Chương 7. Câu đố

Chương 7. Câu đố

Price:

Read more

Osho - Trưởng thành – Trách nhiệm là chính mình
Chương 7. Câu đố

Giết người biện minh được
Tôi năm mươi rồi, nhưng tôi không cảm thấy thực sự trưởng thành và lớn đầy đủ. Đó là vấn đề gì đối với tôi vậy?
Có thể bạn còn chưa giết ai cả. Đó là điều phải làm đấy - nếu bạn muốn trở nên trưởng thành, bạn phải trở thành kẻ giết người rất rất thiện nghệ. Chừng nào bạn còn chưa giết vài người thì bạn sẽ chẳng bao giờ trở nên trưởng thành. Bạn phải giết bố mẹ mình, bạn phải giết thầy giáo mình, bạn phải giết những người lãnh đạo của mình. Họ tất cả đều la hét bên trong bạn, và họ không cho phép bạn trở thành người đã lớn - họ cứ giữ bạn còn ngây thơ. Họ làm cho bạn thành phụ thuộc, họ không cho phép bạn độc lập.
Chuyện xảy ra, một nhà sư sắp ra đi khỏi Phật - ông ấy sẽ đi xa để truyền bá thông điệp của Phật. Khi ông ấy tới chạm chân Phật, Phật ban phúc lành cho ông ấy và nói với các đệ tử khác, "Các ông có thấy sư được ban phúc lành này không? Ông ấy đã giết mẹ mình, ông ấy đã giết bố mình, ông ấy đã giết họ hàng mình, ông ấy đã giết vua của mình." Mọi người rất đỗi ngạc nhiên, họ không thể nào tin được vào tai mình - "Phật đang nói gì thế nhỉ?"
Một đệ tử thu lấy can đảm và hỏi, "Thưa thầy, thầy ngụ ý gì ạ? Thầy cho rằng kẻ giết người đó có đức hạnh nào đó sao? Thầy đang gọi anh ta là người được phúc lành sao?" Phật cười và ông ấy nói, "Không chỉ thế đâu, người đó thậm chí đã giết mình rồi - người đó đã tự tử." Thế rồi Phật hát một bài ca, gọi là gatha, trong đó ông ấy giải thích điều ông ấy ngụ ý bởi điều đó.
Mọi người đều được nuôi nấng lớn lên như đứa trẻ. Đó là con đường đầu tiên của bạn vào thế giới; đó là cách bạn đã được huấn luyện trong nhiều năm, để vẫn còn là đứa trẻ. Mọi thứ đều bị ra lệnh và bạn được trông đợi phải vâng lời. Bạn đã trở thành rất phụ thuộc - bạn bao giờ cũng cứ tìm hình ảnh người bố, bạn bao giờ cũng cứ tìm những người có uy quyền để bảo cho bạn điều gì phải làm, điều gì không nên làm.
Trưởng thành ngụ ý hiểu biết để quyết định cho bản thân mình, hiểu biết để có tính quyết định theo cách riêng của mình. Đứng trên đôi chân của mình - đó là điều trưởng thành là gì. Nhưng điều đó hiếm khi xảy ra bởi vì bố mẹ làm hỏng gần như mọi đứa trẻ, nhiều hay ít. Và thế rồi có trường phổ thông và cao đẳng và đại học - chúng tất cả đều sẵn sàng làm hỏng bạn. Rất hiếm khi ai đó trở nên trưởng thành.
Xã hội không sung sướng gì với người trưởng thành. Người trưởng thành là người nguy hiểm bởi vì người trưởng thành sống theo bản thể riêng của mình. Người đó cứ làm điều riêng của mình - người đó chẳng bận tâm điều mọi người nói, ý kiến mọi người là gì. Người đó không khao khát kính trọng, danh vọng; người đó không bận tâm về tôn vinh. Người đó sống cuộc sống riêng của mình - người đó sống nó với bất kì giá nào. Người đó sẵn sàng hi sinh mọi thứ, nhưng người đó chẳng bao giờ hi sinh tự do của mình. Xã hội sợ những người này; xã hội muốn mọi người vẫn còn ngây thơ. Mọi người phải được giữ vào độ tuổi đâu đó quãng bẩy tới mười bốn - và đó là chỗ mọi người hiện hữu.
Trong thế chiến thứ nhất, lần đầu tiên các nhà tâm lí trở nên nhận biết về hiện tượng lạ lùng này. Lần đầu tiên trên một qui mô lớn, trong quân đội, tuổi tâm trí của mọi người mới được nghiên cứu. Và đó là phát hiện kì lạ: mọi người trong quân đội có tuổi tâm trí là mười hai. Thân thể bạn có thể năm mươi, tâm trí bạn vẫn còn ở đâu đó thấp hơn mười bốn.
Trước mười bốn tuổi bạn bị kìm nén - bởi vì sau mười bốn tuổi kìm nén trở thành khó khăn. Vào lúc đứa trẻ mười bốn tuổi, nếu nó mà không bị kìm nén thế thì không có khả năng nào kìm nén nó cả - bởi vì một khi nó trở thành người có dục thì nó trở thành mạnh mẽ. Trước mười bốn tuổi nó yếu đuối, ẻo lả, nữ tính. Trước mười bốn tuổi bạn có thể nhồi nhét bất kì cái gì vào tâm trí nó - nó dễ bị ảnh hưởng, bạn có thể thôi miên nó. Bạn có thể bảo nó mọi điều bạn muốn và nó sẽ nghe theo điều đó, nó sẽ tin vào điều đó.
Sau mười bốn tuổi logic phát sinh, hoài nghi phát sinh. Sau mười bốn tuổi hoạt động dục phát sinh; với hoạt động dục nó trở thành độc lập. Bây giờ bản thân nó có khả năng trở thành người bố, bây giờ bản thân nó có khả năng trở thành người mẹ. Cho nên tự nhiên, sinh học, làm cho một người thành độc lập với bố mẹ vào độ tuổi mười bốn. Điều này đã được biết từ lâu trước khi các nhà tâm lí đi vào thế giới này. Các tu sĩ đã tìm thấy nó từ lâu trước đây rồi - trong hàng nghìn năm họ đã quan sát và họ đã đi tới nhận biết: nếu bạn muốn kìm nén đứa trẻ, nếu bạn muốn làm cho đứa trẻ phụ thuộc, làm điều đó sớm nhất có thể được - càng sớm càng tốt. Nếu điều đó có thể được làm trước bẩy tuổi, thành công còn chắc chắn hơn nhiều. Nếu điều đó không thể được thực hiện trước mười bốn tuổi thế thì không có khả năng làm điều đó.
Đó là lí do tại sao mọi loại người đều quan tâm tới trẻ con và việc giáo dục chúng. Tất cả các tôn giáo đều quan tâm, họ nói trẻ con nên được giáo dục về tôn giáo. Tại sao? Trước khi chúng trở thành độc lập, tâm trí chúng phải được huấn luyện.
Cho nên công trình lớn lao nhất đối với người thực sự muốn trở nên tự do, người thực sự muốn trở nên có ý thức, người thực sự muốn trở nên được giải thôi miên - người muốn không bị giới hạn về bất kì loại nào, người muốn tuôn chảy trong toàn bộ sự tồn tại - là ở chỗ người đó cần vứt bỏ nhiều điều từ bên trong. Và khi tôi nói, hay khi Phật nói bạn phải giết mẹ bạn và bố bạn, điều đó không có nghĩa là bạn phải đi và thực tế giết mẹ và bố bạn đâu - mà đó là bố và mẹ bạn đang mang bên trong mình, cái ý tưởng đó.
Theo dõi, quan sát, và bạn sẽ thấy điều đó. Bạn định làm điều gì đó và bỗng nhiên bạn nghe thấy tiếng mẹ mình: "Đừng làm cái đó!" Bạn có thể quan sát và bạn sẽ nghe thấy tiếng nói đó, tiếng nói thực - nó được ghi băng bên trong bạn. Bạn định ăn quá nhiều kem - quan sát. Bỗng nhiên một khoảnh khắc tới khi người mẹ nói từ bên trong: "Đừng ăn quá nhiều - đủ rồi. Dừng lại!" Và vào lúc đó bạn bắt đầu cảm thấy mặc cảm.
