Chương 5. Do đó hãy lưu tâm

Chương 5. Do đó hãy lưu tâm

Price:

Read more

Osho – Kỉ luật của siêu việt – Tập 1
Chương 5. Do đó hãy lưu tâm


Phật nói:
Nếu một người đã phạm phải nhiều cách cư xử xấu mà không ăn năn và tẩy rửa lòng ác, sự trừng phạt sẽ tới với bản thân người đó cũng chắc chắn như dòng suối chảy về đại dương trở nên sâu hơn và rộng hơn.
Nếu một người đã phạm phải nhiều cách cư xử xấu mà đi tới hiểu biết về điều đó, cải biến bản thân mình và thực hành điều thiện, thì lực trừng phạt sẽ dần dần tự nó hết cũng như bệnh tật dần dần mất đi ảnh hưởng độc hại khi bệnh nhân toát mồ hôi.
Phật nói:
Khi người làm điều hại, thấy ông thực hành điều thiện, tới và giờ trò hiểm độc sỉ nhục ông, ông nên kiên nhẫn chịu đựng điều đó và không cảm thấy tức giận với người đó. Vì người làm điều hại đang tự sỉ nhục mình bởi việc cố sỉ nhục ông.
Phật nói:
Có lần một người tới ta và lên án ta vì việc ta giữ đạo và rèn tình thân ái yêu thương lớn lao. Nhưng ta vẫn im lặng và không trả lời người đó. Việc lên án này dừng lại.
Rồi ta hỏi người đó, 'Nếu ông đem một món quà tới cho người hàng xóm của mình và người đó không chấp nhận nó, vậy món quà có trở lại ông không?' Người này đáp, 'Nó trở lại.' Ta nói, 'Ông lên án ta bây giờ, nhưng vì ta không chấp nhận nó, ông phải nhận lấy hành vi sai trái về phần mình. Điều đó cũng giống như tiếng vọng đi kế theo âm thanh, nó giống như cái bóng đi sau sự vật. Ông không bao giờ thoát được hậu quả của hành vi ác của mình. Do đó hãy lưu tâm và dừng việc làm điều hại.'
Con người là đám đông, đám đông của nhiều tiếng nói - liên quan, không liên quan, nhất quán, bất nhất - mỗi tiếng nói lại kéo đi theo đường riêng của nó; tất cả các tiếng nói đều kéo con người đi xa. Người bình thường là đống lộn xộn, thực sự là một loại điên khùng. Bằng cách nào đó bạn xoay xở, bằng cách nào đó bạn xoay xở để có vẻ lành mạnh. Sâu bên dưới từng tầng tầng lớp lớp những điên rồ đang sôi lên bên trong bạn. Chúng có thể bùng nổ vào bất kì lúc nào, kiểm soát của bạn có thể bị mất vào bất kì lúc nào, bởi vì kiểm soát của bạn bị áp đặt từ bên ngoài. Nó không phải là kỉ luật tới từ trung tâm bản thể của bạn.
Bởi các lí do xã hội, lí do kinh tế, lí do chính trị, bạn đã áp đặt cá tính nào đó lên bản thân mình. Nhưng nhiều sinh lực tồn tại chống lại cá tính đó bên trong bạn. Chúng liên tục phá hoại cá tính của bạn. Do đó mọi ngày bạn cứ phạm phải nhiều sai lầm, nhiều lỗi lầm. Thậm chí đôi khi bạn cảm thấy rằng bạn chẳng bao giờ muốn làm điều đó. Mặc cho bản thân mình, bạn cứ phạm phải nhiều sai lầm - bởi vì bạn không là một, bạn là nhiều.
Phật không gọi những sai lầm này là tội lỗi, bởi vì gọi chúng là tội lỗi sẽ là kết án bạn. Ông ấy đơn giản gọi chúng là lỗi nhẹ, lỗi lầm. Phạm sai lầm là con người, không phạm sai lầm là điều thiêng liêng. Và con đường từ con người tới điều thiêng liêng đi qua việc lưu tâm. Nhiều tiếng nói này bên trong bạn có thể dừng hành hạ bạn, lôi kéo bạn, xô đẩy bạn. Nhiều tiếng nói này có thể biến mất nếu bạn trở nên lưu tâm.
Trong trạng thái lưu tâm không thể phạm sai lầm được - không phải là bạn kiểm soát chúng đâu, nhưng trong trạng thái lưu tâm, trong trạng thái tỉnh táo, nhận biết, những tiếng nói, nhiều tiếng nói dừng lại; bạn đơn giản trở thành một, và bất kì cái gì bạn làm cũng tới từ chính cốt lõi của bản thể bạn. Nó không bao giờ sai. Điều này phải được hiểu trước khi chúng ta đi vào những lời kinh này.
Trong phong trào tiềm năng con người hiện đại có sự tương đương để hiểu điều đó. Đó là điều phái Phân tích Giao tác gọi là tam giác PAC. P nghĩa là cha mẹ - parent, A nghĩa là người lớn - adult, C nghĩa là trẻ em - child. Đây là ba tầng của bạn, cứ dường như bạn là toà nhà ba tầng. Tầng thứ nhất là tầng của đứa trẻ, tầng thứ hai là tầng của cha mẹ, tầng thứ ba là tầng của người trưởng thành. Tất cả ba đều cùng tồn tại.
Đây là tam giác và xung đột bên trong của bạn. Đứa trẻ của bạn nói điều này, bố mẹ bạn nói điều gì đó khác, người trưởng thành của bạn, lí trí nói điều gì đó khác.
Trẻ con nói 'tận hưởng'. Với đứa trẻ khoảnh khắc này là khoảnh khắc duy nhất; nó không có mối quan tâm nào khác. Đứa trẻ là tự phát, nhưng không nhận biết về hậu quả - không nhận biết về quá khứ, không nhận biết về tương lai. Nó sống trong khoảnh khắc này. Nó không có giá trị nào và nó không có sự lưu tâm, không nhận biết. Đứa trẻ bao gồm các khái niệm được cảm thấy; nó sống qua cảm giác. Toàn thể bản thể nó là bất hợp lí.
Tất nhiên nó đi vào nhiều xung đột với người khác. Nó đi vào nhiều mâu thuẫn với bản thân mình, bởi vì cảm giác này giúp nó làm điều này, rồi bỗng nhiên nó bắt đầu cảm thấy cảm giác khác. Đứa trẻ chưa bao giờ có thể hoàn thành được bất kì cái gì. Vào lúc nó có thể hoàn thành điều đó thì cảm giác của nó đã thay đổi rồi. Nó bắt đầu nhiều thứ nhưng chưa bao giờ đi tới bất kì kết luận nào. Đứa trẻ vẫn còn mang tính không kết luận. Nó tận hưởng - nhưng tận hưởng của nó không mang tính sáng tạo, không thể mang tính sáng tạo được. Nó vui sướng - nhưng cuộc sống không thể được sống qua vui sướng. Bạn không thể vẫn còn là đứa trẻ mãi mãi. Bạn sẽ phải học nhiều điều. Bởi vì bạn không một mình ở đây.
Nếu như bạn một mình thì không có vấn đề gì - bạn có thể vẫn còn là đứa trẻ mãi mãi. Nhưng xã hội có đó, hàng triệu người có đó; bạn phải tuân theo nhiều luật lệ, bạn phải tuân theo nhiều giá trị. Bằng không sẽ có nhiều xung đột đến mức cuộc sống sẽ trở thành không thể được. Đứa trẻ phải được khép vào kỉ luật - và đó là chỗ mà cha mẹ bước vào.
Tiếng nói cha mẹ trong bạn là tiếng nói của xã hội, văn hoá, văn minh; tiếng nói làm cho bạn có khả năng sống trong một thế giới nơi bạn không một mình, nơi có nhiều cá nhân với những tham vọng xung đột, nơi có nhiều vật lộn để sống còn, nơi có nhiều xung đột. Bạn phải lát nên con đường của mình, và bạn phải đi rất thận trọng.
Tiếng nói cha mẹ là tiếng nói của thận trọng. Nó làm cho bạn được văn minh. Đứa trẻ còn hoang sơ, tiếng nói cha mẹ giúp bạn trở nên được văn minh. Từ ‘thường dân - civil' là tốt. Nó ngụ ý người đã trở nên có khả năng sống trong thành phố; người đã trở nên có khả năng là thành viên của một nhóm, của một xã hội.
Đứa trẻ rất độc tài. Đứa trẻ nghĩ nó là trung tâm của thế giới. Cha mẹ phải dạy bạn rằng bạn không là trung tâm của thế giới - mọi người đều nghĩ theo cách đó. Cha mẹ phải làm cho bạn ngày một tỉnh táo rằng có nhiều người trên thế giới, bạn không một mình. Bạn phải tính tới họ nếu bạn muốn bản thân mình được họ tính tới. Bằng không bạn sẽ bị nghiền nát. Đó là câu hỏi tuyệt đối của sự sống còn, của chính sách, của chính trị.
Tiếng nói cha mẹ cho bạn những lời răn - cái gì phải làm, cái gì không làm. Cảm giác đơn thuần phai mờ dần đi. Cha mẹ làm cho bạn thận trọng. Điều đó là cần thiết.
Và thế rồi có tiếng nói thứ ba bên trong bạn, tầng thứ ba, khi bạn đã trở thành người trưởng thành và bạn không còn bị kiểm soát bởi cha mẹ mình; lí trí riêng của bạn đã đến tuổi trưởng thành, bạn có thể nghĩ theo cách riêng của mình.
Đứa trẻ bao gồm các khái niệm được cảm nhận; cha mẹ bao gồm các khái niệm được dạy, còn người trưởng thành bao gồm các khái niệm được nghĩ. Và ba tầng này liên tục trong đấu tranh. Đứa trẻ nói điều này, cha mẹ nói điều đối lập, và lí trí có thể nói cái gì đó hoàn toàn khác.
Bạn thấy thức ăn ngon. Đứa trẻ nói ăn cho thoả thích. Tiếng nói cha mẹ nói rằng nhiều thứ phải được xem xét tới - bạn có thực cảm thấy đói không, hay đấy chỉ là mùi vị của thức ăn, hương vị của thức ăn mới là cái hấp dẫn duy nhất. Thức ăn này có thực sự bổ dưỡng không? Nó có nuôi dưỡng thân thể bạn không hay nó có thể trở nên hại cho bạn? Chờ đợi, lắng nghe, đừng xô ngay vào. Và thế rồi có tâm trí lí trí, tâm trí người trưởng thành, mà có thể nói cái gì đó khác, khác toàn bộ.
