằng bạn vẫn còn chưa hiểu thiền là gì đâu."
Một người như vậy sẽ phải trở lại nhà thờ Mô ha mét giáo để làm namaz. Rất nguy hiểm mà dứt anh ta ra khỏi nhà thờ Mô ha mét giáo, bởi vì sau khi dứt anh ta khỏi nhà thờ Mô ha mét giáo sẽ không thể nào nối anh ta với đền chùa được. Phương pháp dứt anh ta ra sẽ làm hỏng anh ta theo cách mà anh ta không thể nào được nối với bất kì đền chùa nào. Do đó, chúng ta không nên khuyến khích bất kì đối kháng nào giữa các đền chùa, mà chúng ta cũng không nên dựng lên đền chùa mới. Bất kì đâu người ta muốn tới, người đó nên được tự do tới đó; người đó không nên vẫn còn đứng đấy, nhưng nên đi.
Viễn cảnh toàn thể mà tôi đã có trước tôi là thế này: rằng tôi muốn giúp cho mọi người đi theo khả năng của người đó, giai đoạn tiến hoá của người đó, văn hoá người đó - tương ứng với điều đã được đồng hoá trong máu của người đó. Thế thì sẽ dễ dàng hơn cho người đó đạt tới. Do đó, tôi không có bất kì tôn giáo nào của riêng mình, cũng không có bất kì con đường nào của riêng mình, bởi vì bây giờ chỉ một con đường hay tôn giáo sẽ không có tác dụng cho tương lai, và một giáo phái tôn giáo có nghĩa là một con đường.
Ngày nay, một tôn giáo như vậy là cần, tôn giáo không nhấn mạnh vào con đường đặc biệt nào, tôn giáo có thể trở thành ngã tư đường cho mọi con đường, tôn giáo có thể nói rằng tất cả mọi con đường đều thuộc vào nó và tôn giáo có thể yêu cầu mọi người đi theo con đường mà mình thích. Một tôn giáo như vậy sẽ nhấn mạnh rằng bạn sẽ đạt tới cùng chỗ từ bất kì đâu bạn bước đi, rằng tất cả mọi con đường đều dẫn tới một đích, rằng nhấn mạnh duy nhất là ở chỗ bạn chỉ tiếp tục di chuyển và không đứng yên.
Do đó, tôi không muốn vạch ra con đường mới trên núi, mà tôi cũng không muốn tạo ra bất kì triết lí hay tôn giáo mới nào. Đã có đủ con đường, nhưng không có người đi. Đường nhiều; khách lữ hành rất ít. Đường đã ít nhiều không được dùng trong nhiều năm. Đã không có bất kì khách lữ hành nào bởi vì chính sự cần thiết trèo lên núi bây giờ lại đang bị hoài nghi. Có quá nhiều tranh luận và tranh cãi tại chân núi, đến mức kết quả chỉ làm cạn kiệt và gây hoảng hốt cho cá nhân và làm cho người đó vẫn còn đứng bất động. Với quá nhiều lẫn lộn tinh thần, không ai có thể bước được.
Tại đây, một điều cần phải được để ý tới. Tôi không phải là người theo quan điểm chiết trung. Tôi có xu hướng lựa chọn cái gì làm vui lòng mình. Suy nghĩ của tôi không giống như suy nghĩ của Gandhi rằng tôi có thể chọn bốn khổ thơ từ Koran và bốn khổ thơ từ Gita và nói rằng ở mọi nơi cùng điều đã được đề xuất ra. Trong cả hai kinh sách này điều được nói là khác nhau, không là một. Tôi quả có nói rằng bằng tất cả mọi con đường người ta có thể đạt tới cùng một đích, nhưng tất cả mọi con đường đều khác nhau, không là một.
Nếu ai đó định chỉ ra rằng Koran và Gita đều đang nói cùng một điều, đấy chỉ là mẹo. Cũng rất thú vị mà để ý rằng Gandhi sẽ đọc Gita và sẽ đọc Koran, nhưng ông ấy sẽ chọn từ Koran chỉ những chủ điểm không mâu thuẫn với Gita và tránh phần còn lại. Thế thì cái gì sẽ xảy ra cho những chủ điểm này đã bị bỏ qua? Bất kì cái gì dường như đi ngược lại niềm tin của bất kì ai sẽ bị Gandhi bỏ qua. Ông ấy sẽ không bao giờ chấp nhận Koran như một toàn thể, mặc dầu ông ấy chấp nhận Gita như một toàn thể. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng ông ấy là chiết trung. Nếu cái gì đó phù hợp với Gita được tìm thấy trong Koran, thì nó được chấp nhận. Với điều này không có khó khăn; bất kì ai cũng sẵn sàng chấp nhận.
Tôi nói rằng tôi hoàn toàn đồng ý tới chừng mực nào đó rằng Koran là bản dịch sang tiếng A rập của Gita; không nhiều hơn thế. Đến mức đó thì thậm chí người tin vào Koran cũng có thể đồng ý. Nhưng sẽ là một thực nghiệm thú vị là yêu cầu một người tin vào Koran chọn ra vài khổ thơ từ Gita có thể phù hợp với Koran. Bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng người như vậy sẽ chọn những thứ mà Gandhi chưa bao giờ chọn cả.
Người đó sẽ chọn các điều rất khác.
Điều này tôi gọi là chủ nghĩa chiết trung. Nó là chọn lọc, không phải là chấp nhận về cái toàn thể. Nó cũng giống như việc nói rằng chọn lựa bao giờ cũng là đặc quyền của người ta, "và nếu bạn cũng đồng ý với việc chọn lựa, thế thì bạn cũng đúng. Bằng không, chúng tôi đúng về chung cuộc. Khi mà mà bạn còn đồng ý với chúng tôi, chúng tôi còn nói rằng bạn là đúng, và chúng tôi đang biểu lộ dung thứ nhiều thế."
Đây không phải là việc làm nhiều. Đây là vấn đề mà việc chấp nhận toàn bộ được cần tới. Nó không phải là vấn đề dung thứ chút nào. Không phải là người Hindu dung thứ cho người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo dung thứ cho người Jaina giáo. Dung thứ bản thân nó là bất lực và đẻ ra bạo hành ở giai đoạn nào đó.
Tôi không nói rằng Koran và Gita đang nói cùng điều. Koran đang nói điều gì đó hoàn toàn khác. Nó có giai điệu cá nhân riêng của nó; đó là ý nghĩa của nó. Nếu Koran cũng nói cùng điều mà Gita nói, thế thì Koran là vô giá trị. Và Kinh Thánh đang nói điều gì đó khác với cả điều Koran lẫn Gita nói. Mỗi kinh có giai điệu riêng của nó. Mahavira không nói cùng điều Phật nói; họ nói khác nhau rất nhiều.
Nhưng qua tất cả các hệ thống khác nhau này, chỗ người ta đạt tới suy đến cùng là một. Đó là lí do tại sao việc nhấn mạnh của tôi là nhiều vào tính một của cái tối thượng, không vào tính một của con đường. Việc nhấn mạnh của tôi là vào sự kiện rằng đến cùng, tất cả mọi con đường đều đạt tới nơi không có phân biệt hay khác biệt gì.
Nhưng từng con đường rất khác nhau, và đừng ai phạm phải sai lầm nghĩ rằng những con đường này là một; bằng không người đó sẽ không có khả năng bước trên bất kì con đường nào trong chúng. Tất cả mọi con thuyền có thể đạt tới bờ đối diện, nhưng đừng ai phạm phải sai lầm cố gắng ngồi lên hai con thuyền một lúc. Bằng không thuyền sẽ tới, nhưng người đi trên hai thuyền chẳng bao giờ tới. Người đó sẽ rơi khỏi thuyền và chết chìm ở đâu đó.
Mọi con thuyền đều là thuyền. Cho nên nếu người ta chỉ muốn nói về thuyền từ trên bờ, chẳng hại gì. Nhưng người hành hương sẽ phải chọn con thuyền trước khi người đó có thể bước vào nó. Tôi chấp nhận tất cả các tôn giáo như những con thuyền khác nhau, nhưng thuyền phải được chọn.
Rất khó chọn một con thuyền bởi vì chúng tất cả đều mâu thuẫn lẫn nhau. Một mặt, có Mahavira người sẽ không sẵn sàng thậm chí giết một con kiến; ông ấy sẽ đặt chân lên đất với sự cẩn thận nhất. Mặt khác, có Mohammed người đứng đấy với lưỡi kiếm trong tay. Cho nên bất kì ai nói với bạn rằng Mahavira và Mohammed đang nói cùng điều, người đó đang nói điều sai. Hai người này không bao giờ nói cùng ngôn ngữ. Họ nói khác nhau rất nhiều.
Nếu một nỗ lực được thực hiện để chỉ ra họ là một, sẽ có bất công nghiêm trọng cho người này hay người kia. Hoặc là lưỡi kiếm của Mohammed sẽ phải bị giấu đi hoặc Mahavira sẽ phải quên về việc đặt chân lên đất một cách thận trọng để cứu kiến. Cho nên nếu một người tin tưởng vào Mohammed phải chọn lựa, người đó sẽ cắt bỏ tất cả những phát biểu của Mahavira chống lại lưỡi kiếm, còn nếu một người tin vào Mahavira phải chọn lựa, thế thì người đó sẽ lấy đi lưỡi kiếm từ Mohammed hay sẽ chỉ chọn lựa những điều sẽ hoà hợp với bất bạo hành.
Nhưng điều này là không công bằng. Do đó tôi không tổng hợp như Gandhi. Tôi không kêu gọi bất kì tổng hợp tôn giáo nào. Tôi đang nói rằng mọi tôn giáo, với những cá nhân phân biệt của riêng họ, đều chấp nhận được đối với tôi. Tôi không chọn lựa giữa họ. Tôi cũng nói rằng bởi vì mỗi tôn giáo mang tính duy nhất cho cá nhân, nên người ta có khả năng đạt tới.