Nếu bạn định làm tình với người đàn bà hay đàn ông, bỗng nhiên tất cả các thầy giáo lại đang đứng đó sắp hàng và nói, "Em sắp phạm tội đấy, em sắp phạm tội lỗi đấy. Hãy đề phòng! Đây là cái bẫy. Thoát ra trước khi quá trễ." Ngay cả khi bạn đang làm tình với vợ mình, mẹ bạn và bố bạn, các thầy giáo lại có đó ở giữa, phá huỷ điều đó.
Rất hiếm khi tìm thấy một người đàn ông hay đàn bà thực sự đi toàn bộ vào tình yêu - bạn không thể đi vào được, bởi vì trong nhiều năm bạn đã được dạy yêu là cái gì đó sai. Làm sao bạn có thể vứt bỏ nó một cách bất thần được? Chừng nào bạn còn chưa có khả năng giết chết tất cả những tiếng nói này... lòng dũng cảm lớn là cần tới. Bạn phải sẵn sàng vứt bỏ mọi tiếng nói bố mẹ, sẵn sàng vứt bỏ mọi uy quyền, sẵn sàng đi vào cái không biết mà không có bản đồ nào, theo cách riêng của mình. Sẵn sàng mạo hiểm.
Chuyện xảy ra là một người, Alexander Eliot, đã học với một Thiền sư. Trong nhiều tháng anh ta thực hiện các cách thiền, ngồi thiền, và anh ta đã đi vào trong lãnh hải sâu hơn của bản thể riêng của mình. Một đêm anh ta có một giấc mơ, một giấc mơ rất lạ kì. Thiền nhân biết về giấc mơ này - nhưng với Eliot điều đó là kì lạ; anh ta là người phương Tây, anh ta bị sốc. Anh ta kể lại giấc mơ của mình...
"Mới đây tôi có một giấc mơ có Bồ đề đạt ma xuất hiện. Ông ấy là một cái bóng người mơ hồ bồng bềnh - tròn, như ma, với đôi mắt lồi và lông mày củ hành."
Cũng giống như tôi, Bồ đề đạt ma là con người nguy hiểm. Và các Thiền nhân đã vẽ khuôn mặt ông ấy, rất đáng yêu, theo cách rất nguy hiểm. Ông ấy thì không giống điều đó đâu - thực tế thì không, về mặt vật lí thì không. Về mặt vật lí ông ấy là một trong những người đẹp nhất đã từng có - nhưng nếu bạn bắt gặp một bức tranh về Bồ đề đạt ma bạn sẽ bắt đầu kinh hãi! Nếu bạn nhìn vào đôi mắt của Bồ đề đạt ma ông ấy trông giống như kẻ giết người, ông ấy sắp sửa giết bạn. Nhưng đó là mọi điều một bậc thầy làm. Ngay cả trong giấc mơ, Alexander Eliot đã trở nên rất kinh sợ và bắt đầu run rẩy.
"Ông ấy cười nhe răng hay đang nhăn nhó? Bộ ria cứng thô của ông ấy làm cho điều này không thể nói ra được. 'Ngươi dường như là một người trưởng thành,' ông ấy thì thầm qua bộ râu, 'vậy mà ngươi chưa hề giết người nào. Làm sao ngươi tới được?'"
Trong giấc mơ Bồ đề đạt ma hỏi, "Ngươi còn chưa giết người nào, và người dường như là người trưởng thành. Làm sao ngươi tới được?" Eliot bị choáng tới mức anh ta tỉnh dậy, và thấy mình vã mồ hôi và run rẩy. "Người lạ này ngụ ý gì - làm sao ngươi tới mà lại chưa giết ai cả?"
Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói nếu bạn đang cảm thấy bạn còn chưa là người trưởng thành, điều đó đơn giản chỉ ra bạn còn chưa giết bất kì ai. Năm mươi năm đã là quá muộn rồi - bây giờ đừng phí thời gian thêm nữa. Giết ngay lập tức mọi ấn tượng bên trong bạn. Xoá sạch bên trong bạn mọi băng từ cũ, cuộn lại tâm trí bạn.
Bắt đầu sống cuộc sống của bạn, từ khoảnh khắc này, dường như bạn không biết, dường như không ai đã từng dạy bạn điều gì - tươi tắn, sạch sẽ, từ ABC - và bạn sẽ thấy trưởng thành tới rất sớm. Và không có trưởng thành cuộc sống chẳng đáng giá gì cả, bởi vì tất cả những cái đẹp chỉ xảy ra trong tâm trí trưởng thành, tất cả những điều vĩ đại chỉ xảy ra trong tâm trí trưởng thành. Là người trưởng thành là một phúc lành. Nhưng mọi người đơn giản cứ già đi, họ chẳng bao giờ trở nên trưởng thành. Theo tuổi tác họ cứ lớn lên nhưng trong tâm thức họ cứ co lại. Tâm thức của họ vẫn còn trong bào thai; nó vẫn chưa ra khỏi bụng mẹ, nó vẫn chưa được sinh ra. Chỉ thân thể bạn được sinh ra - bạn còn chưa được sinh ra.
Nắm lấy cuộc sống của mình trong bàn tay riêng của mình - nó là cuộc sống của bạn. Bạn không ở đây để hoàn thành trông đợi của bất kì ai khác. Đừng sống cuộc sống của mẹ bạn và đừng sống cuộc sống của bố bạn, sống cuộc sống của bạn đi.
Sống không thái độ
Hôm này thầy nhấn mạnh vào việc trưởng thành, hôm khác thầy nói "Như đứa trẻ." Nếu tôi chấp thuận thái độ trưởng thành, tôi cảm thấy đứa trẻ của tôi bị kìm nén và khao khát diễn đạt. Nếu tôi để cho đứa trẻ của mình nhảy múa, ca hát, thái độ thơ ngây lại tới. Phải làm gì đây?
Trưởng thành không có nghĩa chấp thuận thái độ trưởng thành. Trong thực tế, chấp thuận thái độ trưởng thành sẽ là một trong những rào chắn lớn lao nhất cho việc trở nên trưởng thành. "Chấp thuận" nghĩa là cái gì đó bị áp đặt, chấp thuận nghĩa là cái gì đó được trau dồi, được thực hành. Nó không nảy sinh ra từ bạn. Nó là tấm mặt nạ, khuôn mặt tô vẽ; nó không phải là con người thực của bạn. Đó là điều mọi người vẫn từng làm. Đó là lí do tại sao trên trái đất mọi người chỉ dường như trưởng thành - họ không trưởng thành, họ hoàn toàn chưa trưởng thành - sâu bên dưới, họ đã chấp thuận các thái độ và họ vẫn còn ngây thơ. Trưởng thành của họ chỉ sâu như làn da, hay thậm chí không được đến như thế.
Gãi bất kì người nào một chút thôi và bạn sẽ thấy tính trẻ con nảy sinh từ người đó. Và không chỉ cái gọi là người bình thường đâu - gãi các thánh nhân của bạn và bạn sẽ thấy sự chưa trưởng thành nảy sinh, hay gãi các chính khách của bạn và các nhà lãnh đạo của bạn. Cứ làm và quan sát bất kì nghị viện nào của thế giới và bạn sẽ chẳng bao giờ thấy ở đâu khác có sự tụ tập như vậy của những người chưa trưởng thành và ngây thơ cùng nhau.
Con người đã tự lừa dối bản thân mình và người khác. Nếu bạn "chấp thuận" bạn sẽ là giả, rởm. Tôi không bảo bạn chấp thuận điều gì cả. Hiện hữu! Chấp thuận là rào chắn việc hiện hữu. Và cách duy nhất để hiện hữu là bắt đầu từ chính lúc bắt đầu. Bởi vì bố mẹ bạn đã không cho phép bạn từ thời thơ ấu của mình, bạn bị mắc kẹt ở đâu đó. Tuổi tâm trí của cái gọi là người bình thường không hơn giữa mười và mười ba - thậm chí không được mười bốn! Và bạn có thể bẩy mươi hay tám mươi tuổi, nhưng tuổi tâm trí của bạn vẫn còn bị mắc kẹt ở đâu đó trước khi bạn trở nên trưởng thành về dục. Khoảnh khắc một người trở nên trưởng thành về dục, vào mười ba hay mười bốn tuổi, người đó bị bịt kín mãi mãi. Thế rồi người đó cứ trở thành giả và giả thêm nữa. Cái giả này phải được bảo vệ bởi những cái giả khác, lời nói dối này phải được bảo vệ bởi lời nói dối khác, và thế rồi không có chấm dứt cho điều đó. Bạn trở thành đống rác - đó là điều cá tính là gì. Cá tính phải bị loại bỏ, chỉ thế thì tính cá nhân mới nảy sinh. Chúng không ngụ ý cùng một điều. Cá tính chỉ là thứ trưng bày; nó là việc triển lãm, nó không là thực tại.