Không nhất thiết là tâm trí người trưởng thành của bạn có thể đồng ý với cha mẹ bạn. Cha mẹ bạn không phải là đấng toàn thức, họ không phải là người biết tất cả. Họ cũng là những con người yếu đuối như bạn, và nhiều lần bạn thấy lỗ hổng trong tư duy của họ. Nhiều lần bạn thấy họ rất giáo điều, mê tín, tin vào những điều ngu xuẩn, ý thức hệ bất hợp lí.
Người trưởng thành của bạn nói không, cha mẹ bạn nói làm điều đó, người trưởng thành của bạn nói điều đó không đáng làm, còn đứa trẻ của bạn cứ kéo bạn đi đâu đó khác. Đây là tam giác bên trong bạn.
Nếu bạn nghe đứa trẻ, cha mẹ bạn cảm thấy giận. Cho nên một phần cảm thấy tốt - bạn có thể cứ ăn thật nhiều kem thoả thích - nhưng cha mẹ bạn bên trong cảm thấy giận; một phần của bạn bắt đầu lên án. Và thế rồi bạn bắt đầu cảm thấy mặc cảm. Cùng mặc cảm đó nảy sinh như nó vẫn nảy sinh khi bạn còn thực sự là đứa trẻ. Bạn không còn là đứa trẻ nữa - nhưng đứa trẻ vẫn chưa biến mất. Nó vẫn có đó; nó chính là tầng đất của bạn, chính cơ sở của bạn, nền móng của bạn.
Nếu bạn đi theo đứa trẻ, nếu bạn đi theo cảm giác, thì cha mẹ giận và thế rồi bạn bắt đầu cảm thấy mặc cảm. Nếu bạn theo cha mẹ thế thì đứa trẻ của bạn cảm thấy rằng nó bị ép buộc vào cái gì đó mà nó không muốn làm. Thế rồi đứa trẻ của bạn cảm thấy nó bị đụng chạm một cách không cần thiết, bị lạm dụng một cách không cần thiết. Tự do bị mất khi bạn nghe theo cha mẹ, và đứa trẻ của bạn bắt đầu cảm thấy muốn nổi dậy.
Nếu bạn nghe theo cha mẹ, người trưởng thành của bạn nói, 'Vô nghĩa làm sao! Những người này chẳng bao giờ biết cái gì mới. Mình biết nhiều hơn, mình hài hoà hơn với thế giới hiện đại, mình đương đại hơn. Những ý thức hệ này chỉ là các ý thức hệ đã chết, lạc hậu - sao mình bận tâm?' Nếu bạn nghe theo lí trí của mình thế nữa bạn cũng cảm thấy dường như bạn đang phản bội lại cha mẹ mình. Lần nữa mặc cảm lại phát sinh. Phải làm gì đây? Và gần như không thể nào tìm được cái gì đó mà cả ba tầng này đều đồng ý.
Đây là lo âu của nhân loại. Không, đừng bao giờ làm cho tất cả ba tầng này đồng ý về bất kì điểm nào. Không có sự đồng ý như vậy bao giờ.
Bây giờ có những người thầy tin vào đứa trẻ. Họ nhấn mạnh vào đứa trẻ nhiều hơn. Chẳng hạn, Lão Tử. Ông ấy nói, 'Thoả thuận sẽ không tới đâu. Bỏ tiếng nói cha mẹ đi, những lời răn này, những Kinh Cựu ước này. Vứt tất cả những cái 'phải' và lại trở thành đứa trẻ lần nữa.' Đó là điều Jesus nói. Lão Tử và Jesus, nhấn mạnh của họ là: trở thành đứa trẻ lần nữa - bởi vì chỉ với đứa trẻ bạn mới có khả năng giành lại tự phát của mình, bạn mới lại trở thành một phần của luồng chảy tự nhiên, Đạo.
Thông điệp của họ là hay, nhưng dường như gần phi thực tế. Vâng, đôi khi điều đó đã xảy ra - một người lại trở thành đứa trẻ lần nữa. Nhưng điều đó ngoại lệ tới mức không thể nghĩ được rằng nhân loại sẽ trở thành đứa trẻ lần nữa. Điều đó đẹp như ngôi sao... xa xăm, nhưng ngoài tầm với.
Thế rồi có những thầy khác - Mahavira, Moses, Mohammed, Manu - họ nói nghe tiếng nói của cha mẹ đi, nghe theo đạo đức, điều xã hội nói, điều bạn đã từng được dạy. Nghe và tuân theo nó. Nếu bạn muốn thoải mái trong thế giới, nếu bạn muốn an bình trong thế giới, nghe theo cha mẹ đi. Đừng bao giờ đi ngược lại tiếng nói cha mẹ.
Đó là cách thế giới đã tuân theo, nhiều hay ít. Nhưng thế thì người ta không bao giờ cảm thấy tính tự phát, người ta không bao giờ cảm thấy tính tự nhiên. Người ta bao giờ cũng cảm thấy bị giam cầm, tù túng. Và khi bạn không cảm thấy tự do, bạn có thể cảm thấy an bình, nhưng an bình đó là vô giá trị. Chừng nào an bình còn chưa tới với tự do thì bạn không thể chấp nhận được nó. Chừng nào an bình còn chưa tới với phúc lạc thì bạn không thể chấp nhận được nó. Nó đem tới thuận tiện, thoải mái, nhưng linh hồn bạn đau khổ.
Vâng, đã từng có vài người đã đạt tới qua tiếng nói của cha mẹ, người đã thực sự đạt tới chân lí. Nhưng điều đó nữa cũng rất hiếm hoi. Và thế giới đó đã qua rồi. Có thể là trong quá khứ, Moses và Manu và Mohammed đã có ích. Họ đã cho thế giới lời răn. 'Làm cái này. Không làm cái kia.' Họ đã làm mọi sự thành đơn giản, rất đơn giản. Họ đã không để lại cái gì cho bạn quyết định cả; họ không tin cậy rằng bạn sẽ có khả năng quyết định. Họ đơn giản cho bạn một công thức làm sẵn - 'Đây là mười lời răn để tuân theo.' Bạn đơn giản làm những điều này và tất cả mọi điều bạn hi vọng, tất cả mọi điều bạn ham muốn sẽ xảy ra như hậu quả. Bạn chỉ việc vâng lời thôi.
Tất cả các tôn giáo cổ đều nhấn mạnh vào vâng lời quá nhiều. Không vâng lời là tội lỗi duy nhất - đó là điều Ki tô giáo nói. Adam và Eve bị đuổi khỏi vườn của thượng đế bởi vì họ đã không vâng lời. Thượng đế đã nói không được ăn quả của cây tri thức mà họ lại không vâng lời. Đó là tội lỗi duy nhất của họ. Nhưng mọi đứa trẻ đều phạm phải tội lỗi đó. Bố nói, 'Đừng hút thuốc,' và nó thử hút. Bố nói, 'Đừng đi xem phim,' và nó đi xem. Câu chuyện của Adam và Eve là câu chuyện của mọi đứa trẻ. Và thế rồi kết án, tống cổ ra...
Vâng lời là tôn giáo cho Manu, Mohammed, Moses. Nhưng thế giới đó đã qua rồi, và qua nó nhiều người đã không đạt tới. Nhiều người đã trở thành thường dân an bình, tốt, thành viên tốt, thành viên đáng kính trọng của xã hội, nhưng chẳng có gì nhiều.
Thế rồi có nhấn mạnh thứ ba vào việc là người trưởng thành. Khổng Tử, Patanjali, hay những người bất khả tri - Bertrand Russell - tất cả những người theo chủ nghĩa nhân văn của thế giới, họ tất cả đều nhấn mạnh: 'Chỉ tin vào lí trí riêng của mình thôi.' Điều đó dường như rất gian nan, nhiều tới mức cả đời người ta trở thành chỉ là xung đột. Bởi vì bạn đã được nuôi dưỡng bởi cha mẹ mình, bạn đã được huấn luyện bởi cha mẹ mình. Nếu bạn chỉ nghe theo lí trí của mình, bạn phải phủ nhận nhiều thứ trong con người mình. Thực tế, toàn thể tâm trí của bạn phải bị phủ nhận. Không dễ mà xoá nó đi được.
Và bạn đã được sinh ra như đứa trẻ mà chẳng có lí trí gì. Điều đó nữa cũng có đó. Về cơ bản bạn là sinh linh có tình cảm; lí trí tới rất muộn. Thực tế nó tới khi tất cả những gì phải xảy ra đã xảy ra. Các nhà tâm lí nói đứa trẻ học gần bẩy mươi nhăm phần trăm toàn thể tri thức của nó trước lúc nó bẩy tuổi. Bẩy mươi nhăm phần trăm toàn thể tri thức của nó thì nó đã học vào trước lúc bẩy tuổi, năm mươi phần trăm vào lúc nó bốn tuổi. Và toàn thể việc học này xảy ra khi bạn là đứa trẻ, và lí trí tới rất muộn. Nó là kẻ tới rất muộn mằn. Thực tế nó tới khi tất cả mọi điều phải xảy ra đã xảy ra rồi.
Rất khó sống với lí trí. Mọi người đã thử - một Bertrand Russell đây đó - nhưng không ai đã đạt tới chân lí qua nó, bởi vì một mình lí trí là không đủ.
Tất cả ba góc này đều đã được chọn và thử, và chẳng cái gì có tác dụng. Quan điểm của Phật là hoàn toàn khác. Đó là đóng góp độc đáo của ông ấy cho tâm thức con người. Ông ấy nói đừng chọn cái gì, ông ấy nói di chuyển vào trung tâm của các góc. Đừng chọn lí trí, đừng chọn cha mẹ, đừng chọn đứa trẻ; đi vào chính trung tâm của các góc và vẫn còn im lặng và trở nên lưu tâm. Cách tiếp cận của ông ấy cực kì có ý nghĩa. Và thế rồi bạn sẽ có khả năng có cảnh quan rõ ràng về bản thể mình. Và từ cảnh quan đó và sáng tỏ, để đáp ứng tới.
