Read more
Osho - Con đường hoàn hảo
Chương 4. Buổi sáng thứ hai
Buổi sáng thứ hai, 5 tháng 6 năm 1965.
Buổi sáng thứ hai, 5 tháng 6 năm 1965.
Những người bạn của tôi, chúng
ta không phải đấu tranh với chính chúng tôi, chúng ta phải biết chính mình. Tất
cả mọi sự trái ngược và tự-mâu-thuẫn đã phát triển trong chúng ta vì sự ngu dốt
của chúng ta về bản thể, tất cả những điều này sẽ tan biến dưới ánh sáng của tự-nhận-biết
- giống như những giọt sương rơi trên ngọn cỏ sẽ biến mất khi mặt trời rọi những
tia nắng đầu tiên lên chúng.
Tôi rất hiểu sự tò mò, sự háo hức
của bạn về nhận biết. Bạn hăm hở để biết và hiểu sự thật. Bạn muốn biết điều
huyền bí của cuộc sống sao cho bạn có thể đạt được sự đầy đủ, sự tràn đầy của
nó. Nhưng những gì bây giờ bạn gọi là cuộc sống thì chưa bao giờ là cuộc sống.
Nó chỉ có thể được gọi như là quá trình kéo dài và buồn tẻ của hấp hối. Sự thật
là, bạn không thể đạt được cuộc sống nếu bạn không biết nó. Sinh ra là một vấn
đề, cuộc sống lại là vấn đề rất khác. Có sự khác biệt rất lớn giữa việc xoay sở
để sống và phung phí cuộc sống. Có sự khác biệt sâu sắc giữa chết và bất tử. Chết
là kết cục không thể tránh khỏi của cuộc sống, trong khi cuộc sống hoàn hảo của
con người lại được ban thưởng bởi sự sống linh thiêng, thần thánh.
Đối với những người ước ao đạt
tới cuộc sống, trong khi cuộc sống hoàn hảo của con người lại được ban thưởng bởi
sự sống linh thiêng, thần thánh.
Đối với những người ước ao đạt
tới cuộc sống linh thiêng, những người muốn biết Thượng đế và sự thật thì với tôi
có vẻ như có hai dạng tiếp cận. Một là sự tiếp cận bởi đạo đức; hai là sự tiếp
cận bởi tôn giáo. Đạo đức và tôn giáo thường không được coi là hai con đường
khác biệt. Chúng được coi là hai bước thành công trên cùng một nấc thang. Nói
chung, có niềm tin rằng, đối với con người trở nên mộ đạo thì việc đầu tiên là
phải trở nên đạo đức. Nhưng đây không phải là quan điểm của tôi.
Tôi sẽ nói với bạn những gì tôi
đã nhận biết. Tôi không nhìn thấy rằng, con người đạo đức về cốt lõi là con người
mộ đạo mặc dù con người mộ đạo vẫn luôn là đạo đức. Con người không trở nên mộ
đạo chỉ bởi trở nên đạo đức, hoặc đạo đức không phải là điểm xuất phát, là cơ sở
của tôn giáo. Ngược lại, đạo đức là kết quả của việc trở nên mộ đạo. Những bông
hoa đạo đức nở ra bởi cây của tôn giáo. Đạo đức là sự biểu cảm của cuộc đời mộ
đạo. Tôi coi tôn giáo và đạo đức là hai con đường khác nhau - không chỉ khác
nhau mà còn đối nghịch nhau.
Đạo đức, kỷ luật, có nghĩa là
làm tinh khiết tư cách đạo đức, làm trong sạch hành vi cư xử. Đó là nỗ lực để
làm thay đổi tính cách của con người ở ngoại vi. Ngoại vi của tính cách là kết
quả của cách xử sự của chúng ta đối với người khác. Đó là hành vi của con người,
mối quan hệ của con người với người khác. Cách mà tôi hành động hoặc đối xử với
người khác đó là hành vi của tôi. Hành vi là mối quan hệ.
