Read more
Osho – Đại Thủ Ấn
Chương 7. Lộ phi lộ
“Nếu Với con mắt Nhãn Vương nhìn thấu rõ
Vượt qua mọi đối đãi nhị nguyên
Dùng Pháp bảo để chế ngự những giãi đãi
Con đường Vô Hành là pháp môn của Đức Phật
Thực hành một cách không xao lãng
theo con đường nầy
Con sẽ đạt được quả vị Phật.
Thế gian vô thường này
Như ảo ảnh và giấc mộng, thực chất vốn là không
Hãy từ bỏ nó và rời xa những ràng buộc
Cắt đứt sợi dây tham ái và hận thù
Vào rừng sâu núi thẳm để thiền quán
Nếu đạt được sự bình thản mà không dụng công
Không bao lâu con sẽ thâm nhập Đại Thủ Ấn
Và đạt được quả vị Vô Chứng…”
Có hai con đường. Một là con đường của dũng sĩ, chiến binh. Con đường thứ hai là con đường của hoàng đế, con đường Hoàng Gia. Du già là con đường đầu tiên. Mật Tông là con đường thứ hai. Vì vậy, trước tiên, bạn cần nên hiểu con đường của dũng sĩ, một chiến binh, chỉ cưới vợ, bạn sẽ đủ khả năng hiểu thấu ý của Tilopa là gì khi ngài đề cập con đường Hoàng Gia. Một dũng sĩ phải chiến đấu từng thước, từng thước đất. Một chiến binh phải hung hãn. Một chiến binh phải bạo động. Kẻ thù cần phải bị tiêu diệt, hay là thống trị.
Du già muốn tạo nên sự xung đột trong bạn. Nó cho bạn sự khác biệt rõ rệt giữa điều đúng và điều sai, cái gì tốt, cái gì xấu. Cái gì thuộc về Thượng Đế và cái gì thuộc về Ma vương. Gần như tất cả mọi tôn giáo, ngọai trừ Mật Tông, theo con đường Du già. Họ phân chia thực tại. Họ tạo nên xung đột nội tại. Xuyên suốt xung đột họ xuất phát. Thí dụ, bạn phải có sân hận trong bạn. Con đường của dũng sĩ là phải hủy diệt sân hận bên trong. Bạn có nộ, tham và dục, và hàng triệu tạp kiến. Con đường của dũng sĩ là tiêu trừ những mê lầm, phủ định, và phát triển những gì khẳng định và thiện lành. Sân hận phải cần tiêu trừ để từ bi có thể tiến hoá. Sân hận cần tiêu trừ để lòng nhân ái phát sanh. Dục phải cắt đứt và nhường cho sự tịnh thân trong sạch (Brahmacharya). Du già chặt đứt bạn thành hai phần: Chánh và tà. Chánh phải thắng thiện.
Bạn sẽ làm gì? Sân hận an trú nơi đó. Du già khuyên bạn làm gì? Pháp này khuyên bạn nên tạo thói quen nhân ái, tạo nên đối cực, biến nó thành thói quen và bạn khởi sự hành động như người máy. Vì vậy, nó được gọi là con đường của dũng sĩ. Khắp thế giới, xuyên qua lịch sử, dũng sĩ được huấn luyện trong sự sống máy móc. Ông phải tạo cho ông các thói quen. Thói quen hoạt động vô ý thức. Họ không cần tỉnh thức. Họ vận hành không cần bạn. Nếu bạn có nhiều thói quen. Mọi người có thói quen. Bạn có thể quan sát sự kiện này. Một người lấy một gói thuốc từ trong túi, quan sát ông.
Có lẽ ông không nhận biết ông đang làm gì. Một cách máy móc, tay ông đưa vào túi áo, lấy ra gói thuốc, bắt đầu hút. Có lẽ ông ném đi phần còn lại, phần cuối cùng của điếu thuốc. Có lẽ ông hành động thông qua mọi cử chỉ mà không biết ông đang làm gì. Sự sống máy móc, chúng ta dạy dũng sĩ như vậy. Các dũng sĩ phải tuân lệnh và theo sao. Họ không cần ý thức. Khi họ được ra lệnh quẹo phải, họ phải quẹo. Họ không cần suy nghĩ, quẹo hay là không. Nếu họ suy nghĩ thì không thể. Chiến tranh không thể tiếp diễn trong thế gian này. Sự tư duy không cần thiết, kể cả ý thức. Họ chỉ đơn giản ý thức… là họ tuân theo mọi mệnh lệnh. Chỉ có vậy.
Sự ý thức tối thiểu. Đây là mệnh lệnh, lập tức, như một bộ máy, họ theo sau. Không phải ông quẹo phải khi được ra lệnh. Ông lắng nghe và học hỏi. Ông không quẹo. Ông trau giồi thói quen, như tắt đèn. Ngọn đèn không suy nghĩ gì nhiều, tắt hay là bật. Bạn bật công tắt là đèn sáng. Bạn ra lệnh “Quẹo trái!” Công tắt đèn được bật lên, và người này quẹo trái.
Nghe kể rằng, William James, có một lần, ông đang ngồi trong tiệm cà phê, có một người lính già, đã về hưu gần hai mươi năm, đang đi ngang với rổ trứng. Đột nhiên, William đùa giỡn với ông. Ông gọi lớn “Chú ý!” Người lính già tội nghiệp này lập tức đứng yên để chú ý. Rổ trứng rơi xuống từ tay ông, bể hết. Ông giận vô cùng. Ông chạy đến gầm lên “Chơi cái trò gì kỳ vậy?” William nói “Ông không cần nghe lệnh mà. Mọi người tự do được gọi chú ý phải không? Ông đâu bắt buộc phải nghe lệnh đâu. Ai bắt ông phải theo lệnh? Ông nên theo cách ông.” Người lính già bảo, “Không thể nào. Tự động rồi. Dĩ nhiên, qua hai mươi năm, từ ngày tôi ở trong quân đội, nhưng thói quen đã ăn sâu rồi. Quá nhiều năm được huấn luyện. Thói quen phản xạ ăn sâu rồi.”
Câu “thói quen phản xạ” hay. Được đặt ra bởi một tâm lý gia người Nga, Pavlov. Bạn đơn thuần phản xạ. Có ai ném cái gì vào mắt bạn. Bạn không suy nghĩ nháy mắt hoặc khép mắt. Một con ruồi bay ngang, bạn nhắm mắt lại. Bạn không suy nghĩ. Không cần. Nó là sự phản xạ. Tự nhiên xảy ra. Nó ăn sâu trong thói quen của thân. Nó trong máu của bạn. Nó đơn giản xảy ra. Không cần phải làm gì hết. Người lính được huấn luyện hoàn toàn theo phương pháp máy móc. Ông sống trong sự phản xạ.
Du già giống như vậy. Bạn sân hận, Du già nói “Đừng sân hận. Thay vì tu dưỡng sự đối nghịch: từ bi. Mỗi giây phút qua, năng lượng bạn chuyển động qua sự từ bi. Nếu bạn kiên nhẫn thời gian lâu dài, sân hận sẽ hoàn toàn chấm dứt. Bạn sẽ cảm giác từ bi. Bạn sẽ chết, không sống. Bạn sẽ giống rô bốt, không giống con người. Bạn sẽ từ bi, không phải bởi bạn từ bi, nhưng chỉ vì bạn đã tu dưỡng thói quen. Bạn tu dưỡng thói quen xấu. Bạn có thể tu dưỡng thói quen tốt. Có người trau dồi thói quen hút thuốc. Có người trau dồi thói quen không hút thuốc. Có người trau dồi loại thức ăn mặn. Có người trau dồi loại thức ăn chay, nhưng câu hỏi đều đều, và trong sự xét xử cuối cùng, cả hai đều như nhau bởi cả hai đều sống qua thói quen. Quan điểm này nên suy nghiệm thật sâu sắc bởi vô cùng dễ dàng trau dồi thói quen tốt, và cực kỳ khó khăn trau dồi thói quen xấu. Sự thay thể một thói quen tốt quá rẽ. Nó có thể trau dồi dễ dàng.
Đặc biệt tại Nga, họ phát triện một phương pháp trị liệu: Điều kiện phản xạ trị liệu. Họ bảo rằng con người không thể bỏ mọi thói quen. Có người hút thuốc hơn hai mươi năm. Làm sao bạn hy vọng ông ta có thể bỏ thuốc? Có lẽ bạn cố gắng giải thích ông là nó xấu. Các bác sĩ bảo ông, hút thuốc nguy hiểm cho sức khoẻ, ung thư đang phát triển, nhưng hai mươi năm thói quen, gần như không thể nào. Bây giờ nó đã ăn sâu. Nó đã nằm sâu trong tận cùng cốt lõi của thân ông. Thậm chí nếu ông hết lòng muốn. Thật khó. Không phải vấn đề của quyết tâm. Hai mươi năm hút thuốc không ngừng. Gần như không thể nào bỏ được?
Vậy phải làm gì?
Tại Nga, họ nói không cần phải làm gì hết. Không cần phải giải thích. Họ phát minh một phương pháp trị liệu. Nếu có người bắt đầu hút thuốc, họ giật điện ông. Sự giựt điện, sự đau đớn, cộng với sự hút thuốc kết hợp. Bảy ngày ông nằm bệnh viện. Mỗi khi ông hút thuốc, lập tức ông bị giựt điện. Sau bảy ngày, ông hết ghiền hút thuốc. Thậm chí, nếu bạn mời ông hút, ông cũng phát run. Giây phút nào, ông cầm điếu thuốc trong tay, toàn thân ông sẽ run rẫy bởi vì ý tưởng bị giựt điện. Họ nói rằng ông sẽ không bao giờ hút thuốc nữa. Họ đã giúp ông giải thoát thói quen bằng phương pháp trị liệu giựt điện. Nhưng hiện tại, ông không thể thành Phật chỉ bằng phương cách giựt điện, bởi ông không còn thói quen cũ. Tất cả mọi thói quen thay đổi thông qua phương pháp trị liệu giựt điện. Ông có trở thành một vị Phật sau khi được trị liệu với phương pháp này hay không? Không, thậm chí ông không còn là con người. Ông là bộ máy. Ông sẽ sợ sệt đủ thứ. Ông sẽ không đủ khả năng tu tập bởi bạn đã mang đến cho ông thói quen sợ hãi, một thói quen mới.