Chúng ta có thể nói điều đó theo cách khác. Nếu bạn vận hành như đứa trẻ, đó là phản ứng trẻ con. Nhiều lần bạn vận hành như đứa trẻ rồi. Ai đó nói điều gì đó và bạn bị tổn thương, và cơn cáu kỉnh và giận dữ và bực bội... bạn đánh mất mọi thứ. Về sau bạn cảm thấy rất tồi tệ về điều đó - rằng bạn đã đánh mất hình ảnh của mình. Mọi người đều cho bạn là người điềm tĩnh, thế mà bạn lại trẻ con thế, và chẳng cái gì đáng làm thế cả.
Hay bạn theo tiếng nói của cha mẹ mình, nhưng về sau bạn nghĩ rằng dầu vậy bạn đã bị cha mẹ mình chi phối. Bạn chưa trở thành người trưởng thành, đủ chín chắn để nắm lấy dây cương cuộc sống trong tay mình. Hay đôi khi bạn theo lí trí, nhưng thế rồi bạn nghĩ rằng lí trí là không đủ, tình cảm cũng cần chứ. Và không có tình cảm, con người lí trí trở thành chỉ là cái đầu; người đó mất tiếp xúc với thân thể, người đó mất tiếp xúc với cuộc sống, người đó trở thành bị cắt rời. Người đó vận hành chỉ như cái máy tư duy. Nhưng tư duy không thể làm bạn sống động, trong tư duy không có nước cam lồ của cuộc sống. Nó là thứ rất khô khan. Thế thì bạn khao khát, bạn khao khát cái gì đó có thể cho phép năng lượng bạn tuôn chảy, cái có thể cho phép bạn được xanh tươi và sống động và trẻ trung. Điều này cứ tiếp diễn và bạn cứ săn đuổi mãi cái đuôi riêng của mình.
Phật nói đây tất cả đều là phản ứng và mọi phản ứng đều nhất định mang tính bộ phận - chỉ đáp ứng mới mang tính toàn bộ - và bất kì cái gì mang tính bộ phận đều là sai lầm. Đó là định nghĩa về lầm lỗi: bất kì cái gì mang tính bộ phận đều là sai lầm. Bởi vì các bộ phận khác của bạn sẽ vẫn còn không được đáp ứng và chúng sẽ báo thù. Toàn bộ đi. Đáp ứng là toàn bộ, phản ứng là bộ phận.
Khi bạn nghe một tiếng nói và theo nó thì bạn bị mắc vào rắc rối. Bạn sẽ không bao giờ được thoả mãn với nó. Chỉ một phần được thoả mãn, hai phần kia sẽ rất bất mãn. Cho nên hai phần ba con người bạn sẽ bất mãn, một phần ba con người bạn sẽ thoả mãn, và bạn bao giờ cũng vẫn còn trong rối loạn. Bất kì điều gì bạn làm, phản ứng không bao giờ thoả mãn được cho bạn, bởi vì phản ứng mang tính bộ phận.
Đáp ứng đi - đáp ứng mang tính toàn bộ. Thế thì bạn không vận hành từ bất kì tam giác nào, bạn không chọn lựa; bạn đơn giản vẫn còn trong nhận biết vô chọn lựa. Bạn vẫn còn định tâm. Và từ định tâm đó bạn hành động, dù nó là bất kì cái gì. Đấy không phải là đứa trẻ không phải là cha mẹ không phải là người trưởng thành. Bạn đã vượt ra ngoài PAC. Đó là bạn bây giờ - không đứa trẻ không cha mẹ không người trưởng thành. Đó là bạn, bản thể bạn. PAC đó giống như cơn xoáy lốc và trung tâm của bạn là trung tâm của cơn xoáy lốc.
Cho nên bất kì khi nào có nhu cầu cần đáp ứng, điều đầu tiên, Phật nói, là trở nên lưu tâm, trở nên nhận biết. Nhớ lấy tới trung tâm của bạn. Ttrở nên được tiếp đất vào trung tâm của bạn. Ở đó trong vài khoảnh khắc trước khi bạn làm bất kì cái gì. Không có nhu cầu nghĩ về nó bởi vì nghĩ là mang tính bộ phận. Không có nhu cầu cảm về nó bởi vì cảm cũng mang tính bộ phận. Không có nhu cầu tìm manh mối từ cha mẹ bạn, Kinh Thánh, Koran, Gita - đây toàn là các P (cha mẹ) - không có nhu cầu. Bạn đơn giản vẫn còn tĩnh lặng, im lặng, đơn giản tỉnh táo - quan sát tình huống cứ dường như bạn tuyệt đối ngoài nó, xa rời, người quan sát trên đồi.
Đây là yêu cầu đầu tiên - được định tâm vào bất kì chỗ nào bạn muốn hành động. Thế rồi từ định tâm này để hành động nảy sinh - và bất kì điều gì bạn làm cũng đều sẽ đức hạnh, bất kì điều gì bạn làm cũng đều sẽ đúng.
Phật nói chính tâm là đức hạnh duy nhất có đó. Không lưu tâm là rơi vào lỗi lầm. Hành động vô ý thức là rơi vào lỗi lầm.
Bây giờ đến lời kinh.
Phật nói:
Nếu một người đã phạm phải nhiều cách cư xử xấu mà không ăn năn và tẩy rửa lòng ác, sự trừng phạt sẽ tới với bản thân người đó cũng chắc chắn như dòng suối chảy về đại dương trở nên sâu hơn và rộng hơn.
Nếu một người đã phạm phải nhiều cách cư xử xấu mà không ăn năn...
Ăn năn nghĩa là nhận biết về quá khứ, ăn năn nghĩa là nhìn lại sau. Bạn đã làm điều gì đó. Nếu bạn đã nhận biết thế thì chẳng cái gì sai có thể xảy ra được, nhưng bạn lại không nhận biết vào lúc bạn làm nó. Ai đó xúc phạm - bạn trở nên giận dữ, bạn đánh vào đầu người đó. Bạn đã không nhận biết điều bạn làm. Bây giờ mọi sự đã nguôi đi, tình huống đó đã qua rồi, bạn không còn trong giận dữ nữa; bạn có thể nhìn lại dễ dàng hơn. Bạn đã bỏ lỡ nhận biết vào lúc đó. Điều tốt nhất là có nhận biết vào lúc đó, nhưng bạn đã bỏ lỡ nó, và bây giờ chẳng có ích gì mà kêu khóc về sữa đã đổ ra. Nhưng bạn có thể nhìn, bạn có thể đem nhận biết vào điều đã xảy ra.
Đó là điều Mahavira gọi là pratyakraman, nhìn lại; điều Patanjali gọi là pratyahar, nhìn vào. Đó là điều Jesus gọi là ăn năn. Đó là điều Phật gọi là pashchattap. Đấy không phải là cảm giác tiếc nuối, nó chỉ là cảm giác khó chịu về điều đó, bởi vì điều đó không ích gì cả. Điều đó đang trở thành nhận biết, việc đang sống lại kinh nghiệm này như nó đáng phải thế. Bạn phải đi vào trong nó lần nữa.
Bạn đã bỏ lỡ nhận biết trong khoảnh khắc đó; bạn đã bị chìm ngập bởi vô thức. Bây giờ mọi sự đã nguôi đi, bạn lấy lại nhận biết của mình, ánh sáng của nhận biết. Bạn đi lại vào trong sự vụ đó, bạn nhìn lại nó cứ dường như bạn đáng phải làm thực; điều đó qua rồi, nhưng bạn có thể làm nó bằng hồi tưởng trong tâm trí bạn. Và Phật nói điều này lau sạch tấm lòng của kẻ ác.
Việc nhìn lại này, liên tục nhìn lại, sẽ làm cho bạn ngày một nhận biết hơn. Có ba giai đoạn. Bạn đã làm cái gì đó, thế rồi bạn trở nên nhận biết - giai đoạn thứ nhất. Giai đoạn thứ hai: bạn đang làm cái gì đó, và bạn trở nên nhận biết. Và giai đoạn thứ ba: bạn định làm cái gì đó, và bạn trở nên nhận biết. Chỉ trong giai đoạn thứ ba cuộc sống của bạn mới được biến đổi. Nhưng hai giai đoạn đầu là cần thiết cho giai đoạn thứ ba, chúng là các bước cần thiết.
Bất kì khi nào bạn có thể trở nên nhận biết, trở nên nhận biết đi. Bạn đã giận dữ - bây giờ ngồi xuống, thiền, trở nên nhận biết điều đã xảy ra. Thông thường chúng ta làm điều đó, nhưng chúng ta làm vì những lí do sai. Chúng ta làm nó để đặt hình ảnh của mình trở lại đúng chỗ của nó. Bạn bao giờ cũng nghĩ mình là người rất đáng yêu, từ bi, và thế rồi bạn bỗng nhiên trở nên giận dữ. Bây giờ hình ảnh của bạn bị méo mó trong con mắt riêng của bạn. Bạn làm một loại ăn năn. Bạn đi tới một người và bạn nói, 'Tôi xin lỗi.' Bạn đang làm gì vậy? Bạn đang vẽ lại hình ảnh của mình mà thôi.
Bản ngã của bạn đang cố gắng tô vẽ lại hình ảnh này, bởi vì bạn đã sa ngã trong con mắt riêng của bạn, bạn đã sa ngã trong con mắt của người khác. Bây giờ bạn đang cố gắng hợp lí hoá. Ít nhất bạn cũng có thể đi và nói, 'Tôi rất tiếc. Tôi đã làm điều đó mặc dù tôi không muốn. Tôi không biết làm sao nó đã xảy ra, tôi không biết lực ác nào đã sở hữu tôi, nhưng tôi rất tiếc. Tha thứ cho tôi.'
Bạn đang cố gắng quay lại cùng mức độ bạn đã có trước khi bạn trở nên giận dữ. Đây là thủ đoạn của bản ngã, đây không phải là ăn năn thực. Lần nữa bạn sẽ lại làm cùng một điều.