Tính cá nhân là thực tại của bạn, nó không phải là thứ trưng bày. Người ta có thể đào sâu tuỳ ý vào bạn và người ta sẽ thấy cùng một hương vị. Phật tương truyền đã nói, "Các ông có thể nếm trải ta từ bất kì đâu và các ông sẽ thấy cùng một hương vị, cũng như các ông nếm đại dương từ bất kì đâu và các ông sẽ thấy nó mặn." Tính cá nhân là toàn thể, nó là hữu cơ. Cá tính mang tinh thần phân liệt: trung tâm là điều này còn ngoại vi là cái gì đó khác, và chúng chẳng bao giờ gặp nhau. Chúng không chỉ không gặp nhau, chúng không chỉ khác nhau mà chúng còn đối lập lẫn nhau, chúng trong trận chiến thường xuyên.
Cho nên điều đầu tiên cần hiểu là, đừng bao giờ chấp nhận thái độ trưởng thành. Hoặc là trưởng thành hoặc là chưa trưởng thành. Nếu bạn chưa trưởng thành thì chưa trưởng thành - bằng việc chưa trưởng thành bạn sẽ cho phép sự phát triển. Thế thì cứ để chưa trưởng thành ở đó; đừng giả dối, thành thực về điều đó. Nếu bạn ngây thơ, thì bạn ngây thơ - thế thì sao? Cứ ngây thơ đi. Chấp nhận điều đó, đi cùng nó. Đừng tạo ra phân chia trong mình, bằng không bạn đang tạo ra điên khùng nền tảng. Là chính bản thân mình đi.
Chẳng có gì sai với việc ngây thơ. Bởi vì bạn đã được dạy rằng cái gì đó là sai khi là trẻ con nên bạn đã bắt đầu chấp thuận các thái độ. Từ chính thời thơ ấu của mình bạn đã cố gắng là người trưởng thành, và làm sao một đứa trẻ có thể là người trưởng thành được? Đứa trẻ là đứa trẻ; nó phải mang tính trẻ con.
Nhưng điều đó lại không được phép, cho nên trẻ nhỏ trở thành nhà ngoại giao - chúng bắt đầu giả vờ, chúng bắt đầu cư xử theo cách giả dối, chúng trở thành dối trá từ ngay chính lúc bắt đầu và dối trá cứ phát triển. Và thế rồi một hôm bạn bắt đầu đi tìm chân lí; thế thì bạn phải đi vào trong kinh sách và kinh sách lại không chứa chân lí chút nào. Chân lí được chứa trong con người bạn, đó là kinh sách thực. Kinh Veda, kinh Koran, Kinh Thánh - chúng là trong tâm thức bạn! Bạn đang mang mọi thứ được cần cho bạn, nó là món quà từ Thượng đế. Mọi người đều được sinh ra với chân lí trong bản thể mình - cuộc sống là chân lí. Nhưng bạn bắt đầu học dối trá.
Vứt mọi dối trá đi. Dũng cảm vào - và tất nhiên bạn sẽ cảm thấy nỗi sợ lớn nảy sinh trong mình, bởi vì bất kì khi nào bạn vứt bỏ cá tính, tính trẻ con của mình, điều chưa bao giờ được phép, sẽ trồi lên bề mặt. Và bạn sẽ cảm thấy sợ hãi: "Cái gì thế! Mình lại trở thành mang tính trẻ con tại thời điểm này sao? Khi mọi người đều biết rằng mình là một giáo sư lớn - hay một tiến sĩ hay một kĩ sư - và mình có bằng tiến sĩ và mình lại mang tính trẻ con sao?" Nỗi sợ nảy sinh - nỗi sợ dư luận, sợ điều mọi người sẽ nghĩ tới.
Cùng nỗi sợ đó đã phá huỷ bạn từ ngay chính ban đầu. Cùng nỗi sợ đó đã từng là chất độc: "Mẹ mình sẽ nghĩ gì? Bố mình sẽ nghĩ gì? Mọi người nghĩ gì, thầy giáo và xã hội nói gì?" Và đứa trẻ nhỏ bắt đầu trở nên tinh ranh - nó sẽ không phô bày trái tim mình. Nó biết điều đó sẽ không được người khác chấp nhận cho nên nó tạo ra một khuôn mặt, một vật nguỵ trang. Nó sẽ phô bày cái mọi người muốn thấy. Đây là ngoại giao, đây là chính trị - đây là chất độc!
Mọi người đều mang tính chính trị. Bạn mỉm cười bởi vì mỉm cười có lợi, bạn khóc bởi vì người ta trông đợi bạn khóc. Bạn nói điều gì đó bởi vì điều đó làm cho mọi sự thành dễ dàng. Bạn nói với vợ mình "Anh yêu em" bởi vì điều đó giữ cho cô ấy yên tâm. Bạn nói với chồng mình, "Em sẽ chết nếu không có anh, anh là người duy nhất trong thế giới của em, anh là cuộc sống của em " - bởi vì anh ta trông đợi bạn nói điều đó, không phải bởi vì bạn cảm thấy điều đó. Nếu bạn cảm thấy điều đó thì nó có vẻ đẹp, thế thì nó là bông hồng thực. Nếu bạn đơn giản giả vờ, xoa bóp cho bản ngã đàn ông của anh ấy, làm chỗ dựa cho anh ấy bởi vì bạn có mục đích nào đó cần hoàn thành qua anh ấy, thế thì đó là hoa giả, hoa nhựa.
Và bạn bị nặng gánh bởi biết bao nhiêu thứ nhựa - đó mới là vấn đề. Thế giới không phải là vấn đề. Cái gọi là những người tôn giáo cứ nói mãi, "Từ bỏ thế giới." Tôi nói với bạn rằng thế giới không phải là vấn đề chút nào. Từ bỏ là giả dối - đó mới là vấn đề. Từ bỏ cái giả dối - đó mới là vấn đề. Không có nhu cầu từ bỏ gia đình bạn nhưng lại phải từ bỏ tất cả những gia đình giả đó mà bạn đã tạo ra ở đó.
Hãy thật sự, chân thực. Đôi khi sẽ rất đau đớn để là thật sự và để chân thực, điều đó không rẻ đâu. Là không thật và không chân thực thì rẻ rúng, thuận tiện, thoải mái. Đó là thủ đoạn, chiến lược để bảo vệ bản thân mình; đó là áo giáp. Nhưng thế thì bạn sẽ bỏ lỡ chân lí mà bạn đã từng mang trong linh hồn mình. Thế thì bạn sẽ chẳng bao giờ biết Thượng đế là gì, bởi vì Thượng đế chỉ có thể được biết tới bên trong bạn. Trước hết là bên trong, thế rồi bên ngoài; trong trước, ngoài sau - bởi vì đó là điều gần nhất với bạn, bản thể riêng của bạn. Nếu bạn bỏ lỡ Thượng đế ở đó, làm sao bạn có thể thấy Thượng đế trong Krishna, Christ, Phật? Tất cả đều vô nghĩa. Bạn không thể thấy được Thượng đế trong Christ nếu bạn không thể thấy Thượng đế trong bản thân mình. Và làm sao bạn có thể thấy Thượng đế trong bản thân mình nếu bạn liên tục tạo ra dối trá quanh bản thân mình? Dối trá nhiều tới mức bạn gần như quên mất con đường về bản thể mình. Bạn lạc trong rừng rậm những dối trá.