Tất cả các tôn giáo đều đã tiến trên con đường của riêng họ, và khác biệt giữa họ chỉ là khác biệt giữa các con đường. Cũng dường như là trên con đường của tôi có hàng cây và trên con đường của bạn có đá và đá. Từ hướng mà bạn trèo lên núi chỉ có đá và đá, còn từ hướng nơi tôi đang trèo lên chỉ có cây và cây. Một con đường khó khăn hơn và làm cạn sức khi leo lên, với những dốc cao, trong khi con đường khác đi lên dần dần, tạo ra nhiều đường vòng rộng quanh núi. Con đường sau rất dài, nhưng nó không làm kiệt sức người leo.
Chắc chắn, mỗi người leo sẽ mô tả con đường riêng của mình một cách khác nhau, và những khó khăn phải đối diện trên mỗi con đường sẽ khác nhau cũng như các phương pháp để giải quyết khó khăn. Vậy, nếu chúng ta nhìn vào thảo luận về con đường, chúng ta sẽ khó tìm ra bất kì tương đồng nào. Và tương đồng ngẫu nhiên được thấy không phải là của con đường. Chúng được thấy trong các phát biểu của những người đã đạt tới đỉnh; chúng không phải là về con đường chút nào.
Mặc dầu các phát biểu của những người đã đạt tới có thể tương tự nhau, vẫn có khác biệt trong ngôn ngữ. Các phát biểu có thể bằng tiếng A rập, Pali, Prakit hay Sanskrit. Các phát biểu sẽ tương tự khi họ nói về mục đích, nhưng những phát biểu được đưa ra trước khi đạt tới đích sẽ có khác biệt rất thực. Không có nhu cầu quên về những khác biệt này.
Cho nên tôi không muốn vạch ra con đường mới, mà tôi cũng không muốn tuyên bố rằng chỉ những con đường cũ đúng khi đối lại các con đường khác. Tôi muốn nói rằng tất cả các con đường đều đúng, tuy nhiên chúng có thể khác nhau.
Tâm trí chúng ta ở mức chúng ta nghĩ tất cả con đường đúng là tương tự nhau. Chúng ta tin rằng chỉ nếu hai điều tương tự nhau chúng mới có thể đúng. Điều không tránh khỏi là mọi thứ phải tương tự nhau để là đúng. Chân lí thực tế là ở chỗ nếu hai điều là tương tự nhau, một điều nhất định chỉ là bắt chước; cả hai không thể là nguyên gốc. Hoặc cái này có thể là bắt chước hoặc cả hai có thể là bắt chước, nhưng ít nhất một cái nhất định là bắt chước. Hai vật nguyên gốc nhất định là không tương tự nhau.
Điều không ngạc nhiên là có khác biệt giữa con đường của Mahavira và Mohammed. Sẽ là phép mầu nếu không có khác biệt. Tương tự nhau là điều phi tự nhiên. Hoàn cảnh của Mahavira tất cả đều rất khác với hoàn cảnh của Mohammed. Những người mà Mohammed đã làm việc là rất khác với những người mà Mahavira đã làm việc. Hoàn cảnh của những người mà Mohammed đã làm việc là rất khác với hoàn cảnh của những người mà Mahavira đã làm việc. Họ khác nhau đến mức không thể nào Mahavira và Mohammed có cùng một con đường. Thậm chí ngày nay các hoàn cảnh của họ vẫn tiếp tục khác nhau. Người ta phải lưu tâm tới những hoàn cảnh khác biệt này.
Cho nên tôi không lo âu về việc vạch ra con đường mới, mà cũng không lo âu để tuyên bố bất kì con đường cũ nào là đúng và chống lại các con đường cũ khác. Tất cả các con đường đều đúng - những con đường đã được mở ra, những con đường đang được mở ra hôm nay và những con đường có thể được mở ra ngày mai.
Nhưng con người chỉ nên quan tâm tới việc bước đi và không nên đứng đấy mà không quyết định. Một người vẫn còn đứng bất động trên con đường tốt nhất cũng sẽ không đạt tới, nhưng một người cứ bước đi cho dù trên con đường sai thì sẽ đạt tới - nếu không phải hôm nay, thì ngày mai. Vấn đề chính là cứ bước đi.
Nếu ai đó tiếp tục bước đi, thế thì không khó thay đổi sang đường đúng. Nhưng nếu người ta cứ còn đứng đấy, thế thì không có khả năng tìm ra liệu người đó đang đứng trên đường đúng hay không. Chỉ bằng việc bước đi người ta mới có thể tìm ra liệu mình là trên đường đúng hay đường sai. Nếu bạn đơn thuần tin vào nguyên tắc nào đó trong khi vẫn dửng dưng, bạn sẽ không bao giờ biết liệu nguyên tắc đó là đúng hay sai. Nhưng nếu bạn đưa nguyên tắc này vào kiểm tra và bạn thực nghiệm với nó, bạn ngay lập tức sẽ biết liệu nó là đúng hay sai. Một khái niệm có thể được kiểm tra chỉ bằng cách thực hiện hành động trên nó, không có cách khác. Cho nên tôi muốn rằng bạn cứ bước đi. Tôi được chuẩn bị để giúp cho mọi người trên con đường riêng của mình.
Một cách tự nhiên, với Mahavira điều này không dễ làm. Ngày nay điều đó dễ hơn, và nó sẽ vẫn cứ trở nên dễ hơn bởi vì bây giờ gần như không thể tìm ra một người chưa từng được sinh ra trong hai, bốn hay sáu tôn giáo trong hai, bốn hay sáu lần sinh cuối của người đó. Cũng như thế giới đã gần lại hơn do việc truyền thông nhanh hơn trong bẩy trăm năm vừa qua, cho nên cũng ngày càng trở nên có thể hơn cho các linh hồn để thay đổi tôn giáo và đẳng cấp của họ trong thế giới này. Điều này là tự nhiên.
Chẳng hạn, hai nghìn năm trước đây, nếu một brahmin chết, cơ hội chín mươi chín trong một trăm lần là người đó sẽ không được sinh lại trong gia đình sudra. Vì tâm trí tích luỹ tất cả những ấn tượng của cuộc sống và ghi nhớ chúng, nên việc đi vào và di cư của linh hồn hoàn toàn bị qui định chặt chẽ bởi hệ thống đẳng cấp. Đẳng cấp sudra bị coi như tiện dân. Thành viên của đẳng cấp khác thậm chí sẽ không cho phép cái bóng của người đó được rơi lên họ, và nếu một cái bóng như vậy mà rơi vào, thì ngay lập tức họ phải tắm.
Cho nên brahmin và sudra bị phân tách rất sâu rộng - bởi thung lũng vô tận. Sau cái chết, linh hồn của brahmin sẽ không có khả năng nghĩ tới lấy việc sinh trong gia đình sudra - bởi vì tâm trí và các ham muốn của nó, đã rất chống lại bất kì dính líu nào với đẳng cấp sudra. Do đó, không thể thay đổi đẳng cấp hai nghìn năm trước đây. Mãi cho tới thời Mahavira, chính hiện tượng hiếm hoi là một người lấy việc sinh ở các tôn giáo khác nhau. Tiến trình của từng tín ngưỡng tôn giáo đã được xác định rõ ràng đến mức nó chảy thẳng lên trước như dòng sông bị chắn kĩ. Không chỉ trong kiếp sống hiện tại của người ta, mà trong việc sinh trước của người ta nữa thì người ta cũng đã đi bên trong cùng một tín ngưỡng tôn giáo.
Ngày nay, trong thế kỉ hai mươi này, điều này là không thể được. Cũng như các hoàn cảnh đã ngày một tự do hơn và được nhìn xa hơn trong thế giới bên ngoài, về bên trong mọi người cũng đã trở nên tự do hơn và sẵn sàng tiếp thu cái mới hơn. Đấy tất cả là vấn đề tâm trí. Hiện tại đỡ lúng túng hơn nhiều cho một brahmin để ngồi với một người Mô ha mét giáo và ăn cùng bữa hơn là trước đây đã thế, và khi thời gian trôi qua, sẽ không có lúng túng chút nào.
Người mà trong anh ta cái loại lúng túng này còn chưa trở nên bớt đi thì không phải là người hiện đại. Tâm trí người đó cổ lỗ năm trăm năm. Với người hiện đại không có lúng túng chút nào. Ngày nay, sẽ rất ngớ ngẩn thậm chí nghĩ về lúng túng đó. Bởi vì điều này, các cánh cửa đã trở thành rộng mở cho các linh hồn thay đổi tôn giáo và đẳng cấp.
Trong năm trăm năm qua các cánh cửa đã mở ra ngày một rộng hơn. Do điều này, bây giờ có thể nói ra một số điều. Nếu tôi đã bước đi trên nhiều con đường trong các lần sinh quá khứ của mình, bây giờ dễ dàng hơn cho tôi để nói về chúng. Vậy, nếu người tìm kiếm nào đó từ Tây Tạng tới hỏi tôi điều gì đó, tôi sẽ có khả năng hướng dẫn người đó. Nhưng tôi sẽ có khả năng làm như vậy chỉ nếu vào lúc nào đó, trong chuỗi sinh quá khứ của mình, tôi đã đi tới biết hệ thống giá trị của Tây Tạng, nếu bản thân tôi đã biết đến bầu không khí tràn ngập tại đó qua việc đã sống trong nó; bằng không thì không được. Nếu như tôi nói điều gì mà không kinh nghiệm, điều đó sẽ chỉ hời hợt. Thế thì nó sẽ không sâu sắc. Bản thân tôi sẽ phải trải qua một điều đặc biệt để có khả năng nói về nó trong chiều sâu.