Tôi không một mình. Tôi bị vây
quanh bởi mọi người từ tất cả các hướng. Kể từ khi tôi tham gia xã hội, tôi thừa
hưởng sự liên hệ và có những mối quan hệ với một người nào đó, hoặc với những
người khác ở mọi thời điểm của cuộc đời. Mối quan hệ qua lại có vẻ như là cuộc
đời chúng ta. Điều tốt và điều xấu trong hành vi của tôi phụ thuộc vào mối quan
hệ của tôi là tốt hay xấu.
Chúng ta được dạy phải có tư
cách đạo đức tốt. Chúng ta được thuyết giảng rằng, vì xã hội mà điều đó là cần
thiết, rằng đó là nhu cầu của xã hội. Nhưng xã hội không có gì liên quan đến bạn,
đến tính cách giản dị và tự nhiên của bạn. Từ quan điểm đó, xã hội hẳn là không
mất gì nếu bạn dừng tồn tại. Bạn liên quan đến một người nào đó, hoặc tới một
cái gì đó chỉ để bạn trở thành quan trọng đối với xã hội. Không phải bạn mà các
mối quan hệ của bạn với người khác mới là quan trọng với xã hội. Không phải bạn
mà là hành vi của bạn mới có ý nghĩa. Do vậy mà không có gì ngạc nhiên rằng, tư
cách đạo đức tốt là sự đạt được của cách giáo dục được truyền đạt bởi xã hội. Đối
với xã hội thì con người là tư cách đạo đức của họ, và không có gì hơn nữa.
Nhưng sự giáo dục về tư cách đạo
đức tốt này, về đạo đức xã hội này là chủ trương tạo ra ảo ảnh. Nó đã tạo ra ảo
ảnh rất nền tảng. Những người thiết tha nhận thức rõ Thượng đế và đạt được tôn
giáo tin rằng, việc trở nên đạo đức tốt để đạt được sự thật và sự công bằng là
điều cần thiết, họ cho rằng đây là lẽ tự nhiên. Họ tin một cách tự nhiên rằng,
hiểu rõ Thượng đế chỉ có thể thông qua tư cách đạo đức tốt, và con người phải đạt
được đạo đức tốt trước khi sự thật xuất hiện. Họ tin một cách tự nhiên rằng, sự
hiểu rõ tôn giáo và sự thật sẽ phát triển bởi một mình cuộc sống đạo đức, rằng
đạo đức là nền tảng và tôn giáo là đỉnh, rằng đạo đức là hạt mầm và tôn giáo là
quả ngọt, rằng đạo đức là nguyên nhân và tôn giáo là hậu quả. Nếp nghĩ này có vẻ
như rất rõ ràng và đúng đắn, nhưng tôi muốn nói với các bạn rằng, hình như nếp
nghĩ đơn giản và rõ ràng này là hoàn toàn lạc lối, và nó tạo ra cái nhìn lầm lạc
về thực tại. Vấn đề sự thật là một cái gì đó rất khác.
Thực tế, sự thuyết giảng đạo đức
không thể tạo ra con người đạo đức mà không nói đến lòng mộ đạo. Nó chỉ tạo ra
con người xã hội, và con người xã hội được cho là con người đạo đức. Chỉ có
hành vi tốt không tạo ra con người đạo đức. Sự biến đổi có cần sự làm sạch bên
trong. Nếu không có sự biến đổi bên trong, bạn không thể thay đổi tư cách đạo đức
của mình. Cố để thay đổi ngoại vi mà không có sự thay đổi trung tâm là giấc mơ
trống rỗng. Nỗ lực không chỉ là điều phù phiếm mà còn là điều có hại. Nó là tự
sát. Nó không là gì mà chính là tai họa.
Không nghi ngờ gì nữa, sự kìm
nén này thỏa mãn nhu cầu xã hội nhưng lại làm đổ vỡ và đảo lộn cá thể. Nó tạo
ra sự rạn nứt, sự lưỡng cực trong con người. Tính cách của con người bị mất đi
sự giản dị tự nhiên, và con người phải chịu đựng xung đột bên trong mình. Đó là
cuộc vật lộn không ngừng, cuộc đấu tranh nội tại vĩnh viễn không bao giờ có kết
cục. Đây là sự thỏa mãn nhu cầu xã hội bằng sự trả giá của cá thể. Tôi gọi đây
là bạo lực xã hội.