Frederick Nietzsche đã nói rằng con người không thể sống được nếu thiếu dối trá; và đối với chín mươi chín phần trăm mọi người thì ông ấy đúng. Tại sao con người không thể sống mà không dối trá? - bởi vì dối trá vận hành như bộ đệm, cái giảm xóc. Dối trá hoạt động như bôi trơn dầu mỡ; bạn không va chạm với mọi người. Bạn mỉm cười và người khác mỉm cười - đây là bôi trơn dầu mỡ. Bạn có thể cảm thấy giận dữ bên trong, bạn có thể đầy phẫn nộ, nhưng bạn cứ nói với vợ mình "Anh yêu em." Bày tỏ phẫn nộ là lâm vào rắc rối.
Nhưng nhớ lấy, chừng nào bạn còn chưa thể bày tỏ phẫn nộ của mình, bạn sẽ chẳng bao giờ biết cách bày tỏ tình yêu của mình. Một người không thể giận dữ được thì cũng không thể yêu thương được, bởi vì người đó phải kìm nén cơn giận của mình nhiều tới mức người đó trở thành không có khả năng bày tỏ bất kì cái gì khác - bởi vì mọi thứ đều được nối với nhau bên trong bản thể bạn, chúng không tách rời. Không có vách ngăn kín giữa giận và yêu; chúng tất cả cùng nhau, trộn lẫn với nhau. Đó là cùng một năng lượng. Nếu bạn kìm nén giận bạn sẽ phải kìm nén cả yêu nữa. Nếu bạn bày tỏ tình yêu, bạn sẽ ngạc nhiên - giận dữ đang nảy sinh cùng nó. Hoặc là đè nén tất, hoặc tất cả sẽ phải được bày tỏ. Bạn phải hiểu số học này của tính thống nhất hữu cơ bên trong của bạn. Hoặc là bày tỏ hoặc là kìm nén. Chọn lựa không phải là ở chỗ bạn có thể kìm nén giận dữ và bày tỏ tình yêu; thế thì tình yêu của bạn sẽ giả dối bởi vì nó sẽ không có nồng nhiệt nào, nó sẽ không có phẩm chất của sự nồng nàn. Nó sẽ chỉ là thói cầu kì, hiện tượng mềm yếu, và bạn bao giờ cũng sợ khi đi sâu vào trong nó.
Mọi người chỉ giả vờ yêu bởi vì họ được trông đợi yêu. Họ yêu con mình, họ yêu vợ hay chồng mình, bạn mình, bởi vì những người này được trông đợi làm cùng điều đó. Họ hoàn thành những điều này cứ dường như chúng là nghĩa vụ. Không có lễ hội trong chúng. Bạn về nhà và bạn xoa đầu trẻ con chỉ bởi vì điều đó được trông đợi, chỉ bởi vì điều đó là điều phải làm, nhưng không có niềm vui trong nó - nó lạnh nhạt, nó chết. Và đứa trẻ sẽ chẳng bao giờ có khả năng tha thứ cho bạn, bởi vì cái xoa đầu lạnh nhạt là xấu. Và đứa trẻ cảm thấy lúng túng, bạn cảm thấy lúng túng.
Bạn làm tình với người đàn bà của mình nhưng bạn chẳng bao giờ đi xa vào trong đó. Nó có thể đưa bạn đi thực xa đấy, nó có thể đưa bạn tới phúc lạc tối thượng, bạn có thể tan biến trong nó. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ cho phép cơn giận của mình và bạn chưa bao giờ được tan biến trong cơn giận của mình, thì làm sao bạn có thể cho phép tình yêu làm tan biến bạn? Và điều đó đã xảy ra nhiều lần - bạn sẽ ngạc nhiên - rằng người yêu đã giết người đàn bà bởi vì anh ta đã cho phép tình yêu của mình và thế rồi bỗng nhiên cơn giận tới. Người ta biết rõ sự kiện là nhiều lần người yêu đã đơn giản giết chết người đàn bà, bóp cô ấy chết ngạt - và anh ta không phải là kẻ giết người; xã hội chịu trách nhiệm. Anh ta đơn giản đã thách thức quá nhiều và đi quá sâu vào tình yêu. Khi bạn đi quá sâu bạn trở thành hoang dã, bởi vì nền văn minh của bạn ở trên bề mặt. Thế rồi cơn giận phát sinh, thế rồi mọi cái ẩn kín bên trong bạn phát sinh và thế rồi bạn gần như điên.
Để tránh cái điên khùng đó bạn làm tình theo cách rất hời hợt. Nó chưa bao giờ là một hiện tượng to lớn. Vâng, mọi người đúng khi họ nói rằng điều đó cũng giống như hắt hơi: nó làm thảnh thơi căng thẳng, nó làm nhẹ cho bạn năng lượng nào đó đã đè nặng lên bạn. Nhưng đây không phải là bức tranh thực của tình yêu. Tình yêu phải là cực lạc - không giống như hắt hơi, không chỉ là xả ra mà là việc nhận ra, việc giải thoát. Chừng nào bạn còn chưa biết tình yêu như sự giải thoát, như cực lạc, như samadhi, thì bạn vẫn còn không biết tình yêu. Nhưng điều đó là có thể chỉ nếu bạn không giả, nếu bạn đã đích thực trong mọi thứ - nếu bạn cho phép cơn giận, nếu bạn đã cho phép tiếng cười, nếu bạn đã cho phép nước mắt, nếu bạn đã cho phép tất cả. Nếu bạn chưa bao giờ là lực phòng ngừa, bạn chưa bao giờ giữ bất kì cái gì, bạn chưa bao giờ kiểm soát - nếu bạn đã sống cuộc sống không kiểm soát.
Và nhớ, với kiểm soát tôi không ngụ ý cuộc sống phóng túng. Cuộc sống không kiểm soát có thể có kỉ luật lớn lao, nhưng kỉ luật này không bị áp đặt từ bên ngoài. Nó không phải là thái độ chấp thuận. Kỉ luật tới từ kinh nghiệm bên trong riêng của bạn. Nó tới từ sự đương đầu với mọi khả năng của con người bạn. Nó tới bằng việc kinh nghiệm tất cả các khía cạnh, nó tới bằng việc khám phá tất cả các chiều hướng. Nó tới từ hiểu biết. Bạn đã giận dữ và bạn đã hiểu ra điều gì đó trong nó - hiểu biết đó đem tới kỉ luật. Nó không phải là kiểm soát. Kiểm soát là xấu, kỉ luật là đẹp.
Từ 'discipline - kỉ luật' về cơ bản ngụ ý khả năng học, do đó mới có từ 'disciple - môn học.' Nó không ngụ ý kiểm soát, nó ngụ ý có khả năng học tập. Người có kỉ luật là người cứ học qua các kinh nghiệm cuộc sống, người cứ đi vào mọi thứ, không sợ hãi - người mạo hiểm, người thám hiểm và phiêu lưu, người bao giờ cũng sẵn sàng đi vào trong đêm tối của cái không biết, người không níu bám vào cái đã biết và người bao giờ cũng sẵn sàng phạm sai lầm, người bao giờ cũng sẵn sàng rơi xuống rãnh và người bao giờ cũng sẵn sàng bị người khác cười. Chỉ những người đủ dũng cảm bị gọi là ngu mới có khả năng sống và yêu và biết và hiện hữu.
Trưởng thành tới qua những kinh nghiệm ngày một nhiều, ngày một sâu về cuộc sống, không phải bởi việc né tránh cuộc sống. Bằng việc né tránh cuộc sống bạn vẫn còn trẻ con.
Một điều thêm nữa: khi tôi nói giống như đứa trẻ tôi không ngụ ý tính trẻ con. Đứa trẻ phải mang tính trẻ con; bằng không nó sẽ bỏ lỡ kinh nghiệm lớn đó của thời thơ ấu. Nhưng dù bạn trẻ hay già, tính trẻ con đơn giản biểu lộ rằng bạn đã không phát triển. Giống như đứa trẻ là hiện tượng hoàn toàn khác. Điều đó ngụ ý gì? Một, đứa trẻ bao giờ cũng toàn bộ - bất kì điều gì đứa trẻ đang làm nó cũng đều trở nên bị cuốn hút vào trong đó, nó chưa bao giờ mang tính bộ phận. Nếu nó đi nhặt vỏ sò trên bãi biển, thế thì mọi thứ khác đơn giản biến mất khỏi ý thức của nó, thế thì mọi thứ mà nó quan tâm chỉ là vỏ sò và bãi biển. Nó bị cuốn hút vào trong đó, hoàn toàn bị mất hút trong đó. Phẩm chất đó của việc là toàn bộ là một trong những nền tảng của việc giống như đứa trẻ. Đó là sự tập trung, đó là sự mãnh liệt, đó là tính toàn thể.