Nếu tôi mà không tự mình làm bất kì lời cầu nguyện nào trong nhà thờ Mô ha mét giáo, việc nói của tôi về namaz sẽ chẳng có ích gì nhiều. Nhưng nếu bản thân tôi có thời đã trải qua namaz, thế thì tôi có thể biết rằng người ta có thể có khả năng đạt tới cùng đích qua namaz như người ta có thể đạt tới bằng lời cầu nguyện Hindu. Thế thì tôi không trở thành chiết trung. Tôi không nói rằng không có sự khác biệt giữa namaz và prarthana, lời cầu nguyện Hindu, bởi vì tôi tin rằng người Hindu và người Mô ha mét giáo phải trở thành một. Các lí do của tôi để nói như vậy là khác: tôi biết rằng mặc dầu các phương pháp có thể khác, nhưng mục đích là một.
Vậy, tình huống bây giờ đang thay đổi. Trong một trăm năm tới, sẽ có trao đổi lớn trong các linh hồn. Cũng như mối quan hệ bên ngoài sẽ tan vỡ, mối quan hệ bên trong cũng vậy - theo cùng tỉ lệ.
Bạn có thể ngạc nhiên mà biết rằng những người đã áp đặt những điều kiện nghiêm ngặt lên phương tiện và phương pháp bên ngoài, thực tế đã làm như vậy chỉ để duy trì biến đổi bên trong. Với những lí do như vậy, hệ thống đẳng cấp của đất nước này không thể nào được giải thích hay hiểu một cách khoa học. Ngày nay chúng ta cảm thấy biết bao nhiêu bất công phải đã được duy trì qua những brahmin cổ đại, những người mà một mặt đã viết ra Upanishad và mặt khác đã lập kế hoạch để hành xử bất công với sudra, đẳng cấp thấp nhất. Những điều này dường như mâu thuẫn. Hoặc Upanishad là sai hoặc chúng đã không thể được viết ra bởi cùng các brahmin người đã tạo khung cho các qui tắc đạo đức cho cách sống của sudra. Nếu cùng brahmin đó đã làm điều đó, phải có sai lầm ở đâu đó.
Nhưng sự kiện là ở chỗ sự thu xếp này đã được phát minh ra bởi cùng các brahmin. Bạn không thể hình dung nổi rằng cùng Manu người đã cho ra Manu-Smriti, bộ luật xã hội Hindu bao gồm cả khái niệm về hệ thống đẳng cấp, có thể nhấn đi nhấn lại một cách cao thượng vào khả năng của con người trở thành điều thiêng liêng. Nietzshe đã nói rằng không người nào thông minh hơn Manu đã từng được sinh ra trên trái đất. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu các phát biểu của Manu về sudra và các đẳng cấp khác, ông ấy đã tạo ra những rào chắn lớn vô cùng không thể nào vượt qua nổi giữa các đẳng cấp đến mức không người nào khác đã từng làm được. Chúng ta không có khả năng làm rung chuyển dinh thự mà con người này đã xây dựng bằng một tay từ năm nghìn năm trước đây. Trật tự xã hội đó tiếp tục còn chi phối thậm chí ngày nay.
Ngày nay, tất cả các giới luật pháp, mọi giới thẩm quyền, toàn bộ giới trí thức và toàn bộ nền chính trị ở Ấn Độ đều đứng về phía chống lại con người Manu này, người đã chết năm nghìn năm trước đây. Điều đó chứng tỏ rất khó gạt bỏ hệ thống mà ông ấy đã bầy ra. Từ Raja Ram Mohan Roy cho tới Gandhi, những người khôn ngoan nhất ở Ấn Độ trong một trăm năm mươi năm qua đều đã tranh đấu chống lại Manu. Con người này là một tầm cỡ lớn. Gandhi và Raja Tam Mohan Roy dường như chỉ là thiếu niên và trẻ con trước ông ấy. Tất cả các hoàn cảnh từ thời Manu đã thay đổi, nhưng vậy mà vẫn khó loại bỏ ông ấy. Lí do cho điều này là bên trong, và chúng đi vào rất sâu.
Khái niệm cơ bản là thế này, rằng nếu ai đó thực hiện namaz trong cuộc sống này, thế thì Manu nghĩ rằng người đó nên lấy việc sinh lần nữa chỉ trong gia đình Mô ha mét giáo thực hiện namaz. Bằng không, nếu tín ngưỡng của người đó bị thay đổi trong mọi lần sinh, thế thì công việc mà có thể đáng được hoàn thành trong ba lần sinh của con người được sinh trong cùng tín ngưỡng sẽ phải lấy ba mươi lần sinh. Nếu tín ngưỡng này bị thay đổi trong mọi lần sinh, thì móc nối cũ trở nên bị mất. Mọi lúc người này thay đổi con đường, người đó phải bắt đầu từ ABC. Người đó không thể được nối với tín ngưỡng cũ của mình. Nếu một người được sinh ra trong gia đình Mô ha mét giáo trong lần sinh quá khứ và nếu trong lần sinh này người đó được sinh ra trong gia đình Hindu, người đó sẽ phải bắt đầu từ ABC lặp lại. Công việc được làm trong lần sinh trước sẽ vô dụng.
Điều đó sẽ giống như một đứa trẻ học lớp một rồi bỏ trường trong sáu tháng và tham dự lớp khác mà tại đó nó bắt đầu từ đầu, và thế rồi nó thay đổi sang trường thứ ba nơi nó lại bắt đầu lại lần nữa. Khi nào thì việc học hành của nó sẽ hoàn hoàn tất? Nó sẽ vẫn còn chỉ ở lớp một.
Cho nên khái niệm của Manu rằng một người nên được sinh ra lặp đi lặp lại theo cùng tín ngưỡng để làm cho người đó có khả năng bắt đầu từ nơi người đó đã bỏ lại trong lần sinh trước là rất có giá trị. Điều này có thể xảy ra chỉ nếu hệ thống này được làm rất chặt và cứng nhắc, không lỗ hổng nào, không ngoại lệ nào. Nếu chỉ đến mức thế này là được phép - rằng sẽ không có vấn đề gì nếu một brahmin cưới một gia đình sudra - thế thì Manu là đủ thông minh để thấy rằng nếu người ta có thể cưới một gia đình sudra, đâu là khó khăn trong việc lấy việc sinh vào trong gia đình sudra? Nếu một brahmin, bằng việc cưới một người vợ sudra, có thể cho cô ấy đứa con, thế thì tại sao người đó không thể lấy việc sinh qua một người mẹ sudra? Không có phản đối logic trong trường hợp đó.
Do đó, nếu người ta bị ngăn cản không lấy việc sinh như vậy, thì người đó cũng sẽ phải bị ngăn cản không cho việc sinh như vậy. Hạn chế lớn như vậy đã được áp đặt lên hôn nhân. Nếu những hạn chế này được nới lỏng dù chỉ một li, toàn thể hệ thống đã được xây dựng sẽ bị rối loạn tồi tệ.
Nhưng nó đã trở thành như vậy. Bây giờ sẽ rất khó để đưa nó vào trật tự lần nữa - không chỉ khó khăn, điều đó sẽ là không thể được. Toàn bộ tình huống là đến mức điều đó không thể có được. Bây giờ chúng ta sẽ phải tìm ra phương pháp tốt hơn, tinh vi hơn phương pháp Manu đã phát minh ra. Manu đã rất thông minh, nhưng hệ thống của ông ấy rất thô - và một hệ thống thô thiển sẽ chứng tỏ bất công cho con người. Những hạn chế xã hội là ở ngoài rất nhiều, mặc dầu mục đích của chúng là để điều chỉnh cái bên trong. Bây giờ điều này sẽ không có tác dụng. Nó nhất định tỏ ra khó khăn vào ngày mai nếu không phải hôm nay. Nó sẽ trở thành giống như áo bó cho xã hội.
Bây giờ chúng ta sẽ phải làm những thực nghiệm trên bình diện mịn hơn. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải làm namaz và prarthana có tính cách linh động để nếu một người đã rời bỏ namaz trong lần sinh quá khứ, người đó có thể bắt đầu prarthana trong lần sinh này chỉ từ chỗ người đó đã bỏ lại với namaz. Namaz và prarthana nên đổi lẫn cho nhau được. Tai người ta không nên bị ước định quá nhiều bởi tiếng chuông đền chùa đến mức âm thanh của ajan, lời gọi buổi sáng trong nhà thờ Mô ha mét giáo, được nghe vào buổi sáng dường như lạ lẫm với người đó. Hài hoà bên trong nào đó sẽ phải được phát minh ra giữa chuông đền Hin du và âm thanh của ajan.
Điều này không khó. Với tương lai, sẽ có cần thiết cho tính tôn giáo mới, không phải là tôn giáo mới. Toàn bộ khái niệm của Manu đã sụp đổ; các tín ngưỡng của Phật và Mahavira đã mất. Nếu người ta muốn thực nghiệm với cùng nền tảng cũ, người đó sẽ thất bại. Gurdjeff đã thử hết mức độ mình để làm điều đó; Krishnamurti lao động cho điều này trong bốn mươi năm qua, nhưng chẳng cái gì xảy ra cả.
Mọi hoàn cảnh đã thay đổi. Trong những hoàn cảnh thay đổi này, một khái niệm được quan niệm tuyệt đối mới là cần thiết. Khái niệm mới này còn chưa được thực nghiệm cho tới giờ. Đó là khái niệm về tính tôn giáo mới mà trong đó mọi tôn giáo, như chúng hiện thế, đều đúng. Mắt chúng ta bị cố định vào mục đích, và nhấn mạnh phải đặt vào việc cứ bước đi. Người ta có thể bước trên bất kì con đường nào, nhưng sự gần gũi của tất cả các con đường sẽ là ở mức người ta có thể cắt ngang qua con đường khác một cách dễ dàng. Khoảng cách giữa các con đường sẽ không lớn đến mức người ta sẽ phải trước hết đi tới lối vào của con đường mới nếu người đó muốn đổi đường. Mọi sự nên là sao cho nếu người đó bỏ con đường này, người đó có thể cắt ngang sang con đường khác, đường nối con đường nọ với con đường kia.