Bất kỳ điều gì con người biểu
hiện thông qua hành vi của mình là không quan trọng. Những điều quan trọng thực
sự là những nguyên nhân bên trong dẫn tới hành vi đó. Hành vi là sự biểu hiện của
tinh thần bên trong, nó không phải là gốc rễ. Hành vi là sự biểu hiện bên ngoài
của tinh thần bên trong. Chỉ có những người ngốc mới cố gắng biểu hiện bên
ngoài mà không thay đổi nguyên nhân của biểu hiện đó.
Dạng Sadhana này là vô dụng; nó
không bao giờ sinh ra quả ngọt. Nó giống như là hành vi của con người cố triệt
hạ cây bằng việc cắt đứt các nhánh của nó. Hành động như vậy thay vì triệt hạ
cây thì lại gần như tạo điều kiện kích thích cây phát triển. Cuộc sống của cây
không phải là ở cành nhánh mà là ở gốc rễ của nó, gốc rễ không thể nhìn thấy
trong lòng đất. Những hy vọng tiềm tàng và những ước mong của rễ đạo ra ra hình
dạng của cây và những cành nhánh. Việc cắt những cành của nó có ích gì? nếu bạn
thực sự muốn mang cuộc cách mạng đến với cuộc sống thì bạn phải đến với cội rễ.
Cội rễ của hành vi con người là thực tại bên trong người đó. Hành vi tuân theo
thực tại bên trong. Thực tại bên trong không tuân theo hành vi của con người.
Do vậy, bất kỳ nỗ lực thay đổi hành vi nào cũng chắc chắn tạo ra một dạng ngăn
chặn, kìm nén. Và liệu sự kìm nén có mang đến sự biến đổi không?
Sự kìm nén là gì? Sự kìm nén
không cho phép những tình cảm bên trong phát triển và không cho phép sự biểu cảm
của chúng; nó buộc phải mang đến và biểu hiện những gì không thực sự có.
Nhưng chúng ta sẽ kìm nén điều
gì và chúng ta sẽ đi đâu? Liệu chúng ta sẽ tự do khỏi nó? Làm cách nào chúng ta
đạt được tự do bởi việc kìm nén? Tình cảm bị kìm nén sẽ liên tục có đó bên
trong chúng ta, nhưng bây giờ chúng sẽ phải tìm kiếm sâu hơn, tốt hơn và vô thức
hơn nơi chúng sống. Chúng vẫn tiếp tục đi vào những vùng sâu hơn. Chúng sẽ tự ẩn dấu ở nơi mà nhận biết của chúng ta
về kìm nén sẽ không có khả năng định vị chúng. Nhưng gốc rễ đã ăn sâu hơn sẽ tiếp
tục đâm chồi, những cành của nó sẽ có hoa và ra trái, thế rồi sẽ có cuộc xung đột
giữa tâm thức tỉnh và vô thức dẫn đến hậu quả cuối cùng là sự điên khùng.
Điên khùng là hậu quả tự nhiên
của nền văn minh dựa trên cơ sở của dang đạo đức giả và rỗng tuếch này. Do vậy,
sự điên khùng tăng lên cùng sự tân tiến của xã hội văn minh, và có thể xuất hiện
thời điểm khi mà toàn bộ nền văn minh của chúng ta kết thúc trong điên khùng.
Hai cuộc chiến tranh khủng khiếp vừa qua là một dạng điên khùng, và chúng ta
đang trực diện với cuộc chiến tranh thứ ba, có lẽ là cuộc xung đột cuối cùng.
Có những sự bùng nổ trong cuộc
sống cá nhân của con người và những sự bùng nổ đó cũng xuất hiện trong xã hội -
bạo lực, hãm hiếp, đồi bại, tàn bạo - tất cả là kết quả của sự kìm nén, ngăn chặn.