Và điều thứ hai: đứa trẻ hồn nhiên. Nó hoạt động từ trạng thái không biết gì. Nó chưa bao giờ hoạt động từ tri thức bởi vì nó không có. Bạn bao giờ cũng hoạt động từ tri thức. Tri thức nghĩa là quá khứ, tri thức nghĩa là cái cũ và cái được nói cho, tri thức nghĩa là cái bạn đã cóp nhặt. Và mọi tình huống mới đều mới, không tri thức nào áp dụng được cho nó. Tôi không nói về kĩ nghệ và công nghệ - tại đó, quá khứ là áp dụng được bởi vì máy là máy. Nhưng khi bạn cư xử trong bầu không khí con người, khi bạn đang trao đổi với người sống, thì không tình huống nào lặp lại bất kì tình huống nào khác. Mỗi tình huống đều duy nhất. Nếu bạn muốn hoạt động đúng trong nó bạn sẽ phải hoạt động qua trạng thái của dốt nát, như đứa trẻ. Đừng đem tri thức của bạn vào trong nó, quên hết tri thức đi. Đáp ứng với cái mới như cái mới, đừng đáp ứng với cái mới từ cái cũ. Nếu bạn đáp ứng từ cái cũ, bạn sẽ lỡ: sẽ không có cây cầu giữa bạn và điều đang xảy ra quanh bạn. Bạn bao giờ cũng muộn, bạn bao giờ cũng cứ lỡ tàu.
Mọi người cứ mơ mộng đi mơ mộng lại về chuyến tàu, và họ bao giờ cũng bỏ lỡ nó. Trong giấc mơ, người này xô tới, chạy tới ga, và đến lúc người này tới nơi thì tàu đã đi rồi. Giấc mơ này cứ xảy ra đi xảy ra lại cho hàng triệu người, đây là một trong những giấc mơ thông thường nhất. Sao giấc mơ này lại cứ tới đi tới lại cho hàng triệu người trên trái đất vậy? Họ đang bỏ lỡ cuộc sống. Họ bao giờ cũng muộn. Họ bao giờ cũng là lỗ hổng. Họ cố gắng, nhưng chiếc cầu chẳng bao giờ được làm ra. Họ không thể cảm thông, họ không thể đi vào bất kì cái gì, cái gì đó che giấu. Nó là gì vậy? Chính tri thức đang che giấu.
Tôi dạy bạn dốt nát. Và khi tôi nói giống như đứa trẻ tôi ngụ ý bao giờ cũng học tập, đừng bao giờ trở nên am hiểu. Tri thức là hiện tượng chết, học tập là quá trình sống. Và người học phải nhớ điều này - người đó không thể hoạt động từ quan điểm của tri thức.
Bạn không theo dõi và quan sát điều đó sao? - đứa trẻ nhỏ học nhanh thế. Nếu đứa trẻ sống trong bầu không khí đa ngữ nó học tất cả các ngôn ngữ này. Nó học ngôn ngữ người mẹ nói, người cha nói, hàng xóm nói - nó có thể học ba, bốn, năm ngôn ngữ rất dễ dàng, không khó khăn gì. Một khi bạn đã biết một ngôn ngữ thì lại rất khó học ngôn ngữ khác bởi vì bây giờ bạn bắt đầu hoạt động từ quan điểm của sự thông thạo. Người ta nói bạn không thể dạy cho con chó già các trò mới. Điều đó đúng. Nhưng cái gì làm cho con chó già? - không phải tuổi vật lí, bởi vì một Socrates cứ học đến cùng, ngay cả khi ông ấy sắp chết. Vị Phật cứ học tới chính tận cùng. Cái gì làm cho con chó già? - tri thức làm cho con chó già.
Phật vẫn còn trẻ, Krishna vẫn còn trẻ. Chúng ta không có lấy một bức tượng về Phật hay Krishna mô tả họ như người già. Không phải là họ chẳng bao giờ trở nên già! Krishna sống tới độ tuổi tám mươi, trở nên rất già, nhưng cái gì đó trong ông ấy bao giờ cũng vẫn còn trẻ trung, như trẻ thơ. Ông ấy liên tục hoạt động từ trạng thái không biết.
Cho nên điều thứ nhất, khi tôi nói giống như trẻ con tôi ngụ ý toàn bộ. Và điều thứ hai, vẫn là người học, hoạt động từ trạng thái không biết. Đó là hồn nhiên: hoạt động từ không biết là hồn nhiên.
Và điều thứ ba, và điều cuối cùng: đứa trẻ có phẩm chất tự nhiên của tin cậy; bằng không thì nó không thể tồn tại được. Khi đứa trẻ được sinh ra nó tin cậy vào người mẹ, tin cậy vào sữa, tin cậy rằng sữa sẽ nuôi dưỡng nó, tin cậy rằng mọi sự đều tốt. Tin cậy của nó là tuyệt đối, không có hoài nghi về bất kì cái gì. Nó không sợ bất kì cái gì. Tin cậy của nó nhiều tới mức người mẹ đâm sợ - bởi vì đứa con có thể đi và bắt đầu chơi với rắn. Tin cậy của nó nhiều tới mức đứa trẻ có thể đi và thò tay vào lửa. Tin cậy của nó nhiều thế - nó không biết sợ, nó không biết hoài nghi. Đó là phẩm chất thứ ba.
Nếu bạn có thể biết tin cậy là gì, nếu bạn có thể học lại những cách thức của tin cậy, chỉ thế thì bạn mới biết tính thượng đế là gì, chỉ thế thì bạn mới đi tới nhận ra chân lí là gì. Điều này phải được hiểu.
Khoa học phụ thuộc vào hoài nghi - đó là lí do tại sao toàn thể nền giáo dục đã trở thành nền giáo dục của hoài nghi. Khoa học phụ thuộc vào hoài nghi, nó không thể phát triển mà thiếu hoài nghi. Tính tôn giáo phụ thuộc vào tin cậy, nó không thể xảy ra được nếu thiếu tin cậy. Đây là các chiều hướng đối lập hẳn nhau.
Nhớ lấy, nếu bạn đem tin cậy vào trong công trình khoa học, bạn sẽ làm lỡ toàn bộ vấn đề. Bạn sẽ không có khả năng phát hiện ra điều gì. Hoài nghi là phương pháp luận ở đó. Bạn phải hoài nghi và hoài nghi và hoài nghi; bạn phải cứ hoài nghi cho tới khi bạn loạng choạng vào cái gì đó không thể bị hoài nghi được, cái rõ ràng sờ sờ ra đó. Chỉ thế thì, trong bất lực, bạn phải chấp nhận nó - nhưng vẫn cứ còn một chút xíu hoài nghi rằng ngày mai những sự kiện mới có thể nảy sinh và toàn thể mọi sự sẽ phải bị vứt bỏ. Cho nên chỉ trong thời gian hiện tại... Khoa học chưa bao giờ đi tới bất kì chân lí tối thượng nào mà chỉ chân lí ướm thử, chân lí xấp xỉ. Chỉ với thời gian hiện tại nó mới được chấp nhận là chân lí vì ai mà biết được? - ngày mai các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra những sự kiện mới, dữ liệu mới. Cho nên khoa học chỉ đi tới các giả thuyết, không dứt khoát, tuỳ ý. Điều Newton đã phát hiện ra đã bị Einstein vứt xuống cống, và điều ông này phát hiện ra sẽ bị ai đó khác vứt đi. Trong khoa học, hoài nghi là phương pháp luận. Tin cậy không được cần tới. Bạn phải tin cậy chỉ khi không có khả năng nào cho hoài nghi - và điều đó nữa cũng không dứt khoát, cho thời hiện tại thôi, trong một loại tình trạng không thể tự lực được. Bạn có thể làm được gì? - bởi vì không hoài nghi nào thêm là có thể được. Bạn đã nhìn tứ bề và mọi hoài nghi đã bị tan biến và một loại chắc chắn đã phát sinh.