Mục đích bao giờ cũng được nối với tất cả mọi con đường, nhưng việc móc nối các con đường lại chưa bao giờ có đó. Không có khó khăn trong việc đạt tới mục đích qua bất kì con đường nào, nhưng bây giờ thời đại đang ở mức người ta sẽ không có khả năng bước chỉ trên một con đường. Cuộc sống đang trở nên ngày một bị phá vỡ hàng ngày, ở bên trong cũng như ở bên ngoài.
Một người sinh ra và lớn lên trong gia đình Hindu có thể phải trải qua toàn bộ cuộc sống còn lại của mình ở châu Âu. Người khác sinh ra ở Mĩ có thể trải qua cuộc sống của mình trong rừng Ấn Độ. Một người lớn lên ở London có thể trải qua phần còn lại cuộc sống mình ở Việt Nam. Điều này sẽ xảy ra lặp đi lặp lại bây giờ. Bầu không khí sẽ thay đổi hàng ngày cả về vật chất và tâm lí. Những thay đổi này sẽ nhanh chóng đến mức chúng ta sẽ phải xây dựng các con đường nối các đường cái lại.
Koran và Gita không phải là một, nhưng mối nối có thể được thực hiện để nối cả hai. Cho nên tôi muốn trải rộng mạng lưới các sannyasin, những người tạo nên mối móc nối này. Các sannyasin này sẽ làm namaz trong nhà thờ Mô ha mét giáo, nói lời cầu nguyện trong nhà thờ Ki tô giáo và làm kirtan trong đền thờ nữa. Họ sẽ bước trên con đường của Mahavira, thiền như Phật đã làm, và thậm chí thực nghiệm với tín ngưỡng Sikh, do vậy tạo ra các mối nối - một chuỗi sống các móc nối con người. Tất cả sẽ được hướng theo một cảm giác tôn giáo - rằng tất cả các tôn giáo, mặc dầu tách biệt, đều là một. Không phải là tất cả các tôn giáo là một và không thể tách rời, nhưng mặc cho chúng tách rời, chúng vẫn là một trong bước đi hài hoà bên trong của chúng hướng tới mục đích. Chúng là một theo nghĩa là chúng đưa bạn hướng tới siêu tâm thức.
Vậy, công việc của tôi là công việc thuộc kiểu thứ ba. Phương pháp như vậy chưa bao giờ được đi theo trước đây. Những nỗ lực nhỏ có thể đã được tiến hành theo hướng này, nhưng chúng tất cả đều thất bại. Ramakrishna đã cố gắng làm điều đó theo con đường nhỏ, nhưng thực nghiệm đó cũng không phải rất cổ. Gần hai trăm năm trước đây, ông ấy đã đi bước đầu tiên theo hướng này. Nhưng nỗ lực của Ramakrishna cũng thất bại. Vivekananda lại cho nỗ lực này mầu sắc Hindu hoàn toàn.
Nanak cũng đã thử cái gì đó theo hướng này vào quãng năm trăm năm trước đây, nhưng điều đó cũng đã không thành công. Nanak đã thu thập trong cuốn Guru Grantha các giáo huấn của tất cả các thánh nhân Hindu và Mô ha mét giáo. Nanak quen hát, còn Mardana chơi tambura. Ông ấy nói rằng nếu người Hindu hát, ít nhất người Mô ha mét giáo cũng nên chơi tambura để cho đôi khi bài ca và nhạc cụ có thể trở thành một.
Nanak tới Mecca và cũng cầu nguyện trong nhà thờ Mô ha mét giáo, nhưng tất cả nỗ lực của ông ấy để tích hợp hai tôn giáo đã thất bại. Pantha, một giáo phái mới của người Sikh, đã được tạo ra bằng việc thu thập tất cả những điều ông ấy đã nói trong Guru Grantha. Một số vị thánh Sufi đã thử đưa hai tôn giáo này lại gần nhau, nhưng tất cả mọi nỗ lực của họ vẫn còn bị hàm chứa trong những điều sơ bộ và đã không phát triển.
Có lí do cho điều này: thời đại và con người còn chưa được phát triển đầy đủ vào thời đó. Nhưng bây giờ thời điểm đã tới, và những nỗ lực qui mô lớn có thể được tiến hành.
Cho nên chiều hướng của tôi là ở hướng thứ ba. Tôi không muốn tán tỉnh cái cũ, tôi cũng không muốn tạo ra cái gì mới. Nhưng nhấn mạnh và khăng khăng của tôi là vào việc bước - trong thực hành bất kì cái gì có đó trong cái cũ và cái mới.
Chính tự do của bạn là chọn cách đi của mình.
Liệu có thể kinh nghiệm cái vĩnh hằng, cái bất tử mà về chúng Thầy đã nói, với điều kiện và hoàn cảnh ngày nay không?
Kinh nghiệm về cái vĩnh hằng đã có đó cho tất cả mọi người rồi. Không khó khăn gì trong việc có kinh nghiệm này. Khó khăn là ở việc cho cách diễn đạt kinh nghiêm đó. Phật đã có kinh nghiệm đó về cái vĩnh hằng, nhưng Mahavira đã diễn đạt nó theo ngôn ngữ cổ còn Phật diễn đạt trong ngôn ngữ mới. Tôi muốn diễn đạt nó trong ngôn ngữ của bản thân cái vĩnh hằng.
Bạn muốn hỏi liệu tôi đã có kinh nghiệm đó bẩy trăm năm trước đây không. Có, tôi gần như đã có kinh nghiệm đó rồi, nhưng tôi đang cho việc diễn đạt nó ngày hôm nay. Khi người ta định hôm nay diễn đạt bất kì cái gì đã biết từ bẩy trăm năm trước đây, sẽ không có khác biệt gì trong việc biết, nhưng sẽ có khác biệt rất lớn trong việc diễn đạt nó. Bẩy trăm năm trước nó đã không thể được nói theo cách này; không có lí do cho nó.
Tình huống này giống như việc xuất hiện của cầu vồng trong mùa mưa. Đây là một sự kiện rất thú vị. Bạn có thể thấy cầu vồng từ nơi bạn đang đứng. Cầu vồng phụ thuộc vào ba điều: giọt nước mùa mưa phải hiện diện trong khí quyển và hơi nước cũng phải có đó. Thế rồi, các tia sáng mặt trời phải đi qua chúng từ một góc đặc biệt, và bạn phải ở một chỗ đặc biệt để thấy cầu vồng. Nếu bạn đi ra khỏi chỗ đó, cầu vồng sẽ bị mất. Trong việc tạo ra cầu vồng, không chỉ tia sáng mặt trời và giọt nước gặp nhau, mà cả việc đứng của bạn ở một chỗ đặc biệt cũng là điều bản chất. Không chỉ tia sáng mặt trời và nước tạo ra cầu vồng, mà mắt bạn từ một chỗ đặc biệt cũng đóng góp nhiều như vậy. Bạn là một trong ba thành tố của cầu vồng. Nếu bất kì một trong ba điều này bị bỏ đi, thế thì cầu vồng sẽ bị mất.
Vậy, bất kì khi nào chân lí được khải lộ, ba điều xảy ra. Thứ nhất, kinh nghiệm về chân lí có đó. Nếu kinh nghiệm này không có đó, việc diễn đạt nó không có đó, việc diễn đạt nó là không thể được. Bất kì chỗ nào bạn đứng và bất kì cái gì hạt mưa làm, nếu mặt trời không lên, không thể có cầu vồng. Do đó, giống như sự tồn tại của mặt trời, sự tồn tại của kinh nghiệm về chân lí là điều bản chất. Và điều thứ hai, bất kì khi nào có một kinh nghiệm về chân lí, sự hiện diện của thính giả phải cũng có đó. Nhưng nếu người diễn đạt không đứng tại một góc đặc biệt, chẳng cái gì có thể được diễn đạt.
Đây là điều đã xảy ra cho Meher Baba. Trong khi diễn đạt, Meher Baba đã không thể nào đứng tại đúng góc để cho cầu vồng có thể được tạo ra giữa kinh nghiệm của ông ấy và thính giả. Vậy, nhiều thánh nhân vẫn còn im lặng. Có lí do cho việc vẫn còn im lặng, và đó là ở chỗ họ không có khả năng đứng tại một chỗ, tại đó họ có thể tạo ra góc đúng cho việc phóng chiếu cách diễn đạt của họ. Điều này cũng là cần thiết. Bằng không, nếu diễn giả không đứng tại đúng chỗ, kinh nghiệm về chân lí sẽ vẫn còn ở bên này còn thính giả sẽ vẫn còn ở bên kia. Nhưng nếu diễn giả ở đúng chỗ và có khả năng nói, nhưng thính giả, người cũng là một yếu tố cần thiết, lại vắng mặt, thế thì không cách diễn đạt nào sẽ xảy ra cả.
Bẩy trăm năm trước đây, bất kì ai tôi sẽ nói với cũng đều là một phần của việc nói của tôi. Cho nên khi tôi nói với các bạn, tôi không thể nói cùng điều mà tôi đã nói với thính giả đó, người đã tồn tại bẩy trăm năm trước đây. Và nếu bạn không ngồi trước tôi mà là ai đó khác, thì thế nữa tôi cũng không thể nói cùng một điều - bởi vì bạn là phần cơ bản của điều tôi đang nói, cũng chịu trách nhiệm về nó như tôi vậy. Không có bạn, cùng điều không thể được nói ra. Vậy, khi tất cả ba yếu tố này trở thành hài hoà với cùng bước sóng, việc diễn đạt là có thể.
Nếu có một chút bỏ sót nhỏ, mọi thứ bị mất đi, cầu vồng bị tan biến. Thế thì mặt trời không làm gì cả và những giọt nước trong bầu không khí cũng chẳng làm gì cả. Nếu thậm chí một trong những thành tố này của cầu vồng ra đi, thì cầu vồng tan biến ngay lập tức.