Toàn bộ ý của địa ngục là như vậy. Tất cả mọi tôn giáo sử dụng nó như phương pháp trị liệu điện giật. Địa ngục không biết ở đâu. Thiên đường cũng không thấy. Cả hai đều là mưu mẹo. Một khái niệm phân tâm trị liệu cổ xưa. Họ vẽ địa ngục thật khủng khiếp, đến một đứa bé trở nên sợ hãi từ lúc còn bé thơ. Chỉ nhắc từ địa ngục là ông bắt đầu run rồi. Chỉ là một mưu mẹo để ngăn ngừa thói quen xấu.
Thiên đường cũng là một mưu mẹo, cổ động thói quen tốt. Thiên đường là cõi phúc lạc. Hạnh phúc, vui vẽ, mỹ lệ. Sự sống vĩnh cửu được hứa hẹn, nếu bạn sống theo khuôn mẫu. Bất cứ những gì xã hội cho là tốt, bạn phải theo. Thiên đường giúp bạn hướng về sự khẳng định. Địa ngục ngăn chặn bạn hướng về chiều hướng phủ định. Mật Tông là tôn giáo duy nhất không sử dụng mọi điều kiện phản xạ, bởi Mật Tông dạy rằng bạn nên được khai hoa trong một bản thể tỉnh thức toàn hảo, không là một con người máy móc. Nếu bạn hiểu Mật Tông, thói quen là xấu. Không có thói quen xấu, không có thói quen tốt. Thói quen là xấu. Hành giả nên tỉnh thức để không còn thói quen. Bạn đơn thuần sống giây phút qua từng giây phút với sự tỉnh thức tròn đầy, không bằng mọi thói quen. Nếu bạn có thể sống không thói quen là con đường Hoàng Gia.
Tại sao Hoàng Gia? Bởi người lính phải tuân theo lệnh, một vì vua không cần. Bậc hoàng đế là cấp trên, ông ra lệnh. Ông không bao giờ nhận lệnh của bất cứ ai. Một vị hoàng đế không chiến đấu, chỉ có các chiến sĩ chiến đấu thay ông. Một bậc hoàng đế không phải là một dũng sĩ. Ông sống thoải mái trong mọi tình huống. Đây là một ẩn dụ. Một người lính phải theo lệnh. Một bậc đại đế sống buông xả và tự nhiên. Không ai trên ông. Mật Tông bảo rằng không có ai cao cấp hơn ông để ông phải theo lệnh.
Ai là người mà ông phải tuân lệnh xuyên suốt hằng vô lượng kiếp của ông? Thông qua ai, ông phải là người bắt chước? Không có ai. Bạn sống trong sự buông xả và tự nhiên. Một cuộc đời tan chảy. Chỉ có một điều. Xuyên qua tranh đấu, bạn trau dồi thói quen tốt, nhưng chúng vẫn là thói quen, không tự nhiên. Mọi người nói rằng thói quen là thiên tính thứ hai. Có lẽ, nhưng hãy nhớ từ “Thứ hai”. Nó không là sự tự nhiên. Nó có lẽ có vẻ là tự nhiên, nhưng không phải.
Sự khác nhau giữa từ bi chân chánh và từ bi tu dưỡng là gì? Từ bi chân chánh là một đáp ứng. Hoàn cảnh và đáp ứng. Từ bi chân chánh luôn tươi mát. Có chuyện gì xảy đến, và trái tim bạn tan chảy về nó. Một đứa bé bị té ngã, bạn chạy tới để giúp đứa bé đứng lên. Đây là đáp ứng. Từ bi tu dưỡng, là sự phản ứng. Hai danh từ vô cùng đầy ý nghĩa: “Đáp ứng” và “Phản ứng” Đáp ứng là sinh động theo môi trường. Phản ứng là thói quen ăn sâu.
Trong quá khứ, bạn tự bạn trau dồi để giúp đỡ một ai nếu họ té ngã. Bạn chỉ đến giúp. Không có trái tim bên trong. Có người bị chết đuối dưới dòng sông. Bạn nhảy xuống giúp vì bạn được dạy phải hành động như vậy. Bạn được huấn luyện thói quen giúp đỡ, nhưng bạn không liên hệ. Bạn hoàn toàn cách biệt. Trái tim bạn không nơi đó. Bạn không đáp ứng. Bạn không đáp ứng với người sắp bị chết đuối dưới sông. Bạn không đáp ứng theo giây phút.
Bạn chỉ theo một lý tưởng.
Theo một lý tưởng thì hay: Giúp đỡ chúng sinh, người phục vụ cho nhân loại, có lòng từ bi! Bạn có một lý tưởng. Thông qua lý tưởng này, bạn phản ứng. Phát xuất từ quá khứ là tác ý. Nó đã chết. Khi tình huống tạo nên hành động, bạn đáp ứng với sự tỉnh thức trọn vẹn. Chỉ như vậy, có một cái gì đẹp đẽ xảy đến với bạn. Nếu bạn phản ứng bởi một lý tưởng, khuôn mẫu thói quen cũ, bạn sẽ không lợi lộc gì. Cùng lắm là tự ngã nho nhỏ, không lợi lộc được gì. Có lẽ bạn sẽ bắt đầu khoe khoang là bạn mới cứu được một người sắp bị chết đuối dưới sông. Có lẽ bạn tìm đến xóm chợ, và la lớn “Xem kìa! Tôi đã cứu sống một người!” Tự ngã bạn được một chút lợi lạc. Bạn đã thành tựu một điều tốt, nhưng nó không là lợi lạc. Bạn đánh mất một cơ hội lớn lao để đáp ứng với hoàn cảnh trong bản thể tự nhiên, của sự thánh thoát trong từ bi.
Nếu bạn đáp ứng hoàn cảnh, có một cái gì đó khai hoa trong bạn. bạn sẽ chắc chắn cảm giác tịch lặng, tịnh tĩnh, một sự gia trì. Mỗi khi có sự đáp ứng, bạn cảm giác nở rộ bên trong. Khi có sự phản ứng, bạn tê cứng. Bạn xử sự như một xác chết, hành động máy móc. Phản ứng là xấu, đáp ứng là đẹp.
Phản ứng phát xuất từ tiểu thể. Đáp ứng không bao giờ thuộc về Toàn thể. Đáp ứng luôn thuộc về toàn thể. Bạn hoàn toàn lao mình vào dòng sông. Bạn không suy nghĩ. Hoàn cảnh đơn thuần để nó xảy ra. Nếu cuộc đời của bạn trở thành một cuộc đời đáp ứng và tự tại, có một ngày, bạn sẽ giống một vị Phật, nhưng bạn sẽ không trở thành một vị Phật. Bạn sẽ được sơn phết như một vị Phật. Bên trong, bạn là xác chết. Thói quen giết chết sự sống. Thói quen chống đối sự sống.
Mỗi ngày, bạn tạo nên thói quen thức dậy sớm. Năm giờ bạn thức dậy, Tại Ấn, tôi thấy có nhiều người, hằng thế kỷ qua, họ được dạy Brahmamuhurt. Trước khi mặt trời lên là thời gian tốt lành, thánh thiện nhất. Bạn không thể tạo nên thói quen, bởi sự thánh thiện hiện hữu chỉ trong sự đáp ứng sống. Họ thức dậy vào năm giờ sáng, nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy trên khuôn mặt họ có hào quang nếu bạn dậy sớm theo đáp ứng. Toàn sự sống tỉnh thức chung quanh bạn. Toàn bộ trái đất đang chờ đợi mặt trời. Các ngôi sao đang biến mất. Mọi sự đang ý thức hơn. Trái đất đã ngủ yên. Rừng cây đã ngủ yên. Loài chim đã xếp cánh rồi Mọi sự đang sẵn sàng. Ngày mới săp đến, một niềm hoan lạc mới.
Nếu đây là một đáp ứng, bạn thức dậy như loài chim… hót líu lo, ngâm nga: Bạn nhẩy từng bước luân vũ. Nó không là thói quen. Nó không phải là bạn Phải thức dậy. Không phải bởi nó được viết trong tạng kinh Ấn Độ rằng nếu bạn là một tín đồ Ấn giáo thuần thành, bạn phải dạy sớm. Nếu bạn tạo nên thói quen này, bạn không nghe được lời chim hót líu lo. Loài chim không được nhắc đến trong mọi kinh tạng. Bạn sẽ không thấy mặt trời lên bởi vì vô nghĩa, bạn chỉ tuân thủ một loại kỷ luật chết.
Thậm chí, có lẽ bạn giận dữ. Có lẽ bạn sẽ chống đối nó, bởi hôm qua bạn đi ngủ trễ. Bạn không cảm giác khỏe lắm để dạy sớm. Bạn chưa sẵn sàng. Bạn mệt mõi. Tối hôm qua không tốt lắm. Sẽ tốt hơn nếu bạn ngủ thêm được một chút nữa. Bạn mơ quá nhiều. Toàn thân cảm giác lờ phờ. Nhưng không được… mọi kinh điển không chấp thuận. Bạn đã được dạy dỗ từ lúc còn thơ ấu.