Phật nói ăn năn thực là nhớ lại nó, đi vào các chi tiết một cách nhận biết đầy đủ về điều đã xảy ra; đi ngược trở lại, sống lại kinh nghiệm đó. Việc sống lại kinh nghiệm đó giống như việc tháo dỡ ra; nó xoá đi. Và không chỉ có thế - nó làm cho bạn có khả năng nhận biết nhiều hơn, bởi vì nhận biết được rèn luyện khi bạn nhớ tới nó, khi bạn đang trở nên lại nhận biết về sự vụ quá khứ. Bạn có được kỉ luật trong nhận biết, trong lưu tâm. Lần sau bạn sẽ trở nên nhận biết sớm hơn một chút.
Lần này bạn đã giận dữ; sau hai giờ bạn có thể nguôi đi. Lần sau bạn sẽ nguôi đi sau một giờ. Lần sau sẽ chỉ vài phút. Lần tiếp, ngay khi nó xảy ra bạn sẽ nguôi đi và bạn sẽ có khả năng thấy. Dần dần, với tiến bộ dần, một ngày nào đó khi bạn giận bạn sẽ bắt giữ quả tang bản thân mình. Và điều đó là kinh nghiệm đẹp - bắt quả tang bản thân mình đang phạn lỗi. Thế rồi bỗng nhiên toàn thể phẩm chất thay đổi, bởi vì bất kì khi nào nhận biết thấm vào bạn, thì các phản ứng dừng lại.
Giận dữ này là phản ứng trẻ con, nó là đứa trẻ bên trong bạn. Nó tới từ C, từ đứa trẻ. Và về sau, khi bạn cảm thấy tiếc, điều đó tới từ P, từ cha mẹ. Cha mẹ buộc bạn cảm thấy tiếc và đi xin tha thứ. Bạn đã không đủ tốt với mẹ mình hay với bác mình - phải đi và làm mọi thứ cho đúng.
Hay nó có thể tới từ A, từ tâm trí người trưởng thành của bạn. Bạn đã giận dữ và về sau bạn nhận ra rằng điều này là quá đáng; có tổn thất tài chính trong đó. Bạn đã giận dữ với ông chủ của mình, bây giờ bạn trở nên sợ. Bây giờ bạn bắt đầu nghĩ ông ấy có thể tống cổ bạn đi, hay ông ấy có thể giận ngấm ngầm bên trong. Lương của bạn sắp được tăng; ông ấy có thể không tăng nữa - cả nghìn lẻ một thứ... bạn muốn đặt mọi thứ lại cho đúng.
Khi Phật nói ăn năn, ông ấy không bảo bạn vận hành từ C hay P hay A. Ông ấy đang nói khi bạn trở nên nhận biết, ngồi xuống, nhắm mắt lại, thiền về toàn thể vấn đề - trở thành người quan sát. Bạn đã bỏ lỡ tình huống này, nhưng dầu vậy cái gì đó có thể được làm về nó: bạn có thể quan sát nó. Bạn có thể quan sát nó như nó phải đã được quan sát. Bạn có thể rèn luyện, điều này sẽ là diễn tập, và vào lúc bạn đã quan sát toàn thể tình huống bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn ổn.
Nếu thế rồi bạn cảm thấy muốn đi và xin tha thứ, không bởi lí do nào khác - không vì cha mẹ, không vì người trưởng thành, không vì đứa trẻ - mà từ hiểu biết vô cùng, từ thiền vô cùng rằng điều đó là sai... Điều đó không sai bởi vì bất kì lí do nào khác; nó sai bởi vì bạn đã hành xử theo cách vô ý thức. Để tôi nhắc lại điều đó. Bạn đi và bạn hỏi xin tha thứ không vì bất kì lí do nào - tài chính, xã hội, chính trị, văn hoá; không - bạn đơn giản đi tới đó bởi vì bạn đã thiền về nó và bạn đã nhận ra và và bạn đã hiểu ra sự kiện là bạn đã hành động trong vô nhận biết; bạn đã làm tổn thương ai đó trong vô nhận biết.
Ít nhất thì bạn cũng phải đi và an ủi người đó. Bạn phải đi và giúp người đó hiểu bất lực của bạn - rằng bạn là người vô ý thức, rằng bạn là con người với tất cả mọi giới hạn, rằng bạn rất tiếc. Điều đó không đẩy bản ngã của bạn lại, nó đơn giản làm điều gì đó mà việc thiền của bạn đã chỉ ra cho bạn. Nó là chiều hướng hoàn toàn khác.
Nếu một người đã phạm phải nhiều cách cư xử xấu mà không ăn năn và tẩy rửa lòng ác, sự trừng phạt sẽ tới với bản thân người đó cũng chắc chắn như dòng suối chảy về đại dương trở nên sâu hơn và rộng hơn.
Thông thường chúng ta làm gì? Chúng ta trở nên mang tính tự bảo vệ. Nếu bạn đã giận vợ mình hay con mình, bạn trở nên tự bảo vệ mình; bạn nói điều đó phải được làm theo cách đó, điều đó là cần thiết - điều đó là cần vì là tốt cho con bạn. Nếu bạn không giận dữ, làm sao bạn sẽ cho con bạn kỉ luật được? Nếu bạn không giận dữ với ai đó thì mọi người sẽ lấn lướt bạn. Bạn không phải là kẻ hèn, bạn là người bạo dạn. Làm sao bạn có thể để cho mọi người làm những điều không được làm với bạn? Bạn phải phản ứng chứ.
Bạn trở nên mang tính tự bảo vệ, bạn hợp lí hoá. Nếu bạn cứ hợp lí hoá lỗi lầm của mình... và mọi lỗi lầm đều có thể được hợp lí hoá, nhớ lấy điều đó. Không có lỗi nào mà không thể hợp lí hoá được. Bạn có thể hợp lí hoá mọi thứ. Nhưng thế rồi, Phật nói, người như vậy nhất định trở nên ngày một vô ý thức hơn, ngày một vô nhận biết sâu hơn... cũng chắc chắn như dòng nước đổ vào đại dương cứ trở nên ngày một sâu hơn và rộng hơn.
Nếu bạn cứ phòng thủ bản thân mình thế thì bạn sẽ không có khả năng biến đổi bản thân mình đâu. Bạn phải nhận ra rằng có cái gì đó sai. Chính việc nhận ra sẽ giúp cho thay đổi.
Nếu bạn cảm thấy mạnh khoẻ và bạn không ốm, bạn sẽ không tới bác sĩ làm gì. Cho dù bác sĩ có tới bạn, bạn cũng sẽ không nghe theo ông ấy. Bạn hoàn toàn ổn thoả. Bạn sẽ nói, 'Tôi hoàn toàn khoẻ. Ai bảo tôi ốm?' Nếu bạn không nghĩ mình ốm, bạn sẽ cứ bảo vệ cái ốm yếu của mình. Điều đó là nguy hiểm; bạn đang trên con đường tự tử.
Nếu có giận dữ, có tham lam, có cái gì đó xảy ra chỉ khi bạn vô ý thức, nhận ra nó - bạn làm điều đó càng sớm càng tốt. Thiền về nó. Đi vào trung tâm của bạn và đáp ứng từ trung tâm đó.
Nếu một người đã phạm phải nhiều cách cư xử xấu mà đi tới hiểu biết về điều đó, cải biến bản thân mình và thực hành điều thiện, thì lực trừng phạt sẽ dần dần tự nó hết cũng như bệnh tật dần dần mất đi ảnh hưởng độc hại khi bệnh nhân toát mồ hôi.
Nếu bạn thừa nhận nó, bạn đã lấy một bước rất có ý nghĩa đi tới việc thay đổi nó. Bây giờ Phật nói một điều rất quan trọng: 'Nếu ông đi tới thừa nhận nó, nếu ông đi tới nhận biết về nó, cải biến bản thân mình đi.'
Thông thường, cho dù đôi khi chúng ta thừa nhận rằng 'vâng, cái gì đó sai đã xảy ra', chúng ta không cố gắng cải biến bản thân mình, chúng ta chỉ cố gắng sửa đổi hình ảnh của mình. Chúng ta muốn mọi người cảm thấy rằng họ đã tha thứ cho chúng ta. Chúng ta muốn mọi người thừa nhận rằng điều đó sai về phần chúng ta, nhưng chúng ta đã yêu cầu sự tha thứ của họ rồi, và mọi sự được đặt lại đúng chỗ. Chúng ta lại ở trên bệ thờ của mình. Hình ảnh sụp đổ đã được sửa lại trên ngai vàng. Chúng ta không tự biến đổi bản thân mình.
Bạn đã nhiều lần xin tha thứ, nhưng rồi bạn cứ lặp đi lặp lại cùng một điều. Điều đó đơn giản chỉ ra rằng đó là chính sách, chính trị, thủ đoạn để thao túng mọi người - nhưng bạn vẫn còn như cũ, bạn đã không thay đổi chút nào. Nếu bạn thực sự xin tha thứ vì giận dữ của mình hay bất kì sự xúc phạm vào bất kì ai, thế thì điều đó phải không được xảy ra nữa. Chỉ điều đó mới có thể là bằng chứng rằng bạn thực sự đang trên con đường thay đổi bản thân mình.
Phật nói:
Nếu một người đã phạm phải nhiều cách cư xử xấu mà đi tới hiểu biết về điều đó, sửa đổi bản thân mình và thực hành điều thiện...
Cho nên, hai điều ông ấy đang nói. Thứ nhất: khoảnh khắc bạn cảm thấy rằng cái gì đó đi sai, cái gì đó liên tục làm cho bạn thành vô ý thức, và bạn hành xử theo cách máy móc, bạn phản ứng, thế thì bạn phải làm điều gì đó - và việc làm này phải trở thành nhận biết nhiều hơn. Đó là cách duy nhất để biến đổi bản thân bạn.
Quan sát bao nhiêu điều bạn làm một cách vô ý thức đi. Ai đó nói điều gì đó và có giận dữ. Thậm chí không có lỗ hổng dù một khoảnh khắc. Cứ dường như bạn chỉ là cái máy - ai đó nhấn nút và bạn mất bình tĩnh. Cũng hệt như bạn nhấn nút và quạt bắt đầu quay và đèn bật sáng. Không có lấy một khoảnh khắc. Quạt chẳng bao giờ nghĩ liệu có quay hay không quay; nó đơn giản quay thôi.
Phật nói đây là vô ý thức, đây là vô lưu tâm. Ai đó xúc phạm và bạn đơn giản bị điều khiển bởi sự xúc phạm của người đó.