Cách diễn đạt chân lí giống như sự tồn tại của cầu vồng. Mọi khoảnh khắc nó đều ở vào điểm sắp mất đi. Thậm chí một hơi chút dịch chuyển của điều này hay điều điều khác cũng sẽ tạo ra sự biến mất của nó. Nếu thính giả dịch chuyển, cầu vồng bị mất. Nếu diễn giả dịch chuyển, việc nói sẽ thành vô dụng.
Vậy, bẩy ngày trước tôi đã không có khả năng nói cùng điều tôi nói hôm nay, mà tôi cũng không có khả năng lắp lại điều tôi đang nói với bạn hôm nay trong bẩy ngày nữa bởi vì mọi thứ sẽ thay đổi từ đó.
Mặt trời sẽ vẫn còn như cũ; nó sẽ cứ cho ánh sáng. Nhưng với ngoại lệ mặt trời, chân lí, hai thành tố cần thiết khác, diễn giả và thính giả, bao giờ cũng có khả năng thay đổi.
Do đó, kinh nghiệm là điều của bẩy trăm năm trước, nhưng việc diễn đạt là của hôm nay. Thậm chí gọi nó là hôm nay cũng không đúng. Người ta nên nói khoảnh khắc này. Thậm chí ngày mai, điều đó sẽ không thể là một. Việc diễn đạt sẽ cứ thay đổi mọi khoảnh khắc.
Nếu có thể, xin Thầy mô tả điều xảy ra cho linh hồn sau cái chết, nó đi về đâu, nó làm gì và nó ở điều kiện nào trong khoảng giữa việc từ bỏ thân thể này và lấy thân thể khác?
Trong mối liên hệ này, Thầy đã thảo luận trước đây về tự do của linh hồn để lấy việc sinh bất kì khi nào nó muốn vậy. Xin Thầy làm sáng tỏ cho chúng tôi liệu linh hồn cũng có tự do để chọn liệu có từ bỏ hay không từ bỏ thân thể.
Sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta hiểu hai hay ba điều về khoảng giữa việc từ bỏ một thân thể này và lấy thân thể khác. Trước hết, sự kiện là ở chỗ các kinh nghiệm về khoảng giữa đó là tựa giấc mơ. Bất kì khi nào người ta kinh nghiệm điều gì đó, vào khoảnh khắc đó kinh nghiệm là điều xảy ra thực. Nhưng khi người ta nhớ lại nó trong kí ức, nó trở thành giống như giấc mơ; nó là tựa giấc mơ bởi vì không có việc dùng giác quan. Cảm giác của bạn và tin chắc của bạn rằng việc xảy ra là thực là tới từ các giác quan và thân thể bạn.
Nếu tôi cảm thấy rằng tôi đang thấy bạn, nhưng thế rồi tôi cố gắng chạm vào bạn và thấy bạn không thể được chạm tới, thế thì tôi nói rằng bạn là ảo ảnh: bạn không có ở đây. Nếu tôi cố gắng chạm vào cái bàn này và nếu tay tôi xuyên qua nó mà không chạm vào cái gì, thế thì tôi sẽ nói cái bàn này là không thực, hay rằng tôi đang trong ảo tưởng nào đó, hay rằng nó là ảo giác nào đó. Việc kiểm tra thực tại này là sự xác nhận của giác quan chúng ta.
Nhưng sau khi đã từ bỏ một thân thể và trước khi lấy thân thể khác, chúng ta không có giác quan. Bản thân thân thể không có đó, cho nên bất kì cái gì bạn có thể kinh nghiệm trong trạng thái đó đều tựa như mơ, dường như bạn thấy trong mơ. Khi chúng ta thấy trong mơ, chúng ta không hoài nghi thực tại của chúng. Điều này rất thú vị. Sau một thời gian nào đó chúng ta đi tới hoài nghi thực tại của nó, nhưng chúng ta chưa bao giờ hoài nghi nó trong mơ. Mơ dường như thật. Cái mà là thực đôi khi gây cho chúng ta hoài nghi liệu điều được thấy có là thực hay không, nhưng trong mơ hoài nghi như vậy không bao giờ được tạo ra. Tại sao? Bởi vì mơ sẽ không dung thứ cho một thoáng hoài nghi nhỏ nhất; bằng không nó sẽ lập tức tan vỡ.
Mơ là điều tinh tế đến mức chút ít hoài nghi cũng đủ giết chết nó. Chỉ cảm thấy rằng nó chỉ là giấc mơ là đủ để phá vỡ nó, và thế thì bạn sẽ thức tỉnh. Để mơ tiếp tục, cần phải không có tới một chút xíu hoài nghi. Bởi một thoáng hoài nghi, thậm chí mơ sâu nhất cũng sẽ bị tan vỡ. Vậy, chúng ta cảm thấy tất cả những cái được thấy trong mơ là việc xảy ra thực. Mơ dường như thực hơn bản thân thực tại. Cái thực không bao giờ có thể dường như thực thế, bởi vì nó có chỗ cho hoài nghi. Vào lúc mơ, mơ dường như thực nhất.
Trong mơ, thậm chí có rõ ràng rằng cái gì đó là không thể được thì nó cũng không có vẻ như vậy. Chẳng hạn, trong mơ người nào đó đi qua. Bỗng nhiên người đó biến thành con chó. Bạn thậm chí không nghĩ, "Làm sao điều này có thể xảy ra được?" Nó đã xảy ra và nó là có thể. Không có hoài nghi. Sau khi tỉnh dậy, bạn có thể nghĩ, "Điều vô nghĩa này là gì vậy?" nhưng bạn không nghĩ thế chừng nào bạn chưa ra khỏi giấc mơ. Mọi thứ đều hợp lí trong giấc mơ; không có mâu thuẫn.
Ai đó là bạn của bạn và bỗng nhiên người đó nhắm súng vào bạn. Trong tâm trí bạn không xuất hiện điều này để bạn nghĩ, "Làm sao người bạn lại có thể làm điều này?" Trong giấc mơ, mọi điều không thể có lại trở thành có thể. Sau khi tỉnh dậy, nhiều nhất bạn có thể nhớ giấc mơ đã xảy ra chỉ vào giờ cuối. Thông thường giấc mơ trở nên bị mất đi trong vòng năm đến bẩy phút, nhưng những người rất hay tưởng tượng thì có thể, nhiều nhất, nhớ không nhiều hơn một giờ. Bằng không, chúng ta sẽ có nhiều kí ức mơ đến mức chúng ta sẽ không có khả năng sống. Trong một giờ tâm trí trở nên tự do với làn khói mơ.
Cũng tương tự với điều kiện này là khoảng giữa hai thân thể. Bất kì điều gì xảy ra trong thời kì đó đều dường như là tuyệt đối thực - thực đến mức chúng ta có thể chẳng bao giờ biết thực tại như vậy bằng mắt và giác quan mình. Đó là lí do tại sao không có kết thúc cho hạnh phúc của các thần. Các thiếu nữ thiên đường họ gặp mới thực với họ thế - thực đến mức không phụ nữ nào được thấy qua giác quan của chúng ta có thể được đến vậy. Đó cũng là lí do tại sao không có kết thúc cho khổ của các vong. Khổ của họ xảy đến họ thực thế, đến mức họ chưa bao giờ làm trong cuộc sống thực.
Cho nên điều chúng ta gọi là cõi trời và địa ngục chỉ là các cuộc sống mơ sâu. Sự mãnh liệt của ngọn lửa thiêu đốt trong địa ngục không bao giờ có thể được tìm thấy trong cuộc sống thực, mặc dầu nó là ngọn lửa rất bất nhất. Trong kinh sách, có các mô tả về ngọn lửa địa ngục, mà trong đó bạn bị ném vào mà vẫn không cháy. Nhưng người ta chẳng bao giờ nhận biết về cái bất nhất này - rằng nếu bạn bị ném vào trong ngọn lửa mãnh liệt đó, bạn sẽ không có khả năng chịu đựng cái nhiệt đó; ấy vậy mà bạn vẫn không bị thiêu cháy theo bất kì cách nào. Sự bất nhất này, rằng "mình đang bị thiêu đốt trong ngọn lửa này," rằng lửa thật ghê rợn, rằng việc thiêu đốt là không thể nào chịu đựng nổi và vậy mà "mình chẳng bị thiêu đốt chút nào," chỉ được hiểu sau khi người ta ra khỏi kinh nghiệm tựa giấc mơ này.
Trong khoảng giữa hai lần sinh, có hai kiểu linh hồn. Một kiểu là linh hồn ác. Với họ khó tìm ra một bụng mẹ cho lần sinh nữa. Tôi gọi những linh hồn như vậy là pretas, vong ác. Kiểu kia bao gồm các linh hồn thiện. Tôi hỏi họ là devas - các thần. Với những linh hồn như vậy cũng khó tìm ra bụng mẹ thích hợp cho lần sinh nữa.
Giữa hai kiểu này là đại đa số các linh hồn trong đó không có khác biệt gì cơ bản, nhưng chỉ khác về tính cách, nhân cách và cấu trúc tâm trí. Họ thuộc cùng một kiểu; chỉ kinh nghiệm của họ sẽ khác.
Các linh hồn ác trở lại trái đất với những kinh nghiệm đau đớn đến mức việc nhớ tới chúng bản thân nó cũng đã là địa ngục rồi. Những người đã có khả năng hồi tưởng lại những kí ức như vậy đều mô tả các hoàn cảnh trong địa ngục. Đấy chỉ là mảnh đất mơ; nó không tồn tại ở đâu cả, nhưng người nhớ lại đã trở về từ đó nói rằng ngọn lửa mà người đó đã thấy ở đó thì không thể nào tìm thấy sự so sánh trong thế giới này, rằng bạo hành và thù hận mà chúng ta thấy ở đây thì không là gì nếu so với điều người đó đã thấy ở đó. Kinh nghiệm về cõi trời cũng hệt như vậy. Khác biệt chỉ là khác biệt về các giấc mơ ưa thích và đau đớn. Khoảng giữa này là thời kì đầy mơ.