Con người không thể vươn tới cuộc sống đạo đức và tự nhiên vì sự kìm nén này,
vào một ngày nào đó họ sẽ không thể chịu đựng nổi sự căng thẳng này. Không còn
nghi ngờ gì nữa, có những người phải viện cớ đến đạo đức giả để tự bảo vệ mình
khỏi sự xung đột bên trong này. Họ giả vờ là những gì không phải của họ. Họ trốn
khỏi bất kỳ sự xung đột bên trong nào bởi vì họ đang luôn đóng một vai diễn nào
đó.
Đạo đức giả cũng sinh ra bởi đạo
đức dựa trên sự kìm nén. Nó là phương tiện để giữ cho con người tự do khỏi xung
đột bên trong. Như tôi đã từng nói, trong cái gọi là cuộc sống đạo đức của
chúng ta, chúng ta không cho phép những cảm xúc tự nhiên phát triển và được biểu
cảm, chúng ta chỉ biểu cảm những cảm xúc không thực có. Điều đầu tiên trong hai
quá trình đó dẫn đến sự ìm nén; điều thứ hai dẫn đến đạo đức giả. Cuối cùng,
quá trình đầu tiên biến bạn thành điên khùng; điều thứ hai biến bạn thành đạo đức
giả. Kết quả cả hai đều không tốt; cả hai đều không có giá trị với bạn. Thật
không may, nền văn minh của chúng ta chỉ đưa ra hai sự lựa chọn này. Nhưng cũng
có sự lựa chọn thứ ba: sống cuộc đời của thú vật. Tội ác sinh ra bởi sự lựa chọn
này. Nếu chúng ta ước mong tự bảo vệ chúng ta khỏi điều này, từ việc trở thành
thú vật, vậy thì trong cuộc sống văn minh của chúng ta, chúng ta chỉ có hai sự
lựa chọn.
Trở thành thú vật có nghĩa là
buông bỏ hoàn toàn đối với những bản năng vô thức. Đây là điều không thể, bởi
vì những gì đã trở thành ý thức trong con người thì không thể quay trở lại vô
thức. Chúng ta tìm kiếm chính sự vô thức này khi chúng ta say xỉn. Sự tìm kiếm
những chất làm say là dấu hiệu mong muốn của chúng ta trở thành thú vật. Chỉ
khi con người hoàn toàn say xỉn và vô thức thì sẽ phù hợp với bản năng, với thú
vật. Nhưng điều này có giá trị như cái chết. Đây là điều hệ trọng và đáng để
chúng ta cân nhắc cẩn thận.
Làm cách nào con người trở
thành thú vật khi anh ta say xỉn, và tại sao anh ta tìm kiếm chất gây say để trở
thành thú vật? đó là dấu hiệu thực tế rằng, ý thức của con người không phải là
một phần của thế giới thú vật hoặc của tự nhiên mà nó là một phần của Thượng đế.
Đó là khả năng của linh hồn. Nó là hạt mầm không bị hủy hoại mà được nuôi dưỡng.
Sự phát triển của nó phụ thuộc hoàn toàn vào tự do, giải thoát, phúc lạc.
Vậy thì chúng ta phải làm gì?
xã hội văn minh cho chúng ta ba sự lựa chọn: đó là của thú vật, của người điên
và của đạo đức giả. Bằng sự thay đổi nào mà có sự lựa chọn thứ tư?
Đúng, có sự thay đổi thứ tư.
Tôi gọi đó là đạo. Đó là con đường của trí thông minh mà trực giác mà không phải
là của thú tính, của điên khùng hoặc đạo đức giả. Đó không phải là con đường của
sự đam mê, kìm nén hoặc sắm vai, nó là con đường của cuộc sống thực và của nhận
biết.
Nó cho quả ngọt tư cách đạo đức
tốt và loại bỏ thú vật ra khỏi con người; nó không kìm nén những đam mê vô thức
nhưng lại làm cho con người tự do khỏi sự thu hút tới chúng; nó không dẫn đến sự
tự phụ về tư cách đạo đức mà dẫn tới cuộc sống thực sự. Nó không đơn thuần mang
mặt nạ hoặc bất kỳ hành vi bên ngoài nào, nó là sự chuyển hóa của thực tại bên
trong. Nó không phải là sự thỏa mãn xã hội mà là sự thỏa mãn cá nhân. Nó không
thay đổi những mối quan hệ mà là sự biến đổi thực tại của chúng ta. Các mối
quan hệ tự động thay đổi như là hệ quả. Nó mang đến cuộc cách mạng bên trong thực
tại của con người, nơi mà con người định cư bên trong chính mình. Thế rồi mọi
thứ xung quanh cũng tự động biến đổi.