Tôn giáo là chiều hướng đối lập hẳn lại. Cũng như trong khoa học hoài nghi là phương pháp, trong tôn giáo tin cậy là phương pháp. Tin cậy ngụ ý gì? Nó ngụ ý rằng chúng ta không tách rời khỏi sự tồn tại, rằng chúng ta là một phần của nó, rằng đây là nhà của chúng ta. Rằng chúng ta thuộc vào nó, rằng nó thuộc vào chúng ta, rằng chúng ta không vô gia cư, rằng vũ trụ là vũ trụ mang tính mẹ. Chúng ta có thể là những con trẻ đối với vũ trụ cũng như đứa trẻ tin cậy rằng bất kì khi nào nhu cầu phát sinh thì mẹ sẽ tới và chăm nom - khi nó đói mẹ sẽ tới và cho nó ăn, khi nó lạnh mẹ sẽ tới và ôm ghì nó và cho hơi ấm, tình yêu, sự chăm sóc. Đứa trẻ tin cậy. Mọi điều nó cần làm là ở chỗ bất kì khi nào nó cần thì nó phải khóc để thu hút sự chú ý của mẹ về nó, có vậy thôi.
Tôn giáo nói vũ trụ này là mẹ của chúng ta hay bố của chúng ta, do đó mới có những cách diễn đạt này. Jesus đã gọi Thượng đế là abba, còn tốt hơn gọi cha nhiều. 'Cha' là từ chính thức, 'abba' là không chính thức. Nếu bạn phải dịch 'abba' cho đúng, nó sẽ gần với daddy (bố) hơn với cha. Nhưng để gọi Thượng đế là daddy (bố) thì có vẻ hơi chút ngớ ngẩn; nhà thờ sẽ không cho phép điều đó. Nhà thờ sẽ nói điều này là không đúng. Nhưng Jesus thường gọi ông ấy là abba, chính là bố.
Trong thực tế, lời cầu nguyện phải là không hình thức. "Cha" có vẻ xa xăm thế. Không có gì ngạc nhiên là bằng việc gọi Thượng đế là 'Cha' chúng ta đã để ngài ra xa, ở cách xa đâu đó, trên trời. Bố cho cảm giác gần hơn - bạn có thể chạm vào ông ấy, ông ấy gần như chạm vào được, bạn có thể nói với ông ấy. Với Thượng đế-Cha ngồi đâu đó cao trên trời bạn có thể cứ hét lên và bạn vẫn không thể tin cậy liệu bạn sẽ có khả năng đạt tới ông ấy hay không.
Tôn giáo là cách tiếp cận kiểu trẻ con tới sự tồn tại: thế giới trở thành người mẹ hay người cha. Bạn không chống lại tự nhiên, bạn không tranh đấu với tự nhiên. Không có tranh đấu, có sự hợp tác lớn. Tranh đấu dường như là ngu xuẩn và ngớ ngẩn.
Hoài nghi không có tác dụng trong kinh nghiệm tôn giáo, cũng như tin cậy không có tác dụng trong thám hiểm khoa học. Khoa học nghĩa là thám hiểm bên ngoài và tôn giáo nghĩa là thám hiểm bên trong. Khoa học là tôn giáo của đồ vật, tôn giáo là khoa học của hiện hữu. Cũng như bạn không thể nhìn hoa qua tai - dù bạn có cái tai nhạy cảm đến đâu, dù bạn có cái tai âm nhạc tới đâu, bạn không thể nhìn thấy hoa qua tai. Tai chỉ có thể bắt lấy âm thanh, nó có những giới hạn của nó. Nếu bạn muốn nhìn mầu sắc, ánh sáng, hình dạng, bạn sẽ phải nhìn qua mắt. Mắt đẹp thế nhưng chúng có những giới hạn của chúng - bạn không thể nghe âm nhạc qua mắt. Ngay cả âm nhạc lớn nhất sẽ không thể thấm vào mắt được. Mắt là điếc, bạn sẽ phải nghe qua tai.
Hoài nghi là cánh cửa tới sự vật. Tin cậy là cánh cửa tới hiện hữu. Chỉ qua tin cậy người ta mới biết tới tính thượng đế.
Và nhớ, bạn có thể phạm ảo tưởng theo hai cách. Cái gọi là người tôn giáo đã từng đánh khoa học, nhà thờ đã từng đánh khoa học. Đó là trận đánh ngu xuẩn bởi vì nhà thờ muốn khoa học phụ thuộc vào tin cậy. Và bây giờ khoa học đang trả thù - bây giờ khoa học muốn tôn giáo cũng phụ thuộc vào hoài nghi, vào nghi ngại, vào logic. Con người ngu xuẩn tới mức con người cứ lặp đi lặp lại cùng sai lầm. Nhà thờ thời Trung Cổ ngu xuẩn; bây giờ những người nghĩ họ là nhà khoa học cũng lại làm cùng điều ngu xuẩn đó.
Con người của hiểu biết sẽ nói rằng hoài nghi có thế giới riêng của nó. Bạn có thể dùng hoài nghi làm phương pháp nhưng nó có những giới hạn của nó. Và tin cậy cũng có thế giới riêng của nó, nhưng nó cũng có những giới hạn của nó. Không có nhu cầu dùng tin cậy để biết về sự vật và không có nhu cầu để hoài nghi về cái bên trong; nếu thế thì bạn đang tạo ra đống lộn xộn. Nếu tin cậy được dùng cho thám hiểm khoa học, khoa học sẽ không được sinh ra chút nào. Đó là lí do tại sao ở phương Đông khoa học vẫn còn rất thô sơ.
Tôi đã bắt gặp các nhà khoa học Ấn Độ - ngay cả nhà khoa học ở Ấn Độ, người có thể có mọi giáo dục có thể có ở phương Tây, người có thể được giải thưởng, hay có thể thậm chí người đó được giải thưởng Nobel, vẫn còn ở đâu đó, sâu bên dưới, không khoa học, mê tín. Người đó cứ cố gắng theo cách nào đó - có chủ ý hay không chủ ý với người đó, nhận biết hay không nhận biết - áp đặt tin cậy lên thế giới bên ngoài. Và chính người rất, rất tôn giáo ở phương Tây vẫn còn lại đâu đó, sâu bên dưới, sự hoài nghi. Phương Tây đã thám hiểm các khả năng của hoài nghi và phương Đông đã thám hiểm các khả năng của tin cậy.
Bạn phải dùng cả hai. Và tôi gọi người đó là con người của hiểu biết, người có thể dùng cả hai. Khi làm việc trong phòng thí nghiệm người đó dùng hoài nghi, nghi ngờ, logic; khi cầu nguyện trong đền chùa, khi thiền, người đó dùng tin cậy. Và người đó tự do - người đó không bị giới hạn bởi tin cậy cũng không bị giới hạn bởi hoài nghi.
Đừng bị giới hạn bởi tai bạn hay bởi mắt bạn, bằng không bạn sẽ vẫn còn nghèo nàn. Bạn có cả hai! - cho nên khi bạn muốn nhìn, dùng mắt, và khi bạn muốn nghe, nhắm mắt lại. Không phải ngẫu nhiên mà khi nghe âm nhạc người ta lại nhắm mắt lại. Nếu bạn biết cách nghe âm nhạc bạn sẽ nhắm mắt lại, bởi vì mắt không còn được cần tới.
Vấn đề cũng thế đối với hoài nghi và tin cậy. Tin cậy là phẩm chất của trẻ con. Ba phẩm chất này, phẩm chất của việc là toàn bộ, phẩm chất của vẫn còn dốt nát mặc cho có tri thức, và phẩm chất của tin cậy - đây là ý nghĩa.
Tính trẻ con là một loại trạng thái xúc động tình cảm. Điều đó không cần cho bạn. Mọi đứa trẻ đều phải được phép ngây thơ, và mọi người lớn phải được phép là người lớn, nhưng người lớn cũng có thể có phẩm chất của việc là đứa trẻ. Tính ngây thơ là không cần thiết, phẩm chất cuồng nộ trẻ nhỏ là không cần thiết, tình cảm đó là không cần thiết - nhưng trưởng thành có thể bao trùm đầy đủ các phẩm chất của việc như trẻ nhỏ. Không có mâu thuẫn giữa chúng. Thực tế, bạn có thể trở nên trưởng thành chỉ nếu bạn giống như đứa trẻ.