Điều này là rất triết lí nhưng đúng, rằng nó chỉ giống như giấc mơ. Chúng ta có thể hiểu giấc mơ là gì bởi vì chúng ta thấy chúng hàng ngày. Bạn thấy một giấc mơ chỉ khi các giác quan của bạn bị cạn kiệt. Theo nghĩa sâu hơn, điều này nghĩa là khi mối quan hệ của bạn với các giác quan bị phá vỡ, bạn chìm vào trong cuộc sống mơ. Mơ hoặc là về địa ngục hay cõi trời hay trộn lẫn. Vài người chỉ thấy giấc mơ về địa ngục, vài người chỉ mơ về cõi trời.
Bạn có thể nghĩ rằng bạn đã thấy một giấc mơ trong tám giờ ban đêm. Nhưng nếu thời kì này được kéo dài tới tám năm, bạn cũng sẽ không biết, bởi vì không có nhận biết về thời gian. Giờ trôi qua không được đo rõ ràng trong kí ức. Nhưng chiều dài của thời gian có thể được đo bằng những thay đổi xảy ra trong khoảng giữa các kí ức của thân thể quá khứ và kí ức của thân thể hiện tại.
Nhưng đây chỉ là ước đoán. Trong khoảng giữa đó, không có nhận biết rõ ràng về sự kéo dài thời gian. Bởi vì điều này, Ki tô giáo đã nói rằng sẽ có địa ngục vĩnh viễn. Điều này được nói trên cơ sở của kí ức của những người đã thấy một giấc mơ rất dài. Đấy là giấc mơ dài đến mức khi họ quay lại, họ không có kí ức về bất kì mối quan hệ nào giữa thân thể này và thân thể trước đó. Đó là lí do tại sao họ nói rằng địa ngục là vĩnh viễn và rất khó để thoát ra khỏi nó. Các linh hồn thiện thấy các giấc mơ hạnh phúc còn các linh hồn ác thấy các giấc mơ bất hạnh. Chỉ bởi vì các giấc mơ của họ hiện hữu nên họ cảm thấy bất hạnh và khổ.
Tại Tây Tạng, khi một người đang trên giường chết, một số chủ đề nào đó được nói cho người đó. Điều này được thực hiện để tạo ra chuỗi mơ. Khi một người chết, người đó được bảo rằng bây giờ người đó nên bắt đầu quán tưởng điều đang được gợi ý. Vậy, một bầu không khí mới, một hoàn cảnh mới, đang được tạo ra.
Điều đó là hay, nhưng khoa học. Giấc mơ có thể được tạo ra từ bên ngoài. Nếu bạn đang ngủ ban đêm và nếu chiếc khăn ướt được áp vào chân bạn, bạn sẽ có một kiểu mơ đặc biệt. Nếu nhiệt được áp vào thông qua lò sưởi, một kiểu mơ khác được tạo ra. Nếu lạnh được áp vào chân bạn, bạn có thể mơ rằng trời đang mưa hay rằng bạn đang bước trên băng. Nếu nhiệt được áp vào chân bạn, bạn có thể mơ rằng bạn đang bước trong sa mạc, rằng có mặt trời nóng như thiêu và bạn đang toát mồ hôi đầm đìa.
Vậy, mơ có thể được tạo ra từ bên ngoài. Nhiều giấc mơ được tạo ra như kết quả của các điều kiện bên ngoài. Nếu tay bạn đè nặng lên ngực, bạn có thể cảm thấy rằng ai đó đang ngồi lên ngực bạn, mặc dầu đấy chỉ là tay của chính bạn.
Vào lúc chết - trong khi từ bỏ thân thể này cho một thời kì cuộc sống mơ dài sắp tới, sau đó linh hồn có thể hay không thể lấy một thân thể mới - một phương pháp đã được phát minh ra ở Tây Tạng để tạo ra dãy mơ. Họ gọi điều này là bardo - trung ấm. Đấy là một quá trình mà trong đó người Tây Tạng chuẩn bị đầy đủ cho một người để kinh nghiệm cái chết và cuộc sống sau cái chết. Bất kì sức đẩy tốt nào đã có đó trong cuộc sống của người ta sẽ được phát sinh trong khi người này vẫn còn sống. Cũng vậy, những nỗ lực như thế được thực hiện trong suốt cuộc sống nữa.
Tôi đã nói với các bạn trước đây rằng sau khi tỉnh dậy khỏi giấc ngủ thì giấc mơ của các bạn được nhớ lại quãng một giờ. Tương tự, sau khi lấy một lần sinh mới, trong quãng sáu tháng, cho tới độ tuổi sáu tháng, gần như mọi điều đều được nhớ. Sau đó nó dần dần trở nên mất đi. Những người rất giầu tưởng tượng hay rất nhạy cảm có thể nhớ lâu hơn chút ít, nhưng những người đã làm các nỗ lực và người đã thực nghiệm với việc nhận biết trong kiếp trước có thể nhớ được một thời gian lâu.
Hệt như vào buổi sáng trong một giờ làn khói tựa giấc mơ vẫn quanh quẩn bên bạn, tương tự, vào quãng một giờ trước khi đi vào giấc ngủ ban đêm, cái bóng của giấc mơ bắt đầu thắng thế bạn.
Theo cùng cách này, cái bóng của cái chết cũng bắt đầu rơi xuống bạn trong thời kì sáu tháng trước cái chết của bạn. Cái chết của bạn là tiên đoán được trong sáu tháng đó. Khi cái bóng của cái chết bắt đầu bao quanh bạn trong sáu tháng cuối đó, thì việc chuẩn bị cho cái chết được bắt đầu.
Một giờ đó trước giấc ngủ, khi cái bóng mơ bắt đầu rơi xuống bạn, là điều rất dễ bị ảnh hưởng. Không thời gian nào khác mang tính dễ ảnh hưởng như vậy, bởi vì vào lúc đó bạn có hoài nghi rằng bạn vẫn tỉnh và cái bóng của giấc ngủ đã xảy đến cho bạn. Đó là lí do tại sao tất cả các tôn giáo trên thế giới đều qui định một giờ trước khi ngủ ban đêm và một giờ sau khi dậy buổi sáng là thời gian tốt nhất cho cầu nguyện. Nó được biết là sandhyakal - thời gian chạng vạng và thời gian rạng đông.
Sandhyakal không có nghĩa là thời gian khi mặt trời lặn hay mọc. Nó có nghĩa thời gian khi từ thức tỉnh bạn đang chuyển vào giấc ngủ và từ giấc ngủ bạn chuyển vào thức tỉnh. Thời kì ở giữa này là sandhyakal. Mặc trời chẳng liên quan gì tới nó, nhưng nó đã trở thành được gắn với mặt trời từ những ngày khi việc lặn của mặt trời có nghĩa là thời gian đi ngủ và việc mọc của mặt trời là thời gian thức. Nhưng bây giờ mối liên kết này phải bị phá vỡ bởi vì không ai ngủ vào lúc mặt trời lặn, không ai dậy cùng mặt trời mọc. Thực tế mà nói, sandhyakal có nghĩa là một giờ trước khi ngủ và một giờ sau khi dậy. Nó có nghĩa là một thời kì thời gian ở giữa hai hoàn cảnh thức và ngủ.
Kabir đã gọi ngôn ngữ của mình là sanhya-bhasha - ngôn ngữ chạng vạng-và-rạng đông. Ông ấy đã nói rằng chúng ta không nói dường như chúng ta ngủ, chúng ta không nói dường như chúng ta thức. Chúng ta chỉ ở giữa. Chúng ta trong khó khăn tới mức chúng ta không nói từ bên trong bản thân mình mà cũng không từ bên ngoài chúng ta. Chúng ta đang đứng ở giữa, trên vùng biên giới, từ đó chúng ta có thể thấy điều mà mắt có thể thấy và cũng cả điều mà mắt không thể thấy. Chúng ta chỉ ở tại ngưỡng. Cho nên điều chúng ta nói bao hàm cả điều không thể được nói cũng như tất cả những điều có thể được nói. Đó là lí do tại sao ngôn ngữ của chúng ta lại là ngôn ngữ chạng vạng-và-rạng đông. Nghĩa của nó phải được rút ra rất cẩn thận.
Thời kì một giờ đó vào buổi sáng và thời kì một giờ vào ban đêm trước khi ngủ là rất có giá trị. Tương tự, thời kì sáu tháng sau khi sinh và sáu tháng trước khi chết là có giá trị tương đương. Nhưng những người không biết dùng các thời kì một giờ chạng vạng-và-rạng đông thì cũng không hiểu tầm quan trọng và giá trị của những thời kì sáu tháng này.
Khi có những nền văn minh rất hiểu biết về những điều này, thế thì sáu tháng đầu tiên sau khi sinh được biết là rất quan trọng. Mọi thứ quan trọng đều có thể trao cho đứa trẻ trong sáu tháng đầu của cuộc sống. Trong sáu tháng đầu này đứa trẻ là dễ bị ảnh hưởng và đang trong thời kì rạng đông của nó. Sau đó, điều đó là không thể và điều đó trở thành rất khó.
Nhưng chúng ta không thể làm cho nó hiểu bằng việc nói. Và bởi vì chúng ta không biết phương pháp nào khác ngoài việc nói, nên có khó khăn. Tương tự, sáu tháng trước cái chết cũng có giá trị. Trong sáu tháng đầu chúng ta không thể làm cho đứa trẻ hiểu việc nói của chúng ta, và chúng ta không biết khi nào sáu tháng cuối bắt đầu trước cái chết đã tới. Vậy, chúng ta làm mất cả hai cơ hội.