Đạo đức là xã hội; tôn giáo là
cá nhân. Đạo đức là hành vi; tôn giáo là thực tại bên trong. Đạo đức là ngoại
vi; tôn giáo là trung tâm. Đạo đức là tính cách; tôn giáo là tâm hồn. Tôn giáo
không theo đuổi đạo đức mà đạo đức vẫn luôn theo sau tôn giáo. Thậm chí đạo đức
không thể thành công trong việc tạo ra con người đạo đức, vậy thì làm cách nào
nó có thể làm cho người đó thành mộ đạo? đạo đức bắt đầu với sự kìm nén, với việc
chất đống mọi thứ vào chính mình, ngược lại tôn giáo bắt đầu với nhận biết.
Trong cuộc sống, chúng ta nhận
ra điều xấu xa, ô uế và dối trá. Chúng ta phải tìm ra gốc rễ của nó. Làm cách
nào mà điều xấu xa sinh ra và sinh ra ở đâu? Trung tâm - tạo ra những sự độc hại
và những hành vi nham hiểm của con người - ở đâu? Thậm chí khi con người nghĩ về
đạo đức, về điều thiện, tại sao điều xấu xa lại tống khứ tất cả những ý nghĩ đó
đi và nhận chìm con người xuống vực, bao vây cuộc sống của họ, thấm vào tư cách
đạo đức của họ? Tại sao nỗi đam mê dục vọng luôn chuyên chở những ý nghĩ của
con người?
Chúng ta phải quan sát và tìm
ra điều này vì chính chúng ta. Những kết luận vay mượn từ người khác là vô dụng,
bởi vì trong quá trình quan sát, trong quá trình tự-quan sát, và bằng một mình
sự quan sát này, năng lượng vào sức mạnh nhằm phá hủy và làm tan rã ngọn nguồn
của điều xấu xa được phát ra. Chính sự quan sát không ngừng này là Sadhana, bởi
vì đó không chỉ là phương pháp nhận ra điều xấu xa mà còn là sự loại bỏ nó. Bằng
việc quan sát cái "Tôi" bên trong, bằng việc trở nên thức tỉnh và
quan sát trực tiếp, ánh sáng xuất hiện và bóng tối ngừng ở bên trong. Và ánh
sáng này không những rọi sáng ngọn nguồn tư cách đạo đức con người mà nó còn bắt
đầu biến đổi chúng.
Chúng ta luôn mang câu châm
ngôn này trong tâm trí: quan sát không chỉ mang đến sự nhận biết mà nó còn là sự
biến đổi. Thực tế, quan sát mang đến sự nhận biết và nhận biết gây ra sự biến đổi.
Chính nhận biết là sự biến đổi, sự biến đổi là toàn bộ tồn tại của con người.
Giống như đào đất lên để xác định rễ của cây và phơi chúng ra ánh sáng. Điều
này không chỉ cho phép tôi biết rễ mà bằng việc mang rễ ra khỏi bóng tối, bằng
việc tách chúng ra khỏi đất, tôi có thể hủy hoại chúng. Trong khi tôi đang duy
trì sự quan sát rễ cây, các cành của nó sẽ bị khô, héo.
Quan sát có thể gây ra sự hủy
hoại gốc rễ của đam mê. Chúng không thể chịu đựng ánh sáng. Điều xấu xa không
thể chịu đựng được sự nhận biết. Khi Socrates nói, "Nhận biết là đức tính
tốt", ông ấy gần như muốn truyền đạt điều quan trọng này. Tôi cũng nói điều
quan trọng tương tự: nhận biết là đức tính tốt; ngu dốt là xấu xa. Ánh sáng là
đạo đức; bóng tối là đồi bại.