Thuở ấu thơ của tôi, nội của tôi ưa thích dạy sớm. Ông sẽ kéo tôi ra khỏi giấc ngủ vào lúc ba giờ sáng. Từ đó, tôi không còn khả năng dạy sớm được nữa. Ông sẽ lôi kéo tôi dậy. Và bên trong tôi nguyền rủa ông. Nhưng tôi không thể làm được gì hết. Ông sẽ bắt tôi đi tản bộ. Tôi buồn ngủ, và tôi phải tản bộ với ông. Ông hủy diệt hết toàn bộ cái đẹp của nó. Sau này, mỗi khi tôi phải thức dậy để tản bộ, tôi không thể nào tha thứ cho ông. Tôi sẽ luôn nhớ ông. Ông hủy hoại… Hằng bao nhiêu năm qua, ông đã lôi kéo tôi…Ông tưởng rằng ông làm điều gì tốt. Ông tư duy rằng ông đang giúp đỡ tôi.
Không phải bằng cách đó chớ? Buồn ngủ… và ông lôi kéo tôi ra khỏi giấc ngủ. Con đường thật đẹp. Ban mai thật tuyệt vời, nhưng ông hủy hoại toàn bộ vẻ đẹp. Qua bao nhiêu năm sau, tôi mới phục hồi lại, tản bộ mỗi buổi sáng mà không nhớ đến ông. Nếu không, ký ức của ông tồn tại với tôi. Thậm chí, sau khi ông qua đời rồi, ông theo tôi như bóng với hình qua mỗi sáng bình minh.
Nếu bạn tạo nên một thói quen, nếu bạn muốn bó buộc mình, từ đó, bình minh biến thành xấu xí. Vậy, tốt nhất là nên đi ngủ. Nhưng hãy tự tại! Có ngày, bạn không thể dậy sớm. Không có gì sai hết. Bạn không phạm tội lỗi gì. Nếu bạn cảm giác buồn ngủ, giấc ngủ rất đẹp… Đẹp như bất cứ bình minh nào, và đẹp như lúc mặt trời lên. Giấc ngủ thuộc về sự thiêng liêng cũng như mặt trời vậy. Nếu bạn muốn yên nghỉ nguyên ngày, cũng tốt đó!
Đây là những gì mà Mật Tông dạy: Con đường Hoàng Gia… cư xử như một quân vương, không như một người lính. Không có ai cao cấp hơn bạn để bắt buộc bạn và ra lệnh bạn. Thật sự không có cách sống nào khác. Đây là con đường Hoàng Gia. Bạn nên sống giây phút qua từng giây phút, tận hưởng khoảnh khắc qua từng khoảnh khắc. Tự tại là cách sống thiết thực nhất. Hãy sống nó! Hãy sống trong trọn vẹn! Đáp ứng, nhưng đừng phản ứng! Đừng rập theo khuôn mẫu thói quen, nên là phương trình sống!
Tôi không nói rằng nên sống trong sự náo động. Đừng sống theo thói quen. Có lẽ, chỉ sống tự tại, con đường của sự sống tiến hoá trong bạn… nhưng điều đó không bị ép buộc. Nếu bạn tận hưởng bình minh mỗi ngày, và xuyên qua sự tận hưởng này, bạn thức dậy vào mỗi bình minh, không qua thói quen… và bạn dậy sớm mỗi ngày. Có lẽ bạn dậy sớm suốt cuộc đời bạn, nhưng không qua thói quen.
Bạn không bắt buộc chính bạn dậy sớm. Nó xảy ra… Thật là tuyệt đẹp… Bạn tận hưởng nó… Bạn thích thú với nó… Nếu nó xảy ra bởi vì tình thương thì không phải là cách sống. Nó không là một thói quen, không là một điều kiện, không phải bởi tu dưỡng. Bạn sẽ đầy sinh khí. Không thói quen, bạn sẽ hoàn toàn đầy sinh khí. Mọi thói quen bao bọc chung quanh bạn như vỏ bọc khô cứng. Bạn sẽ bị bao phủ bởi nó. Bạn sẽ bị gói gọn trong nó. Như hạt giống bị nhốt trong cái vỏ của nó. Hãy uyển chuyển!
Các vị thầy Du già dạy bạn tu dưỡng đối nghịch với tất cả là không tốt. Chiến đấu với Ma vương và thực hành điều thiện. Có sự bạo động… tiêu trừ bạo động bên trong bạn. Trở nên bất bạo động. Tu dưỡng bất bạo động. Luôn thực hành sự đối nghịch và cưỡng sự đối nghịch trở thành khuôn mẫu của bạn. Đây là con đường của dũng sĩ… giáo pháp hạ đẳng… Mật Tông là giáo pháp rộng lớn… Tối thượng… Mật Tông khai thị những gì? Mật Tông dạy: Đừng tạo nên bất cứ xung đột nào trong bạn. Chấp nhận cả hai. Xuyên qua sự chấp nhận cả hai, hoán chuyển xảy ra. Không chiến thắng nhưng hoán đổi. Trong Du già, có mọi chiến thắng, trong Mật Tông không có sự chiến thắng nào. Trong Mật Tông… đơn thuần chuyển hóa. Không phải bạn trở nên bất bạo động để chống bạo động. Bạn vượt trên cả hai. Bạn trở thành hiện tượng Thứ Ba… một chứng nhân44…
Tôi ngồi trong tiệm của người chặt thịt. Ông là một con người rất tốt. Tôi thường viếng thăm ông. Đó là một buổi chiều. Ông chuẩn bị đóng cửa tiệm. Lúc đó, có một người bước vào hỏi mua gà. Tôi biết bởi trước đó vài phút, ông có kể cho tôi nghe tất cả những gì mà ông đã bán trong ngày đó. Ông chỉ còn lại một con gà. Vì vậy, ông rất là vui vẻ. Ông vào trong, mang con gà ra. Liệng trên cân và bảo, “Năm ruppees” Người mua nói, “Tốt lắm. Nhưng tôi đi dự tiệc. Tôi có nhiều thân hữu đến viếng. Con gà này xem ra quá nhỏ. Tôi muốn mua con gà bự hơn.” Tôi biết ông không còn con gà nào nữa để bán. Đó là con gà duy nhất mà ông còn lại.
Người bán thịt suy nghĩ một chút, đi vào trong lâu một chút. Một lát sau ông mang con gà ra, ném trên cân, vẫn con gà đó, nói “Bảy rupees.” Người mua bảo “Nếu vậy, tôi lấy hết hai con.” Người bán thịt này quả thật lâm vào tình trạng khó khăn rồi. Mật Tông đặt toàn bộ sự sống chính nó trong tình thế khó khăn. Mật Tông bảo “Ta lấy cả hai.”
Không phải hai. Sân hận chỉ là một mặt khác của từ bi. Cơn giận không gì khác hơn là một mặt khác của lòng nhân ái. Bạo động không là gì mà là một mặt khác của sự bất bạo động. Sân hận và nhân ái không phải là hai. Tình thương và hận thù không phải là hai. Vì vậy, bạn biết, bạn quan sát, nhưng bạn không ý thức rằng bạn không nhận biết sự thật.
Tình thương của bạn thay đổi hận thù trong một giây. Có thể nào nếu chúng là hai? Thậm chí không cần một giây. Giây phút này bạn thương yêu, giây phút sau bạn hận thù vẫn con người đó. Vào buổi sáng, bạn yêu thương vẫn người đó. Tới trưa, bạn lại sinh lòng hận thù. Tới chiều, bạn lại yêu thương lần nữa. Cuộc cờ tình yêu và hận thù tiếp diễn. Thật ra, tình thương và hận thù không phải đúng danh từ: yêu thương-hận thù, ghét giận-nhân ái… Chúng là một hiện tượng. Chúng không là hai. Vì vậy, tình thương có thể trở thành hận thù. Mật Tông bảo rằng sự phân chia mang đến bởi tâm. Từ đó, bạn tranh đấu. Bạn tạo nên phân chia trước, bạn phê phán một khía cạnh trước. Bạn xác nhận khía cạnh khác. Vì vậy, bạn bị rắc rối. Bạn sẽ bị rắc rối. Một Du già luôn bị rắc rối bởi bất cứ những gì ông hành sẽ là chiến thắng không kết cục, nhiều nhất là tạm thời.
Bạn có thể đè nén sự sân hận, và hành từ bi, nhưng bạn biết rõ bạn đẩy nó xuống vùng vô tâm thức, và nó nằm đó. Bất cứ giây phút nào, một chút thiếu tỉnh thức, nó sẽ nổi lên. Vì vậy, hành giả phải luôn đẩy nó xuống. Đây là hiện tượng xấu nếu hành giả phải liên tục đè nén sự phủ định, như vậy, một cuộc đời sẽ bị phí phạm. Khi nào bạn sẽ tận hưởng sự thiêng liêng? Bạn không có không gian, không thời gian. Bạn vật lộn với nộ, tham, dục, ái, ố, và một ngàn lẻ một cảm thọ khác. Hàng nghìn kẻ thù ở đó. Bạn phải luôn cảnh giác. Bạn không bao giờ có thể thoải mái. Làm sao bạn có thể buông xả và tự nhiên? Bạn sẽ luôn căng thẳng, lúc nào cũng sẵn sàng đấu tranh, lúc nào cũng trong sự sợ hãi45. Hành giả sợ hãi thậm chí trong giấc ngủ. Trong giấc ngủ, họ không cảnh giác được. Trong giấc ngủ, những gì dồn nén đều nổi lên. Có lẽ họ tịnh thân khi họ tỉnh, nhưng trong cơn mơ thì không thể nào.