Nhưng nếu tính trẻ con của bạn vẫn còn không được hoàn thành thì bạn phải cho phép nó. Để nó tới, và để nó được hoàn thành - càng sớm càng tốt, bằng không nó sẽ cứ bám víu lấy bạn tới cùng. Cho phép nó bày tỏ và nó sẽ đi. Một khi nó được phép nó sẽ có thời gian và sẽ đi, và nó sẽ rời khỏi bạn rất mãn nguyện. Tốt hơn cả là đi vào nó ngay bây giờ hơn là trì hoãn nó - bởi vì bạn càng trì hoãn thì lại càng trở nên khó hơn - và thế thì bạn sẽ thấy phẩm chất như trẻ con nảy sinh. Tính trẻ con sẽ biến mất. Nó tạm thời có đó, thế rồi nó sẽ ra đi và đứa trẻ của bạn sẽ tươi tắn và trẻ trung. Và sau khi đứa trẻ đó được đạt tới, bạn sẽ bắt đầu phát triển. Thế thì bạn có thể trở nên trưởng thành. Bạn không thể trưởng thành với tất cả những dối trá mà bạn đang mang quanh mình. Bạn có thể trưởng thành chỉ khi bạn trở nên thực, khi bạn trở nên đúng.
Từ dục tới dâm dục
Thực sự có thể vứt bỏ dục bằng việc đi qua nó không? Dường như là tâm trí và thân thể tôi sẽ chẳng bao giờ dừng đòi hỏi về nó.
Nhưng tại sao bạn lại vội vàng vứt bỏ nó đi thế? Nếu bạn vội vã bỏ nó đi như vậy, bạn sẽ chẳng bao giờ có khả năng vứt bỏ nó đi đâu. Chính sự vội vã, chính ham muốn vứt bỏ nó sẽ không cho phép bạn hiểu nó một cách toàn bộ. Làm sao bạn có thể hiểu cái gì đó mà bạn đã quyết định là sai, rằng nó phải bị vứt bỏ? Bạn đã phán xét, bạn đã không lắng nghe! Cho tính dục của bạn một cơ hội đi.
Tôi nghe nói rằng Mulla Nasruddin được làm Thẩm phán Công lí. Vụ kiện thứ nhất đưa ra ở toà và anh ấy nghe một bên. Thế rồi anh ấy nói, "Đợi đã, bây giờ hãy nghe phán quyết của tôi." Thư kí toà án phân vân bởi vì anh ta chưa nghe bên đối lập.
Viên thư kí nghiêng người lại gần Nasruddin và nói, "Ông ấy đang làm gì vậy, thưa ông ấy? Phán quyết sao? - ông ấy còn chưa nghe bên kia!"
Nasruddin nói, "Anh ngụ ý gì, bên kia sao? Anh muốn làm tôi lẫn lộn sao? Bây giờ mọi sự đều rõ ràng! Và nếu tôi nghe bên kia tôi sẽ lại bị lẫn lộn. Thế thì phán quyết sẽ rất khó."
Nhưng điều đó có phải là phán quyết không? Bạn chưa nghe bên kia chút nào. Bạn đã nghe cái gọi là các thánh nhân từ nhiều thời đại rồi - họ rất to mồm. Toàn thể năng lượng dục của họ đã trở thành việc nói chống lại dục - bạn đã nghe họ. Bạn chưa bao giờ cho tính dục riêng của mình một cơ hội để có tiếng nói của nó. Không, điều này sẽ không đúng, bạn đang bị định kiến. Tại sao? Ai mà biết được? Điều đó có thể không phải là điều cần phải vứt bỏ thì sao. Thế thì...? Ai mà biết được? Cứ có tính dục có thể là điều đúng thì sao. Vẫn cởi mở đi. Tôi không nói điều gì ngoại trừ việc vẫn còn cởi mở. Thiền sâu vào. Trong khi bạn làm tình, để tính thiền thấm vào hành động yêu của bạn. Quan sát! Và quên tất cả các định kiến mà bạn đã được giáo dục - tất cả những huấn luyện chống lại dục đều làm cho bạn nhiều dục tình hơn, và thế rồi bạn nghĩ tính dục là vấn đề cho bạn. Không phải bản thân năng lượng dục là vấn đề. Chính tâm trí chống dục mới tạo ra suy đồi.
Tất cả các tôn giáo đều là nguồn gốc của suy đồi. Khi tôi nói tất cả các tôn giáo, tôi không ngụ ý Phật, tôi không ngụ ý Mahavira, tôi không ngụ ý Krishna, tôi không ngụ ý Christ hay Mohammed; tôi ngụ ý các tín đồ. Họ đã là cội nguồn - cội nguồn lớn. Và cái gì thực sự xảy ra? Họ đã quan sát Phật và họ đã thấy rằng dục phải biến mất, cho nên họ làm điều đó thành một châm ngôn rằng dục phải biến mất. Bạn chỉ có thể trở thành vị Phật khi dục đã biến mất - họ đã làm ra một châm ngôn, họ làm nó thành qui tắc. Và điều này đẩy mọi sự vào trật tự sai. Dục biến mất bởi vì Phật đã đi tới cội nguồn bên trong của mình, không theo đường vòng khác. Không phải là ông ấy đã vứt bỏ dục và đó là lí do tại sao ông ấy đã trở thành Phật - ông ấy đã trở thành vị Phật, do đó dục đã biến mất. Nhưng từ bên ngoài mọi người quan sát Phật và họ thấy dục đã biến mất - cho nên vứt bỏ dục đi nếu bạn muốn trở thành vị Phật. Phật không quan tâm tới tiền, cho nên họ nghĩ, "Trở nên không quan tâm tới tiền nếu bạn muốn trở thành vị Phật."
Nhưng tất cả những điều này đều là cách tiếp cận sai! Đây không phải là tìm nguyên nhân, mà là việc hiểu lầm hậu quả là nguyên nhân. Nguyên nhân là ở bên trong phật tính. Ông ấy đã trở nên được thức tỉnh về bản thể bên trong của mình. Khi người ta trở nên được thức tỉnh về bản thể bên trong của mình, người ta phúc lạc tới mức ai còn bận tâm về dục? Ai đi xin những khoảnh khắc hoan lạc nhỏ bé từ người nào đó khác? Ai cứ đi xin? Khi bạn là hoàng đế và bạn có kho báu, kho báu vô hạn bên trong mình, bạn sẽ không đi hỏi xin người đàn bà, bạn sẽ không đi hỏi xin người đàn ông, cho bạn vài khoảnh khắc của hoan lạc. Và bạn biết rằng cô ấy đang hỏi xin và bạn đang hỏi xin - cả hai đều là những kẻ đi xin đứng trước nhau với bình bát ăn xin: "Em cho anh vài khoảnh khắc của hoan lạc đi, anh sẽ cho em vài khoảnh khắc của hoan lạc." Và cả hai đều là kẻ ăn xin! Làm sao kẻ ăn xin có thể cho được?
Nhưng tôi không nói điều gì đó là sai trong đó đâu. Trong khi phật tính còn chưa xảy ra cho bạn, mọi điều sẽ tiếp tục - chẳng cái gì sai cả. Với khoảnh khắc này đừng phán xét - phán xét là sai. Trở nên mang tính quan sát nhiều hơn, chấp nhận nhiều hơn, thảnh thơi nhiều hơn với năng lượng của bạn. Bằng không bạn sẽ gặp rắc rối mà các thánh nhân Ki tô giáo đã từng gặp trong nhiều thời đại.
Tôi đã nghe nói về Jerome, một thánh nhân Ki tô giáo rất nổi tiếng. Ông ấy chống lại thân thể nhiều tới mức ông ấy dùng roi quất vào thân mình mọi ngày. Máu chảy ròng ròng từ thân thể ông ấy, và hàng nghìn người tới xem sự khổ hạnh lớn lao này. Bây giờ cả hai đều ốm yếu: Jerome là kẻ tự bạo và những người tụ tập cùng xem hiện tượng lớn lao này cũng là những kẻ tàn bạo. Họ muốn hành hạ mọi người, họ có ham muốn hành hạ lớn lao - họ không thể, và người này đang làm điều đó theo cách riêng của mình; họ rất sung sướng xem điều đó. Cả hai đều bệnh hoạn.