Nhưng một người sử dụng đúng một giờ trước giấc ngủ và một giờ sau khi thức sẽ chắc chắn biết khi nào thời kì sáu tháng đó trước khi cái chết bắt đầu. Người cầu nguyện và thiền một giờ trước giấc ngủ sẽ rõ ràng có khả năng cảm thấy lúc thời gian chạng vạng này trước khi cái chết tới. Đây là kinh nghiệm tinh vi và tinh tế đến mức nó không giống ngủ cũng không giống thức. Kinh nghiệm này tinh vi và khác biệt đến mức một khi nó được hiểu đúng, người ta có thể trở nên nhận biết về sự bắt đầu của thời kì sáu tháng trước khi chết - bởi vì thế thì cảm giác về sự chạng vạng sẽ vẫn còn trong cả ngày. Kinh nghiệm và cảm giác mà trước đó tới cho chỉ một giờ trước khi ngủ sẽ vẫn còn liên tục và vững chắc trong sáu tháng cuối.
Đó là lí do tại sao sáu tháng trước cái chết nên được sử dụng đầy đủ cho sadhana. Cùng sáu tháng này được người Tây Tạng sử dụng cho bardo - cho một kiểu huấn luyện mơ, trao cho kế hoạch bạn sẽ làm gì sau khi chết. Việc huấn luyện này không thể được trao chỉ vào khoảnh khắc chết. Nó đòi hỏi chuẩn bị, và chỉ người đã sẵn sàng trong sáu tháng cuối này mới có thể được huấn luyện trong sáu tháng đầu sau khi sinh trong cuộc sống mới; bằng không không thể được. Những nguyên tắc được dạy trong sáu tháng cuối này đặt nền móng cho việc huấn luyện mà có thể trao trong sáu tháng đầu của việc sinh mới.
Tất cả những điều này có suy nghĩ khoa học của riêng chúng, các nguyên tắc của chúng và các bí mật của chúng. Và mọi thứ đều có thể được kiểm tra nữa. Một người đã trải qua việc huấn luyện này cũng sẽ nhớ điều đã xảy ra trong khoảng giữa hai việc sinh, nhưng kí ức này là kí ức mơ; nó không thực.
Cõi trời và địa ngục cũng là kí ức của thời kì mơ. Các mô tả có thể được cho. Chính chỉ trên nhưng gợi ý như vậy mà khái niệm về cõi trời và địa ngục đã được mọi tôn giáo rút ra. Các mô tả là khác nhau không phải bởi vì vị trí là khác nhau, nhưng bởi vì các trạng thái tâm trí của các cá nhân nhớ lại những kinh nghiệm này là khác nhau. Do đó, khi Ki tô giáo mô tả thiên đường, nó sẽ khác với điều Hindu giáo mô tả, bởi vì các mô tả tùy thuộc vào các trạng thái khác nhau của tâm thức. Vậy, người Jaina sẽ mô tả nó cũng khác và Phật tử cũng vậy.
Thực tại, mọi người sẽ đem lại những câu chuyện khác nhau. Nó ít nhiều giống như khi tất cả chúng ta ngủ trong cùng một căn phòng và thế rồi dậy và mô tả các giấc mơ của mình. Chúng ta đã ngủ trong cùng căn phòng; chúng ta ở cùng một chỗ, nhưng các giấc mơ của chúng ta sẽ khác. Mọi thứ tuỳ thuộc vào con người.
Tất cả các kinh nghiệm về cõi trời và địa ngục đều mang tính cá nhân, nhưng những tương tự đại thể có thể được tìm thấy - rằng sẽ có sướng trên cõi trời và khổ dưới địa ngục, rằng như thế nào đó sẽ là hình và dạng của hạnh phúc. Tất cả các mô tả mà đã được cho như vậy, theo một cách nào đó, là việc thuật lại trung thành của các trạng thái tâm thức khác nhau.
Người ta đã từng hỏi, "Nếu một người có thể chọn việc sinh của mình, người đó cũng có thể chọn cái chết của mình được chứ?" Tại đây cũng có hai hay ba điều sẽ phải được ghi nhớ. Tự do chọn việc sinh của người ta có nghĩa là nếu người ta ham muốn thế thì người đó có thể lấy việc sinh. Đây là tự do thứ nhất của người đã đạt tới hiểu biết tối cao. Nếu người đó muốn, người đó có thể lấy việc sinh. Nhưng ngay khi có ham muốn, cảnh nô lệ bắt đầu với chính ham muốn đó.
Tôi đang đứng bên ngoài toà nhà. Tôi có tự do để đi vào toà nhà nếu tôi muốn. Nhưng ngay khi tôi đi vào toà nhà, những giới hạn của toà nhà này lập tức bắt đầu ảnh hưởng tới chuyển động của tôi. Do đó, tự do chọn cái chết không phải là lớn lao như tự do chọn việc sinh của người ta.
Với một người bình thường, không có tự do để chọn cái chết bởi vì người đó thậm chí còn không chọn được việc sinh của mình. Nhưng tự do của người đã hiểu ra để chọn việc sinh của mình là toàn bộ, và nó là tự do rất lớn theo nghĩa là người đó có thể cũng từ chối lấy việc sinh nếu người đó muốn vậy. Nhưng một khi việc chọn lấy việc sinh đã được thực hiện, một số tù túng bắt đầu vào trò - bởi vì người đó đã chọn các giới hạn. Người đó từ bỏ không gian vô giới hạn và đi vào bước chuyển chật hẹp. Bước chuyển chật hẹp áp đặt các giới hạn của riêng nó.
Bây giờ người đó đã chọn một bụng mẹ. Thông thường, người ta không chọn bụng mẹ của mình. Nhưng khi một người đã hiểu biết chọn, người đó phải làm việc chọn lựa từ hàng trăm hàng nghìn bụng mẹ như vậy đang có sẵn. Người đó chọn ra từ chúng; từ trong số những người mà người đó chọn. Nhưng ngay khi người đó chọn, người đó đi vào thế giới của tù túng. Tất cả các bụng mẹ đều có giới hạn của chúng. Người đó chọn một người mẹ và một người bố. Trong tiến trình này, người đó đã chọn cùng sự trường thọ và đã có trứng thụ tinh của bố mẹ mình. Việc chọn lựa đã được thực hiện, và bây giờ người đó sẽ phải dùng thân thể này.
Nếu bạn ra chợ và mua một cái máy với bảo hành mười năm, giới hạn được ấn định. Cái máy được mua có chủ định, cho nên không có vấn đề về cảnh nô lệ. Bạn không nói, "Tôi đã mua cái máy này, và bây giờ tôi bị nô lệ bởi vì nó chỉ kéo dài mười năm." Bạn đã chọn với hiểu biết đầy đủ rằng nó sẽ kéo dài trong mười năm, và do vậy vấn đề chấm dứt. Không có cảm giác đau đớn hay day dứt trong điều này.
Người lấy việc sinh một cách có ý thức biết khi nào thân thể sẽ chết, cho nên người đó có nhận biết về thân thể hướng cái chết. Trong con người như vậy có một loại không kiên nhẫn, không thấy được trong người thường. Nếu chúng ta nghiên cứu các câu chuyện về Jesus, chúng ta sẽ cảm thấy rằng ông ấy rất không kiên nhẫn, dường như điều gì đó đang sắp xảy ra cho ông ấy chỉ trong vài khoảnh khắc. Những người nghe ông ấy không hiểu khó khăn của ông ấy bởi vì họ không nhận biết nhiều lắm về việc tiến tới cái chết của riêng mình. Nhưng với Jesus, cái chết đang đứng ngay trước ông ấy; ông ấy biết khi nào điều đó sắp xảy ra.
Jesus yêu cầu bạn hoàn thành công việc ngày hôm nay, còn bạn nói bạn sẽ làm nó ngày mai. Thế thì Jesus bị khó khăn bởi vì ông ấy có thể không có đó ngày mai nữa. Do đó, dù đấy là Mahavira hay Phật hay Jesus, họ đều vội vã cả. Họ đang chạy với tốc độ lớn bởi vì trong số bao nhiêu người chết, họ là những người nhận biết về mọi việc. Do đó, những cá nhân như vậy bao giờ cũng trong vội vã. Cũng chẳng tạo ra khác biệt gì nếu người đã hiểu ra như vậy có thể sống tới một trăm hay hai trăm năm, bởi vì bất kì chiều dài thời gian nào cũng là ngắn với họ. Chúng ta không thấy thời gian ngắn bởi vì chúng ta không biết khi nào nó sẽ hết. Chúng ta thậm chí còn quên mất rằng nó sẽ hết.
Tự do để chọn việc sinh của người ta là một tự do rất lớn, nhưng bản thân việc sinh là việc đi vào trong tù đầy, và mọi giới hạn của tù đầy sẽ phải được chấp nhận. Nhưng một người như vậy chấp nhận những điều này một cách tự nhiên bởi vì đấy là sự chọn lựa của người đó. Nếu người đó đi tới tù đầy, người đó không bị mang tới đó; người đó tự mình tới. Do đó, người đó chìa tay mình ra cho xiềng xích đặt vào. Trong xiềng xích này không có day dứt, không đau đớn. Người đó ngủ gần tường tối mà không khó khăn gì bởi vì người đó đã đi vào trong nhà tù từ ý chí tự do của mình. Người đó có thể đã ở dưới bầu trời rộng mở, nhưng người đó đã tới nhà tù từ ý chí tự do của riêng mình.
Khi mà nô lệ là bởi việc chọn lựa thì nó là tự do, nhưng nếu tự do mà không có chọn lựa thì đó là nô lệ. Tự do và nô lệ là các thực thể phân biệt ranh giới rõ rệt. Nếu chúng ta đã chọn nô lệ từ ý chí riêng của mình, nó sẽ là tự do, nhưng nếu tự do bị áp đặt lên chúng ta, nó là nô lệ. Với người đã lấy việc sinh một cách có ý thức, mọi sự được thấy rất rõ ràng, và do vậy người đó ra quyết định của mình dễ dàng. Người đó biết rằng mình sẽ sống trong bẩy mươi năm, cho nên người đó quyết định rõ ràng điều người đó phải làm trong thời gian đó. Người đó chỉ nhặt lấy những điều người đó có thể hoàn tất; người đó không trải tấm lưới của mình quá xa vào tương lai. Bất kì điều gì người đó có thể làm ngày mai, người đó sẽ làm - và người đó sẽ hoàn tất nó; đó là lí do tại sao người đó lại không bao giờ trong lo âu.