Những người con gái đẹp trôi nổi bên trong. Hành giả không thể làm gì được. Những người con gái xinh đẹp không đến từ Thiên đường, như trong bao huyền thoại Ấn Độ, Thượng Đế gởi họ xuống. Tại sao Thượng Đế lại có hứng thú với bạn? Hành giả tội nghiệp này, không hại một ai, đơn thuần tĩnh tọa tại ngọn Hi Mã Lạp Sơn với đôi mắt nhắm kín, đấu tranh với mọi vấn đề của ông. Tại sao Thượng Đế lại có hứng thú với ông? Tại sao ông lại gởi Apsaras, những thiên nữ xinh đẹp, quấy nhiễu ông trên con đường tầm đạo? Tại sao? Không một ai ở đó. Không cần ai gởi đến bất cứ ai. Hành giả tự tạo cho mình những cơn huyễn mộng.
Những gì bạn đè nén sẽ nổi lên trong giấc mơ. Các giấc mơ là một phần mà hành giả chối bỏ. Những giây phút tỉnh táo trực thuộc vào bạn như những giấc mơ này. Dù bạn yêu thương một người con gái trong giây phút tỉnh táo, hay bạn yêu thương người con gái trong mơ, không khác biệt. Không thể khác. Không phải là vấn đề ở người con gái, mà là vấn đề ở bạn. Dù bạn yêu chân dung, một chân dung trong mơ, hay bạn yêu người con gái, thực tế không khác nhau. Không thể khác, bởi người con gái thật sự cũng là bức chân dung bên trong, bạn không bao giờ biết người con gái thật sự.
Bạn chỉ biết qua hình ảnh.
Tôi ở đây. Làm sao bạn biết rằng tôi ở đây? Có lẽ nó chỉ là giấc mơ. Bạn đang mơ tôi ở đây. Sự khác biệt như thế nào nếu bạn mơ thấy tôi ở đây, và bạn thật sự thấy tôi? Tiêu chuẩn gì? Tôi ở đây hay tôi không ở đây, không tạo nên sự khác biệt. Bạn thấy tôi trong tâm bạn. Trong hai trường hợp, thật và mơ… đôi mắt bạn nhận luồng ánh sáng vào trong. Tâm bạn dịch giải là có người ở đó. Bạn không bao giờ thấy người thật. Bạn không thể thấy. Vì vậy, Ấn Độ giáo gọi đây là Ảo Giới (Maya).
Tilopa khai thị: Như ảo ảnh và giấc mộng, thực chất vốn là không…” Tại sao? Bởi mơ và thật không khác nhau. Trong hai trường hợp, bạn giam cầm tâm bạn. Bạn chỉ nhìn thấy hình ảnh. Bạn không bao giờ thấy được thực tại. Bạn không thể thấy, bởi thực tại chỉ có thể thấy khi BẠN trở nên thật. Bạn là hiện tượng ảo ảnh, một cái bóng, làm sao bạn thấy được cái thật? Chiếc bóng chỉ thấy chiếc bóng. Bạn nhìn thấy thực tại chỉ khi nào tâm buông bỏ. Thông qua tâm, mọi sự không thật. Tâm phóng ảnh, sáng tạo, mầu sắc, dịch giải… Mọi sự trở thành giả tạo. Do đó, có nỗ lực liên tục nhấn mạnh làm sao để an trú trong Vô niệm.
Mật Tông nói rằng, đừng tranh đấu. Nếu bạn tranh đấu, bạn sẽ tranh đấu hằng vô lượng kiếp. Sẽ không có gì xảy đến. Bởi trước nhất, bạn đã lỡ rồi. Nơi bạn thấy hai chỉ có một. Nếu bước đầu tiên đã lỡ, bạn không thể đạt đến mục tiêu. Toàn bộ cuộc du hành của bạn sẽ tiếp tục bị lỡ. Bước đầu tiên phải tuyệt đối không sai lầm. Nếu không, bạn sẽ không bao giờ đạt đến mục tiêu. Sự tuyệt đối này là gì? Mật Tông nói rằng không nhìn một trong hai, không nhìn một trong nhiều. Một khi bạn thấy một trong đối đãi Nhị nguyên, sự hóan chuyển đã bắt đầu. Đây là con đường Hoàng Gia.
“Nếu Với con mắt Nhãn Vương nhìn thấu rõ…”
Để hoán chuyển, không thắng lợi… Chuyển hóa… Từ ngữ này vô cùng hòan mỹ. Nó có nghĩa gì, để chuyển hóa? Như một đứa bé chơi đùa với các đồ chơi của nó. Bạn nói nó thu dọn mớ đồ chơi này. Nó nổi giận. Thậm chí, khi nó đi ngủ, nó cũng ôm theo mớ đồ chơi. Mẹ nó phải lấy ra khi nó đã ngủ. Vào buổi sáng, việc trước tiên là nó hỏi đồ chơi của nó ở đâu, và ai là người lấy mất đồ chơi của nó. Thậm chí, trong mơ, nó nằm mơ thấy đồ chơi. Rồi, đột nhiên, có một ngày, nó quên mất mớ đồ chơi đó. Trong một vài ngày, chúng nằm trong xó nhà. Sau đó, chúng được thu dọn và liệng đi. Nó không bao giờ còn hỏi về chúng nữa. Chuyện gì đã xảy ra?
Nó đã hóan chuyễn. Nó trưởng thành. Không tranh đấu và không thắng lợi. Không phải nó tranh đấu chống lại sự tham cầu đồ chơi. Không, đột nhiên, có một ngày, nó nhận thấy điều đó vô cùng trẻ con. Nó không còn là một đứa bé nữa. Đột nhiên, nó nhận thức đồ chơi chỉ là đồ chơi. Chúng không là thật. Anh sẵn sàng sống một sự sống thật.
Anh quay lưng với những đồ chơi đó. Không bao giờ, trong mơ chúng tìm tới nữa. Không bao giờ, anh nghĩ đến chúng nữa. Nếu anh trông thấy đứa bé nào đang chơi đùa với các đồ chơi này, anh sẽ cười. Anh sẽ cười lớn trong sự nhận biết… Một tràng cười nhận biết… Một tràng cười thông thái… Anh sẽ nói “Nó là một đứa bé, vẫn còn trẻ con, chơi đùa có những đồ chơi.” Anh đã chuyển hóa. Hoán chuyển là một hiện tượng tự nhiên. Nó không bởi tu dưỡng. Bạn đơn thuần trưởng thành hơn. Bạn đơn thuần nhận biết toàn bộ sự phi lý của mọi sự vật…và bạn chuyển hóa...
Có một thanh niên tìm tôi, anh vô cùng lo lắng. Anh có một người vợ đẹp, nhưng mũi của cô hơi quá dài. Vì vậy, anh lo lắng, anh hỏi, “Phải làm gì bây giờ?” Sau cuộc giải phẫu thẩm mỹ, nó trở nên xấu hơn. Chiếc mũi không có gì. Khi bạn muốn cải tiến cái gì khi nó không có vấn đề, nó sẽ trở nên xấu xa hơn. Bây giờ, anh bị rắc rối rồi. Anh hỏi anh phải làm sao. Tôi kể cho anh nghe về những đồ chơi và nói “Có ngày anh phải thay đổi thôi. Thật là trẻ con. Tại sao anh lại bị ám ảnh vì mũi của cô?
Chiếc mũi chỉ là một phần cực nhỏ ở một người con gái xinh đẹp. Cô là một người con gái hòan mỹ. Tại sao anh lại làm cho cô buồn vì chiếc mũi của cô?” Bởi cô sẽ mặc cảm về chiếc mũi. Chiếc mũi của cô trở thành vấn đề chính trong sự sống. Mọi vấn đề đều là vậy! Đừng cho là tất cả các vấn đề của anh là lớn lao. Mọi vấn đề đều như vậy. Mọi vấn đề đều phát xuất từ tính trẻ con. Chúng phát xuất qua sự thiếu trưởng thành.
Anh bận tâm với chiếc mũi đến nỗi anh không nhìn thấy khuôn mặt của người vợ. Mỗi khi anh nhìn thấy mũi cô, anh lại quẫn trí. Việc như vậy khó thể trốn tránh. Nếu bạn không nhìn khuôn mặt bởi chiếc mũi, bạn vẫn bị chiếc mũi ám ảnh. Thậm chí, dù bạn cố gắng lẫn tránh vấn đề, vấn đề vẫn nằm đó. Bạn bị ám ảnh. Anh nói, “Thậm chí, tôi không còn dám nhìn mặt vợ nữa.” Tôi bảo anh “Điều này có thể giúp anh được. Anh suy tư về chiếc mũi. Thời xưa, mọi người thường làm như vậy. Suy tư trên mũi của họ. Như vậy, không có gì sai khi anh suy nghiệm trên mũi của vợ anh. Tuyệt diệu! Thử đi!” Anh hỏi “Nhưng rồi chuyện gì xảy ra?” “Anh thử trước.” Tôi bảo anh. “Sau vài tháng, anh kể cho tôi nghe chuyện gì xảy ra. Mỗi ngày, kêu cô ngồi trước mặt anh, và anh suy nghiệm trên mũi của cô.”
Có một ngày, anh chạy đến tìm tôi: “Tôi đang làm việc phi lý gì vậy? Tôi thay đổi rồi! Tôi đã thay đổi! Toàn bộ sự phi lý này đã rõ ràng rồi. Tôi không còn vấn đề gì nữa.” Anh không thắng lợi, bởi, thật ra, không có kẻ thù để chiến thắng. Không có kẻ thù trong bạn. Mật Tông đã khai thị như thế.