Gurdjieff hay nói rằng một điều nhỏ đã làm biến đổi toàn bộ cuộc đời của ông ấy. Bố ông ấy sắp chết và ông ấy gọi đứa trẻ tới - và Gurdjieff mới chín tuổi thôi - và ông ấy nói với đứa trẻ, 'Bố chẳng có gì nhiều để cho con, chỉ có một lời khuyên đã được bố của bố trao cho bố lúc ông ấy trên giường chết, và điều đó cực kì ích lợi cho bố. Có thể điều đó cũng có ích nào đó cho con. Bố cảm thấy rằng con sẽ không thể nào hiểu được nó ngay bây giờ, con còn quá trẻ thơ. Cho nên nhớ lấy lấy nó. Bất kì khi nào con có thể hiểu được, nó sẽ có ích.'
Và ông ấy nói, 'Nhớ lấy chỉ một điều thôi - nếu con cảm thấy giận, thế thì đợi hai mươi bốn giờ. Thế rồi hãy làm bất kì cái gì con muốn làm - nhưng đợi hai mươi bốn giờ. Nếu ai đó xúc phạm con, con bảo người đó, "Tôi sẽ tới sau hai mươi bốn giờ và sẽ làm bất kì điều gì cần thiết. Xin cho tôi chút ít thời gian để nghĩ về nó."'
Tất nhiên cậu bé chín tuổi Gurdjieff không thể hiểu được đó là cái gì, nhưng cậu bé đã theo điều đó. Dần dần ông ấy trở nên nhận biết về tác động vô cùng của nó. Ông ấy đã hoàn toàn được biến đổi. Bởi vì hai điều ông ấy phải ghi nhớ - một, ông ấy phải nhận biết không tạo ra giận dữ, không đi vào trong giận dữ khi ai đó xúc phạm, không cho phép bản thân mình bị người khác thao túng - ông ấy phải chờ đợi hai mươi bốn giờ. Cho nên khi ai đó xúc phạm hay nói điều gì đó chống lại ông ấy, ông ấy sẽ đơn giản vẫn còn tỉnh táo không bị ảnh hưởng. Trong hai mươi bốn giờ, ông ấy đã hứa với người bố sắp chết, ông ấy sẽ vẫn còn điềm tĩnh và bình thản. Và dần dần ông ấy trở nên có khả năng.
Và thế rồi ông ấy đã hiểu điều đó - rằng sau hai mươi bốn giờ điều đó không bao giờ được cần tới nữa. Bạn không thể giận được sau hai mươi bốn giờ. Sau hai mươi bốn phút bạn không thể giận được, sau hai mươi bốn giây bạn không thể giận được. Hoặc là nó có tức thời hoặc là nó không có. Bởi vì giận vận hành chỉ nếu bạn vô ý thức; nếu bạn ý thức thế này thôi - rằng bạn có thể chờ đợi trong hai mươi bốn giây - thì kết thúc rồi. Thế thì bạn không thể giận được. Thế thì bạn đã bỏ lỡ khoảnh khắc đó, thế thì bạn đã lỡ tầu; con tầu đã rời sân ga. Thậm chí hai mươi bốn giây thôi cũng đủ - bạn cứ thử điều đó mà xem.
Phật nói người thừa nhận lỗi lầm của mình... và ông ấy đơn giản nói thừa nhận nó, ông ấy không nói 'ai kết án', bởi vì không có gì để kết án cả. Điều đó mang tính con người, điều đó mang tính tự nhiên; chúng ta là những sinh linh vô ý thức. Phật hay nói rằng thượng đế, hay linh hồn vũ trụ, hay sự tồn tại, ngủ trong khoáng vật, quên lãng hoàn toàn; trong rau cỏ giấc ngủ không sâu thế, vài mảnh mẩu của mơ đã bắt đầu di chuyển quanh; trong con vật, thượng đế đang mơ; trong con người ngài đã trở nên chút ít nhận biết - chút ít thôi. Nhưng khoảnh khắc đó là ít và cách quãng xa ở giữa. Đôi khi nhiều tháng trôi qua và bạn không nhận biết dù một khoảnh khắc, nhưng trong con người có khả năng của vài khoảnh khắc nhận biết. Trong vị phật, thượng đế đã trở nên nhận biết hoàn hảo.
Quan sát sự tồn tại khắp xung quanh. Trong cây cối này, Phật nói có vài mảnh mẩu mơ. Trong tảng đá... ngủ say, sâu, không mơ - sushupti. Trong con vật - trong con mèo, trong con chó, trong sư tử, trong con hổ, trong con chim - thượng đế đang mơ, nhiều giấc mơ. Trong con người ngài đang vượt lên trên, một chút ít thôi, vài khoảnh khắc của nhận biết.
Cho nên đừng bỏ lỡ bất kì cơ hội nào khi bạn có thể trở nên nhận biết. Và những cơ hội đó là những khoảnh khắc tốt nhất - khi vô thức kéo bạn xuống dưới. Nếu bạn có thể dùng những khoảnh khắc đó, nếu bạn có thể dùng những khoảnh khắc đó như những thách thức, thượng đế sẽ trở nên ngày một nhận biết hơn trong bạn. Một ngày nào đó nhận biết của bạn trở thành ngọn lửa liên tục, ngọn lửa vĩnh hằng. Thế thì thượng đế hoàn toàn thức tỉnh, không ngủ, không mơ.
Đây là ý nghĩa của từ 'phật'. 'Phật' nghĩa là người đã trở nên tuyệt đối nhận biết. Ông ấy không mất lưu tâm của mình trong bất kì tình huống nào. Lưu tâm của ông ấy đã trở thành tự nhiên như việc thở. Cũng như bạn thở vào và thở ra, theo đúng cách đó ông ấy hít vào nhận biết, ông ấy thở ra nhận biết. Việc định tâm của ông ấy đã trở thành vĩnh hằng. Ông ấy không vận hành từ cá tính - cá tính của đứa trẻ, của cha mẹ, của người trưởng thành, không. Ông ấy đơn giản vận hành từ một điểm ở bên ngoài tất cả các cá tính.
Đây là điều ông ấy gọi là 'cải biến'. Từ 'cải biến - reform' là hay. Nó nghĩa là 'làm lại điều đó lần nữa' - cải biến lại, xây dựng lại, tái tạo lại. Cải biến không ngụ ý chỉ là cải tạo, cải biến không ngụ ý chỉ là thay đổi đây đó. Cải biến không ngụ ý rằng đâu đó vôi vữa đã bong ra cho nên bạn phải trát nó lại, đâu đó mầu sắc đã tàn phai, bay biến, cho nên bạn phải sơn vẽ lại. Cải biến không ngụ ý những sửa đổi nhỏ. Cải biến là một từ rất cách mạng. Nó đơn giản ngụ ý tạo lại hình dáng, được tái sinh, được hoàn toàn mới, lấy bước nhảy lượng tử, đi từ cá tính cũ, thoát xa khỏi hạt nhân cũ, đạt tới trung tâm mới.
người đó sửa đổi bản thân mình và thực hành điều thiện...
Bất kì cái gì bạn cảm thấy là lỗi lầm cơ bản của mình, đừng bị chú ý quá nhiều tới nó, đừng bị ám ảnh bởi nó. Điều đó nữa cũng là khuyết điểm. Có nhiều người, họ tới tôi và họ nói, 'Chúng tôi không thể kiểm soát được giận dữ. Chúng tôi liên tục cố gắng để kiểm soát nó, nhưng chúng tôi không thể kiểm soát được. Phải làm gì đây?'
Phật nói đừng trở nên bị ám ảnh bởi bất kì cái gì. Thừa nhận nó, trở nên nhận biết, và làm điều gì đó là cái đối lập. Nếu bạn cảm thấy giận dữ là vấn đề của mình, đừng quá chú ý tới giận dữ; trở nên từ bi hơn đi, trở nên đáng yêu hơn đi. Bởi vì nếu bạn trở nên quá bận tâm với giận dữ, bạn sẽ đặt vào đâu năng lượng sẽ thoát ra nếu bạn không trở nên giận dữ? Tạo ra con đường cho năng lượng di chuyển. Nó vẫn là cùng năng lượng. Khi bạn có từ bi thì nó là cùng năng lượng như nó đã có trong giận dữ. Bây giờ nó mang tính tích cực, trước đây nó mang tính tiêu cực. Trước đây nó mang tính phá huỷ, bây giờ nó mang tính sáng tạo. Nhưng nó là cùng năng lượng - giận dữ trở thành từ bi. Cho nên trước khi bạn muốn thay đổi giận dữ bạn sẽ phải 'đổi kênh', bạn sẽ phải tạo ra kênh mới hướng tới từ bi.
Cho nên Phật nói rèn luyện điều thiện, rèn luyện đức hạnh. Tìm ra khuyết điểm chính của bạn và tạo ra những con đường mới trong con người bạn. Nếu bạn là người keo kiệt thì chỉ kêu khóc về nó và nói về nó là không ích gì cả. Thế thì bắt đầu chia sẻ đi. Bất kì cái gì bạn có thể chia sẻ, chia sẻ nó. Làm cái gì đó trở thành điểm đột phá, làm cái gì đó đi ngược lại quá khứ của bạn, làm cái gì đó bạn chưa bao giờ làm trước đây. Có thể rằng bạn giận dữ bởi vì bạn không biết cách có từ bi. Có thể bạn là người keo kiệt bởi vì bạn không biết cách chia sẻ.
Nhấn mạnh của Phật là mang tính tích cực - làm cái gì đó để cho năng lượng bắt đầu chuyển động và tuôn chảy. Thế rồi dần dần nó sẽ được đem đi xa khỏi giận dữ. Trở nên ý thức nhưng không bị ám ảnh.
Bạn sẽ phải phân biệt giữa hai điều này bởi vì tâm trí con người hay diễn giải sai. Khi Phật nói trở nên lưu tâm, ông ấy không nói trở nên bị ám ảnh, ông ấy không nói liên tục nghĩ tới giận dữ. Bởi vì nếu bạn liên tục nghĩ tới giận dữ bạn sẽ tạo ra ngày một nhiều tình huống giận dữ cho bản thân mình. Có ý thức, nhưng không có nhu cầu phải suy tư. Có ý thức, nhưng không có nhu cầu bận tâm quá nhiều. Ghi nhớ về nó và thế rồi làm cái gì đó thay đổi hình mẫu năng lượng của bạn. Đó là điều ông ấy ngụ ý khi ông ấy nói rèn luyện điều thiện.