Khi người đó đang sống, người đó chuẩn bị cho việc chết nữa. Cái chết cũng là sự chuẩn bị cho người đó. Theo một nghĩa nào đó người đó đang vội vã - khi có liên quan tới người khác. Tại chỗ có liên quan tới bản thân mình, người đó không vội vã. Với bản thân mình chẳng còn lại điều gì phải làm cả. Người đó thậm chí có thể chọn cách mình sẽ chết. Nếu người đó phải chết trong giới hạn của bẩy mươi năm, người đó có khả năng quyết định đà nào trao cho thân thể - khi nào, thế nào và theo cách thức nào người đó sẽ chết.
Có một thiền sư nữ. Bà ấy đã thông báo cho mọi người rằng bà ấy sẽ chết sau sáu tháng. Bà ấy chuẩn bị cho bản thân mình một giàn thiêu để thân thể bà ấy sẽ được đem đi thiêu. Vào ngày đã chỉ định bà ấy trèo lên nó, cúi lạy tất cả mọi người đang đứng quanh bà ấy, và thế rồi một số bạn bè đó đốt lửa giàn thiêu. Khi ngọn lửa tới gần bà ấy, ai đó trong đám đông hỏi, "Bà có cảm thấy rất nóng không?"
Bà sư cười và nói, "Các ông ngu làm sao! Thậm chí tại cơ hội cuối cùng này mà các ông còn hỏi câu hỏi ngu xuẩn thế. Các ông có thể hỏi cái gì đó hữu dụng và quan trọng. Ta biết và các ông cũng biết rằng nếu ta ngồi bên trong ngọn lửa thì ta sẽ cảm thấy nóng."
Nhưng đây là chọn lựa của bà ấy. Bà ấy cười trong khi bà ấy bị đốt cháy. Bà ấy đã chọn thậm chí khoảnh khắc cái chết của mình, và bà ấy muốn dạy cho các đệ tử đang đứng vây quanh bà ấy rằng có thể chết trong khi cười. Với những người thậm chí không có khả năng sống mà cười, thì thông điệp rằng một người thậm chí chết mà cười là rất quan trọng.
Cái chết cũng có thể được lập kế hoạch kĩ, nhưng việc chọn lựa sẽ là gì thì sẽ phụ thuộc vào người đang chọn. Tuy nhiên, đây là tất cả những cái bên trong giới hạn. Nếu tôi phải còn lại bên trong căn phòng này, tôi có thể quyết định tôi sẽ ngồi trong góc nào - liệu ngủ ở bên trái hay bên phải; đấy là tự do của tôi. Một người như vậy thậm chí còn dùng cái chết của mình và dùng mọi thứ trong cuộc sống của mình. Đôi khi việc dùng như vậy có thể rõ ràng, đôi khi không. Trong thực tế, người đó lấy việc sinh chỉ để có ích cho người khác. Với bản thân người đó thì không có nhu cầu. Trở nên có ích cho người khác là mục đích của người đó. Nhưng rất khó cho chúng ta hiểu những thực nghiệm của người đó. Thông thường, chúng ta không có khả năng hiểu họ. Bất kì cái gì người đó làm, chúng ta đều không nhận biết về nó. Nó không thể được thực hiện với hiểu biết của chúng ta.
Bây giờ, một người như Phật sẽ chẳng bao giờ nói, "Ta sẽ chết ngày mai." Nếu thời điểm khi người đó phải chết là ngày mai, sẽ vô ích mà đi nói điều đó hôm nay. Thế thì điều có thể được làm hôm nay cũng sẽ không được làm. Thế thì mọi người sẽ bắt đầu kêu khóc thậm chí từ hôm nay. Thế thì thậm chí bốn giờ sau cũng không thể được dùng có ích. Cho nên người như vậy sẽ vẫn còn im lặng trong thời gian nào đó, nhưng về sau người đó có thể tuyên bố to về cái chết của mình. Tuy nhiên, người đó sẽ quyết định tương ứng với tình huống thịnh hành.
Từ bụng mẹ tới bụng mẹ, việc sinh sau khi tự hiểu mình là một cách huấn luyện. Nhưng việc huấn luyện này không dành cho mục đích của người đã chứng ngộ. Nó là một kỉ luật, nhưng không vì mục đích riêng của người đó. Chiến lược sẽ phải được thay đổi thường xuyên bởi vì tất cả mọi chiến lược đều trở thành cũ và nặng gánh và trở thành khó cho mọi người hiểu.
Chẳng hạn, Gurdjieff: ông ấy trước hết sẽ buộc bạn phải trả một trăm đô la trước khi ông ấy trả lời câu hỏi của bạn, trong khi Mahavira thậm chí không chạm tới tiền. Và Gurdjieff sẽ trả lời chỉ trong một hay hai câu. Nếu câu hỏi khác được hỏi, ông ấy sẽ làm cho người hỏi phải trả thêm một trăm đô la nữa. Nhiều lần mọi người hỏi ông ấy đang làm gì. Những người biết ông ấy đều phân vân bởi vì khoảnh khắc này dường như ông ấy cứ giữ tiền và khoảnh khắc tiếp ông ấy sẽ phân phát nó cho người khác. Thế thì tại sao lại đòi một trăm đô la?
Gurdjeff nói rằng để nói cho những người đã coi chỉ tiền mới có giá trị trong cuộc sống thì bất kì điều gì về Thượng đế mà cho không cũng đều thành vô giá trị. Những người như vậy không thể đánh giá mọi thứ được nhận mà không phải trả tiền. Gurdjieff ngụ ý rằng để nhận bất kì cái gì có giá trị, người ta sẽ phải trả cái gì đó để đáp lại theo cách này hay cách khác. Người mà không sẵn sàng trả cái gì đó thì không có quyền nhận.
Nhưng mọi người nghĩ rằng Gurdjieff yêu tiền bởi vì ông ấy sẽ không trả lời nếu không nhận được trả tiền. Như tôi thấy điều đó, tại phương Tây nơi ông ấy sống, nơi mọi người chỉ có thể đánh giá theo đồng tiền, chỉ người thầy giáo như vậy mới có thể có hiệu quả. Ông ấy biết rằng khi bạn đã biểu lộ sẵn sàng để trả tiền cho mọi lời, thế thì bạn đã biết giá trị của nó. Bạn sẽ chỉ đem về nhà cái mà bạn đã trả tiền cho nó, không phải cái gì đó được cho không.
Gurdjieff sẽ làm những điều giống như điều bạn sẽ không chấp nhận. Đệ tử của ông ấy sẽ bị bối rối. Họ sẽ bảo ông ấy rằng nếu ông ấy hãm bớt những hành động như vậy thì sẽ tốt hơn. Nhưng Gurdjieff sẽ làm cho họ một cách có hiểu biết và có chủ ý. Ông ấy sẽ ngồi đấy, và nếu bạn tới gặp ông ấy, ông ấy sẽ làm ra các khuôn mặt cứ như là ông ấy là kẻ hung đồ. Ông ấy sẽ trông không giống như một thánh nhân chút nào. Đã từng thực nghiệm một thời gian dài về phương pháp Sufi, ông ấy có thể bỗng nhiên làm cho mắt mình thành lác và đổi thành biểu lộ láu lỉnh.
Toàn bộ dáng vẻ của ông ấy thay đổi với sự thay đổi trong góc nhìn của mắt ông ấy. Giữa thánh nhân và hung đồ không khác biệt gì nhiều về dáng vẻ ngoại trừ trong góc nhìn của mắt. Ngay khi điều này thay đổi, thánh nhân có thể trông giống như hung đồ và ngược lại.
Mắt của Gurdjieff rất gian giảo và thay đổi nhanh chóng. Thậm chí người đang ngồi bên cạnh ông ấy cũng không biết rằng ông ấy đã làm hoảng hồn người mới tới. Người mới tới sẽ kinh khiếp đến mức người đó có thể cảm thấy muốn chạy trốn. Khi bạn bè của Gurdjieff đi tới biết ra điều này, họ đã hỏi ông ấy tại sao ông ấy lại hành xử theo cách này. Thậm chí trước khi họ đi tới biết điều gì về người mới tới, thì người mới tới đã sợ hết hồn. Tại sao?
Gurdjieff thế rồi sẽ giải thích rằng người mới tới sẽ thấy một tên hung đồ trong ông ấy cho dù ông ấy là thánh nhân; điều đó sẽ mất một số thời gian. Nhưng Gurdjieff không muốn mình phí thời gian, cho nên ông ấy biểu lộ cho người kia mình đã trở thành cái gì để tìm kiếm và chỉ dẫn rằng bây giờ ông ấy có thể đi mất, bởi vì ông ấy đã phí không cần thiết ba hay bốn cuộc thăm viếng của mình chỉ để tìm ra cùng một điều.
Nhưng nếu người mới tới vẫn còn không bị xúc động mặc cho những hành vi như vậy, chỉ thế thì Gurdjieff mới thử làm công việc nào đó với người đó. Vậy, nếu người đó thực sự tới để biết chân lí, ông ấy sẽ kiên nhẫn đợi và không tới kết luận vội vã.
Cho nên điều đó tuỳ thuộc vào thầy giáo, cách người đó muốn dạy. Đôi khi thậm chí trong cả đời mình, bạn vẫn không thể nào biết được mục đích của thầy. Thầy giáo sử dụng mọi khoảnh khắc của cuộc sống của mình từ lúc sinh tới lúc chết. Người đó thậm chí không phí hoài một khoảnh khắc. Mọi khoảnh khắc của người đó đều có ý nghĩa sâu sắc, và nó là một phần của mục đích lớn lao và định mệnh lớn lao.
Xem tiếp Chương 4 - Quay về Mục lục

Ads Belove Post