Jerome đã kết án thân thể là "thân thể kinh tởm, cái bọc cứt." Ông ấy bị dằn vặt trong hang động bởi hình ảnh về gái đẹp. Ông ấy cho phép hôn nhân nhưng rất miễn cưỡng - bởi vì đó là cách duy nhất để tạo ra gái trinh. Lí do là để tạo ra gái trinh - sinh linh hoàn hảo nhất trên trái đất. Cho nên dục là điều xấu cần thiết, đó là lí do tại sao ông ấy lại cho phép hôn nhân; bằng không đó là tội lỗi.
Người khác, Clement ở Alexandria, đã viết: "Mọi đàn bà phải tràn ngập xấu hổ với ý nghĩ rằng mình là đàn bà - bởi vì nó là cánh cửa dẫn tới địa ngục."
Tôi bao giờ cũng bị ngạc nhiên bởi những người này. Nếu đàn bà là cánh cửa dẫn tới địa ngục, thế thì không đàn bà nào có thể vào địa ngục được - cánh cửa tự nó không thể đi vào được. Đàn ông có thể vào địa ngục qua đàn bà, được rồi - thế đàn bà thì sao? Họ tất cả phải ở trên thiên đường, tự nhiên quá đi rồi! Thế đàn ông thì sao? Nếu đàn bà là cánh cửa tới địa ngục thì đàn ông là gì? - bởi vì những kinh sách này đã được viết ra bởi đàn ông và tất cả các thánh nhân này đều là đàn ông.
Thực tế, đàn bà chưa bao giờ thần kinh đến vậy; đó là lí do tại sao bạn lại không nghe nói về nhiều nữ thánh nhân. Họ bình thường hơn, họ thực tế hơn. Họ không ngu ngốc như đàn ông đã tỏ ra vậy. Họ duyên dáng hơn và tròn trĩnh hơn trong bản thể mình, bắt rễ hơn vào đất, định tâm hơn. Do đó, bạn không nghe nói về nhiều đàn bà như Clement ở Alexandria - bạn không thể tìm thấy một người đàn bà tương tự. Không đàn bà nào đã từng nói rằng đàn ông là cánh cửa tới địa ngục.
Và không phải là đàn bà không bao giờ là nhà huyền môn. Không, đã có Meera, và có Rabiya, và có Lalla ở Kashmir - nhưng họ chưa bao giờ nói điều gì như thế này. Ngược lại, Meera đã nói rằng tình yêu là cánh cửa tới Thượng đế.
Và vị thánh khác, Origen, đã tự thiến mình - những kẻ giết người, những người tự tử! Tất cả sự kìm nén này đã tạo ra bệnh hoạn lớn trong thế giới Ki tô giáo. Một xơ, Mathilde ở Magdeburg, đã cảm thấy bàn tay của Thượng đế vuốt ve ngực mình. Bây giờ sao Thượng đế lại gây ra rắc rối thế? Nhưng nếu bạn tránh đàn ông, thế thì bạn sẽ bắt đầu tạo ra tưởng tượng. Thế thì bạn sẽ phải đặt quá nhiều điều vào tưởng tượng của mình. Christine Ebner, một xơ khác, đã tin mình mang thai đứa con với Jesus. Đã có các tu sĩ mơ về giao hợp với Đức mẹ Đồng trinh Mary. Và bởi vì kìm nén lớn, các nữ tu viện và các tu viện đã trở thành nơi viếng thăm của cái gọi là các hồn xấu. Những con quỉ này lấy hình dạng hoặc là của succubi, những cô gái đẹp nhảy vào giường của những người hi vọng trở thành thánh nhân nam, hay incubi - những thanh niên đẹp trai làm ngắt quãng giấc ngủ hay việc thiền của các ni cô. Những bệnh hoạn như vậy nảy sinh trong Ki tô giáo mà mọi người bắt đầu mơ đủ mọi loại việc. Và nhiều xơ thú nhận trước toà rằng quỉ tới trong đêm và làm tình với họ. Họ thậm chí còn mô tả hình dạng vật lí của quỉ, loại bộ phận sinh dục nào quỉ có - toè ra, để cho nó đưa cả hai lỗ.
Bệnh hoạn, những người ốm yếu, thần kinh! Và những xơ này đã thú nhận trước toà rằng một khi bạn đã làm tình với quỉ rồi thì không đàn ông nào có thể thoả mãn được bạn - quỉ là người yêu lớn lao nhất, quỉ đem tới cực thích thế. Điều vô nghĩa này xảy ra không chỉ trong Ki tô giáo, nó đã xảy ra trên khắp thế giới. Nhưng Ki tô giáo đi tới đỉnh cao nhất của điều đó.
Xin đừng chống lại dục; bằng không bạn sẽ rơi vào cái bẫy của dục ngày một nhiều hơn. Nếu bạn muốn gạt bỏ nó bạn sẽ không bao giờ gạt bỏ được nó cả. Vâng, có một điểm siêu việt khi dục biến mất - nhưng điều đó không phải là bạn chống lại nó. Nó biến mất chỉ khi bạn thấy hạnh phúc hơn nảy sinh bên trong bản thể bạn, chưa bao giờ trước điều đó. Cái cao hơn phải được tìm thấy trước hết, thế rồi cái thấp hơn biến mất theo cách của nó.
Để điều đó là qui tắc nền tảng trong cuộc sống của bạn: Đừng bao giờ chống lại cái thấp hơn - đi tìm cái cao hơn. Đừng bao giờ chống lại cái thấp hơn, tìm cái cao hơn, và khoảnh khắc cái cao hơn bừng lên trên bạn thì bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng mối quan tâm vào cái thấp hơn đã biến mất.
Bạn hỏi, "Liệu có thể, thực sự có thể, vứt bỏ dục bằng việc đi qua nó không?"
Tôi không nói điều đó. Tôi nói rằng nếu bạn đi qua nó bạn sẽ có khả năng hiểu nó. Hiểu biết là tự do, hiểu biết giải thoát.
Tôi không chống lại dục, cho nên đừng vội vàng vứt bỏ nó. Nếu bạn muốn vứt bỏ nó, làm sao bạn có thể hiểu được nó? Và nếu bạn không hiểu nó, nó sẽ chẳng bao giờ biến mất cả! Và khi nó biến mất, điều đó không phải là dục đơn giản bị cắt rời khỏi bản thể bạn - không phải là bạn trở thành người không có dục. Khi dục biến mất, thực tế bạn trở thành nhiều thích thú giác quan hơn bao giờ bởi vì toàn thể năng lượng bị bản thể bạn hấp thu.
Vị Phật còn nhiều thích thú giác quan hơn bạn. Khi ông ấy ngửi, ông ấy ngửi mãnh liệt hơn bạn ngửi. Khi ông ấy chạm, ông ấy chạm toàn bộ hơn bạn chạm. Khi ông ấy nhìn hoa, ông ấy thấy hoa đẹp hơn bạn có thể thấy - bởi vì toàn thể năng lượng dục của ông ấy đã lan toả khắp các giác quan của ông ấy. Nó không còn nằm ở trong vùng sinh dục, nó đã ra khắp thân thể. Do đó, Phật đẹp thế - duyên dáng, duyên dáng siêu phàm - từ đâu mà nó tới? Nó là dục - đã được biến đổi, được tôn lên. Đó là cùng bùn bạn đã chê bai và kết án nay đã trở thành hoa sen.
Cho nên đừng bao giờ chống lại dục; nó sẽ trở thành hoa sen của bạn đấy. Và khi dục thực sự được tôn lên, bạn hiểu món quà dục lớn lao dường nào mà Thượng đế đã cho bạn. Nó là toàn thể cuộc sống của bạn, nó là toàn thể năng lượng của bạn. Trên bình diện thấp hơn, trên bình diện cao hơn - nó là năng lượng duy nhất bạn có. Cho nên đừng mang bất kì đối kháng nào, bằng không bạn sẽ trở nên bị kìm nén. Người kìm nén không thể hiểu biết được. Và người không thể hiểu được nó sẽ không bao giờ được tôn lên, không bao giờ được biến đổi.

Ads Belove Post