... lực trừng phạt sẽ dần dần tự nó hết cũng như bệnh tật dần dần mất đi ảnh hưởng độc hại khi bệnh nhân toát mồ hôi.
Ai đó đã uống quá nhiều rượu cồn. Bạn phải làm gì? Bạn có thể cho người đó tắm nóng hay bạn có thể cho người đó tắm hơi. Nếu người đó có thể vã mồ hôi thì cồn sẽ ra cùng với mồ hôi.
Phật nói làm điều đức hạnh cũng giống như vã mồ hôi. Những thói quen vô ý thức của bạn bay hơi qua nó. Cho nên không làm điều xấu thực tế là làm điều thiện. Đừng quan tâm một cách tiêu cực, hãy tích cực. Nếu bạn chỉ ngồi và nghĩ về tất cả mọi cái sai mà mình đã làm, suy nghĩ quá nhiều về cái sai bạn đã làm, bạn sẽ cho chúng quá nhiều thức ăn. Chú ý là cho thức ăn đấy, chú ý nghĩa là chơi với vết thương.
Lưy ý, để tâm, suy tư, nhưng đừng chơi với vết thương. Bằng không bạn sẽ làm cho vết thương cứ còn mãi. Nó sẽ bắt đầu chảy máu. Cho nên đừng trở nên bận tâm quá nhiều về những điều nhỏ nhặt của bạn - chúng là nhỏ mà.
Tôi đã nghe nói về một thánh nhân thường hay tự đánh mình mọi sáng, và ông ta sẽ kêu khóc, 'Thượng đế ơi, xin tha thứ cho con. Con đã phạm tội lỗi.' Điều này liên tục trong bốn mươi năm. Ông ta cứ đòi hỏi mãi... Ông ta đã trở thành một người rất đáng kính, ông ta được coi là người rất thánh thiện, và không ai biết rằng ông ta đã bao giờ phạm phải tội lỗi nào bởi vì ông ta là con người đức hạnh thế. Và trong bốn mươi năm mọi người đã quan sát ông ấy - ông ấy bao giờ cũng trong con mắt công chúng, ông ấy bao giờ cũng được bao quanh bởi mọi người. Khi ông ấy ngủ, thế nữa mọi người cũng bao quanh ông ấy, và không ai đã từng thấy rằng ông ấy đã bao giờ làm cái gì sai; ông ấy liên tục cầu nguyện. Nhưng mọi sáng ông ấy sẽ tự đánh mình, máu chảy ra từ thân thể ông ấy.
Ông ta liên tục được hỏi, 'Ông đã làm điều gì sai trái vậy? Tội gì? Cho chúng tôi biết.' Nhưng ông ấy không nói. Chỉ khi ông ấy sắp chết, ông ấy nói, 'Bây giờ tôi sẽ phải nói, bởi vì đêm qua thượng đế đã xuất hiện trong giấc mơ của tôi và ông ấy nói, "Con đang tạo ra sự ồn ào quá đáng về điều đó. Bốn mươi năm là đủ rồi! Và ta phải bảo con điều này, bằng không ta sẽ không cho phép con vào thiên đường. Con đã không làm điều gì sai cả."' Khi ông ấy còn trẻ ông ấy nhìn thấy một đàn bà đẹp đi qua và ham muốn nảy sinh trong ông ấy, chỉ một thôi thúc có người đàn bà này. Đó là tội lỗi duy nhất mà ông ấy đã phạm phải - chỉ một ý nghĩ - và trong bốn mươi năm ông ấy đã tự đánh mình. Ngay cả thượng đế cũng phải xuất hiện cho ông ấy trong giấc mơ: 'Con thôi đi, bây giờ... bởi vì mai con sẽ chết. Ta sẽ không cho phép con vào thiên đường nếu con tiếp tục điều này. Con đã không làm cái gì cả, nhưng con đang tạo ra quá nhiều ồn ào về nó. Đừng có làm om sòm lên thế.'
Tất cả mọi lỗi lầm đều bình thường. Bạn có thể phạm phải tội phi thường nào? Tất cả các tội lỗi đều đã bị phạm cả rồi; bạn không thể tìm ra được tội mới đâu - điều đó là rất khó. Gần như không thể nào là nguyên gốc về tội lỗi được. Trong hàng triệu năm mọi người đã phạm phải mọi điều có thể phạm tội. Bạn có thể tìm ra cái gì mới không? Điều đó là không thể được - và bạn có thể phạm vào cái gì?
Bertrand Russell hay nói rằng thượng đế Ki tô giáo dường như là ngớ ngẩn nhất, bởi vì thượng đế Ki tô giáo nói rằng nếu bạn phạm phải một tội thì bạn sẽ bị tống vào địa ngục vĩnh viễn. Bây giờ điều này là quá đáng. Bạn có thể tống một người vào tù năm năm, mười năm, hai mươi năm, năm mươi năm. Nếu một người sống bẩy mươi năm bạn có thể tống người đó vào tù bẩy mươi năm. Điều đó nghĩa là người đó liên tục phạm tội trong bẩy mươi năm - thậm chí không một lỗ hổng, thậm chí không một ngày nghỉ. Thế nữa bạn có thể tống người đó vào tù trong bẩy mươi năm.
Và người Ki tô giáo tin vào chỉ một kiếp sống. Cũng tốt là họ tin vào chỉ một kiếp sống, bằng không họ sẽ làm gì? Với tội của một kiếp sống họ tống bạn vào địa ngục vĩnh viễn! Nghĩ về người Hindu - biết bao nhiêu là kiếp; một kiếp vĩnh hằng sẽ không đủ.
Russell hay nói, 'Tôi đếm tội của mình - những tội mà tôi đã phạm và cả những tội mà tôi không phạm, chỉ mới nghĩ thôi - và tôi không thể quan niệm nổi làm sao, với những điều nhỏ nhặt này, tôi sẽ bị tống vào địa ngục vĩnh viễn, và tôi sẽ bị tra tấn vĩnh viễn. Ngay cả quan toà rất rất nghiêm khắc cũng không thể tống tôi vào tù quá bốn năm.' Và ông ấy là phải.
Bạn có thể phạm phải tội lỗi nào? Bạn đã phạm phải tội nào? Đừng gọi chúng là tội bởi vì chính từ này đã trở nên bị ô nhiễm, nó mang kết án trong nó. Phật đơn giản gọi chúng là 'lỗi nhẹ', hành động vô duyên. Thuật ngữ của ông ấy thật hay - hành động vô duyên, hành động trong đó bạn hành xử theo cách vô duyên. Bạn trở nên giận dữ hay bạn nói điều gì đó không có duyên, hay bạn đã làm điều gì đó không có duyên - chỉ là lỗi nhẹ.
Phật nói:
Khi người làm điều hại, thấy ông thực hành điều thiện, tới và giờ trò hiểm độc sỉ nhục ông, ông nên kiên nhẫn chịu đựng điều đó và không cảm thấy tức giận với người đó. Vì người làm điều hại đang tự sỉ nhục mình bởi việc cố sỉ nhục ông.
Cố gắng hiểu lời kinh này. Điều đó bao giờ cũng xảy ra - nếu bạn trở thành người tốt bạn sẽ thấy nhiều người trở nên giận với bạn. Bởi vì chính cái tốt của bạn tạo ra mặc cảm trong họ - họ không tốt được như thế. Việc tốt của bạn tạo ra so sánh. Rất khó cho mọi người tha thứ cho người tốt. Họ bao giờ cũng có thể tha thứ cho người xấu, nhưng họ rất khó tha thứ cho người tốt. Do đó trong hàng thế kỉ họ vẫn còn giận với một Jesus, giận với một Socrates, giận với một Phật. Tại sao điều đó lại xảy ra? Bạn có thể quan sát trong cuộc sống.
Có thời tôi đã ở trong một đại học, tôi là giáo viên ở đó, và một thư kí, người giỏi nhất trong cả đám nhân viên và là một nhân công rất chân thành, đã bảo tôi, 'Tôi bị rắc rối. Tất cả các nhân viên đều chống lại tôi. Họ nói, "Sao anh lại làm nhiều thế? Khi chúng tôi không làm việc thì anh cũng phải không làm việc chứ. Chỉ hai giờ là đủ - cứ vứt hồ sơ đây đó thôi, không có nhu cầu..."' Bàn của anh ta bao giờ cũng sạch sẽ, không có hồ sơ chất đống, còn bàn của mọi người đầy những hồ sơ. Tất nhiên họ giận, bởi vì sự hiện diện của người này đã tạo ra sự so sánh. Nếu người này có thể làm được, sao họ không thể làm được?
Người tốt không bao giờ được yêu mến bởi vì người đó tạo ra so sánh. Một Jesus phải bị đóng đinh, bởi vì nếu sự hồn nhiên như vậy mà là có thể, thế thì tại sao bạn không hồn nhiên như vậy? Điều đó trở thành vết thương sâu trong bản ngã của bạn. Bạn phải nghiền nát con người này; chỉ bằng việc giết chết người đó thì bạn mới được thoả mãn. Bạn phải đầu độc Socrates bởi vì con người này chân thực thế. Tại sao bạn không thể chân thực như vậy? Dối trá của bạn bị bộc lộ ra bởi chân thực của con người này. Thực tại của con người này, tính đích thực, làm bạn cảm thấy mọi sự giả dối. Con người này là nguy hiểm. Điều đó cũng dường như là trong thung lũng người mù, một người có mắt tới.
H. G. Wells có một câu chuyện rằng có một thung lũng người mù ở đâu đó miền nam Mĩ, và rồi một lữ khách tới đó, người này có mắt. Tất cả mọi người mù tụ tập lại với nhau và họ nghĩ rằng điều gì đó phải sai với người này; điều đó chưa bao giờ xảy ra. Họ quyết định phải phẫu thuật. Tất nhiên, trong thung lũng người mù, nếu bạn có mắt thì cái gì đó là sai với bạn.
Mulla Nasruddin là người mắc chứng nghi bệnh. Một lần anh ta tới tôi và bảo tôi, 'Phải có cái gì đó sai với vợ tôi.'