"Toàn bộ vạn hữu đều trong sự yêu thương sâu sắc với bạn, không có ai để hủy diệt. Không có ai để chiến thắng. Không có ai là kẻ thù. Toàn bộ sự sống yêu thương bạn. Từ khắp chốn, tình yêu tràn trề…"
Bên trong bạn, không có kẻ thù. Chúng tạo nên bởi các linh mục. Họ tạo nên chiến trường. Họ biến bạn thành bãi chiến trường. Họ dạy bạn “Chiến đấu với nó. Điều này là sai lầm! Chiến đấu với cái kia! Cái kia là sai lầm!” Tôi bảo bạn. Sân hận không phải là kẻ thù của bạn. Tham cầu không phải là kẻ thù của bạn. Lòng nhân ái cũng không là bạn của bạn, hay sự bất bạo động là bạn của bạn… bởi dù bạn hay thù, bạn vẫn nằm trong đối đãi nhị nguyên. Hãy xem xét toàn bộ bản thể của bạn, bạn sẽ thấy chúng là một. Khi kẻ thù trở thành bạn, và bạn trở thành kẻ thù, mọi đối đãi nhị nguyên biến mất. Đột nhiên, có sự chuyển hóa. Đột nhiên! Có sự tỉnh thức. Tôi bảo bạn. Đây là con đường của Đại đế… con đường Hoàng Gia… Tilopa dạy:
“Nếu Với con mắt Nhãn Vương nhìn thấu rõ…”
Chuyển hóa Nhị nguyên! Chỉ quán tưởng! Bạn sẽ thấy không có nhị nguyên. Bồ Đề Đạt Ma, một trong các bảo châu hiếm quí nhất được sinh ra, du hành đến Trung Quốc. Vua Lương Võ Đế tìm đến ngài vấn. “Có đôi lúc, trẫm rất là phiền nhiễu. Có đôi lúc, có sự căng thẳng và phiền não bên trong trẫm!” Bồ Đề Đạt Ma nhìn thẳng ông, ra lệnh “Hoàng Thượng tìm đến đây vào lúc bốn giờ sáng, mang tất cả những thống khổ, phiền não, quấy nhiễu, căng thẳng với bệ hạ. Bệ hạ nên nhớ, đi một mình, và mang chúng đến tất cả cho ta.” Vua Lương Võ Đế nhìn Bồ Đề Đạt Ma… Ngài có bộ mặt khá quái đản. Ngài có thể làm cho người nhìn sợ hãi đến chết. Vì vua phán, “Hòa thượng nói gì vậy? Hòa thượng nói vậy là nghĩa gì?” Bồ Đề Đạt Ma đáp, “Nếu bệ hạ không mang đến cho bần tăng những cảm thọ đó, làm sao bần tăng có thể giúp đỡ Hoàng Thượng chứ?” Vua Lương Võ Đế suy nghĩ, “Tốt nhất là ta không nên đi. Bốn giờ sáng, trời còn tối lắm. Vị hòa thượng này có vẻ hơi điên điên. Với cây thiền trượng tay, ông có thể đập chết ta lắm. Ông nói ông sửa lại cho đúng có nghĩa là gì?” Vì vua suốt đêm không ngủ được vì Bồ Đề Đạt Ma ám ảnh ông. Lúc bình minh lên, ông cảm giác tốt hơn hết là ông nên đi. “Ai biết được? Có lẽ vị hòa thượng này có thể giúp đỡ cho ta.” Vì vậy, ông đã đến, tuy miễn cưỡng, ngần ngại, nhưng ông vẫn đến. Trước tiên, Bồ Đề Đạt Ma hỏi. Ngài đang tĩnh tọa trước thiền viện với tăng chúng của ngài, trong có vẻ nguy hiểm hơn trong màn đêm. Ngài bảo, “Cuối cùng, Hoàng Thượng cũng đến! Những người mà bệ hạ đề cập ở đâu rồi?” Vì vua đáp, “Ngài nói khó hiểu quá. Những cảm thọ này không phải những cái gì mà trẫm có thể mang ra. Chúng đều trong nội tại. “Bồ Đề Đạt Ma trả lời, “Tốt lắm.
Nội tại, ngoại cảnh, chúng đều là sự vật. Xin bệ hạ ngồi xuống, nhắm đôi mắt lại, và nỗ lực tìm chúng bên trong. Hãy nắm bắt chúng, và lập tức nói với bần tăng, và nhìn tăng chúng của bần tăng. Bần tăng sẽ sửa đổi cho đúng.” Vì vua nhắm mắt lại. Không có gì khác để làm. Ông khép kín đôi mắt, hơi có một chút sợ hãi, tìm kiếm bên trong và quán chiếu. Đột nhiên, ông nhận biết rằng, ông càng không thấy gì hết… không căng thẳng, không thống khổ, không phiền nhiễu. Ông chìm sâu vào đại định. Hằng giờ trôi qua, mặt trời lên, trên khuôn mặt ông, phản chiếu sự thanh tịnh sâu sắc.
Sau đó, Bồ Đề Đạt Ma bảo ông “Bây giờ. Mở mắt ra. Đủ rồi! Những cái gã mà bệ hạ đề cập đó ở đâu? Bệ hạ có nắm bắt được chúng không?” Vua Lương Võ Đế cười lớn, lậy tạ, chạm vào chân của Bồ Đề Đạt Ma và thưa “Thật sự, ngài đã sửa đổi chúng cho đúng rồi. Trẫm không còn tìm thấy chúng nữa. Hiện tại, trẫm nhận biết chúng là gì rồi.
Trước tiên, chúng không tồn tại nơi đó. Chúng tồn tại nơi đó, bởi trẫm chưa bao giờ tự mình đi vào và tìm kiếm chúng. Chúng nơi đó, bởi trẫm không quán chiếu thực tại. Bây giờ, trẫm đã nhận biết. Ngài đã hành một phép lạ.”
Đây là chuyện xảy ra. Đây là sự chuyển hóa. Không giải quyết vấn đề, nhưng trước tiên, hãy nhận biết vấn đề có đó hay không. Trước nhất, bạn tạo nên vấn đề. Sau đó, bạn yêu cầu giải quyết vấn đề. Trước tiên, bạn tạo nên câu hỏi, sau đó, bạn chạy khắp chốn để tìm kiếm câu trả lời. Đó cũng là kinh nghiệm của tôi. Nếu bạn quán sát câu hỏi, câu hỏi sẽ biến mất. Không cần bất cứ sự giải đáp nào.
Nếu bạn quán sát câu hỏi, câu hỏi biến mất… Đây là sự chuyển hóa. Nó không là giải pháp bởi không có vấn đề để giải quyết. Bạn không có bệnh. Chỉ quán chiếu bên trong. Bạn sẽ không thấy căn bệnh. Vậy, đâu cần thuốc chữa?”
Mỗi cá nhân như là thật tướng của họ. Mỗi cá nhân khi sinh ra đã là vì vua. Không có gì thiếu. Bạn không cần cải thiện. Mọi người cố gắng cải thiện bạn, họ hủy hoại bạn. Họ thật sự là những cá nhân nguy hại. Có người giống như mèo rình chuột. Bạn gần họ, họ vồ lấy bạn. Khởi sự cải thiện bạn. Họ là các nhà cải thiện. Vì vậy, thế gian này mới hỗn loạn như vậy. Có quá nhiều người muốn cải thiện bạn. Đừng cho phép ai cải thiện bạn. Bạn đã là từ cuối cùng. Bạn không chỉ là Alpa, bạn cũng là Omega. Bạn toàn vẹn, và hoàn hảo. Thậm chí, nếu bạn cảm giác bất toàn, Mật Tông dạy sự bất toàn là toàn hảo rồi. Bạn không cần lo lắng. Có vẻ lạ lùng khi cho rằng sự bất toàn là toàn hảo. Không có gì thiếu trong nó. Thật ra, bạn có vẻ bất toàn, không bởi bạn bất toàn, nhưng bởi bạn là sự tăng trưởng toàn hảo. Điều này có vẻ phi lý, lố bịch, vì chúng ta cho rằng sự toàn hảo không thể tăng trưởng. Ý của chúng ta là sự toàn hảo đã đến mức tột bực của sự tăng trưởng. Nếu vậy, sự toàn thiện này sẽ là sự chết. Nếu nó không thể phát triển, sự toàn hảo đó sẽ chết.
Thượng Đế tiếp tục tăng trưởng. Thượng Đế bất toàn theo cách đó, rằng ngài không tăng trưởng. Ngài toàn hảo bởi ngài không thiếu gì hết. Ngài chuyển động từ một toàn hảo này đến toàn hảo khác, sự phát triển vẫn tiếp diễn. Thượng Đế là sự tiến hoá, không từ bất toàn đến bất toàn, nhưng từ toàn hảo đến toàn hảo hơn, vẫn càng toàn hảo nhiều hơn. Khi sự toàn hảo không tương lai, nó đã chết.
Khi toàn hảo có tương lai, vẫn mở rộng, vẫn vận hành, vì vậy, nó vẫn có vẻ bất toàn. Tôi xin phép nói với bạn rằng: Hãy bất toàn và phát triển. Sự sống là vậy46. Đừng nỗ lực toàn hảo, nếu không, bạn sẽ không thể phát triển. Bạn sẽ giống pho tượng Phật, tảng đá, nhưng chết rồi. Bởi hiện tượng này… sự toàn hảo vẫn tăng trưởng… Bạn cảm giác bất toàn. Hãy để nó như là… Cho phép nó… hiện hữu như chính nó là… Đây là con đường Hoàng Gia…
"Nếu Với con mắt Nhãn Vương nhìn thấu rõ
Vượt qua mọi đối đãi nhị nguyên
Dùng Pháp bảo để chế ngự những giãi đãi
Con đường Vô Hành là pháp môn của Đức Phật."