Quan sát, liên tục quan sát
chính mình, quan sát khuynh hướng vô thức của tâm trí, đánh thức sự thức tỉnh
và cho phép nó thấm vào tâm trí vô thức. Vô thức thâm nhập vào ý thức thông qua
ô cửa của ngẩn ngơ, ảo tưởng, say xỉn, và vô thức có khả năng chế ngự nó. Chúng
ta đã nhìn thấy những khuyn hướng nhục dục vì sự quyến luyến. Sự giận dữ và
thói dâm ô chộp lấy chúng ta chỉ khi chúng ta vô thức, và thế rồi chúng ta tìm
kiếm những chất gây say để giúp thỏa mãn bản năng thú tính của chúng ta.
Ý thức thâm nhập vào tâm trí vô
thức bằng việc vượt qua trạng thái ngẩn ngơ, sự cẩn trọng, sự quan sát và nhận
biết, và nó thiết lập quyền lực ở đó. Để sự quan sát và nhận biết phát triển
trong chúng ta, để phát triển sự lưu tâm đúng, để quan sát những khuynh hướng,
những hành động, những ham muốn trong chúng ta, sự tỉnh táo của chúng ta cũng
phải tràn đầy ở mức độ tương ứng. Những động cơ ham muốn mù quáng, những bốc đồng
vô thức biến mất, bởi vì chúng chỉ có thể tồn tại trong điều kiện mơ ngủ, không
cảm giác và ảo tưởng. Chúng không thể tồn tại trong trạng thái tỉnh táo.
Hãy ghi nhận trong tâm trí rằng,
không có ai thực hiện bất kỳ điều gì sai một khi các giác quan của họ là đúng,
là tỉnh táo. Mọi tội lỗi sinh ra bởi sự dính líu, bởi quyến luyến. Nó chính là
sự dính líu. Với tâm trí tôi, chỉ một mình quyến luyến cũng là tội lỗi. Quan
sát sẽ xua đi quyến luyến. Vì vậy, việc nhìn xem quan sát là gì và làm cách nào
để nó xảy ra là điều quan trọng với bạn.
Vậy thì tự-quan sát là gì? Tôi
ngồi yên lặng, như tôi đã giải thích ngày hôm qua khi tôi nói về thử nghiệm lưu
tâm đúng, tôi quan sát bất kỳ điều gì xuất hiện trong tôi. Có thế giới của nghĩ
và ham muốn bên trong. Tôi quan sát thế giới đó. Tôi duy trì việc nhìn nó như
con người đứng trên bờ nhìn những con song biển. Krishnamurti gọi đó là “Nhận
biết không lựa chọn”. Đó là quan sát hoàn toàn vô tư.
Vô tư có nghĩa là tôi không lựa
chọn hoặc quyết định. Tôi không gán cho bất kỳ ham muốn hoặc ước mong nào là tốt
hay xấu. Tôi không đưa ra bất kỳ phán xét nào giữa thiện và ác, giữa đức hạnh
và đồi bại. Tôi chỉ đơn giản là quan sát. Tôi chỉ đơn giản là trở thành người
chứng kiến, đứng xa và tách biệt, cứ như tôi không có sự quan tâm nào khác
ngoài nhận biết và quan sát. Tại thời điểm mà mục đích lẻn vào, tại thời điểm
mà lựa chọn và phán xét xuất hiện thì quan sát kết thúc. Thế thì tôi đang không
quan sát, thế thì tôi bắt đầu nghĩ.
Xin hãy cố hiểu sự khác nhau giữa
nghĩ và quan sát. Theo cách thức này, chúng ta không là nghĩ. Nghĩ là hành động
tỉnh táo bên trong tỉnh táo, trong khi quan sát là sự xuyên thấm vô thức bởi ý
thức. Ngay khi nghĩ xuất hiện, con người bắt đầu tạo ra sự phân biệt giữa thiện
và ác, bắt đầu sự kìm nén một cách tinh tế. Và bởi vậy vô thức đóng những ô cửa
của nó, và sự nhận biết của chúng ta về những điều huyền bí của nó bị che khuất.