Tôi nói, 'Cái gì sai với vợ anh thế? Cô ấy trông hoàn toàn mạnh khoẻ.'
Anh ta nói, 'Phải có cái gì đó sai rồi. Cô ấy chưa bao giờ tới bác sĩ.'
Anh ta tới bác sĩ mọi ngày, đều đặn, rất tôn giáo, và mọi bác sĩ trong thị trấn đều bị anh ta phiền nhiễu. Bây giờ anh ta lo âu về vợ mình. Phải có gì đó sai với cô ấy bởi vì cô ấy chưa bao giờ đi tới bất kì bác sĩ nào.
Nếu bạn sống với người không mạnh khoẻ, thì mạnh khoẻ là nguy hiểm. Nếu bạn sống với người điên, thế thì lành mạnh là nguy hiểm. Nếu bạn sống trong nhà thương điên, cho dù bạn không điên thì ít nhất hãy giả vờ rằng bạn điên, bằng không những người điên kia sẽ giết bạn.
Phật nói:
Khi người làm điều hại, thấy ông thực hành điều thiện, tới và giờ trò hiểm độc sỉ nhục ông...
Họ sẽ tới và xúc phạm bạn. Họ không thể dung thứ được ý tưởng rằng bạn có thể tốt hơn họ. Họ không thể tin được rằng bất kì ai có thể vượt qua được họ. Thế thì người vượt qua phải là người giả vờ, thế thì người đó phải là kẻ lừa dối, thế thì người đó phải đang cố gắng tạo ra hình ảnh về bản thân mình, về bản ngã mình. Họ trở nên bất ổn. Họ bắt đầu báo thù.
Khi người làm điều hại, thấy ông thực hành điều thiện, tới và giờ trò hiểm độc sỉ nhục ông, ông nên kiên nhẫn chịu đựng điều đó...
Bạn nên vẫn còn ở trung tâm của mình, bạn nên kiên nhẫn chịu đựng nó, bạn nên đơn giản quan sát nó, điều đang xảy ra. Bạn không nên bị rối loạn về điều đó. Nếu bạn bị rối loạn thì người làm điều hại đó đã đánh bại bạn. Nếu bạn bị rối loạn thế thì bạn bị chinh phục. Nếu bạn bị rối loạn thế thì bạn đã hợp tác với người đó.
Phật nói giữ yên tĩnh, chịu đựng nó, vẫn còn kiên nhẫn, và không cảm thấy giận với người đó... vì người làm điều hại đang tự xúc phạm mình bằng việc cố gắng xúc phạm bạn. Người đó đang xúc phạm tiềm năng riêng của mình.
Khi chúng ta đóng đinh Jesus, chúng ta đã đóng đinh sự hồn nhiên riêng của mình. Khi chúng ta đóng đinh Jesus, chúng ta đã đóng đinh tương lai riêng của mình. Khi chúng ta đóng đinh Jesus, chúng ta đã giết chết điều thiêng liêng riêng của mình. Ông ấy không là gì ngoài biểu tượng rằng điều này là có thể cho bạn nữa, rằng bất kì điều gì đã xảy ra cho người đó cũng đều có thể xảy ra cho bạn nữa.
Khi chúng ta đầu độc Socrates chúng ta đã đầu độc toàn thể bản thể riêng của mình, chúng ta đã đầu độc toàn thể lịch sử của mình. Ông ấy không là gì ngoài ngôi sao đang tới, sứ giả của tương lai. Ông ấy đang nói, 'Đây là tiềm năng của bạn. Bất kì điều gì tôi đang là cũng chỉ là sứ giả để trao cho bạn thông điệp rằng bạn cũng có thể trở thành giống tôi.'
Phật nói: vì người làm điều hại đang tự xúc phạm mình bằng việc cố xúc phạm ông. Ông vẫn còn kiên nhẫn, ông chịu đựng điều đó, đừng bực mình.
Phật nói:
Có lần một người tới ta và lên án ta vì việc ta giữ đạo và rèn tình thân ái yêu thương lớn lao.
Điều đó có vẻ ngớ ngẩn. Tại sao mọi người lại phải tới ai đó, người không làm điều gì sai với họ, để lên án người đó? Tại sao họ lại phải tới và lên án Phật? Bởi vì ông ấy đã không làm điều gì sai với bất kì ai. Ông ấy không ở trên đường của bất kì ai - ông ấy đã từ bỏ tất cả mọi ganh đua. Ông ấy gần như là người chết khi có liên quan tới thế giới. Nhưng sao mọi người lại cứ đi ra khỏi con đường của mình để kết án ông ấy?
Chính sự hiện diện của ông ấy đang xúc phạm họ. Chính khả năng là một người có thể tốt thế làm tổn thương họ. Thế thì sao họ không tốt thế được? Điều đó tạo ra mặc cảm. Đó là lí do tại sao qua nhiều thế kỉ mọi người cứ viết rằng một người như Phật chưa bao giờ tồn tại, rằng Jesus là huyền thoại, rằng đây chỉ là việc thoả ước vọng thôi. Những người này chưa bao giờ tồn tại cả, đây là ham muốn của con người, điều không tưởng; họ chưa bao giờ thực sự tồn tại cả. Hay cho dù họ có tồn tại thì họ cũng không giống như họ đã được mô tả đâu; họ chỉ là tưởng tượng, giấc mơ. Tại sao?
Ngay cả ngày nay người ta vẫn cứ viết chống lại Phật, chống lại Jesus. Dầu vậy ngày nay cái gì đó vẫn gây tổn thương. Hai mươi nhăm thế kỉ đã qua rồi kể từ khi con người này bước đi, nhưng dầu vậy vẫn có những người cảm thấy không thoải mái với con người này. Nếu ông ấy thực sự tồn tại, về mặt lịch sử, thế thì họ bị kết án. Họ phải chứng tỏ rằng con người này chưa bao giờ tồn tại cả, đấy chỉ là huyền thoại mà thôi. Thế thì họ thoải mái.
Có thời họ đã chứng minh rằng chưa bao giờ có một Phật, chưa bao giờ có một Jesus, chưa bao giờ có một Krishna, có thời họ đã chứng minh rằng không có thượng đế, thế thì họ có thể nghỉ ngơi, thế thì họ có thể là bất kì cái gì họ đang là, thế thì không có so sánh. Họ là từ cuối cùng trong sự tồn tại. Thế thì họ có thể vẫn còn như họ đang vậy mà không có biến đổi nào. Thế thì họ có thể vẫn vậy và cứ làm bất kì cái gì họ đang làm. Thế thì họ có thể cứ làm những điều bỏ đi và họ có thể cứ nói những thứ rác rưởi, và họ có thể cứ là người say vô ý thức như họ đang vậy. Nhưng nếu một người như Phật bước đi trên đất - với ngọn lửa như vậy, với ánh sáng rực rỡ như vậy, với vẻ huy hoàng như vậy - họ cảm thấy bị tổn thương.
Có lần một người tới ta và lên án ta vì việc ta giữ đạo và rèn tình thân ái yêu thương lớn lao. Nhưng ta vẫn im lặng và không trả lời người đó.
Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói thoát ra khỏi tam giác PAC. Bởi vì nếu bạn trả lời bạn sẽ phản ứng. Bạn vẫn còn yên tĩnh, bạn đơn giản vẫn còn ở tại trung tâm của mình; không bị phân tán. Bạn vẫn im lặng, chân thành, bình tĩnh, bình thản.
Nhưng ta vẫn im lặng và không trả lời người đó.
Điều đó phải được hiểu. Bởi vì phỏng có ích gì mà đi trả lời người như vậy? Người đó sẽ không hiểu ngay chỗ đầu tiên. Chỗ thứ hai là có khả năng người đó sẽ hiểu sai.
Pontius Pilate đã hỏi Jesus vào khoảnh khắc cuối cùng khi ông ấy sắp bị đóng đinh, 'Chân lí là gì?' và Jesus vẫn còn im lặng, ông ấy đã không nói một lời. Cả đời mình ông ấy đã nói về chân lí, cả đời ông ấy đã được hi sinh cho việc phục vụ chân lí, và vào khoảnh khắc cuối cùng sao ông ấy lại yên lặng? Sao ông ấy không trả lời? Ông ấy biết rằng câu trả lời là vô tích sự, nó sẽ không được hiểu. Có mọi khả năng rằng nó sẽ bị hiểu sai.
Im lặng là câu trả lời của ông ấy - và im lặng còn xuyên thấu hơn. Nếu đệ tử nào đó mà hỏi ông ấy thì ông ấy chắc đã trả lời rồi, bởi vì đệ tử là người sẵn sàng hiểu, người có cảm nhận, người sẽ chăm chú tới bất kì điều gì được nói cho mình, người sẽ được nuôi dưỡng bởi điều đó, người sẽ tiêu hoá nó. Lời này sẽ trở thành thịt trong người đó.
Nhưng Pontius Pilate không phải là đệ tử. Ông ta không hỏi trong thái độ khiêm tốn, sâu sắc, ông ta không sẵn sàng để học. Ông ta chỉ hỏi thôi - có thể là từ tò mò, hay chỉ để đùa, hay chỉ cố gắng làm trò cười với con người này. Jesus vẫn còn yên lặng, im lặng là câu trả lời của ông ấy.
Và Phật nói:
Ta vẫn im lặng và không trả lời người đó. Việc lên án này dừng lại.
Bởi vì im lặng đó phải đã gây ngạc nhiên cho người đó. Và câu trả lời chắc phải là được, người đó có thể đã hiểu. Nhưng im lặng người đó không thể hiểu được chút nào. Người đó phải đã bị sốc. Người đó đang kết án còn Phật đơn giản yên tĩnh, im lặng. Người đó đang xúc phạm còn Phật lại không bị rối loạn. Nếu ông ấy bị rối loạn, nếu ông ấy bị quấy rối và phân tán, thế thì người đó có thể đã hiểu được ngôn ngữ này. Ngôn ngữ đó thì người đó biết, nhưng người đó đã không biết ngôn ngữ toàn bộ chưa hề được biết tới của im lặng, của duyên dáng, của an bình, của tình yêu, của từ bi.
Người đó phải đã cảm thấy ngượng ngùng, người đó phải đã cảm thấy phân vân. Người đó không thể hình dung ra được điều đó. Người đó đã lúng túng. Việc lên án này dừng lại. Kết án tiếp phỏng có ích gì bây giờ? Con người này dường như gần giống bức tượng. Ông ấy đã không trả lời, ông ấy đã không phản ứng.