Giãi đãi luôn nơi đó, khi bạn đánh mất ý thức, lần nữa, và lần nữa. Bạn tham thiền. Bạn tĩnh tọa để tham thiền. Một tư tưởng đến. Lập tức, bạn quên mất bạn. Bạn theo sau tư tưởng. Bạn liên hệ với nó. Mật Tông dạy rằng chỉ có một điều phải chế ngự, đó là những giãi đãi. Bạn sẽ làm gì? Chỉ một điều: Khi một tư tưởng đến, bạn vẫn là một chứng nhân. Nhận biết nó. Quan sát nó. Có lẽ nó là tư tưởng xấu. Cho phép nó vượt qua bản thể bạn, nhưng đừng vướng mắc vào nó bằng cách này hay cách khác. Đừng chống đối. Có lẽ đó là tư tưởng, tư tưởng muốn giết người nào đó… Đừng thúc đẩy nó. Đừng bảo “Đây là tư tưởng xấu.” Giây phút bạn nói như vậy về tư tưởng, bạn đã vướng mắc. Bạn đã bị giãi đãi. Bây giờ, tư tưởng đó sẽ lôi kéo bạn, từ tư tưởng này đến tư tưởng khác. Tư tưởng tốt đến, với lòng từ bi: Đừng bảo. “Aha! Thật tuyệt diệu quá! Ta là một đại thánh nhân. Các tư tưởng vi diệu này đến với ta rằng ta muốn cứu rỗi toàn thế gian. Ta muốn giải thoát tất cả.” Đừng nói như vậy. Bạn luôn giữ mình là một chứng nhân.
Lúc bắt đầu, có nhiều lần bạn bị quấy nhiễu. Làm gì bây giờ? Nếu bạn bị quấy nhiễu, để nó quấy nhiễu. Đừng lo lắng nhiều. Nếu không, sự lo lắng trở thành một ám ảnh. Hãy bị quấy nhiễu! Trong một vài giây phút, bạn sẽ bị quấy nhiễu. Đột ngột, bạn nhớ ra “Ta bị quấy nhiễu.” Như vậy thì không sao. Quay về thôi. Đừng tuyệt vọng. Đừng bảo “Thật là tệ hại ta bị quấy nhiễu.” Lần nữa, bạn lạc vào sự đối đãi nhị nguyên: Tốt và xấu. Bị quấy nhiễu? Tốt lắm… Chấp nhận nó, quay về lại. Thậm chí với sự quấy nhiễu, bạn không tạo nên xung đột. Đó là điều mà Jiddu Kristnamurti47 luôn dạy. Ông sử dụng một khái niệm vô cùng nghịch lý. Ông bảo nếu bạn không chú ý, hãy chú ý sự không chú ý.
Điều đó cũng tốt! Đột nhiên, bạn nhận biết bạn không chú ý, chú ý nó và trở về. Kristnamurti không được hiểu bởi đa số người. Lý do là ông tu tập con đường Hoàng Gia. Nếu ông là một Du già, ông sẽ được hiểu rất dễ dàng. Vì vậy, ông luôn luôn nhắc nhở là không có phương tiện. Trên con đường Hoàng Gia không có phương tiện. Ông luôn nhắc nhở rằng, không có kinh tạng nào giúp bạn.
Trên con đường Hoàng Gia, không có kinh tạng. Phiền nhiễu? Giây phút bạn nhớ, giây phút sự chú ý tìm đến bạn rằng “Ta đã bị quấy nhiễu.” Trở về lại. Chỉ có vậy. Đừng tạo nên xung đột! Đừng bảo: “Điều đó xấu.” Đừng thất vọng, chán nản là bạn bị giãi đãi lần nữa. Không có gì sai lầm trong sự giãi đãi này… Hãy tận hưởng nó… Nếu bạn tận hưởng sự giãi đãi này, nó xảy ra mỗi lúc một ít dần đi. Có một ngày, không còn sự quấy nhiễu…
Không là một thắng lợi. Bạn không dồn ép chiều hướng giãi đãi của ý thức bạn, vào cõi thật sâu của vô thức. Không, hãy cho phép nó. Nó quá tốt. Đây là tâm thức của Mật Tông. Mọi sự đều hoàn hảo và thánh thiện. Thậm chí nếu có sự giãi đãi, bằng cách này hay cách khác, nó cần có. Có lẽ, bạn không nhận biết tại sao nó cần có. Nếu bạn cảm giác mọi sự xảy ra đều hoàn hảo, chỉ như vậy, bạn trên con đường Hoàng Gia. Nếu bạn khởi sự tranh đấu với bất cứ cái gì, bạn lại rơi xuống từ con đường Hoàng Gia, bạn trở thành một người lính tầm thường, một dũng sĩ…
“Nếu Với con mắt Nhãn Vương nhìn thấu rõ
Vượt qua mọi đối đãi nhị nguyên
Dùng Pháp bảo để chế ngự những giãi đãi
Con đường Vô Hành là pháp môn của Đức Phật.”
Làm gì bây giờ? Nếu con đường Vô Hành là pháp, vậy phải làm gì? Chỉ sống tự tại. Sợ hãi là gì? Tại sao bạn sợ hãi sống tự tại? Dĩ nhiên, sẽ có nhiều nguy hiểm. May rủi ở đó… nhưng điều đó tốt! Sự sống không phải là đường rầy xe lửa, xe lửa mãi vận hành trên đường rầy đó, lần nữa và lần nữa. Sự sống như một dòng sông. Nó tạo nên con đường của riêng nó. Nó không phải là một thông lộ. Thông lộ không tốt. Thông lộ có nghĩa là sự sống của thói quen. Nguy hiểm nơi đó, nhưng nguy hiểm là sự sống. Nó quan hệ sự sống. Chỉ có kẻ chết là vượt trên nguy hiểm. Vì vậy, con người trở thành sự chết.
Các ngôi nhà của bạn là các nấm mồ. Bạn quan tâm quá độ về sự an toàn. Quan tâm quá độ sẽ hủy hoại nó, bởi sự sống là bất ổn. Nó phải như vậy. Không có gì có thể thành toàn. Không ai có thể giúp nó an toàn hơn. Mọi sự an toàn là giả tạo. Tất cả mọi an toàn là tưởng tượng. Một người con gái yêu bạn hôm nay… ngày mai, không ai biết được?
Làm sao bạn cảm giác an toàn về ngày mai? Có lẽ bạn đến tòa án để đăng ký. Có lẽ nên đặt mua trái phiếu an toàn để cô sẽ mãi là người vợ của bạn. Có lẽ cô mãi là vợ bạn qua trái phiếu an toàn, nhưng tình yêu chấm dứt. Tình yêu không nhận biết luật pháp. Khi tình yêu chấm dứt, vợ vẫn là vợ, chồng vẫn là chồng. Có đặc tính chết giữa họ…
Qua sự bảo đảm, chúng ta tạo ra hôn nhân. Bởi sự an toàn, chúng ta tạo ra xã hội. Bởi sự an toàn, chúng ta luôn vận hành trên thông lộ. Sự sống là hoang dã. Thượng Đế tuyệt đối man khai. Ngài sẽ không bao giờ viếng thăm hoa viên của bạn. Chúng quá nhân tính. Ngài sẽ không viếng nhà bạn. Chúng quá nhỏ bé. Ngài sẽ không gặp gỡ bạn trên các thông lộ. Ngài là sự phóng túng. Nên nhớ, Mật Tông cho rằng sự sống là man rợ. Hành giả phải sống xuyên suốt qua mọi hiểm nguy, mọi may rủi.
Nó vô cùng vi diệu bởi sự sống là một cuộc thám hiểm. Đừng cố gắng tạo ra khuôn mẫu nào trong sự sống của bạn. Cho phép nó lưu hành trong sự hài hoà của nó. Bạn sẽ đạt đến… Nhất định bạn sẽ đạt đến… “Nhất định” này, tôi bảo, không giúp cho bạn an toàn hơn… Đây là một sự thật. Vì vậy tôi mới chia xẻ với bạn. Điều này không phải nhất định an toàn. Những con người hoang dã luôn đắc ngộ…
“Thế gian vô thường này
Như ảo ảnh và giấc mộng, thực chất vốn là không
Hãy từ bỏ nó và rời xa những ràng buộc
Cắt đứt sợi dây tham ái và hận thù
Vào rừng sâu núi thẳm để thiền quán
Nếu đạt được sự bình thản mà không dụng công
Không bao lâu con sẽ thâm nhập Đại Thủ Ấn
Và đạt được quả vị Vô Chứng…”
“Quả vị Vô Chứng…” Lời kinh này phải được thấu hiểu thật sâu sắc, bởi sự hiểu lầm có thể xảy ra. Có quá nhiều sự hiểu lầm về Tilopa… về lời kinh này. Tất cả những hành giả đã bình phẩm trước tôi, họ đã hiểu lầm quan điểm. Có lý do. Lời kinh dạy rằng: Thế gian vô thường này… Thế gian này được cấu tạo bởi các giấc mộng được cấu tạo.
Trong mọi giấc mộng và trong thế gian này đều không khác. Tỉnh táo hoặc mê ngủ, bạn sống trong thế giới mộng ảo của riêng bạn. Nên nhớ rằng không chỉ một thế gian… Có hằng hà sa số thế giới như có hằng hà sa số người. Mọi người đồng chìm đắm trong thế giới của riêng họ. Có đôi lúc, thế giới chúng ta gặp gỡ và xung đột. Có đôi lúc hợp nhất vào nhau, nhưng chúng ta nhốt kín chúng ta trong các thế gian của riêng chúng ta.
Thế gian vô thường này… tâm tạo… Như ảo ảnh và giấc mộng, thực chất vốn là không… Đây là những gì mà các nhà vật lý đề cập qua… Thực chất vốn là không…Vật thể hoàn toàn biến mất từ tự điển của các nhà vật lý trong ba mươi năm, bốn mươi năm gần đây. Bảy mươi năm về trước, Friedrich Nietzsche tuyên bố “Thượng Đế Đã Chết!” Ông tuyên bố như vậy để nhấn mạnh là chỉ có vật thể hiện hữu… Một thế kỷ vẫn chưa qua. Sau hai mươi năm Friedrich Nietzsche qua đời rồi…
Friedrich Nietzsche mất năm 1900… năm 1925 các nhà vật lý mới thấu hiểu được rằng, chúng ta không biết gì về Thượng Đế, nhưng có một điều nhất định. Vật thể đã chết. Không có thực chất chung quanh bạn. Mọi sự chỉ là sự chấn động. Những tần số chấn động ngang dọc dọc ngang tạo nên ảo tưởng vật thể.