Vô thức tiết lộ bí mật của nó không phải đối với nghĩ mà đối với quan sát, bởi
vì khi vắng mặt sự kìm nén thì những thôi thúc, những xu hướng vô thức xuất hiện
một cách tự nhiên, trong toàn bộ sự trần trụi và trong thực tại chúng, thế rồi
không cần thiết phải che dấu những thôi thúc, những xu hướng và những đam mê.
Vô thức trước mặt chúng ta trong trần trụi, hoàn toàn trơ trụi. Điều đó gây ra
nỗi khiếp sợ! khiếp sợ làm sao khi con người nhìn thấy dạng trần trụi định cơ
sâu bên trong bản thể mình! Họ cảm thấy muốn nhắm mắt lại. Họ cảm thấy muốn bỏ
sự quan sát sâu lắng này và quay trở về với thế giới trần tục.
Đây là thời điểm khi mà sự dũng
cảm và điềm tĩnh của con người được thử thách. Tôi muốn nói đây là thời điểm của
sự chuộc lỗi. Những người vượt qua thời điểm này với lòng can đảm và điềm tĩnh
sẽ trở thành những người thầy nhận biết, và điều huyền bí tuyệt diệu sẽ mở ra
trước mắt họ. Họ phải nhìn thẳng vào gốc rễ của ham muốn, và họ phải vào chính
trung tâm của vô thức. Và sự thâm nhập này mang đến cho họ một dạng tự do siêu
nhiên.
Từ thiền tới quan sát, từ quan
sát tới nhận biết, từ nhận biết tới tự do - đây là con đường. Đây là con đường
của tôn giáo, của yoga. Tôi muốn bạn hiểu con đường này và bước trên đó. Thế rồi
bạn sẽ biết thuật giả kim của chuyển hóa được tiến hành bởi cuộc cách mạng bên
trong. Thế rồi bạn sẽ nhận ra tôn giáo đó - không phải đạo đức - mà là nền tảng
về sự đạo đức tuôn chảy từ tôn giáo đó. Thực hành Sadhana không phải đạo đức mà
là nền tảng về sự đạo đức tuôn chảy từ tôn giáo đó. Thực hành Sadhana không phải
đạo đức mà là tôn giáo. Nếu điều này trở nên rõ ràng với bạn thì bạn sẽ nhìn thấy
sự thật vô cùng tuyệt vời, và ảo ảnh sẽ biến mất.
Tôi nhìn vào sự chuyển hóa của
con người từ quan điểm cách mạng bên trong, từ sự thâm nhập vô thức bởi ý thức
này. Trên cơ sở nhận biết này mà con người mới có thể xuất hiện trong thực tại,
nền tảng của nền văn hóa mới và nhân tính mới có thể được xác định. Con người
như vậy đã được đánh thức bởi tự-nhận biết, đó là đạo đức tự nhiên. Người đó
không phải nuôi dưỡng đạo đức. Đó không phải là kết quả của những hành động, hoặc
những cố gắng của họ. Nó phát ra từ họ như ánh sáng phát ra từ ngọn đèn. Tư
cách đạo đức của họ không dựa trên sự đối nghịch đối với tâm trí vô thức, nó xuất
hiện bởi tràn đầy thực tại bên trong. Họ thực hiện mọi điều với toàn bộ thực tại
đó. Không có lưỡng cực hoặc không có đa cực bên trong họ mà chỉ là sự hợp nhất.
Con người như vậy hòa hợp toàn bộ; con người như vậy tự do khỏi lưỡng cực.
Âm nhạc thần thánh con người
nghe được, khi họ ra khỏi mọi xung đột và xiềng xích, không phải của thế gian
hay của không gian này. Có bản giao hưởng vượt thời gian, bản giao hưởng phúc lạc,
dội vào chúng ta tại thời khắc tĩnh tại, trong trắng và tự do khỏi bất hòa.
Giai điệu âm nhạc tuyệt vời này mang con người đến với vô hạn.
Với tôi, đây là sự nhận biết
Thượng Đế.