Rồi ta hỏi người đó, 'Nếu ông đem một món quà tới cho người hàng xóm của mình và người đó không chấp nhận nó, vậy món quà có trở lại ông không?'
Thay vì trả lời người đó, khi việc lên án đã dừng lại Phật đã hỏi người đó:
'Nếu ông đem một món quà tới cho người hàng xóm của mình và người đó không chấp nhận nó, vậy món quà có trở lại ông không?' Người này đáp, 'Nó trở lại.' Ta nói, 'Ông lên án ta bây giờ, nhưng vì ta không chấp nhận nó, ông phải nhận lấy hành vi sai trái về phần mình. Điều đó cũng giống như tiếng vọng đi kế theo âm thanh, nó giống như cái bóng đi sau sự vật. Ông không bao giờ thoát được hậu quả của hành vi ác của mình. Do đó lưu tâm và dừng việc làm điều hại.'
Ông ấy đã chỉ ra điều gì đó mà không nói lên nó. Ông ấy đã hỏi người này, 'Nếu ông đem một món quà tới cho người hàng xóm...' ông ấy gọi nó là món quà '... và người đó không chấp nhận nó, ông sẽ làm gì?' Tất nhiên người này phải nói, 'Tôi sẽ nhận lại nó.' Người đó đã bị thuyết phục, bây giờ người đó không thể quay lại được. Phật nói, 'Và ông đã đem một món quà tới cho ta - có thể là xúc phạm, kết án - và ta không chấp nhận nó. Ông có thể đem tới, đó là tự do của ông, nhưng liệu ta có chấp nhận nó hay không là tự do của ta, đó là chọn lựa của ta.'
Đây là điều gì đó hay cần được hiểu. Ai đó xúc phạm bạn. Việc xúc phạm là không có nghĩa chừng nào bạn còn chưa chấp nhận nó. Chừng nào bạn còn chưa nhận nó ngay lập tức, nó là vô nghĩa, nó là tiếng ồn, nó chẳng liên quan gì tới bạn. Cho nên thực tế không ai có thể xúc phạm được bạn trừ phi bạn nhận nó, trừ phi bạn hợp tác với nó.
Cho nên bất kì khi nào bạn bị xúc phạm, bạn cảm thấy bị xúc phạm, thì đấy là bạn, đấy là trách nhiệm của bạn. Đừng nói rằng ai đó khác xúc phạm bạn. Sao bạn đã chấp nhận điều đó? Không ai có thể buộc bạn chấp nhận điều đó. Việc xúc phạm là tự do của người đó, việc chấp nhận hay không là tự do của bạn. Nếu bạn chấp nhận thế thì đó là trách nhiệm của bạn, thế thì đừng nói rằng người đó xúc phạm bạn. Đơn giản nói, 'Tôi chấp nhận xúc phạm.' Đơn giản nói, 'Tôi không nhận biết; trong không nhận biết tôi đơn giản chấp nhận nó và thế rồi tôi trở nên bị rối loạn.'
Phật nói, 'Chấp nhận chỉ cái ông cần. Chấp nhận chỉ cái nuôi dưỡng.' Sao lại chấp nhận chất độc? Ai đó đem một chén chất độc tới và người đó muốn tặng nó. Bạn nói, 'Cám ơn, nhưng tôi không cần nó. Nếu đôi khi tôi muốn tự tử tôi sẽ tới và hỏi xin, nhưng ngay bây giờ tôi muốn sống.' Không có nhu cầu; chỉ bởi vì ai đó đã đem chất độc tới cho bạn thì không cần thiết bạn phải uống nó. Bạn có thể đơn giản nói, 'Cám ơn.' Đó là điều Phật đã làm.
Ông ấy nói, ‘Nhưng ta lại không chấp nhận nó, ông sẽ làm gì với nó? Ông sẽ phải nhận lại nó chứ. Ta cảm thấy tiếc cho ông. Ông sẽ phải đích thân nhận lại nó, nó sẽ rơi vào bản thân ông... cũng như cái bóng theo đồ vật, hay tiếng vọng đi kế sau âm thanh. Bây giờ nó sẽ theo ông mãi mãi. Việc xúc phạm của ông sẽ giống như gai nhọn trong con người ông. Bây giờ nó sẽ ám ảnh ông. Ông đã không làm điều gì đó chống lại ta, ông đã làm điều gì đó chống lại bản thân mình.'
Để giúp cho con người đáng thương này, người đã làm điều gì đó sai chống lại bản thân mình, Phật cảm thấy tiếc, Phật cảm thấy từ bi. Ông ấy nói, 'Do đó hãy lưu tâm. Làm chỉ điều ông muốn theo ông. Làm chỉ điều sẽ theo ông và ông sẽ cảm thấy hạnh phúc. Hát bài ca, để cho nếu tiếng vọng tới, chúng sẽ mưa rào nhiều bài ca lên ông.'
Ở Matheran, một ga trên đồi ngay gần đây, tôi thường có nhiều trại. Trại đầu tiên, tôi đã tới thăm một chỗ, một điểm tiếng vọng. Vài người bạn đã ở đó cùng tôi. Một người bắt đầu sủa giống chó và cả thung lũng vang vọng cứ dường như nhiều chó đang sủa. Tôi bảo người này, 'Học bài học đi - đây là toàn thể tình huống của cuộc sống: cuộc sống là điểm tiếng vọng. Nếu bạn sủa như chó, thế thì cả thung lũng sẽ vang vọng và nó sẽ theo sau và ám ảnh bạn. Sao không ca lên bài ca?'
Người đó hiểu ra vấn đề và người đó đã hát một bài ca, và cả thung lũng dồn dập, vang vọng.
Điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Bất kì điều gì bạn làm với người khác, thực tế bạn đang làm với bản thân mình, bởi vì từ mọi nơi, mọi thứ sẽ quay trở lại, gấp nghìn lần. Nếu bạn mưa hoa lên người khác, hoa sẽ tới với bạn. Nếu bạn gieo gai vào con đường của người khác, con đường này sẽ là của bạn.
Chúng ta không thể làm được gì cho bất kì ai khác mà không làm nó cho bản thân mình ngay chỗ đầu tiên. Chúng ta có thể làm điều gì đó cho ai đó khác chỉ nếu người đó chấp nhận nó, và điều đó không quyết định được như vậy. Có thể người đó là một Phật, một Jesus, và người đó đơn giản ngồi im lặng. Thế thì hành vi này rơi vào bản thể riêng của chúng ta.
Phật nói: Do đó hãy lưu tâm... Ông ấy phải đã nói trong từ bi sâu sắc... và dừng làm việc ác... bởi vì bạn sẽ đau khổ không cần thiết.
Để tôi nhắc lại một điều cho bạn có thể nhớ nó. Bạn có ba tầng: đứa trẻ, cha mẹ, người trưởng thành - và bạn không là tầng nào cả. Bạn không là đứa trẻ không là cha mẹ không là người trưởng thành. Bạn là cái gì đó bên ngoài, bạn là cái gì đó vĩnh hằng, bạn là cái gì đó xa hẳn khỏi tất cả những bộ phận tranh chấp này, những bộ phận xung đột này.
Đừng chọn lựa, chỉ lưu tâm, và hành động từ lưu tâm của bạn. Thế thì bạn sẽ tự phát như đứa trẻ, và vẫn không ấu trĩ. Và nhớ lấy khác biệt giữa đứa trẻ và ấu trĩ. Chúng là hai điều khác nhau.
Nếu bạn hành động từ lưu tâm bạn sẽ giống như đứa trẻ và vậy mà bạn sẽ không ấu trĩ. Và nếu bạn hành động từ lưu tâm của mình thì bạn sẽ tuân theo tất cả những lời răn mà lại không theo chúng chút nào. Và nếu bạn hành động từ lưu tâm của mình thì bất kì điều gì bạn làm cũng sẽ có lí. Và có lí tức là thực sự hợp lí.
Và nhớ lấy, có lí khác với hợp lí. Có lí là điều rất, rất khác, bởi vì có lí cũng chấp nhận cả cái bất hợp lí như một phần của cuộc sống. Lí trí là đơn điệu, hợp lí là đơn điệu. Có lí chấp nhận các cực của mọi thứ. Con người có lí là con người tình cảm cũng như con người hợp lí.
Cho nên nếu bạn hành động từ cốt lõi bên trong nhất của mình, bạn sẽ trở nên cực kì hài lòng; được hài lòng, bởi vì mọi tầng sẽ được đáp ứng. Đứa trẻ của bạn sẽ được đáp ứng bởi vì bạn sẽ tự phát. Cha mẹ bạn sẽ không giận dữ và mặc cảm bởi vì một cách tự nhiên tất cả mọi điều tốt đều sẽ được bạn thực hiện, không như kỉ luật bên ngoài mà như nhận biết bên trong.
Bạn sẽ tuân theo mười lời răn của Moses mà chưa từng nghe nói về chúng; bạn sẽ tự nhiên tuân theo chúng. Đó là chỗ Moses đã có được chúng - không phải trên núi mà ở đỉnh nội tâm. Và bạn sẽ tuân theo Lão Tử và Jesus - và bạn có thể chưa nghe nói về Lão Tử và Jesus. Đó là chỗ họ đã lại có được thời thơ ấu của mình, đó là chỗ họ được sinh ra. Và bạn sẽ tuân theo Manu và Mahavira và Mohammed, rất tự nhiên, và vậy mà bạn sẽ không bất hợp lí.
Tâm trí bạn sẽ hoàn toàn hỗ trợ cùng nó. Nó sẽ không chống lại sự hợp lí hoá của con người trưởng thành của bạn. Người trưởng thành của bạn sẽ hoàn toàn được thuyết phục bởi nó, Bertrand Russell của bạn sẽ được thuyết phục bởi nó.
Thế thì tất cả ba phần xung đột của bạn rơi vào thành một toàn thể. Bạn trở thành một đơn vị, bạn là chúng cùng nhau. Thế thì nhiều tiếng nói kia biến mất. Thế thì bạn không còn là nhiều, bạn là một. Cái một này là mục đích.
Do đó hãy lưu tâm.

Ads Belove Post