Cũng giống như khi bạn xem phim. Không có gì trên màn ảnh. Chỉ có những đường ánh sáng ngang dọc dọc ngang. Chúng tạo nên trọn vẹn ảo tưởng của ba bình diện. Giống chính xác như trên màn ảnh này về thế gian. Tất cả đều là hiện tượng điện lực… Chỉ có BẠN là thật. Chỉ có chứng nhân là thật. Mọi sự đều là mộng. Phật tánh có nghĩa là bạn chuyển hóa mọi giấc mộng, không còn gì để thấy… chỉ có người thấy tĩnh tọa trong vắng lặng. Không còn gì. Không có đối tượng để thấy. Chỉ người thấy còn lại… Từ đó, bạn đạt được Phật tánh..., thực tại…
“Thế gian vô thường này
Như ảo ảnh và giấc mộng, thực chất vốn là không
Hãy từ bỏ nó và rời xa những ràng buộc…”
Các từ ngữ này… Hãy từ bỏ nó… và rời xa những ràng buộc…, từng bị hiểu lầm. Có lý do tại sao… Tất cả đều là người từ bỏ. Họ tưởng Tilopa nói lên những gì mà họ đang tin. Tilopa không thể nói lên bởi nó đối nghịch toàn bộ truyền thống của ngài. Nếu chúng như ảo ảnh và giấc mộng…, thì cái ý từ bỏ chúng nghĩa là gì? Bạn có thể từ bỏ thực tại.
Bạn không thể từ bỏ ảo ảnh và giấc mộng… Nó quá vô minh. Bạn từ bỏ thế giới không thực chất. Bạn không thể từ bỏ một thế giới vô thường. Vào buổi sáng, bạn tuyên bố “Tôi từ bỏ mọi giấc mộng! Tối hôm qua, tôi mơ nhiều quá, tôi tuyên bố từ bỏ chúng!” Họ sẽ cười. Họ tưởng bạn điên. Không có ai từ bỏ ảo ảnh và giấc mộng. Hành giả đơn thuần tỉnh thức. Không có ai từ bỏ những giấc mộng.
Có một buổi sáng, một Thiền sư tỉnh giấc. Ngài hỏi một trong các môn đồ của ngài, “Tối hôm qua, ta có mơ một giấc mơ. Các ngươi có thể dịch giải cho ta, nó có ý nghĩa gì không?” Người môn đồ đáp. “Xin sư phụ đợi một chút. Con đi rót chung trà cho thầy.” Vị Thiền sư cầm chung trà rồi hỏi, “Còn về giấc mộng thì sao?” Người đệ tử đáp, “Xin sư phụ quên nó đi. Giấc mơ là giấc mơ. Không cần phải dịch giải. Chung trà đã dịch giải nó rồi… Xin ngài tỉnh giấc đi…” Thiền sư đáp, “Đúng rồi. Tuyệt đối đúng! Nếu ngươi dịch giải giấc mơ của ta, ta sẽ ném ngươi ra khỏi thiền viện của ta đó. Ngươi giỏi lắm. Nếu không là ngươi bị ném ra ngoài rồi. Ta sẽ không nhìn mặt ngươi một lần nữa.”
Khi có giấc mộng nào, bạn cần một chung trà, và hãy kết thúc với nó. Freud, Jung, và Adler sẽ lo lắng cực độ nếu họ biết giai thoại này. Họ đã phí phạm cuộc đời họ để dịch giải các giấc mộng của người khác. Một giấc mộng cần chuyển hóa. Đơn thuần nhận biết giấc mộng bạn đang chuyễn hóa…
ĐÂY LÀ sự từ bỏ…Tilopa bị hiểu lầm bởi có quá nhiều người từ bỏ thế gian này. Những người hay kết án. Họ tưởng rằng ngài dạy từ bỏ thế gian. Ngài không nói như vậy. Ngài chỉ nói, “Nhận biết sự hóan chuyễn này… Và đây là sự từ bỏ.” “Từ bỏ nó,” Ngài bảo. Ý của ngài là, nhận biết đây là một giấc mộng.
Rời xa những ràng buộc… Đã từng được mọi người tưởng rằng ngài đang nói “Hãy rời xa gia đình của ngươi, các mối quan hệ, mẹ bạn, cha bạn, con cái của bạn.” Không. Ngài không dạy như vậy. Ngài không thể dạy như vậy. Không thể nào, Tilopa lại dạy như vậy. Ngài khuyên nên từ bỏ mối quan hệ bên trong với mọi người. Bạn không nên tư duy rằng người đó là vợ của bạn… “Đặc tính Của…” là một hồn ma. Nó là giấc mộng. Bạn không nên nói “Đứa bé này là con trai của tôi”… Đặc tính “Của tôi” là một giấc mộng. Không có ai là của bạn…, chồng, vợ, thân hữu, kẻ thù; từ bỏ tất cả thái độ đó. Đừng nối chiếc cầu… “Của tôi”, “Thuộc về tôi”… những từ ngữ này… từ bỏ chúng…
Bỗng nhiên, nếu bạn xả bỏ các từ này, bạn đã từ bỏ mọi ràng buộc… Không một ai là của bạn. Không có nghĩa là bạn trốn tránh. Bạn chạy trốn vợ bạn. Sự chạy trốn chỉ cho thấy là bạn nghĩ cô nông cạn. Chạy trốn sẽ cho thấy là bạn vẫn suy nghĩ cô là của bạn. Nếu không, tại sao bạn lại chạy trốn? Đã xảy ra. Một hành giả Ấn, Swami Ramateertha, trở về từ Hoa Kỳ. Ông cư trú tại Hi Mã Lạp Sơn. Vợ ông đến tìm ông. Ông có một chút phiền nhiễu. Đệ tử của ông, Sardar Poorn Singh, tĩnh tọa bên cạnh ông. Người đệ tử này quan sát. Ông cảm giác thầy của ông đang bị phiền nhiễu. Khi người vợ đến, đột nhiên, Ramateertha ném chiếc áo tăng bào mầu cam. Poorn Singh hỏi, “Sư phụ có sao không? Con đang quan sát. Thầy có một chút phiền nhiễu. Con cảm giác ngài không tự tại được nữa.” Ông đáp, “Chính vì vậy, ta mới ném chiếc áo tăng bào đi. Ta đã gặp qua nhiều phụ nữ. Ta chưa bao giờ phiền não. Không có gì đặc biệt ở người phụ nữ này... ngọai trừ bà là vợ của ta. Cái ‘của ta’ vẫn còn tồn tại. Ta không xứng đáng mặc chiếc áo tăng bào đó.
Vợ ta không là vấn đề. Không có người phụ nữ nào khác làm cho ta phiền não. Ta đã du hành khắp trái đất, nhưng khi vợ ta tìm đến… bà tầm thường như tất cả các phụ nữ khác… Đột nhiên, ta bị phiền não. Chiếc cầu vẫn còn đó.”
Ông chết trong trang phục bình dân. Ông không bao giờ mặc mầu vàng nữa. Ông bảo “Ta không xứng đáng.” Tilopa không dạy là phải từ bỏ vợ bạn, con cái bạn và mối quan hệ của bạn. Không. Ngài dạy hãy từ bỏ mọi chiếc cầu, từ bỏ chúng… Đó là sự giao dịch của bạn. Nó không liên quan đến vợ bạn. Nếu cô tiếp tục cho rằng bạn là chồng cô, đó là vấn đề của cô, không phải bạn. Nếu con trai của bạn vẫn cho rằng bạn là cha của nó, đó là vấn đề của nó. Nó là một đứa trẻ. Nó cần sự trưởng thành. Tôi xin phép cho bạn biết. Ý của Tilopa là bạn từ bỏ các giấc mộng bên trong, các sự dính mắc, những thế giới nội tại…
“Cắt đứt sợi dây tham ái và hận thù
Vào rừng sâu núi thẳm để thiền quán…”
Điều này nữa. Ngài không dạy rằng phải trốn tránh trong núi cao rừng sâu. Lời kinh đã được dịch giải như vậy. Có nhiều người đã trốn tránh vợ họ, con cái của họ và tìm đến rừng sâu núi thẳm… Tuyệt đối sai lầm. Những gì mà Tilopa dạy sâu sắc hơn. Nó không quá nông cạn. Bạn có thể tìm đến núi cao, hay là tồn tại trong xóm chợ, tâm bạn mới là vấn đề. Có lẽ bạn tĩnh tọa trên Hi Mã Lạp Sơn, nhưng vẫn tơ tưởng đến xóm chợ, vợ bạn, con cái của bạn… và những gì xảy ra chung quanh họ.
Đã xảy ra. Một người từ bỏ vợ ông, con cái, gia đình, tìm đến Tilopa để được tâm ấn thành đệ tử của ngài. Tilopa đang cư ngụ trong một tu viện ngoài thị trấn. Người này tìm đến. Khi ông vào trong rồi, chỉ có ông và Tilopa . Tilopa nhìn chung quanh ông, nói. “Ngươi đã đến rồi. Tốt lắm. Nhưng sao còn có một đám đông?” Ông quay lưng lại nhìn đàng sau. Không có ai cả. Tilopa nói. “Đừng quay đầu lại! Nhìn vào trong! Đám đông đang ở đó kìa!”
Người này nhắm mắt lại. Đám đông đang ở đó. Người vợ vẫn còn khóc. Con cái của ông cũng đang khóc lóc và buồn bã. Chúng đều đang đứng tại đó. Họ đưa ông đến biên giới thị trấn…Thân hữu, gia đình, con cái. Mọi người đang ở đó. Tilopa nói, “Hãy ra đi! Rời bỏ đám đông đó! Ta chỉ điểm đạo một số người thôi, không phải nguyên các số đông.”
Không, Tilopa không có ý là bạn từ bỏ thế gian, và tìm đến rừng sâu núi thẳm. Ngài không vô minh như vậy. Ngài không thể có ý đó. Ngài là con người tỉnh thức. Ý của ngài là như thế này: Nếu bạn từ bỏ các giấc mộng, những vướng mắc, những mối quan hệ… Nếu bạn từ bỏ tâm, đột ngột, bạn sẽ thấy bạn đang trong rừng sâu núi thẳm. Có lẽ bạn đang ở xóm chợ, xóm chợ không còn nữa. Có lẽ bạn đang tĩnh tọa ở nhà. Ngôi nhà cũng không còn đó nữa.
Đột ngột, bạn trong rừng sâu núi thẳm. Đây là hiện tượng của nội tại. Rừng sâu núi thẳm là nội tại. Tilopa không thể nói gì khác hơn ngoài rừng sâu núi thẳm ở ngoại cảnh. Chúng là những giấc mộng. Một Hi Mã Lạp Sơn cũng là một giấc mộng như xóm chợ ở Poona, bởi Hi Mã Lạp Sơn cũng là hiện tượng bên ngoài như xóm chợ.
Rừng sâu cũng là giấc mộng. Bạn phải tìm đến nội tại… Thực tại nơi đó. Bạn phải vận hành sâu hơn và sâu hơn nữa, trong chiều sâu của bản thể bạn. Từ đó, bạn sẽ nhận biết ngọn Hi Mã Lạp Sơn thật thụ. Từ đó, bạn sẽ tìm thấy rừng sâu của bản thể, những đỉnh núi cao và thung lũng của bản thể, chiều cao và chiều sâu của bản thể48. Tilopa có ý là vậy.
“Nếu đạt được sự bình thản mà không dụng công.”
Ngài phải có ý như vậy bởi ngài ủng hộ trạng thái buông xả và tự nhiên. Trốn tránh vợ và con không phải là tự nhiên. Nó không hề là buông xả. Một người từ bỏ vợ, con, gia đình, thân hữu, và thế gian sẽ trở nên căng thẳng. Ông không thể buông thả. Trong chính sự nỗ lực của sự từ bỏ, căng thẳng tìm tới… Tự nhiên có nghĩa là hiện hữu nơi bạn đang là… Tự nhiên có nghĩa là: Bất cứ nơi nào bạn tìm thấy chính bạn. Hãy hiện diện nơi đó. Nếu bạn là người chồng, tốt lắm! Nếu bạn là người vợ, tuyệt diệu! Nếu bạn là người mẹ. Đúng! Nó phải như vậy. Chấp nhận bất cứ nơi nào bạn đang hiện diện, bất cứ bạn là gì, và bất cứ những gì xảy ra cho bạn.
Chỉ có vậy, bạn mới buông xả và tự nhiên. Nếu không, bạn sẽ không buông xả và tự nhiên. Những người được xưng tụng là tăng sĩ, Sudhus, người đã trốn tránh thế gian, thật sự, thật sự là những con người thiếu dũng khí, tham thiền trong thiền viện của họ, không thể buông xả và tự nhiên. Họ luôn căng thẳng. Họ đã tu tập những gì bất tự nhiên. Họ đã đối nghịch với dòng chảy tự nhiên.
Vâng, có một vài người có thể tự nhiên. Vì vậy, tôi không nói rằng phải cưỡng ép chính bạn hiện diện trong xóm chợ. Nếu vậy, bạn sẽ phạm thêm một cực đoan khác. Bạn sẽ lần nữa rơi vào vòng vô minh. Có một vài người tuyệt đối tự nhiên khi sống trong thiền viện. Như vậy, họ sống trong thiền viện.
Đối với một vài người, tuyệt đối tự nhiên tu hành trên những ngọn hoang sơn. Họ phải tu hành ở các ngọn hoang sơn đó. Nếu bạn tự tại ở xóm chợ, tuyệt diệu… xóm chợ cũng thánh thiện. Tiêu chuẩn là buông xả và tự nhiên…Nếu bạn cảm giác buông xả và tự nhiên trên Hi Mã Lạp Sơn, tuyệt diệu! Không có gì sai lầm cả. Nên nhớ chỉ một điều: Hãy buông xả và tự nhiên. Đừng căng thẳng. Đừng nỗ lực để tạo nên sự căng thẳng bên trong bản thể bạn. Yên nghỉ…
“Không bao lâu con sẽ thâm nhập Đại Thủ Ấn…”
Vẫn buông xả và tự nhiên, không sớm thì muộn, bạn sẽ đạt đến đỉnh Tối thượng Cực lạc với vạn hữu…
“Và đạt được quả vị Vô Chứng…”
Bạn sẽ đạt được những gì không thể đạt được. Tại sao? Tại sao nó không thể đạt được? Bởi nó không thể là một mục tiêu. Nó không thể đạt được qua tâm mục tiêu. Nó không thể đạt được qua tâm thành tựu.
Có nhiều người ở đây vẫn theo chiều hướng của tâm thành tựu. Họ căng thẳng bởi họ đặt ra mục tiêu điều mà không thể là mục tiêu. Nó Xảy Ra với bạn. Bạn chỉ có thể thụ động, buông xả và tự nhiên, đợi chờ thời gian chín mùi. Mọi sự đều có vụ mùa của nó. Nó sẽ xảy ra trong lý do riêng của nó.
Tại sao lại vội vã? Nếu bạn trong sự vội vã, bạn sẽ căng thẳng. Vì vậy, bạn sẽ luôn trong sự chờ đợi. Vì vậy, Tilopa dạy… Và đạt được quả vị Vô Chứng… Nó không phải là mục tiêu. Bạn không thể biến nó thành tiêu điểm “Ta sẽ đạt được nó.” Bạn không thể tìm đến nó như một mũi tên. Tâm hướng về mục tiêu là một cái tâm căng thẳng. Đột nhiên, nó đến, khi bạn sẵn sàng… Thậm chí, tiếng chân bước đi cũng không nghe thấy. Đột ngột, nó tìm đến. Thậm chí bạn không nhận biết là nó đang tìm đến. Nó đã khai hoa. Đột ngột, bạn khai hoa. Đột ngột, bạn nhận biết sự đang khai hoa... Bạn tràn đầy hương hoa…
Chú thích:
44 Bởi vậy bậc Thánh-nhân, vì sự hòa mà phải nói đến Thị hay Phi, rồi đứng yên ở cốt trục của “bánh xe Trời” (Thiên-quân): đó gọi là lưỡng-hành (lưỡng hành: không rời khỏi thị-phi, mà vượt lên khỏi thị-phi). Thị dĩ Thánh nhân hòa chi dĩ thị phi, nhi hưu hồ thiên quân, thị chị vị: lưỡng hành.. (Trang Tử Nam Hoa Kinh, Tề Vật Luận, sách đã dẫn.). Người đạt Đạo là người đã rành rẽ lẽ thị-phi, tốt-xấu, lợi-hại, bạo động và bất bạo động .v.v… và họ đã vượt lên trên nó và điều khiển (chứng nhân) nó, chứ không phải là người không biết rõ lẽ thị-phi (như kẻ ngu) mà mọi người lầm tưởng. (Lời người dịch).
Người đạt Đạo là người đã rành rẽ lẽ thị-phi, tốt-xấu, lợi-hại, bạo động và bất bạo động .v.v… và họ đã vượt lên trên nó và điều khiển (chứng nhân) nó, chứ không phải là người không biết rõ lẽ thị- phi (như kẻ ngu) mà mọi người lầm tưởng. (Lời người dịch).
45 Lão Tử cũng nhận xét: “Hòng muốn thu rút đó lại, Là sắp mở rộng đó ra. Hòng muốn là mềm yếu đó, Là sắp làm đó mạnh lên. Hòng muốn vứt bỏ đó, Là sắp làm hưng khởi đó”. Tương dục hấp chi, Tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, Tất cố trường chi. Tương dục phế chi, Tất cố hưng chi. (Đạo Đức Kinh – Chương 35, sách đã dẫn.)
46 Hệ từ hạ, chương 8 trong Kinh Dịch có câu: “Đạo của Dịch là biến mãi, biến động không ở yên một nơi nào cả, chu lưu khắp chốn, lên xuống không chừng; cương nhu thay đổi lẫn nhau, cho nên không thể lấy cái gì làm chủ yếu điển hình (cố định), mà chỉ biến để thích nghi hay thích ứng mà thôi”. Vi đạo dã, lũ thiên biến động bất cư, chu lưu lục hư, thượng hạ vô thường; cương nhu tương dịch, bất khả vi điển yếu, duy biến sở thích. (Dịch Học Tinh Hoa, trg. 103 – Nguyễn Duy Cần)
47 Jiddu Kristnamurti: Một đạo sư Ấn Độ. Chào đời trong một gia đình Bà La Môn. Ông được Hội Thông Thiên học, Helena P. Blavatsky người Nga và một cựu đại tá Hoa Kỳ là ông Steele Olcott thành lập vào năm 1875, mang về nuôi từ lúc nhỏ. Hội Thông Thiên Học là một hội có mục tiêu tìm hiểu các tôn giáo, các nguồn tư tưởng, minh triết, các sự huyền nhiệm trên thế giới cổ kim và các năng lực thần bí nơi con người. Khi đó, hội đang có mục tiêu sửa soạn cho sự hạ sanh của bồ tát Di Lặc, xuống thế để làm nhiệm vụ Thế Giới Đạo Sư (World Teacher).
48 Nhà Phật cũng bảo: “Tâm tịnh thì quốc độ Tịnh”.
Xem tiếp Chương 8 – Quay về Mục lục